CH NHCH : Công Công

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Chương 3

AMIN, AMINOAXIT VÀ PROTEIN

1. Định nghĩa nào sau đây là đúng về amin : Amin là


A. hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm chức -NH 2.
B. hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm chức -NH2 liên kết với nguyên tử cacbon.
C. những hợp chất hữu cơ được cấu thành bằng cách thay thế một hay nhiều nguyên tử H trong phân
tử NH3 bằng các gốc hiđrocacbon.
D. những hợp chất hữu cơ được cấu thành bằng cách thay thế một hay nhiều nguyên tử H trong phân tử NH 3
bằng các nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.
2. Các amin nào sau đây là amin bậc I ?
A. CH3NH3Cl ; CH3NH2 ; C6H5NH2. B. CH3NH2 ; C6H5NH2 ; CH3CH(NH2)CH3.
C. CH3NH3Cl ; CH3NH2 ; C6H5NH3Cl. D. CH3NH2 ; CH3NHCH3.
3. Chọn amin bâ ̣c II trong các hợp chất amin sau :
A. CH3NH2 B. (CH3)3N C. C2 H5  NH  C6 H5 D. CH3CH(CH3)NH2 (C)
4. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của amin bậc một có công thức phân tử C4H11N ?
A. 4 B. 6 C. 8 D. 10
5. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của amin có công thức phân tử C3H9N
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
6. Số amin có cùng công thức phân tử C4H11N là
A. 1. B. 4. C. 8. D. 9.
7. Số amin có chứa vòng benzen và có cùng công thức phân tử C 7H9N là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
8. Hợp chất hữu cơ X có tên gọi là Isobutylamin. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. (CH3)2CHNH2 B. (CH3)2CHCH2NH2 C. CH3CH2CH2CH2NH2 D. CH3CH2CH(CH3)NH2
9. Hợp chất hữu cơ X có tên gọi là N-Metylanilin có công thức cấu tạo thu gọn là
A. C6 H5  NH  CH3 B. C6 H5  CH 2  NH 2 C. CH3  C6H 4  NH 2 D. CH3  NH  CH3 (A)
10. Hợp chất hữu cơ X có công thức cấu tạo thu gọn là
O2N NH2
Tên gọi của X là:
A. N-nitroanilin B. o-nitroanilin C. p-nitroanilin D. m-nitroanilin
11. Chọn câu trả lời sai trong số các câu trả lời sau :
A. Anilin có tính bazơ yếu do ảnh hưởng nhóm thế phenyl.
B. Tính bazơ của amin thể hiê ̣n rõ trong phản ứng tạo muối với axit HCl.
C. Do că ̣p electron tự do trên N nên anilin có tính bazơ.
D. Khi anilin tham gia phản ứng thế, nhóm thế NH2 định hướng phản ứng thế vào vị trí meta của nhân benzen.
12. Cho các chất : CH 3NH2, C6H5NH2, (CH3)2NH, (C6H5)2NH, NH3. Trật tự tăng dần tính bazơ (theo chiều từ trái qua
phải) của 5 chất trên là
A. (C6H5)2NH, NH3, (CH3)2NH, C6H5NH2, CH3NH2 B. (C6H5)2NH, C6H5NH2, NH3, CH3NH2, (CH3)2NH
C. (C6H5)2NH, NH3, C6H5NH2, CH3NH2, (CH3)2NH D. C6H5NH2, (C6H5)2NH, NH3, CH3NH2, (CH3)2NH
13. Cho các chất sau: C 6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C2H5)2NH (3), NaOH (4), NH3 (5). Trật tự tăng dần tính bazơ (từ
trái qua phải) của 5 chất trên là
A. (1), (5), (2), (3), (4) B. (1), (2), (5), (3), (4) C. (1), (5), (3), (2), (4) D. (2), (1), (3), (5), (4)
14. Cho sơ đồ điều chế anilin từ benzen sau :
HNO3 Fe/HCl NaOH
C6 H 6   X  Y   Z . Chất Y là:
A. C6H5NO2 B. C6H5NH3Cl C. C6H5NH2 D. O2NC6H3Cl2
15. Câu nào dưới đây không đúng?
A. Các amin đều có tính bazơ B. Tính bazơ của tất cả các amin đều mạnh hơn NH3
C. Anilin có tính bazơ yếu hơn NH3 D. Tất cả các amin đơn chức đều chứa 1 số lẻ nguyên tử H trong phân tử
16. Chất nào trong các chất sau đây có tính bazơ mạnh nhất:
A. NH3 B. CH3NH2 C. CH3 – CH2-NH2 D. C3H7OH
17. Tính bazơ được sắp xếp giảm dần:
A. (CH3)2NH > CH3NH2> NH3> C6H5NH2 B. (CH3)2NH> C6H5NH2> NH3 > CH3NH2
C. NH3> CH3NH2 > C6H5NH2> (CH3)2NH D. (CH3)3N> (CH3)2NH> NH3> CH3NH2
18. Ancol và amin nào sau đây cùng bậc:
A. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2 B. C6H5NHCH3 và C6H5CHOHCH3
C. C6H5CH2OH và (C6H5)2NH D. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2
19. Cho các dd sau, dd nào làm quỳ tím chuyển thành màu xanh:
A. C6H5NH2 B. CH3NH2 C . NH2CH2COOH D. CH3COOH
20. Cho các chất sau: 1/ CH3NH2 2/ CH3-NH-CH2-CH3 3/CH3-NH-CO-CH3 4/ NH2-(CH2)-NH2
5/(CH3)2N-C6H5 6/ (NH2)2CO 7/ CH3-CO-NH2 8/ CH3-C6H4-NH2
Chất nào là amin trong các chất sau:
A. 1, 2, 5 B. 1, 2, 4, 5, 8 C. 3, 6, 7 D. Tất cả đều là amin
21. Đốt cháy hoàn toàn 6,2 g một amin no đơn chức thì phải dùng hết 10,08 (l) O 2 ở (đktc). Vậy công thức của amin
A. C2H5NH2 B. CH3NH2 C. C3H7NH2 D. C4H9NH2.
22. Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức có 1 liên kết  ở mạch cacbon ta thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol là
8: 9. Vậy công thức phân tử của amin là:
A. C3H6N B. C4H8N C. C4H9N D. C3H7N
23. Đốt cháy một amin no, đơn chức, mạch hở, bậc II X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol n CO2 : n H 2 O = 2 : 3 .
Tên gọi của X là:
A. etylamin. B. etylmetylamin. C. trietylamin. D. propylamin.
24. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin bậc 1, mạch hở, no, đơn chức, kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng thu
được CO2 và H2O với tỉ lệ số mol là n CO2 : n H 2 O = 1 : 2 . Hai amin có công thức phân tử lần lượt là
A. CH3NH2, C2H5NH2 B. C2H5NH2, C3H7NH2 C. C3H7NH2, C4H9NH2 D. C4H9NH2, C5H11NH2
25. Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M,
cô cạn dung dịch thu được 31,68 gam muối. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là
A. 16ml B. 32ml C. 160ml D. 320ml
26. Cho 9,85 gam hỗn hợp 2 amin, đơn chức, bậc 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 18,975 gam muối.
Khối lượng HCl phải dùng là:
A. 9,521 gam B. 9,125 gam C. 9,215 gam D. 9,512 gam
27. Hợp chất nào sau đây không phải là aminoaxit ?
A. CH3CH(OH)COOH B. CH3CH(NH2)COOH
C. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH D. HOCH2CH(NH2)COOH
28. Aminoaxit nào sau đây có tên gọi là glixin ?
A. CH2(NH2)COOH B. CH3CH(NH2)COOH C. CH2OHCHOHCH2OH D. H2NCH2CH2COOH
29. Aminoaxit nào sau đây có tên gọi là alanin ?
A. CH2(NH2)COOH B. CH3CH(NH2)COOH C. (CH3)2CHCH2CH(NH2)COOH D. C6H5NH2
30. Chọn câu khẳng định đúng
A. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ đa chức vì phân tử có chứa hai nhóm chức.
B. Aminoaxit là chất rắn vì khối lượng phân tử của chúng rất lớn.
C. Aminoaxit tan rất ít trong nước và các dung môi phân cực.
D. Aminoaxit có cả tính chất của axit và tính chất của bazơ.
31. Cho các aminoaxit có công thức cấu tạo sau đây:
HOOC  CH(NH 2 )  CH 2  CH 2  COOH ; HOOC  CH 2  CH(NH 2 )  CH 2  COOH và CH3CH(NH2)CH2COOH.
Chất nào có dung dịch làm đổi màu quỳ tím ?
A. HOOC  CH(NH 2 )  CH 2  CH 2  COOH và HOOC  CH 2  CH(NH 2 )  CH 2  COOH .
B. HOOC  CH(NH 2 )  CH 2  CH 2  COOH .
C. CH3CH(NH2)CH2COOH.
D. HOOC  CH 2  CH(NH 2 )  CH 2  COOH .
32. Axit 3-aminobutanoic có công thức cấu tạo là
CH3 CH2 CH COOH CH3 CH CH2 COOH
NH2 NH2
A. B.

CH3 CH2 CH2 CH COOH CH3 CH2 CH CH2 COOH


NH2 NH2
C. D.
33. Axit 2 - aminobutanoic có công thức cấu tạo là
CH3 CH2 CH COOH CH3 CH CH2 COOH
NH2 NH2
A. B.
CH3 CH2 CH2 CH COOH CH3 CH2 CH CH2 COOH
NH2 NH2
C. D.
34. Axit α-aminopropionic có công thức cấu tạo là
A. H2NCH2COOH. B. H2NCH2CH2COOH. C. H2NCH(CH3)COOH. D. (H2N)2C(CH3)COOH.
35. Aminoaxit có tham gia phản ứng trùng ngưng vì
A. trong phân tử có nhóm chức cacboxyl.
B. trong phân tử có nhóm chức amin.
C. chúng thường tồn tại ở thể rắn.
D. trong phân tử vừa có nhóm chức cacboxyl vừa có nhóm chức amin.
36. Hai chất nào dưới đây tham gia phản ứng trùng ngưng với nhau tạo tơ nilon-6,6 ?
A. Axit ađipic và atylen glicol B. Axit picric và hexametylenđiamin
C. Axit ađipic và hexametylenđiamin D. Axit glutamic và hexametylenđiamin
37. Cho một aminoaxit A có một chức amin (  NH 2 ) và một chức cacboxyl ( COOH ), tỉ khối hơi của A so với
không khí bằng 3,0689. Aminoaxit A có nhóm  NH 2 nằm ở vị trí α- so với nhóm COOH . Công thức cấu tạo
của A là:
A. NH2CH2COOH B. NH2CH2CH2COOH
CH3
C. NH2CHCOOH D. CH3CH2CCOOH
CH3 NH2
38. Cho một aminoaxit A có một chức amin (  NH2) và một chức cacboxyl (  COOH), tỉ khối hơi của A so với không
khí bằng 3,4827. Aminoaxit A có nhóm  NH2 nằm ở vị trí α- so với nhóm  COOH. A có mạch cacbon không phân
nhánh. Công thức cấu tạo của A là
A. CH3  C(CH3 )(NH 2 )  COOH B. CH3  CH(NH 2 )  CH 2  COOH
C. CH3  CH 2  CH(NH 2 )  COOH D. CH3  C(CH3 )(NH 2 )  COOH
39. X là một -aminoaxit no có mạch cacbon không phân nhánh chỉ chứa 1 nhóm  NH 2 và 1 nhóm COOH . Cho
1,03 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,395 gam muối của X. Công thức cấu tạo của X là
A. NH 2CH 2CH(CH3 )COOH B. NH 2  CH 2CH 2  COOH
C. CH3CH(NH 2 )  COOH D. NH 2  CH(CH 3 )CH 2  COOH
40. Cho 100ml dung dịch amino axit A 0,2M tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch NaOH 0,25M. Mặt khác 100ml
dung dịch amino axit trên tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch HCl 0,5M. Biết A có tỉ khối hơi so với H 2 bằng 52.
Công thức phân tử của A là
A. (H2N)2C2H3COOH B. H2NC2H3(COOH)2 C. (H2N)2C2H2(COOH)2 D. (H2N)2C3H5COOH
41. Đốt cháy hoàn toàn m gam aminoaxit X chứa 1 nhóm - NH2 và 1 nhóm – COOH thu được 6,72 lít CO2 , 1,12 lít N2
và 4,5 gam H2O. Các thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m là:
A. 17,4. B. 15,2. C. 8,7. D. 9,4.
42. Đốt cháy hoàn toàn m gam amino axit X (X chứa 1 nhóm  NH 2 và 1 nhóm COOH ) thì thu được 0,3 mol CO 2;
0,25 mol H2O và 1,12 lít khí N2 (đktc). Công thức của X là
A. H 2 N  C2 H 2  COOH B. H 2 N  CH 2  COOH C. H 2 N  C2 H 4  COOH D. H 2 N  C  C  COOH
43. Peptit là
A. những amit được hình thành bằng cách ngưng tụ hai hay nhiều phân tử -aminoaxit.
B. những hợp chất hữu cơ được tạo thành từ phản ứng trùng ngưng.
C. những hợp chất hữu cơ được tạo thành từ phản ứng trùng hợp.
D. những hợp chất hữu cơ chứa C, H, O, N có sẵn trong tự nhiên.
44. Mầu tím xanh xuất hiện khi cho
A. Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng. B. I2 vào dung dịch hồ tinh bột.
C. Cu(OH)2 vào dung dịch etilenglycol. D. Cu(OH)2 vào dung dịch glixerin.
45. Hợp chất sau :
NH 2  CH 2  CO  NH  CH  CO  NH  CH  CO  NH  CH 2  CH 2  COOH
CH3 C6H5
có số liên kết peptit là: A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
46. Cho hợp chất A có công thức sau:
NH 2  CH 2  CO  NH  CH  CO  NH  CH  CO  NH  CH 2  CH 2  COOH
CH3 C6H5
Số aminoaxit tạo thành khi thủy phân A trong môi trường axit là: A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
47. Chất X có công thức cấu tạo :
NH2 CH CO NH CH CH2 CO NH CH COOH
C2H5 CH3 CH3
Khi thủy phân hoàn toàn chất X thu được số α-aminoaxit là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
48. Sản phẩm thu được khi cho protein tác dụng với CuSO4 và dung dịch kiềm có màu nào sau đây ?
A. Màu tím. B. Màu vàng. C. Màu đỏ. C. Màu trắng.
49. Cho dung dịch HNO3 đậm đặc vào dung dịch lòng trắng trứng thu được sản phẩm có màu nào sau đây ?
A. Màu xanh tím. B. Màu vàng. C. Màu đen. C. Màu trắng.
50. Hãy chọn 1 thuốc thử trong các thuốc thử sau đây để phân biệt các dd: glucozơ, glixerol, etanol, lòng trắng trứng:
A. dd NaOH. B. dd AgNO3/NH3. C. Cu(OH)2. D. dd HNO3
51. Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly – Ala – Gly với Gly – Ala là:
A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. B. dung dịch NaCl. C. dung dịch HCl. D. dung dịch NaOH.
52. Dãy gồm các chất và thuốc đều có thể gây nghiện cho con người là:
A. penixilin, paradol, cocain. B. heroin, seduxen, erythromixin.
C. cocain, seduxen, cafein. D. ampixilin, erythromixin, cafein.
53. Người ta điều chế anilin bằng sơ đồ sau:
Benzen    Nitrobenzen Fe HCl
HNO3 đăc ( H 2 SO4 đ )
 Anilin.
0
( t )

Biết hiệu suất giai đoạn tạo thành nitrobenzen đạt 60% và hiệu suất giai đoạn tạo thành anilin đạt 50%. Khối lượng
anilin thu được khi điều chế từ 156 gam benzen là:
A. 186,0 gam. B. 55,8 gam. C. 93,0 gam. D. 111,6 gam.
54. Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH
sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch
Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 8,2. B. 10,8. C. 9,4. D. 9,6.
55. Chất X ( chứa C,H,O,N) có thành phần % theo khối lượng các nguyên tố C,H,O lần lượt là 40,45%;7,86%;
35,96%. X tác dụng với NaOH và với HCl, X có nguồn gốc từ thiên nhiên và
MX <100. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. CH3CH(NH2)COOH. B. H2NCH2CH2COOH.
C. H2NCH2COOH. D. H2NCH2CH(NH2)COOH.
56. Nicotine là một chất hữu cơ có trong thuốc lá, gây nghiện và mầm mống của bệnh ung thư. Hợp chất này được tạo
bởi 3 nguyên tố C,H,N. Đem đốt cháy hết 2,349 gam nicotine, thu được nitơ đơn chất, 1,827 gam H 2O và 3,248 lit (ở
đktc) khí CO2. CTĐG của nicotine là:
A. C3H5N. B. C3H7N2. C. C4H9N. D. C5H7N.
57. Cho  - aminoaxit mạch thẳng X có công thức H 2NR(COOH)2 tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M,
thu được 9,55 gam muối. Tên gọi của X là:
A. Axit 2- aminopropanđioic. B. Axit 2- aminobutanđioic.
C. Axit 2- aminopentanđioic. D. Axit 2- aminohexanđioic.
58. Hỗn hợp A gồm hai aminoaxit no, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp, có chứa một nhóm amino và một nhóm chức axit
trong phân tử. Lấy 47,8 gam hỗn hợp A cho tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 3,5 M (có dư), được dung dịch B. Để
tác dụng hết các chất trong dung dịch B cần 1300 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức hai chất trong hỗn hợp A là:
A. CH3CH(NH2)COOH; CH3CH2CH(NH2)COOH.
B. CH3CH2CH(NH2)COOH; CH3CH2CH2CH(NH2)COOH.
C. CH3CH2CH2CH(NH2)COOH; CH3CH2CH2CH2CH(NH2)COOH.
D. H2NCH2COOH; CH3CH(NH2)COOH.
59. Este X được điều chế từ một aminoaxit và ancol etylic. Đốt cháy hoàn toàn 20,6 gam X thu được 16,2 gam H 2O,
17,92 lit CO2 và 2,24 lít N2. Các thể tích khí đo ở đktc. Tỉ khối hơi của X so với không khí gần bằng 3,552. Công thức
cấu tạo thu gọn của X là:
A. H2NCH2COOC2H5. B. H2N(CH2)2COOC2H5.
C. H2NC(CH3)2COOC2H5. D. H2NCH(CH3)COOC2H5.
60. Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho
NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là
A. 0,70. B. 0,50. C. 0,65. D. 0,55.
61. Một muối X có công thức phân tử C 3H10O3N2. Cho 14,64 gam X phản ứng hết với 150 ml dung dịch KOH 1M. Cô
cạn dung dịch sau phản ứng được chất rắn và phần hơi. Trong phần hơi có một chất cơ Y bậc 1, trong phần rắn chỉ là
hỗn hợp của các hợp chất vô cơ. Chất rắn có khối lượng là:
A. 14,8 gam. B. 14,5 gam. C. 13,8 gam. D. 13,5 gam.
62. Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol
phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu
được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là
A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val. B. Gly-Ala-Val-Phe-Gly. C. Gly-Ala-Val-Val-Phe. D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly.
63. Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2, đều là chất rắn ở điều kiện thường. Chất X
phản ứng với dung dịch NaOH, giải phóng khí. Chất Y có phản ứng trùng ngưng. Các chất X và Y lần lượt là
A. axit 2-aminopropionic và axit 3-aminopropionic.
B. axit 2-aminopropionic và amoni acrylat.
C. vinylamoni fomat và amoni acrylat.
D. amoni acrylat và axit 2-aminopropionic.
64. Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được
dung dịch Y chứa (m+30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được
dung dịch Z chứa (m+36,5) gam muối. Giá trị của m là
A. 171,0. B. 165,6. C. 123,8. D. 112,2.
65. Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một
nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO 2 và H2O bằng 54,9
gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị
của m là : A. 120. B. 45. C. 30. D. 60.

You might also like