Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Nhóm 2: Lớp 07-QTTH2

1.Nguyễn Thị Ánh


2. Nguyễn Thị Thiên Thanh
3. Bùi Phương Thảo
4. Vương Khánh Băng
5. Nguyễn Thị Như Quỳnh
6. Nguyễn Thị Thiên Nga

Đề Tài: Tìm hiểu về chỉ số Logistics Performance Index


1. Tổng quan
LPI là từ viết tắt của Logistics Performance Index (Chỉ số Hiệu quả
Logistics) có nghĩa là chỉ số năng lực quốc gia về Logistics, do Ngân
hàng thế giới tiến hành nghiên cứu và công bố trong báo cáo mang tên
“Kết nối để cạnh tranh- ngành logistics trong nền kinh tế toàn cầu”.
Những quốc gia muốn cải thiện về ngành logistics cần phải sửa đổi và
hiện đại hóa những viện quản lí biên giới, thay đổi những chính sách quy
định về vận chuyển, và trong một số trường hợp, đầu tư đáng kể vào cơ
sở hạ tầng thương mại có liên quan.

Chỉ số này được xác định hai năm một lần, vào các năm chẵn. Cho đến
nay đã có 6 lần xếp hạng LPI trong các năm 2007, 2010, 2012, 2014,
2016 và 2018. Chỉ số LPI bình quân của Việt Nam qua 4 lần xếp hạng
gần nhất đứng thứ 45 thế giới. Năm 2018, 5 nước có chỉ số LPI cao nhất
là Đức, Thụy Điển, Bỉ, Áo và Nhật Bản. Việt Nam xếp thứ 39/160 nước
tham gia khảo sát, tăng 25 bậc so với năm 2016 (64/160). Trong ASEAN,
Việt Nam đứng sau hai nước là Singapore (thứ 7) và Thái Lan (thứ 32).
Một số nước khác đáng quan tâm là Hoa Kỳ (thứ 14), Australia (thứ 18),
Hàn Quốc (thứ 25), Trung Quốc (thứ 26), Malaysia (thứ 41), Ấn Độ (thứ
44), Indonesia (thứ 46), Nga (thứ 75). Mặc dù chỉ là chỉ số do một tổ
chức đưa ra, nhưng cho đến nay LPI của Ngân hàng Thế giới được đông
đảo các nước thừa nhận như một chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh và
hiệu quả hoạt động của ngành dịch vụ logistics mỗi nước. LPI đã được
các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia thương mại, các nhà
nghiên cứu sử dụng trong việc đánh giá và so sánh sự phát triển logistics.
Qua đó, LPI cho phép các chính phủ, các doanh nghiệp và các bên có liên
quan đánh giá lợi thế cạnh tranh tạo ra từ hoạt động logistics và có biện
pháp để cải thiện logistics - mạch máu của kinh tế toàn cầu.
2. Những tiêu chí đánh giá LPI

Chỉ số LPI gồm 2 chỉ số thành phần là LPI quốc tế và LPI trong nước vì
logistics được hiểu là một mạng lưới các dịch vụ hỗ trợ việc chuyển dịch
hàng hóa, thương mại qua biên giới và thương mại nội địa.

Chỉ số LPI quốc tế được đánh giá trên 6 tiêu chí, bao gồm :

• Hạ tầng: Chất lượng của cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại và vận
tải (cơ sở hạ tầng về cảng biển, sân bay, đường sắt, đường bộ, đường
biển, hàng không, phương tiện chuyển tải, kho bãi, hạ tầng công nghệ
thông tin và các dịch vụ IT);

• Giao hàng: Mức độ dễ dàng khi thu xếp vận chuyển hàng hóa xuất nhập
khẩu với giá cả cạnh tranh, liên quan đến các chi phí như phí đại lý, phí
cảng, phí cầu đường, phí lưu kho bãi…;

• Năng lực: Năng lực và chất lượng của các nhà cung cấp dịch vụ
logistics, ví dụ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ,
đường sắt, đường hàng không, đường biển và vận tải đa phương thức ;
doanh nghiệp kho bãi và phân phối; đại lý giao nhận; cơ quan hải quan;
cơ quan kiểm tra chuyên ngành; cơ quan kiểm dịch; đại lý hải quan; các
hiệp hội liên quan đến thương mại và vận tải; người giao và người nhận
hàng;

• Truy xuất: Khả năng theo dõi và truy xuất các lô hàng;
• Thời gian: Sự đúng lịch của các lô hàng khi tới đích so với thời hạn đã
định: các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu làm thủ tục thông quan và giao
đúng thời hạn.

• Thông quan: Hiệu quả của các cơ quan kiểm soát tại biên giới, ví dụ
như tốc độ, tính đơn giản, và khả năng dự đoán trước của các thủ tục khi
thông quan.

Các tiêu chí trên được lựa chọn dựa trên những nghiên cứu lý thuyết và
thực nghiệm và trên kinh nghiệm thực tiễn của các chuyên gia trong lĩnh
vực logistics, bao gồm các công ty logistics lớn trên thế giới. Sáu tiêu chí
của LPI quốc tế có thể được phân làm 02 nhóm chính

Đầu vào chính của chuỗi cung ứng: các tiêu chí liên quan đến cơ chế,
chính sách (Thông quan, Hạ tầng và Năng lực dịch vụ)

Đầu ra của chuỗi cung ứng : các chỉ số về Thời gian, Chi phí và Mức độ
tin cậy (tương ứng với các tiêu chí Thời gian, Giao hàng và Truy xuất)

LPI sử dụng kỹ thuật thống kê chuẩn để tổng hợp tất cả dữ liệu của các
tiểu chỉ số thành phần vào một chỉ số duy nhất (phương pháp cụ thể sẽ
được giới thiệu ở phần sau của tài liệu). Chỉ số này sẽ được sử dụng để so
sánh giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ và giữa các nhóm nước có thu nhập
khác nhau
Đối với LPI trong nước, Ngân hàng Thế giới không xếp hạng mà chỉ đưa
ra dữ liệu thống kê đối với 4 tiêu chí, bao gồm :

 Hạ tầng: Chất lượng của cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại
và vận tải (cơ sở hạ tầng về cầu cảng, sân bay, đường sắt, đường
bộ, đường biển, hàng không, phương tiện chuyển tải, lưu kho, lưu
bãi, hạ tầng công nghệ thông tin và các dịch vụ IT);
 Dịch vụ: Năng lực, mức độ phát triển của dịch vụ logistics;
 Thủ tục và thời gian làm thủ tục tại biên giới: Thủ tục hải quan và
kiểm tra chuyên ngành;

Độ tin cậy của chuỗi cung ứng: Khả năng đáp ứng của các nhà cung cấp
dịch vụ logistics trong nước

3. Mức độ phổ biến và những lợi ích của LPI

Theo thống kê cho thấy hiện nay Việt Nam đang đứng thứ 45 trên toàn
thế giới về LPI quân đội chỉ. Năm 2018, Việt Nam xếp thứ 39/160 nước
tham gia khảo sát trung bình LPI và điều kiện đáng giá chỉ sau 2 năm kể
từ năm 2016, Việt Nam vượt lên 25 bậc. Trong khu vực cộng đồng kinh
tế ASEAN, Việt Nam chỉ đứng sau 2 nước là Singapore và Thái Lan.

Có kết quả to như vậy chính là sự nổ lực không ngừng nghỉ của các bộ,
ngành, địa phương và các doanh nghiệp sản xuất tìm kiếm mọi biện pháp
giảm thiểu chi phí Logistic và nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao về
khả năng cạnh tranh để phát triển mạnh mẽ ngành dịch vụ hậu cần Việt
Nam trong điều kiện đất nước hội nhập nền kinh tế ngày càng sâu rộng.

4. Những lưu ý khi sử dụng LPI

Những phát hiện về LPI đã cung cấp một chuẩn mực chung cho toàn thế
giới về ngành dịch vụ logistics và các đối tượng sử dụng dịch vụ. Kết quả
về chỉ số LPI cũng được cộng đồng học thuật chấp nhận và sử dụng rộng
rãi trong các nghiên cứu, bài viết, giáo trình và tài liệu giảng dạy. Tuy
nhiên, mặc dù LPI là một chỉ số có độ tin cậy cao và được công nhận
rộng rãi, khi sử dụng LPI cần lưu ý một số điểm sau:

Thứ nhất, số liệu dùng để tính toán LPI được thu thập thông qua một
cuộc khảo sát rộng rãi trực tuyến bằng bảng hỏi đối với các chuyên gia
trong lĩnh vực logistics về mức độ dễ dàng hoặc khó khăn khi thu xếp các
hoạt động thương mại và logistics mà họ trải nghiệm dựa trên 6 khía cạnh
khi giao dịch với 8 quốc gia được lựa chọn. LPI có khả năng gặp sai sót
chọn mẫu, chuyển hướng ý kiến của người tham gia khảo sát hoặc sự thay
đổi ý kiến của người tham gia khảo sát do bị tác động bởi các kết quả LPI
trước. Điều quan trọng là phải kiểm tra khoảng tin cậy (CI) điểm số LPI
của một quốc gia trước khi đưa ra bất kỳ phán xét sâu sắc nào: CI càng
nhỏ thì kết quả càng đáng tin cậy. Những nước có khối lượng giao dịch
thương mại lớn như Trung Quốc, Đức, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ có
xu hướng có CI ở mức 0,05 điểm hoặc thấp hơn, tức là sai lệch sẽ nằm
trong khoảng 1% nhiều hoặc ít hơn điểm số của họ. Ngược lại, một số
nước có khối lượng giao dịch thương mại nhỏ hơn, CI thường ở mức gần
0,5 điểm, chênh lệch có thể lên đến hơn 15% so với điểm số của họ.
Những biến động trong chỉ số LPI của một nước giữa các năm chỉ có ý
nghĩa thống kê khi CI cho điểm số của 2 năm liên tiếp không có khoảng
trùng nhau.

Thứ hai, số điểm của chỉ số LPI nói lên nhiều hơn so với thứ hạng về
LPI so với các nước khác vì điểm số chính xác hơn và là cơ sở tốt hơn để
so sánh sự thay đổi theo thời gian. Đặc biệt, đối với các nước nằm trong
khoảng giữa của bảng xếp hạng, điểm số LPI có thể chỉ chênh lệch nhau
rất ít trong khi thứ hạng lại cách nhau khá xa. Ví dụ: Ai Cập xếp hạng 60
và Bangladesh xếp hạng 100, cách nhau 0,36 điểm. Trong khoảng này,
khoảng cách chênh lệch trung bình về điểm số của mỗi quốc gia chỉ vào
khoảng 0,0088 điểm. Do đó, biến động trong thứ hạng của một quốc gia
từ một năm sang năm tiếp theo có thể lớn hơn rất nhiều so với sự cải
thiện về điểm số thực tế của chính nước đó.

Thứ ba, đặc trưng về thương mại của các quốc gia được đánh giá ảnh
hưởng rất nhiều đến LPI. “Hàng hóa” trong bảng khảo sát đề cập đến là
các loại hàng hóa giao dịch nói chung. Vì thế, các câu trả lời phản ánh
được rất ít những thông tin liên quan đến các nhóm hàng đặc biệt như
dược phẩm, thực phẩm, mặt hàng có khả năng gây nguy hiểm. Đây là các
mặt hàng cần chế độ vận chuyển và bảo quản đặc biệt. Ngoài ra, đối
tượng tham gia khảo sát là các hãng giao nhận được coi là đơn vị vận
chuyển thuần túy. Việc buôn bán khối lượng lớn nguyên liệu thô và các
sản phẩm năng lượng (như quặng, ngũ cốc, dầu và khí) không được bao
phủ tốt trong LPI. Đối với những giao dịch khối lượng lớn như vậy
thường sử dụng kênh mua bán công nghiệp trực tiếp hoặc các loại trung
gian khác.
Thứ tư, kinh nghiệm của các hãng giao nhận vận tải quốc tế có thể không
đại diện cho môi trường logistics ở các nước nghèo vì đối với nhóm nước
này, hoạt động logistics vốn dựa nhiều vào các nhà khai thác truyền
thống. Giữa các hãng khai thác quốc tế và truyền thống có sự chênh lệch
về mối quan hệ tương tác với các cơ quan quản lý nhà nước cũng như cấp
độ dịch vụ mà họ cung cấp. Ở các nước phát triển, các mạng lưới quốc tế
có xu hướng cung cấp dịch vụ cho các công ty lớn, các công ty này có
mức độ yêu cầu cao hơn đáng kể về thời gian, chi phí và yếu tố khác so
với các công ty giao dịch truyền thống.

Thứ năm, đối với hầu hết các quốc gia không giáp biển và các quốc đảo
nhỏ, LPI có thể phản ánh cả các vấn đề bên ngoài của quốc gia được đánh
giá, ví dụ như khó khăn trong việc chuyển tải. Xếp hạng của các nước
trên có thể bị đánh giá thấp hơn thực tế và không phản ánh được đầy đủ
các nỗ lực trong tạo thuận lợi thương mại của nước đó do phải phụ thuộc
nhiều vào hoạt động của các hệ thống chuyển tải quốc tế phức tạp. Các
quốc gia này không thể tác động đến hiệu quả logistics chỉ bằng những nỗ
lực cải cách ở trong nước bởi vì hiệu quả hoạt động logistics phụ thuộc
nhiều vào các tuyến vận chuyển quốc tế và chính sách quá cảnh của các
nước láng giềng.

Tóm lại: khi xem xét hiệu quả logistics của từng quốc gia qua các năm
không nên chỉ nhìn vào thứ hạng LPI của nước đó mà nên kết hợp với
điểm số cụ thể.

Các sự kiện tiêu cực như thảm họa thiên nhiên hay xung đột vũ trang, bất
ổn về chính trị lại có thể có tác động ngay lập tức đến kết quả xếp hạng.
Các thay đổi tích cực có xu hướng mất nhiều thời gian để mang lại tác
động đến chỉ số LPI trong khi những yếu tố cực đoan lại có tác động đột
ngột và nhanh chóng.

LPI đã chứng tỏ hiệu quả trong việc thu hút sự quan tâm và đề ra yêu cầu
cấp thiết phải cải cách ở nhiều quốc gia. LPI được sử dụng như một đánh
giá nhanh ban đầu về vị trí của quốc gia đó trên bản đồ logistics thế giới,
là điểm khởi đầu tốt để có những nghiên cứu toàn diện và sâu hơn về hiệu
quả của các dịch vụ logistics của nước đó
5. Xếp hạng LPI của Việt Nam qua các năm

Chỉ số hoạt động logistics (LPI) 2018 được thực hiện trên cơ sở tiến hành
Điều tra trên hơn 160 quốc gia, theo các câu hỏi đã được tiêu chuẩn hóa,
gồm hai phần quốc tế và quốc nội vì Logisitcs được hiểu là một mạng
lưới các dịch vụ hỗ trợ việc chuyển dịch hàng hóa, thương mại qua biên
giới và thương mại nội đia. Phần quốc tê: những người tham gia điều tra
là các nhà cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải, logistics, các hãng vận tải
lớn quốc tế và các bên có liên quan. Chỉ số LPI phần quốc tế được hình
thành từ 6 tiêu chí chính phần hoạt động quốc tế được thể hiện thang 5
điểm với sự đánh giá của các nhà chuyên môm về logistics. Trong phần
hoạt động đối nội của LPI câu hỏi yêu cầu trả lời cung cáp dữ liệu thể
hiện định tính và định lượng về môi trường logistics ở nước mà người trả
lời làm việc, thể hiện các dịch vụ logistics chủ yếu trong một quốc gia.
Nhưng do số lượng phản hồi câu hỏi nghiên cứu nhỏ nên những dữ liệu
này có tính thông tin trong việc so sánh theo khu vực và nhóm thu nhập.
Trong năm 2018, khoảng 6.000 nhà chuyên môn về logistics tham gia trả
lời khảo sát, mỗi người trả lời tối đa về 8 nước được lựa chọn theo tiêu
chí đối tác thương mại lớn của nước của người được khảo sát. Vì vậy,
Báo cáo 2018 bao gồm 160 nước trong phần LPI quốc tế và 100 nước cho
phần LPI nội địa. Như vậy, LPI mà Việt Nam xếp hạng 39/160 năm 2018
là nói về LPI quốc tế trên cơ sở ý kiến tham giá đánh giá của các nhà vận
chuyển, giao nhận vận tải, logistics quốc tế có quan hệ hợp tác, làm ăn
với các doanh nghiệp Việt nam liên quan đến logistics. Tăng 25 bậc so
với năm 2016 và vươn lên đứng thứ 3 trong các nước ASEAN. Hơn nữa,
Việt Nam cũng là nước có xếp hạng ở top đầu trong các thị trường mới
nổi với tốc độ tăng trưởng đạt 14 - 16%. Không phải là do các doanh
nghiệp Việt Nam tự đánh giá khi tham gia trả lời Điều tra của nhóm
nghiên cứu. Do đó có tính khách quan. Tuy nhiên là việc khảo sát, trả lời
câu hỏi cũng bị hạn chế bởi trực giác của người trả lời.

You might also like