Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN

Họ và tên: Hồ Gia Phương Linh...................................................

Lớp: QH-2016-LC........................................................................

Bộ môn phụ trách: Luật Hiến pháp và luật Hành chính...............

Giảng viên hướng dẫn: TS. Ngô Thị Minh Hương.......................

Cơ quan thực tập: Trung tâm Phát triển và Hội nhập CDI..........

Hà Nội – 2019
LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện kế hoạch học tập năm học 2018 – 2019 đối với sinh viên đào
tạo hệ chính quy tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, sinh viên khóa
QH-2016 tham gia chương trình thực tập bắt buộc cho điều kiện tốt
nghiệp. Mục đích của thực tập tốt nghiệp nhằm giúp cho sinh viên áp
dụng những kiến thức đã học vào việc học hỏi kinh nghiệm thực tế về một
ngành, một lĩnh vực nhất định, đối chiếu kiến thức lý luận đã học và thực
tiễn công việc. Thông qua đó, sinh viên nắm bắt được việc áp dụng pháp
luật, thực hiện pháp luật của cơ quan, tổ chức tại cơ sở mình tham gia
thực tập, đánh giá tác động của pháp luật đến kinh tế - xã hội củng cố và
bổ sung kiến thức lý luận đã học. Bên cạnh đó rèn luyện phương pháp,
phong cách, kỹ năng làm việc, kỹ năng tổ chức, kỹ năng nghiên cứu giải
quyết các vấn đề trong thực tế ( bao gồm cả kỹ năng chuyên môn và kỹ
năng bổ trợ); học hỏi, rèn luyện cách ứng xử trong các mối quan hệ ở cơ
quan, tổ chức; làm quen với môi trường làm việc thực tế… Đặc biệt đối
với các sinh viên được giới thiệu về các tổ chức chính trị xã hội, xã hội
nghề nghiệp ( như Trung tâm Phát triển và Hội nhập CDI) thì thực hiện
nghiên cứu, tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, vị trí, vai trò, tính chất và hoạt
động của các tổ chức này trong hệ thống chính trị Việt Nam, cũng như
nâng cao hiệu quả làm việc chung của cơ quan thực tập.
Trong quá trình thực tập, nhận được sự giao phó và giúp đỡ nhiệt tình của
các anh chị ở Trung tâm Phát triển và Hội nhập CDI đặc biệt trong tổ Phát
triển toàn diện – Vietfarm, cũng như sự hướng dẫn nhiệt tình của TS Ngô
Thị Minh Hương ( Giảng viên hướng dẫn của nhóm) em đã được tham gia
trực tiếp vào dự án Phát triển nông nghiệp bền vững, phát triển Bản đồ
Nông nghiệp Việt Nam. Sau đây là báo cáo thực tập của sinh viên Hồ Gia
Phương Linh QH-2016-LC sau 1 tháng thực tập tại Trung tâm Phát triển
và Hội nhập CDI.
SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC TẬP
1. Cơ quan thực tập :
Trung tâm Phát triển và Hội nhập CDI ( Center for Development and
Integration )
Địa chỉ : Tầng 16 tòa nhà 169 đường Nguyễn Ngọc Vũ , Quận Cầu Giấy,
TP Hà Nội
Website: http://cdivietnam.org/
Facebook: CDI Vietnam https://www.facebook.com/cdivietnam.ngo/
Tel: +842435380100
Trung tâm Phát triển và Hội nhập CDI thành lập năm 2005, là một tổ chức
Phi chính phủ , Phi lợi nhuận của Việt Nam , hoạt động vì quyền của các
nhóm yếu thế để xây dựng một xã hội công bằng , đoàn kết và phát triển
bền vững.
2. Người trực tiếp hướng dẫn :
TS. Ngô Thị Minh Hương Giám đốc sáng lập Trung tâm Phát triển và
Hội nhập CDI

3. Nội dung thực tập ( lĩnh vực cụ thể ):


Công việc thực tập trực thuộc nhóm dự án Vietfarm – Hỗ trợ phát triển
toàn diện nông nghiệp bền vững.
Góp phần hoàn thiện nội dung nhằm thiết kế hình thành được một bản đồ
trực quan tình hình phân bố ngành nông sản ở nước ta sinh động và trực
quan. Cụ thể:
3.1. Thực hiện chương trình tổng hợp và đánh giá thông tin ngành hàng
và sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đi từ những thông tin tổng quát
cho đến cụ thể nhất của các ngành hàng nông nghiệp ( cụ thể : 10
ngành hàng) Bao gồm : Vị trí, diện tích gieo trồng , sản lượng hằng
năm của ngành hàng , giá bán dao động trên thị trường, địa điểm
hoặc cách thức mua hàng …
3.2. Hình thành bảng những sản phẩm được Nhà nước cấp bảo hộ về
Chỉ dẫn địa lý
3.3. Lập bảng thống kê tình hình xuất khẩu của những nông sản đứng
đầu Việt Nam trong cùng kì giai đoạn 2016-2019
3.4. Kiến nghị và sáng kiến kinh nghiệm đối với Bản Đồ nông sản Việt
Nam và Vietfarm.
3.5. Một số vấn đề pháp luật xoay quanh Nông sản Việt
4. Thời gian thực tập:
Thời gian thực tập là 1 tháng , bắt đầu từ ngày 01/07 và kết thúc ngày
31/07/2019
PHẦN A : NỘI DUNG BÁO CÁO
Việt Nam được biết đến là một quốc gia nhiệt đới với thiên nhiên đa dạng phong
phú, sự “giàu có” trải khắp các vùng miền đất nước. Tự nhiên ban tặng cho
mảnh đất con người nơi đây nhiều sản vật nông nghiệp kì diệu, nhiều loại đã nổi
tiếng và đưa thương hiệu nông sản Việt ra với thị trường Thế giới, như : Cà
Phê , chè , lúa gạo, hồ tiêu, hoa quả ..v..v... Đây là thế mạnh mà tự nhiên ưu đãi
cho đất nước ta , thế mạnh này cần được phát huy hơn nữa để nâng cao hiệu quả
phát triển nông nghiệp bền vững , góp phần đẩy mạnh kinh tế , thúc đẩy phát
triển của xã hội.
Từ cổ chí kim, sự phát triển của nông nghiệp luôn đóng một vai trò quan trọng
đối với kinh tế của địa phương và khu vực . Tuy nhiên , nông nghiệp Việt hiện
vẫn đang phát triển một cách nhỏ lẻ , mang tính thuần nông cao, thiếu áp dụng
kĩ thuật và thiếu hiện đại trong cả khâu sản xuất nuôi trồng ; chế biến và cả quá
trình đưa sản phẩm ra với thị trường , ở đây bao gồm thị trường trong nước và
Thế giới
Đứng trước thời kì hội nhập và phát triển, Việt Nam đang cố gắng học hỏi tiến
lên mạnh mẽ sánh vai cùng với các cường quốc năm châu thì việc đưa nông
nghiệp truyền thống trở thành một nền nông nghiệp sạch, chất lượng đạt chuẩn
Quốc tế thực sự là một yêu cầu cấp thiết không kém cạnh phát triển công nghiệp
hay thương mại dịch vụ. Là một mục lớn trong phát triển nông nghiệp bền vững,
việc quảng bá nông nghiệp Việt và nông sản Việt ra rộng rãi cũng là một mục
tiêu cần hướng tới . Và qua “ Chương trình tổng hợp đánh giá thông tin ngành
hàng và sản phẩm nông nghiệp Việt Nam” thể hiện qua “Bản đồ nông sản Việt
Nam” , chúng tôi hi vọng rằng sẽ đưa đến cho người tiếp cận cái nhìn từ tổng
quan cho đến đầy đủ nhất về nông nghiệp Việt và nông sản Việt , thúc đẩy cơ
hội tìm kiếm bạn hàng cho người nông dân, giúp đỡ khuyến khích trách nhiệm
của các doanh nghiệp sản xuất phân phối, nhìn chung đảm bảo sự công bằng
bình đẳng về các cơ hội tiếp cận thị trường cho tất cả thành phần tham gia trong
quá trình sản xuất tiêu thụ sản phẩm công nghiệp.
Trong 1 tháng thực tập ở CDI, không phải là một khoảng thời gian dài nhưng
em đã được tạo điều kiện góp phần mình vào một khâu nhỏ trong toàn bộ dự án
phát triển nông nghiệp bền vững Vietfarm và bước đầu đạt được một số thành
quả .
I. Bảng thống kê đặc sản và nông sản tiêu biểu theo 10 ngành hàng của
Việt Nam ( 63 tỉnh thành )
I.1. Nội dung :
Chương trình tổng hợp và đánh giá thông tin ngành hàng và sản phẩm nông
nghiệp Việt Nam theo 11 ngành hàng: lương thực (cereal), cà phê ( coffee),
các loại hạt ( nuts, seeds) , ca cao (cocoa), chè (tea) , cây gia vị -hương liệu
(herbs and spices) , hoa quả ( fruit) , mía ( sugar cane) , rau củ (vegetables) ,
mật ong ( honey). Sự chọn lọc các ngành hàng dựa vào sự thống kê nông
nghiệp , đặc biệt là thế mạnh trọng điểm từng tỉnh của Việt Nam.
Các tiêu chí thông tin chia ra lần lượt là : tỉnh , huyện/xã ( nếu có đối với đặc
sản), ngành hàng, tên nông sản , tổng diện tích canh tác ( số liệu mới nhất ) ,
sản lượng hằng năm ( số liệu mới nhất ) , ghi chú đặc điểm từng loại nông
sản là đặc sản .
Những thông tin thống kê trên phục vụ cho việc thiết kế bản đồ nông sản
Việt Nam.
I.2. Phương Pháp :
Tìm đọc , tra cứu các thông tin trên internet, cụ thể là các trang của các tỉnh
về nông nghiệp và đặc sản vùng miền
I.3. Mục tiêu
Đây là khâu phụ trợ đối với dự án thiết kế bản đồ nông nghiệp của chương
trình Vietfarm. Trong quá trình thu thập thông tin , em đã chú trọng vào thu
thập các loại đặc sản đặc trưng nổi tiếng và làm nên thương hiệu của các tỉnh
ở Việt Nam. Ngoài các loại nông sản vốn đã vô cùng nổi tiếng của xuất khẩu
nước ta từ xưa đến nay, điển hình như Cà phê Việt Nam xuất khẩu đứng thứ
2 Thế giới (sau brazil) , lúa gạo đứng thứ 3 về xuất khẩu (sau Ấn Độ và Thái
Lan) , hồ tiêu … các giống hoa quả ngon nổi tiếng , nông sản đặc sản khác
như : mật ong , gia vị hương liệu cũng được thống kê ghi chú lại. Thực tế
nông sản Việt chưa từng thua kém về chất và cả lượng với nông sản Thế giới,
tuy nhiên, chúng ta lại phải “ ngậm ngùi” lui về thế yếu do chưa có sự nâng
cao về kĩ thuật công nghệ trong gieo trồng , chăm bón , thu hoạch và sơ chế
biến. Để hoàn thành mục tiêu lớn “ nâng tầm nông sản Việt” , tạo dựng một
nền nông nghiệp sạch , thân thiện , một nền nông nghiệp bền vững , thì trước
hết phải tạo dựng cho nông sản nước nhà những thương hiệu vươn cao vươn
xa , phủ sóng với tầm tay người tiêu dùng Quốc tế. Do đó , việc nhấn mạnh ,
quảng bá , tạo thương hiệu cho hoa quả nông sản Việt trên bản đồ nông
nghiệp là việc cần thiết và quan trọng .
II. Bảng thống kê chỉ dẫn địa lý được được Nhà nước trao bằng bảo hộ. (
74 chỉ dẫn địa lý )

Thông tin thống kê để rà soát và lập bảng chỉ dẫn địa lý được lấy từ nguồn thông
tin công khai chính thống được lấy từ cổng thông tin của Cục sở hữu trí tuệ Việt
Nam

Webside: http://www.noip.gov.vn/
II.1. Khái niệm , mục đích:

Nhà nước và cục sở hữu trí tuệ ban hành chính sách trao bằng bảo hộ cho các
loại đặc sản , nông sản ở các vùng miền trên địa phương nhằm nhiều mục đích
và đã thật sự đạt được nhiều thành quả tích cực đối với việc quảng bá bảo tồn
thương hiệu Việt nói chung và tích cực xây dung nông nghiệp bền vững nói
riêng.

Với khái niệm của “ Chỉ dẫn địa lý” theo cục Sở hữu trí tuệ bông bố :

“Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa
phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý do điều kiện địa lý quyết định,
được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó
thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.

Điều kiện địa lý mang lại danh tiếng, tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý gồm: Yếu tố tự nhiên (khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình,
hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác); Yếu tố con người (kỹ năng, kỹ xảo
của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương…).”

Sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý được công nhận và bảo hộ trong phạm vi
trong nước, có nghĩa là Cục sở hữu trí tuệ Việt nam cấp giấy chứng nhận đăng
kí chỉ dẫn địa lý thì giấy chứng nhận đó chỉ có hiệu lực tại Việt nam, do đó
phạm vị bảo hộ của chỉ dẫn địa lý là trong phạm vi lãnh thổ Việt nam. Sản phẩm
có đăng kí chỉ dẫn địa lý khi được xuất khẩu ra nước ngoài thuộc quyền sở hữu
chỉ dẫn địa lý của Việt nam… nhà nước trao quyền cho cá nhân, tổ chức trực
tiếp sản xuất, sử dụng chỉ dẫn đó, được quyền trao quyền cho cá nhân, tổ chức
khác sử dụng và được quyền ngăn cấm hành vi sử dụng của cá nhân, tổ chức
khác đối với các chỉ dẫn đẫ được đăng kí.

Tính đến thời điểm hiện tại, Nhà nước ta đã trao bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho
74 sản phẩm, trong đó có 50 sản phẩm nông nghiệp. Cụ thể .

STT SẢN PHẨM CHỈ DẪN ĐỊA LÝ NGÀY CẤP


1 Chè Shan tuyết Mộc Châu Mộc Châu 09-08-2010
2 Cà phê nhân Buôn Ma Thuột 14-10-2005
3 Bưởi quả Đoan Hùng 08-02-2006
4 Qủa Thanh Long Bình Thuận 15-11-2006
5 Hoa Hồi Lạng Sơn 15-02-2007
6 Qủa Vải thiều Thanh Hà 25-05-2007
7 Gạo Tám Xoan Hải Hậu 31-05-2007
8 Cam Vinh 31-05-2007
9 Chè Tân Cương 20-09-2007
10 Gạo một bụi đỏ Hồng Dân 25-06-2008
11 Vải Thiều Lục Ngạn 25-06-2008
12 Xoài Cát Hòa Lộc 03-09-2009
13 Chuối ngự Đại Hoàng 30-09-2009
14 Quế vỏ Văn Yên 07-10-2010
15 Hồng không hạt Bắc Kạn 08-09-2010
16 Bưởi Phúc Trạch 09-11-2010
17 Gạo Nàng Nhen Thơm Bảy Núi 10-01-2011
18 Hạt dẻ Trùng Khánh 21-03-20011
19 Mãng cầu ( na) Bà Đen 10-08-2011
20 Quế vỏ Trà My 13-10-2011
21 Nho Ninh Thuận 07-02-2012
22 Bưởi Tân Triều 14-11-2012
23 Hồng không hạt Bảo Lâm 14-11-2012
24 Quýt Bắc Kạn 14-11-2012
25 Xoài tròn Yên Châu 30-11-2012
26 Mật ong Bạc hà Mèo Vạc 01-03-2013
27 Bưởi Năm Roi Bình Minh 29-08-2013
28 Bưởi Luận Văn 18-12-2013
29 Gạo Điện Biên 25-09-2014
30 Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim 28-10-2014
31 Tiêu Quảng Trị 28-10-2014
32 Cam quả Cao Phong 05-11-2014
33 Chôm chôm Long Khánh 08-06-2016
34 Quế Thường Xuân 10-10-2016
35 Cam sành Hà Giang 10-10-2016
36 Hạt Tiêu Kampot 28-12-2016
37 Nhãn lồng Hưng Yên 23-01-2017
38 Hồng không hạt Quản Bạ 05-07-2017
39 Gạo tẻ Già Dui Xín Mần 28-09-2017
40 Cà Phê Sơn La 28-09-2017
41 Gạo nếp Khẩu Tam Đón Thẩm Dương 08-12-2017
42 Gạo Mường Lò 22-01-2018
43 Bưởi da xanh Bến Tre 26-01-2018
44 Dừa uống nước Xiêm xanh Bến Tre 26-01-2018
45 Hạt tiêu đen Bà Rịa Vũng Tàu 12-02-2018
46 Hạt Điều Bình Phước 13-03-2018
47 Chè Shan tuyết Hà Giang 16-08-2018
48 Nhãn xuồng cơm vàng Bà Rịa Vũng Tàu 31-01-2019
49 Mãng Cầu ta Cát Lở 31-01-2019
50 Dứa Đồng Giao 27-05-2019

II.2. Chỉ dẫn địa lý đã thay đổi bộ mặt của nông sản Việt, nông dân Việt.

Đăng kí chỉ dẫn địa lý có tác dụng vô cùng to lớn không chỉ cho kinh tế khu vực
mà còn thúc đẩy phát triển hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài. Đặc biệt mặt hàng
xuất khẩu ở Việt nam như các nguyên liệu, phụ liệu như tiêu, cà phê, ớt, nước
mắm… khá lớn, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lí làm cho người sản xuất yên tâm sản
xuất ra những sản phẩm chất lượng và uy tín cung cấp đến người tiêu dùng trong
và ngoài nước. Chỉ dẫn địa lý không chỉ tạo công ăn việc làm lớn cho người lao
động tại địa phương mà còn giúp những người nông dân đi lên làm giầu từ chính
quê hương của mình.

III. BẢNG THỐNG KÊ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA NHỮNG


NÔNG SẢN ĐỨNG ĐẦU VIỆT NAM TRONG CÙNG KÌ GIAI
ĐOẠN 2016-2019

Đầu ra lớn nhất của Nông sản Việt luôn là các thị trường Quốc tế tiềm năng,
điển hình như Mỹ, EU , Trung Quốc… Viêt Nam luôn có các chính sách đẩy
mạnh xuất khẩu , đặc biệt là các nhóm hàng chủ lực của nông nghiệp nước ta từ
trước đến nay. Lấy số liệu thống kê thường năm về xuất khẩu của cục hải quan
Việt Nam , rút ra được Top 7 loại nông sản đứng đầu về xuất khẩu của Việt
Nam , bao gồm : Cà phê , Hồ tiêu, Chè , Hạt điều , Lúa gạo, sắn- chế phẩm từ
sắn và rau củ quả nói chung.

Sau khi rút ra được top 7 nông sản xuất khẩu của Việt Nam, bảng thống kê tình
hình xuất khẩu của từng nhóm nông sản này được thành lập. Số liệu thống kê
của các loại nông sản trên theo cùng kì nửa đầu năm giai đoạn 2016-2019 bao
gồm các tiêu chí : Sản lượng ( năm ) , Giá trị xuất khẩu , kim ngạch xuất khẩu từ
đó rút ra được chỉ số tăng trường hoặc biến động so với năm trước.

Tất cả số liệu được lấy từ webside chính thống của Hải quan Việt Nam

Websize: https://www.customs.gov.vn/default.aspx

Sau đây là một vài ví dụ về bảng thống kê tình hình xuất khẩu của các ngành
hàng chủ lực :

2016 2017 2018 2019

SẢN LƯỢNG CÙNG KÌ QI=QII 981.317 828.565 1.038.140 919.038

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU USD 1.702.593.775 1.879.037.733 2.002.497.500 1.567.961.722

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU USD/TẤN 1735 2268 1929 1706

SẢN LƯỢNG SO SỚI CÙNG KÌ NĂM TRƯỚC 39,2 -15,6 10,7 -11,5

KIM NGẠCH SO VỚI CÙNG KÌ NĂM TRƯỚC 17,4 10,4 -5,1 -21,7

BẢNG : SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CỦA CÀ PHÊ GIAI ĐOẠN
2016 -2019 CÙNG KÌ QI+QII
2016 2017 2018 2019

SẢN LƯỢNG 156.308 151.023 174.436 195.689

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU USD 1.201.878.426 1.468.293.269 1.695.387.428 1.489.725.045

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU USD/TẤN 7688 9721 9718 7613

GIÁ TRỊ SO VỚI CÙNG KÌ NĂM TRƯỚC 4,9 -3,4 15,7 12,2

KIM NGẠCH SO VỚI CÙNG KÌ NĂM TRƯỚC 11,8 22,2 15,7 -12,1

BẢNG : SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CỦA HẠT ĐIỀU GIAI
ĐOẠN 2016 -2019 CÙNG KỲ QI+QII

2016 2017 2018 2019

SẢN LƯỢNG 106.149 125.874 131.816 176810

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU USD 857.706.646 712.678.286 452.316.645 452.123.371

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU USD/TẤN 8080 5662 3431 2557

SẢN LƯỢNG SO VỚI CÙNG KÌ NĂM TRƯỚC 21,8 18,6 5,1 34,1

KIM NGẠCH SO VỚI CÙNG KÌ NĂM TRƯỚC 5,8 -16,9 -36,3 -0,0

BẢNG : SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CỦA HẠT TIÊU GIAI
ĐOẠN 2016 -2019 CÙNG KỲ QI+QII

Các số liệu thống kê trên khi đưa vào bản đồ nông sản Việt Nam sẽ cho thấy
một cái nhìn trực quan nhất về tình hình mua bán nông sản trên thị trường quốc
tế, do đó sẽ có những hướng đi riêng đối với từng loại nông sản chủ lực xuất
khẩu này.

IV. Sáng kiến kinh nghiệm và kiến nghị đối với Bản đồ nông nghiệp Việt
Nam và Vietfarm:
IV.1. Khó khăn và thách thức trước mắt của nông sản Việt Nam
 Thứ nhất , Nông nghiệp Việt Nam tính đến nay mới chỉ dừng lại ở sản
xuất nhỏ lẻ , phân tán, chưa áp dụng nhiều kĩ thuật canh tác nuôi trồng
công nghệ cao hiện đại nên chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu về sản
xuất hàng hóa quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường Quốc tế.
 Thứ hai, thách thức và nguy cơ của biến đổi khi hậu toàn cầu đang ảnh
hưởng đến không chỉ Việt Nam mà là quy mô trên cả Thế giới. Môi
trường, khí hậu khắc nghiệt, dịch bệnh trên cây trồng, ảnh huowngt
trực tiếp đến năng suất, tình hình sản xuất trong nước và tình hình
cung cầu của nông sản
 Thứ ba, thị trường đầu ra cho nông sản gặp nhiều khó khăn do ảnh
hưởng của tăng trưởng kinh tế thế giới dự báo giảm và các nước trên
thế giới đều quay lại tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp, nên các
mặt hàng nông sản Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt đối với thị phần
xuất khẩu.
 Và, các thị trường lớn nhập khẩu nông sản Việt hiện nay như : Hoa
Kỳ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc , Nhật Bản,… đang ngày càng trở nên
khó tính hơn, họ tăng bảo hộ nông sản thông qua các tiêu chuẩn quản
lí, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, yếu cầu truy xuất nguồn
gốc…

Như vậy có thể thấy, ba điểm khó khăn lớn nhất của nông sản Việt hiện
nay chính là:

 Chưa có sự áp dụng công nghệ hiện đại vào gieo trồng, canh tác,
sản xuất, chất lượng, năng suất sản phẩm chưa đạt tối ưu
 Đầu ra còn chưa thật sự rộng lớn và phong phú cả trong và ngoài
nước.
 Cần một thước đo tiêu chuẩn để chứng nhận nông sản, nhờ đó
“rộng đường” với các thị trường Quốc tế
IV.2. Sự quan trọng của việc tạo dựng thương hiệu nông sản đặc sản địa
phương.

Ngoài các loại nông sản vốn đã vô cùng nổi tiếng của xuất khẩu nước ta từ xưa
đến nay, điển hình như Cà phê Việt Nam xuất khẩu đứng thứ 2 Thế giới (sau
brazil) , lúa gạo luôn thuộc top 3 về xuất khẩu (cùng Ấn Độ và Thái Lan) , hồ
tiêu …, thì các giống hoa quả ngon nổi tiếng từng vùng miền , nông sản đặc sản
khác như : mật ong , gia vị hương liệu cũng được thống kê và có một bản ghi
chú riêng về đặc điểm. Thực tế nông sản Việt chưa từng thua kém về chất và cả
lượng với nông sản Thế giới, tuy nhiên, chúng ta lại phải “ ngậm ngùi” lui về thế
yếu do chưa có sự nâng cao về kĩ thuật công nghệ trong gieo trồng , chăm bón ,
thu hoạch và sơ chế biến. Để hoàn thành mục tiêu lớn “ nâng tầm nông sản Việt”
, tạo dựng một nền nông nghiệp sạch , thân thiện , một nền nông nghiệp bền
vững như mong muốn của liên minh Vietfarm , thì phải tạo dựng cho nông sản
nước nhà những thương hiệu, vươn cao vươn xa , phủ sóng với tầm tay người
tiêu dùng Quốc tế. Do đó , việc nhấn mạnh , quảng bá , tạo thương hiệu cho hoa
quả nông sản Việt trên bản đồ nông nghiệp là việc cần thiết và quan trọng .
Ngoài nhấn mạnh tiềm năng xuất khẩu , cũng phải chú trọng đến quảng bá nông
sản đặc sản.

IV.3. Vietfarm – Sứ mệnh và ý nghĩa đối với nông sản Việt tương lai

Được biết đến như một liên minh nông nghiệp, Vietfarm - Là hệ thống tiêu
chuẩn độc lập được đánh giá bởi cơ quan tiêu chuẩn quốc tế có thể áp dụng mở
cho các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại trong nghành nông nghiệp.
Với chất lượng hàng hóa đạt tiêu chuẩn quốc tế và các giá trị cam kết bền vững,
những người sản xuất nông nghiệp vừa và nhỏ của Việt nam sẽ đạt được sự tín
nhiệm của các bạn hàng và người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

PHẦN C : NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁP LUẬT


Trong quá trình thực tập tiếp xúc và bổ trợ cho dự án Vietfarm, em có nghiên
cứu về Nghị quyết 53/NQ-CP về “GIẢI PHÁP KHUYẾN KHÍCH, THÚC ĐẨY
DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP HIỆU QUẢ, AN TOÀN
VÀ BỀN VỮNG” ban hành ngày 17/07/2019
Là một tổ chức phi chính phủ hoạt động vì xã hội và vì quyền của nhóm người
yếu thế nói chung là CDI và tổ dự án nông nghiệp Vietfarm nói riêng đều nên
quan tâm và thực hiện theo chỉ thị của nghị quyết này để nhằm thực hiện mục
tiêu của bản thân về cộng đồng .
Nghị quyết đánh giá về tình hình trước mắt của nông nghiệp Việt Nam và thực
trạng đầu tư của các doanh nghiệp đối với nông nghiệp. Theo đó :
“Thực tiễn cho thấy, Nhà nước cần có chính sách để doanh nghiệp hợp tác với
các thiết chế khu vực nông nghiệp thúc đẩy việc tích tụ, tập trung đất đai tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, cơ giới hóa sản
xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao trong nông nghiệp,
sản xuất các mặt hàng nông sản có chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn hơn, có
khả năng tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu; tạo vị thế xây dựng thương
hiệu quốc gia Nông nghiệp Việt Nam, đồng thời, huy động các nguồn lực xã hội
để đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và các dịch vụ hỗ trợ nông
nghiệp, tạo ra một môi trường cạnh tranh sôi động trong nông nghiệp.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã quan tâm và triển khai dự án đầu
tư vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có những doanh nghiệp hàng đầu thế giới
về tôm, cá tra, lúa gạo, cà phê, v.v... Hệ thống doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đã hình thành với trên 50 nghìn doanh nghiệp
đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm cả sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản
phẩm, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nông sản, các dịch vụ phục vụ phát triển
nông nghiệp, trong đó khoảng 10.200 doanh nghiệp trực tiếp đầu tư phát triển
sản xuất nông, lâm, thủy sản.

Tuy nhiên, sự phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp còn
rất khiêm tốn so với tiềm năng, lợi thế phát triển, số doanh nghiệp đầu tư trong
lĩnh vực nông nghiệp hiện chỉ chiếm 8% tổng số doanh nghiệp trên cả nước,
trong đó số doanh nghiệp nông lâm, thủy sản chiếm 1%. Hình thức tổ chức sản
xuất nông nghiệp chủ yếu hiện nay vẫn ở dạng hộ sản xuất với hơn 9,2 triệu hộ
với quy mô rất nhỏ. Quy mô các doanh nghiệp chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ,
chiếm 96% số các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Năng suất lao động
ngành nông nghiệp còn hạn chế, chỉ bằng khoảng 38% năng suất lao động bình
quân chung cả nước và thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực”.
Các giải pháp nổi bật được đặt ra là :
1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính; cắt giảm mạnh các
rào cản về điều kiện kinh doanh trong nông nghiệp, tạo sức hấp dẫn doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng kết các chính sách phát triển
nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tiếp tục đẩy mạnh việc rà soát, đơn giản hóa
thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp.
b) Bộ Tài chính nghiên cứu, sửa đổi đơn giản hóa các thủ tục hành chính về
thuế; khẩn trương rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính về thuế không phù
hợp, chuẩn hóa các thủ tục hành chính và ban hành ở cấp Nghị định.
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Khẩn trương đôn đốc các bộ ngành, địa phương thực hiện Quyết định số
1203/QĐ-TTg ngày 18 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về Kế
hoạch thực hiện Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà
soát, tổng hợp dự án của các địa phương đề nghị hỗ trợ theo quy định của Nghị
định số 57/2018/NĐ-CP, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cân đối hỗ trợ
từ nguồn vốn ngân sách trung ương.
d) Bộ Công Thương đẩy mạnh triển khai hiệu quả Nghị định số 107/2018/NĐ-
CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo. Các
Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế khẩn trương ban hành văn bản
hướng dẫn các nội dung được giao tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP trong quý
IV năm 2019.
đ) Các bộ rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách quy định, tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho phát triển nông nghiệp, đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực
nông nghiệp.
e) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đẩy mạnh cải
thiện môi trường đầu tư kinh doanh, trên cơ sở lợi thế tự nhiên của địa phương
để đưa ra các chính sách khuyến khích doanh nghiệp khai thác hiệu quả các điều
kiện tự nhiên như: đất đai, thổ nhưỡng, nguồn nước và tài nguyên, đưa địa
phương nhanh chóng trở thành những trung tâm nông nghiệp công nghệ cao,
công nghệ sạch; tập trung tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị định số 57/2018/NĐ-
CP.
2. Phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bảo đảm phù
hợp với nhu cầu thị trường, kế hoạch và chiến lược phát triển ngành nông
nghiệp.
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì rà soát, nghiên cứu xây dựng chiến lược, kế hoạch, đề án phát triển
ngành mang tính bền vững, ổn định và hiệu quả, ưu tiên phát triển những ngành,
sản phẩm chủ lực theo ba trục sản phẩm chính (Sản phẩm nông nghiệp chủ lực
quốc gia, sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh và các sản phẩm đặc sản địa
phương) và nghiên cứu xây dựng đề án phát triển 03 ngành chế biến để phấn đấu
đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới về: rau củ quả, thủy hải sản, gỗ và sản
phẩm từ gỗ; trong quý III năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tập trung nghiên cứu phát
triển công nghệ sau thu hoạch, khắc phục tổn thất sau thu hoạch, có lợi cho nông
dân, gia tăng giá trị sản phẩm và tạo ra những ưu thế so sánh nhất định cho sản
phẩm nông nghiệp Việt Nam.
b) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn xây dựng đề án, kế hoạch, chiến lược phát triển logistics gắn với vùng sản
xuất, kinh doanh nông nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp giảm chi phí và thời gian
vận chuyển, phân phối sản phẩm; trong quý III năm 2020 trình Thủ tướng Chính
phủ.
c) Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các
cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển ngành hàng chế biến
dược liệu, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2020.
3. Đổi mới cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến mở rộng thị trường, từng bước
chủ động được thị trường.
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công
Thương xây dựng đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu
thập thông tin, dự báo tình hình thị trường, qua đó tư vấn, cung cấp cho các
doanh nghiệp biết để điều tiết hoạt động phù hợp theo nhu cầu thị trường tránh
bị ép giá bán; trong quý III năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ.
b) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
rà soát, đánh giá các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại, tập trung
triển khai nội dung xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường
tiêu thụ các mặt hàng nông sản, nâng cao năng lực phát triển sản phẩm đáp ứng
yêu cầu của thị trường, xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm tại các thị
trường trọng điểm; phối hợp với hệ thống Thương vụ tại nước ngoài đẩy mạnh
công tác xúc tiến thương mại đưa hàng hóa nông sản Việt Nam tiếp cận thị
trường các hệ thống bán lẻ, chuỗi siêu thị tại nước ngoài.
c) Bộ Ngoại giao chỉ đạo mạng lưới các cơ quan đại diện ở nước ngoài phối hợp
chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan
nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu nông sản, thu hút đầu tư
chất lượng cao và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp.
Đây là chính sách mới nhất của nhà nước ta , thế hiện sự quan tâm đặc biệt đối
với sự phát triển chung của nông nghiệp, mong muốn xây dựng một nền nông
nghiệp bền vững , kinh tế vững mạnh .

PHẦN D: TỔNG KẾT

Trên đây là bản báo cáo thực tập của em trong suốt thời gian thực tập tại Trung
tâm Phát triển và Hội nhập CDI . Do mới tham gia thực tập nên em đã có ít
nhiều sai sót , vụng về khi thuở ban đầu bước chân vào môi trường làm việc
thực tế. Tuy nhiên trải qua quá trình thực tập này em đã đem về cho mình trước
hết là những bài học lớn lao và thiết thực, những kỹ năng nghề nghiệp cần có,
ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai sau này. Và sau đó là được các anh chị của
công ty cũng như thầy giáo hướng dẫn của chúng em TS. Ngô Thị Minh Hương
hướng dẫn và chỉ dẫn cụ thể về từng vấn đề.

Quá trình thực tập không quá dài nhưng đã cho chúng em có thêm những trải
nghiệm thực tế về hoạt động mà sau này có thể em sẽ làm. Và em cũng nhận
thức được rằng việc vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế là
điều không dễ, nhất là đối với những sinh viên mới tốt nghiệp, chuẩn bị tốt
nghiệp…

Cuối cùng, em xin chúc các quý thầy cô có một sức khỏe tốt và công tác, làm
việc thuận lợi, nhiều thành công.

Em xin chân thành cảm ơn !

You might also like