Báo cáo thực tập final

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 29

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN

Họ và tên: Nguyễn Mai Phương Thu

Lớp: K61C

Giảng viên hướng dẫn: TS Đào Thị Thu Hường

Cơ quan thực tập: Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước

Hà Nội – 2019

1
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU:.....................................................................................................2
PHẦN I : KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP:.................................3
1. Cơ quan thực tập:.........................................................................................3
2. Người hướng dẫn:........................................................................................4
3. Nội dung thực tập (lĩnh vực cụ thể):............................................................5
4. Thời gian thực tập:.......................................................................................5
PHẦN II: NỘI DUNG BÁO CÁO:....................................................................5
1. Về thực tiễn áp dụng, thực hiện pháp luật:..................................................5
1.1 Lý luận chung về vấn đề...........................................................................6
1.2 SCIC tiếp nhận quyền đại diện sở hữu vốn nhà nước tại Tập Đoàn Dệt
may Việt Nam từ Bộ Công thương...............................................................24
1.3 Các vấn đề khác trong quá trình thực tập:..............................................26
2. Kỹ năng nghề nghiệp:................................................................................26
3. Những vấn đề đặt ra với lý luận và thực tiễn pháp luật Việt Nam:...........27
LỜI KẾT:...........................................................................................................29

2
LỜI MỞ ĐẦU:
Chương trình thực tập dành cho sinh viên năm thứ 3 tại Khoa Luật – Đại
học Quốc gia Hà Nội là một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả sinh viên được tổ
chức hàng năm vào tháng 7 và tháng 8. Một mặt nó là yêu cầu nhưng mặt
khác cũng là một cơ hội, bước đầu cho các sinh viên còn non trẻ trong mọi
mặt về kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp được tiếp xúc với quá trình làm
việc trên thực tế của các cơ quan, tổ chức. Không còn là những kiến thức trên
trang giấy được giảng dạy trên giảng đường, cũng không phải là những bài
tập lớn mà thực tập sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức về thực tiễn áp
dụng pháp luật, kỹ năng hành nghề luật trên một lĩnh vực nhất định. Qua đó
sinh viên tìm hiểu về các phương pháp áp dụng pháp luật, đưa ra kiến thức lý
thuyết được giảng dạy tại giảng đường vào đời sống thực tế xã hội. Quan
trọng hơn tạo cơ hội rèn luyện kiến thức về những kỹ năng mềm như giao
tiếp, làm việc nhóm, ứng xử trong công việc....Về mặt lâu dài, chương trình
thực tập cũng cho phép sinh viên thử sức trong lĩnh vực pháp luật để có định
hướng nghề nghiệp trong tương lai. Theo đó, tháng 06 năm 2019, Thông báo
về chương trình thực tập tốt nghiệp dành cho sinh viên năm cuối của Khoa
Luật – ĐHQGHN được ký. Theo đó quyết định việc đưa sinh viên năm cuối
đến các cơ sở liên quan đến luật ( Cơ quan quyền lực nhà nước, Cơ quan
hành chính nhà nước, các cơ quan tổ chức khác,...). Sau thời gian thực tập từ
ngày 01/07/2018 đến ngày 31/07/2018, em và nhóm được phân công đến
thực tập tại Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Trong thời gian thực
tập 1 tháng, em và cả nhóm nhận được sự hướng dẫn, chỉ dạy của các anh chị
trong công ty về việc nghiên cứu, thực hiện pháp luật cũng như sự hướng dẫn
tận tình của cô Đào Thị Thu Hường (giảng viên hướng dẫn của nhóm). Sau
đây là báo cáo thực tập của sinh viên Nguyễn Mai Phương Thu sau 1 tháng
thực tập tại Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước:

3
PHẦN I : KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP:

1. Cơ quan thực tập:


Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (State Capital Investment
Corporation)

Địa chỉ: Tầng 23 Tòa nhà Charmvit, 117 Trần Duy Hưng, Quận Cầu
Giấy, TP Hà Nội

Website: www.scic.vn

Tel: 024 3824 0703

Fax: 024 6278 0136

Công ty thành lập vào ngày 20/6/2005 và đi vào hoạt động chính thức từ
tháng 8 năm 2006 dưới sự điều hành của Tổng giám đốc Nguyễn Đức Chi.

Lĩnh vực chủ yếu của công ty: Tài chính, Đầu tư Vốn và các dịch vụ khác,

2. Người hướng dẫn:

 Thông tin cá nhân:


Luật sư: Trần Linh Trang
Chuyên viên ban pháp chế
Điện thoại: 0986898383
Email: tranlinhtrang@scic.vn
 Trình độ học vấn
- Cử nhân, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội
- Thạc sĩ, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội
- Học viên Khóa đào tạo luật sư, Học viện Tư pháp
- Chứng chỉ Kỹ năng thuyết trình, Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
 Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh

4
 Lĩnh vực chuyên môn hoạt động:
- Doanh nghiệp & thương mại
- Thương mại quốc tế
- Tài chính
- Tư vấn pháp luật
 Kinh nghiệm làm việc:

Từ khi còn là sinh viên và sau khi ra trường, chị Trần Linh Trang đã có nhiều
kinh nghiệm hành nghề trong các công ty luật, văn phòng luật tại Hà Nội.
Sau đó, từ năm 2011 đến nay, chị đảm nhận vai trò là chuyên viên ban pháp
chế của Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước – một công ty quản lý
danh mục đầu tư gồm các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác
nhau của nền kinh tế như: dịch vụ tài chính, năng lượng, công nghiệp, viễn
thông, xây dựng, vận tải, hàng tiêu dùng, y tế, công nghệ thông tin…

3. Nội dung thực tập (lĩnh vực cụ thể):


Trong quá trình thực tập tại Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, em
được tham gia tìm hiểu nghiên cứu nhiều vấn đề từ việc tiếp nhận quản lý
vốn nhà nước của các doanh nghiệp, các hình thức bán đấu giá cổ phần, thẩm
định giá cổ phần ,.. cũng như việc rà soát điều lệ các công ty, doanh nghiệp:
- Về công việc nghiên cứu, tìm hiểu: Được tập trung nghiên cứu các vấn
đề thuộc lĩnh vực của công ty như đầu tư vốn, bán cổ phần, đấu giá cổ
phần,...
- Về rà soát điều lệ: Tham gia hỗ trợ anh chị trong công ty tổng rà soát
điều lệ các doanh nghiệp mà SCIC đại diện

Lưu ý: Nội dung chi tiết cũng như kết quả thu hoạch sẽ được trình bày cụ
thể ở Phần II

5
4. Thời gian thực tập:
Được sự sắp xếp của bộ môn Luật quốc tế, bắt đầu thực tập tại Công ty đầu
tư và kinh doanh vốn nhà nước từ ngày 08/07/2018 đến ngày 31/07/2018.
(nghỉ ngày 15,16,17/7/2019 do công ty đi sơ kết

PHẦN II: NỘI DUNG BÁO CÁO:

1. Về thực tiễn áp dụng, thực hiện pháp luật:


Trong quá trình thực tập, em tập trung tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề tiếp
nhận sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp:

1.1 Lý luận chung về vấn đề

 Xu hướng chung:
Chỉ thị 01/CT-TT về việc tăng cường công tác chỉ đạo, đẩy mạnh công tác
cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh
nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước
- Ngày 05/01/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số
01/CT-TTg về việc tăng cường công tác chỉ đạo, đẩy mạnh công tác cơ
cấu lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh
nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước, cụ thể.
- Trong những năm qua, công tác cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần
hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN), thoái vốn đã đạt được nhiều kết
quả quan trọng. DNNN đã giảm mạnh về số lượng, từ năm 2016 đến
tháng 11 năm 2018, cả nước đã cổ phần hóa được 147 doanh nghiệp

6
trong đó có nhiều doanh nghiệp quy mô vốn nhà nước lớn, riêng trong
năm 2017, tổng quy mô vốn nhà nước được xác định lại tại các doanh
nghiệp thực hiện cổ phần hóa đạt trên 160.000 tỷ đồng, bằng 81,5%
tổng giá trị phần vốn nhà nước ở các doanh nghiệp được cổ phần hóa
giai đoạn 2011 - 2015; thực hiện thoái vốn nhà nước tại nhiều doanh
nghiệp, thu về được gần 155 nghìn tỷ đồng. Các DNNN được cơ cấu
lại đã tập trung hơn vào những ngành, lĩnh vực quan trọng, thực hiện
vai trò, nhiệm vụ làm nòng cốt điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô; hiệu
quả hoạt động của DNNN và doanh nghiệp sau cổ phần hóa được nâng
lên.
- Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, còn một số tồn tại, hạn chế.
Nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa, thoái vốn trong giai đoạn này là
doanh nghiệp có quy mô lớn, phức tạp về tài chính, đất đai nhiều,
phạm vi hoạt động rộng nên việc xác định giá trị doanh nghiệp, Kiểm
toán Nhà nước kiểm toán kết quả xác định giá trị doanh nghiệp gặp
nhiều khó khăn, thời gian kéo dài.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương, tập
đoàn, tổng công ty, DNNN tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát,
kiểm toán, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá
trình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và quản lý, sử dụng vốn nhà
nước. Đồng thời, phải kiên quyết xử lý dứt điểm các DNNN, các dự án
đầu tư chậm tiến độ, hoạt động thua lỗ, kém hiệu quả theo cơ chế thị
trường; xem xét, thực hiện phá sản DNNN theo quy định của pháp
luật; thực hiện cơ cấu lại và chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư
thuộc thành phần kinh tế khác. Làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm
theo quy định của pháp luật những vi phạm của các tổ chức, cá nhân
liên quan để xảy ra tình trạng doanh nghiệp nhà nước, dự án đầu tư
thua lỗ, thất thoát, lãng phí lớn.

7
Nghị định số 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
và quản lý, sử dụng vốn, tài sản doanh nghiệp. 
- Ngày 13/10/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2015/NĐ-CP
về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài
sản doanh nghiệp. Theo đó, Nghị định này quy định việc đầu tư vốn
nhà nước vào doanh nghiệp; quản lý tài chính đối với doanh nghiệp
nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Đối tượng áp dụng Nghị
định này bao gồm: cơ quan đại diện chủ sở hữu; doanh nghiệp nhà
nước; người đại diện phần vốn nhà đầu tư tại công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; cơ quan, tổ chức, cá nhân
khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn tài sản
tại doanh nghiệp nhà nước.
-  Bên cạnh đó, theo quy định của Nghị định này thì:  Các doanh nghiệp
nhà nước hoạt động trong các ngành, lĩnh vực có đặc thù về tài chính
ngoài việc tuân thủ quy định của Nghị định này, phải thực hiện theo
quy định riêng của Chính phủ về đặc thù đó. Trường hợp có sự khác
nhau với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định riêng
của Chính phủ về đặc thù đó.

- Phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước:
Doanh nghiệp nhà nước cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết
yếu, bảo đảm an sinh xã hội; doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong
lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của
Chính phủ; doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực độc
quyền tự nhiên; doanh nghiệp nhà nước ứng dụng công nghệ cao, đầu
tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và
nền kinh tế.Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập hồ sơ đề nghị đầu tư vốn
nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước gửi cơ quan tài chính
cùng cấp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập
8
doanh nghiệp nhà nước của cấp có thẩm quyền.Trường hợp mức vốn
điều lệ thực tế thấp hơn mức vốn điều lệ đã đăng ký khi thành lập
doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện điều
chỉnh lại mức vốn điều lệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp bằng mức vốn thực góp theo quy định của Luật Doanh nghiệp
năm 2014.

- Phạm vi đầu tư bổ sung vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công
ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
    Doanh nghiệp được nhà nước tiếp tục đầu tư vốn để duy trì tỷ
lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại các công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoạt động trong các ngành,
lĩnh vực sau đây: khai thác, bảo trì cảng hàng không, sân bay, khai
thác cảng biển; quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ, đường thủy nội địa,
bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; cung cấp cơ sở hạ
tầng viễn thông; khai thác khoáng sản, khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên;
chế biến dầu mỏ, khí tự nhiên; sản xuất thuốc lá điếu; bán buôn thuốc
phòng, chữa bệnh, bán buôn lương thực, bán buôn xăng dầu; phân phối
điện; thoát nước đô thi, vệ sinh môi trường, chiếu sáng đô thị, khai
thác, sản xuất và cung cấp nước sạch đô thị; điều tra cơ bản về địa
chất, khí tượng, khảo sát, thăm dò, điều tra về tài nguyên đất, nước,
khoáng sản và các loại tài nguyên thiên nhiên; sản xuất, lưu giữ giống
gốc cây trồng vật nuôi và tinh đông, sản xuất vắc xin sinh phẩm y tế,
vắc xin thú y; sản xuất hóa chất cơ bản, phân hóa học, thuộc bảo vệ
thực vật; vận tải đường biển quốc tế, vận tải đường sắt và vận chuyển
hàng không; hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp theo quy định
của pháp luật;
     Đối với phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty
cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có nhu cầu
đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp
9
và phát triển doanh nghiệp để đầu tư, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải
có đề án gửi Bộ Tài chính để thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính
phủ xem xét, quyết định.

-  Huy động vốn của doanh nghiệp nhà nước


        Doanh nghiệp nhà nước được trực tiếp vay vốn nước ngoài
theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ cho bên cho vay
nước ngoài theo đúng các điều kiện đã cam kết trong các thỏa thuận
vay. Điều kiện, trình tự, thủ tục xem xét chấp thuận khoản vay nước
ngoài của doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về quản
lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo
lãnh. Khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp phải nằm trong hạn
mức vay nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm theo quyết định của
Thủ tướng Chính phủ và phải được đăng ký và xác nhận của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định hiện hành.
       Doanh nghiệp nhà nước chỉ thực hiện bảo lãnh cho các công
ty con vay vốn tại các tổ chức tín dụng trong nước với điều kiện công
ty con được bảo lãnh phái có tình hình tài chính lành mạnh, không có
các khoản nợ quá hạn; việc bảo lãnh vay vốn để thực hiện dự án đầu tư
phải trên cơ sở thẩm định hiệu quả của dự án đầu tư và phái có cam kết
trả nợ đúng hạn đối với khoản vay được bảo lãnh. Doanh nghiệp nhà
nước có trách nhiệm giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và
trả nợ đúng hạn đối với các khoản vay do doanh nghiệp bảo lãnh.

-   Chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nhà nước


      Việc chuyển nhượng các khoản vốn đầu tư ra ngoài doanh
nghiệp của doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định tại Luật
Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại
doanh nghiệp và phương thức chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài của
doanh nghiệp nhà nước.

10
    Tiền thu về chuyển nhượng các khoản vốn đầu tư ra ngoài
doanh nghiệp (cổ phần, phần vốn góp và chuyển nhượng quyền mua
cổ phần, quyền góp vốn) sau khi trừ giá trị vốn đầu tư của doanh
nghiệp, chi phí chuyển nhượng và thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy
định, số tiền còn lại được xác định vào thu nhập hoạt động tài chính
của doanh nghiệp.

    Đối với các loại công trái, trái phiếu mà doanh nghiệp nhà
nước đã đầu tư để hưởng lãi, việc chuyển nhượng thực hiện theo quy
định khi phát hành hoặc phương án phát hành của tổ chức (chủ thể)
phát hành. Trường hợp doanh nghiệp nahf nước chuyển nhượng trái
phiếu trước kỳ hạn thì giá chuyển nhượng phái đảm bảo nguyên tắc
bảo toàn vốn khi chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng trái phiếu đã
được đăng ký lưu ý, niêm yết và giao dịch trên thị trường giao dịch
chứng khoán, doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về
chứng khoán.

- Cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản


       Doanh nghiệp nhà nước được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố
tài sản của doanh nghiệp đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và
phát triển vốn theo quy định của pháp luật; đối với doanh nghiệp nhà
nước được thành lập để thực hiện thường xuyên, ổn định sản xuất,
cung ứng sản phẩm công ích, trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh
khi cho thuê, cầm cố, thế chấp những tài sản trực tiếp phục vụ nhiệm
vụ này phải được sự chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu; việc
sử dụng tài sản để cho thuê, thế chấp, cầm cố phải tuân theo đúng các
quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định của pháp luật khác có
liên quan.

-  Quản lý doanh thu, thu nhập khác và chi phí của doanh nghiệp

11
  Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc,
Giám đốc doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm trước cơ quan đại
diện chủ sở hữu và trước pháp luật trong việc tổ chức quản lý chặt chẽ,
đảm bảo tính đúng đắn, trung thực và hợp pháp của các khoản doanh
thu, thu nhập khác và chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp; toàn bộ doanh thu, thu nhập khác và chi phí phát sinh trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phải có đầy đủ hồ
sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật và phản ánh đầy đủ trong sổ
kế toán của doanh nghiệp theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành;
doanh thu, thu nhập khác và chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp được xác định bằng đồng Việt Nam, trường hợp thu
hoặc chi bằng ngoại tệ phải quy đổi về đồng Việt Nam theo quy định
của pháp luật hiện hành; doanh nghiệp phải tính đúng, tính đủ chi phí
hoạt động sản xuất, kinh doanh, tự trang trải mọi khoản chi phí bằng
các khoản thu của doanh nghiệp và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp; việc xác định doanh thu, thu nhậ
và chi phí để xác định nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối
với doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và
pháp luật khác có liên quan.

- Kế hoạch tài chính


Căn cứ vào định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước đã được cơ quan đại diện
chủ sở hữu phê duyệt, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh
doanh, kế hoạch tài chính dài hạn phù hợp với kế hoạch định hướng
của doanh nghiệp đã được cơ quan chủ đại diện sở hữu quyết định.

  Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài
chính cùng cấp rà soát lại kế hoạch tài chính do doanh nghiệp lập và có
ý kiến chính thức bằng văn bản để doanh nghiệp hoàn chỉnh kế hoạch

12
tài chính. Kế hoạch tài chính sau khi hoàn chỉnh là kế hoạch chính
thức làm cơ sở cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính
cùng cấp giám sát đánh giá quản lý điều hành hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.

- Báo cáo tài chính, thống kê và các báo cáo khác:

          Cuối kỳ kế toán (quý, năm), doanh nghiệp nhà nước phải lập,
trình bày, gửi các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê cho cơ quan nhà
nước và thực hiện công khai tài chính theo quy định của pháp luật. Hội
đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chịu trách nhiệm về tính chính
xác, trung thực của các báo cáo tài chính, thống kê và việc thực hiện
công khai tài chính.

          Ngoài ra, doanh nghiệp phải thực hiện lập, gửi các báo cáo đột
xuất khi có yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan quản
lý nhà nước; trường hợp doanh nghiệp có khoản vay trong nước và vay
nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, doanh nghiệp phải thực hiện lập
và gửi báo cáo theo các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý
nợ được Chính phủ bảo lãnh.

-   Quản lý vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

          Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện quản lý vốn nhà nước
đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
trở lên thông qua người đại diện phần vốn nhà nước; quyền, trách
nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện theo quy định tại
Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh
tại doanh nghiệp.

          Người đại diện phần vốn nhà nước được cơ quan đại diện chủ sở
hữu lựa chọn và cử bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm của

13
đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại
công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Ý nghĩa/ hạn chế:


- Trong những năm qua, công tác cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần
hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN), thoái vốn đã đạt được nhiều kết
quả quan trọng. Cơ chế, chính sách về đổi mới tổ chức, quản lý, sắp
xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đã được ban hành, sửa đổi, bổ
sung khá đầy đủ và đồng bộ. DNNN đã giảm mạnh về số lượng, từ
năm 2016 đến tháng 11 năm 2018, cả nước đã cổ phần hóa được 147
doanh nghiệp trong đó có nhiều doanh nghiệp quy mô vốn nhà nước
lớn, riêng trong năm 2017, tổng quy mô vốn nhà nước được xác định
lại tại các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đạt trên 160.000 tỷ
đồng, bằng 81,5% tổng giá trị phần vốn nhà nước ở các doanh nghiệp
được cổ phần hóa giai đoạn 2011 - 2015; thực hiện thoái vốn nhà nước
tại nhiều doanh nghiệp, thu về được gần 155 nghìn tỷ đồng; sửa đổi,
bổ sung, ban hành đầy đủ Nghị định Điều lệ tổ chức và hoạt động, phê
duyệt, tổ chức triển khai Đề án cơ cấu lại các tập đoàn, tổng công ty
nhà nước, Các DNNN được cơ cấu lại đã tập trung hơn vào những
ngành, lĩnh vực quan trọng, thực hiện vai trò, nhiệm vụ làm nòng cốt
điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô; hiệu quả hoạt động của DNNN và
doanh nghiệp sau cổ phần hóa được nâng lên.
- Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, còn một số tồn tại, hạn chế
như: một số bộ, ngành, địa phương chưa phê duyệt phương án cơ cấu
lại các DNNN, chưa hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn theo
đúng kế hoạch đã được phê duyệt; còn giữ cổ phần chi phối ở nhiều
ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn hoặc giữ
cổ phần chi phối, đặc biệt là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước;
hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DNNN chưa tương xứng so với
nguồn lực đang nắm giữ. Một số cơ chế, chính sách ban hành chậm so
14
với kế hoạch đề ra; việc xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật trước khi
quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp còn chậm. Việc thực hiện các
quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước tại một số
doanh nghiệp chưa hiệu quả. Một số bộ, ngành, địa phương chưa
nghiêm túc, quyết liệt thực hiện việc chuyển giao quyền đại diện chủ
sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa về Tổng
công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và chỉ đạo người
đại diện tại các doanh nghiệp đã cổ phần hóa đăng ký giao dịch, niêm
yết trên thị trường chứng khoán. Cơ chế quản trị của các DNNN chậm
được đổi mới, chưa phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế; tính
công khai, minh bạch còn hạn chế...
Nguyên nhân:
- Nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa, thoái vốn trong giai đoạn này là
doanh nghiệp có quy mô lớn, phức tạp về tài chính, đất đai nhiều,
phạm vi hoạt động rộng nên việc xác định giá trị doanh nghiệp, Kiểm
toán Nhà nước kiểm toán kết quả xác định giá trị doanh nghiệp gặp
nhiều khó khăn, thời gian kéo dài. Một số quy định mới về cổ phần
hóa, thoái vốn được ban hành theo hướng chặt chẽ hơn, thời gian thực
hiện dài, nhất là về đất đai, công tác xác định giá trị doanh nghiệp bảo
đảm tối đa lợi ích của Nhà nước như các quy định tại Nghị
định 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017, Nghị định
126/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2017, Nghị định
số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017, Nghị định
số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018...nên quy trình, thời
gian thực hiện kéo dài hơn, trong đó doanh nghiệp phải thực hiện lại
một số hoặc toàn bộ nội dung, công đoạn trong quá trình cổ phần hóa
khi thực hiện chuyển tiếp giữa các văn bản quy phạm pháp luật.

15
- Kỷ cương, kỷ luật trong thực thi chính sách, pháp luật chưa nghiêm.
Nhiều cấp, nhiều ngành còn chưa tích cực, chủ động triển khai nhiệm
vụ. Còn tình trạng lợi ích nhóm, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong
cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn, gây bức xúc dư luận. Nhận thức về
chủ trương cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN của một số lãnh
đạo đơn vị còn chưa quyết liệt; kỷ luật chấp hành chỉ đạo của cấp trên,
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chưa được thực hiện nghiêm;
còn tư tưởng e ngại, nhận thức chưa rõ trong vấn đề đổi mới khi cổ
phần hóa, thoái vốn; tâm lý sợ mất vị trí, vai trò sau cổ phần hóa, thoái
vốn; tư tưởng yên vị đã và đang kìm hãm tiến độ đổi mới. Từng bộ
ngành, địa phương, từng tập đoàn, tổng công ty, DNNN và người đứng
đầu cần nghiêm túc rút kinh nghiệm sâu sắc để làm quyết liệt hơn, hiệu
quả hơn nhiệm vụ này trong thời gian tới.

Mục tiêu:
- Để đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn tới theo Nghị quyết số
12-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và
nâng cao hiệu quả DNNN và Nghị quyết số 60/2018/QH14 ngày 15
tháng 6 năm 2018 của Quốc hội khóa XIV về tiếp tục hoàn thiện và
đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng
vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa DNNN, Thủ
tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, DNNN tăng cường
chỉ đạo, đẩy mạnh công tác cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa
và thoái vốn nhà nước tại DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước,
đáp ứng các yêu cầu sau:

16
1. Quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về
tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN theo Nghị
quyết số 12-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 Hội nghị lần thứ năm
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Nghị quyết số
60/2018/QH14 ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội khóa XIV
để nhận thức đúng, đầy đủ theo nguyên tắc thị trường, tuân thủ pháp
luật đảm bảo công khai, minh bạch, kiên quyết đẩy lùi các hạn chế,
tiêu cực làm chậm quá trình cổ phần hóa, thoái vốn.

2. Hoàn thành việc xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền
ban hành Quyết định phê duyệt phương án cơ cấu lại các DNNN trực
thuộc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định
số 707/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 làm cơ sở để các đơn vị tổ
chức triển khai thực hiện.
3. Đẩy nhanh công tác cổ phần hóa, phấn đấu hoàn thành kế hoạch
theo danh sách ban hành tại văn bản số 991/TTg-ĐMDN ngày 10
tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ. Đối với các doanh
nghiệp không có khả năng hoàn thành kế hoạch do lý do khách quan
cần kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ các khó khăn, vướng mắc
để xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo
kế hoạch đề ra.
4. Các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty, DNNN, người
đại diện phần vốn tại doanh nghiệp có vốn nhà nước xây dựng lộ trình,
thời gian cụ thể để triển khai việc thoái vốn tại doanh nghiệp theo
Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2017 của Thủ
tướng Chính phủ.
5. Rà soát, điều chỉnh lại danh sách các đơn vị thực hiện cổ phần hóa,
thoái vốn giai đoạn 2018 - 2020, đảm bảo khả năng thực hiện. Rà soát
các đơn vị thoái vốn chưa thực hiện được trong giai đoạn 2016 - 2018

17
để chuyển giao sang SCIC để thực hiện thoái vốn trong giai đoạn 2019
- 2020.
6. Các doanh nghiệp (bao gồm cả các doanh nghiệp thuộc tập đoàn
kinh tế, tổng công ty nhà nước) đã cổ phần hóa nghiêm túc thực hiện
việc đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán và việc
thu, nộp tiền thu phát sinh từ cổ phần hóa, thoái vốn về Quỹ Hỗ trợ sắp
xếp và phát triển doanh nghiệp (Quỹ) theo quy định.
7. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp khẩn trương ổn định
cơ cấu tổ chức, bộ máy, thực hiện tốt nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu
nhà nước tại 19 tập đoàn, tổng công ty được chuyển giao. Đối với các
doanh nghiệp còn lại thuộc diện bàn giao về SCIC, thực hiện nghiêm
việc chuyển giao theo quy định.
8. Xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong việc để chậm trễ
trong công tác cổ phần hóa, thoái vốn, đăng ký giao dịch, niêm yết trên
thị trường chứng khoán, quyết toán cổ phần hóa và nộp tiền kịp thời,
đầy đủ về Quỹ; việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấp
hành các quy định về cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại và hiệu quả
hoạt động của DNNN; có chế tài đủ mạnh, xử lý nghiêm các vi phạm,
không để tái diễn.

 Việc tiếp nhận sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp của SCIC

Thông tư 83/2018/TT-BTC ngày 30/8/2018 hướng dẫn việc chuyển giao


quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh
doanh vốn nhà nước (SCIC)

- Chốt mốc chuyển giao


Thông tư quy định rõ việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà
nước tại các doanh nghiệp từ các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về SCIC và việc

18
chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp
SCIC đã tiếp nhận về các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Về nguyên tắc chuyển giao, việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở
hữu nhà nước tại doanh nghiệp về SCIC phải đảm bảo nguyên tắc:
công khai, minh bạch, có kế thừa, không làm ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có sự phối hợp giữa các bên
liên quan để cùng xử lý các vấn đề phát sinh trong và sau quá trình
chuyển giao theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, việc tổ chức chuyển giao được thực hiện theo từng doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật và hướng dẫn tại Thông tư này.
Trường hợp sau khi chuyển giao, nếu số liệu tại Hồ sơ chuyển giao có
thay đổi, các bênliên quan theo quy định tại Điều 6 Thông tư này phối
hợp làm rõ nguyên nhân, đưa ra biện pháp xử lý và điều chỉnh lại số
liệu chuyển giao chính thức.
SCIC chỉ thực hiện tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại
các doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao quyền đại diện chủ sở
hữu nhà nước về SCIC theo quy định tại Điều 3 Thông tư này và còn
vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính năm hoặc quý gần nhất (giá trị
vốn chủ sở hữu tại mã số 410 trên bảng cân đối kế toán lớn hơn 0) với
thời điểm chuyển giao.
Về giá trị vốn chuyển giao, đối với công ty cổ phần là giá trị cổ phần
nhà nước (tính theo mệnh giá) đầu tư tại doanh nghiệp và các khoản
tiền của Nhà nước còn phải thu hồi (nếu có). Đối với công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh là giá trị sổ sách phần vốn nhà
nước đầu tư tại doanh nghiệp và các khoản tiền của Nhà nước còn phải
thu hồi (nếu có).
Về thời gian thực hiện chuyển giao, Thông tư quy định, các Bộ, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chuyển giao quyền đại diện chủ
sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp về SCIC theo thời hạn sau: Đối với

19
các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và các trường hợp khác
theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư này: thực hiện chuyển giao
theo thời hạn ghi tại quyết định, văn bản của Thủ tướng Chính phủ
hoặc trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chấp thuận
của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với công ty cổ phần được chuyển đổi từ Công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này: thực hiện chuyển giao
trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày các Bộ, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh phải hoàn thành việc công bố giá trị thực tế phần vốn nhà
nước tại thời điểm công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp lần đầu theo quy định của pháp luật về chuyển doanh
nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do
doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ
phần.
Đối với các doanh nghiệp còn lại thuộc đối tượng chuyển giao quy
định tại Điều 3 Thông tư này: thực hiện chuyển giao trong thời hạn 30
ngày làm việc kể từ ngày Nghị định số 147/2017/NĐ-CP có hiệu lực
hoặc trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
Trong thời hạn chuyển giao nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này, các
Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa ban hành quyết định công bố giá trị
thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty cổ phần được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu thì thực hiện chuyển
giao giá trị vốn nhà nước theo giá trị được phê duyệt tại phương án cổ
phần hóa hoặc quyết định điều chỉnh quy mô, cơ cấu vốn điều lệ của
doanh nghiệp cổ phần hóa.
Sau khi chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước, các Bộ, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với SCIC và doanh nghiệp

20
thực hiện xử lý các tồn tại về tài chính của doanh nghiệp, quyết toán,
công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty cổ
phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu theo
quy định của pháp luật về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư
100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần và điều chỉnh giá trị phần vốn
nhà nước đã chuyển giao (nếu có).
- Quy rõ trách nhiệm
Thông tư quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh trong chỉ đạo Người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh
nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao về SCIC và các cơ quan có liên
quan phối hợp với SCIC và doanh nghiệp hoàn thành việc chuyển giao
quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp theo đúng
thời hạn quy định tại Điều 7 Thông tư này.
- Đối với những doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc đối tượng chuyển giao
quyền đại diệnchủ Sở hữu nhà nước về SCIC, Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
Lấy ý kiến SCIC bằng văn bản về việc lựa chọn Người đại diện phần
vốn nhà nước góp tại công ty cổ phần; Chỉ đạo Ban chỉ đạo cổ phần
hóa xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính (nếu có) của doanh nghiệp
trước khi chuyển giao, hoàn thành việc xác định lại giá trị phần vốn
nhà nước tại thời điểm công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp lần đầu theo quy định của Chính phủ về chuyển
doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ
phần.
Về trách nhiệm của Người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh
nghiệp, lập hồ sơ chuyển giao theo hướng dẫn tại Thông tư này và chịu
trách nhiệm về tính chính xác của số liệu tại các báo cáo: Báo cáo giá

21
trị vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp (Phụ lục số 01); Báo cáo giá
trị các khoản tiền Nhà nước còn phải thu hồi (Phụ lục số 02); Báo cáo
tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Phụ lục
số 03); Báo cáo thông tin về người đại diện phần vốn nhà nước tại
doanh nghiệp (Phụ lục số 04).
Đồng thời, phối hợp với doanh nghiệp: Làm thủ tục đăng ký lại sở hữu
cổ phần hoặc phần vốn góp của Nhà nước từ các Bộ, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh về SCIC; Thực hiện nội dung quy định tại khoản 1, khoản 3
Điều 12 và khoản 5 Điều 14 Thông tư này.
Đôn đốc doanh nghiệp nộp các khoản thu từ cổ phần hóa và khoản lợi
nhuận, cổ tức thuộc phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo quy
định (bao gồm cả các khoản phạt chậm nộp (nếu có).
Cuối cùng đối với trách nhiệm của SCIC, đơn vị có trách nhiệm phối
hợp với các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn Người đại diện
phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc đối tượng
chuyển giao khi được lấy ý kiến theo quy định tại khoản 2 Điều 12
Thông tư này.
Thực hiện quyền và nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các
doanh nghiệp kể từ thời điểm chuyển giao; chủ trì giải quyết các vấn
đề tồn tại của doanh nghiệp phát sinh sau thời điểm chuyển giao quyền
đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp về SCIC.
Tại các doanh nghiệp SCIC đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu
nhà nước, SCIC phối hợp với các Cơ quan đại diện chủ sở hữu cử bổ
sung, thay thế Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khi
cần thiết.
Thông tư cũng hướng dẫn đối với Hồ sơ chuyển giao lập trước ngày
Thông tư này có hiệu lực và đang được các bên xem xét để ký Biên
bản chuyển giao thì thực hiện chuyển giao theo các quy định tại Thông
tư số 118/2014/TT-BTC ngày 21/8/2014 của Bộ Tài chính.

22
SCIC tiếp nhận và quản lí phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp
- Tính đến 31/5/2019, danh mục doanh nghiệp do SCIC quản lý có 144
doanh nghiệp, với tổng số vốn nhà nước theo giá trị sổ sách
hơn 28.600 tỷ đồng, giá trị thị trường khoảng 116.000 tỷ đồng (hơn 5
tỷ USD).
- Về công tác tiếp nhâ ̣n quyền đại diê ̣n sở hữu vốn nhà nước tại doanh
nghiê ̣p, giai đoạn từ năm 2017 đến tháng 5/2019, SCIC đã tiếp nhận
được 44 doanh nghiệp với tổng vốn nhà nước hơn 11.500 tỷ đồng. Các
doanh nghiệp sau khi được bàn giao về SCIC đã được phân loại để
quản lý; thực hiện tái cơ cấu, xử lý tồn tại, nângcao quản trị, hiệu quả
hoạt động và lựa chọn thời điểm thích hợp để triển khai bán vốn, mang
lại hiệu quả cao.
- Về công tác bán vốn, trong giai đoạn từ 2017 đến hết tháng 5/2019,
SCIC đã bán vốn tại 51 DN (bao gồm: Vinamilk và Nhựa Bình Minh),
trong đó, bán hết vốn tại 47 DN, bán bớt vốn tại 04 DN và bán quyền
mua cổ phần tại 2 DN. Tổng giá trị thu được là 20.111 tỷ đồng, trên
giá vốn là 3.077 tỷ đồng, chênh lệch bán vốn là 17.034 tỷ đồng, đạt tỷ
lệ 6,5 lần (cao hơn nhiều lần so với mức bình quân chung của cả nước
giai đoạn 2011-2015 là 1,48 lần). Công tác bán vốn nhà nước tại doanh
nghiệp của SCIC đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật,
đảm bảo công khai, minh bạch, đạt được hiệu quả cao, bảo toàn và
phát triển vốn nhà nước.
- Với nguồn vốn điều lệ và vốn tích tụ trong quá trình kinh doanh, tổng
vốn đầu tư đã giải ngân của SCIC từ khi thành lập đến nay đạt khoảng
27.700 tỷ đồng. Thời gian qua, SCIC đã chủ động làm việc với một số
tập đoàn, tổng công ty thuộc UBQLVNN để tiếp cận và nghiên cứu
các cơ hội đầu tư.
- Bên cạnh đó, SCIC đã có một số đề xuất, kiến nghị để nâng cao hiê ̣u
quả hoạt đô ̣ng trong thời gian tới như: các Bộ/UBND khẩn trương

23
triển khai nghiêm túc việc chuyển giao cho SCIC quyền đại diện chủ
sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ tại Quyết định 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017, Chỉ thị số
01/CT-TTg ngày 05/1/2019;Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền
xem xét, phê duyệt cho phép SCIC được áp dụng cơ chế bán vốn đặc
thù đã được quy định tại Nghị định 151/2013/NĐ-CP để đẩy nhanh
tiến độ bán vốn.
- Đồng chí Nguyễn Hồng Long ghi nhận các vướng mắc cũng như
những đề xuất, kiến nghị củSCIC về việc đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần
hóa, thoái vốn, cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời yêu
cầu SCIC tiếp tục nghiêm túc thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra,
trong quá trình thực hiện nếu gặp vướng mắc, khó khăn, cần chủ đô ̣ng
xin ý kiến chỉ đạo từ các cơ quan liên quan. Ngoài ra, yêu cầu SCIC bổ
sung, tổng hợp, hoàn chỉnh báo cáo gửi về Ban Chỉ đạo đổi mới và
Phát triển doanh nghiệp để trình Chính phủ xem xét, phê duyệt.
- Thay mặt lãnh đạo SCIC, Chủ tịch HĐTV Nguyễn Đức Chi gửi lời
cảm ơn đến đoàn công tác của Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển
doanh nghiệp đã có những chỉ đạo sâu sát và kịp thời đối với SCIC,
đồng thời mong muốn Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh
nghiê ̣p, các cơ quan liên quan tạo điều kiện, hỗ trợ để SCIC thực hiê ̣n
tốt hơn nữa công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh
nghiệp trong thời gian tới.

 Về căn cứ pháp luật:

- Luật doanh nghiệp 2014


- Thông tư số 83/2016 / TT-BTC hướng dẫn thực hiện các chương trình
ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật đầu tư.

24
- Nghị định số 131/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà
nước tại doanh nghiệp
- Nghị định 126/2017/NĐ-CP về chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước
- Quyết định số 707/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN
“CƠ CẤU LẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC, TRỌNG TÂM LÀ
TẬP ĐOÀN KINH TẾ, TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN
2016 – 2020

- Quyết định số 1232/QĐ-TT- Phê duyệt Danh mục doanh nghiệp có


vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020

1.2 SCIC tiếp nhận quyền đại diện sở hữu vốn nhà nước tại Tập Đoàn
Dệt may Việt Nam từ Bộ Công thương
- Tập đoàn Dệt may tiền thân là Tổng công ty Dệt may Việt Nam, là nền
tảng của lĩnh vực dệt may Việt Nam. Hiện Vinatex có 15 công ty con
và 19 công ty liên kết. Các công việc liên quan giữa Bộ Công Thương
và SCIC đã được làm rõ trên tinh thần đảm bảo không làm gián đoạn
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tuân thủ các quy
định hiện hành. 
- Ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch HĐQT SCIC cam kết sau khi tiếp
nhận doanh nghiệp, SCIC sẽ phối hợp với Bộ Công thương thực hiện
tốt công tác quản trị doanh nghiệp, quản lý vốn nhà nước, cũng như
nâng cao giá trị doanh nghiệp, tiếp tục hỗ trợ Vinatex sản xuất kinh
doanh đạt hiệu quả hơn.
- Theo biên bản chuyển giao được ký kết, giá trị vốn đầu tư của nhà
nước tại Vinatex chuyển giao về SCIC là 2.674 tỷ đồng, chiếm 53,49%
vốn điều lê ̣ của Vinatex. Vinatex đã hoàn thành cổ phần hóa và hoạt
động theo hình thức công ty cổ phần từ ngày 29/1/2015.

25
- Phát biểu tại buổi lễ chuyển giao, đại diê ̣n Bô ̣ Công thương cho biết,
các công việc liên quan giữa Bô ̣ Công thương và SCIC đã được làm rõ
trên tinh thần đảm bảo không làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, tuân thủ các quy định hiện hành. Bô ̣ Công
thương sẽ phối hợp cùng SCIC và đề nghị SCIC tích cực hỗ trợ để
doanh nghiê ̣p ngày càng phát triển, qua đó gia tăng giá trị phần vốn
nhà nước tại doanh nghiệp.
- Lãnh đạo Bô ̣ Công thương đã quyết liê ̣t chỉ đạo lập hồ sơ chuyển giao.
Bộ Công thương thời gian qua đã rất tích cực phối hợp cùng SCIC
hoàn thiê ̣n các thủ tục chuyển giao và là một trong những Bộ ngành ở
trung ương đi đầu trong việc chủ động bàn giao các doanh nghiệp
thuộc đối tượng chuyển giao về SCIC. Sau khi tiếp nhận doanh nghiê ̣p,
SCIC sẽ phối hợp với Bô ̣ Công thương thực hiện tốt công tác quản trị
doanh nghiệp, quản lý vốn nhà nước cũng như nâng cao giá trị doanh
nghiệp.
- Việc chuyển giao vốn nhà nước tại Vinatex có ý nghĩa quan trọng thể
hiện quyết tâm của Bô ̣ Công thương, SCIC và doanh nghiệp trong việc
thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về tái cấu trúc doanh nghiệp.
- Tiếp theo viê ̣c chuyển giao Vinatex, Bô ̣ Công thương sẽ tiếp tục chỉ
đạo xử lý tồn tại, hoàn thiện hồ sơ tại 5 doanh nghiê ̣p còn lại do Bô ̣
quản lý để chuyển giao vốn nhà nước về SCIC theo quy định.
- Theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 về danh mục thoái
vốn nhà nước giai đoạn 2017-2020, Thủ tướng Chính phủ đã quyết
định việc các Bộ/UBND tỉnh chuyển giao về SCIC để triển khai bán
phần vốn nhà nước tại 62 doanh nghiệp tại 6 Bộ và 16 địa phương với
tổng số vốn nhà nước là trên 11.200 tỷ đồng (chiếm 65,3% vốn điều lệ
các doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao). Trong số đó có 7 doanh
nghiệp thuộc Bộ Công Thương cần chuyển giao (Năm 2017 đã chuyển
giao 01 doanh nghiệp, năm 2018 chuyển giao Vinatex). Tính từ khi

26
thành lập năm 2006, SCIC đã tiếp nhận 55 DN từ Bộ Công Thương và
Bộ Thương Mại (chưa sáp nhâp với Bộ Công nghiệp).
- Tiếp sau Vinatex, Bộ Công thương sẽ tiếp tục chỉ đạo xử lý tồn tại,
hoàn thiện hồ sơ tại 5 doanh nghiệp còn lại do Bộ quản lý để chuyển
giao vốn nhà nước về SCIC theo quy định.

1.3 Các vấn đề khác trong quá trình thực tập:


Vấn đề về kinh tế, tài chính, công nghệ thông tin,... đã được làm rõ và
nghiên cứu trong quá trình thực tập tại Công ty đầu tư và phát triển vốn nhà
nước.

2. Kỹ năng nghề nghiệp:


Trong quá trình thực tập tại Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước,
thực tập sinh đã được anh chị trong công ty cũng như người hướng dẫn
( chuyên viên ban pháp chế Trần Linh Trang) truyền dạy nhiều kỹ năng như:
kỹ năng tư duy phân tích và tổng hợp, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tiếp xúc
với khách hàng, kỹ năng tìm kiếm – thu thập và tổng hợp thông tin và quan
trọng nhất là đạo đức hành nghề luật sư.
- Kỹ năng tư duy, phân tích và tổng hợp: Đây là kỹ năng quan trọng
hàng đầu khi hành nghề luật sư. Kỹ năng này giúp luật sư có cái nhìn
tổng quát khi bắt đầu tìm hiểu về một vấn đề nào đó, từ sự tư duy –
phân tích mà tìm được ra căn cứ pháp lý áp dụng vào thực tiễn để giải
quyết vấn đề, vướng mắc một cách chính xác và nhanh chóng nhất. Kỹ
năng này đòi hỏi Luật sư phải có cái nhìn vấn đề tư nhiều góc độ, đặt
mình vào vị trí khách hàng để giải quyết sao cho có lợi cho khách hàng
của mình.
- Kỹ năng ngoại ngữ: Là một kỹ năng quan trọng, không thể thiếu của
luật sư.
Công ty đầu tư và kinh doanh vố nhà nước có yếu tố nước ngoài và
khách hàng là người nước ngoài cho nên kỹ năng ngoại ngữ rất quan
27
trọng trong khi thực tập, làm việc tại công ty. Tại đây, em được tham
gia dịch một số tài liệu, giấy tờ, hồ sơ sang tiếng anh và tìm hiểu các
văn bản pháp luật bằng tiếng anh.
- Kỹ năng tiếp xúc với khách hàng: Cần lắng nghe khách hàng và đưa ra
những lời khuyên có lợi nhất cho khách hàng, đặt bản thân vào vị trí
của khách hàng để giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng tìm kiếm – thu thập và tổng hợp
- Kĩ năng rà soát văn bản pháp luật
- Đạo đức nghề nghiệp của luật sư: là một vấn đề quan trọng cần được
quan tâm vì nghề luật là một nghề có tầm quan trọng đối với xã hội,
gây ra nhiều hệ lụy nếu sự trung thực không được đảm bảo.
- Kỹ năng soạn thảo văn bản pháp luật, soạn thảo hồ sơ thành lập doanh
nghiệp,...

3. Những vấn đề đặt ra với lý luận và thực tiễn pháp luật Việt Nam:
Lý luận về pháp luật Việt Nam cơ bản là đầy đủ, đã điều chỉnh được hầu
khắp các vấn đề về đầu tư, doanh nghiệp. Tuy nhiên khi đi vào thực tiễn thì
lại thấy có nhiều thiếu sót, bất cập. Hệ thống văn bản chồng chéo: một vấn đề
lại có nhiều văn bản quy định cho nên việc tìm kiếm và tổng hợp khá khó
khăn.

Mặc dù pháp luật đã điều chỉnh hầu hết các vấn đề tuy nhiên lại có một số
vấn đề chưa được quy định, hoặc đề cập đến. Cho nên nếu rơi vào các vấn đề
này sẽ không có hướng giải quyết cụ thể theo pháp luật nên gây khó khăn rất
nhiều cho luật sư.

Do vậy, việc đồng bộ hóa các văn bản luật và dưới luật, xác định định
hướng của pháp luật là rất quan trọng.

28
LỜI KẾT:

Trên đây là bản báo cáo thực tập của em trong suốt thời gian thực tập tại Công
ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Do mới tham gia thực tập nên em đã có ít
nhiều sai sót , vụng về khi thuở ban đầu bước chân vào môi trường làm việc
thực tế. Tuy nhiên trải qua quá trình thực tập này em đã đem về cho mình trước
hết là những bài học lớn lao và thiết thực, những kỹ năng nghề nghiệp cần có,
ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai sau này. Và sau đó là được các anh chị của
công ty cũng như thầy giáo hướng dẫn của chúng em cô Đào Thị Thu Hường
hướng dẫn và chỉ dẫn cụ thể về từng vấn đề.

Quá trình thực tập không quá dài nhưng đã cho chúng em có thêm những trải
nghiệm thực tế về hoạt động mà sau này có thể em sẽ làm. Và em cũng nhận
thức được rằng việc vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế là
điều không dễ, nhất là đối với những sinh viên mới tốt nghiệp, chuẩn bị tốt
nghiệp…

Cuối cùng, em xin chúc các quý thầy cô có một sức khỏe tốt và công tác, làm
việc thuận lợi, nhiều thành công.

Em xin chân thành cảm ơn!

29

You might also like