Chương Trình Đào T o

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIÊU CHUẨN

Ngành Kinh tế, Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại

1. Mục tiêu đào tạo


Đào tạo cử nhân kinh tế đối ngoại có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có
kiến thức chuyên môn vững vàng, có kỹ năng thực hành tốt để có thể làm việc trong lĩnh
vực kinh tế đối ngoại; có ý thức phục vụ cộng đồng và làm việc được trong môi trường hội
nhập quốc tế; sử dụng thành thạo tin học văn phòng và một trong các ngoại ngữ là tiếng
Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Nga; đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực
chất lượng cao phục vụ tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Những sinh viên tốt nghiệp được đào tạo:
- Đạt chuẩn đẩu ra về kiến thức, kỹ năng, trình độ ngoại ngữ, tin học, năng lực tự chủ
và trách nhiệm
- Làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại, các tập đoàn đa và
xuyên quốc gia, các công ty xuất nhập khẩu và logistics, các tổ chức nghiên cứu thị trường,
các đại diện thương mại của nước ngoài hay các tham tán thương mại của Việt Nam ở
nước ngoài, các tổ chức định chế quốc tế, hiệp hội ngành nghề với các vị trí việc làm liên
quan đến kinh doanh xuất nhập khẩu, vận tải và giao nhận, hải quan, hoạch định chính sách
thương mại và đầu tư, marketing, nghiên cứu và phát triển thị trường
- Có khả năng tự học suốt đời; học tiếp các chương trình đào tạo sau đại học trong và
ngoài nước các chuyên ngành kinh tế, kinh doanh; học liên thông, tham gia hoạt động trao
đổi học tập và thực hành tại các trường đại học trên thế giới, đặc biệt tại các trường đối tác
của Đại học Ngoại thương theo chương trình 2+2 hoặc 3+1.
2. Chuẩn đầu ra
Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo này có khả năng:
* Về kiến thức
1. Hiều được nền tảng kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, phương pháp luận, nhân
sinh quan, thế giới quan và quy luật phát triển của xã hội loài người để học tập, nghiên cứu
và làm việc, tư duy về lý luận chính trị.
2. Áp dụng dụng kiến thức cơ bản về kinh tế và năng lực ngoại ngữ để học tập,
nghiên cứu và làm việc, có khả năng áp dụng và thực hành các hoạt động kinh tế có tính
quốc tế trong nền kinh tế và doanh nghiệp.
3. Áp dụng kiến thức chuyên sâu về xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế, quản lý rủi ro
và bảo hiểm, pháp luật trong các hoạt động kinh tế đối ngoại.
4. Áp dụng kiến thức thực hành nghiệp vụ kinh tế đối ngoại tại Việt Nam và nước
ngoài.
* Về kỹ năng
5. Kỹ năng tổng hợp và phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động
kinh tế đối ngoại tại Việt Nam và thế giới.
6. Kỹ năng áp dụng, khám phá kiến thức kinh tế chung và kinh tế đối ngoại trong môi
trường kinh doanh đa văn hoá.

1
7. Kỹ năng chuyển giao kiến thức lý luận và kinh nghiệm nghề nghiệp trong hoạt
động kinh tế đối ngoại tại Việt Nam và thế giới.
8. Nghiên cứu và phát triển, đổi mới và sáng tạo, thiết lập các ý tưởng, mô hình kinh
doanh và phương pháp mới trong hoạt động kinh tế đối ngoại.
9. Tự học tập và nghiên cứu.
10. Làm việc nhóm, lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp.
11. Giao tiếp, thuyết trình và truyền đạt thông tin.
* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm trong môi trường đa văn hoá, có tinh thần
trách nhiệm với bản thân, nhóm làm việc và tổ chức.
- Hợp tác, hướng dẫn, điều phối và giám sát đồng nghiệp trong công việc và nhiệm vụ
được phân công.
- Định hướng, kế hoạch và chương trình phát triển nghề nghiệp.
- Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đổi mới và sáng tạo.
* Về vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế đối ngoại có cơ hội làm việc tại các cơ
quan quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại, các tập đoàn đa và xuyên quốc gia, các công ty
xuất nhập khẩu và logistics, các tổ chức nghiên cứu thị trường, các đại diện thương mại của
nước ngoài hay các tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức định chế
quốc tế, hiệp hội ngành nghề với các vị trí việc làm liên quan đến kinh doanh xuất nhập
khẩu, vận tải và giao nhận, hải quan, hoạch định chính sách thương mại và đầu tư,
marketing, nghiên cứu và phát triển thị trường
* Về trình độ ngoại ngữ, tin học
Sử dụng thành thạo một trong các ngoại ngữ là tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung,
tiếng Nhật, tiếng Nga (Bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam ban hành kèm theo
Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT).
* Về trình độ tin học
Sử dụng thành thạo tin học văn phòng (trình độ CNTT cơ bản theo quy định Thông
tư 03/2014/TT-BTTTT).
3. Nội dung chương trình đào tạo

Số tín
TT Tên học phần Mã học phần
chỉ

1 Khối kiến thức giáo dục đại cương 44


1.1 Lý luận chính trị 11
1 Triết học Mác - Lênin TRI114 3
2 Kinh tế chính trị Mác - Lênin TRI115 2
3 Chú nghĩa xã hội khoa học TRI116 2
4 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam TRI117 2
5 Tư tưởng Hồ Chí Minh TRI104 2

2
Số tín
TT Tên học phần Mã học phần
chỉ

Khoa học xã hội, Nhân văn - Nghệ thuật, Toán - Tin


1.2 18
học
6 Toán cao cấp TOA105 3
7 Pháp luật đại cương PLU101 3
8 Tin học TIN206 3
9 Logic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học TRI201 3
10 Kỹ năng phát triển nghề nghiệp KDO441 3
Tự chọn 2 trong các môn sau đây:
11 Lý thuyết xác suất và thống kê toán TOA201 3
12 Lịch sử các học thuyết kinh tế KTE301 3
13 Quan hệ quốc tế TMA317 3
14 Văn hóa Việt Nam và thế giới KDO201 3
Ngoại ngữ (Sinh viên đạt chuẩn một ngoại ngữ cho từng năm có thể lựa
1.3 15
chọn miễn ngoại ngữ)
15 Ngoại ngữ 1 (TAN, TPH, TNH, TTR, TNG) ---131 3
16 Ngoại ngữ 2 (TAN, TPH, TNH, TTR, TNG) ---132 3
17 Ngoại ngữ 3 (TAN, TPH, TNH, TTR, TNG) ---231 3
18 Ngoại ngữ 4 (TAN, TPH, TNH, TTR, TNG) ---232 3
19 Ngoại ngữ 5 (TAN, TPH, TNH, TTR, TNG) ---331 3
1.4 Giáo dục thể chất
Giáo dục thể chất
1.5 Giáo dục quốc phòng, an ninh
Giáo dục quốc phòng
2 Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 93
2.1 Kiến thức cơ sở khối ngành 6
20 Kinh tế vi mô KTE201 3
21 Kinh tế vĩ mô KTE203 3
2.2 Khối kiến thức cơ sở ngành 18
22 Marketing căn bản MKT301 3
23 Nguyên lý quản lý kinh tế DTU301 3
24 Địa lý kinh tế thế giới TMA201 3
25 Tài chính tiền tệ TCH301 3
26 Kinh tế lượng KTE309 3
27 Nguyên lý kế toán KET201 3
2.3 Khối kiến thức ngành 33
28 Quan hệ kinh tế quốc tế KTE306 3
29 Chính sách thương mại quốc tế TMA301 3

3
Số tín
TT Tên học phần Mã học phần
chỉ

30 Kinh tế đầu tư KTE311 3


31 Giao dịch thương mại quốc tế TMA302 3
32 Marketing quốc tế MKT401 3
33 Logistics và vận tải quốc tế TMA305 3
34 Sở hữu trí tuệ TMA408 3
35 Bảo hiểm trong kinh doanh TMA402 3
36 Kinh doanh quốc tế KDO307 3
37 Ngoại ngữ 6 (TAN, TPH, TNH, TTR, TNG) ---332 3
38 Ngoại ngữ 7 (TAN, TPH, TNH, TTR, TNG) ---431 3
2.4 Khối kiến thức chuyên ngành 24
Bắt buộc 15
39 Kinh tế kinh doanh KTE312 3
40 Đầu tư quốc tế DTU308 3
41 Quản lý rủi ro trong kinh doanh quốc tế KDO402 3
42 Quản lý nhà nước về hải quan TMA311 3
43 Pháp luật trong hoạt động KTĐN PLU419 3
Tự chọn 9
44 Thương mại dịch vụ TMA412 3
45 Thuận lợi hóa thương mại TMA410 3
46 Đàm phán thương mại quốc tế TMA404 3
47 Thuế và hệ thống thuế ở Việt Nam TMA320 3
48 Quan hệ khách hàng trong kinh doanh MKT402 3
49 Nghiệp vụ Kinh doanh quốc tế KDO408 3
50 Quản lý chuỗi cung ứng TMA313 3
51 Truyền thông trong kinh doanh quốc tế MKT408 3
52 Văn hóa trong kinh doanh quốc tế KTE319 3
53 Chuyển giao công nghệ TMA406 3
54 Quản trị dự án đầu tư quốc tế TMA315 3
55 Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội KDO305 3
56 Đổi mới sáng tạo TMA319 3
57 Thanh toán quốc tế TCH412 3
58 Xúc tiến thương mại, du lịch, đầu tư quốc tế TMA325 3
59 Thương hiệu trong kinh doanh quốc tế MKT407 3
60 Kinh tế học tài chính TCH341 3
61 Thị trường tài chính và định chế tài chính TCH401 3
62 Kinh tế phát triển KTE406 3
2.5 Thực tập giữa khóa KTE501 3

4
Số tín
TT Tên học phần Mã học phần
chỉ

2.6 Học phần tốt nghiệp (lựa chọn một trong 2) 9


1 Khóa luận tốt nghiệp (lựa chọn có điều kiện) KTE521 9
2.1. Học môn “Thực hành lập dự án kinh doanh” KDO409 3
2
2.2. Báo cáo thực tập tốt nghiệp KTE511 6
TỔNG CỘNG 137

You might also like