Triết TT 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

I. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

1. Khái niệm
a. Tồn tại xã hội
- Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất
của xã hội. Tồn tại xã hội của con người là thực tại xã hội khách quan, là một kiểu
vật chất xã hội, là các quan hệ xã hội vật chất được ý thức xã hội phản ánh. Trong đó,
quan hệ giữa con người với giới tự nhiên và quan hệ giữa con người với con người là
những quan hệ cơ bản nhất
- Kết cấu của Tồn tại xã hội:
+ Điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lí: Là điều kiện sinh sống tất yếu, thường
xuyên của sự tồn tại và phát triển của xã hội, có ảnh hưởng quan trọng đến đời
sống của con người và sự tiến bộ của xã hội
+ Điều kiện dân số và mật độ dân số: Là điều kiện tất yếu và thường xuyên của
sự tồn tại và phát triển của xã hội vì mỗi quốc gia, dân tộc đều cần có một số dân
nhất định để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Dân số và tốc độ phát triển dân số của
mỗi nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển mọi mặt của nước đó.
+ Phương thức sản xuất vật chất: Là cách thức con người làm ra của cải vật chất trong
những giai đoạn nhất định của lịch sử, bao gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Là
yếu tố cơ bản nhất, giữ vai trò quyết định trong tồn tại xã hội vì nó có ảnh hưởng quyết định
đến sự biến đổi của ý thức xã hội và nó làm thay đổi ý nghĩa của hoàn cảnh địa lý và điều kiện
dân số trong sự phát triển của xã hội.

b. Ý thức xã hội
- Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội bao gồm toàn bộ những quan
điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng,.. của những cộng đồng xã hội,
nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh xã hội trong những giai đoạn phát triển
nhất định.
- Ý thức xã hội và ý thức cá nhân tồn tại trong mối liên hệ hữu cơ, biện chứng với
nhau, thâm nhập vào nhau và làm phong phú nhau.
- Kết cấu của Ý thức xã hội:
+ Khi xem xét theo trình độ phản ánh:
 Ý thức xã hội thông thường (ý thức thường ngày):
Là những tri thức, những quan niệm của con người trong một cộng đồng
người nhất định, được hình thành một cách trực tiếp trong các hoạt động
thực tiễn hằng ngày nhưng chưa được hệ thống hóa, tổng hợp và khái quát
hóa.
Phản ánh đa dạng, sinh động, trực tiếp các mặt khác nhau của cuộc sống
hằng ngày của con người.
Phản ánh cảm tính, kinh nghiệm, có thể trở thành tiền đề quan trọng cho
sự hình thành các lý thuyết xã hội.
 Ý thức lý luận (ý thức khoa học):
Là những tư tưởng, những quan điểm được tổng hợp, hệ thống hóa và
khái quát hóa thành các học thuyết xã hội dưới dạng các khái niệm, phạm
trù và quy luật.
Có khả năng phản ánh hiện thực khách quan một cách sâu sắc, chính xác
và vạch ra được những mối liên hệ bản chất của các sự vật hiện tượng.
+ Khi xem xét theo mức độ phản ánh:
 Tâm lý xã hội:
Là ý thức xã hội thể hiện trong ý thức cá nhân. Bao gồm toàn bộ tư tưởng,
tình cảm, tâm trạng, thói quen, nếp sống, nếp nghĩ, phong tục tập quán,…
của 1 người, 1 tập đoàn người hay của toàn thể xã hội.
Hình thành trực tiếp trong đời sống hàng ngày.
 Hệ tư tưởng:
Là giai đoạn phát triển cao hơn của ý thức xã hội, là sự nhận thức lý
luận về tồn tại xã hội. Là hệ thống quan điểm của 1 giai cấp, lực lượng xã
hội nhất định.
Hình thành tự giác bởi các nhà tư tưởng của giai cấp nhất định, có ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội.
Trong Lịch sử xã hội, đã đang tồn tại Hệ tư tưởng Khoa học và Hệ tư
tưởng không khoa học. Hệ tư tưởng khoa học phản ánh chính xác, khách quan
các mối quan hệ vật chất của xã hội. Trong khi hệ tư tưởng không khoa học
phản ánh các mối quan hệ vật chất của xã hội dưới hình thức sai lầm, hư ảo hoặc
xuyên tạc.

2. Vai trò của Tồn tại xã hội quyết định Ý thức xã hội
Theo quan điểm thế giới quan duy vật thì vật chất có trước, nó sinh ra và quyết định ý
thức. Trong lĩnh vực XH thì quan hệ này được biểu hiện là: tồn tại xã hội có trước, nó
sinh ra và quyết định ý thức xã hội, điều đó được thể hiện cụ thể là:
- Tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức xã hội như thế ấy. C. Mác và Ăngghen đã
chứng minh rằng, đời sống tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở của
đời sống vật chất, không thể tìm tư tưởng của nguồn gốc, tâm lý xã hội trong bản thân
nó, nghĩa là không thể tìm trong đầu óc con người mà phải tìm trong hiện thực vật
chất.
- Chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ rõ rằng, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý
thức xã hội chỉ là sự phản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Cho
nên, ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, nếu chúng ta thấy có những quan điểm, tư
tưởng, lý luận khác nhau thì là do những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất
quyết định. Chẳng hạn như, khi xã hội phong kiến mất đi thì tư tưởng “ Vua bảo bề
tôi chết, bề tôi phải chết”, ý thức phục tùng cũng không còn nữa.
- Khi tồn tại xã hội thay đổi một cách căn bản, nhất là khi phương thức SX đã
thay đổi thì sớm hay muộn thì ý thức xã hội cũng phải thay đổi theo. VD: Trong
xã hội nguyên thủy, do trình độ của lực lượng sản xuất còn hết sức thấp kém, mọi
người còn làm chung hưởng chung nên chưa có chế độ tư hữu xuất hiện. Nhưng khi
chế độ nguyên thủy tan rã, quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ ra đời, xã hội phân chia
giàu nghèo, bóc lột và bị bóc lột thì ý thức con người biến đổi: nảy sinh tư tưởng tư
hữu, ăn bám, bóc lột, chủ nô, chủ nghĩa các nhân ra đời.
-
 Chú ý: Khi Tồn tại xã hội thay đổi thì Ý thức xã hội cũng thay đổi theo tuy
nhiên mức độ và nhịp điệu thay đổi của các bộ phận của ý thức xã hội diễn
ra khác nhau, có những bộ phận biến đổi nhanh, có những bộ phận biến đổi
chậm.

II. Vấn đề dư luận xã hội đối với người đồng giới (LGBT)
1. Khái niệm LGBT
- LGBT” là tên viết tắt của “đồng tính nữ (Lesbian), đồng tính nam (Gay), song
tính (Bisexual) và chuyển giới (Transgender)”. Thuật ngữ này mô tả xu hướng
tình dục của một người, tức là họ có sự hấp dẫn tình yêu và tình dục với những
người cùng giới tính.
+ “Gay” là từ dùng để mô tả một người nam bị thu hút bởi những người cùng
giới.Trong tiếng Việt, người đồng tính nam còn bị gọi là pê-đê (bắt nguồn từ Tiếng
Pháp) với hàm ý miệt thị. Từ “gay” được sử dụng để chỉ đồng tính luyến ái. cụ thể là
từ đầu thế kỷ 20. Từ gay còn được dùng để chỉ cộng đồng đồng tính. Cuối thế kỷ 20,
từ gay được nhiều người dùng để mô tả những người bị hấp dẫn bởi người cùng
giới. Cùng lúc đó, ở nhiều nơi lại dùng từ này với ý nghĩa khinh bỉ.
+ “Lesbian”: cụm từ dùng để chỉ người đồng tính nữ là một người phụ nữ bị thu
hút bởi những người phụ nữ khác.
+ “Bisexual”: người song tính. mô tả một người (nam hoặc nữ) bị thu hút bởi cả
hai giới. Người có thiên hướng tình dục song tính luyến ái có thể bị hấp dẫn về
mặt cảm xúc, tình cảm và tình dục với cả người cùng giới tính và khác giới tính
với mình. Song tính luyến ái, cùng với đồng tính luyến ái và dị tính luyến ái là ba
thiên hướng tính dục chính. Những người không bị hấp dẫn về mặt tình dục với cả
nam lẫn nữ được gọi là vô tính (asexual).
+ “Transgender”: người chuyển giới là Những người có cơ thể thuộc về giới này
(nam hoặc nữ) nhưng lại thấy mình thuộc về giới kia và mong muốn được
chuyển đổi giới tính được gọi chung là những người Chuyển giới (transexual).
Không ít người trong số họ đã thực hiện thành công việc biến mình từ nữ thành nam
hay ngược lại
- Biểu tượng của cộng đồng LGBT là lá cờ 7 màu của cầu vồng: đỏ, cam, vàng, lục,
lam, chàm, tím (red, orange, yellow, green, blue, indigo, violet). Điều này muốn
nói đến sự đa dạng và toàn diện của thế giới, cũng là khát vọng của con người.

2. Thực trạng:
a. Trên thế giới:
- Một báo cáo của tổ chức GLAAD ban hành vào tháng 2 năm 2011 cho thấy,
90% số người chuyển giới phải đối mặt với nạn kỳ thị tại nơi làm việc và tỷ lệ
thất nghiệp gấp đôi tỷ lệ chung của dân số. Hơn một nửa số họ đã bị sách nhiễu
hoặc bị từ chối khi cố gắng tiếp cận vào các dịch vụ công cộng. Các thành viên
của cộng đồng người chuyển giới cũng gặp phải sự phân biệt đối xử cao độ trong
vấn đề chăm sóc sức khỏe hàng ngày
- Có hơn 80 quốc gia/vùng lãnh thổ coi hành vi đồng tính luyến ái là tội phạm,
một số còn áp dụng hình phạt tử hình đối với những người có hành vi đồng tính
luyến ái. Số quốc gia/vùng lãnh thổ còn lại có chính sách trung dung, không coi
đồng tính luyến ái là bất hợp pháp nhưng cũng không công nhận hôn nhân đồng
tính.
- Vẫn còn rất nhiều người đồng tính đang phải hàng ngày đối mặt với những sự
dè bỉu, những lời mỉa mai, châm biếm, hay thậm chí là quấy rối tình dục hay bạo
hành đối với người đồng tính
- Tại Mỹ:
+ Những người đồng tính trước đây thường phải chấp nhận che giấu danh tính
của mình nếu không muốn trở thành nạn nhân của những vụ tấn công hay thậm
chí là giết người.
+ Đồng tính từng được Hiệp hội tâm lý Hoa Kì liệt kê vào danh sách các bệnh về
thần kinh và phải mãi đến 4 năm sau cuộc biểu tình tại quán bả Stonewall Inn
nó mới được gỡ bỏ.
- Tại Trung Quốc:
+ Trung Quốc không công nhận hôn nhân đồng giới và còn thiếu các chính sách
hay điều luật để bảo vệ quyền LGBT
+ Gần đây, hệ thống kiểm duyệt của Trung Quốc còn trở nên mạnh tay hơn với
những bộ phim tài liệu, phim mạng, và các hình thức truyền thông khác có miêu
tả hay ám chỉ tình yêu cùng giới. Đồng tính cũng vừa bị cấm hoàn toàn trên TV
vì bị coi là "không bình thường".
+ Theo 1 nghiên cứu mới đây, khoảng 95% người đồng tính ở Trung Quốc vẫn
chưa dám công khai vì sợ bị phân biệt đối xử và ngược đãi. Thậm chí, chính là
sự kì thị từ chính gia đình của họ
- Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đã có những tín hiệu tích cực cho cuộc sống
của người đồng tính khi, trong số 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã
có 28 quốc gia/vùng lãnh thổ chính thức công nhận hôn nhân đồng giới, bao
gồm: Áo Argentina, Bỉ, Bồ Đào Nha, Brasil, Canada, Colombia, Đan Mạch, Đài
Loan, Đức, Ecuador, Hà Lan, Hoa Kỳ,…
- Người đồng tính dần được xã hội đón nhận. Tháng 6 trở thành Tháng Tự Hào
của cộng đồng LGBT trên toàn thế giới, những lễ hội LGBT càng ngày càng
được tổ chức nhiều hơn ở khắp nơi trên thế giới, ngày 17/5 chính thức trở thành
Ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính, dị
tính và chuyển giới (LGBT) được Liên Hợp Quốc thông qua.
b. Ở Việt Nam
- Mặc dù trong những năm gần đây, xã hội Việt Nam đã có cái nhìn thoáng hơn về
cộng đồng người đồng tính và chuyển giới. Tuy nhiên xuất phát từ những quan
điểm sai lầm cho rằng đồng tính luyến ái là bệnh tâm thần, là những biểu hiện
lệch lạc về tâm lý, lối sống tha hóa mà xã hội đã dành cho người đồng tính và
chuyển giới sự kỳ thị, biểu hiện ở những hành động như chế giễu, ghê sợ, phân
biệt đối xử, thù hằn, bạo lực, xa lánh thậm chí cô lập
- Giới trẻ LGBT ở Việt Nam đối mặt với sự kỳ thị và phân biệt đối xử ở nhà và ở
trường khi có những nhận thức sai lạc rằng đồng tính là một loại bệnh. Nhiều
bạn trẻ đã bị qấy rối bằng lời nói và bị bắt nạt, một số còn bị đánh. Trong đó
quấy rối bằng lời nói là phổ biến nhất. Có 1 số học sinh cho hay,ở một số trường, giáo
viên và các học sinh khác thường dùng những lời lẽ xúc phạm khi nói về cộng đồng
LGBT.
- Thái độ đối xử thiếu thân thiện của nhân viên y tế khi họ có nhu cầu chăm sóc
sức khỏe cũng khiến cho người của cộng đồng LGBT gặp nhiều khó khăn, khiến
họ nhiều khi phản ứng tiêu cực, gây ra những hậu quả không đáng có.
- Việt Nam những năm gần đây cũng đã có những bước chuyển mình đáng kinh
ngạc:
+ 10/5/2013, Viện Nghiên cứu Lập pháp của Ủy ban thừơng vụ Quốc hội tổ chức
hội thảo về quy đinh pháp luật và quan điểm của Cộng Đồng về LGBT.
+ 24/11/2015, Quốc hội khóa XIII thông qua Bộ luật Dân Sự hợp pháp hóa
quyền chuyển đổi giới tính.
3. Nguyên Nhân
- Hội chứng ghê sợ đồng tính luyến ái (Homophobia): đây là một hội chứng có
thật với tên gọi Homophobia là hội chứng sợ hãi, căm ghét, ác cảm với người
đồng tính một cách vô lý.
- Thiếu kiến thức chính thống, đầy đủ về người đồng tính, song tính và chuyển
giới (LGBT) dẫn đến thái độ phân biệt đối xử và bạo lực
- Những mô tả sai lệch của truyền thông: coi đồng tính là một căn bệnh => tiêm
nhiễm những nhận thức sai lệc về người đồng tính
- Những chuẩn mực giá trị truyền thống trong gia đình, nền văn hóa của các đất
nước bị ảnh hượng nặng nề bởi lối suy nghĩ xưa cũ, gò bó. VD: Nam giới phải
mạnh mẽ, quyết đoán phải làm những công việc nặng, việc to lớn; nữ giới phải nhỏ
nhẹ, tỏ ra yếu đuối, dễ thương, làm những công việc nhẹ nhàng. Sau này lớn lên, theo
quy luật tự nhiên, con trai phải yêu và lấy con gái làm vợ và ngược lại. Những khuôn
mẫu chuẩn mực đó đã được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì vậy, người
nào có những biểu hiện "lệch chuẩn" sẽ bị coi là sai lệch, khác người, "bệnh hoạn" và
có thể làm mọi người phải sợ hãi và xa lánh
4. Giải Pháp
- Tuyên truyền và giáo dục nâng cao nhận thức về LGBT, trong đó, nhất thiết
phải có sự phối hợp đồng bộ giữa 3 môi trường: giáo dục, nhà trường, gia đình
và xã hội, những nơi mà định kiến đang tồn tại.
+ Nhà Trường: Giáo viên cần được tập huấn và tìm hiểu về thế giới LGBT để có
những cái nhìn đúng đắn nhất về LGBT. Bên cạnh đó những lớp học giáo dục
giới tính, lớp học cung cấp cho học sinh cái nhìn đúng đắn và khách quan nhất
về LGBT.
+ Gia đình: Phụ huynh cũng cần được trang bị những kiến tức đúng đắn về
LGBt, cần phải xóa bỏ đi những định kiến sai lệch bấy lâu nay.
+Truyền thông là một bộ phận vô cùng quan trọng để có thể lan tỏa những
thông tin đúng đắn về LGBT cho toàn xã hội
- Chính Phủ cần đưa ra những chính sách kịp thời để bảo vệ người đồng tính,
đồng thời công nhận LGBT.
- Những hoạt động như các vở kịch, các triển lãm về LGBT hay Pride Festival (Lễ
hội Tự Hào) cần được tổ chức nhiều hơn để xã hội có một cái nhìn sâu sắc hơn về
cộng đồng LGBT và để những người đang cố gắng từng ngày được sống với bản chất
của mình được giao lưu với nhau, để họ biết rằng họ không cô dơn.
- Liên Hợp Quốc hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực thúc đẩy bình đẳng và công bằng
cho cộng đồng LGBT, thiết lập nền tảng vững chắc để cộng đồng có thể tiếp cận
đầy đủ các dịch vụ giáo dục, xã hội và y tế, cũng như các cơ hội cần thiết để thực
hiện khát vọng và nguyện vọng của mỗi người.
- Và bản thân mỗi chúng ta cần có ý thức tìm hiểu về giới để có thể thông cảm và
thấu hiểu cho những người đồng tính đồng thời giúp đỡ họ vượt qua sự mặc cảm
về bản thân và sống thật với giới tính của mình
5. Quan điểm cá nhân
- Mỗi người khi sinh ra đều mang trong mình một vẻ đẹp riêng, một nét khác biệt cũng
như một phong cách sống khác nhau. Không ai khi sinh ra có quyền lựa chọn giới
tính, cũng như lựa chọn tính cách của bản thân. Vì vậy đồng tính không phải là một
vấn đề không tốt, mà ngược lại đó còn là một vấn đề cả xã hội cần quan tâm.
- Trước hết đồng tính không phải là căn bệnh và cũng không có phương thuốc, cách
đặc trị riêng nào như mọi người vẫn tưởng. Đồng tính chỉ là một xu hướng tính dục
xuất hiện giữa những người cùng giới. Sự kỳ thị của cộng đồng chỉ khiến cho họ trở
nên bi quan hơn và mất niềm tin vào cuộc sống.
- Dù họ có mang trong mình giới tính nào đi nữa thì họ cũng là con người, họ có quyền
được yêu, được ghét, cũng có thế giới riêng và các quyền cơ bản của mỗi con người.
Vì vậy, chúng ta cần cảm thông chia sẻ và giúp đỡ họ hòa nhập với cộng đồng, để họ
không cảm thấy cô đơn trong cuộc hành trình để sống thật, sống đúng với bản chất
của mình
- Và như MC đồng tính cô cùng nổi tiếng Ellen Degeneres đã từng nói rằng:” Rồi một
ngày, bạn sẽ không phải thừa nhận rằng kình là người đồng tính. Chúng ta chỉ cần nói
rằng, tôi đang yêu và đó là tất cả những gì quan trọng.” Vì người đồng tính cũng là
những người có cuộc sống bình thường như bao người khác. Và chính vì vậy, bạn
chẳng cần phải thừa nhận như thể đó là một sự tội lỗi. Và không ai có quyền cướp đi
tư cách sống, tư cách yêu, tư cách tồn tại của bạn. Giữa những xô bồ của cuộc sống
bây giờ, có những lúc bạn không còn được là chính mình nữa. Nhưng can đảm chính
là khi bạn quyết định trở thành chính mình mỗi ngày trong một thế giới cứ nói rằng
bạn phải là một ai khác. Bạn là bạn, chứ không phải một người nào đó mà tất cả đều
muốn bạn trở thành.

You might also like