Words KTCT

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

I.

Thương mại
1. Khái niệm:
Thương mại, tiếng Anh là Trade, vừa có ý nghĩa là kinh doanh, vừa có ý nghĩa là trao đổi
hàng hóa dịch vụ. Ngoài ra, tiếng Anh còn dùng một thuật ngữ nữa là Business hoặc
Commerce với nghĩa là buôn bán hàng hóa, kinh doanh hàng hóa hay là mậu dịch.
Khái niệm thương mại cần được hiểu cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
- Theo nghĩa rộng : Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường.
Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh được hiểu như là các hoạt động kinh tế
nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Theo quy định
của Tổ chức thương mại thế giới thì thương mại bao gồm: Thương mại hàng hóa;
thương mại dịch vụ; đầu tư; sở hữu trí tuệ.
- Theo nghĩa hẹp: Thương mại là quá trình mua bán hàng hóa dịch vụ trên thị
trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa. Các hành vi thương mại bao
gồm: mua bán hàng hóa; đại diện cho thương nhân; môi giới thương mại; uỷ thác
mua bán hàng hoá; đại lý mua bán hàng hóa; gia công thương mại; ….
2. Phân loại.
Trên thực tế, thương mại có thể được phân loại theo nhiều khía cạnh
a. Theo phạm vi hoạt động Thương mại
Người ta phân thành Thương mại nội địa (nội thương) và Thương mại Quốc tế (ngoại
thương)
b. Theo các khâu của quá trình lưu thông
Người ta phân thành Thương mại bán buôn và thương mại bán lẻ.
c. Theo đối tượng của hoạt động thương mại
Người ta phân thành thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ.
d. Theo kỹ thuật trao đổi, buôn bán
Người ta phân thành thương mại truyền thống và thương mại điện tử.
e. Phân loại theo mức độ cản trở thương mại
Người ta phân thành thương mại có bảo hộ và thương mại tự do hóa.
3. Vai trò
- Thương mại là điều kiện để thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Thông qua hoạt động
thương mại trên thị trường, các chủ thể kinh doanh mua bán được các hàng hóa, dịch vụ
- Thông qua việc mua bán hàng hóa dịch vụ trên thị trường, thương mại có vai trò quan trọng
trong việc mở rộng khả năng tiêu dùng, nâng cao mức hưởng thụ của các cá nhân và doanh
nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất và mở rộng phân công lao động xã hội, thực hiện cách
mạng khoa học công nghệ trong các ngành của nền kinh tế quốc dân.
- Thương mại có vai trò là cầu nối gắn kết nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới,
thực hiện chính sách mở cửa.
- Trong hoạt động thương mại đòi hỏi các doanh nghiệp tính năng động sáng tạo trong sản
xuất, kinh doanh, thúc đẩy cải tiến, phát huy sáng kiến để nâng cao khả năng cạnh tranh
của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Điều đó góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển nhanh chóng, giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh
tranh gay gắt hiện nay.
II. Tình hình thương mại Thế giới và Việt Nam trước khi đại dịch COVID 19 xuất hiện
1. Tình hình thương mại thế giới
Xét trong 3 năm: 2017,2018,2019:
* 2017:
- Sau cuộc đại suy thoái kéo dài, thương mại thế giới bắt đầu phục hồi dần, tăng trưởng
quanh ngưỡng 3% trong thời kỳ 2012-2015, giảm nhẹ xuống mức tăng trưởng 2,5% vào
năm 2016, nhưng phục hồi nhanh với 4,3% vào năm 2017, mức tăng cao nhất trong những
năm qua.Theo WTO, năm 2017, thương mại hàng hóa toàn cầu đạt mức tăng trưởng cao
nhất trong vòng 6 năm trở lại đây, tăng 4,7% về lượng và tăng 11% về trị giá.

* 2018:

- Sau những tăng trưởng về thương mại ở năm 2017, thương mại thế giới bắt đầu “đi
ngang” và dần xoay chiều mũi tên đi xuống liên quan đến những chính sách thương mại
cứng rắn, xu hướng bảo hộ mậu dịch, tiến trình Anh rời khỏi EU,.. Bên cạnh đó, cuộc chiến
tranh thương mại giữa Mĩ và Trung Quốc đã gây ảnh hưởng rất lớn đến thương mại toàn
cầu.

*2019:

- Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tăng trưởng thương mại toàn cầu chỉ đạt 2,5
năm 2019, mức thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây . Các chỉ số thương mại hàng hóa và dịch
vụ của WTO đều cho thấy xu hướng chững lại trong giai đoạn gần đây và dự báo sẽ còn tiếp diễn
trong thời gian tới, tùy thuộc vào diễn biến của căng thẳng thương mại và bất định chính sách
của các nền kinh tế chủ chốt.

2. Tình hình thương mại Việt Nam

* 2017:

- Như đã nói ở trên, 2017 là năm mà thương mại thế giới có sự phát triển vượt trội. Và năm 2017
cũng được xem là năm thành công của Việt Nam với kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước
đạt mức tăng trưởng cao 21,8%, cao nhất kể từ năm 2013. Theo WTO, năm 2017, xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam xếp thứ 27 và nhập khẩu xếp thứ 25, chiếm tỷ trọng khoảng
1,2% trong tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa toàn thế giới.

*2018:
- Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực diễn biến hết sức phức tạp, khó đoán định
và xu hướng bảo hộ mậu dịch gia tăng, Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
cao và năm 2018 là năm thứ 3 liên tiếp, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam có
thặng dư (xuất siêu) 6,8 tỷ USD.
* 2019: là năm thương mại Việt Nam ghi nhận triển vọng nhiều hơn thách thức.
- Năm 2019, trước bối cảnh giảm sút trong tổng cầu của kinh tế thế giới, hoạt động thương
mại và đầu tư thế giới suy giảm, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn duy trì tốc độ
tăng trưởng khả quan với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 516,96 tỷ USD, tăng
7,6% so với năm 2018
III. Dự đoán xu hướng thương mại trong bối cảnh đại dịch COVID 19
1. Bối cảnh đại dịch COVID 19
Đại dịch COVID-19, còn được gọi là đại dịch coronavirus, là một đại dịch bệnh truyền
nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi
nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành
phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm
phổi không rõ nguyên nhân. Sau đó đã lan ra rất nhiều quốc gia trên thế giới và đến
ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố gọi "COVID-19"
là "Đại dịch toàn cầu"
Tính đến ngày 14/5/2021, đại dịch này đã bùng phát ở 240 quốc gia và vùng lãnh thổ với
hơn 160 triệu người nhiễm,95,9tr ca đã bình phục và 3,3tr ca tử vong. Trong đó:
+ Hoa Kì chiếm số ca mắc nhiều nhất với 32,8tr ca, số ca tử vong là 583N
+ theo sau đó là Ấn Độ với 23,7 tr ca, số ca tử vong là 258N
Ở Việt Nam sau khi ghi nhận ca bệnh đầu tiên vào ngày 23/01/2020, tính đến nay số ca mắc
là 3,658, hồi phục là 2636, tử vong là 35.
2. Tình hình thương mại Thế giới và Việt Nam trong đại dịch COVID
a. Thế giới
- Trong Bản cập nhật thương mại toàn cầu hằng quý, UNCTAD ước tính rằng
thương mại thế giới sẽ thấp hơn khoảng 5% trong quý III năm 2020 so với cùng kỳ
năm 2019.
- Theo ước tính của WB, năm 2020, các hoạt động thương mại toàn cầu tăng trưởng
chậm lại, (giảm từ 7 - 9% so với năm 2019), do tác động của cuộc chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung, dấu hiệu chững lại của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài và dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
- Kinh doanh vật tư y tế chống lại COVID-19 đã tăng trung bình hơn 50% kể từ
tháng 4/2020, nhưng sự gia tăng thương mại này chủ yếu mang lại lợi ích cho cư dân
của các quốc gia giàu có nhất.
- Bên cạnh những ảnh hưởng nặng nề kể trên, đây chỉnh là cơ hội cho ngành thương
mại điện tử phát triển.
b. Việt Nam
Việt Nam là một trong số ít các nước kiểm soát tốt dịch Covid-19, nhưng vẫn bị ảnh hưởng
nghiêm trọng đối với nền kinh tế, sau 9 tháng đã có dấu hiệu phục hồi rõ nét, sau khi dịch
Covid-19 được kiểm soát qua 2 lần bùng phát (tháng 3 và tháng 7).
- Mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, làm đứt gãy thương mại toàn cầu, nhưng
cán cân thương mại tháng 9 của Việt Nam tiếp tục thặng dư 3,5 tỷ USD, đưa giá trị
xuất siêu 9 tháng đạt gần 17 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so cùng kỳ năm 2019. Kinh tế
trong nước đã trở thành động lực tăng trưởng xuất khẩu với kim ngạch hàng hóa
xuất khẩu 9 tháng tăng 20,2% và chiếm 35,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả
nước.
- Hoạt động thương mại trong nước cũng có dấu hiệu tăng trở lại ngay khi đợt bùng
phát thứ hai được khống chế (tháng 7/2020).
- Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đạt 388,73 tỷ USD, tăng 1,8%,
trong đó xuất khẩu đạt 202,86 tỷ USD, tăng 4,2%; nhập khẩu đạt 185,87 tỷ USD,
giảm 0,8%.
- Như đã nói ở trên, dịch bệnh COVID đã góp phần thúc đẩy ngành thương mại điện
tử.Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, thương mại điện tử Việt Nam tăng
trưởng ấn tượng trong năm 2020 với mức tăng 18%, quy mô thị trường 11,8 tỉ
USD, ước tính chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
cả nước.
3. Dự đoán xu hướng thương mại trong bối cảnh đại dịch COVID
- Nếu đại dịch được kiểm soát tương đối sớm và các nước đưa ra được chính sách
phù hợp, hoạt động thương mại và sản lượng kinh tế có thể hồi phục về gần với quỹ
đạo trước khi đại dịch xảy ra, bất kể đà lao dốc ban đầu có mạnh như thế nào. Tuy
nhiên, nếu đại dịch không được kiểm soát và chính phủ các nước không thực hiện
và điều phối các chính sách hiệu quả, thì sự suy giảm thương mại có thể là 32%,
hoặc thậm chí hơn thế nữa.
- Thương mại toàn cầu có triển vọng tăng trưởng tích cực trong năm 2021 nhưng
triển vọng tăng trưởng của thương mại dịch vụ là rất mong manh sẽ có sự chênh lệch
giữa các khu vực do sự suy yếu của lĩnh vực thương mại khi bị ảnh hưởng bởi COVID
trong 1 thời gian dài và quá trình tiêm chủng chậm trệ đặc biệt là ở các nước nghèo.
- Thương mại điện tử sẽ là xu hướng phổ biến nhất trong những năm sắp tới.
- Về Việt Nam, thương mại Việt Nam được dự đoán cũng sẽ phát triển theo tình hình
thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ tích cực đẩy mạnh và phát triển ngành thương
mại điện tử, các nền tảng thương mại điện tử mới sẽ xuất hiện bên cạnh những nền
tảng cũ như Shopee, Lazada, Tiki,…Dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai
đoạn 2020-2025 của thương mại điện tử Việt Nam là 29 % và tới năm 2025 quy mô
ước tính đạt 52 tỷ USD.
IV. Kết luận
Đại dịch Covid-19 diễn ra từ cuối năm 2019 đến nay, gây ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất
cả các quốc gia trên thế giới, hiện vẫn đang diễn biến phức tạp. Kinh tế và thương mại toàn cầu
rơi vào suy thoái nghiêm trọng, kinh tế vầ thương mại Việt Nam cũng chịu tác động không nhỏ
từ đại dịch Covid-19. Bằng việc tổng hợp các tư liệu và số liệu thống kê về tình hình thương mại
trước và trong đại dịch COVID, chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra những dự đoán và tham khảo dự
đoán của WTO về xu hướng thương mại trong bối cảnh đại dịch. Sự bùng phát dịch COVID-19
đã mang lại những thách thức chưa từng có, được dự báo sẽ có những tác động đáng kể đến
thương mại Thế giới và Việt Nam. Những dự đoán được đưa ra trong bài thuyết trình này này đi
đôi với một mức độ đáng kể các yếu tố không chắc chắn. Cụ thể là, khi các đợt bùng phát dịch
xảy ra, các dự đoán sẽ phải được kiểm tra lại và điều chỉnh.

Sự bùng phát và lây lan chưa rõ hồi kết của đại dịch Covid-19 đã và đang làm trầm trọng thêm xu
hướng suy thoái, khủng hoảng kinh tế toàn cầu mặc dù thương mại thế giới đã có những chuyển
biến rõ rệt khi vắc xin được nghiên cứu, sản xuất và tiêm chủng nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều
nguy cơ và rủi ro trong tương lại. Về phía Việt Nam: Thương mại Việt Nam đang từng bước
phục hồi và phát triển trên với sự điều hành của Chính phủ trong bối cảnh bình thường mới đã
thành công bước đầu. Khai thác tối đa thị trường trong nước, phát triển và đầu tư mạnh vào
thương mại điện tử, đồng thời phòng ngừa, ứng phó với các bất ổn từ bên ngoài, giữ vững ổn
định kinh tế, kiểm soát lạm phát, … là những việc vô cùng cần thiết để có thể phục hồi thương
mại.

You might also like