Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 47

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Bài tiểu luận:

Phân tích hoạt động nhập khẩu phôi nhôm


của Công ty Thương mại Kim Thịnh vào
tháng 9-2017

Nhóm thực hiện: Nhóm 10


Lớp tín chỉ: TMA302(2-1718).1_LT
GV hướng dẫn: TS. Vũ Thị Hạnh
Danh sách Nhóm 10

STT Họ và tên MSV Nhiệm vụ


- Làm slide Power Point.
1 Mai Văn Hiển 1613320025
- Làm phần 1: Phân tích hợp đồng.
- Viết Lời mở đầu và Kết luận.
2 Nguyễn Hảo Hiền 1615510042 - Làm phần 2: Quy trình nhập khẩu
phôi nhôm.
- Viết dàn ý và phân công nhiệm vụ.
Nguyễn Thị Hoa
3 1512210090 - Làm phần 3: Phân tích chứng từ.
(trưởng nhóm)
- Tập hợp và chỉnh sửa nội dung bài.
Mục lục Trang

LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................2
NỘI DUNG.........................................................................................................3

1. Phân tích hợp đồng.........................................................................................3

1.1. Thông tin cơ bản của hợp đồng và các bên tham gia hợp đồng 3
1.2. Phân tích hợp đồng 5

2. Quy trình nhập khẩu phôi nhôm......................................................................7

2.1. Xin giấy phép nhập khẩu 7


2.2. Mở thư tín dụng L/C 7
2.3. Thuê tàu 9
2.4. Mua bảo hiểm 9
2.5. Thông quan nhập khẩu hàng hóa 10
2.6. Nhận hàng từ phương tiện vận chuyển 18
2.7. Kiểm tra chất lượng hàng hóa, kiểm dịch và giám định hàng 19
2.8. Giao hàng cho đơn vị đặt hàng nhập khẩu 19
2.9. Làm thủ tục thanh toán 20
2.10.Khiếu nại về hàng hóa và giải quyết khiếu nại 20

3. Phân tích chứng từ liên quan.........................................................................20

3.1. Chứng nhận kiểm định (Certificate of Analysis) 20


3.2. Tín dụng thư (Letter Credit) 21
3.3. Vận đơn đường biển (Bill of Lading) 29
3.4. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) 31
3.5. Chứng thư bảo hiểm (Certificate of Insurance) 31
3.6. Phiếu đóng gói hàng hóa (Detailed Packing List) 34
3.7. Hối phiếu (Bill of Exchange) 34
3.8. Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) 35
3.9. Giấy chứng nhận người thụ hưởng (Beneficiary Certificate) 44

KẾT LUẬN.......................................................................................................46
LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là xu thế tất yếu khách quan. Trong những năm
gần đây, xu thế toàn cầu hóa kinh tế gắn liền với sự phát triển khoa học kĩ thuật, sự
phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất do phân công lao động quốc tế diễn ra
trên phạm vi toàn cầu. Kinh tế thị trường là một nền kinh tế mở, do đó mỗi quốc gia
cần có mối quan hệ với thị trường thế giới, không một quốc gia nào tách ra khỏi thị
trường thế giới mà có sự phát triển kinh tế tiến bộ. Theo xu hướng chung của thế
giới, Việt Nam cũng cũng đang từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới. Việt Nam
đang trong quá trình đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế là vấn đề quan trọng của công cuộc
đổi mới.
Xuất nhập khẩu là một trong những hình thức chủ yếu của kinh tế đối ngoại, đối với
mỗi quốc gia, đặc biệt là quốc gia đang phát triển như nước ta, ngoại thương có tác
dụng rất lớn. Việc mở rộng giao lưu kinh tế thế giới sẽ mở rộng thị trường xuất nhập
khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài , tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến,
những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát triển và tạo được môi trường
thuận lợi để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có những đặc điểm về kinh
tế, chính trị , xã hội, văn hóa riêng biệt…
Đề hiểu rõ hơn về quá trình xuất nhập khẩu của một mặt hàng cụ thể diễn ra như thế
nào, cần những điều gì, thì sau đây chúng em xin gửi đến bài tiểu luận phân tích quá
trình nhập khẩu phôi nhôm của Công ty Thương mại Kim Thịnh từ Công ty trách
nhiệm hữu hạn tư nhân Rio Tinto Marketing.
Trong quá trình làm việc, do hạn chế về mặt kiến thức nên chắc hẳn còn nhiều thiếu
sót, chúng em rất mong muốn nhận được những đóng góp ý kiến của cô và các bạn
để bài làm hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

2
NỘI DUNG
1. Phân tích hợp đồng
1.1. Thông tin cơ bản của hợp đồng và các bên tham gia hợp đồng
- Hợp đồng số: KT-RT 030/17.
- Ngày kí kết hợp đồng: 05/09/2017.
- Hợp đồng được thoả thuận giữa 2 bên:
Bên xuất khẩu: Rio Tinto Marketing Private Limited.
Địa chỉ:12 Marina Boulevard #20-01 Tháp Trung tâm Tài chính Marina Bay 3,
018982 Singapore.
Rio Tinto Marketing Private Limited là một công ty con của Rio Tinto đặt tại
Singapore.
Rio Tinto là một công ty đa quốc gia Úc-Anh và là một trong những tập đoàn kim
loại và khai thác mỏ lớn nhất thế giới. Công ty được thành lập vào năm 1873, khi
một tập đoàn đa quốc gia đầu tư mua một khu mỏ tại Rio Tinto , ở Huelva , Tây
Ban Nha, từ chính phủ Tây Ban Nha. Kể từ đó, công ty đã phát triển thông qua một
loạt các cuộc sáp nhập và mua lại để đặt mình vào danh sách những nhà lãnh đạo
thế giới trong việc sản xuất nhiều mặt hàng, trong đó có nhôm, quặng sắt, đồng,
uranium, than và kim cương. Mặc dù chủ yếu tập trung vào việc khai thác khoáng
sản, Rio Tinto còn có các hoạt động quan trọng trong lọc dầu, đặc biệt đối với
bauxite lọc dầu và quặng sắt. Công ty có hoạt động trên sáu lục địa, nhưng chủ yếu
tập trung ở Úc và Canada, và sở hữu hoạt động khai thác mỏ thông qua một mạng
lưới phức tạp của các công ty con một phần và toàn bộ . Rio Tinto có trụ sở chính
tại London (toàn cầu và "plc") và Melbourne ("Limited" - Australia).
Rio Tinto chủ yếu được tổ chức thành bốn hoạt động kinh doanh, chia cho các loại
sản phẩm:
 Nhôm và bô xít nhôm .
 Đồng và kim cương, các sản phẩm phụ như vàng, bạc, molybden và axit
sulfuric.
 Năng lượng & Khoáng sản - lợi ích của than đá và uranium, khoáng chất
công nghiệp như Borat, muối và titanium dioxide.
 Quặng sắt.
3
Các nhóm hoạt động này được hỗ trợ bởi các đơn vị riêng biệt cung cấp hỗ trợ thăm
dò và chức năng.
Hoạt động kinh doanh chính của Rio Tinto là sản xuất nguyên liệu bao gồm đồng,
quặng sắt, than đá, bô xít, kim cương, uranium và khoáng chất công nghiệp bao
gồm titanium dioxide, muối, thạch cao và borat. Rio Tinto cũng tiến hành chế biến
một số vật liệu này, với các nhà máy chuyên sản xuất bô xít vào alumina và nhôm,
và quặng sắt quặng sắt. Công ty cũng sản xuất các kim loại và khoáng chất khác
như các sản phẩm phụ từ việc chế biến các nguồn chính của nó, bao gồm vàng,
bạc, molybden , axít sulfuric , niken, kali , chì và kẽm.  Rio Tinto kiểm soát tổng tài
sản trị giá 81 tỷ USD trên toàn cầu, cụ thể ở Úc (35%), Canada (34%), châu Âu
(13%), và Hoa Kỳ (11%), và nhỏ hơn ở Nam Mỹ (3%), Châu Phi (3%), Indonesia
(1%).
Bên nhập khẩu: Công ty TNHH Thương mại Kim Thịnh.
Địa chỉ: 52 Trần Bình Trọng, Phường 5, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh.

THÔNG TIN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

Tên chính CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KIM THINH TRADING


Tên giao dịch
thức KIM THỊNH COMPANY LIMITED

Mã doanh
0309117250 Ngày cấp 07/07/2009
nghiệp

Cơ quan Ngày bắt đầu


Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh 17/07/2009
thuế quản lý hoạt động

Trạng thái NNT đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)

THÔNG TIN NGÀNH NGHỀ, LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

Ngành Kinh doanh bất động sản, quyền sử


Lĩnh vực kinh tế Kinh tế tư nhân
nghề dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử
4
chính dụng hoặc đi thuê

Loại hình Công ty TNHH 2 TV trở lên ngoài Loại hình tổ Tổ chức kinh tế SXKD dịch vụ, hàng
kinh tế quốc doanh (100% vốn tư nhân) chức hoá

Cấp (3 - 754) Kinh tế hỗn hợp ngoài quốc (190 - 194) Bán buôn (trừ ô tô, mô
Loại khoản
chương doanh tô, xe máy và xe có động cơ khác)

Nhận xét:
Theo Điều 6 Luật Thương Mại 2005 và Nghị đinh 187/2013 NĐ-CP về quyền kinh
doanh xuất nhập khẩu thì cả hai chủ thể trong hợp đồng đều là chủ thể hợp pháp và
có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam.
1.2. Phân tích hợp đồng
Hợp đồng này, được sự đồng ý giữa Bên bán và Bên mua, được thực hiện hợp lệ
theo các điều khoản được quy định tại đây:

- Sản phẩm: Phôi nhôm nguyên chất P1020A.


- Số lượng: 99.360mt (+/- 5%).
- Đơn giá: USD 2,492.91 / MT (+/- 5%).
- Tổng: USD 247.695.54 (+/- 5).
- Thời gian giao hàng: 09/2017 (muộn nhất là ngày 30/9/2017).
- Điều khoản giao hàng: CIF Cảng Cát Lái, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Cảng bốc hàng: cảng bất kỳ ở Omani, Australia.
- Thanh toán: L/C.
5
- Ngân hàng thông báo: ANZ BANKING GROUP LTD INTERNATIONAL
SERVICES, 18, 111 EAGLE STREET, BRISBANE QLD 4000 AUSTRALIA.
- Mã Swift Code: ANZBAU3MXXX.
- Bao bì: đóng gói theo tiêu chuẩn xuất khẩu.
Về tiêu chuẩn xuất khẩu trong đóng gói:
+ Bao bì có kích thước phù hợp với tính chất của sản phẩm bên trong và để dễ dàng
trong việc lưu kho bãi, trên những pallet hoặc trong container.
+ Phù hợp với việc thay đổi khí hậu, thời tiết ở các châu lục khác nhau.
+ Những yêu cầu cần lưu ý trong quá trình xếp hàng, vận chuyển, bốc xếp … cần
được in rõ trên bao bì.
+ Bao bì phù hợp với loại hình vận chuyển (tàu biển, máy bay, xe tải, hàng rời,
hàng container,v.v…).
+ Đảm bảo tính năng bảo vệ sản phẩm của bao bì để không làm sản phẩm bị biến
mùi, ẩm mốc, hư hỏng.
Đối với sản phẩm là máy móc, quấn bằng nilon dính hoặc carton, đóng trên các tấm
panet hoặc thùng gỗ kín, thùng gỗ thưa tuỳ theo yêu cầu của từng loại máy.
- Xuất xứ: Úc.
- Trong trường hợp bất kỳ tranh chấp nào trong hợp đồng này không thể giải quyết
được một cách thân thiện, các bên của thỏa thuận này sẽ đồng ý nộp cho Uỷ ban
Trọng tài Thương mại Quốc tế trực thuộc Phòng Việt Nam Thương mại và Công
nghiệp tại Hồ Chí nhằm mục đích phân xử theo hợp đồng này. Lệ phí trọng tài bao
gồm cả phí pháp lý sẽ do bên thua kiện chịu. Trừ khi có quy định khác trong văn
bản này, INCOTERMS 2010 sẽ áp dụng chung cho việc thực hiện hợp đồng này.

Nhận xét:Có rất nhiều nhà cung cấp nhôm cả trong và ngoài nước, với những mức
giá và chất lượng khác nhau, đa dạng mẫu mã, việc người nhập khẩu chọn nhập từ
Rio Tinto chi nhánh Singapore là bởi vì:
Rio Tinto là nhà sản xuất nhôm hàng đầu thế giới với quy mô lớn, chất lượng cao
cùng danh mục đầu tư nhôm hiện đại và cạnh tranh nhất. Giải pháp điện phân AP60
của Rio Tinto là tiêu chuẩn toàn cầu về chi phí vận hành, tiêu thụ năng lượng và
hiệu suất môi trường. Đây là công nghệ nấu chảy sạch nhất với lượng khí thải thấp
6
nhất, các giải pháp công nghệ AP của họ mang lại hiệu quả tuyệt vời, chất lượng
thuộc top đầu thế giới với độ tin cậy, hiệu quả năng lượng, tính bền vững và năng
suất.
Cùng với danh tiếng lâu đời, dây chuyền sản xuất hàng đầu thế giới và chất lượng
tương xứng với giá cả, người nhập khẩu cũng muốn tạo mối quan hệ lâu dài với bên
xuất khẩu.
2. Quy trình nhập khẩu phôi nhôm
2.1. Xin giấy phép nhập khẩu
Giấy phép nhập khẩu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cho phép
mặt hàng nhất định được đưa vào lãnh thổ của nước đó.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì có hai loại giấy phép nhập khẩu: Giấy
phép nhập khẩu tự động và giấy phép nhập khẩu không tự động.
Tuy nhiên, hàng hoá trong hợp đồng là loại mặt hàng không gây hại nên khi nhập
khẩu không chịu sự điều chỉnh của giấy phép nhập khẩu (QĐ 41/2005/QĐ-TTG).
Hàng không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu. Do đó
chỉ phải làm thủ tục nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
2.2. Mở thư tín dụng L/C
(0) Nhà xuất khẩu & Nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng mua bán.
(1) Nhà nhập khẩu làm giấy đề nghị mở L/C và nộp vào ngân hàng các giấy tờ cần
thiết, thực hiện ký quỹ theo yêu cầu để ngân hàng phát hành L/C cho người xuất
khẩu hưởng lợi.
(2) Ngân hàng phát hành L/C theo đúng yêu cầu của giấy đề nghị mở L/C và
chuyển tới ngân hàng đại lý của mình ở nước xuất khẩu.
(3) Ngân hàng thông báo chuyển L/C bản gốc tới cho nhà xuất khẩu để người này
đánh giá khả năng thực hiện L/C của mình và đề nghị tu chỉnh khi cần.
(4) Nhà xuất khẩu giao hàng theo đúng quy định của L/C và các văn bản tu chỉnh
L/C (nếu có).
(5) Người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo đúng quy định của L/C và các văn bản tu
chỉnh (nếu có) xuất trình cho ngân hàng đúng thời hạn quy định.
(6) Ngân hàng đại lý sau khi kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ thì chuyển tới

7
ngân hàng phát hành (hoặc ngân hàng thanh toán).
(7) Ngân hàng phát hành thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ thanh toán:
- Nếu thấy không phù hợp với quy định của L/C thì từ chối thanh toán và gửi trả bộ
chứng từ cho người xuất khẩu.
- Nếu thấy phù hợp với quy định của L/C thì tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận hối
phiếu (đối với L/C trả chậm).
(8) Người xuất khẩu nhận được tiền.
(9) Ngân hàng phát hành thư tín dụng trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và phát
lệnh đòi tiền nhà nhập khẩu.
(10) Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ:
- Nếu thấy phù hợp với quy định của L/C thì đến ngân hàng làm thủ tục thanh toán,
ngân hàng phát hành ký hậu bộ chứng từ cho đi nhận hàng.
- Nếu thấy không phù hợp với quy định của L/C thì nhà nhập khẩu có quyền từ chối
thanh toán.
Trong quá trình thanh toán L/C nên lưu ý một số điểm sau:
- Khi mở L/C, người mua phải ký quỹ một số tiền tại ngân hàng (có thể lên đến
100% giá trị L/C).
- L/C không phải là phương thức thanh toán an toàn tuyệt đối vì ngân hàng chỉ
làm việc trên chứng từ chứ không xét đến chất lượng hàng hoá.
- Bộ chứng từ đề nghị thanh toán L/C do các bên thoả thuận. Người bán phải cung
cấp đầy đủ các chứng từ và phải phù hợp với L/C thì mới được thanh toán. Các loại
chứng từ thường gặp:
 Bill of Lading (Vận đơn).
 Invoice (Hóa đơn).
 Packing List (Bảng kê chi tiết hàng hóa đóng thùng).
 Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ).
 Insurance Certificate (Chứng từ bảo hiểm lô hàng).
 Shipping Documents (Chứng từ giao hàng).
 Phytosanitary Certificate (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật).
 Fumigation Certificate (Giấy chứng nhận hàng hoá đã xông khói).

8
 Chứng thư hun trùng/ khử trùng – Hay có với hàng nông sản, tiêu điều, cà
phê,...
 Những giấy tờ khác. 
- Trong quá trình kiểm tra bộ chứng từ, nếu phát hiện sai sót, ngân hàng mở L/C
sẽ từ chối thanh toán. Trường hợp này có thể được giải quyết như sau:
 Người bán cam kết miệng với ngân hàng để được thanh toán. Cách này chỉ
có thể thực hiện nếu có sự tín nhiệm giữa ngân hàng và người bán.
 Người bán viết thư cam kết bồi thường.
 Người bán điện cho ngân hàng phát hành để xin phép thanh toán.
 Người bán chuyển sang phương thức nhờ thu.
2.3. Thuê tàu
Theo điều kiện CIF thì người bán thực hiện nghĩa vụ thuê tàu. Hợp đồng thuê tàu
phải được ký với các điều kiện thông thường, với chi phí do người bán chịu. Bên
nhập khẩu quyết định chọn CIF vì muốn đẩy rủi ro sang cho bên xuất khẩu.
2.4. Mua bảo hiểm
Theo CIF thì người bán ký hợp đồng mua bảo hiểm với mức bảo hiểm tối thiểu theo
điều kiện C của điều kiện bảo hiểm hàng hóa. Bảo hiểm tối thiểu phải bao gồm giá
hàng trong hợp đồng cộng 10% và được mua bằng đồng tiền của hợp đồng, có hiệu
lực từ điểm giao hàng quy định đến ít nhất là nơi đến quy định. Người bán phải
cung cấp cho người mua đơn bảo hiểm hoặc bằng chứng của việc mua bảo hiểm.
Nếu người mua có yêu cầu, chịu chi phí và rủi ro, người bán phải cung cấp thông tin
để người mua bảo hiểm bổ sung.
2.5. Thông quan nhập khẩu hàng hóa
Chức năng: khai báo các chi tiết về hàng hoá trên tờ khai để cơ quan hải quan kiểm
tra các thủ tục giấy tờ.
Yêu cầu của việc kiểm tra là phải trung thực và chính xác.
Nội dung của tờ khai báo gồm những mục như: loại hàng, tên hàng, số lượng, giá trị
hàng, tên công cụ vận tải, nhập khẩu với nước nào... Tờ khai hải quan phải được
xuất trình kèm theo một số chứng từ khác, mà chủ yếu là: giấy phép nhập khẩu, hoá
đơn, phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết, chứng từ xuất xứ (CO).

9
- Xuất trình hàng hoá: hàng hoá nhập khẩu phải được sắp xếp theo trật tự thuận tiện
cho việc kiểm soát. Chủ hàng phải chịu chi phí về nhân công về mở đóng các kiện
hàng.
- Thực hiện các quyết định của hải quan sau khi kiểm soát giấy tờ và hàng hoá, hải
quan sẽ ra các quyết định như:
 Cho phép hàng được qua biên giới (Thông quan).
 Cho hàng đi qua kèm theo điều kiện như phải sửa chữa, phải bao bì lại... chủ
hàng phải nộp thuế.
 Lưu khoá ngoại quan.
 Hàng không dược nhập khẩu.
(1) Khai thông tin nhập khẩu (IDA):
- Người khai hải quan khai các thông tin nhập khẩu bằng nghiệp vụ IDA trước khi
đăng ký tờ khai nhập khẩu. Khi đã khai đầy đủ các chỉ tiêu trên màn hình IDA (133
chỉ tiêu), người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ tự động cấp
số, tự động xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với các mã
nhập vào (ví dụ: tên nước nhập khẩu tương ứng với mã nước, tên đơn vị nhập khẩu
tương ứng với mã số doanh nghiệp…), tự động tính toán các chỉ tiêu liên quan đến
trị giá, thuế… và phản hồi lại cho người khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ khai.
- Khi hệ thống cấp số thì bản khai thông tin nhập khẩu IDA được lưu trên hệ thống
VNACCS.
(2) Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC):
- Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (IDC) do hệ thống phản hồi, người khai
hải quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất
ra, tính toán. Nếu khẳng định các thông tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để
đăng ký tờ khai.
- Trường hợp sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có những thông tin
khai báo không chính xác, cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ IDB gọi lại màn
hình khai thông tin nhập khẩu (IDA) để sửa các thông tin cần thiết và thực hiện các
công việc như đã hướng dẫn ở trên.
(3) Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai:

10
Trước khi cho phép đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra Danh sách doanh
nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (doanh nghiệp có nợ quá hạn quá 90
ngày, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản…). Nếu doanh nghiệp
thuộc danh sách nêu trên thì không được đăng ký tờ khai và hệ thống sẽ phản hồi lại
cho người khai hải quan biết.
(4) Phân luồng, kiểm tra, thông quan: Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự
động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ:
a. Đối với các tờ khai luồng xanh:
- Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan
(trong thời gian dự kiến 03 giây) và xuất ra cho người khai “Quyết định thông quan
hàng hóa nhập khẩu”.
- Trường hợp số thuế phải nộp khác 0:
 Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh
(chung, riêng): Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến
hạn mức, bảo lãnh, nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số
thuế phải nộp, hệ thống sẽ xuất ra cho người khai “Chứng từ ghi số thuế phải
thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa nhập khẩu”. Nếu số tiền hạn mức
hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi.
 Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan
hải quan....): Hệ thống xuất ra cho người khai “Chứng từ ghi số thuế phải
thu”. Khi người khai hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống
VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp thuế, phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra
“Quyết định thông quan hàng hóa”.
- Cuối ngày hệ thống VNACCS tập hợp toàn bộ tờ khai luồng xanh đã được thông
quan chuyển sang hệ thống VCIS.
b. Đối với các tờ khai luồng vàng, đỏ: Hệ thống chuyển dữ liệu tờ khai luồng vàng,
đỏ online từ VNACCS sang VCIS.
- Cơ quan hải quan: Thực hiện kiểm tra, xử lý tờ khai trên màn hình của hệ thống
VCIS.

11
 Lãnh đạo: Ghi nhận các ý kiến chỉ đạo công chức được phân công về việc
kiểm tra, xử lý đối với tờ khai vào ô tương ứng trên “Màn hình kiểm tra tờ
khai”.
 Công chức được phân công xử lý tờ khai: Ghi nhận các ý kiến đề xuất, các
nội dung cần xin ý kiến lãnh đạo, kết quả kiểm tra, xử lý tờ khai vào ô tương
ứng trên “Màn hình kiểm tra tờ khai”.
 Nếu Lãnh đạo, công chức không ghi nhận các nội dung trên, hệ thống không
cho phép thực hiện nghiệp vụ CEA.
- Sử dụng nghiệp vụ CKO để:
 Thông báo cho người khai hải quan về địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra
thực tế hàng hoá (đối với hàng hoá thuộc luồng đỏ).
 Chuyển luồng từ luồng đỏ sang luồng vàng, hoặc từ luồng vàng sang luồng
đỏ (theo quy định của quy trình nghiệp vụ liên quan).
- Sử dụng nghiệp vụ CEA để:
 Nhập hoàn thành kiểm tra hồ sơ đối với luồng vàng.
 Nhập hoàn thành kiểm tra hồ sơ và thực tế hàng hoá đối với luồng đỏ.
- Sử dụng nghiệp vụ IDA01 để nhập nội dung hướng dẫn/yêu cầu các thủ tục, sửa
đổi nội dung khai báo, ấn định thuế và gửi cho người khai hải quan để thực hiện.
- Người khai hải quan:
 Nhận phản hồi của hệ thống về kết quả phân luồng, địa điểm, hình thức, mức
độ kiểm tra thực tế hàng hoá.
 Nộp hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ; chuẩn bị các điều
kiện để kiểm thực tế hàng hoá.
 Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí (nếu có).
- Hệ thống:
 Xuất ra cho người khai “Tờ khai hải quan” (có nêu rõ kết quả phân luồng tại
chỉ tiêu: Mã phân loại kiểm tra).
 Xuất ra Thông báo yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng hóa được
phân vào luồng đỏ hoặc khi cơ quan hải quan sử dụng nghiệp vụ CKO để
chuyển luồng.

12
 Ngay sau khi cơ quan hải quan thực hiện xong nghiệp vụ CEA hệ thống tự
động thực hiện các công việc sau:
+Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông
quan và xuất ra cho người khai “Quyết định thông quan hàng hóa”.
+Trường hợp số thuế phải nộp khác 0:
Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh
(chung, riêng): Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến
hạn mức, bảo lãnh, nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số
thuế phải nộp, hệ thống sẽ xuất ra cho người khai “Chứng từ ghi số thuế phải
thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa”. Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo
lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi.
Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan
hải quan....): Hệ thống xuất ra cho người khai “Chứng từ ghi số thuế phải
thu”. Khi người khai hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống
VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp thuế phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra
“Quyết định thông quan hàng hóa”.
(5) Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan:
- Hệ thống cho phép khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan từ sau khi đăng ký tờ
khai đến trước khi thông quan hàng hoá. Để thực hiện khai bổ sung trong thông
quan, người khai hải quan sử dụng nghiệp vụ IDD gọi ra màn hình khai thông tin
sửa đổi bổ sung được hiển thị toàn bộ thông tin tờ khai nhập khẩu (IDA) trong
trường hợp khai sửa đổi, bổ sung lần đầu, hoặc hiển thị thông tin khai nhập khẩu
sửa đổi cập nhật nhất (IDA01) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung từ lần thứ 2
trở đi.
- Khi đã khai báo xong tại nghiệp vụ IDA01, người khai hải quan gửi đến hệ thống
VNACCS, hệ thống sẽ cấp số cho tờ khai sửa đổi và phản hồi lại các thông tin tờ
khai sửa đổi tại màn hình IDE, khi người khai hải quan ấn nút “gửi” tại màn hình
này thì hoàn tất việc đăng ký tờ khai sửa đổi, bổ sung.
- Số tờ khai sửa đổi là kí tự cuối cùng của ô số tờ khai, số lần khai báo sửa đổi, bổ
sung trong thông quan tối đa là 9 lần tương ứng với ký tự cuối cùng của số tờ khai

13
từ 1 đến 9; trường hợp không khai bổ sung trong thông quan thì ký tự cuối cùng của
số tờ khai là 0.
- Khi người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung tờ khai, thì tờ khai sửa đổi, bổ sung
chỉ có thể được phân luồng vàng hoặc luồng đỏ (không phân luồng xanh).
- Các chỉ tiêu trên màn hình khai sửa đổi, bổ sung (IDA01) giống các chỉ tiêu trên
màn hình khai thông tin nhập khẩu (IDA). Khác nhau là một số chỉ tiêu (sẽ nêu cụ
thể tại phần hướng dẫn nghiệp vụ IDA01) không nhập được tại IDA01 do không
được sửa đổi hoặc không thuộc đối tượng sửa đổi.
(6) Những điểm cần lưu ý:
- Mỗi tờ khai được khai tối đa 50 mặt hàng, trường hợp một lô hàng có trên 50 mặt
hàng, người khai hải quan sẽ phải thực hiện khai báo trên nhiều tờ khai, các tờ khai
của cùng một lô hàng được liên kết với nhau dựa trên số nhánh của tờ khai.
- Trị giá tính thuế:
 Khai báo trị giá: Ghép các chỉ tiêu của tờ khai trị giá theo phương pháp 1 vào
tờ khai nhập khẩu; Đối các phương pháp khác, chỉ ghép một số chỉ tiêu kết
quả vào tờ khai nhập khẩu, việc tính toán cụ thể trị giá theo từng phương
pháp phải thực hiện trên tờ khai trị giá riêng.
 Tự động tính toán: Đối với các lô hàng đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị
giá giao dịch, người khai hải quan khai báo Tổng trị giá hoá đơn, tổng hệ số
phân bổ trị giá, trị giá hoá đơn của từng dòng hàng, các khoản điều chỉnh, hệ
số phân bổ các khoản điều chỉnh, trên cơ sở đó, hệ thống sẽ tự động phân bổ
các khoản điều chỉnh và tự động tính trị giá tính thuế cho từng dòng hàng.
 Không tự động tính toán: Đối với các lô hàng đủ điều kiện áp dụng phương
pháp trị giá giao dịch nhưng ngoài I và F còn có trên 5 khoản điều chỉnh
khác hoặc việc phân bổ các khoản điều chỉnh không theo tỷ lệ trị giá thì hệ
thống không tự động phân bổ, tính toán trị giá tính thuế; Đối với các trường
hợp này, người khai hải quan khai báo, tính toán trị giá tính thuế của từng
dòng hàng tại tờ khai trị giá riêng, sau đó điền kết quả vào ô “trị giá tính
thuế” của từng dòng hàng.

14
- Tỷ giá tính thuế: Khi người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ khai thông tin nhập
khẩu IDA, hệ thống sẽ áp dụng tỷ giá tại ngày thực hiện nghiệp vụ này để tự động
tính thuế:
 Trường hợp người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ khai thông tin nhập
khẩu IDA và đăng ký tờ khai IDC trong cùng một ngày hoặc trong 02 ngày
có tỷ giá giống nhau thì hệ thống tự động giữ nguyên tỷ giá tính thuế.
 Trường hợp người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ đăng ký tờ khai IDC
(được tính là thời điểm người khai hải quan ấn nút “Gửi” tại màn hình IDC)
tại ngày có tỷ giá khác với tỷ giá tại ngày khai thông tin nhập khẩu IDA thì
hệ thống sẽ báo lỗi. Khi đó, người khai hải quan dùng nghiệp vụ IDB gọi bản
IDA để khai báo lại - thực chất là chỉ cần gọi IDA và gửi luôn hệ thống sẽ tự
động cập nhật lại tỷ giá theo ngày đăng ký tờ khai.
- Thuế suất: Khi người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ khai thông tin nhập khẩu
IDA, hệ thống sẽ lấy thuế suất tại ngày dự kiến khai báo IDC để tự động điền vào ô
thuế suất.
 Trường hợp thuế suất tại ngày IDC dự kiến khác thuế suất tại ngày IDC, thì
khi người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ đăng ký tờ khai IDC hệ thống sẽ
báo lỗi, khi đó, người khai hải quan dùng nghiệp vụ IDB gọi bản IDA để
khai báo lại - thực chất là chỉ cần gọi IDA và gửi luôn, hệ thống tự động cập
nhật lại thuế suất theo ngày đăng ký tờ khai IDC.
 Trường hợp người khai hải quan nhập mức thuế suất thủ công thì hệ thống
xuất ra chữ “M” bên cạnh ô thuế suất.
- Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn/giảm/không chịu thuế:
 Việc xác định hàng hóa thuộc đối tượng được miễn thuế XK không căn cứ
vào Bảng mã miễn/giảm/không chịu thuế, mà phải thực hiện theo các văn
bản quy định, hướng dẫn liên quan.
 Chỉ sau khi đã xác định được hàng hóa thuộc đối tượng được miễn thuế XK
mới áp mã dùng trong VNACCS theo Bảng mã miễn/giảm/không chịu thuế.
 Nhập mã miễn/giảm/không chịu thuế vào chỉ tiêu tương ứng trên màn hình
đăng ký khai báo nhập khẩu (IDA).

15
 Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu thuộc diện phải
đăng ký DMMT trên VNACCS (TEA) thì phải nhập đủ cả mã miễn thuế và
số DMMT, số thứ tự dòng hàng trong DMMT đã đăng ký trên VNACCS.
 Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế Nhập khẩu thuộc diện phải
đăng ký DMMT nhưng đăng ký thủ công ngoài VNACCS thì phải nhập mã
miễn thuế và ghi số DMMT vào phần ghi chú.
- Trường hợp hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng:
 Việc xác định hàng hóa, thuế suất giá trị gia tăng không căn cứ vào Bảng mã
thuế suất thuế giá trị gia tăng; mà phải thực hiện theo các văn bản quy định,
hướng dẫn liên quan.
 Chỉ sau khi đã xác định được hàng hóa, thuế suất cụ thể theo các văn bản quy
định, hướng dẫn liên quan mới áp mã dùng trong VNACCS theo Bảng mã
thuế suất thuế giá trị gia tăng.
 Nhập mã thuế suất thuế giá trị gia tăng vào chỉ tiêu tương ứng trên màn hình
đăng ký khai báo nhập khẩu (IDA).
- Trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (do có nợ quá hạn
quá 90 ngày hoặc Doanh nghiệp giải thể, phá sản, tạm ngừng kinh doanh,…): Hệ
thống tự động từ chối cấp số tờ khai và báo lỗi cho phía người khai lý do từ chối
tiếp nhận khai báo. Tuy nhiên, nếu hàng nhập khẩu phục vụ trực tiếp an ninh, quốc
phòng, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo,
viện trợ không hoàn lại thì hệ thống vẫn chấp nhận đăng ký tờ khai dù doanh nghiệp
thuộc danh sách nêu trên.
- Trường hợp đăng ký bảo lãnh riêng trước khi cấp số tờ khai (bảo lãnh theo số vận
đơn/hóa đơn):
 Số vận đơn hoặc số hóa đơn đã đăng ký trong chứng từ bảo lãnh phải khớp
với số vận đơn/số hóa đơn người khai khai báo trên màn hình nhập liệu.
 Nếu đăng ký bảo lãnh riêng sau khi hệ thống cấp số tờ khai thì số tờ khai đã
đăng ký trong chứng từ bảo lãnh phải khớp với số tờ khai hệ thống đã cấp.
- Trường hợp cùng một mặt hàng nhưng các sắc thuế có thời hạn nộp thuế khác
nhau: Hệ thống sẽ tự động xuất ra các chứng từ ghi số thuế phải thu tương ứng với
từng thời hạn nộp thuế. Trường hợp người khai làm thủ tục nhập khẩu nhiều mặt
16
hàng nhưng các mặt hàng có thời hạn nộp thuế khác nhau, người khai sẽ phải khai
trên các tờ khai khác nhau tương ứng với từng thời hạn nộp thuế (ví dụ: người khai
làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng gỗ và dầu thô thì phải khai trên 02 tờ khai khác
nhau tương ứng với từng thời hạn nộp thuế: mặt hàng gỗ có thời hạn nộp thuế nhập
khẩu là 30 ngày; mặt hàng dầu thô có thời hạn nộp thuế nhập khẩu là 35 ngày).
Theo CIF, khi hàng hóa nhập khẩu về đến cửa khẩu thì bên phía nhập khẩu là công
ty thực hiện nhiệm vụ khai báo hải quan như sau:
 Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp và xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải
quan.
 Ngày cấp phép: 19/06/2015.
 Ngày hoàn thành kiểm tra: 17/06/2015.
 Tổng giá trị hoá đơn: 353.732.033,2 VND.
 Tổng số tiền thuế (Thuế GTGT): 35.373.2 VND.
Hồ sơ hải quan bao gồm các giấy tờ sau đây:
 Hợp đồng thương mại (Contract) là văn bản thỏa thuận giữa người mua và
người bán về các nội dung liên quan: thông tin người mua & người bán,
thông tin hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, thanh toán v.v…
 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): chứng từ do người xuất khẩu
phát hành để đòi tiền người mua cho lô hàng đã bán theo thỏa thuận trong
hợp đồng. Chức năng chính của hóa đơn là chứng từ thanh toán, nên cần thể
hiện rõ những nội dung như: đơn giá, tổng số tiền, phương thức thanh toán,
thông tin ngân hàng người hưởng lợi…
 Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List): là loại chứng từ thể hiện cách thức
đóng gói của lô hàng. Qua đó, người đọc có thể biết lô hàng có bao nhiêu
kiện, trọng lượng và dung tích thế nào…
 Tín dụng thư (L/C): thư do ngân hàng viết theo yêu cầu của người nhập
khẩu, trong đó cam kết trả tiền cho người xuất khẩu trong một thời gian nhất
định, nếu người xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ hợp lệ.
 Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate): bao gồm đơn bảo hiểm, và giấy
chứng nhận bảo hiểm.

17
 Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): là chứng từ cho biết nguồn gốc xuất xứ của
hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào. Điều này quan
trọng với chủ hàng, khi C/O giúp họ được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt, hay
được giảm thuế.
 Vận đơn (Bill of Lading): Là chứng từ xác nhận việc hàng hóa xếp lên
phương tiện vận tải (tàu biển hoặc máy bay). Với vận đơn đường biển gốc,
nó còn có chức năng sở hữu với hàng hóa ghi trên đó.
 Tờ khai hải quan (Customs Declaration): chứng từ kê khai hàng hóa xuất
nhập khẩu với cơ quan hải quan để hàng đủ điều kiện để xuất khẩu hoặc
nhập khẩu vào một quốc gia.
2.6. Nhận hàng từ phương tiện vận chuyển
Đơn vị kinh doanh phải trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một đơn vị nhận uỷ thác
giao nhận tiến hành:
- Ký kết hợp đồng uỷ thác cho cơ quan vận tải (ga, cảng) về việc giao nhận hàng từ
tàu.
- Xác nhận với cơ quan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng nhập khẩu hàng năm, từng
quý, lịch tàu, cơ cấu mặt hàng, điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ, vận chuyển giao nhận.
- Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc giao nhận hàng hoá như vận đơn, lệnh giao
hàng...
- Thông báo cho các đơn vị trong nước đặt mua hàng nhập khẩu (nếu hàng nhập
khẩu cho một đơn vị trong nước) và dự kiến ngày hàng về, ngày thực tế tàu chở
hàng về đến cảng hoặc toa xe chở hàng đưa hàng về sân giao nhận.
- Thanh toán cho cơ quan vận tải các phí tổn về giao nhận, bốc xếp, bảo quản và
vận chuyển hàng nhập khẩu.
- Theo dõi việc giao nhận, đôn đốc cơ quan vận tải lập các biên bản về hàng hoá và
giải quyết trong phạm vi quyền hạn của mình những vấn đề xảy ra trong việc giao
nhận.
2.7. Kiểm tra chất lượng hàng hóa, kiểm dịch và giám định hàng
Sau bước nhận hàng, là bước kiểm tra hàng hoá nhập xem có đúng với hợp đồng
hay không.

18
Theo tinh thần nghị định 200/CP ngày 31/12/1973 và thông tư liên bộ giao thông
vận tải-ngoại thương số 52/TTLB ngày 25/1/1975 thì hàng nhập khẩu khi về qua
cửa khẩu phải được kiểm tra kỹ càng, mỗi cơ quan tuỳ theo chức năng của mình
tiến hành công việc đó.
Cơ quan ga, cảng phải kiểm tra liêm phong kẹp chì trước khi dỡ hàng ra khỏi
phương tiện vận chuyển. Nếu hàng có tổn thất hoặc xếp không theo lô, vận đơn thì
cơ quan giao thông mời bên giám định lập biên bản giám định dưới tàu. Nếu hàng
chuyên chở mà bị thiếu hụt, mất mát thì phải có biên bản kết toán nhận hàng với
tàu.
Doanh nghiệp nhập khẩu với tư cách là một bên đứng tên trên vận đơn phải lập thư
dự kháng nếu nghi ngờ hoặc nhận thấy hàng thực sự có tổn thất phải yêu cầu công
ty bảo hiểm lập biên bản giám định nếu tổn thất xảy ra thuộc những rủi ro đã mua
bảo hiểm.
2.8. Giao hàng cho đơn vị đặt hàng nhập khẩu
Khi doanh nghiệp nhập khẩu theo phương thức nhận uỷ thác thì doanh nghiệp sẽ
giao số hàng đó cho bên đặt hàng nhập khẩu.
2.9. Làm thủ tục thanh toán
Nếu phương thức thanh toán là L/C thì bên nhập khẩu phải mở L/C theo quy định.
Sau khi nhận hàng và kiểm tra hàng hoá, các giấy tờ chứng từ, nếu hợp lệ thì doanh
nghiệp nhập khẩu thanh toán cho ngân hàng.
Nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng phương pháp nhờ thu (thường là phương
thức nhờ thu kèm chứng từ) thì bên nhập khẩu được kiểm tra chứng từ trong một
thời gian nhất định. Sau thời gian này nếu bên mua không có lý do từ chối thanh
toán thì ngân hàng xem như yêu cầu đòi hàng là hợp lệ.
2.10. Khiếu nại về hàng hóa và giải quyết khiếu nại
Khi thực hiện hợp đồng về nhập khẩu, nếu phát hiện thấy hàng nhập khẩu bị tổn
thất, thiếu hụt... thì bên nhập khẩu cần phải lập ngay hồ sơ khiếu nại để không bỏ lỡ
thời hạn khiếu nại.
Cần phải căn cứ vào trách nhiệm nghĩa vụ của các bên để lựa chọn đối tượng khiếu
nại cho phù hợp: đối tượng đó có thể là người xuất khẩu hay người vận tải hay bên
bảo hiểm.
19
Đơn khiếu nại phải kèm theo những bằng chứng về việc tổn thất như: biên bản giám
định, hoá đơn, vận đơn đường biển, đơn bảo hiểm... Việc khiếu nại sẽ được giải
quyết giữa hai bên. Nếu hai bên không tự giải quyết đượchoặc không thoả đáng thì
người nhập khẩu có thể kiện bên đối tác ra Hội Đồng Trọng Tài Quốc Tế hoặc ra
Toà án.
3. Phân tích chứng từ liên quan
3.1. Chứng nhận kiểm định (Certificate of Analysis)
Giấy chứng nhận kiểm định được thực hiện bởi công ty cổ phần nội bộ Tomago
Aluminium. Có hai lý do chính để chọn Tomago Aluminium:
 Thứ nhất, đây là một liên doanh được quản lý độc lập bởi ba doanh nghiệp
lớn, trong đó có Tập đoàn Rio Tinto là công ty mẹ của Rio Tinto Marketing
Pte Limited- bên bán trong hợp đồng.
 Thứ hai, Tomago Aluminium là một doanh nghiệp rất có uy tín khi nó là nhà
máy luyện nhôm lớn nhất ở Australia.
Theo như dung sai của trọng lượng ghi trên hợp đồng (+/-5%) thì trọng lượng thực
tế tính được là 99627 kg hoàn toàn nằm trong khoảng cho phép (+/-5% * 99360kg =
4968 kg).

Từ bảng phân tích các thành phần trong phôi nhôm, có thể thấy các phôi chứa tỷ lệ
nhôm tinh khiết khá cao, dao động từ 99,83- 99,85%. Đây là phôi nhôm chuẩn

20
( hàm lượng nhôm tối thiểu là 99,7% nhưng ít hơn 99,9%). Nhìn chung, chúng rất
nhẹ và bền. Công ty TNHH Thương mại Kim Thịnh có thể sử dụng các phôi nhôm
này trong một số hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như: sản xuất ô tô, xe
máy (nắp ca-pô, cửa, nắp cốp, trần xe,…); sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho
xe có động cơ;…
3.2. Tín dụng thư (Letter Credit)
L/C là một cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản của một tổ chức tài chính
đối với người thụ hưởng L/C, với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ
chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C, phù hợp với
Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP 600) được dẫn chiếu trong
thư tín dụng và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm
tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP).
Ở chứng từ đang được phân tích, ngân hàng mở L/C (phần Sender) là Ngân hàng
Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), đây là ngân hàng đại
diện của người mua là Công ty TNHH Thương mại Kim Thịnh đứng ra cam kết trả
tiền cho người xuất khẩu. Techcombank là một ngân hàng lớn và rất có uy tín tại
Việt Nam khi đứng thứ sáu về quy mô tài sản, đứng thứ hai về khả năng sinh lời 1 và
đứng thứ năm trong Top 10 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 20172.
Ngân hàng thông báo (phần Receiver) là Ngân hàng Australia and New Zealand
Banking Group Limited (ANZ), có vai trò thông báo cho người thụ hưởng rằng một
L/C đã được mở tại ngân hàng phát hành cho người thụ hưởng và các điều khoản,
điều kiện của L/C đó. ANZ đứng thứ hai về quy mô tài sản và là một trong bốn
ngân hàng lớn nhất tại Australia3. Ngoài ra, ANZ còn đứng thứ 25 trong top 50 ngân
hàng an toàn nhất thế giới năm 20174.
Phần đầu L/C, mục Format: Swift có nghĩa là ngân hàng sử dụng phương tiện Swift
để trao đổi thông tin. Cụ thể hơn, SWIFT là Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và
các tổ chức tài chính quốc tế (viết tắt của Society for Worldwide Interbank and

1
Ngọc Toàn,2017, “15 Ngân hàng Việt lọt top các ngân hàng mạnh nhất châu Á”. CafeF, <
http://cafef.vn/15-ngan-hang-viet-lot-top-cac-ngan-hang-manh-nhat-chau-a-20171202091510236.chn>
2
Vietnam Report, 2017, “Top 10 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2017”
3
Theo AdvisoryHQ,2017, “2017 RANKING & REVIEWS TOP RANKING BANKS IN AUSTRALIA”,
< https://www.advisoryhq.com/articles/best-banks-in-australia/#Australia-and-New-zealand-banking>
4
Theo Ranking The Brands, < https://www.rankingthebrands.com/Brand-detail.aspx?brandID=1496>
21
Finacial Telecommunication). Đây là một hiệp hội mà thành viên là các ngân hàng
và các tổ chức tài chính, mỗi ngân hàng tham gia là một cổ đông của SWIFT.
SWIFT giúp các ngân hàng trên thế giới là thành viên của SWIFT chuyển tiền cho
nhau hoặc trao đổi thông tin. Mỗi thành viên được cấp một mã giao dịch gọi là
SWIFT code. Các thành viên trao đổi thông tin/chuyển tiền cho nhau dưới dạng các
SWIFT message, là các bức điện được chuẩn hóa dưới dạng các trường dữ liệu, ký
hiệu để máy tính có thể nhận biết và tự động xử lý giao dịch. SWIFT cung cấp các
dịch vụ truyền thông an ninh và phần mềm giao diện cho các ngân hàng và tổ chức
tài chính. Để trở thành thành viên của SWIFT, các ngân hàng và tổ chức tài chính
phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, bao gồm các văn bản theo yêu cầu của SWIFT
và hệ thống kết nối phổ biến nhất. Giá một bức điện SWIFT trung bình là 0.25
USD/điện, giá này tùy thuộc vào lượng điện giao dịch 1 ngày và hệ thống phiên bản
ứng dụng SWIFT đang sử dụng.
Trong hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại, các phương
tiện truyền tin chủ yếu được sử dụng gồm: Thư tín, Telex và SWIFT.
 Thư tín là phương tiện truyền tin từ khi mới hình thành nghiệp vụ thanh toán
quốc tế. Đặc điểm của phương tiện này là chậm vì phải mất một khoảng thời
gian luân chuyển trên đường, chi phí thường cao và không an toàn. Đến nay,
phương tiện này vẫn còn đang được sử dụng nhưng không phổ biến. Ở Việt
Nam, một số ngân hàng vẫn sử dụng phương tiện này trong những trường
hợp đặc biệt như: không sử dụng Telex hoặc chưa được phép tham gia hệ
thống SWIFT.
 Telex là phương tiện công cộng nên bản thân nó không an toàn, chưa có một
chuẩn chung cho các giao dịch thanh toán quốc tế. Đặc điểm của phương
tiện Telex là chậm (thời gian truyền một bức điện dài, nếu là L/C phải mất
10-20 phút), chi phí điện tín cho một giao dịch cao. Hiện nay các ngân hàng
ít sử dụng phương tiện này trong thanh toán quốc tế mà chỉ sử dụng như một
phương tiện thay thế trong trường hợp trục trặc về đường truyền cáp quang.
Lý do mà SWIFT được chọn sử dụng là bởi so với hai phương tiện truyền thông
trên, truyền thông tin qua SWIFT rất hiệu quả, hầu như khắc phục được những
nhược điểm của Thư tín và Telex. Có thể kể được những ưu điểm nổi trội của
22
SWIFT như: nó là một mạng truyền thông chỉ sử dụng trong hệ thống ngân hàng và
các tổ chức tài chính nên tính bảo mật cao và an toàn; tốc độ truyền thông tin nhanh
cho phép có thể xử lý được số lượng lớn giao dịch; chi phí cho một điện giao dịch
thấp so với Thư tín và Telex vốn là phương tiện truyền thông truyền thống và sử
dụng SWIFT sẽ tuân theo tiêu chuẩn thống nhất trên toàn thế giới (đây là điểm
chung của bất cứ ngân hàng nào tham gia SWIFT có thể hòa đồng với cộng đồng
ngân hàng trên thế giới).
Tuy nhiên cần phải hiểu rằng SWIFT là một trong các phương tiện truyền tin thanh
toán quốc tế chính, bên cạnh đó vẫn phải sử dụng các phương tiện truyền tin khác.
Ví dụ như khi chuyển bộ chứng từ vẫn phải sử dụng thư tín mà không thể dùng
SWIFT để chuyển được. Hoặc khi chuyển một bức điện tới ngân hàng ở Myanma ta
không thể dùng SWIFT mà phải sử dụng Telex vì các ngân hàng ở Myanma chưa
tham gia SWIFT.
Khi tham gia vào hệ thống SWIFT, mỗi ngân hàng có một địa chỉ SWIFT cụ thể
hay gọi là BIC ( Bank Identifier Code).Thông qua địa chỉ này mà các ngân hàng có
thể trao đổi nghiệp vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác do SWIFT cung cấp.
Địa chỉ BIC có hai loại, loại 8 ký tự dùng cho các ngân hàng độc lập và loại 11 ký
tự dùng cho các chi nhánh. Kết cấu 2 loại như sau:
 Loại 8 ký tự: XXXX XX XX (Bank country area)
 Loại 11 ký tự: là địa chỉ SWIFT thường được dành cho các chi nhánh giống
như loại 8 ký tự nhưng có thêm ba ký tự phía sau để phân biệt chi nhánh:
XXXX XX XX XXX (Bank country area Branch)
Có thể thấy trong L/C
đang phân tích, hai
ngân hàng đều là ngân
hàng chi nhánh với
địa chỉ BIC là
VTCNVNVXXXX và
ANZBAU3MXXX.
Phần nội dung chi tiết của L/C bao gồm nhiều trường, cụ thể:

23
- Trường 40A quy định về loại L/C, ở đây là L/C không thể hủy ngang (Irrevocable
L/C). Là L/C mà sau khi đã mở , thì ngân hàng phát hành (NHPH) không đổi, bổ
sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu không có sự đồng thuận của
người thụ hưởng và ngân hàng xác nhận (NHXN) (nếu có). Nhưng một L/C không
hủy ngang không có nghĩa là không thể hủy bỏ. Trong trường hợp các bên cùng
nhau đồng ý hủy bỏ L/C thì L/C đó được công nhận không còn giá trị thực hiện.
Tuy nhiên, sau khi thỏa thuận với người thụ hưởng về hủy bỏ L/C, người mở phải
thương lượng với NHPH, ngân hàng này liên hệ với NHXN (nếu có) để có được xác
nhận đồng ý hủy bỏ L/C. Như vậy, một L/C muốn hủy bỏ phải được sự đồng thuận
của người thụ hưởng, NHPH và NHXN (nếu có). Do quyền lợi của người xuất khẩu
được đảm bảo, loại L/C này được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong thanh toán
quốc tế.
Ngoài ra, đối lập với L/C không thể hủy ngang là L/C có thể hủy ngang (Revocable
L/C). Là L/C mà người mở (người nhập khẩu) có quyền đề nghị NHPH sửa đổi, bổ
sung, hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự chấp thuận và thông báo trước
của người thụ hưởng (người xuất khẩu). Tuy nhiên, khi hàng hóa đã được giao,
ngân hàng mới thông báo lệnh hủy bỏ hoặc sửa đổi bổ sung thì lệnh này không có
giá trị; nghĩa là khi đó NHPH L/C vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã
cam kết, coi như không có việc đó hủy bỏ xảy ra. Vì tình trạng thanh toán bấp
bênh, đặc biệt quyền lợi người xuất khẩu không còn bảo đảm, do đó, loại L/C này
hầu như không được sử dụng trong thực tế mà chỉ tồn tại trên lý thuyết.
- Trường 20 là số hiệu của thư tín dụng. Số hiệu này giúp tạo thuận tiện trong việc
trao đổi thông tin giữa các bên có liên quan trong quá trình giao dịch thanh toán và
ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán. Tất cả các L/C đều
phải có số hiệu riêng do ngân hàng mở L/C quy định, dùng để trao đổi thư từ, điện
tín có liên quan đến việc thực hiện L/C và tham chiếu trên các chứng từ có liên quan
trong bộ chứng từ theo L/C.
- Trường 31C là ngày mở L/C, là ngày bắt đầu phát sinhvà có hiệu lực sự cam kết
của ngân hàng mở L/C đối với người thụ hưởng.
- Trường 40E quy định về quy tắc áp dụng. Trong L/C có ghi “UCP LATEST
VERION”, tức là áp dụng UCP phiên bản mới nhất. Hiện nay phiên bản UCP mới
24
nhất là UCP600 do Phòng thương mại quốc tế ban hành. Như vậy các quy tắc trong
này sẽ ràng buộc tất cả các bên, trừ khi tín dụng loại trừ hoặc ràng buộc một cách rõ
ràng.
- Trường 31D là địa điểm và thời hạn hiệu lực của thư tín dụng. Thời hạn này là
thời hạn mà ngân hàng mở cam kết trả tiền cho người thụ hưởng nếu người này xuất
trình được bộ chứng từ trong thời hạn hiệu lực đó và phù hợp với quy định trong
thư tín dụng. Đối với người xuất khẩu, trước khi đến ngày này người xuất khẩu có
thể cung cấp dần các hồ sơ chứng từ và bổ sung sai sót nếu như ngân hàng phát hiện
có lỗi sai. Trong thời gian quy định nếu như ngân hàng tiếp nhận hồ sơ từ người
xuất khẩu xét thấy có gì sai sót thì trong vòng sớm nhất 7 ngày làm việc phải thông
báo cho người xuất khẩu để hoàn thiện hồ sơ. Còn về phần địa điểm, địa điểm hết
hiệu lực thường quy định tại nước người bán.
- Trường 50 là bên yêu cầu mở thư tín dụng, phải ghi rõ tên và địa chỉ.
- Trường 59 là bên hưởng lợi từ phương thức thanh toán tín dụng, cũng phải ghi rõ
tên và địa chỉ.
- Trường 32B thể hiện tổng số tiền và đơn vị tiền tệ quy ước của thư tín dụng.
- Trường 39A quy định dung sai liên quan đến số tiền L/C tính bằng tỷ lệ phần trăm
(cộng hoặc trừ số tiền đó). Ở đây số tiền được cho phép sai lệch trong khoảng +/-
5% (cụ thể khoảng sai lệch là +/-5% * 247695,54 USD = +/-12384,777 USD) .
- Trường 41D quy định việc thanh toán L/C sẽ có hiệu lực tại địa điểm nào để người
xuất khẩu sẽ nhận được tiền và bởi điều khoản, cách thức nào. Đối với L/C này
người xuất khẩu sẽ nhận được thanh toán tại bất kỳ ngân hàng nào thông qua đàm
phán giữa các bên.
- Trường 42C là dự thảo thanh toán, thời gian trả tiền của thư tín dụng L/C. Cách
thức ghi trên L/C: “SIGHT FOR 100PCT OF INVOICE VALUE OF GOODS” có
nghĩa là sau khi nhận được L/C người xuất khẩu phải lập Hối phiếu đến NHPH L/C
này để thanh toán hợp đồng. Ngoài ra nếu như L/C ghi là: “AVAILABLE BY
PAYMENT AT SIGHT FOR 100 PERCENTS INVOICE DRAWN ON
APPLICANT” thì khi này người xuất khẩu sẽ tiến hành lập Hối phiếu đòi tiền
người lập L/C. Thời hạn này có thể nằm trong hoặc nằm ngoài thời hạn hiệu lực của

25
L/C. Tuy nhiên, đối với thư tín dụng L/C trả chậm, hối phiếu có kỳ hạn phải được
xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C.
- Trường 42A là đơn vị chịu trách nhiệm thanh toán hối phiếu.
- Trường 43P là cách thức giao hàng. Nếu L/C ghi như trên: “PARTIAL
SHIPMENTS : permitted” nghĩa là người xuất khẩu có quyền chuyển giao hàng
thành từng phần. Ngoài ra, nếu L/C ghi là: “ PARTIAL SHIPMENTS : prohibited”
nghĩa là nhà xuất khẩu không được quyền chuyển giao hàng thành từng phần mà
phải chuyển tải một lần duy nhất.
- Trường 43T là về vấn đề trung chuyển qua trạm trung gian. Ở đây việc trung
chuyển được cho phép (ALLOWED). Ngoài ra, chuyển tải có thể thực hiện tại một
cảng chỉ định do người chuyên chở và người nhập khẩu lựa chọn : transhipment
at....port with through Bill of Lading acceptable.
- Trường 44E là địa điểm bốc hàng.
- Trường 44F là địa điểm dỡ hàng.
- Trường 44C là ngày giao hàng cuối cùng. Thời hạn giao hàng do hợp đồng mua
bán ngoại thương quy định. Ðây là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao
xong hàng cho bên mua, kể từ khi thư tín dụng có hiệu lực. Thời hạn giao hàng liên
quan chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của thư tín dụng. Nếu hai bên thoả thuận kéo dài
thời gian giao hàng thêm một số ngày thì ngân hàng mở thư tín dụng cũng sẽ hiểu
rằng thời hạn hiệu lực của thư tín dụng cũng được kéo dài thêm một số ngày tương
ứng. Nguyên tắc:
 Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng L/C và
không được trùng với ngày hết hạn hiệu lực của thư tín dụng L/C.
 Ngày giao hàng phải sau ngày mở thư tín dụng L/C.
 Ngày hết hạn hiệu lực của thư tín dụng L/C phải sau ngày giao hàng.
- Trường 45A là về mô tả hàng hóa. Ở đây bao gồm: tên hàng, trọng lượng, giá đơn
vị, tổng giá trị, xuất xứ hàng hóa và điều khoản giao hàng.
- Trường 46A là các tài liệu yêu cầu (các chứng từ mà người thụ hưởng phải xuất
trình). Ðây cũng là một nội dung rất quan trọng của thư tín dụng. Bộ chứng từ thanh
toán là căn cứ để ngân hàng kiểm tra mức độ hoàn thành nghĩa vụ chuyển giao hàng
hoá của người xuất khẩu để tiến hành việc trả tiền cho người thụ hưởng.
26
Các tài liệu yêu cầu ở đây cụ thể gồm:
 03 bản gốc hoá đơn thương mại được phát hành, ký kết bởi người thụ hưởng
và báo giá số tín dụng.
 Toàn bộ bản gốc vận đơn sạch hàng đã xếp theo đơn hàng của chi nhánh
Techcombank Phú Mỹ Hưng, được đánh dấu cước vận chuyển trả trước,
thông báo cho người nộp đơn, cho thấy số tín dụng và quốc gia của cảng xếp
hàng.
 01 bản gốc và 03 bản sao của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu
AANZFTA. C/O không được viết tay, chữ ký tay được chấp nhận.
 Đầy đủ các bản gốc của hợp đồng / chứng thư bảo hiểm theo mẫu có thể
chuyển nhượng và được xác nhận để trống với 110% giá trị lô hàng bao gồm
tất cả các rủi ro có yêu cầu bồi thường tại Việt Nam bằng đồng tiền thanh
toán trong hóa đơn và xác định tổng số bản chính.
 03 bản gốc Phiếu đóng gói hàng hóa.
 01 bản gốc và 02 bản sao giấy Chứng nhận kiểm định.
- Trường 47A là những điều kiện đi kèm. Một số điều kiện cụ thể như sau:
 66 USD hoặc tương đương và lệ phí điện tín liên quan nên được khấu trừ từ
số tiền thu được cho mỗi bộ chứng từ khác theo L/C này.
 Hối phiếu và tất cả các chứng từ phải được phát hành bằng tiếng Anh (ngoại
trừ giấy bưu chính và tem).
 27,5 USD phải được khấu trừ từ số tiền thu được cho mỗi bộ chứng từ sửa
đổi.
 Tất cả các chứng từ yêu cầu phải ghi rõ số L/C của chúng tôi.
 Chứng từ bên thứ ba được chấp nhận.
 Nhiều hơn hoặc ít hơn 5% về số lượng, đơn giá và tổng giá được chấp nhận.
- Trường 71B là các khoản phí. Cụ thể: “Tất cả các khoản phí ngân hàng bên ngoài
Việt Nam và lệ phí hoàn trả do người thụ hưởng trả. Phí xác nhận, nếu có, do người
thụ hưởng trả”.
- Trường 48 là thời hạn xuất trình chứng từ. Tại mục này, người xuất khẩu phải đảm
bào chắc rằng mình có đầy đủ hồ sơ chứng từ để trình trong thời gian L/C quy định,

27
nếu không rắc rối sẽ có thể xảy ra. Nếu như trong L/C không đề cập đến ngày xuất
trình, thì người xuất khẩu phải hiểu rằng: “Ngân hàng sẽ không chấp nhận hồ sơ nếu
quá 21 ngày kể từ ngày chuyển giao hàng theo L/C quy định” (theo UPC điều 43a).
- Trường 49 là hướng dẫn xác nhận. Ở trong L/C ghi “May Add” (có thể confirm).
Ngoài ra, nếu trong L/C ghi chú là: “No mail confirmation will follow” hay
“without” tức có nghĩa là L/C này có hiệu lực ngay tức khắc khi bạn nhận được L/C
và không còn tài liệu đính kèm xác nhận nào được gửi sau đó. Còn nếu L/C ghi là:
“full details to follow” hay “the mail confirmation is to be theoperative credit
instrument” thì khi nhận được L/C bạn phải chờ đợi các tài liệu đi kèm L/C và L/C
này chưa có hiệu lực một cách đầy đủ.
- Trường 78 là cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C. Ðây là nội dung ràng buộc
trách nhiệm mang tính pháp lý của ngân hàng mở thư tín dụng đối với thư tín dụng
mà mình đã mở. Đôi khi phần này sẽ không cần thể hiện vì bản chất cùa thư tín
dụng là một sự cam kết.
3.3. Vận đơn đường biển (Bill of Lading)
Vận đơn đường biển (viết tắt là B/L - Bill Of Lading) là chứng từ chuyên chở hàng
hóa bằng đường biển do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng trong
đó người vận chuyển xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng
tàu biển và cam kết giao số hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích
với chất lượng tốt và số lượng đầy đủ như biên nhận. Đây là chứng từ rất quan
trọng, về nghiệp vụ giữa người gửi hàng với người vận tải , giữa người gửi hàng với
người nhận hàng. Nó như là một bằng chứng về giao dịch hàng hóa, là bằng chứng
có hợp đồng chuyên chở.

28
Vận đơn được phân tích là vận đơn theo lệnh (to Order Bill of Lading) bởi ở mục
Consignee có ghi theo dạng: “To order of X Bank”.
Vận đơn này do hãng vận chuyển ở đây là công ty Orient Overseas Container Line
(OOCL) phát hành. Trên B/L có đề tên và logo của hãng ở bên trên góc trái. Lý do
chọn hãng là vì: Thứ nhất, hãng có dịch vụ vận tải chuyên chở hàng trên tuyến
đường biển nối giữa Australia và các nước châu Á. Thứ hai, OOCL rất có uy tín bởi
đây là công ty vận tải và hậu cần lớn thứ 13 thế giới, với khoảng 240 tàu và có mặt
tại hơn 65 quốc gia5.
Vận đơn được in thành mẫu, gồm 2 mặt. Cụ thể:
 Mặt thứ nhất ghi các thông tin về người bán/ người xuất khẩu, người nhận
hàng,tên tàu vận chuyển, cảng đi, cảng đến,…

Cũng theo như trong B/L, hàng hóa được vận chuyển theo hình thức vận
chuyển nguyên container (FCL). Ngoài ra, vì áp dụng điều kiện CIF (người

5
Theo < https://www.joc.com/maritime-news/container-lines/oocl>
29
bán thuê tàu, ký hợp đồng vận chuyển) nên trên B/L có ghi FREIGHT
PREPAID- cước đã trả (người vận chuyển thu cước của người bán).
 Mặt thứ hai của vận đơn gồm những quy định có liên quan đến vận chuyển
do hãng tàu in sẵn, người thuê tàu không có quyền bổ sung hay sửa đổi mà
mặc nhiên phải chấp nhận nó. Mặt hai của vận đơn mặc dù là các điều khoản
do các hãng tàu tự ý quy định, nhưng thường nội dung của nó phù hợp với
quy định của các công ước, tập quán quốc tế vận chuyển hàng hoá bằng
đường biển.
3.4. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Hóa đơn thương mại là loại chứng từ cơ bản của công tác thanh toán và do người
bán hàng phát hành ra để yêu cầu người mua phải trả số tiền hàng đã được ghi trên
hóa đơn. Hóa đơn thương mại phải ghi rõ đặc điểm hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị
của hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng (theo quy định của Incoterm), phương thức
thanh toán hay chuyên chở hàng.
Với lô hàng được thanh toán theo phương thức L/C, nội dung của hóa đơn thương
mại phải đảm bảo những yêu cầu của UCP 600:
- Người lập hóa đơn phải là người bán, thể hiện là người hưởng thụ ghi trên L/C nếu
như sử dụng phương thức tín dụng chứng từ.
- Được lập cho người mua hoặc là người mở thư tín dụng.
- Hóa đơn ghi đúng tên người bán, người mua ghi trong hợp đồng hoặc trong L/C.
- Hóa đơn thương mại không cần phải ký, nếu hóa đơn có chữ ký thì phải được quy
định rõ trong L/C.
- Việc mô tả hàng hóa, dịch vụ hay các giao dịch khác trong hóa đơn phải phù hợp
với mô tả hàng hóa trong L/C hoặc trong hợp đồng về số lượng, ký hiệu, giá cả, quy
cách, chủng loại.
- Nếu trong L/C đề cập đến giấy phép nhập khẩu, đơn đặt hàng của người mua và
những chú ý khác thì Những chi tiết này phải ghi trong hóa đơn.
- Các chi tiết của hóa đơn không mâu thuẫn với các chứng từ khác.
3.5. Chứng thư bảo hiểm (Certificate of Insurance)
Chứng thư bảo hiểm là chứng từ do công ty bảo hiểm phát hành và cấp cho chủ
hàng để xác nhận hàng hóa đã được mua bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng. Trong
30
mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường cho những tổn thất xảy ra vì
những rủi ro mà hai bên đã thảo thuận trong hợp đồng bảo hiểm, còn người được
bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm một số tiền nhất định gọi là phí bảo hiểm.
Bảo hiểm có tác dụng:
– Chứng nhận cho một lô hàng đã được bảo hiểm, góp phần giải quyết những rủi ro
có thể xảy ra trong vận tải quốc tế
– Giải quyết phần nào thiệt hại xảy ra trong vận tải đường biển vì bảo hiểm là hình
thức phân tán rủi ro theo nguyên lý cộng đồng.
– Là chứng từ cần thiết để khiếu nại hãng bảo hiểm và nhận bồi thường bảo hiểm
khi có tranh chấp, kiện tụng.
Công ty bảo hiểm được ký kết ở đây là HDI - Gerling Industrial Insurance. Đây là
công ty con của HDI Global SE - một tổ chức lớn có uy tín với mạng lưới phân phối
dịch vụ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tổ chức này là một phần của tập đoàn
Talanx, tập đoàn bảo hiểm lớn thứ ba của Đức và thứ bảy tại châu Âu 6. Tại
Australia, HDI-Gerling hoạt động độc quyền thông qua các công ty môi giới bảo
hiểm. Có thể thấy, công ty bảo hiểm này rất đáng tin cậy và an toàn.
Chứng từ bảo hiểm được phân tích gồm hai mặt. Cụ thể:
 Mặt thứ nhất chứa các thông tin về tên, địa chỉ công ty bảo hiểm; người
nhận; cảng đi, cảng đến; thông tin về hàng hóa được bảo hiểm;…
Vì hàng hóa được giao theo điều kiện CIF nên người bán có nghĩa vụ mua
bảo hiểm với điều kiện tối thiểu (điều kiện bảo hiểm loại C), giá trị bảo hiểm
bằng 110% giá trị hợp đồng. Cụ thể, trị giá số tiền bảo hiểm được ghi ở đây
là 272935 USD.

6
Theo HDI-Insurance, < http://www.hdi-insurance.ru/en/about/>
31
Mục cuối mặt thứ nhất là các điều kiện bảo hiểm.

Dấu X được đánh vào ô trống tại các điều khoản bảo hiểm được chọn như:
điều khoản vận chuyển hàng hoá với các chất ô nhiễm phóng xạ, các điều
khoản loại trừ vũ khí hóa học, sinh học, hoá sinh và điện từ; điều khoản
chiến tranh; điều khoản đình công;… Các điều khoản phải luôn được cập
nhật cho phiên bản hiện tại. Ngoài ra còn có các điều kiện sau: trong trường
hợp mất mát hoặc hư hỏng các hướng dẫn bên lề phải được tuân thủ; nếu yêu
cầu bồi thường được trả cho một bản gốc của giấy chứng nhận thì các bản
khác sẽ bị vô hiệu;…
 Mặt thứ hai là các hướng dẫn phải tuân theo trong trường hợp hàng hóa bị
mất mát hay hư hỏng (không tuân thủ các hướng dẫn này có thể ảnh hưởng

32
đến yêu cầu bồi thường) và phần cuối là một bức thư mẫu. Một số hướng dẫn
được liệt kê ở đây là:
+Kiểm tra hàng ngay.
+Bảo đảm quyền thu hồi từ bên thứ ba.
+Ngay lập tức liên hệ với kiểm soát viên có tên trong chứng thư bảo hiểm
+Phải thông báo ngay về yêu cầu bồi thường cho người bảo lãnh.
+Một bộ hồ sơ yêu cầu bồi thường (B/L, chứng thư bảo hiểm,…) phải được
trình cho người bảo lãnh.
+Yêu cầu bồi thường sẽ không được bên bảo hiểm xem xét, trừ khi nộp trong
vòng 15 tháng sau khi chấm dứt bảo hiểm.
3.6. Phiếu đóng gói hàng hóa (Detailed Packing List)
Phiếu đóng gói hàng hóa chỉ ra cách thức đóng gói của hàng hóa. Khi nhìn vào đó,
công ty sẽ có thể tìm ra các giải pháp để xếp dỡ hàng (bằng công nhân, hay phải
dùng thiết bị chuyên dùng như xe nâng, cẩu…); bố trí phương tiện vận tải bộ (dùng
xe loại mấy tấn, kích thước thùng bao nhiêu,…);…
Một số thông tin ghi trên phiếu bao gồm: tên, địa chỉ bên xuất khẩu; bên nhận hàng;
cảng xếp hàng; cảng dỡ hàng;…

Ngoài ra, từ chứng từ đang được phân tích, có thể thấy hàng hóa được xếp vào 4
container 20’, mỗi container chứa 24 kiện hàng với tổng là 4224 miếng phôi nhôm.
Tổng trọng lượng các container dao động trong khoảng 24872- 24957 kg.
3.7. Hối phiếu (Bill of Exchange)
Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một
người khác yêu cầu người này khi nhận tờ phiếu phải trả ngay, hoặc phải ký chấp
33
nhận trả tiền ghi trên hối phiếu tại một ngày xác định trong tương lai cho một người
nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm tờ
phiếu.

Căn cứ vào thời hạn trả tiền, chứng từ được phân tích là Hối phiếu trả tiền ngay (At
sight Bill) bởi ngay góc trên chứng từ có ghi “At sight” và nội dung không quy định
thời hạn thanh toán.
Hối phiếu này là của công ty Rio Tinto gửi cho NH Techcombank, yêu cầu phải
thanh toán cho người cầm phiếu ngay khi nhìn thấy bản thứ nhất (hoặc thứ hai) của
hối phiếu. Hai bản hối phiếu này có giá trị ngang nhau và chỉ cần một bản được
thanh toán.
3.8. Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) là chứng từ cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng
hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào. Chứng nhận xuất xứ đặc biệt
quan trọng trong phân loại hàng hóa theo quy định hải quan của nước nhập khẩu và
vì vậy sẽ quyết định thuế suất thuế nhập khẩu hàng hóa.
Tính "xuất xứ" trong một C/O không nghiễm nhiên đồng nghĩa với quốc gia xuất
hàng, mà đó phải là quốc gia đã thực sự sản xuất/chế tạo hàng hóa đó. Việc này nảy
sinh khi hàng hóa không được sản xuất từ 100% nguyên liệu của quốc gia xuất
hàng, hoặc quá trình chế biến và giá trị gia tăng không xuất phát từ một quốc gia
duy nhất. Thông thường, nếu hơn 50% giá trị hàng bán ra xuất phát từ một nước thì
nước đó được chấp nhận là quốc gia xuất xứ. Theo nhiều hiệp ước quốc tế khác, các
tỉ lệ khác về mức nội hóa cũng được chấp nhận.
34
Hiện nay có hai loại C/O chính là:
– C/O không ưu đãi: tức là C/O bình thường, nó xác nhận rằng xuất xứ của một sản
phẩm cụ thể từ một nước nào đó.
– C/O ưu đãi: là C/O cho phép sản phẩm được cắt giảm hoặc miễn thuế sang các
nước mở rộng đặc quyền này. Ví dụ như: Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP: là một hệ
thống mà theo đó các nước phát triển, được gọi là các nước cho hưởng, cho các
nước đang phát triển, được gọi là các nước được hưởng, hưởng chế độ ưu đãi bằng
cách giảm hoặc miễn thuế, chế độ ưu đãi được xây dựng trên cơ sở không có sự
phân biệt đối sử và không đòi hỏi bất kỳ nghĩa vụ nào từ phía các nước đang phát
triển), Chứng nhận ưu đãi thịnh vượng chung (CPC), Ưu đãi thuế quan có hiệu lực
chung (CEPT),…
Theo danh sách của UNCTAD (United Nations Conference on Trade and
Development ), Việt Nam không nằm trong danh sách các nước được hưởng ưu đãi
GSP của Australia, Estonia và Mỹ.
Một số mẫu C/O áp dụng tại Việt Nam có thể kể đến như:
- C/O mẫu A (cấp cho hàng XK đi các nước cho hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập
GSP).
- C/O mẫu B (cấp cho mọi hàng hoá có xuất xứ từ Việt Nam không nhằm mục đích
nào khác ngoài việc chứng thực xuất xứ Việt Nam của hàng hoá).
- C/O mẫu D (thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT giữa
các nước ASEAN).
- C/O mẫu E (ASEAN – Trung quốc).
- C/O mẫu S (VN-Lào; VN-Campuchia).
- C/O mẫu AANZ (ASEAN - Australia - New Zealand).
- C/O mẫu T (cấp cho hàng dệt, may mặc được sản xuất, gia công tại Việt Nam xuất
khẩu sang các nước có ký kết Hiệp định hàng dệt may với Việt Nam (nếu có quy
định)).
- C/O mẫu O (cấp cho mặt hàng cà phê từ các nước xuất khẩu là thành viên của
Hiệp hội cà phê quốc tế (ICO – International Coffee Organization) sang các nước
nhập khẩu cũng là thành viên của ICO).

35
- C/O mẫu X (cấp cho mặt hàng cà phê từ các nước xuất khẩu là thành viên của
Hiệp hội cà phê quốc tế ICO sang các nước nhập khẩu không phải là thành viên của
ICO).
Chứng từ được phân tích là C/O mẫu
AANZ. Tên mẫu được ghi ở góc trên cùng
bên phải: “Form AANZ”.
Ở dưới là tên “Hiệp định Thương mại Tự do
ASEAN – Australia - New Zealand
(AANZFTA)”. Theo hiệp định này, thuế
nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam cho
nhôm chưa gia công trong năm 2017 là 0%.

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam dành cho nhôm và một số sản phẩm từ nhôm để thực hiện
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Australia - New Zealand giai đoạn 2015-20187

7
Theo Bộ Tài chính,2015, “Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định
Thương mại Tự do ASEAN – Australia - New Zealand giai đoạn 2015-2018”
36
Nội dung cụ thể của C/O như sau:
- Ô số 1: tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu.
- Ô số 2: tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước.
- Ô số 3: ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay thì đánh
“By air”, nếu gửi bằng đường biển thì đánh tên tàu) và tên cảng dỡ hàng.
- Ô số 4: cơ quan Hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu sẽ đánh dấu √ vào ô
thích hợp xem hàng hóa có được ưu đãi theo AANZFTA hay không.
- Ô số 5: số thứ tự các mặt hàng (trong trường hợp nhiều mặt hàng ghi trên một
C/O, mỗi mặt hàng có một số thứ tự riêng).
- Ô số 6: ký hiệu và số hiệu của kiện hàng.
- Ô số 7: số lượng kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hoá (bao gồm mã HS của
nước nhập khẩu ở cấp 6 số và tên thương hiệu hàng (nếu có)).

Mã HS ở chứng từ đang phân tích là 7601.00. Theo phụ lục II - QUY TẮC CỤ THỂ MẶT HÀNG (Ban
hành kèm theo Thông tư số 31/2015/TT-BCT ngày 24 tháng 9 năm 2015 của Bộ Công Thương thực
hiện Quy tắc xuất xứ thuộc Hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN-Australia-New
Zealand):

Mã hàng Mô tả hàng hoá Quy tắc cụ thể mặt hàng


76.01   Nhôm chưa gia công.  
7601 10 - Nhôm, không hợp kim RVC(40) hoặc CC
7601 20 - Nhôm hợp kim RVC(40) hoặc CC

Trong đó:

37
 “RVC (40)” nghĩa là hàm lượng giá trị khu vực của hàng hoá, tính theo công
thức quy định tại Điều 5 Phụ lục I: QUY TẮC XUẤT XỨ, không nhỏ hơn
40%, và công đoạn sản xuất cuối cùng được thực hiện tại một nước thành
viên.
 “CC” là chuyển đổi từ bất kỳ chương nào khác đến một chương, nhóm hoặc
phân nhóm. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng
trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở
cấp 2 số (chuyển đổi Chương).
- Ô số 8: ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa:

Hàng hóa được sản xuất tại nước ghi đầu tiên ở
Điền vào ô số 8:
ô số 11 của C/O:
Hàng hoá có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất
toàn bộ tại nước xuất khẩu theo điểm a khoản 1 Điều 2
của Phụ lục I :QUY TẮC XUẤT XỨ (Ban hành kèm
WO
theo Thông tư số 31/2015/TT-BCT ngày 24 tháng 9
năm 2015 của Bộ Công Thương quy định thực hiện
Quy tắc xuất xứ thuộc Hiệp định thành lập khu vực
thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand).

Hàng hóa được sản xuất toàn bộ theo quy định tại PE
điểm c khoản 1 Điều 2 của Phụ lục I
Hàng hoá có xuất xứ không thuần túy với điều kiện
hàng hóa đó đáp ứng Điều 4 của Phụ lục I

38
Hàng hóa được sản xuất tại nước ghi đầu tiên ở
Điền vào ô số 8:
ô số 11 của C/O:
 Thay đổi mã số hàng hóa (áp dụng ghi chung
cho các tiêu chí CC, CTH8 hoặc CTSH9).
 Hàm lượng giá trị khu vực
 Hàm lượng giá trị khu vực + Thay đổi mã số
hàng hóa
CTC10
 Loại khác, bao gồm tiêu chí công đoạn gia
công chế biến cụ thể
RVC
Một số ví dụ áp dụng cho trường hợp ghi “Other”: 
VD: CTSH + RVC 35%
(i) Không thay đổi mã số hàng hóa với điều
Other
kiện sản phẩm được nấu trong lãnh thổ của các nước
thành viên;
(ii) Không thay đổi mã số hàng hóa với điều
kiện sản phẩm được sản xuất bằng quy trình tinh chế;
(iii) CTSH, ngoại trừ từ 2523.29 đến 2523.90;
(iv) Sản phẩm thuộc phân nhóm này có xuất xứ
tại nước thành viên nơi sinh ra sản phẩm này từ việc
sản xuất hoặc tiêu thụ;
(v) Nếu hàng hóa là kết quả của một “phản ứng
hóa học”.

- Ô số 9: trọng lượng cả bì của hàng hoá (hoặc đơn vị đo lường khác) và trị giá
FOB. Việc ghi trị giá FOB được áp dụng khi tiêu chí xuất xứ là Hàm lượng giá trị
khu vực (RVC).
8
“CTH” là chuyển đổi từ bất kỳ nhóm nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm. Điều này có nghĩa
tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi
mã HS ở cấp 4 số (chuyển đổi nhóm).
9
“CTSH” là chuyển đổi từ bất kỳ phân nhóm nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm. Điều này có
nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự
chuyển đổi mã HS ở cấp 6 số (chuyển đổi Phân nhóm).
10
“CTC” là chuyển đổi mã hàng hóa. Tiêu chí CTC chỉ áp dụng đối với nguyên liệu không có xuất xứ. Để
đáp ứng tiêu chí này, nguyên liệu hoặc phụ tùng không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra
hàng hóa phải khác mã số hàng hóa (mã HS) của sản phẩm cuối cùng. Tiêu chí CTC được đưa ra nhằm đảm
bảo các nguyên liệu không có xuất xứ trải qua công đoạn chuyển đổi trên lãnh thổ FTA để chứng minh hàng
hóa được sản xuất trong lãnh thổ FTA.
39
- Ô số 10: số và ngày của hoá đơn thương mại được cấp cho lô hàng nhập khẩu vào
nước nhập khẩu.
- Ô số 11: lời tuyên bố của nhà xuất khẩu. Cách ghi cụ thể:
 Dòng thứ nhất ghi tên nước xuất khẩu.
 Dòng thứ hai ghi tên nước nhập khẩu.
 Dòng thứ ba ghi địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O, họ tên, chữ ký
của người ký đơn đề nghị cấp C/O và tên công ty đề nghị cấp C/O.
- Ô số 12: dành cho cán bộ Tổ chức cấp C/O ghi: địa điểm, ngày tháng năm cấp
C/O, chữ ký của cán bộ cấp C/O, con dấu của Tổ chức cấp C/O.
Tổ chức cấp C/O trên chứng từ đang phân tích là ACCI- Phòng Thương mại và
Công nghiệp Australia.
Ngoài ra, tại Việt Nam, Bộ công thương có quyền cấp C/O. Bộ này ủy quyền cho
một số cơ quan, tổ chức đảm nhận công việc này. Mỗi cơ quan được cấp một số loại
C/O nhất định:
 VCCI: cấp C/O form A, B…
 Các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương: cấp C/O form D, E, AK …
 Các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương ủy quyền: cấp C/O form
D, E, AK…
 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thẩm quyền cấp các loại
CO còn lại (bao gồm cả CO form B với mặt hàng giày dép xuất khẩu sang
EU).
- Ô số 13:
 Đánh dấu √ vào ô “Back-to-Back Certificate of Origin” trong trường hợp tổ
chức cấp C/O của nước trung gian cấp C/O giáp lưng theo khoản 3 Điều 10
của Phụ lục III.
 Đánh dấu √ vào ô “Subject of third-party invoice” trong trường hợp hóa đơn
thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một nước thứ ba
hoặc bởi nhà xuất khẩu đại diện cho công ty đó theo quy định tại Điều 22 của
Phụ lục III. Số của hóa đơn do nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu phát hành và

40
số của hóa đơn (nếu biết được) do thương nhân phát hành cho việc nhập
khẩu vào nước nhập khẩu cần được ghi trong Ô số 10.
 Đánh dấu √ vào ô “Issued Retroactively” trong trường hợp do sai sót không
cố ý hoặc có lý do xác đáng khác theo khoản 2 Điều 10 của Phụ lục III.
 Đánh dấu √ vào ô “De Minimis” nếu hàng hóa phải áp dụng khoản 1 Điều 8
của Phụ lục I.
 Đánh dấu √ vào ô “Accumulation” trong trường hợp hàng hoá có xuất xứ của
một nước thành viên được sử dụng làm nguyên liệu tại lãnh thổ của một
nước thành viên khác để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh như quy định
tại Điều 6 của Phụ lục I.
Các hướng dẫn khác:
 Trong trường hợp có nhiều mặt hàng và/hoặc nhiều thông tin không thể kê
khai hết trên C/O thì sẽ kê khai tiếp trên mẫu khai bổ sung C/O.
 Trong trường hợp có nhiều mặt hàng khai trên cùng một C/O, nếu mặt hàng
nào không được hưởng ưu đãi thuế quan, cơ quan Hải quan đánh dấu thích
hợp vào ô số 4 và mặt hàng đó cần được khoanh tròn hoặc đánh dấu thích
hợp tại ô số 5.
 Ô số 13 có thể được đánh dấu √ bằng tay hoặc in bằng máy vi tính.
 Theo PHỤ LỤC III:THỦ TỤC CẤP VÀ KIỂM TRA GIẤY CHỨNG
NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA (Ban hành kèm theo Thông tư số
31/2015/TT-BCT ngày 24 tháng 9 năm 2015 của Bộ Công Thương thực hiện
Quy tắc xuất xứ thuộc Hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do
ASEAN-Australia-New Zealand), một vài lưu ý về thủ tục cấp C/O:
Điều 7
2. C/O bao gồm 01 (một) bản gốc và 02 (hai) bản sao.
4. C/O bản gốc sẽ do người xuất khẩu gửi cho người nhập khẩu để nộp cho cơ quan
Hải quan nước thành viên nhập khẩu. Hai bản sao sẽ do tổ chức cấp C/O và người
xuất khẩu lưu giữ.
Điều 9
Không được phép tẩy xóa hoặc viết thêm lên C/O. Mọi sự thay đổi được thực hiện
bằng cách gạch bỏ chỗ có lỗi và bổ sung những thông tin cần thiết. Tất cả những
41
thay đổi này phải được chấp thuận bởi người có thẩm quyền ký C/O và được tổ
chức cấp C/O xác nhận. Các phần còn trống phải được gạch chéo để tránh điền
thêm.
Điều 10
1. C/O phải được cấp trong thời gian sớm nhất, nhưng không quá 03 ngày làm việc
tính từ ngày xuất khẩu.
2. Trường hợp C/O không được cấp như đã nêu tại khoản 1 của Điều này do sai sót
không cố ý hoặc có lý do xác đáng khác, C/O sẽ được cấp sau nhưng không quá 12
tháng tính từ ngày xuất khẩu và phải mang dòng chữ “ISSUED
RETROACTIVELY”.
Điều 11
Trường hợp C/O bị mất cắp, thất lạc hoặc hư hỏng, nhà chế tạo, nhà sản xuất, người
xuất khẩu hoặc người đại diện được ủy quyền có thể nộp đơn gửi Tổ chức cấp C/O
đề nghị cấp C/O bản sao chứng thực của C/O gốc trên cơ sở chứng từ xuất khẩu
được lưu tại Tổ chức cấp C/O và bản sao này phải mang dòng chữ “CERTIFIED
TRUE COPY”. Bản sao này mang ngày cấp của C/O gốc. Bản sao chứng thực được
cấp trong thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày cấp C/O gốc.
Điều 13
Thời hạn nộp C/O được quy định như sau:
1. C/O mẫu AANZ có hiệu lực trong trong vòng 12 tháng kể từ ngày cấp, và phải
được nộp cho cơ quan Hải quan nước thành viên nhập khẩu trong thời hạn đó.
2. Trường hợp C/O được nộp cho cơ quan Hải quan nước nhập khẩu sau khi hết thời
hạn quy định tại khoản 1 của Điều này, C/O đó vẫn được chấp nhận, theo quy định
của pháp luật nước thành viên nhập khẩu, nếu việc không tuân thủ thời hạn nêu trên
là do bất khả kháng hoặc do nguyên nhân chính đáng khác ngoài tầm kiểm soát của
người nhập khẩu và/hoặc người xuất khẩu.
3. Cơ quan Hải quan nước thành viên nhập khẩu có thể chấp nhận C/O nêu tại
khoản 2 của Điều này, với điều kiện hàng hóa đã được nhập khẩu trước khi hết thời
hạn hiệu lực của C/O đó.
Điều 14
Người nhập khẩu không phải nộp C/O trong những trường hợp sau:
42
1. Hàng hóa có xuất xứ tại nước thành viên xuất khẩu và có trị giá FOB không quá
200 đô la Mỹ hoặc một trị giá cao hơn do nước thành viên nhập khẩu quy định.
2. Hàng hóa gửi qua đường bưu điện có trị giá FOB không vượt quá 200 đô la Mỹ
hoặc một trị giá cao hơn do nước thành viên nhập khẩu quy định, với điều kiện hàng
hóa đó không phải là một phần của một hay nhiều lô hàng nhập khẩu mà nước nhập
khẩu có lý do để cho rằng đây là sự sắp đặt nhằm trốn tránh việc nộp C/O.
Điều 16
1. Mỗi nước thành viên sẽ yêu cầu Tổ chức cấp C/O, nhà chế tạo, nhà sản xuất,
người xuất khẩu, người nhập khẩu và người đại diện được uỷ quyền hồ sơ xuất
khẩu, nhập khẩu nhằm chứng minh hàng hoá đã hưởng ưu đãi thuế quan đủ điều
kiện được hưởng ưu đãi trong thời hạn ít nhất là 03 năm kể từ ngày xuất khẩu hoặc
ngày nhập khẩu. Hồ sơ nói trên có thể lưu trữ dưới dạng điện tử.
2. Thông tin liên quan đến hiệu lực của C/O sẽ được người có thẩm quyền ký C/O
cung cấp theo yêu cầu của nước thành viên nhập khẩu và được tổ chức cấp C/O xác
nhận.
3. Thông tin trao đổi giữa các nước thành viên liên quan phải được giữ bí mật và chỉ
được sử dụng cho việc xác nhận tính hợp lệ của C/O.
3.9. Giấy chứng nhận người thụ hưởng (Beneficiary Certificate)
Giấy chứng nhận người thụ hưởng là một tuyên bố của người thụ hưởng (người
xuất khẩu hoặc người bán) nhằm xác nhận thông tin (thường là về hàng hóa và giấy
tờ) được yêu cầu trong tín dụng thư cho người nhập khẩu hoặc người mua để làm
thủ tục hải quan được tiến hành trôi chảy. ISBP 745 không nêu ra bất kỳ mẫu cụ thể
nào cho loại chứng từ này.
Công ty Rio Tinto đã xác nhận hai vấn đề trong B/C của mình , đó là: xác nhận về
chứng từ và dung sai L/C. Theo như thông tin được ghi thì có thể thấy rằng, tất cả
chứng từ theo yêu cầu của L/C đã được Rio Tinto gửi đi đầy đủ và họ sẽ không xuất
đi bất kỳ giấy tờ nào nữa.
Số tiền không sử dụng, bao gồm dung sai L/C là 11958,48 USD. Theo như tỷ lệ
phần trăm dung sai đã quy định trên hợp đồng và trên L/C (+/-5%), lượng chênh
lệch này hoàn toàn nằm trong khoảng cho phép (+/-5% * 247695,54 USD = +/-
12384,777 USD).
43
KẾT LUẬN
Thông qua việc phân tích hợp đồng thương mại quốc tế giữa Công ty TNHH
Thương mại Kim Thịnh Việt Nam và Công ty TNHH tư nhân Rio Tinto Marketing,
ta có thể thấy được các ưu, nhược điểm trong cách soạn thảo hợp đồng thương mại
của hai công ty, từ đó có thể dẫn đến các rủi ro không đáng có, đồng thời bạn đọc
nhờ đó có thể tìm ra cách để soạn thảo hợp đồng chi tiết hơn, tránh được những chi
phí phát sinh đáng tiếc có thể phải gánh chịu khi đang tham gia hoạt động trao đổi
ngoại thương. Đồng thời, ta có thể thấy rõ mối quan hệ thân cận và tin tưởng giữa
hai công ty nói trên.
Việc phân tích bản hợp đồng này cho chúng ta cách tiếp cận thực tế với hoạt động
giao dịch thương mại quốc tế, trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm tốt hơn,
chuyên sâu hơn để có thể hiểu rõ và áp dụng những kiến thức đó một cách hiệu quả
nhất vào những tình huống nhất định trong tương lai khi tiếp xúc với hoạt động này.
Để hoàn thành được trọn vẹn bản phân tích hợp đồng này, nhóm chúng em xin chân
thành cảm ơn sự hướng dẫn của T.S Vũ Thị Hạnh, giảng viên bộ môn Giao dịch
thương mại quốc tế, khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế. Bài làm của nhóm chúng
em vẫn còn nhiều sai sót trong quá trình xử lí thông tin và một số lỗi phát sinh khác,
rất mong nhận được sự góp ý của cô để nhóm có thể hoàn thiện hơn. Chúng em xin
chân thành cảm ơn cô đã dành thời gian để đọc bài phân tích này.

44

You might also like