SEMINAR2 tiểu luận 1 CNXHKH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................2
NỘI DUNG.................................................................................................................3
1. Sự từ bỏ chính sách kinh tế mới...........................................................................3
2. Quan điểm của Xta-lin về công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa..............................4
3. Quan điểm của Xta-lin về tập thể hóa nông nghiệp.............................................7
4. Quan điểm của Xta-lin về xây dựng thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa..............9
5. Mô hình chủ nghĩa xã hội Liên Xô....................................................................11
6. Thanh lọc chính trị.............................................................................................14
KẾT LUẬN...............................................................................................................16
Tích cực..................................................................................................................16
Tiêu cực..................................................................................................................16

1
LỜI MỞ ĐẦU

Iosif Vissarionovich (hay trong tiếng Anh gọi là Joseph Stalin, thường gọi
tắt là Stalin) (1878 –1953) là lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết từ giữa thập
niên 1920 cho đến khi qua đời năm 1953. Là một nhà cách mạng Bolshevik tham
gia vào Cách mạng tháng Mười năm 1917, Stalin nhậm chức Tổng bí thư Ban chấp
hành Trung ương Đảng năm 1922, khi đó chỉ là một vị trí ít có quyền lực. Stalin
thành công trong việc đạt tới vị trí lãnh đạo sau khi Lenin qua đời năm 1924 và đến
khoảng cuối thập niên 1920 ông là lãnh đạo tối cao ở Liên Xô qua các thời kỳ công
nghiệp hóa và hợp tác hóa những năm 30, Chiến tranh Xô-Đức và thời kỳ đầu Chiến
tranh Lạnh. Bên cạnh vị trí lãnh đạo đảng, ông cũng từng đảm nhiệm các vị trí Chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng, Dân ủy (tức Bộ trưởng) Quốc phòng Liên Xô, Nguyên
soái Liên Xô.

Trong thời kỳ cầm quyền của mình, một mặt, Stalin tiến hành các biện pháp
trấn áp các đối thủ chính trị mà ông cho là nguy hiểm với nhà nước, đỉnh cao là
những năm 1930. Mặt khác, trong giai đoạn Stalin lãnh đạo, Liên Xô đã thực hiện
thành công quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, giành chiến thắng
trước Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Cùng với Quốc tế Cộng sản
đóng ở Moskva gia tăng ảnh hưởng, Liên Xô trỗi dậy thành một siêu cường sau đó.
Nhờ vậy, danh tiếng và ảnh hưởng của Stalin đã lan khắp thế giới.

2
NỘI DUNG
Sau khi V.I.Lênin qua đời (21/1/1924), I-ô-sip Vi-sa-ri-nô-vich Xta-lin tiếp tục sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. IV.Xta-lin đã đưa ra một loạt tư tưởng
lý luận về công nghiệp hóa, tập thể hóa nông nghiệp, cải cách thể chế chính trị và
xây dựng văn hóa tinh thần. Từ đó hình thành mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô, sau đó có ảnh hưởng to lớn đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
các nước trong phe xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Stalin đã đưa ra nhiều biện pháp
đã được tiến hành để hiện thực hóa CNXH.

1. Sự từ bỏ chính sách kinh tế mới

Tại đại hội Đảng cộng sản Liên Xô thứ 14 vào tháng 12 năm 1927, Stalin tấn công
cánh tả bằng cách trục xuất Lev Davidovich Trotsky và những người ủng hộ ông ta
khỏi đảng và sau đó chuyển sáng chống lại những người cánh hữu bằng cách từ bỏ
chính sách kinh tế mới của Lenin vốn được bênh vực bởi Nikolai Ivanovich
Bukharin và Alexei Ivanovich Rykov.

Sau Đại hội XIV, Đảng Cộng sản Liên Xô đề ra phương châm công nghiệp hóa xã
hội chủ nghĩa, công nghiệp Liên Xô phát triển nhanh chóng. Đến cuối năm 1927,
quy mô sản xuất công nghiệp của Liên Xô đã vượt mức trước chiến tranh 23,7%.
Tuy nhiên sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp đã làm gay gắt thêm mâu
thuẫn giữa công nghiệp với nền nông nghiệp vốn lạc hậu. Vì không có sự viện trợ
của nước ngoài, kinh tế Liên Xô phát triển chủ yếu dựa vào nguồn tích lũy trong
nước, mà tích lũy trong nước lại chủ yếu dựa vào sản xuất lương thực hàng hóa
nông nghiệp. Nhưng tình hình của nông nghiệp thời bấy giờ không đáp ứng được
nhu cầu của phát triển công nghiệp vì năng suất thấp và tỷ suất hàng hóa nông sản
rất thấp, thậm chí cuối năm 1927, đầu năm 1928 đã xảy ra “khủng hoảng thu mua
lương thực”. Điều đó đã đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh
tế, đặc biệt là tiến trình công nghiệp hóa. Để khắc phục sự mất cân đối giữa công
nghiệp và nông nghiệp, Đại hội XV Đảng Cộng sản (b) Liên Xô họp tháng 12 năm
1927 đã thông qua nghị quyết xác địnhphương châm công nghiệp hóa và tập thể hóa

3
nông nghiệp. Từ Đại hội này, Đảng Cộng sản (b) Liên Xô đã từ bỏ chính sách kinh
tế mới. Về vấn đề này, Xtalin viết: “Chúng ta

giữ chính sách kinh tế mới, chính là vì chính sách đó phục vụ cho sự nghiệp của chủ
nghĩa xã hội. Bao giờ nó thôi không phục vụ cho sự nghiệp của chủ nghĩa xã hội
nữa, thì khi ấy chúng ta sẽ vứt nó đi. Lênin đã nói rằng việc đặt ra chính sách kinh tế
mới là một việc làm đúng đắn và lâu dài, nhưng Lênin không bao giờ nói rằng chính
sách đó đặt ra đề thi hành mãi mãi". Và thế là Xta-lin đã từ bỏ chính sách kinh tế
mới, đưa ra những quan điểm xây dựng chủ nghĩa xã hội thực hiện quá độ trực
tiếp”.

2. Quan điểm của Xta-lin về công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

Để xây dựng cơ sở kinh tế cho chủ nghĩa xã hội, Đại hội XIV Đảng Cộng sản Liên
Xô đã đề ra đường lối chung thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

Xta-lin chỉ rõ, phương pháp công nghiệp hóa của Liên Xô căn bản không giống với
phương pháp công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa. Công nghiệp hóa các nước tư bản
chủ nghĩa thường bắt đầu từ công nghiệp nhẹ, còn Liên Xô thì bắt đầu từ công
nghiệp nặng.

Xta-lin không những chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp nặng mà còn nhấn
mạnh đến phát triển công nghiệp nặng tốc độ cao.

Theo Xta-lin, công nghiệp hóa với tốc độ cao không chỉ là đòi hỏi cấp bách của đất
nước mà còn là khả năng khách quan. Xta-lin đã đưa ra bốn điều kiện thuận lợi:

1) tài nguyên khoáng sản và nông nghiệp có thể thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh tế;

2) có chính quyền Xô viết được đông đảo nhân dân lao động ủng hộ;

3) nền kinh tế kế hoạch có thể tránh được khủng hoảng;

4) sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng cộng sản.

Sự huy động các nguồn lực bởi uỷ ban kế hoạch nhà nước tăng cường cơ sở công
nghiệp quốc gia. Từ 1928 đến 1932, sản xuất gang, thứ cần thiết cho sự phát triển
của hạ tầng công nghiệp chưa hiện hữu, tăng từ 3,3 triệu lên đến 10 triệu tấn một

4
năm. Than, sản phẩm trung gian cung cấp năng lượng cho các nền kinh tế hiện đại
và cuộc công nghiệp hoá của Stalin tăng mạnh từ 35,4 triệu đến 75 triệu tấn, và sản
xuất quặng thép tăng từ 5,7 triệu đến 19 triệu tấn. Một số tổ hợp công nghiệp lớn
như Magnitogorsk và Kuznetsk, các nhà máy ô tô Moskva và Gorky, các nhà máy
máy công nghiệp nặng Urals và Kramatorsk, các nhà máy máy kéo Kharkov, nhà
máy sản xuất máy kéo Stalingrad và Cheliabinsk đã được hoặc đang trong quá trình
xây dựng.

Với sự hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài và sau đó là tự lực trong nước, Liên Xô đã
xây dựng được một loạt các tổ hợp công nghiệp khổng lồ ở dọc sông Dniepr, các
nhà máy luyện kim như Magnitogorsk, Lipetsk và Chelyabinsk, Novokuznetsk,
Norilsk và Uralmash, nhà máy máy kéo ở Volgograd, Chelyabinsk, Kharkov,
Uralvagonzavod... và nhiều nơi khác. Năm 1935, Liên

Xô đã khởi công giai đoạn đầu tiên của Tuyến tàu điện ngầm Moscow với tổng
chiều dài 11,2 km, một công trình hiện đại thời bấy giờ và vẫn được sử dụng cho tới
ngày nay.

Nhà máy sản xuất ô tô Moscow và Gorky được xây dựng, và việc mở rộng các cơ sở
công nghiệp nặng và sản xuất thép đã làm cho việc sản xuất một số lượng lớn ô tô
trở thành hiện thực. Ví dụ, sản xuất xe con và xe tải, đã đạt tới con số 200.000 vào
năm 1931 (trước năm 1917, nước Nga gần như không có khả năng tự sản xuất ô-tô).

Dựa phần lớn ở những con số trên kế hoạch sản xuất, các chỉ tiêu công nghiệp trong
5 năm đã được hoàn thành tới 93,7% chỉ trong 4 năm, trong khi chỉ tiêu dành cho
công nghiệp nặng được hoàn thành tới 108%. Tháng 12 năm 1932, Stalin tuyên bố
kế hoạch 5 năm lần 1 là một sự thành công trước Uỷ ban Trung ương, bởi vì sự tăng
trưởng sản xuất than và thép có thể đáp ứng cho sự phát triển công nghiệp trong
tương lai.

Trong khi không nghi ngờ đã có được một bước nhảy vọt trong năng lực công
nghiệp, kế hoạch 5 năm đã đề ra kỷ luật khắc nghiệt đối với công nhân công nghiệp;
các định mức sản lượng cao, đòi hỏi thợ mỏ phải làm việc ba ca (khoảng 10-12 giờ
một ngày). Việc không hoàn thành định mức có thể dẫn đến trách nhiệm cá nhân, bị
5
trừ lương và giảm tiêu chuẩn sinh hoạt. Các điều kiện làm việc và an toàn lao động
khá thấp. Khoảng 127.000 vụ tai nạn lao động đã xảy ra trong bốn năm (từ 1928 đến
1932). Việc sử dụng lao động trong các trại giam cũng không bị bỏ qua. Trong việc
xây dựng các tổ hợp công nghiệp, những người trong các trại lao động cũng được sử
dụng như những nguồn tài nguyên nhân lực có thể tận dụng.

Dưới sự lãnh đạo của Xta-lin, Liên Xô đã tiến hành công nghiệp hóa thực sự nhanh
chóng. Khi hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (bắt đầu từ năm 1921), tỷ trọng
công nghiệp trong kinh tế quốc dân đã đạt đến 70%, khi hoàn thành kế hoạch 5 năm
lần thứ hai, tỷ trọng đó lên đến 77,4%. Năm 1937 giá trị sản lượng công nghiệp của
Liên Xô đã vượt Đức, Anh, Pháp, đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai trên thế giới.
Đặc biệt là đã xây dựng được một hệ thống công nghiệp có đủ các ngành, lấy công
nghiệp nặng làm trung tâm, thực hiện được bước nhảy vọt “biến nước lạc hậu thành
nước tiên tiến, nước nông nghiệp thành nước công nghiệp”.

Tích lũy cao, tốc độ cao, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng là phương thức công
nghiệp hóa mà Liên Xô đã áp dụng trong điều kiện lịch sử đặc biệt của một nước lạc
hậu về kinh tế đứng trước sự uy hiếp của chủ nghĩa đế quốc.

Trong lịch sử, nước Anh cần 200 năm để trở thành một nước công nghiệp, nước Mỹ
cần 120 năm, Nhật Bản cần 40 năm. Trong khi đó, Liên Xô chỉ cần 18 năm để hoàn
thành về cơ bản quá trình công nghiệp hóa của mình. Đây là tốc độ công nghiệp hóa
nhanh nhất mà lịch sử thế giới từng ghi nhận.

Nói một cách hình tượng, trong một khoảng thời gian ít hơn 1/4 thế kỷ, trình độ kỹ
thuật của nước Nga đã nhảy vọt từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 20. Kenneth Neill Cameron
nhận xét: "Rõ ràng là chúng ta đang chứng kiến một sự tiến bộ kinh tế to lớn nhất
từng được ghi nhận, ngay cả so với các cuộc cách mạng công nghiệp. Trong thời
hạn 10 năm, một xã hội chủ yếu là phong kiến đã thay đổi thành một đất nước công
nghiệp. Và lần đầu tiên trong lịch sử, một bước tiến như vậy không phải do chủ
nghĩa tư bản, mà là do chủ nghĩa xã hội tiến hành”.

Đường lối đó đã có tác dụng quan trọng trong việc thúc đẩy mạnh mẽ quá trình xây
dựng cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa, vượt qua được những khó khăn, thách thức bất
6
khả kháng của hoàn cảnh lịch sử Liên Xô lúc đó: bị cô lập trong sự bao vây, đe dọa
xâm lược của các nước tư bản Những đường lối đó cũng phải trả một giá rất đắt. Vì
coi nhẹ nông nghiệp và công nghiệp nhẹ nên đã tạo ra sự mất cân đối kéo dài trong
tỷ lệ giữa các ngành của nền kinh tế quốc dân và giữa các ngành trong nội bộ công
nghiệp, nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

3. Quan điểm của Xta-lin về tập thể hóa nông nghiệp

Mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa công nghiệp phát triển tốc độ cao với nông
nghiệp lạc hậu và cuộc khủng hoảng thu mua lương thực cuối 1927 đầu 1928 đã
thúc đẩy Xta-lin thực hiện con đường tập thể hóa nông nghiệp nhanh chóng.

Trong chính sách kinh tế mới, Lênin đặc biệt nhấn mạnh phải kiên trì nguyên tắc tự
nguyện trong việc đưa nông dân đi theo con đường hợp tác hóa. Xta-lin tuy cũng nói
theo nguyên tắc tự nguyện, nhưng thực tế chạy theo số lượng, đã dùng biện pháp
hành chính cưỡng bức nông dân tập thể hóa. Nhiều địa phương do nôn nóng hoàn
thành tập thể hóa 100% trong cao trào hợp tác hóa, đã không kiên trì giải thích,
thuyết phục nông dân mà đã dùng mệnh lệnh hành chính, định hạn thời gian bắt
buộc gia nhập.

Tháng 12 năm 1928, Uỷ ban Trung ương quyết định thực hiện tập thể hoá bắt buộc
nông nghiệp. Sự kiện này đánh dấu chấu hết cho NEP, vốn từng cho phép nông dân
bán thặng dư của họ ra thị trường tự do. Việc trưng thu lương thực xuất hiện và
nông dân bị bắt buộc phải dừng làm việc trên cánh đồng nhỏ và đất đai riêng để
chuyển sang làm việc trong các nông trại tập thể, và bán sản phẩm của họ cho nhà
nước với một mức giá do nhà nước đặt ra.

Đã được kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đưa ra các mục tiêu, nhà nước tìm cách tăng
cường kiểm soát chính trị nông nghiệp, hy vọng cung cấp đủ lương thực cho số
lượng vùng thành thị gia tăng nhanh chóng và để xuất khẩu lúa gạo, một nguồn
ngoại tệ cần thiết để nhập khẩu công nghệ cần thiết cho hiện đại hóa công nghiệp.

Tới năm 1936, khoảng 90% nông nghiệp Xô viết đã được tập thể hoá. Trong nhiều
trường hợp nông dân chống đối lại quá trình này và thường giết thịt những con vật
nuôi của họ hơn là đưa chúng vào các nông trại tập thể. Kulak, những nông dân giàu
7
có và sở hữu nhiều ruộng đất (địa chủ), bị cưỡng bức dời đến Siberia (một tỷ lệ lớn
kulak phải làm việc trong các trại lao động). Chính sách loại bỏ kulak như một tầng
lớp xã hội, được Stalin đưa ra vào cuối 1929, nghĩa là sự bắt giữ và trục xuất tới các
trại lao động.

Mặc dù được mong đợi sẽ làm gia tăng sản lượng, tập thể hoá dẫn tới một sự sụt
giảm lớn trong sản xuất nông nghiệp, chỉ đạt lại được mức của NEP tới tận 1940. Sự
biến động cùng với sự tập thể hoá rất nghiêm trọng ở những vùng lân cận Volga của
Ukraina, một sự thực dẫn tới việc nhiều học giả Ukraina tranh cãi rằng đã có một
chính sách có cân nhắc về việc bỏ đói người dân Ukraina. Số người chết vì nạn đói
được ước tính khoảng 2-3 triệu người, trong đó khoảng một nửa là ở Ukrana. Con số
hiện nay về thương vong trong nạn đói được tranh cãi cho mãi đến tận bây giờ. Năm
1975, Abramov và Kocharli ước tính rằng 265.800 gia đình kulak đã bị đưa đến Trại
cải tạo lao động năm 1930. Năm 1979, Roy Medvedev đã sử dụng ước tính của
Abramov và Kocharli để tính rằng 2,5 triệu nông dân đã bị trục xuất từ 1930 đến
1931 nhưng ông vẫn cho rằng mình còn ước lượng dưới mức con số thực.

Sau khi tập thể hóa, đến cuối năm 1937, có 93% nông hộ và 99% đất canh tác đã
được tập thể hóa. Cả nước đã có 242.500 nông trang tập thể, 4.000 nông trường
quốc doanh, 9.818 trạm máy móc nông nghiệp. Sau khi hợp tác xã ra đời, các thửa
đất nhỏ của hộ gia đình đã được dồn thành những cánh đồng lớn thuận lợi cho việc
sử dụng máy móc cơ khí nông nghiệp. Nền nông nghiệp Liên Xô đã trở thành nền
nông nghiệp sản xuất quy mô lớn, giá trị sản lượng nông nghiệp đến cuối kế hoạch 5
năm lần 2 đã tăng 25%[1]. Trên 90% đất đai trồng trọt đã được cày cấy bằng máy
móc, thu nhập bằng tiền của nông trang viên tăng 3 lần[2].

Nông thôn Liên Xô đã có những biến đổi to lớn. Từ 1938 đến 1940, Liên Xô đã xây
dựng mới hơn 1.200 trạm cơ giới kỹ thuật[2], nền nông nghiệp nhận được 92.000
máy kéo mới. Tới đầu năm 1941 đã điện khí hoá hơn 10 nghìn nông trang và 2.500
trạm cơ giới kỹ thuật. Việc canh tác thủ công trên các mảnh ruộng nhỏ, dùng gia súc
kéo cày đã được thay thế bởi các nông trường cỡ lớn được cơ giới hóa. Nông nghiệp

_____________________
8
[1] Giáo trình LS kinh tế, ĐH Kinh tế quốc dân. Trang 143

[2] http://user.hnue.edu.vn/index.php?page=news&uid=118&news_id=877

Liên Xô đã cơ bản được cơ giới hóa, năm 1938 đã có 483.500 máy kéo và 153.500
máy gặt đập liên hợp, thay thế cho ngựa kéo trước đây[3]

Lênin coi hợp tác xã là hình thức cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở nông thôn. Lênin đã
khẳng định sự phát triển hợp tác xã trong nhà nước vô sản và sự phát triển của chủ
nghĩa xã hội ở nông thôn nước Nga là một thể thống nhất. Phong trào hợp tác hóa
phải tiến hành từng bước, từ hợp tác xã cùng tiến lên hợp tác xã sản xuất, từ hợp tác
xã cấp thấp lên hợp tác xã cấp cao.

Nhưng, khi thực hiện phong trào tập thể hóa hoàn toàn, Xta-lin lại coi tổ hợp lao
động nông nghiệp là hình thức cơ bản của tập thể hóa. Trong hình thức tổ hợp lao
động này, tư liệu sản xuất cơ bản của nông nghiệp bao gồm ruộng đất, máy móc và
nông cụ, gia súc, những công trình xây dựng dùng cho kinh doanh sản xuất, v... đều
được công hữu hóa, người nông dân tiến hành lao động sản xuất tập thể như trong xí
nghiệp, nhà máy.

Như vậy, Xta-lin đã không tiến hành tập thể hóa theo từng bước từ thấp đến cao mà
thực hiện đưa nông dân có thể đi thẳng lên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản
xuất.

Đến năm 1939, trong Đại hội XVI của Đảng Cộng sản Liên Xô, Xta-lin tuyên bố,
nông trạng tập thể cuối cùng đã được củng cố và xác lập, kinh tế tập thể xã hội chủ
nghĩa là hình thức duy nhất của nông nghiệp Liên Xô.

Việc tập thể hóa nông nghiệp hoàn toàn đã mang lại hậu quả nghiêm trọng cho kinh
tế Liên Xô. Chế độ nông trạng tập thể lấy tổ hợp lao động làm hình thức tổ chức cơ
bản, không những không thúc đẩy được nông nghiệp phát triển, mà trái lại vì trình

độ tổ chức và quản lý kém kéo dài, không phát huy được tính tích cực của nông dân
làm cho sản xuất trì trệ, mãi đến đầu những năm 50 thế kỷ XX, sản lượng lương
thực hàng năm mới vượt qua mức trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

______________________
9
[3] Cameron, Kenneth Neill. Stalin, Man of Contradiction. Toronto: NC Press,
c1987, p. 74

4. Quan điểm của Xta-lin về xây dựng thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa

Năm 1936, Liên Xô tuyên bố cơ bản hoàn thành cải tạo xãhội chủ nghĩa nền kinh tế
quốc dân và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Với Hiến pháp được thông qua
năm 1936, thể chế chính trị Liên Xô đã cơ bản hình thành.

+ Một số vấn đề của thể chế chính trị Liên Xô

* Về chế độ một đảng. Theo Xta-lin, ở Liên Xô đã không còn giai cấp bóc lột nữa,
chỉ còn hai giai cấp là công nhân và nông dân, mà hai giai cấp này có lợi ích cơ bản
hoàn toàn nhất trí, tương thân, tương ái. Do đó, ở Liên Xô không có cơ sở xã hội
cho sự tồn tại nhiều đảng.

* Về vấn đề quan hệ giữa đảng với chính quyền và các tổ chức quần chúng. Xtalin
khẳng định, đảng là công cụ của chuyên chính vô sản. Trong hệ thống chuyên chính
vô sản, đảng là lực lượng lãnh đạo chủ yếu. Chỉ có đảng mới có thể thống nhất và
lãnh đạo tổ chức quần chúng nhân dân tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội đến thắng lợi hoàn toàn. Xta-lin chỉ rõ, tổ chức quần chúng nhân dân bao gồm
công đoàn, xô viết, hợp tác xã, đoàn thanh niên và rất nhiều chi nhánh của những tổ
chức này ở trung ương và địa phương.

Xta-lin thừa nhận tính độc lập tương đối của các tổ chức quần chúng, khẳng định
đảng không thể và không nên làm thay chức năng của công đoàn, xô viết và các tổ
chức quần chúng khác.

Xta-lin chỉ ra cần phải có sự phân công, phân nhiệm giữa đảng và chính quyền.
Đảng không được bao biện làm thay xô viết, làm thay chức năng của cơ quan chức
năng chính quyền nhà nước và cơ quan quản lý.

Tuy nhiên, trong thực tế công tác, chính Xta-lin đã không phân biệt rạch ròi giữa
đảng và nhà nước, hiện tượng đảng bao biện làm thay chính quyền rất phổ biến và là

10
một trong những nguyên nhân của tình trạng tập trung cao độ trong hệ thống chính
trị ở Liên Xô.

* Về vấn đề thể chế chính trị tập trung cao độ. Tập trung cao độ là một trong những
đặc điểm chủ yếu của thể chế chính trị Liên Xô hình thành trong thời kỳ Xta-lin cầm
quyền.

Không có sự phân biệt rõ ràng về chức năng giữa đảng và chính quyền là nguyên
nhân hình thành chế độ tập trung cao độ của đảng trong toàn bộ đời sống chính trị
thực tế của nhà nước Liên Xô.

Thể chế chính trị tập trung cao độ đã có hậu quả làm cho nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa và pháp chế xã hội chủ nghĩa bị phá hoại nghiêm trọng. Mặc dù ở Liên Xô có
pháp luật tương đối hoàn thiện, nhưng chế độ tập trung cao độ dẫn đến hậu quả là
làm cho một số người lãnh đạo bất chấp pháp luật, giải thích và vận dụng pháp luật
theo ý riêng, tùy tiện phá hoại pháp chế.

Một hậu quả nghiêm trọng khác của chế độ tập trung cao độ là sự phát triển của chủ
nghĩa quan liêu.

Mặc dù Xta-lin đã đưa ra những biện pháp tích cực khắc phục những hậu quả nói
trên nhưng vì không thay đổi được một cách căn bản thể chế chính trị quá tập trung
nên những biện pháp này không có nhiều hiệu quả.

5. Mô hình chủ nghĩa xã hội Liên Xô.

Bằng công nghiệp hóa và tập thể hóa nông nghiệp Liên Xô đã xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội trong những năm 30 thế kỷ XX và hình thành mô hình xã hội chủ
nghĩa Liên Xô. Mô hình này được đánh dấu bằng sự ra đời Hiến pháp mới của Liên
Xô, được thông qua năm 1936.

* Về kinh tế

Chế độ công hữu Liên Xô có hai hình thức là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể.

Không cho phép tồn tại chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.

Không chủ trương phát triển sở hữu cá thể.

11
Cơ cấu chế độ sở hữu này giữ vững nguyên tắc căn bản lấy chế độ công hữu là chủ
thể của chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối hóa thành phần chế độ công hữu, càng công hữu
hóa càng tốt.

Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đã hình thành kết cấu kinh tế nghiêng về
công nghiệp nặng.

Ngay từ năm 1926, Liên Xô áp dụng chiến lược phát triển lấy công nghiệp nặng làm
trọng điểm, cố gắng tăng trưởng kinh tế quốc dân với tốc độ cao. Nhà nước ưu tiên
đầu tư tài nguyên và tiền vốn cho công nghiệp nặng, nhất là công nghiệp sản xuất tư
liệu sản xuất.

Việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng đã thu được thành tựu rất to lớn. Đến năm
1938, sản lượng công nghiệp Liên Xô đã vượt các nước Anh, Đức, Pháp, đã đứng
đầu châu Âu, đứng thứ hai thế giới, sau Mỹ. Chỉ với thời gian hơn 10 năm, Liên Xô
đã đứng vào hàng ngũ những nước công nghiệp phát triển nhất.

Việc công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa đã giúp Liên Xô giành được độc lập về kinh
tế, về kỹ thuật, cơ bản không phụ thuộc vào các nước tư bản chủ nghĩa, đã có đủ cơ
sở vật chất để chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới lần 2.

Nhưng chiến lược phát triển công nghiệp nặng một cách phiến diện đã có ảnh hưởng
xấu đến việc phát triển công nghiệp nhẹ, nông nghiệp và sản xuất hàng tiêu dùng,
ảnhhưởng xấu đến việc nâng cao đời sống nhân dân.

(Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng chỉ là sự lựa chọn chiến lược trong điều kiện
đặc biệt của Liên Xô, trước nguy cơ bị các nước tư bản can thiệp vũ trang từ cuối
những năm 1920, phải tiến hành chiến tranh Vệ quốc chống phát xít Đức, chống lại
sức ép của Chiến tranh lạnh ngay từ 1943 và sau 1945, v.v..không thể coi là quy
luật tất yếu của công cuộc xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa).

Kinh tế Liên Xô là kinh tế kế hoạch tập trung cao độ. Hầu như toàn bộ quyền lực
kinh tế tập trung vào nhà nước, các xí nghiệp không có quyền tự chủ kinh doanh.
Phương pháp quản lý chủ yếu là dùng biện pháp hành chính, không chú ý đến vai

12
trò của các đòn bẩy kinh tế. Toàn bộ hoạt động kinh tế đều do kế hoạch pháp lệnh
nhà nước chỉ huy, tác dụng điều tiết của cơ chế thị trường bị loại bỏ.

Cơ chế quản lý kế hoạch tập trung cao độ của Liên Xô đã có vai trò nhất định trong
vấn đề tập trung nhân lực, vật lực, tài lực phát triển những ngành then chốt và mang
tính chiến lược trong một thời kỳ nhất định, trong những điều kiện lịch sử cụ thể
nhất định, làm cho kinh tế Liên Xô về căn bản phát triển ổn định.

Nhưng thể chế này cũng tồn tại những mặt yếu nghiêm trọng: Do thâu tóm quá
nhiều, quản lý quá cứng nhắc, làm cho xí nghiệp không phát huy được động lực nội
tại trong phát triển sản xuất, cải tiến kinh doanh, không thể phát huy được tính tích
cực và tinh thần chủ động, do vậy mà hiệu quả thấp, chất lượng kém, chủng loại
nghèo nàn.

(Thể chế quản lý này không thể đáp ứng được đòi hỏi phát triển kinh tế trong điều
kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật và phân công xã hội ngày càng tỉ mỉ, quan hệ kinh tế
giữa các loại hình xí nghiệp khác nhau ngày càng phức tạp).

* Về chính trị, đặc điểm nổi bật nhất của mô hình Liên Xô là thể chế chính trị tập
trung cao độ.

Trong quan hệ giữa trung ương và địa phương thì quyền lực của địa phương bị tập
trung về trung ương.

Trong quan hệ giữa đảng với chính quyền, quyền lực các cấp được tập trung về
ngành dọc của đảng. Liên Xô là nước do Đảng Cộng sản cầm quyền, giữa đảng và
chính quyền không sự phân tách, do đó hiện tượng đáng làm thay chính quyền rất
nghiêm trọng. Tổ chức đảng trực tiếp can thiệp vào công việc hàng ngày của chính
quyền.

Biểu hiện nổi bật nhất của việc tập trung quyền lực làquyền lực tối cao tập trung vào
một mình cá nhân Xta-lin.

Một đặc trưng khác của thể chế chính trị Liên Xô là cơchế giám sát dân chủ không
mạnh.

13
Thể chế chính trị quyền lực quá tập trung, cơ chế giám sát dân chủ không hoàn
chỉnh đã trực tiếp tạo điều kiện cho tệ sùng bái cá nhân Xta-lin. Xta-lin đã vận dụng
quyền lực cá nhân vô hạn, không bị ràng buộc, đã tạo ra những bi kịch chính trị, bao
gồm cả việc thanh trừng nội bộ đảng.

Lịch sử đã chứng minh rằng thể chế chính trị tập trung cao độ của Liên Xô mặc dù
có vai trò tích cực nhất định trong chiến tranh, nhưng về cơ bản đã tạo ra một kẽ hở
lớn tạo điều kiện cho sự chuyển quyền độc đoán.

(Phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa, để quyền lực thật sự nằm trong tay
nhân dân là yêu cầu chính trị căn bản nhất của chủ nghĩa xã hội, cũng là một trong
những bài học sâu sắc nhất của lịch sử).

* Về văn hóa, Liên Xô rất coi trọng văn hóa giáo dục, cho rằng chỉ có làm tốt cách
mạng văn hóa thì Liên Xô mới có thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Liên
Xô đã đề ra rất nhiều biện pháp để tăng cường phát triển văn hóa giáo dục do đó sự
nghiệp văn hóa, khoa học giáo dục của Liên Xô đã phát triển nhanh chóng.

Tuy nhiên, hoạt động văn hóa, khoa học, giáo dục trong mô hình Liên Xô vẫn còn
tình trạng phê phán không thỏa đáng trong lĩnh vực học thuật, tuyệt đối hóa quan
điểm giai cấp trong khoa học, thậm chí dùng biện pháp hành chính chèn ép, trấn áp
một số trường phái, trào lưu..., sử dụng biện pháp hành chính can thiệp quá sâu vào
hoạt động văn hóa, làm cho không khí tranh luận học thuật khoa học bị lắng xuống,
hạn chế sự phát triển thực sự của khoa học.

6. Thanh lọc chính trị

Stalin cho rằng sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản càng thắng lợi thì các mâu
thuẫn trong lòng nó giữa giai cấp vô sản và tàn tích của giai cấp tư sản càng gia
tăng, do đó càng cần phải đẩy mạnh đấu tranh giai cấp để tiêu diệt sạch các tàn tích
đó. Đây là luận điểm tạo cơ sở lý luận để Stalin tiến hành các cuộc thanh lọc trong
nội bộ đảng, nhà nước và xã hội để loại bỏ bất cứ một hành vi hoặc ý định nào được
xem là suy đồi, phản cách mạng. Mặt tích cực của lý luận này nào nó giúp duy trì kỷ
luật xã hội và sự liêm chính của cán bộ Nhà nước ở mức khá cao, nạn lợi dụng chức
quyền để tham nhũng dưới thời Stalin là rất ít, nhưng mặt tiêu cực là trong nhiều
14
trường hợp sự thanh lọc đã đi quá mức khi áp dụng vào thực tế, gây ra thiệt hại cho
hệ thống chính trị và xã hội. Trong suốt nửa thập niên cuối của 1920, Joseph Stalin
đã dùng công cụ này để giành được quyền lực tuyệt đối chống lại những thành phần
đối lập với ông trong đảng Cộng sản Liên Xô. Những người bị loại bỏ đầu tiên là
những người trong bộ chính trị Leon Trotski, Grigori Zinoviev, và Lev Kamenev,
mà đã bị đuổi ra khỏi đảng cuối năm 1927. Stalin sau đó quay lại chống cả Nikolai
Bukharin, mà đã ủng hộ ông có được quyền lực, bởi vì ông này đã chống đối chính
sách áp buộc tập thể hóa nông nghiệp và kỹ nghệ hóa nhanh chóng mà người nông
dân phải trả giá đắt.

Stalin đã loại trừ tất cả những kẻ đối đầu vào cuối năm 1934 và trở thành một lãnh
tụ tuyệt đối trong đảng và chính quyền. Tuy nhiên ông ta tiếp tục thanh lọc mọi tầng
lớp trong đảng và trong cả nước. Trong suốt thời kỳ này, mà bao gồm những vụ án
trình diễn đối với những đối thủ trước đó trong đảng 1936-1938 mà cao điểm là giữa
1937 và 1938, hàng triệu công dân Liên Xô đã bị đưa đến các trại tù lao động. Theo
ủy ban Shatunovskaja, điều tra theo ủy quyền của Nikita Khrushchyov, từ 1/1/1935
cho tới tháng 7/1940 Bộ Dân ủy Nội vụ (NKVD) đã cho bắt hoặc thẩm vấn
19.840.000 công dân Xô Viết; 7 triệu trong số đó đã bị đưa tới các trại lao động
hoặc nhà tù với những tội danh khác nhau.

15
KẾT LUẬN
Tích cực

Nhà nghiên cứu Howard K. Smith cho biết: "Stalin đã làm được nhiều việc để thay
đổi thế giới trong nửa đầu của thế kỷ này hơn bất kỳ người nào khác, những người
sống cùng thời đó. Ông đã tạo cho nước Nga một quyền lực to lớn, nhà nước xã hội
chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới... Ông đã làm thay đổi toàn bộ thái độ của phương
Tây đối với người lao động". Năm 1928, Liên Xô là một quốc gia gồm phần lớn là
nông dân lạc hậu, bao quanh bởi một thế giới toàn những kẻ thù. Chủ nghĩa xã hội
đã chuyển đổi sự nghèo đói thành những xã hội hiện đại, trong đó tất cả mọi người
đều có đủ thức ăn, quần áo, và nhà ở; nơi người cao tuổi có lương hưu an toàn; nơi
mà tất cả trẻ em (và nhiều người lớn) được đi học và không ai bị từ chối chăm sóc y
tế. Howard K. Smith lưu ý rằng: Tất cả các ý tưởng điều tiết nền kinh tế của chính
phủ các nước phương Tây, từ "New Deal" ở Mỹ cho tới "nhà nước phúc lợi" ở Anh,
đều được phát triển trong cuộc cạnh tranh với các Kế hoạch 5 năm của Stalin.

Tiêu cực

Qua những chỉ trích của Trotsky về các quan hệ chính trị ở Liên Xô và qua những
sách báo được ấn hành của những người cộng sản bất đồng chính kiến như Arthur
Koestler, từ chủ nghĩa Stalin ở phương Tây đồng nghĩa với một ý thức hệ giáo điều
và một chế độ độc tài toàn trị trong chính sách của Stalin ở Liên Xô hay ở tổ chức
Đệ Tam Quốc tế. Theo Trotsky, dưới chế độ Stalin nó đã hình thành "một giai cấp
được ưu đãi, tham lam quyền lực, ham mê vật chất, lo sợ về địa vị của mình, lo sợ
trước quần chúng – và thù ghét những kẻ đối lập“.

Sau chỉ trích về Stalin tại Đại hội đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XX và việc phi
stalin hóa tại các nước cộng sản và tại các đảng cộng sản thì đóng góp về lý thuyết
của Stalin vào chủ nghĩa Marx-Lenin được đánh giá lại. Stalin không còn được nhắc
chung với Marx, Engels và Lenin, và bức tranh tuyên truyền 4 người mà hồi đó rất
phổ biến chỉ còn Marx, Engels và Lenin.
16
Em xin chân thành cảm ơn!

17

You might also like