Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 94

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


-----------------------------------------------------

LÊ THỊ GIANG

ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT CHÍNH


TRONG BA TÁC PHẨM CỦA FRANZ KAFKA
LÂU ĐÀI, VỤ ÁN, HÓA THÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI – 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÊ THỊ GIANG

ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT CHÍNH


TRONG BA TÁC PHẨM CỦA FRANZ KAFKA
LÂU ĐÀI, VỤ ÁN, HÓA THÂN

Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài


Mã số: 60 22 02 45

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC


Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS Lê Huy Bắc

HÀ NỘI - 2014

2
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TS. Lê Huy Bắc, người
thầy đã tận tính giúp đỡ tôi trong suốt quá trính nghiên cứu và hoàn thiện
luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Văn học,
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
đã giảng dạy tôi trong quá trính học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài.
Trong quá trính học tập và thực hiện đề tài, tôi luôn luôn nhận được
sự động viên, quan tâm giúp đỡ của những người thân trong gia đính, bạn
bè và đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn

Lê Thị Giang

3
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Đặc điểm nhân vật chính trong ba tác
phẩm của Franz Kafka: Lâu đài, Vụ án, Hóa thân” và toàn bộ nội dung
luận văn không phải là sự sao chép bất cứ một công trính khoa học hay
luận văn nào đã được công bố trong và ngoài nước.
Trong khuôn khổ luận văn, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về:
- Sự phù hợp giữa tên đề tài với nội dung nghiên cứu, với chuyên ngành
cũng như mã số đào tạo.
- Tình trung thực và đầy đủ của các trìch dẫn tài liệu tham khảo.
- Độ tin cậy của các phương pháp nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 12 năm 2014


Tác giả luận văn

Lê Thị Giang

4
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................. 6
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................. 5
2.1. Tính hính nghiên cứu Franz Kafka trên thế giới ....................... 7
2.2. Tính hính nghiên cứu tác phẩm của Kafka ở Việt Nam ........... 8
3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 15
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 15
5. Bố cục luận văn ............................................................................. 15
6. Đóng góp của luận văn .................................................................. 15
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ VÀ NHÂN VẬT CHÍNH ............................. 17
1.1. Kafka trong mối quan hệ với các nhân vật chình .......................... 17
1.2. Thế giới nhân vật Kafka ................................................................. 22
1.2.1. Đặc điểm về lì lịch của nhân vật ............................................... 23
1.2.2. Đặc điểm về nghề nghiệp của nhân vật .................................... 27
1.2.3. Đặc điểm về ngoại hính của nhân vật ....................................... 28
1.2.4. Đặc điểm về khả năng, tình cách của nhân vật ......................... 29
Tiểu kết ................................................................................................... 35
Chương 2
NHÂN VẬT TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI GIA ĐÌNH, XÃ HỘI.......... 36
2.1. Mối quan hệ của nhân vật với xã hội .............................................. 36
2.2. Mối quan hệ của nhân vật với gia đính. .......................................... 46
Tiểu kết:.................................................................................................. 53
Chƣơng 3
SỐ PHẬN CỦA NHÂN VẬT: SỰ ĐAU KHỔ, BI KỊCH VÀ TUYỆT VỌNG ... 55
3.1. Nhân vật đau khổ: xa lạ và cô đơn .................................................. 55
3.2. Nhân vật tha hóa.............................................................................. 64
3.3. Nhân vật phi lì ................................................................................. 71
3.4. Nhân vật bi kịch, nạn nhân của xã hội vô nhân tình ...................... 83
Tiểu kết ................................................................................................... 88
KẾT LUẬN ................................................................................................ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 91

5
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Franz Kafka là một trong những nhà văn lớn nhất thế kỉ XX và hiện
nay là một trong những tên tuổi lớn của văn học thế giới. Sinh thời ông viết
không nhiều và có 3 tác phẩm dở dang: Lâu đài, Hóa thân và Vụ án…
nhưng đều trở thành kinh điển. Tác phẩm của ông mang tình ẩn dụ và sự đa
nghĩa của các hính tượng nghệ thuật, đồng thời là sự đổi mới kĩ thuật viết
tiểu thuyết trong một số phương diện. Và chình Kafka là một trong những
nhà văn có công lớn trong việc cách tân tiểu thuyết. Ví thế mà ông có vai
trò rất quan trọng với tiểu thuyết hiện đại.
Khi nghiên cứu về Franz Kafka có nghĩa là đặt chân lên địa hạt đã
được “cày đi xới lại nhiều lần” nhưng chúng ta có thể khẳng định việc
khám phá về ông sẽ không có điểm dừng bởi tình đa nghĩa cùng các tầng
biểu hiện phức tạp trong tác phẩm của ông. Chình ví thế mà tác phẩm của
Kafka nói chung và tiểu thuyết của ông nói riêng đã mang đến cho văn đàn
thế giới nhiều cuộc tranh luận sôi nổi và đã gây hứng thú cho các nhà
nghiên cứu và độc giả trong suốt một thời gian dài xuyên suốt từ khi bắt
đầu khám phá cho tới hiện nay.
Nhân vật trong tác phẩm của Kafka có một vị trì quan trọng bởi sự
phức tạp và ý nghĩa phong phú của nó. Điều này gợi ra cho chúng tôi
những băn khoăn, thắc mắc và hứng thú đối với việc tím hiểu, nghiên cứu
“Đặc điểm nhân vật chính trong ba tác phẩm của Franz Kafka: Lâu
đài, Vụ án, Hóa thân”.
2. Lịch sử vấn đề
Sinh thời Franz Kafka không may mắn khi không được chứng kiến
nhân loại đã đánh giá thành tựu văn chương của ông như thế nào. Bởi ví
theo ý nguyện của nhà văn trước khi chết các bản thảo chưa in của ông sẽ

6
bị đốt hết. Nhưng bạn của ông - Max Brod đã cho công bố rộng rãi các tác
phẩm của Franz Kafka ví cho rằng đó sẽ là một trong những tác phẩm vĩ
đại của nhân loại. Như vậy người đầu tiên đánh giá cao tác phẩm của Kafka
và hiểu được khả năng lan tỏa rộng rãi của chúng đối với nhân loại là Max
Brod. Và sau khi những bản thảo trên được Max Brod công bố thí những
tác phẩm đó đã nhanh chóng được chú ý và gây tiếng vang cho nhân loại.
Như vậy những tiên đoán của Max Brod là hoàn toàn chình xác.
Trên thế giới, Franz Kafka được biết đến là một trong những tên tuổi
kí vĩ có tác động to lớn trong việc thay đổi diện mạo của tiểu thuyết thế
giới đầu thế kỉ XX. Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất trong
đội ngũ nhà văn nỗ lực cách tân bằng cách mang đến cho tiểu thuyết sự tự
do đã bị Chủ nghĩa Hiện thực thế kỉ XIX “đánh cắp”. Do vậy, các tiểu
thuyết của ông đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều công trính
khoa học.
Các công trính nghiên cứu về Franz Kafka tương đối nhiều, các nhà
nghiên cứu về tiểu thuyết của Franz Kafka dưới cả hai góc độ: giá trị phản
ánh hiện thực và giá trị đổi mới nghệ thuật. Tuy nhiên những tác phẩm đó
được nhín nhận dưới góc độ nghệ thuật thu hút sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu nhiều hơn.
2.1. Tình hình nghiên cứu Franz Kafka trên thế giới
Người đầu tiên phát hiện và đánh giá cao tài năng của Franz Kafka là
Max Brod - người bạn mà tác giả đã hết lòng tin tưởng. Ông là người
không chịu thực hiện bản di chúc của Franz Kafka trong vấn đề tác giả yêu
cầu đốt tác phẩm còn lại. Với di chúc bị phản bội, đã khiến tên tuổi của
Kafka vang dội khắp thế giới.
Sự phổ biến rộng rãi các tác phẩm của Franz Kafka ra nhiều nước,
nhiều khu vực trên thế giới khiến tài năng của Franz Kafka được mến mộ.
Khi cuộc chiến tranh thế giới nổ ra, Mixen Remon phát hiện: “Thế giới bắt

7
đầu gặp gỡ Kafka và định ngữ K rời bỏ lĩnh vực văn chương để áp dụng
vào cuộc sống hằng ngày” [22, 20]. Và bắt đầu từ đây cũng là khởi điểm,
mốc đánh dấu cho những nghiên cứu về nghệ thuật tiểu thuyết của Franz
Kafka nở rộ. Vào những năm 60 của thế kỉ trước, giới phê bính phương
Tây rộ lên hiện tượng Kafka. Theo thống kê của Yvezilli vào năm 1981 thí
các công trính nghiên cứu về tác phẩm của Franz Kafka với con số hơn
năm nghín bài viết dù mới tình trên nhan đề, đã chứng tỏ khả năng quyến
rũ của nhà văn với bạn đọc.
Tại hội nghị Libvice [Tiệp Khắc – 1963] Franz Kafka được xem là
“thần tượng của thời đại”. Cùng với M. Proust, J. Joyce, Kafka là người
khai tử cho tiểu thuyết kiểu truyền thống, quen thuộc, theo một lối mòn của
thế kỉ XIX. Franz Kafka đã mở đầu cho một thời đại tiểu thuyết mới với
các kĩ thuật tiểu thuyết mới về: Nội dung, cấu trúc… tại hội nghị này nhiều
học giả của nhiều trường phái (gồm triết gia, nhà nghiên cứu, nhà phê
bính…) đã nhận Kafka là tiền bối hay ông tổ xa xôi của mính.
E.Fischer nhín thấy trong thế giới tiểu thuyết của Franz Kafka nhiều
điều mới mẻ trong kết cấu nghệ thuật nội tại, tồn tại trong tác phẩm của
Kafka ở tình chất tiêu cực, sự tha hóa của con người. Đồng thời khẳng định
khả năng tái hiện hiện thực một cách khác biệt mà trước đây chưa hề xuất
hiện: Không có nhà văn nào thể hiện cái tiêu cực này sự tha hóa tổng thể
của con người bằng ngôn từ một cách sinh động tương tự. Ông còn cho
rằng cái cảm xúc mãnh liệt này, độ chình xác này về sự khủng khiếp liên
quan chặt chẽ nhất với sự quá tải của cái tiêu cực, với tình chất một chiều,
với chủ nghĩa chủ quan trong tác phẩm của Kafka. Và tổng quan về thế giới
nghệ thuật của Kafka nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh: toàn bộ các sáng tác
của Kafka là hính thức hợp nhất của hai yếu tố đối nghịch: Chủ nghĩa chủ
quan cực đoan của thơ trữ tính và phong cách phóng sự khách quan.
Tác phẩm Kafka ảnh hưởng và gây ấn tượng sâu sắc đến cho người

8
đọc, tuyển tập The Kafka problem (do Angel Feliceores chủ biên) các nhà
phê bính viết về sự ảnh hưởng của Kafka ở các bính diện khác nhau trong
văn học và trong đời sống xã hội. Ở đây ta thấy rõ rệt việc phê bính văn
học xen lẫn với phân tìch tâm lì và giải thìch xã hội. Các nhà phê bính nhận
thấy Kafka ảnh hưởng tới lối viết của nhiều vở kịch và tiểu thuyết hiện đại.
Những người giữ mục phê bính văn học trên báo chì đã đặt ra những danh
từ như: có tình chất Kafka (Kafkaesque), giống văn Kafka (Kafkalike), và
các phóng viên khi thuật lại một vụ án thường phê bính như sau: “như hệt
một vụ án trìch ở tác phẩm của Kafka mà ra”.
Trên trang web www.themodernword.com Franz Kafka được giới
thiệu như một đại diện tiêu biểu của nền văn học thế giới. Tác giả đã nêu
lên các lớp ý nghĩa trong tác phẩm của Kafka, đồng thời nhấn mạnh sự đa
nghĩa của nó. Dựa vào đây chúng tôi có được cái nhín toàn diện về ẩn ý của
lớp tác phẩm. Từ đó thấy được vấn đề con người, nhân vật trong thế giới
nghệ thuật đầy sắc màu của Franz Kafka.
Các công trình nghiên cứu về Kafka của giới nghiên cứu thuộc văn
học hải ngoại Việt cũng chiếm một vị trì quan trọng. Trong tạp chì văn học
nước ngoài, Hoàng Ngọc Tuấn nhín thấy ở các tác phẩm của nhà văn tình
chất đa phương, đa chiều về ý nghĩa, là sự tổng hợp của nhiều mối suy tư
thuộc về con người, luôn luôn biến dạng theo mỗi lần đọc. Khả Tri khẳng
định khả năng tác động của Kafka không chỉ đối với văn học nghệ thuật mà
còn đối với cả cuộc sống. Nhà nghiên cứu còn cho rằng: văn nghiệp của
Kafka trở thành tấm gương so sánh, phương pháp trị liệu tâm thần xóa bớt
khổ đau, những vết thương mưng mủ còn đọng lại trong tâm thức con
người.
2.2. Tình hình nghiên cứu tác phẩm của Kafka ở Việt Nam
Ở Việt Nam bước đầu chúng ta tiếp xúc với một số tác phẩm, công
trính nghiên cứu lì luận phê bính về nghệ thuật tác phẩm Kafka: Phê phán

9
văn học hiện sinh của Đỗ Đức Hiểu (Nxb. Văn học 1978), Về tư tưởng và
văn học phương Tây hiện đại của Phạm Văn Sỹ (Nxb Đại học và THCN
1986)… Phương Tây văn học và con người của Hoàng Trinh (quyển 1 Nxb
KHXH, 1999)… đã bước đầu đưa Kafka đến với bạn đọc Việt Nam và đã
có những nhận định về tác phẩm của Kafka là viết về “thân phận con
người”. Các công trính nghiên cứu của các tác giả bước đầu đã thừa nhận
những đóng góp của Kafka với nền văn học nghệ thuật thế giới.
Đặng Anh Đào, một chuyên gia về Kafka, có bài “Kafka” trong Franz
Kafka, Tuyển tập tác phẩm, đã đi từ những nét từ tiểu sử đến với “Tính
trạng cô đơn, “lưu đày” ở mọi chốn có thể phát triển đậm nét hơn sau này ở
Kafka, do tính hính sức khoẻ và gốc tìch” [22, 901]. Hoặc “Hiện tượng
“phản nhân vật” (truyền thống) bước đầu đã xuất hiện: cái tên của nhân vật
đang bị mất dần, chỉ còn lại một chữ viết tắt. Không thể rõ hính hài diện
mạo, giọng nói riêng của một nhân vật Kafka. Thậm chì những chi tiết lịch
sử - cụ thể khác, một gia đính, một quan hệ bạn bè, những dấu vết nghề
nghiệp, tất cả đều bị xoá mờ, hết sức mông lung” [22, 930]. Những nhận
định này đã gợi mở giúp cho chúng tôi một hướng tiếp cận các nhân vật từ
những nét tiểu sử của Kafka cũng như chiều sâu của chúng.
Trương Đăng Dung trong bài viết Thế giới nghệ thuật của Franz
Kafka (lời giới thiệu tiểu thuyết Lâu đài Nxb. Văn học 1998) đã cho rằng
Kafka là nhà văn lớn đầu thế kỉ đã cảm nhận sâu sắc về trạng thái tồn tại
của con người hiện đại và thể hiện bản chất của thời đại một cách độc đáo,
rõ nét. Tác phẩm của Franz Kafka là sự lì giải những ấn tượng mạnh mẽ về
một thế giới phi lì, sự tha hóa của con người trong vòng vây của những
thiết chế quyền lực vô hính. Tác giả còn khẳng định biểu hiện của trung
tâm thế giới nghệ thuật của Kafka là sự tha hóa, nỗi lo âu, sự lưu đày và cái
chết bao quanh thế giới nhân vật của nhà văn Kafka.
Trong Tạp chì Văn học nước ngoài tác giả Nguyễn Văn Dân với bài

10
viết Kafka với cuộc chiến chống phi lí (Nxb Hội nhà văn) đã cho rằng: Đặc
điểm của nhân vật trong thế giới nghệ thuật của Kafka là một sự bất an của
con người trong một thế giới phi lì. Đồng thời bài viết cũng khẳng định
những dấu ấn của Kafka trong văn học Việt Nam hiện đại và những điểm
mới mẻ trong thế giới nghệ thuật của Kafka.
Tác giả Lê Huy Bắc trong hàng loạt công trính nghiên cứu đã có
những công bố, những nhận xét chình xác, sắc sảo về đặc điểm nhân vật,
nội dung thế giới mà Kafka miêu tả: nỗi khổ nhục hằng thường của con
người, sự thống trị thế giới của quyền lực, pháp luật… đồng thời trong bài
viết Trên hành trình chân lí Kafka (Tạp chí Văn học, số 4, 2003). Tác giả
cũng cho rằng Kafka “đề xuất cái phi lì, cái bi đát, sự tha hóa, nỗi cô đơn,
sự nhỏ bé, sự bất lực, xa lạ… của con người”.
Con người tha hóa trong các sáng tác của Franz Kafka được quan tâm
rất nhiều trong những đề tài và công trính nghiên cứu. Trong đề tài Vấn đề
con người bị tha hoá trong tác phẩm của Franz Kafka, tác giả Nguyễn Thị
Hằng đã đi sâu vào so sánh sự tha hóa của nhân vật ở nhiều tác giả của các
trường phái văn học khác nhau và đã thu được những kết quả rất khả quan.
Ở đó tác giả đã khẳng định: Trong tác phẩm của mính, F. Kafka đã phát
hiện ra cái tha hóa trên cơ sở cái bi đát. Nhân vật không có sự phán xử và
không có sự tự phán xử. Nhân vật bị đẩy vào cỗ máy và bị nghiền nát y như
một con bọ hay y như một con chó. Đây cũng là một trong những đề tài tím
hiểu khá sâu về vấn đề con người bị tha hóa trong tác phẩm của Kafka làm
tư liệu để khám phá, mở rộng vấn đề liên quan.
Trong bài viết Thân phận con người trong sáng tác của Franz Kafka
của tác giả Lê Thanh Nga được đăng tải trên Tạp chí Nghiên cứu văn học
số 3, 2006 đã khẳng định “Những bất hạnh của bản thân cùng những đau
khổ mang tình cộng đồng đã hun đúc ở nhà văn cực kí nhạy cảm này sự
cảm nhận sâu sắc về thân phận con người trong thời đại”. Cũng như “Con

11
người trong sáng tác của Kafka đã trở thành nạn nhân của xã hội toàn trị.
Họ bị biến thành những cỗ máy mà mọi hoạt động đều đã được lập trính,
mọi khâu đoạn đều đợi sẵn và những con người ấy chỉ việc tuân theo”.
Trong cuốn Giáo trình văn học phương Tây tác giả Đặng Anh Đào
(Nxb. Giáo dục, 2012) đã cung cấp một cái nhín tương đối toàn diện về
thân phận con người, nhân vật trong sáng tác của Kafka như tình chất bi
thảm, tình trạng cô đơn, lưu đày của con người thông qua sự khảo sát lần
lượt từng tác phẩm: Hóa thân, Vụ án, Lâu đài. Những phân tìch trên đã
giúp ìch chúng tôi rất nhiều trong việc tím hiểu nghệ thuật xây dựng nhân
vật của Kafka, được xem như biểu hiện cụ thể về đặc trưng của các nhân
vật trong các tiểu thuyết của Kafka.
Trong luận văn Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới trong
sáng tác của Franz Kafka (2011) của tác giả Hoàng Minh Thương đã đặc biệt
quan tâm tới con người và cuộc sống trong tác phẩm của Franz Kafka. Đồng
thời luận văn này đã tím hiểu sâu về nghệ thuật xây dựng nhân vật, kết cấu và
ngôn ngữ trong các tác phẩm của Kafka đặc biệt tím hiểu về nhân vật trong ba
tiểu thuyết của Kafka. Tác giả đã khẳng định: “Kafka đã khai thác kinh
nghiệm hiện sinh của mỗi nhân vật và qua các trường hợp cụ thể, ông đã tím
ra mẫu số chung của con người thời hiện đại. Đó là hính ảnh con người đang
trên đường tha hóa, xa lạ với xã hội và với chình bản thân mính trong một thế
giới phi lì và thù địch. Các kiểu loại nhân vật và cuộc sống con người mà
Kafka mô tả thể hiện thật sâu xa và sinh động quan niệm nghệ thuật của ông
về con người và thế giới” [38,19].
Năm 2012, luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thắng được bảo vệ, do Lê
Huy Bắc hướng dẫn với đề tài “Nhân vật trong tác phẩm của Franz
Kafka” có cấu trúc: Chƣơng 1. Quan niệm về con ngƣời; Chƣơng 2.
Các kiểu nhân vật và Chƣơng 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật. Như
tên của các chương, tác giả luận án đã đi sâu vào nghiên cứu lần lượt quan

12
niệm về con người của Kafka (bị chi phối, ảnh hưởng trong bối lịch sử, xã
hội lúc đó; con người kì hiệu; con người tha hoá; con người bi đát); các
kiểu nhân vật (kiểu nhân vật biến dạng; kiểu nhân vật phân mảnh đủ loại)
và nghệ thuật xây dựng nhân vật (“rối hoá” – ngôn ngữ “rối”, hành động
“rối”; không gian mê cung – vật thể, tinh thần; biểu tượng – vết thương; đồ
vật - y phục, cửa, cửa sổ).
Ngoài ra tác phẩm của Kafka còn được nhắc tới trong một số công
trính như đối tượng hay vấn đề so sánh, đối chiếu. Hầu hết đều khẳng định
vai trò của Franz Kafka trong việc đổi mới vai trò của nghệ thuật tiểu
thuyết trên một số phương diện trong đó đặc điểm nhân vật chình trong tiểu
thuyết là một vấn đề rất quan trọng.
Trên trang https://mbasic.facebook.com có bài “Tình chất mê cung trong
tác phẩm của Frank Kafka” của hai tác giả Lê Từ Hiển và Lê Minh Kha. Như
tên bài viết chỉ ra, hai tác giả đã nghiên cứu về những mê cung hữu hính và vô
hính trong đó có cả những mê lộ của thời gian trong tác phẩm của nhà văn này.
Trên trang http://tonvinhvanhoadoc.vn có bài “Cốt truyện trong truyện
ngắn” của Đoàn Thị Việt Nga. Tác giả đã chỉ ra “Một trong những yếu tố
tạo nên cuộc cách tân lớn đó chình là cốt truyện” trong sáng tác của Kafka.
Cốt truyện của ông không có những xung đột căng thẳng kịch tình hoặc
những mâu thuẫn gay gắt, bởi vậy, nó rất khó nắm bắt, khó tóm tắt.
Trên: http://vietvan.vn có bài “Tác phẩm của Franz Kafka và nền văn
hóa đại chúng – một vài phác thảo” của Lê Minh Kha “với mục đìch đưa ra
vài nét phác thảo nhằm làm rõ thêm về mối quan hệ giữa tác phẩm của
Franz Kafka và nền văn hoá đại chúng (popular culture)” lần lượt qua:
“Bước thứ nhất, chúng tôi thử tím một cách hiểu khả dĩ về nền văn hoá đại
chúng. Bước thứ hai, xem xét tác phẩm của Kafka – một hiện tượng văn
học nổi bật trên văn đàn thế giới thế kỷ XX đã được tiếp biến như thế nào
trong nền văn hoá đó. Bước thứ ba, thử đưa ra một vài lý giải về sức hấp

13
dẫn của Kafka với nền văn hoá đại chúng, và dấu ấn của nền văn hoá đại
chúng trong việc đề xuất thêm một cách “đọc”, cách giải mã thế giới nghệ
thuật của Kafka”.
Bài “Kỷ lục về sự „khó đọc‟ và „khó dịch‟ ” trên: http://www.baomoi.com
(không thấy có tên tác giả tường thuật lại ý kiến của dịch giả), giáo sư
người Pháp, Noël Dutrait, vào ngày 30/10/2014, tại lễ kì kết hợp tác dịch
văn học giữa Hội Nhà văn Hà Nội và Viện Nghiên cứu châu Á thuộc Đại
học Alx-Marseille rằng Kafka, Proust và J.Joyce là những tác giả rất khó
dịch.
Ngày 18 tháng 9 năm 2013, tại Trung tâm Văn hóa và Hợp tác Pháp và
Viện trao đổi Văn hóa với Pháp (IDECAF) đã giới thiệu Hội thảo về chủ đề
Kafka - Vì một nền văn học thiểu số của Gilles Deleuze và Félix Guattari, với
sự tham gia của Tiến sỹ văn học Nguyễn Thị Từ Huy, dịch giả tác phẩm.
Tổng hợp lại chúng ta thấy vấn đề lớn nhất trong sáng tác của Kafka
là nhân vật như biểu tượng cho thân phận con người, sự phi lì, tha hoá, bất
hạnh trong thế giới nghệ thuật của ông. Từ đó, các nhà nghiên cứu đã đưa
ra được các đặc điểm nổi bật trong thế giới nhân vật chình thuộc tiểu thuyết
của Kafka. Trên đây là tất cả những quan niệm và công trính nghiên cứu đã
củng cố thêm luận điểm của chúng tôi về Đặc điểm nhân vật chính trong
ba tác phẩm của Franz Kafka: Lâu đài, Vụ án, Hóa thân.
Nhín chung, các bài viết ìt nhiều đã đề cập đến cuộc đời, phong cách,
đặc trưng nghệ thuật cùng đặc điểm chình của nhân vật trung tâm trong
sáng tác của Kafka, trở thành tài liệu tham khảo thiết thực đóng góp phần
nào đó cho đề tài của chúng tôi. Tuy nhiên vẫn chưa có một công trính cụ
thể nào khái quát và đi sâu tím hiểu đặc trưng của nhân vật chính trong bộ
ba tác phẩm. Ví vậy, chúng tôi hy vọng luận văn sẽ đóng góp phần nào làm
phong phú hơn lịch sử nghiên cứu vấn đề, cụ thể là về phương diện đặc
điểm của nhân vật trong ba tác phẩm: Vụ án, Hóa thân, Lâu đài. Vì chúng

14
cho đến nay vẫn giống như một thế giới tiềm ẩn, cuốn hút người nghiên
cứu bởi rất nhiều khìa cạnh phong phú, bì ẩn cần khám phá.
Nhín chung, các bài viết ìt nhiều đã đề cập đến cuộc đời, phong cách,
đặc trưng nghệ thuật cùng đặc điểm chình của nhân vật trung tâm trong
sáng tác của Kafka, trở thành tài liệu tham khảo thiết thực đóng góp phần
nào đó cho đề tài của chúng tôi. Tuy nhiên vẫn chưa có một công trính cụ
thể nào khái quát và đi sâu tím hiểu đặc trưng của nhân vật trung tâm trong
bộ ba tác phẩm. Ví vậy, chúng tôi hy vọng luận văn sẽ đóng góp phần nào
làm phong phú hơn lịch sử nghiên cứu vấn đề, cụ thể là về phương diện đặc
điểm của nhân vật chính trong ba tác phẩm: Vụ án, Hóa thân, Lâu đài.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi không có tham
vọng khảo sát toàn bộ thế giới nhân vật trong toàn bộ các sáng tác của
Franz Kafka mà chỉ tập trung khai thác vấn đề nghệ thuật xây dựng nhân
vật trong ba tác phẩm: Lâu đài, Hóa thân, Vụ án in trong Tuyển tập tác
phẩm Franz Kafka do Hội nhà văn xuất bản năm 2003.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp: Phương pháp tiếp cận hệ thống,
phương pháp loại hính, phương pháp phê bính tiểu sử; kết hợp các thao tác
so sánh, đối chiếu, thống kê, phân tìch, tổng hợp.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về tác giả và nhân vật chình
Chương 2: Nhân vật trong mối quan hệ gia đính và xã hội
Chương 3: Số phận nhân vật: sự đau khổ, bi kịch và tuyệt vọng
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn đóng góp cái nhín chuyên sâu về nhân vật trong tiểu thuyết
của Franz Kafka - một tác giả nằm trong chương trính nghiên cứu của bậc

15
đại học.
Luận văn tập trung khai thác bính diện nhân vật, sự độc đáo trong bút
pháp nghệ thuật tiểu thuyết Kafka, từ đó làm rõ những đặc trưng về nhân
vật chính trong bộ ba tiểu thuyết của ông.
Ngoài ra, chúng tôi hy vọng công trính nhỏ bé này sẽ đóng góp phần
nào vào việc củng cố tên tuổi của nhà văn Franz Kafka từ đó trở thành tư
liệu tham khảo thiết thực cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập văn học
nước ngoài.

16
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ VÀ NHÂN VẬT CHÍNH

Nhân vật là một sáng tạo của nhà văn. Tím hiểu nhân vật trong tác
phẩm văn học bên cạnh phương pháp là đọc kĩ (close reading) để tím hiểu,
phân tìch, rút ra được nghệ thuật miêu tả, phương pháp xây dựng nhân vật
của tác giả, tím hiểu tiểu sử của nhà văn ìt nhiều cũng soi sáng thêm được
nhận định, đánh giá của nhà nghiên cứu. Đồng thời, chúng ta ìt nhiều soi
sáng thêm được thế giới nhân vật của họ. Trước khi đi vào phần chình của
chương này chúng tôi muốn điểm qua một số nét về nhà văn, theo đó có thể
hiểu thêm về thế giới nhân vật của nhà văn Franz Kafka.
1.1. Kafka trong mối quan hệ với các nhân vật chính
Trong những nghiên cứu về cuộc đời Kafka của các học giả, các nhà
nghiên cứu qua các giáo trình, các bài tạp chì, cụ thể là những bài viết sâu
sắc của các tác giả Đặng Anh Đào, Nguyễn Văn Dân, Lê Huy Bắc, Trương
Đăng Dung,… về cuộc đời cũng như sự phân tìch tác phẩm Kafka ở nhiều
khìa cạnh khác nhau đã cho người viết hiểu sâu hơn thế giới nghệ thuật của
ông. Trong đó, nhiều ý kiến nhấn mạnh đến thời đại, xã hội, gia đính,
những mối quan hệ tính cảm của nhà văn,… đã gợi ý cho chúng tôi rất
nhiều trong quá trính tím hiểu thế giới quan của nhà văn vĩ đại này.
Franz Kafka là nhà văn lỗi lạc gốc Do Thái, sinh trưởng tại Cộng hòa
Séc, sáng tác bằng tiếng Đức được suy tôn là một trong những bậc thầy
trong lĩnh vực văn chương. Ông sinh ngày 03/07/1883 tại Prague. Kafka là
con đầu lòng của Hermann Kafka và Julie Kafka. Bố mẹ Kafka sinh được
sáu người con nhưng hai em trai sau Kafka đều mất lúc sơ sinh. Kafka chỉ
còn ba người em gái là Gabricle (1889), Valerie (1890) và Ottilie. Ottilie là
cô em gái được Kafka yêu quý hơn cả.
Gia đính Hermann do làm ăn khá giả đã nhập vào cộng đồng người

17
Đức sinh sống ở Praha. Đây có thể coi là cộng đồng có thế lực chình trị
cùng sức mạnh kinh tế. Họ là những người hãnh tiến, có tước vị hoặc đại tư
sản. Những người này nắm một khối lượng lớn tài sản của xã hội. Họ sở
hữu các mỏ, đứng đầu các công ti sắt thép, rượu, giấy, vũ khì…Tuy nhiên
những người Do Thái trong cộng đồng đó gặp không ìt khó khăn, trở ngại
bởi họ không tránh khỏi bị kí thị, bị phân biệt đối xử, bị đổ lỗi trong nhiều
sự việc không mong muốn trong quá trính sống lưu vong của họ ở nước
ngoài. Tâm lì bài xìch người Do Thái bắt nguồn từ những câu chuyện kể
của đạo Thiên chúa giáo, cho rằng người Do Thái đáng bị nguyền rủa ví tội
giết Chúa. Thời kí Kafka sống, người Do Thái bị xua đuổi khắp mọi nơi mà
ông lại là thành viên của chủng tộc bị kí thị và bị bài xìch đó. Thêm vào đó
nhiều tư tưởng sai lầm và nhiều việc không mong muốn xảy ra khiến tính
trạng căm ghét người Do Thái càng trở nên phổ biến. Chính vì thế người
Do Thái lưu vong sinh sống rất vất vả đồng thời là sự khó khăn trong việc
hòa nhập với cộng đồng. Điều này đã tạo cho Kafka một tâm lí mặc cảm
tồn tại trong tính cách của ông.
Người cha của Kafka, Hermann Kafka, là một người đàn ông bản lĩnh
với sự chăm chỉ, cần cù, thông minh đã tạo được sự thịnh vượng cho mính.
Trước một xã hội đầy biến động cùng sự rủi ro cao độ nhưng người đàn
ông mang nhiều trọng trách đó đã cố gắng đứng vững trong cộng đồng.
Ngoài nghị lực và ý chì phi thường để chèo chống gia đính người đàn ông
này còn thể hiện bản lĩnh của mính trong việc làm ăn, Hermann đã tạo cho
mính một cơ ngơi tương đối lớn. Tuy nhiên, người đàn ông này đã đem sự
khắt khe, khô cứng áp đặt vào việc quản lì gia đính và giáo dục con trai của
mính nên ông đã để lại dư âm nặng nề trong suốt cuộc đời những thành
viên trong gia đính đặc biệt là con trai mà ông không hề hay biết. Đồng
thời ông đã để lại ấn tượng sâu sắc về sự khắc nghiệt của mính trong lòng
đứa con, cũng như quyền lực to lớn, sự át chế của người cha đối với gia

18
đính. Điều đó đã để lại ám ảnh sâu sắc trong lòng Kafka. Điều này được thể
hiện sâu sắc trong loạt tác phẩm của Kafka. Đó là việc thiếu tình cảm gia
đính, thiếu sự gần gũi mà chỉ là sự khô cằn, sự sợ sệt tồn tại trong lòng.
Ngoài yếu tố về gia đính, yếu tố xã hội, thời đại cũng ảnh hưởng rất
sâu sắc tới tư tưởng của Kafka. Thời đại mà Kafka đang sống có sự đoạn
tuyệt gay gắt giữa ước mơ và cuộc đời. Niềm kí vọng vào thời đại mới đã
tan biến bởi chình sự phản bội của giai cấp tư sản. Quá trính tìch lũy tư bản
trên vấn đề bóc lột sức lao động của con người, thúc đẩy công nghiệp và
công nghệ phát triển đã khiến xã hội trở thành một guồng quay khổng lồ.
Nền văn minh vật chất mới, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã giúp con
người phát hiện ra những bì mật của đời sống, của tự nhiên, của vũ trụ. Sự
xuất hiện các thuyết lượng tử, phân tử, thuyết tương đối, những phát hiện y
học về thân thể con người đã làm người ta thấy rõ hơn những vấn đề có
tình chất khám phá, những phát hiện về thế giới mà triết học duy lý trước
đó đã không thể giải quyết được. Ðiều này kéo theo sự lung lay, sự nghi
ngờ nền tảng tinh thần cũ và yêu cầu xem xét lại những giá trị đó sau khi
người ta thấy rằng có một số những chân lý khoa học và tư tưởng của thế
kỷ trước thực sự không còn chình xác nữa. Con người bắt đầu đối diện với
sự hoài nghi. Chình ví thế con người bị rơi vào bi kịch của chình cộng đồng
mính tạo ra. Trước hiện trạng này Kafka đã từng giải bày trong Nhật kí của
mính rằng con người chỉ là những hính ảnh tưởng tượng được thoát thai từ
cuộc sống. Cái xã hội mà Kafka đang sống khiến cho con người bị bủa vây
trong sự cô đơn lạc lõng.
Kafka sống trong thời điểm lịch sử phức tạp của thế giới. Thế kỉ
XVIII, đầu thế kỉ XIX đánh dấu cái nhín tìch cực đối với lịch sử cũng như
sự tin tưởng vào vào khả năng phục thiện của con người. Sự tin tưởng vào
các thành quả của y tế, công nghệ, giáo dục… để bảo vệ đời sống con
người, bảo vệ tự nhiên cùng sự hòa hợp thống nhất về quan điểm nhân sinh

19
của nhân loại. Nhưng thời gian sau đó là một loạt sự kiện xảy ra khiến
chúng ta phải nhín nhận, đánh giá lại toàn bộ cục diện, đời sống của con
người. Trong cái hố của thời đại với bốn bức tường bủa vây con người
không lối thoát trở thành thù địch với nhau hoặc bị tiêu diệt hoàn toàn. Đó
là những đặc điểm điển hính của xã hội Tây Âu lúc bấy giờ và được nhận
dạng sâu sắc thông qua loạt sáng tác của V.Hugo, Balzac, Standhal.
Đối với Kafka, ngoài hoàn cảnh gia đính, xã hội thật khó xác định bối
cảnh lịch sử, xã hội truyền thống văn chương bởi vì tính chất toàn thế giới,
sự đa dạng, phong phú trong vốn văn hóa của nhà văn mà còn ví rất khó
xác định ông là kết tinh của nền văn hóa Tiệp, Đức hay Do Thái. Về nguồn
gốc người ta xác định ông là người Tiệp gốc Do Thái, viết bằng tiếng Đức.
Có khi lại gọi ông là người Tiệp gốc Đức… Dù Kafka sinh trưởng ở
Bôhêm nhưng thời thanh niên Kafka rất gắn bó với Viên (lúc bấy giờ thuộc
đế quốc Áo- Hung). Kafka sử dụng nhuần nhuyễn cả hai loại ngôn ngữ:
Đức, Tiệp. Kaka học tập ở trường Đức nên ông viết văn bằng tiếng Đức.
Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu Tiệp đánh giá ông sử dụng tiếng Tiệp
một cách tuyệt vời. Những năm cuối đời Kafka mới dành thêm thời gian
nghiên cứu tiếng Do Thái song nền văn hóa và tìn ngưỡng Do Thái luôn
phảng phất trong những trang văn của ông.
Những điều trên đã để lại dấu ấn rất sâu đậm trong thế giới tinh thần
của Kafka, trong đó sự day dứt, mặc cảm về nguồn gốc bị chối bỏ, xua
đuổi, tình chất bi đát của thân phận con người đã để lại những ám ảnh rất
sâu sắc trong các trang viết của Kafka và thế giới nhân vật của ông.
“Franz Kafka cũng đã tạo ra những kỹ thuật viết khiến một số tác
phẩm của ông mang tình cách đa tầng và đa phương về ý nghĩa, và hầu như
bất khả giản lược: một bản tóm tắt đại ý sẽ là một hành động bất công đối
với tác giả. Cuốn Das Schloss (Lâu đài, 1926) là một vì dụ thú vị. Nó là
một tác phẩm chứa đựng đầy những ẩn dụ phức tạp và có khả năng gợi

20
tưởng cực kỳ phong phú. Cả cuốn tiểu thuyết tồn tại như một ký hiệu biểu
ý đa giác khiến người đọc mỗi lúc lại tiếp tục nhín thấy một ý nghĩa khác,
như thể nhín vào một ống kình vạn hoa. Mỗi lần đọc, chúng ta có thể nhín
thấy nó biến dạng: nó có thể như một ẩn ý triết lý, hay như một ẩn ý chình
trị, hay như một tiếng nói mang màu sắc Do Thái, hay như một thái độ
phân tâm học kiểu Freud. Nó như một bài thơ kỳ lạ, từ chối mọi công thức
diễn dịch, và chỉ cho phép chúng ta cảm nhận bằng chình kinh nghiệm đọc
trực tiếp và toàn thể để nắm bắt những biểu tượng biến thiên năng động”
[38,99].
Kafka đam mê viết văn, ông viết văn từ rất sớm nhưng bị các thành
viên trong gia đính chê bai, ngăn cấm. Trong cuộc sống hằng ngày Kafka
luôn phải sắm những vai khác nhau: ban ngày là một đứa con ngoan, gương
mẫu trong vỏ bọc là một nhân viên thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ công sở,
ban đêm ông lại vật lộn với khát vọng văn chương. Chình ví thế ông thấy
mính hoàn toàn lạc loài, xa lạ với thế giới mính đang sống. Đó là bi kịch
đeo đẳng, dày vò tâm hồn ông từ khi ông có ý thức làm người tới khi ông
trút hơi thở cuối cùng. Nhưng rất dễ nhận ra trong con người Kafka tồn tại
vô số điều mâu thuẫn. Một mặt ông kinh hãi sự cô đơn nhưng một mặt ông
lại khao khát sự cô đơn, cô độc. Sự khao khát đó được thể hiện rõ trong
cuộc đời thực cũng như trong thế giới nhân vật của nhà văn. Các nhân vật
trong tiểu thuyết của ông không hướng tới cuộc sống bầy đàn để xoa dịu
nỗi cô đơn bởi họ ý thức được cô đơn là bản thể của con người. Họ không
trốn chạy mà luôn đón chờ, sống chung với nó và đôi khi khao khát được ở
riêng, đối diện với chình bản thân mính. Đối với Kafka có lẽ ngoài văn
chương ra ông là người thất bại ở hầu hết mọi lĩnh vực.
Kafka chịu ảnh hưởng rõ rệt của sự đổi mới văn hóa thời đại để tạo
nên những khìa cạnh, bản chất phong phú trong việc miêu tả hính tượng
nhân vật trong tác phẩm, nhất là thông qua các tác phẩm như: Vụ án, Hóa

21
thân, Lâu đài thí điều đó càng rõ ràng. Ở đây sự biến chuyển rõ rệt nền
tảng văn hóa nghệ thuật phương Tây thời đại Kafka đã khiến các nhân vật
cũng như chình bản thân con người hiện đại phải thay đổi cách nhín mới về
con người. Bởi vậy, đối tượng của văn học hiện đại cũng tất yếu thay đổi.
Phản ánh nhân vật trong tác phẩm văn học hiện đại không còn hướng tới
mục tiêu xây dựng tình cách điển hính trong hoàn cảnh điển hính như chủ
nghĩa hiện thực nữa mà đi vào khám phá những mặt mới, những cái huyền
diệu, kể cả nhỏ nhất trong đời sống hằng ngày. Văn học hiện đại chủ
trương quay vào bên trong con người để khám phá thế giới huyền bì, sâu
kìn trong chình bản thân con người mà tư duy văn học cổ điển trước đây né
tránh hay chối từ việc mô tả nhân vật.
Tất cả các yếu tố chình trị, văn hóa, xã hội đến những yếu tố mang
tình chất cá nhân như gia đính, tính yêu,… là một thế giới tạo nên con
người Kafka đồng thời tạo nên tình chất đa nghĩa trong tư duy sáng tạo của
ông. Từ đó chuyển tải cho tác phẩm của ông một thế giới nhân vật đa diện,
đa sắc và không kém phần đa nghĩa.
1.2. Thế giới nhân vật Kafka
Kafka sống trong thời kỳ chuyển mính mạnh mẽ của lịch sử văn hóa
châu Âu từ cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX. Tất cả các yếu tố lịch sử,
xã hội đều ảnh hưởng sâu sắc tới tư duy của nhà văn. Tác giả đã diễn tả thật
chân thật những chông chênh, hư ảo trong việc tồn tại của con người trong
xã hội. Đó là số kiếp chung của nhân loại trên bờ vực phá sản. Con người
bị cắt lía khỏi mối dây liên hệ với thế giới bên ngoài, con người như một ký
hiệu trong cảm nhận của Kafka. Kafka sống trong thời điểm lịch sử phức
tạp của thế giới.
Thời điểm Kafka đang sống có sự đoạn tuyệt gay gắt giữa ước mơ và
cuộc đời. Niềm kì vọng vào thời đại mới đã tan biến bởi chính sự phản bội
của giai cấp tư sản. Quá trính tìch lũy tư bản trên vấn đề bóc lột sức lao

22
động của con người, thúc đẩy công nghiệp và công nghệ phát triển đã khiến
xã hội trở thành một guồng quay khổng lồ. Ở đấy, con người như những cỗ
máy được lập trình sẵn, họ bị nghẹt thở trong vòng quay lợi nhuận, trong sự
phân cấp giàu nghèo. Chính vì thế con người bị rơi vào bi kịch của chính
cộng đồng mình tạo ra. Trước hiện trạng này Kafka đã thể hiện một cách
sâu sắc trong tiểu thuyết của mình. Từ đó tác giả đã diễn tả chân thật việc
tồn tại của con người. Đó là số kiếp chung của nhân loại trên bờ vực phá
sản. Con người bị cắt lìa khỏi mối dây liên hệ với thế giới bên ngoài, con
người như một ký hiệu.
1.2.1. Đặc điểm về lí lịch của nhân vật
Trước hết, con người bị tỉnh lược đầu tiên ở tên gọi, ở lý lịch. Đặng
Anh Đào có nhắc tới việc các nhà nghiên cứu đã nói đến kiểu “nhân vật
trừu tượng”, “nhân vật ý niệm”. Nhận xét về nhân vật chình trong Vụ án,
bà viết: “Hiện tượng xoá mờ đường viền lịch sử của nhân vật gây một ấn
tượng rõ rệt: dường như đó không chỉ là thân phận của một con người bé
nhỏ của một xứ sở nào, mà đó là sự khái quát về thân phận con người nói
chung, nó cũng tạo nên không khì huyền thoại của tác phẩm này – với ý
nghĩa như một cảm nhận trực tiếp, hồn nhiên về định mệnh đang đè nặng
lên số phận con người. Sự cảm nhận ấy có phần một chiều, bi đát bởi lẽ đó
không nhằm lì giải định mệnh như huyền thoại cổ xưa. Đó là thế giới phi
lì” [22,930-931].
Như vậy, tỉnh lược tên gọi, lý lịch đã nghiễm nhiên tỉnh lược luôn cả
tình cách, tâm lì vốn có ở các nhân vật truyền thống. Bên cạnh đó, nhân vật
“vô danh” kiểu Kafka, trong những tính huống bi đát, cố vùng vẫy để thoát
ra mà không được, vẫn mang trong nó những độc thoại nội tâm đầy day
dứt, khốn cùng về nỗi cô đơn, về bi kịch của kiếp người, sự phi lì của đời
sống, thí lại là kiểu nhân vật mang tầm phổ quát trong thời hiện đại. Theo
đó, Michel Raymond nhận định: “Thế giới bắt đầu gặp gỡ Kafka, và định

23
ngữ K rời bỏ lĩnh vực văn chương để áp dụng vào đời sống hằng ngày”
[dẫn theo Đặng Anh Đào, 22; 907]. Đó cũng còn là những phúng dụ về con
người. Nhan đề tiểu thuyết Hoá thân đã gợi lên một motif ám ảnh văn
chương hiện đại, Germaine Brée nhận định: “Lo âu, thường biến và tha hoá
là những từ vựng cơ bản của thời đại” [dẫn theo Đặng Anh Đào, 22; 910].
Nhân vật của Kafka trần trụi ở giữa cuộc đời, có người thân thìch mà vẫn
như không, xứ sở quê hương, thời đại, dù có vẻ hiện thực nhưng vẫn như ở
một thế giới nào xa lạ, mù mờ, họ dù đã cố gắng tím cách hòa nhập, cố gắng
lý giải những sự kiện, những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng đều thất
bại trong vô vọng. Những con người đó bị rơi vào một thế giới thù nghịch, bị
tuyệt giao mọi sự thấu hiểu. Con người sống như robot đã được lập trính
trong dòng chảy của hiện sinh một cách vật vờ, vô thức: “thức dậy, ngồi xe
điện, bốn giờ ngồi bàn giấy hoặc ở xưởng, cơm trưa rồi lại ngồi xe điện, bốn
giờ ngồi bàn giấy, ăn cơm tối, đi ngủ. Thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ
Sáu, thứ Bảy, cứ thế mãi, cứ thế mãi” [22,43] những công việc đấy chỉ để
chỉ lo sống, lo ăn, lo mặc, lo cho mính đủ những tiện nghi.
Các nhân vật trong tác phẩm không được miêu tả nhiều về quá khứ,
những dự định của tương lai mà chủ yếu là sự khắc họa từ hiện tại. Mọi
chiều về thời gian lịch sử cá nhân, xã hội đã bị tước mất, chỉ còn lại những
cảm nhận và phản ứng yếu ớt trước thực tại. Đa số các tác phẩm của những
nhà văn khác dấu hiệu để nhận diện nhân vật của mính thí lý lịch là một
mảnh ghép vô cùng quan trọng để hiểu về đời sống nhân vật từ đó làm cơ
sở lý giải động cơ, hành vi, tình cách. Từ văn học Hy Lạp, nhà văn đã đề ra
nguồn gốc, xuất thân của nhân vật tới những nhà văn hiện thực chủ nghĩa
như Balzac, Hugo thí tác giả không chỉ quan tâm tới nguồn gốc, cái tên,
dòng họ mà còn quan tâm tới vùng đất xuất thân, nguồn cội gia đính… Tất
cả đều tạo ra môi trường xác định nhân thân cho nhân vật. Ba nhân vật
chình của Kafka trong tác phẩm này hoàn toàn khác với nhân vật truyền

24
thống. Nhưng chúng ta cũng thấy rõ rằng ở quá khứ hoặc tương lai, nhân
vật trong tác phẩm của Kafka là khuôn mẫu trùng lặp về ý chì, công việc,
suy nghĩ… Tất cả các yếu tố đó hầu như không thay đổi từ ngày này sang
ngày khác.
Với tư cách là một nhà viết tiểu thuyết, Franz Kafka đã cảm nhận rõ
những bất ổn của thời đại cùng sự xáo trộn trong đức tin của con người và
sự bất hợp lí của nó, sau đó nhà văn đã thể hiện suy tư một cách cụ thể, sâu
sắc trong tác phẩm. Đồng thời, tác phẩm của Kafka còn thể hiện nỗi lo âu
về tương lai của nhân loại và sự tồn tại của con người trong thế giới hiện
thực. Chình điều này đã giải thích vì sao tác phẩm của Kafka được đón đọc
một cách rộng rãi cũng như là sự đồng cảm trước mọi chủng tộc và mọi tôn
giáo khác nhau.
Trước tiên, ta thấy cả ba nhân vật trong ba tác phẩm đều được tạo
dựng bởi nghệ thuật xây dựng nhân vật mang đậm tình chất Kafka. Bị cách
ly, bị tỉnh lược gần như hoàn toàn về lý lịch cá nhân. Trừ Hóa thân nhân
vật chình còn có một cái tên đầy đủ - Gregor Samsa - thí những tiểu thuyết
sau này của Kafka trong Lâu đài, Vụ án, nhân vật bị giảm thiểu tối đa tới
mức chỉ còn một chữ cái. Ở các tiểu thuyết hiện thực, nhân vật chình phụ
đều có họ tên đầy đủ, nhưng nhân vật trong tác phẩm của Kafka chỉ có độc
một cái tên (Grete, Frida, Titoreli, Block, Hunn…) và một chữ cái (K.).
Nếu Gregor Samsa là trường hợp duy nhất được hé lộ một chút ìt thông tin
khi Kafka mô tả về gia đính anh ta: một người cha mệt mỏi, kiệt quệ về
tinh thần “người thường mệt mỏi, nằm bẹp trên giường, bất cứ khi nào
Gregor Samsa thu xếp đi xa theo yêu cầu của công việc, người thường
khoác áo ngủ nằm dài trên tràng kỷ, không thể đứng dậy nổi mà chỉ giơ tay
chào anh những tối anh về nhà” [22,50] và hính ảnh một người cha bị thất
bại trong kinh doanh, bị phá sản, còn một người mẹ yếu ớt, mong manh, bị
bệnh hen, một người mẹ đáng thương trong tâm tưởng của anh. Thành viên

25
cuối cùng là Grete – cô em gái mà nhân vật chình của chúng ta rất yêu
thương, khi mà người anh của cô vẫn đang còn hính hài của một con người
đã cố gắng lao động dự định cho cô theo học ở nhạc viện. Trong tâm tưởng
của anh, đó là một cô gái ngây thơ như trẻ con. Tưởng rằng lý lịch của
Gregor Samsa đầy đủ hơn thí sự liên kết của anh với gia đính sẽ trở nên
đậm đặc, chắc chắn hơn so với Joseph K và K nhưng thực chất nó bị xóa bỏ
ngay khi tính thương đã tan vỡ khi Gregor Samsa không còn khả năng lao
động. Ở thế giới nhân vật tồn tại, nơi mà Kafka miêu tả cũng tồn tại một
thế giới vô tri, con người bị rơi vào hoàn cảnh điển hính, bị cô lập. Nơi mà
cá nhân chỉ biết đến cá nhân, cá nhân chỉ có thể đại diện cho chình mính, là
một trong những biểu hiện rõ rệt chúng ta.
Đến nhân vật Joseph K và nhân vật K, cái tên bị viết tắt như một ký
hiệu, như một con số trong một nhà tù đông đúc nhưng vô cảm này. Joseph
K thí cái tên họ chỉ còn lại phảng phất có một nửa, người thân thìch thí chỉ
có hai người họ hàng xa rất ìt được nói tới, mọi mối liên hệ của anh ta với
dòng tộc thật mong manh. Nhân vật này vô danh hoặc gần như vô danh. Bởi
cái tên của họ giờ chỉ như một chữ cái viết tắt. Cái tên phản chiếu gốc gác
lịch sử của con người cùng với sự thể hiện địa vị, tầng lớp xuất thân, bản
chất con người nhưng với tên nhân vật như một chữ cái viết tắt, đã dẫn tới
tính trạng tẩy trắng đường viền lịch sử cùng nhân thân của con người. Thảm
hại hơn là nhân vật K trong Lâu đài không biết chữ cái K là viết tắt của tên
hay họ nữa. Các nhân vật hầu như không tuổi, không gia đính, không quê
hương bản quán, không bạn bè thân thìch. Đó là một nỗi đau của con người
và cũng là dấu hiệu đầu tiên thể hiện sự tồn tại vô nghĩa của kiếp người trong
tác phẩm của Kafka. Như vậy cả ba nhân vật chình của ba tiểu thuyết đều
được diễn giải ở mức độ phi tiểu sử, vô nhân thân. Họ bị lẫn trong hàng
nghín người, trong đám đông xã hội vô danh, không tên, không tuổi khác.

26
1.2.2. Đặc điểm về nghề nghiệp của nhân vật
Chúng ta thấy rằng, lớp nhân vật của ba tác phẩm đều là những người
chăm chỉ, được giáo dục theo khuôn khổ của xã hội và họ có những nghề
nghiệp đảm bảo được cuộc sống của họ và nuôi sống được gia đính: Gregor
Samsa là người chào hàng cho một hãng vải, Joseph K là một viên chức
cấp cao đại diện của ngân hàng còn K làm nghề đạc điền. Tất cả ba nhân
vật này đều là những người rất có trách nhiệm và thực hiện công việc một
cách điêu luyện. Nói chung họ giỏi giang trong công việc của mính nhưng
họ thực hiện công việc một cách vô vị, nhạt phèo, như bị đày ải giống như
hành động vô thức của cỏ cây. Và đôi khi được nhân vật bộc lộ một cách
trực tiếp, không dấu giếm những cảm xúc của họ về công việc: “mính chọn
chi cái nghề quá đỗi nhọc nhằn này, chạy rông hết ngày này qua ngày khác,
một công việc thật còn khó chịu hơn cả chuyện bán buôn ở cửa hàng và
bực mính nhất đời là cứ phải liên tục di chuyển, cứ phải lo lắng chuyện đổi
tàu, đổi ga, ăn uống thất thường, gặp đâu ngủ đấy, lúc nào cũng làm quen
với những kẻ tính cờ gặp gỡ để rồi không bao giờ gặp lại lần thứ hai, không
bao giờ trở thành bạn hữu chân thành” [22,16]. Công việc, nghề nghiệp của
họ như một sự đày ải mà họ bắt buộc phải đi trên con đường đau khổ để
đảm bảo sự tồn tại của bản thân hoặc gia đính.
Nhân vật bị bó buộc vào nghề nghiệp, đó là một xiềng xích không thể
tháo gỡ được bởi nghĩa vụ, bởi xã hội, bởi gia đính. Chình Kafka trong
cuộc sống thực cũng không đủ dũng cảm và sự tàn nhẫn để chọn con đường
mình yêu thích. Chính vì thế ban ngày Kafka đến công ty để mài mòn sức
lực, ban đêm ông lại chạy trốn vào thế giới văn chương. Ở đấy ông mới có
cảm giác là chình mính. Như vậy đời sống của Kafka như đời sống của kẻ
tạm bợ, là gá ghép của những mảnh vỡ. Ông đứng ở ngã ba đường, nhưng
lại mất phương hướng, không biết mình phải đi đâu. Kafka đã rơi vào bi
kịch của con người phải sắm nhiều vai. Điều đó đã được ông tâm sự trong

27
nhật ký, “Nhưng hai nghề này không thể dung hòa được với nhau và cho
phép tôi cảm thấy hạnh phúc đồng thời với cả hai. Một chút hạnh phúc nhỏ
nhoi do nghề này đem lại sẽ gây ra bất hạnh lớn từ nghề kia. Nếu buổi tối
tôi viết được một cái gí đó hay ho, thí hôm sau đi làm sẽ như phát sốt suốt
ngày và không thể làm được gì cả. Tâm trạng bị giằng co như vậy ngày
càng trở nên không chịu nổi. Khi đến nhiệm sở, vẻ ngoài tôi thực hiện chức
trách của mính, nhưng chức trách bên trong của mình tôi không thực hiện
được, mà mỗi một chức trách bên trong của hiện thực lại biến thành nỗi bất
hạnh trong tôi, và nỗi bất hạnh đó từ đó không rời bỏ tôi nữa” [22,813].
Cả ba nhân vật chình dù có ổn định về nghề nghiệp, dù có giỏi giang
tới đâu thí nghề nghiệp của họ chỉ là hính thức bởi trong tác phẩm rất ìt chi
tiết miêu tả tới công việc hằng ngày. Họ giải quyết công việc như thế nào,
hiệu quả ra sao, mang được những lợi ìch gí về cho tập thể,… người đọc
đều không thể biết. Các nhân vật này không được miêu tả trong tác phẩm
khi họ làm việc bởi không bao giờ họ làm đúng chức danh, bổn phận nghề
nghiệp: anh nhân viên chào hàng của hãng vải Gregor Samsa từ lúc xuất
hiện chỉ tím cách làm quen với hính dạng mới và giải quyết lo lắng cho
việc mính hóa thân thành con bọ trước gia đính trong Hóa thân. Một nhân
viên cấp cao của ngân hàng được coi là có quyền lực và mẫn cán với công
việc như Joseph K cũng chẳng mấy khi làm việc của mính tại văn phòng
mà toàn bộ tâm tư, hành động của anh đi vào lý giải, chạy vạy gỡ tội vào
vụ án. Người đạc điền K thí được mời đến vùng đất không ai cần tới sự đo
đạc. Chình ví thế anh không thể thực hiện được khả năng của mính. Ngoài
ra các nhân vật của chúng ta cả Gregor Samsa, Joseph K. lẫn K. đều thiếu
năng lực phản tư để tự nhận ra mính và hoàn cảnh xung quanh. Chút lóe
sáng trong nhận thức của Joseph K ở đoạn kết của Vụ án chỉ là ánh sao
băng qua trời. Nhưng đấy là chớp sáng cho mỗi người thức tỉnh và trầm tư
trước mê lộ của cõi lòng mính.

28
1.2.3. Đặc điểm về ngoại hình của nhân vật
Nhân vật trong sáng tác của Kafka đa số là nhân dạng và hính dạng
méo mó, kí quặc và quái dị. Thế giới nhân vật của Kafka hầu như có khuôn
dạng không giống người: “Với những khuôn mặt đau khổ (như thể sọ của
họ bị dập từ bên trên xuống, dẹt ra và sự đau đớn đó tạo ra nét mặt của họ),
môi sưng lên, miệng há ra, họ hết nhín K. lại nhín sang chỗ khác, ánh mắt
họ chỉ lướt qua và trước khi lẽ ra quay trở lại thí nó đã bám vào một vật rất
xa lạ nào đó” [22,327].
Đó là bức chân dung của những con người dị dạng. Đây là sự ám ảnh
về sự tồn tại vật vờ của con người như những bóng ma trôi nổi trong xã
hội, về cuộc sống buồn tẻ, vô vị của con người trong thế giới của Kafka.
Đó là bức chân dung nói chung của nhân vật trong toàn bộ sáng tác của nhà
văn, trong cảm nhận của nhà văn nói chung. Mặt khác chúng ta có thể thấy
ba nhân vật Gregor Samsa, Joseph K, K ìt khi được miêu tả khuôn mặt hay
ngoại hính bên ngoài. Có chăng sự miêu tả bề ngoài chỉ là sự nhắc thoáng
về phục sức quần áo. Các nhân vật đó thường mang dạng của một con
người đúng nghĩa nhưng văn chương của Kafka ìt dụng công đi vào những
vấn đề nhạt nhòa bính thường đó mà sau khi hé lộ những vấn đề bính
thường, Franz Kafka chủ yếu dụng công vào những vấn đề bất thường.
Kafka sinh ra và trưởng thành trong thời kì có những diễn biến hết sức
phức tạp và nó đã phô ra toàn bộ những hạn chế của thời đại. Do đó thế
giới quan của ông chịu ảnh hưởng sâu sắc. Điều đó để lại trong dấu ấn văn
chương của ông hết sức rõ ràng. Chình ví thế mà nhân dạng của Gregor
Samsa trước khi bị biến thành bọ hay nhân dạng của Joseph K, K ìt được
miêu tả đến mà chỉ khi lốt côn trùng của Gregor Samsa ngự trị thí hính hài
ấy mới trở nên ám ảnh trên từng trang viết của ông.
Kafka đã thực sự làm nên một cuộc cách mạng trong nghệ thuật văn
chương hiện đại. Sự đột phá ấy được thể hiện trong thế giới nghệ thuật,

29
trong loạt tác phẩm có một không hai của nhà văn. Nhân vật của Kafka
không giống với bất kỳ nhân vật thuộc tác phẩm nào của những nhà văn
cùng thời và những nhà văn đi sau cũng không thể theo kịp được Kafka.
Nếu đặt Franz Kafka trong dòng chảy của tư duy nghệ thuật từ tiền hiện đại
sang hiện đại và hậu hiện đại thì có thể nói Kafka đã tạo ra một bước ngoặt
trong văn hóa nghệ thuật phương Tây hiện đại và văn học thế giới. Với
những giá trị mà Kafka mang lại, người ta cho rằng cái bóng của Kafka bao
trùm lên nghệ thuật tiểu thuyết thế kỷ XX.
Cùng với việc miêu tả sự khác lạ, kí dị của ngoại hính nhân vật thí quá
trính miêu tả y phục của nhân vật trong tiểu thuyết không nhằm nâng cao
lên thành mức độ biểu tượng, có tình chất khái quát cho số phận, cuộc đời
nhân vật mà nó thể hiện một chút ìt phần nào đó của hoạt động tinh thần.
Đồng thời trong văn chương, y phục còn là một vấn đề thể hiện thế giới nội
tâm, tính cách cùng với đó là sự đè nặng đặc điểm, dấu ấn lên nghề nghiệp
lên màu sắc trang phục, trang phục nói chung của nhân vật.
Đây cũng là một nét mới trong nghệ thuật viết tiểu thuyết hiện đại. Đó
là dấu hiệu thay đổi thay đổi một cách sâu sắc sự miêu tả nhân vật theo
phương pháp truyền thống. Chình Kafka đã sử dụng biện pháp mờ hóa
nhân vật khiến cho hính ảnh của họ chỉ là những bóng dáng nhạt nhòa, họ
không giống nhân vật văn học bính thường, có khuôn dạng, suy nghĩ. Họ
chỉ là hính ảnh hiện lên qua sự tưởng tượng hay trong ký ức của người kể
chuyện.
1.2.4. Đặc điểm về khả năng, tính cách của nhân vật
Tâm lý và tình cách là hai yếu tố có liên quan mật thiết với nhau tạo
nên thế giới tinh thần của nhân vật. Nếu nhân vật của Kafka bị tỉnh lược
hầu như hoàn toàn về tên gọi, nhân thân, lý lịch, gia đính, nguồn gốc xuất
thân thí tâm lý và tình cách (nội dung bên trong) cũng được tỉnh lược bấy
nhiêu. Nhưng không hẳn thế, các nhân vật chình của Kafka trong ba tác

30
phẩm này tồn tại ở mức độ phi tâm lý, phi tình cách một cách hoàn toàn mà
mang đặc trưng riêng của kiểu nhân vật Kafka. Kafka chịu ảnh hưởng rõ rệt
của sự đổi mới văn hóa thời đại để tạo nên những khìa cạnh, bản chất
phong phú trong việc miêu tả hính tượng nhân vật trong tác phẩm, nhất là
thông qua các tác phẩm như: Vụ án, Hóa thân, Lâu đài thí điều đó càng rõ
ràng. Ở đây, sự biến chuyển rõ rệt nền tảng văn hóa nghệ thuật phương Tây
thời Kafka đã khiến bản thân con người hiện đại phải thay đổi cách nhín
nhận. Bởi vậy, đối tượng của văn học hiện đại cũng tất yếu thay đổi. Phản
ánh nhân vật trong tác phẩm văn học hiện đại không còn hướng tới mục
tiêu xây dựng tình cách điển hính trong hoàn cảnh điển hính như chủ nghĩa
hiện thực nữa mà đi vào khám phá những mặt mới, những cái huyền diệu,
kể cả nhỏ nhất trong đời sống hằng ngày. Văn học hiện đại chủ trương quay
vào bên trong con người để khám phá thế giới huyền bì, sâu kìn trong
chình bản thân con người mà tư duy văn học cổ điển trước đây né tránh hay
chối từ việc mô tả nhân vật. Nhưng những nét tâm lý nhân vật đó không tạo
thành một quá trính tâm lý logic cụ thể. Các nhân vật chình của Kafka vật
lộn với công việc, nghề nghiệp mưu sinh thuộc guồng máy xã hội tư bản
(có khẩu hiệu “nhanh nhanh hơn nữa, lợi nhuận, lợi nhuận hơn nữa”) đã
khiến con người như thiếu thời gian mà không hề quan tâm tới những nhu
cầu, những vận động bên trong của mính. Có lẽ Kafka bị ảnh hưởng ìt
nhiều quan niệm triết học Hiện sinh nên đối với ông cuộc sống là những bất
ngờ, ngẫu nhiên. Điều đó thể hiện khá rõ trong ba tác phẩm này: ngẫu
nhiên bị biến thành côn trùng, ngẫu nhiên cha mẹ khỏe mạnh trở lại, ngẫu
nhiên bị tuyên án, ngẫu nhiên bị mọi người coi mính như kẻ tội phạm, ngẫu
nhiên bị gọi đến làm việc, ngẫu nhiên được khen ngợi dù bản thân anh ta
chưa làm bất cứ việc gí cả. Cả ba nhân vật của chúng ta cứ đón nhận sự
việc phi lý tiến tới một cách bính thản cứ như cả cuộc đời anh ta chứng
kiến không ìt chuyện như vậy. Gregor Samsa bị biến thành côn trùng

31
nhưng anh ta không hề hoảng sợ, lo lắng trước sự biến hính đó mà tím cách
thìch ứng nó, tím cách đảm bảo công việc mà mính đang thực hiện. Cách
sử sự như là anh chấp nhận nó như việc anh ăn cơm, uống nước hằng ngày.
Cùng với Gregor Samsa, Joseph K cũng có những phản ứng kỳ quặc hết
sức khi tai ương đổ xuống đầu mính: Anh không hề lo lắng ví sao mính lại
bị bắt mà lo lắng sẽ mất uy tìn với đồng nghiệp ở ngân hàng, mất niềm tin
với mọi người ở khu nhà trọ. Còn đối với nhân vật K trong Lâu đài thì nhìn
nhận những điểm phi lý như một điều hiển nhiên, tồn tại trên mảnh đất này.
Tất cả khiến cho nhân vật của chúng ta không hề phân tìch, không kịp nhận
diện sự việc một cách kỹ càng, đúng lý của nó.
Tuy nhiên, trong tác phẩm, những đoạn độc thoại, những nét tâm lý
đầy ám ảnh được thể hiện sâu sắc trên từng trang văn. Những nét tâm lý đó
phải chăng là những mảnh ghép của tâm trạng vụn vỡ, phân tách trong từng
lớp tác phẩm. Có lúc Gregor Samsa bính thản trước số phận của mính, anh
lo âu cho cha mẹ và em gái, có lúc anh sợ hãi vu vơ, có lúc thí day dứt và
đau khổ. Joseph K thí dửng dưng trước việc mính bị bắt, lo lắng đi giải
thìch với hàng xóm, lớn tiếng biện minh cho mính trong phiên tòa, khi
không thay đổi được tính hính, anh trở nên tin mính có tội – niềm tin giống
như những người xung quanh.
Còn nhân vật K đầy tự tin trong hành trính của mính tại vùng đất mới.
Anh thể hiện một thái độ không mệt mỏi để đi tím một câu trả lời cho công
việc của mính: “Trong trường hợp như vậy K cảm thấy các cánh cửa quanh
đó không ngừng chuyển động, mà chuyển động mạnh lên, mặc dù ở những
nơi đó hồ sơ, tài liệu đã được giao. Có lẽ lúc đó người ta nóng lòng nhín
chồng hồ sơ, tài liệu vẫn đứng đó không ai chạm tới một cách không thể
hiểu nổi. Họ không thể hính dung được là làm sao mà có người chỉ cần mở
cửa ra là có ngay tài liệu, vậy mà vẫn không chịu mở cửa. Ai biết được cuối
cùng có lẽ người ta chia đều số hồ sơ không ai đụng đến đó cho các vị

32
khác, và những người kia vẫn không ngừng nhín ra ngoài cửa để tin rằng
các hồ sơ vẫn nằm ngoài bậu cửa và như vậy họ vẫn luôn luôn còn hi vọng
được nhận chúng. Phần lớn các cặp hồ sơ bị bỏ lại ngoài cửa phòng là
những cái bọc dầy một cách khác thường, và K chỉ tạm thời thấy người ta
tạm thời để chúng ở đó để khoe khoang hay ví ý đồ xấu gí đó, hoặc có lẽ do
sự hãnh diện xứng đáng dành để động viên các đồng nghiệp. Sự phỏng
đoán này của chàng được khẳng định khi mỗi lần đúng vào lúc chàng
không nhín vào đó thí các bọc được người ta đột ngột lôi vào phòng một
cách chóng vánh sau khi đã nằm ở đó khá lâu trước mắt mọi người. Và sau
đó cánh cửa trở lại bất động như trước, các cánh cửa xung quanh cũng vậy,
thất vọng hoặc có lẽ vui mừng ví đối tượng của sự hồi hộp thường xuyên
cuối cùng cũng đã biến mất để rồi lúc sau chúng lại chuyển động theo thứ
tự. K không chỉ quan sát mọi việc một cách tò mò, mà còn với mối đồng
cảm. Chàng cảm thấy dễ chịu trong sự hối hả luân hồi này, lúc nhín chỗ
này, lúc nhín chỗ khác và chàng còn đi theo những người phục vụ”
[22,608]. K lại trải qua những cuộc đàm thoại vô nghĩa, mơ hồ, ma quái,
phi lý hết sức. Như vậy trong mỗi nhân vật đã không còn tồn tại một bản
thể duy nhất. Con người đã trượt dài khỏi bản ngã khi những suy nghĩ,
những mong mỏi bị thống trị bởi một lực lượng siêu nhiên nào đó khiến
bản chất cá nhân bị hòa tan trong cái vô cùng của thế giới.
Theo Đặng Anh Đào, ở Kafka, “nhân vật không có tình cách mà chỉ
như sự lắp ghép của hai mảnh đứt đoạn, không chắp nối lại được. Nhân vật
có tình cách phải là nhân vật được tâm lý hóa, nhân vật có lịch sử. Ở đây,
nhân vật bị chặt cụt mất nhiều chiều, và dường như chỉ còn lại một mảnh,
rất đậm, rất sâu. Ngay ở hính tượng phi tâm lý hóa nhân vật (con người ở
đây thường bất nhất, không tuân theo logic tâm lý thông thường) lại làm
nổi bật lên một nét suy tưởng, ám ảnh mãnh liệt.” [14,661]. Điều đó đã góp
phần khẳng định sâu hơn những điều chúng tôi đã tím hiểu, khẳng định. Cả

33
ba nhân vật dù có giỏi giang trong công việc nhưng họ bị rơi vào bi kịch
của cuộc đời. Khi rơi vào bi kịch đó, họ không có khả năng phản tư để lý
giải bất hạnh mà mính mắc phải nên bi kịch sau chồng chéo lên bi kịch
trước.
Chúng ta thấy xã hội mà Kafka sống cũng như xã hội mà cả Gregor
Samsa, Joseph K và K tồn tại là xã hội của nền công nghiệp phát triển với
máy móc hiện đại, con người được chuyên môn hóa cao. Cả ba nhân vật
đều là sản phẩm của xã hội nên trong khuôn khổ của một không gian bức
bách đó, họ trở thành những kẻ khuôn phép, cứng nhắc, nhưng họ cũng là
người có óc quan sát các sự việc một cách tinh tế và độ hiểu biết nhất định.
Đồng thời do sự chuyên môn hóa, do sự lựa chọn và sự phân công công
việc nên họ sở hữu khả năng giải quyết công việc trong nghề một cách
hoàn hảo. Cả ba nhân vật hầu như không có niềm vui, không ký ức, không
hoài niệm, không niềm đam mê, không sở thìch, không hy vọng, không lầm
lỗi. Cuộc sống của họ phẳng lặng, tâm hồn của họ không nhạy cảm và họ
cũng thiếu khả năng xoay sở trong những hoàn cảnh bi đát. Những con
người này hầu như rất ngây thơ, không hiểu bản chất xã hội mính đang
sống. Cả Gregor Samsa, Joseph K, K đều thiếu năng lực phân tìch để nhận
ra mính và hoàn cảnh xung quanh. Chút lóe sáng trong nhận thức của
Joseph K ở đoạn kết của Vụ án chỉ là ánh sao băng qua bầu trời nhưng đấy
là chớp sáng cho mỗi người thức tỉnh và trầm tư trước mê lộ của đời mính.
Đồng thời thông qua các tìn hiệu nghệ thuật, chúng ta cũng có thể nhận biết
được họ là những người độc thân khô khan và trống trải.
Từ cách nhín hiện đại về con người, cách tư duy thấm nhuần những tư
tưởng triết học tiến bộ, Kafka đã tạo ra những nhân vật trong thế giới tiểu
thuyết của mính thật đặc biệt và điển hính. Những nhân vật đó cho ta thấy
cách viết độc đáo của nhà văn. Đồng thời, nhân vật của Kafka đóng vai trò
trực tiếp của sự khám phá, nhận ra đời sống bi thảm của họ về sự tha hóa,

34
nỗi lo âu, sự lưu đày và cái chết.
Những nét riêng biệt của Kafka chình là những nét cách tân hết sức
độc đáo thể hiện qua ba nhân vật trong ba tác phẩm nổi tiếng của ông. Dựa
vào những tác phẩm đó, ông đã đem lại sự đổi mới, sự kế thừa cũng như
cách tân về xây dựng nhân vật.
Tiểu kết
Các yếu tố gia đính, xã hội, thời đại đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới tinh
thần cũng như những cảm nhận và dự đoán về con người trong hiện thực và
trong tương lai của nhân vật Kafka. Đó là hính bóng con người đau khổ bao
trùm lên toàn bộ sáng tác cũng là thực tại của đời sống đen tối bao trùm
nhân loại qua nhân vật trong ba tác phẩm Lâu đài, Vụ án, Hóa thân.
Không rõ hính hài đã đành, chúng cũng không có lì lịch, diện mạo cá
nhân. Bên cạnh đó, nhà văn lại đặt họ ở vào những tính huống bi đát, trong
tính trạng bi hài xót xa.
Thế giới nhân vật Kafka hiện lên “tạp chủng”, đa dạng nhưng lại mờ
nhoè, ám ảnh, như ở một thế giới nào đó, rất cổ xưa nhưng cũng rất hiện
đại, bởi chình những lo âu và tha hoá của chúng. Chình nghệ thuật xây
dựng nhân vật đó đã làm nên sự độc đáo sâu xa mang tầm triết lì về thân
phận con người trong cái nhín thế giới của Kafka.

35
Chương 2
NHÂN VẬT TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI GIA ĐÌNH, XÃ HỘI

2.1. Mối quan hệ của nhân vật với xã hội


Tác phẩm của Kafka mang đậm tình chất Kafka – sự cô đơn. Sự khác
lạ của nhân vật chình trong tác phẩm của Kafka đa phần xuất phát từ quan
điểm sống này. Nhân vật của ông không hướng tới cộng đồng để xoa dịu
nỗi cô đơn bởi họ ý thức được rõ ràng cô đơn là bản thể của con người. Dù
các nhân vật đã được Kafka cố gắng hàn ghép với bức tranh cộng đồng
nhưng chúng ta thấy họ đều rất lạc lõng.
Các nhân vật chình của Kafka như Gregor Samsa trong Hóa thân,
Joseph K trong Vụ án, K trong Lâu đài đều là hính tượng những con người
nhỏ bé bị bỏ rơi, bị xã hội lãng quên, họ lạc lõng trong một thế giới rộng
lớn nhưng đầy rẫy sự cô đơn, cô lập với màu sắc u ám. Nhân vật bị cách ly
với xã hội, không người thân thìch, không người thông hiểu, không sự sẻ
chia. Họ cố gắng tồn tại trong xã hội nhưng càng cố gắng càng trở nên lạc
loài, vô nghĩa. Trong xã hội đó, nhân vật chỉ có thể đại diện cho chình
mính. Ở đây, cá nhân và đồng loại gần như bị mất đi sợi dây liên lạc. Tất cả
đều thể hiện sự bất lực sâu sắc của Kafka với cuộc sống, cũng bắt nguồn
bởi nguyên nhân thiếu khả năng tạo dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết với
cuộc sống.
Trính độ văn minh của loài người phát triển cao, con người bị đặt vào
guồng quay với tốc độ chóng mặt của xã hội. Trước một xã hội cứ trôi tuột
trong chớp nhoáng, đồng thời là sự điếc đặc, vô cảm, thản nhiên trước thảm
họa và nỗi đau của đồng loại thí con người cảm thấy bơ vơ, mất phương
hướng, bị cô lập mặc dù họ cố gắng hòa nhập vào cái guồng quay khổng lồ
ấy. Đó chình là nỗi bất hạnh của con người. Đó là một hiện thực đổ vỡ, suy
tàn những chân giá trị làm người mà chỉ còn rơi rớt lại một bóng mờ mải

36
miết chạy đua theo cuộc nhân sinh mà bỏ quên cả gốc gác, họ hàng, dòng
giống. Đó là sự lo âu, ám ảnh trong tâm tư của Kafka. Tác giả đang lo lắng
cho vận mệnh và cuộc sống của nhân lọai và đã lên tiếng cảnh tỉnh đời
sống của con người.
Họ không thấu hiểu nhau nên cá nhân không thể kết giao được với
cộng đồng và họ tự thu mính vào cô đơn trong một xã hội diễn ra những
mô phỏng lố bịch, báng bổ của pháp luật.
Cả ba nhân vật đều bị cả xã hội tuyên án dù ai cũng hy vọng trở lại
hòa nhập với cộng đồng nhưng đều bị chối bỏ không chút hy vọng. Ở đó
mối quan hệ giữa con người và con người trở nên lỏng lẻo, lạnh lùng, nguy
hiểm hơn cả, cả ba nhân vật không tím đâu được một người bạn nghiêm
túc, theo nghĩa thực sự có thể hiểu, thông cảm giúp đỡ thậm chì chỉ cần
chịu lắng nghe anh ta. Mối quan hệ giữa bản thể và tha nhân luôn trong tính
trạng mất liên lạc, không thấu hiểu, con người đã đánh mất sợi dây dẫn
đường, khiến cái tôi không thể nào kết giao, hòa nhập với cộng đồng, và
dần dần họ tự thu mính vào những ốc đảo cô đơn. Con người cô đơn đi
lang thang trong mê cung vắng ngắt của thế giới nơi diễn ra những sự mô
phỏng nhẫn tâm, tàn ác của pháp luật. Gregor Samsa trong mối quan hệ với
con người chỉ ví trách nhiệm (viên quản lý), cùng một không gian sinh hoạt
(với khách thuê trọ) hoặc lòng thương ìt ỏi hay sự tò mò của bà giúp việc…
Ở thế giới Gregor Samsa sống thí con người nghi ngờ lẫn nhau, có khi là kẻ
thù của nhau. Họ tự đẩy người khác vào vòng quay lợi nhuận để làm giàu,
thu lợi cho những đối tượng khác. Xã hội thật vô vị, tẻ nhạt và độc ác. Nó
lúc nào cũng khiến cá nhân rơi vào tính trạng áp lực không lối thoát, công
việc trong cả một quảng đời dài dằng dặc với anh đã trở thành một nỗi bất
hạnh, sự vất vả, khổ sở đến cùng cực. Cùng với sự chán ngắt về công việc
là sự lo sợ, sự đề phòng, nghi kị giữa những con người tồn tại trong cùng
một môi trường sống. Quả thực công việc và việc mưu sinh của những con

37
người trong tác phẩm của Kafka thực sự là một cuộc chiến: „„Nếu không ví
bố mẹ mà chịu nhục mính đã bỏ việc luôn từ lâu rồi đã đi thẳng đến lão
chủ, nói toạc vào mặt lão cho lão biết mính nghĩ gí về lão. Thế là thí lão ắt
ngã lộn từ trên bàn xuống đất. A còn cái lối lão ngồi thượng trên bàn giấy
mà phán lệnh cho nhân viên cũng thật dị hợm quá chừng, nhất là khi các
nhân viên phải xán lại gần lão để trả lời bởi ví ông chủ này lãng tai. Hừ dù
sao cũng còn hi vọng, một khi mính đã dành dụm đủ trả hết món tiền bố mẹ
mính thiếu nợ lão ta, chắc cũng phải mất năm, sáu năm nữa, nhất định mính
sẽ làm thế. Lúc đó mính sẽ hoàn toàn cắt mọi dây dợ ràng buộc. Còn bây
giờ, ôi chao, mính phải dậy ngay kẻo trễ chuyến tàu năm giờ‟‟. “Và cho dù
kịp chuyến tàu anh cũng không thể nào tránh khỏi lôi thôi với lão chủ bởi
ví tên loong toong ở cửa hàng ắt đã tình đợi anh đến bằng chuyến tàu năm
giờ và từ lâu hẳn đã báo cho lão chủ biết sự vắng mặt của anh rồi. Cái tên
loong toong ngu xuẩn và chán ngắt này là tay sai của lão chủ. A, hay là anh
sẽ viện cớ ốm đau nhỉ? Không được, đó là một cái cớ phiền toái nhất hạng,
lại đáng nghi ngờ nữa ví suốt năm năm làm việc, anh chẳng hề đau yếu lấy
một ngày. Lão chủ chắc chắn sẽ đìch thân đến tận nhà anh cùng với bác sĩ
của quỹ tương tế bệnh viện, sẽ trách cứ bố mẹ anh ví thằng con lười biếng
và sẽ cắt đứt mọi lý do bào chữa bằng cách viện đến sự giám định của bác
sĩ bảo hiểm đau bệnh, cha này tất nhiên coi toàn thể nhân loại là những kẻ
lười nhác hoàn toàn khỏe mạnh, dở quẻ đổ bệnh mà thôi” [22,17].
Joseph K trong Vụ án đánh mất phương hướng trong chình vụ án của
mính. Anh ta nghĩ mính không có tội và không làm gí có tội nhưng chình
sự hoài nghi và sự khẳng định của đồng loại khiến anh ta nghĩ mính có tội
nên anh ta tím cách gỡ tội. Cả xã hội hay hẹp ra là tất cả con người trong
tòa án đã lừa dối anh ta. Tất cả con người trong xã hội đó đều dồn anh ta
vào bước đường cùng, kết tội anh ta, bức tử anh ta. Tất cả những con người
mà Joseph K gặp đều là những kẻ vô lại, những kẻ đeo mặt nạ người. Ở

38
phiên tòa xử Joseph K, mọi người đều là những kẻ độc ác. Chúng đã giả vờ
trong vai cử tọa, vờ vịt thông cảm với anh rồi cố gắng tím mọi cách kết tội
anh. “Hính như ai cũng đeo những chiếc huy hiệu ấy, tất cả đều thuộc cùng
một phe, những người ngồi bên phải và những người ngồi bên trái, và khi
quay phắt đầu lại K cũng nhín thấy những chiếc huy hiệu như vậy trên cổ
áo viên dự thẩm, ông ta khoanh tay trước bụng, lặng lẽ nhín trong phòng.
“Chà chà. K thốt lên, giơ cả hai tay lên trời, ví sự phát hiện ấy cần
phải có khoảng không gian mới phô diễn được. Như tôi thấy, thí tất cả các
vị đều là công chức tư pháp, các vị là bọn người bị mua chuộc mà tôi vừa
nói, các vị tụ họp ở đây để nghe ngóng và dò la, các vị giả vờ chia thành
phe phái để đánh lừa tôi, các vị vỗ tay tán thưởng chình là để thăm dò tôi,
các vị muốn biết phải làm thế nào để cám dỗ một người vô tội. Ồ cần gí
phải thế, hoặc các vị thìch thú thấy có kẻ hiền lành vô tội mong chờ được
các vị bênh vực... hoặc các vị đã thực sự biết được điều gí đó, tôi xin mừng
cho cái nghề nghiệp đẹp đẽ của các vị” [22,121].
Ở trong xã hội này, các thế lực đã không để cho con người một lối
thoát, tất cả đều cố gắng lừa bịp anh, kết tội anh “K chẳng nói chẳng rằng,
anh vẫn ngồi đấy ngạc nhiên vô cùng trước sự bối rối của gã khách hàng.
Biết bao lần anh chàng Block kia đã thay đổi thái độ chỉ riêng trong tiếng
đồng hồ vừa qua. Phải chăng vụ án đã lắc y hết sang trái lại sang phải như
vậy mà chẳng cho phép y phân biệt ai là bạn, ai là thù. Y không thấy hay
sao là luật sư cố tính làm nhục y chỉ với mục đìch duy nhất phô trương
quyền lực của lão trước mặt K có lẽ để cố khuất phục cả anh nữa. Nhưng
nếu Blốc không có khả năng hiểu được điều đó hoặc y sợ luật sư Hun đến
mức dù có thể hiểu được tính thế cũng chẳng biết làm trò trống gí, thí tại
sao y lại đủ tinh quái hoặc đủ táo tợn để lừa dối luật sư không cho lão biết
tất cả những người y đã nhờ cậy ngoài lão ra để giúp đỡ y. Và tại sao y dám
đả kìch K là người có thể tiết lộ điều bì mật, nguy hiểm của y bất cứ lúc

39
nào. Nhưng y còn to gan lớn mật hơn nữa kia, ví y dám đi đến bên giường
luật sư Hun để than phiền về K.
“Bẩm ngài luật sư. Y thưa với lão. Ngài có nghe thấy anh chàng này
bảo với tôi như thế nào không. Người ta có thể đếm được vụ án của hắn
kéo dài bao nhiêu tiếng đồng hồ, thế mà hắn đã khuyên tôi điều này điều
nọ, trong khi tôi có một vụ án từ năm năm trời nay. Hắn còn dám chửi rủa
tôi nữa, trong khi tôi là kẻ, trong chừng mực cơ thể yếu đuối của tôi cho
phép, đã nghiên cứu hết sức chu đáo những gí mà phép tắc, bổn phận và
những truyền thống tư pháp đò hỏi” [22,264]. Sự vô lương tri, vô cảm là
một yếu tố tồn tại sâu sắc trong xã hội mà các nhân vật sinh sống.
Đó là một xã hội tràn ngập không khì “khủng bố”, nơi mà con người
luôn cảm thấy một cái án treo lơ lửng trên đầu. Cả xã hội hầu như đẩy con
người vào tính trạng cô lập, lạc loài và sẵn sàng loại bỏ cá nhân bất kỳ lúc
nào. Còn nhân vật K trong Lâu đài là điển hính của sự cô đơn, sự bất lực và
tính trạng bị bỏ rơi của con người giữa một cuộc sống, giữa cá nhân với
những người khác trong xã hội. Joseph K bị bỏ mặc trong một cộng đồng
xa lạ, không sự thấu hiểu. Đó là vùng đất bị thống trị bởi pháp luật, bởi
quyền lực, bởi sự dè dặt, e ngại, nghi ngờ lẫn nhau. Ở đây mọi người sống
khép kìn, ai biết việc người ấy và chỉ quan tâm đến công việc mà thôi. Ở
đây, mối quan hệ của con người tách rời với những chuẩn mực về lòng tin,
sự giúp đỡ, thông cảm lẫn nhau như trong truyền thống. Mối quan hệ giữa
người với người tồn tại thật đáng sợ bởi sự bàng quan, vô cảm trước bất
hạnh của người khác.
Đồng thời với một ngôn ngữ thờ ơ, lạnh lùng đến đáng sợ Kafka khắc
họa sâu sắc những bất ổn hoài nghi của mính vào nhân vật, chình ví thế
một con người không sức mạnh rơi vào thế giới đầy rẫy sự hoài nghi, phi lì
đó là một thành công lớn trong việc miêu tả con người tồn tại cùng thế giới
của ông “Người ta chỉ nhín thấy Frida mang bia vào phòng Klamm, sau đó

40
cô ta lấy tiền đi ra, còn cái gí không nhín thấy thí Frida kể lại, và cần phải
tin cô ta. Nhưng thật ra cô ta không kể gí hết, cô ta chẳng đàm tiếu những
bì mật loại đó; những bì mật xung quanh cô ta tự nói về mính, và một khi
chúng đã tự nói lên thí lúc đó Frida không miễn cưỡng gợi lại chúng, chình
cô ta cũng nói về chúng, nhưng nói một cách khiêm tốn, không khẳng định
bất kí điều gí dứt khoát, chỉ nhắc đến điều mà ai cũng biết. Mà không phải
tất cả những gí mà mọi người được biết được nhắc đến, chẳng hạn từ khi
Frida bán đồ uống, Klamm uống ìt bia hơn so với trước, không ìt hơn lắm
nhưng có thể thấy là uống ìt hơn, về điều này cô ta không nói tới. Việc này
có thể có nhiều nguyên nhân, có lẽ đã đến thời kí mà bia ìt hợp khẩu vị với
Klamm, hoặc có thể ví Frida mà ông ta quên việc uống bia” [22, 629].
Cả ba nhân vật đều rơi vào bi kịch của xã hội giăng ra bởi họ không
có tiền không có quyền. Khi tiền và quyền biến mất họ ngay lập tức bị lãng
quên, cô lập. Có khi thất bại của họ là thành công nghề nghiệp hoặc niềm
vui của người khác. Phải chăng cả ba tác phẩm này Kafka đều muốn tố cáo
tính trạng tha hóa của cộng đồng con người trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
Trong xã hội này, con người quen sống một cuộc sống ìch kỉ, một cuộc
sống vật chất tầm thường, họ lao vào những cuộc đuổi bắt những ham
muốn tầm thường xa rời những đạo đức cao đẹp của con người. Nếu con
người có ý thức tím hiểu nguyên nhân hay đi vào lì giải tính trạng đó, họ
lập tức bị mọi người ruồng bỏ, khinh ghét. Ví những con người đó họ
không muốn có ý trong đầu là mính bị tha hóa. Những con người đó bằng
lòng với lối sống “cái người ta” ấy, không muốn chống lại, không muốn
thấy gí ngoài cái nhờ nhợ, buồn nôn của cuộc sống. Thậm chì nếu phải xa
cái không khì bi thảm, ngột ngạt ấy họ sẽ cảm thấy không quen. Tất cả đều
là vô thường, cuộc sống của Joseph K chẳng có một lì do để tồn tại, được
tồn tại thêm nữa. Thế giới quanh K không chấp nhận một con người lúc
nào cũng băn khoăn, day dứt ví lẽ sống. Nó cần có một người biết chấp

41
nhận và phục tùng. Còn những ai thấy được sự quái dị đó họ lập tức bị xã
hội loại bỏ. Joseph K. chết ví lì do gí? Không ai biết, chỉ biết rằng anh vô
tội. Vô tội mà phải chết, chết mà không biết lì do ví sao mính phải chết đã
đưa Joseph K, K, Samsa trở thành một nạn nhân của xã hội tha hóa, với
những mối nguy hiểm rính rập xung quanh, nó đến bất thính lính, giết
người cũng bất thính lính. Tất cả họ bị chối bỏ quyền làm người một cách
dứt khoát, nhẫn tâm nhất.
Họ là nạn nhân của xã hội kỹ trị, nạn nhân của pháp luật khô cứng. Ở
xã hội này, họ bị biến thành những công cụ, bị rơi vào bi kịch của xã hội,
kể cả bi kịch của sự thiếu thời gian, họ bị biến thành sinh vật không tồn tại
với mọi mối quan hệ xã hội. Cuộc sống của họ chỉ còn được co lại trong
một số thao tác nào đó. Họ như một cá nhân đơn lẻ, không sức mạnh, xã
hội rất dễ dàng quên mất họ, từ bỏ họ. Trong Lâu đài nhân vật K về mặt
tiếp xúc với lâu đài đã sớm rơi vào tính trạng bất lực, tiếp xúc với con
người trong làng K càng trở nên vô vọng hơn, trong quá trính tiếp xúc với
con người là cả một giai đoạn nhận về sự thờ ơ, lạnh nhạt tính cảm của
đồng loại “Người phục vụ do dự nhín mảnh giấy, K thực ra biết phỏng
đoán của mính tùy tiện và buồn cười như thế nào, vẫn cố đến gần người
phục vụ, một việc không dễ dàng gí, bởi ví người phục vụ chấp nhận sự
gần gũi của chàng một cách khó chịu. Vừa rồi, trong khi công việc đang
chồng chất thí anh ta vẫn có thời gian lắc đầu, bực tức liếc mắt trông chừng
chàng vẻ tức tối và sốt ruột. Dường như chỉ đến lúc này, khi đã hoàn thành
công việc phân phát tài liệu thí anh ta mới lãng quên chàng. Giờ đây anh ta
trở nên thờ ơ hơn, mà điều đó cũng dễ hiểu trước sự mệt mỏi của anh ta;
anh ta không để tâm nhiều đến mảnh giấy, có lẽ cũng không đọc hết mà chỉ
làm như đọc hết, mặc dù có thể tất cả các vị có mặt trong phòng đều rất vui
nếu được nhận mảnh giấy đó, anh ta vẫn có quyết định khác, anh ta nói
ngán đến tận cổ với việc phân phát đó. Để ngón tay trở trên môi, anh ta ra

42
hiệu cho đồng nghiệp hãy yên lặng, rồi xé mảnh giấy ra thành nhiều mẫu
nhỏ - K còn ở xa anh ta - và đút những mẫu giấy vụn vào túi. Đây là sự vi
phạm đầu tiên mà K thấy được trong quá trính người ta thực hiện công vụ ở
đây, nhưng có thể là chàng lì giải không đúng việc này, mà nếu có sự vi
phạm thí vẫn có thể tha thứ được, giữa những mối quan hệ như vậy, người
phục vụ không thể làm việc mà không phạm lỗi, anh ta cần phải giải tỏa
đâu đó sự bực tức và hồi hộp chồng chất bấy lâu, vẫn là vô tội nếu một kẻ
quá mệt mỏi xé rách mảnh giấy duy nhất còn lại” [22,613].
Cả ba nhân vật đều ở trong tính trạng tuyệt vọng, bi đát trong đám
đông xã hội hỗn loạn đến tuyệt vọng. Sự phản ứng trước những bi kịch của
con người trong tác phẩm cũng ở những mức độ khác nhau nhưng đều đáng
lên án. Họ không tím cách lì giải hay giúp đỡ mà hoảng sợ như đứng trước
một căn bệnh truyền nhiễm. Ngay cả đến mối quan hệ yêu đương được coi
là sự liên kết gần gũi, yêu thương nhất cũng cho thấy sự lạc điệu, hời hợt,
nhàm chán nhất giữa con người và con người trong thế giới nghệ thuật của
Kafka. Con người tím hiểu nhau, ân ái với nhau giống như cuộc đời nó phải
diễn ra như thế chứ họ hoàn toàn không có nhu cầu cảm thông, chia sẻ bởi
mọi sự chia sẻ hay cảm thông đều là vô nghĩa, vô vọng trong một thế giới
chỉ tồn tại những thực trạng, những cảnh đời như vậy: “Họ nằm trên
giường nhưng không mê mẩn như đêm hôm trước. Frida tím một cái gí đó
và K cũng thế. Mặt nhăn nhó, miệng rên rỉ, họ chúi đầu vào nhau tím cái gí
đó. Họ ôm nhau, cơ thể của họ cứ nẩy lên, nhưng việc đó không làm họ
quên đi mà ngược lại chỉ càng làm cho họ nhớ tới nhiệm vụ là phải tím
kiếm. Họ cào cấu thân thể nhau giống như những con chó đang cào bới mặt
đất một cách tuyệt vọng. Rồi thỉnh thoảng họ liếm khắp mặt nhau một cách
bất lực, chán chường trong niềm hi vọng cuối cùng của hạnh phúc. Khi đã
mệt mỏi, họ nằm im và nỗi niềm biết ơn lẫn nhau trỗi dậy trong họ” [22,
445]. Đó còn là biểu hiện của sự lãng quên thân phận, sự độc hành của con

43
người trong quá trính tím kiếm, giải tỏa sự cô đơn. Ở đây, trong mỗi cá
nhân không còn tồn tại một bản thể duy nhất, con người trong văn học đã
trượt dài khỏi những bản ngã khi những suy nghĩ, những mong mỏi bị
thống trị bởi một lực lượng nằm trong tinh thần, một lực lượng siêu nhiên,
một quy định nghiệt ngã, một lối sống quen thuộc nào đó khiến cho bản sắc
cá nhân bị hòa tan trong cái vô cùng, vô tận của xã hội.
Các sáng tác của Kafka luôn có dáng dấp của cuộc sống mà Kafka
đang tồn tại, dù nó được phản ánh thế này hay thế khác, dù ở mức độ phi lý
thế nào đi chăng nữa bởi ví cái nhín của ông về cuộc đời không hề dừng
trên bề mặt mà luôn xoáy sâu vào ngọn nguồn, bản chất của nó. Đặc biệt là
những khả năng lý giải cùng khả năng dự đoán những sự việc diễn ra trong
tương lai. Chình ví thế cái nhín – thế giới quan, cũng như loạt tìn hiệu, hính
ảnh, sự kiện trong tác phẩm của ông mang đầy màu sắc. Tất cả những dự
báo của Kafka không thể nhín bằng mắt thường mà được cảm nhận, thấu
hiểu bằng nhiều nỗ lực của ý chì, của hồi tưởng, của hiện thực, đặc biệt là
sự minh chứng rõ ràng của lịch sử. Điều đó chứng tỏ khả năng tiên tri của
nhà văn, điều mà chúng ta không thể bỏ qua khi bàn về sáng tác của ông.
Rõ ràng chúng ta thấy cả ba nhân vật chình trong ba tác phẩm của
Kafka, nhà văn ìt để nhân vật của mính thể hiện sự loay hoay với việc kiếm
ăn. Dường như ông thấy rõ ràng bi kịch đáng bận tâm nhất của con người
thời hiện đại thuộc về giá trị tinh thần và chình những con người trong
cộng đồng đã đẩy chình chúng ta vào bi kịch tinh thần đó.
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã gây ra một thảm kịch cho cả nhân
loại, làm sụp đổ sự tin tưởng vào lương tri của con người. Sự kiện đó để lại
trong ông cái nhín hoài nghi, bi quan về cuộc sống cộng đồng. Điều này là
nỗi ám ảnh với Kafka trong suốt cuộc đời và in đậm trong hầu hết các sáng
tác cũng ví thế nó như một bóng ma đeo bám cuộc đời làm cho tâm lì của
nhà văn ngập tràn trong bóng tối. Ví thế sự u uất luôn tồn tại mà niềm vui

44
sống hằng thường tưởng như vụt mất. Trong tâm lì của Kafka cuộc chiến
này được hính dung như một cỗ máy giết người, nó đi đến đâu là mang sự
chết chóc, thảm sát, hoang tàn tới đó. Trong tiểu thuyết của Kafka không
trực tiếp nói về nỗi thống khổ của con người trong chiến tranh, cũng không
đi vào miêu tả cụ thể các sự kiện liên quan nhưng loạt tác phẩm của ông
phản ánh những đặc trưng riêng của thế kỉ XX với những khủng hoảng sâu
sắc mang tình bản chất của nó. Dù Kafka không hề nhắc tới chiến tranh
nhưng chúng ta cũng thấy được rằng trong ba tác phẩm này đè nặng lên
một nỗi ám ảnh về một không khì u tối đè nặng lên con người, con người ở
đây chỉ toàn tồn tại những mối quan hệ nguy hiểm, đáng sợ nhất.
Con người trong tiểu thuyết hiện thực thế kỉ XIX dù bị chà đạp, dù bị
tha hóa nhưng vẫn còn có cơ hội hòa nhập hoặc chút ìt trong giây phút nào
đó họ có cơ hội hòa nhập với cộng đồng để có một cuộc sống theo đúng
nghĩa. Môtip nhân vật trong tiểu thuyết của Kafka là môtip của nhân vật
thiếu quê hương, sự lưu đày bởi đồng loại và khát khao hòa nhập với con
người trong thế giới mà mính đang tồn tại nhưng sự nhạt dần quan hệ con
người nên những khao khát ấy trở thành đau khổ không thể bấu vìu. Ba
nhân vật trong Hóa thân, Lâu đài, Vụ án trở thành đối tượng trung tâm trực
tiếp của sự khám phá để qua đó nhín thấy được bộ mặt của thời đại. Ở thời
đại đó số phận của con người trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết. Với tác
phẩm của mính Franz Kafka như muốn nói đến một một thế giới bất ổn với
những điều phi lý, một thế giới mà con người ta thản nhiên chém giết nhau,
muốn coi cảnh hấp hối của người khác như một điều gí thú vị. “Đôi mắt đã
lờ đờ, nhưng Joseph K. vẫn còn nhín thấy hai đứa chụm đầu vào nhau cúi
sát xuống mặt anh để quan sát cảnh chót” [22,300]. Theo Lê Thanh Nga,
“Con người trong tiểu thuyết thế kỉ XIX dù có tuyệt vọng, đau khổ ở mức
độ nào thí vẫn yên ổn trong trật tự của vài mối quan hệ nào đó mà sự tương
tác qua lại vẫn đảm bảo cho nó trạng thái bính ổn không tới mức con người

45
bị gạt ra khỏi đời sống cộng đồng. Văn học thế kỉ XIX chưa đủ điều kiện
để cảm nhận một cách sâu sắc nỗi cô đơn của con người, đến Franz Kafka
văn học thực sự cảm nhận được nỗi bất hạnh này. Con người trong sáng tác
của ông luôn phải sống trong thái độ hờ hững của đồng loại lúc nào cũng
phải làm quen với những kẻ tính cờ gặp để rồi không bao giờ gặp lại lần
thứ hai, không bao giờ trở thành bạn hữu chân tính” [30,108]. Đó là sự đơn
điệu, nhàm chán của kiếp người. Họ tồn tại trong một thế giới vô nghĩa với
những mê cung cuộc đời, những thiết chế quyền lực vô hính, một thế giới
ngột ngạt, tù túng. Franz Kafka miêu tả con người trong một thế giới mà ta
cảm nhận được là hính ảnh của những cơn ác mộng hoành hành giữa cuộc
đời thực và sự lo lắng ám ảnh thường trực trong cuộc sống của con người.
Như vậy, ta thấy thế giới trong tác phẩm của Kafka tồn tại cái xấu và
cái ác nhưng cái xấu và cái ác ở đây không phải là ma quỷ hay những kẻ vi
phạm những điều thiêng liêng, những điều cấm kị mà đó là những cái xấu
cái ác mang bản chất xã hội: là cung cách hành chình lỗi thời, là chế độ
quan liêu đã đeo bám con người hàng thế kỉ mà không bao giờ chịu vứt bỏ
cùng với các thế lực độc tài chà đạp lên cuộc sống của con người. Cái xã
hội đó truy lùng săn đuổi, dồn ép con người vào đường cùng. Đó chình là
một điển hính kiểu nhân vật phải tồn tại trong một xã hội tư bản chuyên chế
trên con đường suy tàn, trong xã hội hậu công nghiệp hiện đại.
2.2. Mối quan hệ của nhân vật với gia đình
Mối quan hệ gia đính trong cả ba tác phẩm lỏng lẻo hơn bao giờ hết.
Nó không còn là nơi bính yên, bảo vệ mính trước thất bại, đau khổ thế nên
không có thành viên nào dẫn dắt, yêu thương thật lòng. NHân vật của
Kafka chỉ là một cá thể cô đơn, lạc loài.
Mối quan hệ của các nhân vật với các thành viên trong gia đính trở
nên thiếu liên kết được thể hiện khá rõ ràng trong ba tác phẩm của nhà văn.
Trong quá trính sáng tạo văn học từ xưa đến nay thí phương diện thể hiện

46
này là một điểm khác biệt rõ rệt. Các nhân vật trong tác phẩm của Kafka
đặt trong mối quan hệ với xã hội, họ bị lãng quên, và với mối quan hệ gia
đính, họ cũng bị quên lãng. Ở đó, mối quan hệ với gia đính, sự gắn kết, tính
yêu thương trở nên mờ nhạt, họ bị bỏ rơi từ nhiều phìa. Các nhân vật trong
tác phẩm của Kafka tất cả mọi yếu tố lì lịch đều ở mức độ tối giản và vấn
đề liên quan tới gia đính ở mức độ tối giản hơn duy chỉ có Gregor Samsa
được miêu tả chút ìt về gia đính còn Joseph K và K hoàn cảnh xuất thân
không hề được đề cập tới.
Trong Hoá thân, tính trạng “tha hoá” của Gregor bị biến thành con bọ
cánh cứng, không phương cứu chữa, không thể thoát ra được thân phận loài
bọ đó và cứ thế kéo lê kiếp sống cho đến khi chết thảm. Sự phi lì về thân
phận của một cá nhân đã toả ra xung quanh nó sự phi lì cùng cực của hiện
thực, của con người xung quanh anh ta. Bố, mẹ, em gái đều không hề kinh
ngạc, khách trọ cũng quen dần. Trong khi không thể cưỡng lại được sự tha
hoá, thí nhân vật chình vẫn cố gắng cưỡng lại nó, dù tuyệt vọng (anh ta vẫn
băn khoăn về việc làm, băn khoăn về việc mọi người xung quanh nghĩ về
mính,…). Đoạn độc thoại nội tâm dưới đây cho thấy điểm nhín đã được di
chuyển vào bên trong nhân vật cho thấy sự lỏng lẻo, lạnh lẽo trong mối
quan hệ gia đính của nhân vật chình. Khi nghe mẹ bàn với em gái dọn đồ
đạc trong phòng của anh, anh độc thoại yếu ớt: “Nghe lời mẹ nói, Gregor
nhận ra rằng hai tháng sống tẻ nhạt chẳng hề ai nói với anh lấy một câu hẳn
đã khiến đầu óc anh rối loạn…”. Không ai nói gí với anh bởi anh đã bị biến
thành con vật, trong anh cũng vang lên ý thức về điều đó, nhưng lớn hơn,
anh vẫn còn tha thiết với những người thân yêu của mính. Khi nghe cô em
gái chơi đàn cho khách trọ nghe, anh nghĩ: “Chẳng lẽ anh chỉ là một con
vật ư ? Điệu nhạc ấy khiến anh xúc động biết mấy. Anh có cảm giấc như có
một đường mở ra cho anh đi tới cái thứ thức ăn chưa từng biết mà anh hằng
khao khát. Anh quyết định rẽ một con đường đi tới tận chỗ em gái và kéo

47
áo cô để khiến cô hiểu được rằng cần phải vào trong phòng anh bởi chẳng
có ai ở đây biết đền đáp lại âm nhạc của cô bằng sự chiêm ngưỡng giống
như anh”. Vừa ý thức được thân phận, vừa muốn tỏ tính cảm ruột thịt, trìu
mến với em gái, nhưng tất cả chỉ là khát khao, mong mỏi.
Lúc đầu về cuộc đời của Gregor Samsa chúng ta phải khẳng định rằng
anh được gia đính quan tâm, lo lắng, yêu thương hoặc ìt ra những điều đó
là vỏ bọc để che đây một vài điều gí đó khiến cho anh chàng Gregor Samsa
ngây thơ của chúng ta mặc dù căm ghét công việc của mính nhưng ví cái
gia đính đó anh chàng nhân hậu này vẫn cố làm lụng để nuôi sống một gia
đính toàn người kiệt quệ. “Nếu không phải ví bố mẹ, mà chịu nhịn nhục thí
mình đã bỏ việc luôn từ lâu rồi” [22,16]. Ngay cả khi biến thành côn trùng
anh ta có ý thức đầu tiên là đi làm kiếm tiền chứ không phải là lo cho bản
thân “còn bây giờ, ôi chao, mính phải dậy ngay, kẻo trễ chuyến tàu năm
giờ” [22,17] hoặc “còn bây giờ anh phải làm sao đây? Chuyến tàu kế tiếp
phải khởi hành lúc bảy giờ, muốn đến kịp chuyến tàu ắt hẳn anh phải vội
như điên, thế mà các mẫu hàng chưa được gói ghém, còn bản thân anh thí
chẳng thấy mính sảng khoái, hoạt bát gí mấy” [22,17].
Mọi cố gắng của Gregor Samsa là để làm chỗ dựa cho người cha phá
sản, ốm yếu đồng thời trả nợ cho cha anh, nuôi một người mẹ yếu đuối suốt
ngày bị hành hạ bởi bệnh hen. Mẹ anh theo cảm nhận của anh thí không thể
làm được việc gí cả còn cô em gái thí ngây thơ như trẻ con, nếu rời vòng
tay của anh thí ắt cô sẽ gặp nguy hiểm. Anh đã cố gắng làm lụng và tiết
kiệm, mong muốn có đủ tiền để cho Grete có thể vào học ở nhạc viện.
Chúng ta thấy anh thanh niên này dù bố mẹ không có tiền (thực chất là có
một khoản tiết kiệm mà cha anh ta giấu giếm không cho anh ta biết), không
có khả năng lao động, không có thể cho anh ta một điều gí ngoài gánh
nặng. Bao nhiêu năm làm nghề chào hàng là cố gắng, nỗ lực hết sức của
anh.

48
Đứa con tinh thần Gregor Samsa thật sự rất giống với người cha đã
cầm bút sản sinh ra mính trên những trang văn đầy trì tuệ. Bọn họ cũng ví
trách nhiệm với gia đính mà không dám bỏ công việc chán ngán, đáng
nguyền rủa đó đi mà vẫn cố gắng làm công việc mính căm thù cho đến
chết: “Hôm nay, khi tôi dậy khỏi giường thí lại ngã vật xuống, nguyên nhân
rất đơn giản: tôi đã làm việc quá sức. Không phải ví phải đi làm ở công sở,
mà ví công việc khác của tôi. Đi làm chỉ chiếm một phần khiêm tốn ví
rằng: giá như tôi không phải đi đến công sở để có thể bính thản sống ví
công việc của mính và hằng ngày không phải tiêu phì sáu tiếng đồng hồ ở
đấy, tôi cực kỳ chán các ngày thứ Sáu và thứ Bảy bởi ví tôi có nhiều việc
phải làm, tôi chán đến mức ông không thể tưởng tượng nổi đâu. Xét cho
cùng – tôi biết – đây là chuyện vớ vẩn, chỉ mính tôi có lỗi, công việc ở Sở
chỉ đưa ra những yêu cầu chình đáng và đơn giản. Nhưng đối với tôi, đó là
một công việc hai mặt đáng sợ, lối thoát của nó, có lẽ, chỉ có một – là tôi sẽ
hóa điên” [22,818].
Qua tác phẩm Hóa thân, tác giả cũng đã tố cáo chế độ bất công, vô
nhân đạo của xã hội tư bản đương thời bởi: Gregor Samsa, một thanh niên
tự nguyện hy sinh tuổi trẻ và hạnh phúc cá nhân để phục vụ gia đính khiến
cho anh lạc lối trong guồng máy xã hội. Anh đã bị tha hóa bởi chình nghề
nghiệp của mính, anh đã chết ví lâm bệnh ví cô đơn. Cả xã hội đã từ chối
anh ta và biểu hiện là sự từ chối của lão quản lý: “Gregor vừa thốt ra mấy
lời đầu tiên, lão quản lý đã lùi xa, mắt trừng trừng ngoái nhín anh qua một
bả vai giật thon thót, đôi môi hé mở. Và trong khi Gregor nói lão ta chẳng
hề đứng yên lấy một phút mà cứ len lén nhìch dần từng tý ra cửa, mắt vẫn
cứ dán chặt vào Gregor như đang tuân theo một mệnh lệnh bì mật nào đó
bắt lão phải rời khỏi phòng. Lão đã tới hành lang và nhảy bước cuối cùng
ra khỏi phòng khách đột ngột đến mức người ta tưởng đâu gót chân lão vừa
bị bỏng. Ra đến đầu hành lang, lão vươn thẳng cánh tay phải ra phìa trước,

49
hướng về cầu thang tựa hồ một sức mạnh siêu nhiên đang chờ sẵn lão”
[22,30] và “lão nhảy ào xuống mấy bậc thang liền và biến mất, để lại một
tiếng thét vang dội khắp thang lầu” [22,31]. Những phản ứng của lão quản
lý chứng minh cho sự vô cảm của xã hội trước bất hạnh của Gregor Samsa,
và đó cũng là minh chứng cho sự quay lưng của cả xã hội đối với nỗi khốn
khổ của anh. Và gia đính liệu có che chở, bao bọc anh như anh đã bao năm
cực nhọc cứu vớt họ. Không hề có. Người mẹ dù có thương con nhưng
không chiến thắng được sự sợ hãi. “Mẹ anh mặc dầu có lão quản lì, vẫn để
tóc xoã tung rối vời, mới đầu xiết chặt bàn tay vào nhau, bối rối nhín bố
anh, rồi dợn bước về phìa Gregor và ngã quỵ xuống sàn trên lớp váy xống
xoè rộng, đầu cúi gục xuống ngực” [22,28]. Đứng trước thảm kịch của con
mà người mẹ coi con là một con vật kinh dị, phải tránh xa và đã tránh xa
mà bà ta rú lên khẩn khoản lời cứu vớt từ bên ngoài. “Nhưng cùng lúc anh
thấy mính nằm bò trên sàn cách mẹ anh không xa, thực tế là ngay trước mặt
bà, thân hính đung đưa cố nén niềm háo hức muốn di động, thí bà mẹ,
tưởng đã lịm hoàn toàn bỗng vùng đứng phắt dậy, chía tay ra rú lê: cứu tôi
với, lạy Chúa. Bà cúi đầu như thể muốn nhín rõ Gregor hơn nhưng chân
bước lùi mãi về phìa sau. Quên rằng phìa sau lưng mính là chiếc bàn đầy
thức ăn, mẹ anh hấp tấp ngồi phịch lên trên như một kẻ đãng trì, đường như
không hề hay biết rằng chiếc bính lớn đựng cà phê phìa sau đã bị bà hất đổ,
cà phê chảy ròng ròng xuống tấm thảm” [22,31].
Đây quả là một người mẹ phi truyền thống so với văn học trước kia,
một người mẹ ìt tính cảm, ìt sức mạnh để thương hại và cứu vớt con mính.
Tính mẫu tử của người mẹ này ìt ỏi đến mức đáng thương hại, đáng lên án.
Vậy tính cảm mẹ con không đủ để bà ta dang cánh tay mà bảo vệ con mính.
Một người mẹ đã từ chối thẳng thừng khi con mính gặp bất hạnh. Vậy thí
chúng ta không hy vọng gí tới tính cảm của những thành viên tiếp theo.
Cha Gregor Samsa khi thấy anh đột ngột biến thành bọ, ông ta thể

50
hiện một chuỗi các hành động: “tay trái vớ một tờ báo khổ lớn trên bàn ăn
và vừa dậm chân vừa khua cả gậy lẫn tờ báo xua Gregor Samsa về lại
phòng mính” [22,31]; “không chút thương tính, bố Gregor vừa xua anh về
phòng, vừa kêu rìt lên “xéo đi, xéo đi” như một kẻ man rợ… khiến bố anh
càng nổi điên và bất cứ lúc nào cây gậy trong tay ông cũng có thể giáng
cho anh một đòn chì mạng vào lưng hay vào đầu” [22,32] “những cẳng
chân ở phìa sườn kia bị đè cứng xuống sàn đau điếng – trong khi bố anh từ
đằng sau thúc mạnh vào lưng anh, đó đúng là cú đẩy giải thoát! Và anh bay
vọt vào trong phòng, tuôn máu đầm đía, cây gậy của bố anh đóng sầm cửa
phòng lại” [22,33]. Người cha của Gregor Samsa trở thành một kẻ độc tài
hữu hính trong tác phẩm.
Cha của Kafka trong đời thường cũng có những biểu hiện rất giống
với người cha trong tác phẩm này. Người cha đó là hiện thân của thói
trưởng giả, của một lớp người thủ cựu sống theo nếp gia trưởng nặng nề.
Họ luôn ám ảnh đè nặng lên tâm trì những đứa con khiến họ không thật sự
được sống. Người cha trong tác phẩm trước việc con mính biến thành côn
trùng, ông nhanh chóng lấy lại được bính tĩnh – bản lĩnh của một gia
trưởng lạnh lùng. Trước một đứa con đã hy sinh suốt một quãng đời tuổi
trẻ, phục vụ ông, trả nợ cho ông, khi biến thành côn trùng thí sự biết ơn đó
đã không còn nữa. Trong ông chỉ còn mối bận tâm lớn nhất là việc bị sỉ
nhục tày trời ví con trai đã biến dạng một cách ghê gớm. Cha của Samsa từ
một người hàm ơn sự hy sinh đã trở thành sự căm ghét bởi đứa con đang
dần bôi nhọ gia đính. Thông qua đó hính tượng người cha không còn như
trước, chúng ta đã mất hẳn một lão Goriot dốc hết trì lực vào tính cảm, một
người cha tha thiết giữ kỷ niệm với người vợ đã mất, một người cha thương
con với tính cảm gần như mê muội. Tuổi thơ của Kafka không mấy êm
đẹp, bố mẹ của Kafka sinh được ba người con trai nhưng hai người em kế
của Kafka đã không may qua đời sớm nên cả gia đính đặt hết mọi niềm hi

51
vọng vào cậu bé nhạy cảm này. Ở gia đính này quyền lực cùng sức mạnh
của người cha bao phủ lên tất cả các thành viên. Chình ví thế bản thân
Kafka không được theo đuổi niềm say mê của mính mà phải gồng mính
tuân theo định hướng của người cha, cũng là xu hướng của xã hội tư sản
lúc bấy giờ. Ví thế trong Kafka luôn nảy sinh tâm lì chán chường, muốn
nổi loạn nhưng thực tế cho biết Kafka không bao giờ thoát khỏi ảnh hưởng
đó. Tâm lì chán chường đó được thể hiện rất rõ ràng trong Nhật kí của ông
“Liệu có gí trong quá khứ hoặc tương lai là chỗ dựa cho tôi? Hiện tại là
một tính thái ảo tưởng, tôi không ngồi trên bàn mà cứ lượn quanh nó. Hư
vô, hư vô. Trống rỗng, nhàm chán. Không, không phải nhàm chán, chỉ
trống rỗng thôi, vô nghĩa, nhạt phèo” [22,619]. Sự chán nản, bế tắc trong
cuộc sống của Kafka có thể nói đều bắt nguồn từ sự giáo dục của người cha
Hermann. Sự giáo dục quá nghiêm khắc của người cha đã gây nên một nỗi
ám ảnh, khiếp sợ sự thống trị của người cha lên tinh thần của người con tạo
nên một ấn tượng về một người chủ hiệu hống hách, một người khổng lồ,
một bạo chúa. Đồng thời Kafka giữ lại ấn tượng sâu sắc về sự đánh giá
khắc nghiệt của người cha đối với mính và về quyền lực của người cha. Bởi
thế sau này những nhà phê bính phân tâm học thường giải thìch nhiều mô
tìp quan trọng trong tác phẩm của ông như đứa trẻ bị kết tội, hính ảnh kẻ ăn
bám, lời phán quyết…
Cô em gái Grete là chỗ dựa tinh thần duy nhất của Gregor Samsa bởi
anh tin tưởng cô, yêu thương cô nhất. Thế mà Grete dần dần phản bội lòng
tin ở anh. Grete trước đây luôn quan tâm, yêu thương anh, nhưng dần cùng
với sự sợ hãi lớn lao, sự tha hóa với nỗi nhọc nhằn sinh kế đã khiến cô
cùng gia đính dần dần đối sử tàn nhẫn với Samsa và lãng quên dần cả tính
yêu, tính ruột thịt, lòng nhân từ nơi đáy sâu tâm hồn con người. Cô em gái,
với sự quan tâm của một lòng thương ìt ỏi còn sót lại thí viếng thăm anh
như một kẻ tàn phế, thậm chì một kẻ xa lạ. Tính yêu của cô ta bị bào mòn

52
một cách nhanh chóng. Đầu tiên là mang thức ăn tử tế tới cho anh đã chóng
vánh thay bằng thức ăn thừa, tệ hại hơn là thức ăn ôi thiu. Họ cho anh sống
biệt lập, bán hết đồ đạc của anh, ghê tởm anh và nhen nhóm ý định rũ bỏ
anh, và cuối cùng là giết chết anh (dù là vô ý) nhưng cái chết đó họ không
có chút thương xót nào cả. Những biểu hiện nơi ba con người thuộc gia
đính này là minh chứng rõ ràng cho vấn đề: khi cả những người thân thìch
ruột thịt trong gia đính không còn giá trị thí sẽ nhanh chóng bị loại bỏ.
Bản chất đạo đức giả, sự lừa dối tinh vi của con người được bóc trần
khi ta không còn giá trị, không còn khả năng lao động để tiếp tục hy sinh ví
họ nữa. Cũng ví Gregor Samsa ở trong hoàn cảnh trên, anh cũng may mắn
thoát được hoàn cảnh bị lừa dối. Cha anh không cần phải giả vờ ốm, giả vờ
kiệt quệ tiền bạc để bóc lột sức lao động của anh nữa. Mẹ anh không cần
phải giả vờ không có khả năng lao động, em gái anh không phải giả vờ
ngây thơ nữa. Họ đã nhanh chóng khẳng định bản thân mính khi Gregor
Samsa không còn chút giá trị trong mắt họ. Và họ nhanh chóng lật mặt để
khẳng định vị trì của mính trong gia đính. Chình ví thế Gregor Samsa đã
nhận được liên tiếp những hành động ghẻ lạnh ngay chình tại ngôi nhà của
mính. Anh phải sống những ngày cô đơn trong bốn bức tường và bị đối xử
như một con quái vật trước một hoàn cảnh leo lét mà đợi chờ cái chết. Rõ
ràng Gregor Samsa và gia đính là những con người xa lạ, khác hẳn với kiểu
nhân vật trước đây làm đủ mọi cách ví người thân, giúp đỡ, thấu hiểu lẫn
nhau.
Mối quan hệ của các nhân vật với các thành viên trong gia đính trở
nên lỏng lẻo hơn bao giờ hết. Trong quá trính sáng tạo văn học từ xưa đến
nay thí phương diện thể hiện này là một điểm khác biệt rõ rệt. Các nhân vật
trong sáng tác của Kafka đặt trong mối quan hệ với xã hội, họ bị lãng quên,
và với mối quan hệ gia đính, họ cũng bị quên lãng. Ở đó, mối quan hệ với
gia đính, sự gắn kết, tính yêu thương trở nên mờ nhạt, họ bị bỏ rơi từ nhiều

53
phía. Các nhân vật trong tác phẩm của Kafka tất cả mọi yếu tố lì lịch đều ở
mức độ tối giản và vấn đề liên quan tới gia đính ở mức độ tối giản hơn duy
chỉ có Gregor Samsa được miêu tả chút ìt về gia đính còn Joseph K và K
hoàn cảnh xuất thân không hề được đề cập tới.
Trong các sáng tác của Kafka, chúng ta thấy các chi tiết trong tác
phẩm đều mang tình chất ám ảnh, sự đa nghĩa của hính ảnh và hầu như
không có chi tiết thừa thãi. Khi đề cập tới tên của nhân vật thí đó lại mang
nhiều dụng ý nghệ thuật. Từ cái tên gọi của nhân vật, Kafka muốn nói lên
mối quan hệ của nhân vật với người thân và gia đính. Gregor Samsa với
một cái tên họ đầy đủ thí có một thành phần gia đính trọn vẹn: cha, mẹ, em
gái. Còn Joseph K, một cái tên gọi khác thường với Joseph là tên và K là
họ là biểu hiện cho một xuất thân với một gia đính không đầy đủ. Quả thật
hính ảnh gia đính Joseph K chỉ có một ông chú và một cô em họ xa hiếm
khi mới được nhắc tới trong tác phẩm. Đến nhân vật K thí lại khác thường
hơn nữa. Là K của sự trơ trọi, cô đơn, gia đính không có một chút bóng
dáng nào tồn tại trong tác phẩm.
Dù nhân vật đang ở trong thời kỳ bi đát nhất, cái chết đã đến nhưng sự
an ủi, bàn tay chở che, nâng đỡ từ gia đính không được nhắc tới. Như vậy,
nhân vật chình của chúng ta, một mính bươn trải trong xã hội rộng lớn, cô
đơn, thiếu thốn tính ruột thịt
Tiểu kết
Với những cách tân hết sức độc đáo của Kafka, thế giới nhân vật của
ông hiện lên qua ba tác phẩm hoàn toàn xa lạ với nhân vật trong các sáng
tác truyền thống qua các mối quan hệ với xã hội, gia đính, tình cách, số
phận của chúng.
Kafka đã phát hiện bi kịch của con người hiện tại khi tồn tại trong một
thế giới đầy rủi ro, bất trắc, luôn tiềm ẩn những rính rập, hãm hại và kết
thúc cuộc đời đầy phi lì, kệch cỡm. Hoặc là chết như con bọ bẩn thỉu, hoặc

54
là chết như con người nhưng cũng không khác gí con vật trong Vụ án:
trong đoạn kết truyện, khi bị đâm dao chết, điểm nhín được di chuyển vào
bên trong nhân vật như cưỡng lại cái phi lì tận cùng của cuộc đời, lại như
xót xa cho thân phận: “Như một con chó – anh nói, và dường như nỗi nhục
nhã vẫn còn sống sót lại vậy”.
Cái thế giới với những nét đặc thù đáng sợ đã đè nặng lên hình hài,
ngôn ngữ, cả trang phục của con người. Một thế giới nhân vật rất riêng, kí
lạ trong nghệ thuật của Kafka.

55
Chương 3
SỐ PHẬN CỦA NHÂN VẬT:
SỰ ĐAU KHỔ, BI KỊCH VÀ TUYỆT VỌNG

3.1. Nhân vật đau khổ: xa lạ và cô đơn


Từ tâm hồn nhạy cảm và tâm tư cùng sự trải nghiệm về cuộc đời mà
tác giả đã khắc họa rất tinh vi, rõ nét tính trạng cô đơn, xa lạ của con người
tồn tại trong xã hội. Những nhân vật đó mang bi kịch của con người sống
trong xã hội hiện đại cùng những nguy cơ tồn tại song song của nó khiến
cho con người bị cô lập trong chình cộng đồng của mính. Điều này đã được
thể hiện như một môtip trong quá trính sáng tạo nghệ thuật của nhà văn.
Trạng thái xa lạ, cô đơn là trạng thái thường trực, ám ảnh rõ nét lên ba
nhân vật chình trong ba kiệt tác Lâu đài, Hóa thân và Vụ án của Kafka.
Cảm nhận được con người cô đơn, xa lạ trong thế giới dường như có sẵn
trong tâm thức của Kafka, dường như là một sự tư duy thiên tài, không thể
tím được sự đồng cảm từ những người xung quanh, vừa là kết quả của một
tâm hồn rầu rĩ, tự thân không muốn chia sẻ, đồng thời thiếu khả năng hiểu
cộng đồng kết hợp với sự thiếu thời gian tạo dựng những mối quan hệ.
Theo Hoàng Minh Thương„„Cùng với tri giác nhạy cảm của người nghệ sỹ,
Kafka đã từ tâm tư, cảm nhận của riêng mính mà nắm bắt được trạng huống
cô đơn, xa lạ của con người hiện đại‟‟[40,12] mà gửi gắm vào hính tượng
các nhân vật trong tác phẩm. Đó cũng là trạng thái cô đơn, xa lạ, đầy đau
khổ của con người hiện đại.
Để tạo nên cảm giác xa lạ, Kafka đã xây dựng không gian đóng kìn,
chật hẹp và thời gian không ánh sáng, sử dụng những màu sắc tối tăm hoặc
nhạt nhòa tới tê buốt để diễn tả tính trạng cô đơn, tuyệt vọng, không thể
cứu vãn của con người trong thế giới thù nghịch và xa lạ.

56
Trong đời sống tinh thần của người phương Đông, với cái nhín về vũ
trụ, với quan niệm “thiên nhiên tương đồng” con người dù cô đơn nhưng
vẫn có điểm tựa là thiên nhiên. Đến với thiên nhiên, con người tím được sự
thảnh thơi trong tâm hồn mà còn có cảm giác gần gũi với sự vật, đối tượng
trong tiếp xúc của mính. Nếu trong văn học phương Đông, nỗi cô đơn của
con người được tô đậm trong sự đối lập với không gian mênh mông, xa lạ,
thí trong sáng tác của Frank Kafka cũng như các nhà văn phương Tây, con
người cô đơn, lạc lõng ngay trong những không gian quen thuộc và gần gũi
nhất. Con người xa lạ ngay giữa cuộc sống cộng đồng, xa lạ với người
thân, thậm chì với chình mính. Ví thế, dùng hính ảnh con người cô đơn, lạc
lõng vốn không phải hoàn toàn mới mẻ trong đời sống văn học thí đến
Kafka, vấn đề đó trở nên đậm đặc hơn cả.
Cách làm của Kafka trong ba tác phẩm này cũng thật sự khác biệt.
Ông sử dụng nhiều yếu tố hiện thực: đường phố, nhà trọ, tòa án, ngân hàng,
khu văn phòng, các toa tàu, chức danh nghề nghiệp, gian phòng ngủ của
Gregor Samsa… Tất cả các chất liệu ấy bị nhà văn làm cho biến dạng đi, tổ
chức lại theo kiểu cách riêng, khác hẳn với kiểu cách của đời sống thực.
Các yếu tố đó kết hợp với chất liệu hoang đường như: người biến thành bọ,
con người có khả năng biến hính, con đường vô tận dẫn đến lâu đài… Tất
cả các yếu tố ngoại cảnh dù rộng lớn như đường phố hay không gian hẹp
như phòng ngủ đều khiến cho con người ở trong tính trạng lạc lõng, cô đơn,
bơ vơ, xa lạ nhất. Đó là cảm nhận của Gregor Samsa về chình căn phòng
của mính, chình là nơi ở quen thuộc của anh trong thời gian hơn năm năm
“Nhưng căn phòng trống trải, cao vòi vọi mà anh đang nằm bẹp trên sàn lại
khiến anh tràn ngập một nỗi sợ hãi không sao giải thìch nổi ví đây chình là
phòng riêng của anh suốt năm năm qua” [22,35]. Đó cũng là sự xa lạ trong
không gian làm việc tưởng rằng quen thuộc của Joseph K “Ngày hôm sau
kì ức về những tên thanh tra cứ lởn vởn trong đâu óc K. Anh làm việc mà

57
tâm trì để tận đâu đâu, nên có thể hoàn thành công việc và phải lưu lạc ở
văn phòng còn lâu hơn hôm trước một chút. Khi ra về đi ngang qua căn
buồng anh vẫn bị ám ảnh nêm mở cửa và hốt hoảng khi nhín thấy trong đó
không phải là bóng tối như anh thấy hôm qua khi mở của ra, những ấn
phẩm cũ kĩ, những lọ mực, gã đao phủ tay cầm roi, các tên thanh tra còn
mặc nguyên áo và cây nến trên giá. Và mấy tên thanh tra lại bắt đầu rên rỉ
như lần trước “ông chủ ơi! Ông chủ ơi!”. K đóng sập ngay cửa lại và còn
nắm tay nện nện lên trên, dường như sẽ đóng chặt hơn gần như phát khóc,
anh ra lệnh cho bọn đầy tớ quét dọn căn buồng xếp xó các đồ cồng kềnh ấy
đi. Anh thét bảo chúng, người ta ngụp lặn trong rác rưởi ở đây” [22,161].
Sự bất ngờ xuất hiện bọn thanh tra đến vấy bẩn thanh danh của anh đã biến
không gian tổ ấm căn phòng của Joseph K đã trở thành không gian nghi
ngờ, bất ổn. Joseph K bị rính rập trong chình ngôi nhà đó. Đó là một không
gian ngột ngạt, xa lạ với cuộc sống của con người. Đó là một không khì tù
túng, bóng tối, u ám. Con người rơi vào hoàn cảnh đó càng trở nên đau
khổ, cô đơn, đáng thương hơn bao giờ hết.
Cùng nhóm với Gregor Samsa, Joseph K còn có nhân vật K trong Lâu
đài. Lâu đài là tác phẩm nối tiếp về hính tượng con người cô đơn, bất lực
của con người trong tính trạng “bị bỏ rơi” giữa cuộc sống xa lạ. Không gian
trong tác phẩm là “lâu đài” và “làng”. Cả làng lúc nào cũng trắng xóa
những tuyết và tràn ngập bởi một bầu trời u ám.
Ở tác phẩm này, K đã sớm cảm nhận một cách thấm thìa nỗi lo âu, sự
lưu đày và cái chết. Đó là thân phận của con người cô đơn, lạc loài, sống
kiếp lưu đày ngay trong ngôi nhà thân yêu của mính.
Trong Hóa thân, Gregor Samsa vốn là một nhân viên văn phòng cần
mẫn và nghiêm túc, là niềm tự hào của gia đính… Sau một sáng tỉnh dậy
anh thấy mính đã biến thành một con côn trùng khổng lồ. Lưng anh rắn như
thể được bọc một lớp giáp sắt, anh nằm ngửa dợm nhấc đầu lên nhín thấy

58
bụng khum tròn, nâu bóng, phân chia làm hai đốt cong cứng đỏ, tấm chăn
bông đắp trên bụng đã bị xô lệch gần chệch hẳn. Chân anh nhễu ra, mảnh
khảnh đến thảm hại so với phần còn lại của thân hính to đùng, vùng vẫy,
bất lực trước mắt anh. Với hính tượng Gregor Samsa biến thành bọ, khiến
cảm giác xa lạ của con người được đẩy đến mức độ cao hơn - sự xa lạ với
chình mính. Hính tượng đầy ẩn dụ - Gregor Samsa biến thành bọ chình là
biểu tượng bi đát về sự tha hóa, lạ hóa của con người khhông những không
cắt nghĩa được thế giới mà ngay với chình bản thân mính con người còn
không thể hiểu nổi. Cuộc sống sẽ đi về đâu khi ngay cả chình mính cũng
không còn là mính, không thể tự lì giải mính là ai.
Đứng trước ngôi nhà, đứng trước các thành viên trong gia đính anh,
anh cũng cảm thấy xa lạ. Trước đây họ trưng ra những bộ mặt: “Bố anh
hiện giờ tuy còn khỏe mạnh thật nhưng tuổi đã cao rồi, suốt năm năm qua
ông không làm một công việc nào hết và không thể trông chờ ông làm lụng
gí nhiều; trong năm năm nay - những năm nhàn hạ đầu tiên trong cuộc đời
lao lực nhưng không thành đạt của ông - bố anh đã phát phí ra và trở nên
chậm chạp. Còn bà mẹ của Gregor Samsa thí làm sao có thể kiếm sống với
chứng hen suyễn hành hạ bà ngay cả khi đi lại trong phòng và cứ cách một
hôm lại bắt bà nằm dài trên tràng kỉ thở hổn hển bên khung cửa sổ mở
rộng? Và em gái anh có thể làm lụng kiếm ăn được chăng trong khi đó nó
chỉ mới 17 tuổi đầu, khờ khạo như con nìt, cả đời chỉ biết ăn sung mặc
sướng ngủ cho đẫy giấc, phụ giúp việc nhà, thỉnh thoảng ra phố giải trì, và
mê nhất là chơi đàn vĩ cầm” [22,40], thí nay anh nhận ra “Bố anh người
thường mệt mỏi nằm bẹp bất cứ khi nào Gregor Samsa thu xếp đi xa theo
yêu cầu công việc, người thường khoác áo ngủ nằm dài trên tràng kỉ không
thể đứng dậy nổi và chỉ giơ tay chào anh những tối anh trở về nhà; mỗi
năm xuân thu nhị kí một hai ngày chủ nhật hiếm hoặc những ngày lễ lớn,
mới cùng gia đính ra phố đi giữa Gregor và mẹ, hai mẹ con đã đi chậm mà

59
ông còn chậm chạp hơn nữa, ông quấn kìn người trong chiếc áo bành tô
dày cộm lê bước nặng nhọc với sự trợ giúp của cây gậy cán cong mà ông
vẫn cẩn thận dò dẫm trước mỗi bước chân, và mỗi lần muốn nói gí thí hầu
như bao giờ cũng đứng khựng lại chờ mọi người trong gia đính bao quanh
mới thốt lên lời? Giờ đây ông đang đứng kia đường bệ trong bộ đồng phục
xanh bảnh bao, khuy vàng chóe của người chạy việc trong ngân hàng, chiếc
cằm hai ngấn của ông phồng ra trên chiếc cổ áo vét hồ cứng, đôi mắt đen
dưới chân mày rậm phóng ra những tia nhín tinh nhanh, sắc sảo, mái tóc
bạc một thời rối bời giờ được chải phẳng, bóng mượt hai bên đường ngôi rõ
kĩ lưỡng” [22,50]. Còn mẹ và em gái anh cũng có những thay đổi khác
thường “bà mẹ cúi đầu bên đèn, tỉ mỉ từng đường kim may thêu cho một
hãng sản xuất đồ lót phụ nữ và em anh, cô vừa xin được việc bán hàng, cần
cù học thêm môn tốc kì cùng với tiếng Pháp mỗi tối để có cơ hội tiến thêm”
[22,42].
Tất cả cảm giác xa lạ, cô đơn của con người đều xuất phát từ mối quan
hệ giữa con người với xã hội khi bước vào thế kỉ XX - thời đại mà con
người phải đối mặt với chình mính cuộc sống tư bản như cơn lốc xoáy với
sức mạnh vô biên cuốn tất cả vào guồng quay của nó. Bởi vậy, kinh tế càng
phát triển, khoa học càng tiến bộ con người càng có nhu cầu nhận thức cao
hơn về thế giới. Con người không bằng lòng, thậm chì không tin vào những
gí mính biết. Dù có nhận thức được hay không thí đều đẩy con người rơi
vào bế tắc, bất an. Không nhận thức được thí chắc hẳn sẽ rơi vào bế tắc, cố
lì giải mà không lì giải nổi, nhưng nhận thức được rồi cũng sẽ rơi vào bế
tắc ví không biết phải đối mặt với nó như thế nào. Chình ví thế con người
luôn trong tính trạng xa lạ, cô đơn - tính trạng đáng thương nhất của con
người khi con người bị cô lập khỏi cộng đồng hoặc có cảm giác bị cô lập,
không thể hòa nhập được với cuộc sống. Đó quả là một cuộc sống rối ren,
tàn bạo. Chình ví thế, Lê Thanh Nga trong tạp chí Nghiên cứu văn học số

60
3, 2006 trang 108 đã khẳng định: “Đó là tính cảnh của Gregor Samsa,
người chào hàng mà công việc của anh chỉ là một hành trính đơn điệu.
Những cuộc đi chào hàng của chàng trai này với những công thức lặp lại,
những lộ trính không thay đổi từ giờ ăn sáng, giờ đợi tàu… có ý nghĩa biểu
tượng về sự đơn điệu, nhàm chán của kiếp người trong thế giới mà tất cả
đều trở thành công thức, và người ta hầu như chỉ có thời gian sống với
những lo âu bổn phận. Trong hành trính tím hiểu vụ án của mính, Joseph K
luôn luôn không đạt mục đìch mà chỉ gặp những sự việc ngoài dự kiến với
những cuộc đối thoại triền miên, như là con người không bao giờ tím được
nhân tố hóa giải nỗi cô đơn của mính: Cuộc làm tính của K với Frida sau
quầy rượu trong Lâu đài là một sự lãng quên thân phận, sự độc hành của
con người trong quá trính tím kiếm những ý nghĩa hiện sinh của chình
mình, một cách giải tỏa nổi cô đơn… đều là hiện thân của nỗi cô đơn bản
thể.
Không phải ngẫu nhiên mà trong sáng tác của Franz Kafka, người ta
hay phải chứng kiến những cuộc phiêu lưu lặng lẽ, cô đơn và lắng nghe
những đối thoại của nhân vật. Nhất là đối thoại trong Lâu đài. Đối thoại ở
đây cũng là những giải pháp của con người trong nỗ lực chống lại sự lãng
quên của cộng đồng đối với chình mính. Hơn nữa, đối thoại trong tác phẩm
của Franz Kafka thường rất dài có khi như những độc thoại, nỗi cô đơn ví
thế càng trở nên sâu sắc. Để cho nhân vật nói nhiều, đó là một cách xử lì
độc thoại của Franz Kafka nhằm để thời gian ngưng đọng trong chuỗi phát
ngôn của nhân vật, qua đó nhấn mạnh nỗi cô đơn trong thời gian của con
người” [30,108].
Ngay từ đầu, K đã muốn vào vùng đất của lâu đài nhưng con đường
anh xuất phát rất dài và nó không dẫn anh đến ngọn đồi có lâu đài, cứ đến
ngọn đồi có lâu đài, cứ đến gần đó là như cố ý và nó vòng sang lối khác
như cố tính đánh lạc hướng con người: “Chàng tiếp tục đi về phìa trước

61
nhưng con đường còn rất dài, hóa ra con đường chình của làng lại không
dẫn lên quả đồi có lâu đài mà chỉ dẫn đến gần đó, rồi như cố ý, nó rẽ ngang,
không bỏ xa lâu đài mà cũng không đến gần” [22,313].
Lâu đài được quản lì dưới quyền của bá tước, ngoài bộ máy quản lì và
dân làng không ai được cư trú trong làng, nếu không có phép và K là
trường hợp cư trú bất hợp pháp. Cả dân làng và lâu đài đều không hoan
nghênh anh: “Ở đây không cần khách, khách không phải là mốt ở đây”.
Mọi người ở đây sống khép kìn, ai biết việc người ấy, họ chỉ quan tâm đến
công việc việc của mính, không ai chịu quan tâm, giúp đỡ tới ai cả. K ở
làng như một người thừa: không ai cần tới khách, không ai cần người đạc
điền, không ai cần tới nhân viên tạp vụ, nói chung dù anh ở trong vai trò gí
cũng không ai cần tới anh… K cố gắng tiếp cận Klamm và lâu đài nhưng
đều rơi vào vô vọng. Tất cả đều rất huyền bì, hính như không phải là thật,
và cuộc đời thật là đáng sợ, bi đát bởi khi tưởng rằng đang có chút hi vọng
le lói nỗ lực tím kiếm trong hành trính của ta để ta hi vọng thí ngay lập tức
hi vọng đó bị dập tắt, cứ như vậy, cứ như vậy lặp lại mãi đầy bất lực.
Cái mà Franz Kafka quan tâm đến trong các tác phẩm của mính không
phải là những số phận của những con người cụ thể mà đó là hiện thực của
cả một đời sống. Nếu văn học cổ điển chỉ chú ý đến lực lượng siêu nhiên,
văn học thời Balzac chú ý đến các lực lượng xã hội thí K mở đường cho
văn học chú ý tới cái mô thức siêu xã hội, loại văn học chỉ quan tâm tới đến
hiện tượng con người bị quẳng vào một thế giới thù địch. Ở thế giới đó
chẳng có điều gí được đảm bảo. Mọi luật pháp chỉ là một “ước lệ”, một ám
ảnh thường trực. Đồng thời nhờ phương thức “không gian hộp đen”, Franz
Kafka đã tạo ra tính trạng cô đơn, tuyệt vọng không sao cứu vãn nỗi của
con người trong thế giới xa lạ, ở đây mọi mối tương giao bị cắt đứt, mọi
tính yêu thương bị hạ nhục.
Ở Vụ án và Lâu đài cũng là tình chất không gian hộp đen nhưng lại là

62
“hộp đen ngược”. Nhân vât Joseph K và K bị đẩy vào tính thế bị cắt đứt
dần với mối quan hệ xã hội, co dần mính lại trước cái thế giới phi lì vây
quanh anh ta. Có thể thấy ở đây không gian không chỉ là nơi sống của nhân
vật (dù có là không gian rộng hay hẹp) mà nó còn là nơi giam giữ kiềm tỏa
ước mơ, không cho nhân vật có khả năng hành động khiến cho nhân vật
luôn là một kẻ xa lạ sống trong một không gian lưu đày, cô lập, thiếu quê
hương một cách trầm trọng.
Trong nhiều tác phẩm của Kafka, không gian chủ đạo vẫn là tuyết
trắng và một bầu trời u ám, trên cái nền không gian đó các nhân vật hoạt
động và chết. Con người bị cầm tù trong một môi trường giá lạnh, con
người không có khả năng giao tiếp giúp đỡ nhau, các kiếp sống lặng lẽ âm
thầm cứ thế mà diễn ra. Như vậy với không gian đó, Franz Kafka đã vứt
nhân vật của mính vào đã bước đầu khiến cho con người rơi vào tính trạng
cô đơn, lạc lõng ngay cả trong những không gian tồn tại lâu dài, quen
thuộc, gần gũi nhất. Con người xa lạ ngay giữa cộng đồng, xa lạ với người
thân, thậm chì với chình bản thân mính.
Chình ví thế mà trong Hóa thân với G.Samsa - nhân vật chình của
truyện - vốn là một nhân viên chào hàng cần mẫn và nghiêm túc, là chỗ dựa
và niềm tự hào của gia đính..., song một sáng tỉnh dậy, Samsa “thấy mính
đã biến thành một côn trùng khổng lồ”. Nhân vật Gregor Samsa khi bị biến
thành bọ anh ta không hề bất ngờ trước sự biến dạng đó. Anh chấp nhận sự
biến dạng đó như một kết quả hiển nhiên trong sự sống của mính. Điều
khiến anh ta bận tâm nhất là làm sao điều khiển được thể xác con bọ đó cho
phù hợp với cuộc sống thường ngày. Rõ ràng Samsa và những người xung
quanh không cùng chung cách nghĩ nên họ tím cách chối bỏ anh. Chình
thái độ đó đã tác động đến Samsa buộc anh phải ý thức sự xa lạ. Còn đối
với nhân vật Joseph K cả xã hội không cùng một mục đìch với anh, một
bên là cố tím mọi cách theo dõi anh, kết tội anh, một bên là Joseph K cô

63
độc trong cái guồng quay pháp luật khủng khiếp ấy để chống trọi nhằm gỡ
tội cho mính. Đó là hai cái đìch khác nhau nên mọi cố gắng của nhân vật
Joseph K đều trở nên vô vọng, chình ví thế anh nhanh chóng rơi vào bi kịch
tuyệt vọng, nỗi cô đơn, xa lạ đáng sợ nhất trong sự tồn tại của con người.
Còn ở Lâu đài, K đã trải qua một chặng đời dai dẳng, đau khổ khi chỉ mong
muốn có một công việc, được chấp nhân ở cùng “lâu đài” những hành trính
đó bị rơi vào vô vọng.
3.2 Nhân vật tha hóa
Cảm nhận và thể hiện nhân vật mang đặc điểm tha hóa xuất phát từ
hiện thực thảm khốc và những dự cảm của nhà văn trong cuộc sống hiện tại
là một trong những nét điển hính sáng tạo nghệ thuật của Kafka. Vấn đề tha
hóa của con người được nhiều nhà văn khai thác ở nhiều cấp độ khác nhau
ở mọi thời đại. Kafka đã cảm nhận sâu sắc sự tan rã của thế giới đồng thời
phát hiện được tâm trạng đau khổ của con người trong xã hội đó. Chủ nghĩa
tư bản mà điển hính của nó là quá trính chuyên môn hóa cao độ đã cô lập
con người trong những khâu riêng lẻ của nó, biệt lập gần như hoàn toàn cá
nhân với người khác. Ví vậy, khi con người bị đánh bật ra khỏi lĩnh vực
chuyên môn của mính, anh ta trở nên vô dụng trong mắt người khác, đồng
thời bị gạt ra khỏi gia đính, xã hội, bị đoạt đi tính thân, hạnh phúc. Đó là
thế giới mê lộ với những con người bị biến chất trong xã hôi tư sản đang
loay hoay lạc lối, đánh mất bản ngã của mính trong một trang thái tha hóa
phổ biến của xã hội. Như vậy theo Kafka thí chúng ta hiểu rằng “tha hóa”
trong hàng loạt tác phẩm của ông có nghĩa là: lao động bị chiếm đoạt, con
người bị phi nhân cách hóa, phản thân, tức là tha hóa xã hội - chình trị, phi
nhân cách hóa. Con người bị tước đoạt lao động, bị những lực lượng trừu
tượng đe dọa. Những mối quan hệ trở thành quan hệ của đồ vật. Con người
bị đồ vật hóa. Như vậy, chất người trong tác phẩm của Kafka bị rơi rớt cho
tới khi gần như cạn kiệt.

64
Với Kafka sự tha hóa trở thành một căn bệnh xã hội, một căn bệnh
truyền nhiễm, một loại vi rút không có kháng thể cứ lây lan trong xã hội và
khống chế nhân loại một cách hoàn toàn.
Đầu tiên sự tha hóa của con người bắt đầu bằng sự quan hệ đứt đoạn
đối với đồng loại, mối quan hệ với xã hội trở thành những yếu tố xa lạ với
con người. Ở đó biểu hiện là sự đứt gãy các mối liên kết, mất niềm tin giữa
con người với con người. Gây ra ra hiện trạng này phần lớn là do bản chất
của xã hội. Xã hội lúc này đang chạy đua theo những mục đìch mà nó tím
kiếm và cũng bởi chình cá nhân con người góp phần gây ra bi kịch đó khi
họ rơi vào hoàn cảnh thiếu thời gian để đầu tư vào các mối quan hệ, đồng
thời chình là không có khả năng để tạo lập mối quan hệ giữa con người với
con người. Bởi vậy, sự lỏng lẻo trong mối quan hệ giữa con người và con
người không đơn giản chỉ là sự bất thường trong mối quan hệ gia đính và
xã hôi. Quan trọng hơn và đáng cảnh tỉnh hơn là dấu hiệu của sự sa đọa,
xuống cấp về đạo đức, giá trị con người, sự thui chột về tính người. Đáng
buồn thay đó là hiện tượng phổ biến trong thế giới của Kafka. Cái thế giới
mà quan hệ giữa con người không được duy trí bằng tính cảm, không dùng
thước đo của lòng tin, giá trị đạo đức hay lẽ phải con người. Nó được thay
bằng sự giả dối, lừa lọc, tráo trở của nhân tâm, thói bon chen, đố kị, trục
lợi, thói cửa quyền, hách dịch… được che đậy bằng mặt nạ đạo đức giả.
Con người trong thế giới của Kafka không biết đến khái niệm ví người
khác. Ví thế họ trở nên xa lạ với thế giới khi họ vừa mất niềm tin, vì không
hiểu nỗi thế giới ma quái đầy bất thường ấy. Con người bị gạt ra ngoài cuộc
sống có ý nghĩa. Đây là lúc con người phải đối diện với chình mính để thấy
được bi kich của mính và đồng loại.
Trong Hóa thân, Lâu đài, Vụ án con người có những hoạt động kí
quái, đồng thời cũng là sự tha hóa tới cùng cực. Con người làm việc một
cách vô hồn, vô thức, làm việc mà không thể lì giải đươc, con người như

65
một cỗ máy được lập trính sẵn. Đôi khi có những hành động diễn ra như
một loài động vật vô tri, vô giác: Cảnh K và Frida làm tính còn thấp kém
hơn cả mục đìch truyền giống, cảnh Frida và hai tên giúp việc thay quần áo
trước mặt học sinh và cô giáo, Joseph K hàn huyên một cách vô nghĩa, vô
thức. Gregor Samsa thí làm việc như một cái máy mà quên đi những nhu
cầu của bản thân, biệt giam mính với các mối quan hệ xã hội cùng các hoạt
động làm người khác…
Những nhân vật chình của Kafka đều ở trong tính trạng tha hóa nặng
nề, và họ hoàn toàn không hề nhận ra kiếp sống đó. Bởi họ bị trộn lẫn trong
một thế giới đầy rẫy những con người như Gregor Samsa, Joseph K hay K.
Đến lúc họ thức tỉnh thí họ không đủ khả năng chống chọi với cả thế giới
nên trong hành trính của họ sự thất bại là điều dễ hiểu. Kafka đã xây dựng
một motip thức tỉnh: Gregor Samsa đã sống một cuộc đời quá đỗi nhọc
nhằn, làm một công việc nhàm chán, đầy áp lực trên những chuyến tàu mà
không hề ý thức được việc đánh mất bản thân của mính. Nhưng tới khi anh
bị biến dạng, anh mới phát hiện ra sự tha hóa, sự lừa dối, sự đánh mất tính
yêu thương của những thành viên trong gia đính đối với anh. Anh dần phát
hiện ra sự thật đằng sau: “anh đã biết rằng một số tiền đầu tư nào đó, đành
rằng rất nhỏ, còn sót lại sau cuộc phá sản và thậm chì còn tăng lên đôi chút
ví phần lãi trong thời gian qua không bị đụng tới. Ngoài ra, số tiền Gregor
mang về mỗi tháng – anh chỉ giữ lại chút ìt cho riêng mính – gia đính anh
chưa lần nào tiêu dùng hết và đến nay đã tìch lũy thành một vốn liếng nho
nhỏ… Đáng lý ra, với món tiền phụ trội này, anh có thể trả bớt một phần số
nợ bố anh còn thiếu lão chủ, và sẽ tới gần cái ngày anh có thể bỏ cái nghề
này” [22,40].
Cứ như vậy, Kafka miêu tả bọ-người trong dòng tâm trạng khổ đau
của Gregor về cuộc đời và cái nghề khốn khổ của anh. Phản ứng của những
người xung quanh đối với Gregor tuy cấp độ khác nhau nhưng đều gây ra

66
những vết thương trong lòng Samsa. Trong hính dạng con bọ, Gregor làm
lão chánh văn phòng hoảng sợ nhưng có lẽ nỗi sợ hãi trước một căn bệnh
truyền nhiễm hơn là nỗi sợ hãi trước một con quái vật như thông thường.
Mẹ anh ngất đi nhưng cũng không ngăn được ông bố sẵn sàng cho anh vài
gậy, em gái anh coi anh là một người tàn phế hay một kẻ xa lạ. Từ đấy nổi
lên sự cảm nhận về trạng thái lo âu, bất ổn được soi qua cái nhín “nghiệm
sinh” của nhân vật Gregor trước cuộc đời. Việc Gregor biến thành vật được
Kafka sử dụng như một thủ pháp tạo tính thế. Cái tính thế “tha hóa” của
anh cho phép anh chứng kiến bản chất thực của gia đính, xã hội, nơi mà
anh sống. Và ví Gregor từ một người ân trong gia đính, sau khi bị biến
thành bọ và mất khả năng nuôi sống gia đính nên bị đối xử như một con
vật. Con người một khi đã rơi vào tính thế đó thí khó chấp nhận trở lại cái
xã hội người đã “tha hóa” đến bản chất.
Joseph K làm việc một cách máy móc, tận tụy, làm từ sáng cho tới
chìn giờ tối, không có thời gian dành cho bản thân. Sau khi mắc vào vụ án
anh mới ý thức được thân phận của mính. Còn nhân vật K, trong quá trính
tìm kiếm cho mính một công việc, một nơi cư trú trong làng. Kết cục của
anh là một cái chết thảm hại, đầy đau khổ sau quá trính anh ta u mê, nhiều
lúc xử sự như thú vật và những cái chết của họ cũng mang đầy sự tha hóa,
sự biến dạng lên đến đỉnh điểm. Họ chết như một con bọ, một con chó,
không một người nào đưa tiễn, không một giọt nước mắt thương xót của
đồng loại, của gia đính, của người thân.
Với cách thức biểu hiện mô tả con người trong điều kiện giả tưởng,
bất thường với mức độ dày đặc và đặt nhân vật vào một thế giới mang đầy
sự chán nản và nguy hiểm làm tăng thêm mức độ tha hóa của nhân vật. Các
nhân vật đều rơi vào một tính trạng tha hóa ở mức độ khủng khiếp đáng sợ.
Và kết cục của sự tha hóa là sự khống chế một cách vô thức, bị lệ thuộc,
làm nô lệ cho xã hội đó. Cả ba nhân vật đều sống như con bọ, con chó chỉ

67
đến khi họ thức tỉnh trong một tính trạng kiệt quệ, dị dạng: bị vật hóa, bị
kết án, bị kiệt sức thí họ mới nhận ra cuộc sống của mính, nhận ra bản chất
con người, bản chất xã hội.
Như vậy, trong hành trính của cuộc đời, dù được biểu hiện ở dạng nào
đi chăng nữa thí những con người đó đều bị giăng bẫy ở mọi ngõ ngách, họ
bị tha hóa thí chỉ có thể có một kết cục mà thôi, đó là bị xóa sổ khỏi cuộc
sống, bị kết liễu mà cái chết của họ không có ai thương tiếc. Đó cũng là nỗi
bi quan, thiếu tin tưởng của Kafka vào cuộc sống khi ông gánh trên lưng
quá nhiều bi kịch khi đã sống một cuộc đời mà không trọn vẹn ý nghĩa
được sống. Quả thật cuộc sống tha hóa đã ngự trị trong đời sống của con
người và chỉ đến hồi thức tỉnh họ mới nhận ra bi kịch “sống thừa”, sống vô
nghĩa của mính. Ví thế Gregor Samsa nhận ra mính không còn giữ vai trò
cứu tinh của gia đính mà anh trở thành một sự cản trở bước tiến của các
thành viên nên anh bị loại bỏ. Joseph K và K muốn truy tím tận cùng sự phi
lý đều không được xã hội giúp đỡ và chấp nhận nên họ bị cản trở, loại bỏ
một cách nhẫn tâm nhất. Vậy xã hội đó là một mê cung mà con người trong
tác phẩm của Kafka bị giam cầm trong đó. Con người loay hoay lạc lối,
đánh mất bản ngã, đánh mất quyền làm người của mính, và nguyên nhân
của sự lạc lối ấy là cơ chế siêu hính gây ra tính trạng tha hóa cho cả ba
nhân vật và cả xã hội. Tất cả đều vô nghĩa. Cuộc sống của cả ba nhân vật
chẳng có một lý do nào để tồn tại lâu thêm nữa. Thế giới quanh nhân vật
không chấp nhận một con người lúc nào cũng day dứt với ý nghĩ tím lẽ
sống, nhín nhận được bản chất của xã hội. Nó cần những con người biết
chấp nhận và phục tùng nó.
Sự tha hóa của con người được xây dựng bởi một phần của thủ pháp
giả tưởng. Trong đó các nhân vật bị chặt đứt mọi đường viền lịch sử, từ tên
tuổi đến lý lịch, ngoại hính, tình cách, nghề nghiệp. Tất cả chỉ là bóng một
con người lờ mờ ẩn hiện, nhập nhoạng trong vô vàn những nhân ảnh khác.

68
Tác giả đã rút gọn vô vàn những cái bính thường mà chỉ dụng công khắc
họa sự bất thường khiến cho sự tha hóa của con người càng trở nên dày
đặc. Sự tha hóa dễ dàng được miêu tả bằng một giọng văn lạnh lùng khiến
ta cảm thức về một bức tranh hiện thực điển hính của một xã hội ngột ngạt.
Ở đấy con người luôn phải vật lộn với những công việc nhọc nhằn, chịu
đựng sự hèn kém của địa vị với biết bao những quy định luật lệ áp đặt làm
thui chột cá tình con người.
Chúng tôi nhận thấy vấn đề mấu chốt của nghệ thuật phản ánh cái tha
hóa nằm ở hệ thống giọng điệu của tác phẩm: giọng điệu tự sự, cách xây
dựng nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuật. Trong ba tác phẩm của
mính, tuy Kafka sử dụng lối kể chuyện truyền thống (nhân vật được kể ở
ngôi thứ ba số ìt) nhưng do lối kể thản nhiên, khách quan, không hề thể
hiện sự can thiệp lộ liễu của tác giả vào tiến trính sự kiện của tác phẩm nên
lối kể của Kafka là lối kể phức điệu bao gồm cả giọng điệu của nhân vật và
nhà văn khiến cho những trang văn của Kafka càng trở nên ám ảnh.
Nhân vật Gregor Samsa, Joseph K, K là những con người bé nhỏ
trước cơ chế tha hóa khổng lồ, bị khống chế, bị biến dạng, không còn là
người. Joseph K và K có thể còn được gọi với khái niệm là “Người” nhưng
Gregor Samsa thí cả ngoại hính lẫn giá trị tinh thần đều không trùng với
khái niệm đó. Trong Hóa thân, Kafka đã sử dụng huyền thoại người biến
thành vật để chỉ ra sự tha hóa của con người. Ở Vụ án, tính thế tha hóa của
Joseph K là việc anh được lập trính làm việc như một robot, là chuyện anh
bị kết án nhưng vẫn được tự do đi làm như bính thường, bị tòa kết tội
nhưng không có tội danh cụ thể, tòa án biến thành một thứ ám ảnh lôi cuốn
Joseph K vào trong mê lộ, đầu độc cuộc sống và cuối cùng bóp chết anh. Ở
tác phẩm này không dựa vào yếu tố hoang đường cụ thể nên Frank Kafka
đã đẩy cái thế giới trong Vụ án trật ra khỏi logic thông thường của hiện
thực, tạo ra một thứ logic phi logic. Còn trong Lâu đài, là nơi mà K không

69
thể tiếp cận được. Nó tồn tại không cụ thể, khắp mọi nơi đều như có nó mà
vẫn không có nó. Nó là hính ảnh huyền thoại về một tổ chức quyền lực,
quan liêu với những sự dây vô hính đã trói buộc cuộc đời của bấy nhiêu
con người. Ở đây là một môi trường khác thường mà mắt thường không thể
nhín thấy, nó là ảo ảnh với những bóng người bị tách khỏi thế giới vật vờ,
vô nghĩa. Con người tồn tại trong thế giới đó nhập nhoạng trong một bức
tranh mang màu sắc âm u, không niềm vui, không hạnh phúc.
Có thể hiểu xa xôi hơn, Gregor Samsa, Joseph K, K. là nạn nhân của
một xã hội tha hóa. Trong cái xã hội bị tha hóa ấy, mỗi cá nhân chỉ còn là
một cái bóng vật vờ, một hồ sơ, một con số, một kẻ không tên. Song phải
chăng chúng nói lên tính cảnh đau khổ của bản thân nhà văn, một người Do
Thái thiếu tổ quốc, tha hương khắp nơi, ở đâu cũng lạc loài, xa lạ với mọi
người. Hơn nữa, người Do Thái Kafka, với một cơ thể yếu đuối, tuy lúc đó
chưa phát hiện ra bệnh lao nhưng luôn cảm thấy cái chết lơ lửng trên đầu,
truy nã khắp mọi nơi. Con người sinh ra ở đời đã có cái án treo lơ lửng như
một kẻ phạm tội, tuy chẳng biết tội gí, chỉ có một điều chắc chắn là cuối
cùng sẽ chết, những ngày đang sống chỉ là hoãn xử hoặc tạm tha. Cuộc
sống của con người bị tha hóa ở mức độ cùng cực. Biến dạng là một thực
trạng khủng khiếp về sự tha hóa của con người trong xã hội công nghiệp,
nơi tần suất lao động cực lớn được lặp đi lặp lại hết ngày này sang ngày
khác đã vắt kiệt sức lực của con người. Mọi chiều kìch tồn tại của họ chủ
yếu được hướng trọn vào công việc và dần dần họ bị biến thành một cỗ
máy thực hiện một hành động đơn nhất. Họ không còn là một sinh vật tồn
tại với mọi mối quan hệ xã hội. Cuộc sống của họ chỉ còn được co lại trong
một số thao tác, tư duy và ngôn ngữ nghề nghiệp nào đó. Họ đang tự làm
biến dạng bản thân mính một cách vô thức. Rõ ràng trước khi bị biến dạng
thành bọ, tình người của Samsa đã bị tha hóa, bị bào mòn, bị biến chất
nghiêm trọng. Anh là một kẻ vong thân, một kẻ bị biến dạng khỏi những lo

70
âu bính thường, một kẻ bị tha hóa rõ rệt. Gregor Samsa bị buộc chặt vào
nghĩa vụ và bổn phận. Sự cao cả của ý thức trách nhiệm với Gregor Samsa
là thiêng liêng, nhưng đối với người đọc là cả một sự ngu muội thảm hại.
Sự tha hóa trong tác phẩm của Kafka được biểu hiện một cách triệt để
nhưng đậm đặc hơn cả là ở nhân vật Gregor Samsa bởi nhân vật được xây
dựng bằng thủ pháp “vật hóa”. Từ đó thể hiện sự tha hóa các giá trị tinh
thần. Đầu tiên các tìn hiệu bất thường từ người chuyển sang vật: “Một sáng
tỉnh giấc băn khoăn… trước mắt anh” [22,15]. Do tai họa, nhân vật Samsa
nhanh chóng bị gạt bỏ từ phìa xã hội, tất cả những chuỗi ngày tiếp theo là
sự mất dần vị trì trong gia đính.
Trong tác phẩm của Kafka, ông đã thủ tiêu ở người đọc cái cảm giác
ngạc nhiên, bất ngờ trước một sự việc hết sức hoang đường: Một người bị
biến thành bọ, một người không có tội mà bị xử tội, một người bị cô lập
khỏi cộng đồng bởi lì do anh ta không thuộc về làng. Đặc biệt nhân vật
Samsa bị biến thành một con bọ bởi lời văn đơn điệu, đều đều để cụ thể hóa
và nâng cao khái niệm tha hóa. Trong văn học, nhất là văn học dân gian
chúng ta cũng thấy có một số truyện người biến thành vật. Nhưng trước khi
để cho những nhân vật bị biến thành một con vật nào đó, người ta phải
chuẩn bị một không khì, một sự báo trước đặc biệt. Thông thường có thể là
một lần phạm tội đáng sợ, một trận sấm sét, một cơn bão táp…Vì dụ như
Truyện Thạch Sanh của Việt Nam, trước khi mẹ con Lì Thông biến thành
bọ hung thí có tìn hiệu: bầu trời thịnh nộ bởi một cơn phong ba bão táp,
mưa trút xuống. Còn ở những trang văn của Kafka người đọc không thấy
một phông nền nào xuất hiện cả. Tác giả vẫn sử dụng giọng văn bính thản,
lạnh lùng, không màu mè, không cách điệu, thậm trì thiếu cả lời nhận định,
đánh giá. Đồng thời nạn nhân, trong một xã hội rất thực với những nỗi lo
toan, tình toán đời thường khi chuyển một con người sang một con bọ với
đầy đủ sức mạnh, sự minh mẫn của lì trì thế mà con bọ người này không hề

71
ngạc nhiên hay sợ sệt, cũng không lo lắng tím cách trở lại thành người mà
chỉ có nỗi lo lắng cho nghề nghiệp, lo lắng cho người thân trong gia đính và
tím cách thìch nghi với cơ thể mới. Anh ta bính thản tới mức đáng sợ trước
tai họa đổ lên đầu. Như vậy sự tha hóa vẻ bên ngoài của con người diễn ra
sau sự tha thóa về bản năng, tình cách của cá nhân.
3.3. Nhân vật phi lí
Cả ba nhân vật Gregor Samsa, Joseph K, K trong ba tác phẩm Hóa
thân, Lâu đài, Vụ án đều được Kafka miêu tả tồn tại trong thế giới phi lý.
Ngoài ra, chình bản thân nhân vật cùng những điều thuộc về nhân vật,
những vấn đề tác động, ảnh hưởng tới nhân vật cũng mang dấu ấn dày đặc
của sự phi lì.
Một trong các cách tân độc đáo về nghệ thuật của Franz Kafka chình
là biểu hiện cái phi lì trong việc tạo dựng không gian phi lì ở mức độ dày
đặc. Cả một không gian phi lì bao bọc lấy nhân vật đầy phi lì. Nhân vật của
Franz Kafka tồn tại trong một thế giới vô nghĩa với những mê cung cuộc
đời, những thiết chế quyền lực vô hính, một thế giới ngột ngạt, tù túng. Các
nhân vật thìch nghi với thế giới này thậm chì không thể chịu nổi khi tách
khỏi nó. Franz Kafka miêu tả con người trong một thế giới mà ta cảm nhận
được là hính ảnh của những cơn ác mộng với những nỗi lo âu trần thế. Tình
chất phi lì của thế giới tồn tại xung quanh con người còn được thể hiện ở
chỗ: thế giới hiện thực chỉ được nhắc qua còn thế giới ảo lại được miêu tả
tới từng chi tiết. Đồng thời, lối sắp xếp trong ba tiểu thuyết của Kafka cũng
tạo nên sự phi lì cho tác phẩm. Đó là cách lắp ráp cảnh nọ đặt lên cảnh kia
theo những tuyến song song mà không để cho sự kiện và hành động tiến
triển cũng góp phần tạo dựng được một thế giới phi lì, làm một cái lồng để
nhốt trọn nhân vật.
Những nhân vật của Kafka hiện lên trong tác phẩm không kém phần
trừu tượng, ma quái bởi nó được xây đưng nên được bởi sự tưởng tượng tự

72
do bởi những cảm hứng chủ quan của nhà văn. Từ đây, ta thấy Kafka miêu
tả thân phận con người với những nét hết sức bi thảm. Ông đi trước các nhà
Hiện sinh trong việc làm nổi bật lên con người cô độc, con người xa lạ, con
người phi lì tồn tại trong thế giới phi lì. Và những hính ảnh con người đó
tồn tại trong tác phẩm của Kafka một cách tự nhiên và rõ rệt nhất. Sỡ dĩ thế
giới phi lì tồn tại song song với thế giới hiện thực trong tác phẩm của
Kafka mà ta không thấy sự kệch cỡm bởi tác giả vẫn giữ những hạt nhân
hiện thực trong thế giới phi lì đó.
Thế giới phi lì của Kafka thường được xây dựng từ việc thổi phồng,
cường điệu hoặc hoang đường hóa một hiện thực nào đó của cuộc sống.
Trong ba tác phẩm này Kafka đã viết về thân phận con người với ý niệm
than thở, xót xa, bi đát khi tồn tại trong thế giới loài người: Lối viết của
ông về con người là sự hiện diện của các nhân vật chình kiên trí nhưng bất
lực, những con người luôn mang trong mính những nỗi lo âu bất tận, không
bao giờ có sự kết thúc, những con người đơn độc và xa lạ, những con người
không bao giờ đi đến hạnh phúc mà là những con người tồn tại trong sự phi
lì bất tận. Những nhân vật Gregor Samsa, Joseph K, K đều là người chịu
đựng số phận của mính hơn là có tinh thần phản kháng, chống đối. Họ bị
ngập chím trong những nỗi lo âu, tuyệt vọng trong một thế giới mơ hồ, thần
bì, không lì giải nổi. Họ sống cô đơn và chết cũng cô đơn. Những yếu tố
tiêu cực, phi lì mang rõ tình chất siêu hính, thần bì về thân phận con người
trong tác phẩm của Kafka là một nỗi ám ảnh khôn nguôi. Như vậy, hầu như
cái phi lí bao trùm toàn bộ ba tác phẩm của Kafka, che lấp những yếu tố
tìch cực ìt ỏi trong tác phẩm của ông.
Yếu tố hoang đường, phi lì trong tác phẩm của Kafka có thể bắt nguồn
từ chình nhân vật, cũng có thể từ đời sống xung quanh, từ quan sát của
nhân vật. Tất cả những điều phi lì đó đều tồn tại trong thế giới một cách ám
ảnh, khôn nguôi tạo nên một khung nền ma quái, ám ảnh, lo sợ đối với

73
nhân vật. Trong Hóa thân là hính ảnh anh chàng Gregor Samsa đột nhiên bị
biến thành một con côn trùng cánh cứng. Sự biến dạng đột ngột này nảy nở
ra biết bao hành trính khám phá bản thân, khám phá thế giới, khám phá con
người của nhân vật. Tác phẩm đã tồn tại sự phi lì ngay từ đầu và không hề
được che dấu hay có một tìn hiệu nào báo trước. Nhưng ở đằng sau nó ẩn
giấu một đối tượng siêu nhiên, đối tượng có sức mạnh siêu việt đã điều
khiển toàn bộ tiến trính của cuộc đời Gregor Samsa rồi bỏ mặc anh cho tới
chết. Ở trong Vụ án Joseph K không bị bắt, điều đó quả thật phi lì ví anh
không có tội. Anh đã chạy vạy mọi cách nhưng không làm sao thoát khỏi
cái án phi lì ấy “Tôi biết rõ là bác bị bắt, nhưng chẳng phải như người ta
bắt bọn ăn cắp. Khi bị bắt như thằng ăn cắp thí nghiêm trọng nhất. Còn như
việc bác bị bắt,… tôi cảm giác như một vấn đề bác học gí đấy”. Anh chẳng
biết mính mắc tội gí mà người ta cứ nói rằng anh có tội. Nhưng người ta
không bắt nhốt anh, anh vẫn sống tự do và làm việc bính thường song ví
luôn mặc cảm mính có tội nên anh đã đi gõ các cửa để hỏi xem mính mắc
tội gí, anh linh cảm thấy một điều gí đó sắp xảy ra. Và cái thế lực phi lì đen
tối bao trùm kìn mìt lấy anh, nó nắm lấy số phận của anh trong tay, nó có
mặt ở khắp mọi nơi nhưng không ai trông thấy nó, hính dung được nó, nó ở
ngay đây bên cạnh anh, trong phố hẻm, nó ở trong nhà anh, nó ở trong gác
xép, buồng giấy, trên xe điện… Thế lực phi lì đen tối và tàn bạo ấy còn
hiện hữu bởi những con người như: họa sĩ, người luật sư, chủ tọa, người
hàng xóm, ông phó giám đốc, người linh mục, người tính hoặc những em
bé- đối tượng tưởng như vô hại. Nhưng tất cả đều nhăm nhe dồn anh vào
cõi chết, sẵn sàng góp phần sức mạnh tước đoạt đi mạng sống của anh
khiến anh chết như một con chó và những kẻ đó cố tính ngắm cái chết của
anh với một vẻ mặt mãn nguyện. Những nhân vật đó tồn tại trong tâm thức
những điều hết sức phi lì từ suy nghĩ đến hành động. Phải chăng đó là thế
giới phi lì tồn tại bởi sự cô đơn và tuyệt vọng nên các nhân vật của ông

74
sống trong một xã hội lạnh nhạt, băng giá, đúng hơn nó ở ngoài xã hội, xa
lạ với hết thảy. Mô tìp về cái phi lì trong tác phẩm tồn tại còn là những con
người bàng quan, lạnh lùng, dửng dưng với cuộc đời và chình mính, là sự
phó thác hoàn toàn cho số mệnh. Sự phi lì được thể hiện, được lên án bởi
nó quá tàn nhẫn, chán chường, cuộc sống bị áp đặt, bị rập khuôn vào những
nguyên tắc gò bó, chặt hẹp, vượt quá mức chịu đựng của con người. Thành
trí cốt lõi của sự phi lì trong vụ án là: tòa có mặt ở khắp mọi nơi, lúc nào
cũng sẵn sàng bắt người tuyên án; còn con người, ai cũng là người của tòa,
có quan hệ với tòa, trở thành nô lệ của tòa.
Sự phi lì trong Vụ án như một một loại virut ăn sâu tới từng trang văn
của tác phẩm. Trong khi phiên tòa đang tiến hành bỗng thấy tiếng léo xéo ở
cuối phòng khi Joseph K đang phát biểu ý kiến thí bị gián đoạn ở sự việc
người phụ nữ gác cửa bị “một gã đàn ông lôi chị vào cái xó gần cửa và ghí
chặt chị vào người. Nhưng không phải chị ta kêu mà là gã đàn ông: gã há
mồm và nhín lên trần nhà” [22,120]. Tính trạng cái gí cũng lộn ngược đã
đẩy sự phi lì lên cùng cực. Trong một xã hội phi lì của vụ án mọi người đều
đeo mặt nạ. Ở phiên tòa xử Joseph K cũng toàn là những kẻ đeo mặt nạ.
Những kẻ đeo mặt nạ đó giả vờ trong vai cử tọa, vờ vịt thông cảm với
Joseph K. Ngay cả bản thân Joseph K cũng bị rơi vào tính trạng phi lì, anh
không có tội nhưng cảm thấy mính có tội. Ngay lúc bị bắt anh vẫn nghĩ đây
chỉ là một trò đùa của đám đồng nghiệp bày ra để chúc mừng sinh nhật anh.
Nhưng ngay cả khi biết đó không phải là một trò đùa anh cũng chấp nhận
nó như một điều rất hiển nhiên “tôi ngạc nhiên nhưng không phải ngạc
nhiên lắm”. “đó là một cái hư không đến nực cười, tôi là nạn nhân của một
vụ tấn công khiêu khìch”.
Càng đi sâu vào vụ án không gian càng trở nên ngột ngạt, ánh sáng
của không khì trong lành bị lấn át, nhường đường cho không khì tù túng
cùng với bóng tối u ám. Một không khì làm suýt chết ngạt khi nhân vật

75
đứng trong đó, còn những nhân viên của tòa án do đã quen với không khì
đó thí lại không thể chịu đựng được môi trường trong lành bên ngoài họ
xuýt ngất đi khi Joseph K mở cửa ra để có chút thoáng đãng. Joseph K bị
xử ở tòa một lần nhưng cũng có thể nói anh chưa được xét xử ví hôm ấy
tòa chỉ hỏi anh một vài câu hết sức vu vơ, hoàn toàn mơ hồ rồi chấm dứt
luôn ở đó… cho đến gần một năm sau anh bị dao thọc vào tim.
Còn ở Lâu đài, nhân vật lúc đầu xuất hiện trong tác phẩm rất minh
mẫn. Lì lẽ của nhân vật lúc đầu cũng mang tình sách vở và khuôn sáo
nhưng dù sao cũng có chút ìt sự thuyết phục. Cả quá trính ngôn ngữ của
nhân vật đều thấm đẫm sự uể oải, mệt mỏi thường trực trong các cuộc giao
tiếp với những con người khác trong tác phẩm. Sự phi lì về hành vi của
nhân vật cứ như nhân vật đang bị xóa nhòa hành vi của con người. “Tiếc là
tôi phải khẳng định rằng tôi sẽ còn nhiều chuyện rắc rối với lối cư xử của
ông: ngay bây giờ cũng thế, tôi thấy khó tin ở mắt mính, suốt thời gian tọa
đàm với tôi, ông mặc áo sơ mi, quần lót” hoặc “Bà chủ quán thí với những
bước dài nhón chân chạy đến cánh cửa mở ra sân, và nhín trộm ra ngoài
qua lỗ tra khóa rồi với đôi mắt mở to, nét mặt hứng khởi bà ta quay lại với
mọi người, vẫy họ đến gần. Bây giờ người ta thay nhau nhín ra, nhín lâu
nhất là bà chủ quán, nhưng bà cũng nghĩ đến cô Pepsi nữa, so với họ ngài
trẻ tuổi là người thờ ơ nhất. Ông ta và Pepsi nhanh chóng quay trở lại, chỉ
có bà chủ quán là tiếp tục nhín với vẻ mặt căng thẳng, người oằn xuống gần
như là quỳ, trông như thể bà ta van xin, phù phép cái lỗ tra khóa để nó cho
bà đi qua, ví đã từ lâu không nhín thấy gí nữa. Và rốt cuộc khi ngẩng lên,
bà vuốt khắp mặt, sửa lại tóc, thở sâu; có thể thấy rằng bà ta lại che mắt
làm quen với cảnh tượng của căn phòng và mọi người một cách rất khó
khăn. Bất chấp cả ý muốn của mính K không phải chỉ tin chắc vào điều mà
mính đã biết mà còn đề phòng bị tấn công bất ngờ, trong chốc lát chàng
cảm thấy mính dễ bị thương tổn” [22,425].

76
Hoặc cảnh lộn xộn, ma mị, quái đản hơn khi trong trường học nhân
vật xuất hiện với những hành vi kí quái như bao bọc con người trong những
cơn bão bệnh, co giật trong cơn ác mộng kí quái “cô đã làm được việc đó,
mặc dù cô giáo với chiếc thước kẻ liên tiếp đập xuống bàn đinh tai nhức óc
làm cho cô khiếp đảm. Các sự kiện thực sự đã làm cho bọn giúp việc mê
muội. K va Frida sau khi đã mặc xong quần áo, chẳng những phải thúc giục
chúng mặc quần áo bằng cách ra lệnh và xô đẩy, mà họ còn phải đưa quần
áo cho chúng nữa” [22,448]. Tất cả những dòng văn trên đã truyền cho
chúng ta một cảm giác bất ổn, tê liệt, đau khổ. Thế giới trong tác phẩm của
Kafka thực sự chứa đựng đầy rẫy sự phi lì, bi đát đến tuyệt vọng, đó còn là
nơi con người bị tuyệt vọng bủa vây. Hoặc “Họ ôm choàng lấy nhau, trong
cánh tay không phải là cơ thể nhỏ bé và nóng bỏng. Họ lăn mấy bước trong
sự mê mẩn mà K thỉnh thoảng muốn bứt ra khỏi nhưng vô hiệu. Họ va nhẹ
vào cửa phòng Klamm, sau đó họ nằm trong vũng bia, trên những vết bẩn
phủ lên sàn nhà. Giờ này qua giờ khác họ cùng chung nhịp thở và nhịp đập
của trái tim. Đó là thời gian dài mà K luôn cảm thấy mính bị lạc hoặc đang
rơi vào một miền xa lạ chưa có con người xuất hiện trước khi chàng tới, cái
xứ sở xa lạ mà trong không khì cũng không có một tì nào không khì của
quê hương, nơi mà sự xa lạ bóp nghẹt con người, nhưng chàng không thể
làm gí để cưỡng lại sự cám dỗ mê hồn ngoài việc tiếp tục đi và càng đi
càng bị lạc sâu hơn. Thế rồi sau đó có cái gí đó thoạt tiên không làm chàng
hoảng hốt mà như là sự bừng tỉnh đầy an ủi, khi từ phòng Klamm một
giọng trầm trầm, xa lạ và uy nghiêm gọi Frida” [22,350].
Thế giới của Lâu đài là thế giới của mê cung mang sức mạnh siêu
nhiên. Con đường dẫn vào lâu đài là một tiểu mê cung. Ngay từ đầu K
muốn thâm nhập vào lâu đài nhưng con đường đó là một con đường rất dài
và ma mị, nó như đánh lừa K và đẩy chàng ra và nó vòng sang lối khác.
Nhín từ xa, K có thể thấy lâu đài nhưng vĩnh viễn không thể tới được với

77
nó. Nhân vật K tồn tại trong một thế giới đầy phi lì và anh cũng trở nên phi
lì. Anh như bị thôi miên bởi cái thế giới đó, bởi con đường, bởi lâu đài, bởi
bộ máy chình quyền rối ren, độc ác với những biến hóa dị thường.
Trùm lên không khì các tác phẩm của Kafka là tình chất nặng nề, căng
thẳng, đe dọa của không gian tối tăm. Tất cả những không gian đó như
chực sẵn để nuốt chửng con người và ngược lại, con người không bao giờ
có thể tiếp cận, nắm bắt được thế giới ví nó là những bì ẩn bất ngờ. Trong
cảm nhận của K phi lì chình là một trong những trạng thái tồn tại của con
người.
Gregor mang kiếp bọ trên người, Joseph K đột nhiên bị kết tội, K sống
vạ vật giữa hai thế giới làng và lâu đài… Mặt khác trong tác phẩm của
Kafka, cái phi lì chình là dạng tồn tại của xã hội. Không những người ta
không thể lì giải rõ ràng về cơ cấu xã hội trong sáng tác của Kafka mà ngay
cả mục đìch, lì do tồn tại của nó cũng không ai có thể giải thìch nổi. Tòa
án, pháp viên có mặt khắp mọi nơi với đầy đủ hệ thống cần thiết như một
sự chi phối ráo riết đến đời sống con người nhưng cũng chẳng là gí với họ
cả. Lâu đài với các phòng ban và các chức vụ của con người luôn được
nhắc tới trong niềm kình nể, sợ hãi nhưng cũng chẳng ai rõ họ thế nào và
họ sinh ra để làm gí. Tất cả đầu là phi lì, thiếu lôgic. Tất cả điều phi lì đó
được bày ra như một cái bẫy, con người bị tước mất khả năng tím hiểu và
thiết lập quan hệ đối với thế giới một cách bính thường, con người không
phải là chủ nhân mà là nạn nhân của thế giới. Bởi vậy thế giới trong sáng
tác của Kafka chồng chất những cung bậc phi lì cùng với nhân vật phi lì
tưởng là không tồn tại mà lại tồn tại thậm chì tồn tại thực hơn cả hiện thực
“cô ta lấy chiếc roi da ở trong góc, và chỉ bằng một cú nhảy duy nhất không
hoàn toàn chắc chắn, nhưng khá giống như những con cừu nhảy, cô ta đã
có ở chỗ bọn người đang nhảy nhót. Thoạt nhiên, họ quay lại phìa cô ta như
thể có một vũ nữ mới đến vậy và trong chốc lát tưởng như Frida muốn để

78
rơi chiếc roi da khỏi tay, nhưng rồi cô nâng roi lên.
- Nhân danh Klamm - cô ta kêu to - các người hãy cút ra chuồng ngựa.
Tất cả hãy ra chuồng ngựa.
Họ đã thấy là chuyện nghiêm chỉnh và bắt đầu lùi về phìa cuối căn
phòng với nỗi sợ hãi không thể hiểu được đối với K. Ở đó khi một người
trong bọn bị ấn vào cánh cửa, cánh cửa mở ra, không khì trong lành ban
đêm ùa vào và cả bọn đã biến mất cùng Frida, cô ta chắc là đã lùa họ qua
sàn đi vào chuồng ngựa” [22,348].
Thế giới và hính ảnh trong đoạn trìch như một cơn ác mộng, ở đây con
người đánh mất đi bản thể và lưu lạc trong một trạng thái mơ hồ, con người
như những con thú không hơn không kém. Cũng trong hoàn cảnh tương tự
ngôn ngữ trong lâu đài tồn tại trong một dạnh bi thảm. Con người phát
ngôn trong một tính trạng kiệt quệ bị rút sạch sức lực. Họ nói với nhau
bằng những lời nói nhảm, mông lung hết sức.
“- Tại sao tôi lại phải để cho họ thẩm vấn, tại sao tôi phải làm theo
một trò đùa hay thói đỏng đảnh của một công chức? Lúc khác có lẽ tôi đã
làm theo cũng để đùa hoặc ví đỏng đảnh đấy nhưng hôm nay thí không.
- Tất nhiên, tất nhiên - chủ quan nói, một sự tán thành ví xã giao chứ
không hẳn là tin tưởng - bây giờ tôi phải cho bọn đầy tớ vào quầy uống đây
- đã đến giờ rồi lúc nảy tôi không muốn quấy rầy cuộc thẩm vấn.
- Anh cho cuộc thẩm vấn quan trọng thế à?
- Ồ vâng - chủ quán trả lời.
- Nghĩa là lẽ ra tôi không cần từ chối. K nói
- Không cần - Chủ quán nói - Không cần thiết phải từ chối cuộc thẩm
vấn_ Ví thấy K im lặng nên anh ta nói thêm hoặc là để an ủi chàng, hoặc là
để thoát khỏi chàng thật nhanh: - Tốt, tốt, nhưng tuy thế trời không đổ ngay
trận mưa đá lưu huỳnh ví chuyện đó đâu” [22,434].
Và không những thế trong tác phẩm của Kafka với liên tiếp các cuộc

79
hội thoại và độc thoại khác như diễn ra nhưng na ná giống nhau ở sự phi lì,
vô thức của con người cùng các thông tin rời rạc. Mà trong cảm nhận của
chúng ta dù nhân vật trao đổi thông tin ta đều thấy họ trống rỗng, nhạt
nhẽo, cô đơn vô cùng bởi mỗi người đều chạy theo một mục đìch riêng,
trạng huống riêng. Tất cả hiện ra tê liệt và đáng sợ, càng giao tiếp con
người càng cô đơn, càng không có sự thấu hiểu.
Các yếu tố đan xen giữa không gian thực và ảo, không gian ác mộng,
không gian mê cung… Đã góp phần đắc lực trong việc khắc họa từng chi
tiết phi lì tồn tại trong tác phẩm. Đồng thời khắc họa thêm về thế giới phi lì
trong ba tiểu thuyết của Kafka, Lê Thanh Nga đã phát hiện ra những thủ
pháp nghệ thuật, những biểu hiện của sự phi lì trong tác phẩm của Kafka:
“Thế giới nghệ thuật của F. Kafka ví thế là sự trộn lẫn thực-ảo, trong đó có
cả những giấc mơ. Và tất cả những cái đó làm nên hệ thống thẩm mĩ Kafka:
tổ chức huyền thoại chủ yếu bằng trực giác nghệ thuât nhằm tím kiếm một
lối cắt nghĩa cá nhân cái nhân loại phổ quát, khơi dậy quan niệm về tính thế
giáp ranh giữa cái bi và cái hài, giữa sự sống và cái chết trong một tính thế
đặc biệt của lịch sử… Độ căng của tác phẩm của F. Kafka không phải bắt
đầu từ sự gay cấn của cốt truyện mà bằng chình vẻ nhàn nhạt, bàng bạc của
nó. Phìa sau cái vẻ bàng bạc kia bao giờ cũng là những chuyển động dữ dội
của thế giới trộn lẫn hiện thực huyền thoại và những giấc mơ. Chình sự đan
cài những mảnh vỡ ấy tạo nên ấn tượng về sự cắt vụn, xé lẻ của sự sinh tồn.
Nhân vật trong tác phẩm của F. Kafka không phải là những điển hính thậm
trì chẳng là ai cả, chỉ xuất hiện như một ý niệm về thế giới, về kiếp người.
Nhà văn gần như triệt tiêu khả năng tồn tại độc lập của nó khi đến một cái
tên ông cũng không nỡ cấp cho tên nhân vật của ông hầu như chỉ là những
kì hiệu, chỉ là Joseph K… là K… Trong tính hính này kiếp người trở nên
nhỏ bé, vô định và vô nghĩa” [28,113].
Như vậy, thế giới phi lì trong ba tác phẩm của Kafka được tô đậm bởi

80
sự kết hợp giữa hư và thực, giữa hiện thực và cơn ác mộng trong một giọng
văn u uất đến bi thảm cùng với những lối cắt nghĩa rất mơ hồ về con người.
Kafka luôn quan niệm viết như một dạng thức nguyện cầu (writing is
a form of prayer). Cũng như cuộc đời đầy mâu thuẫn của Kafka, cái nhín về
văn học cho thấy nhiều điều nghịch dị. Sự nghịch dị và phi lì cũng thấm
đẫm trong ngôn ngữ văn chương và đối thoại vô nghĩa, phi lì dằng dặc của
nhân vật. Ngôn ngữ dưới cái nhín của Kafka bị tước lột hết sự giả dối, hoàn
trả lại nó sự tinh khiết. Rời rạc, lộn xộn, e dè… đó là bản chất của diễn
ngôn hiện đại và cũng chình là bi kịch của ngôn ngữ. Lê Huy Bắc đã khẳng
định “Kafka có biệt tài là không gian hóa hay vật thể hóa âm thanh. Tóm
lại, bao giờ Kafka cũng nắm bắt âm thanh ở một hính khối nào đó chứ ông
không nghe chúng bằng chuỗi âm thanh thông thường rải đều xuyên qua
thời gian. Lối tư duy về hính khối này đã khiến nhạc tình ngôn ngữ của
Kafka không phát triển nhưng chình nó lại tạo cho lối viết của ông nhiều
hính ảnh, trúc trắc y hệt như chình cuộc đời. Các nhân vật của ông ắt hẳn
trước khi hiện hính trên trang giấy qua ngôn ngữ đều được ông phác họa
bằng hính vẽ. Ta có thể thấy rõ điều đó trong vô vàn bức vẽ những con
người dị dạng, quan sát kĩ đúng hơn họ là những bóng đen ngòm của chình
mính hằn lên tường. Họ tồn tại ở đó trước khi trở thành ngôn ngữ, thành âm
thanh để đi vào nhận thức của con người” [3,106].
Trong Lâu đài của Kafka, nhân vật K. là biểu hiện của nỗi cô đơn
tuyệt vọng. Ở đó là hành trính khám phá cái phi lì đầy đau khổ của nhân
vật K. Đó là cuộc phiêu lưu trong lặng lẽ và cô đơn. Cô đơn cả khi ở giữa
cộng đồng loài người, tình chất đó được đẩy tới mức độ cao hơn ở những
đoạn độc thoại và đối thoại của nhân vật.
“- Tôi nói một cách nghiêm chỉnh đấy, - K bảo hay ìt thí cũng là nủa
đùa, nửa thật như cô. Vụ việc có quan trọng gí đâu mà tôi phải nhờ cậy đến
luật sư, nhưng một lời khuyên thí nào có hại gí cho tôi.

81
- Nếu em phải đóng vai trò cố vấn ấy - cô Bơxne bảo - thí em cũng
cần biết là chuyện gí đã chứ.
- Điểm mấu chốt chình là ở đấy - K bảo - chình tôi cũng có biết gí
đâu.
- Thế anh đùa em đấy à? Cô Bơxne thất vọng ghê gớm nói - nếu vậy
lẽ ra anh phải chọn một thời điểm khác và cô bỏ đi khỏi chỗ những tấm ảnh
là nơi hai người đứng cạnh nhau thật lâu.
- Nhưng cô ạ, - K nói, - tôi không đùa tì nào cả. Khi tôi nghĩ rằng cô
không muốn tin lời tôi… Tôi đã kể với cô tất cả những gí mính biết, thậm
trì còn hơn thế nữa kia, ví có thể đó không phải là một ban điều tra, tôi cho
nó cái tên ấy ví tôi không biết tên nào khác. Họ đã chẳng điều tra gí hết; tôi
chỉ đơn giản bị bắt, nhưng là cả một ban đến bắt.
Cô Bơxne đã ngồi xuống ghế đi văng và lại cười lần nữa.
- Thế chuyện xảy ra làm sao? Cô hỏi.
- Một điều kinh khủng - K nói.
Nhưng anh nghĩ sang chuyện khác, anh xúc động vô cùng về cảnh
tượng cô Bơxne: khuỷu tay tí trên chiếc gối dựa, một bàn tay đỡ lấy đầu,
còn bàn tay kia thong thả lướt trên hông.
- Như vậy chung chung quá - cô nói.
- Có gí chung chung quá? K hỏi.
Rồi anh nhớ ra và hỏi:
- Có cần phải trính bày cho cô biết mội việc xảy ra làm sao không?”
[22,101].
Trong các hội thoại của Kafka còn xuất hiện đoạn hội thoại bị đứt gãy
và những đoạn bị bỏ lửng. Các nhân vật đối thoại với nhau như những con
rối, trong những câu chuyện rời rạc khác nhau, nó trở thành hính thức biểu
hiện con người phi lì trong ba tác phẩm một cách hiệu quả nhất. Với lối cấu
trúc đối thoại vô nghĩa, Kafka có thể được coi là một trong những người đi

82
đầu trong việc sử dụng hính thức phi lì để diễn đạt cái phi lì.
Bên cạnh đó, sự tham gia của nhiều tầng chuyện làm cho cốt truyện
chình bị loãng ra cũng là một dạng thức khác để biểu đạt cái phi lì. Đồng
thời khắc họa rõ nét cuộc đấu ranh giữa cá thể và một xã hội ngập tràn sự
phi lí.
Thế giới phi lì trong ba tác phẩm còn được tô đậm bởi sự xóa nhòa các
yếu tố nhân thân như: tên tuổi, quê hương, nơi ở, các mối quan hệ xã hội…
Các nhân vật sinh ra, sự kiện diễn ra ở đâu, trên đường phố nào không
được nhắc đến. Các nhân vật chình hầu như bị tối giản về tên tuổi, thậm chì
mang một cái tên viết tắt, không quê quán lai lịch. Tất cả đều rất mơ hồ.
Kiểu như nếu họ đột nhiên biến mất thí sẽ hoàn toàn biến mất không hề để
lại những giấu tìch, một vấn vương ý niệm gí trong lòng xã hội. Các nhân
vật phi lì tồn tại trong thế giới phi lì hầu như không có nhân vật nếu thực
hiện công việc của mính: anh chàng Gregor Samsa nhân viên chào hàng thí
chật vật với lốt mới của mính, anh chàng Joseph K với tư cách của nhân
viên ngân hàng thí lo toan, bộn bề với vụ án của mính, K thí làm những
việc linh tinh, cố gắng tiếp cận lâu đài mà không thấy thực hiện nhiệm vụ
của người đạc điền. Tất cả các yếu tố đó của các nhân vật chình hầu như
hòa lẫn cùng những đặc điểm nghề nghiệp của cộng đồng bởi những hính
ảnh đặc trưng của các nhân vật khác.
Các yếu tố đan xen giữa không gian thực và ảo, không gian ác mộng,
không gian mê cung… đã góp phần đắc lực trong việc khắc họa từng chi
tiết tồn tại trong tác phẩm. Đồng thời khắc họa thêm về thời gian phi lì
trong ba tiểu thuyết của Kafka, “thế giới nghệ thuật của F.Kafka ví thế là sự
trộn lẫn thực - ảo, trong đó có cả những giấc mơ. Và tất cả những cái đó
làm nên hệ thẩm mĩ Kafka: tổ chức huyền thoại chủ yếu bằng trực giác
nghệ thuật nhằm thực hiện quá trính tím kiếm một lối cắt nghĩa cá nhân cái
nhân loại phổ quát, khơi dậy quan niệm về tính thế giáp ranh giữa cái bi và

83
cái hài, giữa sự sống và cái chết trong một tính thế đặc biệt của lịch sử…
độ căng tác phẩm của Kafka không phải bắt đầu từ sự gay cấn của cốt
truyện mà bằng chình vẻ nhạt nhòa, bàng bạc của nó. Phìa sau cái vẻ bàng
bạc kia bao giờ cũng là những chuyển động dữ dội của thế giới trộn lẫn
hiện thực huyền thoại và những giấc mơ” [30, 113]. Như vậy, thế giới phi lì
trong ba tác phẩm của Kafka được tô đậm bởi sự kết hợp giữa hư và thực,
giữa hiện thực và những cơn ác mộng trong một giọng văn u uất đến bi
thảm cùng với lối cắt nghĩa rất mơ hồ về con người. Thể hiện nhân vật phi
lì trong tác phẩm, Kafka đẫ sử dụng nhiều thành tố nghệ thuật và chúng đã
đem lại một hiệu quả tìch cực trong việc xây dựng nên hính tượng nhân vật
3.4. Nhân vật bi kịch, nạn nhân của xã hội vô nhân tính
Cả ba nhân vật chình Gregor Samsa, Joseph K và K đều hứng chịu
một loạt các bi kịch, ngoài bi kịch chung thí có bi kịch riêng. Đó là hính
ảnh con người bị tách khỏi đồng loại, bị chết trong cô đơn, lặng lẽ, đó là
những con người phải chứng kiến niềm tin, động lực sống sụp đổ trước sức
mạnh nìu kéo mong manh của bản thân, đó là sự tồn tại luôn ám ảnh của sự
nghiệt ngã của thiết chế và nỗi áp bức, áp lực của trách nhiệm, là nỗi lo
toan, sự ám ảnh, bất an nơm nớp về công việc… Tất cả đều hằn sâu vào kì
ức con người, không bao giờ rời bỏ anh ta… Con người trong tác phẩm của
Kafka trở thành nạn nhân của xã hội toàn trị. Họ bị biến thành những cỗ
máy mà mọi hoạt động đều được lập trính sẵn, tâm trạng của họ chỉ là tập
trung vào thu lợi nhuận, nỗi nơm nớp lo sợ những người bị cột chặt vào
nhiệm sở mang ý nghĩa của biểu tượng của con người trước đời sống cơ
chế hóa. Số phận của họ thật mỏng manh, bi thảm. Bất kí ở đâu, bất kí lúc
nào, sừng sững trước mặt họ cũng là những thế lực có thể gây cho họ
những nỗi khiếp đảm, dù đó có là pháp luật, lâu đài hay lão chủ thậm chì
ngay cả người thân trong gia đính cũng tàn nhẫn với họ, tạo cho họ những
nỗi sợ hãi hùng, khủng khiếp nhất. “Tất cả những hệ thống áp chế ấy chình

84
là hành lang quyền lực bao quanh con người, thống trị hoàn toàn số phận
của họ, kể cả thể chất và tinh thần. Chàng K tội nghiệp trong Lâu đài là
một thử nghiệm chua xót của F.Kafka về thân phận con người sau khi đã
tẩy chay anh ta ra khỏi các mối quan hệ. Sau khi đã đẩy con người ra khỏi
hệ thống của nó, các thế lực quanh nó, chình xác là hệ thống đã đuổi nó đi,
vẫn không chịu buông tha. Và thế là K chẳng thuộc làng, cũng chẳng thuộc
lâu đài, nhưng vẫn thuộc cả hai. Không ai thừa nhận K nhưng cũng chăng
ai buông tha anh và thế là mọi hoạt động của anh đành phải diễn ra trong sự
soi mói hay giám sát chặt chẽ của những người nông dân, những lão chủ
quán và những kẻ giúp việc. Thậm chì ngay cả việc yêu đương của chàng
với Frida cũng phải thực hiện trong sự giám sát của chúng, một trong hai
tên giúp việc này đã cuỗm đi người mà chàng đã tuyên bố hứa hôn… quanh
nó vẫn tiềm tàng những đe dọa, rính rập của kẻ thù, những kẻ thù giấu mặt
vô hính, không là ai cả nhưng lại là tất cả; những bất hạnh có thể giáng
xuống những thân phận ấy bất cứ lúc nào” [13,110].
Chúng ta thấy một chút ìt sự phản kháng của con người đối với chế độ
nhà nước độc ác, vô nhân tính trong ba sáng tác đè nặng lên Joseph K và K.
Joseph K đã cố gắng đi tím sự thật nhưng đứng trước một tội ác vô hính ấy,
Joseph K dần dần mất hết niềm tin, dần dần không thể vượt qua được tính
thế. Còn trong Lâu đài, K là người kiên trí đấu tranh với lâu đài để giành
chỗ đứng của mính trên mảnh đất lâu đài, đồng thời tím một chỗ dung thân
yên ổn. Cuộc đấu tranh của K thấp thoáng mang ý nghĩa là cuộc đấu tranh
của K thấp thoáng mang ý nghĩa là cuộc đấu tranh của con người khẳng
định quyền sống trên trái đất. Đồng thời nếu ai muốn tím kiếm quyền sống
thí K cũng đã hé lộ một thông tin là sẽ bị trừng phạt. Quả thực kết cục của
Joseph K, và K lẻ loi là một cái chết đau đớn, khổ nhục.
Nếu bất hạnh của Gregor Samsa, Joseph K, K không phải là tính trạng
riêng lẻ mà là đại diện chung cho rất nhiều cá nhân khác đột nhiên bị giáng

85
một tai họa đột ngột lên bản thân và gia đính. Vì dụ như gia đính cô Onga
trong Lâu đài. Chị của Onga - Amelia - một cô gái xinh đẹp, lọt vào mắt
một quan chức trong lâu đài. Lão này đòi Amelia phải hiến thân nhưng cô
liền cự tuyệt. Thế là gia đính cô bị trả thù một cách mạnh mẽ. Như vậy,
trong xã hội mà nhân vật của Kafka sống, tồn tại bao điều oan trái, đau khổ
trong các các mối quan hệ gia đính, xã hội khi tồn tại trong một cơn ác
mộng, một thế giới phi lì. Cái xã hội mà những con người nhỏ bé thuộc về
những kẻ nắm quyền lực thống trị trong tay, nếu ta từ chối bất cứ đề nghị
nào của chúng sẽ bị trả thù, bị đàn áp tới mức bất an khi sống thậm chì tước
đoạt cả sự sống.
Dường như con người trong tác phẩm của Kafka không hề có một số
phận tốt đẹp. Dù là nhân vật chình hay phụ thí cuộc đời của họ bị chi phối
mạnh mẽ từ các yếu tố tinh thần và mang nặng áp lực nghề nghiệp. Quả
thực cuộc sống của con người trong sáng tác của Kafka có một cuộc sống u
ám, đen tối nhất họ sống như chỉ là sự tồn tại, song song với sự tồn tại đó là
nỗi lo âu bất tận của họ với những hiện tượng xung quanh. Ví thế, con
người trở nên xa lạ, cô độc trước quê hương, gia đính, xa lạ với con người
thậm chì xa lạ ngay với chình bản thân.
Một lần nữa tác giả khẳng định “Cô đơn, bị vùi dập đã là bất hạnh, và
bất hạnh thay, những nạn nhân ấy là những người vô cùng nhạy cảm để có
thể nhận biết tất cả, thấu hiểu một cách sâu sắc nỗi bất hạnh, ý thức một
cách sâu sắc quá trính bị hủy hoại và tự bị hủy hoại, ý thức được quá trình
rơi vào quên lãng của mính” [30, 110].
Nhân vật của Kafka dù trong hoàn cảnh nào vẫn khát khao được tiếp
cận, được hòa nhập với đồng loại nhưng mọi cố gắng, nỗ lực của họ đều bị
đè bẹp bởi sức mạnh khủng khiếp, đáng sợ của lực lượng đen tối mà họ
không thể chiến thắng được.
Trong Hóa thân của Kafka, nhân vật chình bị rơi vào bi kịch tinh thần

86
và bi kịch thể xác. Đó là nỗi băn khoăn, lo sợ trước việc mính phạm lỗi
trong công việc, là kẻ hấp tấp chạy ngược, chạy xuôi lo sinh tồn cho gia
đính mà quên đi quyền lợi được sống đúng nghĩa của mính, chỉ ví nghĩa vụ
mà bị tước đi niềm vui. Điều đau khổ, đáng sợ nhất trong kiếp sống của
con người là bị cầm tù, bị cách li khi đang sống. Chình ví thế án phạt của
những người phạm tội là dựa trên sự đáng sợ này nhưng cả ba nhân vật đều
bị xã hội, bị pháp luật trừng trị trong khi họ không hề phạm tội, đáng sợ
hơn mức án của họ bị xử nặng nhất - tước đoạt quyền sống. Như vậy ba
con người nhỏ bé của Kafka tồn tại một cách mong manh, xấu số trong ba
tiểu thuyết của ông. Hoàng Minh Thương đã khẳng định: “Sau khi Kafka
qua đời, những tác phẩm của ông trở nên đồng nhất đáng kinh ngạc với với
hiện thực và gần như mỗi người dân Châu Âu đều tím thấy một mảnh của
mính trong số phận Gregor Samsa hay Joseph K… Đại họa pháp xít – diệt
chủng đối với Châu Âu đột ngột và khủng khiếp không khác gí vết
thương… Cuộc biến dạng của Gregor Samsa như kết thúc câu chuyện của
hàng triệu con người trong thời đại Hitle. Cuộc hành trính vô vọng của K
mong được lâu đài tiếp nhận được xem như ẩn dụ về hoàn cảnh lạc loài, xa
lạ của chình Kafka một người Do Thái thiếu tổ quốc… do thời kí kĩ trị gây
ra, tác phẩm của Kafka ngập tràn nỗi bất an sinh tồn. Đó là nỗi bất an trong
xã hội không còn sự riêng tư của cá nhân, khi K luôn luôn phải ngủ với vợ
chưa cưới dưới sự theo dõi của hai tên giúp việc. Đó là nỗi lo nơm nớp của
con người khi sự sinh tồn lại bị quyết định bởi một tòa án tối cao không ai
với tới được… [39,19].
Con người tồn tại trong một thế giới đau đầy khổ, kiệt quệ những ý
nghĩa tinh thần có giá trị. Cả Gregor Samsa, Joseph K, K đều như chịu một
cái án lưu đầy. Lưu đày trên chình quê hương nghề nghiệp, gia đính, xã
hội, cộng đồng của mính. Bản thân họ không bị cộng đồng cô lập thí họ bị
giam giữ, bị tuyên án, bị cầm tù chỉ khác chuyện bị cầm tù ở chỗ họ được

87
tự do đi lại. Điều đau khổ, đáng sợ nhất trong kiếp sống của con người là bị
cầm tù, bị cách li khi đang sống. Như vậy ba con người nhỏ bé của Kafka
tồn tại một cách mong manh, xấu số. Tất cả hầu như xa lánh họ, cách li họ,
gây đau khổ cho họ. Tất cả đều là một hiện thực ám ảnh, trần bụi. Con người
đang lạc lối, cô đơn mưu sinh trong biển cả của xã hội, họ lẻ loi trước những
kẻ không phải đao phủ thí cũng là những tên ngớ ngẩn, dốt nát, bịp bợm và
bất minh, con người sinh ra đã là một nỗi đau khổ, lưu đày nhưng muốn giữ
lại kiếp sống con người sự tồn tại ấy càng mong manh hơn.
Cuộc sống thật là cô độc đối với họ. Cả ba nhân vật tồn tại trong thế
giới mà hành trang thiếu thốn đủ mọi thứ: từ gia đính, họ hàng đến cả bạn
bè, tình yêu, niềm vui… hầu như đều không có. Họ tồn tại trong một thế
giới nửa tỉnh nửa mơ như một cái xác sống trong phim kinh dị của xã hội
hiện đại. Cái khủng khiếp bao quát hết toàn bộ tiến trính của tác phẩm. Nó
mơ hồ, mà lại rõ rệt tới đáng sợ. Đoạn độc thoại nội tâm của Kafka xen lẫn
lời người kể chuyện ở cuối Vụ án là một tiếng kêu, một câu hỏi day dứt, ám
ảnh đối với người đọc: “Cặp mắt anh bắt gặp tầng cuối của căn nhà sát với
hầm đá. Như ánh sáng vọt ra từ hai cánh cửa của khung cửa sổ mở tung ra
phía trên cao, một người đàn ông mảnh rẻ và yếu đuối quá từ khoảng cách
và độ cao đến như thế, đột ngột thò đầu ra ngoài, tung hai cánh tay ra phìa
trước. Ai đó? Một người bạn chăng? Một tấm lòng nhân hậu chăng? Một
người nào đó chia sẻ nỗi đau khổ của anh ư? Phải chăng chỉ có một người?
Phải chăng là tất cả? Có thể xin khiếu tố được chăng? Còn có thể có những
lì lẽ chưa nêu lên hết chăng? Hẳn là như vậy. Phép logic dù không thể nào
bác bỏ được, cũng không thể nào cưỡng lại nổi một con người đang muốn
sống. Đâu là vị quan tòa mà anh không bao giờ nhín thấy? Đâu là tòa cao
đẳng pháp viện mà anh không bao giờ vươn tới được. Anh giơ hai bàn tay
và xòe các ngón tay ra.
Nhưng một trong hai vị đã vừa túm lấy cổ anh người kia cắm dao

88
ngập vào tim anh và ngoáy hai lần. Đôi mắt đã lạc thần, K hãy còn nhín
thấy hai vị kề má bên nhau cúi sát xuống gương mặt anh mà quan sát cái
cảnh kết thúc.
Như một con chó! Anh nói, và dường như nỗi nhục nhã vẫn còn sống
sót lại vậy” [22,300].
Sang thế kỉ XX, đặc biệt là sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất trong
cảm nhận của Kafka thí nhân loại phải đối diện với sự đổ vỡ vô cùng tận
của con người và thế giới mà nguyên nhân chình cũng do mặt trái - sự tàn
ác, lòng tham vô đáy của con người. Thời kí này được mệnh danh là thời kí
“Chúa đã chết”. Tiếng nói nhân từ, bác ái, sự độ lượng bao dung, sự hi sinh
giúp đỡ lẫn nhau không còn nữa mà chỉ còn một hiện tượng tàn tệ, đổ vỡ.
Tất cả đều hiện lên xám xịt khiến Kafka không còn niềm tin vào con người
mà hiện lên trong ông là sự hoài nghi bao la trước hiện thực và tương lai.
Con người giờ đây thật đáng thương cũng đáng trách chình ví thế hính
tượng nhân vật trong tác phẩm của Kafka mang đầy đủ sự phức tạp của nó
trong cách viết đa nghĩa trên từng trang văn của ông. Nhân vật trong tác
phẩm của Kafka chứa đựng chứa đựng muôn vàn số phận thảm thương mà
ba nhân vật chỉ là một số phận điển hính với sự cô đơn, cảnh ngộ không lối
thoát, bệnh tính vô phương cứu chữa của con người.
Tiểu kết
Con người trong tiểu thuyết của Kafka hiện lên một cách đầy đủ với
những đặc trưng rất riêng của nó. Nhân vật trong tác phẩm của ông dù được
soi chiếu ở góc độ nào cũng đều rất đáng thương. Đó là những con người phi
lì có cuộc sống phi lì, tồn tại cô độc trong một xã hội công nghiệp lạnh lùng
với những thiết chế quyền lực vô hính đè nặng lên những thân thể con người
yếu đuối không có sức đề kháng. Đó là một thực trạng đáng thương xót của
con người hiện đại. Đồng thời thể hiện một nỗi lo âu nhức nhối của tác giả đối
với kiếp người trong một thực tại không xa của tác giả Franz Kafka.

89
KẾT LUẬN

Franz Kafka mặc dù còn rất trẻ và mất khá sớm nhưng thực sự là một
nhà văn tài năng, xứng đáng là một hiện tượng của văn học thế giới hiện
đại. Trong con người tác giả có sự kết hợp của nhiều nền văn hóa khác
nhau, điều này đã tạo cho tác phẩm của ông những dấu ấn riêng biệt độc
đáo không thể lẫn vào bất kỳ nhà văn nào.
Ở chương I, Kafka được tím hiểu, khám phá trong dòng lịch sử văn
học của thế giới để làm nổi bật những giá trị khám phá của ông về vấn đề
con người được thể hiện rõ rệt thông qua đặc điểm và số phận nhân vật
chính mà ông sáng tạo trong ba tác phẩm. Từ đó, ta thấy được vị trì của
Kafka đối với nền văn học hiện đại phương Tây nói riêng và văn học Thế
giới nói chung và đó là sự diễn giải cụ thể hơn cái nhín phi lý, tha hóa, cô
đơn, hoài nghi, bất lực, bi quan,… về cuộc đời.
Thế giới của Kafka là một thế giới không chỉ dừng lại ở giới hạn bi
mà còn vượt qua cả cái bi đó để đi vào vùng bi thảm của con người. Thế
nhưng tận đáy sâu của cõi tăm tối ấy, đã không ngừng phát ra những tìn
hiệu khả quan về con người, cuộc đời và cả sự nhận thức về nó. Sự khác lạ
trong thế giới nhân vật của Kafka đa phần cũng xuất phát từ quan điểm
sống này. Nhân vật của ông không hướng tới cuộc sống bầy đàn để xoa dịu
nỗi cô đơn bởi họ ý thức được rõ rằng cô đơn là bản thể của con người. Họ
không trốn chạy nó bởi điều đó là không thể. Họ tím trong nỗi cô đơn đó
niềm vui nhỏ nhoi, những khoảnh khắc thăng hoa dẫu chỉ là ngắn ngủi để
vượt qua những thử thách cuộc đời.
Kafka đã phát hiện bản chất của con người, hính ảnh đặc trưng của
con người trong xã hội có nền công nghiệp hiện đại đầy máy móc, con
người cũng gần như trở thành máy móc khi họ bị ép buộc phải tham dự vào
xã hội đó. Họ bị gia đính nhồi sọ từ bé để học hỏi theo kịp nền kỹ thuật đa

90
dụng, phải chạy đua để kịp với tần suất lao động của xã hội. Chình ví thế
những con người nhỏ bé này bị rơi vào tính trạng thiếu thời gian. Từ tính
trạng đó con người bị cô lập với xã hội, gia đính… Đó là tính trạng của con
người sống trong một không gian nơi mà công nghiệp hiện đại với những
con người có học. Lẽ ra trong không gian đó, họ được thỏa sức thể nghiệm,
khám phá và bộc lộ bản thân nhưng ngược lại, nó co thành một thứ máy
móc ngày càng mòn đi.
Dựa vào loạt nhân vật chình trong tác phẩm của Kafka chúng ta thấy
đó là những con người nhỏ bé trước cái cơ chế “tha hóa” khổng lồ, bị
khống chế và biến dạng, không còn là người và cũng dựa vào loạt nhân vật
này tác giả muốn cảnh tỉnh nhân loại về nguy cơ khủng khiếp là con người
có thể biến mất trong xã hội của mính.
Nhân vật của Kafka tồn tại trong một thế giới vô nghĩa với những mê
cung cuộc đời, những thiết chế, quyền lực vô hính, một thế giới ngột ngạt, tù
túng. Các nhân vật thìch nghi với thế giới này, thậm chì không chịu nổi khi
tách ra khỏi nó. Franz Kafka miêu tả con người trong một thế giới mà ta cảm
nhận được là hính ảnh của những cơn ác mộng với những nỗi lo toan trần thế.
Ngòi bút của Franz Kafka đã thể hiện hính tượng nhân vật một cách
điêu luyện và tài năng. Ở đây ngòi bút đã hòa quyện một cách rất tự nhiên
giữa cái quái dị và cái thường ngày đến độ không sao phân định được hai
yếu tố đó. Ở đó nhân vật không biết là hư hay thực, tỉnh hay mê, nhưng anh
ta cố gắng tranh đấu, chống cự nhưng kết quả chỉ là sự thụ động và đều đưa
đến cái chết. Nhân vật ngột ngạt ngay trong không khì ác mộng nhưng câu
chuyện lại hết sức mạch lạc, chình xác khiến sự phi lý thật hơn cả thực tại.
Những yếu tố hoang đường hòa lẫn yếu tố hiện thực đã tạo nên một
hiện tượng đầy tình ẩn dụ và qua đó người đọc sẽ cảm nhận được một hiện
thực ở cấp độ khác đó là vấnđề thân phận, tính trạng cô đơn, tha hóa, bi
kịch đầy đau khổ của con người.

91
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. R.M.Alberes, (2003) Cuộc phiêu lưu tư tưởng văn học Âu châu thế kỷ
XX – Toàn cảnh văn học châu Âu 1900-1959. Người dịch: Vũ Đính
Lưu, Nxb. Lao động.
2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb. Đại học Quốc gia
Hà Nội.
3. Lê Huy Bắc (sưu tầm và giới thiệu, 1993), Phê bình – lý luận văn học
Anh Mỹ, Nxb. Giáo dục.
4. Lê Huy Bắc (2003), Trên hành trình chân lý Kafka, Tạp chì Văn học
số 4 – 2003.
5. D.Brewster và J.A.Burrell (2003), Tiểu thuyết hiện đại. Người dịch:
Dương Thanh Bính, Nxb. Lao động.
6. Lê Nguyên Cẩn (2003), Cái kỳ ảo trong tác phẩm Balzac, Nxb. Đại học
Sư phạm.
7. Nguyễn Văn Dân (2002), Văn học phi lý, Nxb. Văn hóa thông tin.
8. Nguyễn Văn Dân (2003), Lý luận văn học so sánh, Nxb. Đại học Quốc
gia Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học,
Nxb. Khoa học xã hội.
10. Nguyễn Văn Dân (2003), Kafka với cuộc chiến chống phi lý: Lời giới
thiệu trong Franz Kafka Tuyển tập tác phẩm, Nxb. Hội Nhà văn, Trung
tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây.
11. Trương Đăng Dung (1998), Thế giới nghệ thuật của Franz Kafka: Lời
giới thiệu tiểu thuyết Lâu đài, Nxb. Văn học.
12. Nguyễn Tiến Dũng (1999), Chủ nghĩa hiện sinh: lịch sử, sự hiện diện
ở Việt Nam, Nxb. Chình trị Quốc gia.
13. Đại cương lịch sử triết học phương Tây, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chì Minh.

92
14. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây
hiện đại, Nxb. Giáo dục.
15. Hà Minh Đức (chủ biên, 1998), Lý luận văn học, Nxb. Giáo dục.
16. Nguyễn Văn Hạnh – Huỳnh Như Phương (1999), Lý luận văn học, vấn
đề và suy nghĩ, Nxb. Giáo dục.
17. Alain Robbe-Grillet (1997), Vì một Tiểu thuyết Mới, Nxb. Hội Nhà
văn.
18. Đào Duy Hiệp (2005), bài về “Marivaux” trong Lịch sử văn học Pháp
thế kỷ XVIII (Phùng Văn Tửu – Lê Hồng Sâm chủ biên), Nxb. Đại học
Quốc gia Hà Nội.
19. Đỗ Đức Hiểu (1998), Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa, Nxb.
Văn học.
20. Lê Huy Hòa, Nguyễn Bính Phương biên soạn (2002), Những bậc thầy
văn chương, Nxb. Văn học.
21. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb.
Giáo dục.
22. Franz Kafka, Tuyển tập tác phẩm, (2003), Nxb. Hội Nhà văn, Trung
tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây.
23. M.B.Khraptrenko (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát
triển văn học, Nxb. Tác phẩm mới.
24. M.B.Khraptrenko (1984), Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người,
Nxb. Khoa học xã hội.
25. Milan Kundera, Tiểu luận Nghệ thuật tiểu thuyết – Những di chúc bị
phản bội, Nxb. Văn hóa Thông tin, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông
Tây.
26. Milan Kundera (2001), Tiểu luận, người dịch Nguyên Ngọc, Nxb. Văn
hóa thông tin.
27. Phương Lựu (2001), Lý luận phê bình văn học thế kỷ XX, Nxb. Văn học.

93
28. Nhiều tác giả (2002), Lý luận văn học, Nxb. Giáo dục.
29. Nhiều tác giả (2002), Văn học phương Tây, Nxb. Giáo dục.
30. Lê Thanh Nga (2006), Thân phận con người trong sáng tác của
Franz Kafka, Tạp chì nghiên cứu Văn học số 3.
31. G.N.Poxpelov (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb. Giáo dục.
32. Trần Đính Sử (1993), Một số vấn đề Thi pháp học hiện đại, Bộ Giáo
dục và Đào tạo – Vụ Giáo viên, Hà Nội.
33. Trần Đính Sử (chủ biên, 1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb. Đại
học Quốc gia Hà Nội.
34. Hoàng Trinh (1999), Phương Tây văn học và con người, Quyển 1,
Nxb. KHXH.
35. Phùng Văn Tửu (2002), Tiểu thuyết Pháp hiện đại, những tìm tòi đổi
mới, Nxb. KHXH.
36. Phùng Văn Tửu (2002), Lời giới thiệu tiểu thuyết Vụ án, Nxb. Văn hóa
thông tin.
37. Lê Phong Tuyết (1995), Alain Robbe-Grillet và sự đổi mới tiểu thuyết,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
38. Lộc Phương Thủy (2007), Lý luận – Phê bình văn học thế giới thế kỉ
XX, tập I, Nxb. Giáo dục.
39. Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb. Đà Nẵng, Trường viết văn
Nguyễn Du, 2002.
40. Hoàng Minh Thương (2011), Luận văn: Quan niệm nghệ thuật về con
người và thế giới trong tiểu thuyết của Franz Kafka.
41. Xophôclơ (1962), Edip làm vua, Nxb. Giáo dục.
42. Borix Xukhop (1993), Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực, Nxb.
Giáo dục.

94

You might also like