Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Sơ đồ tổ chức thi công

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC THI CÔNG


Bộ máy điều hành công trường

Khi tiếp nhận dự án, một ban chỉ huy công trình được thành lập dưới sự lãnh đạo của Công ty để
triển khai công tác thi công xây lắp, phối hợp nhịp nhàng có trật tự kỷ cương trong công việc,
nhằm đạt hiệu qủa cao nhất. Công ty chúng tôi đã đề ra các điều lệ quy định nhiệm vụ và quyền
hạn của các bộ phận trong tổ chức ban chỉ huy công trình như sau:

Vai trò và trách nhiệm của chỉ huy trưởng công trình

Chỉ huy trưởng công trình là chức danh được bổ nhiệm, cho những người đủ khả năng điều hành
việc thực hiện một dự án thi công từ đầu đến khi kết thúc công trình xây dựng một cách có hiệu
quả

Vai trò của chỉ huy trưởng công trình là lãnh đạo thực hiện công việc xây lắp, đảm bảo yêu cầu
về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật thời gian thi công.

Ban chỉ huy công trình

Ban chỉ huy công trình được thành lập bao gồm các nhân sự được tuyển chọn từ các phòng ban
của công ty, hoặc có thể được đăng tuyển nhân sự theo yêu cầu. Việc đăng tuyển sẽ do công ty
đảm nhiệm, việc tuyển chọn các nhân sự vào ban chỉ huy công trình sẽ do Ban giám đốc cùng
với chỉ huy trưởng công trình bàn bạc và phân bổ. Danh sách nhân sự được tuyển lựa vào ban chỉ
huy công trình sẽ được giám đốc công ty phê duyệt và sau đó nhận sự điều động trực tiếp của chỉ
huy trưởng công trình.

Chỉ huy trưởng công trình nhận nhiệm vụ dự án. Ban quản lý công trình phối hợp với các Phòng
Ban chức năng để giải quyết các vấn đề chuyên môn liên quan đến các phòng ban đó.
BAN GIÁM ĐỐC
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ THI CÔNG

P. THI CÔNG

P. CÔNG NGHỆ

P. KẾ TOÁN BCHCT

P.HÀNH CHÁNH
CÔNG TRÌNH

Trang 1/5
Sơ đồ tổ chức thi công

Chỉ huy trưởng công trình có trách nhiệm gửi báo cáo hàng tuần và hàng tháng cho Ban Giám
đốc về tình hình thực hiện tiến độ, chất lượng của công trình và các biện pháp đề xuất.

Chỉ huy trưởng công trình sẽ chỉ đạo trực tiếp các hoạt động của Ban chỉ huy công trường.

Trách nhiệm và thẩm quyền giao cho ban quản lý công trường

Ban chỉ huy công trường:

Ban chỉ huy công trường (sau đây được viết tắt là BCHCT) là cấp quản lý cơ sở của Công ty
được quyết định thành lập bởi Giám đốc Công ty. Nhân sự của BCHCT được điều hành bởi chỉ
huy trưởng công trường. BCHCT chấm dứt nhiệm vụ sau khi công trình được bàn giao chính
thức cho chủ đầu tư thực hiện hoàn thành công tác thanh quyết toán.

BCHCT gồm các thành viên như sau:

Chỉ huy trưởng công trường.

Các giám sát kỹ thuật.

Nhân viên phụ trách vật tư .

Nhân viên bảo trì thiết bị thi công.

Kế toán vật tư công trường.

Thủ kho.

Các nhân viên bảo vệ.

Phòng kế toán: Cung ứng tài chính cho hoạt động của công trường và chịu sự điều hành trực tiếp
của ban giám đốc, đồng thời có trách nhiệm đề cử kế toán vật tư công trường và thủ kho.

Phòng kỹ thuật thi công: Chịu trách nhiệm đề cử nhân viên bảo vệ.

BCHCT thực hiện các chức năng quản lý sau

Lập kế hoạch triển khai và lập phương án thi công các công tác cụ thể cho các kỹ sư và các đội
trưởng tại công trường sau khi tiếp nhận các nhiệm vụ cụ thể từ công ty (Chất lượng, tiến độ,
khối lượng công việc, phạm vi thi công).

Tổ chức phân công nhiệm vụ cụ thể giữa các thành viên trong BCHCT và báo cáo cho công ty sự
phân công này.

Điều hành và phối hợp các bộ phận và các công việc hàng ngày tại công trường trên cơ sở các
nhiệm vụ được giao, các kế hoạch đã lập cụ thể cho công trường.

Kiểm tra, nghiệm thu các công việc đã thực hiện và lập báo cáo định kỳ cho công ty.

BCHCT có nhiệm vụ đại diện cho công ty tại hiện trường để liên hệ công tác với các cơ quan
chức năng địa phương nơi thực hiện dự án, tiếp nhận các ý kiến hay văn bản từ các đại diện của
chủ đầu tư tại hiện trường và báo cáo kịp thời về các phòng ban có liên quan của công ty, làm
việc trực tiếp với đại diện chủ đầu tư tại hiện trường.

Trang 2/5
Sơ đồ tổ chức thi công

Khi bắt đầu hoạt động công trường, công ty có trách nhiệm thông báo cho chủ đầu tư về quyết
định thành lập BCHCT cũng như thông báo trong nội bộ công ty để các BCHCT có thể thực thi
tốt nhiệm vụ của mình.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY THI CÔNG TẠI CÔNG TRƯỜNG


Bố trí nhân lực dự kiến:

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG TỔ CHỨC PHÒNG KẾ TOÁN


Kỹ sư phụ trách thi công + Ban chỉ huy công PHÒNG
trường KỸ THUẬT
+ Chỉ huy công trường
+ Giám sát kỹ thuật
+ Thủ kho
Kỹ sư quản lý cơ điện + Kế toán vật tư
+ Nhân viên bảo vệ
+ Thợ máy …

Nhân viên phụ trách vật tư

CÁC ĐỘI CHUYÊN MÔN


- Đội nề
- Đội mộc
- Đội sắt
- Máy thi công

Sau khi nhận mặt bằng thi công, BCHCT sẽ nhanh chóng bố trí mặt bằng công trường
và tiến hành làm các thủ tục để công trường có thể thi công trong thời gian sớm nhất.

Trưởng Ban Chỉ Huy Công Trường sẽ trình thư giới thiệu và quyết định thành lập BCHCT của
BGĐ công ty cho Ban Quản Lý Công Trình của chủ đầu tư.

BCHCT sẽ làm thủ tục đăng ký tạm trú cho các thành viên BCHCT và công nhân với chính
quyền địa phương và các thủ tục khác theo quy định để đảm bảo an ninh công trường và không
ảnh hưởng đến trật tự trị an tại địa phương.

Bố trí mặt bằng công trường

Phương thức bố trí mặt bằng thi công là quan trọng trong tiến trình thi công công trình. Việc tổ
chức hợp 1ý sẽ giúp công trường gọn gàng, thuận tiện cho thi công cũng như góp phần đẩy
nhanh tiến độ. Đồng thời đây cũng là một trong những phương pháp góp phần vào công tác an
toàn lao động. Với tầm quan trọng trên, chúng tôi sẽ tiến hành như sau.

Trang 3/5
Sơ đồ tổ chức thi công

Sau khi tiếp nhận khu vực xây dựng được bàn giao bởi chủ đầu tư, BCHCT sẽ thiết lập nhanh
chóng các công trình tạm thời nhằm tạo điều kiện tốt cho việc thi công có chất lượng và đúng
tiến độ.

Văn phòng tạm – lán trại – kho bãi - xưởng sản xuất.

Văn phòng tạm dành cho ban chỉ huy công trình: Được bố trí tại công trình là nơi làm việc của
ban chỉ huy công trường.

Lán trại công nhân, kho và xưởng: sử dụng khung định hình có diện tích đủ để làm nơi tập kết
máy móc trang thiết bị phục vụ cho thi công và là nơi làm cơ sở làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi
ngay tại công trường.

Bãi tập kết vật tư: Bố trí các vật tư có thể để ngoài trời như cát, đá, gạch ống…

Vạch ra kế hoạch thi công chi tiết cho từng giai đoạn, từng hạng mục công việc.

Thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi
trường trên công trường.

(Xem chi tiết tại bảng vẽ bố trí mặt bằng thi công)

Hệ thống điện – nước thi công & sinh hoạt

Hệ thống điện: Sử dụng đường điện lưới của Thành Phố cung cấp cho công trường để thi công
và sinh hoạt, hệ thống điện chiếu sáng bảo vệ ……, ngoài ra còn bố trí thêm một máy phát điện
dự phòng để phòng sự cố cúp điện.

Hệ thống nước: Lấy từ nguồn nước cung cấp từ chủ đầu tư hoặc khoan giếng tại công trường.
Thiết lập một hệ thống cấp thoát nước tạm. Bố trí những két nước để dự trữ phục vụ cho
công trình.

Bố trí lao động tại công trường:

Công trường là nơi tập trung rất nhiều người cùng làm việc với nhau. Để cho công nhân làm
việc, phối hợp với nhau một cách khoa học thì điều không thể thiếu là một bộ máy quản lý. Bộ
máy giúp công nhân làm việc nhất quán nhằm tăng cao hiệu quả làm việc. Vì vậy cách thức tổ
chức quản lý cũng như cách tổ chức đội ngũ lao động mang tầm quan trọng lớn trong công tác
xây dựng. Do đó chúng tôi luôn tìm cách bố trí nhân lực cho phù hợp với từng loại công trình,
từng địa phương cụ thể.

Tại công trình chúng tôi sẽ bố trí đội ngũ nhân lực như sau.

Các đội hồ nề

Đội cốp pha

Đội sắt .

Tổ cơ giới thiết bị.

Tổ trắc đạt.

Vơí kinh nghiệm quản lý thi công nhiều công trình qui mô lớn công ty sẽ quản lý lao động của
mình để đảm bảo chất lượng công trình và hoàn thành đúng thời hạn đã ký kết.

Trang 4/5
Sơ đồ tổ chức thi công

Cung ứng vật liệu đến công trường

BCHCT sẽ thiết lập mối quan hệ với các nhà cung ứng vật liệu tại địa phương như gạch, cát, đá,
gỗ …. Nhằm đảm bảo chất lượng theo yêu cầu thiết kế và nằm trong cự ly vận chuyển hợp lý để
hạ giá thành sản phẩm sẽ được tuyển chọn.

Các loại vật liệu có yêu cầu chất lượng nghiêm ngặt và khối lượng sử dụng nhiều như xi măng,
sắt thép sẽ được cung ứng bởi các tổng đại lý lớn để đảm bảo giá thành và tiến độ thi công.

Vật liệu xây dựng đưa đến công trường đều được kiểm nghiệm trước khi sử dụng, có xác nhận
về chất lượng của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát trước khi đưa vào thi công. Tuy nhiên Nhà
thầu vẫn là nguời chịu trách nhiệm chính về chất lượng của các loại vật liệu đã đưa vào công
trình.

Trang 5/5

You might also like