Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Họ và tên: Hồ Hữu Đức-Tổ 21-RHM

Kiểm tra: Triết học Mac-Lenin

Bài Làm

Như chúng ta đã biết quy luật mâu thuẫn là một trong những quy luật cơ bản trong phép biện chứng
duy vật và biện chứng duy vật lịch sử khằng định về: mọi sự vật hay hiện tượng ở trong tự nhiên đều
có sự tồn tại và mâu thuẫn bên trong. Quy luật mâu thuẫn còn được gọi là quy luật thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập. Và qua đó mọi sự vật hoặc hiện tượng đều chứa đựng những khuynh
hướng, mặt đối lập, từ đó tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân chúng. Sự thống nhất và đấu
tranh từ các mặt đối lập tạo ra xung lực nội của sự vận động, phát triển, và dẫn tới mất đi cái cũ thay
thế bởi cái mới. Để rồi  Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và mang tính phổ biến, là nguồn gốc
của sự vận động và phát triển Những nhà triết học theo quan điể m siêu hình phủ nhận mâu thuẫn bên
trong của sự vật hiện tượng, chỉ thừa nhận có sự đối kháng, sự xung đột bên ngoài giữa các sự vật
hiện tượng với nhau, nhưng không cho đó là có tính quy luật. Phép biện chứng duy vật khẳng định
rằng, mọi sự vật hiện t ượng trong thế giới đều tồn tại mâu thuẫn bên trong; mỗi sự vật hiện tượng
đều là một thể thống nhất giữa các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng đối lập nhau, những mặt
đối lập nhau nhưng lại ràng buộc nhau nên nó tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn chẳng những là hiện
tượng khách quan mà còn là hiện tượng phổ biến; mâu thuẫn tồn tại khách quan trong thế giới tự nhi
ên, xã hội và tư duy con người; tồn tại phổ biến chẳng những ở mọi sự vật hiện tượng mà còn phổ
biến trong suốt quá trình vận động và phát triển của chúng; mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác
lại được hình thành. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập Khái niệm “thống nhất” trong
quy luật mâu thuẫn có nghĩa là hai mặt đối lập liên hệ nhau, ràng buộc nhau và quy định lẫn nhau,
mặt này lấy mặt kia làm tiền đề để tồn tại và phát triển.Và rồi ta thấy quy luật mâu thuẫn tồn tại để
nhận thức được bản chất của sự vật hoặc tìm ra phương hướng, giải pháp cho hoạt động thực tiễn cần
phải nghiên cứu mâu thuẫn sự vật.Đồng thời việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa
các mặt đối lập hay quy luật mâu thuẫn có ý nghĩa quan trọng đối với nhận thực, hoạt động thực tiễn,
bởi mâu thuận là động lực và cùng là nguồn gốc của sự vận động, phát triển, có tính khách quan phổ
biến.

Ví dụ: - Đồng hóa dị hóa trong cơ thể là hai quá trình đối ngược nhau. Đồng hóa là quá trình tổng
hợp các chất và dự trữ năng lượng,trong khi đó dị hóa là quá trình phân hủy các chất và giải phóng
năng lượng.Tuy nhiên hai quá trình này lại vô cùng gắn bó mật thiết với nhau,vì sản phẩm của quá
trình này lại chính là nguyên liệu cho quá trình còn lại,cho nên tuy là phương thức và bản chất mâu
thuẫn nhau nhưng hai quá trình không thể tách rời mà liên tục bổ sung cho nhau tạo thành một vòng
lặp vô tận giúp cơ thể con người tồn tại.

-Trong hoạt động bài tiết thì con người có hai hoạt động đối lập nhau: hoạt động ăn, hoạt động bài
tiết. Mặc dù chúng đối lập nhau nhưng lại không thể tách rời nhau và phụ thuộc vào nhau, từ đó cho
thấy hai hoạt động này có sự thống nhất với nhau. Sự thống nhất đó tạo lên những nhân tố “đồng
nhất” của các mặt đối lập. Khi ở một mức độ nào đó chúng sẽ có thể chuyển hóa cho nhau. Sự thống
nhất của các mặt đối lập cũng có biểu hiện tác động ngang nhau, đó chỉ là trạng thái vận động khi có
sự diễn ra căn bằng.

You might also like