Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


------------------- -----------------------------------

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY
1. TÊN HỌC PHẦN
Tiếng Việt: Tài trợ dự án
Tiếng Anh: Project financing
Mã học phần: Tổng số tín chỉ: 03
2. BỘ MÔN PHỤ TRÁCH GIẢNG DẠY: Kinh tế đầu tư
3. ĐIỀU KIỆN HỌC TRƯỚC:
Học phần “Tài trợ dự án” là một học phần của chuyên ngành Quản lý dự án. Vì
vậy, để có thể nắm bắt được những nội dung của học phần yêu cầu sinh viên phải được
trang bị những kiến thức của các học phần cơ bản và các học phần cơ sở ngành: (1)
các học phần cơ bản như toán cao cấp, kinh tế lượng, triết học, phương pháp nghiên
cứu; (2) các học phần cơ sở ngành: kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, kinh tế chính trị; (3)
các học phần chuyên ngành như: kinh tế đầu tư, lập dự án đầu tư ...
4. MÔ TẢ HỌC PHẦN:
Học phần “Tài trợ dự án” là học phần chuyên môn của chuyên ngành Quản lý
dự án. Học phần tài trợ dự án cung cấp kiến thức cơ bản về tài trợ dự án và các cách
thức tài trợ dự án của các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, học phần
đồng thời cũng phân tích và xác định những lợi ích mà các bên thu được khi tham gia
tài trợ cho dự án. Nội dung nghiên cứu của học phần bao gồm: các hình thức tài trợ dự
án; quy trình tài trợ dự án; tài trợ dự án của từng chủ thể trong nền kinh tế; các loại
hợp đồng tài trợ dự án và tình huống tài trợ dự án thực tế.
5. MỤC TIÊU HỌC PHẦN:
Sinh viên nắm được các kiến thức cơ bản về tài trợ dự án để từ đó vận dụng các
kiến thức đã học trong việc tài trợ cho dự án. Với kiến thức đã học, trước một dự án
đầu tư thực tế, sinh viên biết được các tiêu chuẩn làm căn cứ để tài trợ dự án, các bước
cần thực hiện khi tiến hành tài trợ cho một dự án dưới vai trò của các chủ thể khác
nhau và biết lựa chọn được cách thức tài trợ hợp lý đối với dự án nhằm đem lại hiệu
quả tối ưu.
6. NỘI DUNG HỌC PHẦN:
PHÂN BỐ THỜI GIAN

Trong đó
Tổng
số Bài tập, Ghi
STT Nội dung Lý
thảo luận, chú
tiết thuyết
kiểm tra

1. Chương 1: Tổng quan về tài trợ dự án 6 3 3


2. Chương 2: Các hình thức tài trợ dự
6 3 3
án
3. Chương 3: Nguồn vốn tài trợ dự án 7 4 3
4. Chương 4: Thỏa thuận dự án và các
loại hợp đồng liên quan đến tài trợ dự 7 4 3
án
5. Chương 5: Các tổ chức tài trợ dự án 6 3 3
Chương 6: Xây dựng kế hoạch tài trợ
6 10 3 7
dự án
Chương 7: Kiểm soát và phân bổ rủi
7 3 2 1
ro trong tài trợ dự án
Tổng cộng 45 22 23

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI TRỢ DỰ ÁN

Chương này giới thiệu khái quát về những vấn đề cơ bản của tài trợ dự án như khái
niệm, đặc điểm, yêu cầu đối với tài trợ dự án. Chương này cung cấp các kiến thức nền
tảng để sinh viên có thể hiểu và tiếp cận sâu hơn đối với hoạt động liên quan đến tài
trợ dự án được thực hiện ở phía dưới
1.1. Khái niệm tài trợ dự án

1.2. Đặc điểm của tài trợ dự án

1.3. Yêu cầu đối với tài trợ dự án

1.4. Căn cứ tài trợ dự án

1.5. Vai trò của tài trợ dự án

 Nhà đầu tư
 Nhà tài trợ
 Chuyên gia tư vấn
 Công ty dự án
1.6. Sự khác nhau giữa đầu tư trực tiếp và tài trợ dự án

Tài liệu tham khảo của chương:


1. PGS TS. Từ Quang Phương-PGS TS Phạm Văn Hùng (2013), Kinh tế đầu tư,
NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
2. E.R.Yescombe (2014), Principles of Project Finance, Second Edition,
Published by Elsevier Inc.

CHƯƠNG II: CÁC HÌNH THỨC TÀI TRỢ DỰ ÁN

Chương này sẽ đi sâu làm rõ việc tài trợ dự án thường được thực hiện
dưới những hình thức nào. Các hình thức tài trợ đó phù hợp với các dự án như
thế nào và ưu nhược điểm của từng hình thức để các nhà tài trợ có sự lựa chọn
hình thức tài trợ tốt nhất đối với từng dự án

2.1. Các hình thức tài trợ trực tiếp

2.1.1. Nhà đầu tư tự tài trợ

2.1.2. Tài trợ thông qua hình thức góp vốn

2.2. Hình thức tài trợ trung và dài hạn

2.3. Tài trợ thông qua cho thuê tài chính

2.4. Tài trợ thông qua phát hành trái phiếu

2.5. Tài trợ của Nhà nước

CHƯƠNG III –NGUỒN VỐN TÀI TRỢ CHO DỰ ÁN


Chương này đi sâu giới thiệu các nguồn cung cấp vốn để tài trợ dự án. Nguồn tài trợ
chủ yếu đến từ hai nguồn là ngân hàng thương mại và trái phiếu. Bên cạnh đó, nguồn
vốn tài trợ dự án còn đến từ các nguồn vốn cho vay phi ngân hàng và tài chính khu
vực tư nhân.

3.1. Vốn chủ sở hữu

3.2. Ngân hàng thương mại

3.1.1. Khái quát đặc điểm thị trường ngân hàng

3.1.2. Chức năng của ngân hàng


3.1.3. Quy trình tài trợ của ngân hàng thương mại

3.3. Trái phiếu

3.2.1. Các thị trường trái phiếu lớn trên thế giới

3.2.2. Các đối tượng liên quan đến phát hành trái phiếu

3.2.3. Quy trình phát hành trái phiếu dự án

3.4. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng

3.5. Các nguồn vay khác từ khu vực tư nhân

3.4.2. Thuê tài chính

3.4.3. Tài chính nhà cung cấp

3.6. Hỗ trợ tài chính của khu vực công


3.5.1. Hỗ trợ tài chính gián tiếp của khu vực công
3.5.2. Hỗ trợ tài chính trực tiếp của khu vực công
3.5.3. Tài chính dự phòng
3.5.4. Tái cấp vốn sau khi hoàn thành dự án
3.5.5. Tài trợ khi thiếu hụt vốn
3.5.6. Ngân hàng chính sách
Tài liệu tham khảo của chương:
1. E.R.Yescombe (2014), Principles of Project Finance, Second Edition,
Published by Elsevier Inc.
2. John D.Finnerty (2013), Project financing , Asset - based Financial
Engineering, Third Edition, published by John Wiley & Sons, Inc. Hoboken,
New Jersey.

CHƯƠNG IV – HỢP ĐỒNG DỰ ÁN VÀ CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG


LIÊN QUAN ĐẾN TÀI TRỢ DỰ ÁN

Chương này đi sâu giới thiệu nội dung Hợp đồng Dự án, cơ sở pháp lý cho việc xây
dựng và vận hành dự án. Điều quan trọng nhất trong hợp đồng dự án là thỏa thuận dự
án (được xem xét như là một hợp đồng khung mà các nhà tài trợ kí kết với các đối
tượng có liên quan). Sau các thỏa thuận khung là các hợp đồng thầu phụ tạo nên phần
còn lại của trong các thỏa thuận hợp tác tài trợ cho dự án cũng được thảo luận trong
chương này.

4.1. Các loại hợp đồng dự án

4.1.1. Hợp đồng bao tiêu

4.1.2. Hợp đồng dựa trên sự tồn tại của sản phẩm

4.1.3. Thỏa thuận nhượng quyền

4.2. Các loại hợp đồng thầu phụ liên quan đến tài trợ dự án

4.4.1. Hợp đồng xây dựng

4.4.2. Hợp đồng O&M/ Hợp đồng bảo trì

4.4.3. Hợp đồng dịch vụ quản lý tòa nhà

4.4.4. Hợp đồng cung cấp nhiên liệu/ đầu vào

4.4.5. Hợp đồng bảo hiểm

4.4.6. Hợp đồng cho thuê đất và các quyền sử dụng khác

4.3. Các thỏa thuận hỗ trợ tín dụng bổ sung

Tài liệu tham khảo của chương:


1. E.R.Yescombe (2014), Principles of Project Finance, Second Edition,
Published by Elsevier Inc.
John D.Finnerty (2013), Project financing , Asset - based Financial Engineering,
Third Edition, published by John Wiley & Sons, Inc. Hoboken, New Jersey

CHƯƠNG V – CÁC TỔ CHỨC TÀI TRỢ QUỐC TẾ

Chương này đi sâu giới thiệu các tổ chức tài trợ quốc tế trên Thế giới. Mỗi một
tổ chức tài trợ quốc tế sẽ có những mục tiêu tài trợ, đối tượng tài trợ và cách thức tài
trợ cho các dự án là khác nhau. Việc giới thiệu rõ các mục tiêu, đối tượng và cách
thức tài trợ của các tổ chức tài trợ quốc tế sẽ giúp cho việc tìm kiếm các nguồn tài trợ
từ các tổ chức tài trợ này được phù hợp hơn và dễ thành công hơn.

5.1. Ngân hàng Thế giới

5.2. Quỹ tiền tệ Quốc tế

5.3. Hiệp hội phát triển Quốc tế

5.4. Ngân hàng phát triển châu Á


5.5. Ngân hàng tái thiết Đức

Tài liệu tham khảo của chương:


1. NGND.PGS.TS. Tô Ngọc Hưng & TS. Trương Quốc Cường (đồng chủ biên)
(2014), Giáo trình Tài trợ dự án, Nhà xuất bản Dân trí, Hà Nội.
2. John D.Finnerty (2013), Project financing , Asset - based Financial
Engineering, Third Edition, published by John Wiley & Sons, Inc. Hoboken,
New Jersey.
3. Trang web của Bộ lao động thương binh xã hội, http://www.molisa.gov.vn
4. Trang web Nghiên cứu quốc tế, http://nghiencuuquocte.org

CHƯƠNG VI – XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TÀI TRỢ DỰ ÁN

Chương này sẽ nói về kế hoạch tài trợ dự án và các mô hình tài trợ dự án

1. Xây dựng kế hoạch tài trợ dự án

2. Mô hình tài trợ dự án

Tài liệu tham khảo của chương:


1. E.R.Yescombe (2014), Principles of Project Finance, Second Edition,
Published by Elsevier Inc.
2. John D.Finnerty (2013), Project financing , Asset - based Financial
Engineering, Third Edition, published by John Wiley & Sons, Inc. Hoboken,
New Jersey.
CHƯƠNG VII –KIỂM SOÁT VÀ PHÂN BỔ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ
DỰ ÁN

1. Tổng quan về quản lý rủi ro

2. Quản lý rủi ro doanh thu

2.1. Rủi ro doanh thu là gì

2.2. Phân bổ rủi ro doanh thu

3. Quản lý rủi ro xây dựng và vận hành

3.1. Rủi ro xây dựng và rủi ro vận hành


3.2. Phân bổ rủi ro

Tài liệu tham khảo của chương:


1. E.R.Yescombe (2014), Principles of Project Finance, Second Edition,
Published by Elsevier Inc.
2. John D.Finnerty (2013), Project financing , Asset - based Financial
Engineering, Third Edition, published by John Wiley & Sons, Inc. Hoboken,
New Jersey.
7. GIÁO TRÌNH: John D.Finnerty (2013), Project financing, third edition, published
by John Wiley & Sons, Inc. Hoboken, New Jersey.
8. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Kỹ thuật tài trợ dự án dựa trên tài sản – Bản dịch
2. E.R.Yescombe (2014), Principles of Project Finance, Second Edition,
Published by Elsevier Inc.
3. Stefano Gatti (2013), Project finance in theory and practice, Published by
Elsevier Inc.
4. Tô Ngọc Hưng, Trương Quốc Cường (2014), Giáo trình Tài trợ dự án, Chương
5 “Phương thức tài trợ dự án” Nhà xuất bản Dân trí, Hà Nội

9. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN:


 Điểm chuyên cần: hệ số 0,1
 Kiểm tra:
- Bài tập nhóm: 20%
- Bài kiểm tra cá nhân: 10%
 Thi hết học phần: hệ số 0,6.
 Thang điểm: 10 hoặc tương đương

You might also like