Sinh 12 - Bai 05

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Giáo án Sinh học 12 Cơ bản Trường THPT Trần Phú

Trường : THPT Trần Phú Lớp : 12/7


GVTH : Nguyễn Thị Ly Ly Ngày soạn : 17/09/2018
Ngày dạy : 18/09/2018

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY


Tiết 05. Bài 5. NHIỄM SẮC THỂ
VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS cần đạt được:
1. Kiến thức
- Mô tả được cấu trúc siêu hiển vi và chức năng của NST ở sinh vật nhân thực.
- Nêu được sự biến đổi hình thái NST qua các thời kì phân bào và cấu trúc NST
được duy trì liên tục qua các chu kì tế bào.
- Trình bày được khái niệm về đột biến cấu trúc NST.
- Phân biệt được các dạng đột biến cấu trúc NST và nêu hậu quả.
2. Kỹ năng
- Làm việc với SGK.
- Làm việc cá nhân, làm việc nhóm.
- Phân tích, so sánh, tổng hợp
3. Thái độ
- Có quan niệm đúng đắng về sự di truyền các tính trạng của con người.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học
- Năng lực quan sát
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống
- Năng lực giao tiếp
II. Chuẩn bị của giáo viên học sinh
1. Giáo viên
- Tranh ảnh SGK phóng to.
- Hình ảnh biến đổi hình thái của NST qua các giai đoạn của chu kì tế bào.
- Hình ảnh các dạng đột biến cấu trúc NST, hậu quả đột biến NST.
- Phiếu học tập số 5.
2. Học sinh

GVTH: Nguyễn Thị Ly Ly Trang 1


Giáo án Sinh học 12 Cơ bản Trường THPT Trần Phú
- Ôn tập bài cũ và tìm hiểu bài mới.
- Thực hiện nhiệm vụ của GV đã giao ở tiết trước: Tìm hiểu đột biến cấu trúc
NST.
+ Nhóm 1: Mất đoạn.
+ Nhóm 2: Lặp đoạn.
+ Nhóm 3: Đảo đoạn.
+ Nhóm 4: Chuyển đoạn.
III. Chuỗi các hoạt động học
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ về cấu trúc - HS vận dụng hiểu biết cá nhân và
ADN và NST (hình câm), hoàn thành nhiệm vụ thảo luận với bạn cùng bàn để hoàn
sau: thành yêu cầu của GV.
+ Chú thích cho 2 hình vẽ trên.
+ Nêu mối quan hệ về cấu trúc và chức năng của
ADN và NST.
+ Khi NST bị biến đổi sẽ ảnh hưởng như thế nào
đến sinh vật?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học 2. Báo cáo kết quả hoạt động và
tập thảo luận
- Dựa vào câu trả lời của HS, GV phân tích, - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét
nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và bổ sung.
của HS.
- GV chính xác hóa các kiến thức đã hình thành
cho HS: Hình 1: ADN, Hình 2: NST. ADN là
thành phần cấu tạo nên NST, ADN và NST đều
mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di
truyền.
- GV dẫn dắt: Như vậy vật chất di truyền ở cấp
độ tế bào là NST.
NỘI DUNG:
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Hình thái và cấu trúc NST

GVTH: Nguyễn Thị Ly Ly Trang 2


Giáo án Sinh học 12 Cơ bản Trường THPT Trần Phú
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục I - HS hoạt động cá nhân, nghiên cứ
SGK, quan sát hình 5.1 và nêu câu hỏi: thông tin SGK và vận dụng kiến
+ NST là gì? NST có ở đâu? thức sinh học 9 về NST để thống
+ Hình thái đặc điểm nổi bật của hình thái NST. nhất các kiến thức.
- GV giới thiệu cho HS một số khái niệm: bộ
NST, cặp NST tương đồng, bộ NST lưỡng bội
(2n), bộ NST đơn bội (n), NST cấu trúc đơn,
NST cấu trúc kép, NST thường, NST giới tính.
- GV yêu cầu HS: - HS quan sát kĩ hình ảnh để nhận
+ Quan sát hình ảnh chu kì tế bào. biết kiến thức. HS nhận biết mức
+ Quá trình nguyên phân gồm những kì nào? độ xoắn của NST ở các kì của
+ Hình thái của NST biến đổi như thế nào trong nguyên phân.
quá trình nguyên phân? (Kì trung gian: NST ở
dạng sợi mảnh sau đó nhân đôi. Kì đầu: các
cromatit bắt đầu đóng xoắn. Kì giữa: NST xoắm
cực đại. Kì sau: Các cromatit tách nhau ở tâm
động, NST đơn đi về các cực. Kì cuối: Các NST
lại tháo xoắn → sợi mảnh)
- GV yêu cầu HS: - HS hoạt động cá nhân với SGK và
+ Quan sát hình 5.2 SGK trang 24. hoàn thành yêu cầu của GV.
+ Trình bày cấu trúc siêu hiển vi của tế bào nhân
thực.
+ Ở sinh vật nhân sơ NST có cấu trúc như thế
nào?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học 2. Báo cáo kết quả hoạt động và
tập thảo luận
- GV nhận xét, đánh giá và giúp HS hoàn thiện - Đại diện HS trình bày, lớp nhận
kiến thức. xét, bổ sung.
- GV bổ sung kiến thức:
+ NST có tâm động ở chính giữa chia NST
thành 2 cánh bằng nhau.
+ NST có tâm động nằm lệch → 2 cánh độ dài

GVTH: Nguyễn Thị Ly Ly Trang 3


Giáo án Sinh học 12 Cơ bản Trường THPT Trần Phú
khác nhau.
+ NST có tâm động nằm sát cuối → cánh lệch
nhau nhiều.
+ Trong cơ thể sinh vật còn có NST bổ sung và
NST khổng lồ (NST tự nhân đôi nhiều lần
nhưng không phân li vì nhân tế bào không phân
chia nên giống như một bó sợi khoảng 1600 sợi)
NỘI DUNG
I. Hình thái và cấu trúc nhiễm sắc thể
1. Hình thái NST
- Ở sinh vật nhân sơ: NST là phân tử ADN kép, vòng không liên kết với protein
histion.
- Ở sinh vật nhân thực: NST gồm 2 cromatit dính nhau ở tâm động (eo thứ nhất),
một số NST còn có eo thứ hai (nơi tổng hợp rARN). NST có các dạng hình que, hình
hạt, hình chữ V... đường kính 0,2 – 2 m, dài 0,2 – 50 m.
Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng (về số lượng, hình thái, cấu trúc)
2. Cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực
NST được cấu tạo từ ADN và protein (histon và phi histon)
(ADN + protein) → Nucleoxom ( 8 phân tử protein histon được quấn quanh bởi

3
một phân tử ADN dài khoảng 146 cặp nucleotit, quấn 1 vòng) → Sợi cơ bản (khoảng
4
11 nm) → Sợi nhiễm sắc ( 25 – 30 nm) → Ổng siêu xoắn (300 nm) → Cromatit (700
nm) → NST.
II. Đột biến cấu trúc NST
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát hình các dạng đột biến - HS hoạt động cá nhân, nghiên cứu
cấu trúc NST, yêu cầu HS tìm hiểu nội dung thông tin SGK để hoàn thành yêu
SGK và trả lời câu hỏi: cầu của GV.
+ Thế nào là đột biến cấu trúc NST?
+ Nguyên nhân gây ra các đột biến cấu trúc NST
là gì?
+ Dạng nào làm thay đổi số lượng gen trên
NST?

GVTH: Nguyễn Thị Ly Ly Trang 4


Giáo án Sinh học 12 Cơ bản Trường THPT Trần Phú
- GV yêu cầu các nhóm trình bày theo nội dung - HS hoạt động theo nhóm, thảo
phiếu học tập đã giao: Tìm hiểu các dạng đột luận và thống nhất nhiệm vụ được
biến cấu trúc NST. giao ở nhà.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học 2. Báo cáo kết quả hoạt động và
tập thảo luận
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận
- GV nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến thức. xét, bổ sung.
- HS chỉnh sửa hoàn thiện phiếu
học tập.
NỘI DUNG
II. Đột biến cấu trúc NST
1. Khái niệm
Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST.
2. Cơ chế chung
Các tác nhân gây đột biến ảnh hưởng đến quá trình tiếp hợp, trao đổi chéo... hoặc
trực tiếp gây đứt gãy NST → làm phá vỡ cấu trúc NST. Các đột biến cấu trúc NST dẫn
đến sự thay đổi trình tự và số lượng các gen, làm thay đổi hình dạng NST.
3. Các dạng đột biến cấu trúc NST
Dạng đột biến Khái niệm Đặc điểm Hậu quả, ý nghĩa
Là dạng đột biến - Làm giảm số - Gây chết hoặc giảm
mất đi một đoạn lượng gen trên NST. sức sống.
Mất đoạn nào đó của NST - Làm mất cân bằng - Loại bỏ gen không
gen. mong muốn trên NST ở
một số cây trồng.
Là dạng đột biến - Tăng chiều dài của - Không gây ra hậu quả
làm cho một đoạn NST. nghiêm trọng.
nào đó của NST - Tăng số lượng gen - Tạo nhiều gen mới
Lặp đoạn
lặp lại một hay trên NST. trong quá trình tiến hóa.
nhiều lần - Mất cân bằng gen - Tăng hay giảm cường
trên hệ gen độ biểu hiện tính trạng.
Đảo đoạn Là dạng đột biến Thay đổi trình tự - Giảm khả năng sinh
làm cho một đoạn phân bố NST, thay sản.
NST nào đó đứt đổi hoạt động của - Tạo nguồn nguyên liệu
ra rồi đảo ngược gen. cho quá trình tiến hóa.

GVTH: Nguyễn Thị Ly Ly Trang 5


Giáo án Sinh học 12 Cơ bản Trường THPT Trần Phú
180o và nối lại.
Là dạng đột biến Một số gen trên - Có thể gây chết, mất
dẫn đến sự trao NST này được khả năng sinh sản.
đổi đoạn trong 1 chuyển sang NST - Vai trò trong quá trình
Chuyển đoạn NST hoặc giữa khác dẫn đến làm hình thành loài mới.
các NST không thay đổi nhóm gen - Chuyến nhóm gen
tương ứng. liên kết. mong muốn của loài này
sang NST của loài khác.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: - HS vận dụng kiến thức đã học để
a. Tại sao mỗi tế bào nhân thực chứa nhiều NST, thảo luận và hoàn thành yêu cầu
NST có thể xếp gọn vào nhân tế bào và dễ di của GV.
chuyển trong quá trình phân chia tế bào?
b. Vị trí đứt gãy khác nhau trên NST trong các
đột biến cấu trúc NST liệu có gây nên những hậu
quả khác nhau cho thể đột biến không?
c. Ngày nay con người đã gây đột biến cấu trúc
NST và sử dụng đột biến như thế nào?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học 2. Báo cáo kết quả hoạt động và
tập thảo luận
- GV yêu cầu HS trình bày. - Đại diện HS trình bày, lớp nhận
- GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực xét và bổ sung.
hiện nhiệm vụ học tập của HS và chính xác hóa
các kiến thức đã hình thành cho HS.
NỘI DUNG
a. ADN được xếp vào các NST khác nhau và có sự gói bọc ADN theo các mức xoắn
khác nhau trong NST.
b. Vị trí đứt gãy khác nhau trên NST trong các đột biến cấu trúc NST sẽ gây hậu quả
khác nhau cho thể đột biến.
c. Con người chủ động gây đột biến mất đoạn, lặp đoạn và chuyển đoạn nhằm loại bỏ
gen xấu, tăng cường độ biểu hiện của các gen quý.
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: - HS nhận nhiệm vụ, thảo luận với

GVTH: Nguyễn Thị Ly Ly Trang 6


Giáo án Sinh học 12 Cơ bản Trường THPT Trần Phú
a. Trình bày tác hại của chất độc đioxin sử dụng bạn cùng bàn để thực hiện nhiệm
trong chiến tranh, chất độc hóa học dùng trong vụ.
nông nghiệp đối với sức khỏe con người.
b. Con người cần làm gì để hạn chế các tác hại
trên?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học 2. Báo cáo kết quả hoạt động và
tập thảo luận
- GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực - Đại diện mỗi nhóm trình bày kết
hiện nhiệm vụ của HS. quả thảo luận, lớp nhận xét và bổ
sung.
NỘI DUNG
a. Các chất độc gây đột biến cấu trúc NST → trẻ em bị khuyết tật di truyền ảnh
hưởng đến sức khỏe con người.
b. Sống hòa bình, hạn chế sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật trong sản xuất
nông nghiệp.
IV. Dặn dò
- Chuẩn bị bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
V. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Quảng Nam, ngày 17 tháng 09 năm 2018
Giáo viên giảng dạy

Nguyễn Thị Ly Ly

GVTH: Nguyễn Thị Ly Ly Trang 7


Giáo án Sinh học 12 Cơ bản Trường THPT Trần Phú
PHỤ LỤC: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Thời gian: 10 phút
Tên nhóm: ……………………………………………….. Lớp:…………………
Nghiên cứu nội dung bài 5, mục II, trang 24 - 25, SGK Sinh 12 Cơ bản, hãy hoàn
thành theo yêu cầu: Tìm hiểu đột biến cấu trúc nhiễm số lượng NST.
Dạng đột biến Khái niệm Đặc điểm Hậu quả, ý nghĩa
Mất đoạn
Lặp đoạn
Đảo đoạn
Chuyển đoạn

ĐÁP ÁN
Dạng đột biến Khái niệm Đặc điểm Hậu quả, ý nghĩa
Là dạng đột biến - Làm giảm số - Gây chết hoặc giảm
mất đi một đoạn lượng gen trên NST. sức sống.
Mất đoạn nào đó của NST - Làm mất cân bằng - Loại bỏ gen không
gen. mong muốn trên NST ở
một số cây trồng.
Là dạng đột biến - Tăng chiều dài của - Không gây ra hậu quả
làm cho một đoạn NST. nghiêm trọng.
nào đó của NST - Tăng số lượng gen - Tạo nhiều gen mới
Lặp đoạn
lặp lại một hay trên NST. trong quá trình tiến hóa.
nhiều lần - Mất cân bằng gen - Tăng hay giảm cường
trên hệ gen độ biểu hiện tính trạng.
Là dạng đột biến Thay đổi trình tự - Giảm khả năng sinh
làm cho một đoạn phân bố NST, thay sản.
Đảo đoạn NST nào đó đứt đổi hoạt động của - Tạo nguồn nguyên liệu
ra rồi đảo ngược gen. cho quá trình tiến hóa.
180o và nối lại.
Là dạng đột biến Một số gen trên - Có thể gây chết, mất
dẫn đến sự trao NST này được khả năng sinh sản.
đổi đoạn trong 1 chuyển sang NST - Vai trò trong quá trình
Chuyển đoạn NST hoặc giữa khác dẫn đến làm hình thành loài mới.
các NST không thay đổi nhóm gen - Chuyến nhóm gen
tương ứng. liên kết. mong muốn của loài này
sang NST của loài khác.

GVTH: Nguyễn Thị Ly Ly Trang 8

You might also like