Sinh 12 - Bai 04

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Giáo án Sinh học 12 Cơ bản Trường THPT Trần Phú

Trường : THPT Trần Phú Lớp : 12/7


GVTH : Nguyễn Thị Ly Ly Ngày soạn : 09/09/2018
Ngày dạy : 18/09/2018

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY


Tiết 04. Bài 4. ĐỘT BIẾN GEN
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS cần đạt được:
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm đột biến gen và cơ chế phát sinh đột biến gen.
- Trình bày được hậu quả chung và ý nghĩa của đột biến gen.
2. Kỹ năng
- Làm việc với SGK.
- Làm việc cá nhân, làm việc nhóm.
- Phân tích, so sánh, tổng hợp
3. Thái độ
- Có quan niệm đúng đắng về sự di truyền các tính trạng của con người.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học
- Năng lực quan sát
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống
- Năng lực giao tiếp
II. Chuẩn bị của giáo viên học sinh
1. Giáo viên
- Tranh ảnh về một số đột biến gen.
2. Học sinh
- Ôn tập bài cũ và tìm hiểu bài mới.
- Thực hiện nhiệm vụ của GV đã giao ở tiết trước:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu nguyên nhân đột biến gen.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu cơ chế phát sinh đột biến gen.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu hậu quả của đột biến gen.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu ý nghĩa của đột biến gen.
III. Chuỗi các hoạt động học
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GVTH: Nguyễn Thị Ly Ly Trang 1


Giáo án Sinh học 12 Cơ bản Trường THPT Trần Phú
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Thực hiện nhiệm vụ học
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh về đột biến tập
gen ở động vật và thực vật (lợn bình thường, cây lúa - HS vận dụng hiểu biết cá
bình thường với lợn có đầu, chân dị dạng, lúa bạch nhân và thảo luận với bạn cùng
tạng...), yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi để trả bàn để hoàn thành yêu cầu của
lời các câu hỏi: GV.
+ Nêu những điểm bất thường ở những hình ảnh
trên.
+ Dự đoán những nguyên nhân dẫn đến điều trên.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 2. Báo cáo kết quả hoạt động
- Dựa vào câu trả lời của HS, GV phân tích, nhận và thảo luận
xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS. - Đại diện HS trả lời, lớp nhận
- GV dẫn dắt: Tất cả những biến đổi trên đều là do xét và bổ sung.
đột biến ở 2 cấp độ: đột biến ở cấp độ phân tử được
gọi là đột biến gen và đột biến ở cấp độ tế bào gọi là
đột biến nhiễm sắc thể.
NỘI DUNG:
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Khái niệm và các dạng đột biến
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Thực hiện nhiệm vụ học
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi: tập
+ Đột biến gen là gì? - HS hoạt động độc lập với
+ Đột biến gen có đặc điểm gì? Cho ví dụ? SGK.
+ Thế nào là thể đột biến? Cho ví dụ?
+ Có những tác nhân nào gây đột biến?
- GV nêu yêu cầu:
+ Mô tả các dạng đột biến gen bằng sơ đồ.
+ Biểu thị mối quan hệ giữa gen và protein trên sơ
đồ.

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 2. Báo cáo kết quả hoạt động
- GV nhận xét, đánh giá và giúp HS hoàn thiện kiến và thảo luận
thức. - Đại diện HS trình bày, lớp
- GV giảng giải về gây đột biến nhân tạo: nhận xét, bổ sung.
+ Dùng hóa chất làm thay đổi cặp nucleotit trong gen
theo ý muốn.

GVTH: Nguyễn Thị Ly Ly Trang 2


Giáo án Sinh học 12 Cơ bản Trường THPT Trần Phú
+ Tăng tần số đột biến ở cây trồng, các chủng vi sinh
vật tạo sinh khối.
NỘI DUNG
I. Khái niệm và các dạng đột biến
1. Khái niệm
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
- Đột biến gen thường liên quan tới một cặp nuclêôtit (gọi là đột biến điểm) hoặc
một số cặp nuclêôtit xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN.
2. Các dạng đột biến
Có 3 dạng đột biến gen (đột biến điểm) cơ bản:
- Mất một hoặc một số cặp nucleotit.
- Thêm một hoặc một số cặp nucleotit.
- Thay thế một hoặc một số cặp nucleotit.
→ Làm thay đổi trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit và làm thay đổi chức
năng của protein.
II. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Thực hiện nhiệm vụ học
- GV đặt câu hỏi dẫn dắt: tập
+ Hoạt động không bình thường của ADN thể hiện - HS hoạt động cá nhân, nghiên
như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến hoạt động không cứu thông tin SGK để hoàn
bình thường ở ADN là gì? (Sao chép bị sai, bị đứt thành yêu cầu của GV.
đoạn khi nhân đôi. Nguyên nhân do cấu trúc gen
hoặc từ yếu tố môi trường)
- GV yêu cầu nhóm 1, 2 trình bày nội dung được - HS hoạt động theo nhóm,
giao nhiệm vụ: Tìm hiểu về nguyên nhân và cơ chế thảo luận và thống nhất nhiệm
phát sinh đột biến gen. vụ được giao ở nhà.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 2. Báo cáo kết quả hoạt động
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận. và thảo luận
- GV nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến thức. - Đại diện nhóm trình bày, lớp
- GV giới thiệu thêm về cơ chế biểu hiện của đột nhận xét, bổ sung.
biến gen: đột biến giao tử, đột biến xoma, đột biến - HS khái quát kiến thức.
tiền phôi.
NỘI DUNG
II. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen
1. Nguyên nhân
Do ảnh hưởng của các tác nhân hoá học, vật lí (tia phóng xạ, tia tử ngoại…), tác

GVTH: Nguyễn Thị Ly Ly Trang 3


Giáo án Sinh học 12 Cơ bản Trường THPT Trần Phú
nhân sinh học (virút) hoặc những rối loạn sinh lí, hoá sinh trong tế bào.
2. Cơ chế phát sinh đột biến
a. Sự kết hợp không đúng trong nhân đôi ADN
Đột biến điểm thường xảy ra trên một mạch dưới dạng tiền đột biến. Dưới tác
dụng của enzim sửa sai nó có thể trở về dạng ban đầu hoặc tạo thành đột biến qua
các lần nhân đôi tiếp theo.
Gen  tiền đột biến gen  đột biến gen
b. Tác động của các tác nhân gây đột biến
- Tác nhân vật lí
- Tác nhân hóa học (Ví dụ: 5BU)
- Tác nhân sinh học
III. Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Thực hiện nhiệm vụ học
- GV yêu cầu hãy nêu ví dụ về hậu quả của đột biến tập
gen? - HS hoạt động thảo luận, vận
dụng kiến thức thực tế để trả
lời.
- GV yêu cầu nhóm 3 khái quát về hậu quả của đột - HS làm việc nhóm ở nhà để
biến gen. hoàn thành yêu cầu GV.
- GV nêu câu hỏi: Tại sao nhiều đột biến điểm như
đột biến thay thế cặp nucleotit lại hầu như vô hại đối
với thể đột biến? (Đột biến thay thế cặp nu này bằng
cặp nu khác làm biến đổi codon này sang codon
khác nhưng cùng xác định 1 axit amin nên protein
không thay đổi và trở nên không gây hại)
- GV yêu cầu nhóm 4 trình bày đột biến gen có vai - HS làm việc nhóm ở nhà,
trò và ý nghĩa như thế nào đối với tiến hóa và thực thống nhất yêu cầu của GV.
tiễn?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 2. Báo cáo kết quả hoạt động
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận. và thảo luận
- GV nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến thức. - Đại diện nhóm trình bày, lớp
- GV bổ sung kiến thức: nhận xét, bổ sung.
+ Tạo chủng nấm có hoạt tính sinh học cao. - HS khái quát kiến thức.
+ Tạo chủng vi sinh vật để sản xuất vacxin.
NỘI DUNG

GVTH: Nguyễn Thị Ly Ly Trang 4


Giáo án Sinh học 12 Cơ bản Trường THPT Trần Phú
III. Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen
1. Hậu quả
- Đột biến gen có thể có hại, có lợi hoặc trung tính đối với một thể đột biến.
Mức độ có lợi hay có hại của đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen, điều kiện môi
trường.
- Khẳng định phần lớn đột biến điểm thường vô hại.
2. Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen
Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình chọn giống và tiến hoá.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Thực hiện nhiệm vụ học
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: tập
a. Trong các dạng đột biến trên, dạng nào gây hậu - HS vận dụng kiến thức đã học
quả lớn hơn? Vì sao? để thảo luận và trình bày ý kiến
b. Dạng đột biến thêm hoặc mất 1 cặp nu ở đầu gen, của nhóm.
giữa gen và gần cuối gen thì trường hợp nào sẽ gây
ảnh hưởng nghiêm trọng hơn? Vì sao?
c. Nêu một số tác nhân từ môi trường gây đột biến ở
người?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 2. Báo cáo kết quả hoạt động
- GV yêu cầu HS trình bày. và thảo luận
- GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện - Đại diện HS trình bày, lớp
nhiệm vụ học tập của HS và chính xác hóa các kiến nhận xét và bổ sung.
thức đã hình thành cho HS.
NỘI DUNG
a. Đột biến thêm hoặc mất 1 hoặc một số nu thi khi đọc lệch 1 hoặc 1 số nu, sai lệch
codon, gây ảnh hưởng tới nhiều axit amin.
b. Xảy ra vị trí ở đầu gen nghiêm trọng hơn vì mã di truyền sẽ đọc sai từ vị trí ban đầu
và toàn bộ axit min trong protein bị thay đổi.
c. Chất độc màu da cam, sự cố rò rỉ hạt nhân.
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Thực hiện nhiệm vụ học
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và trả lời tập
các câu hỏi sau: - HS nhận nhiệm vụ, thảo luận
a. Tại sao trong việc sử dụng thuốc trừ sâu diệt côn với bạn cùng bàn để thực hiện
trùng, người ta phải phối hợp nhiều loại thuốc khác nhiệm vụ.
nhau?

GVTH: Nguyễn Thị Ly Ly Trang 5


Giáo án Sinh học 12 Cơ bản Trường THPT Trần Phú
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 2. Báo cáo kết quả hoạt động
- GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện và thảo luận
nhiệm vụ của HS. - Đại diện mỗi nhóm trình bày
kết quả thảo luận, lớp nhận xét
và bổ sung.
NỘI DUNG
a. Mức độ biểu hiện của đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen. Sử dụng kết hợp
nhiều loại thuốc để tránh tình trạng kháng thuốc ở côn trùng.
IV. Dặn dò
- Chuẩn bị bài 4: Đột biến gen.
V. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Quảng Nam, ngày 09 tháng 09 năm 2018
Giáo viên giảng dạy

Nguyễn Thị Ly Ly

GVTH: Nguyễn Thị Ly Ly Trang 6

You might also like