Bài thảo luận - KTKV ASEAN - Nhóm 8

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 82

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN

“KINH TẾ KHU VỰC VÀ ASEAN”

Đề tài: Tổng quan về Myanmar

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thùy Dương

Lớp HP: H2102FECO2031

Thực hiện: Nhóm 8

HÀ NỘI – 2021
LỜI CẢM ƠN

Nhóm 8 chúng em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Thùy Dương đã nhiệt tình
giảng dạy và cung cấp những kiến thức quý báu để chúng em có thể hoàn thành tốt bài
thảo luận này.

Vì thời gian có hạn và trình độ bản thân còn nhiều hạn chế, cho nên bài thảo luận của
nhóm không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý quý báu của cô
cùng toàn thể các bạn trong lớp để bài thảo luận của nhóm được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

1
Mục Lục

A. Tổng quan về Myanmar


B. Kinh tế Myanmar
I. Thương mại của Myanmar
II. Đầu tư của Myanmar
III. Lao động của Myanmar
C. Hợp tác kinh tế
I. Hợp tác kinh tế giữa Myanmar và Singapore
II. Hợp tác kinh tế giữa Myanmar và Việt Nam

2
A. Tổng quan về Myanmar

I. Điều kiện tự nhiên

1. Vị trí địa lí

Myanmar là một quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á, có biên giới với Bangladesh,
Ấn Độ, Trung Quốc, Lào và Thái Lan. Một phần ba tổng chu vi của Myanmar là
đường bờ biển giáp với vịnh Bengal và biển Andaman. Nước này nằm dọc theo mảng
Ấn Độ và mảng Á-Âu, phía đông nam của dãy Himalaya, về phía tây là Vịnh Bengal
và phía nam là biển Andaman. Đây là vị trí chiến lược, nằm gần các tuyến đường vận
tải chính của Ấn Độ Dương. Thủ đô của Myanmar là Naypyidaw.

2. Khí hậu

Myanmar mang khí hậu gió mùa với 3 mùa chính trong năm. Mùa hè từ tháng 3
đến tháng 6: Đây là khoảng thời kì nóng nhất, mưa ít hoặc không mưa. Mùa mưa của
tháng 7 đến tháng 9: Ở Yangon thời gian này, trời mưa cả ngày lẫn đêm, còn tại
Bangan và Mandalay trời lại siêu ít mưa, đây cũng là khoảng thời gian rất ít khách du
lịch đến Myanmar. Mùa thu từ tháng 10 tới tháng 2 năm sau, đây là thời khắc ưa thích
cho du lịch ở Myanmar hơn cả. Với khí hậu ôn hòa, trời ít mưa, số đông khách du lịch
lựa chọn mùa thu để tới với Myanmar.

3. Diện tích

Myanmar có diện tích 676.577 km2, là quốc gia lớn thứ hai Đông Nam Á, chỉ sau
Indonesia.

4. Tài nguyên thiên nhiên

Myanmar giàu tài nguyên thiên nhiên. Với hơn 50% diện tích là rừng trở thành
quốc gia có sản lượng gỗ tếch lớn nhất thế giới, mỗi năm Myanmar cung cấp cho thế
giới khoảng 40 triệu m3 gỗ. Điểm nổi bật của Myanmar so với các nước Đông Nam Á
đó là tại Myanmar vàng ở khắp mọi nơi và rất dễ tìm thấy, chính vì vậy Myanmar
được gọi là “vùng đất phủ đầy vàng”. Đây cũng là nước sản xuất đá quý đứng thứ nhất
châu Á với sự đa dạng về thể loại, đặc biệt là hồng ngọc. Myanmar cũng dồi dào các
khoáng sản khác như sắt, thép và đồng, có trữ lượng dầu và khí tự nhiên rất lớn, đứng

3
thứ 10 trên thế giới với trữ lượng dầu khoảng 3,2 tỷ thùng và khí ước tính 89,7 nghìn
tỷ m3.

II. Lịch sử

Người môn được cho là nhóm người đầu tiên di cư tới vùng hạ lưu châu thổ sông
Ayeyarwady (ở phía nam Myanmar) và tới khoảng giữa thập niên 900 trước Công
nguyên họ đã giành quyền kiểm soát khu vực này. Sau đó, vào thế kỷ 1 trước Công
nguyên, người Pyu di cư tới đây và tiến tới xây dựng các thành bang có quan hệ
thương mại với Ấn Độ và Trung Quốc.

Vào khoảng trước những năm 800, người Bamar (người Miến Điện) bắt đầu di cư
tới châu thổ Ayeyarwady từ Tây Tạng hiện nay. Người Miến điện đã 03 lần tạo dựng
nên Đế chế Miến Điện tại Myanmar vào thế kỷ thứ 12 (vương quốc Pagan), thế kỷ thứ
16 (Vương quốc Toungoo) và đầu thế kỷ 18 (Triều đại Konbaung). Cùng với đó, lịch
sử Myanmar có các giai đoạn bị xâm lược bởi Mông Cổ, Trung Quốc.

Trong thế kỷ 19, thực dân Anh đã 3 lần xâm chiếm và đánh vào Myanmar:

- Chiến tranh Anh – Miến lần thứ nhất (1824 – 1826): Miến Điện thua trận, phải
nhượng cho Anh các vùng lãnh thổ Rakhine, Taninthayi và Atxam và bồi thường
chiến tranh cho Anh 1 triệu Sterling.
- Chiến tranh Anh – Miến lần thứ hai (1852 – 1853): Thực dân Anh mở rộng vùng
đất chiếm đóng tới toàn bộ Yangon, Toungoo và vùng đồng bằng Irrawaddy rộng
lớn.
- Chiến tranh Anh – Miến lần thứ ba (1885): Thực dân Anh hoàn tất việc đặt cai trị
trên toàn bộ lãnh thổ Miến Điện. 1886 sáp nhập Miến Điện thành 1 bang của Ấn
Độ thuộc Anh.

Đấu tranh giành độc lập: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai Miến Điện trở thành
một mặt trận chính tại Mặt trận Đông Nam Á. Quân đội Miến Điện độc lập dưới
quyền chỉ huy của Aung San và Quân đội quốc gia Arakan đã chiến đấu với Nhật Bản
từ 1942-1944, nhưng đã nổi lên chống lại người Nhật năm 1945. Năm 1947, Aung
San trở thành Phó chủ tịch Uỷ ban hành pháp Miến Điện, một chính phủ chuyển tiếp.
Tuy nhiên, trong tháng 7 năm 1947, các đối thủ chính trị đã ám sát Aung San và nhiều

4
thành viên chính phủ khác. Ngày 4 tháng 1 năm 1948, quốc gia này trở thành một
nước cộng hòa độc lập, với cái tên Liên bang Myanmar, với Sao Shwe Thaik là tổng
thống đầu tiên và U Nu là thủ tướng.

III. Văn hóa 

Tính đến tháng 6/2021, dân số hiện tại của Myanmar là 54.790.115. Myanmar đa
dạng về chủng tộc dân cư: Người Bamar chiếm khoảng 68% dân số, người San 10%,
người Kayin 7%, người Rakhine 4%, người Hoa gần 3%, người Môn 2%, người Ấn
2%. Số còn lại là người Kachin, Chin và các nhóm thiểu số khác.

Văn hóa nổi bật: là Phật giáo và Bamar bởi vì Gần 90% dân số Myanmar đi theo
đạo Phật nên hình ảnh những ngôi chùa có lẽ là đặc trưng nổi bật nhất khi bạn ghé
thăm quốc gia này. Nằm ở phía tây bắc bán đảo Trung – Ấn, Myanmar là đất nước
Phật giáo với hàng vạn ngôi đền, chùa tháp, cùng bề dày lịch sử và văn hóa truyền
thống được bảo tồn và lưu giữ nguyên vẹn. Ngoài ra Hồi giáo và Thiên Chúa giáo đều
chiếm 4% dân số và còn lại là các tôn giáo khác.

Quốc kỳ: được sử dụng từ năm 2010 có ba sọc ngang từ trên xuống gồm: Màu
vàng tượng trưng cho tình đoàn kết dân tộc - Màu xanh lá cây là hòa bình và vẻ đẹp
của thiên nhiên đất nước - Màu đỏ tượng trưng cho dũng cảm và quyết đoán của người
dân Myanmar. Ngôi sao năm cánh màu trắng tượng trưng cho sự hòa hợp dân tộc. Lá
cờ này thay cho lá cờ cũ (bên phải trong hình ảnh dưới) vào ngày 21/10/2010.

Quốc hoa: loài hoa thơm mọc thành từng chùm nhỏ có màu vàng - Padauk. Đối
với người Myanmar, loài hoa này là biểu tượng của tình yêu, sự lãng mạn và tuổi trẻ.

5
Chính vì vậy, trong rất nhiều lễ hội truyền thống của Myanmar không thể thiếu loài
hoa này.

Ngôn ngữ: tiếng Miến điện hay tiếng Myanmar là tiếng mẹ đẻ của người Bamar và
là ngôn ngữ chính thức của Myanmar, về mặt ngôn ngữ học có liên quan tới tiếng Tây
Tạng và tiếng Trung Quốc. Nó được viết bằng ký tự gồm các chữ hình tròn và nửa
hình tròn, có nguồn gốc từ ký tự Môn. Ngoài ra tiếng anh cũng rất phổ biến tại quốc
gia này.

Ẩm thực: Myanmar bị ảnh hưởng nhiều từ ẩm thực Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan,
và các nền văn hóa ẩm thực của các dân tộc thiểu số khác. Món chủ yếu trong ẩm thực
Myanmar là gạo, tôm, cá, patê cá lên men, thịt lợn và thịt cừu. Thịt bò, bị coi là món
cấm kỵ, rất hiếm được sử dụng. 

Quốc ca: bài hát quốc ca của Myanmar có tên là Gaba Majay Bama Payay. Nội
dung là: chúng ta mãi mãi yêu nồng nàn đất mẹ Myanmar. Chúng ta hiến thân vị Liên
bang, chúng ta có chủ quyền, chúng ta hiến dâng vì Liên bang, gánh vác trọng trách,
đoàn kết nhất trí, bảo vệ vùng đất thiêng liêng này”.

Quốc phục: tồn tại từ lâu đời trong xã hội, các công sở nhà nước và doanh nghiệp,
đàn ông và phụ nữ đều mặc trang phục gọi là Longyi gồm áo kín cổ và váy quấn, đi
dép hai quai chéo. Áo của đàn ông gồm 2 lớp, có cổ liền, khuy vải, ban ngày mặc áo
màu sáng, buổi tối mặc áo màu đen, trên đầu đội khăn quấn màu trắng nhô ra một góc
nhọn như hình chiếc lá. Phụ nữ không quấn khăn. Các dân tộc thiểu số mặc trang phục
truyền thống của họ.

6
Quốc huy: quốc huy của Myanmar có một hoa văn hình tròn gồm bánh xe 14 răng
và bản đồ Myanmar tại vị trí trung tâm, bao quanh vòng tròn là bông lúa vàng. Bánh
xe tượng trưng cho công nghiệp; 14 răng tượng trưng cho 14 bang và vùng; bản đồ
biểu thị hình dạng biên giới của Myanmar; bông lúa vàng tượng trưng Myanmar là đất
nước có nền nông nghiệp trồng lúa nước. Hai bên hình tròn có hai con thánh sư màu
vàng canh gác.

7
Tín ngưỡng quốc gia: là Phật giáo. Trong Phật giáo, thánh sư là biểu tượng của sự
tốt lành, còn là hóa thân của thần bảo hộ, tượng trưng cho việc bảo vệ quốc gia, bảo vệ
tổ quốc. Trên đỉnh chính giữa quốc huy có ngôi sao năm cánh, tượng trưng cho việc
bảo vệ quốc gia, bảo vệ tổ quốc. Trên đỉnh chính giữa quốc huy có ngôi sao năm cánh,
tượng trưng cho độc lập dân tộc của đất nước. Phía dưới quốc huy là một dải trang trí
màu vàng, trên đó dòng chữ “Cộng hoà Liên bang Myanmar” bằng tiếng Myanmar.
Quốc huy này được chế định đồng thời với quốc kỳ năm 1974, khi đó có dòng chữ
trên dải trang trí phía dưới quốc huy là “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên bang Miến
Điện”. Tháng 5-1989, đổi thành “Liên bang Myanmar”. Ngày 22-11-2010, đổi thành
“Cộng hòa Liên bang Myanmar”.

Di sản văn hóa được UNESCO công nhận là Di sản thế giới:

- Thánh địa Phật giáo Bagan là một di tích lịch sử nổi tiếng ở vùng Mandalay, khu
vực đồng bằng miền trung đất nước Myanmar. Đây là một thành phố cổ do tầng lớp
thượng lưu Bagan đã cho xây dựng hàng ngàn đền thờ và tu viện trên bình nguyên
Bagan. Có khoảng hơn 10.000 ngôi chùa tháp Phật giáo đã được xây dựng trong
khoảng diện tích 100 km vuông ở vùng đồng bằng trung tâm Myanmar dưới triều
đại Bagan, biến nơi đây thành điểm hành hương linh thiêng của những tín đồ đạo
Phật.
- Tại Bagan, đứng ở vị trí nào cũng thấy những ngôi chùa tháp cổ kính, nguy nga.
Cảnh tượng này gây ấn tượng mạnh mẽ với những người được chứng kiến. Trong
thời hoàng kim, Bagan đã trở thành một trung tâm nghiên cứu tôn giáo và thế tục
của toàn thế giới. Các tu sĩ và học giả từ khắp nơi như Ấn Độ, Sri Lanka và người
Khmer đến Bagan để nghiên cứu ngôn điệu, ngữ âm, ngữ pháp, chiêm tinh học,
thuật giả kim, y học và pháp luật.

8
- Ngoài ra với đặc điểm là vùng đất dát vàng, Myanmar rất nổi tiếng với các ngôi
chùa được dát vàng. Shwedagon – Ngôi chùa dát vàng, đính kim cương nổi tiếng ở
Myanmar. Là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Đông Nam Á. Shwedagon
gây ấn tượng bởi chiều cao 99 m nằm trên đồi Singuttara. Đây cũng là ngôi chùa
Phật giáo linh thiêng nhất Myanmar, sở hữu các di tích đặc trưng của 4 vị Phật lớn.
Đặc biệt, bảo tháp chính của ngôi chùa được mạ vàng (khoảng 90 tấn vàng). Trên
đỉnh trang trí 5448 viên kim cương và 2317 viên hồng ngọc. Một viên kim cương
có giá trị tới 76 karat (tương đương 15 triệu USD) (khoảng 15 gram) được gắn trên
cùng tăng sự lung linh cho bảo tháp.

IV. Con người

Nói chung, hầu hết người dân Miến Điện là vô cùng thân thiện và lịch sự, và sẽ
làm hết sức mình để làm cho bạn cảm thấy được chào đón tại đất nước của họ.

Người dân Myanmar rất hiền lành, hiếm khi nhìn thấy cảnh người ta to tiếng cãi vã
nhau trên phố. Ở Myanmar cũng rất ít tội phạm trộm cắp hay cướp giật. Người
Myanmar đa số theo đạo Phật nên họ sống hướng thiện và có quan niệm không lấy
những gì không phải của mình. Người mảnh đất này cũng rất trọng chữ tín (nói là làm,
hẹn là đúng giờ). Họ luôn tôn trọng những người có học thức, học hàm, học vị cao
nhất là các vị sư.

Người Myanmar sống chậm, thong dong, tự tại, không bon chen, luôn thông cảm,
chia sẻ với nhau, hỗ trợ nhau. Họ đi lễ chùa chỉ cầu mong an lành chứ không mong

9
giàu sang, thăng tiến. Tâm nguyện của người Myanmar là làm đủ để ăn và dành một
khoản để công đức đi xây chùa hay mua những miếng vàng lá và tiến cúng để dát
tượng Phật.  Chính vì vậy, người Myanmar thường xuyên đi chùa, già trẻ, gái trai đủ
cả. Thậm chí, nhiều em bé chưa đầy 1 tuổi cũng được cha mẹ đưa đi chùa.

V. Chính trị

Ngày 4 tháng 1 năm 1948, quốc gia này trở thành một nước cộng hòa độc lập, với
cái tên Liên bang Myanmar, với Sao Shwe Thaik là tổng thống đầu tiên và U Nu là
thủ tướng. Giai đoạn dân chủ kết thúc năm 1962 với một cuộc đảo chính quân sự do
Tướng Ne Win lãnh đạo, ban đầu là một quốc gia dân chủ, song nằm dưới chế độ độc
tài quân sự. Ông này cầm quyền trong 26 năm và theo đuổi chính sách xã hội chủ
nghĩa. Năm 1974, Myanmar lấy quốc hiệu mới là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên
bang Miến Điện. Cùng năm này, đám tang của U Thant dẫn tới một cuộc biểu tình
chống chính phủ đẫm máu.

Năm 1988, quân đội Myanmar đã dùng vũ lực đàn áp các cuộc biểu tình phản đối
sự quản lý kinh tế yếu kém và sự áp bức chính trị

Năm 2011, chính quyền quân sự chính thức giải tán sau tổng tuyển cử năm 2010,
và một chính phủ dân sự trên danh nghĩa nhậm chức. Điều này cùng với hành động
phóng thích Aung San Suu Kyi và các tù nhân chính trị, đã cải thiện hồ sơ nhân quyền
và quan hệ ngoại giao của Myanmar, kéo theo nới lỏng các chế tài mậu dịch và kinh tế
khác.

Ngày 8 tháng 11 năm 2015, hàng chục triệu người dân Myanmar đã đi bỏ phiếu
với kỳ vọng vào tương lai trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên kể từ năm 1990. Chiều
ngày 10 tháng 11 năm 2015, bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo đảng Liên đoàn Quốc gia
vì dân chủ (NLD) Myanmar tuyên bố đảng của bà giành khoảng 75% trong tổng số
ghế Quốc hội. Trong đó, NLD có 96 ghế, bao gồm 49 ghế hạ viện. Đảng Đoàn kết
phát triển liên bang (USDP) cầm quyền chỉ có 3 ghế hạ viện. Tuy nhiên, quân đội
Myanmar vẫn sẽ nắm giữ nhiều quyền lực chính trị. Ngày 30 tháng 3 năm 2016,
ông Htin Kyaw, một đồng minh thân cận của bà Aung San Suu Kyi chính thức trở

10
thành tổng thống dân sự đầu tiên của Myanmar, chấm dứt gần 50 năm đất nước
Myanmar nằm dưới sự cai trị của giới độc tài quân sự.

Vào ngày 1 tháng 2 năm 2021, một cuộc đảo chính diễn ra ở Myanmar, quân
đội Myanmar đã bắt giữ các đảng viên khác, bao gồm Cố vấn Nhà nước Aung San
Suu Kyi và Tổng thống Win Myint. Cuộc đảo chính quân sự mới nhất đã làm nổi bật
hai sự chia rẽ trên chính trường quốc gia. Đầu tiên, có sự chia rẽ giữa đa số người
Burmans, đặc biệt là người lao động và Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên minh
(USDP), đảng sau này ủng hộ quân đội. Từ đây, quan hệ giữa hai lực lượng đại lục
thay đổi và căng thẳng leo thang dẫn đến một cách tiếp cận chia rẽ hơn, chia rẽ hơn
đối với một bộ phận thứ hai sẽ chia cắt một phần ba trong số 54 triệu người của đất
nước và những người không phải là người Miến Điện sống dọc theo biên giới của đất
nước. 

- Nguyên nhân dẫn đến đảo chính 01/02/2021:

Ngày 1/2, quân đội Myanmar bất ngờ bắt giữ Cố vấn Nhà nước Aung San Suu
Kyi, Tổng thống Win Myint và các quan chức trong Chính phủ do Đảng Liên đoàn
Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền.

Quân đội Myanmar (Tatmadaw) cáo buộc đã có gian lận trong cuộc tổng tuyển cử
tháng 11/2020 và cho biết đây là lý do dẫn đến chính biến. Cáo buộc này đã bị Ủy ban
bầu cử Myanmar bác bỏ. Trước đó, NLD đã giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển
cử và giành 83% số ghế được đưa ra bỏ phiếu. Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên bang
(USDP) do quân đội hậu thuẫn chỉ giành được 33 trong số 476 ghế và yêu cầu tiến
hành kiểm phiếu lại, nhưng yêu cầu này đã bị từ chối.

Vào ngày 26/1, Tatmadaw cảnh báo họ sẽ "hành động" nếu những lời kêu gọi điều
tra danh sách cử tri không được chú ý. Tuy nhiên, một người phát ngôn của quân đội
nói rằng “Chúng tôi không nói Tatmadaw sẽ giành quyền lực. Chúng tôi chỉ làm theo
những gì luật pháp hiện hành, trong đó có cả Hiến pháp, cho phép”.

Phát biểu trước quốc gia vào ngày 1/2, quân đội Myanmar đã đổ lỗi cho Ủy ban
bầu cử Myanmar vì đã không giải quyết các cáo buộc gian lận cử tri. Quân đội

11
Myanmar cho rằng điều này vi phạm Hiến pháp và có thể dẫn đến "sự tan rã của khối
đoàn kết dân tộc" và đây là lý do dẫn tới việc chuyển giao quyền lực cho quân đội.

- Tình hình chính trị sau đảo chính: Cuộc đảo chính Myanmar năm 2021 bắt đầu vào
sáng ngày 1 tháng 2 khi các chính khách dân cử thuộc đảng cầm quyền, Liên minh
Quốc gia vì Dân chủ, trong chính phủ dân sự của Myanmar bị Tatmadaw - tức
Quân đội Myanmar - phế truất và trao lại quyền lực cho chính quyền quân phiệt.
Tatmadaw ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm và tuyên bố quyền lãnh đạo
đất nước thuộc về Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Min Aung Hlaing. Cuộc đảo
chính xảy ra một ngày trước khi các thành viên được bầu trong cuộc tổng tuyển cử
vào tháng 11 năm 2020 tuyên thệ trước Quốc hội Myanmar, khiến cho quá trình
này không thể diễn ra.
- Các cuộc biểu tình đã nổ ra:

Một làn sóng biểu tình phản đối chính quyền quân sự đã liên tiếp nổ ra trong suốt
hơn 3 tháng qua với quy mô ngày càng rộng trên khắp lãnh thổ Myanmar, với sự
tham gia của nhiều tầng lớp, từ sinh viên cho đến bác sĩ, người lao động dưới nhiều
hình thức khác nhau.

 Phong trào bất tuân dân sự và đình công

Ngày 2 tháng 2 năm 2021, nhân viên y tế và công chức ở khắp nơi trên đất nước,
bao gồm tại thủ đô Naypyidaw, phát động phong trào bất tuân dân sự toàn quốc để
phản đối cuộc đảo chính. Một nhóm trên Facebook với tên gọi ''Civil Disobedience
Movement'' (Phong trào Bất tuân Dân sự) thu hút hơn 230.000 người theo dõi kể từ
khi thành lập vào ngày 2 tháng 2 năm 2021. Min Ko Naing, một lãnh đạo của Cuộc
nổi dậy 8888, đã kêu gọi công chúng theo lập trường "không công nhận, không tham
gia" đối với chính quyền quân đội.

Nhân viên y tế từ hàng chục bệnh viện và cơ sở nhà nước bắt đầu đình công từ
ngày 3 tháng 2 năm 2021. Chỉ trong ngày đầu tiên, nhân viên y tế tại hơn 110 bệnh
viện và cơ quan y tế đã tham gia phong trào này. Sáu trong số 13 thành viên của Ủy
ban Phát triển Thành phố Mandalay, bao gồm phó thị trưởng, đã từ chức vào ngày 3
tháng 2 để phản đối cuộc đảo chính. Người tham gia đình công phải đối mặt với sự uy

12
hiếp và đe dọa từ phía cấp trên. Đến ngày 9 tháng 2, việc tiêm chủng COVID-19 đã bị
đình chỉ và hầu hết bệnh viện ở Myanmar đều đóng cửa. Một nhóm giáo viên mặc
đồng phục biểu tình ở Hpa-an ngày 9 tháng 2 năm 2021.

Phong trào đình công đã nhanh chóng lan sang các lĩnh vực khác. Bảy tổ chức giáo
viên, trong đó bao gồm Liên đoàn Giáo chức Myanmar với 100.000 thành viên, đã
cam kết tham gia đình công. Nhân viên trong Bộ Ngoại giao do Suu Kyi lãnh đạo
trước đây cũng tham gia đình công. Ngày 4 tháng 2, tại Naypyidaw, công chức làm
việc tại Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Thủy lợi đã tổ chức một cuộc biểu tình. Ngày
5 tháng 2, 300 thợ mỏ tại các mỏ đồng ở Kyisintaung đã tham gia chiến dịch đình
công

 Chiến dịch tẩy chay quân đội

Bia Myanmar trở thành mục tiêu của chiến dịch tẩy chay quân đội do có mối liên hệ
với quân đội Myanmar.

13
Ngày 3 tháng 2, tại Myanmar nổi lên phong trào tẩy chay có tên gọi là chiến dịch
Stop Buying Junta Business (Ngừng mua sản phẩm của doanh nghiệp đảo chính), kêu
gọi tẩy chay các sản phẩm và dịch vụ có liên quan đến quân đội Myanmar. Trong
danh sách doanh nghiệp trọng điểm của quân đội Myanmar, các hàng hóa và dịch vụ
bị nhắm đến gồm hãng viễn thông quốc gia Mytel, bia Myanmar, bia Mandalay và bia
Dagon, một số nhãn hiệu cà phê và trà, hãng phim 7th Sense Creation do con gái của
Min Aung Hlaing đồng sáng lập, các tuyến xe buýt. Hưởng ứng phong trào tẩy chay,
71 kỹ sư làm việc cho Mytel ở vùng Sagaing đã từ chức để bày tỏ phản đối. Một số
cửa hàng bán lẻ đã bắt đầu rút bia Myanmar khỏi cửa hàng.

 Phong trào đập nồi chảo

Kể từ khi cuộc đảo chính bắt đầu, cư dân ở các trung tâm đô thị như Yangon đã tổ
chức ''cacerolazos'' - vốn là một hoạt động đập xoong nồi đồng âm vào mỗi buổi tối
như một hành động tượng trưng để xua đuổi tà ác. Họ sử dụng hình thức này như một
phương pháp bày tỏ sự phản đối quân đảo chính. Ngày 5 tháng 2, 30 người ở
Mandalay đã bị buộc tội theo Mục 47 của Luật Cảnh sát vì đập nồi và đồ dùng nhà
bếp.

 Biểu tình công khai

Ngày 6 tháng 2, những cuộc biểu tình quy mô lớn đầu tiên diễn ra tại Myanmar.
Những cuộc biểu tình này không có người lãnh đạo mà do các cá nhân tự tổ chức.
20.000 người đã tham gia một cuộc biểu tình đường phố tại Yangon chống lại quân
đội đảo chính, kêu gọi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi. Một trong những khẩu hiệu
sử dụng là: "Độc tài quân đội, thất bại, thất bại. Dân chủ, chiến thắng, chiến thắng".
Các tài xế bấm kèn xe để ủng hộ. Cảnh sát vây bắt người biểu tình tại giao lộ đường
Insein–Hledan, ngăn cản họ di chuyển xa hơn. Tham gia vào biểu tình có các công
nhân từ 14 tổ chức công đoàn. Các hãng truyền thông lớn và nhà báo cố gắng phát
trực tiếp hình ảnh các cuộc biểu tình nhưng gặp trở ngại vì giới hạn đường truyền
internet ước tính đã bị giảm xuống chỉ còn 16% vào 14:00 giờ địa phương. Cảnh sát
đã điều xe vòi rồng và dựng rào chắn ở một số địa điểm. Buổi chiều cùng ngày, biểu

14
tình lan rộng đến Mandalay và Pyinmana gần thủ đô Naypyidaw. Đến đầu buổi tối,
cảnh sát đã kiểm soát được tình hình.

Ngày 7 tháng 2, biểu tình phát triển về mặt quy mô và lan sang các thành phố khác
trên cả nước. Cuộc biểu tình lớn nhất ở Yangon thu hút ít nhất 150.000 người tham
gia, tập trung tại giao lộ Hledan và xung quanh chùa Sule ở khu trung tâm Yangon.
Người biểu tình yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho Suu Kyi và Win Myint, hô vang
khẩu hiệu và kêu gọi chế độ độc tài sụp đổ. Các cuộc biểu tình công khai cũng được tổ
chức khắp nhiều thành phố ở Thượng Miến và Hạ Miến.

Người biểu tình chống lại đảo chính quân sự ở Yangon

Ngày 8 tháng 2, các cuộc biểu tình tiếp tục thu hút người tham gia. Tại thủ đô
Naypyidaw, cảnh sát chống bạo động triển khai phun vòi rồng vào người biểu tình để
dọn đường, đánh dấu lần đầu tiên vòi rồng được sử dụng từ khi biểu tình bắt đầu.
Trước áp lực công chúng ngày càng tăng, đài MRTV của chính phủ đã phát cảnh báo
rằng việc phản đối chính quyền là phi pháp và báo hiệu có thể xảy ra một cuộc đàn áp
người biểu tình. Đài này còn tuyên bố rằng "cần có hành động pháp lý chống lại các
hành vi gây tổn hại đến sự ổn định của nhà nước, an ninh công cộng và pháp quyền.
"Tối cùng ngày, thiết quân luật và lệnh giới nghiêm ban đêm được áp đặt tại các thành

15
phố và thị trấn lớn, bao gồm Yangon và Mandalay, đồng thời cấm tụ tập nhóm trên 5
người.

Ngày 9 tháng 2, bất chấp thiết quân luật, người dân tiếp tục tổ chức các cuộc biểu
tình công khai lớn hơn trên khắp đất nước. Cảnh sát bắt đầu đàn áp các cuộc biểu tình,
bắn đạn thật và đạn cao su, sử dụng vòi rồng để giải tán đám đông. Những thương tích
nghiêm trọng do các hành động này gây ra đã khiến văn phòng Liên hợp quốc tại
Myanmar phát ra một tuyên bố nhấn mạnh rằng việc sử dụng vũ lực không cân xứng
với người biểu tình là điều không thể chấp nhận được.

Theo nhóm hoạt động Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP), tính đến hết
ngày 17/5, đã có 802 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình chống lại lực lượng an
ninh. "Đây là con số được xác minh bởi AAPP, số người chết thực tế có thể cao hơn
nhiều", nhóm này cho biết trong một tuyên bố. AAPP cũng cho biết, 4.120 người hiện
đang bị giam giữ, trong đó có 20 người đã bị kết án tử hình. Chính quyền quân sự
Myanmar hiện chưa lên tiếng về thông tin này. Song trước đó, chính quyền quân sự
từng đưa ra thông tin về việc hàng chục thành viên lực lượng an ninh đã thiệt mạng
trong các vụ biểu tình.

- Khả năng giải quyết khủng hoảng đảo chính trong tương lai:

Trả lời phỏng vấn Sputnik, chuyên gia về Myanmar, nhà nghiên cứu cấp cao tại
Viện an ninh và Quan hệ Quốc tế của Đại học Chulalongkorn Bangkok, bà Gwen
Robinson cho rằng lệnh trừng phạt quốc tế hay nổi dậy không vũ trang theo kiểu
“cách mạng màu” sẽ không giải quyết được nhiệm vụ nhanh chóng trả lại quyền lực
cho các chính trị gia dân sự Myanmar.

Theo bà Robinson, tình huống trớ trêu là ở Myanmar có 26 đội quân dân tộc vũ
trang với 50 năm kinh nghiệm chiến đấu trong cuộc nội chiến chống chính quyền
trung ương, nhưng hiện nay tất cả những công dân Myanmar đang tham gia các hoạt
động đường phố đều không có vũ khí, vì vậy rất dễ bị bởi lực lượng quân đội vũ trang
đàn áp. Tuy nhiên, nói rộng hơn, cuộc biểu tình dưới hình thức chiến dịch bất tuân dân
sự đang diễn ra ở Myanmar đang dần dần khiến cho toàn bộ hệ thống chính quyền của
đất nước bị sụp đổ. "Hiện giờ ngân hàng, dịch vụ thu gom rác trong thành phố, cơ

16
quan thuế không hoạt động, giao thông công cộng gián đoạn ở nhiều nơi, kể cả đường
sắt. Cuộc đình công cũng đã lan ra ngành sản xuất và phân phối điện trong nước. Có
thể điều hành đất được bao lâu trong tình hình như vậy? Người dân biết rõ điều này, vì
vậy, đình công hàng loạt là vũ khí lợi hại trong tay người dân, theo thời gian sẽ có khả
năng bắt chính quyền quân đội nhượng bộ".

 Và cho đến nay, rất khó có thể dự đoán tình hình Myanmar sẽ rẽ theo hướng nào
và các chỉ dấu dường như cho thấy mọi khả năng đều có thể xảy ra. Nhưng với việc
lực lượng quân đội bị bất ngờ trước quy mô của các cuộc biểu tình phản đối cũng như
thế yếu của Đảng NLD trong tương quan so sánh sức mạnh với quân đội, không bên
nào có thể dễ dàng thay đổi cục diện hiện nay. Có lẽ một lúc nào đó lực lượng quân
đội và Đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi sẽ phải kiếm một giải pháp thỏa hiệp.

Việc Ủy ban bầu cử do quân đội chỉ định đã gặp gỡ các đảng phái chính trị để trao
đổi về việc thay đổi hệ thống bầu cử, cũng như những tiếp xúc của đại diện lực lượng
quân đội với bộ trưởng ngoại giao Indonesia và Thái Lan ở Bangkok dường như cho
thấy quân đội cũng muốn tìm kiếm một giải pháp có thể chấp nhận được. Nhưng có lẽ
ít nhất từ nay cho đến khi quân đội và Đảng NLD có thể ngồi lại với nhau và thậm chí
sau đó, bất ổn nhiều khả năng sẽ trở thành "bình thường mới" của Myanmar.

Và như vậy, cho dù kịch bản nào có xảy ra, điều chắc chắn nhất là cuộc khủng
hoảng này sẽ kéo lùi đất nước Myanmar, vốn đã là một trong những nước nghèo nhất
ở Đông Nam Á, lại nhiều năm, thậm chí hàng thập niên. Đồng thời, vấn đề Myanmar
sẽ là bài thuốc thử cho ASEAN - vốn đang phải đối mặt với nhiều thách thức, cả trong
khối cũng như bên ngoài. Có lẽ cuộc khủng hoảng Myanmar sẽ chưa thể sớm kết thúc.

Tội ác diệt chủng của chế độ độc tài quân sự cũ ở Myanmar (1962-2010)

Chính quyền Myanmar không công nhận người Rohingya là công dân của nước
này. Người Rohingya đã bị từ chối quyền công dân Myanmar kể từ khi ban hành Luật
công dân 1982. Người Rohingya cũng không được phép di chuyển mà không có sự
cho phép, bị cấm sở hữu đất đai và phải ký cam kết không có nhiều hơn hai con. Đến
tháng 7 năm 2012, người Rohingya vẫn không nằm trong danh sách hơn 130 dân tộc
tại Myanmar của chính phủ, kể từ năm 1982 họ được chính phủ Myanmar phân loại là

17
người Hồi giáo Bengali không quốc tịch có nguồn gốc từ Bangladesh - do đó, chính
phủ Myanmar tuyên bố rằng những người Rohingya không được cấp quốc tịch
Myanmar.

Kể từ khi quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ bắt đầu vào năm 2011, bạo lực
vẫn tiếp tục xảy ra khi 280 người Rohingya thiệt mạng và 140.000 người buộc phải
chạy trốn khỏi nhà của họ ở bang Rakhine. 

Bạo động tại bang Rakhine năm 2012 là một loạt các cuộc xung đột đang diễn ra
chủ yếu giữa những người Phật tử Rakhine và những người Hồi giáo Rohingya ở bang
Rakhine phía bắc của Myanmar, dù đến tháng 10 năm 2012 thì người Hồi giáo thuộc
tất cả các dân tộc khác ở quốc gia này đã bắt đầu trở thành mục tiêu bị tấn công.
Chính phủ Myanmar phản ứng bằng cách áp đặt lệnh giới nghiêm và bằng cách triển
khai quân đội ở khu vực. Ngày 10 tháng 6, tình trạng khẩn cấp đã được loan báo trong
Rakhine, cho phép quân đội tham gia vào việc quản lý khu vực Đến thời điểm 22
tháng 8 năm 2012, chính thức đã có 88 trường hợp bị giết chết – 57 người Hồi giáo và
31 người theo Phật giáo. Ước tính có khoảng 90.000 người đã bị dời chỗ ở do bạo
động. Khoảng 2.528 ngôi nhà bị đốt cháy, và của những người, 1.336 ngôi nhà thuộc
người Rohingya và 1192 ngôi nhà thuộc về người Rakhine.

Cuộc khủng hoảng người tị nạn Rohingya 2015 là sự cố gắn liền với sự di dân bất
hợp pháp của hàng nghìn người Rohingya từ Myanmar, Theo ước tính có khoảng
140.000 người trong số từ 800.000-1,1 triệu người Rohingya đã buộc phải tìm nơi ẩn
náu tại các trại di dời sau cuộc bạo loạn bang Rakhine năm 2012. Để thoát khỏi sự
trấn áp và chính sách khủng bố.

Cuộc đàn áp người Rohingya tại Myanmar 2016-17: Theo báo cáo của chính
quyền Myanmar vào ngày 09 Tháng Mười 2016, một số cá nhân có vũ trang đã tấn
công nhiều trạm cảnh sát biên phòng ở bang Rakhine khiến chín nhân viên cảnh sát tử
vong. Sau sự kiện trạm cảnh sát, quân đội Miến Điện đã bắt đầu một chiến dịch đàn áp
lớn trong các làng mạc phía bắc của bang Rakhine. Trong cuộc hành quân khởi đầu,
hàng chục người đã thiệt mạng và nhiều người đã bị bắt giữ.

VI. Kinh tế

18
Kinh tế Myanmar là một trong những nền kinh tế kém phát triển nhất thế giới với
hàng thập kỷ ở trong tình trạng trì trệ, quản lý kém và bị cô lập.

Ở thời thuộc địa Anh, Myanmar là một trong những nước giàu có nhất vùng Đông
Nam Á. Tuy vậy Myanmar bị liệt vào hạng nước kém phát triển nhất năm 1987. Từ
1992, khi Than Shwe lên lãnh đạo, chính phủ đã khuyến khích du lịch. Trong những
năm gần đây, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều nỗ lực phát triển quan hệ với chính phủ
nước này vì mục tiêu lợi ích kinh tế. Nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, Canada, EU
đã áp đặt lệnh cấm vận thương mại và đầu tư đối với Myanmar. Đầu tư nước ngoài
chủ yếu từ Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ và Thái Lan.

Từ năm 2011, Myanmar đã đại tu nền kinh tế nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và
hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Myanmar đã thu hút thêm được nhiều FDI. Nền
kinh tế tăng tốc mạnh vào 2013 và 2014. Mặc dù đã có những tiến bộ rõ rệt, mức sống
của đại đa số người dân tại vùng nông thôn không được cải thiện. Những chính sách
và cách quản lý kinh tế của Chính phủ trước đã làm Myanmar có hệ thống hạ tầng cơ
sở kém, tham nhũng, kém phát triển nguồn nhân lực, không tiếp cận được với nguồn
vốn. Năm 2015, tăng trưởng của Myanmar chậm lại vì bất ổn chính trị, lũ lụt và các
yếu tố bên ngoài. T10/2016, Myanmar thông qua luật đầu tư nước ngoài sửa đổi hợp
nhất các quy định về đầu tư và làm thuận lợi hóa quá trình phê duyệt đầu tư và năm
2017 thông qua luật về các công ty làm giảm các quy tắc về sở hữu nước ngoài của
doanh nghiệp.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, GDP của Myanmar đạt 76,09 tỷ đô la Mỹ
năm 2019, chiếm 0,06% nền kinh tế thế giới nhưng thấp hơn so với năm 2018 đạt
76,17 tỷ đô la Mỹ. Cùng với ảnh hưởng của dịch covid-19, Ngân hàng Phát triển Châu
Á dự báo kinh tế Myanmar sẽ tăng trưởng 1,8% tính đến tháng 9/2020, tuy nhiên GDP
sẽ giảm 4,5%. Theo khảo sát mới nhất, 7% doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp
phải đóng cửa. 12% trong lĩnh vực sản xuất; 19% trong lĩnh vực bán lẻ và bán
buôn; Lên đến 43% trong lĩnh vực dịch vụ. Ngoại trừ lĩnh vực nông nghiệp, số lượng
đóng cửa tạm thời ngày càng nhiều và lĩnh vực dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề.

Làn sóng thứ hai của COVID-19 tác động đến các doanh nghiệp trên khắp
Myanmar đã làm giảm doanh số bán hàng hơn 90% trong tháng 9; Dòng tiền không

19
quá 30%; Giảm khả năng tiếp cận tín dụng hơn 20%; Thiếu hụt nguyên liệu đầu vào
trên 20%; Hơn 25% khó trả các khoản vay và nợ kinh doanh khác; Trên 10% đơn xin
phá sản; Mức giảm lao động đã tăng lên hơn 20 phần trăm. So với tháng 8, ngoại trừ
dòng tiền tăng nhẹ thì tình hình còn tệ hơn.

Tệ hơn là hai tháng sau cuộc đảo chính quân sự 2/2021, nền kinh tế Myanmar đang
gần như tê liệt. Bạo lực, biểu tình đã khiến các hoạt động kinh tế của Myanmar giảm
chóng mặt. Tình hình sẽ càng trở nên tệ hơn một khi phương Tây triển khai các biện
pháp trừng phạt đối với Myanmar để đáp trả việc quân đội nước này trấn áp người
biểu tình. Dữ liệu về di chuyển từ Google Maps cho thấy vào thời điểm cuối tháng 3,
giao thông đi bộ tại các địa điểm bán lẻ và giải trí ở Myanmar giảm tới 85% so với
mốc cơ sở trước đại dịch Covid-19, và giảm 80% tại nơi làm việc. Hôm 24/3, một
cuộc "biểu tình im lặng" được hưởng ứng bằng việc đóng cửa tất cả các siêu thị và cửa
hàng tiện ích ở Myanmar, khiến quân đội phải tìm cách buộc các cơ sở này mở cửa trở
lại. Hoạt động kinh tế sụt giảm có ảnh hưởng nặng nề đến các cơ sở kinh doanh nhỏ
của Myanmar, chẳng hạn một cửa hiệu bán hoa quả ở một khu vực đang bị thiết quân
luật ở Yangon. "Bình thường người qua lại rất nhiều. Bây giờ, tôi phải đóng cửa ngay
từ buổi trưa vì chẳng có khách", chủ cửa hiệu nói. Dòng chảy hàng hóa quốc tế ra, vào
Myanmar cũng sụt giảm chóng mặt. Số liệu của Chính phủ Myanmar cho thấy trong
tuần kết thúc vào ngày 12/3, giá trị xuất khẩu của nước này đạt 252 triệu USD và nhập
khẩu đạt 254 triệu USD, giảm 30% so với mức bình quân hàng tuần trong tháng
12/2020 và tháng 1/2021. Chi nhánh các ngân hàng tư nhân ở Myanmar đều đã đóng
cửa từ giữa tháng 2 nhằm ngăn tình trạng khách hàng rút tiền số lượng lớn hoặc
chuyển tiền ra nước ngoài. Các máy rút tiền tự động (ATM) được đổ tiền trở lại từ
giữa tháng 3, nhưng số tiền được rút bị giới hạn. Một số ngân hàng giới hạn số tiền
mỗi khách được rút mỗi ngày từ ATM ở mức 200.000 Kyat, so với mức trần 500.000
Kyat mà Ngân hàng Trung ương nước này đặt ra.

Chính biến ở Myanmar đe dọa kéo thụt lùi đà khởi sắc mà nền kinh tế nước này có
được trong thập kỷ qua sau nhiều năm Myanmar bị cô lập vì lệnh trừng phạt quốc tế.
Ngân hàng Thế giới mới đây dự báo kinh tế Myanmar suy giảm 10% trong năm nay,

20
một sự đảo ngược mạnh mẽ so với mức dự báo tăng 5,9% đưa ra hồi tháng 10 năm
ngoái.

Niềm tin doanh nghiệp ở Myanmar đã giảm mạnh. Chỉ số nhà quản trị mua hàng
IHS PMI của Myanmar trong tháng 3 giảm còn 27,5 điểm, thấp hơn rất nhiều so với
mức phản ánh sự đi ngang là 50 điểm. "Biểu tình toàn quốc, các nhà máy đóng cửa và
bấp bênh chính trị đặt ra trở ngại lớn cho triển vọng tăng trưởng của Myanmar",
chuyên gia kinh tế Shreeya Patel của IHS Market nhận định trong một báo cáo.

Với lệnh trừng phạt của các nước phương Tây đối với Myanmar liên quan đến
cuộc đảo chính mới đây ở nước này, triển vọng kinh tế Myanmar khó sớm được cải
thiện 

B. Kinh tế Myanmar

I. Thương mại

1. Thương mại hàng hóa

Bảng số liệu tổng kim ngạch của Myanmar những năm gần đây (tỷ USD)

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng kim ngạch

2017 13,8 19,2 33

2018 16,6 19,3 35,9

2019 18,1 18,6 36,7

2020 17,6 17,9 35,5

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Myanmar cho thấy sự bất ổn định bởi nhập
khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu qua từng năm, cho thấy sự thâm hụt cán cân thương mại
rõ rệt. Do nhu cầu nguyên vật liệu và máy móc gia tăng khiến giá trị nhập khẩu tăng
mạnh, vì vậy giá trị nhập siêu sẽ tiếp tục gia tăng.

21
Năm 2017, tổng kim ngạch thương mại tại Myanmar đạt 33 tỷ USD với tổng kim
ngạch xuất khẩu 13,8 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 19,2 tỷ USD. Tổng kim
ngạch thương mại của năm 2018 đạt 35,9 tỷ USD cao hơn năm 2017 2,9 tỷ USD và có
tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 16,6 tỷ USD, còn kim ngạch nhập khẩu lên đến 19,3 tỷ
USD. Trong khi đó vào năm 2019, tổng kim ngạch thương mại Myanmar đạt khoảng
36,7 tỷ USD gồm tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 18,1 tỷ USD so với kim ngạch nhập
khẩu là 18,6 tỷ USD. Theo Bộ Thương mại, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh
COVID-19 bùng phát, tổng kim thương mại trong năm tài chính 2020 là 35,5 tỷ USD,
thấp hơn 1,2 tỷ USD so với năm 2019

1.1. Nhập khẩu 

(Đơn vị: tỷ USD) Nguồn: UN Comtrade

Biểu đồ thể hiện giá trị nhập khẩu của Myanmar từ 2009 - 2020

Gía trị nhập khẩu của Myanmar trong giai đoạn 2009 - 2020 không ổn định, mức
nhập khẩu thấp nhất vào 2010 là 4,1 (tỷ USD) và đạt mức cao nhất vào năm 2018 là
19,3 (tỷ USD). Giai đoạn từ 2018 – 2020 có xu hướng giảm đi từ 19,2 (tỷ USD)
xuống còn 17,9 (tỷ USD). Giá trị nhập khẩu hàng hóa vào Myanmar đạt 17,9 tỷ
USD vào năm 2020. Nhập khẩu hàng hóa tổng thể sang Myanmar giảm 3,47% so với

22
năm 2019. Nhập khẩu hàng hóa giảm 646 triệu USD (giá trị nhập khẩu hàng hóa vào
Myanmar bằng 18,6 tỷ USD năm 2019)

Về xu hướng giảm nhập khẩu, tuy không quá ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế
nhưng nhập khẩu giảm cũng phần nào cho thấy nền kinh tế đang chậm lại do nhiều
công ty đang cắt giảm đầu tư vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh, còn người tiêu
dùng thì chi tiêu ít hơn đối với những sản phẩm họ cần đến. Bên cạnh đó, Myanmar
cũng mua thép ít hơn cho lĩnh vực xây dựng, mua ít máy móc hơn cho lĩnh vực sản
xuất và nông nghiệp và ít mua hàng hóa tiêu dùng như đồ điện tử, thuốc uống, tất cả
những yếu tố này đã góp phần vào xu hướng giảm nhập khẩu của đất nước. Đồng thời
trong giai đoạn này Chính phủ Myanmar đưa ra những quy định về hạn chế nhập khẩu
những sản phẩm xa xỉ trong năm 2018 khiến lượng nhập khẩu giảm.

1.2. Xuất khẩu

(Đơn vị: tỷ USD) Nguồn: UN Comtrade

Biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu của Myanmar trong giai đoạn 2009 - 2020

Xuất khẩu tại Myanmar trong giai đoạn từ 2009 - 2020 có ít sự biến động hơn so
với nhập khẩu, xuất khẩu qua các tháng tương đối đồng đều, đạt mức xuất khẩu lớn
nhất vào 2019 là 18,1 tỷ USD.  Xuất khẩu trong giai đoạn này được thúc đẩy nhờ nhu

23
cầu cao hơn đối với hàng dệt may Myanmar và gas tự nhiên được sản xuất trong nước.
Tổng giá trị xuất khẩu của 2 lĩnh vực này đạt đến 7,7 tỷ USD, chiếm gần một nửa
trong tổng kim ngạch xuất khẩu của năm. 

Giá trị xuất khẩu hàng hóa từ Myanmar đạt 16,9 tỷ USD vào năm 2020. Xuất khẩu
hàng hóa tổng thể từ Myanmar giảm 6,49% so với năm 2019. Xuất khẩu hàng hóa
giảm 1,17 tỷ USD (giá trị xuất khẩu hàng hóa từ Myanmar lên tới 18,1 tỷ USD năm
2019)

Bên cạnh đó, lĩnh vực nông nghiệp cũng đóng góp đáng kể vào kim ngạch thương
mại của Myanmar. Với hơn 2 triệu tấn gạo và các loại hạt cùng hơn 1,5 triệu tấn bắp
được xuất khẩu bằng đường biển và các tuyến biên giới, doanh thu lĩnh vực nông
nghiệp đã đạt gần 1,6 tỷ USD. Trong khi đó, doanh thu xuất khẩu từ lĩnh vực khoáng
sản và lâm nghiệp có dấu hiệu giảm đi đáng kể.

Cán cân thương mại từ tháng 10/2018 đến tháng 9/2019 (triệu USD)

(Đơn vị: triệu USD)

Biểu đồ thể hiện cán cân thương mại giai đoạn 10/2018 đến 09/2019

Nhìn chung cho thấy, cán cân thương mại của Myanmar giai đoạn tháng 10/2018
đến tháng 9/2019 đều ghi nhận thâm hụt thương mại. Cụ thể đạt mức thâm hụt lớn

24
nhất vào tháng 10/2018 đạt -310,2 triệu USD và ít nhất vào tháng 7/2019 đạt -5,7 triệu
USD.

Tuy nhiên, giai đoạn này Myanmar cũng thu được thặng dư thương mại ở tháng
1/2019, 3/2019 và 8/2019. Với mức thặng dư lớn nhất vào tháng 3/2019 đạt 254 triệu
USD.

Đến trong tuần đầu tháng 3/2021, Do ảnh hưởng của cuộc đảo chính 1/ 2 Myanmar
chỉ ghi nhận 252 triệu USD xuất khẩu và 254 triệu USD nhập khẩu, giảm 30% so với
mức trung bình hàng tuần trong tháng 12 và tháng 1. Với việc nhiều quan chức hải
quan và các doanh nghiệp vận tải tham gia cuộc đình công, "có rất nhiều container bị
tồn đọng tại các cảng", đại diện một công ty hậu cần Nhật Bản cho biết.

1.3. Những mặt hàng xuất nhập khẩu chính

a, Những mặt hàng xuất khẩu

Những mặt hàng xuất khẩu chính như nhiên liệu, dầu, sản phẩm chưng cất, các
hàng may mặc, ngũ cốc hay ngọc trai, đá quý… chiếm tỉ trọng lớn trong hoạt động
xuất khẩu của Myanmar.  Chính phủ Myanmar đã và đang nỗ lực đưa ra các chính
sách và khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu. Dầu và khí đốt tự nhiên thống trị
xuất khẩu của Myanmar. Các mặt hàng xuất khẩu khác bao gồm rau, gỗ, cá, quần áo,
cao su và trái cây, ...

- Myanmar nổi tiếng giàu tài nguyên đá quý đắt đỏ nhất thế giới như đá ruby màu đỏ
thẫm, ngọc bích. Giá loại đá quý này ở Myanmar đã tăng vọt thời gian qua do nhu
cầu của Trung Quốc. Trong năm tài khóa 2010-2011, xuất khẩu ngọc bích của
Myanmar đạt kim ngạch 1,75 tỷ USD, chiếm 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của
nước này. Myanmar cung cấp khoảng 70% trữ lượng ngọc bích toàn cầu, 80%
lượng hồng ngọc trên thế giới. Hiện tại, mỏ ngọc bích lớn nhất thế giới nằm tại thị
trấn Hpakant thuộc quốc gia này. Ngành khai thác đá quý của nước này ước tính có
giá trị hơn 30 tỷ USD mỗi năm, tức gần bằng một nửa tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) của Myanmar. Mặt hàng này của Myanmar được xuất khẩu chủ yếu sang hai
thị trường chính Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, thị trường lớn nhất Trung Quốc
này lại đánh thuế rất cao. Chính vì vậy 70% tổng lượng ngọc cao cấp đều phải tiêu

25
thụ sang Chiang Mai (Thái Lan) sau đó mới theo con đường khác xuất khẩu đến
các thị trường khác. Trong 8 tháng đầu năm 2020, hơn 420 triệu tấn ngọc bích đã
được xuất khẩu, thu về hơn 420 triệu USD, tăng 560 tấn so với cùng kỳ năm ngoái,
thu về hơn 100 triệu USD,
- Vàng: Dự trữ vàng của Myanmar được báo cáo là 413,190 triệu USD vào tháng 6
năm 2020. Con số này tăng lên so với con số trước đó là 402,310 triệu USD vào
tháng 5 năm 2020 nhưng lượng vàng dự trữ vẫn ổn định ở mức 7,3 tấn. Tuy nhiên,
cơ sở hạ tầng kinh doanh vàng vẫn chưa phát triển do nhiều hoạt động, bao gồm cả
các thủ tục giải quyết, hiện không được quy định nghiêm ngặt, cụ thể. Vì quá trình
phân loại độc lập không nghiêm ngặt nên độ tinh khiết của vàng khác nhau tùy
thuộc vào nguồn gốc.
- Ngành dệt may chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu của Myanmar, tuy nhiên do
xu hướng giảm mạnh của ngành dệt may, sản xuất sản phẩm xuất khẩu trong 3 quý
đầu năm tài chính 2019 - 2020 giảm 4,4% so cùng kỳ làm cho 114 nhà máy đã
đóng cửa hoặc tạm thời đóng cửa trong COVID - 19, và hiện chỉ có 606 nhà máy
may mặc đang hoạt động, 90% trong số đó chủ yếu hướng đến xuất khẩu. Trong
năm tài chính 2019 - 2020, hàng may mặc đạt doanh thu gần 4,8 tỷ USD, giảm so
với hơn 63 triệu USD cùng kỳ năm ngoái, theo Bộ Thương mại. Hiện tại, nước xuất
khẩu lớn nhất của Myanmar là Nhật Bản, Đức đứng thứ hai., tiếp sau đó là Hoa Kỳ,
Hàn Quốc, Nhật Bản… đều là những quốc gia đang đối mặt với dịch covid - 19,
hạn chế thương mại tự do dẫn đến nền kinh tế Myanmar khó tiếp cận nguồn nguyên
liệu trong ngành may mặc cũng như các đơn đặt hàng bị giảm hoặc bị đình chỉ và
chậm hoặc không nhận được thanh toán. Coronavirus đe dọa an ninh lương thực
trong nước, để ổn định giá cả hàng hóa, Bộ Thương mại ngày 7/4 thông báo rằng
các nhà xuất khẩu gạo sẽ phải bán 10% lượng gạo xuất khẩu của họ dưới dạng gạo
dự trữ nhà nước.
- Trước đây, chè được xuất khẩu trực tiếp sang Hoa Kỳ, phương Tây, bao gồm cả
Úc, đã tăng lên, nhưng xuất khẩu hầu như bị đình chỉ kể từ tháng 3 dẫn tới kim
ngạch xuất khẩu giảm, với tình trạng thiếu lao động trong nước và khó khăn trong
việc vận chuyển hàng hóa đến các thị trấn.

26
- Ngành nông nghiệp Myanmar ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid - 19 hơn các lĩnh
vực khác và được hỗ trợ nhờ nhu cầu mạnh mẽ trong và ngoài nước và thời tiết
tương đối thuận lợi. Tăng trưởng xuất khẩu nông sản, chủ yếu gạo và các loại đậu,
trong 3 quý đầu năm tài chính hiện tại tăng 19,5% so cùng kỳ.

Mặc dù ảnh hưởng của dịch covid, tuy nhiên do giá tăng cao dẫn đến giá trị xuất
khẩu Myanmar năm 2020 tăng đột biến: Xuất khẩu thủy sản tăng đáng kể do giá tăng
cao mặc dù hai thị trường xuất khẩu chính của Myanmar là Trung Quốc và Thái Lan –
thực hiện chính sách phong tỏa do dịch covid (chiếm 55% kim ngạch xuất khẩu) lên
hơn 850 triệu USD – tăng hơn 100 triệu USD so với năm 2019. Cùng với đó là xuất
khẩu ngô tăng từ 1,5 triệu tấn hàng năm lên 2,5 triệu tấn so với năm 2019.

Cuộc chính biến ngày 1/2 ở Myanmar, kéo theo là Phong trào Bất tuân dân sự
(CDM) đã khiến hàng chục nghìn công nhân, cả trong các doanh nghiệp nhà nước và
tư nhân, đồng loạt đình công cho đến khi nền dân chủ được khôi phục ở nước này.
Tuy nhiên, hai tháng sau cuộc đảo chính quân sự hôm 1/2, nền kinh tế Myanmar đang
gần như tê liệt. Các tài xế xe tải, nhân viên hải quan, nhân viên tại các cảng và các cơ
quan công quyền cũng như bán công quyền, những người vẫn phụ trách việc cấp các
giấy tờ cần thiết để xuất nhập khẩu hàng hóa, đều ngừng làm việc. Giao thương đường
biển bị đình trệ. Việc các tài xế xe tải, quan chức và nhân viên ngân hàng đình công
đã khiến giao thương quốc tế qua các cảng của Yangon rơi vào bế tắc, với xuất khẩu
ước tính giảm tới 90% kể từ ngày 1/2. Các đại lý làm thủ tục hải quan và các quan
chức thuộc Hiệp hội Xe tải Container Myanmar (MCTA) đầu tháng 3 cho biết, khối
lượng hàng hóa xuất khẩu qua các cảng của Yangon đã giảm tới 90%, trong khi nhập
khẩu qua hải quan giảm khoảng 80%.

Xuất khẩu và thị trường hàng hóa trong nước bị trì trệ do hậu quả của cuộc biểu
tình ngày 01/02/2021 với việc đóng của các ngân hàng dịch vụ tài chính thương mại,
không thể xuất khẩu cây trồng. Khi đến mùa thì gặp phải khó khăn về tài chính và giá
đã giảm trung bình 10% với một số cây trồng được giao dịch thường xuyên trên thị
trường tiêu dùng thường xuyên.

STT Mặt hàng xuất khẩu Giá trị (triệu USD)

27
1. Nhiên liệu, dầu, sản phẩm chưng cất 3420

2. Các mặt hàng may mặc không đan móc 3260

3. Ngũ cốc 1160

4. Ngọc trai, đá quý, kim loại, tiền xu 942

5. Các mặt hàng may mặc, đan hoặc móc 1150

6. Đồng và các sản phẩm của chúng 927

7. Đường và bánh kẹo có đường 781

8. Rau và một số loại củ 1240

9. Cá, động vật thân mềm, không xương sống 779

10. Trái cây, vỏ các loại cam quýt, dưa 624

11. Giày dép và tương tự 384

  Nguồn: Trendeconomy

Bảng thể hiện cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ Myanmar năm 2020

b. Những mặt hàng nhập khẩu

Bên cạnh đó những mặt hàng chủ lực chiếm đa số trong hoạt động nhập khẩu của
Myanmar bao gồm nhiên liệu, dầu, máy móc, lò phản ứng hạt nhân, thiết bị điện, sắt,
thép ... Giá trị nhập khẩu của những mặt hàng này có sự giảm nhẹ trong năm 2018
(chiếm 50,09% giá trị nhập khẩu) so với năm 2017 (chiếm 52,03% giá trị nhập khẩu).
Nhiều mặt hàng khác tuy không chiếm tý trọng lớn nhưng giá trị nhập khẩu đã tăng
vọt so với năm 2017 như: tàu thuyền; bông; phân bón; ngũ cốc; …

Dầu là nguồn cung cấp nhiên liệu chính, chiếm 98% nhu cầu trong nước và nếu
các ngân hàng và cơ quan hải quan không hoạt động trong tình hình dịch bùng phát,
tình trạng thiếu nhiên liệu sẽ xảy ra trong những tháng cuối năm 2020.

28
Mặc dù hoạt động xuất khẩu nông sản và các mặt hàng dễ hỏng sang Trung Quốc
vẫn hoạt động bình thường bất chấp phong trào biểu tình đang diễn ra, tuy nhiên hoạt
động nhập khẩu từ thị trường này gặp nhiều khó khăn vì các đại lý phụ trách hàng
nhập khẩu tại các trạm thương mại biên giới đang tham gia vào phong trào biểu tình,
dẫn đến chậm trễ các giao dịch hàng ngày và 100 xe tải các sản phẩm nhập khẩu bị
cấm vào khu vực buôn bán và bị kẹt tại khu giao dịch. Cùng với đó xuất khẩu trái cây
của Myanmar cũng gă ̣p trở ngại, xuất khẩu bơ, dưa hấu và gừng sang thị trường Anh
và EU đang bị đình chỉ.

STT Mặt hàng nhập khẩu Giá trị (triệu USD)

1 Nhiên liệu, dầu khoáng, sản phẩm chưng cất 2740

2 Máy móc, lò phản ứng hạt nhân 1940

3 Phương tiện khác ngoài đường sắt, xe điện 1180

4 Thiết bị điện, điện tử 1940

5 Sắt và thép 1130

6 Chất dẻo và các sản phẩm của chúng 773

7 Xơ staple nhân tạo 8746

8 Đường và bánh kẹo có đường 601

9 Động vật, chất béo thực vật và dầu 707

10 Dược phẩm 592

11 Các sản phẩm bằng thép hoặc sắt 647

Nguồn: Trendeconomy

Bảng thể hiện cơ cấu nhập khẩu sang Myanmar năm 2020  

1.4 Thị trường xuất nhập khẩu chính

29
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Myanmar và thương mại của nước
này với Myanmar chiếm tới 1/3 tổng kim ngạch ngoại thương của Myanmar - thị
trường đứng đầu về cả giá trị xuất và nhập khẩu của nước này... Tuy thương mại với
Nhật Bản, Mỹ và châu Âu ngày càng tăng, nhưng Trung Quốc vẫn là nhà xuất khẩu
lẫn nhập khẩu lớn nhất của Myanmar, chiếm hơn 30% kim ngạch thương mại của
Myanmar.

Thái Lan đứng đầu danh sách 5 đối tác thương mại của Myanmar ở ASEAN với
5,66 tỷ USD trong năm 2018, tiếp theo là Singapore với 4,78 tỷ USD, Indonesia với
936 triệu USD, Malaysia với 815 triệu USD và Việt Nam với 586 triệu USD (đa số
giá trị từ nhập khẩu). Tuy nhiên trao đổi giữa Myanmar và các nước Philippines,
Brunei, Lào và Campuchia ở mức tương đối thấp. Xuất khẩu của Myanmar sang các
nước ASEAN gồm các sản phẩm nông nghiệp, hải sản, khai khoáng và các thành
phẩm, trong khi nhập khẩu từ khu vực các sản phẩm khách hàng, điện tử, các nguyên
liệu sản xuất, ô tô và phụ tùng và các hàng hóa đầu. 

 
2. Thương mại dịch vụ

II.1. Dịch vụ du lịch

Lĩnh vực khách sạn và du lịch Myanmar đã nhanh chóng tham gia vào quá trình
mở cửa nền kinh tế và chính trị của đất nước. Với nhiều ngôi chùa Phật giáo và
di tích các khu vực, Myanmar có nhiều kiến trúc Phật giáo biểu trưng độc đáo
như chùa vàng Shwedagon (Yagon) – ngọn tháp vàng cao 99m là biểu tượng đặc
trưng của Myanmar hay đền Ananda (Bagan), Mahamuni ...Ngoài ra còn có một
số bãi biển đẹp như: Ngapali – thuộc vịnh Bengal, Ngwe Saung - Bãi biển Bạc

30
(Đơn vị: triệu người)

Bảng số liệu thống kê khách quốc tế giai đoạn 2011 – 2019

Năm 2019, Myanmar đón 4,4 triệu lượt khách du lịch đến thăm, tăng mạnh 23% so
với năm 2018 (3,55 triệu người) và tăng 28% so với năm 2018, trong đó có khoảng
120.000 khách du lịch châu Âu – giảm 1% so với cùng kì năm trước. Từ tháng 1 đến
tháng 5 năm 2019, 1,8 triệu khách du lịch nước ngoài đã đến thăm đất nước này, tạo ra
doanh thu 1,14 tỷ đô la Mỹ. Trong cùng kỳ năm 2020, 83.2094 khách du lịch nước
ngoài đã đến thăm Myanmar, tạo ra doanh thu 523 triệu đô la Mỹ.

Các khách du lịch từ Trung Quốc nhiều nhất, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng tăng
đáng kể khi chính phủ Myanmar nới lỏng các yêu cầu thực thi cho khách du lịch của
quốc gia này vào tháng 10 năm 2018:

- Thực thi nhập cảnh sân bay có hiệu lực cho hơn 50 quốc gia tại các sân bay
quốc tế Myanmar như Yangon, Mandalay và Nay Pyi Taw: thực thi này cho phép
du khách ở lại Myanmar tới 28 ngày.

31
- Ngày 1/10/2019 chính phủ Myanmar gia hạn thực thi này với du khách từ Đức,
Nga, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ, Ý và Úc nhằm nỗ lực thu hút nhiều khách du lịch
đến từ phương Tây.

Ảnh hưởng của dịch covid:  Myanmar phụ thuộc lớn vào du lịch, với du lịch và các
lĩnh vực liên quan đến vận tải chiếm tới 11,2% GDP và con số này có thể còn lớn hơn
nếu tính đến các dịch vụ cư trú và lương thực. Dịch bệnh ảnh hưởng sâu sắc đến
ngành du lịch của nước này:

- Số lượng khách du lịch giảm đáng mạnh do phong tỏa nhằm ngăn chặn lây
nhiễm Covid-19 từ bên ngoài. Mất nguồn khách du lịch lớn nhất là Trung Quốc:
Trung Quốc là nước phát hiện có dịch đầu tiên trên thế giới và tất cả các hoạt động
bao gồm cả du lịch của người dân trong nước này đều bị cấm.

- Dịch covid bùng nổ vào ‘mùa du lịch’ tại Myanmar (từ tháng 10 đến tháng 4
năm sau): trong khi tại Myanmar dịch covid bùng nổ đợt 1(tháng 3), đợt 2 (tháng
8) năm 2020.

- Dữ liệu về di chuyển từ Google Maps cho thấy vào thời điểm cuối tháng
3/2021, giao thông đi bộ tại các địa điểm bán lẻ và giải trí ở Myanmar giảm tới
85% so với mốc cơ sở trước đại dịch Covid-19, và giảm 80% tại nơi làm việc.

Theo chương trình hỗ trợ của chính phủ để vực dậy các doanh nghiệp bị ảnh hưởng
bởi Covid-19, khoản vay một năm được cung cấp với lãi suất 1%/ năm để giúp các
doanh nghiệp và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tiếp tục hoạt
động. Aung Aye Han cho biết chính phủ cho đến nay đã cung cấp khoản vay 15,15
triệu USD trong tổng số 70 triệu USD trong quỹ hỗ trợ để duy trì hoạt động du lịch.

Gần một nửa số doanh nghiệp ở Yangon phải tạm thời đóng cửa. 35% số công ty cho
biết, họ sẽ chỉ tồn tại được ba tháng. Các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ vẫn bị ảnh
hưởng nghiêm trọng, mặc dù một số doanh nghiệp đã giảm thiểu tác động của việc
hạn chế đi lại bằng cách tận dụng các cơ hội thương mại điện tử. 

2.2 Dịch vụ viễn thông

32
Hiện tại việc sử dụng các dịch vụ viễn thông tại Myanmar còn khó khăn. Theo
thông tin từ các đơn vị đã tham gia đầu tư tại Myanmar, ở Myanmar điện thoại di
động rất rẻ nhưng sim cực đắt. Số người sử dụng Internet trong 4 tuần sau khi dịch
bùng phát ở Myanmar tăng 25% để thu nhập thông tin và tuyên bố về virut corona trên
toàn cầu. Khi cuộc đảo chính xảy ra, chính phủ quân sự đặt lệnh giới nghiêm vào ban
đêm và ngắt kết nối Internet từ 1 giờ sáng đến 9 giờ sáng gây khó khăn cho các doanh
nghiệp trực tuyến.

Ngày 04/06/2020, sau 2 năm chính thức kinh doanh, Mytel – thương hiệu của Tập
đoàn Viettel tại Myanmar, đã vượt mốc 10 triệu thuê bao, đang vươn lên vị trí thứ 2
và gấp 2,5 lần nhà mạng đứng thứ tư tại Myanmar. Kể từ khi gia nhập thị trường viễn
thông, Mytel đã giúp phổ cập dịch vụ Internet tại đất nước này với mật độ tăng từ 31%
(tháng 6/2018 -thời điểm Mytel cung cấp dịch vụ) lên 55% (tháng 9/2019) đồng thời
nâng số lượng khách hàng lên 1,5 triệu người sử dụng dịch vụ.

2.3 Dịch vụ hàng không

Ngành dịch vụ hàng không của Myanmar, được coi là biên giới cuối cùng ở châu
Á. Thị trường hàng không nội địa của Myanmar đã tăng trưởng 150% trong thập kỷ
này và có tiềm năng rất lớn. Nhưng thị trường tiếp tục bị dư thừa và thiếu khả năng
sinh lời. Tính đến cuối 5/2018 có chín hãng hàng không đang cạnh tranh trên một thị
trường nội địa với quy mô dưới 3 triệu hành khách, trong đó có 3 hãng hàng không tư
nhân nội địa là Air Mandalay, Air Bagan và Yangon Airways và một hãng hàng
không quốc gia là Myanmar Airways. Theo thông báo từ Cục Hàng không Dân dụng
ngày 31 tháng 12 năm 2020, các hạn chế trước đó đối với tất cả các hãng hàng không
quốc tế khai thác dịch vụ hàng không đến và đi từ Sân bay Quốc tế Yangon đã được
gia hạn thêm đến ngày 31 tháng 1 năm 2021 để tiếp tục ngăn chặn sự lây lan của
COVID-19 ở Myanmar một cách hiệu quả, trong khi hãng hàng không nội địa được
khai thác lại vào 16/12/2020 để phục vụ nhu cầu của người dân trong nước. Ngày 2-2
ảnh hưởng của cuộc đảo chính, báo Myanmar Times đưa tin tất cả chuyến bay đến và
rời khỏi Myanmar đều đã bị tạm ngưng, tất cả giấy phép trước đây cho hạ cánh và cất
cánh ở Myanmar đều đã bị thu hồi. Quyết định này ảnh hưởng tới cả các chuyến bay
cứu trợ quốc tế và nội địa.

33
3. Chính sách thương mại

3.1 Chế độ thương mại

Myanmar đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
sang nền kinh tế định hướng thị trường với một số cải cách cơ chế, chính sách, cơ cấu
kinh tế; ban hành các đạo luật phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần; các
nhà đầu tư nước ngoài và trong nước đều có quyền đầu tư, kinh doanh ở Myanmar.

Chính phủ Myanmar nhận thấy rằng trong nền kinh tế định hướng thị trường, khu
vực tư nhân đóng vai trò chính yếu trong cơ chế thị trường và quan tâm phát triển nó.
Chính phủ Myanmar đã khuyến khích khu vực tư nhân phát triển ngoại thương và hỗ
trợ họ trong hoạt động kinh doanh xuất - nhập khẩu. Chính phủ Myanmar đã đề ra các
giải pháp phát triển thương mại như sau:

(1) Đổi mới cơ chế, chính sách kinh tế - thương mại, khu vực tư nhân và các doanh
nghiệp tư nhân được tham gia kinh doanh xuất - nhập khẩu - là lĩnh vực mà trước đây
Nhà nước độc quyền

(2) Phát triển thương mại biên giới theo đúng luật pháp để phát triển và tăng cường
quan hệ thương mại song phương với các nước láng giềng (Trung Quốc, Ấn Độ,
Bangladesh, Thái Lan, Lào)

(3) Tổ chức lại các thủ tục xuất - nhập khẩu

(4) Giảm bớt các hàng rào kỹ thuật trong thương mại và đơn giản hóa các thủ tục
nhằm mục tiêu thuận lợi hóa hoạt động của doanh nghiệp và đẩy mạnh hoạt động
ngoại thương

(5) Khuyến khích các nhà xuất khẩu bằng cách cho phép các nhà xuất khẩu được phép
nhập khẩu hàng hóa toàn bộ số ngoại tệ mà họ thu được từ hoạt động xuất khẩu hàng
hóa

(6) Khai báo thương mại theo các luật lệ cần thiết đã ban hành phù hợp với môi
trường kinh doanh trong nước và quốc tế

34
(7) Miễn thuế doanh thu và thuế nhập khẩu đối với một số hàng hóa nhập khẩu như:
phân bón, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, thuốc trừ sâu, tân dược và
nguyên - vật liệu phục vụ sản xuất

(8) Tổ chức lại và nâng cao vai trò hoạt động của Liên đoàn Phòng Thương mại và
Công nghiệp Myanmar (UMFCCI) để xúc tiến thương mại và công nghiệp của khu
vực tư nhân

Tuy thực hiện nền kinh tế định hướng thị trường, nhưng chính sách thương mại
của Myanmar cũng rất độc lập. Myanmar có thể phát triển thương mại với bất cứ nước
nào trên thế giới ngoại trừ một số nước thực hiện cấm vận Myanmar theo Nghị quyết
của Liên Hợp Quốc hoặc một vài nước và vùng lãnh thổ không có quan hệ ngoại giao
với Myanmar. Myanmar tin rằng tự do hóa thương mại đồng nghĩa với thương mại tự
do và công bằng trên thế giới. Myanmar là một trong những thành viên sáng lập
GATT - và hiện nay là thành viên của WTO. Do đó, chính sách ngoại thương của
Myanmar nhằm thực hiện theo hệ thống thương mại đa phương trên cơ sở luật pháp
quốc tế.

Tuy Myanmar đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung sang nền kinh tế định hướng thị trường, nhưng hiện nay nền kinh tế Myanmar
vẫn còn mang nặng cơ chế quản lý hành chính tập trung, quan liêu, bao cấp; quản lý
kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu. Chính phủ Myanmar vẫn còn bao cấp
qua giá đối với một số hàng hóa tiêu dùng thiết yếu như: nhà ở cho công chức, điện,
nước sinh hoạt, cước phí điện thoại, giá xăng dầu, cước phí vận tải công cộng, …

Hiện nay Chính phủ Myanmar vẫn đang thực hiện cơ chế hai loại giá khác nhau
đối với người dân trong nước và người nước ngoài đối với giá cả một số mặt hàng
như: giá điện, cước phí điện thoại, giá nước sinh hoạt, giá dịch vụ khách sạn, giá thuê
nhà, giá một số dịch vụ vận tải, …; sự chênh lệch giá này là khá cao. Người nước
ngoài thường phải trả giá cao hơn nhiều lần so với người dân trong nước.

Tính đến cuối năm 2005, ở Myanmar có 46.352 công ty đang hoạt động, chủ yếu
là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bộ Kế hoạch và Phát triển kinh tế quốc gia Myanmar cấp
giấy phép thành lập công ty cho các doanh nghiệp Myanmar. Trong số đó có hơn

35
17.000 doanh nghiệp là thành viên của Liên đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp
Liên bang Myanmar (UMFCCI).

3.2 Chính sách xuất khẩu hàng hóa

Chính sách xuất khẩu của Myanmar là xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế và đa
dạng hóa thị trường nước ngoài bằng cách sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên
và nguồn nhân lực trong nước. Tăng nhanh, đa dạng hóa hoạt động xuất khẩu và nâng
cao chất lượng sản phẩm là những mục tiêu chính của chính sách xúc tiến xuất khẩu.

Myanmar đã cố gắng nỗ lực để phát triển Ngành Nông nghiệp cũng như toàn bộ
nền kinh tế quốc dân. Một số ngành công nghiệp chế biến đã được chú trọng phát triển
trong vài năm qua. Những sản phẩm xuất khẩu chính là nông sản, gỗ, lâm sản, hải sản,
quặng và kim loại, đá quý và một số hàng công nghiệp chế biến như: dệt may, giày
dép, sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, ….

Các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh xuất - nhập khẩu được quyền kinh doanh
thương mại ở trong nước; được quyền nhập khẩu hàng hóa bằng toàn bộ số ngoại tệ
mà họ thu được khi tham gia xuất khẩu. Cơ chế quản lý xuất - nhập khẩu của
Myanmar vẫn còn nhiều thủ tục hành chính như: giấy phép kinh doanh xuất - nhập
khẩu trực tiếp, giấy phép xuất - nhập khẩu từng chuyến hàng.

Điều kiện kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng hóa

Trong số 46.352 công ty của Myanmar đang hoạt động (tính đến cuối năm 2005)
thì chỉ có khoảng hơn 2.000 công ty được phép tham gia kinh doanh xuất - nhập khẩu
trực tiếp. Trong số hơn 2.000 công ty tham gia kinh doanh xuất - nhập khẩu trực tiếp
thì chủ yếu là doanh nghiệp có vốn trong nước, một số ít là doanh nghiệp có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Doanh nghiệp trong nước được phép kinh doanh cả xuất khẩu và nhập khẩu hàng
hóa. Doanh nghiệp FDI chỉ được phép xuất khẩu hàng hóa, không được phép nhập
khẩu hàng hóa (ngoài việc nhập khẩu nguyên - phụ liệu phục vụ sản xuất hàng xuất
khẩu).

Để được tham gia kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp Myanmar
cần phải có giấy phép kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng hóa do Bộ Thương mại

36
Myanmar cấp. Số lượng doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh xuất - nhập
khẩu hàng hóa tăng lên hàng năm là rất ít.

Sau khi ký kết hợp đồng kinh tế với đối tác nước ngoài, doanh nghiệp kinh doanh
xuất - nhập khẩu hàng hóa của Myanmar còn phải làm thủ tục xin giấy phép xuất -
nhập khẩu từng chuyến hàng do Tổng vụ Thương mại, Bộ Thương mại Myanmar cấp
giấy phép và hạn ngạch theo thông lệ buôn bán quốc tế cho các hoạt động xuất - nhập
khẩu hàng hóa chính ngạch. Vụ Thương mại biên giới, Bộ Thương mại Myanmar cấp
giấy phép và hạn ngạch cho các hoạt động thương mại biên giới bằng đường bộ với
các nước láng giềng.

3.3 Chính sách nhập khẩu hàng hóa

Chính sách nhập khẩu hàng hóa không được cản trở hoạt động xuất khẩu hàng hóa
mà là phục vụ hoạt động xuất khẩu hàng hóa; thực hiện cân bằng thương mại, không
được nhập siêu hàng hóa. Các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh xuất - nhập khẩu
được quyền nhập khẩu hàng hóa bằng toàn bộ số ngoại tệ mà họ thu được khi tham
gia xuất khẩu.

Các doanh nghiệp tư nhân được khuyến khích nhập khẩu hàng hóa thiết yếu; công
nghệ, máy móc, thiết bị; nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và một số hàng hóa tiêu
dùng thiết yếu mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong từng thời điểm.

Giấy phép xuất - nhập khẩu từng chuyến hàng do Tổng Vụ Thương mại, Bộ
Thương mại Myanmar ký có giá trị trong vòng 3 tháng kể từ ngày cấp phép. Giấy
phép xuất khẩu từng chuyến hàng không phải trả lệ phí với bất cứ loại hàng hóa xuất
khẩu nào, kể cả nông sản. Tất cả hàng hóa nhập khẩu đều phải trả lệ phí cấp giấy phép
nhập khẩu từng chuyến hàng, thuế nhập khẩu hàng hóa và thuế doanh thu.

Thuế nhập khẩu cùng với thuế doanh thu được nộp tại cửa khẩu hải quan khi thông
quan hàng hóa nhập khẩu. Thuế nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ở trong
nước và hàng hóa thiết yếu với mức thuế suất rất thấp, trong khi thuế nhập khẩu hàng
hóa xa xỉ thì có mức thuế suất cao nhất. Thuế doanh thu được thu theo biểu thuế của
Đạo Luật Thuế Doanh thu năm 1991, và mức thuế rất khác nhau tùy thuộc vào loại
hàng hóa và dịch vụ. Đối với những loại hàng hóa không được miễn thuế doanh thu,

37
mức thuế nhập khẩu hàng hóa là 5%, 10%, 20%, 25% theo tính chất của hàng hóa.
Những loại thực phẩm đặc biệt, có ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng như thuốc
lá, rượu, … thì mức thuế trên 25%.

Đánh giá thuế nhập khẩu hàng hóa được dựa trên giá trị có thể đánh giá của hàng
hóa, đó là tổng số giá CIF và các chi phí bốc dỡ hàng hóa (0,5% của giá CIF) đối với
hàng hóa đã nhập khẩu. Thuế doanh thu cùng với thuế nhập khẩu được tập hợp và nộp
tại cửa khẩu thông quan hàng hóa nhập khẩu.

3.4 Thanh toán xuất - nhập khẩu hàng hóa (Ngân hàng thanh toán)

Do bị Mỹ và EU thực hiện cấm vận nên hiện nay việc thanh toán trong hoạt động
xuất - nhập khẩu hàng hóa giữa doanh nghiệp Myanmar với doanh nghiệp nước ngoài
(trong đó có doanh nghiệp Việt Nam) tương đối khó khăn, chủ yếu thông qua một số
ngân hàng ở Singapore. Các doanh nghiệp Việt Nam thường thanh toán qua các Ngân
hàng United Overseas Bank (UOB) và Ngân hàng HSBC tại Singapore hoặc chi
nhánh của hai ngân hàng này tại thành phố Hồ Chí Minh.

Các doanh nghiệp Myanmar thường thanh toán qua các Ngân hàng ở Yangon,
Myanmar. Có 3 ngân hàng thương mại nhà nước là: Ngân hàng Ngoại thương
Myanmar (Myanma Foreign Trade Bank – MFTB), Ngân hàng Thương mại và Đầu tư
Myanmar (Myanma Investment and Commercial Bank – MICB) và Ngân hàng Kinh
tế Myanmar (Myanma Economic Bank – MEB), hướng dẫn, quản lý các giao dịch
ngoại thương của Liên bang Myanmar. MEB mở các Văn phòng Chi nhánh tại các
điểm thông quan trao đổi thương mại hàng hóa bằng đường bộ với các nước láng
giềng.

Ba ngân hàng trên của Myanmar đều có quan hệ hợp tác kinh doanh, trao đổi
nghiệp vụ với các ngân hàng United Overseas Bank (UOB) và Ngân hàng HSBC tại
Singapore.

Do quy mô xuất - nhập khẩu của Myanmar còn nhỏ bé (Năm 2008 kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa đạt 6.604,8 triệu USD; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 3.795 triệu
USD) nên các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp Myanmar rất thiếu ngoại tệ
mạnh. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng hóa của Myanmar chỉ có

38
thể nhập khẩu hàng hóa bằng số tiền mà họ thu được khi tham gia xuất khẩu hàng hóa;
họ không thể mua ngoại tệ mạnh ở các ngân hàng thương mại của Myanmar mà chỉ có
thể mua ngoại tệ mạnh ở thị trường chợ đen do các ngân hàng thương mại của
Myanmar rất thiếu ngoại tệ mạnh như USD, Euro, bảng Anh, Yên Nhật, …

Myanmar đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
sang nền kinh tế định hướng thị trường; Nền kinh tế vẫn còn mang nặng tính chất cơ
chế quản lý hành chính, tập trung, quan liêu, bao cấp; Các doanh nghiệp Myanmar vẫn
còn phải xin giấy phép kinh doanh xuất - nhập khẩu, giấy phép xuất - nhập khẩu từng
chuyến hàng. Bởi vậy, sau khi ký kết hợp đồng kinh tế, doanh nghiệp cả hai phía (bán
hàng và mua hàng) đều phải chờ đợi các thủ tục hành chính của các cơ quan chức
năng Myanmar rất lâu, thường từ 2 – 3 tháng.

Nền kinh tế Myanmar vẫn còn mang nặng tính chất nền kinh tế đóng cửa, khép kín,
tự cung tự cấp là chính, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế còn ở trình độ thấp, sức mua
của người dân trong nước còn thấp, …; Bởi vậy, giá cả trên thị trường trong nước và
giá hàng hóa xuất khẩu của Myanmar thường thấp hơn nhiều so với giá cả thị trường
thế giới.

Cải tổ mới nhất mà chính quyền Myanmar thực hiện là việc công bố kế hoạch thiết
lập khu kinh tế đặc biệt (SEZ) với cảng nước sâu tại bang Mon, nằm trên chặng hành
trình kết nối Yangon và Bangkok. Tuy nhiên, việc thiết lập các đặc khu kinh tế của
Myanmar được đánh giá là diễn ra chậm, gây nhiều tranh cãi khi gắn liền với chiến
lược “Một vành đai, một con đường” và “Con đường tơ lụa” trên biển của Trung
Quốc. 
Kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia mới của Myanmar được đề ra trên cơ sở đón đầu
việc Mỹ sẽ tái lập Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) dành cho quốc gia Đông Nam Á
này trong năm 2016.

II. Đầu tư

1. Môi trường đầu tư

39
Myanmar là quốc gia lớn nhất Đông Nam Á lục địa và có thị trường nội địa với
hơn 50 triệu công dân – tiếp cận trực tiếp với Trung Quốc, Ấn Độ và các thị trường
quốc tế khác thông qua các cảng dọc theo vịnh Bengal và biển Andaman. Sau nhiều
thập kỉ bị quốc tế cô lập đã ngăn cản việc hiện đại hóa và mở rộng mạng lưới cơ sở hạ
tầng, chính phủ Myanmar đang ưu tiên thiết lập các chuỗi cung ứng quốc gia và quốc
tế hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai – đặc biệt là về cơ sở hạ tầng
đường bộ, đường sắt, hàng không, cảng và nguồn điện. Để khuyến khích tăng trưởng
kinh tế, ba Đặc khu kinh tế - ở Thilawa, Kyaukphyu và Dawei - đã được chính phủ
Myanmar thành lập. Những điều này cung cấp các ưu đãi đầu tư và các quy trình đơn
giản hóa cho các nhà đầu tư, với hy vọng rằng các cơ sở công nghiệp đạt tiêu chuẩn
quốc tế này sẽ trở thành động lực tăng trưởng của Myanmar mới như Luật đầu tư
Myanmar, được ban hành vào năm 2016, đơn giản hóa quy trình đăng ký đầu tư và
cung cấp cho các doanh nghiệp các ưu đãi và miễn giảm thuế, bảo lãnh, các quyền và
sự bảo vệ được cung cấp. Myanmar đang áp dụng chính sách miễn thuế thu nhập
doanh nghiệp trong 5 năm đầu cho các doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp nước
ngoài đầu tư tại Myanmar cũng được sử dụng 75% lao động nước ngoài trong 2 năm
đầu tiên, từ năm thứ ba giảm xuống 50% vật sau đó giảm tiếp 25%. Ngoài ra
Myanmar còn có các chính sách thuế khác ưu đãi để thu hút đầu tư từ nước ngoài.

Nhờ đó, Myanmar đã cải thiện thứ hạng của mình trong báo cáo kinh doanh năm
2020 của Ngân hàng Thế giới lên 6 vị trí, đứng ở vị trí 165 trong tổng số 190 quốc gia
trong bảng xếp hạng về sự thuận lợi trong kinh doanh so với thứ hạng 171 trước đó.
Tuy nhiên mọi nỗ lực cải thiện nền kinh tế của quốc gia trong cả thập kỷ qua đã sụp
đổ do khủng hoảng chính trị. Cho đến nay cuộc khủng hoảng khiến ít nhất 614 người
thiệt mạng và khiến các nhà đầu tư ồ ạt tháo chạy, trong khi đó các quốc gia phương
Tây đã áp đặt lên trừng phạt lên Myanmar.

2. Dòng vốn đầu tư

Đầu tư trực tiếp nước ngoai 2017 2018 2019


Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (triệu USD) 4.341 3.554 2.766
Vốn FDI (triệu USD) 27.806 31.360 34.126

40
Nguồn: UNCTAD

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Myanmar đã giảm từ 4.341 triệu USD
năm 2019 xuống 2.766 triệu USD năm 2019.

Theo Ủy ban Đầu tư Myanmar (MIC), Trong năm tài chính 2017 – 2018, tổng
cộng có 28 quốc gia được phê duyệt đầu tư vào Myanmar, tăng so với con số 25 quốc
gia trong năm tài chính 2016 – 2017. Trong đó, Trung Quốc, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Anh và Mỹ là những nhà đầu tư đứng đầu tại Myanmar.

Trong nửa năm tài chính 2018 - 2019, 282 công ty đầu tư nước ngoài đã được chấp
thuận. Tổng vốn đầu tư là 2.764 triệu USD. Tổng số tiền đầu tư, bao gồm cả đầu tư
tăng thêm, là 4.158 triệu USD. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), dòng vốn
FDI rót vào Myanmar trong 5 tháng đầu năm 2019 đã tăng thêm 45,3% so với cùng kỳ
năm trước.

Giai đoạn từ tháng 10/2019 - 7/2020, Myanmar đã phê duyệt 5 tỷ USD vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI), gồm cả vốn huy động để mở rộng các dự án đang hoạt
động, nhiều hơn 1,5 tỷ USD so với cùng kỳ năm tài chính 2018 - 2019. Trong suốt 10
tháng đầu năm 2020, Ủy ban Đầu tư Myanmar (MIC) đã cấp phép cho 219 dự án đầu
tư nước ngoài mới thực hiện tại nước này. Đa số dòng vốn FDI được rót vào các lĩnh
vực sản xuất điện, bất động sản, xăng, dầu và đến từ các nhà đầu tư Hồng Kông,
Singapore, Nhật Bản và Trung Quốc.

Ngoài ra, đại dịch bùng phát gây ảnh hưởng nghiêm trọng khiến Myanmar rơi vào
khủng hoảng việc làm, những dự án hiện hữu có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong
nước và tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động nhanh chóng được tiến
hành và được MIC phê duyệt như: Khu Công nghiệp Hlegu, Thành phố Kinh tế
Thông minh Yangon Amata và Cụm Công nghiệp Hàn Quốc - Myanmar.

3. Đối tác đầu tư


Theo DICA, FDI từ Nhật Bản đạt 62,6 triệu USD (6/2017). Đối với Mỹ, tuy chính
phủ Mỹ rất chú trọng đến thị trường tài chính và ưu tiên vốn đầu tư nước ngoài tại
Myanmar nhưng cho đến nay con số vẫn còn khiêm tốn so với các nước khác như

41
Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Nhật Bản.... do còn phải thăm dò và tìm hiểu thị
trường.
Trong năm 2018, Singapore đã đầu tư 2,4 tỷ USD vào 25 dự án tại Myanmar chiếm
đến 60% tổng số vốn FDI. Trung Quốc đứng vị trí thứ hai với 600 triệu USD rót vào
140 dự án của nước này. Thái Lan xếp thứ ba với 123,86 triệu USD chủ yếu vào
ngành dầu khí . Nhiều doanh nghiệp Thái Lan có kế hoạch đầu tư vào Myanmar, trước
hết là doanh nghiệp dệt may để tận dụng nguồn lao động rẻ tại đây.
Theo số liệu thống kê năm 2019 của Tổng cục quản lý Đầu tư và Doanh nghiệp,
Singapore đứng đầu danh sách các nhà đầu tư nước ngoài tại Myanmar với 13 dự án
đã được phê duyệt, tổng vốn FDI đạt 1,3 tỷ USD. Trung Quốc đứng vị trí thứ hai với
hơn 60 dự án được phê duyệt, tổng FDI đạt 330 triệu USD.

4. Lĩnh vực đầu tư

Đến cuối tháng 3 năm 2020, các nhà đầu tư lớn nhất là Singapore, Malaysia và
Thái Lan. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Thái Lan. Trong số 51 nền kinh tế của 51
quốc gia, các khoản đầu tư lớn nhất là vào lĩnh vực dầu khí (26,94%); 26,26% tổng
vốn đầu tư vào lĩnh vực điện lực; Trong lĩnh vực sản xuất, chiếm 14,18% tổng vốn
đầu tư.

42
Theo thống kê đến tháng 02/2021, lĩnh vực đầu tư của Myanmar chủ yếu vào chế
tạo, giao thông và truyền thông, môi giới bất động sản và xây dựng khu công nghiệp
và năng lượng. Cụ thể đầu tư đa số vào lĩnh vực chế tạo chiếm 26,32%, sau đó là giao
thông và truyền thông chiếm 25,05%; 14,8% là môi giới bất động sản, 13,61% là đầu
tư về năng lượng, 11,05% là đầu tư xây dựng khu công nghiệp, 3,29% là khách sạn và
du lịch lữ hành, 1,94% về đầu tư phát triển chăn nuôi và thủy sản; 1,48% về dầu mỏ
và khí đốt; 0,78% về đầu tư nông nghiệp.... Còn lại là các lĩnh vực khác chiếm 0,05%.
Theo bảng thống kê thì cho thấy Myanmar đang tập trung đầu tư mạnh cơ sở hạ tầng
cơ bản và xây dựng các khu công nghiệp và môi giới đất để chuẩn bị đón thêm những
làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.

5. Chính sách đầu tư

Cải cách mạnh mẽ đối với chế độ đầu tư bao gồm cả những quy định về tiếp nhận,
đối xử và bảo vệ với các nhà đầu tư nước ngoài. Sau quá trình tích cực tìm kiếm lời
khuyên của các chuyên gia, luật sư quốc tế và tổ chức các cuộc tham vấn trong cộng
đồng các nhà đầu tư, năm 2016 Myanmar đã thông qua Luật Đầu tư mới (Myanmar
Investment Law - MIL) nhằm mục đích đơn giản hóa các quy tắc, quy định về đầu tư
và phù hợp với các tiêu chuẩn của quốc tế. Một trong những quy định đó là không
thực hiện quốc hữu hoá tài sản của các Công ty nước ngoài trong suốt thời gian đầu
tư. Ngoài ra, cũng đảm bảo việc hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định mà không bị

43
chấm dứt mà không có lý do chính đáng, và sau khi thời hạn đầu tư chấm dứt, nhà đầu
tư được cam kết rút hết phần vốn bằng ngoại tệ đã bỏ ra thực hiện.
Chế độ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng được thực thi. Vào năm 2019, quốc hội
đã ban hành 4 luật SHTT (luật kiểu dáng công nghiệp, luật nhãn hiệu, luật bằng sáng
chế và luật bản quyền) nhằm hài hòa chế độ pháp lý của Myanmar với các tiêu chuẩn
quốc tế trong bốn lĩnh vực này.
Ngoài ra, quy trình phê duyệt đầu tư cũng được sắp xếp hợp lý theo luật mới, phạm vi
và thủ tục được thu hẹp và đơn giản hóa. Theo DICA, nếu như trước đó cần đến 90
ngày để có được giấy phép của MIC thì bây giờ đã giảm xuống còn 40 ngày. Thủ tục
xác nhận cũng được rút ngắn lại. Đặc biệt, vào tháng 3/2016, MIC đã ban hành quy
định cho phép chính phủ cấp tiểu bang và cấp vùng được phép phê duyệt các dự án
đầu tư có số vốn dưới 5 triệu USD. Với những dự án như vậy không cần phải có sự
chấp thuận của MIC.
DICA còn thành lập các Cơ quan chuyên trách để hỗ trợ cho các Công ty nước
ngoài đầu tư vào Myanmar. Để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước,
DICA đã phân chia các vùng thành ba khu: ít phát triển; phát triển vừa và phát triển.
Các nhà đầu tư sẽ được miễn thuế bảy năm, năm năm hoặc ba năm khi họ đầu tư vào
những lĩnh vực tại các khu tương ứng. Các Công ty có thể sử dụng trang web của
DICA để lấy thông tin về các yêu cầu đối với các đơn xin cấp phép của MIC.
Kể từ sau khi cải cách, Myanmar đã có những bước tiến đáng kể trong tự do hoá
hoạt động đầu tư. Mặc dù một số lĩnh vực vẫn còn bị hạn chế đối với các nhà đầu tư
nước ngoài như: an ninh và phòng vệ, vũ khí và đạn dược cho quốc phòng ....do yêu
cầu liên doanh. Song những lĩnh vực được chính phủ xem xét, khuyến khích thúc đẩy
các hoạt động thu hút FDI như: dịch vụ tài chính, viễn thông, xây dựng và phân
phối .... đã mang lại hiệu quả rộng rãi, đóng góp một con số không nhỏ cho GDP tại
Myanmar. Cụ thể, theo thống kê từ DICA, dòng vốn FDI tính theo phần trăm GDP
tăng đáng kể từ 5% trong giai đoạn 2012 – 2013 lên khoảng 14% trong giai đoạn 2018
– 2019. Ngoài ra dịch vụ viễn thông cũng là ví dụ đáng chú ý về những tác động tiềm
tàng của tự do hóa FDI. Trước cải cách, Myanmar là một trong những nước với tỷ lệ
sử dụng điện thoại di động thấp nhất thế giới khoảng 14%, truy cập Internet thậm chí
còn không được nhắc đến. Sau khi cải cách mở cửa rộng rãi với các nhà đầu tư nước
ngoài thì con số đó đã tăng lên đến 80% tính đến 2019.
Cuối cùng, việc tham gia và trở thành thành viên của các hiệp định đầu tư quốc tế
như: hiệp định đầu tư song phương (BIT), hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN
(ACIA).... đã giải quyết được một số các vấn đề khó khăn trong việc thúc đẩy gia tăng
dòng vốn FDI, thu hút đầu tư.

44
6. Thuận lợi và khó khăn khi đầu tư vào Myanmar

Thuận lợi:

 Tài nguyên dồi dào


 Từ đầu tháng 05/2010, Myanmar là nước duy nhất cấp visa ngay tại cửa khẩu cho
công dân từ các nước đến Myanmar. Cụ thể, khách du lịch được cấp phép lưu trú 28
ngày (không gia hạn), doanh nghiệp được lưu trú 70 ngày (được gia hạn thêm), công
vụ 28 ngày (được gia hạn). Đặc biệt, ngoài 4 sân bay nội địa, 2 đường bay quốc tế từ
Việt Nam, BangKok, Myanmar còn có thêm đường bay trực tiếp từ Malaysia đến
Yangon. => Du lịch phát triển, vốn đầu tư vào ngành du lịch có khả năng tăng

 Myanmar còn có dân số khoảng gần 55 triệu người, lực lượng lao động trẻ, chi phí
lao động khá thấp, 98% người dân theo đạo Phật nên con người ở đây thật thà hiền
lành và rất thân thiện, chăm chỉ và có tinh thần trách nhiệm với công việc
 Bên cạnh đó, Chính phủ Myanmar đã đề ra nhiều chủ trương nhằm khuyến khích
thương mại và hỗ trợ đầu tư. Một số luật như Luật Đầu tư nước ngoài với các sửa đổi
liên quan đến vấn đề thuê đất và sử dụng ngoại tệ, Luật Đặc khu kinh tế, v.v đã mở ra
những cánh cổng đối với đầu tư nước ngoài tại Myanmar.
 Đặc biệt, Myanmar là một thị trường có nhiều thuận lợi đối với hàng hóa xuất khẩu
của Việt Nam do:
- Hai nước có mối quan hệ chính trị tốt đẹp và Myanmar đang chuyển đổi từ nền
kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường, có chính
sách khuyến khích khu vực tư nhân phát triển ngoại thương và hỗ trợ trong
hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Dù thu nhập bình quân đầu người của người dân Myanmar không cao, nhưng
với dân số gần 55 triệu dân, sản xuất trong nước còn hạn chế nên nhu tiêu dùng
và sức mua rất lớn. Trong đó, có rất nhiều sản phẩm mà Myanmar có nhu cầu
lớn và có thể đầu tư hiệu quả như khai thác khoáng sản, lâm sản, chế biến
nông, lâm, thủy sản, chế biến thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản, phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật, giống cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, đóng tàu, viễn
thông, du lịch, các nhà hàng phục vụ món ăn, thủy sản, nhiệt điện…., các mặt
hàng công nghiệp và tiêu dùng phải nhập khẩu, nhiều lĩnh vực công nghiệp, sản

45
xuất, dịch vụ, y tế... còn bỏ ngỏ là những thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt
Nam.

Khó khăn:

 Là nền kinh tế có mức tăng trưởng trung bình 6%, ổn định trong 10 năm. Tuy
nhiên kể từ sau cuộc đảo chính, nền kinh tế Myanmar thiệt hại nghiêm trọng, WB đã
đưa ra dự báo GDP Myanmar sẽ suy giảm tới 10% trong năm 2021.
 Nền kinh tế Myanmar vẫn đang mang nặng cơ chế quản lý hành chính tập trung,
quan liêu, bao cấp, cơ chế thuế quan chưa thông thoáng và vẫn còn bao cấp giá đối với
một số hàng hóa tiêu dùng thiết yếu như, nhà ở cho công chức, điện nước sinh hoạt,
cước phí điện thoại, giá xăng dầu, vận tải…

 Thủ tục pháp lý còn nặng nề, cổ hũ và trì trệ, các điều luật còn cứng nhắc, các điều
luật liên quan đến phát triển kinh tế vẫn chưa được kiện toàn, thậm chí vẫn áp dụng
các luật đã được ban hành từ rất lâu, trở nên lạc hậu. Những quy định còn thiếu rõ
ràng, thiếu tính hệ thống và chồng chéo dẫn tới những phức tạp trong thủ tục, gây
phiền nhiễu cho nhà đầu tư nước ngoài.
 Hoạch định chính sách không rõ ràng và tùy tiện, thay đổi chính sách thường
xuyên, đột xuất, hiện tượng tham nhũng và phe cánh.
 Chính trị bất ổn, bạo loạn thường xuyên xảy ra.
7. Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư vào Myanmar

Nền kinh tế Myanmar đang hứng chịu “khủng hoảng kép” nghiêm trọng từ đại
dịch và chính biến nổ ra hồi đầu năm. Theo dữ liệu từ Bộ Y tế và Thể thao Myanmar,
tính đến hết ngày 28/03 Myanmar ghi nhận 142.377 ca nhiễm Covid-19, trong đó có
3.206 ca tử vong. Kiểm soát mức độ lây nhiễm Covid-19 và thúc đẩy việc triển khai
vắc-xin là những yếu tố quan trọng nhằm giúp phục hồi kinh tế, thế nhưng đảo chính
đang cản trở khả năng ứng phó với khủng hoảng y tế của giới chức Myanmar.

Báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) công bố, tăng trưởng kinh tế Myanmar chỉ
đạt 1,7% vào năm 2020, giảm mạnh so với mức 6,8% của năm 2019.

Myanmar vẫn là một trong những nền kinh tế kém phát triển nhất thế giới, theo
xếp hạng của Liên Hợp Quốc. Trong những năm qua, quá trình chuyển đổi dần sang

46
nền dân chủ đã làm dấy lên hy vọng rằng Myanmar có thể sớm trỗi dậy như những
quốc gia Đông Nam Á khác. Từ Singapore đến Nhật Bản, các nhà đầu tư quốc tế đã
rót vốn vào Myanmar, đặt cược vào sự bùng nổ của nền kinh tế này.

Tình hình chính biến hôm 01/02/2021 đã đẩy kỳ vọng đó chìm sâu. Lực lượng lao
động Myanmar hoặc tham gia các cuộc biểu tình phản đối chính quyền hoặc đã bỏ
chạy về quê sau các vụ đàn áp của quân đội, khiến hoạt động sản xuất và kinh doanh
gián đoạn. Nền kinh tế trở nên trì trệ và bầu không khí ảm đạm bao trùm toàn đất
nước.

Theo IHS Markit, chỉ số quản lý thu mua sản xuất (PMI) của quốc gia này đã giảm
từ 47,8 điểm vào tháng 01/2021 xuống 27,2 điểm trong tháng 02/2021. Số doanh
nghiệp đăng ký mới giảm tới 86%, khi chỉ có 188 công ty được cấp phép vào tháng 2,
so với 1.373 doanh nghiệp vào tháng 1 và 1.298 hồi tháng 02/2020. Mức giảm mạnh
cho thấy nhiều nhà đầu tư không sẵn sàng mạo hiểm trong bối cảnh bất ổn chính trị.

Nền kinh tế Myanmar vẫn có quy mô nhỏ, chỉ chiếm 2% tổng GDP của khối
ASEAN. Tuy nhiên, hiệu ứng lan tỏa có thể sẽ tập trung tác động mạnh vào những tập
đoàn có vốn đầu tư trực tiếp hoặc nhiều hoạt động kinh doanh ở Myanmar. Một trong
những ngành công nghiệp cốt lõi của Myanmar là sản xuất may mặc, cung cấp nguồn
hàng cho nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới. Hãng H&M của Thụy Điển hôm 8/3
thông báo ngừng đơn hàng mới với các nhà cung cấp tại Myanmar do "tình hình khó
khăn và khó dự đoán". Ngoại ô Yangon - nơi dự án bất động sản công nghiệp trị giá 1
tỷ USD do Thái Lan làm chủ đã bị đình chỉ; đến Australia - nơi một công ty tài
nguyên có trụ sở tại Perth đang phát triển mỏ bạc, kẽm và chì ở bang Shan cũng đã
tạm ngừng giao thương.

Trong năm 2020, Crunchbase đã ghi nhận 4 thỏa thuận trong tháng 1, một thỏa
thuận vào tháng 2 và hai hợp đồng trong tháng 3, với tổng giá trị hơn một triệu USD.
Những startup của Myanmar chiếm khoảng 2,6% tổng số vốn được huy động tại Đông
Nam Á. Tuy nhiên trong năm nay, các doanh nghiệp startup ở Myanmar chưa nhận
được khoản đầu tư mới nào trong năm nay, theo hãng thống kê Crunchbase có trụ sở
tại Mỹ.

47
Trong cuộc biểu tình vừa qua, một vài nhà máy của Trung Quốc đã bị đốt phá. Tổ
chức International Crisis Group nhận định "Bắc Kinh không hài lòng với cuộc đảo
chính và những mớ hỗn độn phía sau, đặc biệt là những cuộc tấn công vào nhà máy
của Trung Quốc, do đó cả chính phủ và các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ không còn
muốn đầu tư vào đây".

 Từ những vấn đề trên cho thấy các nhà đầu tư quan ngại sâu sắc về tình hình kinh
tế, chính trị của Myanmar. Theo DICA, các doanh nghiệp từ Singapore, Trung Quốc
và Hồng Kông là những nhà đầu tư hàng đầu tại Myanmar cũng đang dần thay đổi kể
từ sau cuộc đảo chính.

III.Lao động

1. Dân số và cơ cấu dân số

Dân số (người) (năm 2020) 54.609.532

Tỷ lệ dân thành thị (%) (năm 2019) 31,14%

Tỷ lệ thay đổi dân số (%) (năm 2020) +0,67%

Tuổi trung bình (năm 2020) 29,00

Tỷ lệ sinh (%) (năm 2020) 2,17%

Tỷ lệ tử vong (%) (năm 2020) 0,82%

Tỷ lệ nam (%) (năm 2020) 48,19%

Tỷ lệ nữ (%) (năm 2020) 51,81%

Dân số trong độ tuổi lao động (người) 22.951.393


(năm 2020)
Tỷ lệ người nghèo (%) (năm 2017) 24,46%

Tỷ lệ dân số trưởng thành biết chữ (từ 93,14%


15 tuổi trở lên) (%) (năm 2017)
Chỉ số phát triển con người (HDI) 0.58

48
(năm 2019)

Theo kết quả điều tra dân số lần của Liên Hợp Quốc cho thấy, tính đến 31/12/2020,
tổng dân số của Myanmar đạt 54.609.532 người. Với kết quả này, Myanmar là quốc
gia đông dân thứ 26 trên thế giới và đứng thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á (sau
Indonesia, Philipines, Việt Nam và Thái Lan).

Biểu đồ dân số Myanmar qua các năm

Trong tổng số hơn 54,6 triệu dân, có 26,3 triệu người (chiếm 48,19%) là nam giới và
28,3 triệu người (chiếm 51,81%) là nữ giới. So với năm 2009, vị trí xếp hạng về quy
mô dân số của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á không thay đổi và giảm ba bậc
so với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Sau 10 năm, kể từ năm 2009 đến
nay, quy mô dân số Myanmar tăng thêm 4,34 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân
năm 2020 là 0,67%/năm, giảm nhẹ so với năm 2019 (0,04%/năm).

Biểu đồ tốc độ gia tăng dân số Myanmar qua các năm

49
Theo thống kê dân số 2017, số người trong độ tuổi lao động Myanmar từ 15 - 64 tuổi:
67,5%; Số người dưới 15 tuổi chiếm 27,5%, số người trên 65 tuổi là 5%. Độ tuổi
trung bình là 29 là đất nước có dân số trẻ, có tiềm năng lớn về lực lượng lao động
trong tương lai.

Biểu đồ cơ cấu độ tuổi của Myanmar năm 2017

Ở Myanmar, dân số ở độ tuổi lao động ước tính vào khoảng 22.951.393 triệu
người vào năm 2020. Trong đó, lực lượng lao động tham gia tỷ lệ này ở mức 49.83%
đối với nam và 50.17% đối với nữ. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở khu vực nông
thôn cao hơn khu vực thành thị, khu vực nông thôn chiếm 43% và thành thị diện tích
57%. Về phân bố lực lượng lao động ở nông thôn và thành thị theo trình độ học vấn
đạt được, cao nhất là hoàn thành tiểu học, chiếm 46,1%, tiếp theo là 28% hoàn thành
trung học, 15,9% dưới tiểu học và 10% đại học, tương ứng. Mặc dù có sự tương đồng
giữa nam và nữ về trình độ học vấn phân bố, nữ giới dường như có tỷ lệ trình độ đại
học cao hơn nam giới. Trình độ văn hóa tỷ lệ thuận với môi trường sống, những người
sống ở thành thị có chỉ số văn hóa cao hơn so với nông thôn.

50
Sự phát triển của Myanmar về phát triển con người có chuyển biến tích cực trong
những năm qua. Chỉ số phát triển con người của HDI trung bình 5 năm qua mỗi năm
tăng 1,39%, năm 2020 đạt ở mức HDI trung bình là 0,583 (0,550 – 0,699).

2. Trình độ và năng suất lao động


Trình độ lao động

Giá trị HDI của Myanmar cho năm 2019 là 0,58— nằm trong nhóm có chỉ số HDI
thấp trên thế giới— đứng vị trí thứ 148 trong số 188 quốc gia và vùng lãnh thổ được
khảo sát trên thế giới. Nguyên nhân phần lớn do nhà nước Myanmar chưa có sự đầu tư
tốt cho giáo dục. Theo báo cáo thống kê HDI Myanmar, người Myanmar chỉ có số
thời gian học trung bình là 5 năm, chỉ đủ biết chữ. Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
(UNICEF), hơn một triệu trẻ em ở Myanmar không đi học, 1/5 trẻ em ở nước này
không được giáo dục vượt cấp tiểu học và chưa đến 70% hoàn thành giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi. Tỷ lệ bỏ học ở cấp tiểu học cũng đạt mức 25,2%. Do vậy, mặc dù có lực
lượng lao động trẻ đầy triển vọng, Myanmar vẫn đang gặp khó khăn trong việc cung
cấp lao động có tay nghề cao cho một số lĩnh vực chính bao gồm sản xuất, xây dựng
và du lịch. Khi đất nước hiện đang bắt đầu thu hút nhiều nhà đầu tư hơn, thì quốc gia
này lại thiếu lượng lao động có chứng chỉ tay nghề và trình độ học vấn cao. Các doanh
nghiệp trong nước và nước ngoài đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động lành
nghề và các lao động có trình độ cao do đó chính phủ Myanmar cần phải có kế hoạch
dài hạn để giải quyết vấn đề này.

Năng suất lao động

51
Nguồn: Trendeconomy
Labor productivity per hour worked in Myanmar from 2000 to 2018 (USD/ per
hour)
Nhìn vào biểu đồ thể hiện năng suất lao động của Myanmar qua giai đoạn 2000 - 2018
thì thấy rằng năng suất lao động của Myanmar có tăng nhưng tăng rất chậm. Năng
suất lao động của Myanmar hiện tại thấp hơn nhiều nước trong khu vực ASEAN như
Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.

3. Tỷ lệ thất nghiệp

Nguồn: Trendeconomy

52
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ thất nghiệp của Myanmar từ 2009 - 2020

Qua biểu đồ cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của Myanmar đang có chiều hướng gia tăng
qua các năm. Tỷ lệ thất nghiệp từ 2011-2015 giảm nhưng từ 2015-2020 tỷ lệ thất
nghiệp lại gia tăng, có thời điểm tăng 50% số lao động thất nghiệp như 2016. Tỷ lệ
thất nghiệp là 1.71% năm 2020 tăng so với 1.58% năm 2019. Theo thống kê từ báo
cáo phát triển con người 2019: Tỷ lệ việc làm trên dân số trên 15 tuổi là 60.7%. Trong
đó, lao động trẻ em từ 5-17 tuổi chiếm 9,9 %. Tỷ lệ việc làm trong nông nghiệp (%
tổng số việc làm) là 48.9%. Tỷ lệ việc làm trong lĩnh vực dịch vụ là 35%. Tỷ lệ thất
nghiệp thanh niên từ 15–24 tuổi là 4.0%. Tỷ lệ việc làm dễ bị tổn thương là 59.1%. Tỷ
lệ thanh thiếu niên không đi học hoặc đi làm từ 15-24 tuổi là 19,6%.

4. Xuất khẩu lao động

Nơi đến Số người Tổng số người di Nam giới % Nữ giới %



Thái Lan 1.418.47 70,2 812.798 57,3 605.674 42,7
2
Malaysia 303.996 15 245.772 80,8 58.224 19,2
Trung 92.263 4,6 53.126 57,6 39.137 42,4
Quốc
Singapore 79.659 3,9 39.078 49 40.581 51

53
Theo báo cáo, có tới 70,2% người di cư sống ở nước ngoài sống ở Thái Lan, tiếp
theo là Malaysia (15%), Trung Quốc (4,6%), Singapore (3,9%). Ngoài ra, còn một số
các quốc gia khác mà lao động Myanmar di chuyển đến bao gồm Mỹ, Hàn Quốc, Nhật
Bản, Qatar, Ả Rập Xê Út và UAE. Số lượng người di cư cao nhất, theo điều tra dân số
mới nhất, đến từ Bang Mon (427.000 người), Bang Kayin (323.000 người) và Bang
Shan (236.000 người).

Kể từ năm 2009, Chính phủ dần dần đã có nhiều kênh mở ra cho người di cư đến
với công việc được sắp xếp trước và các giấy tờ lao động hợp pháp cần thiết cho
người xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, phần lớn người di cư từ Myanmar tiếp tục là
những người di cư rời khỏi đất nước mà không đi qua các kênh đó mà hầu hết người
dân Myanmar di cư tự phát, sử dụng môi giới cho các tuyến đường mòn nguy hiểm.

Di cư mang lại những lợi ích to lớn, thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới ở cả nước
chủ nhà và nước đầu mối. Người di cư Myanmar trong khu vực gửi một lượng lớn
kiều hối giúp thúc đẩy nền kinh tế, phần lớn thông qua các kênh chính thức và không
chính thức. Trong khi ước tính chính thức là Myanmar chỉ nhận được 118 triệu USD

54
kiều hối trong năm 2015, Bộ Lao động, Việc làm và an sinh xã hội ước tính rằng
lượng kiều hối có thể lên tới 8 tỷ USD.

5. Chính sách tiền lương và lao động


4.1. Chính sách tiền lương
 Lương tối thiểu

Mức lương tối thiểu quốc gia do Ủy ban Tiền lương Tối thiểu Quốc gia ấn định
theo quyền hạn của Ủy ban Tiền lương Tối thiểu (2013). Mức lương tối thiểu hiện nay
đã được tăng từ 3.600 MMK (~2,8 USD) mỗi ngày lên 4.800 Kyats (~3,7 USD) mỗi
ngày (600 MMK mỗi giờ) vào ngày 14 tháng 5 năm 2018 không phân biệt khu vực
(tương đương với mức lương tối thiểu hàng tháng khoảng 134.400 MMK
(~103,488USD)). Theo luật định thì năm 2020 sẽ là năm tăng mức lương tối thiểu, dự
kiến là 7200 kyat (~5,5 USD)/ ngày nhưng do dịch bệnh Covid và bạo loạn chính trị
tại Myanmar nên chưa được thông qua và thay đổi. 

Chỉ số Cả nước Nam Nữ

Tỷ trọng lao động trong Nông nghiệp 34,2 29,7 40,5

Tỷ trọng lao động trong Công nghiệp 16,9 17 16.8

Tỷ trọng lao động trong Dịch vụ 48,9 53.3 42,7

Nguồn: Tổng cục hải quan

Từ biểu đồ cho thấy mức tiền lương tại Myanmar thấp, thấp so với hầu hết các
nước láng giềng ở Đông Nam Á như Campuchia mức lương tối thiểu là 190 USD,
Việt Nam mức lương tối thiểu là 120 USD, Indonesia và Lào ở mức 110 USD.

 Đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu

Mức lương tối thiểu quy định được trả cho người lao động trong 8 giờ làm việc thông
thường trong tất cả các ngành và lĩnh vực và áp dụng cho tất cả người lao động trừ
những người có kinh doanh với ít hơn 15 nhân viên.

 Lương làm tăng ca

55
Tiền làm thêm giờ bắt buộc phải được trả cho mỗi giờ / ngày làm việc vượt quá giới
hạn quy định ở trên. Theo thông lệ hiện tại của bộ phận lao động, tiền làm thêm giờ
được tính bằng gấp đôi mức lương cơ bản theo giờ của nhân viên và thời gian làm
thêm giờ được giới hạn tối đa 12 giờ mỗi tuần (hoặc 16 giờ trong trường hợp có nhu
cầu làm thêm giờ đặc biệt).

 Thời hạn và hình thức trả lương

Theo Đạo luật Trả lương (2016), người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao
động hàng ngày và nhân viên bán thời gian bằng tiền mặt, séc hoặc chuyển khoản
ngân hàng theo một khoảng thời gian tiền lương cố định không được vượt quá một
tháng. Nhân viên cố định và những người có thu nhập phí hàng tháng khác phải được
trả hàng tháng vào cuối mỗi chu kỳ thanh toán. Các công ty có hơn 100 nhân viên
được yêu cầu trả lương cho nhân viên cố định và những người thu phí hàng tháng
trong vòng năm ngày kể từ ngày kết thúc chu kỳ thanh toán.

4.2. Chính sách lao động

Công nhân, Bộ Nhập cư và Dân số đang thực hiện các chính sách sau đây để cải thiện
tình trạng kinh tế xã hội của toàn bộ lực lượng lao động ở Myanmar:

1) Sử dụng có hệ thống và có hiệu quả lực lượng lao động vì sự phát triển của đất
nước.
2) Không ngừng phát triển đội ngũ công nhân lành nghề có kỷ luật, hiệu quả.
3) Phát triển và tăng cường nguồn nhân lực có trình độ, là yêu cầu cơ bản để xây
dựng đất nước hiện đại.
4) Phát triển đời sống kinh tế - xã hội của người lao động Myanmar bằng cách tạo
ra nhiều cơ hội việc làm hơn.
5) Tạo môi trường làm việc bình yên, an toàn và lành mạnh cho người lao động.
6) Ban hành các luật hiện đại để bảo vệ người lao động
7) Thiết lập và thực hiện các chương trình an sinh xã hội thực sự mang lại lợi ích
cho người lao động
8) Hợp tác với các tổ chức trong nước/ nước ngoài về các vấn đề lao động quốc tế
và khu vực

56
9) Quy trình đăng ký quốc gia và xác minh quốc tịch, là chìa khóa để giữ vững
chủ quyền đất nước và bảo tồn quốc gia, được thực hiện theo hệ thống hiện đại.
Kiểm soát có hệ thống theo đúng quy trình.
10) Tăng mức lương tối thiểu cho người lao động Myanmar.
6. Các vấn đề về lao động
5.1. Vấn đề lao động là trẻ em

Ở Myanmar, độ tuổi lao động tối thiểu là 14 tuổi, theo Luật Quyền trẻ em mới và
Luật Lao động hiện hành. Năm 2015 ước tính có 9,3% dân số trẻ em từ 5 đến 17 tuổi
tham gia lao động trẻ em, trong đó có hơn 600.000 lao động trong môi trường làm
việc độc hại. Hơn một nửa số lao động trẻ em khoảng 616.815 hoặc 5,1% dân số trẻ
em - bị mắc kẹt trong công việc độc hại có khả năng gây tổn hại đến sự phát triển thể
chất, tinh thần hoặc đạo đức của trẻ. Hầu hết trẻ em làm công việc độc hại - 24,1% - từ
12-14 tuổi và 74,6% từ 15-17 tuổi. Các ngành chủ yếu có lao động trẻ em là Nông
nghiệp (60,5%), Sản xuất (12%) và bán buôn & bán lẻ; sửa chữa xe có động cơ (11%)

Nguyên nhân chính của vấn đề này là tình trạng nghèo đói. Tỷ lệ nghèo đói của
Myanmar rất cao 32%, trẻ em phải làm việc để tạo thêm thu nhập thấp cho các hộ gia
đình. Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng lại bóc lột trẻ em và trả mức phí cực kỳ
thấp. Trong một số trường hợp, trẻ em dưới 14 tuổi, làm việc trong các nhà máy sản
xuất hàng may mặc, chỉ kiếm được khoảng 1590 Kyats (~1,2 USD) một ngày; trong
khi đó, mức lương tối thiểu của quốc gia là 4.800 Kyats (~3,7 USD) một ngày.

Hậu quả nổi bật nhất của vấn đề lao động trẻ em ở Myanmar là việc trẻ em thiếu
giáo dục. 1/5 trẻ em bỏ học để đi làm. Trong văn hóa Myanmar, việc xem trẻ em làm
việc hơn là đi học được xã hội chấp nhận và phổ biến. Ngoài ra, trẻ em tham gia lực
lượng lao động thường ít nhận thức, cũng như không được giáo dục về quyền an toàn
và sức khỏe của mình tại nơi làm việc, dẫn đến nguy cơ thương tích tử vong cao.

Xóa bỏ lao động trẻ em là một trong những thách thức lớn nhất của thời đại hiện
nay và cũng là một trong những thách thức lớn nhất của Myanmar khi mà COVID- 19
đang làm gia tăng tỷ lệ nghèo đói, nó cũng đồng thời gia tăng tỷ lệ lao động trẻ em.
Myanmar đã phê chuẩn Công ước về độ tuổi tối thiểu của Tổ chức Lao động quốc tế

57
(ILO) vào ngày 8 tháng 6 năm 2020, ngay trước Ngày Thế giới phòng chống lao động
trẻ em vào ngày 12 tháng 6. Sự phát triển này được báo trước là một bước phát triển
tích cực, đặc biệt trong bối cảnh cuộc khủng hoảng COVID-19 hiện nay, đe dọa
quyền, sự an toàn và sự phát triển của ước tính khoảng 1,13 triệu trẻ em Myanmar.
Công ước số 138 tuổi tối thiểu yêu cầu các quốc gia quy định độ tuổi tối thiểu phù hợp
với việc kết thúc giáo dục bắt buộc và theo đó không ai được nhận vào làm trong bất
kỳ ngành nghề nào ngoại trừ công việc nhẹ nhàng và biểu diễn nghệ thuật. Nó cũng
cấm các hoạt động nguy hiểm cho bất kỳ ai dưới 18 tuổi.

5.2. Vấn đề bất bình đẳng giới tính


Người phụ nữ ở Myanmar vẫn đang bị phân biệt đối xử so với nam giới, họ ít được
chọn công việc chính thức và phải làm việc ở những môi trường làm việc không tốt,
thường phải các làm công việc phi chính thức, không có quyền, không được cam kết
về quyền lợi như bảo hiểm. Bên cạnh đó người phụ nữ Myanmar còn phải phụ trách
công việc gia đình.
7. Tác động của COVID-19 và cuộc khủng hoảng chính trị đến người lao động
Myanmar

Ước tính có khoảng 6,9 triệu đến 7,3 triệu việc làm có thể bị gián đoạn ở Myanmar
trong giai đoạn 2020-2021 do hậu quả của đại dịch và các biện pháp giãn cách xã hội
ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Sự gián đoạn sẽ thay đổi từ nghỉ không lương
đến giảm thu nhập và giờ làm việc tiếp đến là mất việc làm và mất nguồn thu nhập do
cắt giảm nhân sự trong doanh nghiệp hay doanh nghiệp đóng cửa. Nếu tính riêng theo
ngành, sự gián đoạn trong công việc này ảnh hưởng tới gần 3,5 triệu phụ nữ và nam
giới đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp; 1,5 triệu trong thương mại bán buôn
và bán lẻ; 1,2 triệu lao động trong lĩnh vực sản xuất và khoảng 400.000 trong cả hai
xây dựng và vận tải. Nhìn chung, tác động của COVID-19 đến việc làm có thể làm
giảm hoặc mất đi công việc của người lao động Myanmar, tương đương với gần 37%
tổng số việc làm cơ bản trước khủng hoảng, thậm chí cao hơn. Bên cạnh đó, một phân
tích vào cuối năm 2020 chỉ ra rằng, 83% hộ gia đình cho biết thu nhập của họ trung
bình đã giảm gần một nửa do đại dịch. Với những hoàn cảnh chưa từng có như vậy,

58
số người sống dưới mức nghèo khổ ở Myanmar ước tính đã tăng 11% trong năm tài
chính 2021 do tác động kinh tế xã hội của cuộc khủng hoảng COVID-19.

Không những phải chịu những hậu quả nặng nề từ COVID-19 mà người lao động
còn phải chịu tác động của cuộc khủng hoảng chính trị, kể từ cuộc đảo chính của quân
đội Myanmar vào 01/02/2021. Theo báo cáo khảo sát, cuộc đảo chính đã khiến cho
các doanh nghiệp nội địa cũng như các doanh nghiệp nước ngoài chấm dứt hợp đồng
lao động, giảm lương, rút vốn đầu tư khỏi Myanmar trong những tháng tới. Gần 13%
các công ty được khảo sát đã ngừng mọi hoạt động kể từ cuộc đảo chính. Khoảng một
phần ba số người được hỏi cho biết họ đã giảm hơn 75% các hoạt động của họ ở
Myanmar kể từ cuộc đảo chính quân sự vào tháng Hai, trong khi 21% cho biết họ đã
giảm các hoạt động từ 50% đến 75%. Chỉ 5% số người được hỏi báo cáo rằng cuộc
khủng hoảng không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ. Có thể thấy trước
rằng số lượng công ty sẽ chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc cắt
giảm hoạt động và lương thực tế có thể tăng gấp đôi vào cuối năm 2021. Điều này có
thể sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng xã hội kéo dài, sức mua và mức sống chung của
người lao động giảm, và tỷ lệ thất nghiệp năm 2021 có thể đạt 3.5% tăng hơn gấp đôi
so với năm 2020. Và điều đó có thể khiến 25 triệu người - gần một nửa dân số
Myanmar - sống trong cảnh nghèo khổ vào đầu năm 2022, một mức độ nghèo nàn
chưa từng thấy ở nước này kể từ năm 2005.

Có thể nói, đây là một cuộc khủng hoảng kép với mức độ nghiêm trọng và phức
tạp chưa từng có ở Myanmar. Myanmar đã giảm được một nửa nghèo đói và với
quá trình chuyển đổi dân chủ đang củng cố những thành tựu phát triển con
người. Bây giờ, tác động tổng hợp của COVID-19 và cuộc khủng hoảng chính trị
đã gây ra một cú sốc có thể dẫn đến gia tăng nhanh chóng tỷ lệ thất nghiệp và
nghèo đói của quốc gia này, nếu không nhanh chóng giải quyết đề khủng hoảng
chính trị và COVID-19 có thể khiến Myanmar rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế
trầm trọng.

C. Hợp tác kinh tế

59
I. Hợp tác kinh tế giữa Myanmar và Singapore

1. Hợp tác thương mại

Myanmar và Singapore mặc dù vẫn tồn tại khác biệt và cạnh tranh, song cả 2 quốc
gia đã trở nên phụ thuộc lẫn nhau như là những đối tác thương mại chủ chốt và sẽ tiếp
tục hợp tác với nhau, đặc biệt trong khuôn khổ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN). Sự cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp 2 quốc gia cùng nhau nỗ lực phát triển và
tăng trưởng nhanh hơn.

1.1 Hiệp định thương mại

Ngày 4/4 năm 2013, Singapore và Myanmar ký kết 5 văn kiện hợp tác kinh tế tại
cố đô Yangoon (Myanmar). 5 văn kiện hợp tác gồm 3 thoả thuận và 2 biên bản ghi
nhớ liên quan đến hợp tác trong khu vực tư nhân thuộc các ngành nghề như viễn
thông, xây dựng khách sạn. Hiện Singapore là nhà đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực xây
dựng khách sạn tại Yangoon với 3 khách sạn quốc tế lớn nhất là khách sạn Parkroyal,
Sedona và Traders. Sự hợp tác song phương Singapore-Myanmar trong lĩnh vực tư
nhân sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Myanmar thông qua đầu tư và chia
sẻ kinh nghiệm.

Ngày 6/7 năm 2015, Myanmar và Singapore đã tổ chức phiên họp Ủy ban Làm
việc cấp Bộ trưởng (JMWC) lần thứ 5 tại Yangon, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng
Thương mại và Công nghiệp Singapore Lim Hng Kiang và Bộ trưởng Năng lượng
kiêm Chủ tịch Ủy ban Đầu tư Myanmar U Zay Yar Aung (U Giây Y-a Oong). Thông
cáo báo chí của Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore khẳng định quan hệ kinh
tế song phương giữa hai nước đang ngày càng phát triển và hai bên đã thảo luận
những biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực như giải pháp đô thị, vận
tải, trao đổi nông sản, mở rộng kết nối hàng không và phát triển các doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng trung ương hai nước đã ký bản ghi nhớ về
hợp tác giám sát ngân hàng và xây dựng năng lực. Về lĩnh vực pháp lý, Singapore và
Myanmar nhất trí cùng tổ chức nhiều cuộc hội thảo cũng như chia sẻ kinh nghiệm
nhằm tăng cường hiểu biết về khuôn khổ pháp lý của mỗi nước.

1.2 Thực trạng hợp tác thương mại

60
Nguồn: Trandeconomy

Biểu đồ xuất khẩu của Myanmar sang Singapore giai đoạn 2011-2020 (triệu
USD)

Xuất khẩu Myanmar vào Singapore giai đoạn 2011-2020 tương đối không ổn định.
Mức xuất khẩu lớn nhất là vào năm 2016 với 879,2 triệu USD và thấp nhất là 326,51
triệu USD năm 2019. Bởi vì năm 2019 Myanmar bị ảnh hưởng mạnh do dịch bệnh
covid 19 làm cho nhu cầu xuất khẩu, chế tạo giảm. Tuy nhiên đến năm 2020 dù dịch
bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp nhưng Myanmar đã xuất khẩu sang Singapore tăng
mạnh đạt mức 696.89 triệu USD.

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Myanmar sang Singapore năm 2020

Tên hàng hóa Giá trị (triệu


USD)

Máy móc, lò phản ứng hạt nhân, lò hơi 507,56

Rau ăn được và một số loại củ 108,30

Cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm, động vật thủy
20,43
sinh không xương sống

61
Thuốc lá và sản xuất các sản phẩm thay thế thuốc lá 5,98

Nhiên liệu khoáng, dầu, sản phẩm chưng cất 2,44

Hạt có dầu, trái cây oleagic, ngũ cốc, hạt, trái cây 9,98

Các sản phẩm may mặc, đan hoặc móc 7,43

Gỗ và các sản phẩm bằng gỗ, than gỗ 4,82

Ngũ cốc 3,29

Sắt thép 2,85

Tàu thuyền, thuyền và các cấu trúc nổi khác  1,29

Biểu đồ nhập khẩu của Myanmar từ Singapore giai đoạn 2011-2020 (triệu USD)

Nguồn: Trandeconomy

Nhập khẩu từ Singapore vào Myanmar giai đoạn 2011-2020 tương đối ổn định, nhìn
biểu đồ ta có thể thấy Myanmar luôn trong tình trạng nhập siêu vì mức nhập khẩu
trong hơn 10 năm qua đều trên 2 tỷ USD. Tuy nhiên năm 2020 Myanmar nhập khẩu

62
từ Singapore là 2,45 tỷ USD, mức thấp nhất so với 4 năm trở lại đây. Thâm hụt
thương mại của Myanmar với Singapore ước tính khoảng 9,4 tỷ USD trong 4 năm
(2017-2020). Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19, chính phủ cả 2 nước đã có
những biện pháp phòng chống dịch bệnh nghiêm ngặt, các hoạt động giao dịch xuất
nhập khẩu của 2 nước gặp khó khăn, một số cửa khẩu biên giới trên đất liền giáp ranh
tạm thời bị đóng cửa, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, điều này khiến cho hàng hóa đến
cửa khẩu không thể giao dịch được. Ngoài ra, việc người dân cách ly tại nhà nhằm
ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh cũng tạm thời làm giảm nhu cầu tiêu dùng. Vì thế
giai đoạn 2019 –2020 thương mại giữa 2 nước được định giá ở mức hơn 3900 triệu
USD với xuất khẩu của Myanmar đạt gần 700 triệu USD.

Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Singapore vào Myanmar năm 2020

Tên hàng hóa Giá trị (triệu USD)

Nhiên liệu khoáng, dầu, sản phẩm chưng cất 1,82 tỷ USD

Máy móc, lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi 288,01

Thiết bị điện, điện tử 130,66

Chất dẻo 87,30

Các chế phẩm ăn được khác 75,10

Giấy và bìa, các sản phẩm bằng bột giấy, giấy và bìa 52,44

      Ngũ cốc, bột mì, tinh bột, các chế phẩm và sản phẩm sữa 41,79

Các phương tiện khác ngoài đường sắt, đường xe điện 10,14

Thiết bị quang học, hình ảnh, kỹ thuật, y tế 2,97

Thịt, cá và hải sản 1,03

63
2. Hợp tác đầu tư

Hiện tại Singapore là nhà đầu tư lớn nhất của Myanmar, vượt xa Trung quốc- đã
từng là nhà đầu tư lớn nhất tại thị trường này. Singapore chiếm 45,85% tổng đầu tư
nước ngoài của Myanmar. Chính vì vậy Singapore sẽ là đối tác đầu tư vô cùng quan
trọng với Myanmar kể cả hiện tại và trong tương lai dài hạn.

2.1. Hiệp định thỏa thuận về đầu tư giữa Myanmar và Singapore

Chính phủ Cộng hòa Singapore và Chính phủ Liên bang Myanmar luôn mong
muốn phát triển quan hệ hợp tác đầu tư giữa 2 quốc gia. Ngoài các hiệp định đầu tư
trong khuôn khổ ASEAN, 2 bên đã chính thức ký kết Hiệp định Khuyến khích và Bảo
hộ Đầu tư vào năm 2019 tại Yangon. Singapore và Myanmar sẽ khởi động các cuộc
đàm phán về Hiệp định đầu tư song phương cũng như cập nhật thỏa thuận về tránh
đánh thuế 2 lần, nhằm thúc đẩy và đưa quan hệ hợp tác kinh tế hai nước lên một tầm
cao mới. Đồng thời động thái trên nhằm gửi một tín hiệu tích cực tới các nhà đầu tư
cũng như góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của cả hai bên. Các thỏa thuận này
hướng tới việc đưa đến một sự đảm bảo cao nhất về an ninh cũng như sự ổn định của
các quy định pháp lý tại Myanmar đối với các nhà đầu tư tiềm năng đến từ Singapore.
Mặt khác, kết nối hàng không giữa hai quốc gia cũng sẽ được tăng cường khi nhiều
hãng hàng không của Singapore hiện đang đẩy mạnh việc mở thêm các chuyến bay tới
các thành phố của Myanmar.

Bên cạnh việc sẵn sàng chào đón các doanh nghiệp Singapore tới đầu tư và làm ăn,
Myanmar mong muốn học hỏi kinh nghiệm của Singapore trong việc kiểm soát tham
nhũng và lĩnh vực đào tạo kỹ năng cho lao động trẻ, nhằm đưa Myanmar sớm trở
thành một nền kinh tế thị trường phát triển hơn với một môi trường nhiều sáng tạo,
cạnh tranh và hấp dẫn giới doanh nhân

2.2. Thực trạng đầu tư giữa Myanmar và Singapore

Với tổng vốn đầu tư 22, 7 tỷ USD (26 tỷ USD) tính đến tháng 1 năm 2020,
Singapore là nhà đầu tư lớn nhất của Myanmar hiện nay, chiếm 45,85% tổng đầu tư

64
nước ngoài của Myanmar. Phần lớn các khoản đầu tư từ Singapore vào ngành dầu khí,
lĩnh vực năng lượng và giao thông công cộng của Myanmar và các trao đổi nhằm thúc
đẩy hợp tác trong các lĩnh vực như giải pháp đô thị, vận tải, trao đổi nông sản, ...
Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng trung ương hai nước đã ký bản ghi nhớ về hợp tác
giám sát ngân hàng và xây dựng năng lực.

Myanmar và Singapore đều là thành viên của ASEAN có quan hệ kinh tế chặt chẽ
và tương đồng. Trong những năm gần đây, mặc dù vẫn còn những rào cản về cơ sở hạ
tầng, ngôn ngữ, trình độ lao động, thị trường Myanmar vẫn ngày càng trở nên đặc biệt
hấp dẫn, thu hút đông đảo doanh nghiệp Singapore tới làm ăn, kinh doanh. Đó là nhờ
vào việc Myanmar đã và đang thực hiện nhiều biện pháp cải cách, mở cửa liên quan
đến thương mại và đầu tư, hướng tới việc phát triển một nền kinh tế bền vững. Đến
nay, Singapore đã có hơn 300 hiện diện thương mại tại Myanmar dưới nhiều hình thức
như văn phòng đại diện, chi nhánh công ty, công ty liên doanh và công ty 100% vốn
Singapore. Singapore đã vượt qua Trung Quốc trở thành quốc gia có FDI được chấp
thuận nhiều nhất vào Myanmar với 24 tỉ USD cho hơn 300 dự án vốn thông qua các
dự án bất động sản sinh lợi, ngân hàng, vận tải biển, xuất khẩu cát và xây dựng, cũng
như bán vũ khí.

Cuộc nội chiến tại Myanmar diễn ra gần đây đã tác động đến hoạt động đầu tư của
các doanh nghiệp Singapore vào Myanmar. Các cuộc biểu tình ngày càng gia tăng tập
trung vào các quốc gia và tập đoàn toàn cầu có thể có liên kết kinh doanh với lực
lượng an ninh Myanmar, với lời kêu gọi tẩy chay các sản phẩm và các nhà đầu tư để
thực hiện các giao dịch liên quan đến lợi ích quân sự. Singapore, nhà đầu tư nước
ngoài lớn nhất của Myanmar đã lọt vào tầm ngắm của các cuộc biểu tình và phong
trào bất tuân dân sự tại quốc gia này. Một loạt các thương hiệu lớn của Singapore
đang bị người dân Myanmar kêu gọi tẩy chay như bia Tiger, bánh mì BreadTalk, ...
Một số nhà đầu tư nước ngoài Singapore cũng đã rút vốn đầu tư tại Myanmar điều này
gây thiệt hại không nhỏ đến nền kinh tế Myanmar cũng như quan hệ giữa hai nước.

2.3. Cơ hội hợp tác phát triển đầu tư trong tương lai

So với các nước ASEAN, Myanmar vẫn là nước có tỷ lệ người dân tiếp cận điện
thấp, nhiều nơi điện không ổn định. Trước yêu cầu cấp bách, Chính phủ của quốc gia

65
này đang tích cực mời gọi các nhà đầu tư quốc tế tham gia đầu tư các dự án năng
lượng điện. Và các nhà đầu tư của Singapore đã tìm kiếm được rất nhiều cơ hội để đầu
tư thêm nhiều lĩnh vực khác đó là những cơ hội mới cho đầu tư vào ngành xây dựng,
theo tốc độ tăng trưởng khoảng 11pc trong những năm gần đây. Đây có thể là cơ hội
để các doanh nghiệp Singapore nghiên cứu khả năng tham gia vào các gói thầu, cũng
như đầu tư phát triển nguồn điện.

Doanh nghiệp Singapore đầu tư vào Myanmar sẽ có những thuận lợi vì một số nguyên
nhân sau:

 Năng lực và công nghệ sản xuất của Myanmar còn yếu và thiếu, nhiều lĩnh vực
hàng hóa còn nhiều dư địa phát triển, chưa có rào cản kỹ thuật cao đối với hàng
hóa nhập khẩu.

 Hai nước có mối quan hệ chính trị tốt đẹp và Myanmar đang chuyển đổi từ nền
kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường, có chính
sách khuyến khích khu vực tư nhân.

 98% người dân theo đạo Phật nên con người ở đây thật thà hiền lành và rất thân
thiện, thị trường mới mẻ, yếu tố cạnh tranh không nhiều, tiềm năng kinh tế lớn, tài
nguyên thiên nhiên dồi dào.

 Thêm vào đó với dân số gần 60 triệu người, hầu hết các mặt hàng công nghiệp
và tiêu dùng phải nhập khẩu, nhiều lĩnh vực công nghiệp, sản xuất, dịch vụ, y tế...
còn bỏ ngỏ là những thuận lợi cho các doanh nghiệp Singapore.

 Một trong những điểm thuận lợi khi xúc tiến đầu tư kinh doanh tại thị trường
Myanmar là hai nước cùng là thành viên của ASEAN, sản phẩm nhập khẩu ưu đãi
về thuế trong nội khối và với các đối tác ASEAN, có những nét tương đồng về văn
hóa và quá trình, điều kiện để phát triển đất nước.

 Ngoài ra, để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, Myanmar còn đề xuất về miễn
thuế đầu tư. Ủy ban Đầu tư Myanmar cho biết, những doanh nghiệp đang đầu tư
vào khu vực 1 (Zone - 1), khu vực kém phát triển nhất, có thể được miễn thuế đến
7 năm. Tiếp đó, những doanh nghiệp đang đầu tư tại khu vực 2 (Zone - 2), khu vực

66
phát triển mở mức vừa phải, sẽ được miễn thuế 5 năm và những doanh nghiệp đầu
tư vào khu vực 3 (Zone - 3), khu vực đang phát triển, chỉ được miễn thuế 3 năm.

 Myanmar là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, do mới chính thức
mở cửa, chưa được khai thác nhiều. Thị trường của Myanmar còn non trẻ, sân chơi
cho các doanh nghiệp là rất nhiều… Các lĩnh vực doanh nghiệp có thể lựa chọn để
đầu tư: năng lượng, bán sỉ và lẻ, xây dựng, logictis.

Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi nêu trên, doanh nghiệp khi lựa chọn thị trường
Myanmar để đầu tư cũng gặp phải một số khó khăn nhất định:

 Hiện nay nền kinh tế Myanmar vẫn đang mang nặng cơ chế quản lý hành chính
tập trung, quan liêu, bao cấp, cơ chế thuế quan chưa thông thoáng và vẫn còn bao
cấp giá đối với một số hàng hóa tiêu dùng thiết yếu như, nhà ở cho công chức, điện
nước sinh hoạt, cước phí điện thoại, …

 Hệ thống luật pháp Myanmar chưa được hoàn thiện, nhiều vấn đề phải giải
quyết và cập nhật theo tình hình thực tế phát sinh, các kênh tiếp cận thông tin pháp
luật còn hạn chế, chính quyền địa phương đôi khi chưa nắm rõ quy định của chính
quyền trung ương nhằm hướng dẫn doanh nghiệp thực thi, triển khai. Doanh
nghiệp muốn đầu tư, kinh doanh tại Myanmar cần am hiểu chính sách và chủ động
thích ứng.

 Ngoài rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, trình độ lao động của Myanmar chưa cao,
doanh nghiệp phải mất thời gian đào tạo hoặc phải sử dụng lao động nước ngoài
thay thế. Vì thế Doanh nghiệp khi đầu tư kinh doanh tại Myanmar cần có sự chuẩn
bị để đối phó với những khó khăn này, am hiểu chính sách và chủ động thích ứng.

 Trong bối cảnh Myanmar đang tái cơ cấu nền kinh tế, doanh nghiệp Singapore
đầu tư kinh doanh tại đây sẽ gặp những khó khăn, cần tìm hiểu rõ thông tin và
lường trước các vấn đề phát sinh, kiên trì và xác định dài hạn, nếu ‘bền chí’, ‘cắm
chốt’ được tại đây thì sẽ có nhiều cơ hội để tạo dựng thương hiệu và thành công
khi thời gian tới sẽ là chu kỳ phát triển của Myanmar. Trong kinh doanh cần trực
tiếp (gặp mặt trực tiếp, giới thiệu hàng mẫu), hiểu và tôn trọng văn hóa, tập quán

67
của Myanmar, lựa chọn đối tác bản địa phù hợp và có năng lực, thiện chí hợp tác,
kiểm soát được điều kiện thanh toán và quản lý tiền hàng.

 Bên cạnh doanh nghiệp Singapore, thị trường đầu tư Myanmar cũng ngày càng
trở nên cạnh tranh hơn khi có sự xuất hiện ngày càng nhiều nhà đầu tư đến từ
Trung Quốc, Thái Lan và Hong Kong.

3. Hợp tác lao động

Từ năm 2001, Singapore đã hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực của Myanmar thông
qua Chương trình Hợp tác Singapore và sáng kiến hội nhập ASEAN. Thông qua
Chương trình Hợp tác kỹ thuật Singapore - Myanmar, Singapore cũng chia sẻ kinh
nghiệm phát triển của mình trong phát triển kinh tế, con người và Tài nguyên với
Myanmar. Viện đào tạo nghề Singapore - Myanmar (SMVTI) được thành lập vào
tháng 6 năm 2016 (trong chuyến thăm chính thức của thủ tướng Lee Hsien Loong)
như một biểu tượng của sự hợp tác giáo dục dạy nghề về dịch vụ kỹ thuật, kỹ năng
điện và điện tử, quản lý cơ sở. Singapore chính thức bàn giao SMVTI cho Myanmar
vào tháng 2 năm 2020.

Singapore là điểm đến ngày càng phổ biến và quan trọng của người lao động từ
Myanmar. Có khoảng 200.000 người Myanmar sống và làm việc ở Singapore. Theo
đại diện của cơ quan việc làm, những người giúp việc gia đình chiếm hơn một phần ba
tổng số lao động Myanmar tại Singapore, và những người khác tập trung trong các
ngành xây dựng và hàng hải (vận chuyển, xưởng đóng tàu và bảo trì).

Dòng người Myanmar di cư vào Singapore ngày càng tăng một phần do nhu cầu
lao động giá rẻ trong nước khi người di cư từ các nước nguồn truyền thống như
Indonesia và Philippines yêu cầu mức lương ngày càng cao. So với mức lương trung
bình hàng tháng của người giúp việc gia đình Myanmar (330 USD), người Indonesia
và Philippines thường kiếm được lần lượt là 385 USD và 460 USD. Tuy nhiên,
Singapore có khả năng là một trong những nơi có mức chênh lệch lương nơi xuất phát
lớn nhất đối với người di cư lao động Myanmar trong khu vực ASEAN. Một công
nhân nội địa Myanmar ở Singapore kiếm được mức lương trung bình hàng tháng

68
là 352.50 USD, trong khi công nhân khác không có kỹ năng trong ngành xây dựng
hoặc vận chuyển kiếm được mức lương trung bình hàng tháng là 720 USD.

Nổi bật nhất về vấn đề lao động giữa hai nước là việc buôn bán các cô gái chưa đủ
tuổi từ nước này đến Singapore và lạm dụng giúp việc trong gia đình. Để hạn chế tình
trạng trên, năm 2014 Myanmar đã cấm công dân của mình làm việc ở nước ngoài với
tư cách là người giúp việc gia đình trước lo ngại về trình trạng công dân nước mình bị
lạm dụng và mắc kẹt trong hoàn cảnh giống như nô lệ ở các nước như Singapore, Thái
Lan và một số nước khác. Bất chấp lệnh cấm ở Myanmar, ước tính có khoảng 50.000
phụ nữ Myanmar tiếp tục đến Singapore để làm người giúp việc thông qua các cơ
quan sắp xếp ở cả hai nước. Singapore vẫn tiếp tục cung cấp giấy phép lao động cho
người di cư miễn là họ tuân thủ các yêu cầu của họ. Điều này có nghĩa là trên thực tế,
những người di cư rời khỏi đất nước của họ bất hợp pháp được coi là hợp pháp tại
Singapore.

Đến nay, Myanmar đã dỡ bỏ lệnh cấm công dân làm giúp việc tại nước ngoài.
Động thái này sẽ giúp chính phủ giám sát tốt hơn lĩnh vực xuất khẩu lao động vì lao
động trong nước vẫn tiếp tục làm việc ở nước ngoài bất hợp pháp bất chấp lệnh cấm
đã có hiệu lực.

Chính phủ Myanmar đã thành lập các trung tâm đào tạo để trang bị cho họ những
kỹ năng cần thiết để trở thành người giúp việc trước khi được đưa ra nước ngoài. Theo
các điều kiện của chính phủ Myanmar, công dân nữ đến làm việc tại Singapore với tư
cách là người giúp việc gia đình nước ngoài phải được tuyển dụng bởi một đại lý được
cấp phép tại Myanmar và tham gia đào tạo tại một trung tâm đã được phê duyệt. Hiệp
hội các cơ quan việc làm Singapore hỗ trợ xây dựng quy trình tuyển dụng có cấu trúc
và cải tiến chương trình đào tạo, và Bộ Nhân lực Singapore đã công nhận Myanmar là
quốc gia cung cấp lao động giúp việc gia đình.

Singapore là một nước kiểm soát dịch bệnh Covid – 19 tương đối tốt tuy nhiên nền
kinh tế của Singapore vẫn bị ảnh hưởng nặng nề. Nhu cầu lao động tại Singapore giảm
vì mà thế lao động Myanmar phải đối mặt với nguy cơ bị sa thải, mất việc.

69
II. Hợp tác kinh tế giữa Myanmar và Việt Nam

Việt Nam – Myanmar đã thiết lập quan hệ ngoại giao hơn 40 năm qua và không
ngừng phát triển. Trong những năm qua, quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa
Việt Nam và Myanmar có chiều hướng tăng. Việt Nam đã vươn lên trở thành đối tác
thương mại lớn thứ 9 và là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 của Myanmar.

1. Hợp tác thương mại

Ngày 13/5/1994, Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Myanmar được ký kết
với mong muốn phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước, đẩy mạnh mối quan hệ
hữu nghị giữa Chính phủ và nhân dân hai nước, trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi.

Ngoài ra hai nước còn ký kết các văn bản khác như:

- Hiệp định Hợp tác Du lịch (5/1994)

- MOU về Chương trình Hợp tác 6 năm (1994-2000) giữa hai bộ Nông nghiệp
(8/1994)

- MOU về Hợp tác trong lĩnh vực Lâm nghiệp (3/1995) 

- Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần (5/2000)

- MOU thành lập Ủy ban Hợp tác chung về Thương mại (5/2002)

- MOU về Hợp tác giữa hai Phòng Thương mại và Công nghiệp (5/2002)

- MOU hợp tác giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Thương mại Myanmar
(8/2017)

- Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác Hợp tác Toàn diện giữa Việt Nam và Myanmar
(8/2017)

1.1. Thương mại hàng hóa

Tổng cục Hải quan thống kê, trong tháng 1/2021, Việt Nam xuất khẩu 57,3 triệu
USD hàng hóa sang Myanmar, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, trị
giá nhập khẩu từ Myanmar tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 45,3 triệu USD, tăng 164%.
Thặng dư thương mại gần 12 triệu USD.

70
Một số mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Myanmar tháng 1/2021 và cùng kỳ
2020

Trị giá xuất khẩu Trị giá xuất khẩu %


Mặt hàng chủ yếu
tháng 1/2021 (USD) tháng 1/2020 (USD) tăng/giảm
Tổng 57.275.766 58.283.553 -2
Hàng hóa khác 14.221.477 9.959.819 43
Phương tiện vận tải và
6.479.650 8.049.910 -20
phụ tùng
Điện thoại các loại và
4.851.246 2.626.999 85
linh kiện
Dây điện và dây cáp
4.418.810 3.573.474 24
điện
Nguyên phụ liệu dệt,
3.993.376 4.545.493 -12
may, da, giày
Sản phẩm từ chất dẻo 3.749.367 2.367.732 58
Máy móc, thiết bị, 3.726.329 4.251.110 -12

71
dụng cụ phụ tùng khác
Hàng dệt, may 3.017.723 3.656.917 -17
Sản phẩm từ sắt thép 2.637.030 10.381.039 -75
Sản phẩm hóa chất 2.147.579 1.660.456 29
Kim loại thường khác
1.989.174 1.426.144 39
và sản phẩm
Chất dẻo nguyên liệu 1.385.438 648.378 114
Bánh kẹo và các sản
1.128.617 1.193.416 -5
phẩm từ ngũ cốc
Sắt thép các loại 1.052.273 1.680.531 -37
Hóa chất 773.386 67.894 1039
Phân bón các loại 640.850 545.054 18
Cà phê 393.326 113.001 248
Sản phẩm gốm, sứ 378.044 203.464 86
Sản phẩm nội thất từ
292.070 174.794 67
chất liệu khác gỗ

Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy hóa chất là mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
sang Myanmar có kim ngạch tăng vọt so với cùng kỳ năm trước, cụ thể tăng 1039%.
Ngoài ra còn có một số mặt hàng khác như: cà phê tăng 248%; chất dẻo nguyên liệu
tăng 114%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 85%... Phương tiện vận tải và phụ
tùng là nhóm hàng xuất khẩu nhiều nhất của nước ta, trị giá 6,5 triệu USD.

Một số mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Myanmar tháng 1/2021 và cùng kỳ 2020

Mặt hàng chủ Trị giá nhập khẩu tháng Trị giá nhập khẩu tháng %
yếu 1/2021 (USD) 1/2020 (USD) tăng/giảm
Tổng 45.315.996 17.190.835 164
Hàng hóa khác 26.379.558 5.171.987 410
Hàng rau quả 12.170.295 6.549.949 86
Kim loại
6.013.845 4.258.094 41
thường khác

72
Hàng thủy sản 405.388 495.556 -18
Gỗ và sản
201.494 148.249 36
phẩm gỗ
Cao su 145.417 567.000 -74

Một số mặt hàng nhập khẩu của nước ta từ Myanmar trong tháng đầu năm nay
là: hàng rau quả; kim loại thường khác; hàng thủy sản; gỗ và sản phẩm gỗ; cao su.
Trong đó, mặt hàng nhập khẩu có giá trị tăng mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2020 là
hàng rau quả, tăng 86%.

1.2. Thương mại dịch vụ

Về dịch vụ viễn thông, Việc ra đời liên doanh StreamNet nhằm xây dựng hạ tầng
và cung cấp dịch vụ băng rộng cố định cùng với việc hợp tác của một nhà khai thác
viễn thông lớn khác của Việt Nam với các đối tác Myanmar trong cung cấp dịch vụ di
động đã cho thấy tầm vóc và quy mô hợp tác giữa Việt Nam và Myanmar trong lĩnh
vực viễn thông và là minh chứng sống động cho sự thành công của mối quan hệ hợp
tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Myanmar.

Mytel là một nhà mạng viễn thông có trụ sở chính tại Yangon, Myanmar. Dự án là
sự hợp tác giữa Viettel và chính phủ Myanmar. Đến năm 2019, Mytel trở thành nhà
mạng lớn thứ ba tại thị trường này khi chiếm hơn 14% thị phần viễn thông. Đây là nhà
mạng đầu tiên triển khai hạ tầng 4G và 5G đầu tiên tại thị trường này. Tuy nhiên, do
cuộc đảo chính Myanmar 2021, nhiều người Myanmar đã tiến hành chiến dịch tẩy
chay quy mô lớn nhắm vào các mặt hàng do quân đội Myanmar đứng tên. Do Viettel
có liên hệ chặt chẽ với quân đội Myanmar thông qua dịch vụ Mytel, Viettel bị đối mặt
với tẩy chay không chính thức, khi người biểu tình ở Myanmar tiến hành bẻ sim Mytel
cũng như là các nhân viên Mytel đình công để phản đối nền quân trị; Viettel bác bỏ
cáo buộc đứng ra đằng sau một chiến dịch bôi nhọ đối thủ và người biểu tình có chủ
đích.

Về lĩnh vực du lịch và hàng không, lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Công ty
Du lịch Vietravel và Tập đoàn 24 Hour Group of Companies (Myanmar) diễn ra vào

73
T12/2019 tại TP.HCM, đánh dấu mối quan hệ hợp tác giữa hai bên trong việc phối
hợp thúc đẩy phát triển hàng không và du lịch với mục tiêu phục vụ nhu cầu du lịch
của người dân cả hai nước. Hai bên sẽ phối hợp tổ chức các chuyến bay thuê bao
nguyên chuyến; tổng đại lý phân phối vé của các chuyến bay theo lịch trình; đào tạo
và huấn luyện nhân sự có chuyên môn về hàng không và du lịch; đồng thời chia sẻ
thông tin về nhu cầu và xu hướng phát triển du lịch, tổ chức các hoạt động tiếp thị xúc
tiến vì sự phát triển của ngành du lịch cả hai nước thông qua chương trình roadshow,
hội chợ du lịch, triển lãm… hướng đến lợi ích chung trong việc xúc tiến quảng bá du
lịch giữa hai quốc gia Việt Nam và Myanmar. Myanmar được đánh giá là thị trường
du lịch đầy tiềm năng để khai thác khách về Việt Nam sau khi chính phủ thực hiện
chính sách mở cửa, kinh tế ngày càng phát triển, kéo theo đó nhu cầu du lịch nước
ngoài của người dân Myanmar cũng ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, cũng có ngày
càng nhiều người Myanmar đi du lịch tại Việt Nam, trong đó số khách du lịch trong
những năm qua tăng khoảng 40%/năm.

1.3. Cơ hội phát triển hợp tác trong tương lai

Để quan hệ hợp tác được lâu dài thì việc tăng cường hiểu biết và phát triển quan hệ
hữu nghị giữa nhân dân hai nước là một trong những ưu tiên hàng đầu. Để làm được
điều này, ngoài việc hai bên cần thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực mà hai bên có nhu cầu
và có tiềm năng như: dệt may, công nghiệp tiêu dùng, năng lượng điện, chế biến thực
phẩm - nông sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, du lịch…Việt nam và
Myanmar còn cần tích cực hơn nữa trong việc trao đổi giữa các đoàn thể nhân dân,
các hiệp hội thì cần chú trọng hơn các hoạt động giao lưu hai nước.

Về Quốc phòng, hai bên cần tiếp tục thực hiện trao đổi đoàn các cấp, mở rộng cấp
quân khu và quân binh chủng, và sớm triển khai Đối thoại Chính sách quốc phòng
song phương.

Về an ninh, hai bên cần tăng cường hợp tác đi vào thực chất trong việc phòng và
chống các loại tội phạm truyền thống, phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao, rửa
tiền, khủng bố… Nghiên cứu ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp giữa hai nước trong
thời gian tới.

74
Về văn hóa, hai bên cần tiếp tục triển khai Chương trình hợp tác văn hóa Việt
Nam-Myanmar. Hợp tác giáo dục cần được đẩy mạnh thông qua việc tổ chức các hội
thảo, đối thoại, trao đổi sinh viên để thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.

Về du lịch, cần tăng cường các hoạt động quảng bá, triển lãm, giới thiệu sản phẩm,
dịch vụ du lịch của hai bên. Cần tiếp tục có sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ
hơn giữa các Bộ, ngành của Việt Nam, đặc biệt là giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch của Việt Nam với Bộ Văn hóa và Tôn giáo và Bộ Khách sạn và Du lịch của
Myanmar, trong các hoạt động quảng bá và thúc đẩy hợp tác văn hóa, du lịch giữa hai
nước. Khuyến khích sự tham gia của các địa phương trong việc quảng bá du lịch đến
từng người dân.

1.4. Ảnh hưởng của Covid 19 đến hoạt động thương mại

Năm 2020 là năm hết sức đặc biệt, chủ nghĩa bảo hộ tiếp tục gia tăng cùng với sự
bùng phát của dịch Covid-19 đã dẫn đến các hệ quả về đứt gãy, gián đoạn chuỗi cung
ứng, các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch… của Myanmar bị ảnh hưởng
nặng nề, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Những khó khăn trên đặt ra nhiều thách thức cho Myanmar trong việc vừa phải đảm
bảo phòng chống dịch, vừa phải khôi phục phát triển kinh tế, đồng thời đã có những
ảnh hưởng nhất định.

Theo đó, Myanmar và Việt Nam tăng cường phối hợp về chính sách, biện pháp
khắc phục các khó khăn do Covid-19. Gần đây nhất, 13/7/2020 Việt Nam tiếp tục ủng
hộ Myanmar 50.000 USD để giúp quốc gia phòng chống dịch. Hai bên đã tiếp tục các
hoạt động hỗ trợ kết nối doanh nghiệp theo hình thức mới, tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó
khăn cho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu, các vướng mắc trong
hoạt động thương mại biên giới… Một trong những trọng tâm được cả Myanmar và
Việt Nam tập trung giải quyết là tác động của đại dịch Covid-19 lên các hoạt động
kinh tế và phương hướng hợp tác ứng phó, khôi phục sau đại dịch. Để đảm bảo sự vận
hành bình thường của các chuỗi cung ứng, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, góp
phần khắc phục xu hướng suy giảm trong trao đổi thương mại giữa Việt Nam và
Myanmar, 2 nước cần quan tâm, thực hiện các biện pháp tạo thuận lợi cho thương

75
mại, đơn giản hóa các quy trình, thủ tục đối với các hoạt động xuất nhập khẩu, thông
quan tại các khu vực cửa khẩu biên giới, tăng cường kết nối giao thông, logistics.

2. Hợp tác đầu tư


2.1. Thực trạng hợp tác đầu tư giữa Myanmar và Việt Nam

Tính đến cuối năm 2019, Việt Nam đang là nhà đầu tư lớn thứ 7 của Myanmar với
tổng vốn đầu tư trên 2.1 tỷ USD, đáng chú ý, nếu chỉ xét riêng giai đoạn Myanmar
đẩy mạnh cải cách mở cửa đến nay, Việt Nam là nước đầu tư lớn thứ 3, chỉ sau
Singapore và Trung Quốc. Sự xuất hiện của các thương hiệu lớn của Việt Nam như
Mytel, Hoàng Anh Gia Lai, VietNam Airlines, đã góp phần quan trọng vào sự phát
triển kinh tế, xã hội

bền vững tại Myanmar khi tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm ổn định cho người lao
động và tuân thủ chặt chẽ các quy định, pháp luật của Myanmar.

Năm 2020, số vốn đăng ký đầu tư của Việt Nam vào Myanmar là 2,2 tỷ USD, xếp
thứ 7 trong tổng số 51 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào thị trường này. Đến nay
những thương hiệu hàng hóa Việt Nam đi tiên phong tại thị trường Myanmar đều có
những sản phẩm chất lượng tốt, chiếm trọn niềm tin người tiêu dùng Myanmar như
BIDV, Vietnam Airlines, Viettel, Hoàng Anh Gia Lai, Lioa, Hanvico, …

Về lĩnh vực tài chính- ngân hàng, ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam
(BIDV) vào tháng 3/2016 chính thức mở chi nhánh tại Myanmar. Kiêm vai trò Chủ
tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt ở Myanmar, BIDV góp phần quan trọng trong việc
tăng tổng giá trị đầu tư của Việt Nam Đến ngày 31-5-2019, BIDV Yangon có tổng tài
sản hơn 130 triệu USD, dư nợ bình quân đạt 20 triệu USD, lượng khách hàng là các
doanh nghiệp tăng 27% so với 2018 đã đưa Việt Nam vào top 10 các nhà đầu tư hàng
đầu tại nước này.

Về lĩnh vực viễn thông, Mytel là dự án hợp tác giữa Viettel và chính phủ Myanmar.
Tổng dự án của Mytel chiếm 60% tổng vốn VN đầu tư vào Myanmar. Đến năm 2019,
Mytel trở thành nhà mạng lớn thứ ba tại thị trường này khi chiếm hơn 14% thị phần
viễn thông.  

76
Về lĩnh vực bất động sản, Hoàng Anh Gia Lai đã đầu tư khu phức hợp Myanmar
Plaza trị giá 440 triệu USD, cho thuê 32.000m2, hiện 98% mặt bằng đã cho thuê. Trung
tâm thương mại Myanmar Plaza cũng thu hút 20.000 người đến mua sắm/ngày. Bất cứ
ai, từ người dân Myanmar hay khách nước ngoài đã đến Myanmar đều biết đến
Myanmar Plaza.

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh tại Myanmar có nhiều thuận lợi vì sản
xuất của Myanmar còn yếu kém, nhiều lĩnh vực hàng hóa kém phát triển, chưa có rào
cản kỹ thuật cao đối với hàng hóa nhập khẩu. Myanmar cùng là thành viên của
ASEAN, sản phẩm nhập khẩu ưu đãi về thuế trong nội khối và với các đối tác
ASEAN, có những nét tương đồng về văn hóa và quá trình, điều kiện để phát triển đất
nước.

Tuy nhiên, thị trường Myanmar không phải không có khó khăn do Myanmar duy
trì chế độ cấp phép xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa còn chậm nên những mặt
hàng có thời hạn sử dụng ngắn sẽ gặp rất nhiều bất lợi, giảm sức cạnh tranh. Đại đa số
người dân Myanmar có mức thu nhập thấp, khó để tiếp cận với các sản phẩm chất
lượng vừa và cao, thói quen, hành vi mua sắm của người dân chỉ quan tâm đến giá rẻ.
Ngoài rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, trình độ lao động của Myanmar chưa cao, phải
mất thời gian đào tạo hoặc phải sử dụng lao động nước ngoài thay thế. Vì thế DN Việt
khi đầu tư kinh doanh tại Myanmar cần có sự chuẩn bị để đối phó với những khó khăn
này, am hiểu chính sách và chủ động thích ứng. 

2.2. Cơ hội phát triển hợp tác đầu tư trong tương lai

Trong những năm gần đây, hệ thống cung cấp và truyền tải mạng lưới điện tại
Myanmar đã có những cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực
ASEAN, Myanmar vẫn là nước có tỉ lệ người dân tiếp cận điện thấp, nhiều nơi điện
thiếu ổn định và yêu cầu phát triển hơn nữa năng lượng điện. Hiện nay, trong số 129
dự án thuộc Ngân hàng Dự án Myanmar đang thực hiện hoặc mời gọi đầu tư thì có
đến 27 dự án liên quan đến phát triển các nhà máy điện và hệ thống truyền tải với tổng
vốn đầu tư vào khoảng 6,1 tỷ USD, tổng công suất vào khoảng 2772 MW. Chính phủ
Myanmar đã đưa ra mục tiêu tăng gấp đôi sản lượng điện trong vòng 10 năm tới và

77
bắt đầu đã có những chính sách mời gọi đầu tư vào nhiều nhà máy điện trên toàn
quốc.

So với Myanmar, Việt Nam có khả năng cung cấp điện vượt trội hơn rất nhiều với
công suất cực đại vào khoảng 41237 MW năm 2020, tăng gần 8% so với năm trước
đó. Điều này đảm bảo cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ của đất nước
với quy mô cũng lớn hơn nhiều so với Myanmar. Tỷ lệ các hộ gia đình được sử dụng
điện của Việt Nam cũng rất cao so với Myanmar, vào khoảng 99%. Nhìn chung khả
năng cung cấp điện tốt đã hỗ trợ rất nhiều cho Việt Nam nếu Việt Nam có ý định cân
nhắc tham gia đầu tư vào lĩnh vực điện của Myanmar.

Ngoài ra, nhân chuyến thăm chính thức Nhà nước Myanmar của Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc từ 16 – 18/12/2010 hai bên đã ra tuyên bố chung về củng cố quan
hệ Đối tác - Hợp tác - Toàn diện giữa hai nước, nhất trí duy trì trao đổi giữa các cấp,
thực hiện đầy đủ và hiệu quả Chương trình Hành động triển khai quan hệ Đối tác Hợp
tác Toàn diện Việt Nam - Myanmar giai đoạn 2019 – 2024, cam kết sớm tăng gấp đôi
đầu tư của Việt Nam vào Myanmar; hoan nghênh việc thiết lập Câu lạc bộ doanh nhân
Việt Nam tại Myanmar, góp phần thúc đẩy hợp tác giữa các nhà đầu tư Việt Nam với
Chính phủ, các bộ, ngành của Myanmar.

Để phục vụ mục tiêu đó, phía Myanmar ghi nhận và đồng ý sớm xem xét các đề
xuất của phía Việt Nam về: đơn giản hóa thủ tục thông quan và kiểm dịch hàng hóa
đối với thương mại song phương; thu hẹp danh mục các mặt hàng nhập khẩu cần xin
giấy phép trên cơ sở các luật lệ và quy định của WTO; thành lập một khu công nghiệp
phù hợp với các luật lệ và quy định liên quan của nước sở tại.

3. Hợp tác lao động


3.1. Thực trạng hợp tác lao động Myanmar và Việt Nam

Lao động Việt Nam sang Myanmar

So với các nước khác trong nội khối Asean như Thái Lan, Lào, Malaysia, ... thì
Myanmar vẫn chưa là thị trường thu hút nhiều lao động Việt Nam. Ước tính có
khoảng gần 3000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Myanmar, phần lớn là đi tự do
theo hình thức cá nhân, số ít còn lại đi theo các công trình nhận thầu, trúng thầu, đầu

78
tư. Hầu hết lao động Việt Nam tập trung sống và làm việc tại thành phố Yangon, trung
tâm tài chính thương mại của Myanmar. Tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công
nghiệp xây dựng, viễn thông, chế biến nông nghiệp, … bên cạnh đó lực lượng lao
động tri thức cũng chiếm tỉ lệ khá lớn.

Là một thị trường sơ khai ở rất nhiều lĩnh vực, Myanmar ngày càng thu hút nhiều
nhà đầu tư nước ngoài kể từ ngày mở cửa. Số lượng công ty Việt Nam sang đây vì thế
cũng tăng dần những năm qua với nhiều cái tên quen thuộc như Hoàng Anh Gia Lai,
BIDV, Viettel, VNPT, FPT, Atad...Nhưng nhiều công ty vẫn phải mang đội ngũ quản
lí, nhân viên người Việt sang Myanmar thay vì sử dụng lao động địa phương có giá
thành rẻ hơn rất nhiều. Nguyên nhân là bởi phong cách làm việc khá thiếu chuyên
nghiệp của các công nhân Myanmar, năng suất, tốc độ làm việc thấp. Vì vậy mà nhiều
công ty Việt ở đây phải mang từ Việt Nam sang lực lượng lao động lành nghề để đảm
bảo tiến độ, chất lượng công việc. Điều đáng nói là tỉ lệ lao động trí thức người Việt
tại Myanmar rất cao.

Lao động Myanmar đến Việt Nam

Được đánh giá vẫn còn ở mức thấp. Hầu hết tập trung ở các khu công nghiệp như
Hải Phòng, Bình Dương, Long An, ... chủ yếu về các ngành dệt may, xây dựng, …
trong đó đa phần là công nhân, về lao động có năng lực lãnh đạo còn chiếm tỉ lệ chưa
cao.

Tại Việt Nam, chính phủ nước ta luôn tạo điều kiện hỗ trợ tối đa đối với lao động
nước ngoài trong đó có Myanmar, được hưởng mức lương theo cơ chế thị trường, điều
kiện sinh hoạt, chỗ ở, các thủ tục cấp giấy phép lao động hợp pháp, mặc dầu các chế
độ phúc lợi có thể không cao như ở quê nhà nhưng điều có thể thu hút lao động nước
ngoài một phần là do nền chính trị ổn định tại nước ta.

Giữa bối cảnh đại dịch Covid diễn ra phức tạp, với tình hình chung theo thỏa thuận
từ đại diện của các nước khu vực ASEAN, các nước thành viên trong đó có Việt Nam
và Myanmar đều thực hiện các nỗ lực nhằm thúc đẩy sự ứng phó với những bất lợi,
khủng hoảng kinh tế. Trong đó đẩy mạnh cung cấp hỗ trợ sinh kế kịp thời cho tất cả
người lao động đặc biệt là những người lao động có thu nhập thấp và lao động làm

79
trong nền kinh tế phi chính thức, các ngành có rủi ro cao; đảm bảo những người lao
động bị sa thải hoặc bị thôi việc đều được người sử dụng lao động bồi thường hoặc
nhận trợ cấp xã hội. Đồng thời tích cực chia sẻ thực tiễn, bài học kinh nghiệm giữa hai
nước về các biện pháp giúp đỡ người lao động cũng như người sử dụng lao động có
nguy cơ và nâng cao khả năng phục hồi của họ.

3.2. Cơ hội phát triển hợp tác lao động

Việc hợp tác giữa hai nước đang ngày càng được củng cố hướng tới một tương lai
hợp tác bền vững. Là những người bạn truyền thống, đối tác tin cậy trong ASEAN và
trong khuôn khổ các diễn đàn quốc tế khu vực và thế giới. Nhất là khi chính phủ hai
nước có những cuộc hội nghị kí kết các biên bản hợp tác lâu dài, thắt chặt tình hữu
nghị giữa nhân dân hai nước, tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đề ra những
chính sách ưu đãi có lợi cho đôi bên, đồng thời cả hai nước ngày càng có những bước
tiến hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, tham gia các hiệp định thương mại tự do. Từ đó
đã mở ra nhiều cơ hội phát triển trong quan hệ thương mại cũng như hợp tác lao động.
Mặc dù hiện tại con số về lao động xuất khẩu giữa hai nước còn khá khiêm tốn tuy
nhiên dự đoán trong tương lai cả hai nước sẽ đẩy mạnh xuất khẩu lao động nhiều hơn,
củng cố, nâng cao cả về chất lượng cũng như số lượng người lao động.

80
HẾT

81

You might also like