Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 25

PHÂN BAN PHÂN PHỐI ĐIỆN | 475

TỰ ĐỘNG TÁI LẬP ĐIỆN TRONG NÂNG CAO


CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG LƯỚI PHÂN PHỐI
Nguyễn Hữu Phúc1, Nguyễn Hoàng Hải  Nguyễn Trọng Tài2
1
Trường ĐH Bách khoa, Đại học Quốc gia TP. HCM 
2
Công ty TNHH TM Mỹ Phương, Hội Điện lực miền Nam (SE EA)

Tóm tắt: Xu thế chung trên thế giới cũng như tại Việt Nam hiện nay là phát triển lưới
điện thông minh trên nền lưới điện hiện hữu với mục tiêu nâng cao chất lượng điện
năng, độ tin cậy cung cấp điện, khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả. Với tốc độ phát triển ngày càng cao của lưới điện Việt Nam nói chung và lưới
điện TP HCM nói riêng, kèm theo là yêu cầu về chất lượng điện ngày càng tăng, cùng
với các qui định nâng cao chất lượng điện năng, độ tin cậy cung cấp điện ngày càng
khắt khe hơn, một yêu cầu cấp bách của việc vận hành lưới điện phân phối là cung cấp
điện năng đến khách hàng ít bị ảnh hưởng nhất và thời gian mất điện ngắn nhất khi có
sự cố. Để đáp ứng được các yêu cầu trên, Tổng công ty Điện lực TPHCM đã và đang
triển khai những giải pháp điển hình như đầu tư xây dựng cải tạo lưới điện, triển khai
giải pháp tự động hóa trong xây dựng lưới điện thông minh, ứng dụng công nghệ thi
công, sửa chữa điện nóng (hotline) trên đường dây mang điện,... Trong bối cảnh đó,
một trong những giải pháp trọng tâm là phát triển lưới điện phân phối thông minh có
khả năng tự động tái lập điện một cách hiệu quả và nhanh nhất có thể đối với việc
cung cấp điện sau sự cố, giảm thiểu số lần đóng cắt và bảo đảm việc vận hành lưới
trong các định mức kỹ thuật. Bài báo trình bày kỹ thuật tự động hóa lưới điện kết hợp
với hệ thống quản lý lưới phân phối, trên nền tảng hệ thống giám sát và điều khiển để
thực hiện các ứng dụng như đánh giá tình trạng, định vị, cô lập sự cố và phục hồi cấp
điện qua các ứng dụng cụ thể trên địa bàn của lưới điện phân phối TP HCM. Các đánh
giá ban đầu cho thấy các hiệu quả to lớn mang lại trong việc nâng cao chất lượng điện
năng, độ tin cậy cung cấp điện từ việc áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trên trong việc
cấp điện cho khách hàng.

1. GIỚI THIỆU

Hiện nay các Tổng công ty Điện lực trong cả nước đang tích cực trong lộ trình
phát triển lưới điện thông minh (LĐTM), với mục tiêu cơ bản về tự động hóa hệ thống
điện giai đoạn 2016 – 2020. Trong các bước trên, trọng tâm là xây dựng cơ sở hạ tầng
công nghệ thông tin, viễn thông và tăng cường hệ thống giám sát, điều khiển tự động
cho hệ thống lưới điện, hệ thống đo đếm từ xa, nâng độ tin cậy của lưới điện, khả năng
dự báo nhu cầu phụ tải và lập kế hoạch cung cấp điện, khách hàng chủ động quản lý
thông tin chi tiết về sử dụng điện [1]. Theo [2, 3], các mục tiêu của LĐTM bao gồm:
i/.độ tin cậy cao trong việc cấp điện với chất lượng như cam kết, ii/. độ bảo mật cao
trước các hành vi tấn công mạng, iii/. tính kinh tế cao với giá điện hợp lí, iv/. tính hiệu
quả trong khả năng kiểm soát tổn thất điện năng trong khâu truyền tải, phân phối, v/.
tính thân thiện với môi trường, vi/. độ an toàn cao đối với công chúng và nhân viên làm
476 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017

việc trên lưới điện. Để thực hiện được các mục tiêu trên LĐTM cần phải bảo đảm các
chức năng: i/. làm việc với các nguồn phát điện phân tán (gió, mặt trời,…), ii/. quản lí
nhu cầu phụ tải (Demand Side ManagementDSM) với việc khách hàng có thể quyết
định nhu cầu tùy theo giá bán điện, iii/. khả năng tự phục hồi (selfhealing, self
restoration) nâng cao độ tin cậy cấp điện, iv/. khả năng đảm bảo cấp điện trước các sự
cố gây ra do tự nhiên hay con người, v/. tối ưu hóa việc quản lý và vận hành với tổn thất
điện giảm thiểu. Trong các chức năng kể trên, chức năng tự động hóa lưới phân phối với
chức năng giám sát, điều khiển và truyền thông tin, với khả năng tự động hóa việc tái
lập điện khi có sự cố xảy ra trong hệ thống, là một chức năng quan trọng không thể
thiếu trong quá trình phát triển LĐTM.

2. KỸ THUẬT TỰ ĐỘNG HÓA VỚI CHỨC NĂNG TỰ PHỤC HỒI CỦA LƯỚI
PHÂN PHỐI

LĐTM với đặc điểm có độ tin cậy cao, khả năng tự phục hồi, hiệu quả trong vận
hành, tương thích với các nguồn phát phân tán và tương tác với khách hàng là một xu
thế mà các lưới điện hiện tại mong muốn phát triển đến. Do lưới điện phân phối là trên
tuyến đầu, làm việc trực tiếp với khách hàng, nên bất cứ sự cố hay biến động nào trên
lưới đều ảnh hưởng đến chất lượng và độ tin cậy cấp điện. Khả năng tự phục hồi là chức
năng quan trọng trong xây dựng lộ trình hướng đến LĐTM cung cấp điện năng một
cách tin cậy và chất lượng. Chức năng tự phục hồi của lưới điện phân phối được thực
hiện dựa trên kỹ thuật tự động hóa lưới điện (Distribution Automation DA), với các
thiết bị đóng cắt và bảo vệ thông minh (Intelligent Electronic Device IED), sẽ hạn chế
tối đa khu vực bị ảnh hưởng và giảm thiểu số khách hàng bị ngừng cấp điện do sự cố
trên lưới. Việc này được thực hiện bằng cách cô lập sự cố, mau chóng chuyển tải khách
hàng qua nguồn điện dự phòng trong thời gian sự cố tồn tại trên lưới điện. Nguồn điện
dự phòng có thể là các xuất tuyến khác, hoặc từ nguồn điện tích trữ phân tán
(Distributed Energy Storage DES) [4]. Trong quá trình tự phục hồi, cần đảm bảo sơ
đồ có đủ độ linh hoạt để lưới điện cùng với các thiết bị trên lưới vẫn có thể tiếp tục làm
việc trong giới hạn các thông số kỹ thuật, trong điều kiện tải thay đổi với cấu trúc lưới
điện thay đổi. Khi đó, việc đầu tiên là cần giới hạn tối đa khu vực bị mất điện do các sự
cố, sau đó chú trọng đến chất lượng điện áp cung cấp. Các chức năng chính của kỹ thuật
tự động hóa lưới điện DA bao gồm việc giám sát lưới điện theo thời gian thực, điều
khiển và vận hành tự động các thiết bị đóng  cắt trên xuất tuyến sao cho tối ưu hóa
việc vận hành, kéo dài tuổi thọ các thiết bị trên lưới, và từ đó, làm tăng độ tin cậy cấp
điện [5]. Điều này mang lại hiệu quả trong: i/. cải thiện chất lượng điện qua việc điều
khiển từ xa đối với điện áp, hệ số công suất (VAR/Volt Control), ii/. định vị, cô lập sự
cố và tái lập cấp điện (Fault Location, Isolation and Service RestorationFLISR), iii/. tái
cấu trúc lưới điện nhằm giảm thiểu tổn thất, iv/. giảm chi phí vận hành, bảo dưỡng,
iv/. mang lại sự hài lòng cho khách hàng, v/. giảm thiểu thiệt hại về doanh thu bán điện
cho công ty điện lực do giới hạn được tối đa phạm vi khu vực khách hàng bị mất điện
PHÂN BAN PHÂN PHỐI ĐIỆN | 477

và giảm được thời gian tái lập lưới điện. Cấu trúc hệ thống tự động hóa lưới phân phối
(Distribution Automation System DAS) có thể theo kiểu tập trung, trong đó dữ liệu
được thu thập, xử lí, điều khiển từ phần mềm tại trung tâm điều hành SCADA, kết hợp
với hệ thống quản lý lưới phân phối (Distribution Management System DMS), hay
kiểu phân tán với việc xử lí, phân tích thực hiện tại mỗi xuất tuyến hay cấp thiết bị [3].
Ngoài ra, các sơ đồ điều khiển lai, kết hợp việc điều khiển tập trung và điều khiển phân
tán, cũng như điều khiển tại chỗ với việc sử dụng kỹ thuật điều khiển đa tác nhân
(multiagent based control) [2] cũng được chú ý. [2,3,4] cho thấy việc quản lí sự cố
thông qua hệ thống DAS sẽ mau chóng phát hiện và chính xác vị trí sự cố, cô lập sự cố
và sau đó tái lập việc cấp điện bằng cách cấu trúc lại lưới điện, như vậy sẽ giảm thấp
thời gian mất điện đối với khách hàng. Khi có sự cố xảy ra trên lưới phân phối không
trang bị hệ thống DAS/ FLISR, thiết bị bảo vệ trên xuất tuyến hoặc phân đoạn sẽ cắt và
ngưng cấp điện trên cả xuất tuyến hoặc phân đoạn, ảnh hưởng lớn đến toàn bộ các hộ
tiêu thụ điện trên xuất tuyến hoặc phân đoạn đó. Dễ thấy là quá trình xử lí sự cố có thể
mất đến 3 4 giờ, với các công đoạn với thời gian cộng dồn lại với trình tự thực tế:
khách hàng báo cho công ty điện lực về sự cố, công ty điện lực cử nhân viên đi kiểm tra
và xử lý, nhân viên phải đi dò tìm vị trí xảy ra sự cố trên tuyến dây, thao tác cô lập đoạn
bị sự cố bằng tay các thiết bị đóng cắt tại chỗ, tái lập cấp điện cho các phân đoạn không
bị sự cố và xử lý sự cố. Với lưới điện được trang bị hệ thống DAS/ FLISR, thời gian
FLISR và xử lý sự cố sẽ được rút ngắn xuống rất nhiều lần, có thể chỉ trong vòng 01 giờ
[2,3] hoặc thực tế có thể chỉ trong vòng 15 20 phút, với các thao tác đóng cắt được
thực hiện tự động và từ xa qua các thiết bị giám sát, bảo vệ, điều khiển và truyền thông.
Tuy vậy, thời gian này còn tùy thuộc nhiều vào các yếu tố khác như số thiết bị đóng cắt
trên lưới, số lần thao tác đóng cắt.

3. MẠCH VÒNG PHÂN ĐOẠN VÀ FLISR

Các sơ đồ mạch vòng phân đoạn được sử dụng rộng rải trong kỹ thuật tự phục hồi
việc cấp điện FLISR. Mục đích của việc phân đoạn mạch vòng là tăng cường độ tin cậy
và duy trì nguồn điện liên tục cho số khách hàng nhiều nhất có thể [5,6,7]. Đặc điểm
chính của phân đoạn mạch vòng là có một nguồn điện khác được cung cấp tự động cho
các phần ngoài khu vực sự cố của mạch điện, nên thường được áp dụng cho các khu vực
phụ tải quan trọng. Trong sơ đồ mạch vòng, hai mạch phân phối được liên lạc với nhau
bằng một recloser thường mở kèm thiết bị điều khiển liên lạc, để trong trường hợp mất
điện trên một mạch điện thì phụ tải có thể chuyển tải sang mạch khác. Ngoài ra, để giới
hạn số khách hàng bị mất điện, trên đường dây của mỗi mạch điện đều có đặt 1 hoặc 2
recloser thường đóng có trang bị thiết bị điều khiển để phân đoạn, hay 1 recloser và 1
thiết bị phân đoạn, được lắp đặt trên đường dây về phía mỗi mạch cho sơ đồ phân đoạn
mạch vòng với 5 recloser (Hình 1). Trong sơ đồ này, mỗi mạch phân phối được chia
làm hai phần có phụ tải bằng nhau qua các recloser thường đóng. Mỗi mạch được đấu
nối tại điểm liên lạc bằng một recloser liên lạc thường mở. Các recloser được cài đặt để
478 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017

cách ly, phân đoạn đoạn mạch bị sự cố và chuyển các phân đoạn không bị sự cố sang
mạch điện cấp điện từ nguồn khác.

Hình 1: Sơ đồ mạch vòng với 5 recloser


Trên Hình 1, RE1, RE2, RE4 và RE5 là các recloser thường đóng, trong khi RE3
là recloser thường mở. Kết hợp với hệ thống phần mềm SCADA/DMS tại trung tâm
điều khiển, dữ liệu từ các trạm và các thiết bị trên lưới được thu thập, cập nhật và được
giám sát liên tục trên phần mềm SCADA điều khiển tại trung tâm (thông qua giao thức
IEC608705101, IEC608705104). Khi sự cố xảy ra, phần mềm SCADA/DMS tại
trung tâm sẽ bắt đầu phân tích dữ liệu thu thập và tự động gửi lệnh cô lập phân đoạn bị
sự cố. Sau đó, phần mềm SCADA/DMS tại trung tâm tiếp tục tính toán dựa trên các dữ
liệu tức thời và dữ liệu lịch sử để tự động chuyển mạch và khôi phục cung cấp điện cho
các khu vực mất điện ngoài vùng sự cố. Cách thức vận hành này đòi hỏi đường truyền
thông 2 chiều tin cậy, được bảo mật cao, hệ thống FLISR cần băng thông lớn trên hệ
thống lớn với nhiều thiết bị điện tử thông minh IED được lắp đặt, tuy vậy các ứng dụng
điều khiển Volt/VAR và tối ưu hóa cấu trúc lưới điện làm việc rất hiệu quả trên kiến
trúc điều khiển kiểu tập trung [6,8].

4. ÁP DỤNGDAS/FLISR TRONG TỰ ĐỘNG HÓA LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI

Trong Phần 4 của bài báo sẽ trình bày việc áp dụng kỹ thuật DAS/FLISR trong dự
án tự động hóa một cặp xuất tuyến của Điện lực Tân Thuận  Tổng công ty Điện lực
TP. HCM.

4.1. Hệ thống SCADA/DMS tại Phòng Điều độ  Trung tâm Điều độ hệ


thống điện TP. HCM
Cuối năm 2014, Trung tâm Điều độ hệ thống điện TP. HCM – Tổng công ty Điện
lực TP. HCM đã sử dụng phần mềm SCADA Survalent (tích hợp SCADA/DMS/OMS
trên cùng một nền tảng phần mềm) [8] với khả năng mở rộng trong việc xây dựng hệ
thống SCADA trung tâm (Hình 2, Hình 3). Hệ thống SCADA theo cấu trúc dự phòng 2
cấp (Dual Server) được ứng dụng để giám sát, điều khiển, vận hành các trạm 110 kV,
PHÂN BAN PHÂN PHỐI ĐIỆN | 479

các trạm ngắt trung thế, các thiết bị đóng cắt Recloser trên lưới trung thế thuộc Tổng
công ty Điện lực TP. HCM. Các số liệu thiết bị tính đến cuối tháng 6/2015 do hệ thống
SCADA Survalent trung tâm quản lí, với giao thức sử dụng IEC608705101,
IEC608705104 và giải pháp truyền thông sử dụng hệ thống cáp quang nội bộ của
Điện lực để giám sát và điều khiển từ xa các trạm biến áp và 3G cho các Recloser trên
lưới trung thế, là như sau: số phát tuyến: 1000, số máy biến áp: 106, số đường truyền
thông: 74, số data points: hơn 100000, số trạm 220 kV (giám sát/quản lý): 2/4, số trạm
110/22 kV: 53, số trạm ngắt: 21, số recloser: 400, số RTU: 54, số gateway: 20.

Hình 2: Sơ đồ cấu trúc hệ thống SCADA

Hình 3: Sơ đồ vận hành tổng quát lưới điện TP. HCM


Phần mềm SCADA Survalent trung tâm đã được nghiệm thu đưa hệ thống vào sử
dụng từ tháng 03/2015, vận hành hơn 50 trạm 110 kV. Phần mềm hệ thống SCADA
trung tâm, với đầy đủ các tính năng SCADA cho quản lý vận hành hệ thống như thu
thập dữ liệu, giám sát điều khiển, đo lường, xuất dữ liệu báo cáo…, là cơ sở quan trọng
để Tổng công ty triển khai việc giám sát lưới điện, điều khiển xa trạm biến áp và tiến tới
480 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017

triển khai trạm không người trực. Hiện tại, Trung tâm Điều độ hệ thống điện TP. HCM
đang tiếp tục triển khai việc giám sát, thao tác từ xa các thiết bị tại các trạm 110 kV
được xây dựng, các trạm ngắt trung thế và các thiết bị đóng cắt Recloser mới trên lưới
trung thế thông qua phần mềm SCADA trung tâm.

4.2. Dự án tự động hóa lưới phân phối trên Điện lực Tân Thuận
Một dự án thử nghiệm hệ thống DAS Survalent trên nền SCADA/DMS đã được
thực hiện lần đầu tiên cho một cặp xuất tuyến trên lưới điện phân phối của Điện lực Tân
Thuận (trực thuộc Tổng công ty Điện lực TP. HCM) với mạch vòng gồm 5 reclosers
NOVA27i Cooper, trong đó 1 tủ điều khiển F6, sử dụng giao thức
IEC608705101/104 làm nhiệm vụ kết mạch vòng và 4 tủ điều khiển FXD Cooper giao
thức IEC608705101/104 làm nhiệm vụ phân đoạn. Các thử nghiệm tự động hóa đã
được thực hiện thành công trên các thiết bị Recloser Cooper thực tế cung cấp trong dự
án tại Công ty Thí nghiệm điện TP. HCM (Hình 4) được thực hiện với các kịch bản
khác nhau cho sự cố xảy ra trên nhánh từ RE1 đến RE3, cũng như cho nhánh từ RE5
đến RE3 để đảm bảo mô hình DAS này sẽ chạy đúng kịch bản sau khi lắp đặt trên lưới
điện thực tế. Trong phần Phụ lục theo sau trình bày các kịch bản thử nghiệm theo yêu
cầu của Điện Lực Tân Thuận cho nhánh từ RE1 đến RE3 trong Bảng 1. Các bảng trạng
thái (tiêu biểu) được ghi nhận sau khi sự cố được giả lập (Bảng 2) và sau khi chức năng
tự động hóa của phần mềm SCADA/DMS/DAS vận hành (Bảng 3). Trong Phụ lục chỉ
trình bày các bảng trạng thái ứng với các kịch bản sự cố xảy ra trên nhánh từ RE1 đến
RE3 và tương tự cho nhánh từ RE5 đến RE3. Từ kết quả của các bảng trạng thái khi
chức năng tự động hóa DAS của phần mềm SCADA/DMS vận hành cho thấy quá trình
tự phục hồi cấp điện được thực hiện và đã hạn chế ở mức thấp nhất tình trạng mất điện
trên mạch vòng. Đặc biệt, hệ thống còn có khả năng xử lý đối với các trường hợp phối
hợp bảo vệ sai giữa các Recloser (các trường hợp bật vượt cấp) mà vẫn đảm bảo vận
hành chính xác cho các quá trình cô lập sự cố và tái lập cung cấp điện (xem đường dẫn
cho các video clip [9] thực hiện mô phỏng quá trình chạy tự động hóa của hệ thống khi
có sự cố xảy ra cho phân đoạn từ RE1 đến RE2 và từ RE2 đến RE3, cũng như hiện
tượng bật vượt cấp tại RE1 đối với sự cố xảy ra cho phân đoạn từ RE2 đến RE3).
Chức năng vận hành tự động hóa lưới điện DAS được đánh giá là phù hợp với
tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật của Tổng công ty Điện lực TP. HCM. Sau thử nghiệm
thành công tại Công ty Thí nghiệm điện TPHCM (Hình 4), các kịch bản FLISR đã được
lập trình trên hệ thống SCADA/DAS và đưa vào vận hành thực tế trên lưới điện Tân
Thuận, với sơ đồ địa lý GIS trên Hình 5, màn hình HMI vận hành (tiêu biểu) Recloser
Phạm Hữu Lầu trên Hình 6. Quá trình vận hành trên lưới điện Tân Thuận đến nay cho
thấy hệ thống làm việc một cách tự động và chính xác khi có các sự cố xảy ra trên mạch
vòng, kịp thời cô lập vùng sự cố, tái lập điện nhanh chóng và hiệu quả cho khách hàng.
PHÂN BAN PHÂN PHỐI ĐIỆN | 481

Hình 4: Thử nghiệm với 5 Reclosers làm việc trong mạch vòng với hệ thống SCADA/ DMS/ DAS

Hình 5: Sơ đồ GIS của 2 xuất tuyến Hình 6: Vận hành Recloser trong SCADA/ DAS
ĐL Tân Thuận
Việc sử dụng hệ thống SCADA/DAS với tính năng năng mở rộng, hỗ trợ giao
thức IEC 608705101, 608705104 cho phép kết nối không hạn chế các IED từ các
nhà chế tạo khác nhau, cùng các ứng dụng FLISR do người sử dụng tự lập trình các
chương trình kịch bản đã giúp cải thiện đáng kể các chỉ tiêu về độ tin cậy SAIDI, SAIFI
trong việc nâng cao chất lượng điện cung cấp cho khách hàng, nâng cao chỉ tiêu kinh
doanh bán điện cho ngành điện và là một bộ phận trong nỗ lực chung của Tập đoàn
Điện lực Việt Nam EVN, Tổng công ty Điện lực TP HCM EVNHCM trong lộ trình
xây dựng LĐTM.
482 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017

5. KẾT LUẬN

Việc áp dụng hệ thống tự động hóa DAS kết hợp với SCADA/DMS trên lưới điện
phân phối là một xu thế hiện nay trong nỗ lực nâng cao chất lượng điện năng cung cấp
cho khách hàng và nằm trong lộ trình phát triển LĐTM của EVN và các công ty điện
lực. Với việc các thiết bị thông minh IED thuộc nhiều nhà cung cấp khác nhau xuất hiện
trên lưới điện ngày càng nhiều, một hệ thống phần mềm SCADA/DMS/DAS được xây
dựng cần có khả năng vận hành ổn định, tin cậy, khả năng tương thích, mở rộng và linh
hoạt làm việc được với các giao thức truyền thông khác nhau, chấp nhận không hạn chế
các chủng loại IED mới đưa vào vận hành, cho phép thay đổi cấu trúc lưới cho các phát
triển mở rộng tương lai của lưới điện. Bài báo đã trình bày các đặc điểm chủ yếu của hệ
thống SCADA/DMS/DAS với ứng dụng FLISR, thông qua một dự án tự động hóa cụ
thể vận hành trên một lưới điện điện lực, cho thấy hiệu quả về kỹ thuật, quản lí của
DAS trong tự động hóa các xuất tuyến, góp phần nâng cao chất lượng điện. Các kết quả
tích cực có được từ việc áp dụng hệ thống SCADA/DMS/DAS được xây dựng chứng tỏ
hoàn toàn có khả năng mở rộng mô hình cho các lưới điện phân phối khác nhau trong
tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Các tài liệu từ trang web của EVN:


http://www.evn.com.vn/d6/news/Luoidienthongminh682318.aspx
[2] Mini S. Thomas, John D. McDonald, Power System SCADA and Smart Grids, Ed. 2015 CRC
Press Taylor& Francis Group, LLC International Standard Book Number 13:
9781482226751
[3] IEEE & Smart Grid 2015; http://smartgrid.ieee.org/ieeesmartgrid
[4] J. M. Solanki, S. Khushalani, N. N. Schulz, A MultiAgent Solution to Distribution Systems
Restoration, IEEE Transactions on Power Systems, vol. 22, pp. 10261034, 2007.
[5] T. Bensley, C. Grommesh, P. Stenborg, Implementing New Configurable SelfHealing
Smart Grid Technology with an Existing Distribution Management System (DMS), Cooper
Power Systems, June 2011.
[6] S. Heidari, M. FotuhiFiruzabad, S. Kazemi, Power Distribution Network Expansion
Planning Considering Distribution Automation, IEEE Transactions on Power Systems, vol.
30, pp. 12611269, 2015.
[7] E. Coster and W. Kerstens. (March 2014), SelfHealing Networks Come to the
Netherlands; T&D World Magazine;
http://tdworld.com/distribution/selfhealingnetworkscomenetherlands?page=2
[8] Các tài liệu kỹ thuật về SCADA/ DMS/ DAS/ OMS/ FLISR từ Survalent Technology;
https://www.survalent.com/
[9] https://drive.google.com/drive/folders/0BxlBxl8f3rtXWmQyRTZrUXBFQWc
PHÂN BAN PHÂN PHỐI ĐIỆN | 483

PHỤ LỤC: CÁC KỊCH BẢN THỬ NGHIỆM

KỊCH BẢN THỬ NGHIỆM SCADA VẬN HÀNH


TỰ ĐỘNG HÓA DAS CHO NHÁNH PHÚ MỸ (TỪ RE1  RE3)
Bảng 1
BẢNG MÔ TẢ CÁC TRƯỜNG HỢP THỬ NGHIỆM NHÁNH TỪ RE1 ĐẾN RE3

STT Mục Mô tả

1 4.2.3.1 Sự cố mất nguồn trạm Nam Sài Gòn

Sự cố nằm giữa RE1 và RE2 → RE1 tác động theo chế độ bảo vệ
2 4.2.3.2
(tác động đúng cấp)

Sự cố nằm giữa RE2 và RE3 → RE2 tác đông theo chế độ bảo vệ
3 4.2.3.3
(tác động đúng cấp).

4 4.2.3.4 Sự cố nằm giữa RE1 và RE2 → Máy cắt trạm Nam Sài Gòn bật vượt cấp

5 4.2.3.5 Sự cố nằm giữa RE2 và RE3 → RE1 bật vượt cấp

Sự cố nằm giữa RE2 và RE3 → RE1, RE2 tác động.


6 4.2.3.6
(Tác động Trip cả 02 Recloser)

7 4.2.3.7 Sự cố nằm giữa RE2 và RE3 → Máy cắt trạm Nam Sài Gòn bật vượt cấp.

8 4.2.3.8 Mất nguồn trạm Nam Sài Gòn và trạm Nhà Bè

1. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG Ở TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG


CB1: Giả lập máy cắt đầu nguồn từ
trạm Nam Sài Gòn (NSG).
CB2: Giả lập máy cắt đầu nguồn từ
trạm Nhà Bè (NB).
RE1: Recloser Gò Ô Môi.
RE2: Recloser Đóng Tàu An Phú.
RE3: Recloser Bình Thung.
RE4: Recloser Phú Xuân.
RE5: Recloser Phạm Hữu Lầu.

Hình 4: Mạch vòng với 5 recloser

 Ở trạng thái hoạt động bình thường:


+ CB1, RE1, RE2 ở trạng thái đóng để cấp nguồn cho tuyến từ Gò Ô Môi đến
Bình Thung.
+ CB2, RE4, RE5 ở trạng thái đóng để cấp nguồn cho tuyến từ Phạm Hữu Lầu
đến Bình Thung.
+ RE3 ở trạng thái mở.
+ Đường cong đặc tuyến bảo vệ của các Recloser là đường cong IEC VI. Tùy vào
từng trường hợp thử nghiệm mà thay đổi trị số dòng khởi động bảo vệ (Ikđ) và bội số
thời gian tác động (K) theo đường cong IEC VI.
484 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017

+ Thời gian lưu giữ tín hiệu quá dòng (Detect Overcurrent) tại mỗi vị trí Recloser
đang cài đặt là t = 30 s, nhằm mục đích để phần mềm SCADA nhận biết được tín hiệu
này để làm điều kiện cho quá trình vận hành tự động hóa.
Bảng trạng thái khi hệ thống vận hành bình thường

TT Tín hiệu CB1 CB2 RE1 RE2 RE3 RE4 RE5


1 Trạng thái Đóng Đóng Đóng Đóng Mở Đóng Đóng
V1 = 22.5 V2 = 22.3 V3 = 22.2 kV V5 = 22.3 V6 = 22.5
2 Điện áp
kV kV V4 = 22.2 kV kV kV
Tín hiệu quá
3 OFF OFF OFF OFF OFF
dòng
Dòng điện làm
4 I = 20.3 A I = 7.8 A I=0A I = 12.7 A I = 23.3 A
việc
5 Nhóm bảo vệ NSG NSG NSG NB NB
Dòng điện sự
6 I=0A I=0A I=0A I=0A I=0A
cố ghi nhận
Thông số bảo Ikđ = 190 A Ikđ = 110 A Ikđ = 80 A Ikđ = 110 A Ikđ = 190 A
7
vệ quá dòng K = 0.1 K = 0.1 K = 0.1 K = 0.1 K = 0.1

2. CÁC TRƯỜNG HỢP SỰ CỐ XẢY RA KHI VẬN HÀNH CHO NHÁNH


PHÚ MỸ (TỪ RE1  RE3)
2.1. Sự cố mất nguồn trạm Nam Sài Gòn

Giả lập sự cố
Thao tác OFF CB1 để giả lập sự cố
mất nguồn từ trạm NSG
VPT1, VPT2, VPT3 = 0.
IRE1, IRE2, IRE3 = 0.

Bảng 2. Trạng thái hệ thống sau khi sự cố được giả lập

TT Tín hiệu CB1 CB2 RE1 RE2 RE3 RE4 RE5


1 Trạng thái Mở Đóng Đóng Đóng Mở Đóng Đóng
V3 = 0 kV V5 = 22.3 V6 = 22.5
2 Điện áp V1 = 0 kV V2 = 0 kV
V4 = 22.2kV kV kV
3 Tín hiệu quá dòng OFF OFF OFF OFF OFF
4 Nhóm bảo vệ NSG NSG NSG NB NB
Dòng điện sự cố
5 I=0A I=0A I=0A I=0A I=0A
ghi nhận
Thông số bảo vệ Ikđ = 190 A Ikđ = 110 A Ikđ = 80 A Ikđ = 110 A Ikđ = 190 A
6
quá dòng K = 0.1 K = 0.1 K = 0.1 K = 0.1 K = 0.1
PHÂN BAN PHÂN PHỐI ĐIỆN | 485

 Quy trình vận hành tự động hóa trên SCADA/DAS: Gửi lệnh để RE1 “TRIP” cô
lập sự cố; Gửi lệnh để RE2 “TRIP” nhằm phù hợp với quy trình tái lập lưới; Gửi lệnh
để RE2 chuyển sang nhóm bội số làm việc theo nguồn trạm Nhà Bè; Gửi lệnh để RE3
chuyển sang nhóm bội số làm việc theo nguồn trạm Nhà Bè; Gửi lệnh để RE3
“CLOSE”, cấp nguồn cho khu vực không có sự cố (đoạn phụ tải từ RE1 đến RE3); Gửi
lệnh để RE2 “CLOSE”, cấp nguồn cho khu vực không có sự cố (đoạn phụ tải từ RE1
đến RE 2); Chuyển chế độ vận hành của hệ thống SCADA về chế độ Manual.
Bảng 3. Trạng thái hệ thống sau khi chức năng tự động hóa vận hành

TT Tín hiệu CB1 CB2 RE1 RE2 RE3 RE4 RE5


1 Trạng thái Mở Đóng Mở Đóng Đóng Đóng Đóng
V2 = 22.1 V3 = 22.2 kV
2 Điện áp V1 = 0 kV V5 = 22.3 kV V6 = 22.5 kV
kV V4 = 22.2 kV
Tín hiệu quá
3 OFF OFF OFF OFF OFF
dòng
4 Nhóm bảo vệ NSG NB NB NB NB
Dòng điện sự
5 I=0A I= 0 A I=0A I=0A I=0A
cố ghi nhận
Thông số bảo Ikđ = 190 A Ikđ= 110 A Ikđ = 80 A Ikđ = 110 A Ikđ = 190 A
6
vệ quá dòng K = 0.1 K= 0.1 K = 0.1 K = 0.1 K = 0.1

2.2. Sự cố nằm giữa RE1 và RE2 → RE1 tác động theo chế độ bảo vệ (tác động
đúng cấp)

Giả lập sự cố
Điều chỉnh thiết bị tạo dòng để tạo
dòng sự cố qua RE1.
RE1 tác động theo đặc tuyến bảo vệ.
VPT2, VPT3 = 0.
IRE1, IRE2, IRE3 = 0.

Bảng 4. Bảng trạng thái hệ thống sau khi sự cố được giả lập

TT Tín hiệu CB1 CB2 RE1 RE2 RE3 RE4 RE5


1 Trạng thái Đóng Đóng Mở Đóng Mở Đóng Đóng
V1 = 22.5 V3 = 0 kV
2 Điện áp V2 = 0 kV V5 = 22.3 kV V6 = 22.5 kV
kV V4 = 22.2 kV
Tín hiệu quá
3 ON OFF OFF OFF OFF
dòng
4 Nhóm bảo vệ NSG NSG NSG NB NB
Dòng điện sự
5 I = 35.3 A I=0A I=0A I=0A I=0A
cố ghi nhận
Thông số bảo Ikđ = 25 A Ikđ = 110 A Ikđ = 80 A Ikđ = 110 A Ikđ = 190 A
6
vệ quá dòng K = 0.1 K = 0.1 K = 0.1 K = 0.1 K = 0.1
486 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017

 Quy trình vận hành tự động hóa trên SCADA/DAS: Gửi lệnh để RE2 “TRIP”,
cô lập khu vực xảy ra sự cố (đoạn phụ tải từ RE1 đến RE2); Chuyển bội số làm việc
RE3 theo nguồn trạm Nhà Bè; Gửi lệnh để RE3 “CLOSE”, cấp nguồn cho khu vực tải
phụ không xảy ra sự cố (đoạn phụ tải từ RE2 đến RE3); Chuyển chế độ vận hành của hệ
thống SCADA về chế độ Manual.
Bảng 5. Bảng trạng thái sau khi chức năng tự động hóa vận hành

TT Tín hiệu CB1 CB2 RE1 RE2 RE3 RE4 RE5


1 Trạng thái Đóng Đóng Mở Mở Đóng Đóng Đóng
V1 = 22.5 V2 = 0 V3 = 22.2 kV V5 = 22.3 V6 = 22.5
2 Điện áp
kV kV V4 = 22.2 kV kV kV
Tín hiệu quá
3 OFF OFF OFF OFF OFF
dòng
4 Nhóm bảo vệ NSG NSG NB NB NB
Dòng điện sự
5 I=0A I=0A I=0A I=0A I=0A
cố ghi nhận
Thông số bảo Ikđ = 25 A Ikđ = 110 A Ikđ = 80 A Ikđ = 110 A Ikđ = 190 A
6
vệ quá dòng K = 0.1 K = 0.1 K = 0.1 K = 0.1 K = 0.1

2.3. Sự cố nằm giữa RE2 và RE3 → RE2 tác động theo chế độ bảo vệ (tác động
đúng cấp)
Giả lập sự cố
Điều chỉnh thiết bị tạo dòng để tạo
dòng sự cố qua RE1, RE2.
RE1 vượt quá dòng khởi động nhưng
chưa tác động.
RE2 vượt quá dòng khởi động và tác
động để cô lập sự cố. Tác động đúng cấp
VPT3 = 0.
IRE2, IRE3 = 0.

Bảng 6. Bảng trạng thái hệ thống sau khi sự cố được giả lập

TT Tín hiệu CB1 CB2 RE1 RE2 RE3 RE4 RE5


1 Trạng thái Đóng Đóng Đóng Mở Mở Đóng Đóng
V1 = 22.5 V2 = 22.3 V3 = 0 kV V5 = 22.3 V6 = 22.5
2 Điện áp
kV kV V4 = 22.2 kV kV kV
Tín hiệu quá
3 ON ON OFF OFF OFF
dòng
4 Nhóm bảo vệ NSG NSG NSG NB NB
Dòng điện sự cố
5 I = 33.3 A I = 23.6 A I=0A I=0A I=0A
ghi nhận
Thông số bảo vệ Ikđ = 32 A Ikđ = 20 A Ikđ = 80 A Ikđ = 110 A Ikđ = 190 A
6
quá dòng K = 2.1 K = 0.1 K = 0.1 K = 0.1 K = 0.1
PHÂN BAN PHÂN PHỐI ĐIỆN | 487

 Quy trình vận hành tự động hóa trên SCADA/DAS


Chuyển chế độ vận hành của hệ thống SCADA về chế độ Manual.
Bảng 7. Bảng trạng thái sau khi chức năng tự động hóa vận hành

TT Tín hiệu CB1 CB2 RE1 RE2 RE3 RE4 RE5

1 Trạng thái Đóng Đóng Đóng Mở Mở Đóng Đóng

V1 = 22.5 V2 = 22.3 V3 = 0 kV V5 = 22.3 V6 = 22.5


2 Điện áp
kV kV V4 = 22.2 kV kV kV

Tín hiệu quá


3 OFF OFF OFF OFF OFF
dòng

4 Nhóm bảo vệ NSG NSG NSG NB NB

Dòng điện sự
5 I=0A I=0A I=0A I=0A I=0A
cố ghi nhận

Thông số bảo Ikđ = 32 A Ikđ = 21 A Ikđ = 80 A Ikđ = 110 A Ikđ = 190 A


6
vệ quá dòng K = 2.1 K = 0.1 K = 0.1 K = 0.1 K = 0.1

2.4. Sự cố nằm giữa RE1 và RE2 → Máy cắt trạm Nam Sài Gòn bật vượt cấp
Giả lập sự cố
Điều chỉnh thiết bị tạo dòng để tạo
dòng sự cố qua RE1.
RE1 vượt quá dòng khởi động nhưng
chưa tác động.
CB1 mở để giả lập trường hợp tác
động vượt cấp tại máy cắt đầu nguồn
trạm NSG.
VPT1, VPT2, VPT3 = 0.
IRE1, IRE2, IRE3 = 0.

Bảng 8. Bảng trạng thái hệ thống sau khi sự cố được giả lập

TT Tín hiệu CB1 CB2 RE1 RE2 RE3 RE4 RE5


1 Trạng thái Mở Đóng Đóng Đóng Mở Đóng Đóng
V1 = 0 V2 = 0 V3 = 0 kV V5 = 22.3 V6 = 22.5
2 Điện áp
kV kV V4 = 22.2 kV kV kV
Tín hiệu quá
3 ON OFF OFF OFF OFF
dòng
4 Nhóm bảo vệ NSG NSG NSG NB NB
Dòng điện sự
5 I = 33.3 A I=0A I=0A I=0A I=0A
cố ghi nhận
Thông số bảo Ikđ = 32 A Ikđ = 110 A Ikđ = 80 A Ikđ = 110 A Ikđ = 190 A
6
vệ quá dòng K = 1.1 K = 0.1 K = 0.1 K = 0.1 K = 0.1
488 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017

 Quy trình vận hành tự động hóa trên SCADA/DAS: Gửi lệnh để RE1 “TRIP” cô
lập khu vực xảy ra sự cố; Gửi lệnh để RE2 “TRIP” cô lập khu vực xảy ra sự cố; Hiển thị
cảnh báo vượt cấp trạm NSG trên màn hình vận hành; Gửi lệnh để chuyển bội số làm
việc RE3 theo nguồn trạm Nhà Bè; Gửi lệnh để RE3 “CLOSE” cấp nguồn cho khu vực
phụ tải không xảy ra sự cố (đoạn phụ tải từ RE2 đến RE3); Chuyển chế độ vận hành của
hệ thống SCADA về chế độ Manual.
Bảng 9. Bảng trạng thái sau khi chức năng tự động hóa vận hành

TT Tín hiệu CB1 CB2 RE1 RE2 RE3 RE4 RE5


1 Trạng thái Mở Đóng Mở Mở Đóng Đóng Đóng
V3 = 22.2 kV V6 = 22.5
2 Điện áp V1 = 0 kV V2 = 0 kV V5 = 22.3kV
V4 = 22.2 kV kV
Tín hiệu quá
3 OFF OFF OFF OFF OFF
dòng
4 Nhóm bảo vệ NSG NSG NB NB NB
Dòng điện sự cố
5 I=0A I=0A I=0A I=0A I=0A
ghi nhận
Thông số bảo vệ Ikđ = 32 A Ikđ = 110 A Ikđ = 80 A Ikđ = 110 A Ikđ = 190 A
6
quá dòng K = 1.1 K = 0.1 K = 0.1 K = 0.1 K = 0.1

2.5. Sự cố nằm giữa RE2 và RE3 → RE1 bật vượt cấp


Giả lập sự cố
Điều chỉnh thiết bị tạo dòng để tạo
dòng sự cố qua RE1, RE2.
RE 2 vượt quá dòng khởi động nhưng
chưa tác động.
RE1 vượt quá dòng khởi động và tác
động vượt cấp.
VPT2, VPT3 = 0.
IRE1, IRE2, IRE3 = 0.

Bảng 10. Bảng trạng thái hệ thống sau khi sự cố được giả lập

TT Tín hiệu CB1 CB2 RE1 RE2 RE3 RE4 RE5


1 Trạng thái Đóng Đóng Mở Đóng Mở Đóng Đóng
V1 = 22.5 V3 = 0 kV V5 = 22.3 V6 = 22.5
2 Điện áp V2 = 0 kV
kV V4 = 22.2 kV kV kV
Tín hiệu quá
3 ON ON OFF OFF OFF
dòng
4 Nhóm bảo vệ NSG NSG NSG NB NB
Dòng điện sự
5 I = 34.2 A I = 18.5 A I=0A I=0A I= 0 A
cố ghi nhận
Thông số bảo Ikđ = 30 A Ikđ = 17 A Ikđ = 80 A Ikđ = 110 A Ikđ = 190 A
6
vệ quá dòng K = 0.1 K = 2.1 K = 0.1 K = 0.1 K = 0.1
PHÂN BAN PHÂN PHỐI ĐIỆN | 489

 Quy trình vận hành tự động hóa trên SCADA/DAS: Gửi lệnh để RE 2 “TRIP”
cô lập sự cố; Hiển thị cảnh báo bật vượt cấp tại vị trí RE1 trên màn hình vận hành; Gửi
lệnh để RE1 “CLOSE”, để khôi phục lại nguồn cho khu vực không chịu ảnh hưởng của
sự cố; Chuyển chế độ vận hành của hệ thống SCADA về chế độ Manual.
Bảng 11. Bảng trạng thái sau khi chức năng tự động hóa vận hành

TT Tín hiệu CB1 CB2 RE1 RE2 RE3 RE4 RE5


1 Trạng thái Đóng Đóng Đóng Mở Mở Đóng Đóng
V1 = 22.5 V3 = 0 kV V5 = 22.3
2 Điện áp V2 = 0 kV V6 = 22.5kV
kV V4 = 22.2 kV kV
Tín hiệu quá
3 OFF OFF OFF OFF OFF
dòng
4 Nhóm bảo vệ NSG NSG NSG NB NB
Dòng điện sự
5 I=0A I=0A I=0A I=0A I=0A
cố ghi nhận
Thông số bảo Ikđ = 30 A Ikđ = 17 A Ikđ = 80 A Ikđ = 110 A Ikđ = 190 A
6
vệ quá dòng K = 0.1 K = 2.1 K = 0.1 K = 0.1 K = 0.1

2.6. Sự cố nằm giữa RE2 và RE3 → RE1, RE2 tác động (tác động Trip cả 02
Recloser)
Giả lập sự cố
Điều chỉnh thiết bị tạo dòng để tạo
dòng sự cố qua RE1, RE 2.
RE 2 vượt quá dòng khởi động và
tác động theo đường đặc tuyến bảo vệ.
RE1 vượt quá dòng khởi động. Sau
đó gửi lệnh “TRIP” để RE1 Trip, mục
đích xác nhận hệ thống đúng với
trường hợp giả định sự cố.
VPT2, VPT3 = 0.
IRE1, IRE2, IRE3 = 0.

Bảng 12. Bảng trạng thái hệ thống sau khi sự cố được giả lập

TT Tín hiệu CB1 CB2 RE1 RE2 RE3 RE4 RE5


1 Trạng thái Đóng Đóng Mở Mở Mở Đóng Đóng
V1 = 22.5 V2 = 0 V3 = 0 kV V5 = 22.3 V6 = 22.5
2 Điện áp
kV kV V4 = 22.2 kV kV kV
3 Tín hiệu quá dòng ON ON OFF OFF OFF
4 Nhóm bảo vệ NSG NSG NSG NB NB
5 Dòng điện sự cố ghi nhận I = 36.2 A I = 25.8 A I=0A I=0A I=0A
kđ kđ kđ kđ kđ
I = 30 A I = 17 A I = 80 A I = 110 A I = 190 A
6 Thông số bảo vệ quá dòng
K = 0.1 K = 0.1 K = 0.1 K = 0.1 K = 0.1
490 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017

 Quy trình vận hành tự động hóa trên SCADA/DAS: Gửi lệnh để RE1 “CLOSE”
cấp nguồn cho khu vực có phụ tải không xảy ra sự cố (đoạn phụ tải từ RE1 đến RE2);
Chuyển chế độ vận hành của hệ thống SCADA về chế độ Manual.
Bảng 13. Bảng trạng thái sau khi chức năng tự động hóa vận hành

TT Tín hiệu CB1 CB2 RE1 RE2 RE3 RE4 RE5

1 Trạng thái Đóng Đóng Đóng Mở Mở Đóng Đóng

V1 = 22.5 V2 = 22.3 V3 = 0 kV V5 = 22.3 V6 = 22.5


2 Điện áp
kV kV V4 = 22.2 kV kV kV

Tín hiệu quá


3 OFF OFF OFF OFF OFF
dòng

4 Nhóm bảo vệ NSG NSG NSG NB NB

Dòng điện sự
5 I=0A I=0A I=0A I=0A I=0A
cố ghi nhận

Thông số bảo Ikđ = 30A Ikđ = 17 A Ikđ = 80 A Ikđ = 110A Ikđ = 190 A
6
vệ quá dòng K = 0.1 K = 0.1 K = 0.1 K = 0.1 K = 0.1

2.7. Sự cố nằm giữa RE2 và RE3 → Máy cắt trạm Nam Sài Gòn bật vượt cấp
Giả lập sự cố
Điều chỉnh thiết bị tạo dòng để tạo dòng
sự cố qua RE1, RE2.
RE1 vượt quá dòng khởi động nhưng chưa
tác động.
RE2 vượt quá dòng khởi động nhưng
chưa tác động.
Thao tác cắt CB1 để giả lập cho sự cố tác
động vượt cấp tại trạm NSG
VPT1, VPT2, VPT3 = 0.
IRE1, IRE2, IRE3 = 0.

Bảng 14. Bảng trạng thái hệ thống sau khi sự cố được giả lập

TT Tín hiệu CB1 CB2 RE1 RE2 RE3 RE4 RE5


1 Trạng thái Mở Đóng Đóng Đóng Mở Đóng Đóng
V3 = 0 kV
2 Điện áp V1 = 0 kV V2 = 0 kV V5 = 22.3 kV V6 = 22.5 kV
V4 = 22.2 kV
Tín hiệu quá
3 ON ON OFF OFF OFF
dòng
4 Nhóm bảo vệ NSG NSG NSG NB NB
Dòng điện sự
5 I = 36.2 A I = 25.8 A I=0A I=0A I=0A
cố ghi nhận
Thông số bảo Ikđ = 35 A Ikđ = 24 A Ikđ = 80 A Ikđ = 110 A Ikđ = 190 A
6
vệ quá dòng K = 2.1 K = 2.1 K = 0.1 K = 0.1 K = 0.1
PHÂN BAN PHÂN PHỐI ĐIỆN | 491

 Quy trình vận hành tự động hóa trên SCADA/DAS: Gửi lệnh để RE2 “TRIP” cô
lập khu vực xảy ra sự cố; Gửi lệnh để RE1 “TRIP” nhằm phù hợp với quy trình tái lập
lưới; Chuyển chế độ vận hành của hệ thống SCADA về chế độ Manual.
Bảng 15. Bảng trạng thái sau khi chức năng tự động hóa vận hành

TT Tín hiệu CB1 CB2 RE1 RE2 RE3 RE4 RE5

1 Trạng thái Mở Đóng Mở Mở Mở Đóng Đóng

V3 = 0 kV V5 = 22.3 V6 = 22.5
2 Điện áp V1 = 0 kV V2 = 0 kV
V4 = 22.2 kV kV kV

Tín hiệu quá


3 OFF OFF OFF OFF OFF
dòng

4 Nhóm bảo vệ NSG NSG NSG NB NB

Dòng điện sự
5 I=0A I=0A I=0A I=0A I=0A
cố ghi nhận

Thông số bảo Ikđ = 35 A Ikđ = 24 A Ikđ = 80 A Ikđ = 110A Ikđ = 190 A


6
vệ quá dòng K = 2.1 K = 2.1 K = 0.1 K = 0.1 K = 0.1

2.8. Mất nguồn trạm Nam Sài Gòn và trạm Nhà Bè

Giả lập sự cố
Thao tác OFF CB1, CB2 để giả lập
sự cố mất nguồn trạm NSG và NB.
VPT1, VPT2, VPT3, VPT4, VPT5, VPT6 = 0.
IRE1, IRE2, IRE3, IRE4, IRE5 = 0.

Bảng 16. Bảng trạng thái hệ thống sau khi sự cố được giả lập

TT Tín hiệu CB1 CB2 RE1 RE2 RE3 RE4 RE5


1 Trạng thái Mở Mở Đóng Đóng Mở Đóng Đóng
V3 = 0 kV
2 Điện áp V1 = 0 kV V2 = 0 kV V5 = 0 kV V6 = 0 kV
V4 = 0 kV
Tín hiệu quá
3 OFF OFF OFF OFF OFF
dòng
4 Nhóm bảo vệ NSG NSG NSG NB NB
Dòng điện sự cố
5 I=0A I=0A I=0A I=0A I=0A
ghi nhận
Thông số bảo vệ Ikđ = 35 A Ikđ = 24 A Ikđ = 80 A Ikđ = 110 A Ikđ = 190 A
6
quá dòng K = 2.1 K = 2.1 K = 0.1 K = 0.1 K = 0.1
492 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017

 Quy trình vận hành tự động hóa trên SCADA/DAS: Chuyển chế độ vận hành
của hệ thống SCADA về chế độ Manual.
Bảng 17. Bảng trạng thái sau khi chức năng tự động hóa vận hành

TT Tín hiệu CB1 CB2 RE1 RE2 RE3 RE4 RE5

1 Trạng thái Mở Mở Đóng Đóng Mở Đóng Đóng

V1 = 0 V2 = 0 V3 = 0 kV V6 = 0
2 Điện áp V5 = 0 kV
kV kV V4 = 0 kV kV

Tín hiệu quá


3 OFF OFF OFF OFF OFF
dòng

4 Nhóm bảo vệ NSG NSG NSG NB NB

Dòng điện sự
5 I=0A I=0A I=0A I=0A I=0A
cố ghi nhận

Ikđ = 190
Thông số bảo Ikđ = 35 A Ikđ = 24 A Ikđ = 80 A Ikđ = 110 A
6 A
vệ quá dòng K = 2.1 K = 2.1 K = 0.1 K = 0.1
K = 0.1

GIỚI THIỆU TÁC GIẢ

Họ và tên: Nguyễn Hữu Phúc, năm sinh: 1954


Học hàm, học vị: PGS. TS
Chức vụ: Giảng viên
Nơi công tác: Khoa Điện  Điện Tử  Trường ĐH Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. HCM
Hội viên Hội Điện lực miền Nam (SEEA)
Email: nhphuc@hcmut.edu.vn
Điện thoại liên hệ: 091 384 6596
Họ và tên: Nguyễn Hoàng Hải, năm sinh: 1977
Học vị: Kỹ sư điện Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng
Chức vụ: Phó giám đốc Kỹ thuật
Nơi công tác: Công ty TNHH Thương mại Mỹ Phương
Hội viên Hội Điện lực miền Nam (SEEA)
Email: hai.nh@mpcovn.com
Điện thoại liên hệ: 091 997 7375
Họ và tên: Nguyễn Trọng Tài, năm sinh: 1990
Học vị: Kỹ sư điện Trường ĐH Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. HCM.
Chức vụ: Chuyên viên Kỹ thuật
Nơi công tác: Công ty TNHH Thương mại Mỹ Phương
Hội viên Hội Điện lực miền Nam (SEEA)
Email: tai.nt@mpcovn.com
Điện thoại liên hệ: 0166 8579 532
`
Fault Location, Isolation and Restoration on Distribution
Networks Towards a Smart Grid Configuration

Phuc-Huu NGUYEN, Hai-Hoang NGUYEN, Tai-Trong NGUYEN


Ho Chi Minh City University of Technology
Address: 268 Ly Thuong Kiet Street, District 10, Ho Chi Minh, Vietnam.
Tel: 84 913846596 Email: nhphuc@hcmut.edu.vn

Abstract

The current trend in the world as well as in Vietnam is to develop smart grid on the existing
grid with the aim of improving power quality, power supply reliability, encouraging efficient
energy use. Along with the increasing development rate of Ho Chi Minh City's power grid
there is a growing demand for improving the quality and reliability of the power supplied to
customers. An urgent requirement for distribution grid operation is to restore power to fewer
affected customers during faults with shortest power failure time. One of the promising
solutions is to develop smart distribution grid with automatic power restoring capability,
minimizing number of switchings and ensuring grid operation within rated values. This paper
presents a proposed monitoring and control system of five-recloser loop scheme embedded in
grid automation technology, with self- healing functions of status assessment, fault location,
isolation and restoration (FLISR) and its implementation on a real network of Ho Chi Minh
City Power Company (PCHCM) distribution grid. Evaluations show great benefits in
improving the power quality, power supply reliability and validate the proposed method in
applying advanced technologies in larger power distribution networks.
Keywords: Power Quality, Self Healing, Smart Grid, Automatic Reclosers, Loop Scheme,
Distribution Network.

in the ability to control power losses in


1. INTRODUCTION transmission, distribution, v. Environ-
mental friendliness, and vi. High safety for
Vietnam Electricity (EVN), in which the public and employees working on the
PCHCM, is on the way to develop the grid. To achieve the mentioned objectives,
smart grid with the basic goals of power the feature of self-healing function, i.e.
system automation in the 2016-2020 FLISR technique, is indispensable in
period. In the above steps, the focus is on improving power supply quality and
building IT and telecommunication reliability. In the literature there are many
infrastructure and consolidating papers addressing the network self-
monitoring system, automatic control, healing issue with different methods and
remote metering system for networks, as approaches. In [3] combination of new
well as improving quality and reliability of equipment with advanced information
the power supplied to customers [1]. exchange is a solution to improve
According to [2], the objectives of a smart reliability and availability of power
grid (SG) include: i. High reliability in supply. [4] presents the method of zone
power supply with quality as committed, concept in systematic division of
ii. High security against network distribution networks into areas based on
cyberattacks, iii. High economics with loads, load criticality and disturbance
reasonable electricity prices, iv. Efficiency vulnerability and the self-healing function

115
`
is achieved by utilizing intelligent network interaction is a trend that existing power
nodes and their seamless cooperation with grids are expected to develop. Because the
substation and control center systems. [5] distribution grid is on the front line
proposed a multi-agent based approach of interfacing customers, any problems in the
control functions and decision making grid will affect the quality and reliability
authority locally in the responsibility area of the power supply. Self-healing
where the agents operate to restore power capability of distribution networks is an
to overcome the main drawback of the important function in the roadmap towards
central control FLISR solution of SG providing customers with reliable and
insufficient response time due to the quality power. The self-healing function of
geographical distribution of the primary the distribution grid is based on
equipment across the deployment areas. Distribution Automation (DA) technology
[6] used a more practical approach, where with Intelligent Electronic Devices (IED),
conditional logics at the SCADA system which limits the affected area and
level perform fast and automatic load minimize the number of customers who
transfer considering remotely controlled have power outages due to grid
reclosers placed along the affected feeder malfunction. This is done by isolating the
and between neighboring feeders. fault, quickly transferring customers to the
However, there is a huge gap between the backup power supply during the incident
proposed sophisticated methods of multi- that exists on the grid. Redundant power
agent control and the available commercial may come from other feeders, or from
hardware/ software design practices. Distributed Energy Storage (DES) [2, 3,
Furthermore, real implemen-tations on real 4].
networks to validate the above-mentioned
methods were not reported in these papers. During the self-healing process, it should
In this aspect this paper presents a be ensured that the grid is flexibly
practical proposed monitoring and control reconfigured so that the grid along with
system of five- recloser loop scheme with devices on it can continue to work under
grid automation technology functions load conditions within the specifications
designed within PCHCM existing limits. As a result, the first thing to do
SCADA/DAS and available IEDs. The during/ after a fault is to minimize the
proposed method lies in sectionalizing affected area due to outage, then secondly,
loop feeders to increase reliability and to the quality of supply voltage. The main
maintain uninterrupted power for as many functions of DA include real-time grid
customers as possible [6,7]. In the circuit monitoring, automatic control and
diagram, a distribution feeder circuit is tied operation of switches on feeders for
with another by a recloser normally open optimized operation, therefore extend
through communication line, so that in the power devices life on the grid, and this
event of a power failure on a circuit, the eventually leads to increasing the
loads can be transferred to another healthy reliability of power supply [5]. The
circuit, hence power restoration is ensured Distributed Automation System (DAS)
in the shortest time and reliability of the architecture can be of centralized type in
power supply is improved. that data are collected, processed, and
manipulated from the SCADA Operations
2. DISTRIBUTION AUTOMATION Center, in conjunction with Distributed
WITH POWER RESTORATION Management System (DMS), or
FUNCTION decentralized type with processing,
SG with high reliability, self-recovery, analysis performed at each output or
efficiency in operation, compatibility with device level [3]. In addition, hybrid control
distributed sources and customer schemes (semi-decentralized), which

116
`
combine centralized control and control function, protection function and
distributed control, as well as local control management function. The scheme (Fig.
with the use of multi-agent based control 1) consists of 5 reclosers with SCADA
[5]. [3,4] shows that fault management functionality in a loop of two distribution
through the DAS system will quickly feeders connected at the tie point by a
detect and correct the fault location, isolate normally open tie recloser. In the event of
the problem, and then re-establish the a power failure on a feeder the load can be
power supply by reconfiguration of the transferred to another. In addition, to limit
network. This will reduce the power the number of customers affected by the
outage for customers. In the event of a power outage, two mid- point reclosers (or
failure on the distribution network without one recloser and one sectionalizing
a DAS/ FLISR system, the protection switching device) equipped with a control
device will operate to switch off and device are placed on each feeder. In this
disconnect the power supply either on the diagram, each distribution circuit is
entire feeder or a section, therefore greatly divided into two sections of equal load
affecting loads consumption on the feeder. through normally closed feeder reclosers.
It is easy to see that the process of The reclosers are set to isolate the fault,
troubleshooting can take up to three to four sectionalize the circuit and transfer
hours, with accumulated time prior to unfaulted sections to the adjacent circuit.
power restoration. For grids equipped with
DAS/ FLISR system trouble-shooting
process will be shortened many times,
maybe within 1 hour [6], or it can be
within 15- 20 minutes, with switching
devices being operated automatically and
remotely through monitoring, protection, Fig. 1 Five-recloser loop scheme
control and communication equipments.
However, this time also depends on other In Figures 1, RE1, RE2, RE4, and RE5 are
factors such as the number of switches on normally closed reclosers, while RE3 is tie
the grid, and times of switching recloser normally open. In this scheme,
operations. thanks to the SCADA/ DMS software at
the control center, data from stations and
3. FIVE-RECLOSER LOOP devices on the grid are collected, updated
SECTIONALIZING SCHEME AND and monitored continuously via
PROPOSED FLISR IEC60870-5-101, or IEC60870-5-104. In
the event of a fault occurrence, the
Loop sectionalizing schemes are widely SCADA/ DMS software at the center will
used in FLISR self-healing power supply. begin analyzing the data collected and
The purpose of loop sectionalizing is to automatically send isolation command to
increase reliability and maintain the reclosers on the faulted section. Then,
uninterrupted power for as many based on historical data and historical data
customers as possible [6,7,8]. The main the SCADA/ DMS software at the center
feature of the loop scheme is that there is continues to calculate for automatic
another power supply that is automatically switching and restoration of power supply
supplied to the sections outside the faulted to unfaulted sections, therefore limits the
zone of the circuit, and the scheme is areas affected by the fault. This operation
usually applied to load areas of requires reliable, highly secure two-way
importance. In this paper we proposed and communications, and the FLISR system
implemented a DAS with four main requires high bandwidth on a large system
functions including monitoring function, with many IEDs installed. Volt/ VAR

117
`
control and grid structure optimization important basis for PCHCM deploying the
work very well on the centralized control supervision of the grid, remote control of
architecture [6,8].

4. IMPLEMENTATION OF DAS/
FLISR ON PCHCM DISTRIBUTION
NETWORK
The proposed DAS/ FLISR scheme was
tested in PCHCM Testing Center and then
implemented in a pilot automation project
of two outgoing feeders of PC Tan Thuan-
PCHCM.

4.1 SCADA/ DMS in PCHCM Dispatch


Center Fig. 2 SCADA/DSM configuration at
PCHCM Dispatch Center
Since end of 2014 PCHCM Dispatch substations and proceeds to deploy
Center has been using the software unmanned substation projects. At present,
SCADA Survalent (integrating SCADA/ via central SCADA software PCHCM
DMS/ OMS on the same software Dispatch Center is monitoring and
platform) [9] with integrated scalability remotely operating equipments at 110- kV
feature in building a central SCADA substations, medium voltage switchgears
system (Fig. 2). Dual- server SCADA and new recloser installed on its
backup system is used to monitor, control distribution power grid.
and operate 110 kV substations, medium
voltage switchgear stations, reclosers on 4.2 Distribution Network Project on
the distribution power grid. Devices data Tan Thuan Power Company
as of the end of June 2015 managed by the
Survalent SCADA central management A pilot project on the DAS system based
system, with protocols using IEC60870-5- on PCHCM SCADA/DMS was carried out
101, IEC60870-5-104 and fiber optic for the first time for two feeders on the
communication solutions for remote power distribution grid of Tan Thuan
monitoring and control of substations, and Power Company (belonging to PCHCM).
3G for Reclosers on medium voltage Five NOVA27i Cooper reclosers using
power grid, are as follows: feeders: 1000, IEC60870-5-101/104 protocol, in which
transformers: 106, communications lines: one cubicle is F6 control for loop control
74, data points: more than 100 000, 220- function and 4 FXD Cooper controls for
kV substations (monitoring/ management): sectionalizing. At PCHCM Electrical
2/4, 110/22- kV stations: 53, switchgear Testing Company we conducted
substations: 21, reclosers: 400, RTU: 54 , distribution automation tests on real
gateways: 20. Cooper reclosers procured in the project
(Fig. 3), which successfully performed
Survalent SCADA software has been with various scenarios of faults on the
commissioned and and put into operation feeder from RE1 to RE3 (supplied by Nam
since March 2015 for more than 50 110- Saigon (NSG) substation), as well as on
kV substations. The central SCADA the feeder from RE5 to RE3 (supplied by
system software, with full SCADA NhaBe (NB) substation) to ensure that the
features for system operation management, DAS loop scheme will function properly
such as data acquisition, monitoring, after installation on the actual grid (see
measurement, data export, reporting, is an Appendix for description of complete

118
`
expected scenarios). The test scenarios order to analyze quantitatively the results
were proposed per requirements of PC Tan obtained from the proposed method.
Thuan for faults expected on the feeder The paper shows that the proposed loop
from RE1 to RE3, as well as from RE5 to scheme design integrated with scalable
RE3. SCADA/ DAS systems supporting IEC
60870-5-101, 60870-5-104 protocols
The results from comprehensive tests allows for seamless connection of IEDs
showed that when the SCADA/DMS from different manufacturers, as well as
software's DAS with the proposed scheme practical applications of FLISR through
was enabled, the self-healing function was scripts designed by end-users. This has
realized as per design, therefore the been improving significantly the quality of
proposed scheme limits power outage to power supplied to customers, increasing
the smallest area in the loop circuit. In electricity sales of power utilities and is
particular, the system is capable of dealing part of a joint effort of EVN and
with cases of miscoordination between PCHCMC in building the smart grid.
reclosers (wrong sequence of
coordination) while still ensuring the
correct operations of fault isolation and
restoration functions. Evaluations from
PC Tan Thuan showed the proposed
system is in line with the standards and
technical requirements of PCHCM.

After successfully testing at PCHCM


Electrical Testing Company, the FLISR
scenarios were programmed on SCADA/
DAS system and put into operation on real
PC Tan Thuan distribution network, with
integrated features of Geographic Infor-
mation System (GIS) and Human Machine
Interface (HMI) of feeders. The operation
on PC Tan Thuan grid to date shows that
the designed system works automatically
and accurately in the event of fault Fig. 3 Tests with 5 reclosers in loop
scenarios occurring on the circuit, scheme working with SCADA/ DMS/
promptly isolates faulted areas, quickly DAS in PCHCM Electrical Testing
and efficiently restores power to Company
customers. Good remarks from PCHCM
and PCHCM- Dispatch Center dated Apr 4. CONCLUSION
24.2015 and Oct 21.2015, respectively The paper presents the key features of a
also proved the proposed system and proposed DAS system with FLISR
scheme have been working successfully in application embedded in existing SCADA/
real conditions, and fully in line with DMS platform and demonstrates the
PCHCM distribution automation efficiency of the method with self- healing
development trend on its smart grid function in improving the quality of power
roadmap. However, lack of collected data supplied through an automation pilot
of performance indices of SAIDI, SAIFI project implemented on a real distribution
on the distribution network in study is a network. The study also shows that a
limitation and these should be done in SCADA/DMS/DAS needs to be able to
operate reliably and affordably with ever-

119
`
increasing smart devices installed on the section. RE3 receives Close command
grid. Interoperability, scalability, while changing to trip current
flexibility with different com-munications characteristics in accordance with
protocols, acceptability of unlimited new substation Nha Be source. This isolates the
IEDs, and allowance for modifications to fault while maintaining service to three-
grid structure are the key features a fourths of the loop. SCADA system
modern distribution system requires to operates to Manual mode.
work with. The application of DAS on
distribution grid is therefore a promising
trend in joint efforts to improve the quality
of power delivered to customers, and is
one of key factors in the process of
developing the smart grid of EVN and Fig. 5 Scenario 2 and reclosers status
PCHCM, in particular. The positive
results obtained from the research show Scenario 3: Fault occurs at midpoint
the proposed system with five-recloser between RE2 and RE3, RE2 operates to
loop scheme is completely scalable for lockout (Fig. 6). This isolates the fault
practical applications in larger distribution while maintaining service to three- fourths
networks in the future. of the loop. SCADA system operates to
Manual mode.
Appendix

Different Fault Scenarios and Proposed


FLISR

Scenario 1: Upon loss of Nam Sài Gòn Fig. 6 Scenario 3 and reclosers status
substation power (Fig. 4) RE1 receives
Trip command to open to isolate the fault, Scenario 4: Fault occurs at midpoint
if voltage is not restored within the time between RE1 and RE2 and NSG trips due
delay selected. RE2 receives Trip to sequence miscoordination (Fig. 7). RE1
command in conformity with grid receives Trip command to isolate the
restoration procedures and it changes to faulted area. CB1 sequence mis-
trip current characteristics correspondingly coordination warning is displayed. RE3
to substation Nha Be source. RE3 receives receives Close command while changing
Close command while changing to trip to trip current characteristics in accordance
current characteristics in accordance with with substation Nha Be. This isolates the
substation Nha Be. The entire loop up to fault while maintaining service to three-
RE 1 is fed from substation Nha Be. fourths of the loop. SCADA system
SCADA system operates to Manual mode. operates to Manual mode.

Fig. 7 Scenario 4 and reclosers status


Fig. 4 Scenario 1 and reclosers status
Scenario 5: Fault occurs at midpoint
Scenario 2: Fault occurs at midpoint between RE2 and RE3 and RE1 locks out
between RE1 and RE2, RE1 operates to due to sequence miscoordination (Fig. 8).
lockout (Fig. 5). Recloser RE2 receives RE2 receives Trip command to isolate the
Trip command to isolate the faulted faulted area. RE 1 sequence mis-

120
`
coordination warning is displayed. RE1 [1] EVN web pages:
receives Close command while changing http://www.evn.com.vn/d6/news/Luoi-
to trip current characteristics in accordance dien-thong-minh-6-8-2318.aspx
with substation Nha Be. This isolates the [2] IEEE & Smart Grid 2015:
fault while maintaining service to three- http://smartgrid.ieee.org/ieee-smart-
fourths of the loop. SCADA system grid
operates to Manual mode. [3] Niklas Sigfridsson, Elisabeth Man,
Florin Stelea, Combining Existing and
Modern Equipment Towards a New
Generation of Self-Healing Network,
23rd International Conference on
Electricity Distribution, Lyon 15-18
Fig. 8 Scenario 5 and reclosers status June 2015.
[4] Pekka Manner, Kari Koivuranta, Antti
Scenario 6: Fault occurs at midpoint Kostiainen, Göran Wiklund, Towards
between RE2 and RE3 and both RE1 and Self-Healing Power Distribution by
RE2 lock out due to sequence Means of the Zone Concept, 21st
miscoordination (Fig. 9). RE1 receives International Conference on Electricity
Close command to feed the unfauled Distribution, Frankfurt 6-9 June 2011.
section between RE1 and RE2. This [5] J. M. Solanki, S. Khushalani, N. N.
maintains service to three- fourths of the Schulz, A Multi-Agent Solution to
loop. SCADA system operates to Manual Distribution Systems Restoration,
mode. IEEE Transactions on Power Systems,
Vol. 22, pp. 1026-1034, 2007.
[6] T. Bensley, C. Grommesh, P.
Stenborg, Implementing New
Configurable Self-Healing Smart Grid
Technology with an Existing
Fig. 9 Scenario 6 and reclosers status Distribution Management System
(DMS), Cooper Power Systems, June
Scenario 7: Fault occurs at midpoint 2011.
between RE2 and RE3 and NSG trips due [7] S. Heidari, M. Fotuhi-Firuzabad, S.
to sequence miscoordination (Fig. 10). RE Kazemi, Power Distribution Network
2 receives Trip command to isolate the Expansion Planning Considering
faulted area. RE 1 receives Trip command Distribution Automation, IEEE
in conformity with grid restoration Transactions on Power Systems, vol.
procedures. SCADA system operates to 30, pp. 1261-1269, 2015.
Manual mode. [8] E. Coster and W. Kerstens., Self-
Healing Networks Come to the
Netherlands; T&D World Magazine;
(March 2014)
http://tdworld.com/distribution/self-
healing-networks-come-
Fig. 10 Scenario 7 and reclosers status netherlands?page=2
[9] SCADA/ DMS/ DAS/ OMS/ FLISR
References Technical Literature from Survalent
Technology:
https://www.survalent.com/

121

You might also like