BÀI THUYẾT TRÌNH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Môn: Quản trị học

Giáo viên: Nguyễn Xuân Lãn


Nhóm 5:
1. Ngô Đình Minh
2. Nguyễn thanh hưng
3. Lê thị kim vy
4. Châu thị sim
5. Đặng thị mỹ linh
LEE KUN HEE
(Tập đoàn điện tử SAMSUNG)
1. CUỘC ĐỜI CỦA LEE KUN HEE:

a. Xa gia đình từ nhỏ:

Deagu, thời kỳ thuộc địa 3 năm trước khi được giải phóng! tháng 1/1942, Lee Kun Hee được sinh ra trên
mảnh đất Deagu nổi tiếng về táo và mỹ nhân. Vào thời đó, cha ông là Lee Byung Chul đang điều hành
thương hội Samsung và phát triển nhanh chóng thành công ty thương mại gần khu vực chợ Tây Môn
(Seomun).

. Ông là con trai thứ 3 trong gia đình. Vì thế, Lee Kun Hee được gửi cho bà ngoại chăm sóc ngay sau khi
cai sữa. Phải đến sau khi được giải phóng ông mới được gặp mẹ và những người anh của mình

b. Liên tục phải thay đổi chổ ở:

Ngay cả sau khi Seoul được giải phóng, cuộc sống của Lee Kun Hee cũng không khá hơn chút nào.
Masan, Deagu rồi lại đến Busan, vì công việc kinh doanh của cha mà ông liên tục phải chuyển nhà và
chuyển trường.

Cho đến năm lớp 5, ông đã phải chuyển trường tới năm lần. Vì thế mà ông không có cơ hội kết bạn thân
với ai. Thời ấu thơ của Lee Kun Hee luôn cô độc và không bạn bè.

c. Thời kỳ du học cô độc và cuộc sống tự lập của nhà kinh doanh tương lai:

Vào năm 1953, khi ông học lớp 5 trường tiểu học trực thuộc trường sư phạm Busan, cha ông nói rằng
“Hãy đến các nước phát triển để học hỏi” và gửi ông sang Tokyo, Nhật Bản. Lee Byung Chul là một ông
bố lạnh lùng và nghiêm khắc

Thời gian đó Lee Kun Hee phải học cách sống một mình hơn là quan sát và học hỏi từ nước phát triển.
Ông phải chịu đựng sự phân biệt chủng tộc, nỗi cô đơn nơi đất khách và nỗi nhớ cha mẹ. Đó là những
bài tập mà Lee Kun Hee phải giải đáp trong quãng thời gian du học tại Nhật Bản và tạo nên một hình ảnh
của một nhà cải cách nhỏ tuổi với ý nghĩ luôn phải tìm kiếm thay đổi một điều gì đó mới có thể tồn tại.

Nhìn vào điểm này, cậu bé Lee Kun Hee chính là một nhà cải cách. Ông là một nhà cải cách nhỏ tuổi say
sưa xem hàng nghìn tập phim nhằm quên đi hoàn cảnh mà bản thân phải đối mặt thời thơ ấu, nuôi
dưỡng cho chính mình sức mạnh của lối tư duy đa chiều và tìm tòi sự thay đổi nhằm tạo cơ hội cho một
cuộc sống tốt đẹp hơn.

d. Cách sống gượng qua những ngày tháng cô đơn

ông đắm chìm trong những bộ phim, chơi cùng chú chó của mình và tìm hiểu máy móc. Những điều này
đã trở thành nền tảng giúp cho Lee Kun Hee có được cái nhìn sâu sắc và khả năng quan sát có thể nhìn
xuyên thấu bản chất của kinh doanh cùng với cách tư duy đa chiều – yếu tố cần thiết để trở thành một
nhà kinh doanh tài năng đã đưa Samsung trở thành doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Nó khiến ông có thể
hưởng thụ sự cô độc và buồn tẻ, giúp ông định hình nhiều suy nghĩ đa dạng.
Ở Nhật ông bị mọi người trêu đùa gọi là Josenjing – kẻ cô độc. Để xoa dịu nỗi buồn đó, sự lựa chọn của
ông là phim ảnh.Thói quen suy nghĩ này được tỏa sáng khi ông ở vị trí của một nhà lãnh đạo doanh
nghiệp sau này – vị trí rất cần đến lối tư duy đa chiều
Cả ngày một mình hưởng thụ nỗi cô độc vừa đắm chìm trong phim ảnh và thưởng thức phim ảnh theo
nhiều cách đa dạng, cậu bé Lee Kun Hee đã trải nghiệm và cảm nhận một thế giới đầy sắc màu và vượt
qua quãng thời gian du học Nhật Bản cô đơn đó.

Ngoài ra ông còn có một sở thích đó là tháo lắp máy móc. Ông mua các loại máy móc sau đó tháo rời nó
ra rồi lắp ráp vào. Đó chính là cơ sở cho tuyên ngôn về chiến lược kinh doanh đóng vai trò mang tính
quyết định trong công cuộc đưa Samsung Electronics vươn lên thành doanh nghiệp hàng đầu sau này.

Ông từng tốt nghiệp ngàh kinh tế tại đại học Waseda và lấy bằng thạc sĩ ở đại học George Washington,
thành thạo tiếng Anh và tiếng Nhật.

Trong thời gian đi công tác tại Los Angeles, ông trực tiếp tháo rời VCR của Samsung và VCR của
Toshiba. Sau khi phân tích ông đã đưa ra chiến dịch kinh doanh mới. Nhờ sở thích tháo lắp máy móc mà
những chiến lược mới được thực thi.

2. SỰ NGHIỆP – VÀ CÁC KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN CÔNG TY:

tỷ phú Lee Kun Hee hầu như không có cơ hội nào để trở thành người thừa kế ngôi vị cao nhất trong tập
đoàn gia đình này, bởi Hàn Quốc là một quốc gia coi trọng vị trí trưởng thứ..

Thế nhưng, cuộc đời run rủi đã khiến hai người anh của Lee Kun Hee mất dần sự tín nhiệm của cha, và
đưa ông trở thành người thừa kế sáng giá, duy nhất của gia đình họ Lee vào những năm cuối đời cựu
chủ tịch Lee Byung-Chul

Sự tin tưởng và tập trung tuyệt đối của Lee Kun Hee khi đó đã vấp phải phản ứng của cả HĐQT lẫn ban
giám đốc, nhưng thời gian lại chứng minh cho lựa chọn sáng suốt của ông. Samsung Electronics – một
hãng điện tử vô danh mới chân ướt chân ráo bước vào lĩnh vực bán dẫn đã vượt mặt các ông lớn về
công nghệ này

Ngày 1/12/1987, 2 tuần sau cái chết của cố Chủ tịch Lee Byung-Chul, Lee Kun Hee tiếp quản chiếc ghế
mà cha mình để lại. Khi đó, Samsung đang ở thế "hậu bối" và chịu đứng sau hàng loạt tên tuổi ngành
điện tử khác như Sony, Toshiba, Sharp, NEC, Hitachi, và sản phẩm của hãng chỉ được coi là hàng cấp
thấp. Đối mặt với thực trạng các sản phẩm chủ yếu chỉ được tiêu thụ trong nước và bị "lép vế" khi xuất
khẩu sang một số thị trường khó tính hơn như châu Âu hay Mỹ bởi chất lượng thấp dù giá thành rẻ mạt.
Ông còn phải đối mặt với "căn bệnh Samsung", vốn ám chỉ sự lãng phí, thiếu kế hoạch và thiếu triệt để
trong hoạt động của tập đoàn.

Tiếp sau đó là các báo cáo về những góc khuất của tập đoàn, trong đó phải nhắc tới việc Samsung từng
không phân biệt nổi vi mô (micro) và vĩ mô (macro). Và nếu tình trạng này không sớm được khắc phục,
Samsung chắc chắn sẽ sụp đổ nhanh chóng.Các bản báo cáo này cùng với một vài vụ việc phát sinh đã
gây ra cú sốc lớn cho Chủ tịch Lee Kun-hee. Một trong số đó là sự kiện "dao cạo máy giặt", vụ bê bối lớn
về quy trình sản xuất máy giặt kém chất lượng của Samsung.

Năm 1996, Lee Kun-hee bị buộc tội hối lộ 2 cựu tổng thống Hàn Quốc là Chun Doo-hwan và Roh Tae-
woo. Theo The Verge, sau đó ông đã được ân xá bởi tổng thống Kim Young vào năm 1997.
Đến năm 2007, Giám đốc pháp lý của Samsung tiếp tục tố cáo với nhà chức trách về các quỹ đen dùng
để hối lộ cho ủy viên công tố, tòa án và chính trị gia Hàn Quốc của chủ tịch Lee Kun-hee.
Kim Yong-chul tuyên bố công ty đã dùng giám đốc điều hành như người đứng mũi chịu sào nhằm đối phó
với các bê bối. Qua quá trình điều tra, chủ tịch Lee Kun-hee đã phải vào tù. Theo FT, Lee Kun-hee đã bị
buộc tội trốn thuế 45 triệu USD và bị phạt 90 triệu USD. Đồng thời, ông cũng bị phạt ba năm tù sau thời
gian chờ thi hành án 5 năm.Ông từ chức chủ tịch và công khai xin lỗi. Tại thời điểm đó, vào năm 2008,
Samsung là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất tại Mỹ.

Một năm sau đó, Lee Kun-hee được hưởng ân xá đặc biệt bởi tổng thống Hàn Quốc vào năm 2009
3. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY:
a. 1938 – 1969: Những Khởi Đầu của Samsung:

Thời kỳ đầu của Samsung Vào ngày 1 tháng 3, 1938, chủ tịch sáng lập Byung-Chull Lee mở một doanh
nghiệp ở Taegu, Hàn quốc, với 30.000 won. Ban đầu, doanh nghiệp của ông chủ yếu tập trung vào xuất
khẩu thương mại, bán cá khô, rau và hoa quả Hàn Quốc cho Mãn Châu và Bắc Kinh. Nhưng chỉ hơn một
thập niên, Samsung – có nghĩa là "ba ngôi sao" trong tiếng Hàn - đã tạo lập cho riêng mình máy nghiền
bột, máy làm bánh kẹo, các xưởng sản xuất và buôn bán, và cuối cùng phát triển thành doanh nghiệp
toàn cầu hiện đại vẫn còn mang tên đó cho đến ngày nay.

b. 1970 – 1979: Đa Dạng Hóa Ngành Nghề và Thiết Bị Điện Tử

Vào những năm 1970, Samsung đặt ra những nền tảng chiến lược cho sự phát triển trong trương lai
bằng đầu tư vào công nghiệp nặng, hóa chất, và hóa dầu. Kết quả là, nhiều công ty mới được thành lập,
gồm có Samsung Heavy Industries Company vào năm 1974 và Samsung Shipbuilding và Samsung
Precision Company (hiện hay là Samsung Techwin) vào năm 1977

c. 1980 – 1989: Xâm Nhập Thị Trường Toàn Cầu

Các ngành công nghệ then chốt của Samsung rất đa dạng và mở rộng toàn cầu trong cuối những năm
1970 và đầu những năm 1980. Vào năm 1978, Samsung Semiconductor và Samsung Electronics trở
thành các thực thể riêng biệt. Samsung Aerospace Industries (hiện nay là Samsung Techwin) thành lập
vào tháng 2 năm 1987, Samsung đã phát triển các khả năng không gian của mình với tốc độ chưa từng
thấy. Samsung cũng gia nhập ngành phát triển hệ thống, thành lập Samsung Data Systems vào năm
1985 (hiện nay là Samsung SDS) đứng đầu trong dịch vụ công nghệ thông tin, bao gồm tích hợp hệ
thống, quản lý hệ thống, dịch vụ tư vấn, và dịch vụ mạng. Trong giai đoạn này, Samsung tự thách thức
chính mình để cơ cấu lại các hoạt động kinh doanh cũ và bước vào các lĩnh vực mới với mục tiêu trở
thành một trong năm công ty điện tử hàng đầu thế giới.
d. 1990 – 1993: Cạnh tranh trong một Thế Giới Kỹ Thuật Số Đang Thay Đổi

Những năm đầu thập niên 1990 đã đặt ra những thách thức to lớn cho các doanh nghiệp công nghệ cao.
Liên doanh, liên kết, và mua lại là việc bình thường trong khi sự cạnh tranh và hợp nhất nổi lên mạnh mẽ.
Các công ty nằm dưới áp lực phải cân nhắc về việc bán công nghệ và dịch vụ của mình. Công việc kinh
doanh bắt đầu tràn qua biên giới giữa các nước và các công ty. Samsung tận dụng hầu hết các cơ hội
này bằng cách tái tập trung chiến lược kinh doanh của mình để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của thị
trường.

f. 1997 – 1999: Tấn Công Mặt Trận Kỹ Thuật Số


 
Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 ảnh hưởng hầu như mọi doanh nghiệp của Hàn Quốc,
Samsung đã là một trong số ít công ty có khả năng tiếp tục phát triển nhờ dẫn đầu công nghệ kỹ thuật số
và mạng cũng như chuyên tập trung vào điện tử, tài chính và các dịch vụ liên quan. Samsung đối phó với
cuộc khủng hoảng bằng cách giảm số công ty chi nhánh xuống còn 45 (theo "Quy định về độc quyền và
bộ luật công bằng mậu dịch "), giảm số nhân viên khoảng 50,000, bán 10 đơn vị kinh doanh, và cải thiện
tính hợp lý của cơ cấu tài chính, hạ tỉ lệ nợ 365% vào năm 1997 xuống 148 % vào cuối 1999.

4. SỨ MỆNH CỦA SAMSUNG:

Sứ mệnh của công ty Samsung: trở thành công ty kỹ thuật số Digital- εCompany tốt nhất. Với sứ mệnh
đó, chiến lược kinh doanh của công ty luôn luôn xoay quanh vấn đề đổi mới công nghệ, đi đầu trong việc
ứng dụng công nghệ để tạo ra ... Chọn cách không né tránh mà đối diện trực tiếp với thử thách,
Samsung đã từng bước phát triển vững mạnh và trở thành một công ty toàn cầu. Nhiệm vụ trong tương
lai gần được Samsung đề ra đó chính là xây dựng những ý tưởng sáng tạo để phát triển các sản phẩm
và dịch vụ vươn lên đứng đầu trên thị trường thế giới
5. CÁC LĨNH VỰC KINH DOANH:
- hàng điện tử tiêu dùng
+mảng màn hình hiển thị
+mảng thiết bị kỹ thuật số
+mảng thiết bị chăm sóc sức khỏe và y tế
- công nghệ thông tin và truyền thông di động:
+mảng truyền thông di động
+mảng các mạng lưới
- các giải pháp thiết bị
+mảng thiết bị nhớ
+mảng LSI hệ thống
mảng màn hình LED

6. NGUỒN LỰC:
 
Cuối năm 2011, Samsung Electronics có khoảng 221,726 nhân viên làm việc tại 72 quốc gia với các múi
thời gian khác nhau. Điều này giúp công việc của Samsung được thực hiện liên tục, đẩy nhanh quá trình
ra sản phẩm và sản xuất nhanh số lượng lớn.
Đội ngũ những nhà nghiên cứu và kĩ sư tài năng là một trong những tài sản quí giá nhất của Samsung.
Samsung luôn đầu tư khoảng 25% nhân lực cho R&D (tương đương khoảng 55,320 người năm 2011)
làm việc trong viện nghiên cứu và phát triển mỗi ngày. Với hơn 42 viện nghiên cứu khả thi trên khắp thế
giới, họ nghiên cứu về công nghệ chiến lược cho tương lai và những công nghệ chính để định hướng
cho những xu thế mới của thị trường, đặt ra những chuẩn mực vượt trội mới.

*Ưu điểm của cơ cấu tổ chức trong SAMSUNG:


Sự kết hợp nhiều mô hình cho phép tổ chức lợi dụng được các ưu thế của mô hình tổ chức chính, đồng
thời ít ra cũng giảm được ảnh hưởng của các nhược điểm của nó. Các ưu điểm khác nhau của mô hình
này là:

giúp sử lý được các tình huống hết sức phức tạp
-các tác động tốt đối cới các tổ chức lớn
-cho phép chuyên môn hóa một số cớ cấu tổ chức
 
*Nhược điểm:phức tạp có thể dẫn đến việc hình thành các bộ phận, phân hệ quá nhỏ và có thể làm tăng
thêm yếu điểm của mỗi loại mô hình hơn là ưu điểm. Tuy vậy việc kết hợp đúng đắng các mô hình thuần
túy có thể giảm được các nhược điểm nói trên.

8. Lĩnh vực hoạt động:

- Là công ty dẫn đầu thị trường thế giới trong lĩnh vực sản xuất điện tử công nghệ

cao và truyền thông kỹ thuật số.

- Theo báo cáo thường niên của Samsung 2011, các lĩnh vực hoạt động chính bao

gồm:

+Visual Display Business: như TV, màn hình, loa…

+Digital Appliance Business: như các đồ gia dụng: máy điều hoà nhiệt độ,

máy rửa chén…

+Mobile Communication Business: như điện thoại, máy tính bảng…

+IT Solutions Business: như máy tính xách tay, máy in


+Digital Image Business: như máy chụp ảnh, máy quay phim…

+Memory Business: như bộ nhớ, vi xử lý…

+System LSI Business: như các thiết bị bán dẫn khác…

+Led Business: như đèn led…

9. Kết quả hoạt động kinh doanh:

Theo thống kê mới nhất từ IDC, trong Q3/2012, thị trường điện thoại di động tăng 2,4% so với cùng kỳ
năm ngoái, trong đó thị trường smartphone chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc (45,3%). Cụ thể, IDC
cho biết trong quý 3 vừa qua, có tổng cộng 444,5 triệu điện thoại được bán ra, trong đó các dòng
smartphone đóng góp 179,7 triệu chiếc. Sự gia tăng này phần lớn nhờ vào doanh số bán hàng rất ấn
tượng từ Samsung và Apple, nếu như Apple đứng thứ hai trong thống kê này nhờ vào dòng sản phẩm
chủ lực iPhone, thì Samsung với những smartphone Android từ cao cấp đến giá rẻ đã giúp hãng trở
thành tập đoàn bán nhiều smartphone nhất trong quý 3 vừa qua

10. Biến động về doanh thu:

NĂM 2014:

Trong những ngày cuối tháng 6 năm 2014, Samsung đã công bố báo cáo tài chính của mình trong quý
II/2014 với những con số không khả quan cho lắm, làm thất vọng những nhà phân tích thị trường. Đây là
quý 3 liên tiếp doanh thu của Samsung bị giảm sút đáng kể sau thời gian đứng đầu về các kỷ lục doanh
thuTrong 3 tháng quý II năm 2014, SS đạt tổng doanh thu 7.2 nghìn tỷ won tương đương với 7.12 tỷ
USD, thấp hơn với con số 8.5 tỷ won tương đương 8.2 tỷ USD trước đó. Con số này còn thấp hơn con số
mà các nhà phân tích thị trường đưa ra là 8 tỷ USD.
Đây là lần đầu tiên trong 2 năm qua, ss chỉ đạt doanh thu dưới 8 tỷ USD và giảm 24% so với cùng kì năm
ngoái.

NĂM 2015:

Theo Reuters, lợi nhuận kinh doanh trong quý 3/2015 của Samsung rơi vào khoảng 7,2 nghìn tỉ won
(6,29 tỉ USD), tăng 62% so với con số 4,06 nghìn tỉ won (3,9 tỉ USD) của quý 3/2014. Năm ngoái, lợi
nhuận kinh doanh của Samsung giảm đến 60%, chủ yếu là do tình hình kinh doanh smartphone không
đạt được như kỳ vọng. Đây cũng là lợi nhuận hoạt động cao nhất của Samsung đạt được tính từ đầu
năm 2014 đến nay. Trong đó, ước tính lợi nhuận từ ngành hàng thiết bị di động tăng 24% (khoảng 1,9 tỉ
USD). Như vậy, sau 6 quý liên tiếp tụt giảm thì đây là lần đầu tiên lợi nhuận ngànhhàng thiết bị di động
của Samsung tăng trưởng trở lại. 

Bên cạnh đó, ngành hàng tăng trưởng mạnh nhất của Samsung là bán dẫn - tăng 54% (lợi nhuận đạt
khoảng 3 tỉ USD so với cùng kỳ năm ngoái).

NĂM 2016:
Trong quý 3/2016, Samsung Electronics đạt mức doanh thu 42,17 tỷ đô la và loại nhuận hoạt động 4,56
tỷ đô, lần lượt giảm 3,39 tỷ và 1,92 tỷ đô la so với cùng kỳ năm ngoái. Mức lợi nhuận Q3 giảm 30% so
với đầu năm, thấp nhất trong vòng 2 năm qua và thấp hơn so với dự đoán gần đây của hãng về kết quả
hoạt động kinh doanh trong quý 3 (doanh thu 44 tỷ và lợi nhuận hoạt động 7 tỷ). Nguyên nhân của kết
quả kinh doanh Q3 được cho là do sự cố cháy nổ dẫn tới thu hồi của mẫu điện thoại flagship Galaxy
Note 7.

Tính riêng mảng di động, Samsung cho biết lợi nhuận trong Q3 đạt 87 triệu đô và cũng là mức lợi nhuận
thấp nhất tính từ cuối năm 2008. Kéo theo đó là mức giảm lợi nhuận ở bộ phận IT và truyền thông di
động. . Mặt khác, hãng ước tính rằng sức mạnh của đồng Won so với nhiều đồng tiền khác đã có tác
động tiêu cực tới lợi nhuận hoạt động của công ty với ảnh hưởng khoảng 613 triệu đô (700 triệu won).

11. Những ảnh hưởng của môi trường


- Nhân tố kinh tế xã hội:
+Đứng trước cơn khủng hoảng năm 1997, tập đoàn Samsung không hề nao núng hay lung lay ý chí
mà vẫn giữ vững tinh thần với giấc mơ chinh phục thế giới.
+Không những thế chính cuộc khủng hoảng này giúp Samsung thêm sức mạnh để đối đầu với các
khó khăn và đương đầu với các đối thủ cạnh tranh.
- Nhân tố văn hóa:
+Samsung thực hiện chiến dịch kiếm địa điểm và vật thể tượng trưng cho linh hồn dân tộc giúp cho
Samsung có những sản phẩm độc đáo phù hợp với Hàn Quốc nói chung và toàn cầu nói chung.
- Nhân tố chính trị - pháp luât:
+Ông Lee Kun-Hee đã phân tích một cách có hệ thống và toàn diện vấn đề đặt ra trước công ty mình,
những mối quan hệ doanh nghiệp và môi trường, nhìn nhận rõ hoàn cảnh và doanh nghiệp.
- Nhân tố công nghệ:
+Mặc dù gặp nhìu tình huống trầm trọng nhưng Samsung vẫn tiếp tục nâng cao trình độ công nghệ,
kỹ thuật của mình, nhằm đưa ra toàn cầu các sản phẩm với công nghệ độc đáo và kỹ thuật vượt trội hơn
hẳn so với các đối thủ cạnh tranh.
- Đối thủ cạnh tranh:
+Bằng cách tổng hợp thực tiễn, kết hợp với những phân tích cơ bản, Samsung đã đưa ra những
chiến lược cơ bản, những cơ sở quan trọng làm căn cứ từ đó mà sáng tạo ra cho họ những chiến lược
phù hợp nhất.
+Samsung nhấn mạnh cạnh tranh bằng thiết kế cho đến nâng cao công nghệ về kỹ thuật, chú trọng
đầu tư R&D và marketing.

12. Biểu tượng của công ty

Samsung được tạo thành từ hai ký tự tiếng Hàn là "Sam" và "Sung".

"Sam" nghĩa là 3, biểu tượng của sức mạnh và quyền lực còn Sung là "ngôi sao" mang ý nghĩa "vĩnh
cửu". Như vậy cái tên Samsung được hiểu là "tam sao" với ý nghĩa về một công ty luôn phát triển và lớn
mạnh theo thời gian.

Bên cạnh đó, biểu tượng 3 ngôi sao cũng mô tả rất đúng đại gia của Hàn Quốc trong những ngày đầu
thành lập là công ty của vài gia đình cho thuê đất ở những năm 1930.

Kể từ khi cái tên Samsung với ý nghĩa "tam sao" được Lee Byung Chull chọn làm tên của công ty chế
biến cá khô, ông đã gửi gắm ước mơ được trở thành công ty vươn ra toàn cầu. Ngày nay, ước mơ của
ông đã trở thành hiện thực. Cái tên Samsung có mặt trong mọi lĩnh vực từ y tế, bảo hiểm, địa ốc, may
mặc, đến khách sạn du lịch, và đặc biệt là điện tử đến viễn thông.

13. Môi trường bên trong tổ chức:

Nguồn lực

Cuối năm 2013, Samsung Electronics có khoảng 275,133 nhân viên làm việc tại 72 quốc gia với các
múi thời gian khác nhau. Điều này giúp công việc của Samsung được thực hiện liên tục, đẩy nhanh quá
trình ra sản phẩm và sản xuất nhanh số lượng lớn.

Đội ngũ những nhà nghiên cứu và kĩ sư tài năng là một trong những tài sản quí giá nhất của Samsung.
Samsung luôn đầu tư khoảng 25% nhân lực cho R&D (tương đương khoảng 58,320 người năm 2013)
làm việc trong viện nghiên cứu và phát triển mỗi ngày. Với hơn 42 viện nghiên cứu khả thi trên khắp thế
giới, họ nghiên cứu về công nghệ chiến lược cho tương lai và những công nghệ chính để định hướng
cho những xu thế mới của thị trường, đặt ra những chuẩn mực vượt trội mới.
Mối quan hệ

Là nhà sản xuất hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số, Samsung đang phát triển đến
một kỷ nguyên mới trong việc phát triển sản phẩm, văn hóa doanh nghiệp và những đóng góp cho
xã hội trên phạm vi toàn cầu. Để có thể đạt được những mục tiêu của mình, SamSung hiểu tầm
quan trọng của việc xây dựng các mối quan hệ và đạt được sự ủng hộ của những nhà cung cấp, những
đối tác hàng đầu trên thế giới. Samsung tìm kiếm những đối tác tiềm năng có khả năng cung cấp những
công nghệ tiên tiến mới và tiên tiến nhất để thiết lập quan hệ hợp tác. Samsung và các nhà cung cấp, các
đối tác hợp tác trong tinh thần tất cả các bên bên cùng có lợi.

Uy tín, thương hiệu:

Trong vòng năm năm đầu thiên niên kỷ, không thương hiệu nào có sức tăng trưởng về giá trị thương
hiệu như Samsung với mức tăng đạt đến 186%. Ở châu Á Samsung Electronics đã nổi lên thành
thương hiệu được người tiêu dùng ở khu vực châu Á đánh giá cao nhất, kết thúc những năm liên tục ngự
trị ở ngôi này của đối thủ Nhật Sony

Samsung được xem là thương hiệu phát triển nhanh nhất thế giới vào những năm 2001-2002. Tập đoàn
này nhảy vọt từ vị trí thứ 42 lên vị trí thứ 34 trong bảng xếp hạng của Interbrand. Trong khi đó, Sony vẫn
xếp ở vị trí thứ 21, giá trị thương hiệu giảm từ 15 tỉ USD xuống còn 13,9 tỉ USD, phần nào bị ảnh hưởng
bởi “cơn lốc Samsung”. Trong năm 2011, Samsung vượt mặt Nokia và Apple về doanh số
smartphone. Thị phần toàn cầu của Samsung trong năm 2012 ở mức 19,1% là thành công của hãng này.

Bí quyết công nghệ

Với phương châm “Để đưa SAMSUNG lên vị thế hàng đầu! Bộ phận quản lý công nghệ của tập đoàn
(CTO) là người mở đường". Bộ phận quản lý công nghệ của tập đoàn chịu trách nhiệm về tương lai
công nghệ của SAMSUNG Electronics. Vì vậy, Những bộ phận này phải dẫn dắt các hoạt động nghiên
cứu và phát triển của tập đoàn theo cách sau:

-Xác định hướng nghiên cứu và phát triển ngắn/dài hạn và các chiến lược quản lý tổng quát
với mục tiêu tìm ra những thiết bị cần phát triển trong tương lai.

-Tối ưu hóa quy trình và hệ thống nhằm tăng cường hiệu quả công tác nghiên cứu và phát triển trong
toàn bộ công ty.

-Phát triển công nghệ chia sẻ liên quan đến phần mềm và sản xuất.

Khả năng của Samsung:

Nói đến khả năng của Samsung phải nói đến khả năng của tổng giám đốc Lee Kun Hee, người có công
chèo lái con thuyền Samsung vượt qua bao sóng gió thương trường để cập bến thành công như ngày
hôm nay. Có thể nói, gia tộc họ Lee, mà dấu ấn đậm nhất là Lee Kun Hee đã đưa Samsung từ một công
ty chỉ vỏn vẹn 40 công nhân, chuyên buôn bán trái cây và cá khô trong những ngày đầu thành lâp đã trở
thành một thương hiệu toàn cầu như ngày nay. Để có được những thành công đó, ngoài kiến thức sâu
rộng nhờ quá trình học tại Đại học Waseda (Nhật Bản) và sau là học lấy bằng MBA tại Đại học George
Washington (Mỹ), ông cũng đã kết hợp tất cả những nguồn lực như: con người, vốn, các bằng sáng
chế… mà Samsung có được một cách hiệu quả. Trong đó, đặc biệt là cách dùng người, Khả
năng của Samsung:

Nói đến khả năng của Samsung phải nói đến khả năng của tổng giám đốc Lee Kun Hee, người có công
chèo lái con thuyền Samsung vượt qua bao sóng gió thương trường để cập bến thành công như ngày
hôm nay. Có thể nói, gia tộc họ Lee, mà dấu ấn đậm nhất là Lee Kun Hee đã đưa Samsung từ một công
ty chỉ vỏn vẹn 40 công nhân, chuyên buôn bán trái cây và cá khô trong những ngày đầu thành lâp đã trở
thành một thương hiệu toàn cầu như ngày nay. Để có được những thành công đó, ngoài kiến thức sâu
rộng nhờ quá trình học tại Đại học Waseda (Nhật Bản) và sau là học lấy bằng MBA tại Đại học George
Washington (Mỹ), ông cũng đã kết hợp tất cả những nguồn lực như: con người, vốn, các bằng sáng
chế… mà Samsung có được một cách hiệu quả. Trong đó, đặc biệt là cách dùng người,

Khả năng quản lí nguồn nhân lực:

Năm 1999, Chủ tịch Lee đã đích thân thuê một chuyên gia tiếp thị nổi tiếng người Mỹ gốc Hàn Quốc
là Eric Kim về phụ trách công tác tiếp thị sản phẩm cho Samsung. Khi đó, các nhân viên dưới quyền của
Lee đã phản đối quyết liệt vì họ cho rằng không ai hiểu tâm lý người Hàn bằng chính họ. Lee tuyên bố:
"Ai dám cản trở Kim hãy bước qua xác tôi". Đến năm 2006, thương hiệu Samsung đã nổi tiếng khắp toàn
cầu với tổng giá trị thị trường của Samsung Electronics đạt 100 tỷ USD (gấp 2 lần Sony), lợi nhuận đạt
9,5 tỉ USD (2007)...

. Trước mặt các công nhân Gumi là một đống hàng điện tử do chính họ sản xuất, trị giá khoảng 50 triệu
USD. Mọi người đều đeo trên tay tấm băng đỏ có dòng chữ "Chất lượng là số 1" và được lệnh phải
dùng búa đập hoặc đốt cháy toàn bộ đống hàng. Nhiều công nhân đã gạt nước mắt khi phải tự tay hủy bỏ
sản phẩm lao động của chính họ. Kết cục này xảy ra sau khi những chiếc điện thoại di động do Nhà máy
Gumi sản xuất được Chủ tịch Lee tặng cho một số quan khách của ông đã gặp sự cố

14. Các nguyên tắc kinh doanh của Samsung

- Chúng tôi tuân thủ luật pháp và các chuẩn mực về đạo đức

- Chúng tôi duy trì một bản sắc văn hóa tổ chức trong sạch

- Chúng tôi tôn trọng khách hàng, cổ đông và nhân viên của mình

- Chúng tôi quan tâm đến môi trường, sự an toàn và sức khỏe

- Chúng tôi là một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội

15. Các giá trị định hình tinh thần của Samsung:

Con người

- Rất đơn giản, một công ty được thể hiện qua nhân viên của nó. Tại Samsung, chúng tôi ra sức
mang lại cho nhân viên của mình nhiều cơ hội thể hiện hết khả năng của mình.

Sự xuất sắc

Mọi thứ chúng tôi là tại Samsung được chi phối bởi một niềm đam mê lớn trong việc đạt được sự xuất
sắc—và sự cam kết dứt khoát trong việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất trên thị trường.

Sự liêm chính

Hoạt động một cách hợp đạo lý là nền tảng kinh doanh của chúng tôi. Mọi thứ chúng tôi làm được chi
phối bởi một kim chỉ nam đạo đức nhằm đảm bảo tính công bằng, sự tôn trọng tất cả những cổ đông của
công ty và sự minh bạch hoàn toàn.

Cùng thịnh vượng

Một doanh nghiệp không thể thành công trừ phi nó tạo ra sự thịnh vượng và cơ hội cho người khác.
Samsung có mục đích trở thành một công ty có trách nhiệm về mặt xã hội và môi trường trong mọi cộng
đồng nơi chúng tôi tiến hành kinh doanh trên toàn cầu.

16. Các kế hoạch của Samsung


16.1 Kế hoạch đơn dụng:

*Dự án:

- Hiện nay Tập đoàn Samsung đã và đang đầu tư nhiều dự án trọng điểm thuộc các lĩnh vực như giao
thông, điện lực, hạ tầng, bất động sản,... có thể kể các dự án như Nhiệt điện Vũng áng 3, nhà máy đóng
tàu ở Khánh Hoà, Sân bay Long Thành, Lọc dầu Long Sơn. Theo Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, trong năm 2014 Hàn Quốc đã đầu tư vào 54/63 tỉnh thành phố trên cả nước, trong đó Tập
đoàn Samsung chiếm một phần không hề nhỏ.

- Cục Đầu tư nước ngoài cho biết trong tháng 11-2014, đã cấp phép cho ba dự án lớn của Samsung tại
VN, đó là:

+Dự án Tổ hợp công nghệ cao Sam Sung Thái Nguyên - giai đoạn 2 của nhà đầu tư Công ty TNHH
Sam Sung Electronics Việt Nam Thái Nguyên tại khu công nghiệp Yên Bình I, tỉnh Thái Nguyên với tổng
vốn đầu tư đăng ký lên tới 3 tỷ USD.

+Dự án Công ty TNHH điện tử Samsung CE Complex do nhà đầu tư Samsung Asia Pte.Ltd –
Singapore đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,4 tỷ USD.

+Dự án Công ty TNHH SamSung Display Bắc Ninh do nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư tại Bắc Ninh với
tổng vốn đầu tư đăng ký 1 tỷ USD.

*Ngân sách:
- Samsung cắt giảm ngân sách R&D, tăng mức tuyển dụng:
Theo báo Korea Times, Samsung Electronics đã cắt giảm chi tiêu cho các dự án R&D (nghiên cứu và
phát triển) vào năm ngoái để hạ thấp chi phí cố định trong bối cảnh thị trường đang cạnh tranh rất gay
gắt.Cụ thể, báo cáo kinh doanh thường niên 2015 của Samsung cho thấy, nhà sản xuất smartphone
hàng đầu thế giới đã chi khoảng 14,8 ngàn tỷ won (12,86 tỷ USD) cho hoạt động R&D, giảm hơn 500 tỷ
won (434,5 triệu USD) so với năm 2014.

16.2 Kế hoạch thường xuyên

*Quy tắc:

- Ông là Lee Kun Hee, hiện đang nắm giữ vai trò chủ tịch tập đoàn Samsung, người đã từng rơi vào trạng
thái khó khăn gấp bội, đứng trước ranh giới phá sản cả tập đoàn Samsung do bố kỳ công gây dựng.
Ông đã thực hiện điều gì đầu tiên để cứu cả trăm nhân viên thoi thóp lo sợ, và vực dậy mạnh mẽ tập
đoàn USD. Dưới áp lực của sự phá sản, ông quyết định thay đổi. Vâng, việc ông làm đầu tiên đó là LỰA
CHỌN QUYẾT ĐỊNH THAY ĐỔI. và thay đổi đầu tiên ông làm trên con đường vực dậy Samsung thành
tập đoàn hàng đầu thế giới, cạnh tranh với cả Tony, Toyota, BMW là THAY ĐỔI SUY NGHĨ của chính
mình. THAY ĐỔI SUY NGHĨ CỦA CHÍNH MÌNH.

- Lee Kun Hee từng đưa ra quy tắc 7.4 trong công ty để tạo điều kiện nhân viên, lãnh đạo phát triển bản
thân. Quy tắc 7.4 nghĩa là đi làm 7h sáng và ra về khi mới 4h chiều. Mục đích lớn nhất của ông chính là
cho nhân viên về sớm để có thời gian đầu tư, phát triển chính bản thân mình.

*Chính sách:

- Samsung hiện đang vướng vào những rắc rối về doanh thu cùng với sự tụt giảm thị phần doanh số bán
hàng và để mất một số thị trường di động vào tay những đối thủ.Nhiều thành viên trong ban quản trị của
Samsung đã quyết định trả lại tiền thưởng cho công ty để hỗ trợ phần nào cho cuộc chiến khó khăn sắp
tới mà hãng sẽ phải đối mặt, để chống lại sự cạnh tranh gay gắt đến từ những đối thủ nặng kí
khác.Samsung thực hiện chính sách 'thắt lưng buộc bụng'.Ngoài ra, còn một giải pháp khác đang được
Samsung thực hiện khá "thầm lặng", đó là hãng đã và đang cắt giảm một số phí tổn và chi phí có thể
tránh được trong thực tế. Thực tế, chi phí cho những chuyến bay của các quản lý Samsung rơi vào
khoảng 38 triệu USD trong năm 2013.Hãng điện tử Hàn Quốc hy vọng rằng, công ty sẽ tiết kiệm được tới
20% phí tổn bằng cách bay trên các hãng hàng không giá rẻ trong tương lai.

- Samsung 'ém' chính sách bồi thường nhân viên ung thư

"Samsung thực hiện đơn phương và giữ kín các chính sách bồi thường", Lim Ja-woon, luật sư về bảo vệ
sức khỏe và nhân quyền của các công nhân bán dẫn nói. "Samsung cần trở lại đàm phán về việc xin lỗi
và bồi thường".Samsung 'ém' chính sách bồi thường nhân viên ung thưYêu cầu trên đưa ra một ngày
sau khi hãng này nhất trí áp dụng các biện pháp ngăn chặn tái phát các trường hợp mắc bạch cầu trong
những cơ sở của mình. Đây được coi là động thái tiến gần hơn tới việc giải quyết cuộc tranh cãi đã kéo
dài 8năm.Samsung và nhóm nạn nhân chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng về bồi thường và hình thức
xin lỗi - tâm điểm của cuộc tranh cãi kéo dài bấy lâu.Samsung, nhà sản xuất hàng đầu thế giới về chip bộ
nhớ, điện thoại thông minh và tivi, đã tiến hành bồi thường cho các nạn nhân kể từ tháng 9. Số lượng
người người nhận bồi thường tính tới cuối năm 2015 vào khoảng 100 người.Tuy nhiên, luật sư đại diện
các nạn nhân cho rằng, Samsung đã buộc các thân chủ của họ giữ kín điều khoản thỏa thuận, và thực tế
các nạn nhân nhận bồi thường dưới mức chi phí y tế đã trang trải."Các nạn nhân thậm chí không được
phép sao chụp hợp đồng", Lim nhấn mạnh. "Samsung đặt ra giới hạn cho các nạn nhân".

You might also like