Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Khoa Giáo dục Chính trị, HANU.

1. PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ TẬP QUÁN PHÁP

Tây Nguyên là khu vực địa lý gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm
Đồng. Là vùng đa dân tộc, nên Tây Nguyên cũng là nơi đa dạng về văn hóa và các phong tục tập
quán của các dân tộc thiểu số. Những phong tục tập quán của các dân tộc ở khu vực này như:

Dân tộc Êđê có phong tục tập quán: “Chúng ta ai ai cũng có quyền đốt rẫy, bắt cá ở bất cứ
nơi nào. / Ai ai cũng có quyền trèo lên cây lấy mật ở bất cứ rừng thấp, bụi bờ nào”. 1 Điều 99,
100, 101 về tục “Juê nuê” trong hôn nhân của người Êđê quy định khi chồng chết, người phụ nữ
có quyền đòi hỏi nhà chồng phải thế một người em trai chồng để làm chồng và ngược lại 2.

Dân tộc Bana và Jrai có chung phong tục “Dọ-tơm-amí”. Theo tục lệ này, nếu người mẹ
chẳng may chết khi vượt cạn thì trẻ sơ sinh phải chết theo. Ngay cả những đứa trẻ đang trong
giai đoạn bú sữa mà người mẹ qua đời thì cũng bị chôn sống cùng hoặc bỏ mặc giữa rừng 3.

Cô gái Tây Nguyên cứu sống 2 đứa trẻ sắp bị chôn sống (Nguồn: Internet).

1
Ngô Đức Thịnh – Ngô Văn Lý, Tìm hiểu luật tục các tộc người ở nam Tây Nguyên, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội 2004,
tr284.
2
Nguyễn Văn Thọ, “Phát huy giá trị của luật tục trong xây dựng và thực hiện pháp luật ở Tây Nguyên”,
https://www.quanlynhanuoc.vn/2020/07/28/phat-huy-gia-tri-cua-luat-tuc-trong-xay-dung-va-thuc-hien-phap-luat-o-tay-
nguyen/
3
Nguyễn Văn Thọ, Tlđd.
Khoa Giáo dục Chính trị, HANU.

Dân tộc Jrai có phong tục tập quán: “Nếu chồng nó chết / Của cải của nó sẽ để lại cho ai /
Để lại của cải / Cho con trai, con nuôi / Nếu cha mẹ qua đời” 4.

“Trai còn tơ, gái còn son họ đến gặp gỡ nhau / Có việc gì động chạm đến ai thì mới sợ /
Chúng nó được phép bắt lấy nhau làm vợ chồng…” 5.

Dân tộc M’Nông có phong tục, tập quán: “Xét thấy vợ chồng không sống chung được nữa
/Chừng đó mới tách ra ở riêng” 6.

Dựa vào những phong tục, tập quán được dẫn ở trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:

a/ Những phong tục, tập quán nào không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật, được
thừa nhận để trở thành tập quán pháp?

b/ Tập quán pháp có ưu điểm, nhược điểm gì trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội?

c/ Phân tích mối quan hệ giữa phong tục, tập quán và pháp luật?

4
Phan Đăng Nhật, Luật tục Jrai, Sở Văn hóa – Thông tin Gia Lai xuất bản, 1999, tr260.
5
Phan Đăng Nhật (chủ biên), Luật tục các dân tộc thiểu số Việt Nam (quyển 2), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2010, tr40.
6
Ngô Đức Thịnh – Ngô Văn Lý, Sđd, tr.219.

You might also like