Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 34

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

THUYẾT MINH ĐĂNG KÝ


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2021
(Thuộc chương trình: Chính quy/KSTN/PFIEV/OISP)

1. TÊN ĐỀ TÀI 2. MÃ SỐ

Tên tiếng Việt: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu aerogel để hấp phụ dầu.
Tên tiếng Anh: Synthesis aerogel for adsorption of oils.

3. THỜI GIAN THỰC HIỆN HIỆN: 10 tháng.


Từ tháng 06 năm 2020 đến tháng 04 năm 2021

4. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI (Trưởng nhóm sinh viên)


Họ và tên: La Nam Phát Mã số sinh viên: 1512404
Khoa: Khoa Kỹ Thuật Hóa Học Năm học: 2019-2020
Địa chỉ nhà: 629/92 Nguyễn Đình Chiểu, phường 2, quận 3
Di động: 0972681907 Email: lanamphat@gmail.com

5. THẦY/CÔ HƯỚNG DẪN


Họ và tên: Nguyễn Kim Trung
Học vị: Thạc sĩ
Mã số cán bộ:
Chức danh khoa học: Thạc sĩ
Khoa, BM: Kỹ thuật hóa học, bộ môn chế biến dầu khí
Điện thoại BM:
Địa chỉ nhà:
Điện thoại DĐ: (84-8)38650484 Fax:
Email: ntrung@hcmut.edu.vn

6. CƠ QUAN CHỦ TRÌ


Tên cơ quan: Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Tp. HCM
Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 8-8652442 Fax: 8-8653823 Email: khcn@hcmut.edu.vn

7. SINH VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


Nội dung nghiên cứu
Họ và tên MSSV Chữ ký
dự kiến được giao
Tổng hợp vật liệu
1 La Nam Phát 1512404 cellulose aerogel ứng
dụng hấp phụ dầu
Huỳnh Cẩm Khảo sát hình thái, cấu
2 1952361
Nguyên trúc
3 Nguyễn Duy Hải 1952667 Khảo sát hấp phụ
8. CƠ QUAN PHỐI HỢP TRONG, NGOÀI NƯỚC VÀ NỘI DUNG PHỐI
HỢP
Tên đơn vị Họ và tên
trong và Nội dung phối hợp nghiên cứu người đại diện
ngoài nước đơn vị
Phòng TN
PGS.TS.
Trọng điểm Nghiên cứ tổng hợp vật liệu
1 Nguyễn Hữu
CNHH và aerogel để hấp phụ dầu
Hiếu
DK
1. TỔNG QUAN
1.1 . Vấn đề môi trường
Trong sự phát triển của các ngành công nghiệp hiện nay, ngành khai thác và chế
biến dầu khí chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, những
hoạt động khai thác, vận chuyển các sản phẩm dầu khí mang đến nhiều nguy cơ gây ô
nhiễm trên biển. Hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ (National Research Council-
NRC) đã ước tính mỗi năm có khoảng 3,2 triệu tấn dầu làm ô nhiễm biển như thể hiện
ở hình 1. Các sự cố tràn dầu đã liên tiếp xảy ra những năm gần đây: năm 2002, tàu
Prestige làm tràn 77.000 tấn dầu ngoài khơi phía Tây Bắc Tây Ban Nha; năm 2007,
tàu Hebei Spirit làm tràn 2,7 triệu ga-lông dầu ra biển Tây Nam Hàn Quốc, thảm họa
tràn dầu trên giàn khoan Deepwater Horizon (2010) tại vịnh Mexico làm rò rỉ hơn 2,6
triệu lít dầu, …[ CITATION Oil19 \l 1033 ]. Đồng thời, NRC cũng đã thống kê mới chỉ thu
gom được 20-30% số dầu bị thải ra môi trường, phần còn lại thất thoát đã gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng. Theo trang web ITOPF (chuyên thống kê về các vấn đề tràn
dầu) ước tính từ năm 1970 cho đến 2016 đã có khoảng 5,37 triệu tấn dầu thất thoát do
những sự cố tồn trữ và vận chuyển[ CITATION Oil19 \l 1033 ].

Hình 1: Số liệu thông kê lượng dầu tràn trong các sự cố tràn dầu từ 1970 –
2016[ CITATION Oil19 \l 1033 ]
Như thể hiện ở hình 1, tuy đã có sự suy giảm đáng kể số sự cố và lượng dầu tràn
nhưng những sự cố này cho đến nay vẫn còn tồn tại. Ô nhiễm dầu gây ảnh hưởng xấu
đến môi trường sống của con người và các loài sinh vật.
Hình 2: Sự cố gây tràn dầu trên mặt biển [ CITATION NguyenHuuHieu \l 1033 ]
Biến đổi cân bằng của hệ sinh thái: Dầu có tỷ trọng nhỏ hơn nước, khi chảy tạo
váng và loang trên bề mặt nước, hạn chế khả năng trao đổi O 2 giữa nước và không khí,
gây suy thoái và tổn thương đến hệ động thực vật trong nước, thể hiện rõ nét nhất ở
khu vực rạn san hô, vùng triều, bãi cát, các khu rừng ngập mặn. Ngoài ra, do quá trình
năng cản oxy, tạo điều kiện cho sự tích tụ các khí độc hại (H 2S, CH4,..) làm tăng pH
trong môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến hoạt động sống sinh vật. Đồng thời, dưới
ảnh hưởng của các hoạt động sinh - địa hóa làm lắng đọng và tích lũy các lớp dầu
trong trầm tích, gây độc cho các sinh vật sống trong nền đáy và sát đáy biển [ CITATION
NguyenHuuHieu \l 1033 ].
Làm nhiễu loạn các hoạt động sống trong hệ sinh thái: Dầu bao phủ màng tế
bào, làm mất khả năng điều tiết áp suất trong cơ thể sinh vật, là nguyên nhân gây chết
hàng loạt các sinh vật. Bên cạnh đó, khi dầu bám vào cơ thể sinh vật sẽ ngăn cản quá
trình hô hấp, trao đổi chất và sự di chuyển của các sinh vật. Khi nồng độ dầu trong
nước cao, có thể làm các con non, ấu trùng mất khả năng phát triển, làm cạn kiệt
nguồn tài nguyên sinh vật biển[ CITATION NguyenHuuHieu \l 1033 ].
Hình 3: Dầu tràn gây ảnh hưởng đến đời sống sinh vật biển
Ảnh hưởng của dầu đối với chim biển: Dầu thấm vào lông, làm giảm khả năng
cách nhiệt của bộ lông, làm mất tác dụng bảo vệ thân nhiệt và chức năng phao bơi.
Dầu bao phủ lớp lông khiến cho chim không thể bay, chúng tự làm sạch bằng cách ăn
dầu dẫn đến nhiễm độc và có thể bị chết[ CITATION NguyenHuuHieu \l 1033 ].
Cản trở hoạt động kinh tế vùng biển: Dầu trôi theo dòng chảy mặt, sóng, gió, dạt
vào vùng biển ven bờ, bám vào đất đá, các bờ đảo làm mất mỹ quan, gây mùi khó
chịu, ảnh hưởng đến giá trị du lịch. Mặt khác, ô nhiễm dầu ảnh hưởng đến chất lượng
môi trường, thay đổi nơi cư trú của các nguồn tôm cá, giảm năng suất nuôi trường và
đánh bẳt thủy hải sản ven biển[ CITATION NguyenHuuHieu \l 1033 ].

Hình 4: Bờ biển bị ô nhiễm do dầu tràn


Bên cạnh đó, sự cố tràn dầu còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người: gây
chóng mặt, dị ứng, khó thở, buồn nôn; khi tiếp xúc lâu dài gây tác động xấu đến hệ hô
hấp, thần kinh. Ngoải ra, ô nhiễm dầu ảnh hưởng đến khí hậu khu vực, giảm sự bốc
hơi của nước, gây cản trở cho giao thông vận tải đường biển, thu hẹp các hoạt động
khai thác và dịch vụ trên biển. Dầu trôi nổi cũng làm gây hư hỏng máy móc, các thiết
bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy. Đứng trước nguy cơ này, việc
nghiên cứu và phát triển các phương pháp xử lý ô nhiễm dầu là một vấn đề có tính cấp
bách và quan trọng ở Việt Nam và thế giới[ CITATION NguyenHuuHieu \l 1033 ].

1.2 Các phương pháp xử lý ô nhiễm dầu


Phương pháp xử lý dầu truyền thống là đốt dầu tràn, tuy nhiên phương pháp này
gây ô nhiễm môi trường khá lớn, đồng thời cũng gây nguy hiểm cho đời sống các sinh
vật biển và con người nên ngày nay đã không được phép sử dụng. Để xử lý ô nhiễm
dầu hiện nay có ba phương pháp chính: xử lý hóa học, xử lý vật lý, xử lý sinh học.
1.2.1 Phương pháp xử lý hóa học
Xử lý dầu tràn bằng phương pháp hóa học là sử dụng các chất phân tán, chất hoạt
động bề mặt, các chất keo tụ, polymer…. để thu gom dầu trên mặt biển. Chất khuếch
tán được dùng để làm giảm sức căng bề mặt giữa dầu và nước, làm cho dầu có thể
phân tán thành các hạt nhỏ, dễ hoà tan trong nước. Chất khuếch tán sẽ làm cho độ đậm
đặc của dầu giảm, đồng thời nó cũng làm tăng quá trình phân huỷ sinh học. Chất
khuếch tan thường được dùng dưới hai dạng: dạng thông dụng và dạng đậm đặc.
- Dạng thông dụng là loại chất khuếch tán có chứa các chất nhũ tương hoá như
sunfonat, este axit béo...Thường được dùng không pha trộn, tuỳ theo độ nhớt
của dầu mà tỷ lệ khuếch tán với dầu sản phẩm là 1:1 đến 1:3, còn dầu thô thì
từ 1:3 đến 1:4.
- Dạng đậm đặc là hỗn hợp các chất nhũ tương hoá: este axit béo, rượu
ethoxylat, chất giàu ôxi như etilenglicol... loại chất này có nhiều hoạt chất hơn
loại thông dụng và thời gian tác động nhanh hơn. Tuỳ theo độ nhớt của dầu mà
tỉ lệ có thể dùng từ 1 :10 đến 1 :30. Nó có thể dùng dưới dạng pha trộn với
nước hoặc không pha trộn. Chất khuếch tán có thể được phun từ thiết bị xách
tay, tàu thuỷ hoặc từ máy bay (với lượng dầu nhiễu và vùng ô nhiễm rộng).
Hiện nay hóa chất xử lý thường được sử dụng là Corexit, thành phần chính là
2-Butoxyethanol (chiếm 60%). Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng hóa chất này có
thể gây ức chế quá trình sinh trưởng của tảo và các loại rong biển [ CITATION
NguyenHuuHieu \l 1033 ].

Hình 5: Xử lý dầu tràn bằng phương pháp hóa học [ CITATION Pub05 \l 1033 ]
Ưu điểm của phương pháp sử dụng hóa chất xử lý là ngăn chặn nhanh quá trình
tạo nhũ và lan tỏa của dầu trên mặt nước. Làm giảm thời gian và công sức thu hồi dầu
tràn. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là giá thành cao, có khả năng gây ô
nhiễm môi trường do phải sử dụng đến hóa chất, đòi hỏi thiết bị chuyên dụng, chi phí
đầu tư khá cao, chỉ có thể áp dụng được trong quy mô nhỏ.
1.2.2 Phương pháp xử lý sinh học
Xử lý dầu tràn theo phương pháp sinh học là phương pháp sử dụng các chế phẩm
vi sinh kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển của một số loài vi sinh vật phân
hủy dầu, nguồn hydrocacbon của dầu sẽ được sử dụng làm nguồn carbon duy nhất,
hoặc những sản phẩm phân hủy hydrocarbon của vi sinh là nguồn cơ chất để sinh
trưởng cho những vi sinh vật khác. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của một
số loài vi sinh vật, nguồn hydrocacbon của dầu có thể được sử dụng làm nguồn
cacbon duy nhất, hoặc những sản phẩm phân hủy hydrocarbon của vi sinh này lại là
nguồn cơ chất để sinh trưởng cho những vi sinh vật khác. Các hydrocarbon bị oxy
hóa, cắt đứt mạch và sản phẩm sau cùng thu được: acid hữu cơ, CO 2, nước và sinh
khối vi sinh vật. Khi nguồn hydrocarbon đã tiêu thụ hết thì sinh khối vi sinh vật cũng
tự phân rã theo chu trình sinh hóa và số lượng vi sinh vật lại trở về như trong điều kiện
ban đầu. Phương pháp kích hoạt vi sinh vật (biostimulation): là bổ sung chế phẩm sinh
học (vi sinh xử lý nước thải) có chứa chất dinh dưỡng cần thiết: NH 4NO3, K2HPO4,
KH2PO4, các khoáng chất vi lượng, … cho hệ vi sinh vật bản địa có khả năng phân
hủy dầu. Vi sinh vật cần nguồn dinh dưỡng carbon, nitro, photspho hợp lý để sinh
trưởng và phát triển. Ngoài chất dinh dưỡng còn bổ sung thêm chất hoạt động bề mặt
sinh học để tăng diện tích tiếp xúc giữa dầu và vi sinh vật, giúp cho chúng tiếp cận
nguồn dinh dưỡng nhanh hơn[ CITATION NguyenHuuHieu \l 1033 ].
Vi sinh vật được sử dụng điển hình thứ nhât đó là vi khuẩn chuyên ăn dầu: Alcani
vorax Borku mensis. Vi khuẩn này có thể tăng sinh khối một cách hiệu quả và hầu như
chỉ sinh sống nhờ hydrocarbon trong dầu thô đồng thời sản sinh những chất hoạt hóa
bề mặt (surfactant) sinh học góp phần chuyển chất dầu sang trạng thái nhũ tương và
tăng tốc quá trình phân hủy[ CITATION Fra15 \l 1033 ].

Hình 6: Vi khuẩn Alcani vorax Borku mensis[ CITATION Fra15 \l 1033 ]


Ưu điểm của phương pháp kích hoạt vi sinh là chi phí vận hành thấp và thân thiện
với môi trường, không tốn chi phí xử lý vì vi sinh sẽ tự phân rã theo chu trình sinh
hóa. Có thể xử lý được lượng dầu nhỏ tan trong nước. Tuy nhiên nhược điểm của
phương pháp này là thực hiện khá phức tạp, chi phí đầu tư cao vì phải sản xuất chủng
vi sinh vật phân hủy dầu ở quy mô phòng thí nghiệm và không chắc rằng ra ngoài môi
trường chúng có thể cạnh tranh được với các chủng có sẳn trong môi trường đó để
sinh trưởng và phát triển. Tốc độ phân hủy chậm, không thể ứng dụng cho xử lý dầu
với thể tích lớn, chỉ có thể được sử dụng kế tiếp ngay sau khi đã loại bỏ phần lớn dầu
ban đầu[ CITATION KKI18 \l 1033 ].
1.2.3 Phương pháp vật lý
Là phương pháp dựa vào tính chất vật lý của dầu. Sử dụng thiết bị hoặc vật liệu để
xử lý dầu tràn đồng thời hạn chế sử dụng các chất hóa học. Một số phương pháp vật lý
được ứng dụng như:
- Thu hồi dầu trên mặt nước bằng các phao quay nổi (boom) và thiết bị hút dầu
(skimmers),
- Thu hồi dầu trên bờ bằng các thiết bị xúc bốc vật liệu bị nhiễm dầu
- Sử dụng các vật liệu hấp phụ dầu.
- Dùng các loại phao quây khoanh vùng không để dầu tràn ra xa, hút và tái
chế[ CITATION MIN201 \l 1033 ].
Ưu điểm của phương pháp này là có thể thực hiện trên diện rộng, thu hồi được
phần lớn dầu tràn trên mặt biển. Chi phí vận hành thấp, không sử dụng hóa chất độc
hại. Nhược điểm là không xử lý dầu triệt để, cần người có chuyên môn cao để thực
hiện.
 Phao giữ dầu
Phương pháp sử dụng các hàng rào ngăn chặn các váng dầu lan ra, giúp dễ dàng
làm sạch dầu tràn trong một khu vực. Phao chắn này có 3 phần: phần nổi tự do trên
mặt nước ngăn không cho dầu thoát ra, phần ở phía dưới rào chắn ngăn không cho dầu
theo nước thoát ra ở bên dưới, phần thứ 3 là những sợi cáp dùng để liên kết, giữ chặt
các phao lại với nhau. Phao chắn được vòng xung quanh khu vực dầu tràn, tập trung
lượng dầu tràn lại [ CITATION Ngu10 \l 1033 ]. Hoạt động của phao giữ dầu trong thực tế
được thể hiện trong hình 7.

Hình 7: Cấu tạo và hoạt động của phao giữ dầu [ CITATION NguyenHuuHieu \l 1033 ]
 Máy hút dầu (skimmer)
Đây là thiết bị được sử dụng phổ biến để xử lý ô nhiễm dầu hiện nay, hoạt động
tương tự như bơm chân không, dầu trên mặt nước sẽ được hấp thu và phân tách, sau
đó sẽ được chứa trong khoang chứa riêng và được mang đi thu hồi lại. Tuy nhiên, thiết
bị này chỉ làm việc dễ dàng nếu dầu không loang ra trên diện tích rộng với dòng nước
không chảy [ CITATION MIN201 \l 1033 ].

Hình 8: Máy hút dầu [ CITATION NguyenHuuHieu \l 1033 ]


 Hấp phụ
Hấp phụ là quá trình xảy ra khi một chất khí hay chất lỏng bị hút trên bề mặt một
chất rắn xốp. Dầu có thể được hấp phụ trực tiếp lên bề mặt của các vật liệu như: than
hoạt tính, cellulose, đất sét, sợi thủy tinh,… .Quá trình hấp phụ bao gồm sự khuếch tán
và liên kết của các tác nhân ô nhiễm trên bề mặt chất hấp phụ (thường là vật liệu rắn)
hoặc các lỗ xốp, mao quản. Vì vậy, chất hấp phụ được sử dụng phải có độ xốp cao,
nhiều mao quản, diện tích bề mặt riêng lớn, và có thể chọn lọc hấp phụ các tác nhân ô
nhiễm[ CITATION NguyenHuuHieu \l 1033 ]. Hiệu quả của quá trình hấp phụ chịu
ảnh hưởng của các yếu tố:
 Tính chất của dung dịch, bao gồm pH, nhiệt độ, độ phân cực, và sự hiện diện của
các chất tan cạnh tranh bề mặt hấp phụ với chất cần loại bỏ;
 Bản chất của chất bị hấp phụ;
 Bản chất của chất hấp phụ
Hấp phụ với các ưu điểm như vận hành đơn giản, hiệu suất xử lý cao, chi phí sản
xuất thấp, có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có đang được ứng dụng rộng
rãi trong xử lý ô nhiễm dầu. Tuy nhiên, các vật liệu hấp phụ đang sử dụng hiện nay có
nhược điểm: dung lượng hấp phụ và độ chọn lọc thấp, khó khăn khi thu hồi [ CITATION
Zhu132 \l 1033 ]. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm tìm ra chất hấp phụ hiệu

quả để xử lý dầu. So sánh khả năng hấp phụ của các loại vật liệu được thể hiện trong
bảng 1.
Bảng 1: So sánh khả năng hấp phụ của một số loại vật liệu [ CITATION Noo161 \l 1033
]

Vật liệu hấp phụ Dung lượng Ưu điểm Nhược điểm


hấp phụ
Bèo tây Dễ tìm, thân Hấp thu nhiều
Bã mía 0.58 – 7.55 g/g thiện với môi nước, chưa có tính
trường chọn lọc
Thân ngô

Zeolite Có thể tái sử Tính chọn lọc chưa


dụng. Thường cao
Vermiculite 3.5 – 4.0 g/g được sử dụng rộng
Graphite rãi

Graphene aerogel 60 g/g Hấp phụ có tính Giá thành cao, còn
chọn lọc do có cấu đang trong quá trình
Cellulose aerogel 10 – 20 g/g trúc lỗ xốp và bề nghiên cứu. Polymer
Polymer aerogel mặt kị nước. có khả năng tạo hạt vi
nhựa gây ô nhiễm.

Carbon nanotube 217 mg/g Có cấu trúc lỗ Giá thành cao


xốp, tính kị nước,
ưa dầu. Có khả
năng, lắp ghép, tái
cấu trúc các lỗ xốp.

Hiện nay, vật liệu aerogel đang được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng trong
nhiều lĩnh vực: điện hóa, môi trường, quang hóa, …. Trong đó, vật liệu cellulose
aerogel được xem như là chất hấp phụ tiềm năng trong xử lý môi trường với các tính
chất nổi bật: cấu trúc xốp, bề mặt riêng lớn, dung lượng hấp phụ cao, có khả năng hấp
phụ chọn lọc đối với các loại dầu, ổn định hóa học, và bền nhiệt [ CITATION Lin181 \l
1033 ].

1.3 Vật liệu aerogel


Aerogel là vật liệu cấu trúc mạng lưới ba chiều có độ xốp cao thu được khi thay
đổi thành phần chất lỏng trong gel bằng chất khí. Vật liệu aerogel được tổng hợp lần
đầu là sản phẩm silica aerogel vào năm 1931 bởi S. Kistler. Với sự tiến bộ trong công
nghệ, nhiều loại vật liệu aerogel đã được phát triển: vô cơ (SiO 2, TiO2, Al2O3, ZrO2),
hữu cơ (resorcinol-formaldehyde, polyurethane, polyimide, polystyrene,) và cacbon
(carbon, graphene, graphene oxide), aerogel tự nhiên (cellulose, polysaccharide,
protein, chitosan), …

Hình 9: Cấu trúc của vật liệu aerogel


Gần đây, vật liệu cellulose aerogel với các tính chất nổi bật: khối lượng riêng thấp
(0,005-0,35 g/cm3), cấu trúc mạng lưới với độ xốp cao (84,0-99,9%), diện tích bề mặt
lớn (10- 975 m2/g), khả năng chịu nén tốt (16,67MPa), bề mặt kỵ nước (góc thấm ướt
nhỏ), khả năng hấp phụ lớn.. đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu
1.3.1 Ứng dụng
 Vật liệu cách nhiệt
Cellulose aerogel có độ dẫn nhiệt thấp và do vật liệu có cấu trúc lỗ xốp lớn. Theo
hiệu ứng Knudsen, khi kích thước lỗ rỗng trong vật liệu xốp gần với đường đi tự do
trung bình (70nm khi được thông gió) của khí, lỗ xốp sẽ hạn chế chuyển động khí và ức
chế sự đối lưu, dẫn đến độ dẫn nhiệt của khí bị giảm đi. Điều này cho thấy rằng vật liệu
cellulose aerogel có tiềm năng lớn trong ứng dụng cách nhiệt [ CITATION Lin181 \l 1033 ].

Hình 10: Cellulose aerogel dạng tấm ứng dụng làm vật liệu cách nhiệt [ CITATION
Lin181 \l 1033 ]
 Vật liệu y sinh
Cellulose aerogel là một vật liệu tương thích sinh học siêu nhẹ. Với cấu trúc lỗ xốp,
diện tích bề mặt riêng cao và cấu trúc mạng không gian ba chiều có thể ứng dụng tạo
phương pháp nuôi cấy tế bào. Ngoài ra cellulose aerogel có khả năng hấp phụ vi khuẩn
hoặc ức chế tăng trưởng của vi khuẩn bằng cách cố định các chất kháng khuẩn trên bề
mặt cellulose aerogel. CA có thể được ứng dụng trong vận chuyển thuốc, nuôi cấy tế
bào, cảm biến sinh học và nhiều ứng dụng y sinh khác [ CITATION Lin181 \l 1033 ].
 Vật liệu hấp phụ
Với cấu trúc xốp, diện tích bề mặt riêng lớn và khối lượng riêng thấp khiến cho vật
liệu CA có khả năng hấp phụ đối với dầu và một số dung môi hữu cơ [ CITATION Bao162 \l
1033 ]. Khả năng hấp phụ của cellulose aerogel tốt hơn so với chất hấp phụ tự nhiên và
chất hấp phụ PP thương mại [ 13,14 ]. Ngoài ra, aerogel cellulose có thể hấp phụ các
thuốc nhuộm như Congo đỏ và xanh methylen trong nước, và có khả năng phân hủy
sinh học [ 14,20,21 ].

Hình 11: Cellulose aerogel ứng dụng làm vật liệu hấp phụ [ CITATION Quo \l 1033 ]
Trong nghiên cứu này, CA tổng hợp được ứng dụng làm vật liệu hấp phụ để xử lý
dầu trong nước. Cơ chế hấp phụ của vật liệu hấp phụ phụ thuộc vào tính chất và cấu
trúc của chúng (cấu trúc 3D, cấu trúc lỗ xốp, diện tích bề mặt riêng cao) và khả năng
tương tác giữa dầu-nước với các nhóm chức trên bề mặt vật liệu [ 2,15 ] . Các cơ chế hấp
phụ của CA chủ yếu là: diện tích bề mặt riêng và cấu trúc lỗ xốp lớn như thể hiện ở
hình 12.

dầu
Hình 12: Cơ chế hấp phụ dầu của CA[ CITATION NguyenHuuHieu \l 1033 ]
1.3.2 Phương pháp tổng hợp
Đối với quá trình phát triển vật liệu CA, các phương pháp đi cellulose là ưu tiên
hàng đầu, do cellulose có sẵn trong tự nhiên, dễ tìm và giá thành rẻ. Tổng hợp CA từ
cellulose được tổng hợp theo các phương pháp khác nhau như in 3D, khử thủy nhiệt (có
và không có chất khử), tạo liên kết ngang, và khử hóa học[ CITATION Liz15 \l 1033 ].
Trong nghiên cứu này, CA được tổng hợp bằng phương pháp tạo liên kết ngang bằng
hóa chất polyvinyl alcohol với ưu điểm đơn giản và phù hợp với điều kiện thực tế của
phòng thí nghiệm. Quá trình gồm hai giai đoạn như sau:
1.3.2.1 Tạo cellulose hydrogel
 Phương pháp tạo liên kết ngang (Cross-linking)
Phương pháp tạo liên kết ngang được xây dựng trên cơ sở tăng hiệu quả liên kết
polymer và gia tăng độ bền, giúp giữ vững cấu trúc aerogel khi tiến hành sấy thăng
hoa và khử nhiệt để tạo sản phẩm CA. Các tác nhân liên kết có thể ở dạng polymer
(polyvinyl ancol, polystyrene sulfonate, poly(amic acid), pluronic copolymer,
chitosan, agar), kim loại (Au, Ag, Pd, Ir, Rh, and Pt), ion lưỡng cực (K+, Li+, Ag+;
Ca2+, Mg2+, Cu2+, Pb2+, Cr3+, Fe3+), … [ CITATION MRo13 \l 1033 ]
CA được tổng hợp bằng phương pháp tạo liên kết ngang với ưu điểm quy trình
đơn giản và dễ thực hiện. Quá trình tổng hợp CA theo phương pháp liên kết ngang
được trình bày ở hình 13 [ CITATION NguyenHuuHieu \l 1033 ].

Hình 13: Quá trình tạo CA theo phương pháp liên kết ngang[ CITATION
Jin171 \l 1033 ]
Các tác nhân liên kết ngang (PVA, Kymine, v.v.) giúp gia tăng hiệu quả liên kết
cellulose, đồng thời gia tăng tính chất cơ học của cellulose trong quá trình hình thành
polymer. Các liên kết hydro và este được hình thành giữa cellulose và tác nhân liên
kết ngang như thể hiện ở hình 14 [ CITATION Quo \l 1033 ].
Hình 14: Cơ chế liên kết Cellulose-PVA [ CITATION Quo \l 1033 ]
1.3.2.2 Loại nước tạo thành aerogel
Các phương pháp sấy phổ biến để loại bỏ dung môi trong cấu trúc xốp để tạo
aerogel bao gồm sấy chân không, sấy siêu tới hạn, và sấy thăng hoa. Với phương pháp
sấy chân không, khi dung môi bay hơi, sức căng bề mặt của dung môi gây áp lực lớn
đến thành cấu trúc, dẫn đến sự sụp đổ cấu trúc xốp của vật liệu. Vì vậy, phương pháp
sấy thăng hoa và siêu tới hạn là hai phương pháp sấy hiệu quả và thường được lựa
chọn để trong quá trình tổng hợp vật liệu aerogel [ CITATION DAv94 \l 1033 ].
 Phương pháp sấy siêu tới hạn
Quá trình tổng hợp aerogel sử dụng siêu tới hạn đã được Kistler áp dụng vào năm
1931. Lưu chất siêu tới hạn có giản đồ pha là điểm nằm trong vùng khí và lỏng do đó
dung môi trong hydrogel dễ dàng bị thay thế. Sau đó, tiến hành giảm áp suất hệ để lưu
chất chuyển thành thể khí thoát ra khỏi cấu trúc vật liệu, thu được sản phẩm aerogel.
Đồng thời, do sức căng bề mặt của lưu chất khá thấp nên khi thay thế bằng chất khí
không xảy ra hiện tượng mao dẫn nên cấu trúc rắn trong aerogel vẫn giữ
nguyên[ CITATION IWS141 \l 1033 ].
Lưu chất siêu tới hạn hay sử dụng phổ biến nhất là CO 2 với điểm tới hạn: nhiệt độ
31,1°C và áp suất 72,8 atm [ CITATION MAA081 \l 1033 ]
Hình 15: Giản đồ pha của CO2 [ CITATION MAA081 \l 1033 ]
 Phương pháp sấy thăng hoa:
Sấy thăng hoa là phương pháp phổ biến để loại bỏ dung môi ra khỏi hydrogel.
Đầu tiên, hydrogel được làm đông trước và được đặt trong môi trường chân không.
Hydrogel chuyển thành dạng băng sau đó gia nhiệt trong môi trường chân không dưới
điểm ba của nước tại 0,006 atm. Trong quá trình này, băng có thể trực tiếp thăng hoa
thành hơi và cuối cùng thu được aerogel[ CITATION DAv94 \l 1033 ].

Hình 16: Sơ đồ sấy thăng hoa[ CITATION DAv94 \l 1033 ]


Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu tổng hợp CA theo phương pháp liên kết
ngang và sấy thăng hoa với ưu điểm quy trình đơn giản, thực hiện ở nhiệt độ thấp (T <
100oC), dễ dàng kiểm soát được các điều kiện tổng hợp, sản phẩm tạo thành không
cần qua quá trình khử nhiệt để loại trừ nhóm chức.

Vật liệu cellulose aerogel được nhóm nghiên cứu tổng hợp với mục đích hấp phụ
dầu. Do đó cần yêu cầu tính kị nước và ưa dầu của vật liệu. Tuy nhiên trên bề mặt
cellulose lại chứa các nhóm chức –OH làm tăng tính ưa nước. Vì thế cần có phương
pháp biến đổi bề mặt nhằm loại bỏ nhóm –OH, tăng tính chọn lọc cho vật liệu.

1.4 Biến đổi bề mặt


Sau khi được sấy, trên bề mặt của CA vẫn còn các nhóm chức –OH. Do đó cần
biến đổi bề mặt của CA thành bề mặt kỵ nước để gia tăng độ chọn lọc và khả năng xử
lý dầu. Có nhiều phương pháp biến đổi bề mặt vật liệu như phương pháp sử dụng các
tác nhân biến đổi (phóng xạ, quang hóa, hóa học…), phương pháp chế tạo blend
polymer, phương pháp phủ lên bề mặt (phủ polymer, phủ hóa chất). Các phương pháp
biến đổi bề mặt được minh họa ở hình 17.

Tác nhân phóng xạ Chế tạo blend polymer

Phủ polymer Chế tạo blend polymer

Tác nhân hóa học Tác nhân quang hóa

Hình 17: Các phương pháp biến đổi bề mặt [ CITATION Sha082 \l 1033 ]
Một số hóa chất dược dùng để biến đổi bề mặt được trình bày ở bảng 2. Trong
phạm vi nghiên cứu này, vật liệu CA được biến đổi bề mặt bằng phương pháp sử dụng
tác nhân hóa học là PDMS (Poly Dimethylsiloxane) với phương pháp thực hiện đơn
giản. Cơ chế liên kết của nhóm chức −¿OH trên bề mặt vật liệu CA với PDMS được
thể hiện ở hình 18.
Bảng 2: Hóa chất được dùng để biến đổi bề mặt vật liệu aerogel [ CITATION Lin181 \l
1033 ]
Stt Hóa chất Ký hiệu

1 Poly Dimethylsiloxane PDMS


2 Methyltrimethoxysilane MTMS

3 Methyltrichlorosilane MTCS
Trimethylchlorosilane
4 TMCS
Alkyl ketene dimer
5 AKD

Hình 18: Cơ chế liên kết của nhóm chức −¿OH trên bề mặt vật liệu aerogel
cellulose với PDMS [ CITATION Sha082 \l 1033 ]
2. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.3 Mục tiêu


Tổng hợp thành công vật liệu cellulose aerogel để hấp phụ dầu.
2.4 Nội dung:
 Nội dung 1: Tổng hợp vật liệu cellulose aerogel từ xơ dừa bằng phương pháp
tạo liên kết ngang
 Nội dung 2: Khảo sát đặc tính, cấu trúc, hình thái của vật liệu bằng các
phương pháp quang phổ FTIR, XRD, diện tích bề mặt riêng BET, SEM, TEM.
 Nội dung 3: Khảo sát hấp phụ theo hai mô hình tĩnh và động.
2.5 Phương pháp nghiên cứu
2.5.2 Phương pháp tổng hợp
- Tổng hợp CA bằng phương pháp tạo liên kết ngang (cross-linking). Khảo sát các
điều kiện tổng hợp: lượng cellulose.
- Biến đổi bề mặt của CA với tác nhân liên kết PDMS với các tỷ lệ khác nhau
2.5.3 Phương pháp khảo sát cấu trúc - hình thái - đặc tính của vật liệu
Hình thái-cấu trúc-đặc tính vật liệu đưọc xác định thông qua các phương pháp:
phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (Fourier Transform Infrared Spectroscopy – FTIR),
nhiễu xạ tia X (X-Ray Diffraction), kính hiển vi điện tử quét (scanning electron
microscope – SEM), Kính hiển vi điện tử truyền qua (Transmission electron
microscopy –TEM ), góc thấm ướt, diện tích bề mặt riêng theo Brunauer Emmett –
Teller (BET).
 Phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR)
FTIR (Fourier Transform Infrared) là phương pháp xác định sự có mặt của các
nhóm chức và các liên kết có trong hợp chất hóa học dựa trên việc đo lượng ánh sáng
mà mẫu hấp thu ứng với bước song tương ứng[ CITATION HồV \l 1033 ].
Nguyên tắc: máy quang phổ thế hệ mới được chế tạo theo kiểu biến đổi Fourier.
Các loại phổ kế này là loại tự ghi, hoạt động theo nguyên tắc như sau: chùm tia hồng
ngoại phát ra từ nguồn (1) được chia thành hai phần, một đi qua mẫu (2) và một môi
trường đo (2’) rồi được bộ tạo đơn sắc (3) tách thành từng bức xạ có tần số khác nhau
và chuyển đến đầu cảm biến. Đầu cảm biến so sánh cường độ hai chùm tia và chuyển
thành tín hiệu điện có cường độ tỉ lệ với phần bức xạ bị hấp thụ bởi mẫu. Dòng điện
có cường độ rất nhỏ nên phải nhờ bộ khuếch đại (5) tăng lên nhiều lần trước khi
chuyển sang bộ phận tự ghi (6) để tạo phổ [ CITATION HồV \l 1033 ]. Nguyên lý của máy
đo FTIR được thể hiện trong hình 19.

Hình 19: Nguyên lý máy đo FTIR [ CITATION HồV \l 1033 ]


Ứng dụng: xác định các nhóm chức có trong vật liệu CA.
 Giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD)
XRD (X-Ray Diffraction) là phương pháp phân tích dùng để xác định cấu trúc
tinh thể của vật liệu. Phương pháp này có ưu điểm nổi bật là có thể tiến hành đo trong
môi trường bình thưởng, ảnh thu được bằng tốc độ chụp nhanh, chụp rõ nét dựa trên
một loại detector hiện đại có thể đếm tới một photon mà không có nhiễu và một thuật
toán có thể phục hồi lại cả ảnh của mẫu. Nhược điểm là chi phí cao, dù vậy đây là
phương pháp không thể thay thế trong công nghệ hóa học khi nghiên cứu về cấu trúc
vật liệu [ CITATION HồV \l 1033 ].
Nguyên tắc: dựa vào hiện tượng nhiễu xạ của chùm tia X trên mạng lưới tinh thể.
Khi bức xạ tia X tương tác với vật chất sẽ có hiệu ứng tán xạ đàn hồi với các điện tử
của các nguyên từ trong vật liệu có cấu trúc tinh thể, dẫn đến hiện tượng nhiễu xạ tia
X. Nguyên lý nhiễu xạ tia X được thể hiện trong hình 20 [ CITATION HồV \l 1033 ].

3.
Hình 20: Nguyên lý nhiễu xạ tia X [ CITATION HồV \l 1033 ]

Ứng dụng: xác định cấu trúc của vật liệu CA.
 Kính hiển vi điện tử quét (SEM)
Kính hiển vi điện tử quét là thiết bị có thể tạo ra ảnh với độ phân giải cao của bề
mặt mẫu vật bằng cách sử dụng chùm các electron hẹp quét trên bề mặt mẫu. Việc tạo
ảnh của mẫu vật được thực hiện thông qua việc ghi nhận và phân tích các bức xạ phát
ra từ tương tác của chùm điện tử với bề mặt mẫu vật [ CITATION HồV \l 1033 ]. Hình 21 thể
hiện sơ đồ cấu tạo của thiết bị SEM.
Hình 21: Cấu tạo thiết bị SEM [ CITATION HồV \l 1033 ]
Ứng dụng: Xác định cấu trúc bề mặt và cấu trúc vật liệu, thành phần vật liệu CA.
 Diện tích bề mặt riêng BET
Cơ sở của phương pháp này dựa trên thuyết hấp phụ BET được đưa ra bởi các tác
giả gồm Bruauner, Emmet và Teller phát biểu rằng các phân tử đã bị hấp phụ sẽ
không chuyển động tự do trên bề mặt vật liệu và không tương tác với nhau. Ở những
bề mặt khác nhau của vật liệu có thể hấp phụ thành nhiều lớp với số lớp khác nhau
nhưng tổng bề mặt là không đổi trong bất kỳ điều kiện cân bằng nào [ CITATION Trầ151 \l
1033 ]. Lý thuyết BET áp dụng cho các hệ thống hấp phụ đa lớp và thường sử dụng các
khí thăm dò không phản ứng hóa học với bề mặt vật liệu làm chất hấp phụ để đo diện
tích bề mặt cụ thể. Nitơ là chất hấp phụ dạng khí được sử dụng phổ biến nhất được sử
dụng để thăm dò bề mặt bằng phương pháp BET. Hình 22 biểu diễn các lớp hấp phụ
trên bề mặt vật liệu theo thuyết hấp phụ BET.
Hình 22: Các lớp hấp phụ trên bề mặt vật liệu theo thuyết hấp phụ
BET[ CITATION Trầ151 \l 1033 ]
Phương pháp đo diện tích bề mặt riêng được xác định bằng cách hấp phụ N 2 ở
77,35 K và Po=756 mmHg. Tất cả các mẫu được loại khí tại 150 oC trong 1 giờ trước
khi tiến hành các thí nghiệm hấp phụ N2.
Ứng dụng: xác định diện tích bề mặt riêng của vật liệu CA
2.3.3 Đánh giá quá trình hấp phụ

2.3.3.1 Phương pháp xác định dung lượng hấp phụ


Khả năng hấp phụ dầu của CA được xác định bằng cách đo trọng lượng. Mẫu
được đưa vào hai loại dầu thô và dầu nhớt sau đó đưa ra cho đến khi chúng được hấp
phụ hoàn toàn. Sau đó các mẫu được mang đi cân sau khi loại bỏ dầu trên bề mặt bằng
giấy lọc. Hiệu suất hấp phụ dầu được phản ánh qua công suất hấp phụ bão hoà trên
một đơn vị khối lượng của CA, ứng với công thức sau:
W s−W t
Q= (1)
Wt

trong đó, Q: Khả năng hấp phụ ở trạng thái bão hoà, W s : khối lượng mẫu sau khi
hấp phụ, Wt : khối lượng mẫu trước khi hấp phụ.
Phương pháp thí nghiệm nhằm xác định dung lượng hấp phụ thực hiện qua hai
dạng thì nghiệm tĩnh và động được minh họa ở hình 23 và 24.
Phương pháp thí nghiệm dạng tĩnh: Thả vật liệu hấp phụ vào dung dịch mẫu pha
sẵn.
Phương pháp thí nghiệm dạng động: vật liệu được nhồi lên cột sau đó cho dòng
dung dịch chảy qua.
Hình 23: Mô hình hấp phụ tĩnh

Hình 24: Mô hình hấp phụ động

2.3.3.2 Động học quá trình hấp phụ


Mô hình động học hấp phụ bậc một và bậc hai được sử dụng với mục đích đánh giá
động học của quá trình hấp phụ ở điều kiện đạt cân bằng hoặc tại thời điểm t tương
ứng bất kỳ[ CITATION Din191 \l 1033 ]. Mô hình toán được thể hiện qua hai phương trình
động học bậc một và bậc hai. Đây là kết quả của việc lấy tích phân phương trình hấp
phụ Lagegren cho thấy tốc độ hấp phụ tăng theo hàm bậc một và hai của bề mặt chưa
bị hấp phụ[ CITATION DKQ \l 1033 ].
 Mô hình động học hấp phụ biểu biến bậc một
ln ( qe −q t ) =ln ( q e ) −k 1 t (2)

 Mô hình động học hấp phụ biểu kiến bậc hai


1 1 1
= + t (3)
qt k 2 q e 2 qe

với qe và qt là dung lượng hấp phụ tại thời điểm cân bằng và thời điểm t (mg/g); k 1 và
k2 là hằng số tốc độ hấp phụ biểu kiến bậc nhất và bậc hai.
2.3.3.3 Mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir và Freudlich:
 Mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir:
Mô hình hấp phụ Langmuir giải thích sự hấp phụ bằng cách giả sử một chất hấp
phụ hoạt động như một loại khí lý tưởng ở điều kiện đẳng nhiệt [ CITATION Lan181 \l
1033 ]. Theo mô hình, hấp phụ và giải hấp là các quá trình thuận nghịch. Phương trình
chứng minh lý thuyết dựa vào việc nghiên cứu động học của sự hấp phụ.
Ce 1 Ce
= + (4)
q e qmax × k 1 q max

 Mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Frenudlich


Là phương trình thực nghiệm mô tả sự hấp phụ chất khí hoặc lỏng lên bề mặt chất
hấp phụ rắn.
1
ln ( qe )=ln ( k f )+ ln ⁡(Ce ) (5)
n

trong đó: Ce là nồng độ cân bằng của dầu trong dung dịch (mg/L), q e là dung lượng
hấp phụ tại thời điểm cân bằng (mg/g), qmax là dung lượng hấp phụ cực đại (mg/g), k l
và kf là hằng số Langmuir và Frenudlich.
4. Tính cấp thiết của đề tài.
Ô nhiễm môi trường trên thế giới nói chung và trong nước nói riêng ngày càng
trầm trọng. Trong đó, ô nhiễm do rò rỉ dầu và đặc biệt là các vụ tràn dầu đang là vấn
đề được quan tâm. Sự cố này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế mà còn
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái. Trong lĩnh vực xử lý các ô
nhiễm nguồn nước do dầu gây ra thì việc tách dầu ra khỏi nước là công việc chủ yếu.
Nhiều phương pháp xử lý sự cố tràn dầu đã được phát triển như phao quây, các
thiết bị kiểu đập và hút chân không, hấp phụ… Trong đó, hấp phụ là phương pháp dễ
thực hiện, hiệu quả cao và ít tốn kém chi phí nhất. Phần lớn các chất hấp phụ hiện
đang được xử dụng để xử lý sự cố tràn dầu như đất sét, đá chân trâu, len thủy tinh đều
có khả năng hấp phụ rất thấp, do đó việc nghiên cứu tổng hợp vật liệu hấp phụ có hiệu
quả cao là tính cấp thiết của các nhà nghiên cứu ngày nay. Vật liệu CA có những tính
chất như khối lượng riêng thấp, có cấu trúc lỗ xốp, khả năng chịu nhiệt tốt, và có khả
năng hấp phụ. Vì vậy, việc nghiên cứu vật liệu hấp phụ mới và hiệu quả cao trong ứng
dụng xử lý tràn dầu như CA là rất cần thiết, nhất là ở Việt Nam.
5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước:
5.1 Tình hình ngoài nước
Năm 2015, vật liệu CA được lần đầu tiên tổng hợp từ vật liệu cellulose và sợi giấy
phế phẩm với tác nhân liên kết Kymene. Vật liệu CA sau khi được tráng với
methyltrimethoxysilane (MTMS) thông qua quá trình lắng đọng hơi hóa học, các aerogel
cellulose tái chế mang lại khả năng kỵ nước ổn định trong thời gian dài và khả năng hấp
phụ dầu lên đến 95 g/g [ CITATION Lin181 \l 1033 ].
5.2 Tình hình trong nước
Trên thế giới đã nghiên cứu chế tạo thành công vật liệu CA xử lý nước ô nhiễm,
nhưng vẫn còn là một loại vật liệu rất mới đối với công nghệ xử lý ô nhiễm ở nước ta
hiện nay. Các nhóm nghiên cứu khoa học trong nước đã được hình thành như: Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh, Viện Hóa
học, Viện Khoa học Vật liệu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Viện Hóa học công
nghiệp, Trường Đại học Quy Nhơn. Đặc biệt, ứng dụng của vật liệu CA trong hấp phụ
dầu vẫn chưa được nghiên cứu nhiều tại Việt Nam. Vì vậy, trong đề tài này chúng tôi
nghiên cứu tổng hợp vật liệu CA ứng dụng trong hấp phụ [ CITATION Tat191 \l 1033 ].
Tại Việt Nam, một số nhóm nghiên cứu tiêu biểu về lĩnh vực này có thể kể đến
nghiên cứu của thầy Nguyễn Trường Sơn tại trường đại học Bách Khoa, đại học Quốc
gia thành phố Hồ Chí Minh với đề tài: “Cellulose-based aerogels from sugarcane
bagasse foroil spill-cleaning and heat insulation applications”. Đề cập đến
vấn đề tổng hợp vật liệu CA từ mía ứng dụng trong hấp phụ dầu tràn và vật liệu cách
nhiệt[ CITATION Quo \l 1033 ].
Ngoài ra tại Việt Nam cũng có nhóm nghiên của thầy Nguyễn Đình Đức tại đại
học Tôn Đức Thắng nghiên cứu tổng hợp vật lệu CA nền silane từ sợi tre lấy từ cây
tre Việt Nam ứng dụng làm vật liệu hấp phụ dầu, với tên đề tài :” Micron-Size White
Bamboo Fibril-Based Silane Cellulose Aerogel: Fabrication and Oil Absorbent
Characteristics “[ CITATION Ngu191 \l 1033 ].

6. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI


Tổng hợp thành công vật liệu aerogel từ cellulose lấy từ xơ dừa đế hấp phụ dầu và
khảo sát hấp phụ.
7. TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
7.1 Nguyên liệu, hóa chất, dụng cụ và địa điểm thực hiện.
7.1.1 Nguyên liệu
Nguyên liệu được sử dụng trong luận văn được trình bày ở bảng 3
Bảng 3: Nguyên vật liệu được sử dụng trong nghiên cứu
Stt Nguyên liệu Đặc tính Nguồn
gốc

1 Xơ dừa Dạng sợi Việt Nam


và bột mịn
Nguồn gốc: Địa chỉ 23/4 Khu phố 2, phường Thạnh Lộc, Quận 12, thành phố Hồ
Chí Minh.

Hình 25: Nguyên vật liệu được sử dụng trong nghiên cứu

7.1.2 Hóa chất


Các hóa chất sử dụng trong nghiên cứu được trình bày ở bảng 4

Bảng 4: Các hóa chất được sử dụng

Số Tên Hóa chất Ký hiệu Trạng Đặc tính Nguồn


thứ tự hóa học thái gốc

1 Natri hydroxit NaOH Rắn 85 % Trung


Quốc
2 Hydrogen Peroxide H2 O2 Lỏng 30% Việt Nam
3 Polyvinyl Alcohol PVA Rắn Việt Nam
4 Poly Dimethylsiloxane PDMS Lỏng Việt Nam
5 Dầu diesel 0.05S DO 0.05S Lỏng Việt Nam
6 Dầu nhờn Lỏng Việt Nam

7.1.3 Dụng cụ
Dụng cụ: Cá từ, bếp từ, đũa khuấy, nhiệt kế, becker chủng loại 100 mL, 250 mL,
500 mL; ống đong 50 mL, 500 mL, bể siêu âm, máy ly tâm (2000 rpm), cân phân tích
bốn số, tủ sấy, thiết bị sấy thăng hoa, đĩa petri.
Thiết bị: bể siêu âm 1200W, thiết bị sấy thăng hoa Eyela FDU-2100.
7.1.4 Địa điểm thực hiện
Nghiên cứu được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Trọng điểm Đại học quốc gia
TP. Hồ Chí Minh Công nghệ Hóa học và Dầu khí (CEPP) và Phòng thí nghiệm Bộ
môn hóa dầu, phòng P104-B2, Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG. TP HCM

7.2 . Quy trình tổng hợp vật liệu

7.2.1 Phân tách Cellulose từ xơ dừa


Cellulose được tách từ xơ dừa theo quy trình thể hiện ở hình 26

Xơ dừa
+ NaOH

Khuấy + Gia nhiệt T= 80oC, t= 2


+ H2O
giờ

Rửa pH = 6
+ NaOH
+ H2O Khuấy + gia nhiệt T= 80oC,
+ H2O2 t= 2 giờ
pH = 6

Sấy
Rửa

T = 90 oC, t = 8 giờ giờ


Cellulose

Hình 26: Quy trình tiền xử lý Cellulose


Thuyết minh quy trình: Cellulose được lấy xơ dừa ngâm trong dung dịch NaOH
(nồng độ 2M) với tỷ lệ 1g:30mL. Hỗn hợp thu được được gia nhiệt ở 80 ◦C trong 2
giờ. Rửa hỗn hợp, pha hỗn hợp với 600 ml dung dịch NaOH 1M, sau đó thêm 30 ml
dung dịch H2O2 nồng độ 30% khối lượng, tiếp tục gia nhiệt ở 80 ◦C trong 2 giờ. Hỗn
hợp sau đó được rửa bằng nước cất đến khi đạt pH=6. Cuối cùng đem sấy ở nhiệt độ
90oC trong 8 giờ.
7.2.2 Tổng hợp vật liệu CA
CA được tổng hợp theo phương pháp liên kết ngang theo quy trình như thể hiện ở hình
27.

Cellulose
+ PVA,
MA

Siêu âm

Làm lạnh T = -18 oC, t = 24 giờ

Sấy thăng hoa

Cellulose aerogel

Hình 27: Quy trình tổng hợp CA


Thuyết minh quy trình: Cellulose được lấy từ xơ dừa được ngâm vào dung dịch
PVA theo tỉ lệ được trình bảy trong bảng 3.3. Hỗn hợp thu được được siêu âm để đồng
nhất hóa và loại bỏ bọt khí. Sau đó, hỗn hợp được gia nhiệt ở 80 ◦C trong 2 giờ để
phản ứng tạo liên kết ngang. Tiếp theo, hỗn hợp được cấp đông và sấy thăng hoa tạo
sản phẩm cellulose aerogel.
Điều kiện tổng hợp CA được nghiên cứu thông qua khảo sát các yếu tố ảnh
hưởng: tỷ lệ cellulose:PVA như trình bày ở bảng 5.
Các yếu tố Khoảng khảo sát

Loại Cellulose Xơ dừa


Tỷ lệ Cellulose: PVA 5:1 10:1 15:1 20:1 25:1 30:1
pH 7-8
Bảng 5: Tỉ lệ khảo sát cellulose và PVA
7.2.3 Phủ PDMS tạo bề mặt kị nước cho vật liệu CA
Quy trình phủ PDMS lên bề mặt CA để tăng tính kị nước được trình bày trong
hình 28.

Cellulose aerogel
+PDMS
MA

Gia nhiệt T = 70 oC, t = 3 giờ

Sấy chân không


P < 0.03 mPa

Cellulose aerogel
được phủ PDMS

Hình 28: Quy trình phủ PDMS lên bề mặt CA


Thuyết minh quy trình: Vật liệu aerogel cellulose được đặt trong chai thủy tinh
cùng với Poly Dimethylsiloxane (PDMS) được đậy nắp và làm nóng trong lò ở 70 ° C
cho phản ứng silane hóa[ CITATION Son13 \l 1033 ]. Mẫu sau đó được đặt trong lò chân
không cho đến khi áp suất đạt 0,03 mbar để loaị bỏ PDMS thừa [ CITATION Son13 \l
1033 ].

8. Phương pháp khảo sát đặc tính, hình thái cấu trúc và khả năng hấp phụ của
vật liệu CA
8.1.1 Khảo sát đặc tính, hình thái và cấu trúc vật liệu CA
Vật liệu CA tổng hợp được khảo sát đặc tính bằng các phương pháp phổ
FTIR, XRD, TEM, SEM, phổ Raman, góc thấm ướt, diện tích bề mặt riêng theo BET.
8.1.2 Khảo sát khả năng hấp phụ dầu của CA
 Thí nghiệm đối với mô hình tĩnh
Khảo sát hấp phụ tĩnh nhằm khảo sát các các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp phụ
nhầm tìm ra điều kiện vận hành tối ưu. Quy trình hấp phụ tĩnh được trình bày trong
hình 29

Hỗn hợp dầu


nước Vật liệu hấp
phụ

Hấp phụ

Thu hồi vật


liệu

Xác định hàm


lượng hấp phụ
được

Hình 29: Quy trình hấp phụ dạng tĩnh của vật liệu CA
Thuyết minh quy trình: Vật liệu hấp phụ CA được đặt trên hỗn hợp dầu nước đã
pha sẵn. Các mẫu vật liệu sẽ được khảo sát thời gian hấp phụ. Sau đó vật liệu được
mang đi đánh giá để xác định hàm lượng dầu hấp phụ được.
 Thí nghiệm đối với mô hình động
Mô hình hấp phụ động cho dòng lưu chất chảy qua vật liệu CA. Quy trình hấp phụ
động được trình bày trong hình 30:

Cột
chứa
Hỗn hợp dầu vật liệu
nước

Hấp phụ
liệu

Xác định hàm


lượng dầu hấp
phụ

Hình 30: Quy trình hấp phụ dạng động của vật liệu CA
Thuyết minh quy trình: Vật liệu hấp phụ CA được nhồi trong cột hấp phụ. Cho
hỗn hợp dầu nước đã pha sẵn vào cột hấp phụ sao cho hỗn hợp chảy qua khối CA. Sau
thời gian khảo sát. Các mẫu vật liệu được mang đi đánh giá để xác định hàm lượng
dầu hấp phụ được.

9. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] "Oil Tanker Spill Statistic - ITOPF," 2019. [Online]. Available:


https://www.itopf.org/knowledge-resources/data-statistics/statistics/..
[2] Nguyễn Hữu Hiếu, Ho Chi Minh, "Nguyên Cứu Khoa Học về Graphene Aerogels," 2017.
[3] Pub Chem, "National Library of Medicine," 2005. [Online]. Available:
https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/2-Butoxyethanol..
[4] Fraunhofer, , "Xử lý dầu mỏ, Xử lý môi trường," 12 2015. [Online]. Available:
http://xulydaumo.com/xu-ly-dau-tran-bang-vi-sinh-vat-alcani-vorax-borku-mensis-news3-
53.html..
[5] K. K. Ian Stewart,, "Chemistry Word," june 2018. [Online]. Available:
https://www.chemistryworld.com/features/oil-spill-cleanup/3008990.article..
[6] MI News Network, "Marine Inside," 3 January 2020. [Online]. Available:
https://www.marineinsight.com/environment/10-methods-for-oil-spill-cleanup-at-sea/..
[7] Nguyễn Ngọc Diễm, Nguyễn Xuân Hải, "Nghiên cứu quy trình xử lý cặn dầu thô ở Việt Nam do
súc rửa tài chở dầu," Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Chế biến Dầu khí (PVPro),, 2010.
[8] Zhu, Q.; Chu, Y.; Wang, Z.; Chen, N.; Lin, L.; Liu, F.; Pan, Q, , J. Mater, "Robust
superhydrophobic polyurethane sponge as a highly reusable oil-absorption material," Chem,,
2013.
[9] Noor Aljammal, Tatiana Yuzakova, ""Review on the Effectiveness of Adsorbent Materials in Oil
Spills Clean Up," 7th International Conference of ICEEE, p. 9, 2016.
[10] Lin-Yu Long, Yun-Xuan Weng, and Yu-Zhong Wang," Polymer, 2018, " Cellulose Aerogels:
Synthesis, Applications,and Prospects," Polymer, 2018.
[11] Bao, M.X.; Xu, S.; Wang, X.; Sun, R., ""Porous cellulose aerogels with high mechanical
performance and their absorption behaviors,," BioResources, vol. 11, pp. 8-20, 2016.
[12] Quoc Ba Thai, Son Truong Nguyen, Duong Khanh Ho, Tuan Du Tran, Dat Minh Huynh, Nga
H.N. Do, Thao Phuong Luu, Phung K. Le, Duyen K. Le, Nhan Phan-Thien, Hai M. Duong, ",
"Cellulose-based aerogels from sugarcane bagasse for oil spill-cleaning and Carbohydrat
Polymer," p. 7, 2019.
[13] Lizeng Zuo, "Polymer/Carbon-Based Hybrid Aerogels: Preparation, Properties and
Applications,," Materials, pp. 6806-6848, 2015.
[14] M .Robert, Bruce M, "Hydrothermal synthesis of macroscopic nitrogen-doped graphene
hydrogels for ultrafast supercapacitor," Nano Energy,, vol. 2, p. 253, 2013.
[15] Jin Zhao, Xiaoling Kang, Yang Du, Xubo Yuan, Xin Hou, Li Yun, "Preparation and properties of
monolithic and hydrophobic gelatin–silica composite aerogels for oil absorption,," Journal of
Sol-Gel Science and Technology, vol. 83, pp. 197-206, 2017.
[16] D. A. v. C. V. Bruce M. Novak , ", Low-density, mutually interpenetrating organic–inorganic
composite materials via supercritical drying techniques,," Chem. Mater,, vol. 6, pp. 282-286.,
1994.
[17] I. W. S. Kamila Zelechowska, "3D porous graphene-based structures-synthesis and applications,"
Carbon Nanotechnology,, 2014.
[18] M. A. A. Soleimani Dorcheh, "Silica aerogel; synthesis, properties and characterization, journal
of materials processing technology," vol. 199, pp. 10-26, 2008,.
[19] Shanmugam I K, Katt DS. Vasita R, Curr Top , " Improved Biomaterials for Tissue Engineering
Applications: Surface Modification of Polymers,," Med Chem, pp. 341-353, 2008,.
[20] Hồ Viết Quý, Các phương pháp phân tích công cụ trong hóa học hiện đại, 2019: nhà xuất bản Đại
học Sư Phạm,.
[21] Trần Phi Hoàng Yến, "Lý thuyết hấp phụ," in Các hiện tượng bề mặt và sự hấp phụ, 2015.
[22] Dinh Duc Nguyen, Cuong Manh Vu , Huong Thi Vu and Hyoung Jin Choi , ""Micron-Size White
Bamboo Fibril-Based Silane Cellulose Aerogel: Fabrication and Oil Absorbent Characteristics,"
Materials, p. 14, 2019.
[23] D. K. Q. N. " 2016. [Online]. Available: https://www.scribd.com/document/334282683/Nghien-,
"Nghiên cứu động học của quá trình hấp phụ một số ion kim loại nặng (Cu2+, Cd2+) trên vật liệu
nanocomposit tổng hợp từ chitosan và montmorillonit,," [Online]. Available:
https://www.scribd.com/document/334282683/Nghien-cứu-động-học-của-qua-trinh-hấp-phụ-
một-số-ion-kim-loại-nặng-Cu2-Cd2-tren-vật-liệu-nanocomposit-tổng-hợp-từ-chitosan-va-
montmorillonit.
[24] Langmuir, Irving, ""The Adsorption of Gases on Plane Surface of Glass, Mica and Platinum,","
Journal of the American Chemical Society, vol. 40, 1918.
[25] Tatiana Budtova, "Cellulose II aerogels: a review," Material sciene, 2019.
[26] Nguyen Dinh Duc, Vu Manh Cuong , Vu Thi Huong, Choi Hyoung Jin, "Micron-Size White
Bamboo Fibril-Based Silane Cellulose Aerogel: Fabrication and Oil Absorbent Characteristics,"
Material, , 2019.
[27] Mauricio Terrones and Andrés R. Botello-Méndez, "Graphene and graphite nanoribbons:
Morphology, properties, synthesis, defects and applications," Nano Today, vol. 5, pp. 351-372,
2010.
[28] Haitao Liu and Lei Li, "Graphitic Materials: Intrinsic hydrophilicity and its implications,"
Extreme Mechanics Letters, vol. 14, pp. 44-50, 2017.
[29] Nguyen Thi My Huyen, Pham Thi Thuy Trang, Nguyen Minh Dat and Nguyen Huu Hieu,
"Synthesis of chitosan/graphene oxide nanocomposites for methylene blue adsorption,"
International Conference on Chemical Engineering, Food and Biotechnology AIP Conf. Proc.,
2017.
[30] Owen C. Compton and SonBinh T. Nguyen, "Graphene Oxide, Highly Reduced Graphene Oxide,
and Graphene: Versatile Building Blocks for Carbon-Based Materials," Graphene Oxide- and
Graphene-Based Materials, vol. 6, no. 6, pp. 711-723, 2010.
[31] Daniela C. Marcano and Marcano et al., "Improved Synthesis of Graphene Oxide," ACS Nano,
vol. 4, no. 8, pp. 4806-4814, 2010.
[32] Agnieszka Maria Jastrzębska, Patrycja Kurtycz and Andrzej Roman Olszyna, "Recent advances
in graphene family materials toxicity investigations," Nanoparticle Research, vol. 14, no. 12, p.
1320, 2012.
[33] Humberto H Lara , Elsa N Garza-Treviño, Liliana Ixtepan-Turrent and Dinesh K Singh, "Silver
nanoparticles are broad-spectrum bactericidal and virucidal compounds," Journal of
nanobiotechnology, vol. 9, no. 1, p. 30, 2011.
[34] Lakshmi S. Nair and Cato T. Laurencin, "Silver Nanoparticles: Synthesis and Therapeutic
Applications," Journal of, vol. 3, pp. 301-316, 2007.
[35] Muhammad Rafique, Ahson J. Shaikh, Reena Rasheed, Muhammad Bilal Tahir, Hafiz
FaiqBakhat, Muhammad Shahid Rafique and Faiz Rabbani, "A Review on Synthesis,
Characterization and Applications of Copper Nanoparticles Using Green Method," World
Scientific, vol. 12, no. 4, p. 1750043 (23 pages), 2017.
[36] Prabhu, Sukumaran and Eldho K. Poulose, "Silver Nanoparticles: Mechanism of Antimicrobial
Action, Synthesis, Medical Applications, and Toxicity Effects," International Nano Letters, vol.
2, no. 1, p. 32, 2012.
[37] Quang Huy Tran, Van Quy Nguyen and Anh Tuan Le, "Silver Nanoparticles: Synthesis,
Properties, Toxicology, Applications and Perspectives," Adv. Nat. Sci. Nanosci. Nanotechnol,
vol. 4, p. 033001 (20pp), 2013.
[38] El-Sheekh Mostafa M. and El-Kassas Hala Y., "Algal Production of Nano-silver and Gold: Their
Antimicrobial and Cytotoxic Activities: A Review," Journal of Genetic Engineering and
Biotechnology, vol. 14, no. 2, pp. 299-310, 2016.
[39] Kholoud M.M. Abou El-Nour, Ala'a Eftaiha, Abdulrhman Al-Warthan and Reda A.A. Ammar,
"Synthesis and Applications of Silver Nanoparticles," King Saud University Arabian Journal of
Chemistry, vol. 3, pp. 135-140, 2010.
[40] "Đại học Hàn Quốc phát triển miếng dán graphene giúp theo dõi lượng đường trong máu,"
khoahoc.tv, 2016.
[41] Tran Ba Kiet, Nguyen Hoan Kiem, Nguyen Thi My Huyen and Nguyen Huu Hieu, "Removal of
Cd(II) from water by using graphene oxide-MnFe204 magnetic nanohybrids," Tạp chí Khoa học
và công nghệ, pp. 109-121, 2017.
[42] Prusty and T.K.D.a.S, "Graphene-Based Polymer Composites and Their Applications," Polymer-
Plastics Technology and Engineering, vol. 52, pp. 319-331, 2013.
[43] K.K.H.De Silva, H.-H.Huang, R.K.Joshi and M.Yoshimura, "Chemical reduction of graphene
oxide using green reductants," Carbon, vol. 119, pp. 190-199, 2017.
[44] Huang Xiao, Qi Xiaoying, Boey Freddy Yin Chiang and Zhang Hua, "Graphene-based
composites," Chemical Society Reviews, vol. 41, no. 2, pp. 666-686, 2012.
[45] Selvakumar Palanisamy, Chelladurai Karuppiah and Shen-Ming Chen, "Direct electrochemistry
and electrocatalysis of glucose oxidase immobilized in reduced graphene oxide and silver
nanoparticles nanocomposite modified electrode," Colloids and Surfaces B: Biointerfaces, vol.
114, pp. 164-169, 2014.
[46] Gu Danxia, Chang Xueting, Zhai Xinxin and Sun Shibin, "Efficient synthesis of silver-reduced
graphene oxide composites with prolonged antibacterial effects," Ceramics International, vol. 42,
no. 8, pp. 9769-9778, 2016.
[47] Đinh Thị Ngọ, Giáo trình Hóa học Dầu mỏ và Khí,, NXB Khoa học Kỹ thuật, 2008.
[48] Phạm Thị Ngọc Lan, ""KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ DẦU LOANG BẰNG
VẬT LIỆU HẤP PHỤ TỰ NHIÊN,," p. 18, 2016.
[49] Nguyễn Hữu Thịnh, Giáo trình Sản Phẩm Dầu mỏ.
[50] "Hydrothermal synthesis of macroscopic nitrogen-doped graphene hydrogels for ultrafast
supercapacitor," Nano Energy, vol. 2, p. p. 253., 2013.
[51] Quoc Ba Thai, Son Truong Nguyen, Duong Khanh Ho, Tuan Du Tran, Dat Minh Huynh, Nga
H.N. Do, Thao Phuong Luu, Phung K. Le, Duyen K. Le, Nhan Phan-Thien, Hai M. Duong,.

10. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI


_ Quy trình tổng hợp vật liệu aerogel từ xơ dừa với đầy đủ các thông số cho từng
công đoạn.
_ Tạo bề mặt kị nước cho vật liệu aerogel.
_ Khảo sát hấp phụ dạng tĩnh và động cho vật liệu aerogel.
_ Khảo sát khả năng giải hấp cho vật liệu aerogel.
_ Báo cáo trong Hội nghị sinh viên.
_ 01 bài báo đăng trên tạp chí thuộc danh mục tính điểm của hội đồng Giáo sư nhà
nước.
11. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 5.000.000 đồng
Trong đó từ:
Nguồn trường 5.000.000 đồng
Các nguồn kinh phí khác 0 đồng

Ngày 16 tháng 06 năm 2020 Ngày 16 tháng 06 năm 2020


Chủ nhiệm đề tài Thầy/cô hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Ngày 16 tháng 06 năm 2020 Ngày 16 tháng 06 năm 2020


Ban chủ nhiệm khoa HIỆU TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)

PGS.TS. Mai Thanh Phong


1.

You might also like