Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Họ và tên: Nguyễn Hoàng Đan Khanh

MSSV: 4501751099
Mã HP: POLI200549

BẾN NHÀ RỒNG – NƠI TẠO NÊN LỊCH SỬ

L à một người con của đất nước Việt Nam mang dòng máu Lạc Hồng, được sinh ra và
ớn lên ở mảnh đất Sài Thành-nơi lưu giữ biết bao nét đẹp tinh hoa từ thời chiến
thuộc tới nay, khó có thể nào không biết đến Bến Nhà Rồng, đây là nơi bắt đầu hành trình
đi cứu nước của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh..
Nghe danh đến Bến Nhà Rồng từ khi còn là một cô bé học sinh cấp I, em luôn nóng lòng
mong được đặt chân đến nơi đây nhưng chưa có dịp vì khá xa nhà cũng như bận rộn với
việc học. Thế nhưng, may mắn thay khi lên đến năm 2 đại học qua môn học Tư tưởng Hồ
Chí Minh do thầy Lương Văn Tám đảm nhiệm, cuối cùng em cũng có cơ hội được đi
tham quan bến cảng này vào một sáng chủ nhật đẹp trời.
Ngày hôm ấy em và 3 người bạn dậy thật sớm và rất háo hức mong đến Bến Nhà Rồng
càng nhanh càng tốt vì vừa được chiêm ngưỡng cảnh đẹp xung quanh tòa nhà này cũng
như được tìm hiểu nhiều về lịch sử của dân tộc ta, nhất là về Người. Tám giờ sáng chúng
em đã có mặt và mua vé để vào được, trong đây có nhiều thứ khiến em choáng ngợp bởi
sự tuyệt vời mà Người cùng lịch sử tạo nên, tất cả kỷ vật của Bác cùng các đồng chí đều
được lưu giữ trong đây hết, ai cũng đều có công lớn lao với mảnh đất hình chữ S nhỏ bé
này, đều mang trong mình lòng yêu nước nồng nàn. Trước khi đến đây em đã tìm hiểu sơ
qua về nơi này: Bến Nhà Rồng là một trong những công trình đầu tiên do người Pháp xây
dựng sau khi chiếm được Sài Gòn-Gia Định, khởi nguồn là trụ sở chính của một thương
cảng lớn Sài Gòn xưa, tòa nhà ba tầng này tọa lạc trên ngã ba sông Sài Gòn. Lịch sử bến
Nhà Rồng gắn liền với cuộc xâm lược và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Khi
quân đội Pháp xâm chiếm nước ta bằng hải quân, thương quyền của họ cũng theo chân
vào để buôn bán và khai thác thuộc địa. Nhà Rồng được khởi công xây dựng ngày 4
tháng 3 năm 1863, do công ty Vận tải Hoàng đế của Pháp (Messageries Imperiale) thực
hiện, để làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu. Ngay từ những ngày đầu xây
dựng, Nhà Rồng – cảng Sài Gòn đã chứng kiến nhiều cuộc đấu tranh sôi nổi của các lực
lượng cách mạng và phong trào quần chúng chống thực dân đế quốc.
Tiếp theo em đi sâu về kiến trúc của bến cảng này, đây là một trong số hang tram công
trình kiến trúc thời Pháp còn lại. Di tích lịch sử này nổi bật bởi lối kiến trúc độc đáo, kết
hợp Đông – Tây. Kiến trúc kiểu Pháp xưa nhất ở Sài Gòn chính là Nhà Rồng. Đây là kiến
trúc hai tầng, cửa cuốn, tường chịu lực, một hành lang rộng chạy bốn mặt, mái cong theo
kiểu mái đình chùa Việt Nam, bốn góc có bốn con rồng ngẩng đầu. Trên nóc nhà gắn hai
con rồng bằng đất nung, tráng men xanh, châu đầu vào mặt trăng theo mô típ “lưỡi long
chầu nguyệt” (sau này hai con rồng đã được chuyển vị trí quay mặt ra). Tuy nhiên, nhà
thiết kế đã khéo léo thay đổi ở giữa, thay vì trái châu thì là chiếc phù hiệu mang hình
“đầu ngựa và chiếc mỏ neo” để phù hợp với biểu tượng của hãng tàu Pháp. Với kiểu kiến
trúc độc đáo đó người dân quen gọi ngôi nhà này là Nhà Rồng, có nhiều cách lý giải về
tên gọi này: Có thuyết nói rằng vì có đôi rồng lớn bằng đất nung tráng men xanh trên nóc
nhà, một thuyết khác cho rằng Nhà Rồng có nghĩa là Gia Long với nhà là Gia, rồng là
Long, bến Nhà Rồng được người Pháp đặt tên để nhớ đến quan hệ của Vua Gia Long với
nước Pháp. Người lớn tuổi gọi tên là sở Ông Năm, vì hãng tàu biển này do quan Năm
người Pháp ông Domergue đứng ra sáng lập.

Toàn cảnh bến Nhà Rồng


Đó chỉ là những điều tuy nhỏ nhưng không hề nhỏ mà Bến Nhà Rồng mang lại, cái quan
trọng và chính yếu nhất đó chính là Người đã từ nơi đây với hai bàn tay trắng ra đi tìm
đường cứu nước ở cái thời nghèo đói và chịu áp bực dưới ách thống trị của thực dân
Pháp, bất kỳ một người con nào trên đất nước này đều biết đến sự hi sinh cao cả của Bác,
và gần như ai cũng biết hành trình của Bác như thế nào. Vào một trưa hè nóng như đổ lửa
năm 1911, hôm ấy là ngày 2 tháng 6, một thanh niên trẻ tuổi tên Thành ra bến Sài Gòn.
Vừa lúc đó một chiếc tàu của hãng Năm Sao cập bến, đấy là tàu Amiral Latouche
Treville. Anh lên thẳng tàu xin việc làm.. 3 ngày sau Bác Hồ rời Sài Gòn trên con tàu chở
hàng có lộ trình đi qua nhiều cảng của thực dân Anh, Pháp. Em có đọc được một bài thơ
được Bác sáng tác khi Bác còn ở Pác Bó (Cao Bằng), bài thơ ấy nhắc đến hai bàn tay của
Bác:
Non xa xa
Nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là
Đây suối Lenin, kia núi Mác
Hai tay gầy dựng một sơn hà!
Bài thơ ấy đã nói lên tất cả những công lao nỗ lực ở Bác, Bác quá giỏi và tài tình khi một
mình làm mọi thứ và khi quay trở về đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, con cháu luôn tự
hào về Người. Vậy nên khi Bác nhắm mắt xuôi tay sau những ngày tháng dài dằng dặc
chuyên tâm cứu nước cứu dân, cả một đất nước khóc than cho Bác, vì thương vì nhớ, vì
biết đời đời không thể trả ơn hết cho Bác được, nên khi được xem đoạn phim “Những
giây phút cuối đời của Bác Hồ”. Đoạn phim chỉ dài 35 phút nhưng đủ để em cảm nhận
được trọn vẹn tình cảm ấm áp mà Bác – như một người Cha dành cho nhân dân miền
Nam. Với Bác, miền Nam là niềm vui, là hạnh phúc, là nỗi đau không lúc nào
nguôi.Trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời mình, Người vẫn luôn nghĩ về
đồng bào miền Nam, Người vẫn mong được một lần vào thăm miền Nam, Người vẫn
trông ngóng từng tin vui của các mặt trận gửi về. Bởi khi ấy miền Nam chưa được giải
phóng. Em đã được học, đọc sách, tư liệu về Bác nhưng đến ngày hôm qua, trong chuyến
hành trình, em mới thật sự hiểu được tấm lòng của Bác, cả một đời vì nước vì dân. Em
cảm thấy mình có được may mắn khi nhìn thấy những hình ảnh cuối đời của Bác dẫu chỉ
qua phim ảnh. Nếu đi cá nhân mà không phải đi theo đoàn do nhà trường tổ chức có lẽ
em cũng khó có dịp để chúng em xem những thước phim lịch sử ý nghĩa như vậy.
Đi sâu vào bên trong, có vô vàn hiện vật mà Bác đã để lại,
từ bộ quần áo giản dị cùng đôi dép thô sơ, từ bức thư Di
chúc đến những món đồ mà Bác đã sử dụng, nhìn thấy
chúng em lại cảm thấy tự hào khôn xiết, phải chăng ai
cũng có cảm giác như em nên đã gọi Bác là “Vị cha già
kính yêu của dân tộc” bởi Người luôn mang đến niềm vui
và hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Mọi thứ đều rất đơn
sơ nhưng lại mang đến bầu không khí ấm cúng và hoài
niệm, em đứng ngắm mãi không thôi. Em có chụp lại một
số kỉ vật mà bảo tàng đã lưu giữ lại, sau đây là một số hình
ảnh em đã chụp:
Sau chuyến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh, em cảm nhận được sự gian khổ, vất vả,
cảm thấy tình yêu quê hương và đất nước to lớn và đẹp đẽ, càng trân trọng thêm công lao
to lớn của bác. Sau mỗi chuyến tham quan đã phần nào mang lại cho em thêm nhiều
những hình ảnh và tư liệu mà em mới chỉ được đọc trong sách vở, thêm vào cả tình cảm
và tri thức về Bác. Qua những câu chuyện được nghe, em cũng học tập được rất nhiều từ
những đức tính tốt đẹp của Bác về tinh thần lạc quan, sự tin tưởng vào đôi tay lao đông
chân chính. Đúc kết được từ những điều đó em tự thấy rằng phải sống có lý tưởng và sẽ
đem lý tưởng của tôi để tự tin cống hiến cho xã hội. Em cũng sẽ học cách yêu thương để
mở rộng con tim của mình như Bác. Sau chuyến đi này em càng thêm yêu và tự hào về
giống nòi; càng thêm yêu đất nước Việt Nam – đất nước mà Bác đã cùng nhân dân ta
phải đánh đổi bằng biết bao xương máu để giành lại.
Bỗng nhiên, em nhớ đến bài hát “Tiếng hát từ thành phố mang tên Người” do ca sĩ Tạ
Minh Tâm thể hiện:”Từ thành phố này Người đã ra đi, bao năm ước mong đón Bác trở
về…”

You might also like