Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

Câu hỏi

1. Tại sao con người đối diện với vấn đề nguồn lực khan hiếm? Sự khan hiếm
nguồn lực dẫn đến vấn đề gì? Lấy ví dụ thực tiễn về khan hiếm nguồn lực
đối với cá nhân? Đối với doanh nghiệp? Đối với quốc gia?
Các nguồn lực đều khan hiếm, có giới hạn đặc biệt là các nguồn lực tự nhiên khó hoặc
không thể tái sinh trong khi đó mọi hoạt động của con người, trong đó có hoạt động
kinh tế đều sử dụng các nguồn lực.
Sự khan hiếm nguồn lực dẫn đến sự tăng giá thành sản phẩm
Đối với cá nhân, khan hiếm thể hiện ở tiền bạc – mong muốn nhiều nhưng tiền (thu nhập)
có giới hạn. Hay khan hiếm thời gian (1 ngày chỉ có 24 giờ) – muốn làm nhiều việc
nhưng thời gian có hạn, và mỗi người đều phải dành thời gian để nghỉ ngơi, tái tạo lại sức
lao động của mình.
 Đối với doanh nghiệp, chúng ta có thể thấy sự khan hiếm về vốn – thiếu tiền để lao
động giỏi, máy móc, trang thiết bị. Hay khan hiếm lao động đặc biệt là lao động có chất
lượng cao.
 Đối với một nền kinh tế dù là cường quốc hay các nước nghèo cũng phải đối mặt với
khan hiếm. Ví dụ: Khan hiếm về tài nguyên thiên nhiên để sản xuất ra các hàng hóa phục
vụ cho nhu cầu của tất cả người dân. Các nước vẫn phải nhập khẩu những nguyên vật
liệu, hay phải nhập khẩu cả hàng tiêu dùng. Chúng ta có thể thấy ở các nước giàu ví dụ
như Mỹ, bên cạnh những ngôi nhà chọc trời vẫn có những căn nhà được ví như “Ổ
chuột” – Mỹ.
2. Hãy nêu khái niệm về chi phí cơ hội của sản xuất hàng hóa? Cho ví dụ?
Hãy cho biết ý nghĩa của việc xác định chi phí cơ hội của sản xuất hàng
hóa?
3. Khái niệm và ý nghĩa của đường PPF? Sử dụng đường PPF để giải thích
nguồn lực khan hiếm và phân tích chi phí cơ hội?
4. Phân tích 3 vấn đề kinh tế cơ bản của một doanh nghiệp? Lấy ví dụ minh
họa
5. Nêu khái quát nội dung của các hệ thống kinh tế cơ bản? Phân tích các ưu
và nhược điểm của các hệ thống kinh tế cơ bản? Lấy ví dụ và phân tích
vấn đề này trong thực tiễn.
Bài tập:
Giả định một nền kinh tế chỉ có 4 lao động, sản xuất 2 loại hàng hóa là lương thực
và quần áo. Khả năng sản xuất được cho bởi bảng số liệu sau:
Lao động Lương thực Lao động Quần áo Phương
án
0 0 4 34 A (0,34)
1 12 3 28 B (12,28)
2 19 2 19 C (19,19)
3 24 1 10 D (24,10)
4 28 0 0 E (28,0)
a) Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất.
b) Tính chi phí cơ hội tại các đoạn AB, BC , CD, DE và cho nhận xét.

AB=1/2
BC = 9/7
CD = 9/5
DE = 5/2

Những phương án nằm trên đường PPF như A, B, C, D, E là những phương án


tối ưu. Ta nhận thấy rằng, đường PPF có dáng cong lồi ra phía ngoài (cong lõm
về gốc tọa độ). Các khoảng dịch chuyển từ A  B  C… mỗi đoạn tương ứng
với việc
chuyển một công nhân từ ngành quần áo sang ngành sản xuất lương thực và
mỗi lần chuyển này làm giảm sản lượng trong ngành quần áo nhưng lại tăng sản
lượng trong ngành lương thực. Với mỗi một lần chuyển công nhân, chúng ta
nhận được ít hơn sản
lượng quần áo sản xuất thêm và phải chịu mất một lượng tăng thêm của sản
lượng
lương thực.
Mô tả các điểm nằm trong, nằm trên và nằm ngoài đường PPF rồi cho
nhận xét.
Những điểm nằm trên đường PPF (A, B, C, D, E) là những phương án sản
xuất hiệu quả. Tăng them lượng của 1 mặt hàng chỉ có thể đạt được bằng
cách hy sinh mặt hàng này để được mặt hàng khác.
Những điểm nằm phía trên đường PPF (ví dụ như điểm N) là những điểm không thể
đạt tới với nguồn lực và công nghệ hiện có do sự khan hiếm của nguồn lực. So sánh
điểm N với B hoặc D chúng ta có thể thấy nền kinh tế không thể đạt được mức sản
lượng sản xuất tại N. Với mức sản lượng 40 triệu bộ quần áo/năm nền kinh tế hiện tại
chỉ có thể sản xuất tối đa 11 triệu tấn lương thực/năm tức là tối đa tại điểm B. Tương
tự, khi so sánh khả năng sản xuất tại N và D chúng ta cũng đưa ra được kết luận tương
tự.
Các điểm như điểm M nằm trong đường giới hạn, là những điểm không hiệu quả vì ở
đó xã hội bỏ phí các nguồn lực. Lý luận tương tự như việc so sánh vị trí của M và B,
D chúng ta có thể với nguồn lực chỉ để đầu tư sản xuất 11 triệu tấn lương thực/năm
nền kinh tế có thể sản xuất 40 triệu bộ quần áo/năm (tại B) thay vì chỉ sản xuất được
16 triệu bộ quần áo/năm (tại M). Nền kinh tế có thể tăng thêm sản lượng của một mặt
hàng mà không đòi hỏi phải cắt bớt sản lượng mặt hàng khác, như vậy nguồn lực chưa
được sử dụng hiệu quả.

You might also like