Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

BỘ CÂU HỎI ÔN THI VẤN ĐÁP GIỮA KỲ PLKDQT

(THẦY THỦY)
Cấu trúc thi: 2 câu lý thuyết + 1 giải case. Trong đó 2 câu lý thuyết thường
ở C1 + C2 + một chút C3 (Nhưng tình hình là phải HỌC ĐẦY ĐỦ các câu
dưới đây, vì thầy sẽ hỏi thêm RẤT NHIỀU THỨ liên quan).

*Lưu ý 1: Lúc vào thi thì phải tra luật nên phải đánh dấu luật ở nhà trước, đi
thi đỡ tốn thời gian.

BẢNG 1: CÁC ĐIỀU LUẬT CẦN NHỚ

LUẬT TM CISG BLDS


(ít hơn, chủ yếu dùng LTM với
(ở gần cuối giáo trình PLKDQT) CISG để giải case)

Vi phạm cơ bản: Vi phạm cơ bản: Nội dung cơ bản của HĐ:

Khoản 13 Điều 3 Điều 25 Điều 398

Các điều luật liên Chấp nhận chào hàng có Năng lực PL dân sự:
quan đến chế tài thay đổi ND cơ bản: Điều 16
(Bắt buộc, phạt, bồi
Điều 19 Năng lực hành vi dân sự:
thường, hủy)
Điều 19
Hủy HĐ: Đ49 + 64
Từ Đ297 -> 312

*Lưu ý 2: Trong phần sau, chỗ nào được đánh dấu (*) thì là các phần quan
trọng, nên học trước.

NỘI DUNG ÔN THI GK:

- Chương 1 gồm 03 phần chính:


+ Tổng quan về PLKDQT

+ Các hệ thống PL tiêu biểu trên thế giới (*)

+ XĐPL (*)

- Chương 2 gồm 05 phần chính:

+ Tổng quan về HĐKDQT

+ Giao kết HĐKDQT

+ Điều kiện hiệu lực HĐKDQT (*)

+ HĐKDQT vô hiệu (*)

+ Thực hiện HĐKDQT (*)

- Chương 3 gồm:

+ Nghĩa vụ NB, NM

PHẦN I: TỔNG HỢP CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT:


CHƯƠNG I:

1. Các điều luật áp dụng với HĐKDQT:

- Điều ước quốc tế (K/N, khi nào được áp dụng?)


- Luật quốc gia (K/N, khi nào được áp dụng?)
- Tập quán thương mại (K/N, khi nào được áp dụng?)
- Các điều luật khác.

2. KDQT là gì?
K/N: KDQT là các hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế hay các hoạt động
kinh doanh có yếu tố nước ngoài.

1) Yếu tố chủ thể: Một trong các bên tham gia kinh doanh là tổ chức, cá nhân
nước ngoài.
+ Với cá nhân: Xét theo nơi cư trú.

+ Với tổ chức: Xét theo địa điểm trụ sở (Lưu ý: TH cá nhân đại diện cho một tổ
chức, có quốc tịch khác với nước của trụ sở. VD: 1 ông người Mỹ là giám đốc 1
công ty VN => Không cần quan tâm => Chỉ cần xét theo địa điểm trụ sở ấy).

2) Yếu tố khách thể: Khách thể có sự di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia
khác. Trong đó, khách thể có thể là hàng hóa, vốn, tài sản, nhân lực,…

3) Yếu tố nước ngoài về sự kiện pháp lý: Hành vi giao kết HĐ diễn ra ở nước
ngoài với ít nhất một trong các bên.

4) Đồng tiền thanh toán: Ngoại tệ với một trong hai bên.

5) Luật được áp dụng: Căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt mqh KD xảy ra ở
nước ngoài.

6) Cơ quan giải quyết: Tòa án trọng tài tại các quốc gia của các bên ký kết HĐ,
hoặc tại một nước thứ 3.

3. PLKDQT là gì?

Hệ thống các quy tắc điều chỉnh mqh giữa các thương nhân nhằm mục đích sinh
lời có yếu tố quốc tế.

4. So sánh PLKDQT và PLTMQT (*)

PLKDQT PLTMQT

Chủ thể Cá nhân tổ chức Các quốc gia

Đặc điểm Mang tầm vi mô cụ thể có thể Mang tính vĩ mô, chung k thể đong
tính toán cân đo đong đếm, đếm đc
mqh giữa các thương nhân
ND điều Quyền và nghĩa vụ do pháp Quyền và nghĩa vụ do các quốc gia
chỉnh luật của các nhà nước mà tự tạo ra
các bên đã lựa chọn

Bp cưỡng Cưỡng chế thương nhân, Cưỡng chế nhà nước


chế - Mang tính tuyệt đối cưỡng - Mang tính tương đối: k có ai cưỡng
chế bởi các cơ quan quốc tế chế được nhà nước do đc miễn trừ
Cưỡng chế = biện pháp thi hành án
mạnh: tịch thu tài sản, đóng BP: ngoại giao, dùng dư luận tiến bộ
băng TS (thường nước yếu hơn phải dùng
biện pháp ngoại giao)
Ngoại lệ Tương đối: có mqh tốt, nhờ Đôi khi có bp tuyệt đối: EU có buộc
cưỡng chế hộ (mqh của DN các QG thi hành BP dân sự, quân sự
với QG) (cấm vận kte, trả đũa)
·

5. Nêu hiểu biết về hệ thống Common Law? (*)

1. Quốc Anh (Trừ Scotland), Mỹ, Australia, Ailen, NewZealand,


gia sử Singapore, Canada
dụng

2. Nguồn Án lệ + Luật công bình (equity law)


luật
Án lệ: Các thẩm phán khi xét xử sẽ dựa trên những bản án
do chính mình hay các thẩm phán khác xét xử trước đó.

3. Cấu - Hệ thống mở
trúc PL
- Có khả năng tạo ra những nguồn luật mới nhờ thực tiễn xét
xử

4. Quy Không có nguyên tắc chung mà dựa vào từng TH cụ thể


phạm PL
5. Ưu - Có tính linh hoạt cao
điểm
- Có tính mở

6. Nhược - Hệ thống PL phức tạp, khó hiểu


điểm
- Tính hệ thông hóa không cao

6. Nêu hiểu biết về hệ thống Civil Law? (*)

1. Quốc gia Các nước Châu Âu lục địa, Pháp, Đức, Nam Mỹ, Bắc Mỹ,
sử dụng phần lớn Châu Phi,…

2. Nguồn luật Bộ luật thành văn

3. Cấu trúc PL Phân chia rõ ràng thành 2 nguồn luật:

Luật công (Luật hiến pháp, hành chính) + Luật tư (Luật


dân sự, thương mại)

4. Quy phạm
PL

5. Ưu điểm Có tính hệ thống hóa dễ tiếp cận

6. Nhược Thiếu tính mở, cứng nhắc, xa rời thực tế


điểm

7. Hệ thống Islamic Law?


(Thường thì chỉ hỏi Common với Civil nhưng vì lớp mình có hai bạn thuyết trình đề tài
này nên thầy bảo sẽ đưa vào kiểm tra luôn. Mình thấy trong các review trước thì thỉnh
thoảng vẫn có bạn số đen bốc phải câu này :’>)

1. Quốc gia sử Các quốc gia theo theo Đạo Hồi: Ả rập xê út, Li băng,
dụng Pakistan, Ai Cập

2. Nguồn luật - Mang tính tôn giáo

- Dựa trên kinh Coran (giáo lý về đạo đức) + Sunna


(Lời truyền về hành động và lời nói của nhà tiên tri
Mohamed) => Thể hiện ý chí Thánh Ala

3. Cấu trúc PL

4. Quy phạm - Điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã
PL hội chứ không chỉ điều chỉnh những vấn đề mà
Nhà nước quan tâm.
- Chính trị thần quyền bao trùm các vấn đề mang
tính chất công tư.

5. Ưu điểm - Có sự hòa trộn giữa tôn giáo và pháp luật


- Vì luật = thơ nên dễ thuộc, nhớ, lưu truyền

6. Nhược điểm - Nhiều chế định đã lỗi thời, thiếu hệ thống hóa

8. Khái niệm XĐPL? (*)

Khái niệm: XĐPL là trường hợp xảy ra khi hai hay nhiều hệ thống PL mâu thuẫn
nhau khi điều chỉnh một quan hệ có yếu tố nước ngoài:
9. Các biểu hiện XĐPL (Thầy không dạy nhưng có bảo về tự đọc nên đưa vào
cho chắc)

- Xung đột về địa vị pháp lý của chủ thể trong KDQT:

+ Cá nhân: Năng lực pháp lý, năng lực hành vi; điều kiện nghề nghiệp;
nghĩa vụ đăng ký kinh doanh.

+ Pháp nhân: Quốc tịch (trụ sở chính hay trụ sở kinh doanh)

- Xung đột về HĐKDQT:

+ Hình thức: VB, lời nói, hay hành động?

+ Nội dung: Các điều khoản nào là cơ bản, tầm quan trọng khác/giống nhau ntn?

+ Thẩm quyền giải quyết: Lựa chọn Tòa Án giải quyết nào, ở đâu, phía NM hay
NB?

10. Cách giải quyết XĐPL? (*)

1) Phương pháp Thống Nhất Luật Thực Chất:

K/N: Là việc các nước cùng nhau thỏa thuận xây dựng các quy phạm thực
chất để điều chỉnh các quan hệ KDQT. VD: Công ước Viên, Hamburg,...

Nhược điểm: Lĩnh vực giải quyết bị hạn chế, chưa được tất cả các quốc gia phê
chuẩn.

2) Quy Phạm Xung Đột:

K/N: Là quy định chỉ ra rằng sẽ sử dụng hệ thống PL nào trong số những hệ
thống đang xung đột với nhau.

Nhược điểm: Các quốc gia có quy phạm XĐ không giống nhau => Nhiều rủi ro.

CHƯƠNG II:

11. Khái niệm Hợp đồng? HĐKDQT?


K/N: Hợp đồng KDQT là HĐ có yếu tố nước ngoài.

12. So sánh HĐTM và HĐDS?

HĐTM HĐDS

Chủ thể Thương nhân Cá nhân/Pháp nhân/ tổ chức


(Đ/n Đ6 LTM)/Nhà Nước khác

Mục đích Sinh lợi Đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt
trong cuộc sống

Luật điều 1. Luật đặc thù BLDS


chỉnh 2. Luật TM
3. BLDS

13. Đặc điểm HĐ/HĐKDQT? (*)

- HĐ:
1. Chủ thể: Cá nhân, pháp nhân, Nhà Nước, tổ chức khác (DN tư nhân,
các quỹ, hội).
2. Bản chất: Sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên.
3. Mục đích: Nhằm xác lập/thay đổi hoặc chấm dứt quyền/nghĩa vụ của
các bên. (Đ385 BLDS)
4. Hình thức: (1) Lời nói, (2) VB hoặc (3) hành vi cụ thể.

- HĐKDQT:

1. Chủ thể: Cá nhân, pháp nhân, Nhà Nước, tổ chức khác (DN tư nhân,
các quỹ, hội).
2. Bản chất của HĐ: là sự thoả thuận
3. Mục đích: vật, hành vi, bất tắc vi (phân loại vật - Đ110, 111, 112
BLDS),
4. Hình thức: Lời nói, hành vi, văn bản
5. Đối tượng HĐ: Hàng hóa, dịch vụ
6. Đồng tiền thanh toán: Là ngoại tệ với ít nhất 1 trong các bên.
7. Luật điều chỉnh HĐ: Là luật nước ngoài với ít nhất một trong các bên.
8. Cơ quan giải quyết tranh chấp: Có thể là tòa án/trọng tài tại các quốc
gia ký kết HĐ hoặc tại một nước thứ 3
9. Về ngôn ngữ HĐ: Tiếng nước ngoài với một trong các bên, thường là
tiếng Anh.

14. Các nguyên tắc trong giao kết HĐKDQT? (*)

1. Tự do HĐ:
Tóm tắt (Đ11 LTM): Các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái quy
định pháp luật.
2. Bình đẳng
Tóm tắt (Đ10 LTM): Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình
đẳng trước pháp luật.
3. Tự nguyện
Tóm tắt (Đ3 BLDSVN): Các chủ thể ký kết HĐ phải tự nguyện, không bị áp
đặt ý chí.
4. Thiện chí và trung thực: Cư xử hợp lý, không lừa dối
5. Cấm tự mâu thuẫn
6. Áp dụng tập quán và thói quen TM

15. Chào hàng trong KDQT? (*)

Là đề nghị giao kết của 1 bên phát cho bên kia theo đó ràng buộc về quyền
nghĩa vụ của các bên.

Đặc điểm:
+ Nội dung rõ ràng, cụ thể (Bao gồm các đk cơ bản)
+ Thể hiện ý chí ràng buộc giữa hai bên
+ Gửi tới một số người nhất định
16. Thời gian hiệu lực của CH?

Do người ra offer quy định hoặc xác định dựa vào một khoảng thời gian hợp lý
(tuy theo t/ch, khoảng cách, ptiện,...)

17. TH rút hoặc hủy CH? (*)

- Rút: NB phải thông báo về ý định rút lại đề nghị trước hoặc cùng thời
điểm mà NM nhận được đề nghị giao kết HĐ.
- Hủy: NM phải nhận được thông báo y/c hủy trước khi gửi chấp nhận CH.

18. Chấp nhận CH trong KDQT? (*)

Bên nhận đc CH và gửi thông báo chấp nhận CH cho bên kia.

19. Hiệu lực của chấp nhận CH trong KDQT? (*)

Có 2 thuyết về hiệu lực chấp nhận CH trong KDQT:

- Thuyết tiếp thu: Có hiệu lực khi bên kia nhận được chấp nhận CH.
- Thuyết tống phát: Có hiệu lực khi chấp nhận được gửi đi.

20. Điều kiện hiệu lực của HĐ? (*)

1. Điều kiện về chủ thể


+ Có năng lực pháp lý
+ Có năng lực hành vi
+ Đại diện hợp pháp các bên ký kết HĐ

2. Điều kiện về nội dung và mục đích


+ Đối tượng hợp pháp
+ Nội dung hợp pháp
+ Có các ĐK chủ yếu

3. Điều kiện về hình thức


+ Phù hợp ĐK pháp luật (Hầu hết các nước cho rằng hiệu lực của HĐ k phụ
thuộc vào hình thức)
4. Điều kiện về sự tự nguyện của các bên
Không có yếu tố: Đe dọa, cưỡng bức, lừa dối, nhầm lẫn

21. Xác định nguồn luật áp dụng của HĐKDQT?

- Các bên tự thỏa thuận.


+ Dựa trên: Mối liên hệ chặt chẽ với HĐ, phụ thuộc tương quan lực lượng
trong đàm phán, luật bảo vệ quyền lợi cho mình, chọn luật mình hiểu nhất,
luật thường được áp dụng nhất.
- Nếu các bên không tự thỏa thuận => Do tòa án, trọng tài xác định (dựa
trên nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế).

22. Vấn đề HĐ vô hiệu?

=> Khi các điều kiện về hiệu lực của HĐ không thỏa mãn.

23. Các yếu tố cấu thành trách nhiệm? (*)

1. Hành vi vi phạm
2. Thiệt hại
3. MQH nhân quả
4. Suy đoán lỗi

24. Các TH miễn trách?

1. TH bất khả kháng (Đ79 CISG)


Tóm tắt: Các hiện tượng tự nhiên, các sự kiện xã hội.
Đặc điểm:
+ Xảy ra sau khi ký HĐ.
+ Là hiện tượng khách quan, xảy ra ngoài ý muốn.
+ Không lường trước được.
+ Không khắc phục được.
2. Lỗi của bên bị vi phạm
Bên bị vi phạm có lỗi trước => Dẫn đến hành vi vi phạm của bên kia.
3. Lỗi của người thứ ba
25. Các chế tài do vi phạm HĐKDQT? (*)
(Câu này thầy sẽ hỏi riêng từng chế tài thôi)

Buộc thực hiện Phạt vi phạm Bồi thường thiệt Hủy HĐ


đúng HĐ hại

Nội Điều 297 LTM: Điều 300 LTM Điều 302 LTM Điều 312 LTM
dung
Tóm tắt: Các đk Tóm tắt: Bên vi phạm
Tóm tắt: Bên vi Tóm tắt: Hủy từng
trong hđ phải đc trả một khoản tiền
phạm bồi thường phần hoặc toàn
thực hiện với chi phạt do vi phạm HĐ.
những thiệt hại bộ HĐ khi một
phí phát sinh do
Điều 301 LTM: Không thực tế, trực tiếp bên vi phạm
bên vi phạm chịu.
quá 8% khoản vi do mình gây ra. nghĩa vụ cơ bản
phạm. của HĐ.
Đc sử dụng khi
chứng minh ¾ yếu (CISG có quy định
tố TN. cụ thể với NB, NM:
Đ49, 64)

TH áp 1. Khi NB không - Khi HĐ hoặc PL có - Áp dụng trong - Áp dụng khi một


dụng giao hàng: quy định (được sử mọi TH vi phạm trong hai bên vi
C1: NB giao hàng. dụng khi CM được có của một bên làm phạm nghĩa vụ cơ
C2: NB giao hàng hành vi vi phạm). cho bên kia thiệt bản (K13 Đ3 LTM
thay thế và bồi hại. => Sự vi phạm gây
- Áp dụng với các vi
thường chi phí phát thiệt hại đến mức
phạm khó CM thiệt
sinh do chênh lệch làm bên kia không
hại.
giá. đạt được mục đích
của việc giao kết
2. Khi NB giao hàng
HĐ).
kém phẩm chất:
C1: NB sửa chữa, - Theo thực tiễn:
thay thế hàng hóa.
+ NM được
C2: NM tự mình sửa
hủy HĐ khi:
chữa, thay thế với
chi phí do NB chịu. K giao hàng
đúng; giao
3. Khi NM không
sai hàng,
nhận hàng:
giao hàng
C1: NB yêu cầu NM
kém pch đến
nhận hàng.
nổi k đạt đc
C2: NB bán lại cho
giao kết.
bên T3 và đòi bồi
thường chênh lệch + NB được
giá. hủy khi:

NM k trả
tiền, NM k
nhận hàng.

Lưu ý k - Trong CISG không - Được sử dụng


cần có quy định chế tài nhiều nhất.
nhớ phạt. Hệ thống
- Lãi mất hưởng
common law k có chế
(Lãi đáng lẽ được
tài này.
hưởng) phải được
tính toán đầy đủ và
hợp lý, phát sinh
trực tiếp từ hành
vi vi phạm của bên
kia, chắc chắn
mất đi vì bên kia vi
phạm.

CHƯƠNG III (nếu có):

26. Nghĩa vụ cơ bản NB?


(Xem giáo trình + CISG)
- Giao hàng
- Chuyển quyền sở hữu (giấy tờ c/m)

27. Nghĩa vụ cơ bản NM?


- Nhận hàng
- Thanh toán

PHẦN II: TỔNG HỢP CASE + HƯỚNG DẪN GIẢI


(10 case)
1. Hướng dẫn giải case (otional): Thường câu hỏi sẽ nằm trong phạm vi C2 và
chỉ có 2 dạng câu hỏi chính: “Có HĐ không?” Hoặc “Đòi bồi thường được
những khoản tiền nào?”. Nếu đen lắm thì case sẽ không nằm trong 2 dạng
này. :)))

2. TỔNG HỢP CASE + CÁCH GIẢI

Case 1: DN A đặt hàng của DN B 100 tủ đựng hồ sơ. B chuyên chở hàng
hoá đến cho A kèm hoá đơn thanh toán ghi rõ số lượng, giá cả và nói rằng
A sẽ phải trả lãi suất 18%/năm nếu trả thiếu tiền. Có hợp đồng hay không?

Giải: Hợp đồng = CH + Chấp nhận

B1: Chào hàng có hiệu lực không?

+ Nội dung: Rõ ràng, chính xác => T/m

+ Thể hiện rõ ý định giao kết HĐ, gửi cho 1 số người xđ cụ thể. => T/m

+ Không rút hoặc hủy. => T/m

=> CH có hiệu lực.

B2: Chấp nhận CH có hiệu lực không?

+ Nội dung HĐ: Bên kia nêu rõ CHẤP NHẬN & Không có thay đổi cơ bản ND
HĐ (K3Đ19 CISG có liệt kê đầy đủ các thay đổi cơ bản): Không t/m vì có thay đổi
ĐK thanh toán là ĐK cơ bản. Chưa kể còn có mức phạt vi phạm HĐ quá 8%
(Trái với Đ302 LTMVN).

+ Thời hạn: Chấp nhận được gửi trong khoảng thời gian quy định: Chưa biết, k
có thông tin.

=> Chấp nhận CH k có hiệu lực.

=> Theo đề trên thì chưa có HĐ vì phía bên B đã thay đổi nội dung cơ bản của
HĐ (theo K3 Đ19 CISG, giá cả, thanh toàn là các ND cơ bản) => Một CH mới
được hình thành và bên A chưa thể hiện sự chấp nhận CH
=> Chưa đủ để hình thành HĐ.

Case 2: Case về cty VN và cty Anh giao kết hđ, đồng ý hết trừ điều khoản
thanh toán. VN đòi LC trả sau còn Anh muốn LC trả ngay. Cty VN về nước.
5 ngày sau cty Anh gọi bảo ok với LC trả sau, hỏi có hđ hay không?

Giải:

B1: Xem CH có hiệu lực không?

+ Nội dung: Rõ ràng, chính xác: T/m (có các đk cơ bản).

+ Thể hiện rõ ý định giao kết HĐ, gửi cho 1 số người xđ cụ thể: T/m

+ Không rút hoặc hủy: T/m

=> CH có hiệu lực.

B2: Thông báo chấp nhận của công ty Anh có hiệu lực không?

+ Nội dung: k đc có thay đổi cơ bản ND HĐ (K3Đ19 CISG + Đ398 BLDSVN) =>
Không t/mãn vì có thay đổi về đk thanh toán.

+ Thời hạn: Anh thông báo chấp nhận sau khi VN đã về nước. Mà trừ khi 2 bên
đã có tập quán cho rằng “im lặng là đồng ý”, còn k việc VN trở về nước trong im
lặng cho thấy CH cũ đã hết hiệu lực => Lúc Anh gọi điện thông báo thì chỉ là
đang gửi một CH mới và cần bên VN gửi chấp nhận lại.
=> Chấp nhận CH k có hiệu lực

=> Chưa đủ để hình thành HĐ.

Case 3: Case chè balan VN. Thầy cho 4 phí: Toàn bộ tiền hàng, phí vận
chuyển, phạt lưu kho, chi phí giữ tàu. Hỏi xem phải trả những phí nào nếu
VN có lỗi. (Có một case BaLan bản đầy đủ hơn phía dưới & đã giải).

Giải:

VN phải trả phí nếu trong TH VN có vi phạm.

B1: Kiểm tra xem VN có phải chịu TN không?


+ Hành vi vi phạm: =>
+ Thiệt hại: =>
+ Mối quan hệ nhân quả: =>
=> Hành vi vi phạm là gì? Hàng kém pch hay giao hàng muộn? Xác định hvvp
mới suy ra khoản phải bồi thường đc.

B2: Nếu VN có lỗi => Y/C bồi thường => Ktra khoản bồi thường nào là thực
tế, trực tiếp?
+ Toàn bộ tiền hàng => Có
+ Phí vận chuyển => ?
+ Phạt lưu kho => Không lq đến hàng kém pch => Không bthg
+ Chi phí giữ tàu => Không lq đến hàng kém pch => Không bthg

Case 4: Công ty Việt Nam và Hàn quốc về giao xe tải gốc - đòi bồi thường.
(Có trong review các đề trên group thì phải, có trong slides của thầy). Bản
đầy đủ:

Nguyên đơn: Người NK VN


Bị đơn: Người XK Hàn Quốc
HĐ ký ngày: 5/5/96
Đối tượng: 10 xe tải đã qua sử dụng hiệu TOWER.
Điều 3 HĐ: Xe phải là xe tải gốc. Kiểm tra phẩm chất do người bán tiến
hành ở cảng đi.
Điều 7 HĐ: Nếu giao hàng chậm hoặc mở L/C chậm thì nộp phạt mỗi ngày
chậm là 0,1% trị giá HĐ, nhưng tối đa không quá 8% trị giá HĐ.
- Ngày 2/7/96, NĐ nhận hàng tại cảng TPHCM phát hiện 10 xe đều là xe
khách 7-12 chỗ đã tháo bỏ ghế ngồi.

- Ngày 4/7/96: NĐ mời Vinacontrol giám định. BBGĐ kết luận: 8 xe chở
khách 7 chỗ và 2 xe chở khách 12 chỗ, có lỗ trên sàn xe.

- Ngày 8/7/96, NĐ fax cho BĐ đơn khiếu nại kèm BBGĐ, yêu cầu BĐ nhận lại
xe, trả lại tiền.

- Ngày 15/7/96, BĐ fax cho NĐ, nhờ NĐ tái xuất giúp 10 xe.

- Ngày 18/7/96, NĐ trả lời: BĐ trả tiền hàng rồi mới giúp BĐ tái xuất 10 xe.
- 5/10/96, do BĐ không trả tiền hàng và nhận lại xe, NĐ kiện BĐ ra VIAC đòi
BĐ nhận lại xe và trả cho NĐ số tiền là 41.490 USD, gồm:

1. Tiền hàng đã thanh toán


2. Phạt vi phạm HĐ
3. Phí mở L/C
4. Phí giám định
5. Chi phí dỡ hàng
6. Lãi suất trên số tiền 37.000 USD kể từ ngày thanh toán đến ngày đi
kiện.

=> Đòi bồi thường đc cái nào?

Giải:

B1: Xác định TN của bồi thường


- Hành vi vi phạm? => Giao sai hàng theo HĐ quy định, có BBGĐ => T/m
- Thiệt hại? => Không bán đc xe, không sd đc xe, NM phải c/m cái này => T/m
- MQH nhân quả? => Giao sai xe -> k bán đc xe (NM phải có chứng mình) =>
(cứ giả sử là NM đã c/m đc) T/m

B2: Bồi thường được cái nào? (Phải t/m 3 đđ: Thực tế, trực tiếp, lường
trước đc)
- Tiền hàng đã thanh toán => Giao sai hàng => NM mất tiền cho 1 khoản
hàng sai quy định HĐ => T/m
- Phạt vi phạm HĐ => Theo Đ307 LTM, phải quy định trước trong HĐ thì
mới đòi được khoản này. => Không T/m (hoặc ít nhất là chưa chắc chắn).
- Phí mở L/C => Không t/m vì đây là TN cơ bản của NM
- Phí giám định => Không t/m vì đây là trách nhiệm của NM
- Chi phí dỡ hàng => Không T/M vì là TN cơ bản của NM
- Lãi suất trên số tiền 37.000 USD kể từ ngày thanh toán đến ngày đi kiện.
=> Không t/m vì theo nguyên tắc bên bị vp phải hạn chế khoản bồi thường.

Case 5: (Bản tóm tắt) Case VNam mua xe tải Tower của Hàn, trong hợp
đồng có yêu cầu phạt 0,1% nếu mở L/C chậm. Sau khi giao hàng thì VNam
phát hiện là giao ko đúng loại xe tải gốc. Yêu cầu bài xem VNam có thể đòi
những loại cp nào.

- Cp mở L/C

- Tiền hàng đã trả

- Cp lưu kho

Giải:

B1: Chứng minh NB phải chịu TN:

+ Có hành vi vi phạm

+ Có thiệt hại

+ Có mối quan hệ nhân quả

+ Suy đoán lỗi

B2: Yêu cầu bồi thường (Đ302 LTMVN: Bồi thường thiệt hại, chỉ bồi thường
khoản lỗi trực tiếp).

Case 6: Công ty A gửi bằng email chào mua với nội dung:
300 khăn quàng lụa các loại, dành cho phụ nữ, 20$ 1 chiếc, giao hàng
FCA Paris. Công ty B chấp nhận chào hàng bằng điện thoại: chấp nhận bán
200 khăn quàng lụa, dành cho phụ nữ, có họa tiết hình hoa, 100 cái họa tiết
hình lá, 20$ 1 chiếc và giao hàng FCA Paris.
Hỏi 2 bên đã hình thành hợp đồng hay chưa? (dựa vào luật VN và CUV)?
Giải: (Case này cấu trúc tương tự nên mn tự giải nhé)
HĐ = Chào hàng + Chấp nhận
B1: Kiểm tra hiệu lực Chào Hàng
+ Có nội dung rõ ràng => ?
+ Thể hiện ý chí muốn ràng buộc => ?
+ Không rút hoặc hủy => ?
B2: Kiểm tra hiệu lực chấp nhận CH
+ Không thay đổi nội dung cơ bản => ?
+ Gửi trong thời hạn có hiệu lực => ?
=> KL?
Case 7: (Vẫn là khăn lụa nhưng hơi khác tí)
Công ty A gửi bằng email chào mua với nội dung:
300 khăn quàng lụa các loại, dành cho phụ nữ, 20$ 1 chiếc, giao hàng
FCA tại Paris. Công ty B chấp nhận chào hàng bằng điện thoại: Chấp nhận
300 khăn quàng lụa, dành cho phụ nữ, có họa tiết hình hoa, 150 cái màu
đỏ, 150 cái màu xanh, 20$ 1 chiếc và giao hàng FCA ở cảng X tại Paris.
Hỏi 2 bên đã hình thành hợp đồng hay chưa? (dựa vào luật VN và CUV)?
=> HĐ = Chào hàng + Chấp nhận
B1: Kiểm tra hiệu lực Chào Hàng
+ Có nội dung rõ ràng => T/m
+ Thể hiện ý chí muốn ràng buộc => T/m
+ Không rút hoặc hủy => T/m
B2: Kiểm tra hiệu lực chấp nhận CH
+ Không thay đổi nội dung cơ bản => K t/m vì có thay đổi phẩm chất (phẩm chất
là kiểu dáng, màu sắc,...) + thay đổi địa điểm giao hàng là điểm X, Paris chứ kp
Paris chung chung.
+ Gửi trong thời hạn có hiệu lực => Đề k nói rõ.
=> Chưa có HĐ
(CHP: Đoạn này thầy có hỏi mình là “NB chào hàng các loại khăn thì NM yêu
cầu loại khăn nào chả đc, sao lại tính là một sự thay đổi?” => Lập luận rằng Nếu
NM đồng ý với các loại khăn theo như CH cũ thì NM sẽ phải chấp nhận tất cả
các loại khăn với bất cứ màu sắc, kiểu dáng gì mà NB giao. Còn ở TH trên, khi
NM quy định rằng 150 cái màu xanh, 150 cái màu đỏ thì NB phải giao hàng y
như thế, nếu có sự sai khác thì NM sẽ không chấp nhận => Ctỏ đây là một sự
thay đổi cơ bản).

Case 7: Nguyên đơn: Người mua Việt Nam Bị đơn: Người bán Ấn Độ
Nguyên đơn ký hợp đồng ngày 20/9/2005 mua của Bị đơn 20.000 MT 44% Xi
măng Kumgang với giá 55 USD/MT CNF cảng Nha Trang, giao hàng vào tháng
12/1995, thanh toán bằng LC không hủy ngang, trả tiền ngay, LC phải được mở
trước ngày 30/9/2005. Hợp đồng quy định "Nếu bất kỳ bên nào không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng vì các trường hợp bất khả kháng
như ban động đất, lũ lụt, hoả hoạn, núi lửa phun, chiến tranh, đình công, bạo
động của quần chúng, lệnh cẩm của chính phủ, nhà máy sản xuất bị đóng cửa thì
được miễn trách" (Điều 14).
Theo Điều 15 Hợp đồng, “Nếu chậm giao hàng do những nguyên nhân
khác với Điều 14 thì 10 ngày chậm đầu tiên không phải nộp phạt. Sau đó phạt
0,7% trị giá lô hàng cho mỗi tuần chậm trễ cho đến khi đạt tới tối đa là 3% trị giá
lô hàng giao chậm." Trên thực tế. Nguyên đơn đã mở LC vào ngày 25/9/2005 cho
Bị đơn hưởng lợi. Ngày 29/9/2005. Nguyên đơn đã ký hợp đồng bán lại lô xi măng
cho người mua nội địa. Cuối tháng 11 Nguyên đơn nhiều lần giục Bị đơn giao
hàng, Bị đơn vài lần điện cam kết sẽ giao hàng nhưng rồi vẫn chưa giao. Ngày
20/12/2005 Nguyên đơn nhận được từ Bị đơn bản photo giấy chứng nhận bất khả
kháng do bố phần thương mại thuộc Đại sứ quán của nước nhà cung cấp đóng
tại thủ đô Ấn Độ chứng nhận lũ lụt xảy ra ở nước người cung cấp vào tháng
5/2005. Trong bản photo giấy chứng nhận bất khả kháng đó ghi “ở nước người
cung cấp bị mưa lớn và lũ lụt, đường sá bị sụt lún nặng, không chở nguyên liệu
vào nhà máy được, nhà máy bị hư hỏng nặng phải ngừng sản xuất. Hiện tượng
này được coi là bất khả kháng. Nhà máy đang cố gắng khắc phục hậu quả để trở
lại hoạt động bt và sẽ thông báo lịch giao hàng cụ thể.”
- HĐ giữa bị đơn và người cung cấp được ký ngày 4/7/ 2005 với số lượng 60.000
MT xi măng Kumgang. Nguyên đơn không thừa nhận Bị đơn gặp bất khả kháng,
tiếp tục yêu cầu Bị đơn giao hàng, nhưng đến ngày 15/6/1996 Bị đơn vẫn không
giao hàng. Sau nhiều lần đòi mà không được bồi thường. Nguyên đơn kiện Bị
đơn ra trong tài đòi bồi thường 199.000 USD, gồm các khoản:
- 70.000 USD tiền phạt đã phải trả cho người mua nội địa.
- 36.700 USD lãi suất ngân hàng tiền ký quỹ mở LC từ ngày 20/9/1995 đến
20/6/1996
- Phạt do chậm giao hàng theo Điều 15 Hợp đồng là 32.400 USD.
Hỏi Nguyên đơn có đòi được những khoản này không? Luật áp dụng là CISG
1980.
Giải:
Dài quá chưa đọc :v Mà hình như k có đề này, các đề còn lại thì hầu như mn đều
trúng rùi.

Case 8: Việt Nam - Anh đàm phán ký kết hợp đồng còn mỗi điều khoản
thanh toán. Việt Nam đòi L/C trả chậm, bên Anh đòi L/C trả ngay. Việt Nam
về nước, 5 ngày sau Anh gọi điện sang báo là đồng ý trả chậm.
Hỏi Việt Nam có bị ràng buộc gì không?
Giải:

=> Có đề tương tự ở trên, mn xem lại nhá.

Case 9: Phó GĐ công ty X (Bên mua) ký hợp đồng mua bán vải với đại diện
theo pháp luật của công ty Y Mỹ (Bên bán) (5/2017). Hợp đồng có giá trị
31,529 USD. Trong HĐ có điều khoản về phạt vi phạm: Nếu người bán
không giao hàng đúng phẩm chất bị phạt 3,000 USD.
7/2017: người bán giao hàng, Người mua kiểm hàng thấy không đúng
phẩm chất nên kiện người bán và đòi:
1. Giảm 10% giá trị HĐ
2. Tiền phạt vi phạm 3,000 USD do hàng giao thiếu và chất lượng không
đạt.
3. Tiền giám định và lưu kho.
Bên bán phản bác lại như sau: HĐ do:
- PGĐ ký ko có thẩm quyền
- Bên mua lại trình được giấy ủy quyền cho PGĐ từ tháng 8/1/2017
(TH2: Bên mua cung cấp giấy ĐKKD và gửi biên bản cuộc họp HĐQT phân
công PGĐ thực hiện giao dịch này, bản này nói không phải giấy ủy
quyền?).
- Bên bán cho rằng giấy ủy quyền đó được ký vào ngày chủ nhật, và được
ký vào đầu năm, thế nhưng số hiệu giấy ủy quyền lại rất lớn nên rất vô lý.
- Ngoài ra, vào thời điểm ký HĐ, bên bán không hề biết về việc PGĐ được
ủy quyền. Bên bán cho rằng HĐ bị vô hiệu và người mua phải tự chịu mọi
thiệt hại.
Hợp đồng vô hiệu hay không? Người mua có đòi được những khoản tiền
trên?
Giải:

Đề này khó, chưa giải nhưng hình như có bạn số đen bốc phải rùi :<

Case 10: Công ty A (Việt Nam) chào mua nguyên vật liệu của công ty B
(Trung Quốc). Trong đơn chào mua A có ghi rõ điều khoản tên hàng, phẩm
chất, số lượng và quy định thời hạn trả lời là 13/9. Ngày 14/9 B gửi chấp
nhận chào hàng và yêu cầu sẽ xác định giá vào thời điểm thực giao. Sau
đó, khi A đã tiến hành nhận từ B và đưa vào sản xuất 10% số nguyên vật
liệu thì tạm dừng sản xuất do sức mua trên thị trường giảm. A yêu cầu B
giảm giá nguyên vật liệu, nhưng B không đồng ý.
A khởi kiện yêu cầu hợp đồng vô hiệu vì:
- Chào hàng thiếu điều khoản giá.
- B chấp nhận chào hàng muộn.
A có thắng kiện không?

Giải:

B1: Đã có HĐ chưa?
HĐ = CH + Chấp nhận CH
- CH:
+ Ý định ràng buộc => T/m.
+ Nội dung rõ ràng => Thiếu ĐK giá (Theo Đ19 CISG + Đ398 BLDS) =>
Chưa T/m.
+ Không rút hoặc hủy => T/m.
=> CH k t/m (1)
- Chấp nhận CH:
+ Nội dung không thay đổi ĐK cơ bản => Có thay đổi ĐK giá => K t/m.
+ Gửi trong thời hạn CH có hiệu lực => Nếu 13/9 ngày bthg => K t/m. Nếu
13/9 ngày nghỉ => T/m.
=> Chấp nhận k t/m (2)
(1) + (2) => Chưa có HĐ.
=> Vì HĐ chưa hình thành nên A không thể c/m HĐ vô hiệu được.

(optional) B2: Nếu đã có HĐ thì HĐ vô hiệu khi 1 trong 4 ĐK sau không t/m:
- ĐK chủ thể: Có năng lực pháp lý, năng lực hành vi, đại diện của các bên hợp
pháp => T/m.
- ĐK nội dung:
+ Không trái PL => T/m.
+ Có các ĐK chủ yếu: (Đ19 CISG và Đ398 BLDS) Đối tượng, số lượng,
chất lượng, giá/phương thức thanh toán, thời hạn địa điểm, nghĩa vụ các bên,
TN do vi phạm HĐ, phương thức giải quyết tranh chấp.
- ĐK hình thức: (Thường k phụ thuộc cái này)
- ĐK về sự tự nguyện của các bên. => T/m
Case 3: Công ty VN xuất chè sang công ty Ba Lan, đã đến cảng và dỡ hàng. 5
tháng sau công ty Ba Lan mới mời kiểm định đến, giám định ra chè kém phẩm
chất. Hỏi cty Ba Lan có đòi được phí nào dưới đây:

- Tiền lô chè
- Cước vch
- Chi phí lưu hàng tại cảng
- Tiền phạt lưu tàu tại cảng

Giải:
B1: Phải xem xét các căn cứ cấu thành trách nhiệm bồi thường:
- Hành vi vi phạm => Giao hàng kém chất lượng?
+ Trước đó đã có giấy CNPC của cơ quan giám định chưa?
+ ĐK ICT sử dụng là gì? => Chè có hỏng khi vẫn thuộc TN NB k?
=> Chưa c/m đc (Đ38 CISG: NM phải ktra hàng trong thgian ngắn nhất).
- Thiệt hại => Chưa c/m đc
- MQH nhân quả => Chưa c/m đc
B2: Giả sử VN có mắc lỗi (nếu t/m các đk trên) => Phải bồi thường khoản nào?
- Tiền lô chè => Có thể đòi
- Cước vch => Ai thuê tàu?
- Chi phí lưu hàng tại cảng => BM gọi GĐ muộn, klq đến lỗi giao hàng kém p/ch, kp két
quả trực tiếp.
- Tiền phạt lưu tàu tại cảng => tương tự.

-Có hành vi vi phạm HĐ của bên vi phạm ko? :

· Nếu hợp đồng quy định: so sánh vs biên bản giám định.Thấy sai chất lượng -> bên
VN có lỗi

· Nếu HĐ ko quy định phẩm chất: Theo Đ35 CISG, Đ39 Luật TM VN 2005, HH ko
phù hợp vs hợp đồng khi : ko phù hợp vs mục đích sử dụng thông thường của các HH
cùng loại
ð HH kém phẩm chất, có hành vi vi phạm của bên bán

Nếu có hành vi vi phạm HĐ của bên VN thì xét tiếp.

-Có thiệt hại của bên bị vi phạm ko?

Bên Balan phải chứng minh thiệt hại: VD: ko bán đc hàng cho bên thứ 3, ...

-Mối quan hệ giữa hành vi vi phạm của VN và thiệt hại của Balan, chú ý cp phạt lưu
hàng tại cảng phải là hậu quả trực tiếp của việc hàng kém chất lượng, ko khắc phục
đc .

*Nếu chứng minh được trường hợp miễn trách từ bên VN thoát lỗi:

Cần xem xét việc sản phẩm chất lượng kém có phải do lỗi của VN ko.VN có kiểm tra
hàng ở nơi đi ko? Hàng giao đến nhưng sau 5 tháng bên Balan ms kiểm tra-> có thể
hư hỏng khi hàng đã đc giao cho bên Balan. (Điều 38 CISG 1980: Bên mua phải kiểm
tra hoặc đảm bảo HH đc kiểm tra trong thời hạn ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho
phép)-> Nếu hàng hỏng do bên bên Balan thì đây là lỗi của trái chủ (lỗi của bên bị vi
phạm)

VN có gặp trường hợp miễn trách hay ko và có thông báo kịp thời cho bên Balan ko.
Nếu có thì bên VN đc miễn trách nhiệm.

Nếu do khác biệt tiêu chuẩn chất lượng của 2 nước thì 2 bên cùng chịu trách nhiệm
Nếu VN ko chứng minh đc thì bên Balan có quyền áp dụng các chế tài vs hành vi vi
phạm của VN.

-Khi cty Balan áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại: cty Balan đòi đc điền tiền hàng, , CP
vận chuyển lô hàng, CP lưu hàng tại cảng, tiền phạt lưu tàu tại cảng. Nhưng cty VN chỉ
phải bồi thưởng mức đã hạn chế tổn thất. Nếu Cty Balan ko hạn chế tổn thất thì cty VN
có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồ thường bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế
đc( Đ305 LTM 2005). Nếu cty Balan chi thêm tiền để hạn chế tổn thất thì VN phải trả
thêm cp hạn chế tổn thất đó.

-Nếu cty Balan áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng HĐ:

- Tiền hàng: yêu cầu ng bán sửa chữa hàng thì ko đòi đc tiền. Nếu tự sửa hoặc thuê
ng sửa thì đòi đc tiền sửa chữa từ ng bán.

- Chi phí vận chuyển: ko đòi đc.

- CP lưu hàng ở cảng, tiền phạt lưu tàu: nếu là CP thuê kho,lưu kho để bảo quản lô
hàng trên , có minh chứng rõ ràng thì đòi được . Đây là bên mua đang áp dụng biện
pháp hạn chế tổn thất .

-Nếu A áp dụng chế tài phạt : Điều 307 LTM VN 2005, nếu ko thỏa thuận phạt thì ko đc
phạt và ngược lại. Phạt ko quá 8% phần giá trị HĐ bị vi phạm ( phạt trên phần hàng bị
kém chất lượng)

-Nếu A áp dụng chế tài hủy HĐ:

Khi HH kém phẩm chất đến mức ko đạt đc mục đích sử dụng của bên mua,hay ko sử
dụng đc với mục đích thông thường của HH, ko bán lại đc => A hủy HĐ. A phải hoàn
trả hàng cho B và B trả lại tiền hàng cho A. Nếu A ko hoàn trả lại đc hàng thì ko đòi đc
tiền hàng, ko có quyền tuyên bố hủy HĐ, trừ khi A chứng minh trường hợp miễn trách
(VD: nhà nước kiểm soát lô hàng, ...) Khi hủy đc HĐ thì B sẽ phải hoàn trả cả CP vận
chuyển, lưu hàng và cp bị phạt .

You might also like