Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 105

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU TÁCH CHIẾT VÀ KHẢO SÁT THÀNH


PHẦN HÓA HỌC, SINH HỌC CỦA TINH DẦU TỪ VỎ
CAM SÀNH (CITRUS RETICULATA X MAXIMA)

Ngành : Công nghệ sinh học


Chuyên ngành: Công nghệ sinh học

Giảng viên hướng dẫn :


Sinh viên thực hiện :
MSSV :
Lớp :
TP. Hồ Chí Minh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố
theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu,
phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt
Nam.

Tp.HCM, ngày tháng năm


Sinh viên thực hiện
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH ix

LỜI CẢM ƠN xi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1. Giới thiệu chung về cây cam sành 4

1.1.1. Nguồn gốc cam sành 4

1.1.2. Phân loại khoa học 4

1.1.3. Đặc điểm hình thái cây cam sành 4

1.1.4. Thành phần hóa học 5

1.1.5. Thành phần dinh dưỡng 5

1.1.6. Tác dụng của quả cam sành 7

1.2. Giới thiệu chung về tinh dầu 8

1.2.1. Những nét đặc trưng của tinh dầu 8

1.2.2. Quá trình tích lũy 10

1.2.3. Thành phần hóa học của tinh dầu 10

1.2.4. Tính chất lý- hóa của tinh dầu 13

1.2.5. Một số phương pháp ly trích tinh dầu 15

1.2.6. Phương pháp xác định thành phần hoá học của tinh dầu
20

1.2.7. Bảo quản tinh dầu 24

1.3. Thành phần hóa học của tinh dầu chi Citrus, cây cam
sành 25
1.3.1. Sơ lược vài nét về tình hình khai thác 25

1.3.2. Những nghiên cứu hóa học về chi Citrus 27

1.4. Giới thiệu sơ lược về các chủng vi khuẩn chỉ thị 37

1.4.1. Staphyllococcus aureus 37

1.4.2. Escherichia coli (E.coli) 39

1.4.3. Salmonella 40

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 43

2.1. Địa điểm và thời gian tiến hành đề tài 43

2.1.1. Địa điểm tiến hành đề tài 43

2.1.2. Thời gian thực hiện đề tài 43

2.2. Phương pháp nghiên cứu 43

2.2.1. Thiết bị, nguyên liệu, dụng cụ và hóa chất 45

2.2.2. Tiến hành ly trích tinh dầu bằng phương pháp chưng cất
lôi cuốn hơi nước 50

2.2.3. Khảo sát các yếu tố thể tích đến hàm lượng tinh dầu
Cam sành thu được bằng phương pháp chưng cất lôi
cuốn hơi nước 51

2.2.4. Đánh giá yếu tố cảm quan 53

2.2.5. Xác định một số chỉ tiêu hóa – lý của tinh dầu Cam 54

2.2.6. Xác định thành phần hóa học chính của tinh dầu Cam
bằng phương đo phổ GC/MS. 57

2.2.7. Thử hoạt tính sinh học của tinh dầu Cam sành 58

2.3. Thống kê và xử lý số liệu 60

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 61

3.1. Xác định ảnh hưởng của các yếu tố đến hàm lượng tinh
dầu cam sành thu được bằng phương pháp chưng cất lôi
cuốn hơi nước 61
3.1.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu
đến hàm lượng tinh dầu cam sành thu được bằng phương
pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước 61

3.1.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu vỏ


cam/nước chưng đến hàm lượng tinh dầu cam sành thu
được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước 62

3.1.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của nồng độ NaCl bổ sung


vào nguyên liệu đến hàm lượng tinh dầu cam sành thu
được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước 64

3.1.4. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của thời gian ngâm NaCl bổ
sung vào nguyên liệu đến hàm lượng tinh dầu cam sành
thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
65

3.1.5. Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của thời gian chưng cất đến
hàm lượng tinh dầu cam sành thu được bằng phương
pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước 66

3.2. Đánh giá cảm quan 67

3.3. Xác định chỉ tiêu hóa lý của tinh dầu cam sành 68

3.3.1. Độ ẩm nguyên liệu 68

3.3.2. Định lượng tinh dầu cam sành 69

3.3.3. Tỷ trọng tinh dầu cam sành 69

3.3.4. Chỉ số hóa học của tinh dầu cam sành 70

3.3.5. Độ hòa tan trong ethanol 70

3.4. Xác định thành phần hóa học của tinh dầu cam sành bằng
phương pháp sắc ký khối phổ (GC – MS) 71

3.5. Xác định hoạt lực kháng khuẩn của tinh dầu cam sành thu
được bằng phương pháp chưng cất hơi nước 74
3.5.1. Hoạt tính kháng Escherichia coli của tinh dầu cam sành
thu được bằng phương pháp chưng cất hơi nước 74

3.5.2. Hoạt tính kháng Salmonella của tinh dầu cam sành của
tinh dầu cam sành thu được bằng phương pháp chưng
cất hơi nước 77

3.5.3. Hoạt tính kháng Staphylococcus aureus của tinh dầu


cam sành của tinh dầu cam sành thu được bằng phương
pháp chưng cất hơi nước 79

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82

4.1. Kết luận 82

4.2. Kiến nghị 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GC – MS Gas chromatography – mass spectrometry
(Sắc ký khí ghép khối phổ)
IA Chỉ số acid
IS Chỉ số savon
IE Chỉ số Ester
CE-ED Capillary Electropherosis – electrochemical detection
(Phương pháp điên dị mao quản với phát hiện điện hoá)
EMB Môi trường eosin methylene blue
NA Môi trường Nutrient Agar
NB Môi trường Nutrient Broth
CFU Colony Forming Units
DMSO Dimethyl sulfoxide
FAO FNP FAO Food and Nutrition Paper
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100g cam sành 5
Bảng 1.2. Số liệu sản xuất tinh dầu Citrus trên thế giới 26
Bảng 1.3. Thành phần hóa học của tinh dầu lá cam, chanh, bưởi
28
Bảng 1.4. Thành phần hoá học của tinh dầu vỏ bởi Đoan Hùng
(vết < 0,1%) 31
Bảng 1.5. Hàm lợng các chất có trong tinh dầu vỏ bởi Phúc
Trạch (vết < 0,1%) 32
Bảng 1.6. Thành phần hoá học của tinh dầu vỏ cam được trổng
ở nước ta 34
Bảng 1.7. Hàm lượng tương đối của một số chất thơm có trong
tinh dầu vỏ chanh Việt Nam 35
Bảng 1.8. Thành phần hoá học của tinh dầu vỏ quất Việt Nam
(vết < 0,1%) 36
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu đến thể tích
tinh dầu cam sành thu được bằng phương pháp chưng
cất lôi cuốn hơi nước 61
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu vỏ cam/ nước
chưng đến thể tích tinh dầu cam sành thu được bằng
phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước 63
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ NaCl bổ sung vào nguyên
liệu đến thể tích tinh dầu cam sành thu được bằng
phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước 64
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của thời gian ngâm NaCl bổ sung vào
nguyên liệu đến thể tích tinh dầu cam sành thu được
bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước 65
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thời gian chưng cất đến thể tích tinh
dầu cam sành thu được bằng phương pháp chưng cất
lôi cuốn hơi nước 66
Bảng 3.6. Kết quả xác định độ ẩm nguyên liệu 68
Bảng 3.7. Kết quả xác định định lượng tinh dầu 69
Bảng 3.8. Kết quả xác định tỷ trọng tinh dầu cam sành 69
Bảng 3.9. Kết quả xác định chỉ số hóa học của tinh dầu 70
Bảng 3.10. Kết quả xác định độ hòa tan của tinh dầu cam sành
trong ethanol 70
Bảng 3.11. Kết quả xác định thành phần hóa học (GC – MS)
của tinh dầu cam sành thu được bằng phương pháp
chưng cất lôi cuốn hơi nước 71
Bảng 3.12. Kết quả thành phần hóa học tinh dầu cam của
(Sikdar et al., 2016) 72
Bảng 3.13. Kết quả thành phần hóa học tinh dầu cam của
(Celikel et al., 2008) 73
Bảng 3.14. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng Escherichia coli 75
Bảng 3.15. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng Salmonella 77
Bảng 3.16. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng Staphylococcus
aureus 79
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Đặc điểm hình thái của cây và quả cam sành 5
Hình 1.2. Một số loại tinh dầu thực vật hiện nay 9
Hình 1.3. Monoterpene mạch hở 11
Hình 1.4. Monoterpene một vòng 11
Hình 1.5. Monoterpene hai vòng 11
Hình 1.6. Sesquierpene mạch thẳng 12
Hình 1.7. Các alcol thường gặp 12
Hình 1.8. Các phenol và etylphenol có trong tinh dầu 12
Hình 1.9. Các aldehyde tiêu biểu 13
Hình 1.10. Các ester có mặt trong tinh dầu 13
Hình 1.11. Máy ép tinh dầu 15
Hình 1.12. Hệ thống chưng cất lôi cuốn hơi nước 16
Hình 1.13. Hệ thống máy Soxhlet 20
Hình 1.14. Sơ đồ thiết bị sắc ký khí 22
Hình 1.15. Hệ thống sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS) 24
Hình 1.16. Ảnh hiển vi của Staphyllococcus aureus 38
Hình 1.17. Vi khuẩn E.coli 39
Hình 1.18. vi khuẩn Salmonella (nhuộm màu đỏ) xâm nhập vào tế
bào của người 41
Hình 2.1. Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu thu nhận tinh dầu cam
sành bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước 44
Hình 2.2. Bộ chưng cất lôi cuốn hơi nước 46
Hình 2.3. Quả cam sành dùng làm nguyên liệu 47
Hình 2.4. Vỏ ngoài quả cam sành cắt nhỏ 1cm2 48
Hình 2.5. Vỏ cam sành xay nhuyễn trong 3 phút 48
Hình 2.6. Một số hóa chất sử dụng KOH, NaCl, phenolphthalein, cồn
96o 49
Hình 2.7. Sơ đồ các bước thực hiện ly trích tinh dầu Cam sành bằng
phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước 50
Hình 2.8. Quy trình đánh giá hoạt lực kháng khuẩn của tinh dầu 58
Hình 3.1. Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của thời gian chưng cất đến thể
tích tinh dầu cam sành thu được bằng phương pháp chưng cất lôi
cuốn hơi nước 67
Hình 3.2. Tinh dầu cam sành thu được bằng phương pháp chưng cất lôi
cuốn hơi nước 68
Hình 3.3. Biểu đồ kết quả xác định thành phần hóa học bằng GC – MS
của tinh dầu cam sành 72
Hình 3.4. Công thức cấu tạo của D-Limonene 73
Hình 3.5. Công thức cấu tạo của α-Pinene 74
Hình 3.6. Công thức cấu tạo của β-Myrcene 74
Hình 3.8. Kết quả kháng Escherichia coli của tinh dầu cam sành thu
được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước ở độ pha
loãng khác nhau 76
Hình 3.10. Kết quả kháng Salmonella của tinh dầu cam sành thu được
bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước ở độ pha loãng
khác nhau 78
Hình 3.12. Kết quả kháng Staphylococcus aureus của tinh dầu cam sành
thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước ở độ
pha loãng khác nhau 80
LỜI CẢM ƠN
Được ngồi trên giảng đường của trường Đại học công nghệ Tp.HCM học tập
trong suốt bốn năm qua là niềm vinh dự đối với em. Từng buổi học, từng bài
giảng, từng kinh nghiệm mà các thầy, các cô truyền đạt lại luôn là nguồn kiến
thức quý báu cho em. Những kiến thức ấy giờ đây đã trở thành kinh nghiệm vô
cùng quý giá giúp em thực hiện tốt đồ án tốt nghiệp, cũng như là nền tảng vững
chắc cho em bước đi những bước trên đường đời sau này. Em xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến:
TS. Trịnh Thị Lan Anh đã luôn quan tâm hướng dẫn và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để em có thể hoàn thành tốt đồ án của mình.
Quý Thầy Cô của trường Đại học công nghệ Tp.HCM, những người đã truyền
đạt cho em những kiến thức quý báu và bổ ích để làm hành trang vào đời.
Quý Thầy Cô bộ môn công nghệ sinh học, trường Đại học công nghệ Tp.HCM
đã tạo mọi điều kiện và tận tình giúp đỡ để em hoàn thành tốt đồ án.
Cảm ơn các anh chị và các bạn cộng tác viên trong phòng thí nghiệm công
nghệ sinh học và phòng thí nghiệm thực vật đã giúp đỡ và cho lời khuyên quý
báu trong quá trình em thực hiện đồ án.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và các bạn trong
nhóm đồ án khóa 13. Những người đã luôn bên em, động viên, ủng hộ và giúp đỡ
em cả về vật chất lẫn tinh thần để em có thể hoàn thành tốt đồ án của mình.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người.

Tp.HCM, ngày tháng năm


Sinh viên thực hiện
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tinh dầu hiện nay được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thực phẩm, mỹ
phẩm, dược phẩm,… Tinh dầu là nguồn hương liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên,
trong đó loại cây chứa tinh dầu nhiều và nổi bật nhất là giống Citrus họ
Rutaceae, với hàm lượng tinh dầu cao, có khoảng 90% d-Limonene, là một dung
môi dùng trong nhiều hóa chất, là chất tẩy rửa thân thiện với môi trường, ít độc,
ngăn ngừa bệnh hen suyễn và ung thư, trong các nghiên cứu gần đây còn cho
thấy limonene còn có tác dụng tán sỏi, phá khối u,…
Ở nước ta, đặc biệt là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long với điều kiện thiên
nhiên nhiệt đới rất thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các loại thực vật
nói chung và các giống Citrus họ Rutaceae (họ cam) nói riêng trong đó cây cam
sành được trồng khắp nơi. Cây cam sành không chỉ là một loại cây ăn quả phổ
biến mà còn là vị thuốc hay trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Theo
Đông y quả cam sành vị ngọt chua, tính ấm vào các kinh phế, vị, can. Có công
năng hóa đàm, trị ho, lý khí, giải uất, tiêu thực, giải rượu. Vỏ cam có nhiều tác
dụng như kháng khuẩn, giảm tress giúp ngủ ngon, trị đau đầu, khử mùi, trị đầy
hơi, hạ đường huyết,… Tuy nhiên hiện nay vỏ cam sành vẫn còn bị xem là phụ
phế phẩm nông nghiệp không có giá trị kinh tế và là nguồn rác thải hữu cơ gây ô
nhiễm môi trường. Nếu chúng ta có thể tận dụng vỏ quả cam sành để sản xuất
tinh dầu ứng dụng trong đời sống thì ta sẽ giải được vấn đề ô nhiễm môi trường
do vỏ cam gây ra và bên cạnh đó làm tăng giá trị kinh tế của cây cam sành nói
chung.
Các nghiên cứu về tinh dầu cam sành được thực hiện khá nhiều trên thới giới
nhưng tại Việt Nam còn rất hạn chế, chủ yếu tập chung vào khảo sát các phương
pháp ly trích tinh dầu cam sành. Các nghiên cứu về thành phần hóa học của tinh
dầu, các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của tinh cam sành ít được quan tâm.
Việc nghiên cứu tách chiết tinh dầu, xác định tính chất lý hóa và hoạt tính sinh
học của tinh dầu là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng.
Vì vậy, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tách chiết và khảo sát thành phần hóa
học, sinh học của tinh dầu từ vỏ cam sành (Citrus reticulata x maxima)”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm ra điều kiện tối ưu trong quá trình sản xuất tinh dầu bằng phương
pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
- Xác định thành phần hóa học trong tinh dầu cam sành.
- Thử hoạt tính sinh học của tinh dầu cam sành.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài:
- Tiến hành thực nghiệm ly trích tinh dầu vỏ trái cam sành bằng phương
pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
- Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng tinh dầu trong quá
trình trích ly bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
- Xác định một số chỉ số hóa lý và thành phần hóa học của tinh dầu thu
được từ phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
- Định tính sơ bộ và xác định thành phần hóa học có trong tinh dầu bằng
phương pháp GC-MS.
- Thử hoạt tính sinh học về khả năng kháng khuẩn của tinh dầu trái cam
sành thu được từ phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
4. Các phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết: thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu là sách, tạp chí
chuyên ngành các công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học trong và ngoài
nước.
Thực nghiệm:
- Phương pháp tách chiết tinh dầu: phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi
nước.
- Phương pháp xác định thành phần hóa học: GC-MS.
- Phương pháp sinh hóa: thử hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu cam sành
trên 3 loại vi khuẩn: Escherichia coli, Salmonella, Staphylococcus
aureus.

5. Đối tượng
Quả cam sành được lấy tại Xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, Tỉnh An Giang.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Thực hiện thu tinh dầu cam sành bằng phương pháp chứng cất lôi cuốn
hơi nước.
- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết tinh dầu bằng
phương pháp lôi cuốn hơi nước.
- Xác định chỉ tiêu lý hóa và thành phần hóa học của tinh dầu cam sành thu
được bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước.
- Đánh giá hoạt lực kháng khuẩn của tinh dầu cam sành thu được bằng
phương pháp lôi cuốn hơi nước.
7. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu
Các nghiên cứu về tinh dầu cam sành được thực hiện khá nhiều ở trên thế giới
như Mỹ, Brazil, Trung Quốc nhưng tại Việt Nam còn rất hạn chế, gần đây mới có
một số ít công trình nghiên cứu về tinh dầu cam sành.
- Khảo sát tinh dầu vỏ trái giống Citrus họ Rutaceae. Nguyễn Minh Hoàng
(2006).
- Ly trích tinh dầu vỏ trái và lá tắc. Trịnh Hoàng Hiếu và cộng sự (2009).
- Khảo sát thành phần hóa học và thử hoạt tính giải lo âu của tinh dầu
bưởi, cam, chanh, quýt, quất. Dương Phước An và cộng sự (2010).
- Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu lá
bưởi, cam và chanh. Nguyễn Văn Lợi và cộng sự (2004).
- Nghiên cứu tách chiết tinh dầu cam sành (Citrus sinensis (L.) Osbeck).
Lê Phạm Tấn Quốc và cộng sự (2010).
8. Những đóng góp mới của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung vào kết quả nghiên cứu thành phần
hóa học của tinh dầu cam sành và thử hoạt tính sinh học của tinh dầu cam sành.
Tăng cường hướng nghiên cứu mới về tinh dầu của quả cam sành góp phần
tìm ra hợp chất các hợp chất thiên nhiên có dược tính cao từ quả cam sành.
9. Kết cấu của đồ án tốt nghiệp
Đồ án tốt nghiệp gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Vật liệu và phương pháp
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Chương 4: Kết luận và kiến nghị
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về cây cam sành
2.1.1. Nguồn gốc cam sành
Cam sành là một giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh có quả gần như quả
cam, nguồn gốc xuất xứ: Hà Giang, Việt Nam, ở nước ta hiện trồng chủ yếu ở
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, như: Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ,...
được gọi chung là cam sành Sài Gòn. Quả cam sành rất dễ nhận ra nhờ lớp vỏ
dày, sần sùi giống bề mặt mảnh sành và thường có màu lục nhạt (khi chín có sắc
cam), các múi thịt có màu cam, thịt trái nhiều nước, hương vị chua ngọt, trọng
lượng trung bình 275 gram/trái. Chu kỳ khai thác 10 – 15 năm. Phù hợp ăn tươi,
chế biến và tiêu thụ nội địa (Morton, 1987).
2.1.2. Phân loại khoa học
Giới : Plantae
Ngành : Angiospermae
Lớp : Eudicotiledone
Bộ : Sapindales
Họ : Rutaceae
Chi : Citrus
Loài : Citrus reticulata x maxima
Cam sành được gắn nhiều tên khoa học khác nhau như Citrus nobilis, Citrus
reticulata, hay Citrus sinensis, trên thực tế nó là giống lai tự nhiên: C. reticulata
x C. sinensis (tên tiếng Anh: king mandarin).
2.1.3. Đặc điểm hình thái cây cam sành
Thân, tán, lá: cây có tán cây hình dù, lá không eo, màu xanh đậm. Cây cao 3 –
3,5 m, đường kính 3 – 4 m.
Hoa, quả, hạt: Trái có dạng hình tròn, có đường kính 4 – 12 cm, bên trong có
chứa 8 – 11 múi. Trái có thịt mềm nhiều sơ đang chặt chẽ với nhau và nhiều hột
có hạch cứng bao xung quanh, trọng lượng trung bình 235,9 g, vỏ màu xanh đến
xanh vàng khi chín, sần và dầy 3 – 5 mm. Tép màu vàng cam đậm, nhiều nước,
vị ngọt chua, có mùi thơm (Nguyễn Hữu Đống và cộng sự, 2003).
Hình 1.1. Đặc điểm hình thái của cây và quả cam sành
2.1.4. Thành phần hóa học
Trong quả cam tươi có nước chiếm 87,5 %, protein 0,9 %, carbohydrate 8,4 %,
acid hữu cơ 1,3 %, cellulose 1,6 %, calcium 34 mg%, sắt 23 mg%, caroten 0,4
mg%, vitamin C 40 mg%. Quả là nguồn vitamin C, có thể tới 150 mg trong 100 g
dịch, hoặc 200 – 300 mg trong 100 g vỏ khô (Nguyễn Văn Lợi và cộng sự,
2004).
Trong lá và vỏ quả xanh có l-stachydrin, hesperdin, aurantin, acid aurantinic,
tinh dầu Cam rụng (petitgrain). Hoa chứa tinh dầu Cam (neroli) có limonen,
linalol, geraniol. Vỏ quả chứa tinh dầu mà thành phần chính là d-limonen (90%),
decyclicaldehyd tạo nên mùi thơm, các alcol như linalool, dl-terpineol, alcol
nonylic, còn có acid butyric, authranilat metyl và ester caprylic (Nguyễn Văn Lợi
và cộng sự, 2004).
2.1.5. Thành phần dinh dưỡng
Bảng .. Thành phần dinh dưỡng trong 100g cam sành
Thành phần dinh dưỡng ĐV Hàm lượng
Nước g 88,8
Năng lượng Kcal 38
KJ 158
Protein g 0,9
Lipid g 0,1
Glucid g 8,3
Cellulose g 1,4
Tro g 0,5
Đường tổng số g 9,35
Sắt mg 0,4
Kẽm mg 0,22
Đồng µg 140
Vitamin C mg 40
Vitamin B1 mg 0,08
Vitamin B2 mg 0,03
Vitamin PP mg 0,2
Vitamin B5 mg 0,25
Vitamin B6 mg 0,06
Vitamin B9 µg 0
Vitamin H µg 0,89
Vitamin B12 µg 0
Vitamin A µg 0
Vitamin D µg -
Vitamin E mg 0,18
Vitamin K µg 0
β-caroten µg 71
α-caroten µg 11
β-cryptoxanthin µg 116
Lycopene µg 0
Lutein + Zeaxanthin µg 129
Purin mg 19
Tổng số acid béo no g 0,02
Cholesterol mg 0
Phytosterol mg -
Lysin mg 43
Methionin mg 12
Tryptophan mg 6
Phenylalanin mg 30
Threonin mg 12
Valin mg 31
Leucin mg 22
Isoleucin mg 23
Arginin mg 52
Histidin mg 12
Cystin mg 10
Tyrosin mg 17
Alanin mg 51
Acid aspatic mg 114
Acid glutamic mg 99
Glycin mg 83
Prolin mg 46
Serin mg 23
(Nguồn Nguyễn Công Khẩn và cộng sự, 2007)
2.1.6. Tác dụng của quả cam sành
Trị cảm lạnh: khi bị cảm lạnh, hãy uống một cốc nước cam nóng nó sẽ giúp cơ
thể chúng ta giảm mệt mỏi và ngăn ngừa tình trạng sổ mũi.
Trị viêm phế quản và hen suyễn: các bạn hãy pha nước cam nóng cùng với
mật ong và muối để uống, rất có lợi đối với bệnh nhân viêm phế quản và hen
suyễn.
Trị lão hoá da: nước ép trái cam có thể sử dụng như một loại nước tẩy trang,
làm sạch da. Vỏ quả cam được dùng tẩy da chết, tinh dầu trong vỏ cam sẽ làm da
thêm mềm mại, lấy lại độ căng bóng do da hấp thụ được lượng tinh dầu trong vỏ
cam, từ đó nâng cao sức đề kháng cho làn da.
Giữ tinh binh khỏe mạnh: một ngày một trái cam là đủ cho một nam giới có
thể để giữ tinh trùng của mình khỏe mạnh. Ngoài ra, vitamin C, một chất chống
oxy hóa trong trái cam giúp bảo vệ tinh trùng khỏi sự thiệt hại do yếu tố di truyền
hoặc dị tật bẩm sinh gây nên.
Trị chứng táo bón: ăn hoặc uống nước cam vào bữa sáng liên tục trong vài
ngày sẽ giúp bạn khắc phục chứng táo bón rất hiệu quả. Đồng thời, khi uống
nước cam vào buổi sáng cũng sẽ mang lại cho bạn tinh thần phấn chấn để bắt đầu
một ngày mới. Buổi sáng cũng là thời điểm cơ thể hấp thu tốt nhất các canxi và
các vitamin trong quả cam. Không nên uống nước cam vào buổi tối vì sẽ gây ra
chứng khó ngủ.
Trị viêm khớp: chất Carotene – tiền tố của vitamin A có tác dụng làm giảm
cơn đau của viêm khớp và bệnh Gout.
Xơ cứng động mạch: thường xuyên tiêu thụ vitamin C giúp kìm hãm sự phát
triển của bệnh xơ cứng động mạch.
Phòng, chống ung thư: một hợp chất có trong cam gọi là liminoid đã được tìm
thấy để giúp chống lại ung thư miệng, da, phổi, núi đôi, dạ dày và ruột kết. Ngoài
ra, các chất có trong cam cũng như là một chất chống oxy hóa tốt để bảo vệ các
tế bào cơ thể.
Giảm cholesterol: các synephrine alkaloid dưới vỏ cam có thể làm giảm sản
xuất cholesterol ở gan.
Bệnh tim: một lượng lớn chất flavonoid và vitamin C trong trái cam được biết
tới có khả năng làm giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Cao huyết áp: nghiên cứu đã chỉ ra rằng flavonoid trong trái cam có thể làm
giảm bệnh huyết áp cao.
Tăng cường hệ thống miễn dịch: nhiều vitamin C dồi dào trong trái cam giúp
kích thích các tế bào màu trắng để chống lại nhiễm trùng, xây dựng một hệ thống
miễn dịch tự nhiên tốt.
Bảo vệ da: các anti-oxidant màu cam giúp bảo vệ làn da khỏi sự hư hại từ các
gốc tự do để hạn chế và ngặn chặn quá trình lão hóa.
Chống lại sự viêm nhiễm: sự dồi dào của chất polyphenol trong trái cam còn
giúp bảo vệ chống lại sự viêm nhiễm do virus gây nên (Nguyễn Thượng Dong,
2006).
2.2. Giới thiệu chung về tinh dầu
2.2.1. Những nét đặc trưng của tinh dầu
Tinh dầu gồm nhiều hợp chất dễ bay hơi (chủ yếu là các terpene và các
triterpenonit), có mùi đặc trưng tùy thuộc vào nguồn gốc cung cấp nguyên liệu
tinh dầu. Hệ thực vật có tinh dầu khoảng 3000 loài, trong đó có 150 – 200 loài có
ý nghĩa công nghiệp.

Hình 1.2. Một số loại tinh dầu thực vật hiện nay
Tinh dầu là hỗn hợp các chất hữu cơ tan lẫn vào nhau, có mùi đặc trưng. Ở
nhiệt độ thường hầu hết tinh dầu ở thể lỏng, có khối lượng riêng bé hơn 1 (trừ
một vài tinh dầu như quế, đinh hương,…), không tan trong nước hoặc tan rất ít,
nhưng lại hòa tan tốt trong dung môi hữu cơ như alcol, ether, chất béo,… Tinh
dầu bay hơi với hơi nước, có vị cay và ngọt, nóng bỏng và có tính sát trùng mạnh
.
Tinh dầu có hai loại: nguyên chất và tinh dầu hỗn hợp.
Tinh dầu nguyên chất: hoàn toàn không có độc tố không có chất bảo quản hóa
học nên rất an toàn cho người sử dụng và mang lại kết quả nhanh khi điều trị.
Tinh dầu xuất phát từ nhiều quốc gia. Một trong các nhà cung cấp tinh dầu tại
Việt Nam là công ty Tinh Dầu Thiên Nhiên.
Tinh dầu hỗn hợp được pha trộn với các loại tinh dầu khác nhau.
Thành phần hóa học của tinh dầu gồm terpone và những dẫn xuất chứa oxi của
terpene (như alcol, aldehyde, ceton, ether,…). Mặc dù có nhiều cấu tử như vậy
nhưng thường một vài cấu tử chính có giá trị và có mùi đặc trưng cho tinh dầu
đó.
Phương pháp phổ biến để tách tinh dầu từ cây cỏ là chưng cất bằng lôi cuốn
hơi nước. Nếu các chất trong tinh dầu bị phân hủy bằng chưng cất lôi cuốn hơi
nước thì người ta sử dụng phương pháp chiết bằng dung môi hữu cơ (ví dụ như
ether dầu hỏa, benzene,…). Về mặt thực hành tinh dầu có thể xem như “một hỗn
hợp thiên nhiên có mùi, phần lớn có nguồn gốc từ thực vật”, chỉ có một số ít
nguồn gốc từ động vật. Tinh dầu được phân bố rộng trong hệ thực vật, đặc biệt
tập trung một số họ như họ hoa tán, họ cúc, họ hoa môi, họ long não, họ sim, họ
cam, họ gừng,…
Tinh dầu được chiết từ mọi bộ phận của cây như cánh hoa, lá, cành, rễ, vỏ trái,
hạt, vỏ cây,… Tinh dầu chứa trong thực vật có thành phần không ổn định. Hàm
lượng tinh dầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, di truyền, đất trồng, phân
bón, thời tiết, ánh sáng, thời điểm thu hoạch. Trong các bộ phận của cây hàm
lượng tinh dầu cũng khác nhau. Cần phải hiểu biết như vậy để xác định thời gian
thu hái cho hàm lượng tinh dầu nhiều nhất và chất lượng tốt nhất. Tinh dầu là sản
phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi chất và không được sử dụng trở lại cho
hoạt động sống của cây (Trần Thị Ngọc Anh, 2011).
2.2.2. Quá trình tích lũy
Trong thực vật tinh dầu được tạo ra và tích lũy trong các mô. Hình dạng các
mô này thay đổi tùy theo vị trí của chúng trong cây. Những mô này có thể hiện
diện ở tất cả các bộ phận của cây như rễ, thân, lá, hoa và cả trái,… với những tên
gọi khác nhau như:
Tế bào tiết: tinh dầu được tiết ra rồi chúng được giữ trong tế bào (mô tiết) ví
dụ trong cánh hoa hồng, trong củ gừng,…
Lông tiết: cũng là tế bào tiết nhưng nằm nhô ra ngoài thực vật, thường bắt gặp
ở các loài hoa môi, cúc, cà,…
Túi tiết: tế bào tiết ra tinh dầu nhưng không chứa lại bên trong mà dốn chung
chứa vào một xoan trống, tạo ra bởi cơ chế ly bào hay tiêu bào. Túi tiết thường
nằm bên dưới lớp biểu bì. Thường có ở các giống Cirtrus, Eucalyptus,…
Ống tiết: cách tạo ra tinh dầu cũng giống như túi tiết nhưng nằm sâu trong
phần gỗ và chạy dài theo sớ gỗ, thường bắt gặp trong các giống Dipterocarpi,
Artemisia,… (Đỗ Tất Lợi, 1985).
2.2.3. Thành phần hóa học của tinh dầu
Phần lớn tinh dầu là hỗn hợp của nhiều hoạt chất với những tỷ lệ thay đổi
(cũng có một số tinh dầu chỉ có chứa một hợp hợp chất nhất như tinh dầu hạt mơ,
hạt đào, hạt cải). Thành phần quan trọng nhất (về phương diện thơm) chỉ ở một
tỷ lệ rất thấp.
Một số hợp chất chính thường gặp trong thành phần tinh dầu (Lê Văn Đăng,
2005):
Hydrocarbon: các hydrocarbon thường gặp trong tinh dầu là những terpene
(C10H16)n mạch hở hoặc vòng.
Monoterpene (n = 1):
Các monoterpene mạch hở: tiêu biểu là miaxene, oximene, có trong tinh dầu
hoa nguyệt quế.
Hình 1.3. Monoterpene mạch hở
Các dẫn xuất chứa oxy của chúng là linalool, geraniol, citronelol,…
Các monoterpene một vòng: phổ biến là limonene.

Hình 1.4. Monoterpene một vòng


Các dẫn xuất chứa oxy của chúng là menthol, piperitol, carvon,…
Các monoterpene hai vòng: tiêu biểu là pinene, camphene.

Hình 1.5. Monoterpene hai vòng


Sesquiterpene (n=1,5): Các sesquiterpene mạch thẳng và vòng tiêu biểu là
farnesene, gingiberene, humulen, α −santalene, β − santalene.
Hình 1.6. Sesquierpene mạch thẳng

Các dẫn xuất chứa oxy của sesquiterpene có farnesol, nerolidol,…


Ancol: một số ancol quan trọng trích từ tinh dầu thường gặp như: menthol,
boneol, terpineol, geraniol,…

Hình 1.7. Các alcol thường gặp


Phenol và etylphenol: một số chất phemol trích từ các loại tinh dầu như:
thymol, estragol, eugenol,…

Hình 1.8. Các phenol và etylphenol có trong tinh dầu


Aldehyde: trong tinh dầu có rất nhiều aldehyde, song hiện nay các aldehyde đều
thu được qua tổng hợp hóa học. Chỉ có aldehyde như aldehyde cuminic, citral và
citronellal được ly trích từ nguyên liệu tự nhiên.
Ester: các ester bốc hơi nhanh và tạo độ ngát cho hương. Một số ester có trong
tinh dầu: etyl anthranilate, benzyl acetate,…

Hình 1.10. Các ester có mặt trong tinh dầu


Các hợp chất khác: ngoài các hợp chất nói trên, trong các loại tinh dầu còn có
các hợp chất như eucalyptol, các amino acid (acid antranilic), các lactone
(coumarin, ambretolit), các hợp chất có lưu huỳnh (anlyl isosulfocyannat), hợp
chất có nitrogen (metyl antranilate) (Lê Văn Đăng, 2005).
2.2.4. Tính chất lý- hóa của tinh dầu
2.2.4.1. Tính chất vật lý
Ở nhiệt độ thường, tinh dầu ở thể lỏng, trừ một số trường hợp đặc biệt như
menthol, camphor,… là ở thể rắn.
Tinh dầu gần như không tan trong nước và dễ bay hơi, do vậy có thể tách thu
tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Tinh dầu rất ít tan trong
nước, tan tốt trong cồn và các dung môi hữu cơ, các loại dầu mỡ, có thể tan một
phần trong dung dịch kiềm,…
Đa số tinh dầu không có màu hoặc màu vàng nhạt, một số tinh dầu có màu,
như tinh dầu quế có màu nâu sẫm, tinh dầu thymus có màu đỏ. Tinh dầu thường
có vị cay và hắc. Tỷ trọng của tinh dầu thường khoảng 0,80 – 0,95, có một số
tinh dầu nặng hơn nước như tinh dầu đinh hương, tinh dầu quế.
Tỷ trọng thay đổi theo thành phần hóa học. Nếu tinh dầu có thành phần chủ
yếu là hydrocarbon tecpenic thì tỷ trọng thấp, tinh dầu có hợp chất chứa oxi hoặc
nhân thơm thì tỷ trọng cao hơn.
Tinh dầu thường có chỉ số khúc xạ vào khoảng 1,45 – 1,56. Chỉ số khúc xạ cao
hay thấp tùy theo thành phần các chất chứa trong tinh dầu là no, không no hoặc
nhân thơm. Nếu trong tinh dầu có nhiều thành phần có nhiều nối đôi thì có chỉ số
khúc xạ cao. Chỉ số khúc xạ bị ảnh hưởng bởi yếu tố nhiệt độ. Khi đo chỉ số khúc
xạ ở những nhiệt độ khác nhau thì cho kết quả khác nhau, nhiệt độ càng lớn thì
chỉ số khúc xạ biến thiên theo hướng giảm và ngược lại.
Góc quay cực (α)D của tinh dầu thể hiện khả năng hòa tan của tinh dầu trong
các loại dung môi, nếu (α)D càng lớn thì có thể hòa tan tốt trong dung môi phân
cực, ngược lại (α)D càng bé thì có thể hòa tan tốt trong dung môi không phân
cực. Nhiệt độ ảnh hưởng tới góc quay cực, nhiệt độ khi đo góc quay cực tăng thì
góc quay cực cũng tăng theo và ngược lại.
Vì tinh dầu là hỗn hợp nên không có nhiệt độ sôi nhất định. Điểm sôi của tinh
dầu thay đổi tùy theo thành phần hợp chất. Ví dụ, hợp chất terpene có điểm sôi là
150 – 160oC, hợp chất sesquiterpene có điểm sôi cao hơn khoảng 250 – 280oC,
còn các hợp chất polyterpene có điểm sôi trên 300oC. Từ đó, ta có thể tách riêng
các thành phần khác nhau trong tinh dầu bằng phương pháp chưng cất phân đoạn.
Khi hạ nhiệt độ một số tinh dầu có thể kết tinh như tinh dầu hồi, tinh dầu bạc hà,
tinh dầu xá xị,… (Lê Ngọc Thạch, 2003)
2.2.4.2. Tính chất hóa học
Dưới ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng, không khí, nước, tinh dầu dễ bị oxy
hóa và có thể bị nhựa hóa một phần. Alcol trong tinh dầu bị oxi hóa biến thành
aldehyde, anđehit biến thành acid.
Các hợp chất có nối đôi dễ bị oxy hóa hoặc tham gia vào phản ứng cộng hợp.
Các hợp chất ceton và aldehyde dễ bị alcol hóa tạo nhựa khi có mặt của kiềm.
Nhiều thành phần có các nhóm chức khác nhau có thể tham gia các phản ứng
hóa học, làm thay đổi tính chất của tinh dầu (Lê Ngọc Thạch, 2003).
2.2.5. Một số phương pháp ly trích tinh dầu
2.2.5.1. Phương pháp cơ học
- Vắt ép: ngâm nguyên liệu vào nước thường hoặc nước muối 5%. Vớt
nguyên liệu ra, vắt cho tinh dầu tuôn ra, rồi thấm phần tinh dầu này bằng
miếng bông hoặc bọt bể, vắt ráo miếng bông để lấy tinh dầu ra rồi tiếp tục
thao tác như trên. Sau cùng tách nước làm khan và lọc sạch (Nguyễn Kim
Phi Phụng, 2007).
- Nạo xát: dùng một phểu bằng đồng, mặt trong có các gai nhỏ, dùng
nguyên liệu xát lên mặt phễu làm cho các túi dầu vở ra. Tách nước, làm
khan, thu lấy tinh dầu (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007).
- Ép: vừa ép nguyên liệu vừa phun nước muối 10% để tinh dầu dễ trôi ra và
đồng thời khi ngưng ép, tinh dầu không bị ép trở lại xác. Đem dung dịch
li tâm hoặc lắng gạn để thu phần tinh dầu. Các phương pháp cơ học này,
có ưu điểm là tinh dầu có mùi thơm tự nhiên do không dùng đến sức nóng
và dung môi, nhược điểm là tốn nhiều nhân công và đòi hỏi cây trồng tập
trung, hiệu suất không cao, tinh dầu lấy ra không triệt để, do đó phải dùng
phương pháp khác để lấy lượng tinh dầu còn lại(Nguyễn Kim Phi Phụng,
2007).

Hình 1.11. Máy ép tinh dầu


2.2.5.2. Phương pháp dung môi hòa tan
Phương pháp này phải dùng một số dung môi thích hợp như ethanol, ether dầu
hỏa dễ hòa tan tinh dầu có trong nguyên liệu.
Cho nguyên liệu vào bình có nút kín, thêm dung dịch vào ngâm. Trong thời
gian ngâm thỉnh thoảng lắc bình cho đều, sau đó lọc và ép. Ta sẽ có dung dịch
mùi của nguyên liệu thiên nhiên. Với loại tinh dầu này ta có thể pha chế nước
hoa, kẹo, bánh,…
Ưu điểm là thu được tinh dầu có mùi thơm tự nhiên, có hiệu suất cao.
Nhược điểm phương pháp này là không mang tính kinh tế, dung dịch ethanol
thu được thường có lẫn màu xanh của diệp lục tố nên khi pha kẹo hoặc nước
uống màu sắc cũng bị ảnh hưởng (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007).
2.2.5.3. Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước

Hình 1.12. Hệ thống chưng cất lôi cuốn hơi nước


(Chú thích cho hình: 1. Bình cấp hơi nước; 2. Bình chứa nguyên liệu chưng
cất; 3. Lớp tinh dầu; 4. Lớp nước)
Phương pháp lôi cuốn tinh dầu bằng hơi nước dựa trên nguyên lý của quá trình
chưng cất một hỗn hợp không tan lẫn vào nhau là nước và tinh dầu. Khi hỗn hợp
này được gia nhiệt, hai chất này dều bay hơi. Nếu áp suất của nước cộng với áp
suất của tinh dầu bằng với áp suất của môi trường, thì hỗn hợp sôi và tinh dầu
được lấy ra cùng với hơi nước.
Phương pháp này có ưu điểm về năng lượng do nhiệt độ sôi của hỗn hợp thấp
hơn nhiệt độ sôi của nước (100oC) trong khi nhiệt độ sôi của tinh dầu lớn hơn
100oC ở áp suất khí quyển. Ví dụ, khi chưng cất lôi cuốn tinh dầu thông bằng hơi
nước ở áp suất khí quyển, nhiệt độ sôi của dầu thông là 158oC nhưng nhiệt độ sôi
của hỗn hợp khoảng 95oC.
Chưng cất lôi cuốn hơi nước không đòi hỏi nhiều thiết bị phức tạp, nhưng có
khả năng cất gần như triệt để tinh dầu có trong nguyên liệu. Ngoài ra, phương
pháp còn cho phép phân ly các cấu tử có trong tinh dầu thành những phần riêng
biệt có độ tinh khiết cao hơn dựa vào sự khác biệt về tính chất bay hơi (Lê Thị
Ngọc Duyên, 2011).
Các yếu tố ảnh hưởng chính trong quá trình chưng cất:
Sự khuếch tán: khi nguyên liệu được làm vỡ vụn thì chỉ có một số mô chứa
tinh dầu bị vỡ và cho tinh dầu thoát tự do ra ngoài theo hơi nước lôi cuốn đi.
Phần lớn tinh dầu còn lại trong các mô thực vật sẽ tiến dần ra bề mặt nguyên liệu
bằng sự hòa tan và thẩm thấu. Ở nhiệt độ nước sôi, một phần tinh dầu hòa tan
vào trong nước có sẵn trong tế bào thực vật. Dung dịch này sẽ thẩm thấu dần ra
bề mặt nguyên liệu và bị hơi nước cuốn đi. Còn nước đi vào nguyên liệu theo
chiều ngược lại và tinh dầu lại tiếp tục hòa tan vào lượng nước này. Quy trình
này lặp đi lặp lại cho đến khi tinh dầu trong các mô thoát ra ngoài hết. Đồng thời
những hợp chất nào dễ hòa tan trong nước sẽ được lôi cuốn trước. Như vậy, sự
hiện diện của nước rất cần thiết, cho nên trong chưng cất phải sử dụng hơi nước
quá nhiệt, chú ý tránh để nguyên liệu bị khô. Nhưng nếu lượng nước sử dụng
thừa quá thì cũng không có lợi, nhất là trong trường hợp tinh dầu có chứa những
cấu phần dễ tan trong nước. Nguyên liệu được làm vỡ vụn càng nhiều càng tốt,
cần cho lớp nguyên liệu có một độ xốp nhất định nào đó để hơi nước có thể đi
vào lớp này đồng đều và dễ dàng hơn.
Sự thủy giải: những cấu phần esters trong tinh dầu thường dễ bị thủy giải cho
ra acid và alcol khi đun nóng trong một thời gian dài với nước. Do đó, để hạn chế
hiện tượng này, sự chưng cất lôi cuốn hơi nước phải thực hiện trong thời gian
càng ngắn càng tốt.
Nhiệt độ: nhiệt độ cao làm phân hủy tinh dầu. Do đó, khi tiến hành chưng cất
phải điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với từng giai đoạn. Sau khi cấu phần dễ
bay hơi đã lôi cuốn đi hết có thể dùng hơi nước quá nhiệt (trên 100oC) để chưng
cất (nên thực hiện việc này ở giai đoạn cuối cùng của chưng cất). Tuy nhiên, hầu
hết các tinh dầu đều kém bền dưới tác dụng của nhiệt nên ta phải hạn chế thời
gian chịu nhiệt độ cao của tinh dầu. Các yếu tố trên đều có mối liên hệ lẫn nhau
khi tăng nhiệt độ thì sự khuếch tán thẩm thấu sẽ tăng, sự hòa tan tinh dầu trong
nước cũng sẽ tăng nhưng sự phân hủy tinh dầu cũng sẽ tăng theo.
Những ưu nhược điểm chung của phương pháp chưng cất:
Ưu điểm:
- Thiết bị khá gọn gàng, dễ chế tạo, qui trình sản xuất đơn giản,
- Trong quá trình chưng cất, có thể phân chia các cấu tử trong hỗn hợp
bằng cách ngưng tụ từng phần theo thời gian,
- Thời gian chưng cất tương đối nhanh, nếu thực hiện gián đoạn chỉ cần 5 –
10 giờ, nếu liên tục thì 1 giờ đến 2 giờ 30 phút.
- Có thể tiến hành chưng cất với các cấu tử tinh dầu chịu được nhiệt độ
cao.
Nhược điểm:
- Không áp dụng phương pháp chưng cất vào những nguyên liệu có hàm
lượng tinh dầu thấp vì thời gian chưng cất sẽ kéo dài, tốn rất nhiều hơi và
nước ngưng tụ.
- Tinh dầu thu được có thể bị giảm chất lượng nếu có chứa các cấu tử dễ bị
thủy phân.
- Không có khả năng tách các thành phần khó bay hơi hoặc không bay hơi
trong thành phần của nguyên liệu ban đầu mà những thành phần này rất
cần thiết vì chúng có tính chất định hương rất cao như sáp, nhựa thơm,...
- Tiêu tốn một lượng nước khá lớn để làm ngưng tụ hỗn hợp hơi.
- Khó điều chỉnh các thông số kỹ thuật (nhiệt độ, áp suất), thời gian chưng
cất kéo dài.
- Nguyên liệu dễ bị cháy, khét, do bị thiếu nước, bị dính vào thiết bị (Lê
Thị Ngọc Duyên, 2011).
2.2.5.4. Phương pháp ly trích kết hợp vi sóng
Một số phân tử, trong đó có nước, phân chia điện tích trong phân tử một cách
bất đối xứng. Do đó, khi đặt trong điện trường một chiều, các phân tử này chuyển
động như những lưỡng cực định hướng theo chiều của điện trường. Nếu là điện
trường xoay chiều, thì sự định hướng của các lưỡng cực sẽ thay đổi theo chiều
của điện trường đó.
Phân tử nước có độ phân cực lớn, nên nước là một chất rất lý tưởng để đun
nóng bằng vi sóng. Vi sóng được áp dụng trong hóa học chủ yếu là khai thác hiện
tượng làm nóng lên của vật chất. Những phân tử này có lưỡng cực định hướng
theo chiều của từ trường, nên điện xoay chiều có tần số cao sẽ gây một xáo động
rất lớn lên các phân tử trên khiến chúng bị ma sát mạnh, đây chính là sự nóng lên
của vật chất.
Tóm lại: vi sóng cung cấp một phương pháp duy nhất về sự đun nóng không
dùng sự truyền nhiệt bình thường, tức là sức nóng đi từ bề mặt của vật chất vào
bên trong, làm nóng vật chất từ bên trong nó. Sự đun nóng này rất hiệu quả, thời
gian nhanh và đặc biệt bảo vệ được các hợp chất dễ bị phân hủy nhiệt (Phạm
Thành Quân, 2006).
Ứng dụng của vi sóng vào ly trích tinh dầu thực vật:
Dưới tác dụng của vi sóng, nước trong các tế bào thực vật bị nóng lên, áp suất
bên trong tăng đột ngột làm các mô chứa tinh dầu bị vỡ ra. Tinh dầu thoát ra bên
ngoài, lôi cuốn theo hơi nước sang hệ thống ngưng tụ (phương pháp chưng cất lôi
cuốn hơi nước) hoặc hòa tan vào dung môi hữu cơ đang bao phủ bên ngoài
nguyên liệu (Phạm Thành Quân, 2006).
2.2.5.5. Phương pháp chiết Soxhlet
Hệ thống máy Soxhlet gồm ba bộ phận chính
được nối với nhau là: bình cầu chứa dung môi
được nung trên bếp điện có thể điều chỉnh nhiệt
độ; phần ở giữa là bộ phận chứa mẫu, bộ phận
này gồm ba ống thủy tinh thông với nhau; phần
trên cùng là hệ thống ngưng tựu hơi.
Mẫu được cho vào túi và để vào ống D. Sau đó
cho dung môi vào, dung môi sẽ thấm ướt mẫu
rồi chạy xuống bình cầu theo ống thông nhau E.
Lưu ý để dung môi vào bình cầu không được
quá 2/3 thể tích bình. Lúc này mở nước chảy
hoàn lưu và tiến hành đun. Hơi dung môi bốc
lên sẽ theo ống B, gặp lạnh hơi sẽ bi ngưng tựu
xuống ống D. Dung môi thấm vào mẫu và chiết
những chất hữu cơ nào có thể hòa tan vào dung
môi. Khi dung môi ngưng tựu đến mức cao nhất
trong ống E thì toàn bộ dung môi bị rút hết
xuống bình cầu. Các chất được hút xuống nằm
lại tại đó và chỉ có dung môi bay hơi lên để tiếp
tục quá trình chiết. Sau khi hoàn tất đuổi dung
Hình
môi.. taHệ
thuthống máy
được dịch chiết (Tôn Long Dày, 2013).
Soxhlet 2.2.6. Phương pháp xác định thành phần hoá học của tinh
dầu
2.2.6.1. Phương pháp sắc ký khí
Phương pháp sắc ký khí là một phơng pháp hiện đại, có hiệu lực cao đã xâm
nhâp vào hầu hết các lĩnh vực khoa học cũng nh đòi sống sản xuất.
Trong hoá hữu cơ có khoảng 80% các hợp chất được phân tích bằng sắc ký
khí.
Bản chất của phơng pháp sắc ký khí
Sắc ký khí được dùng để chia tách các hỗn hợp của hóa chất ra các phần riêng
lẻ, mỗi phần có một giá trị riêng biệt. Trong sắc ký khí (GC) chia tách xuất hiện
khi mẫu bơm vào pha động. Trong sắc ký lỏng (LC) pha động là một dung môi
hữu cơ, còn trong GC pha động là một khí trơ gống như helium. Pha động mang
hỗn hợp mẫu đi qua pha tĩnh, pha tĩnh được sử dụng là các hóa chất, hóa chất này
có độ nhạy và hấp thụ thành phần hỗn hợp trong mẫu.
Thành phần hỗn hợp trong pha động tương tác với pha tĩnh, mỗi hợp chất
trong hỗn hợp tương tác với một tỷ lệ khác nhau, hợp chất tương tác nhanh sẽ
thoát ra khỏi cột trước và hợp chất tương tác chậm sẽ ra khỏi cột sau. Đó là đặc
trưng cơ bản của pha động và pha tĩnh, hơn nữa quá trình chia tách có thể xảy ra
bởi sự thay đổi nhiệt độ của pha tĩnh hoặc là áp suất của pha động.
Cột trong GC được làm bằng thủy tinh, inox hoặc thép không rỉ có kích thước,
kích cỡ rất đa dạng. Cột của GC dài có thể là 25m, 30m, 50m, 100m và có đường
kính rất nhỏ, bên trong đường kính được tránh bằng một lớp polimer đặc biệt
nhưphenyl 5% + dimetylsiloxane polymer 95%), đường kính cột thường rất nhỏ
giống như là một ống mao dẫn. Thông thường cột được sử dụng là semivolatile,
hợp chất hữu cơ không phân cực như PAHs, các chất trong hỗn hợp được phân
tích bằng cách chạy dọc theo cột này.
Một chất chia tách, rửa giải phóng đi ra khỏi cột và đi vào đầu dò. Đầu dò có
khả năng tạo ra một tín hiệu bất kỳ lúc nào, khi phát hiện ra chất cần phân tích.
Tín hiệu này phát ra từ máy tính, thời gian từ khi bơm mẫu đến khi rửa giải gọi là
thời gian lưu (TR).
Trong khi các thiết bị chạy, máy sẽ đưa ra các biểu đồ từ các tín hiệu. Đây gọi
là sắc đồ, mỗi một peak trong sắc đồ sẽ miêu tả một tín hiệu tạo nên khi chất giải
hấp từ cột sắc ký và đi vào đầu dò detector, trục hoành biểu diễn thời gian lưu và
trục tung biểu diễn cường độ của tín hiệu, trong hình 1 mỗi đỉnh (peak) biểu diễn
một chất riêng lẻ, chất này được tách từ hỗn hợp mẫu phân tích, peak có thời gian
lưu (TR) 4,97 phút là dodecane, 6,36 phút là biphenyl, 7,64 phút là
chlolobiphenyl, 9,41 phút là hexadecanoic acid methyl ester.
Nếu trong cùng điều kiện sắc ký như nhiệt độ, loại cột… gống nhau thì cùng
chất luôn có thời gian lưu giống nhau, khi biết thời gian lưu của hợp chất thì
chúng ta có thể chấp nhận được độ nhạy của nó. Tuy nhiên, chất có tính chất
giống nhau thì thường có thời gian lưu giống nhau.

Hình 1.14. Sơ đồ thiết bị sắc ký khí


Hai bộ phận quan trọng nhất của thiết bị sắc ký khí là hệ thống cột tách (5) và
detector (6). Nhờ có khí mang được chất trong bình bơm (1), mẫu từ buồng bay
hơi được dẫn vào cột tách nằm trong buồng điều nhiệt, quá trình sắc ký xảy ra ở
đây. Sau khi rời bỏ cột tách tại các thời điểm khác nhau. Các cấu tử lần lượt vào
detector tại đó chúng được chuyển thành tín hiệu, tín hiệu này được khuếch đại ở
bộ phận (7) rồi, hoặc chuyển sang bộ phận ghi (8) ở loại máy đơn giản hoặc
chuyển sang tích phân kế có gắn máy tính (9) các tín hiệu được xử lý rồi chuyển
sang bộ phân kết quả (loại máy hiện đại) (Phạm Thanh Hiền, 2008).
Ưu điểm của phương pháp
- Phương pháp sắc ký khí dùng để tách các hợp chất có thể bay hơi ở nhiệt
độ cao mà không bị phân huỷ kết quả phân tích. Sắc ký khí có thể cung
cấp nhiều kết luận bổ ích về cấu trúc của các hợp chất.
- Phương pháp sắc ký khí cho phép phân tích định tính và định lượng
nhanh chóng các thành phần cũng như thực hiện việc tách điều chế các
hỗn hợp chất.
- Khả năng tách của phương pháp sắc ký khí tốt, nhanh. Nó có thể tách
nhiều hỗn hợp mà các kỹ thuật khác (sắc ký cột, sắc ký lớp mỏng, cất
phân đoạn) không giải quyết được.
- Kỹ thuật tương đối đơn giản, dễ vận hành, cho kết quả nhanh. Độ nhạy
của sắc ký khí cao. Các máy thông thường có thể xác định được đến
0,01% chất thử. Với loại máy tinh vi hơn có thể phân tích với lượng một
phân tử gam.
2.2.6.2. Phương pháp khối phổ
Khối phổ được dùng để xác định một chất hóa học dựa trên cấu trúc của nó.
Khi giải hấp các hợp chất riêng lẻ từ cột sắc ký, chúng đi vào đầu dò có dòng
điện ion hóa (mass spectrometry). Khi đó, chúng sẽ đi vào các luồng, bị vỡ thành
những mảnh vụn, những mảnh vụn này có thể lớn hoặc nhỏ;
Những mảnh vụn thực tế là các vật mang điện hay còn gọi là ion, điều này là
quan trọng bởi vì các hạt cần ở trạng thái tích điện thì mới đi qua được bộ lọc.
Các khối nhỏ chắc chắn, khối của mảnh vỡ được chia bởi các vật mang gọi là tỉ
lệ vật mang khối (M/Z);
Hầu hết các mảnh vụn có điện tích là +1, M/Z thường miêu tả các phân tử
nặng của mảnh vụn. Nhóm gồm có 4 nam châm điện gọi là tứ cực (quadrapole),
tiêu điểm của các mảnh vụn đi xuyên qua các khe hở và đi vào đầu dò detector,
tứ cự được thành lập bởi phần mền chương trình và hướng các mảnh vụn đi vào
các khe của khối phổ.
Phân tích kết quả
Máy tính sẽ ghi lại các biểu đồ của mỗi lần quét. Trục hoành biểu diễn tỉ lệ
M/Z còn trục tung biểu diễn cường độ tín hiệu của mỗi mảnh vụn được quét bởi
đầu dò detector. Đây là đồ thị của số khối. Làm thế nào để phân tích các kết quả
từ máy tính. Trục X là khối lượng còn trục Y là số lượng. Mỗi hóa chất chỉ tạo ra
một mô hình duy nhất, nói cách khác mỗi chất có một “dấu vân tay” để nhận
dạng, dựa trên mô hình ion của nó.
Các nhà nghiên cứu có thể so sánh khối phổ thu được trong thí nghiệm của họ
với một thư viện khối phổ của các chất đã được xác đinh trước. Việc này có thể
giúp họ định danh được chất đó (nếu phép so sánh tìm được kết quả tương ứng)
hoặc là cơ sở để đăng ký một chất mới (nếu phép so sánh không tìm được kết quả
tương ứng) (Phạm Thanh Hiền, 2008).
2.2.6.3. Phương pháp sắc ký khí ghép với khối phổ (GC/MS)

Hình 1.15. Hệ thống sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS)


Sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS) có thể phân tích các hỗn hợp hóa chất
phức tạp như không khí, nước…Nếu trong mẫu có một chất lạ xuất hiện, khối
phổ có thể nhận dạng cấu trúc hóa học độc nhất của nó (giống như việc lấy dấu
vân tay). Cấu trúc của chất này sau đó được so sánh với một thư viện cấu trúc các
chất đã biết. Nếu không tìm ra được chất tương ứng trong thư viện thì nhà nghiên
cứu, có thể dựa trên cấu trúc mới tìm được để phát triển các ý tưởng về cấu trúc
hóa học. Nói cách khác, nhà nghiên cứu thu được 1 dữ liệu mới và có thể đóng
góp vào thư viện cấu trúc nói trên, sau khi tiến hành thêm các biện pháp để xác
định chính xác loại hợp chất mới này.
Khi GC kết hợp với MS, nó sẽ trở thành 1 máy phân tích đa năng, các nhà
nghiên cứu hóa học có thể hòa tan hỗn hợp các hợp chất hữu cơ, tách chiết và
bơm vào máy để nhận dạng chúng, hơn nữa các nhà nghiên cứu cũng xác định
nồng độ của mỗi thành phần hóa chất (Phạm Thanh Hiền, 2008).
Ứng dụng của phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ:
- Xác định công thức phân tử, dựa vào cường độ tương đối của ion phân tử
đồng vị xuất hiện trong phổ đồ.
- Xác định công thức cấu tạo: dựa vào giá trị m/e, cường độ tương đối của
các ion phân tử cũng như ion mảng.
- Định lượng thành phần nguyên tố của ion cần xác định.
2.2.7. Bảo quản tinh dầu
Tinh dầu chiết được thường được tinh chế bằng chưng cất phân đoạn hoặc
bằng phương pháp hóa học để loại những thành phần khó chịu (amin, furfuran)
chất gây kích ứng (aldehyde). Đôi khi người ta loại những chất không no khó bảo
quản và gây kích ứng đối với da người.
Tinh dầu rất dễ bị biến chất. Sự biến chất của tinh dầu là do ở các điều kiện
như nhiệt độ, hơi nước, ánh sáng và không khí cao tinh dầu bị oxy hóa thành chất
nhựa (rezine), do sự thủy phân các ester và do tác dụng giữa những gốc với nhau.
Vì thế nguyên liệu để chiết tinh dầu phải tươi và được đựng trong túi màu đen
để tránh tác dụng của ánh sáng và tinh dầu chiết được phải được loại bỏ hết nước,
bảo quản nơi tối trong chai lọ, bình thể tích nhỏ.
2.3. Thành phần hóa học của tinh dầu chi Citrus, cây cam sành
2.3.1. Sơ lược vài nét về tình hình khai thác
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về tinh dầu chi Citrus. Nhiều
nước đã cất tinh dầu chi Citrus như Ấn Độ, Mỹ, Italia, Nhật Bản, Tây Ban Nha.
Người Nhật Bản đã cất tinh dầu vỏ quả gần giống như Citrus nobilis là một
loại quả mùa đông phổ biến. Vỏ quả đem phơi khô chừng 2 – 3 ngày rồi chưng
cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước. Hiệu suất đạt 0,3 – 0,31%. Hàng năm ở
Nhât Bản sản lượng tinh dầu cam chưng cất được khoảng 10 – 15 tấn. Trong khi
đó tại miền đông Ấn Độ vỏ cam cho hiệu suất tinh dầu là 2 – 3% có chất lượng
tốt.
Ở Mỹ, tinh dầu cam ngọt Califonia chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi
nước cho hiệu suất 2,3% đối với vỏ tươi và có các hằng số hoá lý đặc trưng.
Ở Ai Cập, tinh dầu cam đắng có hàm lượng aldehyde khoảng 1,4%, còn đối
với tinh dầu cam chanh thì hàm lượng andehit khoảng 1,8 – 4,3%.
Tinh dầu hoa Citrus cũng đợc khai thác từ lâu và được sử dụng rất rộng rãi
trong công nghiệp hương liệu và thực phẩm.
Ở Pháp hoa cam từ khắp các miền đã được tập trung về các nhà máy vùng
Grasse vallauric Le Bar và Sullands, hàng năm sản xuất một lượng khoảng 1000
kg tinh dầu neroli.
Ở Ý, bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước thì cứ 1000 kg hoa cho
một kg tinh dầu neroli.
Ở Tây Ban Nha tinh dầu neroli được sản xuất chủ yếu ở Sevile bằng phương
pháp chưng cất lôi cuốn hơi nớc. Cũng giống như ở Pháp, cứ 1000 kg hoa thu
đợc 800 g tinh dầu và 1000 l nước hoa cam. Đặc điểm lý hoá của tinh dầu neroli
này gần giống với tinh dầu neroli ở pháp, nhưng chỉ số ester và tỷ trọng thờng
cao hơn, chứng tỏ có lẫn ít lá non khi chưng cất.
Algeria là nước có khí hậu phù hợp cho sự phát triển cây cam đắng, chủ yếu ở
các vùng Mitudja Plain, xung quanh Bonifacib. Algeria trở thành nước đứng đầu
trong việc sản xuất tinh dầu neroli. Tinh dầu này mùi rất dễ chịu như tinh dầu
neroli của Pháp.
Ở Tuynidi, bắt đầu công nghiệp sản xuất tinh dầu neroli bằng việc thu lượm
hoa trong các vườn nhỏ hoặc mua ở chợ về chưng cất lấy nước thơm, sau phát
triển lên quy mô lớn. Năm 1945 thu hoạch khoảng 200.000 kg hoa tương ứng
200 kg tinh dầu.
Chất lượng của nước thơm hoa cam được đánh giá chủ yếu bằng cảm quan và
một vài tính chất hóa lý. Tinh dầu chiết bằng ether từ nước thơm cho ra sản phẩm
có các thông số sau:
Hiệu suất thu tinh dầu: 0,026 – 0,035%.
Chỉ số acid (acid acetic): 0,05%.
Hàm lượng acetyl anthranilate: 0,02 – 0,05%.
Tinh dầu chiết bằng ether có giá trị vì nó mang lại mùi thơm đậm đà và giảm
bớt dung tích, rất thuận tiên cho việc vận chuyển.Thay vì phải vận chuyển một
lượng 3000 – 3500 l thì chỉ còn phải vận chuyển có 1 kg.
Tinh dầu Citrus được sản xuất và tiêu dùng từ lâu trên thế giới trong công
nghiệp thực phẩm và hương liệu. Sau đây là một số dẫn liệu về việc sản xuất tinh
dầu Citrus trên thế giới trong những năm gần đây:
Bảng 1.2. Số liệu sản xuất tinh dầu Citrus trên thế giới
Tinh dầu Sản lượng Giá thành (triệu
(tấn) USD)
Vỏ cam (Citrus sineis L.) 2600 58.5.106
Vỏ chanh (Citrus limon L. 2158 21,6.106
Burnf)
Vỏ Citrus aurantiffolin 973 7,3.106
Vỏ Citrus paradisi Macf 694 13,9.106
(Nguồn Lưu Thị Thủy, 2008 – 2009)
Ở nước ta, tinh dầu vỏ và hoa của Citrus đã được nghiên cứu và sử dụng khá
phổ biến.Tinh dầu của Citrus ở nước ta được sản xuất với sản lượng l tấn/năm.
2.3.2. Những nghiên cứu hóa học về chi Citrus
Hầu hết tất cả các loài thuộc chi cam quýt (Citrus) đều có chứa tinh dầu trong
vỏ quả, trong lá và hoa. Hàm lượng trong vỏ quả thường khá cao (khoảng từ
1,5% – 6,5 % so với khối lượng tươi của vỏ).
Theo các công trình nghiên cứu công bố đã nhận biết được trên 150 chất trong
tinh dầu Citrus. Thành phần chủ yếu của tinh dầu Citrus là các hợp chất terpene
(85% – 95%) như limonene, là hợp chất tham gia một phần nhỏ vào hương vị
tinh dầu. Nhóm này không ổn định với nhiệt độ và ánh sáng, dễ bị oxy hóa. Tiếp
đến là các chất thuộc nhóm chức rượu (2% – 10%), còn các hợp chất thuộc nhóm
serquiterpene thường rất ít (1% – 2,5%),... Trong thành phần hóa học của tinh
dầu Citrus thì hợp chất chứa oxy tuy chỉ có với hàm lượng rất thấp những lại là
nhóm cho mùi thơm tốt nhất và mùi chính của tinh dầu Citrus, dãy hợp chất gây
mùi bao gồm: aldehyde, alcol, ceton, ester,... Aldehyde chủ yếu là decanal chiếm
1,5% gồm: octanal, decanal. Alcol trong tinh dầu Citrus là thành phần quan trọng
nhất gây mùi, các alcol chính: linalol, terpinol, terpinon-4-ol, ceton gồm carvon.
Chẳng hạn tinh dầu từ vỏ quả loài cam chanh (C.sinensis) chứa chủ yếu là
decanal (C10H20O), citral (C10H16O), limonene (C10H16) và octyl alcohol (C8H18O).
Thành phần chính của tinh dầu vỏ cam ta (C.aurantifolia) lại là d-imonene, a-
pinene, p-pinene. Trong vỏ quả quýt (C.reticulata) hầu như chỉ có d-limonene,
ngoài ra còn một lượng nhỏ linalool và citronellol theo (Lưu Thị Thủy, 2008 –
2009).
2.3.2.1. Thành phần hóa học của tinh dầu lá cam, chanh, bưởi
Tinh dầu lá bưởi Yên Thế, cam sành Cao Phong, chanh giấy Tân Yên, sau khi
được khai thác bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn theo hơi nước và được làm
khan bằng Na2SO4, sử dụng phương pháp GC-MS đã xác định được các thành
phần hóa học được trình bày trong bảng:

Bảng 1.3. Thành phần hóa học của tinh dầu lá cam, chanh, bưởi
Tỉ lệ (%) các thành phần hóa học
trong tinh dầu
ST
Tên thành phần hóa học Tinh dầu Tinh dầu lá Tinh dầu lá
T
lá bưởi cam sành chanh giấy
Yên Thế Cao Phong Tân Yên
1 α-pinene 4,32 12,81 13,04
2 Camphene 3,28 - 8,13
3 β-pinene 0,98 5,92 3,27
4 sabinene 2,17 5,26 6,02
5 δ-3-carene 14,07 - -
6 myrcene 6,13 4,98 4,73
7 α-phellandrene 3,21 - 1,07
8 α-terpinene 1,76 - 0,95
9 l-limonene 22,84 33,85 28,06
10 thujene 10,06 2,66 0,64
11 γ-terpinene 5,19 4,79 6,71
12 p-cymene 3,02 - 0,52
13 terpinolene 1,78 6,34 -
14 α-farnesene - - 0,84
15 α-humulene - 4,12 0,84
16 β-bisabolene 1,33 2,45 1,57
17 octanal 1,48 1,21 0,92
18 nonanal 1,95 0,87 1,34
19 citronellal 0,91 - 1,15
20 decanal - - 0,33
21 geranial - 1,09 0,81
22 dodecanal - 0,81 -
23 tridecanal - - 1,28
24 1-octanol 1,45 1,47 -
25 terpinen-4-ol 2,09 1,13 3,47
26 trans-p-mentha-2,8-dien-1-ol 1,12 0,56 -
27 nonanol 0,88 - 2,93
28 decanol 0,94 - -
29 α-citronellol 1,13 - -
30 α-terpineol 2,03 - 3,44
31 geraniol - 3,94 -
32 cis-p-menth-8-en-2-one 0,83 1,06 1,38
33 nootkatone 1,04 - -
34 octyl acetate 1,27 - -
35 neryl acetate - 1,12 2,36
36 geranyl acetate - 1,06 -
37 perillyl acetate 1,08 - 1,54
38 monoterpene 78,81 76,61 73,14
39 sesquiterpene 1,33 6,57 3,69
40 aldehyde 4,34 3,98 5,83
41 alcohol 9,64 7,10 9,84
42 ketone 1,87 1,06 1,38
43 ester 2,35 2,18 3,90
44 Tổng lớp chất terpenhydro 18,20 14,32 20,95
45 Tổng dẫn xuất chứa oxy của 80,14 83,18 76,83
terpen
Tổng cộng 98,34 97,50 97,78
(Nguồn Nguyễn Văn Lợi, 2014)
Bằng phương pháp GC-MS xác định được 28 thành phần hóa học trong tinh
dầu lá bưởi Yên Thế, trong đó có 14 thành phần thuộc lớp chất terpenhydro,
chiếm 80,14 % (nhóm monoterpene: 78,81 % và sesquiterpene: 1,33 %). Kết quả
nghiên cứu trong bảng 1 cho thấy có 14 thành phần thuộc dẫn xuất chứa oxy của
terpen chiếm 18,20 % (nhóm aldehyde: 4,34 %, alcohol: 9,64 %, ketone: 1,87 %
và ester: 2,35 %) (Nguyễn Văn Lợi, 2014).
2.3.2.2. Thành phần hóa học của tinh dầu hoa cam
Trong thành phần hóa học của tinh dầu hoa cam thì lần đầu tiên người ta đã
phát hiện sự có mặt của hợp chất chứa nitrogen là chất có mùi thơm mạnh. Theo
kết quả của các công trình nghiên cứu thì tinh dầu hoa cam có chứa những chất
sau: P-ocimen, a-pinene, ancolphenyletilic, a-terpineol, nerol, nerylacetate,
geraniol, jasmon, nerolidol, famesol, metylanthranilate, indol,... (Lưu Thị Thủy,
2009).
Tinh dầu hoa cam chứa chủ yếu các thành phần hóa học tan nhiều trong nước
như: alcol, metylanthranilate, có rất ít các thành phần kém hòa tan như:
monoterpene, secquiterpene.
Ở Liên xô cũng có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến tinh dầu hoa cam
và hoa quýt, đã dùng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước, từ nước cất tinh
dầu được tách ra bằng phương pháp trích ly với dung môi là pentan, sau đó làm
khan bằng sodium sulfate (khan) rồi lọc và chưng cất thu hồi dung môi. Đem
phân tích bằng các phương pháp hiện đại cho kết quả như sau:
- Hàm lượng tinh dầu hoa cam: 0,021%.
- Chỉ số acid: 5,1
- Chỉ số ester: 13,8
- nD20: 1,4725
- aD20: +2,1
(Lưu Thị Thủy, 2009)
2.3.2.3. Thành phần hoá học của tinh dầu vỏ bưởi
Nói chung thành phần hoá học của tinh dầu vỏ bưởi không nhiều như các vỏ
Citrus khác. Trong đó các chất của nhóm hydrocarbon chiếm hàm lượng cao và
với tỷ lệ như sau: d-limonene: 86 – 95% , a-pinene: 0,2 – 1,6%, g-terpene: 0,5 –
0,8%, α-phellandren và β-phellandren: 1% Aldehyde chính trong tinh dầu vỏ
bưởi là octanal và decanal.
Nhóm ancol trong tinh dầu vỏ bởi chứa bốn chất có giá trị như octanol,
terpineol, terpinene-4-ol, linalool chiếm khoảng 0,4% (Lưu Thị Thủy, 2008 –
2009). Trong nhóm ester của tinh dầu vỏ bởi thì nookaton là một chất quan trọng,
mức độ của chất này coi như biểu thị về phẩm chất của tinh dầu .
Các hợp chất chính trong tinh dầu vỏ bưởi là: geranyl acetate, neryl acetate,
vetyl acetate, 1.8-p-menthadien-2-yl acetate, citronellyl acetate, menthadien-9-yl
acetate, decanal, perillyl aldehyde và nootkaton.
Ở Việt Nam, tinh dầu vỏ bưởi cũng đã được một số tác giả nghiên cứu.
Tác giả Lưu Thị Thủy (2009) đã xác định được thành phần hoá học của vỏ
bưởi gồm 30 chất trong đó hàm lượng d-limonene chiếm chủ yếu (86%).
Tác giả Lưu Thị Thủy (2009) xác định được thành phần hoá học của vỏ bưởi
(không rõ chủng loại) gồm 23 chất và định danh được 20 chất trong đó chiếm tỷ
lệ cao là limonene. Tinh dầu vỏ bưởi có:
nD20: 1,493 – 1,510; d20: 0,846 – 0,890; aD20: +910- +940.
Tác giả Lưu Thị Thủy (2009), đã xác đinh được thành phần hoá học của tinh
dầu vỏ bưởi Đoan Hùng (Vĩnh Phú) gồm 31 chất trong đó 2 chất chưa xác định
được tên. Trong đó thành phần chiếm nhiều nhất là limonene (67,7%) rồi đến
mircen (21,7%).
Bảng 1.4. Thành phần hoá học của tinh dầu vỏ bởi Đoan Hùng (vết <
0,1%)
STT Tên hợp chất Tỷ lệ %
1 a-pinen 0,26
2 sabinen 0,22
3 b-pinen 0,82
4 mircen 21,72
5 a-terpinen 0,16
6 limonene 67,60
7 cis-b-ocimen 0,14
8 trans-b-ocimen Vết
9 g-terpinen 0,57
10 terpinolen 0,27
11 Chất chưa xác định Vết
12 linalool 0,81
13 cis-limonene-1,2-epoxid Vết
14 Trans-limonene-1,2-epoxid Vết
15 2-metyl-bicyclo (3,2) oct-6en-3on Vết
16 Cryton Vết
17 tecpinen 4-ol Vết
18 a-terpicol 0,42
19 cis-carvon 0,11
20 trans-carvon 0,15
21 neral 0,39
22 carvon 0,98
23 cumil aldehyde 0,53
24 piperitenon 1,23
25 geranial Vết
26 perialdehyde Vết
27 b-cimen-7ol Vết
28 b - cubeben 0,28
29 spathoulenol 0,97
30 Cariophylen oxide Vết
31 Chưa xác định Vết
(Nguồn Lưu Thị Thủy, 2009)
Theo tác giả Lưu Thị Thủy (2009) bưởi Đoan Hùng (Vĩnh Phú), thành phần
hoá học của tinh dầu vỏ bưởi Phúc Trạch gồm gần 20 cấu tử trong đó đã định
danh 15 cấu tử. Trong tinh dầu vỏ bưởi Phúc Trạch chất chiếm hàm lượng cao là
limonene (96,4%), sau đó là myrcen (1,6%), các chất còn lại chiếm hàm lượng
rất thấp.
Bảng 1.5. Hàm lợng các chất có trong tinh dầu vỏ bởi Phúc Trạch (vết < 0,1%)
ST Hàm lượng %
Tên hợp chất
T
1 a-pinen 0,4
2 sabinen Vết
3 b-pinen 0,2
4 b-mircen 1,6
5 a-terpinen Vết
6 limonene 96,4
7 trans-b-ocimen 0,2
8 Linalool 0,2
9 a-terpinol Vết
10 neral Vết
11 Chưa xác định 0,1
12 geranial Vết
13 Chưa xác định 0,1
14 geraniol Vết
15 a-copaen Vết
16 b-caryophylen 0,1
17 Chưa xác đinh 0,4
18 Chưa xác định Vết
19 Chưa xác định Vết
(Nguồn Lưu Thị Thủy, 2009)
Theo Lưu Thị Thủy (2009) trong quả bưởi (Citrus paradisi Mact (Rutaceae))
chứa các Flavonoit và acid ascorbic. Các hợp chất này rất quan trọng vì giá trị
dinh dưỡng và tính chất chống oxy hoá của chúng. Năm flavonoit: hesperidin,
naringin, hesperedin, narigenin, rutin và acid ascorbic đã được tách ra và đợc xác
định từ nước ép bưởi bằng phương pháp điên dị mao quản với phát hiện điện hoá
(CE-ED). Hesperidin, naringinn và acid ascorbic đã được tìm thấy trong dịch
chiết vỏ bưởi bằng phơng pháp trên.
2.3.2.4. Thành phần hoá học của tinh dầu vỏ cam
Tinh dầu vỏ cam đắng ở miền nam nước Pháp, có thành phần chính như sau:
Phenol (0,09%), serquiterpene (0,03%), acid tự do (0,05%), aldehyde (0,78%),
terpene (92%), ester (2,1%).
Thành phần hoá học của tinh dầu vỏ cam đắng không hoàn toàn giống tinh dầu
cam ngọt. Tỷ lệ aldehyde trong tinh dầu cam đắng ít hơn trong tinh dầu cam
ngọt, trong khi đó tỷ lê ester lại cao hơn.
Tinh dầu cam ngọt thu từ cây của chủng loại cam Velencia ở Florida có thành
phần hoá học là: n-cetyl aldehyde, a-limonene, a-decyl aldehyol, nonyl, citral,
alcohol, linalool (Lưu Thị Thủy, 2009).
Thành phần hoá học của tinh dầu vỏ cam Libi có 16 chất, trong đó hàm lượng
limonene thấp hơn tinh dầu vỏ cam khác (52%); trong khi đó thành phần thơm
quan trọng thì cao hơn: linalool (4,5%) và decanal (2,2%) (Lưu Thị Thủy, 2009).
Khi phân tích tinh dầu vỏ cam Valencia, người ta đã tìm được 17 aldehyde và
ceton, 3 ester, tìm thấy cis, trans limonene oxid trong đoạn hợp chất carbonyl.
Lần đầu tiên hai chất này được xác định.
Ở nước ta tinh dầu vỏ cam cũng đã được nghiên cứu thì thành phần hoá học
của tinh dầu vỏ cam được trổng ở nước ta được trình bày trong bảng 2.5:
Bảng 1.6. Thành phần hoá học của tinh dầu vỏ cam được trổng ở nước ta
STT Tên hợp chất Tỷ lê %
1 a-pinen 0,5
2 caren 1,11
3 limonene 91,0
4 oxi-linalool 0,03
5 linalool 0,95
6 limonene-1,2-epoxid (cis) 0,7
7 limonene-1,2-epoxid (trans) 0,5
8 b-terpineol 0,05
9 2-metyl-bicyclo (3,2,1) cet-6en-3ol 0,1
10 Terpineol 0,3
11 a-terpineol 0,3
12 ancol-perilic 0,65
13 trans-carveol 0,65
14 cis-carveol 0,65
15 neral 0,05
16 carvol 0,75
17 eranial 0,04
18 piperitenon 0,06
19 perilaldehyde 0,1
(Lưu Thị Thủy, 2009)
2.3.2.5. Thành phần hoá học của tinh dầu vỏ chanh
Khác với tinh dầu vỏ bưởi và vỏ cam, trong tinh dầu vỏ chanh limonene là
hidrocacbon chủ yếu, nhưng hàm lượng tinh dầu trong vỏ chanh thấp hơn so với
hàm lượng tinh dầu trong vỏ của hai loại trên. Trong tinh dầu vỏ chanh tổng
aldehyde rất quan trọng đặc biệt là citral. Ngoài ra, trong tinh dầu vỏ chanh còn
có các aldehyde mạch thẳng, trong đó nonanal chiếm phần lớn. Ancol trong tinh
dầu vỏ chanh có khoảng 0,1 – 0,5% bao gồm citronellol, linalool, terpinen-4-ol,
a-terpineol và tetrahydro geraniol. Este trong tinh dầu chanh thể hiện hương vị
thơm đầy thơm ngon của quả chanh đó là các ester: geranyl acetat và neryl (Lưu
Thị Thủy, 2009).
Theo tài liệu Lưu Thị Thủy (2009), thành phần hoá học của tinh dầu vỏ chanh
ở nước ta như sau:
Bảng 1.7. Hàm lượng tương đối của một số chất thơm có trong
tinh dầu vỏ chanh Việt Nam
STT Tên hợp chất Hàm lợng %
1 α-Thymine 0,35
2 α-pinen 1,5
3 sabinen 0,75
4 β-pinen 4,55
5 myrcen 1,60
6 limonene 82,0
7 1,8-cineol 0,35
8 g-terpinen 3,85
9 Terpinolene 0,3
10 linalool 1,2-expoxxid (cis) 0,08
11 linalool 1,2-expoxxid (trans) 0,11
12 citronellal 0,15
13 2-metyl-bicyclo(3,2,1) oct-6en-3on 0,3
14 myrtenol 0,08
15 trans - carveol 0,14
16 α-terpineol 0,7
17 citronellol 0,25
18 cis - carveol 0,1
19 neral 0,06
20 L-carvon 0,2
21 genarial 0,06
22 perialdehyde 0,13
23 citronellyacetat 0,3
24 spathlenol 0,05
(Nguồn Lưu Thị Thủy, 2009)
2.3.2.6. Thành phần hoá học của tinh dầu vỏ quất
Quất là loại cây “gia đình” ở Việt Nam. Vào các ngày tết cổ truyền hầu hết các
gia đình ở Việt Nam đều có một cây quất trĩu quả trong nhà.
Tinh dầu quất thu được bằng cách chưng cất vỏ và được phân tích bằng sự kết
hợp giữa sắc khí GC mao quản và GC/MS.
Hàm lượng tinh dầu của vỏ quất tương đối thấp. Thành phần chính của tinh
dầu vỏ quất là limonene chiếm (88,4%), các chất khác có mặt với một lượng
đáng kể là: sabinen (2,8%), β-pinene (2,7%) và linalool (1,5%) (Lưu Thị Thủy,
2009).
Bảng 1.8. Thành phần hoá học của tinh dầu vỏ quất Việt Nam (vết <
0,1%)
TT Tên chất Tỷ lệ %
1 α-pinen 0,4
2 camphen Vết
3 1-heptanol Vết
4 sacbinen 2,8
5 β-pinen 2,7
6 octanal Vết
7 myrcen Vết
8 3-hexenyl acetat Vết
9 p-ximen Vết
10 limonene 88,4
11 β-ocimen 0,3
12 octanol Vết
13 trans-linalool oxid 0,2
14 linalool 1,5
15 trans-p-meta 2-8-dien 1-ol 0,3
16 limonene oxid isome 0,2
17 β-terpineol Vết
18 Terpinen Vết
19 terpinen-4-ol Vết
20 α-terpineol Vết
21 decanal Vết
22 trans-carverol Vết
23 cis-carverol Vết
24 carvol 0,4
25 isopiperitenon Vết
26 perilaldehit Vết
27 safrole Vết
28 genanyl acetat Vết
29 β-eudesmol Vết
30 compounds 0,2
(Nguồn Lưu Thị Thủy, 2009)
2.3.2.7. Thành phần hoá học của tinh dầu vỏ quả phật thủ
Thành phần hoá học của vỏ quả phật thủ đã được nghiên cứu ở Nhật và Trung
Quốc người ta đã xác đinh được 28 chất trong đó geranial 20%, neral 19,2%,
limonene 11,2% và geraneol 9,3% là các thành phần chính.
Ở Nhật Bản thành phần hoá học của tinh dầu vỏ phật thủ chứa limonene
(47,8%) và g-terpinen (32,1%) là các thành phần chính. Ngoài ra còn có một số
thành phần phụ như: α-pinene (2,9%), β-pinen (2,7%), geranial (2,5%), mircen
(1,7%), neral (1,6%); terpinolen (1,4%) và a-thuynen (1,3%) đã được nhận biết.
Ở nước ta, thành phần hoá học tinh dầu phật thủ chưa được phân tích nhiều.
Việc nghiên cứu tinh dầu vỏ phật thủ được tiến hành trong khuôn khổ chương
trình nghiên cứu vỏ tinh dầu các cây thuộc họ cam quýt.
Theo Lưu Thị Thủy (2009), vỏ tươi phật thủ chứa khoảng 2% tinh dầu (loại
phật thủ được trồng ở Lào Cai). Thành phần hoá học của hai loại chemotypes
chứa ít nhất 50 chất, trong đó có hơn 40 chất đã đợc nhận biết và có khoảng 90%
các chất là hydrocarbon monoterpene. Các hợp chất chứa oxy là nguyên nhân tạo
nên mùi thơm dễ chịu và sang trọng của tinh dầu vỏ quả phật thủ.
2.4. Giới thiệu sơ lược về các chủng vi khuẩn chỉ thị
Một số loại vi khuẩn hay gặp là Escherichia coli, Salmonella, Staphylococcus
aureus,… Các lọai vi khuẩn này bình thường có thể có trên da, đường ruột của
người.
2.4.1. Staphyllococcus aureus
Staphylococcus aureus do Robert Koch phát hiện năm 1878 sau khi thực hiện
phân lập từ mủ ung nhọt.
Năm 1880, Louis Pasteur cũng đã thực hiện tiến hành phân lập và nghiên cứu
về Staphylococcus aureus.

Hình 1.16. Ảnh hiển vi của Staphyllococcus aureus


Staphylococcus aureus là vi khuẩn Gram dương, hình cầu đường kính 0,5 –
1,5 µm, có thể đứng riêng lẻ nhưng thường tạo từng chùm giống chùm nho,
không di động, không sinh bào tử. Staphylococcus aureus thường cư trú trên da,
niêm mạc, đường ruột các động vật máu nóng.
Staphylococcus aureus là vi khuẩn kỵ khí tùy nghi, phát triển dễ dàng trên môi
trường nuôi cấy thông thường. Phát triển được ở nhiệt độ 10 – 45°C, mọc tốt ở
37°C, pH thích hợp là 7,0 – 7,5.
Ở môi trường canh thang thì sau 5 – 6 giờ làm đục môi trường, sau 24 giờ thì
làm đục rõ, để lâu có thể lắng cặn.
Ở môi trường thạch, khuẩn lạc tròn lồi, bóng láng, đường kính khoảng 1 – 2
mm, có thể màu vàng đậm, màu vàng cam hoặc màu trắng.
Ở môi trường thạch máu, tụ cầu vàng phát triển nhanh, làm tan máu hoàn toàn.
Tụ cầu vàng tiết ra năm loại dung huyết tố (hemolysin): α, β, γ, δ, ε .
Coagulase do S. aureus sinh ra có khả năng làm đông huyết tương người và
động vật khi đã được chống đông. Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt
tụ cầu vàng với các tụ cầu khác. Coagulase có ở tất cả các tụ cầu vàng.
Coagulase có hai loại: một loại tiết ra môi trường (coagulase tự do), một loại
bám vào vách tế bào (coagulase cố định).
Staphylococcus aureus cho phản ứng catalase dương tính, lên men được nhiều
loại đường như: mannitol, glucose, lactose, mannose, sucrose, levulose, manit.
Tụ cầu vàng có khả năng đề kháng với nhiệt độ và hóa chất cao hơn các vi
khuẩn không sinh bào tử khác. Nó bị tiêu diệt ở 80°C trong 1 giờ, 100°C trong 1
– 2 phút, có thể sống ở môi trường có nồng độ NaCl cao (15%), có thể tồn tại
ngoài môi trường khô ráo 4 – 5 tháng.
Vi khuẩn tụ cầu vàng gây bệnh bằng cách gây tổn thương trực tiếp lên các cơ
quan như:
- Da: nhọt da, áp xe, viêm mô tế bào.
- Hô hấp: viêm khí quản, viêm phổi hoại tử, áp xe phổi biến chứng tràn khí
màng phổi, tràn khí trung thất, tràn khí dưới da, tràn mủ màng phổi
- Tim: viêm nội tâm mạc, tràn mủ màng tim.
- Màng não: viêm màng não mủ.
- Xương: cốt tủy viêm, viêm khớp
- Máu: nhiễm trùng máu hoặc gây bệnh bằng cách gián tiếp tiết ra các độc
tố gây viêm da tróc vẩy hoặc hội chứng sốc độc tố.
2.4.2. Escherichia coli (E.coli)

Hình 1.17. Vi khuẩn E.coli


E. coli là vi khuẩn Gram âm, hình que, kích thước trung bình 0,5 µm x 1 – 3
µm, di động bằng tiêm mao, không sinh bào tử, thường được tìm thấy trong
đường ruột của người và các động vật máu nóng.
E. coli phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường, là vi
khuẩn hiếu khí hoặc kỵ khí tùy nghi, có thể sống ở nhiệt độ 10 – 46°C, pH 5,5 –
8. Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp là 37°C, pH thích hợp là 7 – 7,2.
Môi trường canh thang: nuôi cấy sau 3 – 4 giờ vi khuẩn phát triển làm đục nhẹ
môi trường, sau 2 ngày trên mặt môi trường có váng mỏng, những ngày sau vi
khuẩn lắng xuống đáy ống.
Môi trường thạch thường: nuôi cấy sau 8 – 10 giờ có thể nhìn thấy khuẩn lạc
riêng rẽ, qua kính phóng đại, khuẩn lạc to dần, tròn lồi, hơi phồng, mặt nhẵn, bờ
đều, đường kính khoảng 1,5 mm. Những ngày sau, khuẩn lạc chuyển thành màu
xám xanh, giữa đục xám. Có thể thấy khuẩn lạc dạng R (xù xì) và M (nhầy)
Môi trường thạch EMB: E. coli có khuẩn lạc tròn, hơi lồi, bóng, có ánh kim
tím.
E. coli lên men nhiều loại đường như glucose, galactose, lactose, xylose,
ramnose,… sinh acid và sinh hơi; phản ứng indol dương tính, methyl đỏ dương
tính, Voges Proskauer âm tính, citrat âm tính, urease âm tính, H2S âm tính.
E. coli đề kháng yếu, bị tiêu diệt bởi nhiệt độ 55°C trong 1 giờ, 60°C trong 30
phút và chết ngay ở 100°C. Tuy nhiên, ở môi trường bên ngoài các chủng E. coli
độc có thể tồn tại tới 4 tháng.
Bình thường E. coli sống trong ruột người không gây bệnh. Khi cơ thể suy yếu
một số chủng trở nên gây bệnh. E. coli không những gây bệnh đường ruột như
tiêu chảy, kiết lỵ mà còn có thể gây một số bệnh khác như viêm đường tiết niệu,
viêm gan, viêm phế quản, viêm màng phổi,…
E. coli O157:H7 là chủng vi khuẩn gây tiêu chảy phổ biến. Ở vài bệnh nhân vi
khuẩn này có thể gây rối loạn máu và suy thận, thậm chí dẫn đến tử vong.
Chúng ta có thể bị nhiễm E. coli qua tiếp xúc hay phơi nhiễm với phân người
và phân động vật, kể cả gia cầm vì thỉnh thoảng phân người và động vật xâm
nhập vào ao, hồ, sông hay nói chung là nguồn nước sinh hoạt. Vi khuẩn có thể
lan truyền từ người sang người, thông thường qua người không rửa tay sau khi đi
vệ sinh. E. coli cũng có thể lan truyền từ tay đến các vật dụng trong nhà.
2.4.3. Salmonella
Năm 1874, nhà nghiên cứu bệnh học Ba Lan Tadeusz Browicz mô tả một loại
vi khuẩn là nguyên nhân gây ra bệnh thương hàn.
Salmonella thuộc họ Enterobacteriaceae (vi khuẩn đường ruột) là một giống vi
khuẩn hình que, trực khuẩn gram âm, kị khí tùy nghi không tạo bào tử, di động
bằng tiên mao, sinh sống trong đường ruột, có đường kính khoảng 0,7 µm đến
1,5 µm, dài từ 2 µm đến 5 µm và có vành lông rung hình roi. Hầu hết các
loài Salmonella có thể sinh hydro sulphur. Salmonella không lên
men lactose (trừ Salmonella arizona) và sucrose nhưng lên men
được dulcitol, mannitol và glucose.

Hình 1.18. vi khuẩn Salmonella (nhuộm màu đỏ) xâm nhập vào tế bào của
người
Có hai loài vi khuẩn Salmonella, Salmonella bongori và Salmonella enterica.
Salmonella enterica được chia thành sáu phân loài và hơn 2500 serovar (huyết
thanh hình).
Salmonella được tìm thấy trên toàn thế giới trong cả động vật máu
lạnh và động vật máu nóng, và trong môi trường. Các chủng vi khuẩn
Salmonella gây ra các bệnh như thương hàn (do Salmonella typhi), phó thương
hàn, nhiễm trùng máu (do Salmonella choleraesuis) và ngộ độc thực phẩm
(Salmonellosis). Các triệu chứng do Salmonella gây ra chủ yếu là tiêu chảy, ói
mửa, buồn nôn xuất hiện sau 12 – 36 giờ sau khi tiêu thụ thực phẩm nhiễm
Salmonella. Các triệu chứng thường kéo dài từ 2 – 7 ngày.
Nhiễm khuẩn Salmonella có thể là do:
- Không bảo đảm an toàn thực phẩm trong khâu chế biến, đặc biệt là trong
các nhà bếp lớn phục vụ nhiều thực khách.
- Bởi các chất bài tiết (nước bọt, nước tiểu, phân và nước dịch cơ thể khác)
của người bệnh, ngay cả trong trường hợp bệnh chưa phát và người bệnh
được xem là khỏe mạnh khi khám nghiệm lâm sàng; và động vật, đặc biệt
là từ các loài bò sát không bị phát hiện nhiễm bệnh (tỷ lệ nhiễm là 90%),
một mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
- Bởi mặt nước bị ô nhiễm và nước tù đọng (ví dụ như trong ống vòi
sen và các thiết bị truyền nước mà không được sử dụng lâu dài trước đó).
- Bởi sự không vệ sinh của gia cầm đông lạnh khi làm tan đá (nhiều vi
khuẩn có trong nước đông).
- Bằng trứng tươi sống đến từ gia cầm bị nhiễm khuẩn Salmonella (thường
là Salmonella chỉ có trên vỏ trứng, nhưng cũng có thể lọt vào trong nếu
vỏ trứng bị hư hay là rạn nứt, hay là qua tay người), thường gây ngộ độc
khi ăn trứng hoặc sản phẩm gia cầm chưa chế biến kỹ hoặc nấu chín.
- Nhưng cũng có thể qua sữa chưa được tiệt trùng, cá ngừ sống, dưa
chuột, cà chua, giá đỗ nhiễm khuẩn.

-
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

3.1. Địa điểm và thời gian tiến hành đề tài


3.1.1. Địa điểm tiến hành đề tài
Đề tài được tiến hành tại phòng thí nghiệm , Khoa Công
Nghệ Sinh Học – Thực phẩm – Môi trường, Trường Đại Học
.
Địa chỉ:
.
3.1.2. Thời gian thực hiện đề tài
Thời gian thực hiện: đề tài được thực hiện từ tháng năm đến tháng năm
.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được yêu cầu nghiên cứu của đề tài, tôi tiến hành thực hiện các bước
sau:
- Bước 1: Chuẩn bị thiết bị, nguyên liệu, dụng cụ và hóa chất
- Bước 2: Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ly trích tình dầu
cam sành bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước.
- Bước 3: Tiến hành ly trích tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn
hơi nước ở các điều kiện tối ưu sau khi xác định được ở bước 2.
- Bước 4: Đánh giá yếu tố cảm quan.
- Bước 5: Xác định các chỉ tiêu hóa – lý của tinh dầu cam sành.
- Bước 6: Phân tích thành phần hóa học chính trong tinh dầu bằng phương
pháp đo phổ GC/MS.
- Bước 7: Đánh giá hoạt lực kháng khuẩn của tinh dầu cam sành.
Tiến hành nghiên cứu thực nghiệm với các nội dung:
Hình 2.1. Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu thu nhận tinh dầu cam sành
Nguyên liệu vỏ cam sành
bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơiCắt
nước
nhỏ 1cm2
Kích thước nguyên liệu
Xay nhuyễn 3 phút
3.2.1. Thiết bị, nguyên liệu, dụng cụ và hóa chất
Tỷ lệ rắn lỏng
3.2.1.1. Thiết bị và dụng cụ
- Bộ dụng cụ Nồng
chưngđộ
cấtNaCl
lôi cuốn hơi nước.
- Cân điện
Thờitử.
gian ngâm nguyên liệu
- Đũa thủy tinh.trong NaCl
- 200oC.
Nhiệt kế Thời Màu sắc
gian chưng cất
- Bình tam giác 250 ml Bercher 100ml, 250 ml.
Mùi
- Đánh25
Microburrette giáml.
cảm quan

- Pippette 5 ml, 10 ml, 25 ml. Vị


- Bình cầu 250 ml.
- Ống đong 10 ml, 25 ml.
Độ ẩm nguyên liệu
- Bình lóng (phễu chiết) 250 ml.
- Đèn cồn. Định lượng tinh dầu
Xác định chỉ tiêu hóa lý của tinh
- Bao nylon. Tỷ trọng tinh dầu
dầu cam sành
- Bơm tiêm nhựa. Chỉ số Acid
- Nồi hấp tiệt trùng.
Chỉ số savon
- ChénXác
sứ. định thành phần hóa học
Chỉ số ester
- Cốctinh
thủydầu
tinh 250sành
cam ml, bằng
500 ml, 1000 ml.
phương
- Chai thủy tinh nâuGC/MS
pháp 10 ml. Độ hòa tan trong ethanol
- Bông tăm cấy.

Staphyllococcus aureus
Đánh giá hoạt lực kháng khuẩn
E.coli
của tinh dầu cam sành
Salmonella
Hình 2.2. Bộ chưng cất lôi cuốn hơi nước
3.2.1.2. Nguyên liệu và hóa chất
Nguyên liệu vỏ cam sành
Mẫu Cam dùng trong thí nghiệm là mẫu vỏ Cam được thu tại Xã Long Kiến,
huyện Chợ Mới, Tỉnh An Giang.
Hình 2.3. Quả cam sành dùng làm nguyên liệu
- Thời gian thu mẫu: mẫu được thu vào buổi sáng từ 8 giờ đến 9 giờ sáng.
- Đặc điểm hình thái mẫu: quả cam sành có màu xanh đặc trưng, bề mặt
quả bóng, tươi, sạch sẽ, khô ráo, không có các khuyết tật trong quá trình
sinh trưởng hoặc thu hái gây nên, quả không bị dập nát, rụng cuống, khô
xốp.
- Kích thước mẫu (Đường kính quả): 90 – 100 mm
- Khối lượng trung bình mẫu: 300 – 350 g/trái
Thu mua và xử lý nguyên liệu:
Quả cam được thu mua ở độ tuổi chín sinh lý tại vườn với kích thước và khối
lượng đồng đều sau khi mua về loại các thành phần khác vỏ Cam. Tiếp theo rửa
sạch vỏ sau đó tách lấy vỏ ngoài của quả cam sành.
Hình 2.4. Vỏ ngoài quả cam sành cắt nhỏ 1cm2

Hình 2.5. Vỏ cam sành xay nhuyễn trong 3 phút


Chủng vi khuẩn khảo sát hoạt tinh kháng của tinh dầu cam sành
Các chủng vi khuẩn Escherichia coli, Salmonella, Staphylococcus aureus
được cung cấp bởi Phòng thí nghiệm , Khoa Công
nghệ sinh học – Thực phẩm – Môi trường, trường Đại học .
Hóa chất
- Cồn 96o (25 ml)
- Nước cất
- Phenolphthalein (5 ml)
- Dung dịch KOH 0,1N trong alcol (100 ml)
- Dung dịch HCl 0,1N (200 ml)
- Môi trường NA, NB.
- Dimethyl sulfoxide.

Hình 2.6. Một số hóa chất sử dụng KOH, NaCl, phenolphthalein, cồn 96o
3.2.2. Tiến hành ly trích tinh dầu bằng phương pháp
chưng cất lôi cuốn hơi nước
Quy trình trích ly tinh dầu vỏ cam sành bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn
hơi nước:

Nguyên liệu
Thuyết minh quy trình (vỏ ngoài quả cam sành)
Cân 120 g mẫu vỏ Cam được xay nhuyễn trong 3 phút, ngâm trong dung dịch
+ Loại bỏ tạp chất
600 ml nước muối (NaCl) 2% trong 2 tiếng cho vào bình cầu (thể tích nước trong
+ Cắt lấy phần vỏ ngoài vỏ cam sành
bình không vượt quá 2/3 thể tích của bình cầu). Nếu cho nước quá nhiều thì trong
quá trình gia nhiệt xác mẫu trong
Ngâm bìnhdung
trong cầu sẽ trào
dịch lên +
nước bộNaCl
phận hứng lấy tinh dầu.
Lắp bình cầu vào hệ thống gồm ống nồng
hứng độ
tinh(2%)
dầu và ống sinh hàn. Bình cầu
được gia nhiệt trên ngọn lửa đèn cồn trong 50 phút. Điều chỉnh tim đèn cồn sao
cho tránh sôi mạnh có thể tràn ra ngoài. Sau quá trình ly trích, hỗn hợp tinh dầu
Ly trích bằng phương pháp lôi cuốn hơi
thu được gồm tinh dầu thô và nước.
nước
Sau khi tách được tinh dầu thô thêm Na2SO4 khan vào bình chứa tinh dầu thô,
vừa thêm vừa khuấy đều cho đến khi thấy các tinh thể Na2SO4 bắt đầu rời ra. Để
Hỗn hợp tinh dầu và nước
lắng hỗn hợp trên. Cho phần tinh dầu đã làm khan bên trên chảy vào bình chứa
sản phẩm (Lê Phạm Tấn Quốc và cộng sự, 2010).
Bình
Sản phẩm tinh dầu được cholóng
vào(phễu chiết)
các bình chứa hay lọ sẫm màu, đậy kín,
bảo quản trong tối.
3.2.3. Khảo sát các yếu tố thể tích đến hàm lượng tinh dầu
Cam sànhNước Tinh dầu
thu được bằng phương pháp thô (tinh
chưng dầucuốn
cất lôi + nước)
hơi
nước
Tiến hành khảo sát các yếu tố làm ảnh hưởng đến hàm
Làmlượng
khan tinh
bằngdầu: kích
Na2SO 4

thước nguyên liệu, tỷ lệ vỏ Cam/nước chưng (tỷ lệ rắn/lỏng), thời gian và nồng
độ NaCl ngâm nguyên liệu, thời gian chưng cất. Sau khi đã có các điều kiện ly
Tinh dầu cam sành
trích tối ưu, tôi tiến hành ly trích một mẫu ở những điều kiện tối ưu để làm mẫu
so sánh hàm lượng với 3 mẫu tối ưu.
Hìnhtắc:
Nguyên .. Sơ đồ các
cố định 4 yếubước
tố theothực hiện
Lê Phạm lyQuốc
Tấn tríchvàtinh
cộngdầu Cam và
sự (2010) sành
thay đổi một yếu tố khảo sát để chọn được điều kiện tối ưu cho yếu tố đó. Sau đó
thực hiện tương tự cho 4 yếu tố còn lại.
3.2.3.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của kích thước của nguyên
liệu đến thể tích tinh dầu Cam sành thu được bằng phương pháp chưng cất
lôi cuốn hơi nước
Kích thước của nguyên liệu có ảnh hưởng đến thời gian chưng cất cũng như
thể tích tinh dầu thu được. Kích thước được khảo sát là cắt nhỏ 1 cm 2 và xay
nhuyễn trong 3 phút.
3.2.3.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu vỏ
cam/ nước chưng đến thể tích tinh dầu Cam sành thu được bằng phương
pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
Tỷ lệ nguyên liệu vỏ cam/nước chưng ảnh hưởng mạnh đến hàm lượng thu hồi
tinh dầu. Lượng nước quá nhiều một số thành phần tinh dầu có tính phân cực sẽ
tan vào nước. Nếu lượng nước quá ít thì không đủ hòa tan các chất keo, muối bao
bọc xung quanh túi tinh dầu. Tỷ lệ nguyên liệu vỏ cam/nước chưng khảo sát là:
1:1, 1:2, 1:3, 1:4, 1:5, 1:6.
3.2.3.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ muối NaCl đến
thể tích tinh dầu Cam sành thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn
hơi nước
Khi chưng cất, tinh dầu tạo với nước thành hệ nhũ tương, việc cho muối vào
hỗn hợp chưng cất để tránh thất thoát tinh dầu dưới dạng nhũ, làm giảm độ tan
của một số thành phần không phân cực có trong tinh dầu vào nước. Lượng tinh
dầu thu được có thể giảm theo sự tăng nồng độ của muối do khi ở nồng độ cao
thì các lớp biểu bì ngoài chứa tinh dầu co lại, ngăn cản sự thoát tinh dầu ra ngoài.
Nồng độ muối NaCl khảo sát là: 0%, 2%,4%.
3.2.3.4. Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian ngâm muối
NaCl đến thể tích tinh dầu Cam sành thu được bằng phương pháp chưng
cất lôi cuốn hơi nước
Thời gian ngâm nguyên liệu với dung dịch nước muối trước khi chưng cất có
ảnh hưởng đáng kể đến thể tích tinh dầu thu được. Do có thời gian để tạo sự thẩm
thấu cho tinh dầu thoát ra môi trường bên ngoài nên khi chưng cất tinh dầu thu
được nhiều ngay từ đầu và thể tích tăng đáng kể. Đồng thời muối sẽ làm tăng tỷ
trọng của nước phá vỡ hệ nhũ tương tinh dầu – nước và tinh dầu bị hơi nước
cuốn đi dễ dàng hơn khi chưng cất. Thời gian ngâm muối NaCl khảo sát là: 0
phút, 120 phút, 240 phút, 480 phút.

3.2.3.5. Thí nghiệm 5: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian chưng cất đến
thể tích tinh dầu Cam sành thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn
hơi nước
Thời gian chưng cất càng lâu lượng tinh dầu thu được càng nhiều. Tuy nhiên,
đến một thời điểm nào đó thì lượng tinh dầu thu được không tăng lên theo thời
gian. Mặt khác, kéo dài thời gian chưng cất còn ảnh hưởng đến chất lượng tinh
dầu do nguyên liệu bị cháy khét làm mất mùi thơm tự nhiên của tinh dầu và gây
tốn kém về nguyên liệu đốt, lượng nước làm ngưng tụ, tốn kém chi phí. Cố định
các yếu tố nhiệt độ và lượng dung môi ly trích và quan sát lượng tinh dầu ngưng
tụ nhỏ xuống ống hứng tinh dầu theo thời gian.
Thời gian khảo sát được tính từ lúc ta thu được giọt tinh dầu đầu tiên nhỏ
xuống ống hứng tinh dầu cho tới lúc thể tích tinh dầu không đổi trong ống hứng
tinh dầu từ đó chọn được mức thời gian tối ưu nhất.
3.2.4. Đánh giá yếu tố cảm quan
Phân tích sơ bộ chất lượng của tinh dầu bằng cảm quan phương pháp thực
hiện dựa theo Tôn Long Dày (2013). Nghĩa là nghiên cứu những dấu hiệu bên
ngoài như mùi, vị, màu sắc, độ trong suốt,...
Qua nghiên cứu những dấu hiệu bên ngoài này có thể phán đoán và đánh giá
sơ bộ về chất lượng của tinh dầu và mục đích sử dụng tinh dầu.
3.2.4.1. Màu sắc và độ trong suốt
Xác định màu sắc và độ trong suốt của tinh dầu bằng cách cho tinh dầu vào
một ống thủy tinh trong suốt không có màu có dung tích 20 ml, thỉnh thoảng lắc
và quan sát rồi ghi nhận xét về tính chất, cường độ của màu và độ trong suốt (ví
dụ: vàng nhạt, nâu sẫm,...). Nếu tinh dầu còn vẩn đục và không trong suốt chứng
tỏ còn tạp chất và nước.
3.2.4.2. Mùi
Mùi là một trong những biểu hiện bên ngoài quan trọng của tinh dầu. Mỗi một
loại tinh dầu có một mùi đặc trưng. Dựa vào mùi có thể biết được chất lượng và
mục đích sử dụng của nó.
Để xác định mùi, nhỏ một giọt tinh dầu lên tờ giấy lọc hoặc bôi một ít vào mu
bàn tay rồi ngửi cách chỗ có tinh dầu 20 – 30 mm, cứ 15 phút ngửi 1 lần trong
một giờ.
Ghi nhận xét về bản chất và cường độ mùi (thơm dịu, hăng, xốc,...).

3.2.4.3. Vị
Vị cũng là một biểu hiện bên ngoài quan trọng của tinh dầu. Mỗi một loại tinh
dầu có mùi vị riêng. Để xác định vị, dùng phương pháp nếm, nếm xong ghi nhận
xét bản chất (ngọt, đắng,…) và cường độ của vị (dịu, thoảng,…).
3.2.5. Xác định một số chỉ tiêu hóa – lý của tinh dầu Cam
Mẫu tinh dầu thu được sau khi ly trích bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn
hơi nước sẽ được xác định các chỉ tiêu sau:
3.2.5.1. Xác định độ ẩm nguyên liệu
Sấy chén sứ sạch ở 105oC đến khi khối lượng không đổi (Lưu ý: để nguội
trong bình hút ẩm rồi mới cân).
Cho vào cốc 5 g mẫu rồi cân khối lượng cốc và mẫu. Cho cốc chứa mẫu vào tủ
sấy ở 105oC cho đến khi khối lượng không đổi. Trước khi cân làm nguội mẫu
trong bình hút ẩm 15 phút và đem cân ở cân phân tích.
Chú ý: sai lệch giữa 2 lần đo liên tiếp không lớn hơn 0.5%.
Độ ẩm của nguyên liệu được tính (FAO FNP 14/7):

Trong đó:
m: Khối lượng cốc (g)
m1: Khối lượng cốc và mẫu trước khi sấy (g)
m2: Khối lượng cốc và mẫu sau khi sấy (g)
3.2.5.2. Định lượng tinh dầu
Hàm lượng tinh dầu được tính theo công thức (DĐVN IV):
% tinh dầu =

3.2.5.3. Xác định tỷ trọng


Do điều kiện vật chất của phòng thí nghiệm chưa có bình tỷ trọng nên tôi đã
tiến hành đo tỷ trọng tinh dầu theo phương pháp thủ công (Trần Thị Ngọc Anh,
2011).
Dùng một ống tiêm y tế (loại 1ml), trên thân ống tiêm được vạch một đường
làm dấu.
Ban đầu, đem cân ống tiêm không và ghi số liệu lại (G).
Tiếp theo: hút nước cất đến vạch (lưu ý trong ống tiêm không có bong bóng
khí) đem cân và ghi lại số liệu (G1). Rồi xả bỏ nước trong ống tiêm, vẩy cho khô
nước.
Cuối cùng: hút tinh dầu khan đến vạch (lưu ý không để cho có bong bóng khí
trong ống tiêm) đem cân và ghi lại số liệu (G2).
Tỷ trọng (d) được đo ở 25oC được tính bằng công thức (TCVN189:1993):

Trong đó:
- G: khối lượng của ống tiêm không, tính bằng gam (g).
- G1: khối lượng của ống tiêm chứa nước cất, tính bằng gam (g).
- G2: khối lượng của ống tiêm chứa tinh dầu, tính bằng gam (g).
- Cứ như thế lặp lại thí nghiệm 3 lần và lấy giá trị trung bình
(TCVN189:1993):

Cách tiến hành có thay đổi cho phù hợp với đề tài.
3.2.5.4. Xác định chỉ số acid (IA)
Chỉ số acid biểu diễn bằng lượng miligam KOH cần thiết dùng để trung hòa
acid tự do có trong 1 gam tinh dầu. Biết được chỉ số acid có thể xác định được
lượng acid tự do trong tinh dầu.
Chỉ số acid phụ thuộc vào phương pháp khai thác, mức độ tươi và thời gian
bảo quản của tinh dầu. Khi bảo quản lâu chỉ số acid của tinh dầu sẽ tăng lên do bị
oxi hóa và ester trong tinh dầu bị phân giải.
Xác định chỉ số acid dựa vào phản ứng trung hòa
RCOOH + KOH → RCOOK + H2O
Từ lượng kiềm để trung hòa acid tự do, tính được chỉ số acid.
Để xác định cân chính xác một lượng tinh dầu 1 gam, hòa tan bằng ethanol
96o, cho vài giọt phenolphtalein rồi chuẩn độ bằng dung dịch KOH 0,1N đến khi
xuất hiện màu hồng ổn định trong 2 – 3 giây.
Chỉ số acid được tính bằng công thức (TCVN189:1993):

Trong đó:
- 5,61 là lượng miligam KOH chứa trong 1 ml KOH 0,1N.
- V: thể tích ml KOH 0,1N dùng để chuẩn độ mẫu thí nghiệm.
- m: lượng tinh dầu dùng thí nghiệm (g).
Cách tiến hành có thay đổi cho phù hợp với đề tài.
3.2.5.5. Xác định chỉ số savon hóa (IS)
Chỉ số xà phòng là số miligam KOH cần thiết để trung hòa tất cả các acid tự
do và acid kết hợp có trong 1 gam tinh dầu.
Cách xác định theo (Tôn Long Dày, 2013) định Cân chính xác khoảng 1 gam
tinh dầu vào bình tam giác 250 mL, cho vào đó 6 mL KOH 0,1 N trong alcol.
Tiến hành song song với mẫu không có dầu. Đem 2 bình đun cách thủy qua ống
sinh hàn, cho sôi nhẹ trong khoảng 45 phút để tinh dầu thủy phân hoàn toàn. Để
nguội, thêm vào đó 2 mL nước cất, 2-3 giọt phenolphthalein, dung dịch chuyển
sang màu hồng, chuẩn độ bằng HCl 0,1 N trong alcol cho đến khi mất màu hồng.
Tiến hành chuẩn độ mẫu trắng trước khi chuẩn mẫu thật.
Tính kết quả (TCVN189:1993):

Trong đó:
- 5,61: số mg KOH tương đương với 1 ml KOH 0,1 N
- IS: Chỉ số xà phòng
- V1 : số mL HCl 0,1N dùng chuẩn độ bình chứa nước cất
- V2 : số mL HCl 0,1N dùng chuẩn độ bình chứa tinh dầu
- m: khối lượng tinh dầu lấy làm thí nghiệm.
Cách tiến hành có thay đổi cho phù hợp với đề tài.
3.2.5.6. Xác định chỉ số ester (IE)
Là số mg KOH cần thiết để xà phòng hoá hết lượng glycerid có trong một gam
tinh dầu, chỉ số ester là hiệu số giữa chỉ số xà phòng hóa và chỉ số acid. Chỉ số
ester càng cao thì lượng glycerin có trong tinh dầu càng nhiều (TCVN189:1993).
IE = IS - IA
Cách tiến hành có thay đổi cho phù hợp với đề tài.
3.2.5.7. Xác định độ hòa tan trong ethanol
Pha cồn 90o, 80o, 70o từ rượu tuyệt đối Dùng pippete chuẩn hút 1ml tinh dầu
cam sành cho vào bình tam giác có nút mài. Từ buret nhỏ dần ethanol vào bình
đựng tinh dầu. Sau mỗi lần nhỏ khoảng 0,2 ml vào đậy nút và lắc đều cho đến khi
tan hết tinh dầu. Tiếp tục nhỏ ethanol vào và lắc cho đến khi thu được dung dịch
đồng nhất trong suốt, ghi lượng ethanol đã dùng. Lặp lại thao tác 3 lần.
(TCVN189:1993). Cách tiến hành có thay đổi cho phù hợp với đề tài.
3.2.6. Xác định thành phần hóa học chính của tinh dầu
Cam bằng phương đo phổ GC/MS.
Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động (Phạm Thanh Hiền, 2008):
- Cửa tiêm mẫu (injection port): 1 microliter dung môi chứa hỗn hợp các
chất sẽ được tiêm vào hệ thống tại cửa này. Mẫu sau đó được dẫn qua hệ
thống bởi khí trơ, thường là helium. Nhiệt độ ở cửa tiêm mẫu được nâng
lên 300oC để mẫu trở thành dạng khí.
- Vỏ ngoài (oven): phần vỏ của hệ thống GC chính là một lò nung đặc biệt.
Nhiệt độ của lò này dao động từ 40oC cho tới 320oC. Cột (column): bên
trong hệ thống GC là một cuộn ống nhỏ hình trụ có chiều dài 30 mét với
mặt trong được tráng bằng một loại polymer đặc biệt. Các chất trong hỗn
hợp được phân tách bằng cách chạy dọc theo cột này.
- Sau khi đi qua cột sắc ký khí, các hóa chất tiếp tục đi vào pha khối phổ. Ở
đây chúng bị ion hóa. Sau khi khối phổ, chúng sẽ tới bộ phận lọc dựa trên
khối lượng, bộ lọc lựa chọn chỉ cho phép các hạt có khối lượng nằm trong
một giới hạn nhất định đi qua. Thiết bị cảm biến có nhiệm vụ đếm số
lượng các hạt có cùng khối lượng. Thông tin này sau đó được chuyển đến
máy tính và xuất ra kết quả gọi là khối phổ. Khối phổ là một biểu đồ phản
ánh số lượng các ion với các khối lượng khác nhau đã đi qua bộ lọc.
- Máy tính: bộ phận chịu trách nhiệm tính toán các tín hiện do bộ cảm biến
cung cấp và đưa ra kết quả khối phổ.
3.2.7. Thử hoạt tính sinh học của tinh dầu Cam sành
Các hợp chất kháng khuẩn có trong tinh dầu sẽ khuếch tán vào trong môi
trường thạch và tác động lên các vi sinh vật chỉ thị. Nếu tinh dầu có khả năng tiêu
diệt vi khuẩn thì sẽ xuất hiện vòng kháng khuẩn xung quanh giếng thạch. Từ đó,
xác định được hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu bằng đường kính vòng kháng
khuẩn (mm). Phương pháp thực hiện giựa theo Đái Thị Xuân Trang (2015) có
điều chỉnh cho phù hợp với thí nghiệm.
3.2.7.1. Quy trình đánh giá hoạt lực kháng khuẩn của tinh dầu

Vi khuẩn thuần

3.2.7.2. Cách tiến hành


Tăng sinh
Chuẩn bị mẫu thử
Chuẩn bị tinh dầu cam sành nguyên
Phachất ở các nồng độ pha loãng 100% (tinh
loãng
dầu nguyên chất) đến các nồng độ pha loãng giảm dần 10-1,10-2,10-3, 10-4
Chuẩn bị 4 loại vi khuẩn: Escherichia coli, Salmonella, Staphylococcus
Cấy trang
aureus.
Chuẩn bị mẫu thuốc kháng sinh để
Đặt khoanh đốitẩm
giấy chiếu
tinh dầu và
Cân chính xác 100 mg thuốc kháng sinhsinh
kháng Aminopenicilin, hòa tan vào 10 ml
nước cất, nếu thuốc không tan trong nước thì hòa tan với DMSO, ta sẽ được nồng
độ dung dịch mẹ 10 mg/ml. Dung dịch để bảo quản trong tủ lạnh.
Chuẩn bị môi trườngỦ trong tủ ấm ở 37oC trong 24 giờ
Thạch nền: sử dụng môi trường NA, cân NA vào nước cất sau đó hấp khử
trùng 121oC, 1 atm, 15 phút. Để nguội đến khoảng 50oC đến 60oC sau đó đổ vào
ĐoĐể
các đĩa petri đã tiệt trùng. kích thước
nguội sauvòng
đó úpkháng
ngượckhuẩn
đĩa petri lại.
và chụp
Môi trường lỏng: sử dụng môi trường ảnhcân NB vào nước cất sau đó chia ra
NB,
o
làm 3Hình
ống nghiệm
.. Quyđểtrình
hấp khử
đánhtrùng
giá121 C, 1lực
hoạt atm,kháng
15 phút.khuẩn
Để nguội
củađếntinh
nhiệtdầu
độ
phòng để tăng sinh vi khuẩn.
Chuẩn bị 24 ống nước muối sinh lý 0,9 % hấp khử trùng 121oC, 1 atm, 15
phút.
Tiến hành
Lấy sinh khối vi khuẩn hòa vào ống nghiệm chứa 2 ml nước muối sinh lý vô
trùng (NaCl 0,9%), lắc đều. Độ đục của huyền dịch vi khuẩn được so sánh với độ
đục chuẩn 0,5 McFarland.
Sử dụng bông cấy nhúng vào huyền dịch vi khuẩn ở mật độ 106 CFU/ml tiến
hành trang trên mặt thạch. Đĩa thạch được để khô 15 phút trước khi đặt khoanh
giấy có tẩm tinh dầu ở các nồng độ pha loãng 100% (tinh dầu nguyên chất) đến
các nồng độ pha loãng giảm dần 10-1,10-2,10-3. Tinh dầu cam sành ở các nồng độ
khảo sát khác nhau được cho lên khoanh giấy (đường kính 6 mm) vô trùng.
Kháng sinh Aminopenicilin được sử dụng như đối chứng dương và đối chứng âm
là DMSO 100%. Mỗi đĩa thạch được đặt từ 3 – 5 khoanh giấy, sau đó để khô.
Các đĩa thạch được ủ ở 37ºC trong 24 giờ. Đường kính vùng ức chế được đo
bằng thước đo đơn vị mm.

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu


Dùng thước đo vòng vô khuẩn (tính bằng mm) và chụp hình.
So sánh đường kính vòng vô khuẩn của tinh dầu với kháng sinh.
Phương pháp tính toán
Kết quả đường kính vòng vô khuẩn thu được qua 3 lần thí nghiệm lặp lại tính
trung bình
Mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với dịch chiết được phân loại dựa theo đường
kính vòng vô khuẩn (Celikel và Kavas, 2008):
- Đường kính vòng vô khuẩn < 8 mm: không nhạy
- Đường kính vòng vô khuẩn từ 9 – 14 mm: nhạy
- Đường kính vòng vô khuẩn 15 – 19 mm: rất nhạy
- Đường kính vòng vô khuẩn > 20 mm: cực nhạy
3.3. Thống kê và xử lý số liệu
Tiến hành bố trí thí nghiệm theo phương pháp hoàn toàn ngẫu nhiên, đơn yếu
tố. Các nghiệm thức được lặp lại 3 lần.
Xử lý số liệu thu được bằng phần mền MicroSoft Excel 2016® và phần mền xử
lý số liệu Statgraphic Centurion XV.I. Tất cả các số liệu sau khi thu thập ứng với
từng chỉ tiêu theo dõi, được thống kê và biểu diễn dưới dạng các số liệu trung
bình có cùng kí hiệu a,b,c,… thì không có sự khác biệt về mặt thống kê. Các mẫu
có kí hiệu a,b,c,… khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Xác định ảnh hưởng của các yếu tố đến hàm lượng tinh dầu
cam sành thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi
nước
4.1.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu đến hàm
lượng tinh dầu cam sành thu được bằng phương pháp chưng cất
lôi cuốn hơi nước
Tiến hành khảo sát kích thước vỏ cam sành nguyên liệu ở 2 kích thước vỏ cam
sành cắt nhỏ 1 cm2 và xay nhuyễn trong 3 phút, thu được kết quả như sau:
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu đến hàm lượng tinh dầu
cam sành thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
Khối Dung Thời gian Thời Hàm
Kích thước lượng môi NaC ngâm gian ly lượng tinh
nguyên liệu mẫu nước l (g) NaCl trích dầu thu
(g) (ml) (phút) (phút) được (%)
Vỏ cam sành
cắt nhỏ 120 600 12 120 50 0,7b
(1cm2)
Vỏ cam sành
sành xay
120 600 12 120 50 2,2a
nhuyễn
(3 phút)
(phụ lục 1)
∗ Ghi chú: Trong cùng một cột, các số liệu có giá trị trung bình
cùng ký tự a,b,… thì không có sự khác biệt về mặt thống kê. Các
mẫu tự khác nhau (a,b,…) chỉ sự sai khác thống kê với p<0,05.
Nhận xét và thảo luận: Trích ly tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi
cuốn hơi nước với nguyên liệu xay cho hàm lượng tinh dầu cao hơn rất nhiều so
với nguyên liệu có kích thước lớn. Khi xay nhuyễn, các tế bào chứa tinh dầu bị
vỡ, nước dễ thẩm thấu vào các túi dầu, tinh dầu dễ thoát ra môi trường ngoài và
hơi nước có nhiệm vụ lôi cuốn tinh dầu tự do ra bình hứng. Ngoài ra, với nguyên
liệu xay nhuyễn tinh dầu thu được trong suốt, không màu, có mùi tự nhiên hơn so
với nguyên liệu không xay tinh dầu có màu vàng do tiếp xúc nhiệt quá lâu và mùi
không còn tự nhiên.
So sánh với nghiên cứu của Lê Phạm Tấn Quốc và cộng sự (2010) cùng làm
trên vỏ cam sành cho kết quả tối ưu ở kích thước nguyên liệu đều là vỏ cam sành
xay nhuyễn trong 3 phút bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Như
vậy, trong thí nghiệm này, kết quả nghiên cứu của tôi giống với kết quả của Lê
Phạm Tấn Quốc và cộng sự (2010).
Tóm lại, trong thí nghiệm này kích thước nguyên liệu tối ưu là vỏ cam sành
xay nhuyễn trong 3 phút thì thu được thể tích tinh dầu là nhiều nhất bằng phương
pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
4.1.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu vỏ
cam/nước chưng đến hàm lượng tinh dầu cam sành thu được
bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
Tiến hành khảo sát tỷ lệ rắn/lỏng (nguyên liệu vỏ cam/ nước chưng) ở các tỷ lệ
1:1; 1:2; 1:3; 1:4; 1:5; 1:6 tương ứng với 120 ml, 240 ml, 360 ml, 480 ml, 600
ml, 720 ml thể tích dung môi nước và giữ nguyên khối lượng nguyên liệu, thu
được kết quả như sau:
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu vỏ cam/nước chưng đến thể hàm
lượng dầu cam sành thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi
nước
Tỷ lệ Thời
Thời Hàm
Kích Khối nguyên Dung gian
NaC gian lượng
thước lượng liệu vỏ môi ly
l 2% ngâm tinh dầu
nguyê mẫu cam nước trích
(g) NaCl thu được
n liệu (g) sành/nướ (ml) (phút
(phút) (%)
c chưng )
Vỏ 120 1:1 120 2,4 120 50 2,5c
120 1:2 240 4,8 120 50 3,3b
cam
120 1:3 360 7,2 120 50 3,5a
sành 120 1:4 480 9,6 120 50 3,3b
xay 120 1:5 600 12 120 50 1,7d

nhuyễn

120 1:6 720 14,4 120 50 0,5e


(3
phút)
(phụ lục 2)
∗ Ghi chú: Trong cùng một cột, các số liệu có giá trị trung bình
cùng ký tự a,b,… thì không có sự khác biệt về mặt thống kê. Các
mẫu tự khác nhau (a,b,…) chỉ sự sai khác thống kê với p<0,05.
Nhận xét và thảo luận: Tỷ lệ nguyên liệu vỏ cam/nước chưng ảnh hưởng
mạnh đến hiệu suất thu tinh dầu cam sành bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn
hơi nước. Lượng nước quá nhiều một số thành phần tinh dầu có tính phân cực sẽ
tan vào nước. Nếu lượng nước quá ít thì không đủ hòa tan các chất keo, muối bao
bọc xung quanh túi tinh dầu.
So sánh với nghiên cứu của Lê Phạm Tấn Quốc và cộng sự (2010) cùng làm
trên vỏ cam sành với kích thước mẫu như nhau thì cho kết quả có sự khác biệt
kết quả của Lê Phạm Tấn Quốc và cộng sự khảo sát tỷ lệ nguyên liệu vỏ
cam/nước chưng là 1:5, sử dụng lượng nước chưng cao hơn 1,6 lần so với thí
nghiệm này.
Tóm lại, trong thí nghiệm này cho tỷ lệ nguyên liệu vỏ cam/nước chưng tối ưu
là tỷ lệ 1:3 tương đương với 120 g nguyên liệu vỏ cam sành thì có 360 ml nước
chưng thì thu được thể tích tinh dầu là nhiều nhất và lượng nước chưng sử dụng
là ít nhất bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
4.1.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của nồng độ NaCl bổ sung
vào nguyên liệu đến hàm lượng tinh dầu cam sành thu được
bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
Tiến hành khảo sát nồng độ NaCl ở 0%, 2%, 4%, 6% tương ứng với khối
lượng NaCl 0 g, 7,2 g, 14,4 g, 21,6 g trong 360 ml nước chưng, thu được kết quả
như sau:
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ NaCl bổ sung vào nguyên liệu đến hàm
lượng tinh dầu cam sành thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn
hơi nước
Kích Khối Dung Thời gian Thời Hàm lượng
thước lượng môi NaCl ngâm gian ly tinh dầu
nguyên mẫu nước (g) NaCl trích thu được
liệu (g) (ml) (phút) (phút) (%)
Vỏ cam 120 360 0 120 50 3,2b
120 360 7,2 120 50 3,5a
sành xay
120 360 14,4 120 50 3,3b
(3 phút) 120 360 21,6 120 50 3,2b
(phụ lục 3)
∗ Ghi chú: Trong cùng một cột, các số liệu có giá trị trung bình
cùng ký tự a,b,… thì không có sự khác biệt về mặt thống kê. Các
mẫu tự khác nhau (a,b,…) chỉ sự sai khác thống kê với p<0,05.
Nhận xét và thảo luận: Khi chưng cất, tinh dầu tạo với nước thành hệ nhũ
tương, việc cho muối vào hỗn hợp chưng cất để tránh thất thoát tinh dầu dưới
dạng nhũ, làm giảm độ tan của một số thành phần không phân cực có trong tinh
dầu vào nước. Muối cũng là chất điện li làm tăng tỉ trọng, độ phân cực của nước
giúp tinh dầu dễ phân lớp. Lượng tinh dầu thu được có thể giảm theo sự tăng
nồng độ của muối do khi ở nồng độ cao thì các lớp biểu bì ngoài chứa tinh dầu co
lại, ngăn cản sự thoát tinh dầu ra ngoài.
So sánh với nghiên cứu của Lê Phạm Tấn Quốc và cộng sự (2010) cùng làm
trên vỏ cam sành cho kết quả tối ưu giống nhau ở nồng độ muối NaCl là 2%.
Tóm lại, trong thí nghiệm này kết quả khảo sát nồng độ muối NaCl tối ưu bổ
sung vào nguyên liệu là 2% thì thu được thể tích tinh dầu là nhiều nhất bằng
phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
4.1.4. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của thời gian ngâm NaCl
bổ sung vào nguyên liệu đến hàm lượng tinh dầu cam sành thu
được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
Tiến hành khảo sát thời gian ngâm NaCl (2%) ở 0 phút, 120 phút, 240 Phút,
480 phút trong 360 ml nước chưng, thu được kết quả như sau:
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của thời gian ngâm NaCl bổ sung vào nguyên liệu đến
hàm lượng tinh dầu cam sành thu được bằng phương pháp chưng cất lôi
cuốn hơi nước
Kích Dung Thời gian Thời Hàm lượng
Khối
thước môi NaC ngâm gian ly tinh dầu
lượng
nguyên nước l (g) NaCl trích thu được
mẫu (g)
liệu (ml) (phút) (phút) (%)
Vỏ cam 120 360 7,2 0 50 2,8b
120 360 7,2 120 50 3,5a
sành xay
120 360 7,2 240 50 2,5c
(3 phút) 120 360 7,2 480 50 2,5c
(phụ lục 4)
∗ Ghi chú: Trong cùng một cột, các số liệu có giá trị trung bình
cùng ký tự a,b,… thì không có sự khác biệt về mặt thống kê. Các
mẫu tự khác nhau (a,b,…) chỉ sự sai khác thống kê với p<0,05.
Nhận xét và thảo luận:
Thời gian ngâm với dung dịch nước muối trước khi chưng cất có ảnh hưởng
đáng kể đến thể tích tinh dầu thu được. Do có thời gian để tạo sự thẩm thấu cho
tinh dầu thoát ra môi trường bên nên khi chưng cất tinh dầu thu được nhiều ngay
từ đầu và thể tích tăng đáng kể. Đồng thời muối sẽ làm tăng tỷ trọng của nước
phá vỡ hệ nhũ tương tinh dầu – nước và tinh dầu bị hơi nước cuốn đi dễ dàng
hơn khi chưng cất.
So sánh với nghiên cứu của Lê Phạm Tấn Quốc và cộng sự (2010) cùng làm
trên vỏ cam sành cho kết quả tối ưu giống nhau ở thời gian ngâm muối NaCl là 2
giờ.
Tóm lại, trong thí nghiệm này kết quả khảo sát thời gian ngâm muối NaCl tối
ưu là 2 giờ thì thu được thể tích tinh dầu là nhiều nhất bằng phương pháp chưng
cất lôi cuốn hơi nước.
4.1.5. Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của thời gian chưng cất
đến hàm lượng tinh dầu cam sành thu được bằng phương
pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
Tiến hành khảo sát thời gian chưng cất được tính từ lúc ta thu được giọt tinh
dầu đầu tiên nhỏ xuống ống hứng tinh dầu cho tới lúc thể tích tinh dầu không đổi
trong ống hứng tinh dầu, cách 10 phút tiến hành quan sát và ghi số liệu thể tích
tinh dầu thu được, thi được kết quả như sau:
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thời gian chưng cất đến hàm lượng tinh dầu
cam sành thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
Thời gian (phút) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Hàm lượng tinh
0,2h 0,6g 1,8f 2,5e 3d 3,25c 3,4b 3,5a 3,5a 3,5a
dầu thu được (%)
(phụ lục 5)
∗ Ghi chú: Trong cùng một cột, các số liệu có giá trị trung bình
cùng ký tự a,b,… thì không có sự khác biệt về mặt thống kê. Các
mẫu tự khác nhau (a,b,…) chỉ sự sai khác thống kê với p<0,05.
Từ số liệu thu đươc dựng được biểu đồ khối lượng tinh dầu thu được theo thời
gian:
Hình 3.1. Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của thời gian chưng cất đến hàm
lượng tinh dầu cam sành thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn
hơi nước
Nhận xét và thảo luận: Thời gian chưng cất càng lâu lượng tinh dầu thu được
càng nhiều. Tuy nhiên, đến một thời điểm nào đó thì lượng tinh dầu thu được
không tăng lên theo thời gian. Mặt khác, kéo dài thời gian chưng cất còn ảnh
hưởng đến chất lượng tinh dầu do nguyên liệu bị cháy khét làm mất mùi thơm tự
nhiên của tinh dầu.
So sánh với nghiên cứu của Lê Phạm Tấn Quốc và cộng sự (2010) cùng làm
trên vỏ cam sành cho kết quả tối ưu có sự khác biệt ở thời gian chưng cất kết quả
tối ưu của Lê Phạm Tấn Quốc và cộng sự là 50 phút còn thời gian tối ưu trong
nghiêm cứu này là 70 phút.
Tóm lại, trong thí nghiệm này kết quả khảo sát thời gian chưng cất tối ưu là 70
phút thì thu được thể tích tinh dầu là nhiều nhất bằng phương pháp chưng cất lôi
cuốn hơi nước.
4.2. Đánh giá cảm quan
Tinh dầu cam sành ly trích bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước thu
được có tính chất sau:
- Màu: trong suốt hơi vàng nhạt.
- Mùi: có mùi thơm tự nhiên hơi nồng của cam sành.

Hình .. Tinh dầu cam sành thu được bằng phương pháp chưng
- Vị: có vị cay.
4.3. Xác định chỉ tiêu hóa lý của tinh dầu cam sành
4.3.1. Độ ẩm nguyên liệu
Nguyên liệu được sấy khô đến khối lượng không đổi. Độ ẩm được xác định
bằng công thức nêu trong mục 2.2.5.1 kết quả thu được như sau:
Bảng 3.6. Kết quả xác định độ ẩm nguyên liệu

Khối lượng Khối lượng cốc và Khối lượng cốc và Độ ẩm


số lần
cốc (g) mẫu trước khi sấy (g) mẫu sau khi sấy (g) (%)

1 36,400 42,196 38,042 71,670


2 36,395 42,508 38,221 70,137
3 36,398 42,352 38,131 70,883
Độ ẩm trung
70,897
trung bình

Nhận xét và thảo luận: Độ ẩm là lượng nước chứa trong nông sản. Nông sản
tươi thường chứa một lượng nước rất lớn: hoa quả tươi 65 – 95% lá chứa khoảng
60 – 80% nước, thân và cành chứa khoảng 40 – 50% nước (Trần Minh Tâm,
2000).
Độ ẩm của vỏ quả cam sành tươi tương đối cao 70,896 % so với hoa quả tươi
khác. Chứng tỏ vỏ quả cam sành chứa nhiều nước và nhiều chất dễ bay hơi.
4.3.2. Định lượng tinh dầu cam sành
Tiến hàng định lượng tinh dầu càm sành lấy 120 g vỏ cam sành chưng cất ở
các điều kiện tối ưu trong nghiên cứu kết quả thu được như sau:
Bảng 3.7. Kết quả xác định định lượng tinh dầu

Thể tích tinh dầu Khối lượng mẫu Hàm lượng


Số lần
thu được (ml) tươi (g) (%)
1 4,2 120 3,5
2 4,2 120 3,5
3 4,1 120 3,4
Hàm lượng trung bình 3,5

Nhận xét và thảo luận:


Hàm lượng tinh dầu trong vỏ quả cam sành thu được 3,5 % so với mẫu tươi.
4.3.3. Tỷ trọng tinh dầu cam sành
Tiến hành xác định tỷ trọng của tinh dầu cam sành thu được kết quả như sau:
Bảng 3.8. Kết quả xác định tỷ trọng tinh dầu cam sành
Lần đo G G1 G2 D
1 2,2530 3,3330 3,1430 0,8241
2 2,2530 3,3070 3,1230 0,8254
3 2,2540 3,3050 3,1280 0,8316
Tỷ trọng trung bình
0,8270
(g/ml)

Nhận xét và thảo luận: Tỷ trọng của tinh dầu cam sành nhẹ hơn nước, do vậy
khi chưng cất tinh dầu cam sành thu được nằm ở trên, nước nằm ở dưới.
So sánh với tỷ trọng của tinh dầu vỏ bưởi (tỷ trọng: 0,8296 g) của Ngô Văn
Tỉnh (2014) và tinh dầu Citrus paradisii (tỷ trọng 0,831 g) của Kamal và cộng sự
(2011) thì tỷ trọng của tinh dầu cam sành có tỷ trọng thấp nhất.
4.3.4. Chỉ số hóa học của tinh dầu cam sành
Tiến hành xác định chỉ số lý hóa của tinh dầu cam thu được kết quả như sau:
Bảng 3.9. Kết quả xác định chỉ số hóa học của tinh dầu
Số lần đo IA IS IE
1 0,842 3,366 2,524
2 1,122 3,085 1,963
3 1,122 3,927 2,805
Giá trị trung bình 1,029 3,460 2,431

Nhận xét và thảo luận:


Về mặt ý nghĩa của các chỉ số, chỉ số acid thấp cho thấy tinh dầu cam sành thu
được vẫn đảm bảo chất lượng (mùi và thành phần tinh dầu) của một tinh dầu mới
ly trích. Mặt khác, chỉ số ester thấp chứng tỏ hàm lượng hoặc thành phần ester
trong tinh dầu cam sành thấp. Đây là một trong những cấu tử chính góp phần tạo
mùi thơm của tinh dầu cam sành chứng tỏ cam sành có mùi thơm không mạnh
phù hợp với đánh giá cảm quan về tinh dầu cam sành của tôi và đánh giá cảm
quan của tinh dầu bưởi Lưu Thị Thủy (2008 – 2009) và quất của Trần thị Ngọc
Anh (2011) cùng thuộc chi Citrus. Như vậy quá trình ly trích bằng phương pháp
chưng cất lôi cuốn hơi nước ít làm thay đổi tính chất cũng như thành phần của
tinh dầu (Tôn Long Dày, 2013).
4.3.5. Độ hòa tan trong ethanol
Tiến hành xác định độ hòa tan của tinh dầu cam sành trong ethanol 96o, 90o,
80o thu được kết quả như sau:
Bảng 3.10. Kết quả xác định độ hòa tan của tinh dầu cam sành trong
ethanol
Số lần Ethanol 96o Ethanol 90o Ethanol 80o
1 2,70 7,00 30,00
2 3,00 7,00 31,00
3 2,90 6,90 30,00
Thể tích Ethanol dùng 2,87 6,97 30,33
Tỷ lệ hòa tan tinh dầu 1:2,87 1:6,97 1:30,33

Nhận xét và thảo luận: Từ giá trị độ hòa tan trong ethanol cho thấy, tinh dầu
vỏ quả cam sành tan tốt trong dung môi không phân cực, nhưng ở có độ cồn khác
nhau. Ở ethanol có độ cồn 96o thì tỷ lệ hòa tan với tinh dầu cam sành thấp nhất
1:2,87, đối với ethanol có độ cồn 90o thì tỷ lệ hòa tan với tinh dầu cam sành là
1:6,97 và ở ethanol có độ cồn 80o thì tinh dầu cam sành hòa tan được nhiều nhất
1:30,33.
Vì vậy, khi tăng nồng độ ethanol sẽ tỷ lệ thuận với độ hòa tan của tinh dầu.
Nồng độ ethanol càng cao, tinh dầu càng tan tốt. So sánh với kết quả nồng độ
ethanol của tinh dầu quất cùng thuộc chi Citrus của Trần Thị Ngọc Anh (2011)
tương đối phù hợp.
4.4. Xác định thành phần hóa học của tinh dầu cam sành bằng
phương pháp sắc ký khối phổ (GC – MS)
Bằng phương pháp sắc khối phổ (GC- MS) đã xác định được thành phần hóa
học của tinh dầu.
Bảng 3.11. Kết quả xác định thành phần hóa học (GC – MS) của tinh dầu
cam sành thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
STT Tên chất Thời gian lưu Hàm lượng
(%)
1 1R-α-Pinene 7,53 0,63
2 β-Myrcene 10,29 1,46
3 D-Limonene 12,47 97,90
(phụ lục 6)
Hình 3.3. Biểu đồ kết quả xác định thành phần hóa học bằng GC – MS
của tinh dầu cam sành
Nhận xét và thảo luận: Từ bảng 3.11 cho thấy mẫu tinh dầu cam sành chứa một
lượng lớn D-Limonene (chiếm 97,90%) hợp chất này thuộc loại monotẹrpen đơn
vòng là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất trong chi Citrus, ngoài ra trong
cam sành còn có chứa 1R-α-Pinene (0,63%) và β-Myrcene (1,46%). So sánh với
mẫu tinh dầu Citrus sinensis của (Sikdar et al., 2016) và tinh dầu Orange (Celikel
et al., 2008) thì hàm lượng D-Limonene cao hơn và mẫu tinh dầu cũng tinh khiết
hơn.
Bảng 3.12. Kết quả thành phần hóa học tinh dầu cam của (Sikdar et al.,
2016)
STT Tên chất Thời gian lưu Hàm lượng (%)
1 Alpha-Pinene 5,707 1,24
2 Octanol 6,382 0,84
3 Beta-Mycrene 6,709 3,79
4 D-limonene 7,659 94,13
Bảng 3.13. Kết quả thành phần hóa học tinh dầu cam của (Celikel et al.,
2008)
STT Tên chất Hàm lượng (%)
1 Limonene 84,0
2 Linalool 1,1
3 Sabinene 4,2
4 p-Cymene 1,3
5 Myrcene 1,3

Đặc điểm của một số thành phần trong tinh dầu cam, bưởi
Limonene: là một chất lỏng không màu, mùi giống mùi chanh, hòa tan tốt
trong các dung môi hữu cơ không có cực, có công thức hóa học là C10H16. Trong
thiên nhiên limonene tồn tại ở ba dạng đồng phân quang học là d, l, dl - limômen.
Limonene có trọng lượng riêng 0,84g/cm3. Khối lượng phân tử là 136,24 g/mol;
nhiệt độ nóng chảy là -99,5oC; nhiệt độ sôi là 177,6oC. Limonene được sử dụng
phổ biến trong mỹ phẩm, nước hoa, dung môi cho các mục đích làm sạch, chẳng
hạn như việc loại bỏ dầu từ các bộ phận máy và làm nhiên liệu sinh học, ngoài ra
con được ứng dụng trong y học (wikipedia.org).

Hình 3.4. Công thức cấu tạo của D-Limonene


Pinene (C10H16) tên danh pháp là: (1S, 5S)-2,6,6-Trimethylbicyclo [3.1.1]
hept-2-ene ((-)-α-pinen) là một hợp chất hóa học. Có hai cấu trúc đồng phân tìm
thấy trong tự nhiên là: α-pinen và β-pinen. Pinen là thành phần quan trọng có
trong cây thông nhựa, nó cũng được tìm thấy trong nhựa của nhiều loài cây lá
kim và cây bụi. Pinen đóng vai trò quan trọng tạo nên mùi hương đặc trưng có
trong nhiều loại nước hoa (wikipedia.org).
Hình 3.5. Công thức cấu tạo của α-Pinene
Myrcene hoặc β-myrcene (7-Methyl-3-methylene-1,6-octadiene), là một hợp
chất hữu cơ tự nhiên. Nó được phân loại như là một hydrocarbon, chính xác hơn
là một monoterpene. Tecpen là nhị trùng của isoprene, và myrcene là một trong
những chất quan trọng nhất. Nó là một thành phần của tinh dầu của một số loài
cây như cần sa, húng tây hoang dã, rau mùi tây. Nó được sản xuất chủ yếu là bán
tổng hợp từ myrcia. Nó là một chất trung gian quan trọng trong việc sản xuất một
số loại nước hoa (wikipedia.org).

Hình 3.6. Công thức cấu tạo của β-Myrcene


4.5. Xác định hoạt lực kháng khuẩn của tinh dầu cam sành thu
được bằng phương pháp chưng cất hơi nước
4.5.1. Hoạt tính kháng Escherichia coli của tinh dầu cam sành thu
được bằng phương pháp chưng cất hơi nước
Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu cam sành đối với Escherichia coli
được thể hiện trong bảng qua đường kính vùng ức chế (đường kính vùng ức chế
đã tính thêm đường kính của giấy lọc, 6 mm).
Bảng 3.14. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng Escherichia coli
Đường kính vòng ức
Mẫu Nồng độ
chế (mm)
Nguyên chất 12,7b
Tinh dầu cam Pha loãng 10-1 9,2c
sành Pha loãng 10-2 0,0d
Pha loãng 10-3 0,0d
Đối chứng (+) Aminopenicilin 21,8a
Đối chứng
Đối chứng (-) DMSO 0,0d
(phụ lục 7)
∗ Ghi chú: Trong cùng một cột, các số liệu có giá trị trung bình
cùng ký tự a,b,… thì không có sự khác biệt về mặt thống kê. Các
mẫu tự khác nhau (a,b,…) chỉ sự sai khác thống kê với p<0,05.

Tinh dầu nguyên chất Tinh dầu pha loãng 10-1 Tinh dầu pha loãng 10-2

Tinh dầu pha loãng 10-3 Đối chứng âm Đối chứng dương
Hình 3.7. Kết quả kháng Escherichia coli của tinh dầu cam sành thu được
bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước ở độ pha loãng khác nhau
Nhận xét và thảo luận:
Sau khi thực hiện kháng khuẩn của tinh dầu cam sành đối với chủng vi khuẩn
E.coli ở nồng độ vi khuẩn 106 CFU/ml, tôi ghi nhận kết quả như sau:
Ở nồng độ tinh dầu cam sành nguyên chất: đường kính vòng kháng khuẩn
trung bình là: 12,7 mm. Kết luận: đường kính vòng kháng khuẩn trung bình nằm
trong khoảng 9 – 14 mm. Đánh giá: nhạy (Celikel và Kavas, 2008).
Ở nồng độ tinh dầu pha loãng 10-1: đường kính vòng kháng khuẩn trung bình
là: 9,2 mm. Kết luận: đường kính vòng kháng khuẩn trung bình nằm trong
khoảng 9 – 14 mm. Đánh giá: nhạy (Celikel và Kavas, 2008).
Ở nồng độ tinh dầu pha loãng 10-2 đến 10-3 đường kính vòng kháng khuẩn
trung bình là: 0 mm. Kết luận: không kháng.
Kết quả đường kính vòng kháng khuẩn của kháng sinh đối chứng dương là
21,8 mm. Đánh giá: cực nhạy (Celikel và Kavas, 2008).
Kết quả đường kính vòng kháng khuẩn của đối chứng (-) DMSO là 0mm. Kết
luận: dung môi DMSO dùng để pha loãng tinh dầu không ảnh hưởng đến khả
năng kháng vi khuẩn E.coli của tinh dầu cam sành.
Dựa theo kết quả đưa ra trong bảng, cho thấy rằng tinh dầu cam sành có khả
năng ức chế khá mạnh vi khuẩn E.coli thường thấy trong các bệnh lý về da,
đường ruột. Đường kính vòng vô khuẩn E.coli của tinh dầu cam sành nguyên
chất là 12,7 mm, tinh dầu cam sành pha loãng 10-1 là 9,2 mm, còn ở nông độ 10-2,
10-3 không xuất hiện vòng kháng và khả năng kháng E.coli của tinh dầu cam sành
thấp hơn so với của kháng sinh aminopenicillin 1,7 lần. So sánh với kết của
(Gulay Kirbaslar et al., 2009) và (Shalu Hasija et al., 2015) ở nồng độ vi khuẩn ở
106 CFU/ml thì tinh dầu cam có vòng kháng khuẩn 13 mm và 11.33 mm. Như
vậy, trong thí nghiệm này kết quả của tôi khá tương đồng với Gulay Kirbaslar và
cộng sự (2009) và Shalu Hasija và cộng sự (2015).
4.5.2. Hoạt tính kháng Salmonella của tinh dầu cam sành của tinh dầu
cam sành thu được bằng phương pháp chưng cất hơi nước
Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu cam sành đối với Salmonella được
thể hiện trong bảng qua đường kính vùng ức chế (đường kính vùng ức chế đã
tính thêm đường kính của giấy lọc, 6 mm).
Bảng 3.15. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng Salmonella
Đường kính vòng ức
Mẫu Nồng độ
chế (mm)
Nguyên chất 10,3b
Tinh dầu cam Pha loãng 10-1 7,8c
sành Pha loãng 10-2 0,0d
Pha loãng 10-3 0,0d
Đối chứng (+) Aminopenicilin 22,7a
Đối chứng
Đối chứng (-) DMSO 0,0d
(phụ lục 8)
∗ Ghi chú: Trong cùng một cột, các số liệu có giá trị trung bình
cùng ký tự a,b,… thì không có sự khác biệt về mặt thống kê. Các
mẫu tự khác nhau (a,b,…) chỉ sự sai khác thống kê với p<0,05.

Tinh dầu nguyên chất Tinh dầu pha loãng 10-1 Tinh dầu pha loãng 10-2

Tinh dầu pha loãng 10-3 Đối chứng âm Đối chứng dương
Hình 3.8. Kết quả kháng Salmonella của tinh dầu cam sành thu được
bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước ở độ pha loãng khác nhau
Nhận xét và kết luận:
Sau khi thực hiện kháng khuẩn của tinh dầu cam sành đối với chủng vi khuẩn
Salmonella ở nồng độ vi khuẩn 106 CFU/ml, tôi ghi nhận kết quả như sau:
Ở nồng độ tinh dầu cam sành nguyên chất: đường kính vòng kháng khuẩn
trung bình là: 10,3 mm. Kết luận: đường kính vòng kháng khuẩn trung bình nằm
trong khoảng 9 – 14 mm. Đánh giá: nhạy (Celikel và Kavas, 2008).
Ở nồng độ tinh dầu pha loãng 10-1: đường kính vòng kháng khuẩn trung bình
là: 7,8 mm. Kết luận: đường kính vòng kháng khuẩn trung bình nằm trong
khoảng < 8 mm. Đánh giá: không nhạy (Celikel và Kavas, 2008).
Ở nồng độ tinh dầu pha loãng 10-2 đến 10-3 đường kính vòng kháng khuẩn
trung bình là: 0 mm. Kết luận: không kháng.
Kết quả đường kính vòng kháng khuẩn của kháng sinh đối chứng dương là
22,7 mm. Đánh giá: cực nhạy (Celikel và Kavas, 2008).
Kết quả đường kính vòng kháng khuẩn của đối chứng (-) DMSO là 0mm. Kết
luận: dung môi DMSO dùng để pha loãng tinh dầu không ảnh hưởng đến khả
năng kháng vi khuẩn Salmonell của tinh dầu cam sành.
Theo kết quả đưa ra trong bảng 3.15 cho thấy tinh dầu cam sành có khả năng
ức chế khá mạnh vi khuẩn Salmonell – trực khuẩn Gram âm điển hình thường
thấy trong các bệnh lý đường ruột và một số bệnh lý ngoài da. Đường kính vòng
vô khuẩn Salmonell của tinh dầu cam sành nguyên chất là 10,3 mm, tinh dầu pha
loãng 10-1 là 7,8 mm, còn tinh dầu pha loãng ở 10-2, 10-3 không xuất hiện vòng
kháng khuẩn và khả năng kháng Salmonell của tinh dầu cam sành thấp hơn so
với của kháng sinh aminopenicillin 2,2 lần. So sánh với kết của (Shalu Hasija et
at., 2015) ở nồng độ vi khuẩn là 106 thì tinh dầu cam cho vòng vô khuẩn 10,33
mm. Như vậy, trong thí nghiệm này kết quả kháng Salmonell của tôi phù hợp so
với Shalu Hasija và cộng sự (2015).
4.5.3. Hoạt tính kháng Staphylococcus aureus của tinh dầu
cam sành của tinh dầu cam sành thu được bằng phương pháp
chưng cất hơi nước
Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu cam sành đối với Staphylococcus
aureus được thể hiện trong bảng qua đường kính vùng ức chế (đường kính vùng
ức chế đã tính thêm đường kính của giấy lọc, 6 mm).
Bảng 3.16. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng Staphylococcus aureus
Đường kính vòng ức chế
Mẫu Nồng độ
(mm)
Nguyên chất 11,2b
Tinh dầu Pha loãng 10-1 8,2c
cam sành Pha loãng 10-2 7,2d
Pha loãng 10-3 0,0e
Đối Đối chứng (+) Aminopenicilin 20,2a
chứng Đối chứng (-) DMSO 0,0e
(phụ lục 9)
∗ Ghi chú: Trong cùng một cột, các số liệu có giá trị trung bình
cùng ký tự a,b,… thì không có sự khác biệt về mặt thống kê. Các
mẫu tự khác nhau (a,b,…) chỉ sự sai khác thống kê với p<0,05.

Tinh dầu nguyên chất Tinh dầu pha loãng 10-1 Tinh dầu pha loãng 10-2

Tinh dầu pha loãng 10-3 Đối chứng âm Đối chứng dương
Hình 3.9. Kết quả kháng Staphylococcus aureus của tinh dầu cam sành
thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước ở độ pha loãng
khác nhau
Nhận xét và thảo luận:
Sau khi thực hiện kháng khuẩn của tinh dầu cam sành đối với chủng vi khuẩn
Staphylococcus aureus ở nồng độ vi khuẩn 106 CFU/ml, tôi ghi nhận kết quả như
sau:
Ở nồng độ tinh dầu cam sành nguyên chất: đường kính vòng kháng khuẩn
trung bình là: 11,2 mm. Kết luận: đường kính vòng kháng khuẩn trung bình nằm
trong khoảng 9 – 14 mm. Đánh giá: nhạy (Celikel và Kavas, 2008)
Ở nồng độ tinh dầu pha loãng 10-1: đường kính vòng kháng khuẩn trung bình
là: 8,2 mm. Kết luận: đường kính vòng kháng khuẩn trung bình nằm trong
khoảng < 8 mm. Đánh giá: không nhạy (Celikel và Kavas, 2008)
Ở nồng độ tinh dầu pha loãng 10-2: đường kính vòng kháng khuẩn trung bình
là: 7,2 mm. Kết luận: đường kính vòng kháng khuẩn trung bình nằm trong
khoảng < 8 mm. Đánh giá: không nhạy (Celikel và Kavas, 2008)
Ở nồng độ tinh dầu pha loãng 10-3 đường kính vòng kháng khuẩn trung bình
là: 0 mm. Kết luận: không kháng
Kết quả đường kính vòng kháng khuẩn của kháng sinh đối chứng dương là
20,2 mm. Đánh giá: cực nhạy (Celikel và Kavas, 2008).
Kết quả đường kính vòng kháng khuẩn của đối chứng (-) DMSO là 0mm. Kết
luận: dung môi DMSO dùng để pha loãng tinh dầu không ảnh hưởng đến khả
năng kháng vi khuẩn Staphylococcus aureus của tinh dầu cam sành.
Theo kết quả đưa ra trong bảng 3.16 cho thấy tinh dầu cam sành nói chung
đều có khả năng ức chế khá mạnh vi khuẩn Staphylococcus aureus – trực khuẩn
Gram dương điển hình. Đường kính vòng vô khuẩn Staphylococcus aureus của
tinh dầu cam sành nguyên chất là 11,2 mm, còn ở các nồng độ pha loãng 10-1
vòng kháng khuẩn 8,2 mm còn 10-2 là 7,2 mm riêng tinh dầu pha loãng ở 10-3
không xuất hiện vòng kháng khuẩn và khả năng kháng Staphylococcus aureus
của tinh dầu cam sành thấp hơn so với của kháng sinh aminopenicillin 1,8 lần. So
sánh với kết của (Gulay Kirbaslar et.al., 2009) và (Shalu Hasija et al., 2015) ở
nồng độ vi khuẩn là 106 thì tinh dầu cam cho kết quả là 12 mm và 9,67 mm. Như
vậy, trong thí nghiệm này kết quả kháng Staphylococcus aureus của tôi đương
đồng so với Gulay Kirbaslar và cộng sự (2009) và mạnh hơn so với Shalu Hasija
và cộng sự (2015).
Tóm lại: Kết quả khảo sát của 3 chủng vi khuẩn cho thấy rằng tinh dầu cam
sành có khả năng ức chế cả vi khuẩn gram âm và gram dương, đặc biệt những
chủng vi khuẩn này là những vi khuẩn điển hình của hệ vi sinh vật đường ruột.
Đường kính vòng vô khuẩn nhạy với Salmonell và Staphylococcus aureus, rất
nhạy với E.coli khi so sánh với vòng vô khuẩn của kháng sinh aminopenicillin.
Đây là cơ sở thiết thực cho việc nghiên cứu áp dụng tinh dầu cam làm hương liệu
trong ngành công nghiệp dược phẩm và thực phẩm.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Từ quá trình nghiên cứu tôi thu được các thông số kỹ thuật cho quá trình
chưng cất lôi cuốn hơi nước để thu tinh dầu cam sành ở quy mô phòng thí
nghiệm:
- Nguyên liệu xay nhuyễn trong 3 phút.
- Tỷ lệ rắn /lỏng là 1:3
- Nồng độ muối NaCl: 2%
- Thời gian ngâm nước muối: 120 phút
- Thời gian chưng cất: 70 phút kể từ khi giọt tinh dầu đầu tiên ngưng tụ
nhỏ xuống ống hứng tinh dầu
Tinh dầu cam sành thu được có màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước, có mùi thơm
đặc trưng, vị cay. Đã xác định được các chỉ số vật lý và hóa học của tinh dầu cam
sành như sau:
- Độ ẩm nguyên liệu: 70,897%
- Hàm lượng tinh dầu: 3,5%
- Tỷ trọng tinh dầu cam sành: 0,8270
- Chỉ số acid: 1,029
- Chỉ số savon hóa: 3,460
- Chỉ số ester hóa: 2,431
- Chỉ số ethanol: Tỷ lệ tinh dầu : cồn 96o = 1:2,87
Tỷ lệ tinh dầu : cồn 90o = 1:6,97
Tỷ lệ tinh dầu : cồn 80o = 1:30,33
Thành phần chính của tinh dầu cam: D-Limonene (97,9%), β-Myrcene
(1,46%), 1R-α-Pinene (0,36%), chất chưa xác định (0,28).
Kết quả kháng khuẩn khảo sát ở 3 loại vi khuẩn: Escherichia coli, Salmonella,
Staphylococcus aureus cho thấy tinh dầu cam sành có khả năng ức chế các loại vi
khuẩn gram (+), gram (-). Tinh dầu nguyên chất có khả năng kháng mạnh nhất
còn ở nồng độ pha loãng 10-3 tinh dầu gần như không có khả năng kháng 3 loại vi
khuẩn trên.
5.2. Kiến nghị
Đề tài cần nghiên cứu thêm:
- Loại cam và điều kiện canh tác, độ chín của cam ảnh hưởng tới hiệu suất
trích ly tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
- Ứng dụng các phương pháp mới vào quá trình chưng cất như: chưng cất
bằng nước có hỗ trợ của vi sóng, sóng siêu âm,…
- Xác định tính chất vật lý khác của tinh dầu thu được như: chỉ số chiết
quang, nhiệt độ kết tinh tinh dầu,…
- Xác định các chỉ số hóa học như: chỉ số iod,…
- Phát triển sản phẩm từ tinh dầu cam sành ứng dụng trong thực phẩm,
dược phẩm và mỹ phẩm.
CHƯƠNG 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tiếng Việt
[1]. Dương Phước An, Huỳnh Thị Bích Tuyền, Nguyễn Ngọc Khôi (2010).
Khảo sát thành phần hóa học và thử hoạt tính giải lo âu của tinh dầu bưởi,
cam, chanh, quýt, quất. Y Hoc TP. Ho Chi Minh, Vol. 14 - Supplement of
No 1 - 2010: 35-40.
[2]. Trần Thị Ngọc Anh (2011). Khảo sát thành phần hóa học của quả quất trên
địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Đại học Đồng Tháp. Khóa luận tốt nghiệp đại học.
[3]. Lê Văn Đăng (2005), Chuyên đề một số hợp chất thiên nhiên, NXB Đại học
quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[4]. Tôn Long Dày (2013). Ly trích và khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu
Bạc Hà. Đại học Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp.
[5]. Nguyễn Thượng Dong (2006). Phương pháp nghiên cứu tác dụng được lý
từ thảo dược. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[6]. Nguyễn Hữu Đống và cộng sự (2003). Cây ăn quả có múi (cam, chanh,
quýt, bưởi). Nhà xuất bản Nghệ An, trang 7 – 25.
[7]. Lê Thị Ngọc Duyên (2011), Nghiên cứu ly trích tinh dầu từ vỏ quả quất
bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước, Luận văn tốt nghiệp đại
học, Trường Đại học Đồng Tháp.
[8]. Phạm Thanh Hiền và Huỳnh Hồng Quang (2008). Sắc ký khí ghép khối phổ
và ứng dụng (GC/MS-Gas Chromatography Mass Spectometry). Nhà xuất
bản Viện sốt rét ký sinh trùng côn trùng Quy Nhơn.
[9]. Trịnh Hoàng Hiếu, Nguyễn Thị Bảo trân, Lê Ngọc Thạch (2009). Ly trích
tinh dầu vỏ trái và lá tắc. Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, tập 12,
số 10, trang 41.
[10]. Nguyễn Minh Hoàng (2006). Khảo sát tinh dầu vỏ trái giống citrus họ
rutaceae. Đại học Mở Tp HCM.
[11]. Nguyễn Thanh Huệ, Trịnh Minh Khang, Nguyễn Tấn Hoàng Sơn, Nguyễn
Thị Bích Thuyền (2012), Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính kháng
vi sinh vật của tinh dầu gừng (Zingiber officinale roscoe) và tinh dầu tiêu
(Piper nigrumL.), Trường Đại học Cần Thơ, Tập chí Khoa học 2012:21a
139-143.
[12]. Nguyễn Hoài Hương, Nguyễn Thị Thu Hương, Chu Thị Bích Phượng
(2014). Thực hành công nghệ lên men. Đại học công nghệ Tp.HCM, trang
21.
[13]. Phùng Thị Ái Hữu (2012). Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần
hóa học tinh dầu cây sả chanh ở quận cẩm lệ - Đà Nẵng. Đại học sư phạm
Đà Nẵng.
[14]. Nguyễn Công Khẩn và cộng sự (2007). Bảng thành phần thực phẩm Việt
Nam. Nhà xuất bản Y Học, trang 210.
[15]. Đỗ Tất Lợi (1985), Tinh dầu Việt Nam, Nhà xuất bản Y học TP Hồ Chí
Minh.
[16]. Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Thị Minh Tú, Hoàng Đình Hòa (2004). Nghiên
cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu lá bưởi, cam và
chanh. Tạp chí khoa học và công nghệ 52(5A) 1-6.
[17]. Nguyễn Kim Phi Phụng (2007), Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ,
NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
[18]. Phạm Thành Quân, Tống Văn Hằng, Nguyễn Hải Hà (2006). Trích ly có
hỗ trợ vi sóng các polyphenol từ búp trà tươi. Nhà xuất bản Đại Học Quốc
Gia Tp.HCM. Tập 9, số 8, trang 69-75.
[19]. Lê Phạm Tấn Quốc, Võ Ái Mỹ, Trịnh Thị Minh Nguyệt (2010). Nghiên
cứu tách chiết tinh dầu cam sành (Citrus sinensis (l.) osbeck). Tạp chí đại
học công nghiệp Tp HCM, số 12 (2).
[20]. Trần Minh Tâm (2000). Bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoach.
NXB Nông nghiệp Hà Nội.
[21]. Lê Ngọc Thạch (2003), Tinh dầu, NXB ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.
[22]. Lưu Thị Thủy (2008-2009). Xác định thành phần hóa học tinh dầu vỏ
quả bưởi (Citrus maxima (burm) merr). Trường Đại học Vinh. Khóa luận
tốt nghiệp đại học.
[23]. Ngô Văn Tĩnh (2014). Nghiên cứu tách chiết tinh dầu vỏ quả cam, bưởi
(Citrus) và ứng dụng xử lý rác thải xốp. Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên.
[24]. Đái Thị Xuân Trang, Lâm Hồng Bảo Ngọc và Võ Thị Tú Anh (2015).
Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng oxy hóa của cao methanol cây Hà
Thủ Ô Trắng (Streptocaulon juventas MERR.). Khoa Khoa học Tự nhiên,
Trường Đại học Cần Thơ, phần A: Khoa học Tự nhiên, Công nghệ và Môi
trường: 40 (2015): 1-6.
[25]. FAO FNP 14/7, p.205-1986 – Xác định hàm lượng ẩm.
[26]. Dược điển Việt Nam IV (2004), Nhà xuất bản Y học.
[27]. Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 189:1993). Tinh dầu và phương pháp thử.
Năm ban hành 1993-09-07, 430/QĐ-TĐC

2. Tài liệu tiếng Anh


[28]. Celikel N., Kavas G. (2008). Antimicrobial properties of some essential
oils against some pathogenic microorganisms. Czech J. Food Sci., 26: 174–
181.
[29]. D.C. Sikdar, (2016). Extraction of citrus oil from orange (Citrus sinensis)
peels by stram distillation and its characterizations. International Journal of
Technical Research and Applications e-ISSN: 2320-8163, Volume 4, Issue 3
(May-June, 2016), PP. 341-346.
[30]. F. Gulay Kirbaslar, Aydin Tavman, Basaran Dulger and Gulen Turker
(2009). Pak. J. Bot., 41(6): 3207-3212.
[31]. Shalu Hasija, Geeta Ibrahim, Ashok Wadia (2015). Antimicrobial Activity
of Citrus Sinensis (Orange), Citrus Limetta (Sweet Lime) and Citrus Limon
(Lemon) Peel Oil on Selected Food Borne Pathogens. International Journal
of Life Sciences Research, Vol. 3, Issue 3, pp: (35-39), Month: July -
September 2015
[32]. Julia F. Morton, Miami, FL (1987). Fruits of warm climates.Mandarin
Orange. p. 142–145
[33]. Celikel N., Kavas G. (2008): Antimicrobial properties of some essential
oils against some pathogenic microorganisms. Czech J. Food Sci., 26: 174–
181.
[34]. Kamal, Anwar, Hussain, Sarri, Ashraf (2011). Yield and chemical
composition of Citrus essential oils as affected by drying pretreatment of
peels. International Food Research Journal 18(4): 1275-1282

3. Tài liệu Internet


[35]. Https://vi.wikipedia.org/wiki/Cam_s%C3%A0nh.
[36]. Http://fruitvietnam.com/tin-tuc/kham-pha-14-loi-ich-tuyet-voi-tu-trai-cam.
html.
[37]. Https://vi.wikipedia.org/wiki/Salmonella.
[38]. Https://vi.wikipedia.org/wiki/Escherichia_coli.
[39]. Https://vi.wikipedia.org/wiki/Staphylococcus_aureus.
[40]. Https://en.wikipedia.org/wiki/Bacillus_subtilis.
[41]. Http://healthplus.vn/loi-khuan-bacillus-subtilis-tac-dung-cua-loi-khuan-
trong-men- vi-sinh-d47393.html.
[42]. https://en.wikipedia.org/wiki/Limonene.
[43]. https://en.wikipedia.org/wiki/Myrcene.
[44]. https://en.wikipedia.org/wiki/Pinene.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết quả thống kê kích thước nguyên liệu
Bảng 1: Summary Statistics

Bảng 2: Anova

Bảng3: Method: 95.0 percent LSD

Phụ lục 2: Kêt quả thống kê tỷ lệ nguyên liệu vỏ cam sành/nước


chưng
Bảng 1: Summary Statistics

Bảng 2: Anova

Bảng3: Method: 95.0 percent LSD


Phụ lục 3: Kết quả thống kê nồng độ muối NaCl
Bảng 1: Summary Statistics

Bảng 2: Anova

Bảng3: Method: 95.0 percent LSD

Phụ lục 4: Kết quả thống kê thời gian ngâm muối NaCl bổ sung
Bảng 1: Summary Statistics
Bảng 2: Anova

Bảng3: Method: 95.0 percent LSD

Phụ lục 5:Kết quả thống kê thời gian chưng cất tinh dầu cam sành
bằng phương pháp chưng cất hơi nước.
Bảng 1: Summary Statistics

Bảng 2: Anova
Bảng3: Method: 95.0 percent LSD

Phụ lục 6: Kết quả khảo sát thành phần hóa học bằng phương
pháp GC/MS

Phụ lục 7: Số liệu kháng E.coli của tinh dầu cam sành được xử lý
bằng phần mền Statgraphics Centurion XV.I
Bảng 1: Summary Statistics

Bảng 2: Anova

Bảng3: Method: 95.0 percent LSD


Phụ lục 8: Số liệu kháng Staphylococcus aureus của tinh dầu cam
sành được xử lý bằng phần mền Statgraphics Centurion XV.I
Bảng 1: Summary Statistics

Bảng 2: Anova

Bảng3: Method: 95.0 percent LSD

Phụ lục 9: Số liệu kháng Salmonella của tinh dầu cam sành được
xử lý bằng phần mền Statgraphics Centurion XV.I
Bảng 1: Summary Statistics
Bảng 2: Anova

Bảng3: Method: 95.0 percent LSD

You might also like