Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2020 - 2021

Đề tài bài tập lớn: Ứng dụng công cụ lập bản đồ thiết kế hệ thống thu gom
chất thải rắn và mô hình hóa chất ô nhiễm trong môi trường không khí
cho khu vực tỉnh Bình Phước

Họ và tên học viên/sinh viên: Vũ Công Nguyên


Mã học viên/sinh viên: 1811070981
Lớp: ĐH8M1
Tên học phần: Tin học ứng dụng trong môi trường
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lương Thanh Tâm

Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2021


MỤC LỤC

1. Đặt vấn đề......................................................................................................................... 1


2. Nội dung bài tập...............................................................................................................2
2.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu...................................................................................2
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................................2
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..........................................................................................3
2.1.3. Hiện trạng môi trường...............................................................................................4
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................5
2.2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................................5
2.2.2. Phần mềm QGIS thành lập bản đồ thu gom CTRSH trên địa tỉnh Bình Phước......5
2.2.3. Phần mềm ENVIM xây dựng mô hình phát thải chất ô nhiễm trong môi trường
không khí tại khu công nghiệp Minh Thành.......................................................................6
2.3. Kết quả thành lập bản đồ và mô hình.............................................................................7
2.3.1. Xây dựng bản đồ thu gom chất thải rắn tỉnh Bình Phước.........................................7
2.3.2. Tính toán phát thải ô nhiễm không khí cho nguồn thải điểm khu công nghiệp......10
3. Kết luận........................................................................................................................... 17
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1:Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trung bình............................................8
Bảng 2: Thống kê phương tiện thu gom rác của tỉnh Bình Dương.................................9
Bảng 3: Kết quả tính toán nồng độ phát thải tại mặt đất trung bình 1h và 24h............17
DANH MỤC HÌNH

Hình 1:Bản đồ nền tỉnh Bình Phước..............................................................................8


Hình 2:Vị trí các điểm hẹn tập kết rác...........................................................................9
Hình 3: Bản đồ chuyên đề quản lý CTRSH tại tỉnh Bình Phước.................................10
Hình 4. Mô hình lan truyền phát tán bụi trước xử lý...................................................12
Hình 5. Mô hình lan truyền phát tán bụi sau xử lý.......................................................13
Hình 6. Mô hình lan truyền phát tán SO2 trước xử lý...................................................15
Hình 7. Mô hình lan truyền phát tán SO2 sau xử lý......................................................16
1. Đặt vấn đề
Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, với
sự hình thành, phát triển của các ngành nghề sản xuất, khu công nghiệp, khu đô thị,
làng nghề, các nhu cầu xã hội ngày một gia tăng làm động lực thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ đã giúp cho
chúng ta đạt được những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Tuy
nhiên, đi kèm với đó là nỗi lo về môi trường, đặc biệt là vấn đề về chất thải rắn sinh
hoạt.
Chất thải rắn (CTR) phát sinh từ các hoạt động sống của con người ngày càng
gia tăng cùng với sự phát triển dân số và kinh tế, đặc biệt trong xã hội công nghiệp,
việc quản lý CTR không còn là vấn đề cấp bách của riêng các đô thị và các thành phố
lớn mà đã trở thành vấn đề đáng báo động ở tất cả các vùng trên toàn quốc. Sự gia tăng
dân số làm cho các áp lực từ CTR gia tăng về cả thành phần, tính độc hại và tải lượng.
Để vượt qua những thách thức này, cần có những mô hình, giải pháp phù hợp cho
công tác quản lý CTR nhằm giảm thiểu ô nhiễm phát sinh.
Tỉnh Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam. Do ảnh
ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19 mà việc sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản và công nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ có những
chính sách phù hợp mà của lãnh đạo địa phương mà các ngành nông nghiệp, lâm
nghiệp duy trì ở mức ổn định. Sản xuất công nghiệp tăng 15,31% so với năm trước,
phát triển mở rộng thêm nhiều ngành công nghiệp phục vụ nhu cầu trong nước và
nước ngoài.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển đó đã kéo theo số lượng lớn CTR phát sinh,
đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt. Năm 2020, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh với
182.765 tấn/năm. Khối lượng chất thải ngày một tăng lên sẽ trở thành mối quan tâm
lớn cho toàn tỉnh Bình Phước. Ngoài ra, để dự báo mức độ ô nhiễm cho việc xây dựng
khu công nghiệp trong địa bàn huyện, việc ứng dụng phần mềm mô hình hóa để xử lý
các dữ liệu liên quan đến ống khói của các nhà máy có hoạt động sản xuất gắn với việc
sử dụng nhiên liệu và phát thải qua ống khói là thực sự cần thiết.

Trên cơ sở thực tế và nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, việc thực hiện
đề tài “Ứng dụng công cụ lập bản đồ thiết kế hệ thống thu gom chất thải rắn và

1
mô hình hóa chất ô nhiễm trong môi trường không khí cho khu vực tỉnh Bình
Phước” là cấp thiết và mang ý nghĩa thực tiễn lớn.

2
2. Nội dung bài tập
2.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý
Bình phước là tỉnh ở khu vực miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, có 260.433km đường biên giới giáp với vương quốc
Campuchia. Tỉnh là cửa ngõ, cầu nối của vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên và
Campuchia.
- Phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai;
- Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia;
- Phía Nam giáp tỉnh Bình Dương;
- Phía Tây giáp tỉnh Đắk Lắk và Camphuchia.
Tỉnh có diện tích 6.871,5 km2, gồm 7 nhóm đất chính với 13 loại đất, trong đó
diện tích đất nông nghiệp chiếm 51,3% tổng diện tích toàn tỉnh. Dân số 1.011.100
người, mật độ đạt 140 người/km2.
 Địa hình
Bình Phước là vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung bộ xuống đồng bằng
Tây Nam bộ, nhìn chung địa hình Bình Phước tương đối bằng phẳng ở phía nam và tây
nam, phía bắc và đông bắc có địa hình dốc hơn. Bình Phước là một tỉnh trung du miền
núi nhưng địa hình khá thấp và không phức tạp khi so với các tỉnh trung du miền núi
khác, phía nam và tây nam tỉnh là nền đất hình thành trên phù sa cổ với địa hình tương
đối bằng phẳng, tiếp đến là vùng đồi thấp chủ yếu hình thành trên nền Bazan có địa
hình lượn sóng nối tiếp nhau, phía bắc và tây bắc là vùng đất tiếp giáp Tây Nguyên có
độ cao và dốc mạnh hơn. Núi cao nhất tỉnh Bình Phước và cũng là núi cao thứ 3 ở
Nam Bộ là núi Bà Rá với độ cao 736m.

 Đặc điểm khí hậu, thời tiết


Nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa là mùa
mưa và mùa khô, Vào mùa mưa, thời tiết thường mát mẻ, lượng mưa lớn, ngược lại
vào mùa khô, lượng mưa ít, độ ẩm không khí giảm, thời tiết thường se lạnh vào đầu
mùa khô đến giữa mùa khô đến cuối mùa khô thời tiết khô nóng rất khó chịu, Nhiệt độ

3
bình quân trong năm khá cao đều và ổn định từ 25,8 ⁰C - 26,2 °C. Và thấp kỷ lục là
10⁰C cao kỷ lục là 38⁰C.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội


 Về kinh tế
a. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
- Nông nghiệp: tiến độ gieo trồng vụ Đông Xuân năm 2020-2021 toàn tỉnh ước
tính thực hiện được 7.040 ha, giảm 0,21% so với cùng kỳ năm trước.
- Chăn nuôi: tình hình chăn nuôi trong quý I/2021 nhìn chung khá ổn định.
- Lâm nghiệp: ước tính khai thác được 3.124 m3 gỗ, tăng 3 m3 cùng kì.
- Thủy sản: sản lượng ước tính thực hiện đạt 1.228 tấn so với cùng kì tăng
0,57%.
b. Sản xuất công nghiệp
Quý I/2021, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 15,31% so với quý I/2020.
Trong đó: Công nghiệp khai khoáng chỉ đạt 94,88% so với cùng kỳ năm trước; tương
ứng: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 16,27%; Công nghiệp sản xuất và phân phối
điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 4,43%; Công nghiệp
cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,93%.
 Về xã hội
- Dân số
Hiện nay tỉnh Bình Phước có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành
phố, 2 thị xã và 8 huyện, chia thành 111 đơn vị hành chính gồm 15 phường, 6 thị trấn
và 90 xã.
- Giáo dục
Do ảnh hưởng tình hình dịch Covid-19, nên ngành Giáo dục đã chủ động theo dõi,
bám sát, tập trung chỉ đạo các trường, các phòng Giáo dục - Đào tạo hoàn thành nhiệm
vụ năm học 2019-2020 và triển khai nhiệm vụ năm học 2020-2021 theo kế hoạch thời
gian năm học. Tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp ở hệ THPT đạt 99,78%, hệ giáo dục thường
xuyên đạt 87,16%, tính cả 2 hệ THPT và giáo dục thường xuyên, tỷ lệ tốt nghiệp của
tỉnh năm 2020 đạt 98,85%, xếp hạng 29/63 tỉnh thành; công tác phổ cập giáo dục, xoá
mù chữ tại các địa phương tiếp tục duy trì hiệu quả: 11/11 huyện,thị xã, thành phố và
111/111 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em

4
5 tuổi; 111/111 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; duy
trì 111/111 xã, phường, thị trấn đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở; 15/111 xã,
phường, thị trấn đạt phổ cập THPT; tính đến cuối năm 2020 có 144/388 trường công
lập đạt chuẩn quốc gia, chiếm 37,1% so với tổng số trường, vượt chỉ tiêu do HĐND
tỉnh giao là 33,3%.
- Về y tế: Công tác mạng lưới y tế, biên chế, đào tạo cán bộ, đầu tư cơ sở vật
chất, trang thiết bị tiếp tục thực hiện theo quy định. Các cơ sở khám chữa bệnh đảm
bảo tốt việc trực và điều trị bệnh; triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh,
giám sát dịch bệnh; đặc biệt trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, ngành
Y tế tỉnh đã và đang triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, đến
nay trên địa bàn tỉnh Bình Phước chưa phát hiện ca bệnh dương tính với Covid-19.
Các loại dịch bệnh khác được kiểm soát tốt.
- Về văn hóa: Công tác tuyên truyền: Thực hiện được 14 cụm mô hình, 5 cổng
chào, 39.600m băng rôn; 41.887m  panô; 51.164m panơ; treo 43.000 lượt cờ các loại;
2 2 

870 giờ xe tuyên truyền; trưng bày triển lãm 640 hình ảnh, 200 hiện vật, dụng cụ;
Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc: Trong năm, các bảo tàng, di tích, nhà
truyền thống đón tiếp hơn 90.250 lượt khách tham quan (trong đó, Di tích quốc gia đặc
biệt Căn cứ Bộ Chỉ huy quân giải phóng miền Nam Việt Nam đón 135 đoàn, với
khoảng 16.660 lượt khách tham quan).

- Vệ sinh môi trường


Công tác vệ sinh môi trường được thường xuyên quan tâm. Tỷ lệ rác thải sinh
hoạt được thu gom trong ngày đạt 100% trên địa bàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch bảo vệ
môi trường làng nghề; xây dựng phương án thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực
vật; tuyên truyền vận động nhân dân thu gom rác thải, nước thải theo quy định.
2.1.3. Hiện trạng môi trường
 Hiện trạng thu gom CTR
Theo Quyết định số 1122/QĐ-UBND ngày 29-5-2012 của UBND tỉnh đến năm 2020,
trên địa bàn tỉnh sẽ có 10 khu xử lý chất thải rắn (trung bình mỗi huyện có 1 khu xử lý chất
thải rắn) nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, hiện chỉ có TP. Đồng Xoài
có nhà máy xử lý chất thải. Còn lại, rác thải sinh hoạt chủ yếu được thu gom và chôn tạm ở
hầu hết các bãi rác lộ thiên, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe các cụm dân cư
lân cận. Mặc dù đến nay đã có nhiều xã trên địa bàn tỉnh thành lập được tổ thu gom chất thải

5
sinh hoạt nhưng việc thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt chỉ có một số ít là do công ty
dịch vụ môi trường thực hiện. Còn lại phần lớn do các hợp tác xã, tổ, đội tự quản thu gom
đảm nhiệm với chi phí thu gom thỏa thuận ở mức thấp, khoảng 10.000-20.000 đồng/hộ/tháng.
Số tiền này chỉ chi trả được một phần cho hoạt động thu gom chất thải, không đủ để chi trả
cũng như duy trì hoạt động vận chuyển. Ở Lộc Thạnh - xã vùng biên huyện Lộc Ninh, dù
chính quyền xã đã nhiều lần tổ chức họp dân nhưng đến nay, xã vẫn chưa thể thành lập đội
thu gom rác thải. hống kê cho thấy, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn
tỉnh năm 2020 ở khu vực đô thị là 64.724,4 tấn và ở khu vực nông thôn là 118.040,4
tấn. Tuy nhiên, trong khi việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải ở khu vực đô thị
đạt 90% thì ở vùng nông thôn lại rất thấp, chỉ khoảng 20%.
Giải quyết bài toán rác thải sinh hoạt nông thôn không thể một sớm một chiều mà
đòi hỏi phải có sự thay đổi từ nhiều phía, theo hướng chuyên nghiệp, bài bản trong
việc thu gom, xử lý rác thải. Đồng thời, cần vận động sự tham gia của cộng đồng, các
tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền phân loại rác tại nguồn. Có như vậy, việc xử lý
rác mới đạt hiệu quả lâu dài và rác không còn là gánh nặng môi trường ở mỗi vùng
nông thôn.

2.2. Phương pháp nghiên cứu


2.2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Khu vực nghiên cứu: địa bàn tỉnh Bình Phước.
2.2.2. Phần mềm QGIS thành lập bản đồ thu gom CTRSH trên địa tỉnh Bình
Phước
Các bước sử dụng phần mềm QGIS để xây dựng cơ sở dữ liệu bao gồm cơ sở
dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính cho các bản đồ về hệ thống quy hoạch,
quản lý CTRSH được thể hiện dưới đây:
Bước 1: Dữ liệu ảnh vệ tinh
- Download Google road, Google Satellite về máy
Mở file trong phần mềm QGIS

Sau khi mở được ảnh vệ tinh trên bản đồ, tiến hành phóng bản đồ đến tỉnh Bình
Phước.
Bước 2: Số hóa trên bản đồ QGIS
- Tiến hành tạo các lớp layer mới trên bản đồ: lớp ranh giới, khu dân cư, đất
nông nghiệp, thủy hệ,...

6
- Click chuột vào lớp cần vẽ và bật bút chì lên để vẽ, sau khi vẽ xong click
chuột phải để đặt tên cho vùng vừa vẽ, sau đó tiến hành lưu lại.
Bước 3: Nhập dữ liệu vào QGIS
- Tạo file excel với các dữ liệu cần hiển thị trên bản đồ: dân số, mật độ, số
lượng xe đẩy tay,...
- Tiến hành add file excel vào phần mềm QGIS
- Thêm trường dữ liệu mới: Mở bảng thuộc tính Open Attribute Table, tiến
hành thêm trường mới tại Create a new field hoặc cập nhật dữ liệu tại update existing
field, nhập dữ liệu vào trường thuộc tính vừa tạo.
- Số liệu đầu vào của khu vực: (Mật độ dân số…, tỷ lệ phát sinh CTR…)
Bước 4: Tiến hành hiển thị điểm tập kết vẽ tuyến thu gom
- Hiển thị các điểm tập kết trên bản đồ
- Tính toán tuyến thu gom hợp lý và tiến hành vạch tuyến
Bước 5: Thành lập bản đồ; Truy vấn thông tin bản đồ
- Chọn kiểu hiển thị Graduated
- Add Map, App Item ta hiển thị được các kết quả là các bản đồ.
2.2.3. Phần mềm ENVIM xây dựng mô hình phát thải chất ô nhiễm trong môi
trường không khí tại khu công nghiệp Minh Thành

 Các thông số dữ liệu ống khói:


Chiều cao ống: Hống = 30m
Nhiệt độ xung quanh: Txq = 250C
Nhiệt độ khí thải: Tkt = 70 0C
Lưu lượng L = 45000 m3/ngày.đêm = 12,5 m3/s
Đường kính ống D = 1m

 Hiệu xuất xử lý khí thải:

STT Thông số tính Nồng độ Hiệu xuất xử Nồng độ sau


toán trước khi xử lý khi xử lý
lý (%) Cmax
C25 oC mg/Nm3
(mg/Nm3)

7
1 Bụi 11510 98,26 200
2 SO2 1398,9 67,83 450
 Thông số khí tượng:

* Các phương án lựa chọn tính toán (tra theo các điều kiện khí tượng địa phương):
STT Phương án Ghi chú
1 Dự báo nồng đồ bụi, SO 2 trung Hướng gió Đông, Đông Bắc
bình 1h mùa Đông chiếm tần suất lớn ở các tháng
2 Dự báo nồng đồ bụi, SO2 trung Hướng gió chính là Đông và Tây
bình 1h mùa Hè Nam
3 Dự báo nồng đồ bụi, SO 2 trung Hướng gió Đông, Đông Bắc
bình 24h mùa Đông chiếm tần suất lớn ở các tháng
4 Dự báo nồng đồ bụi, SO 2 trung Hướng gió chính là Đông và Tây
bình 24h mùa Hè Nam
2.3. Kết quả thành lập bản đồ và mô hình
2.3.1. Xây dựng bản đồ thu gom chất thải rắn tỉnh Bình Phước
a) Bản đồ nền là sản phẩm chồng xếp của 4 lớp: ranh giới hành chính, khu dân cư,
thủy hệ, thực vật.

8
Hình 1:Bản đồ nền tỉnh Bình Phước

b) Xây dựng cơ sở dữ liệu chất thải rắn sinh hoạt


Khối lượng rác thải sinh hoạt trung bình theo ngày được thể hiện ở bảng 2.1
Bảng 1:Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trung bình

STT Tỉnh Khối lượng trung bình (tấn/ngày) Số điểm hẹn


1 Bình Phước 500,73 42

c) Quản lý vị trí các điểm hẹn thu gom CTRSH

9
Hình 2:Vị trí các điểm hẹn tập kết rác

Qua các số liệu và tính toán thu được kết quả:


Bảng 2: Thống kê phương tiện thu gom rác của tỉnh Bình Phước

STT Tỉnh Số phương tiện (xe đẩy tay)


1 Bình Phước 420
d) Bản đồ chuyên đề quản lý CTRSH
Bản đồ chuyên đề quản lý CTRSH tại tỉnh Bình Phước tỷ lệ 1:650000 là kết quả
thể hiện cơ sở dữ liệu rác thải sinh hoạt trên bản đồ nền.

Hình 3: Bản đồ chuyên đề quản lý CTRSH tại tỉnh Bình Phước

10
2.3.2. Tính toán phát thải ô nhiễm không khí cho nguồn thải điểm khu công
nghiệp
a) Nồng độ cực đại
Công thức tính toán tải lượng: M = C x L
Trong đó:
C: Là nồng độ chất ô nhiễm
L: Lưu lượng khí thải, m3/s. L = 12,5 m3/s

* Tính toán tải lượng phát thải bụi:


11510
- Trước khi xử lý: Mtxl = x 12,5=143,87 (g/s)
1000
200
- Sau khi xử lý: Msxl = x 12,5=2,5 (g/s)
1000

* Tính toán tải lượng phát thải SO2 :


1398,9
- Trước khi xử lý: Mtxl = x 12,5=17,49 (g/s)
1000
450
- Sau khi xử lý: Msxl = x 12,5=5,625 (g/s)
1000

Mô phỏng cho thấy ở khoảng cách 1000 km cách chân ống khói nồng độ các chất ô
nhiễm trong không khí đạt cực đại.
 Đối với bụi:
 Các bước xây dựng mô hình lan truyền phát thải bụi trước xử lý:

11
 Mô phỏng lan truyền phát thải bụi trước xử lý:

Hình 4. Mô hình lan


truyền phát tán bụi trước xử lý

 Các bước xây dựng mô hình lan truyền phát thải bụi sau xử lý:

12
 Mô phỏng lan truyền phát thải bụi sau xử lý:

Hình 5. Mô hình lan truyền phát tán bụi sau xử lý

 Đối với SO2:


- Trước xử lý:

 Các bước xây dựng mô hình lan truyền phát thải SO2 trước xử lý:

13
 Mô phỏng lan truyền phát thải SO2 trước xử lý:

Hình 6. Mô hình lan truyền phát tán SO2 trước xử lý

- Sau xử lý:

 Các bước xây dựng mô hình lan truyền phát thải SO2 sau xử lý:

14
 Mô hình lan truyền phát thải SO2 sau xử lý

Hình 7. Mô hình lan


truyền phát tán SO2 sau xử lý

b) Giá trị về nồng độ chất ô nhiễm


Giá trị về nồng đồ chất ô nhiễm được đưa ra trong bảng dưới đây, trong đó nồng độ
trung bình 1h là nồng độ bình quân 1 giờ trong suốt giai đoạn tính toán.
Bảng 3: Kết quả tính toán nồng độ phát thải tại mặt đất trung bình 1h và 24h

Phát TB 1h TB TB TB 24h QCVN QCVN


thải mùa 1h 24h mùa 05:2013/BTNM 05:2013/BTNMT
Đông mù mùa Hè T TB 24h
a Đông TB 1h

Phát thải 148 78 78 41,4 350 125
SO2
(µg/m3) –
trước xử

Phát thải 47 25 25 13 350 125

15
SO2
(µg/m3) –
sau xử lý
Phát tán 1210 644 645 341 - 150
Bụi trước
xử lý
(µg/m3)
Phát tán 21 11 11 5,9 - 150
Bụi sau
xử
lý(µg/m3)

3. Kết luận
Sau quá trình nghiên cứu, tính toán hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn tỉnh Bình Phước tôi rút ra kết luận như sau:
Vấn đề CTR sinh hoạt tại tỉnh Bình Phước là khá lớn, nên có phương án thu gom,
vận chuyển và xử lý sao cho có thể thu gom, vận chuyển được tối đa lượng chất thải
rắn phát sinh. Từ đó, tôi đã đề xuất và tính toán phương án thu gom chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn tỉnh Bình Phước cụ thể: Tiến hành thu gom chất thải rắn không phân
loại bằng xe đẩy tay 500 lít với 420 xe và sử dụng xe ép rác 15 m 3 tương ứng với 10 xe
để thu gom.
Kết quả tính toán, chạy mô hình phát thải ô nhiễm không khí tại khu công nghiệp
Minh Thành được thực hiện cho chất ô nhiễm là bụi và SO2 với 2 kịch bản khác nhau:
trước xử lý và sau xử lý.
Vì vậy, việc “Ứng dụng công cụ lập bản đồ thiết kế hệ thống thu gom chất
thải rắn và mô hình hóa chất ô nhiễm trong môi trường không khí cho khu vực
tỉnh Bình Phước” là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với môi
trường của tỉnh nói riêng và Việt Nam nói chung.

16
17

You might also like