Đề cương ôn tập môn GDCD

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Đề cương ôn tập môn GDCD

1. Tiêu chí SMART:


- Là bảng tiêu chí được sử dụng để thiết kế, lên mục tiêu chính xác và khoa học.
 S - specific: cụ thể những điều mà mình muốn đạt được 
 M - measurable: đưa ra những con số, thống kê cụ thể muốn đạt được
 A - achievable: mục tiêu nằm trong điều kiện, khả năng của bản thân
 R - realistic: phù hợp với tình hình thực tế của mình, không viển vong
 T - timebound: đặt ra thời hạn, thời gian hợp lý
2. Ma trận Eisenhower:
- Là một bảng ma trận, giúp ta sắp xếp, đánh giá mức độ quan trọng và khẩn cấp của
nhiều công việc cùng 1 thời gian.

Khẩn cấp Không khẩn cấp

Quan trọng 2 1
Không quan trọng. 3 4

* Giải thích:
 Mục tiêu không khẩn cấp - quan trọng được ưu tiên hàng đầu vì thường những
mục tiêu không khẩn cấp - quan trọng là những mục tiêu được thực hiện trong
một khoảng thời gian dài, và khối lượng công việc cũng rất lớn để sinh ra một
thành quả như mong đợi. Nếu để mục tiêu không khẩn cấp - quan trọng trở
thành mục tiêu khẩn cấp - quan trọng, khi đó phải hoàn thành khối lượng công
việc cực lớn trong thời gian rất nhỏ dẫn đến thành quả cuối cùng sơ sài, không
như mong đợi

3. Phân tích SWOT:

Tích cực, có lợi Tiêu cực, gây hại

Tác nhân bên trong (từ Điểm mạnh: cần phải Điểm yếu: cần được sửa chữa, thay
bản thân) được duy trì, phát thế/chấm dứt
huy.
Tác nhân bên ngoài (từ Cơ hội: cần được tận Nguy cơ: cần được đưa vào kế hoạch
môi trường xung dụng, nắm bắt kịp để thiết kế phương án phòng bị, giải
quanh) thời. quyết.

* Giải thích: Sự liên hệ giữa điểm mạnh và cơ hội, điểm yếu và nguy cơ:
 Điểm mạnh và cơ hội sẽ bổ trợ cho nhau. Đôi lúc trong những lúc làm dự án,
chúng ta có thể sử dụng điểm mạnh của bản thân để chụp lấy và phát huy cơ hội
hết mức có thể.
 Điểm yếu và nguy cơ có thể sẽ cộng dồn với nhau. Những điểm yếu sẽ khiến ta
khó có thể giải quyết hoặc phòng bị chu đáo những nguy cơ có thể xảy đến với
công việc, và yêu cầu ta phải khắc phục điểm yếu ngay lập tức.
 Điểm mạnh và nguy cơ: chúng ta có thể dùng những điểm mạnh của bản thân làm
biện pháp chống đỡ những nguy cơ tiềm ẩn.
 Điểm yếu và cơ hội: chúng ta phải cố gắng khắc phục các điểm yếu, từ đó tạo ra
nhiều cơ hội trong quá trình khắc phục, có lợi cho công việc chung.
4. Sự trì hoãn, thiếu cam kết, nỗi sợ thất bại:
a. Sự trì hoãn:

- Nguyên nhân:
 Lười biếng
 Chủ quan
 Đánh giá sai mức độ quan trọng công việc.
=> thỏa mãn cảm xúc nhất thời, ứng phó lo lắng không phù hợp.
- Cách vượt qua:
 Tìm người đồng hành.
 Bắt đầu từ những công việc nhỏ.
 Tìm nguyên nhân cốt lõi vì sao ta lại có sự trì hoãn.

b. Thiếu cam kết:


- Nguyên nhân:
 Mục tiêu không xuất phát từ nhu cầu cá nhân.
 Mục tiêu không có ý nghĩa với bản thân.
 Không tin vào bản thân.
- Cách vượt qua:
 Thảo luận, chia sẻ với người tin tưởng, chuyên môn.
 Nghiêm túc trong suy ngẫm cá nhân.
 Tạo phần thưởng.
 Tự lập bản cam kết với cá nhân.

c. Nỗi sợ thất bại:


- Nguyên nhân:
 Nhận thức sai về thất bại.
 Tính cầu toàn,
 Tư duy tiêu cực.
=> Nguyên nhân từ quá trình trải nghiệm từ nhỏ và tự nhận thức của bản thân.
- Cách vượt qua:
 Tìm nguyên nhân nỗi sợ thất bại.
 Thay đổi nhận thức và hành vi ứng phó với sự việc ngoài mong đợi.
 Thử trải nghiệm thất bại.

Lắng nghe trò chuyện để giải quyết xung đột


1. Cách luyện tập kĩ năng lắng nghe chiêm nghiệm
2. Đóng vai phản hồi một cách trung lập cho những lời phê bình hoạt vu khống

1.1 Sự khác biệt của lắng nghe và nghe:

Nghe Lắng nghe

 Ít tập trung, đôi khi vô thức  Tập trung cao, có ý thức


 Chỉ thính giác  Kết hợp nhiều giác quan
 Không phân tích nội dung  Phân tích nội dung
 Biết nghe từ tự nhiên bẩm sinh  Cần rèn luyện, học hỏi và là kĩ năng

1.2 Cách lắng nghe:


 Sự tập trung: 
 Nhìn thẳng
 Tránh xoa nhoáng bên ngoài
 Tập trung vào ngôn ngữ cơ thể/nội dung lời nói
 Phản hồi phi ngôn ngữ:
 Gật đầu
 Tư thế ngồi
 Âm thanh à, um
 Phản hồi: 
     +  Tóm tắt nội dung nghe
     +   Đặt câu hỏi sáng tỏ
     +   Phản biện 
 Thể hiện sự tôn trọng:
 Kiên nhẫn, tránh cắt lời
 Tập trung lắng nghe thay vì đưa ý kiến nhận xét/đánh giá
2.1  Kỹ thuật “I” statement;
 Đây là phương pháp bày tỏ cảm xúc, niềm tin của người nói thay vì tập trung áp
đặt và phán xét tư tưởng người nói lên người nghe.

Ví dụ: Thay vì nói “Tại sao bạn lại vô duyên/ tào lao như vậy?” Hãy nói “Tôi cảm thấy
phiền toái/bị xúc phạm/buồn/thất vọng khi bạn nói với mọi người rằng [...] bởi vì chuyện
này không có thật. Tôi cần bạn ngừng việc này lại, nếu có hiểu lầm gì chúng ta có thể
trực tiếp trò chuyện với nhau.

 Cấu trúc: 
Tôi cảm thấy…...khi…….bởi vì…...điều tôi cần……

 Lưu ý:
 Ngôn ngữ cơ thể: ánh mắt, giọng nói, tư thế
 Sự nghiêm túc chân thành
 Giữ bình tĩnh, lựa chọn từ ngữ

 Mục tiêu:
 Phân tích nguyên nhân của những xung đột(bằng vũ lực hoặc lời nói) mà cá
nhân chứng kiến
 Đánh giá các chiến lược phòng ngừa trong bối cảnh xung đột

Nâng cao kĩ thuật I-statement 


1. Mở đầu lịch sự/ ghi nhận đóng góp của người nghe.
2. Mô tả cảm nhận (cảm xúc) người nói
3. Thuật lại sự việc (ở góc nhìn khách quan)
4. Phân tích nguyên nhân -hậu quả 
5. Đề xuất cách giải quyết
6. Thể hiện sự tin tưởng/ cảm thông.

You might also like