Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN CẦU GIẤY

TRƯỜNG THCS CẦU GIẤY


--o0o—

SỬ DỤNG MỘT SỐ ĐỘNG TÁC PHỤ HỌA TRONG PHÂN MÔN HỌC
HÁT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ HỌC CHO HỌC SINH

Họ và tên: PHẠM THỊ THANH HỒNG


Chức vụ: Giáo viên

NĂM HỌC 2020-2021


MỤC LỤC

PHẦN I. LÍ DO HÌNH THÀNH BIỆN PHÁP………………………………….1


PHẦN II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP…………………………………………….3
I. Thực trạng vấn đề......................................................................................3
II. Thực hiện biện pháp ………………………………………………………..4

1. Giúp học sinh nắm vững và thực hiện tốt các tiêu chí chung của vận động theo nhạc....4

2. Hướng dẫn học sinh lựa chọn loại hình vận động phụ họa theo nhạc phù hợp
với sắc thái của từng bài hát……………………………………………………..5

3. Hướng dẫn học sinh phát huy tính sáng tạo và chính xác hóa các động tác vận
động…………………………………………………………………………… 6
4. Tạo sự hứng thú cho học sinh trong quá trình hoạt động............................11

5. Bồi dưỡng phát triển năng khiếu vận động theo nhạc cho HS.....................11

PHẦN III. KẾT LUẬN CỦA BIỆN PHÁP……………………………………12

-Trang 1-
PHẦN I. LÍ DO HÌNH THÀNH BIỆN PHÁP

Giáo dục thẩm mỹ cho con người không thể thiếu được trong mục đích giáo dục
hiện nay của chúng ta. Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho
họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có
sức khỏe, biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận,
phân biệt, thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống. Một trong những con
đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học
nghệ thuật, trong đó có môn Âm nhạc.

Bộ môn Âm nhạc trong trường THCS là một môn năng khiếu không chỉ giúp
HS biết thưởng thức cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật mà còn phát triển thẩm mỹ,
nhằm cân bằng giữa trí lực với thể lực, giữa học tập với vui chơi, giúp cho HS có niềm
vui, tinh thần lạc quan, mạnh dạn, tự tin và tạo cho đời sống tinh thần phong phú, lành
mạnh, phát triển nhân cách hài hoà.
Xuất phát từ đặc trưng bộ môn thuộc phạm trù nghệ thuật, từ tâm lý học sinh và
lứa tuổi, từ thực tiễn giảng dạy, từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học là
phát huy tính tích cực của học sinh đòi hỏi phải có sự hứng thú cao trong học tập,
người giáo viên giảng dạy âm nhạc phải biết vận dụng kiến thức hiểu biết của mình để
tìm tòi , sáng tạo các phương pháp truyền giảng, phương pháp tổ chức dạy học phù
hợp từng đối tượng học sinh.
Đối với học sinh THCS lứa tuổi của sự hồn nhiên, nghộ ghĩnh và hiếu đông,
học sinh ghi nhớ rất nhanh nhưng nhanh quên. Mặ khác, trong quá trình lên lớp, hầu
hết giáo viên chỉ mới giúp học sinh hát đúng được giai điệu, lời hát còn chưa phát huy
được hết tích tích cự, sáng tạo của học sinh. Vậy vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để giúp
học sinh phát huy được khả năng của mình, làm thế nào giúp học sinh thể hiện được
bản thân trước tập thể, tự tin trong khi biểu diễn bài hát ?
Là giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở trường THCS tôi
nhận thấy ngoài việc cung cấp cho học sinh kiến thức âm nhạc, dạy cho học sinh biết
hát đúng giai điệu, thuộc lời ca bài hát thì nhiệm vụ không kém phần quan trọng đó
chính là giúp học sinh tự tin hơn trước tập thể muốn được thể hiện khả năng của mình

-Trang 2-
mà không cảm thấy e dè nhút nhát. Chính vì lý do đó mà tôi đã đi sâu tìm hiểu biện
pháp sử dụng một số động tác phụ họa trong phân môn học hát nhằm nâng cao hiệu
quả giờ dạy cho học sinh.
PHẦN II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP

I. Thực trạng vấn đề

a. Thuận lợi:

Trường lớp khang trang, có đủ các phòng học chức năng trong đó có phòng học
nhạc riêng biệt, đồ dùng dạy học đầy đủ.

Được sự quan tâm, sát sao của BGH nhà trường tới bộ môn và đầu tư mọi
nguồn lực cho các phong trào hoạt động văn nghệ.

Bản thân tôi là giáo viên được đào tạo chuẩn về nghiệp vụ sư phạm và tham gia
đầy đủ các chuyên đề đổi mới phương pháp mà cấp trên đã triển khai.

Đối với học sinh: Học sinh giỏi, ý thức tốt, chăm chỉ học tập và yêu thích môn
Âm nhạc.

b. Khó khăn:
GV nhà trường cũng sử dụng một số động tác phụ họa trong phân môn học hát
nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy cho học sinh tuy nhiên hiệu quả chưa được như mong
muốn.

* Về phía học sinh

Một số học sinh chưa tích cực tham gia vào hoạt động múa phụ họa cho các bài
hát. Thiếu tự tin khi thể hiện, còn e dè, thẹn thùng và thiếu sự sáng tạo trong quá trình
học tập.

Học sinh hát đúng giai điệu nhưng cảm nhận nhịp điệu về bài hát chưa cao. Khi
vận động thì chỉ chú ý đến động tác chứ chưa chú ý đến sắc thái biểu cảm để trình bày
bài hát.

* Về phía phụ huynh: Một số phụ huynh chưa hiểu hết ý nghĩa quan trọng của hoạt
động âm nhạc mà vẫn quan niệm Âm nhạc là một môn phụ nên chưa quan tâm tới con
em.
-Trang 3-
* Về phía nhà trường: Một số nhạc cụ gõ còn thiếu

Từ thực trạng nêu trên, khi dạy âm nhạc cho học sinh bên cạnh những thuận lợi thì vẫn
còn gặp phải những khó khăn nhất định.

II. Thực hiện biện pháp

Như chúng ta đã biết rằng mục tiêu chung của giáo dục là phát triển tất cả các khả
năng của học sinh, phải hình thành cho học sinh những kiến thức sơ giản ban đầu về
nhân cách con người, làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn nữa cho những giai đoạn
tiếp theo trong đó có âm nhạc. Đứng trước những khó khăn trên tôi luôn luôn trăn trở:
Làm thế nào để có thể giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc? Làm thế nào để học sinh
không những hát đúng, hát hay mà còn phải thực sự mạnh dạn, tự tin để đáp ứng được
yêu cầu của học sinh trong thời hiện đại? Điều đó góp phần rất lớn vào việc giáo dục
phát triển toàn diện cho học sinh không chỉ trong môn Âm nhạc. Để làm được điều đó,
tôi đã thực hiện từ những việc làm nhỏ nhất đó là tìm ra một số biện pháp giúp học
sinh tự tin trình diễn bài hát kết hợp với vận động phụ họa.

1. Giúp học sinh nắm vững và thực hiện tốt các tiêu chí chung của vận động theo nhạc

Đối với môn Âm nhạc ở THCS, nếu giáo viên biết cách sử dụng các phương pháp
phù hợp sẽ làm tăng hứng thú cho học sinh từ đó tiết học sẽ hiệu quả hơn, học sinh sẽ
yêu thích môn học và phát huy hết khả năng sáng tạo của mình. Ngoài ra, muốn đạt
được hiệu quả cao nhất khi trình bày một bài hát kết hợp vận động phụ họa theo nhạc thì
trước hết giáo viên phải giúp học sinh đảm bảo được các tiêu chí sau:

Hát tốt bài hát: Trong ca hát việc hát chính xác có một vai trò quan trọng đặc
biệt. Hát chính xác là hát đúng giai điệu, tiết tấu của bản nhạc. Nếu học sinh tập trung
chú ý, phân biệt được rõ độ cao thấp, nhanh chậm của âm thanh, ghi nhớ được giai
điệu, tiếu tấu của bản nhạc thì khi giáo viên hát mẫu học sinh có thể nhắc lại một cách
chính xác. Điều quan trọng để thực hiện được mọi ý muốn sáng tạo cho học sinh đó
chính là học sinh phải thuộc lời và hát đúng nhạc bài hát.

Đúng nhạc: Đây là một tiêu chí quan trọng hàng đầu vì giáo viên phải hướng dẫn
học sinh hát và múa đúng nhạc, đúng nhịp và tiết tấu. Hát và múa phụ họa không đúng
nhạc sẽ tạo cho người xem cảm giác nhàm chán không hào hứng, giữa người biểu diễn
và bài hát không có sự hòa hợp. Hát đúng và múa đúng sẽ giúp cho học sinh chủ động

-Trang 4-
hơn, tự tin hơn vào các hoạt động, các động tác thì mới thể hiện đúng tình cảm và nội
dung bài hát.

Đúng động tác: Vận động phụ họa đúng nhạc, đúng động tác không những làm
cho bài hát hay hơn, sinh động hơn mà còn giúp học sinh chủ động trong mọi hoàn
cảnh và làm cho người xem cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài hát. Ví dụ: Khi hát
một bài dân ca Thái ở miền núi phía Bắc các động tác minh họa sẽ khác với bài hát của
dân tộc Êđê sống ở Tây Nguyên hay người Kinh ở đồng bằng ...

Sự diễn cảm: Trong nội dung bài giảng giáo viên cần kết hợp hài hòa giữa kiến
thức với hình ảnh trực quan sinh động nhằm thu hút học sinh dẫn dắt học sinh tiếp thu
bài hát và cách biểu diễn của ca sĩ. Một yếu tố tưởng như đơn giản nhưng lại hết sức
quan trọng đó chính là sự thể hiện diễn cảm trong bài hát. Dù học sinh có hát đúng, múa
phụ họa đúng theo nhạc đi chăng nữa nhưng nếu không có sự thể hiện biểu cảm, thả hồn
vào các động tác múa, vào lời bài hát cũng trở nên vô hồn, tẻ nhạt và cứng nhắc.

Hình thức biểu diễn: Trong quá trình lên lớp, có rất nhiều hình thức vận động
phụ họa theo nhạc được giáo viên áp dụng nhưng hình thức múa phụ họa được học
sinh yêu thích nhất. Hình thức múa được phổ biến rộng rãi và phát triển rộng rãi trong
đời sống hằng ngày của con người. Múa sinh hoạt được sử dụng để miêu tả cuộc sống
hằng ngày của học sinh ở trường ở lớp và thường là những động tác múa đơn giản, vui
nhộn, và nó làm cho đời sống tinh thần của học sinh phong phú hơn, khơi dậy sự thích
thú say mê học tập, giúp học sinh nhanh nhẹn, tinh tế và tự tin khi trình diễn bài hát.

Như vậy, việc giúp học sinh nắm vững và thực hiện tốt được các tiêu chí chung
của vận động theo nhạc là những việc vô cùng quan trọng trong suốt quá trình giảng
dạy môn Âm nhạc mà giáo viên nào cũng cần phải đạt được mục tiêu đó. Từ việc hát
tốt bài hát đến hát đúng nhạc, thực hiện đúng động tác, thể hiện bài hát một cách biểu
cảm và lựa chọn hình thức biểu diễn phù hợp, tất cả những điều đó sẽ tạo dựng cho
học sinh một tâm thế tốt, kiến thức đủ và vững chắc để học sinh có thể trình diễn bài
hát một cách tự tin nhất.

2. Hướng dẫn học sinh lựa chọn loại hình vận động phụ họa theo nhạc phù
hợp với sắc thái của từng bài hát.

-Trang 5-
Công cụ để giúp học sinh thể hiện bài hát một cách biểu cảm đó chính là vận động
phụ họa theo nhạc, do đó với mỗi bài hát khi dạy cho học sinh tôi thường cùng học
sinh phân tích nội dung, giai điệu, cấu trúc của bài hát thật kĩ để lựa chọn loại hình phù
hợp. Với bài hát có giai điệu vui tươi, tình cảm, tha thiết hay nhịp nhàng khác nhau thì
tôi hướng dẫn học sinh lựa chọn hình thức vận động phụ họa khác nhau. Tùy theo mỗi
bài mà chọn hình thức phù hợp như: gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu hay đứng nhún
chân nhịp nhàng... Riêng với những bài hát có hình tượng nghệ thuật đẹp, có giai điệu
tình cảm tha thiết tôi định hướng cho học sinh lựa chọn hình thức múa minh họa. Sau
khi lựa chọn hình thức vận động tôi cùng học sinh thực hiện.

Ví dụ: Trong giờ Âm nhạc lớp 7, học sinh học ôn bài hát “Lý cây đa” - Dân ca
quan họ Bắc Ninh. Sau khi phân tích tính chất bài hát tôi chọn hình thức múa minh họa
để giới thiệu các động tác đặc trưng của dân tộc Kinh và luyện tập cho học sinh.

Còn với bài hát “Hành khúc tới trường” (Sáng tác: Phan Trần Bảng – Lê Minh
Châu) trong chương trình Âm nhạc 6, tôi lại chọn hình thức vỗ đệm theo phách bài hát
để tạo không khí vui tươi, sôi nổi và thúc giục học sinh tới trường.

Khi học sinh lớp 7 học bài hát “Ca-chiu-sa”, một bài hát viết bởi nhạc sĩ Blan-te
của đất nước Nga, tôi hướng dẫn cho học sinh một số động tác múa Nga đặc trưng để
học sinh cảm nhận được rõ hơn không khí của bài hát và văn hóa nước bạn.

Từ việc học sinh biết lựa chọn các hình thức vận động phụ họa theo nhạc phù hợp
với sắc thái của từng bài hát mà chất lượng giờ học âm nhạc và khả năng tiếp thu kiến
thức của học sinh được nâng lên một cách rõ rệt. Điều đặc biệt mà tôi nhận thấy trong
tất cả các giờ học trên lớp là hầu hết học sinh học sinh đã rất tự tin khi trình diễn bài
hát kết hợp vận động phụ họa theo nhạc.

3. Hướng dẫn học sinh phát huy tính sáng tạo và chính xác hóa các động tác vận
động.

Âm nhạc nói chung và vận động theo nhạc nói riêng là hình thức hoạt động mang
tính sáng tạo nên trước khi định hướng các động tác vận động, tôi thường tạo cơ hội
cho học sinh được bộc lộ khả năng sáng tạo của mình. Tùy theo tính chất mỗi bài hát
mà tôi thường chọn hình thức vỗ đệm theo nhạc kết hợp nhún người nhẹ nhàng sang

-Trang 6-
trái, phải đều nhau...hay là đưa ra một số động tác rồi cho học sinh thảo luận để chọn
ra các động tác phù hợp với bài hát và sắp xếp chúng để có bài hoàn chỉnh.

Ở một số lớp có khả năng biểu diễn tốt, tính sáng tạo bộc lộ rõ, tôi cho học sinh
chia nhóm thảo luận với nhau tự nghĩ ra các động tác, hoặc vận dụng các động tác giáo
viên đã hướng dẫn để áp dụng vào bài hát sao cho phù hợp với tính chất và nội dung
bài hát. Sau một thời gian thảo luận, tôi gọi đại diện các nhóm lên biểu diễn, nhận xét
và góp ý xem có phù hợp với lời hát và tính chất âm nhạc không, sửa các động tác còn
chưa đúng. Cuối cùng tôi sử dụng một số động tác của học sinh để hệ thống thành một bài hoàn
chỉnh.

Để học sinh thực hiện đúng, chính xác tôi chia bài hát thành các câu hát, chọn
động tác phù hợp cho từng câu, mỗi câu có mấy động tác và tập theo nhịp. Tập kĩ từng
câu sau đó ráp thành một bài hoàn chỉnh.

Ví dụ : Với bài hát “Lý cây đa” dân ca quan họ Bắc Ninh, lớp 7.

- Khi hướng dẫn học sinh hát kết hợp vận động theo nhạc tôi làm mẫu các động
tác lần 1. Chia câu hát và hướng dẫn từng động tác theo từng câu hát. Tôi thực hiện
mẫu từng câu, học sinh thực hiện theo.

- Khi nghe nhạc dạo, HS nhún chân theo nhạc.


+ Câu 1: Trèo lên quán dốc ngồi gốc ơi a cây đa rằng tôi lí ơi à cây đa rằng tôi lới
ơi a cây đa.

Động tác đi quả trám kết hợp tay vuốt guộn đuổi

Chân trái đặt gót ở vị trí thế 5, trọng tâm ở chân phải, thân trên nghiêng bên
trái

Chuyển trọng tâm sang chân trái rồi nhún cả bàn, chân phải nhấc gót rồi đổi
bên

Chân phải thẳng, chân trái bước lùi, đặt mũi chân ngang với gót chân phải,
thân trên hơi nghiêng trái.

-Trang 7-
Tay trên guộn ngón tay rồi vuốt xuống cùng lúc tay dưới duỗi cổ tay lật nhẹ
vuốt lên để đổi bên.

Chân này bước đi thì tay kia vuốt lên. Một lần đi quả trám phối hợp 4 lần vuốt
guộn tay.

+ Câu 2: Ai đem a tình tính tang tình rằng cho đôi mình gặp xem hội cái đêm
hôm rằm rằng tôi lí ơi à cây đa rằng tôi lới ơi a cây đa.

Động tác mõ mời

Chân phải co lên, tay phải guộn nhẹ lật ngửa cổ tay đưa lên trên tay trái.

-Trang 8-
Chân trái nhún, chân phải đưa ra đặt gót ở hướng chéo. Tay phải đưa ra
hướng chéo, cổ tay thấp hơn khuỷu tay, bàn tay trái ngửa đỡ dưới khuỷu tay phải.

Người hơi cúi, mắt nhìn tay phải, đầu gật.

Đổi bên.

- GV cho HS thực hiện nhiều lần.

- Kiểm tra theo tổ, nhóm, cá nhân...

- Cả lớp hát hoàn chỉnh bài hát kết hợp với động tác vừa học.

Trong quá trình dạy hát, tôi kết hợp cho HS xem một số hình ảnh về các hình thức
hoạt động múa phụ họa như hình thức múa tập thể, múa theo nhóm, ... để HS định hình
được cách thức sinh hoạt và một số cách biểu diễn. Bên cạnh đó còn giúp cho học sinh
hào hứng học tập hơn, cảm thấy mình tự tin hơn khi thực hiện các động tác múa phụ
họa cho bài hát.
VD: Ở lớp 7 Bài “Ca-chiu-sa” (Nhạc: Blan-te – Lời: Phạm Tuyên)

-Trang 9-
Hình thức khi học múa tập thể

Hình thức khi biểu diễn theo nhóm

Lý do tôi đưa ra một số hình ảnh trên là trong mỗi tiết học phần giới thiệu và cho
học sinh quan sát cực kỳ quan trọng. Có thể từ những hình ảnh trên đã tạo được không
khí lớp học sôi nổi, hào hứng, sự đam mê về môn âm nhạc và chỉ có trong âm nhạc
-Trang 10-
mới nhắc nhiều đến vùng miền, dân tộc và các nước khác nhau. Từ những trang phục
màu sắc, hình thức biểu diễn như vậy đã làm cho học sinh sự tự tin làm quen với cách
biểu diễn kết hợp cùng nhóm bạn.

4. Tạo sự hứng thú cho học sinh trong quá trình hoạt động.

Như chúng ta đã biết, vận động theo nhạc là quá trình học sinh thực hành và cảm
thụ nghệ thuật. Nhưng nếu tiết học nào cũng lặp lại những hoạt động giống nhau sẽ
làm cho học sinh nhàm chán. Để hoạt động học tập vui tươi, sôi nổi hơn tôi thường tổ
chức các trò chơi thi đua giữa các tổ. Tôi tổ chức trò chơi âm nhạc cho cả lớp tham
gia. Chia lớp thành các nhóm nhỏ và cho học sinh tự biểu diễn để tìm ra nhóm hát hay
múa đẹp nhất. Qua việc tổ chức thi đua giữa các nhóm tổ, học sinh càng thêm hứng thú
học tập và tự tin hơn rất nhiều khi đứng trình bày bài hát trước tập thể lớp từ đó học
sinh càng thêm yêu thích môn học hơn.

Bên cạnh việc tổ chức các trò chơi, tôi luôn khuyến khích học sinh có năng khiếu
tự sáng tác tìm các động tác cho bài hát và khuyến khích việc học tập hợp tác trong
nhóm. Đối với một số bài hát, tôi chia nhóm cho các tổ tự thảo luận, mỗi tổ sẽ tìm một
động tác của từng câu hát sau đó các tổ lên biểu diễn động tác của tổ mình. Giáo viên
sẽ cho học sinh chọn và liên kết các động tác lại thành một bài hoàn chỉnh, cho cả lớp
cùng tham khảo để học sinh về nhà tự mình sáng tạo ra nhiều động tác khác từ đó hình thành
cho học sinh trách nhiệm cao của bản thân mình.

Trong những tiết biểu diễn bài hát tôi thường chú ý đến việc động viên khích lệ
kịp thời để học sinh thêm tự tin hơn trước tập thể lớp.

Từ những cách làm trên tôi thấy tiết học diễn ra rất hiệu quả. Học sinh học sinh
tích cực, thích thú và tập luyện hăng say. Nhiều em không còn e dè trước tập thể lớp
và hình thành được sự sáng tạo cho các học sinh có năng khiếu trong môn âm nhạc,
đặc biệt là năng khiếu về phong cách biểu diễn.
5. Bồi dưỡng phát triển năng khiếu vận động theo nhạc cho HS.

Dựa theo đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi chúng ta đều biết rằng mỗi học sinh thường
có khả năng khác nhau, đặc biệt đối với học sinh THCS thì không phải em nào cũng
yêu thích âm nhạc và thích biểu diễn. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên không
-Trang 11-
những chỉ chú trọng dạy cho học sinh nắm được kiến thức cơ bản, biết hát đúng giai
điệu, lời ca, biết hát kết hợp vận động theo nhạc mà cần phải phát hiện và bồi dưỡng
được những em học sinh có năng khiếu âm nhạc. Để góp phần phát huy năng khiếu
của học sinh, tôi thường kết hợp cho học sinh xem các bài biểu diễn qua băng đĩa bằng
giáo án điện tử hay một số hình ảnh đẹp.

Trong các tiết học ôn luyện hay tiết học tập biểu diễn tùy vào trình độ tiếp thu và
năng khiếu của mỗi lớp mà tôi dành thời gian cung cấp và hướng dẫn thêm cho học
sinh các động tác múa cơ bản như: Đi quả trám, cột đèn, hái đào, mõ mời, đi xuyễn,
xòe Thái ... Học sinh rất thích thú và siêng năng luyện tập. Tôi đã giới thiệu và hướng
dẫn cho học sinh các động tác múa cơ bản trong những giờ luyện tập thêm để góp
phần vào sự sáng tạo của học sinh nhằm bồi dưỡng những em có năng khiếu âm nhạc.

Việc làm này không những giúp cho học sinh hào hứng, say mê học tập mà điều
quan trọng là góp phần không nhỏ trong việc phát hiện và bồi dưỡng những em có
năng khiếu vận động theo nhạc. Học sinh của tôi hầu hết đã tự tin giao lưu với bạn bè,
tự tin thể hiện bản thân mình trước tập thể lớp và phong trào văn nghệ của nhà trường
được nâng lên một cách rõ rệt.

PHẦN III. KẾT LUẬN CỦA BIỆN PHÁP


Khi áp dụng triệt để các động tác múa phụ họa trong phân môn học hát tôi nhận
thấy rằng việc tạo cho học sinh một không khí vui tươi trong tiết học âm nhạc là điều
vô cùng quan trọng. Giờ học âm nhạc phải là giờ học nghệ thuật hấp dẫn với phương
châm Học mà vui – Vui mà học. Để học sinh đến với tiết học một cách nhẹ nhàng và
thoải mái, giáo viên phải luôn năng động và sáng tạo trong hình thức tổ chức tiết học.
Với kinh nghiệm trong nhiều năm giảng dạy của mình, tôi nhận thấy: Trước đây học
sinh ngại hát, ngại biểu diễn phụ họa trước lớp, thậm chí có em không chịu hát thì nay
các em đón nhận môn Âm nhạc một cách thích thú vì môn học này đem đến cho các
em sự thoải mái về tinh thần, và có hưng phấn để nhẹ nhàng tiếp nhận thông tin của
những môn học khác.

Với kinh nghiệm của bản thân, tôi đã cùng với học sinh của mình thực hiện môn
học một cách có hiệu quả. Trong giảng dạy, tôi chú trọng uốn nắn các em kĩ năng hát
và đọc nhạc sao cho chuẩn xác. Bên cạnh đó, tôi chọn ra những em có năng khiếu ca
hát và khả năng biểu diễn tập luyện những tiết mục đặc sắc để tham gia văn nghệ trong
-Trang 12-
trường và các chương trình giao lưu, Hội thi do ngành tổ chức đều đạt kết quả cao,
chất lượng tốt. Đặc biệt kết quả học tập môn âm nhạc của các em học sinh trường
chúng tôi có rất nhiều thay đổi. Qua việc áp dụng những kinh nghiệm của bản thân vào
việc dạy và học Âm nhạc, tôi thấy tiết học trở nên sinh động, học sinh tích cực học tập
hơn và điều đặc biệt mà tôi đã làm được đó chính là sự tự tin của các em không những
trong khi trình diễn các bài hát mà là sự tự tin trong mọi hoạt động của cuộc sống hằng
ngày.

Tôi rất mong muốn được tiếp tục triển khai các chủ đề tương tự trong thời
gian tới.

Cầu Giấy, ngày 31 tháng 03 năm 2021


Người viết

Phạm Thị Thanh Hồng

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG


TRƯỜNG THCS CẦU GIẤY

-Trang 13-

You might also like