Khái quát về hình thành và phát triển của điện thoại

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

a)Điện thoại di động là gì?

Điện thoại di động (ĐTDĐ) còn gọi là điện thoại cầm tay, là loại điện thoại
có thể thực hiện và nhận cuộc gọi thoại thông qua kết nối dựa trên tần số vô tuyến
vào mạng viễn thông trong khi người dùng đang di chuyển trong khu vực dịch vụ.
Ngoài dịch vụ thoại, điện thoại di động từ những năm 2000 còn hỗ trợ nhiều dịch vụ
khác, chẳng hạn như SMS, MMS, email, truy cập Internet, liên lạc không dây tầm
ngắn (hồng ngoại, Bluetooth), ứng dụng doanh nghiệp, video game, và chụp ảnh kỹ
thuật số.
b)Lịch sử
Ngày 10 tháng 3 năm 1876 được coi là mốc son đánh dấu sự ra đời của điện
thoại. Cha đẻ của chiếc điện thoại đầu tiên là Antonio Meucci nhưng người được
cấp bằng sáng chế là Alexander Graham Bell. Chiếc máy thô sơ có thể truyền được
giọng nói này đã mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong lịch sử thông tin liên
lạc, thay thế cho điện tín.
Năm 1967, chiếc điện thoại được coi là "di động" đầu tiên trình làng với tên
gọi Carry Phone, rất cồng kềnh cho việc di chuyển vì nó nặng đến 4,5 kg. Sự phát
triển của công nghệ oxit bán dẫn(MOS) Vi mạch mật độ cao (LSI), Lý thuyết thông
tin và mạng di động dẫn đến sự phát triển của truyền thông di động giá cả phải
chăng.Điện thoại di động cầm tay đầu tiên được trình bày bởi John F. Mitchellvà
Martin Cooper của Motorola vào năm 1973, sử dụng một chiếc điện thoại nặng 2
kilôgam.
Năm 1983, DynaTAC 8000x là điện thoại di động cầm tay thương mại đầu
tiên.
Năm 1991, công nghệ tế bào kỹ thuật số thế hệ thứ hai (2G) đã được
Radiolinja ra mắt tại Phần Lan theo tiêu chuẩn GSM. Điều này đã gây ra sự cạnh
tranh trong lĩnh vực này khi các nhà khai thác mới thách thức các nhà khai thác
mạng 1G đương nhiệm.
Năm 2001, thế hệ thứ 3 (3G) đã được NTT DoCoMo ra mắt tại Nhật Bản
theo tiêu chuẩn WCDMA.Tiếp theo là 3.5G, 3G+ hay cải tiến 3G dựa trên truy cập
gói tốc độ cao (HSPA), cho phép các mạng UMTS có tốc độ và dung lượng truyền
dữ liệu cao hơn.
Đến năm 2009, một điều rõ ràng là đến một lúc nào đó, mạng 3G sẽ bị
choáng ngợp bởi sự phát triển của các ứng dụng sử dụng nhiều băng thông, như
stream. Do đó, ngành công nghiệp bắt đầu tìm đến các công nghệ thế hệ thứ tư được
tối ưu hóa dữ liệu, với lời hứa cải thiện tốc độ lên gấp 10 lần so với các công nghệ
3G hiện có. Hai công nghệ thương mại đầu tiên được quảng cáo là 4G là chuẩn
WiMAX, được cung cấp tại Bắc Mỹ bởi Sprint và chuẩn LTE, lần đầu tiên được
cung cấp tại Scandinavia bởi TeliaSonera.
Sự phát triển của điện thoại luôn ngày càng được phát triển, đổi mới phù hợp
và phù hợp với thời đại bấy giờ.
c)Sự phát triển của điện thoại ngày nay
Từ đó đến nay trải qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển, điện thoại di động
ngày càng trở nên phổ biến và không thể thiếu được trong cuộc sống con người.
Chúng không ngừng được thay đổi, cải tiến trong công nghệ cũng như kiểu dáng.
Các thương hiệu sản xuất di động hàng đầu trên thị trường như Nokia, Blackberry,
Samsung, LG, Sony Ericsson, Motorola…
Đặc biệt là vào năm 2007, hãng Apple đã “trình làng” chiếc điện thoại
Iphone. Sự ra đời này đánh dấu sự sáng tạo đột phá về kiểu dáng với nét đặc trưng
là màn hình cảm ứng siêu nhạy giúp người sử dụng có thể thao tác dễ dàng chỉ bằng
việc “lướt” nhẹ các ngón tay. Iphone đã tạo nên một cơn sốt chưa từng có và chính
thức khởi đầu cho cuộc chạy đua cạnh tranh khốc liệt trong phân khúc dòng điện
thoại thông minh (smartphone).
Thị trường điện thoại thông minh chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt nhất từ
các hãng điện tử, điển hình như: kích thước màn hình càng ngày càng lớn; thiết kế
nguyên khối, khả năng chống nước, chống bụi; loại bỏ jack cắm tai nghe 3,5 mm; vi
xử lý ngày càng mạnh mẽ; trợ lý ảo, ra lệnh bằng giọng nói; công nghệ di động thế
hệ thứ 5 (5G); công nghệ cảm ứng lực; công nghệ cảm biến vân tay; công nghệ
nhận diện khuôn mặt, nhân diện mống mắt; bảo mật quét tĩnh mạch bàn tay (Hand
ID); xu hướng thiết kế smartphone màn hình tràn viền, thiết kế giọt nước, tai thỏ,
đục lỗ;…
Theo GSMArena, thống kê từ Counterpoint Research về thị trường
smartphone toàn cầu trong năm 2018 cho thấy 5 hãng sản xuất lớn nhất vẫn là năm
cái tên quen thuộc: Samsung (19%), Huawei (14%), Apple (12%), Oppo (9%),
Xiaomi (9%).
Về thị phần tại từng thị trường, Oppo là kẻ chiếm lĩnh khu vực châu Á với
thị phần 16%, theo sát nút phía sau là Huawei (15%), Vivo (15%) và Xiaomi (14%).
Cả bốn đại diện đều đến từ Trung Quốc trong khi Samsung tụt xuống thứ 5 với 10%
thị phần.
Tại Bắc Mỹ, Apple tiếp tục chiếm phần lớn thị trường với thị phần 39%, tiếp
theo là Samsung (26%).
Châu Âu là thị trường mạnh nhất của Samsung với thị phần 31%, theo sau là
Huawei (22%) và Apple (19%).
Chắc chắn trong tương lai không xa, cuộc đua giữa các hãng điện thoại di
dộng sẽ ngày càng gay gắt và không thể lường trước được vì họ luôn tích cực tìm
tòi, đổi mới, cải tiến để cho ra đời các mẫu điện thoại, mà cụ thể hiện tại là
smartphone với những hình dáng độc lạ và các tính năng ngày càng được hoàn thiện
và bổ sung nhằm đem lại cho người dùng sự tiện lợi tối đa với phương châm: cả thế
giới thu nhỏ trong lòng bàn tay.

Nguồn:
https://cuocsongantoan.vn/hanh-trinh-ve-su-phat-trien-cua-dien-thoai-thong-minh-
13264.html
https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=%C4%90i%E1%BB%87n_tho%E1%BA
%A1i_di_%C4%91%E1%BB%99ng&oldid=65541661

You might also like