BaiTap Chuong 2

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Lập Trình Java – Bài Tập Chương 2 ThS.

GVC Tô Oai Hùng

BÀI TẬP CHƯƠNG 2


1. Viết chương trình hiển thị bốn ảnh trong grid pane như hình sau:

2. Viết chương trình hiển thị năm chuỗi văn bản giống nhau theo chiều dọc. Thiết lập màu
và độ mờ ngẫu nhiên cho mỗi chuỗi văn bản. Font chữ của các chuỗi văn bản là Times
Roman, bold, italic, 22 pixel như hình sau:

3. Viết chương trình hiển thị chuỗi "Welcome to Java" thành vòng tròn. Font chữ của
chuỗi văn bản là Times New Roman, extra bold, 30 pixel như hình sau:

4. Viết chương trình hiển thị bàn cờ gồm các ô là các hình vuông có màu trằng và đen xen
kẽ nhau như hình sau:

1
Lập Trình Java – Bài Tập Chương 2 ThS. GVC Tô Oai Hùng
5. Viết chương trình sử dụng biểu đồ thanh để hiển thị tỷ lệ phần trăm của điểm tổng cộng
được thể hiện bằng các bài thu hoạch, các câu vấn đáp, bài kiểm tra giữa kỳ và bài thi
cuối kỳ như trong hình sau. Giả sử các bài thu hoạch chiếm 20% và được hiển thị bằng
màu đỏ, các câu vấn đáp chiếm 10% và được hiển thị bằng màu xanh lam, bài kiểm tra
giữa kỳ chiếm 30% và được hiển thị bằng màu xanh lá cây và bài thi cuối kỳ chiếm 40%
và được hiển thị bằng màu cam. Sử dụng lớp Rectangle để hiển thị các thanh của biều
đồ (Lưu ý: Chúng ta có thể dùng lớp BarChart để thực hiện bài tập này. Tuy nhiên, lớp
này không được đề cập trong nội dung môn học).

6. Viết chương trình sử dụng biểu đồ tròn để hiển thị tỷ lệ phần trăm của điểm tổng cộng
như câu 5. Sử dụng lớp Arc để hiển thị các phần của biều đồ như hình sau (Lưu ý: Chúng
ta có thể dùng lớp PieChart để thực hiện bài tập này. Tuy nhiên, lớp này không được
đề cập trong nội dung môn học).

7. Viết chương trình hiển thị biển báo STOP như hình sau. Biển báo là hình bát giác, màu
đỏ và chữ trắng.

2
Lập Trình Java – Bài Tập Chương 2 ThS. GVC Tô Oai Hùng
8. Viết chương trình vẽ đồ thị của hàm f(x) = x2 như hình sau.
Lưu ý: Để thêm các điểm vào polyline sử dụng mã lệnh sau:
Polyline polyline = new Polyline();
ObservableList<Double> list = polyline.getPoints();
double scaleFactor = 0.0125;
for (int x = -100; x <= 100; x++) {
list.add(x + 200.0);
list.add(scaleFactor * x * x);
}
Trong đó: (200, 200) là góc tọa độ mới.

9. Viết chương trình nhắc người dùng nhập tọa độ điểm trên trái, chiều rộng và cao của hai
hình chữ nhật từ dòng lệnh. Chương trình sẽ hiển thị chuỗi văn bản để cho biết hai hình
chữ nhật chồng lên nhau, chứa hình chữ nhật khác hoặc rời nhau như hình sau. Lưu ý:
Các hình chữ nhật được tạo trong cửa sổ có kích thước 200 × 200.

10. Viết chương trình cho phép người dùng di chuyển chuỗi văn bản sang trái hoặc sang phải
bằng các nút ấn và sử dụng các radio button để thay đổi màu (red, yellow, black, orange,
green) của chuỗi văn bản như hình sau:

3
Lập Trình Java – Bài Tập Chương 2 ThS. GVC Tô Oai Hùng
11. Viết chương trình mô phỏng đèn giao thông. Chương trình cho phép người dùng chọn
một trong ba đèn: Đỏ, vàng hoặc xanh lục. Khi một nút radio được chọn, đèn sẽ được bật.
Mỗi lần chỉ có thể bật một đèn. Không có đèn sáng khi chương trình bắt đầu.

12. Viết chương trình cho phép thay đổi độ rộng cột và canh lề chuỗi văn bản trong điều khiển
TextField như hình sau:

13. Viết chương trình cho phép người dùng chọn một hình cụ thể (hình tròn, chữ nhật và
ellipse) từ các nút radio và chọn check box để tô màu như hình sau:

14. Viết chương trình chuyển đổi giữa số thập phân, thập lục phân và nhị phân. Khi người
dùng nhập một giá trị thập phân vào vùng nhập Decimal (hình phía dưới) và ấn phím
Enter, các số thập lục phân và nhị phân tương ứng của nó sẽ hiển thị trên các vùng nhập
còn lại. Tương tự, nếu người dùng nhập giá trị vào các vùng nhập khác.

4
Lập Trình Java – Bài Tập Chương 2 ThS. GVC Tô Oai Hùng
Lưu ý: Sử dụng các phương thức sau trong chương trình:
- Integer.parseInt(s, radix): Chuyển chuỗi số s ở cơ số radix thành số thập
phân (radix mặc định là 10). Ví dụ:
Integer.parseInt ("123") -> 123
Integer.parseInt ("A", 16) -> 10
Integer.parseInt ("101", 2) -> 5

- Integer.toHexString(decimal): Chuyển số thập phân decimal thành chuỗi số


thập lục phân. Ví dụ:
Integer.toHexString(21) -> "15"

- Integer.toBinaryString(decimal): Chuyển số thập phân decimal thành


chuỗi số nhị phân. Ví dụ:
Integer.toBinaryString(5) -> "101"

You might also like