Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

Mục lục

Phần mở đầu..............................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài tiểu luận.................................................................................3
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.......................................................................3
3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................3
Nội dung....................................................................................................................4
Chương 1: Những vấn đề chung về giải thể doanh nghiệp.......................................4
1.1. Khái niệm về giải thể doanh nghiệp................................................................4
1.2 Đối tượng áp dụng trong Luật doanh nghiệp 2020 về các trường hợp giải thể5
1.3 Các trường hợp giải thể doanh nghiệp............................................................5
Chương 2 Nội dung, thực trạng về các trường hợp giải thể doanh nghiệp...............5
2.1. Các trường hợp giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam
................................................................................................................................6
2.1.1 Giải thể tự nguyện......................................................................................6
2.1.2 Các trường hợp giải thể bắt buộc...............................................................7
2.2. Thực trạng về các trường hợp giải thể doanh nghiệp hiện nay.......................8
Chương 3: Phương hướng, giải pháp trong lĩnh vực pháp luật liên quan đến các
trường hợp giải thể..................................................................................................11
1.1 Điểm tích cực và mặt hạn chế về các trường hợp giải thể doanh nghiệp...11
1.1.1 Điểm tích cực...........................................................................................11
1.1.2 Mặt hạn chế..............................................................................................12
1.2 Nguyên nhân lại phải tuyên bố giải thể doanh nghiệp?.................................13
1.3 Các ý kiến đề xuất liên quan đến các trường hợp giải thể doanh nghiệp.......14
Kết luận...................................................................................................................15
Danh mục tham khảo...............................................................................................17
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài tiểu luận
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay và hội nhập quốc tế được xem như là xu thế
khách quan hoàn toàn không thể đảo ngược. Với chủ trương của Đảng, chính phủ
đất nước ta đã từng bước chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vaoò trong nền
kinh tế khu vực nói riêng và toàn thế giới nói chung. Quá trình hội nhập tạo ra
nhiều cơ hội mới, tiềm năng, nguồn lực phát triển cho nền kinh tế Việt Nam và đạt
được những thành tựu nhất định đóng góp chung vào sự phát triển kinhtế-xã hội
của đất nước và nâng cao vị thế của VN trên trường quốc tế. Mặc khác, hội nhập
quốc tế đặt ra nhiều thách thức và khó khăn lớn trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị,
….Do đó, vấn đề cần thiết là phải nhận thức đầy đủ hơn những điểm mới của hội
nhập kinh tế quốc tế, xác định cách thức và giải pháp để tham gia, đóng góp với
quá trình này nhằm nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời hạn chế
được những thách thức, khó khăn để nâng cao hiệu quả của quá trình hội nhập và
đưa kinh tế Vn phát triển nhanh, bền vững.

- Từ thực tế đó, trên kiến thức mà bản thân được học và việc tìm hiểu trên nhiều
phương diện thì thông qua bài báo cáo về ………của ……………………… sẽ
phân tích, và làm sáng tỏ rõ nội dung và tác động cũng như những vấn đề lý luận
và thực tiễn của hội nhập quốc tế đến phát triển của Việt Nam.Từ đó, đề xuất gợi
mở những hướng giải quyết phù hợp cho những thách thức cũng như trách nhiệm
của chính bản thân trong công cuộc hội nhập kinh quốc tế của Việt Nam.

2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu


Phạm vi nghiên cứu của đề tài: là đề tài nghiên của sinh viên ở phạm vi nhà
trường, nên bài báo cáo này em chỉ tập trung nghiên cứu các quy định về các
trường hợp giải thể doanh nghiệp của Luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản pháp
luật, quy định có liên quan đang có hiệu lực trong lãnh thổ Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu: bài báo cáo nghiên cứu về vấn đề lý luận, pháp lý về các
trường hợp giải thể doanh nghiệp; vấn đề thực tiễn, thực trạng áp dụng pháp luật;
các quy định của pháp luật hiện hành( Luật doanh nghiệp 2020) về vấn đề này.

3. Phương pháp nghiên cứu


-Phương pháp phân tích, đối chiếu, so sánh, liệt kê chủ yếu để làm rõ phần lý luận.
-Phương pháp phân tích để làm rõ phần phân tích thực tiễn áp dụng các quy định
pháp luật.

Nội dung

Chương 1: Những vấn đề chung về giải thể doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, với sự tác động của quy luật kinh tế trong đó có quy
luật cạnh tranh đã làm nảy sinh các mối quan hệ mới mà bản thân kinh tế kế hoạch
hoá không hàm chứa được. Trong vòng đời doanh nghiệp, khi gặp khó khăn, doanh
nghiệp có thể ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất định.
Đây là một dạng rút lui tạm thời khỏi thị trường. Tuy nhiên, khi không thể tiếp tục
hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường thông qua hình
thức giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp. Mà trong đó, giải thể là lựa chọn an toàn
và phù hợp nhất đối mà nhiều doanh nghiệp hướng đến khi mà nhận thấy doanh
nghiệp không còn đủ khả năng để tiếp tục hoặc lĩnh vực kinh doanh đã không còn
phù hợp,…

1.1. Khái niệm về giải thể doanh nghiệp


Theo từ điển tiếng Việt, giải thể có nghĩa là; “ Không còn tồn tại, làm cho không
còn tồn tại như một tổ chức, các thành phần, thành viên phân tán đi”. Còn trong
lĩnh vực pháp lý, giải thể hay giải thể doanh nghiệp có nghĩa là việc chấm dứt sự
tồn tại của doanh nghiệp không còn hoặc không đủ điều kiện để tồn tại như một
chỉnh thể nữa . Tuy nhiên, trong Luật doanh nghiệp 2020 lại không quy định rõ về
khái niệm giải thể doanh nghiệp nhưng các văn bản quy phạm pháp luật khác lại đề
cập khá rõ về khai niệm này như tại Khoản 6 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-
CP quy định về tình trạng của doanh nghiệp đã giải thể "là tình trạng pháp lý của
doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể theo quy định và được Phòng Đăng ký
kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý theo khoản 8 Điều 208, khoản 5 Điều 209
Luật Doanh nghiệp”.

Hiện nay, chưa có khái niệm thống nhất về giải thể danh nghiệp, nhưng dưới góc
nhìn của sinh viên, góc nhìn học thuật thì giải thể doanh nghiệp là việc doanh
nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh khi thấy sự tồn tại của doanh nghiệp không
còn cần thiết hoặc bị giải thể theo quy định của pháp luật.

1.2 Đối tượng áp dụng trong Luật doanh nghiệp 2020 về các trường hợp giải
thể
Luật Doanh nghiệp 2020 áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan đến việc thành lập, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của
doanh nghiệp.

1.3 Các trường hợp giải thể doanh nghiệp


Theo khoản 1, Điều 207 Luật doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp bị giải thể
trong các trường hợp sau:

“1. Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:

a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết
định gia hạn;

b) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư
nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên,
chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông
đối với công ty cổ phần;

c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này
trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh
nghiệp;

d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý
thuế có quy định khác.”

Có thể thấy, giải thể doanh nghiệp là một thủ tục pháp lý khai tử một doanh
nghiệp ra khỏi nền kinh tế trong điều kiện doanh nghiệp có khả năng thanh toán
hoặc bảo đảm thanh toán nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể
giải thể tự nguyện theo ý chí của chủ sở hữu hoặc bị bắt buộc bởi cơ quan Nhà
nước khi doanh nghiệp này có những vi phạm trong hoạt động kinh doanh.

Chương 2 Nội dung, thực trạng về các trường hợp giải thể
doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả là một nguồn thu
quan trọng của ngân sách nhà nước. Nhưng không ít các doanh nghiệp bị thua lỗ
dẫn đến hạn dẫn đến tình trạng giải thể. Hiện tượng giải thể trong nền kinh tế thị
trường của các doanh nghiệp là hiện tượng bình thường và là tất yếu của quy luật
cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh. Quy luật này diễn ra ở bất cứ quốc gia nào
bất cứ doanh nghiệp nào có cơ chế quản lý không phù hợp và không theo kịp nền
kinh tế thị trường.

2.1. Các trường hợp giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt
Nam

2.1.1 Giải thể tự nguyện


Quy định tại điểm a,b của khoản 1, điều 207 Luật doanh nghiệp: là chấm dứt hoạt
động của doanh nghiệp theo ý chí của chủ sở hữu.

“a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết
định gia hạn;

b) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư
nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên,
chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông
đối với công ty cổ phần;”

Giải thể theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh
nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng
thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội
đồng cổ đông đối với công ty cổ phần. Quyết định hay nghị quyết giải thể doanh
nghiệp của chủ doanh nghiệp trong trường hợp này có thể do nhiều lý do khác
nhau nhưng nó hoàn toàn mang tính tự nguyện và chủ động của chủ doanh nghiệp.
Giải thể khi hết thời hạn hoạt động của doanh nghiệp đã ghi trong điều lệ
công ty mà không gia hạn thêm hoặc có xin gia hạn nhưng bị cơ quan có thẩm
quyền từ chối. Khi thành lập doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp hoặc các tành
viên đều hướng tới mục tiêu và hoạch định chiến lược trong một thời hạn nhất định
và thơi hạn đó được ghi trong Điều lệ của công ty. Việc quy định thời hạn hoạt
động của doanh nghiệp có thể do thỏa thuận của các thành viên, cổ đông sáng lập,
hoặc do sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật.

2.1.2 Các trường hợp giải thể bắt buộc


Quy định tại điểm c,d của khoản 1, điều 207 Luật doanh nghiệp 2020: là trường
hợp chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp theo ý chí của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền khi có sự vi phạm pháp luật doanh nghiệp trong quá trình thành lập và
hoạt động của doanh nghiệp.

“ c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của
Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại
hình doanh nghiệp;

d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật
Quản lý thuế có quy định khác.”

Trường hợp tại khoản c: Giải thể công ty khi không còn đủ số lượng thành viên tối
thiểu. Trong quá trình hoạt động vì một lý do nào đó mà có sự ra đi của một hoặc
một số thành viên dẫn đến công ty không còn đủ số lượng thành viên.Theo đó, khi
không đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của luật, công ty phải bổ
sung thành viên cho đủ số lượng tối thiểu.Trông trường hợp đó, pháp luật không
bắt buộc công ty giải thể ngay mà nếu trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không
bổ sung đủ thành viên hoặc không chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác thì
phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp.

Trường hợp theo khoản d: Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng
ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh
nghiệp, là căn cứ pháp lý ghi nhận sự ra đời, công nhận sự xuất hiện về mặt pháp
lý của doanh nghiệp. Đây là chế tài nghiêm khắc đặt ra đối với các vi phạm pháp
luật nghiêm trọng của doanh nghiệp. Việc thu hồi giấy chứng nhận cũng đồng
nghĩa với việc Nhà nước không công nhận tư cách pháp lý của doanh nghiệp. Theo
đó, sau khi nhận quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, doanh
nghiệp buộc phải tiến hành thủ tục giải thể doang nghiệp. Và theo khoản 1, Điều
212 của Luật doanh nghiệp 2020 có quy định về việc thu hồi giấy chứng nhận đăng
kí doanh nghiêp như sau:

“1. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường
hợp sau đây:

a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;

b) Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại
khoản 2 Điều 17 của Luật này thành lập;

c) Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ
quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;

d) Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 của
Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết
hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;

đ) Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm
quyền theo quy định của luật”.

2.2. Thực trạng về các trường hợp giải thể doanh nghiệp hiện nay
Hiện nay số lượng doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ đang ngày một nhiều, đặc biệt
do tác động của Đại dịch Covid-19 trong thời gian qua, khiến tình hình kinh doanh
của rất nhiều doanh nghiệp không mấy khả quan. Theo số liệu thống kê của Cổng
thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: “Quý I năm 2021, số doanh nghiệp
chờ làm thủ tục giải thể đã lên đến 11,283 doanh nghiệp, số doanh nghiệp đã giải
thể chấm dứt tồn tại là 5,203 doanh nghiệp tăng 26,4% so với cùng kỳ năm 2020”.
Còn theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 4 tháng đầu năm 2021: “số
doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 19.256 doanh nghiệp, tăng 8,0% so với
cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, có tới 51.496 doanh nghiệp rút lui khỏi thị
trường, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó số doanh nghiệp chờ làm
thủ tục giải thể là 16.403 doanh nghiệp, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2020. Số
doanh nghiệp đã giải thể, chấm dứt tồn tại là 6.744 doanh nghiệp, tăng 32,2% so
với cùng kỳ năm 2020”. Đây là những con số đáng báo động đối với thị trường
kinh doanh cũng như hoạt động kinh tế nói chung của cả nước trước Đại dịch
Covid-19. Nếu như Đại dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài trong thời gian tới thì số
lượng doanh nghiệp giải thể, rút khỏi thị trường sẽ còn tiếp tục tăng lên.

Bảng thống kê đăng ký doanh nghiệp tháng 1 năm 2020:

Số DN Số doanh Số doanh
Thành lập mới hoàn tất nghiệp tạp nghiệp
thủ tục dừng hoạt quay trở lại
Số DN Số vốn Số lao động giải thể động hoạt động
thành đăng ký đăng ký (DN) (DN) (DN)
lập mới (tỷ đồng) (lao động)
(DN)
8.276 267.178 84.458 1.621 11.702 8.470

Bảng thống kê đăng kí doanh nghiệp tháng 1 năm 2021:

Số DN Số doanh Số doanh
hoàn tất nghiệp tạp nghiệp
Thành lập mới
thủ tục dừng hoạt quay trở lại
giải thể động hoạt động
Số DN Số vốn Số lao động
(DN) (DN)
thành đăng ký đăng ký (DN)
lập mới (tỷ đồng) (lao động)
(DN)
10.091 155.084 115.897 2.095 18.055 6.503

Theo hai bảng thống kê, về mặt số liệu thực trạng cho thấy giải thể doanh nghiệp
đang nổi lên vấn đề" tồn kho" một lượng lớn doanh nghiệp đã không còn hoạt động
sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể còn ở mức thấp 7,4 ,%
(1/2020), 7,9% (1/2021) trong tổng số doanh nghiệp cần giải thể. Số doanh nghiệp
quay lại hoạt động năm 2021 ít hơn 14,5% so với năm ngoái chủ yếu do tác động
của Đại dịch Covid-19. Và điều này dẫn tới nhà nước ta sẽ thất thu một khoản
thuế, người lao động cũng bị thiệt hại quyền lợi của mình,ảnh hưởng tới tính minh
bạch trong kinh doanh.Doanh nghiệp đã ngừng hoạt động cũng có thể gây ra hậu
quả kéo dài thể hiện rõ với những trường hợp chủ doanh nghiệp là người nước
ngoài có thuê đất nhà nước,còn nợ thuế,nợ khách hàng, nợ lương người lao động,...
nhưng chủ doanh nghiệp lại bỏ trốn về nước dẫn tới việc không có người chịu
trách nhiệm thực hiện các thủ tục giải thể theo quy định.
Tuy nhiên, hiện nay phần nhiều doanh nghiệp hiện nay lại không quan tâm về việc
giải thể doanh nghiệp hay các trường hợp giải thể doanh nghiệp, mặc khác quy
định của pháp luật về việc giải thể doanh nghiệp khá phức tạp khiến cho các doanh
nghiệp không còn hoạt động bị thả nổi trên thị trường và đem đến nhiều hệ lụy cho
nền kinh tế và cho chính bản thân chủ doanh nghiệp.

Thực tế đã chứng minh, khi phải chứng kiến đứa con tinh thần của mình rơi vào
hoàn cảnh phải ngừng kinh doanh mà không có biện pháp cải thiện tình hình, sự
chán nản muốn bỏ cuộc là điều dễ hiễu của những người đứng đầu doanh nghiệp.
Có nhiều trường hợp, nhiều chủ doanh nghiệp vì chán nản mà bỏ mặt công ty mà
không kinh doanh, không làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh hay thủ tục giải thể
doanh nghiệp hay nói cách khác là họ “thả nổi doanh nghiệp”. Nhưng nếu công ty,
doanh nghiệp đã không thể cứu vãn thì chủ doanh nghiệp nên tiến hành thủ tục giải
thể để tránh những hệ lụy về sau. Vì khi bỏ mặt công ty, dù không còn hoạt động
kinh doanh nhưng về mặt pháp lý công ty vẫn tồn tại và phải thực hiện những
nghĩa vụ liên quan đến thuế hằng năm như: nộp báo cáo thuế giá trị gia tăng, báo
cáo sử dụng hóa đơn hằng quý, hằng năm, nộp quyết toán thuế về báo cáo tài
chính,... Vấn đề sẽ phát sinh khi chính chủ doanh nghiệp muốn trở lại hoạt động
hoặc muốn góp vốn thành lập doanh nghiệp mới thì lại không thực hiện được
nguyên nhân là do doanh nghiệp trước đó đang đứng tên chủ doanh nghiệp đang
được liệt kê vào danh sách công ty, doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa điểm kinh
doanh, bị phạt do không nộp báo cáo thuế hằng năm, tờ khai thuế giá trị gia tăng,
báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn,….lúc này chủ doanh nghiệp chỉ có thể lựa
chọn hai cách là: khôi phục lại doanh nghiệp hoặc giải thể doanh nghiệp nhưng lúc
này cả hai cách đều rất phức tạp hơn lúc ban đầu. Ngoài ra, khi chính chủ doanh
nghiệp cũ muốn xuất cảnh ra nước ngoài, nhưng doanh nghiệp mà do chính họ
thành lập đã không làm thủ tục giải thể và trong thời gian đó họ lại không làm báo
cáo thuế, không đóng thuế, nợ thuế,…dẫn đến hồ sơ đi nước ngoài sẽ bị chặn lại
cho đến khi nào hoàn tất hết các nghĩa vụ đối với nhà nước. Thì lúc này nhận ra
việc giải thể doanh nghiệp vô cùng quan trọng.
Theo điểm a, khoản 1, điều 207 Luật doanh nghiệp quy định rằng: doanh nghiệp bị
giải thể khi thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có
quyết định gia hạn. Có thể nhận thấy rằng khi đi đăng ký doanh nghiệp thì trong
bảng điều lệ của công ty sẽ ghi thời gian mà doanh nghiệp hoạt động bao nhiêu
năm ( có thể là 10 năm hay 100 năm tùy vào việc doanh nghiệp quyết định) và có
thể là vô thời hạn ( điều này có thể và được phép). Và sau đó khi sắp hết thời hạn
mà doanh nghiệp không ra quyết định gia hạn tiếp thì hết thời hạn đó thì doanh
nghiệp đó sẽ rơi vào trường hợp giải thể. Nhưng mà có một điều bất cập hiện tại là,
có rất nhiều bảng điều lệ của doanh nghiệp không có quy định về thời hạn hoạt
động sẽ khiến cho nhiều người nghĩ và suy đoán rằng: doanh nghiệp sẽ trường tồn
mãi mãi nếu không có lý do gì khác ảnh hưởng. Điều này đặt ra một lỗ hỏng lớn
mà pháp luật cần phải quy định khi đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó phải
kê khai trong bảng điều lệ về thời hạn tồn tại của doanh nghiệp.

Ngoài ra, một số trường hợp thời hạn hoạt động không được ghi nhận trong điều lệ
mà lại được ghi nhận luôn trong giấy chứng nhận đầu tư , riêng dự án đầu tư thành
lập tổ chứ kinh tế (thành lập doanh nghiệp) sẽ có thời hạn hoạt động và thời hạn
này được ghi trong giấy chứng nhận đầu tư mà không phải là ghi trong điều lệ
công ty khiến cho điểm a, khoản 1, Điều 207 Luật doanh nghiệp không thể áp
dụng.

Việc quy định của các điều Luật về các trường hợp giải trong Luật doanh nghiệp
2020 tương đối cụ thể, phù hợp với điều kiên và tình hình thực tế. Tuy nhiên, phần
lớn các doanh nghiệp lại không chú ý và áp dụng các trườn hợp về giỉa thể do tư
duy giải thể là việc có hay không cũng được, doanh nghiệp do mình tạo ra và muốn
giải thể khi nào cũng được. Mặc khác, việc làm khó doanh nghiệp của các cán bộ
quản lý vì mục đích cá nhân khiến cho các doanh nghiệp thà thả nổi doanh nghiệp
của mình còn hơn tốn thêm một khoản phí khá lớn khác.

Chương 3: Phương hướng, giải pháp trong lĩnh vực pháp


luật liên quan đến các trường hợp giải thể.
1.1 Điểm tích cực và mặt hạn chế về các trường hợp giải thể doanh nghiệp

1.1.1 Điểm tích cực


Việc quy định về các trường hợp giải thể nói riêng và đã có khuôn khổ pháp luật
quy định rõ ràng như trong Luật doanh nghiệp năm 2020 và các luật, bộ luật liên
quan và các thông tư, nghị quyết hướng dẫn đã và đang phát huy tác dụng trong
việc lành mạnh hoá môi trường hoạt động sản xuất, kinh doanh; khắc phục được
một phần tình trạng nhiều doanh nghiệp trên thực tế đã mất khả năng thanh toán
hoặc không thể tiếp tục hoạt động theo quy định pháp luật đáng lẽ phải chấm dứt
hoạt động nhưng vẫn tồn tại, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các doanh
nghiệp khác như trước đây cũng như ảnh hưởng đến quá trình quản lý của nhà
nước và môi trường kinh doanh trong nước.

Qua kết quả thực hiện giải thể của các trường hợp giải thể theo quy định của pháp
luật cho thấy, đã có sự chuyển biến ngày càng tích cực trong việc thực việc giải thể
theo đúng quy định và giải quyết các vấn đề phát sinh khác, tạo ra môi trường kinh
doanh thuận lợi và thu hút đầu tư.

Giải thể là phương án tối ưu nhất khi doanh nghiệp muốn rút lui khỏi thị trường
hoặc thay đổi lĩnh vực kinh doanh và còn thể hiện sự tích cực trong việc tự do kinh
doanh tại Việt Nam.

1.1.2 Mặt hạn chế


Tuy nhiên, so với gần một triệu doanh nghiệp đang hiện hữu, thì tỷ lệ doanh
nghiệp bị yêu cầu giải thể và giải thể tự nguyện là rất nhỏ, chưa phản ánh đúng tình
trạng tài chính và tình hình thực tế của các doanh nghiệp và môi trường kinh
doanh. Trong khi đó theo thống kê, thì số doanh nghiệp ngưng hoạt động mà
không làm thủ tục giải thể là rất lớn. bất cập cho việc quản lý

Tình trạng chấp hành các quy định về giải thể và giải quyết các tranh chấp sau giải
thể trong các doanh nghiệp còn yếu kém là một trong những nguyên nhân làm suy
giảm hiệu lực của luật doanh nghiệp mà đặc biệt là về vấn đề giải thể.

Từ khi Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực, vấn đề đăng ký thành lập doanh
nghiệp trở nên dễ dàng hơn. Hồ sơ đơn giản, thủ tục nhanh gọn, chủ doanh nghiệp
có thể tự mình thực hiện. Mặt khác, nền kinh tế đang hòa nhập phát triển nhành,
việc buôn bán hàng hóa qua các mạng xã hội, online kiếm lời dễ dàng, nhanh
chóng; nhiều loại hàng hóa, dịch vụ trở nên phát triển rất nhanh trong một thời gian
ngắn. Nhiều doanh nghiệp với quy mô nhỏ hoạt động theo hình thức này ra đời.
Tuy nhiên, vì kinh doanh theo thời vụ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, hoạt động
kinh doanh không thể kéo dài, dẫn tới giải thể.

Doanh nghiệp tiến hành giải thể, còn có một tình trạng đáng chú ý, đó là việc một
số chủ doanh nghiệp không tiến hành giải thể, do không biết, hoặc chính họ tìm
cách “lờ” đi vấn đề này. Để tránh giải thể, chủ doanh nghiệp chọn cách đăng ký
tạm dừng hoạt động, đến hết thời hạn tạm dừng, chủ doanh nghiệp cũng không tiếp
tục tiến hành giải thể, coi việc tạm dừng như dấu chấm hết cho doanh nghiệp của
mình. Khiến cho việc thả nổi doanh nghiệp như vậy đem lại hậu quả xấu cho môi
trường kinh doanh và banr thân chủ doanh nghiệp.

Tình trạng “mọc lại” hoặc “mọc thêm” giấy phép con mà một số bộ, ngành không
biết vô tình hay hữu ý khiến doanh nghiệp gặp khó. Thiếu cơ chế quản lý của nhà
nước, vấn nạn “ muốn giải thể mà không cho” vì mục đích tư lợi khiến nhiều
doanh nghiệp tuy đủ điều kiện dopháp luật quy định về các trường hợp giải thể
nhưng cũng không thể làm được gì.

1.2 Nguyên nhân lại phải tuyên bố giải thể doanh nghiệp?
Giải thể doanh nghiệp có thể do những nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân hàng đầu và chủ yếu nhất lý giải cho việc doanh nghiệp giải
thể là việc hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài, dẫn đến thiếu nguồn lực ( việc
huy động vốn, tài chính, nhân lực, thị trường thu hẹp,…), ảnh hưởng nghiêm trọng
đến uy tín trước khách hàng và các nhà đầu tư. Nếu doanh nghiệp không có cách
vượt qua khó khăn thì quy luật tất yếu là doanh nghiệp sẽ giải thể.

Nhu cầu về vốn, thị trường hoặc doanh nghiệp đang tái cơ cấu, tổ chức lại
loai hình doanh nghiệp buộc các doanh nghiệp đó phải liên kết phụ thuộc vào
doanh nghiệp khác để có thể duy trì hoạt động khiến cho doanh nghiệp đó bị mất
quyền tự chủ (về vốn, thị trường, điều hành và đưa ra chiến lược phát triển cho
doanh nghiệp,…). Hậu quả là doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động dẫn đến
giải thể
Do yếu tố khách quan, khó khăn của nền kinh tế, nhu cầu thị trường hạn chế, sức
cạnh tranh của doanh nghiệp không cao khiến cho việc giải thể là điều tất yếu.
Ngoài ra còn do tư duy, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả khả
năng tìm kiếm đối tượng khách hàng không hợp lý, không áp dụng công nghệ mới.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực, quản lý còn yếu, khoa học công nghệ còn nhiều
hạn chế so với các nước khác nên hiệu quả hoạt động thấp, khó cạnh tranh kỹ thuật
hiện đại khiến cho các doanh nghiệp lùi về sau, khó có cơ hội phát triển và lợi
nhuận để có thể tái thiết duy trì hoạt động kinh doanh.

Mặc khác hiện nay, kinh tế thế giới suy giảm do ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19,
trong khi nền kinh tế Việt nam phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu nên doanh
nghiệp dễ gặp khó khăn. Doanh nghiệp nước ta đa phần là doanh nghiệp vừa và
nhỏ (97,6% có quy mô vừa và nhỏ), năng lực cạnh tranh yếu, trình độ quản lý chưa
cao nên dễ dàng " đuối sức" trên thương trường dẫn đến những hậu quả vô cùng
lớn cho doanh nghiệp mà việc giải thể, chấm dứt là điều không thể tránh khỏi, tệ
hơn nữa là phá sản. Và vì quy mô nhỏ nên doanh nghiệp dễ đóng cửa, giải thể và
chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực khác.

1.3 Các ý kiến đề xuất liên quan đến các trường hợp giải thể doanh nghiệp
Môi trường pháp luật là một trong những điều kiện quan trọng cho hoạt động của
doanh nghiệp ở Việt Nam Luật doanh nghiệp đang ngày càng được hoàn thiện và
qua thực tiễn thi hành Luật từ những bộ Luật đầu tiên quy định về doanh nghiệp
năm 1990 và cho đến hiện nay Luật doanh nghiệp năm 2020 qua nhiều là bổ sung,
cập nhật, sửa đổi để phù hợp với tình hình mới và sự phát triển của đất nước chung
và về vấn đề giải thể doanh nghiệp nói riêng. Tuy việc quy định về các trường hợp
giải thể là tương đối đầy đủ và chặt chẽ tuy nhiên không trách khỏi những lỗ hỏng
cũng như những thiếu sót bên cạnh đó là sự thay đổi liên tục của môi trường kinh
doanh và tình hình đất nước. Chúng ta thấy rằng thực tế về việc các trường hợp về
giải thể doanh nghiệp là vấn đề rất phức tạp, rất đa dạng và cũng còn mới mẻ đối
với các doanh nghiệp và các cơ quan. Nó liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội từ giải quyết các vấn đề nghĩa vụ với nhà nước, người lao động
mà còn đảm bảo đến lợi ích của chủ doanh nghiệp khi muốn rút lui khỏi thị trường.

Có thể thấy qua số liệu thống kê trên phần thực trạng, đa phần doanh nghiệp vẫn
còn khó khăn đặc biệt là trong Đại dịch Covid-19 lần này. Như vậy để ổn định và
phát triển cần phải giải quyết những hạn chế nội tại. Cần có sự vào cuộc Chính
phủ, các Bộ, ngành có liên quan và có những giải pháp hỗ trợ thiết thực cho cộng
đồng doanh nghiệp trong nước để vượt qua khó khăn.

Các cải cách về các trường hợp giải thể và các thủ tục liên quan mới chỉ dừng lại ở
động thái xóa bỏ các rào cản, chưa tính đến yếu tố thể chế và những chính sách
thực sự nhằm thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Chính phủ cần có nhiều
nỗ lực trong việc xóa bỏ rào cản kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư cho cộng
đồng doanh nghiệp. Đơn giản hóa và giảm sự chồng chéo các thủ tục đặc là các thủ
tục giải thể để tạo điều kiện khi doanh nghiệp muốn rút lui hoặc thay đổi lĩnh vực
kinh doanh khác phù hợp hơn. Tránh tình trạng mọc lại” hoặc “mọc thêm” giấy
phép con mà một số bộ, ngành và việc làm khó các doanh nghiệp khi yêu cầu giải
thể của các cán bộ quản lý.

Các doanh nghiệp giải thể đa phần là các doanh nghiệp có quy mô vốn đăng ký
dưới 10 tỷ đồng. Điều này cho thấy nhờ có sự mạnh về vốn và hoạch định chiến
lược kinh doanh tốt hơn nên các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn thường ổn định
và có sức chống chọi khó khăn hơn các doanh nghiệp nhỏ. Mặc khác, đặt ra yêu
cầu các doanh nghiệp phải có tầm nhìn và chiến lược xa hơn trong tương lai dài
hạn, có cách huy động nguồn lực hợp lý (vốn, tài chính, nhân lực,…).

Kết luận
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay và việc tự do kinh doanh, sản xuất được thúc
đẩy, số lượng doanh nghiệp mới được thành lập tăng mạnh nhưng số lượng doanh
nghiệp giải thể, ngưng hoạt động cũng tăng nhanh ở mức cao. Thành lập doanh
nghiệp được xem là một bước khởi đầu cho một doanh nghiệp thì giải thể doanh
nghiệp là bước cuối cùng để cho doanh nghiệp kết thúc vòng đời của nó và là thủ
tục chấm dứt vĩnh viễn hoạt động của doanh nghiệp. Giải thể doanh nghiệp bên
cạnh những yếu tố tích cực khi thay đổi lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Với vai trò bảo đảm sức khỏe nền kinh tế khi khu vực kinh tế tư nhân đóng góp
hơn 2/3 GDP, 3/4 giá trị sản xuất công nghiệp ngoài ra còn tạo ra một số lượng lớn
việc làm. Giải thể bên cạnh mặt tích cực, nó còn cho thấy môi trường kinh doanh
của nước ta còn chưa thật sự ổn định và đang cạnh tranh khốc liệt hơn, đào thải
những doanh nghiệp kinh doanh yếu kém ra khỏi nền kinh tế.
Bài báo cáo này là cách nhìn nhận và đánh giá về các trường hợp giải thể doanh
nghiệp của bản thân những sinh viên như chúng em trước tình hình chung của cả
nước và thế giới đặt biệt là trước tác động vô cùng mạnh mẽ của Đại dịch Coviđ-
19 lần này. Có thể thấy, giải thể là trường hợp được lựa chọn hàng đầu đối với các
doanh nghiệp khi đánh giá thấy lĩnh vực kinh doanh của mình rất nhiều khó khăn
trong giai đoạn hiện tại, không tìm được phương án kinh doanh phù hợp, hạn chế
các rủi ro quá lớn khi Đại dịch Covid-19 lần này tương đối phức tạp và lâu dài.
Trong khi đó, đây có thể là thời gian để các doanh nghiệp khác hoặc những ai có ý
định thành lập doanh nghiệp mới phải xem xét lại, tìm ra giải pháp, phương hướng
kinh doanh mới phù hợp hơn trong tương lai. Từ trước đến nay, trên thương trường
và lĩnh hoạt động kinh doanh, đầu tư là chỉ có chỗ cho những con người bản lĩnh,
dám nghĩ, dám làm, có tư duy và phương hướng, chiến lược và lối đi riêng, mới mẻ
và sáng tạo. Chúng em tin rằng, với bản lĩnh, trí tuệ và nghị lực của con người Việt
Nam, các chủ doanh nghiệp sẽ vượt qua và cả dân tộc Việt Nam sẽ chiến thắng Đại
dịch Covid lần này. Và chúng em cũng hy vọng rằng, việc giải thể doanh nghiệp
trong tương lai sẽ không phải là do họ gặp khó khăn, trở ngại mà là họ muốn
chuyển sang lĩnh vực kinh doanh khác lớn hơn, tầm cỡ và đem lại nhiều lợi ích lớn
hơn.
Danh mục tham khảo

1. Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020.

2. Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 Về đăng ký doanh


nghiệp.

3. Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019.

2. Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015.

4. Nghị định số 47/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 04 năm 2021 Quy định chi tiết một
số điều của luật doanh nghiệp.

5. Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020.

6. Hậu Nguyễn (2021),Giải thể doanh nghiệp là gì? Các lý do giải thể doanh
nghiệp . Nguồn: https://luatvietnam.vn/doanh-nghiep/giai-the-doanh-nghiep-la-gi-
561-22472-article.html, cập nhật ngày 27/7/2021.

7. Lam Giang(2020), 266 doanh nghiệp quy mô trên 100 tỷ đồng giải thể trong
năm 2020. Nguồn: https://theleader.vn/266-doanh-nghiep-quy-mo-tren-100-ty-
dong-giai-the-trong-nam-2020-1609202971390.htm, cập nhật ngày 27/7/2021.

8. Trần Ngọc (2021), Hơn 51 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 4
tháng đầu năm. Nguồn:https://cafef.vn/hon-51-nghin-doanh-nghiep-rut-lui-khoi-
thi-truong-trong-4-thang-dau-nam-20210506065448449.chn, cập nhật ngày
28/7/2021.

9. Quỳnh Nga (2021), Gần 34.000 doanh nghiệp giải thể hoặc 'chết lâm sàng' trong
2 tháng đầu năm. Nguồn:https://cafef.vn/gan-34000-doanh-nghiep-giai-the-hoac-
chet-lam-sang-trong-2-thang-dau-nam-20210301141847253.chn, cập nhật ngày
28/7/2021.

10. Thanh Hà (2021), Khó khăn trong việc giải thể doanh nghiệp không nằm ở quy
định về thuế. Nguồn:https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/kho-khan-trong-viec-giai-
the-doanh-nghiep-khong-nam-o-quy-dinh-ve-thue-d14259.html, cập nhật ngày
29/7/2021.

11. Trần Thị Thu Hương- Phạm Tiến Mạnh(2021), Đánh giá tác động của đại dịch
Covid-19 đến các doanh nghiệp Việt Nam. Nguồn:https://tapchitaichinh.vn/tai-
chinh-kinh-doanh/danh-gia-tac-dong-cua-dai-dich-covid19-den-cac-doanh-nghiep-
viet-nam-331389.html,cập nhật ngày 30/7/2021.

12. Võ Huy Hùng(2021), Doanh nghiệp Việt Nam "hậu Covid": Thách thức song
hành cùng cơ. Nguồn:https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/597/5096/doanh-
nghiep-viet-nam-hau-covid--thach-thuc-song-hanh-cung-co-hoi.aspx, cập nhật
ngày 30/7/2021.

13. Nguyễn Nam(2021), 'Sốc' với con số hơn 900 doanh nghiệp bất động sản giải
thể vì Covid-19. Nguồn:https://tintucvietnam.vn/soc-voi-con-so-hon-900-doanh-
nghiep-bat-dong-san-giai-the-vi-covid-19-d247777.html, cập nhật ngày 30/7/2021.

14. Nguyễn Hải Nam(2021), Doanh nghiệp khó khăn do Covid-19 nên tạm ngừng
kinh doanh hay giải thể, phá sản?. Nguồn:https://doanhnhan.vn/doanh-nghiep-kho-
khan-do-covid-19-nen-tam-ngung-kinh-doanh-hay-giai-the-pha-san-28906.html,
cập nhật ngày 31/7/2021.

15. Khánh Vy(2021), Dễ tổn thương vì Covid, doanh nghiệp quy mô nhỏ đóng cửa
hàng loạt. Nguồn:https://vneconomy.vn/de-ton-thuong-vi-covid-doanh-nghiep-
quy-mo-nho-dong-cua-hang-loat-646717.htm,cập nhật ngày 31/7/2021.

You might also like