Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 46

2021-05-18

Trọng tâm thi


• Quy trình nhuộm
• Công nghệ In trực tiếp

1. Quy trình nhuộm

1. Nhuộm mẻ (batch) / Nhuộm gián đoạn


2. Nhuộm liên tục (continuous)
3. Nhuộm bán liên tục (semi continuous)

1
1.1. Nhuộm mẻ

• Nhuộm tận trích (exhaust)


• Nguyên tắc nhuộm tận trích
• Tiến trình nhuộm gián đoạn
• Các thông số kỹ thuật cần kiểm soát

1.1.1. Nhuộm tận trích


• Sự tận trích

Sự hấp thụ chất tan từ dung dịch bởi xơ (không có phản

ứng hóa học) được mô tả là sự tận trích.
Khi đạt tới trạng thái cân bằng, dung dịch không
được tận trích hơn nữa và quá trình chấm dứt.
• Các quá trình diễn ra trong nhuộm tận trích:
• Chất màu trải qua sự đổi pha từ dung dịch bị hấp
phụ lên bề mặt xơ, cân bằng xảy ra giữa pha rắn
và lỏng. Quá trình này diễn ra nhanh chóng.
• Khuếch tán chậm vào trong xơ, như một hệ quả đa
dạng của sự giải hấp, khuếch tán và hấp thụ.

• Quan hệ giữa lượng thuốc nhuộm tận trích và lượng


thuốc nhuộm trong dung dịch là hàm của thời gian (t).
1.1.2. Nguyên tắc nhuộm tận trích
1. Nhuộm tận trích phải thực hiện theo phương
pháp gián đoạn, cần thời gian diễn tiến dài. Đó là
thời gian cần thiết cho chất màu được tận trích từ
máng nhuộm vào vật liệu dệt.
2. Dùng dung tỷ cao hơn so với nhuộm liên tục.

3. Nồng độ chất màu trong máng nhuộm thấp hơn


nhiều trong nhuộm liên tục.

4. Nhuộm tận trích liên tục xảy ra khi vật liệu dệt
liên tục qua lại máng nhuộm và lượng chất màu
liên tục thêm vào máng tương ứng với lượng chất
màu tận trích vào vật liệu trong cùng thời gian.

1.1.3. Tiến trình nhuộm gián đoạn

• Máng nhuộm được thiết lập trước với các hóa chất
cần thiết, và điều chỉnh pH thích hợp.

• Vật liệu dệt (sau đó) được đưa vào máng nhuộm. Ở
đây, ngấm ướt tốt là mục tiêu quan trọng vì nó cho
phép phân bố đồng đều hóa chất nhuộm.
• Trong tiến trình tận trích, việc thiết lập cân bằng pH
giữa vật liệu và dung dịch nhuộm là cần thiết trước
khi thêm chất màu và gia nhiệt máng nhuộm.

• Chất màu đã hòa tan cũng như chất trợ (tùy quy trình
nhuộm cụ thể), được bổ sung đúng định lượng vào
máy nhuộm tại nhiệt độ phù hợp (30- 50C)
Biểu đồ nhuộm phân tán / hoạt tính

1.1.4. Các thông số kỹ thuật cần kiểm soát

• Nhiệt độ nhuộm
• Thời gian nhuộm
• Kiểm soát cấp hóa chất
Nhiệt độ nhuộm
• Nhiệt độ nhuộm phải đủ cung cấp năng lượng cho
quá trình nhuộm. Nếu duy trì nhiệt độ nhuộm sai
yêu cầu thì dẫn đến sai màu và độ bền màu không
đạt.

• Vấn đề là tốc độ nâng nhiệt phải phù hợp. Nâng quá


nhanh có thể dẫn đến không đều màu. Nâng nhiệt
quá chậm sẽ lãng phí thời gian chiếm dụng máy, sức
lao động và giảm chất lượng sản phẩm.

• Không phải cứ nâng nhiệt đều là tốt, thực tế là có


lúc nâng độ nhanh, có lúc nâng độ chậm, thậm chí
giữ nhiệt vài chục phút rồi mới nâng nhiệt tiếp.

Thời gian nhuộm


• Thời gian nhuộm là thời gian cần để tận trích
máng nhuộm (phụ thuộc nhiệt độ).

• Lượng dung dịch, lượng vật liệu và tỷ lệ lưu thông


dung dịch cũng rất quan trọng. Khi đạt nhiệt độ nhuộm,
thời gian nhuộm phụ thuộc vào sự khuếch tán chất
màu.

• Thuật ngữ "thời gian nhuộm" phải bao gồm toàn bộ


thời gian xử lý cần thiết cho mẻ, tức thời gian tiền xử
lý, làm sạch, xả và các giai đoạn xử lý sau ngoài thời
gian nhuộm thực tế. Xét toàn bộ quá trình liên quan,
thời gian nhuộm phải kể cả thời gian khởi động.

• Trong thực hành không bao giờ kết thúc nhuộm ở điều
kiện nhuộm cân bằng. Do vậy muốn cho các mẻ
nhuộm giống màu, giống ánh nhau cần phải thực hiện
thời gian nhuộm giống nhau
Kiểm soát cấp hóa chất
• Mỗi lớp thuốc nhuộm có những phương thức cấp
hóa chất riêng.
• Để đạt được mục tiêu nhuộm phải tuân thủ
đúng phương thức cấp hóa chất.
• Cần tuân thủ đúng :
• loại hóa chất
• trình tự
• liều lượng
• thời điểm

1.2 Nhuộm liên tục

• Mô hình nhuộm liên tục


• Quá trình ngấm ép xông hơi
• Quá trình gắn màu nhiệt khô
• Quá trình gắn màu đồng thời
• Yếu tố ảnh hưởng đến đều màu
• Chất màu di trú trong sấy trung gian
1.2.1. Mô hình nhuộm liên tục

Mô hình nhuộm liên tục


• Cấp thuốc nhuộm: Nếu vật liệu được nhuộm là vải
cellulose tinh khiết sự cấp thuốc nhuộm luôn diễn ra
trong máng ngấm ép đơn (cho các loại vải pha
cellulose và polyester có thể cấp chất màu trong
máng ngấm đơn hoặc kép).

• Gắn màu: có thể khác nhau cho các quá trình


nhuộm liên tục khác nhau. Tùy chọn gắn màu
trong điều kiện nhiệt khô hay hơi nước.
• Xử lý sau nhuộm: hóa chất và chất màu chưa liên kết
với xơ phải được giặt loại khỏi vật liệu. Quá trình
giặt có thể được thực hiện tương tự cho tất cả các
quy trình, ví dụ: trong dây chuyền giặt liên tục.
Dây chuyền nhuộm liên tục

1.2.2. Tiến trình ngấm ép- xông hơi


• Nhuộm một pha
• Ngấm ép dung dịch thuốc nhuộm / hóa chất,
xông hơi, giặt, sấy.
• Cần lưu ý cách thức cấp hóa chất (dosing)
• Nhuộm hai pha
• Ngấm ép dung dịch thuốc nhuộm / hóa chất, sấy
trung gian,
• Ngấm ép dung dịch hóa chất trên máng
ngấm thứ hai (lưu ý sự thôi màu).
• Gắn màu trong buồng xông hơi,
• Giặt sạch (máy giặt mở khổ).
• Tiến trình có thể có sấy trung gian hoặc không.
1.2.3. Tiến trình gắn màu nhiệt khô
• Pad-thermofix
• Pad-thermosol

Pad-thermosol

• Gắn màu thermosol áp dụng cho nhuộm phân tán


lên polyester.

• Thermosol gây ra sự khuếch tán thuốc nhuộm vào


lõi xơ bằng khí nóng, hơi quá nhiệt, tiếp xúc trực
tiếp hay nhiệt bức xạ.

• Trong số này, gắn màu bằng khí nóng là quan


trọng nhất.

• Vật liệu cần chịu được nhiệt độ cao không đổi trên
toàn bộ chiều rộng của nó trong quá trình gắn màu
vì sự khác biệt nhiệt độ dẫn đến những khác biệt
màu sắc.
Pad-thermosol (tt)
Tốc độ và mức độ xâm nhập của thuốc nhuộm vào xơ
phụ thuộc các yếu tố sau:
• Cấu tạo của hóa chất và thuốc nhuộm
• Phối ghép thuốc nhuộm
• Nồng độ của thuốc nhuộm và bề mặt xơ
• Loại xơ polyester
• Tỷ lệ pha xơ polyester / cellulose
• Cấu trúc vải
• Chất trợ trong máng ngấm ép
• Nhiệt độ của vải và thời gian gắn màu
thermosol.

Pad-thermofix
• Gắn màu thermofix là quá trình gắn màu mà
trong đó năng lượng nhiệt là điều kiện cho phản
ứng gắn màu xảy ra.

• Khác với thermosol (nhiệt độ cao là điều kiện đủ


cho quá trình hóa lý), thermofix cung cấp nhiệt
năng cho phản ứng hóa học xảy ra.

• Khác với gắn màu xông hơi, thermofix thường


dùng nhiệt khô, như không khí nóng, bức xạ nhiệt
hay tiếp xúc trực tiếp với chất tải nhiệt.

• Điều kiện gắn màu trong các trường hợp nhuộm


khác nhau là khác nhau. Ở đây thường áp dụng gia
nhiệt để gắn màu thuốc hoạt tính.
1.2.5. Yếu tố ảnh hưởng đều màu vải
• Bộ ngấm ép nhuộm. Mỗi bất thường trên bộ ngấm ép đều dẫn
đến nhuộm không đều.

• Tốc độ vật liệu thay đổi, thời gian nhúng thay đổi. Tốc độ phù
hợp 40-50 m/min.

• Sấy trung gian. Chất lượng sấy ảnh hưởng độ đều màu

• Vật liệu:
• Vải dày (tăng số lần ngấm ép).
• Độ ẩm vải, tính thấm ngấm không đều

• Nồng độ thuốc nhuộm thay đổi dẫn đến tailing:


• Ái lực của thuốc nhuộm
• Cách thức cấp thuốc nhuộm vào máng

1.2.6. Chất màu di trú khi sấy trung gian

• Hiện tượng chất màu di trú trong sấy trung


gian luôn gây ra vấn đề trong thực tế.

• Sự di trú của chất màu không chỉ là nguyên


nhân của vấn đề đều màu giữa hai mặt và biên
vải; chất màu di trú mạnh dẫn đến màu bề mặt
không đồng nhất, hiệu ứng màu lưỡng sắc và
lệch màu trong mẫu may.

• Hiện tượng di trú bộc lộ mạnh khi dùng chất


màu phân tử nhỏ.

• Nhuộm thermosol cho vải polyester pha có thể có


bề mặt tệ hơn nhiều so với nhuộm tận trích do
chất màu thâm nhập không đủ.
1.3 Nhuộm bán liên tục
• Quá trình ngấm ép-Jig (pad-jig): Ngấm ép dung
dịch thuốc nhuộm / hóa chất trên máng ngấm ép;
Gắn màu, giặt trên jigger.

• Quá trình ngấm ép-cuộn xông hơi (pad-roll):


Ngấm ép dung dịch thuốc nhuộm / hóa chất trên
máng ngấm ép; Cuộn vào trục đặc biệt; Hiện
màu trong buồng xông hơi nước; Giặt sạch.

• Quá trình cuộn ủ lạnh (cold pad batch): ngấm ép


dung dịch thuốc nhuộm / hóa chất trên máng ngấm
ép; Cuộn trục và giữ ở nhiệt độ phòng để gắn màu;
Giặt sạch.
Nhuộm cuộn ủ
Quá trình cuộn ủ lạnh (CPB)

• CPB được áp dụng rộng rãi nhuộm hoạt tính cho


cotton.

• Bên cạnh đó còn vận dụng nhuộm thảm


polyamit.

• Đối với nhuộm thảm polyamit chần (tufted):


nhuộm với thuốc nhuộm axit mono functional,
lượng dung dịch tương ứng cần thiết 180- 250%.

• Quy trình này tránh được sự ngâm chìm hoàn


toàn, dung dịch thuốc nhuộm được tưới lên thảm.
• Trục vải được quay 30-10 vòng / phút.
• Thời gian công nghệ là 16-24 giờ.
1. Công nghệ In trực tiếp

1. Chọn thuốc nhuộm theo chất liệu vải


2. In bằng thuốc nhuộm hoạt tính
3. In thuốc phân tán lên vải PES
4. In pigment
5. Yêu cầu chất lượng vải in
2.1. Chọn thuốc nhuộm theo chất liệu

• Nguyên tắc chung


• Vải đồng nhất chất liệu có thể dùng
thuốc nhuộm tương ứng phù hợp để in.
• Vải pha từ hai chất liệu có thể dùng cặp
thuốc nhuộm tương ứng để in.
• Có thể dùng pigment in trên mọi loại chất
liệu.

• Chọn thuốc nhuộm


Chọn thuốc nhuộm theo chất liệu vải

• In vải Polyamide
• In vải Polyester
• In vải Polyvinyl chlorua
• In vải Polyacrylonitrile
• In vải cellulose
• In vải tơ tằm
• In vải pha
2.2. In thuốc hoạt tính

• Có hai giải pháp công nghệ: in một pha và in


hai pha.
Thành phần hồ in
• Thuốc nhuộm hoạt tính
• Chất trợ nhuộm
• Hồ
• Chất bảo vệ thuốc nhuộm

2.2.1. Thuốc nhuộm

• Thuốc hoạt tính được chia thành 3 nhóm:


nóng, ấm, lạnh.
• Có thể dùng cả 3 nhóm để in. Song phổ
biến là dùng nhóm nóng và ấm để in.
• Tốt hơn cả vẫn là dùng nhóm nóng.

• Dùng nhóm lạnh có ưu điểm thời gian gắn màu


ngắn, tiết kiệm năng lượng và giờ máy nhưng
có nhược điểm là độ ổn định của hồ in rất kém
và khó giặt sạch thuốc bị thủy phân bám trên
vải.
2.2.2. Chất trợ nhuộm

• Để gắn màu phải dùng kiềm, việc chọn kiềm nào, số


lượng bao nhiêu phụ thuộc chủ yếu vào tính chất thuốc
nhuộm và phương pháp gắn màu.

• Tốt nhất chỉ nên dùng NaHCO3 với với liều lượng 10-
30 g/kg hồ in. Khi đó pH gần bằng 8,0 - 8,4.

• Khi gắn màu, ở nhiệt độ cao NaHCO 3 chuyển thành


Na2CO3 đủ tạo môi trường kiềm cho phản ứng giữa thuốc
nhuộm và xơ.
• Đối với nhóm nóng và ấm có thể dùng Na2CO3.

• Đối với nhóm lạnh tuyệt đối không dùng Na2CO3 vì khi đó
thuốc bị thủy phân nhanh, giảm cường độ màu rõ rệt.

• Việt Nam nóng và ẩm, các chuyên gia cũng khuyên


không nên dùng Na2CO3.
2.2.3. Urê

• Urê làm tăng độ tan của thuốc nhuộm, giữ ẩm


và làm xơ trương nở hơn, tạo điều kiện cho
thuốc nhuộm tiếp xúc với xơ để thực hiện phản
ứng, làm cho màu sâu và hiệu quả sử dụng
thuốc cao.

• Lượng dùng phụ thuộc vào phương pháp gắn


màu.
• Hấp hơi bão hòa dùng 50-150g/1000g hồ in.
• Gắn màu nhiệt độ cao dùng khoảng
200g/1000g hồ in.
2.2.4. Chất Hồ

• Thuốc hoạt tính có thể phản ứng với hồ có


nhiều nhóm OH tự do ở carbon bậc nhất.

• Đối với các polymer thiên nhiên mà một số


nhóm OH hoạt động đã bị oxy hóa đến
Cacboxyl (y > 40) thì thuốc hoạt tính sẽ không
phản ứng với hồ.
• Về mặt này, Natrialginat thích hợp hơn cả.

• Trong thực tế, dùng chủ yếu Natrialginat

làm hồ cho in thuốc hoạt tính.


2.2.5. Chất bảo vệ thuốc nhuộm

• Thuốc hoạt tính không bền khử.

• Trong buồng hấp nó có thể bị khử bởi hồ,


cellulose và chất khử trong hơi nước.

• Phải dùng chất oxy hóa nhẹ để ngăn ngừa sự


khử thuốc nhuộm.

• Các chất thường dùng là Ludigol, Tiskal


90, Lyoprin RG.
• Lượng dùng khoảng 1% so với hồ.
2.2.6. Giặt
• Đây là khâu rất quan trọng, quyết định độ bền
màu sản phẩm.

• Nhiệm vụ chính là loại bỏ triệt để thuốc bị thủy


phân ra khỏi xơ để sản phẩm có độ bền màu giặt,
mồ hôi, ma sát cao và nền sạch.

• Khi in loại thuốc khó giặt với màu đậm càng


phải giặt hết sức cẩn thận.
• Quy trình giặt cần hệ thống thiết bị liên hoàn.

• Mô hình chung:

Giặt lạnh - giặt nóng - nấu xà phòng


-carbonate - giặt hỗ trợ - sấy.
2.2.7. Xử lý hãm màu

• Trường hợp bất đắc dĩ, thiết bị và công nghệ


không cho phép giặt sạch, buộc phải hãm màu
thì dùng chất hãm màu có tính Cation (Tinofix –
Ciba; Sandofix TPS liq, Sandofix WE liq -
Clariant) ở bể giặt sau cùng.
• Lượng dùng: 2 – 10 g/l

• Nhiệt độ máng ngấm: 30°C.

• Sau đó đưa thẳng vào sấy.

• Khi đó độ bền màu ướt và mồ hôi sẽ tăng. Độ


bền màu ánh sáng giảm 1 - 1/2 cấp. Có gây biến
ánh màu.
2.3. In phân tán lên vải PES

• Công nghệ in
• Thuốc nhuộm
• Hồ
• Chất ngừa khử
• Chất xúc tác gắn màu
• Chất ổn định
• Giặt khử
2.3.1. Công nghệ in

• Công nghệ in được phân loại theo công nghệ gắn


màu (dạng gắn màu và thời gian):
• Hơi nước bão hòa áp suất cao 20-30 phút,
• Hơi nước quá nhiệt 2-9 phút.
• Khi gắn màu trong hơi nước quá nhiệt, không khí
nóng hoặc nhiệt tiếp xúc trên trống sấy, chất xúc
tác gắn màu dựa trên phenol alkyl có thể dùng
được.

• In polyester với các nét cực mảnh, polymer vô


cơ tự nhiên (sét khoáng bentonite) được trộn lẫn
với các chất hồ truyền thống.
2.3.2. Thuốc nhuộm

• Xơ PES có cấu trúc chặt chẽ, độ kết tinh cao


nên có loại thuốc phân tán chuyên dùng cho
PES.
• Thuốc nhuộm phải đạt các yêu cầu:
• Dây màu thăng hoa nhỏ nhất;
• Cường độ và ánh màu ít phụ thuộc vào
nhiệt độ và thời gian gắn màu;
• Dây màu giặt ít nhất;
• Độ bền màu thăng hoa, giặt và ánh sáng
cao.
2.3.3. Chất Hồ

• Chế phẩm tinh bột, dẫn xuất cellulose, nhựa thiên


nhiên và natri alginat được dùng riêng lẻ hoặc hỗn
hợp làm hồ. Tỉ lệ phối trộn tùy thuộc cấu trúc vải.
Song tốt hơn cả dùng alginat.
• Điều chỉnh pH của hồ khoảng 5-6 bằng axít hữu
cơ khó bay hơi (ví dụ citric). Chỉnh pH cần hết
sức thận trọng.

• Một vài thuốc bị giảm cường độ màu và ánh


màu trong môi trường kiềm, một số lại giảm khả
năng phân tán trong môi trường axít mạnh.
Chất Hồ (tt)

• Trường hợp gắn màu thermosol gây khó khăn giặt


chất hồ khỏi vải, nên chọn hồ có hàm lượng chất
rắn thấp có thể cho hiệu suất màu tốt và dễ giặt
trong xử lý sau.

• Thông thường, alginate hoặc CMC được dùng


một mình hoặc trộn lẫn với hồ nhũ hóa
(dầu/nước) với tỉ lệ 10% - 40%.
2.3.4. Chất ngừa khử
• Chất ngừa khử có tác dụng ngăn ngừa khử thuốc
nhuộm trong khi xử lý nhiệt.

• Trong chưng HT, thời gian ngắn, hàm ẩm thấp nên ít khả
năng thuốc nhuộm bị khử bởi hồ. Tổng lượng chất ngừa
khử có thể ít hơn khi chưng HP.
• Chất ngừa khử được dùng là Na-m-nitro benzen
sunfonat (1-15% khối lượng hồ) có thể dùng làm chất ngừa
khử thay NaClO3.

• Trong chưng HP, khả năng thuốc nhuộm bị khử cao hơn
• dùng NaClO3 làm chất ngừa khử với lượng dùng 0,2- 0,5%.

• Trong các phương pháp gắn màu, phương pháp


thermosol ít gây khử thuốc nhuộm nhất.
• Chất ngừa khử ở đây dùng Na-m-Nitrobezen sunfonate (0,5-
1%).
2.3.5. Chất xúc tác gắn màu
• Chọn theo các chỉ tiêu sau
• Cải thiện hiệu suất lên màu
• Tương hợp tốt với thuốc và hồ
• Không ảnh hưởng đến độ bền ánh sáng
• Không gây nên thăng hoa hoặc quầng màu.

• Chất xúc tác được đưa vào hồ nguyên (hoặc hồ in) đã


làm lạnh đến dưới 40°C và khuấy trộn đều ngay sau khi
đưa vào.

• Hồ này phải bảo quản dưới 40°C. Trên 50°C có thể xảy
ra sự liên hợp thuốc nhuộm làm giảm hiệu suất lên màu
và có thể có đốm màu trên vân hoa.

• Khi dùng 20% hồ nhũ hóa thì không cần dùng chất xúc
tác. Tuy nhiên không đạt độ gắn màu như dùng chất xúc
tác.
2.3.6. Chất ổn định

• Nếu có sai lệch cường độ màu trên mẫu, thêm


urê 2 % - 3% so với khối lượng hồ vào hồ in.

• Khi đó tính ổn định của cường độ màu nâng lên.


2.3.7. Giặt khử
2.4. In pigment
• Thành phần hồ in:
• Bột màu (pigment)
• Chất tạo màng (binder)
• Chất phụ trợ: Chất giảm bọt, chất làm mềm,…
• Hồ

• Hồ cho in pigment phải có thêm thuộc tính bay bốc cao


ngoài các thuộc tính chung.

• Chất hóa dẻo: làm cho vân hoa bớt cứng, thường
dùng dibutyl ftalat.

• Chất giảm bọt: Giúp cho việc chuẩn bị hồ được dễ


dàng, thường dùng Silicon

• Chất xúc tác: Thường dùng chất tiềm tàng axít như các
muối amôn của các axit mạnh xúc tác cho quá trình
ngưng tụ binder.
2.5. Yêu cầu chất lượng vải in
• Độ thấm ngấm. Độ thấm ngấm tốt và đều khắp mặt vải.
Nếu không sẽ gây lỗi không đều màu, đốm màu

• Hoá chất. Không còn tàn tích của axit, kiềm, chất oxy hoá,
chất khử. Nếu còn sẽ phá huỷ thuốc nhuộm, giảm khả năng
bắt màu, hiện màu gây sai màu.

• Tạp chất công nghệ. Không còn chất màu, hồ sợi dọc,
sáp,…Vải đã xử lí hoàn tất muốn trở lại in phải giặt sạch
hồ và hoá chất trên vải.

• Tạp chất cơ học. Không có đầu chỉ, lông, bụi xơ,...

• Cấu trúc vải. Sợi ngang, sợi dọc phải thẳng góc (vải dệt
thoi) hoặc kích thước vòng sợi phải đều (vải dệt kim).
Khổ vải đồng đều và đúng thiết kế.

• Bề mặt vải. Mặt vải không có nếp gãy, xếp ly, vết
loang ố.
Yêu cầu vải In hoạt tính
• Trên vải không được còn tàn tích của axit, hồ
(PVA, tinh bột). Nếu còn chỉ chấp nhận vết kiềm
nhẹ.

• Vải cotton cần làm bóng. Vải viscose nên xử lí


kiềm. Khi qua xử lí kiềm thì vải thấm ngấm thuốc
nhuộm tốt, hiệu suất lên màu cao (tăng 30 %).
Nhưng vải bị hơi cứng.

• Vải viscose không được sấy quá khô. Nhiệt độ sấy


không quá 130°C

• Khi in hoạt tính đầy nền màu đậm trên vải viscose,
nếu đã sử dụng Ure ở mức tối đa (200g/l) mà chưa
đạt thiết kế thì có thể ngấm ép Ure 25-150 g/l trên
máy hồ văng. Tuy nhiên phương pháp này không
phải lúc nào cũng cho kết quả như mong muốn.
Yêu cầu vải In phân tán

• Cần lưu ý trên vải không còn kiềm, chất khử.


• Vì những chất này phá huỷ thuốc nhuộm
YÊU CẦU VẢI IN PIGMENT
• Cần lưu ý trên vải không còn chất hoạt động bề
mặt.
• Vì nếu còn chất hoạt động bề mặt sẽ dẫn đến
phá huỷ hệ thống hồ nhũ hoá gây lem chân
hoa.

You might also like