Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Những cột mốc lớn trong tiến trình phát triển của kinh tế Việt Nam từ Cách mạng

tháng Tám đến nay


Chiến thắng trong các cuộc kháng chiến cứu quốc, tiếp đến là hàn gắn vết thương
chiến tranh và tìm cơ chế, mô hình phát triển, đến nay Việt Nam đã đạt được nhiều
dấu ấn quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực. Từ một quốc gia thuần nông, đại đa số
người dân sống ở nông thôn, trình độ phát triển thấp, Việt Nam đã chuyển mình trở
thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình. Cù trên thế giớing với tăng trưởng
kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì, giúp cho nước ta chủ động hơn trong
xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Những cột mốc lớn trong tiến trình phát triển của kinh tế Việt Nam từ Cách mạng
tháng Tám đến nay

1. Thời kỳ 1945-1954: Đẩy mạnh sản xuất, xây dựng và phát triển kinh tế kháng
chiến
 Thời kỳ 1945-1954 là thời kỳ đầu tiên xây dựng chế độ kinh tế mới ở Việt Nam
và là giai đoạn khó khăn nhất, gian khổ nhất vì vừa phải kháng chiến chống
giặc, vừa phát triển kinh tế trong điều kiện nghèo nàn, thiếu thốn. Đặc trưng
của nền kinh tế Việt Nam thời kỳ này là nền kinh tế nông thôn, quy mô kinh tế
rất thấp, tiềm lực yếu kém. GDP bình quân đầu người năm 1945 chỉ đạt 60
đồng, tương đương 35 USD.

 Nghị định của Chính phủ ngày 02/10/1945 về bãi bỏ các luật lệ hạn chế kinh
doanh dưới thời Pháp, Nhật; Sắc lệnh của Chủ tịch nước ngày 22/9/1945 về
xóa bỏ các tổ chức độc quyền kinh doanh của người Pháp, Nghị định ngày
19/9/1945 của Bộ Quốc dân Kinh tế về xóa bỏ tất cả mọi hạn chế lưu thông
hàng hóa thông thường cho kinh tế và đời sống như gỗ, giấy, lương thực, thực
phẩm. Mặc dù hàng hóa trong thời kỳ này khan hiếm nhưng người dân vẫn có
thể mua được dễ dàng các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống sinh hoạt
hàng ngày ở các chợ. Tuy nhiên, có thể nói đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất
về lạm phát. Chỉ số giá bán lẻ bình quân năm trong giai đoạn 1945-1954 tăng
khoảng 66%.
  
2. Thời kỳ 1955-1975: Khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh, thực
hiện các chỉ tiêu trong Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm lần thứ
nhất
 Trong thời kỳ này, Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội
5 năm lần thứ nhất (1961-1965) nhằm phấn đấu xây dựng bước đầu cơ sở vật
chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hoá xã
hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của các ngành kinh tế quốc
dân, trước hết là các ngành công nghiệp và nông nghiệp. 
 Năm 1975, GDP bình quân đầu người đạt 232 đồng, tương đương 80 USD.
 Trong lĩnh vực nông nghiệp, năm 1975 có 17 nghìn hợp tác xã nông nghiệp,
tăng 12,2 nghìn hợp tác xã so với năm 1958; sản lượng lương thực quy thóc
đạt 5,49 triệu tấn, tăng 1,73 triệu tấn so với năm 1955; năng suất lúa đạt 21,1
tạ/ha, tăng 5,2 tạ/ha; đàn lợn có 6,6 triệu con, tăng 4,2 triệu con.
 Sản xuất công nghiệp từng bước được khôi phục và phát triển với đường lối
công nghiệp hóa, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp được phục hồi và xây
dựng. Năm 1975, giá trị tổng sản lượng công nghiệp đạt 4.175,4 tỷ đồng, gấp
13,8 lần năm 1955; bình quân năm trong giai đoạn 1956 -1975 tăng 14%/năm.
 Thương nghiệp quốc doanh được nhà nước quan tâm và có sự phát triển
nhanh chóng, làm nhiệm vụ hậu cần cho sản xuất và chiến đấu. Tổng mức bán
lẻ hàng hóa xã hội năm 1975 đạt 5.358,3 triệu đồng, gấp 7,8 lần năm 1955. Chỉ
số giá bán lẻ giai đoạn 1955 -1975 mỗi năm tăng 4,3%, thấp hơn nhiều so với
mức tăng 66% của thời kỳ 1945-1954.

3. Thời kỳ 1976-1985: Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp

 Thực hiện hai kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là Kế hoạch 5 năm lần thứ
hai (1976-1980) và Kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1981-1985), nhân dân Việt
Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng: Khắc phục từng bước những
hậu quả nặng nề của chiến tranh; Khôi phục phần lớn những cơ sở công
nghiệp, nông nghiệp, giao thông ở miền Bắc và xây dựng lại các vùng nông
thôn ở miền Nam bị chiến tranh tàn phá.
 Thời kỳ này, Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành
chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh áp đặt từ trên xuống dưới. Các
doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao. 
 Tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm trong giai đoạn 1977-1985
tăng 4,65%, trong đó: nông, lâm nghiệp tăng 4,49%/năm; công nghiệp tăng
5,54%/năm và xây dựng tăng 2,18%/năm. Theo loại hình sở hữu, sở hữu quốc
doanh tăng 4,29%; sở hữu tập thể tăng 10,26% và sở hữu tư nhân, cá thể tăng
0,71%.
 Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ này thấp và kém hiệu quả
 Nông, lâm nghiệp là ngành kinh tế quan trọng (chiếm 38,92% GDP trong giai
đoạn này), nhưng chủ yếu dựa vào độc canh trồng lúa nước. Công nghiệp
được dồn lực đầu tư nên có mức tăng khá hơn nông nghiệp, nhưng tỷ trọng
trong toàn nền kinh tế còn thấp (chiếm 39,74% GDP), chưa là động lực để thúc
đẩy nền kinh tế tăng trưởng.
 Thương nghiệp quốc doanh phát triển nhanh chóng, bình quân giai đoạn
1976-1985 chỉ số giá bán lẻ tăng 39,53%/năm.
 Ở miền Bắc, mặc dù thu nhập bình quân đầu người một tháng của gia đình
công nhân viên chức tăng từ 27,9 đồng năm 1976 lên đến 270 đồng năm
1984; thu nhập bình quân đầu người một tháng của gia đình xã viên hợp tác
xã nông nghiệp tăng từ 18,7 đồng lên đến 505,7 đồng, nhưng do lạm phát cao,
nên đời sống nhân dân hết sức khó khăn, thiếu thốn.
4. Thời kỳ 1986-2000: Thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế

 Nhận ra những bất cập của cơ chế kinh tế hiện hành, Nhà nước bắt đầu có
một số thay đổi trong chính sách quản lý kinh tế. Trong thời kỳ này, nước ta
đã thực hiện đường lối đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo
cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước và định hướng xã hội chủ
nghĩa.
 Giai đoạn 1986-2000, tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm tăng
6,51%; trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,72%; khu vực
công nghiệp và xây dựng tăng 9,06%; khu vực dịch vụ tăng 6,66%.
 Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hoá. Năm 2000, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm
24,53% GDP, giảm 13,53 điểm phần trăm so với năm 1986; khu vực công
nghiệp và xây dựng chiếm 36,73%, tăng 7,85 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ
chiếm 38,74%, tăng 5,68 điểm phần trăm. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là
đúng hướng và phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
 Một trong những thành tựu kinh tế to lớn của thời kỳ đổi mới là phát triển sản
xuất nông nghiệp, mà nội dung cơ bản là khoán gọn đến hộ nông dân, thừa
nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn, đánh dấu sự mở đầu
của thời kỳ đổi mới trong nông nghiệp và nông thôn nước ta. Ngành nông
nghiệp đã giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia, đưa Việt Nam từ nước thiếu lương thực trở thành nước xuất
khẩu gạo lớn thứ hai thế giới. Năm 2000, tổng sản lượng lương thực có hạt
đạt 34,5 triệu tấn, gấp 2,1 lần năm 1986; lương thực có hạt bình quân đầu
người đạt 444,8 kg, gấp 1,6 lần; xuất khẩu gạo đạt 3.477 nghìn tấn, gấp hơn
26 lần. Sản xuất công nghiệp đi dần vào thế phát triển ổn định với tốc độ tăng
bình quân mỗi năm trong thời kỳ 1986-2000 đạt 11,09%. 

5. Thời kỳ 2001 đến nay: Thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng
 Trong thời kỳ này, đất nước ta thực hiện hai chiến lược phát triển kinh tế – xã
hội là Chiến lược 2001-2010 và Chiến lược 2011-2020 nhằm xây dựng nước
Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” theo
phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước
trong cộng đồng quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ, bình đẳng cùng có lợi, không can thiệp công việc nội bộ, cùng
phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. 
 Quy mô nền kinh tế ngày càng mở rộng, GDP năm 2019 gấp 12,5 lần năm
2001. Tốc độ tăng GDP tương đối cao, bình quân năm trong giai đoạn 2001-
2010 tăng 7,26%, đạt xấp xỉ tốc độ tăng 7,56%/năm của Chiến lược ổn định và
phát triển kinh tế – xã hội 1991-2000, đây là một thành tựu phát triển kinh tế
rất quan trọng của đất nước ta trong giai đoạn này. Trong giai đoạn 2011-
2019, GDP tăng 6,3%/năm, trong đó năm 2018 tăng 7,08% và là mức tăng cao
nhất kể từ năm 2008.
 Năm 2008, nước ta đã ra khỏi nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập thấp để
gia nhập nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập trung bình thấp, đất nước
thoát khỏi tình trạng kém phát triển, đó là thành tựu nổi bật nhất trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ này. GDP bình quân đầu
người năm 2019 đạt 2.715 USD, gấp 15 lần năm 1990; thu nhập bình quân đầu
người 1 tháng đạt 4.294,5 nghìn đồng, gấp 12 lần năm 2002. 
 Chất lượng tăng trưởng kinh tế dần dịch chuyển sang chiều sâu, thể hiện ở
mức đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng
kinh tế ngày một lớn. Năng suất lao động (NSLĐ) ngày càng được cải thiện
đáng kể. Trong giai đoạn 2016-2019, NSLĐ toàn nền kinh tế tăng 5,86%/năm,
cao hơn tốc độ 4,35%/năm của giai đoạn 2011-2015. Cơ cấu kinh tế nước ta
đã bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại. Tỷ trọng các ngành, trình độ
công nghệ sản xuất, cơ cấu lao động đã chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ
trọng lao động qua đào tạo của các ngành kinh tế đáp ứng ngày càng tốt hơn
yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế.
 Hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển toàn diện và sâu rộng, đưa nước ta hội
nhập ngày càng đầy đủ với kinh tế khu vực và thế giới. Tổng mức lưu chuyển
hàng hóa ngoại thương thực hiện trong giai đoạn 2011-2019 đạt 3.100,3 tỷ
USD, gấp 20,2 lần giai đoạn 1991-2000 và gấp 3,6 lần giai đoạn 2001-2010. Tỷ
lệ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP từ 112,5% năm 2000 tăng lên
142,2% năm 2005; 152,2% năm 2010 và 210,4% vào năm 2019. Điều này cho
thấy nền kinh tế nước ta có độ mở ngày càng cao và tăng lên tương đối
nhanh, nước ta đã khai thác được thế mạnh của kinh tế trong nước và tranh
thủ được thị trường thế giới. Kể từ khi thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài từ
năm 1988, thu hút đầu tư nước ngoài vào nước ta đã đạt được nhiều kết quả
đáng khích lệ. Năm 2019, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 4.028 dự
án với tổng số vốn đăng ký đạt 38.951,7 triệu USD, tương ứng gấp 19,1 lần và
24,3 lần so với giai đoạn 1988-1990. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành
kênh huy động vốn quan trọng cho sự phát triển kinh tế- xã hội, có tác dụng to
lớn trong việc thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao năng lực quản lý và trình
độ công nghệ cho nền kinh tế. Đặc biệt, hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài đã thúc đẩy việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại giữa nước ta với các
nước trong khu vực và trên thế giới.
Khái quát lại, sau 75 năm kể từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến
nay, tuy vẫn còn tồn tại những hạn chế, nhưng nước ta đã đạt được những dấu ấn to
lớn, toàn diện và có ý nghĩa lịch sử trên các mặt trận kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, làm thay đổi căn bản bộ mặt của đất nước. Từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc
hậu, qua quá trình phấn đấu, chuyển đổi mô hình, hoàn thiện môi trường thể chế,
kinh doanh, hội nhập kinh tế sâu rộng, đến nay nền kinh tế nước ta từng bước gia
tăng về quy mô; được xếp vào hàng ngũ các nền kinh tế có mức tăng trưởng cao trên
thế giới; trở thành một nước có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đó là nền tảng quan trọng để nước ta tiếp tục hoàn thiện đường lối xây dựng, phát
triển đất nước trong thời kỳ mới.

Do hội nhập kinh tế sâu rộng, kinh tế – xã hội của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng
nặng nề bởi đại dịch Covid-19 trong năm 2020. Tuy nhiên, nhờ có các biện pháp đối
phó chủ động từ Trung ương tới địa phương, tác động y tế của dịch bệnh không
nghiêm trọng như nhiều quốc gia khác. Kinh tế vĩ mô và tài khóa giữ được ổn định,
với mức tăng trưởng GDP ước tính đạt 1,81%, trong 6 tháng đầu năm 2020. Tác động
của cuộc khủng hoảng Covid-19 đang diễn ra là khó dự đoán, tùy thuộc vào quy mô
và thời gian kéo dài của dịch bệnh. Đại dịch Covid-19 cũng cho thấy cần phải cải cách
mạnh mẽ hơn để kinh tế phục hồi trong thời gian tới, như: cải thiện môi trường kinh
doanh, thúc đẩy kinh tế số, nâng cao hiệu quả đầu tư công. Đây là các nội dung chính
mà Việt Nam cần thực hiện để cải cách nhanh và mạnh hơn.

You might also like