Bài Dự Thi Tìm Hiểu Về Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU VỀ

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP


CHỦ ĐỀ : “Võ Nguyên Giáp, Đại tướng của Nhân dân”
Người dự thi : Nguyễn Thị Liên

Cấp bậc : 4/CN

Đơn vị : Hệ Đào tạo Ngắn


BÀI DỰ THI TÌM HIỂU VỀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

CHỦ ĐỀ : “Võ Nguyên Giáp, Đại tướng của Nhân dân”

Phần 1: Cảm nhận của cá nhân về cuộc đời, sự nghiệp, những cống hiến to lớn
của Đại tướng đối với sự nghiệp cách mạng; kỷ niệm đáng nhớ về Đại tướng Võ
Nguyên Giáp.

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam trải qua nhiều cuộc chiến
tranh chống xâm lược và quân dân ta đã lập nên những chiến công hiển hách; qua đó
đã xuất hiện những danh tướng lẫy lừng. Một trong số đó là Đại tướng Võ Nguyên
Giáp-“Vị tướng huyền thoại” của dân tộc ta.Trong "Lịch triều hiến chương loại chí"
của Phan Huy Chú có viết: Các vị tướng đạt đến bậc "đại danh tướng" trong lịch sử
dân tộc, đó là: Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn và Nguyễn Huệ.Đến thế kỷ 20, trong
thời đại Hồ Chí Minh, mẫu mực thứ tư để hợp thành "tứ đại danh tướng Việt Nam" là
Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nếu như trong bộ ba nhân tướng thời trung cổ, vị Quốc
công Tiết chế Trần Hưng Đạo đã được nhân dân suy tôn thành "Đức Thánh Trần" thì
ở thế kỷ 20, "Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp cùng với đại võ công Điện
Biên Phủ năm 1954 đã được suy tôn là "Vị tướng huyền thoại"

Trước hết, từ thầy giáo dạy lịch sử trở thành người chỉ huy quân sự. Có một câu
hỏi mà chỉ có Chủ tịch Hồ Chí Minh mới lý giải một cách thấu đáo, đó là: Vì sao
Người chọn Võ Nguyên Giáp - thầy giáo dạy lịch sử ở Trường Tư thục Thăng Long,
về dung mạo thuộc hàng "bạch diện thư sinh" đảm nhiệm việc thành lập tổ chức quân
sự và chỉ huy quân sự, trong khi ở thời kỳ đó, có hàng chục học viên Việt Nam tốt
nghiệp Trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc) được đào tạo cơ bản về quân sự!
Và ngay từ lần gặp đầu tiên năm 1940, tại Côn Minh (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc
đã nhìn thấy ở Võ Nguyên Giáp những dấu hiệu của một thiên tài quân sự và tin tưởng
giao cho Võ Nguyên Giáp nhiệm vụ chỉ huy quân sự của cách mạng Việt Nam; đồng
thời Người căn dặn Võ Nguyên Giáp "Phải tranh thủ học tập về quân sự"(2), quyết
định giao cho Võ Nguyên Giáp việc thành lập và chỉ huy Đội Việt Nam Tuyên truyền
Giải phóng quân vào ngày 22-12-1944. Đây là sự kiện đánh dấu và quyết định đến sự
nghiệp chỉ huy quân sự của Võ Nguyên Giáp.

Thứ hai, Võ Nguyên Giáp là vị chỉ huy được phong quân hàm duy nhất chỉ có
một lần-cấp hàm Đại tướng. Sau chiến dịch Đông Bắc năm 1947 giành thắng lợi, ngày
20-1-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 110-SL phong quân hàm Đại tướng
cho Võ Nguyên Giáp-Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân tự vệ. Đây không
chỉ là trọng trách mà Đảng, Nhà nước giao cho mà còn là sự tin tưởng vào tài năng,
đức độ, "văn-võ song toàn", có đầy đủ phẩm chất, nhân cách một người làm "Tướng".
Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Trao cho chú chức vụ Đại tướng để chú điều khiển
binh sĩ làm tròn sứ mạng mà quốc dân phó thác cho"; và "Trong quân đội, nhiệm vụ
của người tướng là phải "trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung"(3). Những lời căn dặn của
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấm sâu vào trái tim, khối óc và hành động cách mạng suốt
cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Thứ ba, trong hơn 30 năm là Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại
tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam cùng nhân dân ta
đánh thắng các đội quân xâm lược của chủ nghĩa phát xít, thực dân, đế quốc, giành
độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Dưới quyền
chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quân và dân ta đánh bại quân xâm lược của
phát xít Nhật, để giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Sau đó,
đánh thắng thực dân Pháp, kết thúc bằng Chiến dịch Điện Biên Phủ-được đối phương
coi là tập đoàn cứ điểm "bất khả xâm phạm". Điều cần nhấn mạnh là, được Chủ tịch
Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ: "Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng
mới đánh, không chắc thắng, không đánh"(4), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra nhiều
quyết định quan trọng, trong đó có quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời làm tướng
của mình là chuyển phương châm Chiến dịch Điện Biên Phủ từ "đánh nhanh, thắng
nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc", quyết tâm tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ. Chính
quyết định ấy đã góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ "chấn động địa cầu",
lập lại hòa bình ở miền Bắc nước ta.Hiệp định Geneva ký kết chưa được bao lâu thì đế
quốc Mỹ hất cẳng thực dân Pháp xâm lược nước ta, đặt ách thống trị kiểu thực dân
mới, buộc nhân dân ta phải tiếp tục cuộc kháng chiến mới, gay go, ác liệt hơn. Với ý
chí quyết tâm "Không có gì quý hơn độc lập tự do", được Đảng, Nhà nước, Bác Hồ
tiếp tục giao nhiệm vụ chỉ huy Quân đội ta, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cùng Quân
ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉ huy toàn dân, toàn quân ta lần lượt đánh
thắng các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai, đặc biệt là
chiến thắng "Điện Biên phủ trên không" năm 1972 và chiến thắng vĩ đại mùa xuân
năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, thống nhất Tổ quốc, đưa cả
nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã buộc nhiều viên đại tướng của Pháp, Mỹ
phải hứng chịu thất bại ở Việt Nam. Đây không chỉ là chiến công lẫy lừng của quân và
dân ta mà còn là sự kiện nổi bật trong lịch sử chiến tranh ở thế kỷ 20.Trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dù trên cương vị nào được Đảng, Nhà nước giao cho,
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đều dồn hết tâm sức, trí tuệ và hoàn thành xuất sắc mọi
nhiệm vụ được giao. Và điều đặc biệt là, Võ Nguyên Giáp được nhân dân vinh danh là
"Đại tướng của nhân dân"; được cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân gọi với cái tên trìu
mến: "Anh Cả" của Quân đội nhân dân Việt Nam-điều hiếm gặp trên thế giới!

Thứ tư, cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã để lại cho
quân và dân ta, nhất là các tướng lĩnh, sĩ quan quân đội "cẩm nang", "sách gối đầu
giường" qua những tác phẩm tổng kết hai cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc mà
Đại tướng là vị chỉ huy tài ba, lỗi lạc và đã giành chiến thắng. Tiêu biểu trong kháng
chiến chống Pháp là những tác phẩm: "Phát động du kích chiến tranh", "Tiến mạnh
sang giai đoạn mới", "Chiến tranh giải phóng và Quân đội nhân dân-ba giai đoạn
chiến lược". Với kháng chiến chống Mỹ, Đại tướng đã viết nhiều tác phẩm bàn về lực
lượng vũ trang nhân dân, chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân
dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, chiến tranh nhân dân trên địa bàn
sông nước... Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
từ năm 1975, Đại tướng có điều kiện nhìn nhận, đánh giá những vấn đề thuộc về chiến
tranh giải phóng, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, nghiên cứu sâu tư tưởng Hồ Chí Minh,
nghệ thuật quân sự Việt Nam... và hàng loạt tác phẩm, hồi ký như: "Từ nhân dân mà
ra", "Chiến đấu trong vòng vây", "Đường tới Điện Biên Phủ", "Điện Biên Phủ điểm
hẹn lịch sử", "Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng", "Tư tưởng Hồ Chí Minh
và con đường cách mạng Việt Nam"... Điều đó càng chứng tỏ phẩm chất "văn-võ song
toàn" của Đại tướng, đúng như Giáo sư Vũ Khiêu đã viết: "Võ công truyền Quốc sử/
Văn đức quán nhân tâm".

Thứ năm, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vĩnh biệt thế giới vào lúc 18 giờ 9 phút
ngày 4-10-2013, để lại nỗi tiếc thương vô hạn với đồng bào, chiến sĩ cả nước và bạn
bè quốc tế; là sự mất mát to lớn đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân và cán bộ, chiến sĩ
lực lượng vũ trang nhân dân. Giáo sư Vũ Khiêu viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp với
lòng tiếc thương và cảm phục vô hạn: "Gương rọi đất trời rực sáng ngàn thu nhân lại
trí/ Lệ tràn sông núi khóc than hai bác Võ như Hồ"! Giáo sư sử học Lê Văn Lan viết:
"Mùa thu năm 2013, lịch sử thời hiện đại lại đang chứng kiến một điều huyền diệu:
Bậc Nhân tướng thời đại Hồ Chí Minh họ Võ-khi được lập ban thờ ở khắp nơi, được
các động tác thực hành tín ngưỡng và những lời lẽ nguyện cầu của rất nhiều người suy
tôn thành kính... cũng đang "hóa thánh" và "hiển thánh", đang hóa thân thành bậc
Thánh tướng thời hiện đại"

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc và xây dựng đất nước, trở thành mẫu mực thứ tư trong "Tứ đại danh
tướng Việt Nam", là "Vị tướng huyền thoại" của dân tộc Việt Nam. Kỷ niệm 110 năm
Ngày sinh Đại tướng là dịp để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ôn lại công lao, tài
năng, đức độ của người cộng sản kiên trung, mẫu mực, học trò xuất sắc của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, người "Anh Cả" của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Với lòng
kính trọng và ngưỡng mộ của các thế hệ Bộ đội Cụ Hồ dành cho Đại tướng, mỗi cán
bộ, chiến sĩ trong Quân đội ta nguyện phấn đấu không ngừng theo tấm gương của Đại
tướng, quyết tâm xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện
đại theo phương hướng, mục tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác
định, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Phần 2: Thế hệ trẻ ngày nay noi gương Đại tướng góp sức hiện thực hóa khát vọng
xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Dẫu rằng Đại tướng đã rời xa chúng ta, nhưng lẽ sống của Đại tướng và những
tư tưởng, khát vọng mà Đảng, Bác Hồ, các bậc tiền nhân đã theo đuổi chắc chắn sẽ
còn sống mãi với lịch sử, với dân tộc và là tấm gương sáng để thế hệ trẻ Việt Nam noi
theo. Đó là bài học về đạo đức của người làm cách mạng, và bài học trong phát huy
tinh thần xung kích tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đại tướng là người thấm nhuần và học tập suốt đời 6 đức tính cần phải có của
các vị tướng do Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Trí, Dũng, Nhân, Tín, Liêm, Trung”.
Cuộc đời của Đại tướng là tấm gương sáng về sự thanh liêm, chính trực, ham học hỏi,
luôn khoan dung, nhân hậu, khiêm tốn, sống nghĩa tình, hết lòng thương yêu đồng chí,
đồng bào; suốt đời tận tụy hy sinh phấn đấu phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, phục vụ
đất nước, không màng chút danh, lợi riêng tư.

Trong Hồi ký của mình và trong nhiều bài nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ, với
thanh niên, Đại tướng luôn nhắc nhở chúng ta phải học tập và làm theo tư tưởng của
Bác Hồ về tinh thần của người làm cách mạng: “Dĩ công vi thượng” (phải đặt lợi ích
của đất nước, của quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết). Học tập và noi gương Đại
tướng, mỗi thanh niên cần phải ra sức phấn đấu rèn luyện toàn diện để trở thành
những con người mới xã hội chủ nghĩa, đó là sống có lý tưởng, trau dồi đạo đức cách
mạng, khiêm tốn, giản dị, cầu tiến bộ; dưỡng tâm trong, rèn trí sáng, xây hoài bão
lớn.Thanh niên phải luôn đứng ở vị trí người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội để
hành động tích cực, chủ động sáng tạo nhất. Bên cạnh đó, cần có hiểu biết về những
vấn đề thời đại, những biến động trong quan hệ quốc tế và dự báo xu hướng phát triển
của thế giới trong tương lai để hình thành cho mình bản lĩnh, sự nhạy cảm chính trị,
cách thức nắm bắt, xử lý những vấn đề cụ thể, kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện
tiêu cực và luận điệu sai trái của các thế lực thù địch; các biểu hiện của chủ nghĩa cá
nhân, chủ nghĩa cơ hội, lối sống thực dụng, ích kỷ; chống tâm lý ngại khó, ngại
khổ.Thước đo cho sự phát triển của một quốc gia, dân tộc không chỉ là tiềm lực kinh
tế, quân sự, mà bên trong đó là một trật tự xã hội hiện đại, dân chủ, công bằng; một
nền văn hóa được cụ thể hóa ở mỗi con người với tính nhân văn, nghĩa tình, sống thủy
chung, đoàn kết, yêu thương.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Đại tướng luôn quan tâm,
dành nhiều tình cảm đặc biệt đối với thế hệ trẻ Việt Nam. Năm 1980, khi còn là Phó
Thủ tướng, tại Hội nghị Ban chấp hành T.Ư Đoàn lần thứ 30, ngày 30/10/1980, Đại
tướng Võ Nguyên Giáp đã đến thăm và nói chuyện về chủ đề “Thanh niên với cách
mạng khoa học - kỹ thuật”. Đại tướng căn dặn: “Thế hệ thanh niên ngày nay phải ra
sức phấn đấu học tập nâng cao trình độ chính trị văn hóa và khoa học kỹ thuật, hăng
hái hành động và sáng tạo, rèn luyện mình trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa,
trở thành người chiến sĩ trên mặt trận khoa học và kỹ thuật, vừa có nhiệt tình cách
mạng vừa làm chủ được khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại”.
Những lời căn dặn của Đại tướng đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị với
thanh niên Việt Nam. Đứng trước bối cảnh hội nhập của cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư, để hội nhập sâu rộng với thế giới, việc không ngừng học tập, rèn luyện để
có trình độ chuyên môn cao, năng lực thực tiễn tốt là nhiệm vụ tiên quyết hàng đầu
của thanh niên. Mỗi thanh niên cần nhận thức và có thái độ tích cực, chủ động, phải tự
mình nỗ lực vươn lên, hăng say trong học tập, chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức, làm chủ
khoa học, công nghệ.

Cuộc đời hoạt động cách mạng của Đại tướng là tấm gương sáng để thế hệ trẻ Việt
Nam kính trọng, yêu quý, học tập và noi theo. Đại tướng luôn sống mãi với non sông,
đất nước, sống mãi trong lòng nhân dân, bạn bè quốc tế và lớp lớp thanh thiếu nhi
Việt Nam.

You might also like