Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

Phụ lục: F

Tính toán sơ bộ kết cấu đập mỏ hàn, đập giảm sóng

F.1. Xác định kích thước mặt cắt ngang

F.1.1. Cao trình và chiều rộng đỉnh: Căn cứ yêu cầu kỹ thuật về ngăn cát và mức độ giảm sóng
cho phía sau công trình để xác định.

Nếu chỉ ngăn cát, đỉnh công trình chỉ cần đặt ngang với mực nước giờ có tần suất bảo đảm 50%
(hay mực nước triều trung bình).

Nếu kết hợp giảm sóng, tính toán hiệu quả giảm sóng để chọn cao trình đỉnh phù hợp.

Ngoài ra cần xét thêm các vấn đề sau:

- Sóng và dòng chảy khi tràn qua không ảnh hưởng đến diễn biến luồng và sự đi lại của tàu
thuyền.

- Nhu cầu đi lại, giao thông trên đỉnh trong giai đoạn thi công và khai thác.

- Chiều rộng của đỉnh công trình: Mái nghiêng lấy bằng 1,1 đến 1,25 lần chiều cao sóng thiết kế,
có thể lấy bằng chiều sâu nước thiết kế (ở đầu mũi), tối thiểu nên bằng 3 lần chiều rộng khối
phủ mái phía biển.

F.1.2. Khối tường đỉnh

Thiết kế khối tường đỉnh:

- Tăng độ cao đỉnh mà không mở rộng thân công trình.

- Chống sự phá hoại của sóng tràn.

- Tạo đường giao thông đi lại.

Nếu mái phía biển phủ đá hộc hoặc bê tông khối hình chữ nhật thì đỉnh của mái dốc cần cao
hơn mực nước thiết kế từ 0,6 đến 0,7 lần chiều cao sóng thiết kế. Chân tường đỉnh phải cách
mép lõi đá mái nghiêng tối thiểu là 1m. Phần giữa mép lõi đá và chân tường đỉnh gọi là vai phải
đủ rộng để lắp đặt được ít nhất một hàng khối phủ.

Nếu mái phía biển được phủ một lớp Tetrapod thì cao trình đỉnh mái không được thấp hơn cao
trình đỉnh tường. Vai phải đủ rộng để xếp được 2 hàng, 2 lớp khối phủ (Hình 1).
Hình 1. Sơ đồ vai và tường đỉnh

F.1.3. Lăng thể đá đổ chân mái phía biển

Cao trình đỉnh lăng thể thường thấp hơn cao trình mực nước thấp thiết kế khoảng 1 lần chiều
cao sóng thiết kế. Chiều rộng đỉnh mặt lăng thể không nhỏ hơn 1,0 m.

F.1.4. Độ dốc mái

Thường kết cấu đá hộc thiết kế với mái dốc có hệ số mái m = 2,0 ÷ 3,0. Khối bê tông nhân tạo
có thể lắp đặt trên mái dốc có hệ số mái m = 1,5 ÷ 2,0.

Ghi chú: Đối với mặt cắt dùng khối đổ bê tông trên đệm đá, chiều rộng thân đê tại mực nước
thiết kế không được nhỏ hơn 3 lần chiều cao sóng thiết kế.

Hình 2. Các dạng lăng thể chân dốc mái

2
F.2. Trọng lượng/ kích thước yêu cầu của lớp phủ mái nghiêng

F.2.1 Kết cấu bảo vệ mái bằng đá đổ hai lớp

Kích thước yêu cầu của viên đá trung bình được xác định theo công thưc Van der Meer:

Đối với sóng đổ: khi ξm < ξmcrit

0.2
Hs ⎛ S ⎞ 1
= 6.2 P 0.18 ⎜ ⎟ (7.11)
ΔDn 50 ⎝ N⎠ ξm

Đối với sóng cồn: ξm ≥ ξmcrit

0.2
Hs ⎛ S ⎞
= 1.0 P −0.13 ⎜ ⎟ cot αξ mP (7.12)
ΔDn 50 ⎝ N⎠

trong đó:

ξm: Chỉ số tương tự sóng vỡ tương ứng với chu kỳ sóng trung bình (chiều dài sóng nước sâu
trung bình)
1

ξmcrit: Chỉ số tương tự sóng vỡ tới hạn: ξ mcrit = ⎡⎣ 6.2 P 0.31 tan α ⎤⎦ P + 0.5

Hs Chiều cao sóng có nghĩa


Δ Tỉ khối tương đối của đá
Dn 50 Đường kính trung bình, giá trị tại 50% trên đường cong cấp phối
N Số con sóng đến
S Tham số hư hỏng ban đầu, được xác đinh theo bảng
α Góc mái dốc cần bảo vệ
ξm Chỉ số sóng vỡ tương ứng với chu kỳ sóng trung bình tại nước sâu
Hệ số thấm, phụ thuộc vào cấu tạo và độ rỗng của lớp bảo vệ và nền của chúng,
P
xác định theo hình sau

3
1/3 1/3
⎛ W50 ⎞ ⎛M ⎞
Dn 50 = ⎜ ⎟ = ⎜ 50 ⎟ [m]
⎝ g ρr ⎠ ⎝ ρr ⎠

W50 Trọng lượng trung bình của đá bảo vệ [N]

ρr Tỉ trọng của đá bảo vệ [kg/m3]

Phân loại những mức độ hư hong theo S với đá tự nhiên khai thác từ mỏ

Giá trị tham số hư hỏng ban Giá trị tham số hư hỏng ban
Độ dốc
đầu (không cần sửa) đầu (cần sửa chữa)

1:1.5 2 3–5

1:2 2 4–6

1:3 2 6–9

1:4 3 8 – 12

1:6 3 8 – 12

Cần chú ý rằng giá trị của Hs trong biểu thức Hs / ΔD được tính tại vị trí chân của công trình sau
khi loại trừ sóng phản xạ.

4
F.2.2. Kết cấu bảo vệ là khối bê tông dị hình

Tùy theo hình loại/ kiêu khối bê tông dị hình, kích thước đặc trưng yêu cầu được xác định thông
qua hệ số ổn định yêu cầu như sau:

Khối lập phương

Hs ⎛ N 0.4 ⎞ −0.1 Hs ⎛ N 0.4 ⎞ −0.1


= ⎜ 6.7 od0.3 + 1.0 ⎟ som ; = ⎜ 6.7 omov + 1.0 ⎟ som − 0.5
ΔDn ⎝ N ⎠ ΔDn ⎝ N 0.3

Tetrapods

Hs ⎛ N od0.5 ⎞ −0.2 Hs ⎛ 0.5


N omov ⎞ −0.2
= ⎜ 3.75 0.25 + 0.85 ⎟ som ; = ⎜ 3.75 0.25 + 0.85 ⎟ som − 0.5
ΔDn ⎝ N ⎠ ΔDn ⎝ N ⎠

Trong đó:

Som : Độ dốc sóng tương ứng với chu kỳ sóng trung bình tại khu vực nước sâu

N: số con trong trong 1 trận bão

Nod (hoặc Nomov ) : tham số hư hỏng ban đầu, xác định theo bảng sau

Tham số hư hỏng ban đầu

Loại cấu kiện Hệ số mái Trị số hư hỏng ban đầu Ký hiệu

Khối lập phương 1:1.5 0.5-1.0 Nod

Khối Tetrapod < 25 tấn 1:1.5 1.0-1.5 Nod

Khối Tetrapod > 25 tấn 1:1.5 0.5 Nomov

Accropod®

Cấu kiện Accropod®, theo thiết kế tiêu chuẩn, đựợc thiết kế một lớp đơn trên mái dốc 1:1.33.
Hệ số ổn định yêu cầu đối với cấu kiện này theo Van der Meer như sau:

Hs
= 2.5
ΔDn

Trong các công thức nêu trênm cần chú ý rằng Dn là đường kính danh nghĩa của cấu kiện hoặc
căn bậc ba của thể tích yêu cầu của cấu kiện. Với các khối bê tông dị hình khác nhau, ta có:

Khối lập phương Dn = bằng với mặt bên của khối lập phương

Tetrapods Dn = 0,65 D nếu D là độ cao của đơn vị

Accropod® Dn = 0,7 D nếu D là độ cao của đơn vị

5
F.3. Trọng lượng khối gia cố đỉnh:

Thường lấy bằng trọng lượng khối phủ mái ngoài tương ứng. Nếu đỉnh tường thấp (trên mực n-
ước cao thiết kế không đến 0,2 lần chiều cao sóng thiết kế), trọng lượng khối gia cố đỉnh (không
phải tường đỉnh) thường lấy gấp 1,5 lần trọng lượng khối phủ mái ngoài tương ứng.

F.4. Trọng lượng ổn định kết cấu bảo vệ chân

Kích thước viên đá làm kết cấu bảo vệ chân được xác định theo công thức Gerding (1995) như
sau:

Hs ⎛ h ⎞
= ⎜ 0.24 t + 1.6 ⎟ N od0.15
ΔDn 50 ⎝ Dn 50 ⎠

Những giá trị giới hạn cho Ν od là:

Nod Đặc tính của sự hư hỏng

0.5 Giá trị bắt đầu hư hỏng

1.0 Giá trị có thể chấp nhận được của hư hỏng

4.0 Hư hỏng

Những giá trị này áp dụng cho kiểu kết cấu bảo vệ chân tiêu chuẩn với chiều cao từ 2 tới 3 lần
D chiều rộng đỉnh kết cấu chân từ 3-5 D theo sơ đồ hình sau:

Phạm vi áp dụng:

0.4 < h1/h < 0.9

3 < h1/ Dn50 < 25

F.5. Kích thươc đá lót dưới lớp phủ mái, lõi tường và lớp đệm

- Lớp đá lót ngay dưới lớp phủ mái: cần bảo đảm kích thước để không bị sóng moi qua khe giữa
các khối phủ và gây lún sụt cho lớp phủ và trong thời gian thi công không bị sóng cuốn đi khi
chưa có khối phủ che chở.

Thường trọng lượng viên đá lớp lót lấy bằng 1/10 đến 1/20 trọng lượng khối phủ lớp ngoài.
Chiều dày lớp lót thường lấy bằng 2 lần đường kính viên đá lót.
6
- Lõi tường: thường dùng đá hộc có trọng lượng (10kg đến 100kg).

Ở vùng đáy có thể bị xói dưới tác dụng của sóng, khối phủ mái và đá hộc lớn của lăng thể chân
mái cũng cần đặt trên lớp đá đệm (loại đá 10kg đến 100kg), độ dày lớp đệm không nhỏ hơn
chiều dày lớp chống xói đáy.

F.6. Lớp gia cố đáy

Dọc chân tường mái nghiêng, nếu đáy biển dễ xói cần bố trí sân gia cố đáy. Chiều rộng gia cố
đáy bằng 0,25 chiều dài sóng ở phía đầu tường và ở mái phía chịu tác dụng sóng lớn, ở những
phần khác lấy bằng 2,0 m.

You might also like