Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 229

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH


---oOo---

BÀI GIẢNG MÔN HỌC


CƠ HỌC ĐẤT - NỀN MÓNG
NGÀNH KỸ THUẬT HẠ TẦNG ĐÔ THỊ
Thời gian : 45 tiết lý thuyết
Biên soạn : PGS.TS. Tô Văn Lận

Năm 2020

Trang 0
MỤC LỤC
PHẦN 1 ........................................................................................................................................ 6
CƠ HỌC ĐẤT............................................................................................................................. 6
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................................. 6
SỰ HÌNH THÀNH VÀ BẢN CHẤT VẬT LÝ CỦA ĐẤT...................................................... 6
1.1 NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẤT .............................................................. 6
1.1.1 Phong hóa .............................................................................................................. 6
1.1.2 Chuyển dời ............................................................................................................ 6
1.1.3 Trầm tích ............................................................................................................... 6
1.2 CÁC PHA HỢP THÀNH ĐẤT .............................................................................................. 7
1.2.1 Pha rắn ................................................................................................................... 7
1.2.2 Pha lỏng ................................................................................................................. 8
1.2.3 Pha khí ................................................................................................................... 9
1.3 KẾT CẤU VÀ CƠ CẤU CỦA ĐẤT ....................................................................................... 9
1.3.1 Kết cấu của đất ...................................................................................................... 9
1.3.2 Cơ cấu của đất ..................................................................................................... 10
1.4 CÁC CHỈ TIÊU VẬT LÝ CỦA ĐẤT.................................................................................... 11
1.4.1 Các chỉ tiêu vật lý cơ bản .................................................................................... 11
1.4.2 Các chỉ tiêu vật lý khác ....................................................................................... 12
1.4.3 Các công thức tính đổi ........................................................................................ 13
1.5 CÁC CHỈ TIÊU TRẠNG THÁI CỦA ĐẤT ........................................................................... 14
1.5.1 Đối với đất cát ..................................................................................................... 15
1.5.2 Đối với đất dính................................................................................................... 16
1.6 XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HẠT ĐẤT ................................................................................ 18
1.6.1 Phương pháp rây sàng ......................................................................................... 18
1.6.2 Phương pháp lắng đọng ....................................................................................... 18
1.7 PHÂN LOẠI ĐẤT ĐÁ ....................................................................................................... 20
1.7.1 Phân loại đá ......................................................................................................... 21
1.7.2 Phân loại đất rời .................................................................................................. 21
1.7.3 Đối với đất dính................................................................................................... 22
1.7.4 Phân loại một số loại đất đặc biệt ........................................................................ 22
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................................... 24
PHÂN BỐ ỨNG SUẤT TRONG ĐẤT ................................................................................... 24
2.1 KHÁI NIỆM .................................................................................................................... 24
2.2 PHÂN BỐ ỨNG SUẤT DO TRONG LƯỢNG BẢN THÂN CỦA ĐẤT NỀN ............................... 24
2.2.1 Nền đồng nhất ..................................................................................................... 24
2.2.2 Nền nhiều lớp ...................................................................................................... 26
2.2.3 Ứng suất tổng, áp lực nước lỗ rỗng, ứng suất hiệu quả....................................... 27
2.3 PHÂN BỐ ỨNG SUẤT DO TẢI TRỌNG NGOÀI GÂY NÊN - TRƯỜNG HỢP NỀN ĐỒNG NHẤT28
2.3.1 Bài toán không gian............................................................................................. 28
2.3.2 Phân bố ứng suất trong trường hợp bài toán không gian .................................... 32
2.3.3 Phân bố ứng suất trong trường hợp bài toán phẳng ............................................ 39
2.4 PHÂN BỐ ỨNG SUẤT TRONG NỀN ĐỒNG NHẤT VÀ KHÔNG ĐẲNG HƯỚNG..................... 45
2.4.1 Phân bố ứng suất trong nền hai lớp ..................................................................... 45
Trang 1
2.4.2 Phân bố ứng suất trong nền không đẳng hướng .................................................. 45
2.5 ỨNG SUẤT THỦY ĐỘNG DO DÒNG CHẢY THẤM GÂY NÊN ............................................. 46
2.6 PHÂN BỐ ỨNG SUẤT DƯỚI ĐÁY MÓNG .......................................................................... 49
2.6.1 Phân loại móng theo độ cứng .............................................................................. 49
2.6.2 Phân bố ứng suất dưới đáy móng dựa theo lý thuyết đàn hồi ............................. 49
2.6.3 Phân bố ứng suất dưới đáy móng dựa theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm..... 57
CHƯƠNG 3 ............................................................................................................................... 59
BIẾN DẠNG CỦA ĐẤT VÀ TÍNH TOÁN ĐỘ LÚN CỦA MÓNG .................................... 59
3.1 MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT ....................................................................................... 59
3.1.1 Tính thấm của đất. Gradient thuỷ lực ban đầu trong đất sét ............................... 59
3.1.2 Tính nén lún của đất ............................................................................................ 60
3.2 KHÁI NIỆM VỀ LÚN CỦA NỀN ĐẤT ................................................................................ 69
3.2.1 Định nghĩa ........................................................................................................... 69
3.2.2 Các dạng lún ........................................................................................................ 70
3.3 TÍNH TOÁN ĐỘ LÚN THEO PHƯƠNG PHÁP CỘNG LÚN TỪNG LỚP ................................. 70
3.3.1 Phạm vi áp dụng .................................................................................................. 70
3.3.2 Nội dung .............................................................................................................. 70
3.3.3 Tính toán độ lún theo cộng lớp phân tố............................................................... 71
3.4 TÍNH TOÁN ĐỘ LÚN CỦA NỀN ĐẤT BẰNG CÁCH ÁP DỤNG CÔNG THỨC CỦA LÝ THUYẾT
ĐÀN HỒI .................................................................................................................................. 72
3.4.1 Móng tròn đường kính D chịu tải trọng phân bố đều cường độ p....................... 73
3.4.2 Móng hình chữ nhật chịu tải trọng phân bố đều cường độ p .............................. 73
3.4.3 Độ lún đàn hồi dưới diện chịu tải tròn và chữ nhật ............................................. 73
3.5 TÍNH TOÁN ĐỘ LÚN THEO PHƯƠNG PHÁP LỚP TƯƠNG ĐƯƠNG.................................... 74
3.6 TÍNH LÚN THEO THỜI GIAN .......................................................................................... 77
3.6.1 Quá trình cố kết của đất....................................................................................... 77
3.6.2 Bài toán cố kết thấm một chiều ........................................................................... 77
GHI CHÚ: ................................................................................................................................. 79
CHƯƠNG 4 ............................................................................................................................... 80
SỨC CHỊU TẢI CỦA NỀN ĐẤT ............................................................................................ 80
4.1 KHÁI NIỆM .................................................................................................................... 80
4.2 PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN THEO LÝ LUẬN CĂN BẰNG GIỚI HẠN DẺO ......................... 81
4.2.1 Phương pháp Prang ............................................................................................. 82
4.2.2 Phương pháp Xôcôlovxki .................................................................................... 82
4.2.3 Phương pháp Terzaghi ........................................................................................ 85
4.3 TÍNH TOÁN SỨC CHỊU TẢI THEO LÝ LUẬN NỀN BIẾN DẠNG TUYẾN TÍNH (DỰA THEO
MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN VÙNG BIẾN DẠNG DẺO) ........................................................................ 86
4.3.1 Bản chất của phương pháp .................................................................................. 86
4.3.2 Các giả thiết cơ bản ............................................................................................. 87
4.3.3 Thiết lập các phương trình cơ bản ....................................................................... 87
4.4 HỆ SỐ AN TOÀN ............................................................................................................. 90
4.5 ỔN ĐỊNH CỦA NỀN ĐẤT VÀ MÁI ĐẤT ............................................................................. 90
4.5.1 Khái niệm ............................................................................................................ 90
4.5.2 Điều kiện ổn định của mái dốc ............................................................................ 90
4.5.3 Tính toán ổn định của mái dốc ............................................................................ 91
CHƯƠNG 5 ............................................................................................................................... 94
Trang 2
ÁP LỰC ĐẤT LÊN TƯỜNG CHẮN ...................................................................................... 94
5.1 KHÁI NIỆM .................................................................................................................... 94
5.2 PHÂN LOẠI TƯỜNG CHẮN ............................................................................................. 94
5.2.1 Căn cứ vào đặc điểm làm việc ............................................................................ 94
5.2.2 Căn cứ theo chiều cao tường ............................................................................... 95
5.2.3 Căn cứ theo vật liệu làm tường ........................................................................... 95
5.2.4 Căn cứ theo điều kiện thi công ............................................................................ 95
5.3 CÁC LOẠI ÁP LỰC TÁC DỤNG LÊN TƯỜNG CHẮN ......................................................... 95
5.3.1 Áp lực tĩnh: ET ( = 0) ........................................................................................ 95
5.3.2 Áp lực chủ động: Ec (Ea) (  0) ........................................................................ 96
5.3.3 Áp lực bị động: Eb Ep (  0) .............................................................................. 96
5.4 CÁC QUAN ĐIỂM XÁC ĐỊNH ÁP LỰC CHỦ ĐỘNG VÀ BỊ ĐỘNG LÊN TƯỜNG CHẮN .......... 96
5.4.1 Theo thuyết Coulomb (hay dựa vào điều kiện căn bằng khối) ........................... 96
5.4.2 Theo lý thuyết cân bằng giới hạn (cân bằng điểm thuyết Rankin)................... 106
5.4.3 Theo lý thuyết cân bằng giới hạn (cân bằng điểm - thuyết của Vs. Xocoloski)108
5.4.4 Kiểm tra cường độ ổn định lật và ổn định trượt (trượt phẳng và trượt sâu của
tường chắn)...................................................................................................................... 111
PHẦN 2 .................................................................................................................................... 113
NỀN MÓNG ............................................................................................................................ 113
CHƯƠNG 6 ............................................................................................................................. 113
NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ THIẾT KẾ NỀN MÓNG .................................... 113
6.1 TỔNG QUÁT ................................................................................................................ 113
6.2 PHÂN LOẠI NỀN MÓNG ............................................................................................... 114
6.2.1 Phân loại nền ..................................................................................................... 114
6.2.2 Phân loại móng .................................................................................................. 114
6.3 CÁC TÀI LIỆU CẦN CÓ ĐỂ THIẾT KẾ NỀN MÓNG ......................................................... 115
6.3.1 Tài liệu về khu vực xây dựng ............................................................................ 115
6.3.2 Tài liệu về công trình và tải trọng tác dụng xuống nền móng........................... 116
6.3.3 Khả năng cung ứng vật liệu xây dựng............................................................... 116
6.3.4 Năng lực về máy móc, thiết bị thi công ............................................................ 116
6.4 TẢI TRỌNG TÁC DỤNG XUỐNG MÓNG ........................................................................ 117
6.4.1 Tải trọng và tổ hợp tải trọng nền ....................................................................... 117
6.4.2 Xác định tải trọng tác dụng xuống móng .......................................................... 118
6.5 ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP NỀN MÓNG .......................................................... 119
6.5.1 Đề xuất giải pháp xử lý nền .............................................................................. 119
6.5.2 Đề xuất và lựa chọn giải pháp móng ................................................................. 120
6.6 LỰA CHỌN CHIỀU SÂU ĐẶT MÓNG.............................................................................. 120
6.6.1 Điều kiện về địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn khu vực xây dựng121
6.6.2 Trị số và tính chất của tải trọng ......................................................................... 122
6.6.3 Đặc điểm và yêu cầu sử dụng công trình .......................................................... 123
6.6.4 Điều kiện thi công ............................................................................................. 123
6.7 TÍNH TOÁN NỀN MÓNG THEO TRẠNG THÁI GIỚI HẠN ................................................ 124
6.7.1 Tính toán nền móng theo theo sức chịu tải ....................................................... 124
6.7.2 Tính toán nền móng theo biến dạng .................................................................. 125
CHƯƠNG 7 ............................................................................................................................. 128
Trang 3
THIẾT KẾ MÓNG NÔNG TRÊN NỀN TỰ NHIÊN ......................................................... 128
7.1 PHÂN LOẠI .................................................................................................................. 128
7.1.1 Móng đơn .......................................................................................................... 128
7.1.2 Móng kết hợp dưới hai cột ................................................................................ 129
7.1.3 Móng băng......................................................................................................... 130
7.1.4 Móng bè............................................................................................................. 131
7.1.5 Móng hộp .......................................................................................................... 133
7.2 XÁC ĐỊNH SƠ BỘ KÍCH THƯỚC ĐÁY MÓNG ĐƠN DƯỚI CỘT VÀ KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN
ÁP LỰC TẠI ĐÁY MÓNG VÀ ĐỈNH LỚP ĐẤT YẾU .................................................................... 133
7.2.1 Xác định sơ bộ kích thước đáy móng................................................................ 133
7.2.2 Kiểm tra điều kiện áp lực tại đỉnh lớp đất yếu .................................................. 136
7.3 TÍNH TOÁN THEO TRẠNG THÁI GIỚI HẠN 1 ................................................................ 138
7.3.1 Sức chịu tải của nền đá ...................................................................................... 138
7.3.2 Sức chịu tải của nền đất..................................................................................... 138
7.4 TÍNH TOÁN ĐỘ BỀN VÀ CẤU TẠO MÓNG ..................................................................... 141
7.4.1 Móng đơn gạch, đá, bê tông dưới cột ................................................................ 141
7.4.2 Móng đơn bê tông cốt thép dưới cột ................................................................. 143
CHƯƠNG 8 ............................................................................................................................. 148
MÓNG TRÊN NỀN ĐẤT YẾU ............................................................................................. 148
8.1 KHÁI NIỆM .................................................................................................................. 148
8.2 ĐỆM CÁT ..................................................................................................................... 148
8.2.1 Phạm vi áp dụng ................................................................................................ 148
8.2.2 Tính toán đệm cát .............................................................................................. 149
8.2.3 Kiểm tra độ lún.................................................................................................. 149
8.3 CỌC CÁT ..................................................................................................................... 150
8.3.1 Phạm vi áp dụng ................................................................................................ 150
8.3.2 Tính toán cọc cát ............................................................................................... 151
8.4 GIẾNG CÁT ................................................................................................................. 155
8.4.1 Phạm vi áp dụng ................................................................................................ 155
8.4.2 Cấu tạo và tính toán giếng cát ........................................................................... 156
8.4.3 Thi công giếng cát ............................................................................................. 158
CHƯƠNG 9 ............................................................................................................................. 158
MÓNG CỌC ........................................................................................................................... 158
9.1 PHÂN LOẠI CỌC, CẤU TẠO CỌC .................................................................................. 159
9.1.1 Phân loại cọc ..................................................................................................... 159
9.1.2 Cấu tạo một số loại cọc ..................................................................................... 161
9.2 TRÌNH TỰ THIẾT KẾ MÓNG CỌC ................................................................................. 169
9.2.1 Đánh giá điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn ................................ 170
9.2.2 Xác định tải trọng tác dụng xuống móng .......................................................... 170
9.2.3 Xác định độ sâu đặt đáy đài .............................................................................. 170
9.3 XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ VỀ CỌC ............................................................................. 171
9.3.1 Xác định cao trình đặt mũi cọc.......................................................................... 171
9.3.2 Xác định chiều dài, tiết diện cọc ....................................................................... 171
9.3.3 Lựa chọn phương pháp thi công cọc ................................................................. 173
9.3.4 Lựa chọn vật liệu cọc ........................................................................................ 174
9.4 SỨC CHỊU TẢI TRỌNG NÉN THẲNG ĐỨNG CỦA CỌC ĐƠN ............................................ 175
Trang 4
9.4.1 Tổng quát về sức chịu tải của cọc ..................................................................... 175
9.4.2 Sức chịu tải trọng nén thẳng đứng theo cường độ vật liệu làm cọc .................. 178
9.4.3 Sức chịu tải của cọc bê tông cốt thép chịu kéo theo cường độ vật liệu............. 184
9.4.4 Sức chịu tải trọng nén thẳng đứng của cọc theo chỉ tiêu cơ lý của đất ............. 184
9.4.5 Sức chịu tải trọng kéo của cọc theo chỉ tiêu cơ lý của đất, đá .......................... 193
9.4.6 Sức chịu tải cực hạn của cọc theo các chỉ tiêu cường độ của đất nền ............... 194
9.4.7 Sức chịu tải cực hạn của cọc theo kết quả xuyên tĩnh (phương pháp 1) ........... 197
9.4.8 Sức chịu tải cực hạn của cọc theo kết quả xuyên tĩnh (phương pháp 2) ........... 199
9.4.9 Sức chịu tải cực hạn theo kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn ....................... 201
9.4.10 Sức chịu tải cực hạn theo kết quả thử động cọc bằng đóng búa ....................... 203
9.4.11 Sức chịu tải cực hạn theo kết quả thử tải trọng tĩnh .......................................... 205
9.5 XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG CỌC, BỐ TRÍ CỌC TRONG MÓNG .............................................. 213
9.5.1 Xác định sơ bộ kích thước đài cọc .................................................................... 213
9.5.2 Xác định sơ bộ số lượng cọc ............................................................................. 213
9.5.3 Bố trí cọc ........................................................................................................... 214
9.6 KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN ÁP LỰC XUỐNG CỌC................................................................. 215
9.6.1 Điều kiện kiểm tra ............................................................................................. 215
9.6.2 Áp lực tác dụng xuống cọc ................................................................................ 215
9.6.3 Sự làm việc của cọc trong nhóm ....................................................................... 216
9.7 KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN ÁP LỰC TẠI MẶT PHẲNG MŨI CỌC ........................................... 217
9.7.1 Điều kiện kiểm tra ............................................................................................. 217
9.7.2 Xác định áp lực xuống đất nền tại mặt phẳng mũi cọc ..................................... 217
9.7.3 Sức chịu tải của đất nền tại mặt phằng mũi cọc ................................................ 218
9.8 TÍNH TOÁN MÓNG CỌC THEO TTGH 2 ...................................................................... 218
9.8.1 Điều kiện kiểm tra ............................................................................................. 218
9.8.2 Tính toán độ lún của cọc đơn ............................................................................ 219
9.8.3 Tính toán độ lún của nhóm cọc từ độ lún của cọc đơn ..................................... 220
9.8.4 Tính toán độ lún của móng cọc theo mô hình móng khối quy ước ................... 221
9.9 CẤU TẠO VÀ TÍNH TOÁN ĐÀI CỌC .............................................................................. 222
9.9.1 Lựa chọn sơ bộ chiều cao đài cọc ..................................................................... 223
9.9.2 Tính toán và cấu tạo đài cọc .............................................................................. 223
9.10 KIỂM TRA CỌC ĐÚC SẴN TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG ............................................ 226
9.10.1 Kiểm tra cọc khi vận chuyển và lắp dựng ......................................................... 226
9.10.2 Tính toán móc cẩu ............................................................................................. 227
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 228

Trang 5
Phần 1
Cơ học đất

Chương 1
SỰ HÌNH THÀNH VÀ BẢN CHẤT VẬT LÝ CỦA ĐẤT

1.1 Nguồn gốc và quá trình hình thành đất


Tất cả các đất mềm mà ta gặp đều có nguồn gốc từ đá rắn. Quá trình hình
thành của đất là kết quả của ba quá trình liên tiếp:
Phong hoá → chuyển dời → trầm tích.
1.1.1 Phong hóa
Phong hóa là quá trình phá hoại và làm thay đổi thành phần của đá gốc do
tác dụng vật lý, hoá học, sinh vật thuộc các yếu tố khác nhau. Có 3 loại phong
hoá:
- Phong hóa vật lý: là sự phá huỷ đá thành những khối vụn có kích thước
to, nhỏ khác nhau. Đó là sự nứt vỡ cơ giới, không làm thay đổi thành phần hóa
học của đá. Quá trình này xảy ra chủ yếu do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ,
sự đóng băng của nước... Phong hóa vật lí có thể thấy ở nhiều nơi trên bề mặt
trái đất nhưng diễn ra mạnh hay yếu tuỳ thuộc vào các điều kiện khí hậu, vào
tính chất và cấu trúc của các loại đá... Các đá gốc bị phá hoại và vỡ vụn thành
những hạt to nhỏ không đều nhau thành đất rời: đá dăm, sỏi, cuội...
- Phong hóa hóa học: do nước, oxy, H2CO3 trong không khí gây ra phản
ứng hoá học làm biến đổi thành phần hoá học của chúng và làm cho đá vỡ vụn
thành những hạt khoáng rất nhỏ (<2 m) thành đất dính: cát pha, sét pha, sét…
- Phong hóa sinh vật: do các loại động thực vật sống trên mặt đất phá hoại
các lớp đá mềm thành đất hữu cơ: bùn, than bùn.
1.1.2 Chuyển dời
Đá gốc sau khi bị phong hóa có thể nằm tại chỗ hoặc bị dịch chuyển do
tác dụng của trọng lực, nước và gió để tạo thành các loại trầm tích.
1.1.3 Trầm tích
Trầm tích là các sản vật phong hóa được lắng đọng tại một vị trí nào đó để
hình thành các lớp đất như hiện nay. Có các loại trầm tích sau:
- Tàn tích: sản vật phong hóa nằm nguyên tại chổ, có góc cạnh và thành
phần thạch học giống đá gốc.
- Sườn tích: sản vật phong hóa bị nước mưa, tuyết cuốn trôi từ trên núi
cao đến lưng chừng hoặc xuống tận chân dốc rồi lắng đọng tại đó.

Trang 6
- Lũ tích: sản vật phong hóa bị nước cuốn trôi đi xa rồi lắng đọng thành
các thung lũng cổ hoặc mới.
- Phong tích: sản vật phong hóa rất nhỏ bị gió cuốn đi rất xa tạo nên đụn
cát, núi cát.
Trầm tích sông, biển: hình thành do lắng đọng các hạt đất ở biển hoặc cửa
sông.

1.2 Các pha hợp thành đất


Đất là vật thể phân tán, bao phủ khắp bề mặt vỏ trái đất. Ở điều kiện tự
nhiên đất gồm ba pha: rắn, lỏng và khí.
Khi đất ở trạng thái khô hoàn toàn, gồm hai pha là rắn và không khí,
trường hợp ở trạng thái bão hòa hoàn toàn, đất sẽ gồm hai pha là hạt rắn và
nước.
1.2.1 Pha rắn
Pha rắn bao gồm các hạt đất, chiếm phần lớn trong thành phần của đất.
Tính chất của đất phụ thuộc vào độ lớn, hình dạng các hạt cũng như thành phần
khoáng của chúng.
a. Thành phần khoáng
Phụ thuộc vào thành phần của đá gốc và tác dụng phong hóa. Mặc dù
cùng một loại đá gốc nhưng nếu tác dụng phong hóa khác nhau thì cũng sẽ sản
sinh ra những khoáng vật khác nhau.
Có 3 loại khoáng vật: khoáng vật nguyên sinh, khoáng vật thứ sinh - hai
loại này gọi là khoáng vật vô cơ và chất hóa hợp hữu cơ.
- Khoáng vật nguyên sinh: thạch anh, fenpat và mica, là thành phần chủ
yếu của các loại đất cát, có kích thước lớn hơn 0,005 mm.
- Khoáng vật thứ sinh có 2 loại: không hòa tan trong nước như kaolinite,
ilite, montmorilonite… là thành phần chủ yếu của các hạt sét trong đất →
khoáng vật sét, mang điện tích âm. Loại hòa tan trong nước gồm canxit, mica
trắng, thạch cao và muối mỏ. Khoáng vật thứ sinh thường có kích thước rất nhỏ,
nhỏ hơn 0,005 mm.
- Chất hóa hợp hữu cơ: hình thành từ các tàn tích thực vật và động vật, ở
giai đoạn phân hủy.
b. Thành phần hạt
Trong đất các hạt có kích thước rất khác nhau từ vài cm đến vài phần
nghìn mm nên không thể xác định riêng kích thước của từng hạt mà xác định
theo kích thước của từng nhóm hạt. Ta có các nhóm hạt sau:

Trang 7
Bảng 1.1 Phân loại đất theo thành phần hạt
Kích thước hạt (mm)
Tên hạt đất
TCVN 9362:2012 TCVN 5747-1993 USCS
Đá tảng >200 >300
Cuội và dăm 200 - 10 300 - 150 >75
Sỏi và sạn 10 - 2 150 - 2 75 - 4
Hạt cát 2 - 0.1 2 - 0,06 4 - 0,38
Hạt bụi 0,1 - 0,005 0.06 - 0,002 0,075 - 0,002
Hạt sét <0,005 <0,002 <0,002
Ghi chú: - TCVN 5747-1993, Đất xây dựng - Phân loại
- TCVN 9362:2012, Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình
- USCS: Hệ thống phân loại đất thống nhất của Hoa Kỳ
c. Hình dạng hạt
Đối với các hạt có kích thước lớn, thường có dạng hình cầu tròn nhẵn
hoặc có góc cạnh sắc nhọn thì hình dạng hạt ảnh hưởng đến tính chất của đất.
Đất có kích thước lớn tròn nhẵn thì khả năng chịu lực kém hơn các hạt có
hình dạng góc cạnh.
Đối với các hạt có kích thước nhỏ, thường có hình dạng phiến mỏng hoặc
có dạng hình kim mảnh thì hình dạng hạt không ảnh hưởng đến tính chất của đất
mà yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của đất chủ yếu là do thành phần khoáng của
hạt đất.
1.2.2 Pha lỏng
Ở điều kiện tự nhiên bao giờ trong đất cũng chứa một lượng nước nhất
định. Nước này tác dụng với các khoáng vật của hạt đất làm ảnh hưởng đến tính
chất cơ lý của đất. Căn cứ vào tác dụng này, ta phân nước ra làm 3 loại sau:
Nước trong hạt đất
Nước hút bám
Nước trong đất Nước kết hợp mặt ngoài Nước kết hợp mạnh
Nước kết hợp yếu
Nước tự do Nước mao dẫn
Nước trọng lực

a. Nước trong khoáng vật của hạt đất


Là nước ở trong mạng tinh thể khoáng vật của hạt đất, tồn tại dưới dạng
phân tử (H2O) hoặc Ion (H+, OH-), chỉ có thể tách ra ở nhiệt độ cao, ít ảnh hưởng
đến tính chất cơ lý của đất.
b. Nước kết hợp mặt ngoài của hạt đất

Trang 8
Là nước được giữ trên bề mặt hạt đất do các tác dụng hoá học, hóa - lý,
chủ yếu là lực điện phân tử, nước này không chịu sự chi phối của trọng lực,
cũng không truyền áp lực thủy tĩnh, bao gồm:
- Nước hút bám: bám rất chặt vào mặt ngoài của hạt đất, không có khả
năng hòa tan các loại muối, không thể trực tiếp di chuyển từ hạt đất này sang hạt
đất kia mà chỉ di chuyển dưới dạng hơi nước → trạng thái rắn.
- Nước màng mỏng: bao bọc phía ngoài nước hút bám, bao gồm:
+ Nước kết hợp mạnh: bám tương đối chặt vào đất, có khả năng hòa tan
muối, có thể di chuyển từ hạt đất này sang hạt đất khác khi chịu áp lực ngoài lớn
→ nửa rắn.
+ Nước kết hợp yếu: nằm ở mặt ngoài cùng của hạt đất và có tính chất
giống như nước thông thường.
c. Nước tự do
Là nước ở ngoài phạm vi tác dụng của lực điện phân tử, bao gồm nước
mao dẫn và nước trọng lực:
- Nước mao dẫn: do trong đất có nhiều lỗ rỗng lớn nhỏ khác nhau hợp
thành những đường ống chằng chịt, nên nước trong đất dâng lên theo các đường
0,3
ống này dưới ảnh hưởng của sức căng bề mặt (hiện tượng mao dẫn) h md = cm
d
(đối với ống thủy tinh sạch).
- Nước trọng lực: tồn tại trong các lỗ rỗng của đất, giống với nước thông
thường, nước này chảy dưới tác dụng của trọng lực và trong một số trường hợp
ta có thể xem nước chuyển động tuân theo định luật Darci. Khi nền chịu tải
trọng ngoài thì nước này thoát khỏi lỗ rỗng của đất và làm cho công trình bị lún.
1.2.3 Pha khí
Pha khí tồn tại trong các lỗ rỗng của đất hoặc hòa tan trong nước, bao
gồm khí hở và khí kín.
- Khí hở: khi nhiệt độ, áp suất thay đổi hoặc khi có tải trọng ngoài tác
dụng thì dễ bị đẩy ra ngoài khí quyển, không có ảnh hưởng nhiều đến tính chất
của đất, thường gặp trong các loại đất cát.
- Khí kín: không thông thương với khí quyển bên ngoài do vậy chúng ảnh
hưởng đến tính chất cơ học của đất: giảm tính thấm, tăng tính đàn hồi do lực
căng mặt ngoài giữa nước và bọt khí.

1.3 Kết cấu và cơ cấu của đất


1.3.1 Kết cấu của đất
Là sự sắp xếp có quy luật của các hạt hoặc các đám hạt đất có độ lớn và
hình dạng khác nhau trong quá trình trầm tích.

Trang 9
- Kết cấu hạt: các hạt sắp xếp theo một quy luật nhất định, dưới tác dụng
của tải trọng các hạt sẽ chuyển vị và đạt đến trạng thái ổn định trong một thời
gian ngắn, do vậy thuận tiện cho xây dựng công trình, kết cấu này chủ yếu ở đất
cát.
- Kết cấu tổ ong: do sự lắng đọng tựa lên nhau giữa các hạt sét, hình dạng
dẹt, kích thước nhỏ hơn nhiều so với hạt cát hình thành nên kết cấu tổ ong rời
xốp không ổn định
- Kết cấu bông: do các hạt keo có kích thước rất bé (d < 0,001 mm) lơ
lửng trong nước rồi liên kết với nhau thành các đám hạt để hình thành nên kết
cấu bông, kết cấu này rất không ổn định và thường gặp ở trầm tích biển.

Kết cấu hạt Kết cấu tổ ong Kết cấu bông


Hình 1.1 Các dạng kết cấu của đất

Tùy theo thời gian hình thành, các liên kết kết cấu có thể chia ra 2 loại:
- Liên kết nguyên sinh: do các lực phân tử tác dụng giữa các hạt khoáng
vật với nhau, giữa các hạt khoáng vật với nước. Liên kết này là thường có tính
đàn hồi và tính dẻo nhớt
- Liên kết thứ sinh: do sự hóa già các chất keo, sự kết tinh hoặc tái kết tinh
các loại muối hòa tan trong nước... Đặc điểm của chúng có tính cứng, liên kết
này sẽ bị phá hoại khi các hạt có chuyển vị tương đối với nhau, và khi bị phá
hoại thì không thể hồi phục ngay lại được, do vậy cần chú ý đến việc bảo quản
mẫu thí nghiệm không bị xáo trộn.
1.3.2 Cơ cấu của đất
- Cơ cấu ngang (a): các lớp đất song song với mặt đất.
- Cơ cấu xiên (b): các lớp đất nằm xiên.
- Cơ cấu hỗn hợp (c): tập hợp nhiều loại đất nằm xiên theo mọi chiều,
nhiều lớp xen kẽ.
(a) (b) (c)

Hình 1.2 Các dạng cơ cấu của đất

Trang 10
1.4 Các chỉ tiêu vật lý của đất
Xét một phân tố đất có trọng lượng Q, thể tích V và được mô phỏng như
hình 1.3. Vì đất là vật thể 3 pha, nên ta có:
V = Vh + Vn + Vk
Vr = Vn + Vk
Q = Qh + Qn + Qk  Qh + Qn; (do khí rất nhẹ nên Qk  0).

Hình 1.3 Sơ đồ các pha của đất

1.4.1 Các chỉ tiêu vật lý cơ bản


a. Dung trọng tự nhiên, w
Còn gọi là trọng lượng thể tích đơn vị tự nhiên, là trọng lượng riêng của
đất ở trạng thái ẩm, gồm cả 3 pha rắn, lỏng và khí.
Qw Qh +Qn +Qk Qh +Qn
γw = =  (g/cm3, T/m3, kN/m3) (1.1)
V V V
w càng lớn, đất càng tốt, thường gặp dung trọng của một số loại đất như
sau: đất cát w = 14,5 - 18,5 kN/m3; đất cát pha, sét pha w = 14,0 - 16,5 kN/m3;
đất sét chặt w = 18,0 - 21,0 kN/m3.
Cách xác định: dùng dao vòng có thể tích V, cắt từ mẫu đất nguyên dạng
rồi đem cân để xác định trọng lượng Q → w.
b. Độ ẩm, W
Là tỷ số giữa trọng lượng nước trong đất và trọng lượng hạt đất.
Qn
W(%)= .100 (1.2)
Qh
Cách xác định: cân mẫu đất ở trạng thái tự nhiên - Q1, sau đó sấy khô ở
nhiệt độ 100 - 105oC rồi đem cân lại được Q2.
Q1 -Q 2
W(%)= .100 (1.3)
Q2
c. Tỷ trọng hạt đất, 

Trang 11
Là tỷ số giữa trọng lượng riêng hạt đất và trọng lượng riêng của nước.
γh Q /V Q
Δ= = h h = h (1.4)
γ n γ n Vh /Vh γ n Vh
Với n = 10 kN/m3, nên: γk = 10Δ
Cách xác định: cân 1 lượng đất đã được sấy khô hoàn toàn - có Qh, sau
đó xác định thể tích Vh của đất bằng cách dùng một bình có thể tích xác định,
rồi cân bình này khi chứa nước cất và khi chứa nước + đất khô Qh ở cùng một
thể tích V ta được Q1 và Q2. Có Q = Q2 – Q1 chính là do chênh lệch dung trọng
của đất và nước ở cùng thể tích Vh.
Ta có: Q=Q2 – Q1= (h -n).Vh = h.Vh - n.Vh = Qh - n.Vh
Qh Qh
 n.Vh = Qh – (Q2 – Q1); Vậy:   
 n .Vh Qh  (Q2  Q1 )
1.4.2 Các chỉ tiêu vật lý khác
a. Dung trọng khô, k
Là trọng lượng riêng của đất ở trạng thái khô, đất chỉ có pha rắn.
Qh
γk = (1.5)
V
b. Dung trọng đẩy nổi, đn
Là trọng lượng riêng của đất khi nằm dưới mực nước ngầm và chịu tác
dụng của lực đẩy nổi Archimet.
γdn = Qh -γn Vh (1.6)
V
c. Dung trọng no nước, nn
Còn gọi là dung trọng bão hòa - là trọng lượng riêng của đất ở trạng thái
hoàn toàn bão hòa nước, khi đó trong đất chỉ còn có hai pha: rắn, lỏng. Pha lỏng
chiếm đầy lổ rỗng.
Q +Q
γ nn = h n (1.7)
V
d. Dung trọng hạt, h
Là trọng lượng riêng của hạt đất.
Qh
γh = (1.8)
Vh
e. Độ rỗng, n
Là tỉ số giữa thể tích lỗ rỗng và thể tích toàn bộ của khối đất.

Trang 12
Vr
n(%)= ×100 (1.9)
V
f. Hệ số rỗng, e
Là tỉ số giữa thể tích lỗ rỗng và thể tích hạt đất.
Vr
e= (1.10)
Vh
g. Độ bão hoà, G
Là tỉ số giữa thể tích nước và thể tích lỗ rỗng trong một khối đất.
Vn
G (1.11)
Vr
1.4.3 Các công thức tính đổi
Q Qh γw γw
γk = h = = = (1.12)
V Q h +Q n Q h + Q n 1+0,01W
γw Qh Qh
Qh
V V-Vh γ k γ
e= r = = -1= h -1
Vh Vh Qh γk (1.13)
γh
Qh
V V-Vh γ k γ Δγ 1+0,01W 
e= r = = -1= h -1= n -1 (1.14)
Vh Vh Qh γk γw
γh
Q h -γ n Vh
Q -γ V Vh h γ h -γ n  Δ-1 γ n
γ dn = h n h = = = (1.15)
V Vh +Vr 1+e 1+e
Vh
Qn Vn
γh + .
Q Qh +Q n Vh Vn Δγ n +eγ n  Δ+e  γ n
γ nn = = = = =  γ dn =γ nn -γ n (1.16)
V V 1+e 1+e 1+e
Vn Qn γ h
.
Vn Vh γ n Qh 0,01WΔ
G= = = = (1.17)
Vr Vr e e
Vh

Trang 13
Vr
V Vh e
n(%)= r .100= .100= .100 (1.18)
V Vr +Vh 1+e
Vh
Ví dụ
Cho một mẫu đất bão hòa hoàn toàn (G = 100%) có khối lượng đất ẩm là
Q = 1,526 gam, sau khi sấy khô hoàn toàn cân được khối lượng hạt là Qh =
1,053 gam, mẫu đất đó có tỷ trọng là  = 2,7; n = 10 kN/m3. Xác định:
- Độ ẩm của mẫu đất (W%);
- Hệ số rỗng của mẫu đất (e);
- Độ rỗng của đất (n);
- Trọng lượng riêng khô của đất (k);
- Trọng lượng riêng ẩm của đất (w).
Giải
Qn Q-Q h 15,26-10,53
a) W(%)= .100= .100= x100=44,91%
Qh Qh 10,53
0,01WΔ 0,01x44,91x2,7
b) e= = =1,21
G 1
e 1,21
c) n(%)= .100= x100=54,8%
1+e 1+1,21
Δγ n 2,7x10
d) γ k = = =12,22 kN/m3
e+1 1,21+1
e) γ w =γ k 1+0,01W  =12,22(1+0,01x44,91)=17,7 kN/m3

1.5 Các chỉ tiêu trạng thái của đất


Để phân loại đất thì ngoài thành phần hạt, ta còn phải xác định được trạng
thái của đất vì dựa vào trạng thái vật lý tự nhiên của đất ta có thể đánh giá sơ bộ
tính chất của đất về cường độ, biến dạng v.v…
Sau khi xác định được trạng thái của đất, tên và trạng thái luôn luôn được
thể hiện đầy đủ làm cơ sở cho việc tính toán ở các bước tiếp theo.
Ví dụ:
Cát nhỏ chặt vừa, bão hòa nước
Ở đây: Cát nhỏ chặt vừa, bão hòa nước
Tên Trạng thái
Trang 14
Á sét dẻo mềm
Ở đây: Á sét Dẻo mềm
Tên Trạng thái
1.5.1 Đối với đất cát
Ta dùng trạng thái độ chặt và độ ẩm để đánh giá trạng thái của đất.
a. Đánh giá độ chặt
Như chúng ta đã biết, các hạt đất là khung cốt chịu lực của đất, nếu các
hạt đất không xếp đặt một cách chặt chẽ thì các lỗ rỗng lớn và sức chịu tải của
đất sẽ rất nhỏ. Nếu các hạt đất bị lèn chặt với nhau thì thể tích lỗ rỗng giảm đi và
sức chịu tải sẽ lớn hơn. Vì vậy, độ chặt là một chỉ tiêu thể hiện sức chịu tải của
đất và người ta dùng hệ số rổng e hoặc độ chặt tương đối D để đánh giá độ chặt
của đất cát.
. Theo kết quả thí nghiệm trong phòng
e max -e
- Dựa vào độ chặt tương đối D= (1.19)
e max -e min
emax: hệ số rỗng ở trạng thái rời nhất, lấy từ thí nghiệm.
emin: hệ số rỗng ở trạng thái chặt nhất, lấy từ thí nghiệm.
e: hệ số rỗng ở trạng thái tự nhiên.
Cách xác định emax: lấy 1000 gam đất cát đem sấy khô, rồi qua phễu vào
ống kim loại (dtr = 76 mm, H=125 mm có trọng lượng Q1 và thể tích V). Khi cát
đầy thì dùng dao gạt mặt đất cho bằng và đem cân được Q2. Đây là tương ứng
trạng thái xốp, rỗng nhất và có dung trọng khô nhỏ nhất
Q 2 -Q1 γh
γ k(min) = → emax = -1
V γ k(min)
Cách xác định emin: giống như cách xác định emax. Sau khi cát đầy, ta
dùng dụng cụ đập vào thành ống theo điều kiện thí nghiệm cho đến khi cát trong
ống hết lún; tức là đất đã nén chặt, có độ rỗng nhỏ nhất. Thể tích phần lún là
V và đem cân được Q2.

Q -Q γh
γ k(max) = 2 1 → e min = -1
V-ΔV γ k(max)

Bảng 1.1 Tiêu chuẩn phân loại độ chặt của đất cát dựa theo D
Trạng thái Độ chặt D
Cát chặt 0,67 < D  1,00
Cát chặt vừa 0,33 < D  0,67
Cát xốp 0,00 < D  0,33
Trang 15
- Dựa vào hệ số rỗng e: dùng để đánh giá độ chặt của đất cát
Bảng 1.2 Tiêu chuẩn phân loại độ chặt của đất cát dựa theo hệ số rỗng e
Độ chặt
Loại đất
Chặt Chặt vừa Xốp
Cát sỏi, cát thô, cát vừa e < 0,55 0,55  e  0,70 e > 0,70
Cát nhỏ e < 0,60 0,60  e  0,75 e > 0,75
Cát bụi e < 0,60 0,60  e  0,80 e > 0,80

. Theo kết quả thí nghiệm hiện trường


Đối với đất cát nằm dưới mực nước ngầm ở trạng thái bão hòa rất khó lấy
được mẫu nguyên dạng vì vậy có thể dùng thí nghiệm hiện trường để xác định
độ chặt của nó.
- Xuyên động: dùng mũi xuyên có đường kính 51 mm, cắm vào đất 30 cm
dưới tác dụng của búa có trọng lượng 63,5 kg rơi tự do ở độ cao 76 cm.
Bảng 1.3 Độ chặt theo thí nghiệm xuyên động
Số lần búa rơi Độ chặt tương đối D Trạng thái của đất
1-4 D < 0,2 rất xốp
5-9 0,2 < D ≤ 1/3 xốp
10 - 29 1/3 < D ≤ 2/3 chặt vừa
30 - 50 2/3 < D ≤ 1 chặt
> 50 D>1 rất chặt
- Xuyên tĩnh: dùng mũi xuyên có đường kính 36 mm, góc đầu xuyên 60o
được ấn xuống đất và xác định được sức kháng mũi xuyên.
Bảng 1.4 Sức kháng mũi xuyên theo độ chặt của đất cát (x100 kPa)
Độ sâu Cát thô Cát vừa Cát nhỏ
(m) chặt chặt vừa chặt chặt vừa chặt chặt vừa
5 150 150-100 100 100-60 60 60-30
10 220 220-150 150 150-90 90 90-40
b. Đánh giá độ ẩm: được đánh giá theo độ bão hòa G
G  0,5 : đất hơi ẩm
0,5 < G  0,8 : đất ẩm
G > 0,8 : đất no nước
1.5.2 Đối với đất dính
Đất sét bao gồm phần lớn các hạt sét, hạt keo có kích thước rất nhỏ (d ≤
0,002 mm). Khi gặp nước các loại đất dính này bị thay đổi các tính chất của nó
vốn có khi khô. Một mẫu đất sét, khi khô thì nó rất cứng dùng tay khó có thể
Trang 16
bóp vỡ. Nếu cho nó hút dần một lượng nước thì ta thấy mẫu đất có thể tích lớn
lên và vẫn cứng. Lúc này đất sét đã chuyển sang trạng thái nở về thể tích. Điều
này là do lượng nước bao quanh các hạt đã đủ lớn và đẩy dãn khoảng cách giữa
các hạt ra. Ở trạng thái này, nếu lượng nước giảm thì các hạt sít lại gần nhau và
thể tích đất bị co lại. Nếu lượng nước được bổ sung thêm thì đến một lúc đất dẻo
ra có thể nặn được. Nếu lại thêm lượng nước nữa thì đến một lúc đất nhão ra
như bùn. Như vậy, đất dính có 3 trạng thái chính là: trạng thái cứng, trạng thái
dẻo và trạng thái chảy.
- Độ ẩm tương ứng với trạng thái đất bắt đầu co hay nở thể tích gọi là giới
hạn co, Wc.
- Độ ẩm giới hạn khi đất chuyển từ trạng thái cứng sang trạng thái dẻo,
gọi là độ ẩm giới hạn dẻo, Wd (hay WPL: plastic limit);
- Độ ẩm giới hạn khi đất chuyển từ trạng thái dẻo sang trạng thái chảy, gọi
là độ ẩm giới hạn chảy, Wch (hay WLL: liquid limit);
- Hiệu số: A = Wch - Wd, gọi là chỉ số dẻo (còn gọi là IP: index plastic, IP =
WLL - WPL).
Cách xác định Wd: người ta lấy đất đem lăn thành những que đất. Nếu
đến khi que có đường kính d = 3 mm mà bắt đầu xuất hiện những vết nứt ngang
trên bề mặt que thì độ ẩm của những que đất này được gọi là độ ẩm giới hạn
dẻo Wd.
Cách xác định Wch: (phương pháp
Valixiev hoặc phương pháp Casagrande):
đặt mũi quả dọi Vasiliev (nặng 76 gam có o
đầu hình chóp nón mũi nhọn  = 30o, cao 30

25mm
h = 25 mm) sát mặt đất, sau đó thả tay cho
10mm

lún tự do vào đất. Nếu sau 10 giây mà quả


dọi lún vào trong đất được 10 mm thì độ
ẩm của đất đó được gọi là độ ẩm giới hạn
chảy Wch.
Theo GS. Atterberg: Khi đất có W < Wd: trạng thái cứng
Khi đất có Wd ≤ W ≤ Wch: trạng thái dẻo
Khi đất có W > Wch: trạng thái chảy
Theo TCVN 9362:2012, để đánh giá trạng thái của đất dính người ta dùng
chỉ tiêu chỉ số chảy IL (index liquid) hay độ sệt B là sự kết hợp giữa trạng thái độ
chặt và độ ẩm để đánh giá.
W-Wd W-Wd W-WPL W-WPL
B= = hoặc I L = =
Wch -Wd A WLL -WPL IP
với W là độ ẩm tự nhiên

Trang 17
Căn cứ vào độ sệt IL, người ta đánh giá trạng thái độ cứng của đất dính
theo bảng sau.
Bảng 1.5 Tiêu chuẩn đánh giá độ cứng của đất dính dựa theo độ sệt IL (B)
Tên đất Trạng thái Độ sệt IL (B)
Rắn IL < 0
Cát pha Dẻo 0≤B≤1
Nhão IL > 1
Rắn IL < 0
Nửa rắn 0,00 ≤ IL ≤ 0,25
Dẻo 0,25 < IL ≤ 0,50
Sét pha và sét
Dẻo mềm 0,50 < IL ≤ 0,75
Dẻo nhão 0,75 < IL ≤ 1
Nhão IL > 1

1.6 Xác định thành phần hạt đất


Lượng chứa tương đối của các nhóm hạt trong đất tính theo % khối lượng
đất khô (được sấy ở 105oC) gọi là thành phần hạt hay là thành phần cấp phối của
đất. Xác định thành phần hạt bằng thí nghiệm phân tích cỡ hạt:
+ Đối với hạt lớn (d ≥ 0,1 mm): dùng phương pháp rây sàng.
+ Đối với hạt nhỏ (d < 0,1 mm): dùng phương pháp tỷ trọng kế.
Quy trình thí nghiệm phân tích thành phần hạt ở nước ta hiện nay thực
hiện theo TCVN 4198:2014, Đất xây dựng - phương pháp phân tích thành phần
hạt trong phòng thí nghiệm.
1.6.1 Phương pháp rây sàng
Sử dụng bộ rây có kích thước lỗ: 100; 80; 60; 40; 20; 10; 5; 2; 1; 0,5;
0,25 và 0,1 mm, được xếp theo thứ tự: rây lớn ở trên, rây nhỏ ở dưới, trên cùng
là nắp rây và dưới cùng là đáy rây. Lấy mẫu đất theo quy định cho vào bộ rây
rồi đưa vào máy lắc từ 5 - 10 phút hoặc lắc bằng tay ít nhất là 10 phút. Cân
trọng lượng đất đọng lại trên mỗi rây và đáy rây, ta sẽ tính được % lượng hạt
trên mỗi rây và đáy rây so với trọng lượng đất được rây.
1.6.2 Phương pháp lắng đọng
Dựa vào định luật Stock: khi một vật thể hình cầu rơi trong một chất lỏng
thì vận tốc giới hạn của nó phụ thuộc vào đường kính, tỷ trọng hạt và độ nhớt và
tỷ trọng dung dịch.
γ -γ 18μv
v= h n d 2t → d t =
18μ γ h -γ n
Người ta đã dùng một dụng cụ gọi là tỷ trọng kế để xác định thành phần
hạt, với giả thiết:
Trang 18
- Tại mỗi thời điểm dung dịch là đồng nhất;
- Vận tốc lắng chìm của tỷ trọng kế bằng với vận tốc lắng chìm của các
hạt đất trong dung dịch;
- Chỉ số độ chìm R của tỷ trọng kế trong dung dịch để xác định khối lượng
Rγ h
riêng của dung dịch : γ dt =
 γ h -γ n  .100
Lấy lượng đất thí nghiệm là m, sau khi lọt qua rây có lỗ 0,1 mm còn m1.
Lấy lượng đất lọt qua rây cho vào ống thuỷ tinh hình trụ dung tích V = 1 lít, rồi
thêm nước vào cho đúng 1 lít rồi phân tích bằng tỷ trọng kế. Thả tỷ trọng kế vào
trong dung dịch sau khi đã khuấy đều, đo độ dịch chuyển của tỷ trọng kế theo
thời gian t ta sẽ tính được đường kính các hạt đã lắng dt và khối lượng riêng của
dung dịch ở thời điểm đo t. Tiếp đó, ta xác định được phần trăm lượng hạt còn
lại trong dung dịch có đường kính ≤ dt theo công thức trong phòng thí nghiệm.
γ V
z%(d  d t )= dt .100
m
Và thành phần % của các hạt có đường kính 0,1 ≥ d > dt là:
γ -γ
z%(d<d t  0,1mm )= bd dt .100
γ bd
Và thành phần % của các hạt có đường kính d > 0,1 mm là:
m1
z%(d>0,1mm)= .100
m
Kết quả thí nghiệm phân tích cỡ hạt được biểu thị bằng nhiều cách, có thể
trình bày dưới các dạng bảng tính hoặc đồ thị logarite giữa % lượng hạt và
log(d).
Ví dụ thành phần cấp phối của một loại đất như sau:
Hàm lượng (% trọng lượng đất khô) các hạt đường kính d (mm)
2-0,5 0,5-0,25 0,25-0,1 0,1-0,05 0,05-0,01 0,01-0,005 <0,005
2 6 10 28 22 21 11
2
8
18
46
68
89
100
Hàm lượng tích luỹ các hạt có đường kính > d (mm)

Trang 19
%
100 3 2

Cu<4

CC>3
50

1
Cu>4
1<C u<3

0 2 0 ,5 0 ,2 5 0 ,0 5 0 ,0 0 5
100 10 1 0 ,1 0 ,0 1 0 ,0 0 1 0 ,0 0 0 1 lo g ( d )

Căn cứ vào đường cong cấp phối người ta xác định được tên gọi, đường
kính có hiệu và hệ số không đều của đất.
- Đường kính có hiệu: là đường kính mà những hạt có kích thước bằng
và nhỏ hơn nó chiếm 10% tổng khối lượng đất khô, ký hiệu là D10.
- Đường kính chi phối: là đường kính mà những hạt có kích thước bằng
và nhỏ hơn nó chiếm 60% tổng khối lượng đất khô, ký hiệu là D60.
- Hệ số đồng nhất: là tỷ số d60/d10, ký hiệu là Cu.
- Hệ số đường cong: ký hiệu Cc.
 D30 
2

Cc =
D 60 xD10
Khi Cu < 4: đấp cấp phối kém, đường cong cấp phối có dạng dốc đứng,
đất nền chỉ có một loại nhóm hạt, lỗ rỗng của đất không được lấp đầy bằng
những hạt nhỏ hơn nên nền đất bị lún nhiều khi chịu tải trọng ngoài.
Khi Cu > 4 và 1< Cc < 3: đấp cấp phối tốt, đường cong cấp phối hạt có
dạng thoai thoải, nền đất chứa nhiều loại hạt khác nhau, nghĩa là lỗ rỗng của đất
được lấp đầy bằng những hạt có kích thước nhỏ hơn, nền đất đặc chắc, có khả
năng chịu lực tốt.
Khi Cc < 1 hay Cc > 3: đường cong cấp phối có dạng bậc thang, nền đất
vắng mặt một vài nhóm hạt, lỗ rỗng của đất vẫn còn, khả năng chịu lực kém.

1.7 Phân loại đất đá


Theo TCVN 9362:2012, để phân loại đất người ta dựa vào các chỉ tiêu là
kích thước hạt, thành phần hạt và các chỉ tiêu đánh giá trạng thái của đất.
Đất đá được chia ra:

Trang 20
- Đá gồm có: đá phún xuất, đá biến chất và đá trầm tích.
- Đất gồm có: đất hòn lớn; đất cát (2 loại này còn gọi là đất rời) và đất sét
(còn gọi là đất dính).
1.7.1 Phân loại đá
Đá được chia ra thành từng loại theo Bảng 1.6 tùy thuộc vào:
- Sức chống nén tức thời một trục ở trạng thái no nước Rn;
- Hệ số hóa mềm Km (tỷ số giữa sức chống nén tức thời một trục ở trạng
thái no nước và hong khô);
- Độ phong hóa Kph (tỷ số giữa trọng lượng thể tích của mẫu đá bị phong
hóa với trọng lượng thể tích của mẫu chưa phong hóa của cùng đá ấy).
Bảng 1.6 Phân loại đá
Loại đá Chỉ số
A. Theo sức chống nén tức thời 1 trục Rn (MPa)
Rất bền Rn > 120
Bền 120 000 ≥ Rn > 50
Bền vừa 50 000 ≥ Rn > 15
Ít bền 15 000 ≥ Rn > 5
Đá nửa cứng Rn < 5
B. Theo hệ số hóa mềm trong nước Km
Không hóa mềm được Km ≥ 0,75
Hóa mềm được Km < 0,75
C. Theo độ phong hóa Kph
Không phong hóa (nguyên khối) Đá cứng nằm thành từng khối Iiên tục: Kph = 1
Phong hóa yếu (bị nứt nẻ) Đá cứng nằm thành từng đoạn không lẫn nhau
(từng tảng): 1 > Kph ≥ 0,9
Phong hóa Đá cứng nằm thành từng đám chuyển sang đá nứt
nẻ:
0,9 > Kph ≥ 0,8
Phong hóa mạnh (rời rạc) Đá cứng nằm trong toàn khối ở dạng rời: Kph <
0,8
1.7.2 Phân loại đất rời
Dùng thành phần cấp phối hạt để phân loại.
Bảng 1.7 Phân loại đất rời theo thành phần hạt
Phân bố của hạt theo độ lớn tính bằng phần trăm trọng lượng
Loại đất hòn lớn và đất cát
của đất hong khô
A. Đất hòn lớn
Đất tảng lăn Trọng lượng của các hạt lớn hơn 200 mm chiếm trên 50 %
Đất cuội Trọng lượng các hạt lớn hơn 10 mm chiếm trên 50 %
Trang 21
Đất sỏi Trọng lượng các hạt lớn hơn 2 mm chiếm trên 50 %
B. Đất cát
Cát sỏi Trọng lượng các hạt lớn hơn 2 mm chiếm trên 25 %
Cát thô Trọng lượng các hạt lớn hơn 0,5 mm chiếm trên 50 %
Cát thô vừa Trọng lượng các hạt lớn hơn 0,25 mm chiếm trên 50 %
Cát mịn Trọng lượng các hạt lớn hơn 0,1 mm chiếm trên 75 % hoặc hơn
Cát bụi Trọng lượng hạt lớn hơn 0,1 mm chiếm dưới 75 %
Chú thích: Để định tên đất theo bảng này phải cộng dần phần trăm hàm lượng hạt của đất
nghiên cứu: Bắt đầu từ các hạt lớn hơn 200 mm, sau đó là các hạt lớn hơn 10 mm, tiếp
đến là các hạt lớn hơn 2 mm... Tên đất lấy theo chỉ tiêu đầu tiên được thỏa mãn trong thứ
tự tên gọi ở bảng này.
1.7.3 Đối với đất dính
Dùng chỉ số dẻo A = Wch - Wd để phân loại.
A > 17 : đất sét.
7 ≤ A ≤ 17 : đất sét pha - á sét.
A<7 : đất cát pha - á cát.
Ngoài phân loại đất theo TCVN 9362:2012 ta còn có thể tham khảo các
tiêu chuẩn USCS (Unified Soil Classification System); ASTM D.2487.
1.7.4 Phân loại một số loại đất đặc biệt
- Đất bùn: (W > Wch) hay IL > 1
+ Khi e > 1 gọi là bùn á cát và bùn á sét.
+ Khi e > 1,5 gọi là bùn sét.
- Đất hữu cơ và than bùn: phân loại theo bảng sau
Bảng 1.8 Phân loại đất hữu cơ và than bùn
Hàm lượng hữu cơ IHC
Phân loại
(theo trọng lượng)
- Đất không hữu cơ IHC  0,05
- Đất chứa hữu cơ 0,05 < IHC  0,1
- Đất dạng than bùn 0,1 < IHC < 0,5
- Than bùn IHC  0,5
- Đất lún ướt: xét theo hệ số lún ướt enp
+ Đất không lún ướt khi enp < 0,01
+ Đất có tính lún ướt khi enp  0,01
N VH -V0
- Đất trương nở: dựa vào hệ số trương nở tự do R = , phân loại
V0
theo bảng sau.

Trang 22
Bảng 1.9 Phân loại đất trương nở
Phân loại Hệ số trương nở, RN
- Đất không trương nở RN < 0,04
- Đất trương nở yếu 0,04  RN  0,08
- Đất trương nở trung bình 0,08 < RN  0,12
- Đất trương nở mạnh RN > 0,12

Bài tập 1.2


Một mẫu đất được thí nghiệm, cho kết quả như sau: khối lượng đất trước
khi sấy m1 = 148,8 gam; khối lượng đất sau khi sấy m2 = 116,2 gam; thể tích
mẫu đất ẩm V = 80,4 cm3; giới hạn dẻo 32,7%; giới hạn chảy 39,9%; tỷ trọng Δ
= 2,71.
Yều cầu:
Xác định độ ẩm tự nhiên; khối lượng thể tích tự nhiên; khối lượng thể tích
khô; hệ số rỗng; độ rỗng; tên và trạng thái của đất; trọng lượng riêng hạt; trọng
lượng riêng đấy nổi; trọng lượng riêng bão hòa?

Trang 23
Chương 2
PHÂN BỐ ỨNG SUẤT TRONG ĐẤT

2.1 Khái niệm


Khi nghiên cứu biến dạng, ổn định và sức chịu tải của nền đất, cũng như
tính toán móng và các công trình xây dựng trong đất thì chúng ta cần phải biết
được trạng thái ứng suất trong nền đất.
Trạng thái ứng suất của một phân tố đất được đặc trưng bằng các ứng suất
pháp x; y; z và ứng suất tiếp xy và yx ; xz và zx; yz và zy
Trong thực tế công trình ta phân biệt các loại ứng suất sau đây:
- Ứng suất do trọng lượng bản thân.
- Ứng suất do tải trọng ngoài gây ra.
- Ứng suất thuỷ động do dòng nước chảy thấm gây nên.
- Ứng suất tiếp xúc tại vị trí đáy móng do tải trọng ngoài gây ra.
Việc xác định sự phân bố ứng suất trong nền đất tuân theo lý thuyết đàn
hồi với các giả thiết sau:
- Nền đất là đồng nhất và đẳng hướng.
- Quan hệ giữa ứng suất và biến dạng là quan hệ bậc nhất.
- Trạng thái ứng suất xem như đã ổn định dưới tác dụng của tải trọng.
- Ứng suất tại một điểm là ứng suất trung bình giả định tại điểm đó, trên
một đơn vị tiết diện của cả hạt đất và lỗ rỗng chứ không phải là ứng suất tác
dụng lên hạt đất.
- Dùng nguyên lý cộng tác dụng để xác định ứng suất do nhiều loại tải
trọng gây nên.

2.2 Phân bố ứng suất do trong lượng bản thân của đất nền
Nhằm mục đích xác định trạng thái ứng suất của đất trước khi có tải trọng
ngoài tác dụng. Khi đó đất đang ở trạng thái cân bằng tĩnh học.

2.2.1 Nền đồng nhất


a. Khi không có mực nước ngầm
Ứng suất tại một điểm bất kỳ trong đất ở độ sâu z là:
z z
σ =  γ(z)dz=  γdz=γz
d
z
0 0

(Xem như (z) = const = : dung trọng ẩm của đất)

Trang 24
μ
x = y = ξσz; ξ= : hệ số áp lực hông; : hệ số Poát-xông của đất
1-μ
xy = xz = yz = 0
Đối với mặt đất nằm ngang, mọi mặt phẳng vuông góc với mặt đất đều là
mặt phẳng đối xứng, nên ở trạng thái tự nhiên trong đất không tồn tại ứng suất
cắt.
Chứng minh: x = y = ξσz
Từ các công thức của định luật Hooke:
1 d
+ ε z = σ z -μ(σ x +σ y ) 
E
1 d
+ ε x =  σ x -μ(σ y +σ z ) 
E
1 d
+ εy =  σ y -μ(σ z +σ x ) 
E
Vì dưới tác dụng của trọng lượng bản thân, điểm M chỉ chuyển vị theo
phương Z, không có chuyển vị ngang, nên: εx = εy = 0. Thay vào các phương
trình, rồi biến đổi ta được: x = y = ξσz
b. Khi có mực nước ngầm
σ dz =γh+γ'z

Δ-1
γ'= γ n : dung trọng đẩy nổi khi đất nằm dưới mực nước ngầm (MNN).
1+e
Đối với các loại đất cát, cát pha, sét pha và sét có hệ số thấm lớn thì khi
xác định ứng suất do trọng lượng bản thân nằm dưới MNN thì cần phải xét đến
hiện tượng đẩy nổi do lực đẩy Acsimet. Cần phân biệt rõ MNN ổn định và MNN
xuất hiện, trong tính toán chỉ lấy MNN ổn định để tính toán. Ví dụ: Tp. Hồ Chí

Trang 25
Minh 0,5 - 6,0 m, Đồng bằng sông Cửu Long: 0,0 - 2,0 m, vùng cao nguyên: 25
- 30 m.
Đối với đất sét cứng có hệ số thấm bé (k < 10-7 - 10-8 cm/s) thì có thể xem
đất không thấm, bỏ qua hiện tượng đẩy nổi nhưng phải cộng thêm trọng lượng
cột nước tác dụng lên M.
σ dz =γ(h+z)+γ n z
2.2.2 Nền nhiều lớp
n

Công thức tổng quát: σ = γi h i


d
z
i=1

Ta xét các trường hợp sau:


Khi không có MNN:
σ dz =γ1h1 +γ 2 h 2 +γ 3 z
Khi có MNN tại lớp 1, các lớp đất đều bị đẩy nổi:
σ dz =γ1h+γ'1 (h1 -h)+γ'2 h 2 +γ'3 z
Khi có MNN, lớp đất 1 và 2 bị đẩy nổi, nhưng lớp 3 không thấm nước:
σ dz =γ1h+γ'1 (h1 -h)+γ'2 h 2 +γ3 z+γ n (h1 -h+h 2 +z)
Ví dụ

Trang 26
Sơ đồ tính ứng suất do trọng lượng bản thân
Ứng suất ’BT tại Trường hợp I Trường hợp II
Cao trình MNN I 1hw1 1hw1
Cao trình đáy lớp cát 1 1hw1 +’1(hc1 - hw1) 1hw1 +’1(hc1 - hw1)
1hw1 +’1(hc1 - hw1)+ w(hc1 -
Cao trình mặt lớp sét 1 1hw1 +’1(hc1 - hw1)
hw1)= 1hw1 + 1(hc1 - hw1)
1hw1 +’1(hc1 - hw1)
Cao trình đáy lớp sét 1 1hw1 + 1(hc1 - hw1) + 2hs1
+’2hs1
1hw1 + 1(hc1 - hw1) + 2hs1 +
Cao trình MNN II
1hw2

1hw1 +’1(hc1 - hw1) 1hw1 + 1(hc1 - hw1) + 2hs1 +


Cao trình đáy lớp cát 2
+’2hs1 + ’1hc2 1hw2 + ’1 (hc2 –hw2)

1hw1 +’1(hc1 - hw1) 1hw1 + 1(hc1 - hw1) + 2hs1 +


Cao trình mặt lớp sét 2
+’2hs1 + ’1hc2 1hw2 + ’1 (hc2 –hw2)

1hw1 +’1(hc1 - hw1) 1hw1 + 1(hc1 - hw1) + 2hs1 +


Cao trình đáy lớp sét 2
+’2hs1 + ’1hc2 +’2hs2 1hw2 + ’1 (hc2 –hw2) + ’2hs2

Trong trường hợp I, cả hai lớp sét đều nằm trong nước nên đều bị đẩy nổi.
Trong trường hợp II, lớp sét 1 nằm trên mặt nước ngầm thực không bị đẩy nổi
còn lớp sét 2 nằm dưới mặt nước ngầm nên bị đẩy nổi.

2.2.3 Ứng suất tổng, áp lực nước lỗ rỗng, ứng suất hiệu quả
- Đất là vật thể ba pha. Ở trạng thái bão hoà nước, ứng suất trong đất bao
giờ cũng bao gồm ứng suất tiếp nhận bởi các hạt rắn gọi là ứng suất hữu hiệu và
ứng suất truyền dẫn bởi nước gọi là áp lực nước lỗ rỗng.
- Ap lực nước lỗ rỗng u: là áp lực gây ra trong chất lỏng chứa đầy lỗ rỗng.
Chất lỏng trong lỗ rỗng có thể truyền ứng suất pháp (USP) nhưng không truyền
được ứng suất tiếp (UST) nên không tạo được sức chống cắt.
- Ứng suất hiệu quả ’: là ứng suất trung bình truyền cho kết cấu đất qua
chỗ tiếp xúc giữa các hạt. Do USP và UST truyền qua được chỗ tiếp xúc giữa
các hạt nên tạo được sức chống cắt và gây nên biến dạng thay đổi thể tích.
Theo Terzaghi, đối với đất bão hòa nước, ứng suất tổng cân bằng với áp
lực nước lỗ rỗng và ứng suất hữu hiệu.
 = ’+ u hay ’ =  - u
Ở điều kiện tự nhiên, không có dòng thấm, áp lực nước lỗ rỗng được đặc
trưng bởi MNN.
Theo Braja.M.Das:
- Khi z > dw : uz = n.(z – dw)

Trang 27
- Khi dw ≥ z ≥ dw - hmd : uz = - G.n.(dw - z)
- Khi z < dw - hmd : uz = 0 (Nếu không đề cập đến chiều cao mao
dẫn hmd, thì xem như hmd = dw)
Ví dụ: Hãy tính và vẽ biểu đồ ứng suất tổng, ứng suất hiệu quả của một
nền đất có cấu tạo và các tính chất như hình vẽ sau. Đất nằm dưới MNN có: nn
= 20 kN/m3.

2.3 Phân bố ứng suất do tải trọng ngoài gây nên - trường hợp nền đồng
nhất
2.3.1 Bài toán không gian
a. Bài toán cơ bản: Lực tập trung thẳng đứng trên bán không gian
Bài toán này đã được J.V Boussinesq giải vào năm 1885. Nội dung như
sau: Cho 1 tải trọng tập trung P tác dụng lên nền đất tại O, xác định ứng suất
trong nền đất tại điểm M do tải trọng P gây ra. Trạng thái ứng suất của M như
hình vẽ.

Lời giải:
Xét một điểm M trong đất trong đất, xác định bởi bán kính R và góc 
trong hệ tọa độ cực. Xác định ứng suất pháp R tác dụng trên một mặt phẳng
qua M và thẳng góc với bán kính R.
Dưới tác dụng của tải trọng P điểm M chuyển vị một đoạn S theo phương
bán kính R. Khi M càng xa O thì S càng nhỏ. Mặt khác với R = const, góc 
càng lớn thì S cũng càng nhỏ. Xuất phát từ nhận xét đó, ta có thể viết biểu thức
S có dạng:
cosβ
S= A
R
cosβ
Tại M1 ta có độ chuyển vị S1: S1 = A
R+dR
Biến dạng tương đối eR của đoạn dR là:

Trang 28
S - S1 cosβ  A A  A
eR = = =  - = 2 cosβ
dR dR  R R+dR  R +RdR
Bỏ qua RdR vì rất nhỏ so với R2 ta có:
A
eR = cosβ
R2
Theo giả thiết quan hệ giữa ứng suất và biến dạng là tuyến tính do đó ứng
suất xuyên tâm R gây nên biến dạng eR được xác định như sau:
A
R = B 2 cosβ
R
Trị số A, B có thể xác định dựa theo điều căn bằng tĩnh học: để dể dàng
xác định A.B ta dùng mặt bán cầu để xác định điều kiện căn bằng tĩnh học.
π
2

P= σ
0
R cosβdF

trong đó: dF - diện tích mặt đai tròn caa1c1;


dF = 2(Rsin)(Rd)

π
2
2
 P=AB2π  cos 2βsinβdβ → P= πAB
0 3
3P 3 P
 AB= ; σR = cosβ
2π 2 πR 2
Gọi ’R là ứng suất xuyên tâm tác dụng trên mặt phẳng nằm ngang đi qua
điểm M ta có: R F = ’R F’
F z 3 P z2
trong đó : =cosβ ; cosβ= → Rσ =
F' R 2 π R4
Chiếu ’R xuống ba trục thẳng góc nhau sẽ được trị số các ứng suất pháp
tác dụng trên mặt nằm ngang tại M như sau:
3 P z3
z 
2 π R5
3 P  zx 2 1-2μ  R 2 -R.z-z 2 x 2 (2R+z)  
σx =  +  - 
2 π  R 5 3  R 3 (R+z) R 3 (R+z) 2  

Trang 29
3 P  zy 2 1-2μ  R 2 -R.z-z 2 y 2 (2R+z)  
σy   +  - 
2 π  R 5 3  R 3 (R+z) R 3 (R+z) 2  
Trong thực tế tính toán z được dùng rất phổ biến nên z được viết dưới
dạng sau:
P 3 1
σ z =k 2 với : k= 5
z 2π
 r  2 2

1+   
  z  
r
Trị số của k phụ thuộc vào và tra ở bảng sau.
z
n
1
Nếu có nhiều lực tập trung tác dụng thì: σ z = 2
z
 k P với ki = f (ri/z)
i=1
i i

Bảng 2.1 Giá trị hệ số k


r/z k r/z k r/z k r/z k
0,00 0,4775 0,58 0,2313 1,16 0,0567 1,74 0,0147
0,02 0,4770 0,60 0,2214 1,18 0,0539 1,76 0,0140
0,04 0,4756 0,62 0,2117 1,20 0,0513 1,78 0,0135
0,06 0,4732 0,64 0,2024 1,22 0,0489 1,80 0,0129
0,08 0,4699 0,66 0,1934 1,24 0,0465 1,82 0,0124
0,10 0,4657 0,68 0,1846 1,26 0,0443 1,84 0,0119
0,12 0,4607 0,70 0,1762 1,28 0,0422 1,86 0,0114
0,14 0,4548 0,72 0,1681 1,30 0,0402 1,88 0,0109
0,16 0,4482 0,74 0,1602 1,32 0,0383 1,90 0,0105
0,18 0,4409 0,76 0,1527 1,34 0,0365 1,92 0,0100
0,20 0,4329 0,78 0,1455 1,36 0,0348 1,94 0,0090
0,22 0,4243 0,80 0,1386 1,38 0,0332 1,96 0,0093
0,24 0,4151 0,82 0,1320 1,40 0,0317 1,98 0,0089
0,26 0,4054 0,84 0,1257 1,42 0,0302 2,00 0,0085
0,28 0,3954 0,86 0,1196 1,44 0,0288 2,10 0,0070
0,30 0,3849 0,88 0,1138 1,46 0,0275 2,20 0,0058
0,32 0,3742 0,90 0,1083 1,48 0,0263 2,30 0,0048
0,34 0,3632 0,92 0,1031 1,50 0,0251 2,40 0,0040
0,36 0,3521 0,94 0,0981 1,52 0,0239 2,50 0,0034
0.38 0,3408 0,96 0,0933 1,54 0,0229 2,60 0,0028
0,40 0,3295 0,98 0,0887 1,56 0,0219 2,70 0,0024
0,42 0,3181 1,00 0,0844 1,58 0,0209 2,80 0,0021
0,44 0,3068 1,02 0,0803 1,60 0,0200 2,90 0,0018
0,46 0,2955 1,04 0,0764 1,62 0,0191 3,00 0,0015
0,48 0,2843 1,06 0,0727 1,64 0,0183 3,50 0,0007
0,50 0,2733 1,08 0,0691 1,66 0,0175 4,00 0,0004
0,52 0,2625 1,10 0,0658 1,68 0,0167 4,50 0,0002
0,54 0,2518 1,12 0,0626 1,70 0,0160 5,00 0,0001
0,56 0,2414 1,14 0,0595 1,72 0,0153 >5,00 0,0000

Trang 30
Ví dụ
Cho một lực thẳng đứng P = 600 kN tác dụng trên mặt đất. Tính ứng suất
 z tại các điểm A (0,0,2), B (-1,0,2), C (-2,0,2).

Giải
rA 02 +02
Ta có: Tại A : = =0 → tra bảng kA = 0,4775
z 2
rB (-1) 2 +02
Tại B : = =0,5 → tra bảng kB = 0,2733
z 2

rC (-2) 2 +02
Tại C : = =1 → tra bảng kC = 0,0844
z 2
Trị số ứng suất:
600
Tại A: σ zA =0,4775x 2
=72 kN m 2
2
600
Tại B: σ zB =0,2733x 2
=41kN m 2
2
600
Tại C: σ zC =0,0844x 2
=13kN m 2
2
b. Lực tập trung nằm ngang trên bán không gian
Khi có lực tập trung nằm ngang Q tác dụng trên mặt đất thì ứng suất tại
một điểm M bất kỳ trong nền đất được tính theo công thức sau:
3 Q xz 2
z =
2 π R5

trong đó: R= x 2 +y 2 +z 2
c. Lực tập trung thẳng đứng đặt trong đất
Dùng để nghiên cứu tính toán cọc, phân tích kết quả thí nghiệm tải trọng
đáy hố. Năm 1950 Mindlin đã giải quyết bài toán này, cho kết quả sau:
P
z = k h
h2
Trong đó:
h: chiều sâu của điểm xem xét tinh từ điểm đặt lực;
z: chiều sâu của điểm đặt lực – tính từ mặt đất;
r: khoảng các từ điểm xem xét đến trục thẳng đứng.
trong đó: kh là hệ số giảm ứng suất phụ thuộc z/h và r/h, tra bảng sau.
Trang 31
Bảng 2.2 Giá trị hệ số kh
r/h
z/h
0 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0
0 0 0 0 0 0 0
0,2 -0,0960 -0,0719 -0,0289 -0,0020 0,0065 0,0066
0,4 -0,3709 -0,2582 -0,0880 -0,0024 0,0206 0,0202
0,6 -1,1057 -0,5906 -0,1170 0,0184 0,0400 0,0344
0,8 -4,9217 -0,8510 -0,0590 0,0590 0,0568 0,0440
1,0 ±∞ 0,1018 0,0917 0,0775 0,0619 0,0473
1,2 5,1378 0,6390 0,2012 0,0968 0,0666 0,0495
1,4 1,3360 0,8108 0,2518 0,1391 0,0813 0,0555
1,6 0,6234 0,4966 0,2901 0,1600 0,0959 0,0635
1,8 0,3689 0,3251 0,2344 0,1548 0,1014 0,0692
2,0 0,2480 0,2291 0,1847 0,1368 0,0982 0,0708

2.3.2 Phân bố ứng suất trong trường hợp bài toán không gian
a. Tải trọng phân bố đều trên diện tích hình chữ nhật
Dưới tác dụng của tải trọng p trên diện B
X
chịu tải hình chữ nhật, ứng suất trong đất nền p
tại điểm có độ sâu Z nằm trên đường thẳng L dy
đứng đi qua góc của hình chữ nhật là:
dx
3 BL
3pz dxdy 
 Y
Z

σz = 5
2π 0 0  x 2 +y 2 +z 2  2

Thực hiện tích phân biểu thức trên ta


Z
được kết quả như sau: σ z =k g p
trong đó: kg là hệ số phân bố ứng suất do tải trọng p gây ra. Hệ số kg được
xác định như sau:
2 2 2 B2 L2
Nếu B +L +z < thì:
z2
1  2BLz B2 +L2 +z 2   B2 +L2 +2z 2  2
-1 2BLz B +L +z
2 2 
k g =  2 2 2 2   +π-sin 2 2 2 2 
4π  z (B +L +z )+B2 L2   B2 +L2 +z 2  z (B +L +z )+B2 L2 
 
2 2
BL
Nếu B +L +z  2 thì:
2 2 2

z
1  2BLz B2 +L2 +z 2   B2 +L2 +2z 2  2
-1 2BLz B +L +z
2 2 
k g =  2 2 2 2   +sin 2 2 2 2 
4π  z (B +L +z )+B2 L2   B2 +L2 +z 2  z (B +L +z )+B2 L2 
 
Để tiện việc lập bảng tính toán ta viết ứng suất z dưới dạng sau đây:
- Đối với các điểm nằm dưới góc:
Trang 32
z =kgp với kg = f (L/B, z/B)
- Đối với các điểm ở tâm: ta chia thành 4 hình chữ nhật qua tâm:
z = 4kgp = kop với kg = f (L/B, 2z/B) , ko = f(L/B, z/B)
L z
Các hệ số ko (bảng 2.3), kg (bảng 2.4) phụ thuộc vào; ; đuợc tra ở các
B B
trang sau.
Xét trường hợp khi cần tính z tại điểm M(z) bên trong diện chịu tải như
hình vẽ: z = (kg1 + kg2 + kg3 + kg4)p
B F C B C E

2 3 2 3

M(z) G H M(z)
E G
1 4 1 4
A D A F
H D

Xét trường hợp khi cần tính z tại điểm M(z) bên ngoài diện chịu tải như
hình vẽ trên : z = (kg14 + kg23 - kg3 - kg4)p
Ví dụ
1. Có tải trọng p = 400 kN/m2 phân bố đều trên diện tích hình chữ nhật
lxb = 20x10 m. Tính z tại những điểm nằm dưới tâm diện chịu tải ở các độ sâu
5 m; 10 m?
l 20 z 5
- Khi z = 5 m;   2;   0,5 → tra bảng ko = 0,7674
b 10 b 10
→ z = 0,7674x400 = 306,96 kN/m2
l 20 z 10
- Khi z = 10 m;   2;   1 → tra bảng ko = 0,47
b 10 b 10
→ z = 0,47x400 = 188 kN/m2
2. Tải trọng cũng như trên tính ứng suất tại các điểm L, M ở độ sâu 5 m.
- Tại L: z = [ kg(ABLI) + kg(ILCD)]p A B
H
Vì đối xứng nên: kg(ABLI) = kg(ILCD)
L
l 20 z 5 10 I M
Xét ABLI ta có:   4;  1 M
b 5 b 5
2 G
→ kg(ABLI) = 0,204 kN/m D C
2
 z = 2x0,204x400 = 163 kN/m 20 10

- Tại M: z = [ kg(AHMI) + kg(IMGD) - kg(BHML) - kg(LMCG)].p


l 30 z 5
Xét AHMI ta có:   6;   1 → kg(AHMI) = 0,205
b 5 b 5
l 10 z 5
Xét HBML ta có:   2 ;   1 → kg(AHMI) = 0,200
b 5 b 5
→ z = 2(0,205 – 0,200)400 = 4 kN/m2
Trang 33
Bài tập
Có hai công trình A và B đứng cạnh nhau. Móng công trình A có kích
thước L1xB1=6x3 m và ứng suất dưới đáy móng phân bố cường độ p1 = 150
kN/m2; Móng công trình B có kích thước L2xB2=2x2 m và ứng suất dưới đáy
móng phân bố cường độ p2 = 150 kN/m2; Tính ứng suất z tại hai điểm M (có z
= 3 m), N (có z = 1,5 m) như trên hình?

M
3 2
N

6 4,5m 2

Bảng 2.3 Bảng các giá trị hệ số k0


L/B
z/B Bài
1 1.5 2 3 4 5 10 15 20 toán
phẳng
0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
0,2 0,9604 0,9728 0,9757 0,9769 0,9772 0,9772 0,9773 0,9773 0,9773 0,9773
0,4 0,7997 0,8541 0,8703 0,8784 0,8801 0,8806 0,8810 0,8810 0,8810 0,8810
0,6 0,6064 0,6935 0,7274 0,7478 0,7527 0,7542 0,7553 0,7554 0,7554 0,7554
0,8 0,4492 0,5460 0,5927 0,6266 0,6359 0,6391 0,6416 0,6417 0,6417 0,6417
1,0 0,3361 0,4283 0,4807 0,5254 0,5398 0,5451 0,5495 0,5497 0,5498 0,5498
1,2 0,2568 0,3390 0,3916 0,4432 0,4623 0,4700 0,4768 0,4772 0,4773 0,4773
1,4 0,2007 0,2719 0,3218 0,3766 0,3996 0,4096 0,4191 0,4198 0,4200 0,4200
1,6 0,1603 0,2214 0,2672 0,3223 0,3481 0,3602 0,3727 0,3738 0,3740 0,3740
1,8 0,1305 0,1830 0,2242 0,2777 0,3053 0,3193 0,3349 0,3363 0,3365 0,3366
2,0 0,1081 0,1532 0,1901 0,2410 0,2694 0,2848 0,3034 0,3052 0,3056 0,3057
2,2 0,0908 0,1299 0,1628 0,2105 0,2391 0,2554 0,2768 0,2792 0,2796 0,2798
2,4 0,0773 0,1113 0,1407 0,1851 0,2132 0,2302 0,2542 0,2570 0,2576 0,2578
2,6 0,0665 0,0963 0,1226 0,1636 0,1910 0,2083 0,2345 0,2379 0,2386 0,2389
2,8 0,0578 0,0841 0,1076 0,1455 0,1718 0,1892 0,2174 0,2213 0,2222 0,2226
3,0 0,0507 0,0740 0,0952 0,1301 0,1552 0,1724 0,2022 0,2068 0,2078 0,2083
3,2 0,0448 0,0656 0,0847 0,1168 0,1407 0,1577 0,1888 0,1939 0,1951 0,1956
3,4 0,0399 0,0585 0,0758 0,1054 0.1281 0.1446 0,1767 0,1824 0,1838 0,1844
3,6 0,0357 0,0525 0,0682 0,0955 0,1170 0,1330 0,1658 0,1721 0,1737 0,1744
3,8 0,0321 0,0474 0,0617 0,0869 0,1071 0,1226 0,1559 0,1628 0,1646 0,1654
4,0 0,0291 0,0429 0,0561 0,0794 0,0984 0,1133 0,1469 0,1544 0,1563 0,1573
4,2 0,0264 0,0391 0,0511 0,0728 0,0907 0,1050 0,1387 0,1466 0,1488 0,1499
4,4 0,0241 0,0357 0,0468 0,0669 0,0838 0,0975 0,1311 0,1395 0,1419 0,1431
4,6 0,0221 0,0328 0,0430 0,0617 0,0777 0,0908 0,1242 0,1330 0,1356 0,1369
4,8 0,0204 0,0302 0,0397 0,0571 0.0721 0.0846 0,1177 0,1270 0,1298 0,1312
5,0 0,0188 0,0279 0,0367 0,0529 0,0671 0,0791 0,1117 0,1214 0,1244 0,1260
5,2 0,0174 0,0258 0,0340 0,0492 0,0626 0,0741 0,1062 0,1162 0,1194 0,1211

Trang 34
Bảng 2.4 Bảng các giá trị hệ số kg

L/B
z/B
1,0 1,2 1,4 1,6 1,8 2,0 2,5 3,0 3,5 4,0 5,0 10,0
0 0,2500 0,2500 0,2500 0,2500 0,2500 0,2500 0,2500 0,2500 0,2500 0,2500 0,2500 0,2500
0,2 0,2486 0,2489 0,2490 0,2491 0,2491 0,2491 0,2492 0,2492 0,2492 0,2492 0,2492 0,2492
0,4 0,2401 0,2420 0,2429 0,2434 0,2437 0,2439 0,2441 0,2442 0,2443 0,2443 0,2443 0,2443
0,6 0,2229 0,2275 0,2301 0,2315 0,2324 0,2330 0,2336 0,2339 0,2340 0,2341 0,2342 0,2342
0,8 0,1999 0,2075 0,2120 0,2147 0,2165 0.2176 0,2190 0,2196 0,2199 0,2200 0,2202 0,2202
1,0 0,1752 0,1851 0,1914 0,1955 0,1981 0,1999 0,2024 0,2034 0,2039 0,2042 0,2044 0,2046
1,2 0,1516 0,1628 0,1705 0,1757 0,1793 0,1818 0,1854 0,1870 0,1877 0,1882 0,1885 0,1888
1,4 0,1305 0,1423 0,1508 0,1569 0,1613 0,1644 0,1690 0,1712 0,1724 0,1730 0,1735 0,1740
1,6 0,1123 0,1241 0,1329 0,1396 0,1445 0,1482 0,1538 0,1566 0,1581 0,1590 0,1598 0,1604
1,8 0,0969 0,1083 0,1172 0,1240 0,1294 0,1334 0,1399 0,1434 0,1452 0,1463 0,1474 0,1482
2,0 0,0840 0,0947 0,1034 0,1103 0,1158 0,1202 0,1274 0,1314 0,1336 0,1350 0,1363 0,1374
2,2 0.0732 0,0832 0,0915 0,0983 0,1039 0,1084 0,1161 0,1205 0,1232 0,1248 0,1264 0,1277
2,4 0.0642 0,0734 0,0813 0,0879 0,0934 0,0979 0,1060 0,1108 0,1138 0,1156 0,1175 0,1192
2,6 0,0566 0,0651 0,0725 0,0788 0,0842 0,0886 0,0969 0,1020 0,1053 0,1073 0,1096 0,1116
2,8 0,0502 0,0580 0,0649 0,0709 0,0760 0,0805 0,0888 0,0941 0,0976 0,0999 0.1024 0,1048
3,0 0,0447 0,0519 0,0583 0,0640 0,0689 0,0732 0,0815 0,0870 0,0907 0,0931 0,0959 0,0987
3,2 0,0401 0,0467 0,0526 0,0579 0,0627 0,0668 0,0749 0,0806 0,0844 0,0870 0,0901 0,0932
3,4 0,0361 0,0421 0,0477 0,0527 0,0571 0,0611 0,0691 0,0747 0,0787 0,0814 0,0847 0,0882
3,6 0,0326 0,0382 0,0433 0,0480 0,0523 0,0561 0,0638 0,0694 0,0735 0,0763 0,0798 0,0837
3,8 0,0296 0,0348 0,0395 0,0439 0,0479 0,0516 0,0591 0,0646 0,0687 0,0717 0,0753 0,0796
4,0 0,0270 0,0318 0,0362 0,0403 0,0441 0,0475 0,0548 0,0603 0,0643 0,0674 0,0712 0,0758
4,2 0,0247 0,0291 0,0332 0,0371 0,0407 0,0439 0,0509 0,0563 0,0604 0,0634 0,0674 0,0724
4,4 0,0227 0,0268 0,0306 0,0342 0,0376 0,0407 0,0474 0,0526 0,0567 0,0598 0,0639 0,0692
4,6 0,0209 0,0247 0,0283 0,0317 0,0348 0,0378 0,0442 0,0493 0,0533 0,0564 0,0606 0,0663
4,8 0,0193 0,0228 0,0262 0,0294 0,0324 0,0352 0,0413 0,0463 0,0502 0,0533 0,0575 0,0635
5,0 0,0179 0,0212 0,0243 0,0273 0,0301 0,0328 0,0387 0,0435 0,0473 0,0504 0,0547 0,0610
6,0 0,0127 0,0151 0,0174 0,0196 0,0217 0,0238 0,0285 0,0325 0,0359 0,0388 0,0431 0,0506
7,0 0,0094 0,0112 0,0130 0,0147 0,0164 0,0180 0,0217 0,0251 0,0280 0,0306 0,0347 0,0428
8,0 0,0073 0,0087 0,0101 0,0114 0,0127 0,0140 0,0171 0,0198 0,0224 0,0246 0,0283 0,0367
9,0 0,0058 0,0069 0,0080 0,0091 0,0102 0,0112 0,0137 0,0161 0,0182 0,0202 0,0235 0,0319
10,0 0,0047 0,0056 0,0065 0,0074 0,0083 0,0092 0,0113 0,0132 0,0151 0,0168 0,0198 0,0279
11,0 0,0039 0,0047 0,0054 0,0062 0,0069 0,0076 0,0094 0,0111 0,0127 0,0142 0,0168 0,0246
12,0 0,0033 0,0039 0,0046 0,0052 0,0058 0,0064 0,0080 0,0094 0,0108 0,0121 0,0145 0,0219

Trang 35
b. Tải trọng phân bố hình tam giác b
b l
3 Pξdξdη z3
σz =  
2.π b 5
 x-ξ 2 +(y-η) 2 +z 2  2 P
0 0 O x
 
Trong thực tế tính toán ta dùng bảng lập l 
sẵn: d
- Đối với các điểm góc phía có cường 
độ tải trọng lớn P: z = kTP y d
- Đối với các điểm góc phía có cường
độ tải trọng = 0; z = k’TP
l z
kT; k’T - hệ số phụ thuộc ; tra ở các bảng lập sẵn.
b b

Bảng 2.5 Bảng các giá trị hệ số kT (phía có cường độ tải trọng lớn)
l/b z/b 0,00 0,25 0,50 1,00 1,50 2,00 3,00 5,00
0,15 0,250 0,135 0,101 0,025 0,012 0,008 0,005 0,001
0,30 0,250 0,186 0,116 0,051 0,026 0,017 0,010 0,004
0,60 0,250 0,206 0,160 0,085 0,050 0,031 0,016 0,007
1,00 0,250 0,209 0,170 0,108 0,069 0,045 0,024 0,009
1,50 0,250 0,210 0,173 0,113 0,080 0,056 0,033 0,014
2,00 0,250 0,211 0,745 0,117 0,087 0,064 0,041 0,019
3,00 0,250 0,211 0,175 0,119 0,090 0,071 0,047 0,025
6,00 0,250 0,211 0,176 0,120 0,092 0,075 0,051 0,029
10,00 0,250 0,212 0,177 0,121 0,093 0,076 0,052 0,032
20,00 0,250 0,212 0,177 0,121 0,093 0,076 0,052 0,033

Bảng 2.6 Bảng các giá trị hệ số k’T (phía có cường độ tải trọng bằng 0)
l/b z/b 0,00 0,25 0,50 1,00 1,50 2,00 3,00 5,00
0,15 0,000 0,020 0,021 0,015 0,010 0,007 0,004 0,001
0,30 0,000 0,031 0,037 0,028 0,020 0,013 0,007 0,003
0,60 0,000 0,035 0,053 0,051 0,039 0,029 0,015 0,006
1,00 0,000 0,036 0,060 0,068 0,053 0,039 0,022 0,009
1,50 0,000 0,037 0,061 0,075 0,063 0,049 0,029 0,012
2,00 0,000 0,037 0,062 0,078 0,068 0,055 0,035 0,017
3,00 0,000 0,037 0,063 0,078 0,071 0,059 0,041 0,022
6,00 0,000 0,037 0,063 0,079 0,071 0,062 0,046 0,026
10,00 0,000 0,038 0,064 0,080 0,072 0,063 0,047 0,028
20,00 0,000 0,038 0,064 0,080 0,072 0,063 0,048 0,030

Trang 36
Ví dụ
Một móng hình chữ nhật kích thước lxb = 10x5 m ứng suất dưới đế móng
phân bố tam giác, pT = 400 kN/m2. Tính ứng suất z tại điểm M nằm trên trục
qua điểm giữa cạnh dài của đế móng và ở độ sâu z = 2,5 m?

zM = zM (DIK trên diện CDEG) + zM (IKNA trên diện ABGE) + zM
(KNL trên diện ABGE)
- Ứng suất zM (DIK trên diện CDEG) gây ra:
Tải trọng lớn nhất IK = pT = 400/2 = 200 kN/m2
l 5 z 2,5
 1 ;   0,5 → tra bảng kT = 0,17
b 5 b 5
→ zM = 0,17x200 = 34 kN/m2
- Ứng suất zM (IKNA trên diện ABGE):
Tải trọng lớn nhất: AN = 200 kN/m2
l 5 z 2,5
 1 ;   0,5 → tra bảng kg = 0,2315
b 5 b 5
→ zM = 0,2315x200 = 46,3 kN/m2
- Ứng suất zM (KNL trên diện ABGE):
Tải trọng lớn nhất: LN = 200 kN/m2
l 5 z 2,5
 1 ;   0,5 → tra bảng k’T = 0,06
b 5 b 5
→ zM = 0,06x200 = 12 kN/m2
→ zM = 34 + 46,3 + 12 = 92,3 kN/m2

Bài tập
Một móng hình chữ nhật kích thước lxb = 20x6 m ứng suất dưới đế móng
phân bố tam giác, pT = 400 kN/m2. Tính ứng suất z tại điểm M,N nằm trên trục
qua điểm giữa cạnh dài của đế móng và ở độ sâu z = 3,75 m và z = 5 m?
Trang 37
c. Tải trọng phân bố đều trên diện tích tròn và vành tròn
Tải trọng phân bố đều trên diện tích tròn bán kính R.
b l
3(P.d.d) z3
z   
0 0
2.  5
 2  b 2  z 2  2.b.. cos  2

Nếu xét các điểm nằm trên đường thẳng đứng đi qua tâm O (điểm A) thì:
 3

   2

   
 zA  1  
1  
= ktrP
 1   R   
2

   z   
 
R
Giá trị ktr phụ thuộc vào tra ở bảng sau.
z

Trang 38
Bảng 2.7 Bảng giá trị hệ số ktr
R/z ktr R/z ktr R/z ktr
0,2 0,0571 2,8 0,9620 5,4 0,9940
0,4 0,1996 3,0 0,9684 5,6 0,9946
0,6 0,3695 3,2 0,9735 5,8 0,9951
0,8 0,5239 3,4 0,9775 6,0 0,9956
1,0 0,6464 3,6 0,9808 6,5 0,9965
1,2 0,7376 3,8 0,9835 7,0 0,9972
1,4 0,8036 4,0 0,9857 7,5 0,9977
1,6 0,8511 4,2 0,9876 8,0 0,9981
1,8 0,8855 4,4 0,9891 9,0 0,9987
2,0 0,9106 4,6 0,9904 10,0 0,9990
2,2 0,9291 4,8 0,9915 15,0 0,9997
2,4 0,9431 5,0 0,9925 20,0 0,9999
2,6 0,9537 5,2 0,9933 30,0 1,0000

d. Tải trọng nằm ngang phân bố đều


l

A
C
b

Ứng suất z tại những điểm nằm dưới điểm góc:


z =  knpn; zA = + knpn; zC = - knpn
l z
kn - hệ số phụ thuộc vào ; tra bảng; b - cạnh song song với chiều tác
b b
dụng của tải trọng; l - cạnh thẳng góc với chiều tác dụng của tải trọng

2.3.3 Phân bố ứng suất trong trường hợp bài toán phẳng
Tải trọng phân bố đều và dài vô hạn theo phương y, còn phương x thì
phân bố bất kỳ
a. Tải trọng đường thẳng
Đây là bài toán cơ bản cho việc xác định ứng suất trong các bài toán
phẳng. d

3P z3
σz   dy pd O x
 
5

y
2 2 2 2

x +y +z
p R
z
M
y
Trang 39
z
2P z3
σz =
π  x 2 +z 2 2

2P x 2 z
σx =
π  x 2 +z 2 2

2P xz 2
τ zx =
π  x 2 +z 2 2

b. Tải trọng phân bố đều hình băng dx


b
Trường hợp này gặp trong trường hợp P
xác định ứng suất dưới nền đường khi L/b ≥ 10. o x
2 r  1
2Pdx z3 2Pdx M
dσ z = = cos3β
π  x 2 +z 2  2
πr z
d
z zdβ x
Chú ý rằng: r= ; x=ztgβ ; dx= 2
cosβ cos β
β β
z
2P 2P 1 P 1
1+2cosβ  dβ
π β2 π β2
2 2

→ z = cos βdβ σ
→ z = cos βdβ=
π
Cũng làm tương tự như thế với x; zx ta có các công thức sau:
P 1 1 
σ z = β1 + sin2β1 -(±)β 2 - sin  ±2β 2  
π 2 2 
P 1 1 
σx =  β1 - sin2β1 -(±)β 2 - sin  ±2β 2  
π 2 2 
P
τ zx =τ xz =τ=  cos2β 2 -cos2β1 

Chú ý: Trị số 2 lấy với dấu dương khi điểm M nằm ngoài phạm vi hai
đường thẳng đi qua hai mép của tải trọng.
Trường hợp đơn giản nhất là đối với các điểm nằm trên đường thẳng Oz
đi qua tâm tải trọng. Vì tính đối xứng cho nên: 1 = 2 = 

 z  1 
P
2  sin 2 ; x  3  P 2  sin 2
 
P
τ zx =τ xz =τ=  cos2β 2 -cos2β1  =0

z x 
Để tiện việc sử dụng các trị số ; ; đã được lập thành bảng sẵn
P P P
x z
phụ thuộc vào và (bảng 2.8)
b b

Trang 40
z x 
Bảng 2.8 Bảng các trị số ; ; phân bố đều hình băng
P P P
x/b
z/b 0 0,25 0,5
sz/p sx/p tzx/p sz/p sx/p tzx/p sz/p sx/p tzx/p
0,00 1 1 0 1 1 0 0,5 0,5 0,32
0,10 0,9968 0,7519 0 0,9882 0,6852 0,0383 0,4998 0,4368 0,3152
0,25 0,9595 0,4502 0 0,9022 0,3929 0,1273 0,4969 0,3471 0,2996
0,35 0,9103 0,3121 0 0,8310 0,2859 0,1538 0,4921 0,2936 0,2836
0,50 0,8183 0,1817 0 0,7347 0,1862 0,1567 0,4797 0,2251 0,2546
0,75 0,6682 0,0805 0 0,6071 0,0978 0,1273 0,4480 0,1424 0,2037
1,00 0,5498 0,0405 0 0,5105 0,0551 0,0959 0,4092 0,0908 0,1592
1,25 0,4618 0,0227 0 0,4365 0,0332 0,0720 0,3700 0,0595 0,1242
1,50 0,3958 0,0138 0 0,3791 0,0212 0,0551 0,3341 0,0403 0,0979
1,75 0,3453 0,0090 0 0,3339 0,0142 0,0430 0,3024 0,0281 0,0784
2,00 0,3058 0,0062 0 0,2976 0,0100 0,0343 0,2749 0,0203 0,0637
3,00 0,2084 0,0019 0 0,2057 0,0032 0,0165 0,1979 0,0069 0,0318
4,00 0,1575 0,0008 0 0,1563 0,0014 0,0096 0,1529 0,0031 0,0187
5,00 0,1265 0,0004 0 0,1259 0,0007 0,0062 0,1240 0,0016 0,0122
6,00 0,1056 0,0002 0 0,1053 0,0004 0,0043 0,1042 0,0010 0,0086

x/b
z/b 1 1,5 2
sz/p sx/p tzx/p sz/p sx/p tzx/p sz/p sx/p tzx/p
0,00 0 0 0 0 0 0 0 0 0
0,10 0,0016 0,0923 0,0114 0,0002 0,0378 0,0026 0,0001 0,0211 0,0011
0,25 0,0199 0,1961 0,0588 0,0029 0,0896 0,0156 0,0008 0,0514 0,0064
0,35 0,0438 0,2347 0,0952 0,0073 0,1184 0,0286 0,0022 0,0698 0,0122
0,50 0,0878 0,2563 0,1404 0,0186 0,1509 0,0514 0,0060 0,0937 0,0232
0,75 0,1564 0,2409 0,1811 0,0469 0,1772 0,0883 0,0172 0,1220 0,0449
1,00 0,2048 0,2048 0,1910 0,0795 0,1783 0,1153 0,0333 0,1362 0,0661
1,25 0,2344 0,1678 0.1850 0,1097 0,1656 0,1304 0,0519 0,1390 0,0834
1,50 0,2500 0,1355 0,1719 0,1343 0,1473 0,1361 0,0706 0,1342 0,0955
1,75 0,2563 0,1089 0,1563 0,1528 0,1279 0,1353 0,0876 0,1251 0,1027
2,00 0,2563 0,0878 0,1404 0,1656 0,1097 0,1304 0,1021 0,1139 0,1058
3,00 0,2299 0,0393 0,0893 0,1798 0,0577 0,0986 0,1342 0,0706 0,0955
4,00 0,1961 0,0199 0,0588 0,1680 0,0317 0,0707 0,1388 0,0425 0,0753
5,00 0,1676 0,0111 0,0408 0,1509 0,0186 0,0514 0,1321 0,0264 0,0580
6,00 0,1451 0,0068 0,0296 0,1345 0,0117 0,0385 0,1220 0,0172 0,0449

Trang 41
Ví dụ
Tính ứng suất ở điểm M (z = 4 m) do hai tải trọng phân bố hình băng p1 =
200 kN/m2 và p2 = 250 kN/m2 gây ra?

Lời giải.
Đối với tải trọng (p1):
x 5 z 4
  0,5 ;   0,4 → tra bảng kz = 0,485; kx = 0,260; k = 0,270
b 10 b 10
Đối với tải trọng (p2):
x 6 z 4
  1 ;   0,667 → tra bảng kz = 0,125; kx = 0,216; k = 0,033
b 6 b 6
→ Do đó các ứng suất do cả 2 tải trọng gây ra là:
z = (0,485x200) + (0,125x250) = 128,25 kN/m2
x = (0,260x200) + (0,216x250) = 106 kN/m2
zx = (0,270x200) + (0,033x250) = 62 kN/m2
Bài tập
Cho một tải trọng hình băng bề rộng b = 4 m phân bố đều cường độ p =
300 kN/m2. Vẽ biểu đồ phân bố ứng suất z trong nền đất trên trục qua mép và
trên trục qua tâm (z = 0 - 10 m)?
c. Tải trọng phân bố hình tam giác
Trong thực tế tải trọng tác dụng phân bố r dr
trên nền đất theo những quy luật khác nhau.
Trong đó quy luật phân bố theo hình tam giác là o p
x
khá phổ biến như tải trọng do mái dốc ta luy tạo r
ra trong nền đường hay tải trọng do gia tải hay đê z 
đập.
r b
2P dr
z3 M(x,z x
dσ z = b
π  x-r 2 +z 2  2 ; z
 
b 3
2P z rdr
σz = 
πb 0  x-r  2 +z 2  2
 
Trang 42
Px sin 2  P  z 
z     ; τ zx =  1+cos(2δ)-2 α 
b 2  2π  b 
  
Để tiện việc sử dụng các trị số z ; x ; zx đã được lập thành bảng sẵn
P P P
x z
phụ thuộc vào và
b b

Ví dụ
Cho một tải trọng nền đường phân bố có dạng hình thang như trên hình.
Tính ứng suất z, x, zx ở các điểm A (z = 4 m), B (z = 4 m)?

Lời giải
Tính ứng suất z
Ơ A: zA = zA1 + zA2 +zA3
x 7 z 4
Với tải trọng (1):   1,75 ;   1 → tra bảng kz = 0,087;
b 4 b 4
Với tải trọng (3): Vì đối xứng do đó tải trọng do (3) gây ra = (1) gây ra;
x 0 z 4
Với tải trọng (2):   0 ;   0,667 → tra bảng kz = 0,73;
b 6 b 6
→ Do đó các ứng suất do cả 3 tải trọng gây ra ở A là:
zA = (0,087x2 + 0,73) x300 = 271,2 kN/m2
Ơ B: zB = zB1 + zB2 +zB3
x 1 z 4
Với tải trọng (1):   0,25 ;   1 → tra bảng kz = 0,110;
b 4 b 4

Trang 43
x 8 z 4
Với tải trọng (2):   1,33 ;   0,667 → kz = 0,06;
b 6 b 6
x 15 z 4
Với tải trọng (3):   3,75 ;   1 → kz rất nhỏ → zB3 = 0;
b 4 b 4
→ Do đó các ứng suất do cả 3 tải trọng gây ra ở B là:
zB = (0,11 + 0,06 + 0) x 300 = 51 kN/m2
Tính ứng suất x ; zx
Ở A: do A đối xứng nên zxA = 0; A = A1 + A2 +A3
x -5 z 4
Với tải trọng (1): = =-1,25 ;   1 → tra bảng kx; rất nhỏ.
b 4 b 4
Với tải trọng (3): Vì đối xứng do đó tải trọng do (3) gây ra = (1) gây ra.
x 0 z 4
Với tải trọng (2):   0 ;   0,667 → tra bảng kx = 0,113;
b 6 b 6
→ Do đó các ứng suất do cả 3 tải trọng gây ra ở A là:
xA = (2x 0 + 0,113) x 300 = 34 kN/m2; zxA = 0 kN/m2
Ở B: B = B1 + B2 +B3
x 3 z 4
Với tải trọng (1):   0,75 ;   1 → kx = 0,074; k = 0,083
b 4 b 4
x 8 z 4
Với tải trọng (2):   1,33 ;   0,667 → kx = 0,15; k = 0,1
b 6 b 6
x  13 z 4
Với tải trọng (3):   3,25 ;   1 → tra bảng kx ; k rất nhỏ.
b 4 b 4
→ Do đó các ứng suất do cả 3 tải trọng gây ra ở B là:
xB = (0,074 + 0,15 + 0) x 300 = 67,2 kN/m2
zxB = (0,083 + 0,1 + 0).300 = 54,9 kN/m2

Bài tập
Một đập đất có tiết diện hình thang cân, đáy lớn 22 m, đáy nhỏ 10 m và
cao 6 m. Trọng lượng riêng của đất đập  = 19 kN/m3. Xác định các ứng suất tại
điểm M ở độ sâu (z = 3 m) và ở giữa cạnh của hình thang cân trên?
d. Tải trọng hình băng phân bố đều nằm ngang
x
Ứng suất z tại những điểm nằm dưới điểm góc:
z = k’npn; x = k”npn; zx = k”’npn

Trang 44
x z
k’n; k”n; k”’n - các hệ số phụ thuộc vào ; tra bảng;
b b
Chiều tác dụng của tải trọng pn là chiều âm so với chiều của trục 0x.

2.4 Phân bố ứng suất trong nền đồng nhất và không đẳng hướng
2.4.1 Phân bố ứng suất trong nền hai lớp
a. Tầng trên mềm, tầng dưới cứng.
Có hiện tượng tập trung ứng suất, nghĩa là ứng suất trong lớp đất mềm
tăng lên (lớn hơn so với nền đất mềm đồng nhất không có tầng cứng).
- Với trường hợp lực tập trung: theo kết quả nghiên cứu trị số ứng suất z
ít chịu ảnh hưởng của ma sát giữa hai lớp đất và , mà chủ yếu phụ thuộc vào
quan hệ giữa kích thước của diện chịu tải và chiều dày tầng nén lún.
- Đối với trường hợp tải trọng đường thẳng trong bài toán phẳng:
Theo Biô khi  = 0,5;  z trên mặt tầng đất cứng là:
p
σ z =0,822 ; h - chiều dày lớp đất nén lún nằm trên tầng cứng
h1
Theo Margher có đến xét ảnh hưởng ma sát giữa hai lớp đất thì:
p
σ z =0,827
h1
Trong khi đối với nền đồng nhất và đẳng hướng ta có:
p
σ z =0,636
z1
b. Tầng trên cứng, tầng dưới mềm
Có hiện tượng phân tán ứng suất, nghĩa là ứng suất trong lớp đất mềm
giảm xuống (nhỏ hơn so với nền đất mềm đồng nhất không có tầng cứng).
Đối với trường hợp lực tập trung P: theo Bio thì ứng suất σx trên mặt tầng
P
đất yếu nằm cách mặt đất một chiều sâu h là σ z =0,45 2 (so với đồng nhất
h
P
σ z =0,478 ).
h2
Ta nhận thấy sự khác biệt là không lớn (khoảng 6%) nên trong tính toán
thường bỏ qua.
2.4.2 Phân bố ứng suất trong nền không đẳng hướng
Khi Eoz ≠ Eox và khi Eoz tăng theo z,

Trang 45
E oz
σ 'z =σ z khi Eoz > Eox: tập trung ứng suất, khi Eoz < Eox: phân tán ứng
E ox
suất
v
vPz v
Khi Ez = E1z thì: z =
2πR v+2

2.5 Ứng suất thủy động do dòng chảy thấm gây nên
Khi nước tự do chảy trong các lỗ rỗng của đất, giữa nước và hạt đất có
xảy ra tác dụng lẫn nhau dưới tác dụng của các lực bao gồm:
- Lực ma sát thủy động tác dụng giữa nước chảy và màng nước kết hợp
với hạt đất.
- Lực pháp tuyến tác dụng trên mặt hạt đất (trên lớp nước kết hợp của hạt
đất) Lực này phân bố không đều phía trước và phía sau hạt đất do kết quả của sự
tổn thất áp lực cột nước.
Hợp lực của hai loại lực trên gọi là lực thủy động J có chiều trùng với
chiều của dòng nước thấm. Ưng suất tương ứng gọi là ứng suất thủy động, hạt
đất sinh ra lực cản T = J nhưng ngược chiều.


h
pA
w pB
w
hA A
B
 hB

ZA L
ZB

Áp lực thủy tĩnh ở A và B:


- Ở A: n (hA - ZA)
- Ở B: n (hB - ZB)
Lực cản của hạt đất đối với dòng nước thấm: TLx1
e
Trọng lượng nước chứa trong lỗ rỗng của đất: γ n L1
1+e

Trang 46
Phản lực của các hạt đất bị đẩy nổi bằng trọng lượng của nước có cùng
thể tích với các hạt:
1
γ n L1
1+e
Lực quán tính của dòng nước ở đây có thể bỏ qua vì tốc độ chảy thấm rất
nhỏ
Chiếu tất cả các lực nói trên lên chiều của dòng chảy:
e 1
n (hA - ZA) - n (hB - ZB) + ( γ n L1 + γ n L1 )sin - TL1 = 0
1+e 1+e
Chia hai vế cho L1 ta được:
(h A -Z A )-(h B -Z B )
→ γn + nsin - T = 0
L
 (h -h ) (Z -Z ) 
→ γ n  A B - A B  + nsin - T = 0
 L L 
(h A  h B )
đặt = i: Gradient thủy lực
L
(Z A  Z B )
= sin → ni - T = 0 → T = ni
L
Vì lực thủy động và lực cản có cùng trị số tuyệt đối, nên J = ni
Ta nhận thấy lực thủy động J là lực thể tích phân bố đều trong khối đất, là
kết quả chuyển hóa độ chênh áp lực nước lỗ rỗng (ngoại lực) do dòng nước thấm
gây ra. Từ đây ta tính được áp lực thuỷ động do dòng chảy thấm gây ra: pn =
niLthấm
Như vậy, khi có dòng nước thấm chảy bên trong khối đất thì ngoài áp lực
nước lỗ rỗng thủy tĩnh tác dụng lên hạt đất còn có áp lực thủy động do dòng
nước thấm gây ra.
Xác định ứng suất do trọng lượng bản thân của đất khi có xét đến áp lực
thủy tĩnh.

Trang 47
b

h
a a
h

b
h1

h1
1 1 1 1
Maãu ñaát Maãu ñaát
L

L
2 2 2 2

(a) (b)
Hình (a):
- Ứng suất tổng tại mặt phẳng 2-2:
 = nh1 + bhL
- Ap lực nước lỗ rỗng tại mặt phẳng 2-2:
h
u = n(h1 + L) - niL = n(h1 + L) - n L = n (h1 + L–h)
L
- Ứng suất hữu hiệu trên mặt phẳng 2-2:
’ =  - u = ’L + hn (ứng suất hữu hiệu tăng lên)
Hình (b):
- Ứng suất tổng tại mặt phẳng 2-2:
 = nh1 + bhL
- Ap lực nước lỗ rỗng tại mặt phẳng 2-2 là:
h
u = n(h1 + L) + niL = n(h1 + L) + n L = n (h1 + L +h)
L
Trang 48
- Ứng suất hữu hiệu trên mặt phẳng 2-2:
’ =  - u = ’L - hn (ứng suất hữu hiệu giảm xuống)

2.6 Phân bố ứng suất dưới đáy móng


Tải trọng mà chúng ta đang xét là những tải trọng tác dụng trực tiếp lên
nền đất. Tuy nhiên trong thực tế, ngoại trừ các công trình bằng đất như đê, đập,
nền đường,… thì tải trọng ngoài không tác dụng trực tiếp lên nền đất mà được
truyền vào đất thông qua đáy móng.
Ap lực do toàn bộ tải trọng công trình (kể cả trọng lượng bản thân đáy
móng) tác dụng lên nền đất thông qua đáy móng gọi là áp lực đáy móng.
Để xác định tình hình phân bố ứng suất trong đất thì phải xác định tình
hình phân bố ứng suất dưới đáy móng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phân bố ứng suất này phụ thuộc rất lớn
vào độ cứng của móng.
2.6.1 Phân loại móng theo độ cứng P
E o a13
Chỉ số độ cứng: t=10
E h3

hm
Trong đó: Q

Eo: mô đun biến dạng của nền đất b


E: mô đun đàn hồi của vật liệu xây móng
a1: nửa chiều dài móng a1 = a/2
h: chiều cao móng
Khi t < 1: Móng cứng, có biến dạng rất bé so với biến dạng của đất nền
Khi 1 ≤ t ≤ 10: Móng có độ cứng hữu hạn
Khi t > 10: Móng mềm, có biến dạng giống như biến dạng của đất nền
Sự phân bố ứng suất dưới móng có độ cứng hữu hạn là phức tạp nhất.
Phân bố ứng suất dưới móng mềm là đơn giản nhất, áp lực dưới đáy móng phân
bố hoàn toàn giống như tải trọng tác dụng trên móng.
2.6.2 Phân bố ứng suất dưới đáy móng dựa theo lý thuyết đàn hồi
Theo Bousinespq, đối với tải trọng tập trung tác dụng lên nền đất, chuyển
vị tại điểm M(x,y,z) trong nền đất là:
P(1  )  z 3 2(1  ) 
w(x, y, z) =   
2E  R 3 R 
Đối với các điểm nằm trên mặt đất thì:

Trang 49
P(1   2 )
w(x, y, z) =
ER
a. Phân bố ứng suất dưới đáy móng cứng
Các giả thiết:
- Móng luôn tiếp xúc với mặt nền, do đó chuyển vị theo chiều thẳng đứng
của một điểm trên mặt nền (trong phạm vi đáy móng) đều bằng độ lún của điểm
tương ứng tại đáy móng.
- Giữa tải trọng bên ngoài và phản lực toàn bộ của đất nền đối với móng
có sự căn bằng tĩnh học. Phản lực của đất nền có độ lớn bằng áp lực đáy móng
nhưng ngược chiều.
Dưới tác dụng của áp lực đáy móng trên diện tích dF là p(,)dd
chuyển vị thẳng đứng dw của một điểm M(x,y) nào đó trên mặt đất nền (z=0) là:
p(ξ,η)dξdη E
dw=
πER
1-μ 2  đặt C = dw 

1 2ta có:

p(ξ,η)dξdη
dw=
πCR
Dưới tác dụng của toàn bộ áp lực đáy móng trên diện tích dF, chuyển vị
của M:
1 p(ξ,η)dξdη
πC 
w= (1)
 x-ξ  +  y-η
2 2
F

Đối với móng cứng chuyển vị w của điểm M sẽ có dạng đường thẳng:
w = Ax + By + D (2)
Ngoài ra điều kiện căn bằng tĩnh học cho ta các phương trình sau:

 p(ξ,η)dξdη=P;
F
(3) P

 ξp(ξ,η)dξdη=M ;
F
y (4) M

po

 ηp(ξ,η)dξdη=M x ;
F
(5)
TN
Giải hệ các phương trình (1); (2); (3); (4); (5)
trên sẽ xác định được áp lực đáy móng p(x,y). LT
. Đối với móng tròn chịu tải trọng trung tâm: r
p
p( x , y) 
2 Z

2 1  
r

Trang 50
Trong đó:
P: tải trọng trung bình tác dụng trên móng
: khoảng cách từ điểm đang xét tới tâm đáy móng
R: bán kính đáy móng.
Khi  = 0 → po = p/2
Khi  = r → p = ∞
Điều này là không thể có trong thực tế, vì khi áp lực vượt quá cường độ
tiêu chuẩn của đất nền thì đất bị phá hoại → phát sinh biến dạng dẻo → áp lực
sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị tính toán.
. Đối với móng tròn chịu tải trọng lệch tâm P:
ex
3 2
+1
p(x,y)= r P
2πr r 2 -x 2 -y yø
Trong đó: e - độ lệch tâm của tải trọng
x, y - toạ độ của điểm tính ứng suất đáy móng
Góc nghiêng của móng:
3(1-μ 2 )Pe
tgδ=
4Er 3
. Đối với móng cứng hình băng chịu tải trọng trung tâm
2p
p(x,y)=
2
 2x 
π 1-  
 b 
Trong đó: p: tải trọng trung bình tác dụng trên móng
x: toạ độ của điểm tính ứng suất đáy móng
. Đối với móng cứng hình băng chịu tải trọng lệch tâm
p  x 
p(x,y)=  1+2 2 
π b12 -x 2  b1 

Trong đó: e - độ lệch tâm của tổng hợp các tải trọng P
X - toạ độ của điểm tính ứng suất đáy móng
b1 = b/2
Khi tính toán công trình thực tế đối với các móng cứng để tính toán một
cách gần đúng và dễ dàng, Áp lực đáy móng p(x,y) được xác định như sau:
- Đối với móng chịu tải trọng trung tâm:
Trang 51
P+Q
p(x,y) =
F
Trong đó: P - tải trọng tập trung tác dụng trên móng;
Q - trọng lượng bản thân móng và đất trên móng;
F - diện tích đáy móng.
- Đối với móng chịu tải trọng lệch tâm:
P+Q Pe x x Pe y y
p(x,y) = ± ±
F Jy Jx
Trong đó: P - tải trọng lệch tâm tác dụng trên móng
F - diện tích đáy móng
ex - độ lệch tâm của tải trọng P so với trục y
ey - độ lệch tâm của tải trọng P so với trục x
Jx - moment quán tính của tiết diện móng đ/v trục x
Jy - moment quán tính của tiết diện móng đ/v trục y
b. Phân bố ứng suất dưới đáy móng có độ cứng hữu hạn
Dưới tác dụng của toàn bộ áp lực đáy móng trên diện tích dF, chuyển vị w
của M:
1 p(ξ,η)dξdη
πC 
w= (1)
 x-ξ  +  y-η 
2 2
F

Đối với móng có độ cứng hữu hạn ta coi móng như dầm chịu uốn, phương
trình vi phân độ võng của dầm có dạng:
d 4z
EJ   b (q x  p x ) (2)
dx 4
Trong đó:
qx - tải trọng bên ngoài, phân bố theo chiều rộng b của móng;
px - phản lực ở đáy móng (chưa biết).
Giải 2 phương trình (1) và (2) ta sẽ xác định được áp lực đáy móng p(x).
Các phương pháp giải hệ phương trình trên bao gồm lời giải của các tác
giả như: Gorbunov Pôxadov; Jêmoskin và Ximvulidi (chi tiết tham khảo các tài
liệu cơ học đất).
c. Phân bố ứng suất dưới đáy móng dựa theo mô hình nền Winkler
p(x) = ky(x) (1)
Trong đó: p - áp lực trên đơn vị diện tích

Trang 52
Y - chuyển vị đàn hồi theo chiều thẳng đứng
K - hệ số nền.
Phương trình vi phân trục võng của dầm móng :
EJy(4) = p(x) thay (1) vào ta được:
EJy(4) = k* y(x), với k* = kB1 (kN/m2)
EJy(4) + k*y(x) = 0
k*
Chia hai vế cho EJ và đặt α= 4 (1/m)
4EJ
Phương trình vi phân cơ bản của móng băng trên nền đàn hồi là:
y (4) (x)+4α 4 y(x)=0
Nghiệm tổng quát:
y(x)=eαx (C1cosα x+C 2sinα x)+e-αx (C3cosα x+C 4sinα x)
Phân loại móng băng theo độ cứng
l Loại dầm móng Ghi chú
Có thể tính toán với giả thiết móng cứng tuyệt
< /4 Dầm móng ngắn
đối và phản lực nền phân bố đều hoặc hình thang
/4  Dầm móng dài hữu hạn
> Dầm móng dài vô hạn

. Dầm móng dài vô hạn


Ở hai đầu xa của dầm móng không bị ảnh hưởng của tải đặt tại gốc tọa độ:
x ; y  0 → C1 = C2 =0
Do đó: y= C3 e-xcos x + C4 e-xsinx
C3 và C4 được xác định theo các điều kiện biên khác
1. Tải P tập trung tại gốc trục tọa độ O

Tại gốc O:
- Góc xoay triệt tiêu  = y’=0 → C3 = C4 = C
- Lực cắt V = -E Iy’’’= -P/2 → C = P/83EI
Phương trình trục võng của dầm dài vô hạn chịu tải tập trung:
Trang 53
1 P -αx Pα
y= 3
e (cosαx+sinαx)= A (αx)
EI 8α 2k*
Từ q(x)=k*y(x) và k*/EI=44
Pα -αx Pα
→ q(x)= 44EI → q(x)= e (cosαx+sinαx)= A (αx)
2 2
1 P -α x 1 P
Phương trình góc xoay: δ=y'=- 2
e sinα x=- B(αx)
EI 4α EI 4α 2
P -α x P
Phương trình moment: M=-EIy''=

 e cosαx-e-α x sinαx  = C(αx)

P -α x P
Phương trình lực cắt: V= -EIy’’’= - e cosαx=- D (αx)
2 2
Trong đó:
A(x)= e-xcos x + e-xsin x
B(x)= e-xsin x
C(x)= e-xcos x - e-xsin x
D(x)= e-xcos x
2. Moment M0 tập trung tại gốc trục tọa độ O

Phương trình trục võng vẫn là:


y= C3 e-xcos x + C4 e-xsinx
Tại gốc O, x=0, y=0  C3 = 0 → y= C4 e-xsinx
M0
Và – E Iy’’= M0/2 → – E Iy’’x=0 =E I 2C42=M0/2 → C4=
4α 2 EI
Do vậy phương trình trục võng của dầm dài vô hạn chịu moment M0 tập
trung tại gốc O:
M0
y= B(αx)
4α 2 EI
Phản lực nền q(x)=α 2 M0 B(αx)
M0
Phương trình moment: M= D (αx)
2
Trang 54
αM 0
Phương trình lực cắt: V= A (αx)
2
3. Tải phân bố đều
Điểm C dưới tải p
Độ võng: yC = (2-D (αa) -D(αb) )
p 2k*
p
A C B Moment: M C = 2 (B(αa) +B(αb) )

a b p
Lực cắt: Vc = (C(αa) -C(α b) )

Điểm C bên trái tải p
Độ võng: y C = (D (αa) -D(α b) )
p 2k*
C A
p
Moment: M C =- 2 (B(αa) +B(αb) )
a 4α
p
Lực cắt: Vc = (C(αa) -C(α b) )
b 4α
p
A p B Độ võng: y C =- (D(αa) -D (αbc) )
2k*
p
b Moment: M C = 2 (B(αa) -B(αb) )

a
p
Điểm C bên phải tải Lực cắt: Vc = (C(αa) -C(α b) )

. Dầm móng dài bán vô hạn


Đầu dầm tự do, tải tập trung P1 đầu dầm 2Pα
Độ võng: y= D (α x)
k*
P
Moment: M=- 2 B(α x)
α
Lực cắt: Vc =-P1C(α x)
Đầu dầm tự do, Moment tập trung M1 đầu 2M1α
dầm Độ võng: y=- C(α x)
k*
Moment: M=M1A (α x)
Lực cắt: Vc =-2M1αB(α x)

p
Độ võng: y C =- (D(αa) -D (αbc) )
2k*
p
Moment: M C = 2 (B(αa) -B(αb) )

p
Lực cắt: Vc = (C(αa) -C(α b) )

Trang 55
Bảng giá trị các hàm A(x); B(x); C(x) và D(x)
(x) A(x) B(x) C(x) D(x) (x) A(x) B(x) C(x) D(x)
0 1 0 1 1 3,6 -0,0366 -0,0121 -0,0124 -0,0245
0,1 0,9907 0,0903 0,8100 0,9003 3,7 -0,0341 -0,0131 -0,0079 -0,0210
0,2 0,9651 0,1627 0,6398 0,8024 3,8 -0,0314 -0,0137 -0,0040 -0,0177
0,3 0,9267 0,2189 0,4888 0.7077 3,9 -0,0286 -0,0139 -0,0008 -0,0147
0,4 0,8784 0,2610 0,3564 0,6174 4,0 -0,0258 -0,0139 0,0019 -0,0120
0,5 0,8231 0,2908 0,2415 0,5323 4,1 -0,0231 -0,0136 0,0040 -0,0095
0,6 0,7628 0,3099 0,1431 0,4530 4,2 -0,0204 -0,0131 0,0057 -0,0074
0,7 0,6997 0,3199 0,0599 0,3798 4,3 -0,0179 -0,0124 0,0070 -0,0054
0,.9 0,5712 0,3185 -0,0657 0,2527 4,4 -0,0155 -0,0117 0,0079 -0,0038
1,0 0,5083 0,3096 -0,1108 0,1988 4,5 -0,0132 -0,0109 0,0085 -0.0023
1,1 0,4476 0,2967 -0,1457 0,1510 4,6 -0,0111 -0,0100 0,0089 -0,0011
1,2 0,3899 0,2807 -0,1716 0,1091 4,7 -0,0092 -0,0091 0,0090 -0,0001
1,3 0,3355 0,2626 -0,1897 0,0729 4,8 -0,0075 -0,0082 0,0089 0,0007
1,4 0,2849 0,2430 -0,2011 0,0419 4,9 -0,0059 -0,0073 0,0087 0,0014
1,5 0,2384 0,2226 -0,2068 0,0158 5,0 -0,0045 -0,0065 0,0084 0,0019
1,6 0,1959 0,2018 -0,2077 -0,0059 5,1 -0,0033 -0.0056 0,0079 0,0023
1,7 0,1576 0,1812 -0,2047 -0,0235 5,2 -0,0023 -0,0049 0,0075 0,0026
1,8 0,1234 0,1610 -0,1985 -0,0376 5,3 -0,0014 -0,0042 0,0069 0,0028
1,9 0,0932 0,1415 -0,1899 -0.0484 5,4 -0,0006 -0,0035 0,0064 0,0029
2,0 0,0667 0,1231 -0,1794 -0,0563 5,5 0,0000 -0,0029 0,0058 0,0029
2,1 0,0439 0,1057 -0,1675 -0,0618 5,6 0,0005 -0,0023 0,0052 0,0029
2,2 0.0244 0,0896 -0,548 -0,0652 5,7 0,0010 -0,0018 0,0046 0,0028
2,3 0.0080 0,0748 -0,1416 -0,0668 5,8 0,0013 -0,0014 0,0041 0,0027
2,4 -0.0056 0,0613 -0,1282 -0,0669 5,9 0,0015 -0,0010 0,0036 0,0025
2,5 -0.0166 0,0491 -0,1149 -0,0658 6,0 0,0017 -0,0007 0,0031 0,0024
2,6 -0.0254 0,0383 -0,1019 -0,0636 6,1 0,0018 -0,0004 0,0026 0,0022
2,7 -0.0320 0,0287 -0,0895 -0,0608 6,2 0,0019 -0,0002 0,0022 0,0020
2,8 -0,0369 0,0204 -0,0777 -0,0573 6,3 0,0019 0,0000 0,0018 0,0018
2,9 -0,0403 0,0132 -0,0666 -0,0534 6,4 0,0018 0,0002 0,0015 0,0017
3,0 -0,0423 0,0070 -0,0563 -0,0493 6,5 0,0018 0,0003 0,0011 0,0015
3,1 -0,0431 0,0019 -0,0469 -0,0450 6,6 0,0017 0,0004 0,0009 0,0013
3,2 -0,0431 -0,0024 -0,0383 -0,0407 6,7 0,0016 0,0005 0,0006 0,0011
3,3 -0,0422 -0,0058 -0,0306 -0,0364 6,8 0,0015 0,0006 0,0004 0,0010
3,4 -0,0408 -0,0085 -0,0237 -0,0323 6,9 0,0014 0,0006 0,0002 0,0008
3,5 -0,0389 -0,0106 -0,0177 -0,0283 7,0 0,0013 0,0006 0,0001 0,0007

Trang 56
x
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5
-0.4

-0.2

0
A(x)-B(x)-C(x)-D(x)

0.2

A(ax)
B(ax)
0.4
C(ax)
D(ax)

0.6

0.8

1.2

2.6.3 Phân bố ứng suất dưới đáy móng dựa theo kết quả nghiên cứu thực
nghiệm
Theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Gucrin và các cộng sự cho
thấy, với móng đơn chịu tải trọng đúng tâm, có các trường hợp sau:
a. Khi nền đất cứng
P
P P P
Cöùng hh Cöùng hh
Cöùng

b. Khi nền đất dính


P
P P P
Cöùng hh Cöùng hh
Cöùng

c. Khi nền đất cát

Trang 57
P
P P P
Cöùng hh Cöùng hh
Cöùng

Nhận xét: Trong thực tế tính toán, rất khó xác định được biểu đồ thực của
phản lực đáy móng. Thường có hai cách chọn biểu đồ phản lực nền sau:
- Móng cứng: phản lực nền là tuyến tính.
P+Q
+ Đúng tâm (P, Q): p tb =
F
P+Q M y
+ Lệch tâm 1 phương (P, Q, My): p tb = ±
F Wy

P+Q M x M y
+ Lệch tâm 2 phương (P, Q, Mx, My): p tb = ± ±
F Wx Wy
- Móng cứng hữu hạn: phản lực nền tỷ lệ với chuyển vị thẳng đứng của
đáy móng → Nền Winkler.

Trang 58
Chương 3
BIẾN DẠNG CỦA ĐẤT VÀ TÍNH TOÁN ĐỘ LÚN CỦA MÓNG

3.1 Một số tính chất của đất


Trong phạm vi chương trình Cơ học đất, ta sẽ xét đến 3 tính chất cơ học
của đất là tính thấm, tính nén lún và tính chống cắt của đất. Tính chống cắt sẽ đề
cập trong Chương 4.
3.1.1 Tính thấm của đất. Gradient thuỷ lực ban đầu trong đất sét
Do trong đất tồn tại lỗ rỗng nên dưới tác dụng của tải trọng hoặc sự thay
đổi Gradient thuỷ lực thì nước trong đất sẽ thấm qua lỗ rỗng. Tính thấm nhiều
hay ít, lưu tốc thấm lớn hay bé sẽ ảnh hưởng đến tốc độ lún của nền.
Đối với đất cát, lỗ rỗng thường lớn nên khả năng thấm thoát nước trong lỗ
rỗng sẽ nhanh do vậy độ lún của nền khi chịu tác dụng của tải trọng ngoài sẽ xảy
ra tức thời, đất ổn định nhanh chóng.
Với đất sét, lỗ rỗng trong đất nhỏ nên khả năng thấm thoát nước trong đất
kém, độ lún của nền xảy ra trong khoảng thời gian rất dài và rất lâu đạt đến trạng
thái ổn định.

Đối với đất có kích thước từ hạt cát trở lên, dòng thấm tuân theo định luật
chảy tầng, có thể áp dụng định luật Darcy:
Q = kFJt (3.1)
Q: lưu lượng dòng thấm
F: tiết diện ngang của dòng thấm
T: thời gian thấm
J: Gradient thuỷ lực, được xác định dựa vào độ chênh lệch cột nước áp so
với chiều dài đường thấm.
K: hệ số thấm, xác định ở trong phòng hoặc hiện trường.

Trang 59
Q
Từ (3.1) → =kJ=v
Ft
→ Lưu tốc thấm tỷ lệ với gradient thuỷ lực.
v: vận tốc thấm của nước trong đất
Tuỳ theo từng loại đất mà ta có các giá trị k sau:
- Đất cát: k = r(10-1 - 10-4) cm/s
- Đất cát pha: k = r(10-3 - 10-6) cm/s
- Đất sét pha: k = r(10-5 - 10-8) cm/s
- Đất sét: k = r(10-7 - 10-10) cm/s
r = 1 - 9: tuỳ theo trạng thái của đất
Gradient thuỷ lực ban đầu trong đất sét
Do trong đất sét có lượng nước kết hợp nên quy luật thấm xảy ra phức tạp
hơn đối với đất cát. Bởi vì nước kết hợp mặt ngoài có tính nhớt rất cao nên nó
cản trở tính thấm của nước trong đất và tính thấm chỉ xảy ra khi ứng suất cắt
trong đất lớn hơn sức chống cắt của nước liên kết. Vì vậy gradient thuỷ lực trong
đất sét phải lớn hơn 1 giá trị nào đó thì hiện tượng thấm mới xảy ra. Và giá trị
này được gọi là gradient thuỷ lực ban đầu của đất sét.
- Đường I: quan hệ giữa v-J trong đất cát
- Đường II: quan hệ giữa v-J trong đất sét và chia làm 3 giai đoạn:
+ Đoạn 0-1: biểu thị gradient thuỷ lực ban đầu
+ Đoạn 1-2: biểu thị gradient thuỷ lực vượt quá gradient thuỷ lực ban đầu
Jb và tính thấm xảy ra khi J > Jb.
Trong tính toán ta thay đường 0-1-2-3 bằng đường 0-1’-3 và khi đó tính
thấm xảy ra khi J > Jb và và lưu tốc thấm v = k (J - J’b).
3.1.2 Tính nén lún của đất
Tính nén lún của đất là khả năng giảm thể tích của nó (do giảm độ rỗng)
dưới tác dụng của tải trọng ngoài.
Quá trình nén lún của đất dưới tác dụng của tải trọng ngoài thực chất là
quá trình nén chặt đất. Khi đất chịu tác dụng của tải trọng công trình (P < 4
kG/cm2) thì trước tiên cốt đất bị biến dạng tức thời, sau đó liên kết giữa các hạt
đất bị phá vỡ, tiếp đến các hạt dịch chuyển do bị dồn nén dưới tác dụng của tải
trọng khiến lỗ rỗng bị thu hẹp, thể tích mẫu đất bị giảm nhỏ và chặt lại. Đây là
tính chất nén lún của đất.
Trên thực tế nước và bản thân các hạt đất cũng bị ép co nhưng không
đáng kể (<1/400 lần độ ép co của mẫu đất) nên bỏ qua. Như vậy, đất bị ép co và
chặt lại là do lỗ rỗng bị thu hẹp. Hiện tượng này xảy ra trong một thời gian nhất

Trang 60
định rồi kết thúc. Trong quá trình ép co, một phần nước và khí trong đất đồng
thời bị ép ra ngoài.
Để nghiên cứu tính nén lún của đất, người ta phải tiến hành thí nghiệm
trong phòng và ngoài hiện trường
a. Xác định tính nén lún dựa vào kết quả thí nghiệm trong phòng
a1. Thí nghiệm nén không nở ngang: b/h >3
Trong thí nghiệm này, mẫu đất chỉ nén lún theo chiều thẳng đứng chứ
không nở phình ra 2 bên vì bị thành hộp chặn lại: εx = εy = 0; εz ≠ 0.
. Thiết bị thí nghiệm.
- Mẫu đất có đường kính khoảng 7,5 cm, cao khoảng 2,5 - 3,5 cm.
- Trên và dưới mẫu đất có đá thấm để thoát nước
- Đối trọng là những quả cân nặng tác dụng lên mẫu đất thông qua tấm
nén cứng
- Biến dạng của mẫu đất được đo bằng đồng hồ đo biến dạng gắn trên mặt
mẫu.

. Tiến hành thí nghiệm.


- Tác dụng tải trọng lên mẫu theo từng cấp tăng dần, cấp sau gấp đôi cấp
trước. Cụ thể là: 0,25; 0,5; 1,0; 2,0; 4,0 kG/cm2. Sau mỗi cấp gia tải, đợi cho
biến dạng của mẫu đất ổn định thì đo biến dạng rồi gia tải cấp tiếp theo cho đến
cấp tải trọng cuối cùng. Vẽ quan hệ S-p ta được đường cong nén ban đầu Oa.
- Để nghiên cứu tính nở của đất, ta tiến hành dỡ tải theo từng cấp. Ở mỗi
cấp dỡ tải, ta tiến hành đo độ nở theo thời gian cho đến khi hiện tượng nở kết
thúc, ta được đường cong nở ab. Tại thời điểm này, nếu ta gia tải và đo biến
dạng thì ta được đường cong nén lại. Nếu khi nén lại ở cấp tại trọng p > pi thì
đường cong nén lại sẽ trùng với đường cong nén ban đầu.
- Với thí nghiệm này, ta đo được các biến dạng thẳng đứng, gọi là độ lún
Si ứng với các cấp áp lực nén pi. Vẽ đường quan hệ giữa p - t, S - t và p - S.

Trang 61
. Nhận xét thí nghiệm
Kết quả thí nghiệm nén và nở cho ta thấy biến dạng của đất gồm hai phần:
- Biến dạng dư (Sdư);
- Biến dạng đàn hồi (Sđh).
Biến dạng dư là biến dạng không hồi phục sau khi giảm tải. Biến dạng
này do lỗ rỗng của đất giảm nhỏ vì các hạt đất di chuyển và dịch sát vào nhau
sau khi liên kết của đất bị phá hoại.
Biến dạng đàn hồi của đất là do các nguyên nhân sau:
- BDĐH của cốt đất và bản thân hạt đất.
- BDĐH của các bọc khí kín có trong đất
- BDĐH của màng nước kết hợp bao quanh hạt đất
Đất có tính sét càng lớn, BDĐH càng lớn. Với đất rời thì BDĐH nhỏ có
thể bỏ qua.
Như đã biết, khi bị nén bản thân các hạt đất xem như không bị nén. Như
vậy sự nén ép của mẫu đất dưới tác dụng của mỗi cấp tải trọng chủ yếu là do lỗ
rỗng bị thu hẹp. Do đó ta dùng hệ số rỗng và tải trọng để biểu diễn kết quả thí
nghiệm nén một trục không nở hông.
. Biểu diễn quan hệ đường cong nén.
Ký hiệu: Vo: thể tích ban đầu của mẫu đất;
H: chiều cao ban đầu của mẫu đất
eo: hệ số rỗng ban đầu
Vho: thể tích phần hạt đất lúc ban đầu
Trang 62
1
Ta có: Vho = Vo
1+eo
Ký hiệu: Vi: thể tích của mẫu đất sau khi bị nén chặt ở cấp tải trọng pi
Si: độ lún của mẫu đất ở cấp tải trọng pi
ei: hệ số rỗng của mẫu đất ở cấp tải trọng pi
Vhi: thể tích phần hạt đất ở cấp tải trọng pi
1
Ta có: Vhi = Vi
1+ei
Vì thể tích hạt đất trước và sau khi nén là không thay đổi nên Vho = Vhi
1 1 1
 Vo = Vi = (Vo -ΔV)
1+eo 1+ei 1+ei

eo -ei Vo
 ΔV= Vo = Δe
1+eo 1+eo
Vo
Do là hằng số nên biến thiên thể tích của mẫu đất (V) tỷ lệ bậc
1+eo
nhật với biến thiên hệ số rỗng (e). Mặt khác, mẫu đất không nở hông, nên V
e o -ei
= FSi,Vo = FH. Suy ra FSi = FH
1+e o
e o -ei
 Si = H
1+eo
Si
 ei = eo – (1+eo)
H
Vì độ lún Si đã đo được từ thí nghiệm nén một trục không nở hông do pi
gây ra, do đó ta sẽ tính được ei từ công thức trên. Từ đây ta vẽ được đường cong
quan hệ e - p hoặc e - logp.
e e

A
a b
ec Ñöôøng neùn e-logp
e1
C Ñöôøng neùn e-p
e1

e2 c

e2  D
E

0 p1 p2 p (kg/cm2) 0 pc p1 p2 logp
(a) (b) Trang 63
Cả hai đường cong trên gọi là đường cong nén đất. Phân tích kết quả
nhiều loại đất khác nhau, ta nhận thấy:
- Độ lún của đất cát xảy ra rất nhanh, 95% biến dạng trong phút đầu tiên
của thí nghiệm.
- Độ lún của đất sét kéo dài rất lâu, phụ thuộc vào thời gian. Ta gọi quá
trình lún của đất sét dưới tác dụng của tải trọng không đổi là quá trình cố kết của
đất.
Khi trình bày kết quả thí nghiệm bằng đồ thị e-log p ta được 2 đoạn thẳng:
- Đoạn đầu ab có độ dốc bé: đường nén thứ cấp.
- Đoạn sau bc có độ dốc lớn: đường nén sơ cấp.
- Hai đoạn kéo dài gặp nhau tại b, có trị số áp lực nén là pc, gọi là áp lực
tiền cố kết. Nghĩa là: trước đây, trong lịch sử của nó, mẫu đất đã được nén đến
áp lực pc.
Nếu pc < h: đất dưới cố kết
Nếu pc = h: đất cố kết bình thường
Nếu pc > h: đất quá cố kết, nghĩa là trong lịch sử tồn tại, mẫu đất đã bị
nén lún bởi 1 áp lực lớn hơn áp lực hiện đang tác dụng lên nó.
. Định luật nén lún. Hệ số nén lún. Chỉ số nén. Mô đun biến dạng của
đất. Công thức tính lún.
- Định luật nén: Trong phạm vi thay đổi không lớn của các cấp áp lực thì
quan hệ giữa e-p là quan hệ tuyến tính, và áp lực càng tăng thì hệ số rỗng càng
giảm.
- Hệ số nén lún a:
Δe e1 -e 2
a=tga=- = (cm2/kG) (3.2)
Δp p 2 -p1
Ta nhận thấy, đường cong nén không phải là đường thẳng hệ số nén a
không phải là hằng số mà phụ thuộc vào từng cấp tải trọng, trong thực tế xây
dựng ta thường dùng hệ số nén a ở cấp tải trọng p1 =1 kG/cm2 đến p2 = 2
kG/cm2, ký hiệu là a1-2
Nếu: a1-2 < 0,01 cm2/kG: đất có tính nén lún bé
Nếu: a1-2 = 0,01 - 0,05 cm2/kG: đất có tính nén lún trung bình
Nếu: a1-2 > 0,05 cm2/kG: đất có tính nén lún lớn.
- Hệ số nén lún tương đối: hệ số nén thể tích: ao hay mv

Trang 64
a
a o =m v = (cm2/kG) (3.3)
1+e1
- Chỉ số nén Cc.
Δe e1 -e 2 Maët caét ngang
Cc =- = (3.4) maãu ñaát(dt F)
Δlogp logp 2 -logp1
- Môđun tổng biến dạng Eo (kG/cm2)

S
e1

e2
+ Đối với đất sét cứng (xem như đất không
z S

h
nở hông): E 0 = , với ε z = (3.5) Haït ñaát
εz

1
h
+ Đối với đất sét mềm, đất rời (xem như đất
z 2μ 2
nở hông): E 0 =  , với β=1- (3.6)
εz 1-μ
Công thức tính lún trong trường hợp bài toán 1 chiều:
- Do không có nở hông nên biến dạng chỉ thay đổi theo phương đứng.
- Xem thể tích hạt đất là không đổi, ký hiệu là 1 đv, hệ số rỗng ban đầu
khi chưa có tải là e1, chiều cao mẫu đất là h.
- Khi có tải, mẫu đất bị lún 1 đoạn S, hệ số rỗng còn lại là e2.
- Biến dạng tương đối của mẫu đất là:
S e1 -e 2 e1 -e 2
= S= h
h 1+e1 → 1+e1
Mà e1 - e2 = ap
a
Suy ra: S= hp=a o hp (3.7)
1+e1
Mặt khác ta lại có mối quan hệ giữa ứng suất và biến dạng là:
1 S
εz = σ z -μ  σ x +σ y   =
Eo   h

1
εx =  σ x -μ  σ y +σ z   =0 (do không nở hông)
Eo  

1
εy =  σ y -μ  σ z +σ x   =0 do không nở hông)
Eo 
μo
Từ đây ta tính được: σ x =σ y = σz
1-μ o

Trang 65
β
Suy ra: S= hp (3.8)
Eo

2μ o2 β
với β=1- ;Từ (3.7) và (3.8) ta có: a o =
1-μ o Eo
β
→ Eo = (tính mô đun biến dạng thông qua hệ số nén tương đối ao)
ao
a2. Thí nghiệm nén 3 trục
Phản ánh trung thực sự làm việc của
nền đất dưới tác dụng của tải trọng.
- Mẫu đất hình trụ có h/d = 1,5 - 2,0
- Đặt mẫu đất trong bình gương
trong.
- Để tạo ra ứng suất 2 ta bơm nước
cất hoặc dung dịch glyxerine.
- Ở đây ta thí nghiệm với 3 = 2
- Ta có thể xác định biến dạng theo
phương đứng bằng đồng hồ đo chuyển vị
- Chuyển vị theo phương ngang thì dùng phương pháp chụp ảnh
Ta có : ε 2 =ε3 và σ 2 =σ3
 σ1 +2σ 2  σ1 -σ 2  
Suy ra : E o =
σ 2  ε1 -2ε 2  +σ1ε1

1 1
Với: ε1 =  σ1 -2μσ 2  ; ε 2 = 1-μ o  σ 2 -μ o σ 2 
Eo Eo
b. Xác định tính nén lún dựa vào kết quả thí nghiệm hiện trường
b1. Thí nghiệm bàn nén
. Khái niệm
- Để tìm hiểu được tính biến dạng của nền và các thông số phục vụ cho
việc tính lún, người ta dùng 1 phương pháp khá chính xác thể hiện sự làm việc
của móng trên nền đất, đó là thí nghiệm bàn nén hiện trường. Thí nghiệm này
chỉ áp dụng cho móng nông.
- Muốn vậy, người ta phải đào 1 hố móng có kích thước như móng thật thì
kết quả khá chính xác. Tuy nhiên, khi đó máy ép thuỷ lực phải có sức nâng lớn,
đối trọng lớn → không kinh tế. Hiện nay, ta thường sử dụng các tấm nén tiêu
chuẩn để mô hình hóa thí nghiệm nén ngoài hiện trường.

Trang 66
+ Theo TCVN: tấm nén có D = 30,0 cm hay 70,7 cm
+ Theo TC Mỹ: D = 30,0 cm
. Thí nghiệm nén đất.
- Thiết bị thí nghiệm gồm các bộ phận chính sau:
+ Bàn nén
+ Thiết bị gia tải (cọc neo hoặc đối trọng)
+ Kích thuỷ lực
+ Đồng hồ đo chuyển vị.
- Tiến hành thí nghiệm.
+ Đặt bàn nén trực tiếp lên nền, tác dụng tải trọng lên bàn nén theo từng
cấp tăng dần.
Đất yếu: p = 0,25; 0,50; 0,75; 1,00 kG/cm2
Đất bình thường: p = 0,50; 1,00; 1,50; 2,00 kG/cm2
+ Ở mỗi cấp tải trọng, cứ sau 15 phút đo biến dạng 1lần. Đo đến khi nào
ứng với cấp tải trọng đó bàn nén không lún nữa thì tiếp tục chất tải cấp tiếp theo
và thực hiện đo độ lún cho đến cấp tải cuối cùng.
Đối với đất cát: sau 120 phút, độ lún ≤ 0,1 mm, xem như không lún nữa,
tiếp tục gia tải
Đối với đất sét: sau 60 phút, độ lún ≤ 0,1 mm, xem như không lún nữa,
tiếp tục gia tải

 p po p (kg/cm2)
Daàm gia taûi

S
 a
Ñoàng hoà Kích gia taûi
ño luùn
(S-p)

Baøn neùn
b

Ñoä luùn c
S(mm)

- Kết quả thí nghiệm bàn nén cho phép vẽ được đường quan hệ giữa độ
lún và tải trọng như hình vẽ trên.
- Từ hình vẽ ta nhận thấy quan hệ giữa độ lún và tải trọng là một đường
cong có thể chia làm 3 đoạn như sau:
+ Đoạn Oa: gần như đoạn thẳng, tải trọng ở trong phạm vi này là 0 < p ≤
po, quan hệ giữa độ lún và tải trọng là quan hệ đường thẳng.

Trang 67
+ Đoạn ab: là đoạn cong, ở đây tải trọng tăng đều nhưng độ lún tăng
nhanh do đất có chuyển dịch ngang (nở hông) khác với trường hợp nén không
nở hông.
+ Đoạn bc: là đoạn cong rất dốc, thể hiện độ lún tăng rất nhanh và độ ngột
vì chuyển dịch ngang của đất lớn làm độ lún tăng lên rõ rệt. Đây là điều kiện
khác biệt rõ rệt so với thí nghiệm nén không nở hông ở trong phòng.
Như vậy, khi tải trọng không lớn (0 < P ≤ Po) thì quan hệ giữa độ lún S và
tải trọng P là quan hệ tuyến tính, trong đó po gọi là tải trọng giới hạn tuyến tính.
Khi đó, theo kết quả nghiên cứu của lý thuyệt đàn hồi độ lún S của bàn nén và
tải trọng P có quan hệ tuyến tính như sau:
1-μ 2 1-μ 2
S= ωdP → mô đun biến dạng của nền đất: E o = ωdP
Eo S
trong đó: P - tải trọng tập trung tác dụng lên bàn nén (kG/cm2)
d - đường kính bàn nén (cm)
Eo - mô đun biến dạng của nền (kG/cm2)
S - độ lún của bàn nén tương ứng với cấp tải trọng P (cm)
: hệ số không thứ nguyên, lấy bằng 0,79
µ: hệ số Poat xông của đất
- Nếu tiến hành thí nghiệm với những loại bàn nén có diện tích, hình dạng
khác nhau thì kết quả thí nghiệm sẽ khác nhau:
- Quan hệ giữa mô đun biến dạng trong phòng Eop và mô đun biến dạng
ngoài hiện trường Eobn có thể tham khảo sau đây:
E obn
+ m= =2-3
E op
E obn Wd
+ m= =
E op 1,4eo0,6

Với : Wd : độ ẩm giới hạn dẻo trung bình của nền đất


eo: hệ số rỗng ở trạng thái tự nhiên
b2. Thí nghiệm xuyên tĩnh và xuyên động
Dùng để xác định các đặc trưng biến dạng ở các độ sâu khác nhau.
. Thí nghiệm xuyên kế tĩnh
Được dùng cho đất dính và đất rời có hàm lượng các hạt > 10 mm nhỏ
hơn 25%.
Nguyên lý: Người ta xuyên vào trong đất một chùy xuyên mũi hình côn,
thân hình trụ; lực làm xuyên là lực ép tĩnh, tốc độ xuyên không đổi và khá nhỏ.

Trang 68
Trong suốt quá trình xuyên, người ta đo sức kháng của đất tại mũi chuỳ xuyên-
ký hiệu là pxt và sức kháng của đất tại mặt bên mũi chùy xuyên - ký hiệu là fs.
Bảng 3.1 Mô đun biến dạng của nền đất xác định từ kết quả xuyên tĩnh
Eo = pxt (kG/cm2)
Loại đất Pxt (kG/cm2) 
- Sét, sét pha ở trạng thái cứng > 15 5-8
< 15 3-6
- Sét, sét pha dẻo mềm, dẻo chảy >7 4,5 - 7,5
- Bùn sét <7 3-6
- Bùn sét pha cát <7 2-4
- Cát pha sét 10 - 35 3-5
- Cát > 20 1,5 - 3
. Thí nghiệm xuyên động:
Thí nghiệm này chủ yếu dùng cho các lớp đất rời với độ chặt và thành
phần hạt khác nhau. Không dùng cho cát bụi bão hòa nước vì bị biến loãng khi
chịu lực động.
Nguyên lý: Là thí nghiệm xuyên vào trong đất một chùy xuyên có đầu
nhọn hình côn, kích thước xác định; tác động xuyên là búa đập có trọng lượng
và chiều cao rơi theo quy định. Người ta đo số nhát đập N để chuỳ xuyên ngập
sâu vào trong đất 30 cm. Thí nghiệm này được tiến hành trên suốt chiều sâu
khảo sát trong từng đoạn từ 1- 3 m.
Bảng 3.2 Mô đun biến dạng của đất xác định từ kết quả xuyên động
Eo (kG/cm2) ứng với pxđ (kG/cm2)
Loại cát
20 35 70 110 140 175
Cát to và trung 160-200 210-260 340-390 440-490 500-550 600-650
Cát nhỏ 130 190 290 350 400 450
Cát bụi (trừ bão
80 130 220 280 320 350
hòa nước)

3.2 Khái niệm về lún của nền đất


3.2.1 Định nghĩa
- Lún là sự chuyển vị thẳng đứng của các hạt đất do kết quả biến dạng nén
ép đất khi có tải trọng tác dụng
- Độ lún ổn định (cuối cùng) là độ lún của nền đất đạt tới trị số lớn nhất
trong một khoảng thời gian nào đó, ứng với một cấp tải trọng nhất định.
Độ lún ổn định của nền đất được tính theo hai phương pháp nền biến dạng
tuyến tính và phương pháp lý thuyết đàn hồi.

Trang 69
3.2.2 Các dạng lún
Khi thiết kế nền móng công trình, ta cần phải tính tổng độ lún và vận tốc
của nó. Độ lún của móng gồm ba thành phần:
S = Si + Sc + Ss
Trong đó Si: độ lún tức thời do tính đàn hồi của nền
Sc: độ lún cố kết phụ thuộc thời gian
Ss: độ lún thứ cấp phụ thuộc thời gian
Độ lún tức thời: xảy ra rất nhanh trong thời gian hoặc ngay sau khi đặt
tải. Khi này nước trong lỗ rỗng chưa kịp thoát ra. Như vậy biến dạng của đất là
biến dạng không có thoát nước
Độ lún cố kết (sơ cấp): là biến dạng do quá trình thoát nước trong đất làm
cho thể tích của đất giảm
Độ lún từ biến (thứ cấp): Xảy ra
sau khi biến dạng cố kết đã hoàn thành.
Biến dạng này xảy ra là do dưới tác dụng B
của ứng suất hiệu quả, các phân tố đất bắt po
đầu trượt, quay theo các màn nhớt - keo
bao bọc và tồn tại xung quanh hạt rắn, còn 0 h1
các phần tử nước thì chui sâu hơn vào h2
h3
trong các màng nước liên kết làm tăng mật
h4
độ của nước liên kết. Lúc này kết cấu ñzi pi h5
khung hạt bị biến hình. p1i h6
p2i h7
H

h8
3.3 Tính toán độ lún theo phương pháp h9
cộng lún từng lớp h10
h11
3.3.1 Phạm vi áp dụng h12
h13
Móng đơn, móng băng, móng bè (b
z
< 10 m). Khi b ≥ 10 m → tính lún theo
công thức của lý thuyết đàn hồi.
3.3.2 Nội dung
- Chia nền đất dưới đáy móng thành nhiều lớp phân tố sao cho trong mỗi
lớp ứng suất do tải trọng ngoài gây ra thay đổi không đáng kể → khi đó biến
dạng của mỗi lớp đất phân tố Si có thể áp dụng bài toán một chiều.
- Độ lún cuối cùng của nền đất:
n n
e -e
S=  Si =  1i 2i h i (3.9)
i=1 i=1 1+e1i

Trong đó:
e1i, e2i: hệ số rỗng của lớp phân tố i tại cấp tải trọng p1i , p2i
p1i: ứng suất trung bình của lớp đất phân tố i do trọng lượng bản thân;
Trang 70
p2i: ứng suất trung bình của lớp đất phân tố thứ i do trọng lượng bản thân
và tải trọng ngoài;
hi: chiều dày lớp đất phân tố thứ i.

3.3.3 Tính toán độ lún theo cộng lớp phân tố


Việc tính toán độ lún được thực hiện theo các bước sau đây:
a. Chia nền đất thành các lớp phân tố có hi ≤ 0,4b, đảm bảo ứng suất thay
đổi nhỏ → chia nhỏ tại vị trí gần đáy móng (vì biểu đồ ứng suất thay đổi nhiều).
b. Tính và vẽ biểu đồ ứng suất do trọng lượng bản thân zđ = ihi
+ Nếu đất trên MNN: i = w
+ Nếu đất dưới MNN: i = đn
c. Tính và vẽ biểu đồ ứng suất do tải trọng ngoài zp= kp
+ Áp lực gây lún tại đáy móng:
p = po - hm
trong đó: po = Ntc/F + tbhm
+ Ứng suất gây lún tại độ sâu z kể từ đáy móng:
zp = kp; với: k = f(l/b; z/b)
d. Xác định chiều sâu vùng chịu nén H:
+ Đất tốt Eo > 100 kG/cm2: H tính đến độ sâu có zp ≤ 0,2 zđ.
+ Đất yếu Eo ≤ 50 kG/cm2 : H tính đến độ sâu có zp ≤ 0,1 zđ.
e. Xử lý đường cong nén lún e - p để tìm e1i và e2i:
e

C Ñöôøng neùn e-p


e1i

e2i  D
E

0 p1i p2i p (kg/cm2)


(a)

+ Xác định p1i và p2i :


σ btz,i  σ btz,i 1 σ pz,i  σ pz,i 1
p 1i  ; p 2i  p 1i  p i , với p i 
2 2
+ Xác định e1i và e2i: dựa vào đường cong nén e - p
Trang 71
P1i → e1i; P2i → e2i
n n
e1i -e 2i
f. Độ lún cuối cùng: S=  Si =  hi
i=1 i=1 1+e1i
ai β 2μ oi2
Hay: S   pi h i   a oi p i h i   i p i h i với β i  1   0,8
1  e1i E oi 1  μ oi
g. Lập bảng tính lún:
Điểm Độ sâu z l/b z/b kg zp = 4kgp zđ zp / zđ
0
1
2
n < 0,1

Lớp phân e1i -e 2i


Hi P1i Pi P2i E1i E2i Si = hi
tố 1+e1i
0
1
2
n
Tổng S = Si

Bài tập:
Tính độ lún ổn định của móng hình chữ nhật kích thước l = 1,8 m; b = 4,0
m. Độ sâu chon móng h = 2,0 m. Móng xây dựng trên nền đất gồm 2 lớp, lớp
thứ nhất có chiều dày 7,0 m. Lớp 1 có dung trọng tự nhiên γW = 19,2 kN/m3;
Lớp 2 có dung trọng tự nhiên γW = 18,0 kN/m3. Áp lực tác dụng lên nền đất tại
đáy móng là po = 240 kN/m2?
Kết quả thí nghiệm nén cố kết như sau:
Hệ số rỗng e theo áp lực nén p (kN/m2)
Lớp
0 kN/m2 100 kN/m2 200 kN/m2 300 kN/m2 400 kN/m2
1 0,544 0,360 0,268 0,228 0,205
2 0,730 0,420 0,405 0,354 0,323

3.4 Tính toán độ lún của nền đất bằng cách áp dụng công thức của lý
thuyết đàn hồi
Từ biểu thức chuyển vị đứng tại M có tọa độ (x,y,z) dưới tác dụng của tải
tập trung P tại gốc O:
P(1+ν)  z 2 2(1-ν) 
w (x,y,z) = +
2π E  R 3 R 

Trang 72
tại mặt đất z=0:
P(1+ν)  2(1-ν)  P(1-ν 2 ) P
w (x,y,0) = = =
2π E  R  π ER π CR
Vậy độ biến dạng của lớp đất có chiều dầy là z:
S = w(x,y,z) - w(x,y,0)
Và độ lún của nửa không gian biến dạng tuyến tính:
S = w(x,y,0)
Nếu diện chữ nhật chịu tải phân bố đều p, độ lún tại M(x,y,z) có dạng:
1 p(ξ,η)dξ dη
S=w (x,y,z) = 
π C F (x-ξ) 2 +(y-η) 2

3.4.1 Móng tròn đường kính D chịu tải trọng phân bố đều cường độ p
- Độ lún tại tâm móng:
D1    D
Sp p
E C
- Độ lún tại những điểm trên chu vi móng:
2p D1    2p D
S 
 E  C
- Độ lún trung bình của toàn bộ móng:
8p D1    8p D
S 
3 E 3 C
3.4.2 Móng hình chữ nhật chịu tải trọng phân bố đều cường độ p
- Độ lún tại tâm móng:
2p  a 2  b2  b a 2  b2  a 
S a ln  b ln 
.C  a 2  b2  b a 2  b 2  b 
- Độ lún ở giữa cạnh dài móng:
2p  a a 2  4b 2  a 
S  a ln  b ln 
.C  a 2  b 2  2b a 2  4b 2  b 

3.4.3 Độ lún đàn hồi dưới diện chịu tải tròn và chữ nhật
pbω(1-ν 2 )
S=
E
Hệ số  xét đến hình dáng, độ cứng của móng được tra trong bảng lập
sẵn. Trong đó: ωconst ứng với móng cứng tuyệt đối; ωo ứng với móng mềm khi
tính độ lún ở tâm; ωc khi tính độ lún ở góc và ωm khi tính độ lún bình quân.

Trang 73
Hình dạng móng ω0 ωc ωm ωconst
Tròn 1,00 0,64 0,85 0,79
Vuông l/b=1 1,12 0,56 0,95 0,88
Chữ nhật, với l/b =
1,5 1,36 0,68 1,15 1,08
2 1,53 0,77 1,30 1,22
3 1,78 0,89 1,53 1,44
4 1,96 0,98 1,70 1,61
5 2,10 1,05 1,83 1,72
6 1,23 1,12 1,96 1,83
7 2,33 1,17 2,04 1,92
8 2,42 1,21 2,12 2,00
9 2,49 1,25 2,19 2,06
10 2,53 1,27 2,25 2,12
20 2,95 1,48 2,64 2,46
30 3,23 1,62 2,88 2,70
40 3,42 1,71 3,07 2,86
50 3,54 1,77 3,22 2,97
100 4,00 2,00 3,69 3,36

3.5 Tính toán độ lún theo phương pháp lớp tương đương
Phương pháp lớp tương đương do Giáo sư Xư-tô-vich đề nghị dựa trên lý
thuyết vật thể biến dạng tuyến tính, nhưng tính toán đơn giản hơn, đặc biệt khi
nền đồng nhất. Lớp tương đương của đất là lớp khi chịu tải trọng liên tục có độ
lún đúng bằng độ lún của móng trên khối đất lớn (nửa không gian).
Chiều dày lớp tương đương theo kết quả lời giải của Xư-tô-vich có dạng:
(1 -μ o ) 2
h td = ωb
1 -2 μ o
(1 -μ o ) 2
Đặt A = , ta có dạng đơn giản: htd = Ab
1 -2 μ o
Độ lún của móng:
S = aophtd
Trong đó htđ là chiều sâu tương đương. Trong thực tế tính toán biểu dồ phân bố
ứng suất do tải trọng gây lún gây ra có dạng gần giống như đường thẳng, do đó
chiều sâu vùng chịu nén bằng 2hs (tức là biến đổi biểu đồ z trong bài toán nén
một chiều có dạng hình chữ nhật sang hình tam giác). Để tiện tính toán, giá trị
Aω được thành lập bảng sẵn cho trường hợp móng có dạng hình khác nhau.
Aωconst - dùng cho móng tuyệt đối cứng; Aω0 - dùng để tính lún ở tâm
móng; Aωc - dùng để tính lún ở điểm góc của móng; Aωm - dùng để tính độ lún
trung bình của các móng mềm.

Trang 74
Sỏi và cuội Cát
Sét vàø á sét cứng và nửa cứng Cát pha
l/b
m = 0,1 m = 0,2 m = 0,25
Aw0 Awc Awm Awconst Aw0 Awc Awm Awconst Aw0 Awc Awm Awconst
Tròn 1,013 0,648 0,861 0,800 1,067 0,683 0,907 0,843 1,125 0,720 0,956 0,889
1 1,134 0,567 0,962 0,891 1,195 0,5973 1,013 0,939 1,260 0,600 1,069 0,990
1,1 1,190 0,595 0,974 0,933 1,254 0,627 1,027 0,983 1,322 0,661 1,083 1,037
1,2 1,242 0,621 1,024 0,978 1,308 0,6542 1,079 1,031 1,380 0,690 1,137 1,087
1,3 1,282 0,641 1,062 1,013 1,351 0,675 1,118 1,067 1,424 0,712 1,180 1,125
1,4 1,334 0,667 1,111 1,058 1,405 0,703 1,170 1,114 1,482 0,741 1,234 1,175
1,5 1,377 0,689 1,164 1,093 1,451 0,725 1,227 1,152 1,530 0,765 1,294 1,215
1,6 1,414 0,707 1,187 1,127 1,490 0,745 1,250 1,187 1,571 0,786 1,319 1,252
1,7 1,450 0,725 1,221 1,158 1,528 0,764 1,286 1,220 1,611 0,806 1,356 1,287
1,8 1,486 0,743 1,255 1,189 1,565 0,783 1,322 1,253 1,651 0,826 1,394 1,321
1,9 1,520 0,760 1,287 1,219 1,601 0,801 1,356 1,283 1,689 0,844 1,430 1,354
2 1,549 0,775 1,316 1,235 1,632 0,816 1,387 1,301 1,721 0,861 1,463 1,373
2,1 1,582 0,791 1,346 1,272 1,667 0,833 1,418 1,340 1,758 0,879 1,495 1,414
2,2 1,610 0,805 1,372 1,297 1,696 0,848 1,446 1,366 1,789 0,894 1,5248 1,441
2,3 1,638 0,819 1,400 1,321 1,726 0,863 1,474 1,391 1,820 0,910 1,554 1,467
2,4 1,664 0,832 1,424 1,343 1,753 0,877 1,500 1,415 1,849 0,924 1,582 1,492
2,5 1,690 0,845 1,448 1,366 1,780 0,890 1,530 1,439 1,878 0,939 1,609 1,517
2,6 1,714 0,857 1,471 1,386 1,806 0,903 1,550 1,461 1,904 0,952 1,634 1,540
2,7 1,738 0,869 1,494 1,407 1,831 0,916 1,574 1,482 1,931 0,966 1,660 1,564
2,8 1,762 0,881 1,516 1,428 1,856 0,928 1,597 1,504 1,958 0,979 1,685 1,587
2,9 1,784 0,892 1,537 1,447 1,879 0,940 7,000 1,524 1,982 0,991 1,708 1,608
3 1,802 0,901 1,549 1,458 1,899 0,949 1,632 1,536 2,003 1,001 1,721 1,620
3,2 1,846 0,923 1,596 1,501 1,945 0,972 1,681 1,581 2,051 1,026 1,773 1,667
3,4 1,884 0,942 1,632 1,533 1,986 0,99 1,719 1,615 2,093 1,047 1,813 1,704
3,6 1,922 0,961 1,668 1,566 2,025 1,012 1,757 1,650 2,136 1,068 1,853 1,740
3,8 1,956 0,978 1,700 1,596 2,061 1,030 1,791 1,681 2,173 1,087 1,889 1,773
4 1,985 0,992 1,721 1,630 2,091 1,045 1,813 1,717 2,205 1,103 1,913 1,811
4,2 2,018 1,009 1,759 1,650 2,126 1,063 1,853 1,738 2,242 1,121 1,954 1,833
4,4 2,050 1,025 1,789 1,677 2,160 1,088 1,885 1,767 2,278 1,139 1,988 1,863
4,6 2,078 1,039 1,816 1,701 2,189 1,095 1,913 1,792 2,309 1,154 2,017 1,890
4,8 2,104 1,052 1,840 1,724 2,217 1,052 1,939 1,816 2,338 1,052 2,045 1,915
5 2,126 1,063 1,853 1,742 2,240 1,120 1,952 1,835 2,363 1,181 2,059 1,935
5,5 2,192 1,096 1,924 1,800 2,309 1,155 2,026 1,896 2,436 1,218 2,137 1,999
6 2,258 1,129 1,985 1,857 2,379 1,189 2,091 1,956 2,509 1,254 2,205 2,063
6,5 2,300 1,150 2,026 1,893 2,423 1,212 2,134 1,994 2,556 1,278 2,251 2,104
7 2,360 1,178 2,066 1,944 2,485 1,243 2,176 2,048 2,621 1,311 2,295 2,160
7,5 2,390 1,195 2,111 1,971 2,518 1,259 2,224 2,076 2,656 1,328 2,346 2,190
8 2,450 1,225 2,147 2,023 2,581 1,291 2,261 2,131 2,723 1,361 2,385 2,248
8,5 2,472 1,236 2,189 2,043 2,604 1,302 2,306 2,151 2,747 1,373 2,432 2,269
9 2,521 1,261 2,217 2,084 2,656 1,328 2,336 2,196 2,801 1,401 2,464 2,316
9,5 2,544 1,272 2,257 2,104 2,680 1,340 2,378 2,217 2,827 1,413 2,508 2,338
10 2,562 1,281 2,278 2,147 2,699 1,349 2,4 2,261 2,846 1,423 2,531 2,385
11 2,638 1,319 2,346 2,185 2,779 1,390 2,472 2,302 2,931 1,466 2,607 2,428
12 2,694 1,347 2,399 2,234 2,838 1,419 2,528 2,353 2,993 1,497 2,666 2,482
13 2,744 1,372 2,447 2,277 2,891 1,445 2,578 2,399 3,049 1,524 2,718 2,530
14 2,792 1,396 2,492 2,319 2,941 1,471 2,625 2,443 3,102 1,551 2,769 2,576
15 2,836 1,418 2,534 2,357 2,988 1,494 2,669 2,483 3,151 1,576 2,815 2,619
16 2,878 1,439 2,574 2,393 3,032 1,516 2,711 2,521 3,198 1,599 2,860 2,659
17 2,918 1,459 2,611 2,428 3,074 1,537 2,751 2,557 3,242 1,621 2,902 2,697
18 2,954 1,477 2,646 2,459 3,112 1,556 2,787 2,590 3,282 1,641 2,939 2,732
19 2,990 1,495 2,680 2,490 3,150 1,575 2,823 2,623 3,322 1,661 2,977 2,766
20 2,987 1,493 2,673 2,487 3,147 1,573 2,816 2,620 3,319 1,659 2,970 2,763
25 3,166 1,583 2,846 2,642 3,335 1,668 2,999 2,783 3,518 1,759 3,163 2,936
30 3,270 1,635 2,916 2,732 3,445 1,728 3,072 2,878 3,634 1,817 3,240 3,036
35 3,384 1,692 3,053 2,831 3,565 1,783 3,216 2,982 3,760 1,880 3,392 3,145
40 3,463 1,731 3,108 2,899 3,648 1,824 3,275 3,054 3,848 1,924 3,454 3,221
50 3,584 1,792 3,260 3,004 3,776 1,888 3,435 3,164 3,983 1,991 3,623 3,337
60 3,730 1,865 3,381 3,130 3,930 1,965 3,562 3,297 4,144 2,072 3,756 3,478
70 3,830 1,915 3,475 3,216 4,035 2,018 3,661 3,388 4,256 2,128 3,862 3,574
80 3,916 1,958 3,557 3,291 4,126 2,063 3,747 3,467 4,351 2,176 3,952 3,656
100 4,050 2,025 3,736 3,407 4,267 2,133 3,936 3,589 4,500 2,250 4,152 3,785

Trang 75
Sét pha dẻo
Đất sét nặng rất dẻo
Cát pha Sét dẻo
l/b
m = 0,3 m = 0,35 m = 0,40
Aw0 Awc Awm Awconst Aw0 Awc Awm Awconst Aw0 Awc Awm Awconst
Tròn 1,225 0,784 1,041 0,968 1,408 0,901 1,197 1,113 1,800 1,152 1,530 1,422
1 1,372 0,686 1,164 1,078 1,577 0,789 1,338 1,239 2,016 1,008 1,710 1,584
1,1 1,440 0,720 1,179 1,129 1,655 0,828 1,355 1,298 2,116 1,058 1,732 1,659
1,2 1,503 0,751 1,239 1,184 1,728 0,864 1,424 1,361 2,208 1,104 1,820 1,739
1,3 1,551 0,776 1,284 1,225 1,783 0,892 1,477 1,409 2,279 1,140 1,887 1,801
1,4 1,614 0,807 1,344 1,280 1,856 0,928 1,545 1,471 2,372 1,186 1,975 1,881
1,5 1,666 0,833 1,409 1,323 1,915 0,958 1,620 1,521 2,448 1,224 2,070 1,944
1,6 1,711 0,855 1,436 1,363 1,967 0,983 1,651 1,568 2,514 1,257 2,110 2,003
1,7 1,754 0,877 1,477 1,401 2,017 1,008 1,698 1,611 2,578 1,289 2,170 2,059
1,8 1,798 0,899 1,518 1,439 2,067 1,033 1,745 1,654 2,642 1,321 2,231 2,114
1,9 1,839 0,920 1,557 1,474 2,114 1,057 1,790 1,695 2,702 1,351 2,288 2,166
2 1,874 0,937 1,593 1,495 2,155 1,077 1,831 1,718 2,754 1,377 2,340 2,196
2,1 1,914 0,957 1,628 1,539 2,200 1,100 1,872 1,770 2,812 1,406 2,392 2,262
2,2 1,948 0,974 1,660 1,569 2,239 1,120 1,909 1,803 2,862 1,431 2,440 2,305
2,3 1,982 0,991 1,692 1,598 2,278 1,139 1,946 1,837 2,912 1,456 2,487 2,348
2,4 2,013 1,007 1,722 1,625 2,315 1,157 1,980 1,868 2,958 1,479 2,531 2,388
2,5 2,045 1,022 1,752 1,652 2,351 1,175 2,014 1,900 3,004 1,502 2,574 2,428
2,6 2,074 1,037 1,780 1,677 2,384 1,192 2,046 1,928 3,047 1,524 2,615 2,465
2,7 2,103 1,051 1,807 1,702 2,417 1,209 2,077 1,957 3,090 1,545 2,655 2,502
2,8 2,132 1,066 1,835 1,728 2,451 1,225 2,109 1,986 3,132 1,566 2,696 2,538
2,9 2,158 1,079 1,860 1,751 2,481 1,241 2,138 2,013 3,172 1,586 2,733 2,572
3 2,181 1,090 1,874 1,764 2,507 1,253 2,155 2,028 3,204 1,602 2,754 2,592
3,2 2,233 1,117 1,931 1,815 2,568 1,284 2,220 2,087 3,282 1,641 2,837 2,668
3,4 2,279 1,140 1,974 1,855 2,621 1,310 2,270 2,133 3,349 1,675 2,901 2,726
3,6 2,325 1,163 2,018 1,895 2,673 1,337 2,320 2,179 3,417 1,708 2,965 2,784
3,8 2,367 1,183 2,057 1,931 2,721 1,360 2,365 2,219 3,477 1,739 3,022 2,837
4 2,401 1,201 2,083 1,972 2,760 1,380 2,394 2,267 3,528 1,764 3,060 2,898
4,2 2,442 1,221 2,128 1,995 2,807 1,403 2,446 2,294 3,588 1,794 3,127 2,932
4,4 2,480 1,240 2,165 2,029 2,851 1,426 2,489 2,333 3,644 1,822 3,181 2,981
4,6 2,514 1,257 2,197 2,058 2,890 1,445 2,525 2,366 3,694 1,847 3,228 3,024
4,8 2,546 1,052 2,227 2,085 2,927 1,052 2,560 2,397 3,740 1,052 3,272 3,064
5 2,573 1,286 2,242 2,107 2,958 1,479 2,577 2,422 3,780 1,890 3,294 3,096
5,5 2,652 1,326 2,327 2,177 3,049 1,524 2,676 2,503 3,897 1,948 3,420 3,200
6 2,732 1,366 2,401 2,246 3,141 1,570 2,760 2,583 4,014 2,007 3,528 3,301
6,5 2,783 1,391 2,451 2,290 3,199 1,600 2,818 2,633 4,089 2,044 3,602 3,366
7 2,854 1,427 2,499 2,352 3,281 1,641 2,873 2,704 4,194 2,097 3,672 3,456
7,5 2,892 1,446 2,554 2,385 3,324 1,662 2,937 2,741 4,249 2,124 3,753 3,504
8 2,965 1,482 2,597 2,448 3,408 1,704 2,986 2,814 4,356 2,178 3,816 3,597
8,5 2,991 1,495 2,648 2,470 3,438 1,719 3,045 2,840 4,395 2,197 3,891 3,630
9 3,050 1,525 2,683 2,522 3,507 1,753 3,084 2,899 4,482 2,241 3,942 3,706
9,5 3,078 1,539 2,731 2,546 3,539 1,769 3,140 2,927 4,523 2,261 4,013 3,741
10 3,099 1,550 2,756 2,597 3,563 1,782 3,169 2,986 4,554 2,277 4,050 3,816
11 3,192 1,596 2,839 2,644 3,669 1,835 3,263 3,040 4,690 2,345 4,171 3,885
12 3,259 1,630 2,903 2,703 3,747 1,874 3,337 3,107 4,789 2,395 4,265 3,971
13 3,320 1,660 2,960 2,755 3,817 1,908 3,403 3,167 4,878 2,439 4,349 4,048
14 3,378 1,689 3,015 2,805 3,884 1,942 3,466 3,225 4,964 2,482 4,430 4,122
15 3,431 1,716 3,065 2,851 3,945 1,972 3,524 3,278 5,042 2,521 4,504 4,190
16 3,482 1,741 3,114 2,895 4,003 2,002 3,580 3,328 5,116 2,558 4,575 4,254
17 3,530 1,765 3,159 2,937 4,059 2,029 3,632 3,377 5,188 2,594 4,642 4,316
18 3,574 1,787 3,201 2,975 4,109 2,054 3,680 3,420 5,252 2,626 4,703 4,371
19 3,618 1,809 3,242 3,012 4,159 2,079 3,727 3,463 5,316 2,658 4,764 4,426
20 3,614 1,807 3,234 3,009 4,155 2,077 3,718 3,459 5,310 2,655 4,752 4,422
25 3,830 1,915 3,444 3,196 4,404 2,202 3,959 3,675 5,628 2,814 5,060 4,697
30 3,957 1,978 3,528 3,306 4,549 2,274 4,056 3,800 5,814 2,907 5,184 4,857
35 4,094 2,047 3,694 3,425 4,707 2,353 4,246 3,937 6,016 3,008 5,427 5,032
40 4,190 2,095 3,761 3,507 4,817 2,408 4,324 4,032 6,156 3,078 5,526 5,153
50 4,337 2,168 3,945 3,634 4,986 2,493 4,535 4,178 6,372 3,186 5,796 5,340
60 4,513 2,256 4,090 3,787 5,188 2,594 4,702 4,353 6,631 3,316 6,010 5,564
70 4,634 2,317 4,205 3,891 5,327 2,664 4,834 4,474 6,809 3,404 6,178 5,718
80 4,738 2,369 4,303 3,981 5,447 2,723 4,947 4,577 6,962 3,481 6,323 5,850
100 4,900 2,450 4,520 4,121 5,633 2,817 5,197 4,738 7,200 3,600 6,642 6,056

Trang 76
3.6 Tính lún theo thời gian
Khi thiết kế công trình, ngoài việc biết độ lún cuối cùng của móng người ta
cần phải xác định độ lún theo thời gian.
Đối với đất nói chung (đặc biệt là đất sét), lún không sảy ra tức thời mà kéo
dài trong một thời gian nhất định, có khi tới hàng trăm năm.
Để biết thời gian lún, cần phải hiểu biết về quá trình cố kết của đất.
3.6.1 Quá trình cố kết của đất
Đất sét nói chung thường bao gồm các hạt khoáng vật liên kết với nhau
bằng lực liên kết tạo thành cốt đất; một số vật chất keo dính gây nên sự tác dụng
tương hỗ giữa các hạt đất và nước và nước trong các lỗ rỗng (nước tự do, nước
liên kết).
Dưới tác dụng của tải trọng nước sẽ thoát ra khỏi lỗ rỗng, đất bị nén chặt
lại. Tốc độ thoát nước ra ngoài phụ thuộc vào tính thấm của đất. Tốc độ nén chặt
của đất được xác định bằng tốc độ chuyển vị của nước thoát ra khỏi lỗ rỗng.
Nếu lực liên kết giữa các hạt khoáng vật bị phá hủy, các hạt sẽ chuyển vị
tương đối với nhau, hạt này trượt lên hạt kia. Hiện tượng này liên quan đến biến
dạng dẻo xuất hiện tại các mặt tiếp xúc giữa các hạt khoáng vật với nước và các
chất keo dính. Quá trình này cũng đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định. Như
vậy, tốc độ nén chặt được xác định bằng tốc độ sắp xếp lại cấu trúc của các hạt
đất.
Dưới tác dụng của tải trọng ngoài, trong đất sẽ diễn ra hiện tượng phân bố
lại ứng suất, một phần tải trọng do cốt đất tiếp thu (áp lực hữu hiệu) và một phần
do nước tiếp thu (áp lực trung tính):
+ Áp lực hữu hiệu gây nên sự sắp xếp các hạt đất.
+ Áp lực trung tính tạo nên sự chênh lệch áp lực nước trong thể tích khối
đất làm cho nước tự do thoát ra ngoài.
Như vậy: Quá trình cố kết của đất là quá trình đất dần dần bị nén chặt
dưới tác dụng của tải trọng ngoài, kèm theo hiện tượng nước bị ép ra khỏi lỗ
rỗng và sự phân bố lại áp lực giữa cốt đất (hạt khoáng vật) và nước.
3.6.2 Bài toán cố kết thấm một chiều
Theo lời giải phương trình vi phân cố kết thấm một chiều của lý thuyết cố
kết của Terzaghi. Độ lún theo thời gian xác định như sau:
St = US
Trong đó:
St - độ lún của nền đất tại thời điểm t.
S - độ lún ổn định của nền.

Trang 77
U - mức độ cố kết; U = f(Tv),
Cv t
Tv - hệ số thời gian. Tv =
H2
với Cv là hệ số cố kết - xác định theo Casagrande hoặc Taylor.

Casagrande,(1938) và Taylor, (1948) đưa ra lời giải gần đúng có dạng:


2
π U 
Khi U < 60% → Tv =  
4  100 
Khi U > 60% → T = 1,781 - 0,933log(100-U)
Hoặc tra bảng quan hệ giữa U và Tv theo các bảng sau với các dạng sơ đồ
trong 5 trường hợp sau:
Tv Sơ đồ 0-1 Sơ đồ 0-2
U Sơ đồ 0 Sơ đồ 1 Sơ đồ 2

0,1 0,008 0,047 0,003


0,2 0,031 0,100 0,009 s’1/s’2 I0-1 s’1/s’2 I0-2
0,3 0,071 0,158 0,024 0 1 1 1
0,4 0,126 0,221 0,048 0,1 0,84 1,5 0,82
0,5 0,197 0,294 0,092 0,2 0,69 2,0 0,71
0,6 0,287 0,383 0,160 0,3 0,56 2,5 0,62
0,7 0,403 0,500 0,271 0,4 0,45 3 0,55
0,8 0,567 0,665 0,440 0,5 0,36 3,5 0,5
0,9 0,848 0,940 0,720 0,6 0,27 4 0,45
0,993 2 0,7 0,19 5 0,39
0,994 2 0,8 0,12 7 0,30
0,996 2 0,9 0,06 10 0,23
1 ∞ ∞ ∞ 1 0 20 0,13

Trang 78
Tv Tv
U% U%
TH1 TH2 TH3 TH4 TH1 TH2 TH3 TH4
0 0 0 0 0 55 0,238 0,257 0,324 0,336
5 0,0017 0,0021 0,0208 0,0247 60 0,286 0,304 0,371 0,384
10 0,0077 0,0114 0,0427 0,0500 65 0,342 0,358 0,425 0,438
15 0,0177 0,0238 0,0659 0,0750 70 0,403 0,421 0,488 0,501
20 0,0314 0,0403 0,0904 0,102 75 0,477 0,494 0,562 0,575
25 0,0491 0,0608 0,117 0,128 80 0,567 0,586 0,652 0,665
30 0,0707 0,0845 0,145 0,157 85 0,684 0,700 0,769 0,782
35 0,0962 0,112 0,175 0,188 90 0,848 0,862 0,933 0,946
40 0,126 0,143 0,207 0,221 95 1,129 1,163 1,214 1,227
45 0,159 0,177 0,242 0,257 100 µ µ µ µ

U% U%
Tv Tv
TH1 TH2 TH3 TH4 TH1 TH2 TH3 TH4
0,004 7,35 6,49 0,98 0,85 0,175 47,18 44,73 35,07 33,06
0,008 10,38 8,52 1,95 1,62 0,2 50,41 48,09 38,95 37,04
0,012 12,48 10,49 2,92 2,41 0,25 56,22 54,17 46,03 44,32
0,020 15,98 13,67 4,81 4,00 0,3 61,32 59,50 52,30 50,78
0,028 18,89 16,38 6,67 5,60 0,35 65,82 64,21 57,83 56,49
0,036 21,41 18,76 8,50 7,20 0,4 69,73 68,36 62,73 61,54
0,048 24,64 21,96 11,17 9,50 0,5 76,40 76,28 70,88 69,94
0,060 27,64 24,81 13,76 11,98 0,6 81,56 80,69 77,25 76,52
0,072 30,28 27,43 16,28 14,36 0,7 85,59 84,91 82,22 81,65
0,083 32,33 29,67 18,52 16,46 0,8 88,74 88,21 86,11 85,66
0,1 35,62 32,88 21,87 19,76 0,9 91,19 90,79 89,15 88,80
0,125 39,80 36,54 26,54 24,42 1 93,13 92,80 91,52 91,25
0,150 43,70 41,12 30,93 28,86 2 99,42

Ghi chú:
- Sơ đồ 0: Lún do tải trọng tải trọng phân bố tác dụng đều khắp xuống đất nền
(diện phân bố rộng trên mặt bằng);
- Sơ đồ 1: Lún do tải trọng bản thân của đất nền;
- Sơ đồ 2: Lún do tải trọng tải trọng cục bộ tác dụng xuống đất nền;

Trang 79
Chương 4
SỨC CHỊU TẢI CỦA NỀN ĐẤT

4.1 Khái niệm


Như chúng ta đã biết, mọi công trình đều đặt trên nền đất. Vì vậy, muốn
cho công trình tồn tại thì nền đất bên dưới phải làm việc ở trạng thái bình
thường. Nghĩa là phải đảm bảo ổn định cả về cường độ lẫn biến dạng.
+ Ổn định về biến dạng là nền đất có độ lún nằm trong giới hạn cho phép.
+ Ổn định về cường độ là nền đất không bị trượt và trồi lên dưới tác dụng
của tải trọng.
Để tìm hiểu sự làm việc của nền đất, người ta phải tiến hành hàng loạt thí
nghiệm nén đất qua tấm nén. Bằng cách cho tải trọng tăng dần theo từng cấp và
quan sát nền đất, người ta nhận thấy nền đất làm việc theo các giai đoạn sau.

p at I
p gh p cp p IIgh p ph

Taûi troïng P

B
p
h h

Zmax
 Ñöôøng Vuøng bieán
bieân giôùi daïng deûo

Ñoä luùn S C

Hình 4.1 Quan hệ tải trọng - độ lún, các giai đoạn làm việc của nền

+ Giai đoạn 1
- Khi tải trọng P nhỏ thì độ lún cũng nhỏ, khi tăng dần tải trọng thì độ lúc
của nền cũng sẽ tăng. Quan hệ giữa tải trọng P và độ lún S gần như tuyến tính.
Nền bị lún do đất trong nền bị nén chặt lại, hệ số rỗng giảm đi tạo nên biến dạng
thể tích của đất.
- Khi tăng tải đến một giá trị PghI nào đó thì thấy xuất hiện vùng biến dạng
dẻo ngay dưới mép móng, đất trong vùng này bị mất trạng thái ổn định, các hạt
đất bị trượt lên nhau.
- Nếu vẫn tiếp tục tăng tải trọng tác dụng thì vùng biến dạng dẻo cục bộ
này càng phát triển rộng thêm và độ lún của nền tăng nhanh. Quan hệ giữa tải
Trang 80
trọng và độ lún chuyển sang phi tuyến. Tuy nhiên phần lớn nền đất vẫn nằm
trong trạng thái nén chặt. Ta gọi giai đoạn này là giai đoạn bị nén chặt và trượt
cục bộ của nền.
+ Giai đoạn 2
- Tiếp tục tăng tải P > PghI thì nền đất bị lún nhiều hơn và quan hệ giữa P
và S có tính phi tuyến rõ rệt. Lúc này vùng biến dạng dẻo phát triển mạnh ra
xung quanh.
- Khi tăng tải trọng đến P = PghII thì móng bị lún mạnh gây ra sự trượt và
trồi đất. Lúc này nền đất đã hoàn toàn mất khả năng chịu tải.
P = PghII gọi là tải trọng giới hạn hay sức chịu tải giới hạn của nền đất.
P = PghI gọi là tải trọng an toàn hay sức chịu tải an toàn của nền đất.
Sức chịu tải cho phép của nền đất được định nghĩa bằng tỷ số giữa tải
PII
trọng giới hạn PghII và hệ số an toàn FS: Pcp = gh
FS
Hệ số an toàn FS tùy theo tiêu chuẩn của mỗi quốc gia quy định. Nhưng
nói chung FS thường không nhỏ hơn 1,4.
Sức chịu tải có thể tính toán bằng lý thuyết hoặc thí nghiệm hiện trường:
- Về lý thuyết, hiện nay sử dụng nhiều phương pháp xác định sức chịu tải,
chia thành 3 nhóm:
+ Theo lý luận cân bằng giới hạn dẻo;
+ Theo phương pháp mặt trượt giả định;
+ Theo lời giải các bài toán đàn hồi hoặc đàn hồi dẻo.
Thí nghiệm hiện trường:
+ Theo thí nghiệm xuyên động chuẩn SPT;
+ Theo thí nghiệm xuyên tĩnh CPT;
+ Theo thí nghiệm bàn nén hiện trường.

4.2 Phương pháp tính toán theo lý luận căn bằng giới hạn dẻo
Trong bài toán phẳng, xét một phân tố đất chịu tác dụng của các ứng suất
z, x, zx điều kiện để phân tố đất ở trạng thái căn bằng tĩnh học:
δσ z δτ zx 
+ =γ 
δz δx 
 (4.1)
δτ zx δσ x 
+ 0
δz δx 
Theo đ/k cân bằng giới hạn của Mohr - Renkin

Trang 81
2 (σ z -σ x )2 +4τ zx
2

sin  = (4.2)
(σ z +σ x +2ccotgφ) 2

Hình 4.2 Các thành phần ứng suất trong đất

Với các điều kiện biên cụ thể giải 3 phương trình với 3 ẩn số trên ta sẽ xác
định được trạng thái ứng suất và dạng đường trượt.

4.2.1 Phương pháp Prang


Năm 1920 Prang đã giải quyết cho trường hợp đất không có trọng lượng
( = 0), chịu tải trọng tác dụng thẳng đứng, các đường trượt có dạng như trên
hình dưới đây:

Hình 4.3 Phương pháp Prang

1+sinφ πtgφ
p gh =  q+ccotgφ  e -ccotgφ
1-sinφ
4.2.2 Phương pháp Xôcôlovxki
Lời giải của Xôcôlovxki có kể đến trọng lượng bản thân của đất.
Công thức này chỉ dùng trong trường hợp móng nông (h/b < 0,5).
a. Trường hợp tải trọng thẳng đứng:
Sơ đồ như hình 4.4, có thể sảy ra các trường hợp sau:

Trang 82
Hình 4.4 Phương pháp Xôcôlovxki

 Móng nông đặt trong đất dính (h/b < 0,5): c  0; q  0


pgh = pT (c+qtg) + q (4.3)
Trong đó: q = h
pT - hệ số không thứ nguyên = f(xT) tra ở bảng 4.1
γ
xT = x với 0  x  b
qtgφ+c
 Móng nông đặt trên mặt đất dính (h/b = 0): c  0; q = 0

Pgh = pTc pT = x (4.4)
c
 Móng nông đặt trong đất cát (h/b < 0,5): c = 0; q  0
pgh = q (pTtg+1) (4.5)
γ
pT = x với 0  x  b
qtgφ

Bảng 4.1 Bảng giá trị PT


Góc ma sát trong φ (độ)
xT
5 10 15 20 25 30 35 40
0 6,49 8,34 11,0 14,8 20,7 30,1 46,1 75,3
0,5 6,73 9,02 12,5 17,9 27,0 43,0 73,8 139
1,0 6,95 9,64 13,8 20,6 32,3 53,9 97,1 193
1,5 7,17 10,20 15,1 23,1 37,3 64,0 119 243
2,0 7,38 10,80 16,2 25,4 41,9 73,6 140 292
2,5 7,56 11,30 17,3 27,7 46,4 82,9 160 339
3,0 7,77 11,80 18,4 29,8 50,8 91,8 179 386
3,5 7,96 12,30 19,4 31,9 55,0 101 199 432
4,0 8,15 12,80 20,5 34,0 59,2 109 218 478
4,5 8,33 13,20 21,4 36,0 63,8 118 237 523
5,0 8,50 13,70 22,4 38,0 67,3 127 256 568
5,5 8,67 14,10 23,3 39,9 71,3 135 275 613
6,0 8,84 14,50 24,3 41,8 75,3 143 293 658

Trang 83
b. Trường hợp tải trọng nghiêng

Hình 4.5 Móng chịu tải trọng nghiêng, hình thang

Thành phần thẳng đứng của tải trọng giới hạn:


pgh = Nqγh + Ncc + Nγγy (4.6)
Trong đó:
Pgh: giá trị thành phần thẳng đứng của tải trọng giới hạn tương ứng điểm
có hoành độ y;
Nc, Nq, N: các hệ số sức chịu tải của đất phụ thuộc vào góc ma sát trong φ
và góc nghiêng δ của tải trọng, lấy theo bảng 4.2
Thành phần nằm ngang của tải trọng giới hạn:
τgh = pghtg δ (4.7)
Bảng 4.2 Các hệ số sức chịu tải theo Xôkôlovski Nq, Nc, N
Góc Góc ma sát trong φ (độ)
nghiêng Hệ số
δ 5 10 15 20 25 30 35 40 45
Nq 1,57 2,47 3,49 6,40 10,70 18,40 33,30 64,20 134,50
0
0 Nc 6,49 8,34 11,00 14,90 20,70 30,20 46,20 75,30 133,50
Nγ 0,17 0,56 1,40 3,16 6,92 15,32 35,19 84,46 236,30
Nq 1,24 2,16 3,44 5,66 9,17 15,60 27,90 52,70 96,40
50 Nc 2,72 6,56 9,12 12,50 17,50 25,40 38,40 61,60 95,40
Nγ 0,00 0,38 0,99 2,31 5,02 11,10 24,38 61,38 163,30
Nq 1,50 2,84 4,65 7,65 12,90 22,80 42,40 85,10
100 Nc 2,84 6,88 10,00 14,30 20,60 31,10 49,30 84,10
Nγ 0,17 0,62 1,51 3,42 7,64 17,40 41,78 109,50
Nq 1,79 3,64 6,13 10,40 18,10 33,30 65,40
150 Nc 2,94 7,27 11,00 16,20 21,50 38,50 61,40
Nγ 0,25 0,89 2,15 4,93 11,34 27,61 70,58
Nq 2,09 4,58 7,97 13,90 25,40 40,20
200 Nc 3,00 7,68 12,10 18,50 29,10 48,20
Nγ 0,32 1,19 2,92 6,91 16,41 43,00
Nq 2,11 5,67 10,20 18,70 36,75
250 Nc 3,03 8,09 13,20 21,10 36,75
Nγ 0,38 1,50 3,84 9,58 24,86

Trang 84
Nq 2,75 6,94 13,10 25,40
300 Nc 3,02 8,49 14,40 24,40
Nγ 0,43 1,84 4,96 13,31
Nq 3,08 8,43 16,72
350 Nc 2,97 8,86 15,72
Nγ 0,47 2,21 6,41
Nq 3,42 10,15
400 Nc 2,88 9,15
Nγ 1,49 2,60
Nq 3,78
450 Nc 2,78
Nγ 0,50

4.2.3 Phương pháp Terzaghi

Hình 4.6: a/ phân bố trọng lượng đất lên mặt phẳng (bd)
b/ phân bố lực dính c lên mặt phẳng (bd)
c/ phân bố phụ tải hông q* lên mặt phẳng (bd)

Khảo sát nêm nén chặt (abd) có góc ở đáy là , trong trường hợp  = 0,
Terzaghi đưa ra công thức:
- Đối với bài toán phẳng (móng băng):
1
Pgh = bN + Nqh + cNc
2
- Đối với bài toán không gian:
+ Với móng vuông cạnh b:
Pgh = 0,4bN + Nqh + 1,3cNc
Trang 85
+ Với móng tròn bán kính R:
Pgh = 0,6NR + Nqh + 1,3cNc
Trong đó:
b - chiều rộng móng;
c - lực dính của đất dưới đáy móng;
Nc, Nq, N - các hệ số sức chịu tải lấy theo bảng 4.3
Bảng 4.3 Các hệ số sức chịu tải theo Terzaghi Nc, Nq, N
 Nq Nc N  Nq Nc N
0 1 5,7 0 26 14,210 27,085
1 1,105 5,997 27 15,896 29,236
2 1,220 6,300 28 17,808 31,612
3 1,347 6,624 29 19,981 34,242
4 1,487 6,968 30 22,456 37,162 19,7
5 1,642 7,337 0,5 31 25,282 40,411
6 1,812 7,730 32 28,517 44,036
7 2,001 8,151 33 32,230 48,090
8 2,209 8,602 34 36,504 52,637
9 2,439 9,086 35 41,440 57,754 42,4
10 2,694 9,605 1,2 36 47,156 63,528
11 2,975 10,163 37 53,799 70,067
12 3,288 10,763 38 61,546 77,495
13 3,634 11,410 39 70,614 85,966
14 4,019 12,108 40 81,271 95,663 100,4
15 4,446 12,861 2,5 41 93,846 106,807
16 4,922 13,676 42 108,750 119,669
17 5,451 14,559 43 126,498 134,580
18 6,042 15,517 44 147,736 151,950
19 6,701 16,558 45 173,285 172,285
20 7,439 17,690 5 46 204,191 196,219
21 8,264 18,925 47 241,800 224,549
22 9,190 20,272 48 287,855 258,285
23 10,231 21,746 49 344,636 298,718
24 11,401 23,361 50 415,146 347,509
25 12,720 25,135 9,7 51 503,382 406,821

4.3 Tính toán sức chịu tải theo lý luận nền biến dạng tuyến tính (dựa theo
mức độ phát triển vùng biến dạng dẻo)
4.3.1 Bản chất của phương pháp
Khi tải trọng ngoài tác dụng lên đất nền tăng dần thì đến một lúc nào đó
trong đất sẽ hình thành khu vực biến dạng dẻo, tức là ở đó, đất bị phá hoại.
Các khu vực biến dạng dẻo này ngày càng phát triển và tạo thành những
mặt trượt liên tục. Lúc này nền bị phá hủy hoàn toàn.

Trang 86
Mức độ phát triển vùng biến dạng dẻo hoàn toàn phụ thuộc vào cường độ
tải trọng tác dụng lên nền, vì vậy, muốn đảm bảo an toàn cho nền đất thì phải
quy định mức độ phát triển vùng biến dạng dẻo.
4.3.2 Các giả thiết cơ bản
+ Nền đất là đồng nhất và đẳng hướng
+ Quan hệ giữa ứng suất và biến dạng là quan hệ bậc 1
+ Bài toán khảo sát là bài toán phẳng
+ Ở trạng thái CBGH, hệ số áp lực hông của đất  = 1
4.3.3 Thiết lập các phương trình cơ bản

Xét một móng băng có chiều rộng b chiều sâu đặt móng h, dưới đáy móng
chịu tải trọng phân bố đều p (kN/m2)
Theo điều kiện cân bằng giới hạn Mohr - Renkin:
Tại điểm M(z,2) đạt đến trạng thái ân bằng giới hạn khi:
σ1 -σ 3
sin  = (4.8)
σ1 +σ3 +ccotgφ
Trong đó:
1, 3 - các giá trị ứng suất chính do tải trọng ngoài (p-h) và trọng lượng
bản thân đất gây ra tại điểm M như sau:
p  γh
1 = (2β  sin2βi  γ(h  z)
π
p  γh
3 = (2β  sin2βi  γ(h  z)
π
c,  - lực dính và góc ma sát trong của đất bên dưới đáy móng.
Thay vào (4.8) ta suy ra:
p-γh  sin2β  c
z=  -2β  -h- cotgφ=f(β) (4.9)
πγ  sinφ  γ

Trang 87
Đây chính là phương trình đường biên giới của vùng biến dạng dẻo.
Xác định zmax (chiều sâu vùng biến dạng dẻo lớn nhất) từ điều kiện:
dz π
 0  2β= -φ
dβ 2
Chiều sâu lớn nhất của vùng biến dạng dẻo là:
p-γh π c
z max = (cotgφ+φ- )-h- cotgφ
πγ 2 γ
Và tải trọng tương ứng với vùng biến dạng dẻo đạt đến độ sâu Zmax là:
πγ c
p zmax = (z max +h+ cotgφ)+γh (4.10)
π γ
cotgφ+φ-
2
Tuỳ theo việc quy định chiều sâu vùng biến dạng dẻo mà ta có các loại tải
trọng sau:
a. Tải trọng an toàn
Theo Puzưrievxki, khi Zmax = 0 (vùng biến dạng dẻo chưa có) thì ta được
giá trị tải trọng an toàn
p zmax=0 = πγ (h+ cγ cotgφ)+γh=p at
π (4.11)
cotgφ+φ-
2
b. Tải trọng tiêu chuẩn
Khi tính toán nền theo TTGH2, để tính lún phải dựa vào lý thuyết đàn hồi
để tính ứng suất. Muốn vậy, thì nền đất phải còn làm việc trong giai đoạn đàn
hồi. TCVN 9362:2012 quy định cho phép vùng biến dạng dẻo phát triển đến
Zmax = b/4 thì nền vẫn xem còn làm việc trong giai đoạn đàn hồi. Khi đó trị số tải
trọng này gọi là tải trọng tiêu chuẩn (Rtc)
 
 πγ c 
p zmax = b =  (0,25b+h+ cotgφ)+γh  =R tc (4.12)
4 π γ
 cotgφ+φ- 
 2 
Thực tế Rtc bị ảnh hưởng nhiều yếu tố như loại đất, MNN, kích thước
công trình nên ta phải thêm vào các hệ số điều kiện làm việc và khi đó Rtc được
viết dưới dạng:
m1m 2
R tc   Abγ  Bγ dtb h m  Dc tc  (4.13)
k tc
Trong đó:
m1 - hệ số điều kiện làm việc của nền đất (tra bảng)

Trang 88
m2 - hệ số điều kiện làm việc của công trình đối với nền đất
ktc - hệ số độ tin cậy, phụ thuộc vào phương pháp lấy kết quả trị số c, 
ktc =1 khi các đặc trưng tính toán lấy trực tiếp từ các thí nghiệm
ktc =1,1 khi các đặc trưng tính toán lấy theo cách tra bảng
A,B,D - các hệ số phụ thuộc vào góc ma sát trong của đất:
0,25π
A=
π ; B =1+4A ; D= 4Acotg
cotgφ+φ-
2
 dtb - dung trọng trung bình của các lớp đất nằm bên trên đáy móng.

 - dung trọng của lớp đất nằm bên dưới đáy móng
Bảng 4.4 Bảng tra hệ số m1 và m2

Loại đất m1 m2
L/H  4 L/H  1,5
Đất hòn lớn lẫn cát và đất cát 1,4 1,2 1,4
Cát mịn : - ít ẩm 1,3 1,1 1,3
- bão hòa nước 1,2 1,1 1,2
Cát bụi : - ít ẩm 1,2 1,0 1,2
- bão hòa nước 1,1 1,0 1,2
Đất hòn lớn lẫn sét và có độ sệt Il  0,5 1,2 1,0 1,1
Đất hòn lớn lẫn sét và có độ sệt Il > 0,5 1,1 1,0 1,0
Trong đó : L - chiều dài công trình; H - chiều cao công trình.
Bảng 4.5 Các hệ Bảng tra các hệ số A, B và D
0 A B D 0 A B D
0 0,00 1,00 3,14 24 0,72 3,87 6,45
2 0,03 1,12 3,32 26 0,84 4,37 6,90
4 0,06 1,25 3,51 28 0,98 4,93 7,40
6 0,10 1,39 3,71 30 1,15 5,59 7,95
8 0,14 1,55 3,93 32 1,34 6,35 8,55
10 0,18 1,73 4,17 34 1,55 7,21 9,21
12 0,23 1,94 4,42 36 1,81 8,25 9,98
14 0,29 2,17 4,69 38 2,11 9,44 10,80
16 0,36 2,43 5,00 40 2,46 10,84 11,73
18 0,43 2,72 5,31 42 2,87 12,50 12,77
20 0,51 3,06 5,66 44 3,37 14,48 13,96
22 0,61 3,44 6,04 45 3,66 15,64 14,64

Trang 89
4.4 Hệ số an toàn
Theo nghĩa tổng quát, hệ số an toàn sức chịu tải là tỉ số giữa sức chịu tải
giới hạn (gross ultimate bearing capacity) và sức chịu tải cho phép (an toàn cho
công trình được gánh đỡ)
qu
FS  (4.14)
qa
Đôi khi các kỹ sư hay sử dụng hệ số an toàn sức chịu tải như là tỉ số giữa
sức chịu tải giới hạn ròng (net ultimate bearing capacity) và sức chịu tải cho
phép:
q u(net)
FS  (4.15)
q a (net)

4.5 Ổn định của nền đất và mái đất


4.5.1 Khái niệm
- Mái dốc trong tự nhiên được hình thành do thiên nhiên hay do tác dụng
nhân tạo như bờ kè, đê đặp, nền đường v.v… Chiều dài của mái đất thường lớn
hơn rất nhiều so với chiều ngang, do đó sơ đồ tính của mái dốc thường là dạng
bài toán phẳng.
- Mái dốc mất ổn định tức là nó bị phá hoại do trượt dưới tác dụng có thể
của trọng lượng bản thân khối đất trong mái dốc, tải trọng ngoài tác dụng trên
đỉnh mái dốc, hoặc ảnh hưởng của các yếu tố khác như: nhiệt độ, độ ẩm, sự thay
đổi mực nước ngầm, áp lực thủy động do dòng thấm gây ra v.v…
- Có 2 loại mái dốc là mái dốc tự nhiên và mái dốc nhân tạo được hình
thành từ kết quả xây dựng của con người như đê đập, taluy đường đào, đường
đắp, hố móng…
4.5.2 Điều kiện ổn định của mái dốc
a. Mái đất rời lý tưởng
Là mái đất rời chỉ có lực ma sát, không có lực dính (  0, c = 0).
Mái dốc cân bằng khi thấy rằng mỗi phân tố nằm trên bề mặt mái dốc
cũng ở trạng thái cân bằng.
Dễ dàng thấy rằng, góc nghiêng của mái dốc bằng góc ma sát và độ ổn
định của mái dốc chỉ phụ thuộc vào góc nghiêng của nó.
Nếu  < : mái dốc cân bằng.
Nếu  > : mái dốc sẽ mất ổn định.
b. Mái đất dính lý tưởng

Trang 90
Là mái đất dính chỉ có lực dính, không có lực ma sát ( = 0, c  0).
Xét điều kiện cân bằng của lăng thể trượt abd (trọng lượng P). Ở điều kiện
cân bằng lực chống trượt bằng lực gây trượt, ta có:
Ntg + C = T
Do  = 0 nên C = T (c là tổng lực dính tác dụng trên mặt trượt ad).
Chiều cao giới hạn tương ứng trong trường hợp này là:
2c
H gh 
γ
Như vậy: nếu H < Hgh: mái dốc ổn định.
nếu H < Hgh: mái dốc mất ổn định.
Ổn định của mái dốc chỉ phụ thuộc vào chiều cao của mái dốc.
c. Mái đất có cả lực dính và ma sát
Đây là bài toán phức tạp, phải tính toán ổ định khi có cả 2 thành phần lực
dính và ma sát của đất. Hiện nay có nhiều phương pháp để tính toán bằng máy
tính hoặc bằng giải tích.
4.5.3 Tính toán ổn định của mái dốc
Tính toán ổn định mái đất dựa trên giả thuyết mặt trượt là hình trụ tròn
xoay
- Giả thuyết cơ bản của phương pháp này là coi khối đất bị phá hoại như
là một cố thể; giới hạn bởi mái dốc và mặt trượt đồng thời xem trạng thái ứng
suất giới hạn như chỉ xảy ra trên mặt trượt mà thôi.
- Khi mái đất bị phá hoại, đất sẽ trượt theo một mặt phẳng nhất định. Từ
kết quả nghiên cứu quan trắc lâu dài sự mất ổn định của các mái dốc thực tế mà
có nhiều tác giả đã giả thiết đơn giản hóa về hình dạng các mặt trượt khác nhau
như: mặt trượt dạng gảy khúc, mặt trượt dạng đường xoắn logarit hay mặt trượt
dạng trụ tròn. Nhưng hiện nay mặt trượt được giả định trước thường có dạng
hình trụ tròn được xem là mặt trượt giả định tương đối chính xác nhất.
- Nguyên lý: Taâm tröôït O

Giả định mặt trượt của mái dốc


i
có dạng trụ tròn với tâm trượt là điểm
O như hình vẽ: R
B C
R

Lực gây trượt:


ci
ci
Ti = gi sinI ci
ït ôït
hi tröô ci
ëat t

Trong đó: gI - bao gồm trọng Sau k ci
ci
M
A ci ci ci ci ci ci
lượng bản thân đất và tải trọng trên Ti i

đỉnh của mái dốc trong phạm vi mảnh Ni


đó truyền xuống gi
Trang 91
Lực chống trượt Si:
SI = NI tgI + cIli = gi cosi tgI + cilI
Hệ số an toàn về ổn định k:

K
 momen caùc löïc choáng tröôït
 momen caùc löïc gaây tröôït
n
  tgφigicosαi +ci Δli 
k= i=1
n
 gisinαi
i=1
Khi k = 1: mái đất ở trạng thái căn bằng giới hạn.
Khi k < 1: mái đất mất ổn định
Khi k > 1: mái đất ổn định  min
o1
Khi thiết kế tùy theo tầm quan o2
o3
o4
trọng và tình hình chịu tải khác nhau o
của mái đất k có thể từ 1,1 - 1,5  C

Đối với mái đất nhất định, trị số B




H
hệ số an toàn về ổn định k thay đổi thay
A 
đổi theo vị trí của mặt trượt và tâm cung

2H
trượt. Vì các mặt trượt và tâm cung
trượt có thể vẽ nhiều vô số nên cũng sẽ
có vô số các trị k. Hệ số an toàn về ổn E
4,5H
định kmin ứng với cung trượt và tâm
trượt nguy hiểm nhất.
Để xác định kmin có nhiều tác giả đã nghiên cứu tìm ra cách đơn giản và
chính xác nhất như: W.Felêniux, DW Taylor .v.v…
+ Phương pháp W.Felêniux
Đối với đất dính có tính dẻo cao (  0) thì mặt trượt nguy hiểm là mặt
trượt đi qua chân mái dốc và có dạng như hình vẽ với tâm trượt đi qua điểm O là
giao điểm của OA (hợp với mái dốc góc 1) và OB (hợp với mặt đất ở đỉnh dốc
góc 2)
Khi góc ma sát trong của đất (  0) thì vị trí tâm cung trượt nguy hiểm
nhất sẽ nằm trên phần kéo dài của đoạn OE (như hình bên). Để xác định tâm
cung trượt nguy hiểm nhất ta chỉ cần giả định một số mặt trượt có tâm O1, O2,
O3 v.v… nằm trên phần kéo dài của đoạn OE sau đó xác định hệ số an toàn về
ổn định ki cho các tâm cung trượt và mặt trượt tương ứng. Từ đó ta sẽ xác định
được tâm cung trượt nguy hiểm nhất với ki (của cung trượt tương ứng) = kmin.
Trang 92
Bảng 4.6 Bảng tra trị số của 1, 2
Độ dốc mái Góc mái  1 2
o o
1 : 0,58 60 00 29 40o
1:1 45o00 28o 37o
1 : 1,5 33o47’ 26o 35o
1:2 26o34’ 25o 35o
1:3 18o26’ 25o 35o
1:5 11o19’ 25o 37o

+ Phương pháp phân mảnh của Bishop


Phương pháp này vẫn giả thiết mặt trượt là mặt trượt tròn. Trạng thái giới
hạn chỉ sảy ra trên mặt trượt. Tâm trượt nguy hiểm xác định theo Fellenius. Nội
dung phương pháp như sau:
- Vẽ mái dốc tính toán theo một tỷ lệ nhất định.
- Chia lăng thể trượt ABC ra nhiều lăng thể phân tố có hai mặt thẳng đứng
và song song với nhau.
- Xác định diện tích Si của mỗi lăng thể phân tố.
- Xác định trọng lượng của mỗi lăng thể phân tố Qi = iSi.
- Phân tích Qi thành hai thành phần: lực pháp tuyến Ni và lực tiếp tuyến Ti.
Hệ số ổn định trượt tính theo công thức:

η
 momen choáng tröôït  R  N tg  R  c l
i i i i

 momen gaây tröôït R T i

 N i tgφi + i=1 ci li
n n

η= i=1


n
i=1
Ti

Trong đó: Ni = Qi cosi.


Ti = Qi sini.
i: góc tạo bởi đường thẳng đứng đi qua tâm O và đường nối
O với điểm đặt lực Qi.

Trang 93
Chương 5
ÁP LỰC ĐẤT LÊN TƯỜNG CHẮN

5.1 Khái niệm


Tường chắn là loại công trình dùng để giữ ổn định cho khối đất sau lưng
tường khỏi bị sạt lở, trượt do tác dụng của áp lực đất, tải trọng của các công
trình hiện có ở lân cận hoặc do tải trọng tạm thời trong quá trình xây dựng và sử
dụng công trình gây ra. Trong các công trình xây dựng, tường chắn thường được
sử dụng để bảo vệ - ổn định hố đào ở các hố móng sâu hoặc tầng hầm, mố trụ
cầu, kè bờ sông, biển. Trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu việc xác định
áp lực đất tác dụng lên tường chắn để từ đó xác định nội lực phát sinh trong kết
cấu tường chắn.

5.2 Phân loại tường chắn


Tường chắn có thể được phân loại theo những tiêu chí khác nhau: theo
đặc điểm làm việc; theo vật liệu làm tường, theo chiều cao và theo công nghệ thi
công,… trong đó cần lưu ý nhất là theo đặc điểm làm việc của tường, đây là cơ
sở để xác định các loại áp lực tác dụng lên tường cũng như thiết kế kết cấu cho
tường chắn.

5.2.1 Căn cứ vào đặc điểm làm việc


a. Tường trọng lực
Cũng có thể được gọi là tường chắn trọng lực. Là loại tường có khả năng
chịu nén tốt trong quá trình làm việc. Tường chịu uốn kém, khi chịu áp lực đất,
tường chỉ được tính toán về xoay hoặc chuyển vị tịnh tiến. Tường chắn trọng lực
thường sử dụng vật liệu gạch đá, bê tông, bê tông đá hộc. Sự ổn định của tường
thường được quyết định bởi trọng lượng của bản thân tường (Hình 5.1a).
b. Tường mềm
Tường có khả năng chịu uốn tốt. Do kết cấu tường là “mềm” nên khi làm
việc, điều kiện tiếp xúc giữa đất sau lưng tường và tường chắn bị thay đổi; từ đó,
trị số áp lực đất và dạng biểu đồ phân bố áp lực đất theo chiều cao tường cũng sẽ
thay đổi. Tường chắn mềm sử dụng vật liệu là bê tông cốt thép, thép hoặc những
loại vật liệu composite (hình 5.1b).
c. Tường bán trọng lực
Là loại tường có hình dạng và đặc điểm làm việc trung gian với hai loại
trên. Kết cầu tường phổ biến là bê tông cốt thép được cấu tạo bởi hai bộ phận
chính là bản đáy và bản thành, được tăng cường bằng các sườn cứng để tạo sự
ổn định tổng thể cho tường. Độ ổn định của tường được quyết định bởi do trọng
lượng bản thành, bản đáy và cả khối đất nằm trên bản đáy (Hình 5.1c).
Trang 94
a) Tường cứng b) Tường mềm c) Tường bán trọng lực
Hình 5.1 Ví dụ về các loại tường chắn
5.2.2 Căn cứ theo chiều cao tường
- Tường thấp: khi h  10 m;
- Tường cao trung bình: h = 10 – 20 m;
- Tường cao: h > 20 m.
5.2.3 Căn cứ theo vật liệu làm tường
- Gạch; đá hộc;
- Bê tông; bê tông đá hộc;
- Bê tông cốt thép;
- Thép; gỗ.
5.2.4 Căn cứ theo điều kiện thi công
- Đổ tại chỗ;
- Lắp ghép.
5.3 Các loại áp lực tác dụng lên tường chắn
5.3.1 Áp lực tĩnh: ET ( = 0)
Là áp lực tương ứng lên tường khi tường chưa có chuyển vị.
z = z ; x =koz
0
Trong đó: ko = ;
1  0
ko = 1- sin (theo Jaky)
ko = 0,95 - sin (theo Brooker)
ko = 0,19 + 0,233log(Ip) (theo Alpan)
ET = ½ ko  h2

Trang 95
5.3.2 Áp lực chủ động: Ec (Ea) (  0)
Là áp lực có hướng cùng chiều với chuyển vị của tường và làm cho đất
phía sau tường bị giãn ra.
5.3.3 Áp lực bị động: Eb Ep (  0)
Là áp lực có hướng ngược chiều với chuyển vị của tường và có xu hướng
làm cho đất phía sau tường bị nén chặt lại.

5.4 Các quan điểm xác định áp lực chủ động và bị động lên tường chắn
5.4.1 Theo thuyết Coulomb (hay dựa vào điều kiện căn bằng khối)
Nguyên tắc của phương pháp dựa vào điều kiện căn bằng khối của toàn bộ
khối trượt (xem khối trượt như là vật thể)

Hình 5.2 Mô hình tính toán theo Coulomb


a. Các giả thiết cơ bản
- Mặt trượt sau lưng tường chắn là mặt trượt phẳng (thực chất nó có dạng
đường cong).
- Mặt trượt thứ hai chính là lưng tường AB.
- Lăng thể trượt ABC ở trạng thái căn bằng giới hạn.
- Lăng thể trượt ABC xem như là một cố thể (khi trượt thì trượt toàn khối
chứ không rời ra).
- Khi có lực dính thì lực dính sẽ phân bố đều trên mặt trượt BC.
b. Tính toán áp lực chủ động lớn nhất lên tường Ecmax b C
A
b.1 Biểu thức chung để xác định Ec max j
j
a b c c a
 
sin A sin B sin C B
Ec R G G
   
 
sin    sin  sin 180 0        sin      
Trang 96
sin θ   
 Ec  G  f θ  (5.1)
sin θ    ψ 
dE c
Muốn xác định Ec max:   0  t  Ec max
d
b.2 Phương pháp trực tiếp để xác định Ec max
G =  . diện tích ABC
1 cos(  ) cos(  ). sin   
 Ec  .h 2
2 cos 2  sin    . sin     

dE c  C  C 2  4B.D
 0  cot g t  (t > 0)
d 2B
Trong đó:
B = cos.sin.cos(-w) - sin.cosw.cos( -)
C = cos( -).cos(+w) –cos( -w).cos( +)
D = cos .sinw.cos( -) – sin.cos( -w).cos
Với : w =  +  + 
1 cos(  ) cos( t  ). sin  t  
 E c max  .h 2 (5.2)
2 cos 2  sin  t   . sin t     
 Xét trường hợp đặc biệt:
  = 0;  = 0;  = 0:
- Khi có mực nước ngầm.
- Do quá trình thi công tạo nên khe hở giữa đất và tường

t = 45o +
2
b.3 Phương pháp gián tiếp để xác định Ec max
Từ A kẻ AE // BK // CF sao cho: BE = a; BD = b; BF = x
Xét 2 tam giác BCF và MNL có:
góc B = góc M =  - 
CF
góc F = góc N =   Ec  G
BF
G = ½ (AB)(AC)sin(90o -  + )
AE.DF AD.EF
CF  ; AC 
DE DE

Trang 97
 AB.AE.AD  EF.FD 
Ec = ½ .AB.AC.sin(90o -  + ).  2
 
 DE  BF 
 x  a b  x  
Trong đó : EF = x-a; FD = b-x  Ec = f  
 x 
dE c
 0  x  a.b  BF 2  BE.BD
dx
Ec max = ½ ch2 (5.3)
Trong đó:
cos 2 (  )
c 
 sin(  ) sin(  ) 
cos 2 . cos(  ) 1  
 cos(  ). cos(  ) 

Xét trường hợp đặc biệt:


  = 0;  = 0;  = 0:
- Khi có mực nước ngầm
- Do quá trình thi công tạo nên khe hở giữa đất và tường
 
c = tg2(45o - ), t 45o + (5.4)
2 2
b.4 Các phương pháp đồ giải để xác định Ec max
Cả hai phương pháp trực tiếp và gián tiếp đều chưa xét đến tính gồ ghề
của mặt đất.
Phương pháp Culmann
Từ B kẻ: BT1 = MN1 = G1
Trang 98
T1 R1 // BK
Xét 2 tam giác BT1R1 và M1N1L1 có:
Góc B = Góc M = 1 - 
Góc T1 = Góc N1 =  = 900 -  - 
BT1 = M1N1
 N1L1 = T1R1 = Ec1

b.5 Cường độ và điểm đặt áp lực

Trang 99
b.6 Xác định áp lực trong các trường hợp cụ thể
Lưng tường gãy khúc

Đất sau lưng tường gồm nhiều lớp

Sau lưng tường xuất hiện mực nước ngầm

b.7 Ảnh hưởng của tải trọng ngoài đến việc xác định áp lực đất
Lực phân bố đều trên mặt
+ Phân bố đều liên tục
Trang 100
sin   
Khi chưa có tải trọng ngoài:  E c  G (5.5)
sin      
sin   
Khi có tải trọng ngoài :  E qc  1  G (5.6)
sin      
Q
Trong đó:  ; Q=ACqcosα ;
G
1 hcos(β-α) 2qcosβcosα
G= γAC  η= = const
2 cosβ γhcos(β-α)
Khi có tải trọng ngoài :
cos . cos 
Pq = p1 +p2 = ch + cq
cos(  )
EqC max = (1+) ½ ch2
+ Phân bố đều không liên tục

Trang 101
+ Lực phân bố đều gián đoạn trên mặt

+ Lực tập trung trên mặt

sin  t   2E c
 E c  (G  P ) ; EF = pp =
sin  t      hp
b.8 Ảnh hưởng của lực dính
Phương pháp trực tiếp
Xét tam giác IHK ta có:
sin  d    sin  d   
E dc  (G  G 2 )  Ec G2
sin  d      sin  d     
Xét tam giác KML
Tsin  90o -φ  cBCsin  90o -φ 
G2 = =
sin  θ d -φ  sin  θ d -φ 

Trang 102
h.cos(β  α)
BC 
cosβosβ.si d  α)
cos  θ d -β  sin  θd -φ  -hccosφcos(β-α)
E dc =A1
cosβsin(θ d -α)(sin  θ d -φ+ψ 
Trong đó:

1 2 cos(β  α) dE c
d
 I  I 2  4I 1 I 2
A1  γh ; 0  cotgθ td 
2 cos 2β dθ d 2I í

ở đây:
I = C – I3I4 I3 = 2 I5sin(+)
c
I1 = B - I4I5 I4 =
.h

I2 = D + I 4 I5 I5 = 2 coscos
=++
B = cossincos(-w) - sincoswcos( -)
C = cos( -)cos(+w) - cos( -w)cos( +)
D = cossinwcos( -) – sincos( -w)cos
Xét trường hợp đặc biệt:  = 0;  = 0;  = 0 (ứng với trường hợp có mực
nước ngầm và do quá trình thi công tạo nên khe hở giữa đất và tường).
 
c = tg2(45o - ); t = 45o +
2 2

d γh 2 2 φ φ
E cmax = tg (45o - )-2chtg(45o - ) (5.7)
2 2 2

Trang 103
φ φ
p dmax =γhtg 2 (45o - )-2ctg(45o - )
2 2
Phương pháp gián tiếp

Đặt BE = a; BD = b; BF = x; ét hai tam giác BCF và HIK ta có:


Góc R = góc B = d - 
Góc F = góc I =  = 900 -  - 
E dc CF l l
  ; CF  (b  x )  f (b  x ) ; với l = AE; f 
G1 x ba ba
f (b  x )
 E dc  (G  G 2 )
x
Trong đó: G = dt(ABC) = U(x-a)
γhdcos(α-β)
U=
2(b-a)cosβ
Tsin(90o +φ)  x2 
G2 = =U1  +f(b-x)+gx 
sin(φ d -φ)  f(b-x) 
cos 
U1  ; g  2 cos(90 o    )
sin 
f (b  x )   x2 
 Ec 
d
U( x  a )  U 1   f ( b  x )  g.x  
x   f (b  x ) 
d
dE c
0  x d  a 1a 2
dx

Trang 104
 mba+2cb 2 l2 cosf
a1 = 2(b-a) 2


a 2 = 2(b-a) 2sinψ
 m+2ccosf  (b-a) 2 +l2 +n(b-a) 

 hsin(φ-β)
 n=a-
 cosβ
 2 2
m= γbh cos (φ-β)
 cos 2β
 hcos(β-α)
b= cosβsin(φ-α)

 hsin(φ+δ)
a=
 cosβsinψ
 hcos(φ-β)
l=
 cosβsinψ
Khi C = 0  x d =x= ab (giống trường hợp không có lực dính).
Tính toán áp lực chủ động lớn nhất lên tường Ecmax

Việc tính toán giống như áp lực chủ động nhưng thay đổi dấu của hai đại
lượng  và .
Eb max = ½bh2
Xét trường hợp đặc biệt:  = 0;  = 0;  = 0.
- Khi có mực nước ngầm.
- Do quá trình thi công tạo nên khe hở giữa đất và tường.
 
c = tg2(45o - ); t = 45o +
2 2

Trang 105
 
b = tg2(45o + ); t = 45o -
2 2
5.4.2 Theo lý thuyết cân bằng giới hạn (cân bằng điểm thuyết Rankin)
Giả thuyết bỏ qua góc ma sát giữa đất và tường  = 0
Giải quyết chỉ trong bài toán phẳng
a. Tính toán áp lực chủ động a
Theo điều kiện căn bằng giới hạn Mohr - Rankin ta có:

- Đối với đất dính :



σ a =σ z tg 2 450 -
φ
2  φ
2  φ

-2ctg 450 - =γztg 2 450 - -2ctg 450 -
2
φ
2    (5.8)

- Đối với đất cát:



σ a =σ z tg 2 450 -
φ
2 
=γztg 2 450 -
φ
2  (5.9)

Trường hợp này giống như trường hợp đặc biệt theo cách giải của
Coulomb:  = 0;  = 0;  = 0 (Khi có mực nước ngầm và do quá trình thi công
tạo nên khe hở giữa đất và tường).
 
c = tg2(45o - ) t = 45o +
2 2
A  2c  c
2c 
tg(450 + )
 2
Đất rời
EC Đất dính

h  
t = 450 +
2
B h.c h.Ka
b. Tính toán áp lực bị động p

Trang 106
- Đối với đất dính:
 φ
 φ
 φ
  φ

σ p =σ z tg 2 450 + +2ctg 450 + =γztg 2 450 + +2ctg 450 + (5.10)
2 2 2 2  
- Đối với đất cát:

σ a =σ z tg 2 450 +
φ
2 
=γztg 2 450 +
φ
2  (5.11)

Trường hợp này giống như trường hợp đặc biệt theo cách giải của
Coulomb:  = 0;  = 0;  = 0.
- Khi có mực nước ngầm
- Do quá trình thi công tạo nên khe hở giữa đất và tường
 
b = tg2(45o + ) t = 45o -
2 2

c. Áp lực chủ động và bị động - trường hợp có tải trọng ngoài tác dụng

Trang 107
Khi có mực nước ngầm

5.4.3 Theo lý thuyết cân bằng giới hạn (cân bằng điểm - thuyết của Vs.
Xocoloski)
a. Thiết lập hệ phương trình căn bằng
Trong bài toán phẳng, xét một phân tố đất chịu tác dụng của các ứng suất
z , x, zx điều kiện để phân tố đất ở trạng thái căn bằng tĩnh học:
δσ z δτ zx  x
+ =γ  O z
δz δx 
 (5.12) zx
δτ zx δσ x 
+  0 x zx + zx
δz δx   x
xz  x
Theo đ/k cân bằng giới hạn của Mohr - Renkin: x +
 zx x
(σ z -σ x ) 2 +4τ zx
2 xz +
2 z z +  z
sin  = (5.13) z
(σ z +σ x +2ccotgφ) 2 z
Với các điều kiện biên cụ thể giải 3 phương trình với 3 ẩn số trên ta sẽ xác
định được trạng thái ứng suất và dạng đường trượt.
Để tiện tính toán ông đưa ra thêm hai ẩn số mới là  và :
 - Góc giữa 1 và trục oz
 - đặc trưng ứng suất
Trang 108
 z = (1+sincos2) - ccotg
 x = (1-sincos2) - ccotg
 zx = sinsin2
σ1 -σ 3
Trong đó: σ= +ccotgφ
2
Thay z, x, zx vào 3 phương trình trên ta có:
δσ δσ δθ δθ
- (1+sin.cos2) + sincos2 - 2sin(sin2 - cos2 ) =  (5.14)
δz δx δz δx
δσ δσ δθ δθ
- sinsin2 (1-sincos2) + 2sin(cos2 + 2sin ) = 0 (5.15)
δz δx δz δx
(5.14) & (5.15) là hai phương trình có dạng Hyperbole

b. Áp lực đất chủ động và bị động trong một số trường hợp cụ thể
 zx 
Khi  = 0;  = 0;  = 0: = 0; x = 0;
x x
 z  zx
 = ; = 0 A q
z z
 z = z + c1 ; xz = c2
Các điều kiện biên:
z = 0; z = q, xz = 0 h  Eb MAX
 c1 = q; c2 = 0
 z = z + q
xz = 0 B
 
  
  2
  0

Khi  = 0; z = 1; x = 3
z = 1 = (1+sincos2) - ccotg = z + q
x = 3 = (1-sincos2) - ccotg
.z  q
Đối với đất rời: c = 0;  
1  sin 
1  sin  2 
→ x = pc = (z + q) tg  45  
o
 x = pc = (z + q)
1  sin   2
γz+q+ccotgφ
Đối với đất dính : c  0; σ=
1+sinφ
Trang 109
1-sinφ 2sinφ
 x = pc = (z + q) - ccotgφ
1+sinφ 1+sinφ
 
 x = pc = (.z + q) tg 2  45 o    2c.tg 45 o  
 2  2

Khi  =  ;z = 3 ; x = 1
2
z = 3 = (1+sin.cos2) – c.cotg = .z + q
x = 1 = (1-sin.cos2) – c.cotg
.z  q
Đối với đất rời: c = 0;  
1  sin 
1  sin  2 
→ x = pb = (z + q) tg  45  
o
 x = pb = (.z + q)
1  sin   2
γz+q+ccotgφ
Đối với đất dính: c  0; σ=
1-sinφ
1+sinφ 2sinφ
 x = pb = (z + q) + ccotgφ
1-sinφ 1-sinφ
 x = pb = (z + q) A q
2  o φ   o φ 
 tg  45 +  +2ctg  45 + 
 2  2
Khi  = 0;   0;   0: chỉ xét cho 
h  Eb
trường hợp c = 0 (cho đất rời)
 .h 2
E
 c   .
 
c
2
(5.16)
E   . .h
2
B
 b b
2
c ; b = f(, , ) được tra bảng
Bảng 5.1 Hệ số áp lực chủ động c

φo -30 -20 -10 0 10 20 30 40

0 0,49 0,58 0,65 0,70 0,72 0,73 0,72 0,67


10 5 0,45 0,54 0,61 0,60 0,69 0,70 0,69 0,64
10 0,43 0,51 0,58 0,64 0,67 0,69 0,68 0,63
0 0,27 0,35 0,42 0,49 0,54 0,57 0,60 0,59
20 10 0,23 0,31 0,38 0,44 0,50 0,53 0,56 0,55
20 0,22 0,28 0,35 0,41 0,47 0,51 0,53 0,54
0 0,13 0,20 0,27 0,33 0,40 0,46 0,50 0,52
30 15 0,11 0,17 0,23 0,29 0,36 0,42 0,46 0,48
30 0,10 0,15 0,21 0,27 0,33 0,39 0,43 0,46
0 0,06 0,11 0,16 0,22 0,29 0,35 0,42 0,46
40 20 0,05 0,09 0,13 0,19 0,25 0,32 0,38 0,42
40 0,04 0,07 0,12 0,17 0,23 0,29 0,36 0,41

Trang 110
Bảng 5.2 Hệ số áp lực bị động b

 -30 -20 -10 0 10 20 30 40 50 60

0 1,53 1,53 1,49 1,42 1,30 1,18 1,04 0,89 0,71 0,53
10 5 1,71 1,69 1,64 1,55 1,43 1,28 1,10 0,93 0,74 0,55
10 1,88 1,79 1,74 1,63 4,50 1,33 1,15 0,96 0,76 0,55
0 2,76 2,53 2,30 2,04 1,77 1,51 1,26 1,01 0,77 0,56
20 10 3,26 3,11 2,89 2,51 2,16 1,80 1,46 1,16 0,87 0,61
20 4,24 3,79 3,32 2,86 2,42 2,00 1,63 1,25 0,92 0,63
0 5,28 4,42 3,65 3,00 2,39 1,90 1,49 1,15 0,85 0,60
30 15 8,76 7,13 5,63 4,46 3,50 2,70 2,01 1,45 1,03 0,69
30 11,72 9,31 7,30 5,67 4,35 3,29 2,42 1,73 1,23 0,75
0 11,27 8,34 3,16 4,60 3,37 2,50 1,86 1,35 0,95 0,64
40 20 26,70 18,32 13,02 9,11 6,36 4,41 2,98 1,99 1,33 0,81
40 43,23 29,40 20,35 13,96 9,43 6,30 4,16 2,67 1,65 0,96

5.4.4 Kiểm tra cường độ ổn định lật và ổn định trượt (trượt phẳng và trượt
sâu của tường chắn)

Töôøng chaén Töôøng chaén

A B A B

AÙp löïc thuûy tónh do


söï cheânh leäch möïc nöôùc ngaàm

a. Kiểm tra ổn định lật


- Nếu tường đặt trên trên nền đất tương đối tốt thì tường sẽ bị lật quanh
điểm A.
- Ngược lại nếu tường đặt trên đất yếu thì tường sẽ bị lật ở vị trí điểm A’
với:
1 12Q.z o
d = AA’ = 3
2 Cz
Trong đó: Cz - hệ số nền; Zo - khoảng cách từ trọng tâm của tường đến
tâm đáy tường
b. Kiểm tra ổn định trượt phẳng
 N tt .f  1,2  1,5
ktp min =
 T tt
Trong đó:

Trang 111
f - hệ số ma sát giữa đất đất và đáy tường (xác định trong quy phạm)
Ntt - tổng tải trọng đứng tính toán tác dụng dới đáy tường
Ttt - tổng tải trọng ngang tính toán tác dụng dới đáy tường
c. Kiểm tra ổn định trượt sâu
 M g  1,2 1,5
kts min =
Mt
Trong đó:
Mg - tổng mô men giữ tính toán
Mt - tổng mô men lật tính toán.

Trang 112
Phần 2
Nền móng

Chương 6
NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ THIẾT KẾ NỀN MÓNG

6.1 Tổng quát


Móng là bộ phận cuối cùng của công trình, tiếp nhận toàn bộ tải trọng do
kết cấu bên trên truyền xuống. Thông thường, móng được mở rộng ra xung
quanh để làm giảm áp lực xuống nền. Tuy nhiên trong một số trường hợp, khi
công trình xây dựng ở gần với các công trình có sẵn - móng có thể chỉ bằng hoặc
thậm chí còn thu hẹp hơn so với phạm vi công trình bên trên.
Móng chính là phần kéo dài thêm của công trình và nằm ngầm trong lòng
đất. Móng có nhiệm vụ truyền tải trọng từ công trình xuống nền đất.

Hình 6.1. Các bộ phận trong công trình xây dựng

Để đảm bảo điều kiện về cường độ và ổn định của công trình móng được
đặt sâu vào trong đất, khoảng cách từ mặt đất đến đáy móng được gọi là độ sâu
đặt móng.
Tuỳ theo loại tải trọng, đặc điểm của nền đất và quy mô của công trình mà
móng được cấu tạo thành nhiều dạng khác nhau, sử dụng những loại vật liệu
khác nhau để thoả mãn điều kiện về kinh tế và kỹ thuật.
Nền công trình là vùng đất đá nằm dưới đáy móng, chịu tác dụng trực tiếp
của tải trọng công trình truyền xuống qua móng. Căn cứ vào đặc điểm của nền
đất, tải trọng công trình và sự phân bố ứng suất trong đất, giới hạn của nền được
xem xét ở độ sâu mà ứng suất do tải trọng ngoài gây ra bằng 0,1 ÷ 0,2 lần ứng
suất do trọng lượng bản thân của đất nền.
Trang 113
Thiết kế nền móng là một công việc phức tạp vì nó liên quan đến nhiều
vấn đề: đặc điểm của công trình xây dựng; nền móng của các công trình lân cận
hiện có; điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn của khu đất xây dựng.
Đất nền có nhiều loại khác nhau và không đồng nhất cả về thành phần hạt, tính
chất cơ lý và địa tầng… Vì vậy để có thể thiết kế được một công trình có nền
móng bảo đảm chịu lực, đòi hỏi người thiết kế trước hết phải nắm vững những
lý thuyết về cơ học đất, nền móng và kỹ thuật thi công, nghiên cứu và hiểu rõ về
điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn của khu đất xây dựng, từ đó mới
có thể lựa chọn được giải pháp nền móng tối ưu, đảm bảo các yếu tố kinh tế - kỹ
thuật trong xây dựng.
Khi không nắm vững các yếu tố trên có thể dẫn đến những sai lầm trong
việc lựa chọn giải pháp nền móng, sai lầm có thể theo 2 khuynh hướng:
- Gây lãng phí, tốn kém không cần thiết do quá thiên về an toàn.
- Gây sự cố cho công trình do nền móng không đủ sức chịu tải hoặc biến
dạng quá lớn làm cho công trình không thể sử dụng bình thường được.
Cần lưu ý rằng những sai phạm đối với các kết cấu bên trên, sự cố sảy ra
có thể chỉ ở mức cục bộ, nhưng sự cố đối với nền móng có thể gây ra sụp đổ, hư
hỏng công trình mà việc xử lý nền móng là hết sức phức tạp về kỹ thuật và tốn
kém về kinh phí.

6.2 Phân loại nền móng


6.2.1 Phân loại nền
Nền được chia thành hai loại:
- Nền tự nhiên: đất ở đáy móng có đủ khả năng chịu tải trọng của công
trình. Nền tự nhiên bao gồm các loại nền đất và nền đá.
- Nền nhân tạo: khi nền đất không đủ sức tiếp thu tải trọng của công trình
do vậy phải dung những biện pháp gia cường nhằm làm tăng sức chịu tải và làm
giảm độ lún của công trình.
6.2.2 Phân loại móng
Có thể phân loại móng theo nhiều cách khác nhau:
- Theo vật liệu làm móng: móng gạch đá, móng bê tông, bê tông cốt thép.
- Theo đặc điểm làm việc của móng: đối với móng nông, có thể phân chia
thành móng cứng, móng mềm; đối với móng cọc, phân chia thành móng cọc đài
cao, đài thấp.
- Theo công nghệ thi công móng, bao gồm: móng lắp ghép, móng đổ tại
chỗ, móng bán lắp ghép.
- Theo chiều sâu đặt móng: móng nông, móng sâu.

Trang 114
6.3 Các tài liệu cần có để thiết kế nền móng
Để có thể thiết kế nền móng cho một công trình, người thiết kế phải có
được những tài liệu sau đây: Tài liệu về khu vực xây dựng; tài liệu về công trình
được thiết kế và khả năng cung ứng vật liệu xây dựng và thiết bị thi công.
6.3.1 Tài liệu về khu vực xây dựng
Người thiết kế cần phải biết được địa điểm, khu vực xây dựng để xác định
ảnh hưởng của thiên nhiên đối với công trình và nền móng của nó, cũng từ đó
xác định được công trình sẽ xây dựng thuộc khu vực nào để xác định tải trọng
gió, tải trọng động đất… Những tài liệu này thể hiện qua các báo cáo, bản đồ
khảo sát địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn, bao gồm:
- Bản đồ đo đạc địa hình, bản đồ liên hệ vùng của khu vực xây dựng, bản
vẽ thiết kế san nền với các cao trình đào đắp và đường đồng mức; bản đồ quy
hoạch khu vực xây dựng, quy hoạch tổng mặt bằng công trình. Cụ thể hơn:
+ Bản đồ đo đạc địa hình giúp cho người thiết kế biết được sự liên quan
giữa công trình sẽ xây dựng với các công trình hiện có như tiếp giáp với móng
của công trình hiện có; các đường ống kỹ thuật đang sử dụng để bố trí mặt bằng
móng một cách hợp lý, giảm ảnh hưởng lẫn nhau giữa móng mới và các công
trình hiện có đến mức tối thiểu.
+ Người thiết kế móng sử dụng bản vẽ thiết kế san nền để biết được khu
vực đào, đắp, độ dốc của mặt đất sau khi san nền nhằm lựa chọn chiều sâu đặt
móng hợp lý.
+ Các bản đồ quy hoạch của khu vực xây dựng giúp cho người thiết kế kết
cấu biết được những công trình dự kiến xây dựng trong tương lai như nhà cửa,
đường xá, sông suối,… có thể gây nên những tác động phụ thêm cho công trình
trong quá trình khai thác, sử dụng.
- Tài liệu về địa chất công trình, để thiết kế móng, thông thường người
thiết kế cần được cung cấp tài liệu “Báo cáo kết quả kháo sát địa chất công
trình”, người thiết kế cần nghiên cứu kỹ và chú ý các vấn đề sau:
+ Mặt bằng bố trí hố khoan hoặc các điểm khảo sát: trong khu công trình
thường có nhiểu điểm khảo sát, cần lựa chọn số liệu từ những hố khoan gần nhất
đối với công trình hoặc đơn nguyên (đối với công trình có chiều dài lớn).
+ Mặt cắt địa chất công trình, trụ hố khoan giúp cho người thiết kế biết
được địa tầng (sự phân bố các lớp đất), chiều dày các lớp đất, thế nằm - độ
nghiêng của các lớp đất. Cần lưu ý sự khác biệt về chiều dày các lớp đất ở các
hố khoan khác nhau, đây là điều luôn sảy ra trong thực tế.
+ Chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất, ngoải các chỉ tiêu đã được cung cấp, cần
thiết phải tính toán thêm những chỉ tiêu liên quan như dung trọng đẩy nổi, mô
đun biến dạng, hệ số nén lún,… phục vụ cho việc tính toán, thiết kế sau này.

Trang 115
+ Lưu ý về những hiện tượng địa chất của khu vực xây dựng như các-xtơ
ở vùng đá vôi, cát chảy,… để lựa chọn giải pháp móng cũng như những dự
phòng về biện pháp thi công phù hợp.
- Về địa chất thủy văn:
+ Lưu ý về cao trình mực nước ngầm trong tài liệu khảo sát, đây là mực
nước được ghi nhận tại thời điểm khảo sát, mực nước này sẽ thay đổi theo mùa
và chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh, do vậy, cần lựa chọn cao trình
mực nước ngầm ổn định để đưa vào thiết kế;
+ Về tính chất hóa học của nước ngầm (ăn mòn hay không) để có biện
pháp sử dụng vật liệu kết cấu móng, phụ gia chống ăn mòn nếu cần thiết.
Đối với các công trình không có tài liệu khảo sát, để có được số liệu làm
cơ sở cho việc tính toán, người thiết kế cần tham khảo từ các công trình lân cận,
tình trạng của các công trình có quy mô tương tự hoặc kinh nghiệm của người
thiết kế tại khu vực xây dựng. Tuy nhiên, cách làm này chỉ áp dụng cho những
công trình có quy mô nhỏ, trong phạm vi cho phép của các quy định hiện hành.
Người thiết kế có quyền từ chối việc thiết kế khi không được chủ đầu tư cung
cấp đủ số liệu cần thiết.
6.3.2 Tài liệu về công trình và tải trọng tác dụng xuống nền móng
- Bản vẽ kiến trúc của công trình: mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, chi tiết…;
các tài liệu này sẽ biết được quy mô, đặc điểm của công trình sẽ xây dựng như
chiều cao tầng, số tầng, loại nhà, loại tải trọng sử dụng.
- Hồ sơ thiết kế kết cấu (hoặc phác thảo, phương án) phần bên trên: tải
trọng tác dụng xuống móng chính là nội lực tại các chân cột, kết quả tính toán
kết cấu bên trên sẽ cung cấp số liệu này kể cả tiết diện cột - vách, loại bê tông,
loại thép, số thanh và đường kính thép cột - vách. Để thuận tiện cho thi công,
nên chọn cùng loại bê tông và thép cho móng và cột cũng như kết cấu bên trên.
6.3.3 Khả năng cung ứng vật liệu xây dựng
- Tình hình cung ứng các vật liệu xây dựng của khu vực xây dựng công
trình: ngoài các loại vật liệu kết cấu chính như xi măng, thép,… mỗi địa phương
còn có những vật liệu đặc thù khác nhau, vì vậy cần căn cứ vào khả năng cung
ứng vật liệu tại chỗ để lựa chọn vật liệu làm móng cho phù hợp, giảm chi phí
vận chuyển và giá thành công trình.
6.3.4 Năng lực về máy móc, thiết bị thi công
- Khả năng đáp ứng về máy móc, thiết bị thi công của các nhà thầu sẽ thi
công công trình; tay nghề, trình độ thi công để đề ra biện pháp thiết kế thi công,
tổ chức thi công hợp lý nhằm đảm bảo kỹ thuật và hạ giá thành công trình.

Trang 116
6.4 Tải trọng tác dụng xuống móng
6.4.1 Tải trọng và tổ hợp tải trọng nền
Trị số của tải trọng và tác động, các tổ hợp tải trọng cũng như các hệ số
đối với các tải trọng theo tiêu chuẩn của các nước là khác nhau khá nhiều, do
vậy người thiết kế phải căn vào nhiệm vụ thiết kế cho công trình để lựa chọn
cho phù hợp.
Tiêu chuẩn Việt Nam về tải trọng và tác động (TCVN 2737-1995) phân
loại tải trọng thành 2 loại: tải trọng thường xuyên, tải trọng tạm thời (chia thành
3 loại: dài hạn, ngắn hạn và đặc biệt) tùy theo thời gian tác dụng của chúng.
a. Tải trọng thường xuyên
Bao gồm tải trọng bản thân công trình (có được từ các kích thước hình
học của công trình, loại vật liệu sử dụng…); áp lực đất; áp lực nước… Tải trọng
thường xuyên tác dụng trong suốt quá trình thi công và sử dụng công trình.
b. Tải trọng tạm thời
Là tải trọng tác dụng không thường xuyên trong quá trình thi công và sử
dụng công trình. Tùy theo thời gian tác dụng, tải trọng tạm thời được chia thành:
- Tải trọng tạm thời tác dụng dài hạn: chúng tồn tại lâu dài trong giai đoạn
thi công và sử dụng công trình;
- Tải trọng tạm thời tác dụng ngắn hạn hạn: chúng chỉ tồn tại trong một
thời gian nhất định khi thi công và sử dụng công trình;
- Tải trọng đặc biệt: là những tải trọng chỉ tồn tại trong những trường hợp
đặc biệt như do động đất; do cháy nổ; hoặc tải trọng do vi phạm nghiêm trọng
trong quá trình công nghệ, do thiết bị trục trặc, hư hỏng tạm thời; tác động của
biến dạng nền gây ra do thay đổi cấu trúc, tác động do biến dạng của mặt đất ở
vùng có nứt đất, có ảnh hưởng việc khai thác mỏ và hiện tượng các-xtơ.
c. Tổ hợp tải trọng
Đối với công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, tải trọng được tổ
hợp theo ba loại tổ hợp cơ bản I, tổ hợp cơ bản II và tổ hợp đặc biệt. Cụ thể như
sau:
- Tổ hợp cơ bản I bao gồm:
+ Toàn bộ các tải trọng thường xuyên;
+ Toàn bộ tải trọng tạm thời dài hạn;
+ Một trong những tải trọng tạm thời ngắn hạn có ảnh hưởng nhiều nhất
đến trạng thái ứng suất của tiết diện, cấu kiện hoặc toàn bộ kết cấu.

Trang 117
- Tổ hợp cơ bản II bao gồm:
+ Toàn bộ các tải trọng thường xuyên;
+ Toàn bộ tải trọng tạm thời dài hạn;
+ Toàn bộ tải trọng tạm thời ngắn hạn nhưng không ít hơn 2.
- Tổ hợp đặc biệt bao gồm:
+ Toàn bộ các tải trọng thường xuyên;
+ Toàn bộ tải trọng tạm thời dài hạn;
+ Tải trọng tạm thời ngắn hạn có thể có hoặc không;
+ Một trong những tải trọng đặc biệt có ảnh hưởng nhiều nhất đến trạng
thái ứng suất của tiết diện, cấu kiện hoặc toàn bộ kết cấu.
6.4.2 Xác định tải trọng tác dụng xuống móng
Xác định tải trọng tính toán: thông thường khi tính toán kết cấu bên trên,
ta sử dụng các giá trị là tải trọng tính toán, từ đó nội lực tại chân cột (hoặc
tường, vách) là nội lực tính toán bao gồm: lực dọc N 0tt , mô men M 0tt và lực cắt
Q 0tt và đây cũng là ngoại lực để tính toán móng.

Xác định tải trọng tiêu chuẩn: để đơn giản trong tính toán, giá trị tiêu
chuẩn được xác định bằng giá trị tính toán chia cho hệ số vượt tải trung bình -
lấy bằng 1,15:
 tc N 0tt
 N0 =
 1,15
 tc M 0tt
M 0 = (6.1)
 1,15
 tc Q tt
Q 0 = 0
 1,15
Tải trọng tính toán và tải trọng tiêu chuẩn được sử dụng trong tính toán
móng cọc như sau:
- Khi tính toán theo chỉ tiêu cường độ như kiểm tra sức chịu tải của cọc,
kiểm tra chọc thủng đài cọc, tính toán cốt thép cho đài, cọc thì sử dụng tải trọng
tính toán;
- Khi tính toán theo điều kiện sử dụng như kiểm tra ổn định của nền dưới
mũi cọc, tính toán độ lún thì sử dụng tải trọng tiêu chuẩn.
Lựa chọn tổ hợp tải trọng để tính toán và thiết kế móng cọc: nguyên tắc
chung là lựa chọn các cặp tổ hợp nội lực nguy hiểm, thông thường lựa chọn các
trường hợp sau đây:
Trang 118
 N 0max
tt

 tt
- Tổ hợp 1 - lực dọc lớn nhất: M 0x ;M 0y
tt

 tt tt
Q 0x ;Q 0y

 M 0xmax
tt  M 0ymax
tt

 tt  tt
 M 0y  M 0x
- Tổ hợp 2 - mô men lớn nhất:  tt tt hoặc  tt tt
Q 0x ;Q 0y Q 0x ;Q 0y
 tt  tt
 N0 N0
Q 0xmax
tt
Q 0ymax
tt

 tt  tt
Q 0y Q 0x
- Tổ hợp 3 - lực cắt lớn nhất:  tt tt
hoặc  tt tt
 M 0x ;M 0y  M 0x ;M 0y
 tt  tt
 N0 M0
Thông thường, đối với công trình dân dụng thường sử dụng tổ hợp 1 để
tính toán, dùng tổ hợp 2 và 3 để kiểm tra. Tuy nhiên, đối với công trình nhà
công nghiệp thấp tầng hoặc khi móng chịu tải trọng lệch tâm lớn hoặc có lực
ngang lớn thì dùng tổ hợp 2 hoặc 3 để tính toán, các tổ hợp khác để kiểm tra.
Để đơn giản tìm ra cặp nội lực nguy hiểm nhất, có thể sử dụng công thức
của Sức bền vật liệu để xác định ứng suất lớn nhất tại chân cột tính toán:
tt
N ott M ox
tt
M oy
σ tt
max    (6.2)
A c Wy Wx
trong đó:
N o - lực dọc tính toán tại chân cột, (kN);
tt

M ox - mô men quay quanh trục x tại chân cột, (kNm);


tt

M oy - mô men quay quanh trục y tính đến đáy móng, (kNm);


tt

Wx, Wy - mô men kháng uốn cột theo phương x và y tương ứng.


l c b c2 l c2 b c
Wx  ;W y 
6 6
ở đây: lc, bc lần lượt là cạnh dài và cạnh ngắn của cột.

6.5 Đề xuất và lựa chọn giải pháp nền móng


6.5.1 Đề xuất giải pháp xử lý nền
Căn cứ vào tài liệu địa chất công trình có được và các số liệu về công
trình, loại công trình và quy mô công trình người thiết kế cần xác định tải trọng
tác dụng xuống móng, áp lực nền, độ lún của công trình… từ đó quyết định sử
dụng nền tự nhiên hay phải dùng nền nhân tạo với các biện pháp gia cố nhằm
tăng sức chịu tải và làm giảm độ lún của công trình.

Trang 119
Việc lựa chọn giải pháp nào để xử lý nền phải căn cứ phải căn cứ vào tình
hình thực tế của đất nền và tải trọng tác dụng xuống và các yếu tố khác như quy
mô công trình, độ lún cho phép, đồng thời cần xem xét những dự kiến về quy
hoạch, xây dựng những công trình khác ở lân cận nhằm đánh giá tác động của
chúng đến sự làm việc của công trình sau này. Khả năng và điều kiện thi công
cũng là một nhân tố cần xem xét trong việc lựa chọn giải pháp xử lý nền. Các
phương pháp cải tạo, xử lý nền sẽ được đề cập trong chương 7.

6.5.2 Đề xuất và lựa chọn giải pháp móng


Cũng như đối với những bộ phận khác của công trình, khi thiết kế nền
móng nhiệm vụ của người thiết kế là phải đề xuất được phương án móng tốt
nhất cả về kỹ thuật và kinh tế. Thông thường với nhiệm vụ thiết kế đã cho,
người ta có thể đề xuất nhiều phương án nền móng để so sánh và lựa chọn. Tùy
theo tính toán có thể đề xuất các phương án móng nông, móng sâu trên nền tự
nhiên hay nền nhân tạo. Mỗi phương án đó lại có thể bao gồm những phương án
nhỏ như móng nông có thể là móng đơn, móng băng hoặc móng bè. Móng cọc
cũng có thể là cọc tre, tràm; cọc bê tông cốt thép;… từ đó lại đề xuất những biện
pháp chi tiết hơn cho phương án chọn.
Số lượng các phương án đề xuất phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công
trình. Bằng kinh nghiệm của người thiết kế kết hợp với công cụ máy tính, người
ta có thể nhanh chóng đề xuất ra những phương án hợp lý, khả thi để lựa chọn.
Khi tính toán sơ bộ và lựa chọn phương án, sau khi đáp ứng được các yêu
cầu kỹ thuật như sức chịu tải, độ lún… thường dựa vào các chỉ tiêu về kinh tế để
quyết định. Tuy nhiên, khi quyết định chính thức phương án nền móng thì không
thể chỉ dựa vào các chỉ tiêu kinh tế mà còn phải dựa trên các yếu tố khác như
điều kiện kỹ thuật, điều kiện thi công và yêu cầu về thời gian thi công; khả năng
cung ứng vật liệu…

6.6 Lựa chọn chiều sâu đặt móng


Chiều sâu đặt móng là khoảng cách kể từ mặt đất quy hoạch (có thể đắp
thêm hoặc san ủi đi) cho đến đáy móng (không kể lớp bê tông lót móng) được
lựa chọn căn cứ vào (điểm 4.5.1 TCVN 9362:2012):
- Chức năng cũng như đặc điểm kết cấu của nhà và công trình (có hay
không có tầng hầm, đường ống ngầm, móng của thiết bị, …);
- Trị số, đặc điểm của tải trọng và các tác động lên nền;
- Chiều sâu đặt móng của nhà, công trình và thiết bị bên cạnh;
- Địa hình hiện tại và địa hình thiết kế của nơi xây dựng công trình;
- Điều kiện địa chất của nơi xây dựng (tính chất xây dựng của đất, đặc
điểm hình thành lớp của từng loại đất, có các lớp nằm nghiêng dễ trượt, các
hang lỗ do phong hóa hoặc do hòa tan muối,…);

Trang 120
- Điều kiện địa chất thủy văn (mực nước ngầm, tầng nước mặt và khả
năng thay đổi khi xây dựng và sử dụng nhà và công trình, tính ăn mòn của nước
ngầm,…);
- Sự xói mòn đất ở chân các công trình xây dựng ở các lòng sông (mố cầu,
trụ các đường ống,…).
Bàn luận: Cao độ mặt đất quy hoạch như quy định trên không phải khi
nào cũng có thể xác định được (đôi khi do khu vực xây dựng chưa có quy hoạch
chi tiết hoặc quy định về cao độ này không rõ ràng); trong những trường hợp
như vậy, người thiết có thể lấy bằng cao độ mặt đất hiện tại hoặc cao độ mặt đất
thiết kế từ các bản vẽ san nền của khu vực xây dựng công trình.
Trong đó, xem xét chi tiết về một số căn cứ như sau:

6.6.1 Điều kiện về địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn khu vực
xây dựng
a. Điều kiện về địa hình
Nếu công trình xây dựng trên sườn dốc thì phải đảm bảo nguyên tắc đáy
móng phải nằm ngang. Khi đó để khỏi chôn móng quá sâu, đối với móng băng
dưới tường nên chia thành từng phần theo chiều dài tường, ở từng phần này đáy
móng đặt ở cùng một cao trình. Khi chuyển từ phần này sang phần khác thì có
thể giật cấp móng để tiết kiệm chi phí.
b. Điều kiện về địa chất công trình, địa chất thủy văn
Điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy văn khu vực xây dựng công
trình là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc lựa chọn chiều sâu đặt móng;
trong đó vị trí của lớp đất chịu lực là điều kiện quan trọng nhất.

Hình 6.2. Cấu tạo móng dật cấp theo địa hình
a) Móng đơn; b) Móng băng

Trang 121
Xem xét 4 sơ đồ phân bố các lớp đất thường gặp trong thực tế dưới đây
(hình 1.3):
- Khi nền là đất tốt (sơ đồ 1), đồng nhất, chiều sâu đặt móng do tính toán
quyết định. Móng được đặt dưới lớp đất trồng trọt và sâu ít nhất 40 ÷ 50 cm.
- Trường hợp ngược lại, khi nền là đất yếu dày (sơ đồ 2), lúc này tùy
thuộc vào tải trọng công trình; biện pháp sử lý nền mà lựa chọn độ sâu chôn
móng.
- Trường hợp bên trên là đất yếu và bên dưới là lớp đất tốt (sơ đồ 3), có
thể sảy ra các trường hợp sau: khi lớp đất yếu không lớn lắm, có thể đưa đáy
móng đặt xuống lớp đất tốt và chôn sâu vào lớp đất tốt ít nhất 20 ÷ 25cm.
Trường hợp lớp đất yếu dày thì chiều sâu đặt móng phụ thuộc vào biện pháp xử
lý nền.
- Sơ đồ 4, lớp đất yếu xen kẹp giữa các lớp đất tốt ở trên và dưới. Đây là
trường hợp phức tạp hơn cả. Việc lựa chọn phương án móng, chiều sâu đặt
móng, biện pháp xử lý nền phụ thuộc vào loại công trình; tải trọng tác dụng và
chiều dày thực tế của mỗi lớp đất mà quyết định.
Về điều kiện thủy văn của khu vực xây dựng cần phải được xem xét thận
trọng về biên độ dao động của mực nước ngầm, dòng chảy ngầm có thể gây ra
hiện tượng cát chảy… đây là một trong những yếu tố làm cơ sở cho việc lựa
chọn phương án móng, chiều sâu đặt móng, biện pháp thi công móng… Khi
mực nước ngầm nằm cao hơn đế móng, do tác dụng đẩy nổi của nước, sẽ làm
giảm trị số ứng suất tác dụng lên nền và hạn chế khả năng chống trượt khi chịu
lực ngang. Vì vậy, cố gắng đặt móng ở bên trên mực nước ngầm.

Hình 6.3. Sơ đồ phân bố đất nền thường gặp trong thực tế

6.6.2 Trị số và tính chất của tải trọng


Đối với tải trọng, chiều sâu đặt móng lựa chọn theo nguyên tắc sau:
- Khi công trình chịu tải trọng lớn thì móng cần đặt sâu để giảm bớt diện
tích đế móng và hạn chế khả năng lún và biến dạng không đều của đất nền. Theo
kinh nghiệm, đối với công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp sử dụng
phương án móng nông trên nền tự nhiên, chiều sâu đặt móng nên chọn như sau:

Trang 122
 1 1
h   (6.3)
 10 12 
Trong đó H là chiều cao công trình, (m).
- Khi công trình chịu tải trọng ngang và mô men uốn lớn, móng cũng phải
có chiều sâu đủ lớn để đảm bảo ổn định về trượt và lật.

6.6.3 Đặc điểm và yêu cầu sử dụng công trình


Chiều sâu đặt móng còn phụ thuộc vào sự có mặt của các công trình như
tầng hầm, đường giao thông, đường ống dẫn nước… cũng như các công trình
lân cận đã xây dựng:
- Đáy móng phải được đặt sâu hơn tầng hầm ít nhất 40 cm và mặt trên của
móng phải nằm ở dưới sàn tầng hầm.
- Khi công trình tiếp cận với các đường giao thông ngầm thì đế móng cần
đặt sâu hơn các vị trí trên tối thiểu 20 ÷ 40 cm.
Việc xem xét tình hình xây dựng và đặc điểm móng của các công trình lân
cận là hết sức quan trọng. Khi cao trình đáy móng mới và cũ khác nhau thì phải
đảm bảo điều kiện sau đây:
Δh c
=tgα  tgφ1+ 1 (6.4)
L p1
trong đó:
1 - trị tính toán góc ma sát trong của đất, (độ);
c1 - trị tính toán lực dính của đất, (kPa);
h - độ chênh lệch giữa chiều sâu chôn móng của móng cũ và mới, (m);
L - khoảng cách từ mép móng cũ đến mép đối diện của móng mới, (m);
p1 - áp lực tại đáy móng nông hơn, (kPa).

Hình 6.4. Bố trí móng mới bên cạnh móng cũ đã có

6.6.4 Điều kiện thi công


Chiều sâu đặt móng có liên quan đến phương pháp thi công móng. Nếu
lựa chọn chiều sâu đặt móng một cách hợp lý thì có thể rút ngắn thời gian xây
dựng móng và biện pháp thi công không đòi hỏi phức tạp. Có thể đề xuất ra

Trang 123
nhiều phương án móng, chiều sâu đặt móng để lựa chọn phương án cho phù
hợp.

6.7 Tính toán nền móng theo trạng thái giới hạn
Trạng thái giới hạn của nền và công trình là trạng thái mà chỉ cần vượt
quá giới hạn này là công trình bị hư hỏng hoặc không sử dụng một cách bình
thường được nữa.
Việc tính toán nền móng phải được tiến hành theo 2 nhóm trạng thái giới
hạn: nhóm trạng thái giới hạn thứ nhất tính toán về cường độ và ổn định; nhóm
trạng thái giới hạn thứ hai tính toán về điều kiện sử dụng.

6.7.1 Tính toán nền móng theo theo sức chịu tải
Mục đích tính toán là đảm bảo độ bền của nền và tính ổn định của nền đất
(không phải là đá), cũng như không cho phép móng trượt theo đáy và không cho
phép lật dẫn đến sự chuyển vị đáng kể của từng móng hoặc của toàn bộ công
trình và do đó công trình không thể sử dụng được.
Tính nền theo sức chịu tải xuất phát từ điều kiện:

N (6.5)
k tc
trong đó:
N - tải trọng tính toán trên nền, (kN);
 - sức chịu tải của nền;
ktc - hệ số tin cậy, do cơ quan thiết kế quy định tùy theo tính chất quan
trọng của nhà hoặc công trình; lấy ktc không nhỏ hơn 1,2.
Cụ thể hoá công thức 1.4 như sau:
- Về cường độ:
σ đtb  R (6.6)
σ đmax  1,2R (6.7)
σ ng
max  Rng (6.8)
trong đó:
σ đtb và σ đmax - ứng suất trung bình và ứng suất lớn nhất tại đáy móng, (kPa);
max - ứng suất lớn nhất tác dụng theo phương ngang tại mặt bên của
σ ng
móng, (kPa);
R - cường độ tính toán của đất nền, (kPa).
- Về ổn định trượt:
Tgi
kt =  [kt] (6.9)
Tt

Trang 124
trong đó:
kt - hệ số ổn định về trượt;
Tt - tổng lực gây trượt, (kN);
Tgi - tổng lực giữ, (kN);
[kt] - hệ số ổn định về trượt cho phép, lấy không nhỏ hơn 1,2.
- Về ổn định lật:
M gi
kl =  [kl] (6.10)
Ml
trong đó:
kl - hệ số ổn định lật;
Ml - tổng mô men gây lật, (kNm);
Mgi - tổng mô men giữ, (kNm);
[kl] - hệ số ổn định về lật cho phép, lấy không nhỏ hơn 1,2.
6.7.2 Tính toán nền móng theo biến dạng
Mục đích tính toán nền móng theo biến dạng là hạn chế biến dạng của
nền, móng và kết cấu trên móng trong phạm vi đảm bảo không sảy ra tình hình
cản trở việc sử dụng bình thường của nhà và công trình nói chung, hay của từng
kết cấu hoặc giảm tính bền vững lâu dài của chúng do xuất hiện các chuyển vị
không cho phép (độ lún, nghiêng, thay đổi độ cao thiết kế và vị trí kết cấu, phá
hoại các liên kết của chúng,…).
Cần chú ý tính toán độ bền và tính chống nứt của móng và kết cấu trên
móng với nội lực xuất hiện khi có tác dụng qua lại giữa nhà và công trình với
nền nén lún.
Tính toán nền móng theo trạng thái giới hạn 2 bao gồm một số hoặc toàn
bộ các điều kiện sau:
Các điều kiện theo trạng thái giới hạn thứ hai thường được tính toán, kiểm
tra đối với công trình dân dụng và công nghiệp là:
S  Sgh (6.11)
S/L  (S/L)gh (6.12)
i  igh (6.13)
trong đó:
S - độ lún tuyệt đối của nền thuộc các móng riêng rẽ, (cm);
Sgh - độ lún tuyệt đối của nền giới hạn, (cm);
S/L - độ lún lệch tương đối tính toán;
(S/L)gh - độ lún lệch tương đối giới hạn;
i - độ nghiêng của móng tính toán;
Trang 125
igh - độ nghiêng của móng giới hạn.
Độ lún tương đối và không đều của hai móng xác định như sau:
Si  S j
Sij  Lij
(6.14)

trong đó:
Si, Sj - độ lún tuyệt đối của các móng i,j, (cm);
Lij - khoảng cách giữa trọng tâm hai móng i và j, (cm).
Độ nghiêng của móng xác định như sau:
S1  S2 và  S3  S4 (6.15)
il  l ib b
trong đó:
S1, S2 - độ lún tại điểm giữa hai cạnh ngắn của đáy móng, (cm);
S3, S4 - độ lún tại điểm giữa hai cạnh dài của đáy móng, (cm);
l, b - cạnh dài và cạnh ngắn của đáy móng, (cm).
Khi móng được sử dụng kết hợp với những chức năng khác như tường
chắn có yêu cầu cách nước; tầng hầm; bể chứa…, móng cần được kiểm tra về
khe nứt. Trình tự tính toán theo điều kiện này được tiến hành theo cách thông
thường trình bày trong các tài liệu, yêu cầu tính toán đối với kết cấu bê tông cốt
thép.
Bảng 6.1. Độ lún giới hạn của nền (TCVN 9362:2012)
Trị biến dạng giới hạn của nền
Độ lún tuyệt đối,
Tên và đặc điểm kết cấu của công Biến dạng tương đối trung bình và lớn
trình nhất (cm)
Độ Độ
Dạng Dạng
lớn lớn
1. Nhà SX và nhà dân dụng nhiều
tầng bằng khung hoàn toàn:
1.1 Khung BTCT không có tường Độ lún lệch 0,002 Độ lún 8
chèn. tương đối 0,004 tuyệt đối 12
1.2 Khung thép không có tường chèn. - 0,001 lớn nhất 8
1.3 Khung BTCT có tường chèn. - 0,002 - 12
1.4 Khung thép có tường chèn. -
2. Nhà và công trình không xuất hiện
nội lực thêm do lún không đều. Như trên 0,006 Như trên 15
3. Nhà nhiều tầng không khung,
tường chịu lực bằng:
3.1 Tấm lớn. Võng hoặc 0,0007 Độ lún 10
3.2 Khối lớn và thể xây bằng gạch võng tương trung bình
không có cốt. đối 0,001 Sgh 10
3.3 Khối lớn có cốt hoặc có giằng Độ nghiêng 0,0012 15
Trang 126
BTCT. theo hướng 0,005 -
3.4 Không phụ thuộc vật liệu của ngang igh
tường.
4. Công trình cao tầng:
4.1 Công trình máy nâng bằng kết cấu
BTCT:
a. Nhà làm việc và thân silô kết Độ nghiêng 0,003 Độ lún 40
cấu toàn khối đặt trên cùng một ngang và dọc trung bình
bản móng. igh. 0,003 Sghtb 30
b. Như trên, kết cấu lắp ghép. - 0,004 - 25
c. Nhà làm việc đặt riêng rẽ. - -
d. Thân xi lô đặt riêng rẽ, kết cấu - 0,004 40
toàn khối. 0,001 - 30
e. Như trên, kết cấu lắp ghép. - -
4.2 Ống khói có chiều cao H (m): 0,005 40
H  100m Nghiêng igh 1/2H Độ lún 30
100m < H  200m - 1/2H trung bình 20
200m < H  300m - 1/2H Sghtb 10
H > 300m - 0,004 - 20
4.3 Công trình khác, cao đến 100m và - -
cứng. -

Bảng 6.2. Quy định cho các trường hợp không cần tính lún (TCVN 9362:2012)
Các phương án điều kiện địa chất
Loại nhà không cần tính lún đối với nhà
nêu ở cột 1
1 2
A. Nhà SX của các xí nghiệp công nghiệp: 1. Đất hòn lớn có hàm lượng cát
1. Nhà 1 tầng có kết cấu ít nhạy với sự lún ít hơn 40% và sét ít hơn 30%.
không đều (ví dụ như khung thép hoặc BTCT 2. Cát có độ thô bất kỳ, trừ cát
trên móng đơn với gối tựa khớp của sàn và bụi, chặt và chặt vừa.
thanh giằng… và gồm cả cần trục có sức nâng 3. Cát có độ thô bất kỳ nhưng
50 tấn. chặt.
2. Nhà nhiều tầng (đến 6 tầng) có lưới cột 4. Cát có độ thô bất kỳ nhưng
không quá 6x9m. chặt vừa.
B. Nhà ở và nhà công cộng: 5. Á cát, á sét và sét có độ sệt IL
Nhà có dạng chữ nhật trên mặt bằng không có < 0,5 và hệ số rỗng e trong
bước nhảy theo chiều cao, khung hoàn toàn khoảng 0,4 - 0,9.
hoặc khung không có tường chịu lực bằng gạch, 6. Như điểm 5 trên, nhưng hệ số
bằng khối lớn hoặc tấm lớn : rỗng e = 0,5 - 1,0.
a. Dài gồm nhiều đơn nguyên cao đến 9 tầng. 7. Đất cát có e < 0,7 kết hợp với
b. Nhà kiểu tháp khung toàn khối cao đến 14 đất sét có nguồn gốc môren có
tầng. e < 0,7 và IL < 0,5 không phụ
C. Nhà và công trình SX nông nghiệp 1 và thuộc vào thứ tự thế nằm của
nhiều tầng không phụ thuộc vào sơ đồ kết cấu đất.
và hình dạng trên mặt bằng.
Ghi chú:
Trang 127
1. Bảng này cho phép sử dụng khi:
a. Đất gồm nhiều lớp nằm ngang trong nền nhà và công trình (độ nghiêng
không quá 0,1) thuộc những loại đất liệt kê ở bảng này.
b. Nếu bề rộng các móng băng riêng biệt nằm dưới các kết cấu chịu lực hoặc
diện tích của các móng trụ không chênh nhau quá 2 lần.
c. Đối với nhà và công trình có chức năng khác với chức năng nêu ở bảng
nhưng giống nhau về kết cấu tải trọng và đất có tính nén không vượt quá tính nén của
đất nêu ở bảng.
2. Bảng này không áp dụng cho các nhà sản xuất có tải trọng trên sàn lớn hơn 2
MPa.

Chương 7
THIẾT KẾ MÓNG NÔNG TRÊN NỀN TỰ NHIÊN

7.1 Phân loại


Có thể căn cứ vào hình dạng móng và đặc điểm làm việc của móng để
phân loại móng như sau:
- Theo hình dạng móng có các loại sau: móng đơn, móng kết hợp, móng
băng, móng bè, móng hộp.
- Theo đặc điểm làm việc cúa móng:
+ Móng cứng: là móng không bị uốn khi chịu tác dụng của tải trọng,
móng được cấu tạo đủ chiều cao để áp lực xuống đế móng và phản lực của nền
cân bằng nhau. Về vật liệu, móng cứng được làm bằng gạch, đá, bê tông và bê
tông cốt thép.
+ Móng mềm: là loại móng bị uốn đáng kể dưới tác dụng của tải trọng.
Áp lực xuống đế móng và phản lực của nền không cân bằng nhau, do vậy móng
mềm được làm bằng bê tông cốt thép.
7.1.1 Móng đơn
Thường được làm dưới cột nhà, tháp nước, trụ điện, mố trụ cầu nhỏ…
Móng có thể dưới cột gỗ, cột gạch đá hoặc bê tông cốt thép.

Trang 128
Hình 7.1. Móng đơn dưới cột

7.1.2 Móng kết hợp dưới hai cột


Móng kết hợp được cấu tạo dưới hai cột. Sử dụng khi móng đơn dưới cột
có kích thước lớn, các móng có thể chồng lên nhau như các cột ở hàng lang hoặc
những vị trí có lưới cột gần nhau.
Tùy theo đặc điểm của tải trọng và khoảng cách giữa các cột, móng có thể
chịu nén hoặc đồng thời chịu uốn.
Tùy theo sự lựa chọn của người thiết kế, có thể sử dụng các phương án
cấu tạo móng như hình vẽ dưới đây:
- Hình 7.2, đế móng như một tấm phẳng, loại này thi công đơn giản, dễ
dàng nhưng chi phí thường lớn nhất.
- Hình 7.3; 7.4, cấu tạo móng như một dầm chữ T lật ngược có 2 đầu
thừa, để phẳng hoặc đế vát, loại này được sử dụng khá phổ biến trong thực tế.

Dầm móng Cột

Cổ móng
Đế móng

Hình 7.2. Móng kết hợp dưới hai cột với đế móng là tấm phẳng

Trang 129
Dầm móng Cột

Cổ móng
Sườn móng
Đế móng

Hình 7.3. Móng kết hợp dưới hai cột có sườn, đế phẳng

Dầm móng Cột

Cổ móng
Sườn móng

Đế móng

Hình 7.4. Móng kết hợp dưới hai cột có sườn, đế vát

7.1.3 Móng băng


Khi móng đơn dưới cột hoặc móng kết hợp có kích thước lớn, có thể sử
dụng phương án móng băng. Móng băng thường được làm dưới tường nhà, dưới
dãy cột (thường là từ ba cột trở lên), dưới tường chắn. Khi móng băng dưới dãy
cột theo một phương không đảm bảo điều kiện biến dạng hoặc chưa đủ sức chịu
tải thì làm móng băng theo hai phương, móng này còn gọi là móng băng giao
thoa.
Móng băng có ưu điểm là giảm bớt sự lún không đều, tăng độ cứng của
công trình đặc biệt là móng băng giao thoa.
Móng băng có thể được xây bằng gạch đá, bê tông hoặc bê tông cốt thép
tùy theo kết quả tính toán.

Trang 130
Móng đơn Móng băng
dưới cột 1 phương

Móng kết hợp dưới 2 cột

Hình 7.5. Trình tự đề xuất các phương án móng nông

Hình 7.6. Ví dụ về móng băng 2 phương

7.1.4 Móng bè
Là móng bê tông cốt thép đổ liền khối dưới toàn bộ công trình hoặc dưới
đơn nguyên. Móng bè được được dùng ở những nơi nền đất yếu - khi chiều rộng
của móng băng giao thoa quá lớn, hoặc do cấu tạo tầng dưới cùng của nhà; dưới
các bể vệ sinh, các kho chứa…
Khi mực nước ngầm cao, để chống thấm cho tầng hầm người ta làm móng
bè với 2 chức năng, vừa làm móng, vừa làm sàn tầng hầm.
- Hình 7.7 giới thiệu cấu tạo móng bè theo dạng bản phẳng. Toàn bộ
móng là một tấm phẳng, từ đó, cột hoặc tường xây trực tiếp trên bản phẳng này.
Loại này thi công đơn giản, nhanh chóng nhưng giá thành cao.
- Hình 7.8 giới thiệu móng bè có sườn nhưng sườn ở phía trên, cột hoặc
tường được xây trên sườn. Loại này thi công đơn giản, thường sử dụng cho
những công trình không có tầng hầm.
Trang 131
- Hình 7.9a,b giới thiệu móng bè với chức năng vừa làm móng vừa làm
sàn tầng hầm. Sườn có thể hướng xuống dưới hoặc lên trên tùy theo lựa chọn
của người thiết kế.
Móng bè có thể làm theo dạng bản phẳng hoặc bản có sườn.

Dầm móng
Cột

Cổ móng
Đế móng
Hình 7.7. Móng bè cấu tạo dạng bản phẳng

Dầm móng
Cột

Cổ móng
Sườn móng
Đế móng

Sườn móng

Cột

Đế móng

Hình 7.8. Móng bè có sườn ở mặt trên

Sườn móng
Vách tầng hầm

Cột

Đế móng

Hình 7.9a. Mặt bằng móng bè có sườn ở mặt dưới

Trang 132
Sàn tầng trên
Cột

Sàn tầng hầm Vách tầng hầm

Sườn móng
Sàn tầng trên
Cột

Nền tầng hầm


Vách tầng hầm

Sườn móng
Hình 7.9b,c. Móng bè có sườn ở mặt dưới
b) phương án sườn hướng xuống phía dưới; c) phương án sườn hướng lên trên

7.1.5 Móng hộp

Hình 7.10. Móng hộp: a) Mặt cắt; b) Mặt bằng


Móng hộp là móng được cấu tạo thành những hộp rỗng tạo bởi các tấm
sàn và vách ngăn nằm dưới toàn bộ công trình, móng hộp cũng có thể được sử
dụng kết hợp với chức năng làm tầng hầm. Loại móng này có độ cứng rất lớn và
có khả năng phân bố lại tải trọng (từ giữa ra ngoài biên). Tuy nhiên, loại móng
này tốn kém vật liệu và thi công cũng phức tạp.

7.2 Xác định sơ bộ kích thước đáy móng đơn dưới cột và kiểm tra điều
kiện áp lực tại đáy móng và đỉnh lớp đất yếu
7.2.1 Xác định sơ bộ kích thước đáy móng
a. Móng chịu tải đúng tâm

Trang 133
Tải trọng tác dụng xuống móng lúc này chỉ có thành phần lực dọc, điểm
đặt trùng với trọng tâm của đáy móng. Kích thước hợp lý của móng được xác
định từ điều kiện:
p tc  R (7.5)
tb

trong đó:
p tc - áp lực tiêu chuẩn trung bình tại đáy móng, (kPa);
tb

R - cường độ tính toán của đất tại đáy móng, (kPa).


Áp lực tiêu chuẩn trung bình tại đáy móng xác định theo biểu thức:
tc
tc N 0tc +G (7.6)
p tb =
lb
trong đó:
N 0tc - tải trọng tiêu chuẩn do công trình truyền xuống, (kN);
Gtc - trọng lượng của móng và đất trên móng, (kN);
l, b - chiều dài và chiều rộng đáy móng, (m).
Công thức 7.5 cũng có thể viết như sau:
tc N 0tc
p tb   γ tbh  R (7.7)
lb
trong đó:
tb - trọng lượng thể tích trung bình của đất và móng, lấy bằng 20 kN/m3;
h - chiều sâu đặt móng, (m).
Từ đó, diện tích đáy móng sơ bộ là:
tc
A sb = N 0
R-γtb h (7.8)

Với móng có đế vuông thì l  b  A sb (7.9)


Với móng có đế hình chữ nhật, gọi kn là tỷ số giữa các cạnh kn = l/b, ta có:
- Cạnh ngắn: b= A sb (2.10)
kn
- Cạnh dài: l = kn b (7.11)
Với móng hình tròn thì đường kính móng là:
4A sb
D (7.12)
π
Dựa vào các kích thước móng vừa tìm được, kiểm tra lại theo điều kiện áp
lực đáy móng 7.5.
b. Móng chịu tải lệch tâm

Trang 134
Móng chịu tải trọng lệch tâm là do kết cấu bên trên truyền mô men xuống
móng; do áp lực đất, áp lực của nước lên tầng hầm; do áp lực đất nền nhà từ các
phía không bằng nhau, tải trọng gió…

Hình 7.11. Móng đơn chịu tải lệch tâm


Diện tích đáy móng sơ bộ xác định như sau:
tc
Asb = k N 0 (7.13)
R-γ tbh
Ở đây, k là hệ số kể đến mô men và lực cắt; có thể lấy bằng 1,2 ÷ 1,5,…
sau đó sẽ kiểm tra lại. Các thông số khác giống công thức 7.8.
Khi móng chịu tải trọng lệch tâm, biểu đồ áp lực đáy móng có dạng hình
thang hoặc hình tam giác. Trong trường hợp này, móng phải thoả mãn điều kiện
sau đây:
ptctb  R
 tc (7.14)
pmax  1,2R
trong đó:
tc
ptb - áp lực tiêu chuẩn trung bình tại đáy móng, (kPa);
tc tc
p  pmin
tc
p  max
tb
(7.15)
2
tc
pmax - áp lực tiêu chuẩn lớn nhất tại đáy móng, xác định theo công thức:
tc
N tc  M x  M y
tc
p max,
tc  (7.16)
min
lb W y W x
tc  6e 6e b 
Hay: p max,min = Nlb  1± l ±
tc
b 
(7.17)
 l
trong đó:
N - lực dọc tính đến đáy móng, (kN);
tc

tc
N tc =N 0tc +G tc ; G là trọng lượng của móng và đất trên móng;
Trang 135
M x - mô men quay quanh trục x tính đến đáy móng, (kNm);
tc

M tcx =M 0x
tc tc
+Q 0y h Q ; Q0y
tc
- lực cắt theo phương trục y, (kN);

M y - mô men quay quanh trục y tính đến đáy móng, (kNm);


tc

M tcy =M 0y
tc tc
+Q 0x h Q ; Q 0x
tc
- lực cắt theo phương trục x, (kN);
el, eb - độ lệch tâm theo phương l và b, (m);
Wx, Wy - mô men kháng uốn của đáy móng theo phương x và y tương
ứng.
2 l2b
W x  lb ; W y 
6 6
Trường hợp móng hình chữ nhật chịu tải trọng lệch tâm theo một phương
thì công thức 7.17 trở thành (với l là chiều dài của móng):
p tc
max,min 
= Nlb 1± 6e
tc

l  (7.18)

trong đó: e là độ lệch tâm, (m); e = N tc


M tc
Lưu ý: Trong hầu kết các trường hợp, khi kiểm tra áp lực đáy móng theo
điều kiện ở công thức 2.14, có thể sảy ra các trường hợp:
1. ptctb  R hoặc pmax 1,2R ; điều này có nghĩa là mặc dù kích thước
tc

móng đã thỏa mãn điều kiện áp lực nhưng áp lực là rất nhỏ so với khả năng
chịu tải của nền. Lúc này ta cần giảm bớt kích thước móng cho đến khi một
trong hai điều kiện trên nhỏ hơn không quá 10% là đạt yêu cầu (mục đích để
phát huy hết khả năng làm việc của nền).
2. ptctb  R hoặc pmax 1,2R ;nghĩa là chưa thỏa mãn yêu cầu. Lúc này cần
tc

điều chỉnh bằng cách tăng kích thước móng; tăng chiều sâu đặt móng hoặc cả
hai cách trên cho đến khi phù hợp.

7.2.2 Kiểm tra điều kiện áp lực tại đỉnh lớp đất yếu
Khi trong phạm vi tầng chịu nén của nền ở chiều sâu H cách đế móng, có
xuất hiện lớp đất có độ bền nhỏ hơn độ bền của các lớp đất bên trên thì kích
thước móng phải quy định sao cho thỏa mãn điều kiện:
pz;z=H + pd;z=h+H ≤ Rz (7.22)
trong đó:
pz - áp lực phụ thêm do tải trọng công trình, (kPa);
pd - áp lực do trọng lượng bản thân của đất, (kPa);
Rz - cường độ tính toán của lớp đất có độ bền nhỏ hơn (nằm ở chiều sâu z)
được tính theo công thức dưới đây cho một móng quy ước có chiều rộng là bz :
m1 m 2
Rz = (AbzII + Bhz’II + DcII) (7.23)
k tc
Trang 136
trong đó:
A; B; D - hệ số tra bảng dựa vào góc ma sát trong φII của đất yếu;
II - trọng lượng riêng của lớp đất yếu, (kN/m3);
hz - chiều sâu đặt móng quy ước, (m); hz = h + H, trong đó h là chiều sâu
đặt móng; H là khoàng cách từ đáy móng đến đỉnh lớp đất yếu;
bz - chiều rộng móng khối quy ước; xác định như sau:
bz  Az  a 2  a (7.24)

h
h
hm

p
Móng khối

hz
pd po=ptc-pd quy ước

H
H

pd,z=h+H pz,z=H

bz Đất yếu
Đất yếu

pd=ihi pz=po
Đất tốt Đất tốt

Hình 7.14. Kiểm tra áp lực lên lớp đất yếu:


a) Biểu đồ ứng suất trong đất, b) Sơ đồ xác định kích thước móng quy ước tại đỉnh lớp
đất yếu

Trong công thức 7.24, Az là diện tích đáy móng khối quy ước, xác định
như sau:
N tc N 0tc  γ tb hA
Az  
p z,z  H p z,z  H
trong đó:
Ntc - tổng tải trọng từ móng truyển lên nền, (kN);
pz,z=H - áp lực phụ thêm do tải trọng công trình tại đỉnh lớp đất yếu, (kPa);
A - diện tích đáy móng, (m2);

a  l - b ; l, b - chiều dài và chiều rộng của móng, (m).


2

Trang 137
7.3 Tính toán theo trạng thái giới hạn 1
Việc tính toán theo trạng thái giới hạn 1 nhằm mục đích đảm bảo độ bền
và ổn định của nền cũng như không cho phép móng trượt theo đáy hoặc bị lật,
cần phải tiến hành kiểm tra trong những trường hợp sau:
- Có những tải trọng ngang đáng kể tác dụng lên nền (tường chắn, móng
của những công trình chịu lực đẩy,…) trong đó có tải trọng động đất;
- Móng hoặc toàn bộ công trình đặt ở mép mái dốc hoặc ở gần lớp đất có
độ nghiêng lớn;
- Các nền đất sét yếu bão hòa nước có hệ số cố kết cv ≤ 107 cm2/năm;
- Nền cấu tạo bằng các loại đá.
Cho phép không tiến hành tính toán nền theo trạng thái giới hạn 1 đối với
hai trường hợp đầi tiên ở trên nếu bằng các giải pháp kết cấu, đảm bảo cho móng
đang xét không chuyển vị ngang.
Tính toán nền theo sức chịu tải nhằm thỏa mãn điều kiện (1.4):
N  K
tc

7.3.1 Sức chịu tải của nền đá


Sức chịu tải giới hạn của nền đá xác định theo công thức sau không phụ
thuộc vào độ sâu đặt móng:
 = R d lb (7.25)
trong đó:
Rd - trị tính toán cường độ tức thời của khối đá nén ở trạng thái no nước,
(kPa);
l , b - lần lượt là chiều dài và chiều rộng tính đổi của móng:
l = l - 2el
b = b - 2eb
el, eb - độ lệch tâm của hợp lực theo hướng trục dọc và ngang của móng.

7.3.2 Sức chịu tải của nền đất


a. Phương pháp giải tích
Sức chịu tải của nền đất đối với thành phần tải trọng thẳng đứng cho phép
xác định bằng cách dùng nghiệm giải tích nếu nền đất đồng nhất ở trạng thái ổn
định và móng có đáy phẳng; còn phụ tải ở các phía khác nhau của móng về trị số
không quá 25%.
 = lb  A1b γ1+B1h γ'1+ D1c1 (7.26)
trong đó:
l , b - có ý nghĩa giống như công thức 7.25;
A1; B1; D1 - các hệ số không thứ nguyên xác định theo công thức:
Trang 138
A1 = λγiγnγ
B1 = λqiqnq
D1 = λcicnc
λγ; λq; λc - các hệ số sức chịu tải phụ thuộc vào trị tính toán của góc ma sát
trong φ1 của đất nền;
iγ; iq; ic - các hệ số ảnh hưởng góc nghiêng của tải trọng, phụ thuộc vào trị
tính toán của góc ma sát trong φ1 của đất và góc nghiêng δ của hợp lực so với
phương thẳng đứng trên đáy móng;
nγ; nq; nc - các hệ số ảnh hưởng của tỷ số các cạnh của đế móng hình chữ
nhật;
γ1; γ’1 - các trị tính toán trọng lượng thể tích của đất trong phạm vi khối
lăng trụ ở phía dưới và phía trên đáy móng được xác định (khi có nước ngầm)
đối với đất cát có kể đến tác dụng đẩy nổi của nước, (kN/m3);
c1 - trị tính toán lực dính đơn vị của đất, (kPa);
h - chiều sâu đặt móng, (m), trong trường hợp phụ tải đứng không giống
nhau ở các phía của móng thì h phải lấy ứng với phía tải trọng bé nhất.
b. Phương pháp đồ giải
Sức chịu tải của nền đất xác định bằng phương pháp đồ giải - giải tích có
xây dựng mặt trượt cung tròn cho phép dùng trong các trường hợp khi:
- Nền đất không đồng nhất;
- Độ lớn của phụ tải ở các phía khác nhau của móng chênh nhau quá 25%;
- Móng đặt trên, dưới mái dốc hoặc trên các lớp đất có độ nghiêng lớn;
- Khi gặp những đất chậm cố kết phải xét đến ảnh hưởng của áp lực nước
lỗ rỗng dư làm giảm sức chống cắt của đất.
Trong phương pháp đồ giải - giải tích, tính theo sơ đồ bài toán phẳng kể
cả đối với các móng hình chữ nhật. Tức là cắt ra một đoạn dài một đơn vị để
tính toán. Khi đó các trị số thể tích biểu diễn bằng số đo diện tích.
Để tìm ra khả năng chịu tải của nền bằng phương pháp này, cần phải tìm
ra vị trí tâm và trị số bán kính cung trượt nguy hiểm nhất theo phương pháp thử
dần. Khả năng chịu tải của nền được xem như đảm bảo nếu tỷ số giữa mô men
chống trượt theo mặt trượt được chọn và mô men gây trượt không nhỏ hơn 1,2.
Giả thiết mặt trượt là một cung tròn đi qua mép móng tâm O1, bán kính
R1. Chia lăng thể trượt thành nhiều mảnh bằng các mặt phẳng cắt thẳng đứng có
chiều rộng bi  = R i và cung trượt trong phạm vi mỗi mảnh chỉ cắt qua một loại
10
đất (φ, c không đổi).

Trang 139
Bỏ qua lực tương tác giữa các mảnh. Xét phân tố trượt thứ “i” có trọng
lượng là Qi đặt tại trọng tâm diện tích phân tố đó. Tổng các lực tác dụng thẳng
đứng lên phân tố là:
Gi = Qi + Pi
P1i  P 2i
Pi  =
2
Phân tích Gi thành hai thành phần tiếp tuyến và hướng tâm với mặt trượt:
Ni = Gicosαi
Ti = Gisinαi
Xét cân bằng của toàn bộ lăng thể trượt gồm n phân tố có xu hướng trượt
xoay theo chiều kim đồng hồ dưới tác dụng của tải trọng, trong đó từ phân tố 1
đến phân tố “j” có trọng tâm nằm ở bên phải đường thẳng đứng đi qua tâm trượt
và các phân tố từ “j” + 1 đến n có trọng tâm nằm bên trái đường thẳng đứng đi
qua trọng tâm O1 như hình 2.15.

Hình 7.15. Phương pháp mặt trượt trụ tròn để tính toán ổn định

Lực gây trượt (Ttr) là tổng các thành phần Ti của các phân tố có trọng tâm
bên phải đường thẳng đứng qua tâm O:
n
 T tr =  G isinα i
i=1

Lực chống trượt (Tgi) bao gồm: thành phần Ti của các phân tố có trọng
tâm bên trái đường thẳng đứng qua tâm O, lực dính và ma sát trên toàn cung
trượt:
n n
 T gi =  G isinαi    c1ili  G icosα i tgφ1i 
i=j+1 i=1

Trang 140
Hệ số ốn định của khối trượt ứng với mặt trượt giả định:
n n n n
 M i gi  G isinα i +  c1ili +  G i cosα i tgφ1i
ki=
i=1
n
=
i=j+1 i=1
n
i=1
(7.27)
 M i tr  G isinα i
i=1 i=1

Giả thiết nhiều tâm trượt khác nhau, vẽ các mặt trượt tương ứng xác định
được các hệ số ki tương ứng, từ đó tìm ra kmin. Để đảm bảo nền móng ổn định thì
kmin ≥ 1,2.
Đối với các móng chịu tải trọng ngang có trị số lớn thì phải kiểm tra về hệ
số ổn định về trượt (ktr) theo đáy móng, điều kiện như sau:
 Tgi (2.28)
k tr =  1,2
 Ttr
trong đó: Tgi, Ttr là tổng hình chiếu trên mặt trượt các lực tính toán về
chống trượt và gây trượt. Trường hợp tính toán theo trạng thái giới hạn 1 không
đạt thì phải tăng diện tích đáy móng, tăng độ sâu chôn móng hay sử dụng các
biện pháp khác.

7.4 Tính toán độ bền và cấu tạo móng


7.4.1 Móng đơn gạch, đá, bê tông dưới cột
Móng được xây bằng kết cấu gạch đá, bê tông, bê tông đá hộc… thuộc
loại móng cứng tuyệt đối, cấu tạo các móng này phải đảm bảo sao cho không
xuất hiện ứng suất kéo và đảm bảo góc phân bố ứng suất (hay góc truyền lực)
của vật liệu làm móng:
hb
=cotgα (7.29)
ab
trong đó:
hb - chiều cao bậc móng;
ab - chiều rộng bậc móng;
 - góc phân bố ứng suất trong móng, phụ thuộc vào loại móng, mác bê
tông, cường độ tính toán trung bình dưới đáy móng, xác định theo Bảng 7.12 và
7.13.
Chiều cao móng hm được lấy theo giá trị lớn hơn khi tính toán theo cạnh
dài và cạnh ngắn của móng. Ngoài ra, khi cấu tạo móng phải căn cứ vào kích
thước hình học của viên gạch đá mà xác định cấu tạo các bậc cho phù hợp.
Giá trị cotg có thể tra Bảng 7.12 và 7.13 theo kinh nghiệm dưới đây.

Trang 141
bb

h
α

hb

hm
B
bc
b
B
L lc L
l

Hình 7.18. Xác định chiều cao móng cứng tuyệt đối

Bảng 7.12. Trị số cotg đối với móng bê tông


Áp lực trung bình dưới đáy móng do tải
Móng bê tông Mác bê tông trọng tính toán gây ra
 150 KPa > 150 KPa
< 100 1,65 2,00
Móng đơn
 100 1,50 1,65
< 100 1,50 1,75
Móng băng
 100 1,35 1,50

Bảng 7.13. Trị số cotg đối với móng đá hộc và bê tông đá hộc

Móng đá hộc và bê Áp lực trung bình dưới đáy móng do tải trọng tính
tông đá hộc khi mác toán gây ra
vữa  200 KPa > 200 KPa
50 - 100 1,25 1,50
10 - 35 1,50 1,75
4 -10 1,75 2,00

Trang 142
Hình 7.19. Móng băng dưới tường xây gạch Hình 7.20. Móng đơn dưới cột xây gạch

Hình 7.21. Móng khe lún dưới Hình 7.22. Thép cột được bẻ về các phía để liên
tường xây gạch kết với tảng móng

7.4.2 Móng đơn bê tông cốt thép dưới cột


Bao gồm các công việc: xác định chiều cao móng và tính toán cốt thép
cần bố trí cho móng. Cần lưu ý rằng ở phần tính toán độ bền và cấu tạo móng ta
phải sử dụng các giá trị tải trọng tính toán.
a. Xác định chiều cao móng
Theo điều kiện chọc thủng
Chiều cao móng được chọn sao cho ứng suất chỉ do bê tông chịu và quan
niệm rằng sự chọc thủng sảy ra theo bề mặt hình chóp cụt có các mặt bên xuất
phát từ chân cột và nghiêng một góc 450 so với trục đứng. Điều kiện là sức
chống chọc thủng phải không nhỏ hơn lực gây ra chọc thủng:
Ncth  0,75Rkh0btb (7.30)
* Trường hợp móng chịu tải đúng tâm

Trang 143
trong đó:
0,75 - hệ số thực nghiệm, kể đến sự giảm cường độ của bê tông;
Rk - cường độ chịu kéo của bê tông, (kPa);
h0 - chiều cao làm việc của móng, (m);
btb - trung bình cộng chu vi đáy trên và dưới của tháp chọc thủng trong
phạm vi chiều cao làm việc của móng, (m). Khi chân cột vuông thì:
Utr Ud 4bc 4 bd
b tb  
2 2
4bc +4bc +8h 0
Vì bd = bc + 2h0 nên b tb = 2
=4b c +4h 0
Phương trình 7.30 tìm được từ điều kiện khi ho có giá trị nhỏ nhất. Để cân
bằng lực tính toán tác dụng xuống ở đỉnh móng N 0tt bằng tổng của lực chọc
thủng Nct tác dụng lên đáy móng ngoài phạm vi đáy tháp chọc thủng và tổng hợp
lực của phản lực đất tác dụng lên đáy tháp Acthptt:
tt
N 0tt = Ncth + Acthp
Ncth = N 0tt - Acthptt (7.31)
trong đó:
ptt - áp lực do tải trọng tính toán xác định đến đỉnh móng gây ra, (kPa):
tt N 0tt
p =
A
A - diện tích đế móng, (m2);
Acth - diện tích đáy tháp chọc thủng, (m2); A cth =b d2 =  bc +2h 0 
2

lc lc

ltr ltr
h
h

45o 45o

p tttb p max
tt

c c p tt
1 c

ltr ltr
bt
bd

bt

b
bd
b

ld ld
l l
Hình 7.23. Sơ đồ tính toán móng theo chọc thủng:
a) Móng chịu tải trọng trung tâm, b) Móng chịu tải trọng lệch tâm.
Trang 144
Đưa Ncth = 0,75Rkh0btb vào (7.31) ta được phương trình bậc 2: 0,75Rkh0btb
= N 0tt -  bc +2h 0  p tt . Giải phương trình này ta được chiều cao làm việc của
2

móng:
N0tt
h 0 =- bc + 1 (7.32)
2 2 0,75R k +ptt
N 0tt - Lực dọc tính toán tác dụng xuống đỉnh móng:
tt
N 0tt = Ncth + Acthp
ptt - áp lực do tải trọng tính toán xác định đến đỉnh móng, (kPa): ptt = N 0tt /
A.
Acth - diện tích đáy tháp chọc thủng, (m2); Acth = bd2.
* Trường hợp móng chịu tải lệch tâm
Chiều cao làm việc của móng được tính cho phía chịu áp lực phản lực
tt
Pmax
là phía nguy hiểm. Lúc này điều kiện chọc thủng vẫn theo công thức 7.30
nhưng lúc đó lực chọc thủng là phần gạch chéo trong hình 7.23b:
Ncth = A’cthptt’ (7.33)
pttmax  p1tt
p tt ' 
2
b b
Trong trường hợp này: b tb  c 2 d ; A’cth - diện tích phần gây ra áp lực
chọc thủng (phần gạch chéo trong hình 7.23b).
Theo cấu kiện bê tông cốt thép chịu uốn

ltr
h

tt
p min p max
tt

L
ltt

Hình 7.24. Sơ đồ tính toán móng theo cấu kiện bê tông cốt thép chịu uốn

Chiều cao làm việc của móng đơn bê tông cốt thép theo điều kiện chịu
uốn xác định như sau:
pott ltt
h0  L (7.34)
0,4ltr R b
trong đó:

Trang 145
ltt - cạnh dài đế móng khi tính theo phía cạnh dài, còn khi tính theo phía
cạnh ngắn thì bằng bề rộng móng, (m);
L - khoảng cách từ mép móng đến chỗ chiều cao móng thay đổi mà tại đó
ta xác định chiều cao, (m). Khi tính chiều cao làm việc toàn phần của móng thì:
l l
L c ;
2
ltr - cạnh trên của móng, (m). Khi tính chiều cao làm việc toàn phần của
móng thì ltr = lc;
Rb - cường độ chịu nén tính toán của bê tông, (kPa);
p ott - áp lực tính toán trung bình trên phần L, (kPa). Khi móng chịu lệch
tâm thì phải tính cho phía nguy hiểm là p ttmax . Trường hợp tính chiều cao làm
việc toàn phần của móng thì:
ptt +ptt
p 0tt = 1 max
2
Chiều cao toàn bộ của móng:
h m = h0 + a (7.35)
trong đó: a - khoảng cách từ trọng tâm cốt thép tính toán đến mép dưới
của bê tông đáy móng, phụ thuộc vào chiều dày lớp bê tông bảo vệ (abv):
- khi có lớp bê tông lót thì abv = 3,5 cm;
- khi không có bê tông lót thì abv = 7 cm.
b. Tính toán nội lực và cốt thép cho móng
Cốt thép được tính toán để chịu mô men uốn do áp lực phản lực đất gây
ra. Quan niệm cánh móng như những công xôn được ngàm vào các tiết diện đi
qua chân cột (hình 7.23).
Khi móng chịu tải trọng đúng tâm
- Mô men uốn quanh mặt ngàm I-I:
 l-lc 
2
tt
MI = p tb b; (7.36)
8
- Mô men uốn quanh mặt ngàm II-II:
 b-bc 
2
tt
M II = p tb l (7.37)
8
Khi móng chịu tải trọng lệch tâm
Áp lực sẽ phân bố ở mỗi mép công xôn sẽ khác nhau. Sử dụng các công
thức sau để xác định mô men uốn quanh mặt ngàm I-I và II-II qua chân cột theo
2 phương cạnh ngắn và cạnh dài của đáy móng tương ứng:
- Mô men theo phương cạnh dài (mép cổ móng theo mặt cắt I-I):

Trang 146
 2p max
tt
+p1tt  2
MI=  L b (7.38)
 6 
- Mô men theo phương cạnh ngắn (mép cổ móng theo mặt cắt II-II):
 b-bc 
2
tt
M II =p tb l (7.39)
8

ltr btr
h

p ttmax p tttb
p tt
min
l b
b

Hình 7.25. Biểu đồ áp lực đáy


l
móng theo 2 phương

tt
p max p tttb
p1tt
L B

MI MII

Hình 7.26. Sơ đồ tính toán đế móng


a) Từ mặt cắt I-I (tính phương cạnh dài); b) Từ mặt cắt II-II (tính phương cạnh ngắn)
- Diện tích cốt thép tính gần đúng như sau:
MI
As1 = (7.40)
0,9h0Rs
MII
As2 = (7.41)
0,9h0Rs
trong đó:
h0 - chiều cao làm việc của móng, (m);
Rs - cường độ chịu kéo tính toán của thép, (kPa);
Bố trí cốt thép cần chú ý đến các điều kiện theo cấu tạo về khoảng cách
cốt thép (10  a  20 cm), đường kính thép (ф  10mm).
Trang 147
Chương 8
MÓNG TRÊN NỀN ĐẤT YẾU

8.1 Khái niệm


Khi nền đất thiên nhiên, mà tự bản thân nó không đủ khả năng chịu tác
động của tải trọng từ công trình truyền xuống, đòi hỏi chúng ta phải có những
biện pháp khắc phục nhằm làm tăng sức chịu tải của nền, làm giảm biến dạng
của công trình đến mức tối thiểu. Đây là một nhiệm vụ khó khăn đối với người
thiết kế vì phải đề xuất ra nhiều phương án, phân tích trên các yếu tố kỹ thuật -
kinh tế để lựa chọn ra phương án tối ưu.
Để giải quyết vấn đề này, việc nghiên cứu cần tập trung vào cả 3 bộ phận
của công trình là: giải pháp kết cấu bên trên hợp lý; giải pháp kết cấu móng phù
hợp và xử lý nền.
Về các biện pháp xử lý nền có thể chia thành 3 loại chính:
- Các biện pháp về cơ học: có thể làm chặt đất bằng phương pháp đầm;
làm chặt bằng chấn động; làm chặt bằng các loại cọc; bằng nén trước hoặc thay
đất;…
- Các biện pháp vật lý bao gồm: hạ thấp mực nước ngầm, dùng giếng cát;
phương pháp điện thấm;…
- Các biện pháp hóa học: làm chặt đất bằng phun xi măng; silicat hoá,
phương pháp điện hoá.
Trong chương này sẽ trình bày về một số giải pháp chính như đệm cát;
cọc cát và giếng cát kết hợp với gia tải trước. Những giải pháp khác sẽ được đề
cập đến trong chuyên đề “Xử lý nền móng trên nền đất yếu” sẽ được nghiên cứu
sau này.

8.2 Đệm cát


8.2.1 Phạm vi áp dụng
Về thực chất, đệm cát là giải pháp bóc bỏ lớp đất yếu và thay thế bằng lớp
đất mới có khả năng chịu tải lớn hơn. Nên dùng cát to hoặc cát trung để làm
đệm. Khi ở khu vực xây dựng không có loại cát này có thể dùng những vật liệu
rời khác như sỏi, đá dăm để thay thế.
Đệm cát thường sử dụng khi lớp đất yếu ở trạng thái bão hòa nước như sét
nhão; cát pha bão hòa nước, sét pha nhão; bùn; than bùn có chiều dày không lớn
lắm (nhỏ hơn 3m).
Những trường hợp sau đây không nên sử dụng đệm cát:
- Lớp đất phải thay thế có chiều dày lớn hơn 3m, lúc này đệm cát có chiều
dày lớn, thi công khó khăn, không kinh tế.
Trang 148
- Mực nước ngầm cao và có áp. Lúc này hạ mực nước ngầm rất tốn kém
và đệm cát không ổn định.
Đệm cát có các tác dụng sau đây:
- Lớp đệm cát đóng vai trò như một lớp chịu lực tiếp thu tải trọng công
trình truyền xuống lớp đất thiên nhiên. Làm tăng sức chịu tải của đất nền.
- Làm giảm độ lún của móng; giảm độ lún lệch của móng do có sự phân
bố lại ứng suất do tải trọng ngoài gây ra trong đất nền ở dưới tầng đệm cát.
- Giảm chiều sâu chôn móng từ đó giảm khối lượng vật liệu xây móng.
- Tăng nhanh tốc độ cố kết của nền, do đó làm tăng nhanh sức chịu tải của
nền và rút ngắn quá trình lún.
Tuy nhiên, khi sử dụng đệm cát cần phải chú ý đến trường hợp sinh ra
hiện tượng cát chảy, xói ngầm trong nền do nước ngầm hoặc hiện tượng hóa
lỏng do tác dụng của tải trọng động.
Kích thước đệm cát được xác định bằng tính toán nhằm thoả mãn 2 điều
kiện: ổn định về cường độ và đảm bảo độ lún của công trình sau khi có đệm cát
nằm trong giới hạn cho phép.

8.2.2 Tính toán đệm cát


Kích thước đệm cát được xác định từ điều kiện:
pz,z=hđ + pd,z=h+hđ ≤ Rz (8.1)
trong đó:
pz,z=hđ - áp lực phụ thêm do tải trọng công trình tại độ sâu z = hđ, (kPa);
pz;z=hđ = (ptc - h) (8.2)
với:  - hệ số phụ thuộc vào m = 2z/b và n = l/b, được tra bảng; ptc - ứng
suất tiêu chuẩn trung bình dưới đáy móng.
pd,z=h+hđ - áp lực do trọng lượng bản thân của đất tại độ sâu z = h + hđ,
(kPa);
Rz - cường độ của lớp đất yếu tại cao độ đáy đệm cát.
Lúc này bài toán trở về giống như trường hợp thiết kế móng nông trên nền
tự nhiên nhưng trong nền có xuất hiện một lớp đất yếu, giống như mục 7.5
(chương 7).

8.2.3 Kiểm tra độ lún


S = S1 + S2  Sgh (8.3)
trong đó:
S1 - độ lún của đệm cát;
S2 - độ lún của các lớp đất nằm dưới đệm cát trong vùng chịu nén;

Trang 149
Sgh - độ lún cho phép.

h
hz
Đất yếu Đệm cát


pd,z=h+hđ pz,z=hđ
bz

Hình 8.1. Sơ đồ tính toán đệm cát


(Góc  = 30 - 400 với cát; 40 - 450 với đệm đá)

8.3 Cọc cát


8.3.1 Phạm vi áp dụng
Gia cố nền bằng cọc là một biện pháp làm chặt đất. Cọc có thể làm bằng
cọc tre, tràm hoặc cọc cát. Cơ sở của phương pháp này là đưa vào trong đất yếu
một lượng cọc đóng vai trò hạt rắn nhằm làm giảm độ rỗng của đất do cọc choán
chỗ, mặt khác những cọc này giúp cho nước thẩm thấu và rút đi nhanh hơn. Nội
dung tính toán chủ yếu của phương pháp gia cố nền bằng cọc là tính toán
khoảng cách giữa các cọc và chiều dài cọc.
Cọc cát được sử dụng trong các trường hợp công trình chịu tải trọng lớn
trên nền đất yếu, khi tính toán xử lý bằng đệm cát mà chiều dày lớp đất cần thay
thế (khoảng cách từ mặt đất đến đáy đệm cát) lớn hơn 3m.
Trường hợp đất quá nhão yếu, lưới cọc cát không thể lèn chặt được đất
(khi hệ số rỗng nén chặt enc lớn hơn 1,5 thì không nên dùng cọc cát.
Tác dụng của cọc cát:
- Làm cho độ rỗng, độ ẩm của nền đất giảm đi, trọng lượng thể tích, mô
đun biến dạng, lực dính và góc ma sát trong tăng lên.
- Do nền đất được nén chặt, nên sức chịu tải tăng lên, độ lún và biến dạng
không đều của đất nền dưới đế móng giảm đi một cách đáng kể.
- Dưới tác dụng của tải trọng, cọc cát và vùng đất được nén chặt xung
quanh cọc cùng làm việc đồng thời, đất được nén chặt đều trong khoảng cách
giữa các cọc. Vì vậy sự phân bố ứng suất trong nền được nén chặt bằng cọc cát
có thể được coi như một nền thiên nhiên.
- Khi dùng cọc cát, quá trình cố kết của nền đất diễn ra nhanh hơn nhiều
so với nền thiên nhiên hoặc nền gia cố bằng cọc cứng. Phần lớn độ lún của công
trình diễn ra trong quá trình thi công, do vậy công trình mau chóng đạt đến giới
hạn ổn định.
Trang 150
Sử dụng cọc cát rất kinh tế so với cọc cứng, không bị ăn mòn, xâm thực.
Biện pháp thi công đơn giản không đòi hỏi những thiết bị thi công phức tạp.

8.3.2 Tính toán cọc cát


Tính toán nền gia cố cọc các được thực hiện theo trình tự sau:

a. Xác định kích thước sơ bộ đáy móng


Kích thước sơ bộ đáy móng được xác định như móng nông trên nền tự
nhiên:
N 0tc
A sb  k (8.4)
R *  γ tb h
Ở đây cần lưu ý rằng R* là cường độ tính toán của đất ở đáy móng sau khi
được gia cố bằng cọc cát. Theo kinh nghiệm, sau khi gia cố, cường độ của đất
nền có thể tăng lên từ 1,5 - 2 lần.

b. Xác định diện tích nén chặt


Diện tích nền cần được nén chặt bằng cọc cát xác định theo công thức:
Anc = 1,4b (l + 0,4b) (8.5)
trong đó:
b - chiều rộng đáy móng, (m);
l - chiều dài đáy móng, (m).

c. Xác định hệ số rỗng của nền sau khi gia cố


Hệ số rỗng của nền sau khi gia cố enc có thể xác định sơ bộ đối với đất rời
hoặc đất dính theo các công thức 8.6 hoặc 8.7 dưới đây.
Tuy nhiên, để giải pháp gia cố bằng cọc cát đạt hiệu quả và theo kinh
nghiệm cho thấy sau khi gia cố, hệ số rỗng của đất có thể giảm đi từ 0,3 ÷ 0,4 so
với hệ số rỗng ban đầu và. Nên kết hợp với điều kiện này để lựa chọn enc cho
phù hợp.
Đối với đất rời
enc = emax - ID (emax - emin) (8.6)
trong đó:
emax - hệ số rỗng của cát ở trạng thái xốp nhất;
emin - hệ số rỗng của cát ở trạng thái chặt nhất.
ID - độ chặt tương đối = 0,7 ÷ 0,8.
Đối với đất dính

Trang 151
γ s  WL  WP 
e nc    (8.7)
γn  2 
trong đó:
γs - trọng lượng riêng của hạt đất, (kN/m3);
γn - trọng lượng riêng của nước, (kN/m3);
WL, WP - giới hạn chảy và giới hạn dẻo của đất, (%).

d. Xác định số lượng cọc và bố trí cọc trên mặt bằng


Tỷ lệ diện tích của cọc cát Ac so với diện tích nén chặt Anc được xác định
như sau:
Ac e - e nc
 (8.8)
A nc 1 e
Tổng diện tích mặt cắt ngang cọc cát cần gia cố:
e - e nc
A c  A nc (8.9)
1 e
Số lượng cọc cát cần thiết:
A nc
n (8.10)
ac
trong đó:
e0 - hệ số rỗng ban đầu của nền đất;
ac - diện tích tiết diện ngang của một cọc cát.
0,2b l 0,2b d
0,2b

L
Diện tích
đáy móng
b

Diện tích
nén chặt
0,2b

Hình 8.2. Bố trí cọc cát để nén chặt nền Hình 8.3. Sơ đồ để xác định khoảng
cách giữa tim các cọc cát
Cọc cát thường được bố trí theo hình tam giác, đó là sơ đồ có lợi nhất về
mặt làm chặt đất ở khoảng giữa các cọc cát. Khoảng cách giữa các cọc là:
1  e nc γc
L  0,95d  0,95d (8.11)
e 0  e nc γ nc  γ 0

Trọng lượng riêng của đất sau khi nén chặt bằng cọc cát:
Trang 152
γs
γ nc  (1  W) (8.12)
1  e nc
trong đó:
W - độ ẩm của đất ở trạng thái tự nhiên,(%);
s - trọng lượng riêng của đất ở trạng thái tự nhiên, (kN/m3);
d - đường kính cọc cát, (m).

e. Xác định chiều sâu nén chặt


Chiều dài cọc cát - hay chiều sâu của đất nền cần được nén chặt được xác
định từ đáy móng đến hết vùng hoạt động HA của đất nền dựa vào chiều dày lớp
tương đương:
htđ = Ab (8.13)
trong đó:
b - chiều rộng móng, (m);
A - phụ thuộc vào loại đất và hình dạng móng, tra Bảng 8.1:
Aconst - dùng cho móng tuyệt đối cứng
Ao - dùng để tính lún ở tâm móng
Ac - dùng để tính lún ở điểm góc của móng
Am - dùng để tính độ lún trung bình của các móng mềm
Chiều dài cọc cát:
HA = 2htđ + 1 (m) (8.14)
f. Kiểm tra cường độ tính toán của nền sau khi gia cố cọc cát
Ở phần trên ta mới giả thiết cường độ tính toán của đất nền sau khi gia cố
R . Sau khi có kết quả về kích thước móng và diện tích nén chặt, tính toán lại R*
*

căn cứ theo tỷ lệ diện tích giữa cọc cát và phần đất còn lại:
R cAc  R dAd
R (8.15)
Ac  Ad
trong đó:
Rd – cường độ tính toán của đất ban đầu, (kPa);
Rc – cường độ tính toán của cát làm cọc, (kPa);
Ac - diện tich mặt cắt ngang của toàn bộ cọc cát, (m2);
Ad - diện tich mặt cắt ngang của phần đất còn lại, (m2).

Trang 153
Bảng 8.1. Bảng tra hệ số A để tính htd
Sỏi và cuội Cát
Sét và á sét nửa cứng Cát pha
l/b
μ = 0,1 μ = 0,2 μ = 0,25
Aω0 Aωc Aωm Aωconst Aω0 Aωc Aωm Aωconst Aω0 Aωc Aωm Aωconst
Tròn 1,013 0,648 0,861 0,800 1,067 0,683 0,907 0,843 1,125 0,720 0,956 0,889
1 1,134 0,567 0,962 0,891 1,195 0,597 1,013 0,939 1,260 0,630 1,069 0,990
1,1 1,190 0,595 0,974 0,933 1,254 0,627 1,027 0,983 1,322 0,661 1,083 1,037
1,2 1,242 0,621 1,024 0,978 1,308 0,654 1,078 1,031 1,380 0,690 1,137 1,087
1,3 1,282 0,641 1,062 1,013 1,351 0,675 1,118 1,067 1,424 0,712 1,180 1,125
1,4 1,334 0,667 1,111 1,058 1,405 0,703 1,170 1,114 1,482 0,741 1,234 1,175
1,5 1,377 0,689 1,164 1,094 1,451 0,725 1,227 1,152 1,530 0,765 1,294 1,215
1,6 1,414 0,707 1,187 1,127 1,490 0,745 1,250 1,187 1,571 0,786 1,319 1,252
1,7 1,450 0,725 1,221 1,158 1,523 0,764 1,286 1,220 1,611 0,806 1,356 1,287
1,8 1,486 0,743 1,255 1,189 1,566 0,783 1,322 1,253 1,651 0,826 1,394 1,321
1,9 1,520 0,760 1,287 1,219 1,601 0,801 1,356 1,284 1,689 0,844 1,430 1,354
2,0 1,549 0,775 1,316 1,235 1,632 0,816 1,387 1,301 1,721 0,861 1,463 1,373
2,1 1,582 0,791 1,346 1,272 1,667 0,833 1,418 1,340 1,758 0,879 1,495 1,414
2,2 1,610 0,805 1,372 1,296 1,696 0,848 1,446 1,366 1,789 0,894 1,525 1,441
2,3 1,638 0,819 1,399 1,321 1,726 0,863 1,474 1,391 1,820 0,910 1,554 1,467
2,4 1,664 0,832 1,424 1,343 1,753 0,876 1,500 1,415 1,849 0,924 1,582 1,492
2,5 1,690 0,845 1,448 1,366 1,780 0,890 1,526 1,439 1,878 0,939 1,609 1,517
2,6 1,714 0,857 1,471 1,386 1,806 0,903 1,550 1,461 1,904 0,952 1,634 1,540
2,7 1,738 0,869 1,494 1,407 1,831 0,915 1,573 1,482 1,931 0,966 1,660 1,563
2,8 1,762 0,881 1,516 1,428 1,856 0,928 1,597 1,504 1,958 0,979 1,685 1,587
2,9 1,784 0,892 1,537 1,447 1,879 0,940 1,619 1,524 1,982 0,991 1,708 1,608
3 1,802 0,901 1,549 1,458 1,899 0,949 1,632 1,536 2,003 1,001 1,721 1,620
3,2 1,846 0,923 1,600 1,501 1,945 0,972 1,681 1,581 2,051 1,026 1,773 1,667
3,4 1,884 0,942 1,632 1,533 1,985 0,992 1,719 1,615 2,093 1,047 1,813 1,704
3,6 1,922 0,961 1,668 1,566 2,025 1,021 1,757 1,650 2,136 1,068 1,853 1,740
3,8 1,956 0,978 1,700 1,596 2,061 1,030 1,791 1,681 2,173 1,087 1,889 1,773
4 1,985 0,992 1,721 1,630 2,091 1,045 1,813 1,717 2,205 1,103 1,913 1,811
4,2 2,018 1,009 1,759 1,649 2,126 1,063 1,853 1,738 2,242 1,121 1,954 1,833
4,4 2,050 1,025 1,789 1,677 2,160 1,080 1,885 1,767 2,278 1,139 1,988 1,863
4,6 2,078 1,039 1,816 1,701 2,189 1,095 1,913 1,792 2,309 1,154 2,017 1,890
4,8 2,104 1,052 1,840 1,724 2,217 1,052 1,939 1,816 2,338 1,052 2,045 1,915
5 2,126 1,063 1,853 1,742 2,240 1,120 1,952 1,835 2,363 1,181 2,059 1,935
5,5 2,192 1,096 1,924 1,800 2,309 1,155 2,027 1,896 2,436 1,218 2,137 2,000
6 2,258 1,129 1,985 1,857 2,379 1,189 2,091 1,956 2,509 1,254 2,205 2,063
6,5 2,300 1,150 2,026 1,893 2,423 1,212 2,134 1,994 2,556 1,278 2,251 2,103
7 2,359 1,180 2,066 1,944 2,485 1,243 2,176 2,048 2,621 1,311 2,295 2,160
7,5 2,390 1,195 2,111 1,971 2,518 1,259 2,224 2,076 2,656 1,328 2,346 2,190
8 2,450 1,225 2,146 2,023 2,581 1,291 2,261 2,131 2,723 1,361 2,385 2,248
8,5 2,472 1,236 2,189 2,042 2,604 1,302 2,306 2,151 2,747 1,373 2,432 2,269
9 2,521 1,261 2,217 2,084 2,656 1,328 2,336 2,196 2,801 1,401 2,464 2,316
9,5 2,544 1,272 2,257 2,104 2,680 1,340 2,378 2,217 2,827 1,413 2,508 2,338
10 2,562 1,281 2,278 2,147 2,699 1,349 2,400 2,261 2,846 1,423 2,531 2,385
11 2,638 1,319 2,346 2,185 2,779 1,3,90 2,472 2,302 2,931 1,466 2,607 2,428
12 2,694 1,347 2,399 2,234 2,838 1,419 2,528 2,353 2,993 1,497 2,666 2,482
13 2,744 1,372 2,447 2,277 2,891 1,445 2,577 2,399 3,049 1,524 2,178 2,530
14 2,792 1,396 2,492 2,319 2,941 1,471 2,625 2,443 3,102 1,551 2,769 2,576

Bảng 8.1. Bảng tra hệ số A để tính htd (tiếp theo)


Trang 154
Sét pha dẻo
Đất sét nặng rất dẻo
Cát pha Sét dẻo
l/b
μ = 0,3 μ = 0,35 μ = 0,40
Aω0 Aωc Aωm Aωconst Aω0 Aωc Aωm Aωconst Aω0 Aωc Aωm Aωconst
Tròn 1,225 0,784 1,041 0,968 1,408 0,901 1,197 1,113 1,800 1,152 1,530 1,422
1 1,372 0,686 1,164 1,078 1,577 0,788 1,338 1,239 2,016 1,008 1,710 1,584
1,1 1,440 0,720 1,179 1,129 1,655 0,828 1,355 1,298 2,116 1,058 1,732 1,659
1,2 1,503 0,751 1,239 1,183 1,728 0,864 1,424 1,361 2,208 1,104 1,820 1,739
1,3 1,551 0,776 1,284 1,225 1,783 0,892 1,477 1,409 2,279 1,140 1,887 1,801
1,4 1,614 0,807 1,344 1,280 1,856 0,928 1,545 1,471 2,372 1,186 1,975 1,881
1,5 1,666 0,833 1,409 1,323 1,915 0,958 1,620 1,521 2,448 1,224 2,070 1,944
1,6 1,711 0,855 1,436 1,363 1,967 0,983 1,651 1,568 2,154 1,257 2,110 2,003
1,7 1,754 0,877 1,477 1,401 2,017 1,008 1,698 1,611 2,578 1,289 2,170 2,059
1,8 1,798 0,899 1,518 1,439 2,067 1,033 1,745 1,654 2,642 1,321 2,231 2,114
1,9 1,839 0,920 1,557 1,474 2,114 1,057 1,790 1,695 2,701 1,351 2,288 2,166
2 1,874 0,937 1,593 1,495 2,155 1,077 1,831 1,718 2,754 1,377 2,340 2,196
2,1 1,914 0,957 1,628 1,539 2,201 1,100 1,872 1,770 2,812 1,406 2,393 2,262
2,2 1,948 0,974 1,660 1,569 2,239 1,120 1,909 1,803 2,862 1,431 2,440 2,305
2,3 1,982 0,991 1,692 1,598 2,278 1,139 1,946 1,837 2,912 1,456 2,487 2,348
2,4 2,013 1,007 1,722 1,625 2,314 1,157 1,980 1,868 2,958 1,479 2,531 2,388
2,5 2,045 1,022 1,752 1,652 2,351 1,175 2,014 1,900 3,004 1,502 2,574 2,428
2,6 2,074 1,037 1,780 1,677 2,384 1,192 2,046 1,928 3,047 1,524 2,615 2,465
2,7 2,103 1,053 1,807 1,702 2,418 1,208 2,077 1,957 3,090 1,545 2,655 2,502
2,8 2,132 1,066 1,835 1,727 2,451 1,225 2,109 1,9,86 3,132 1,566 2,696 2,538
2,9 2,158 1,079 1,860 1,751 2,481 1,241 2,138 2,013 3,172 1,586 2,733 2,572
3 2,181 1,090 1,874 1,764 2,507 1,253 2,155 2,028 3,204 1,602 2,754 2,592
3,2 2,233 1,117 1,931 1,815 2,568 1,284 2,220 2,087 3,282 1,641 2,837 2,668
3,4 2,279 1,140 1,974 1,855 2,621 1,130 2,270 2,133 3,349 1,675 2,901 2,726
3,6 2,325 1,163 2,018 1,895 2,673 1,337 2,320 2,179 3,417 1,708 2,965 2,784
3,8 2,367 1,183 2,057 1,931 2,721 1,360 2,365 2,219 3,477 1,739 3,022 2,838
4 2,401 1,201 2,083 1,972 2,760 1,380 2,394 2,267 3,528 1,764 3,060 2,898
4,2 2,441 1,221 2,128 1,995 2,807 1,403 2,446 2,294 3,588 1,794 3,127 2,932
4,4 2,480 1,250 2,165 0,029 2,851 1,426 2,489 2,333 3,644 1,822 3,181 2,981
4,6 2,514 1,257 2,197 2,058 2,890 1,445 2,525 2,366 3,694 1,847 3,223 3,024
4,8 2,546 1,052 2,226 2,085 2,927 1,052 2,560 2,397 3,740 1,052 3,272 3,064
5 2,573 1,286 2,242 2,107 2,958 1,479 2,577 2,422 3,780 1,890 3,294 3,096
5,5 2,652 1,326 2,327 2,177 3,049 1,524 2,676 2,503 3,897 1,948 3,420 3,200
6 2,732 1,366 2,401 2,246 3,141 1,570 2,760 2,583 4,014 2,007 3,528 3,301
6,5 2,783 1,391 2,451 2,290 3,199 1,600 2,818 2,633 4,089 2,044 3,602 3,366
7 2,854 1,427 2,499 2,352 3,281 1,641 2,873 2,704 4,194 2,097 3,672 3,456
7,5 2,892 1,446 2,554 2,385 3,324 1,662 2,937 2,741 4,249 2,124 3,753 3,504
8 2,965 1,482 2,597 2,448 3,408 1,704 2,986 2,814 4,356 2,178 3,816 3,596
8,5 2,991 1,495 2,648 2,470 3,438 1,719 3,045 3,840 4,395 2,197 3,891 3,630
9 3,050 1,525 2,683 2,522 3,507 1,753 3,084 2,899 4,482 2,241 3,942 3,706
9,5 3,078 1,539 2,731 2,546 3,539 1,769 3,140 2,927 4,523 2,261 4,013 3,741
10 3,099 1,550 2,756 2,597 3,563 1,782 3,169 2,986 5,554 2,277 4,050 3,816
11 3,192 1,596 2,839 2,644 3,669 1,835 3,263 3,040 4,670 2,345 4,171 3,885
12 3,259 1,630 2,903 2,703 3,747 1,874 3,337 3,107 4,789 2,395 4,265 3,971
13 3,320 1,660 2,960 2,755 3,817 1,908 3,403 3,167 4,878 2,439 4,349 4,048
14 3,378 1,689 3,015 2,805 3,884 1,942 3,466 3,225 4,964 2,482 4,430 4,122

8.4 Giếng cát


8.4.1 Phạm vi áp dụng
Giếng cát là một trong những biện pháp gia tải trước được sử dụng đối
với các loại đất bùn, than bùn cũng như các loại đất dính bão hòa nước, có tính
Trang 155
biến dạng lớn… khi xây dựng các công trình có kích thước và tải trọng lớn thay
đổi theo thời gian như nền đường, sân bay, bản đáy các công trình thủy lợi…
Giếng cát có hai tác dụng chính:
- Giếng cát sẽ làm cho nước tự do trong lỗ rỗng thoát đi dưới tác dụng của
gia tải vì vậy làm tăng nhanh tốc độ cố kết của nền, làm cho công trình nhanh
đạt đến giới hạn ổn định về lún, đồng thời làm cho đất nền có khả năng biến
dạng đồng đều.
- Nếu khoảng cách giữa các giếng được chọn thích hợp thì nó còn có tác
dụng làm tăng độ chặt của nền và do đó sức chịu tải của đất nền tăng lên.
Những điểm giống và khác nhau giữa giếng cát và cọc cát:
- Kích thước (đường kính và chiều dài) tương tự như nhau, nhưng khoảng
cách giữa các giếng cát thì lớn hơn cọc cát.
- Nhiệm vụ của chúng khác nhau: Cọc cát có chức năng làm chặt đất là
chính, làm tăng sức chịu tải của đất nền, thoát nước lỗ rỗng là phụ. Giếng cát để
thoát nước lỗ rỗng là chính, tăng nhanh quá trình cố kết, làm cho độ lún của nền
nhanh chóng ổn định. Làm tăng sức chịu tải của nền là phụ.

8.4.2 Cấu tạo và tính toán giếng cát


Cấu tạo của giếng cát gồm có ba bộ phận chính (hình 8.4) là hệ thống các
giếng cát, đệm cát và lớp gia tải.
a. Đệm cát
Có nhiệm vụ tạo điều kiện cho công trình lún đều, Chiều dày lớp đệm cát
tính theo công thức kinh nghiệm:
hđ = S + (0,3 ÷ 0,5m) (8.16)
trong đó:
hđ - chiều dày lớp đệm cát;
S - độ lún tính toán của nền đất.
Cát làm lớp đệm thường sử dụng cát hạt trung hoặc hạt to.
b. Lớp gia tải
Xác định chiều cao của lớp gia tải:
h= σ (8.17)
γ
trong đó:
 - áp lực do tải trọng ngoài.
Và:   R hay qat

Trang 156
R tính với đất yếu  = 0 và đất đắp ngay trên mặt nên h = 0; vì vậy R =
c. Nếu điều kiện trên không thỏa mãn thì phải đắp lớp gia tải nhiều lần hoặc
dùng bệ phản áp.
π( γh  2c.ctg)
Qat =  γh (8.18)
ctg   - π
2
Lớp gia tải

d
Đệm cát

L
Giếng cát Đất yếu

Tầng không L
thấm nước

Hình 8.4. Sơ đồ cấu tạo giếng cát


c. Giếng cát
- Đường kính giếng cát tốt nhất dc = 35 ÷ 45 cm, chiều dài của giếng
thường lấy bằng chiều sâu chịu nén cực hạn của đất nền dưới móng:
+ Móng đơn: lg  2 - 3b (b - chiều rộng móng).
+ Móng băng: lg  4b.
+ Móng bè:
Nếu nền đất yếu có gốc là đất loại sét, thì: lg  9m + 0,15b.
Nếu nền đất yếu có gốc là đất loại cát, thì: lg  6m + 0,10b.
- Khoảng cách giữa các giếng cát: Khoảng cách giữa các giếng cát phụ
thuộc vào đường kính giếng cát cũng như tốc độ cố kết của nền đất. Theo kinh
nghiệm, khoảng cách giữa các giếng trong khoảng 1,0 ÷ 5,0m.
d. Tính biến dạng của nền
Độ lún của nền đất yếu khi chưa có giếng cát:
e e
S  1d 2d h (8.19)
1e1d
trong đó:
e1đ; e2đ - hệ số rỗng của đất ở xung quanh giếng cát trước và sau khi có tải
trọng;
h - chiều dày lớp đất yếu có giếng cát.

Trang 157
Khi nền đất có nhiều lớp khác nhau thì dùng phương pháp tổng độ lún để
xác định.
Độ lún của nền đất yếu khi có giếng cát có thể xác định theo công thức
kinh nghiệm của Evgênev:

Sgc   
1e0 L2 
e0 ep dc2
h (8.20)

Trong đó:
E0 - hệ số rỗng của nền đất ở trạng thái tự nhiên;
ep - hệ số rỗng của nền đất khi có tải trọng ngoài;
dc - đường kính giếng cát;
L - khoảng cách giữa các trục giếng cát;
h - chiều dày lớp đất có giếng cát.
- Độ lún theo thời gian:
m
St  v h  q  Pn (z,r,t)  (8.21)
1e 1

- Mức độ cố kết:
St P (z,r,t)
Ut   1- n q  1-M z M r (8.22)
S
Trong các công thức trên:
mv - hệ số nén của đất;
e1 - hệ số rỗng ban đầu của đất;
q - tải trọng phân bố đều của công trình;
Pn(z,r,t) - áp lực nước lỗ rỗng;
h - chiều dày lớp đất có giếng cát.

8.4.3 Thi công giếng cát


Quá trình thi công giếng cát nói chung giống như cọc cát. Có thể hạ ống
thép xuống bằng máy đóng hoặc máy rung. Giếng cát có thể thay thế bằng bấc
thấm kết hợp với gia tải trước hiện nay được đã sử dụng phổ biến trong xử lý
nền đất yếu ở nước ta.

Chương 9
MÓNG CỌC

Trang 158
9.1 Phân loại cọc, cấu tạo cọc
9.1.1 Phân loại cọc
a. Theo vật liệu làm cọc
Trong thực tế xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp hiện nay,
rất nhiều loại cọc đã và đang được sử dụng.
Căn cứ vào vật liệu làm cọc, có thể chia thành 3 nhóm sau:
- Cọc tre, tràm, gỗ;
- Cọc thép;
- Cọc bê tông cốt thép.
b. Theo phương pháp hạ cọc
- Cọc bê tông cốt thép đúc sẵn và cọc thép, khi hạ không đào đất mà dùng
búa đóng, máy rung, máy rung ép hay máy ép, kể cả cọc ống vỏ bê tông cốt thép
đường kính đến 0,8 m hạ bằng máy rung mà không đào moi đất hoặc có moi đất
một phần nhưng không nhồi bê tông vào lòng cọc;
- Cọc ống bê tông cốt thép hạ bằng máy rung kết hợp đào moi đất, dùng
vữa bê tông nhồi một phần hoặc toàn bộ lòng cọc;
- Cọc đóng (ép) nhồi bê tông cốt thép, được thi công bằng cách ép cưỡng
bức đất nền (lèn đất) để tạo lỗ rồi đổ bê tông vào;
- Cọc khoan (đào) nhồi bê tông cốt thép được thi công bằng cách đổ bê
tông hoặc hạ cọc bê tông cốt thép xuống hố khoan (đào) sẵn;
- Cọc vít, cấu tạo từ mũi cọc dạng vít bằng thép và thân cọc là ống thép có
tiết diện ngang nhỏ hơn nhiều so với mũi, hạ cọc bằng cách vừa xoay vừa ấn.
c. Theo điều kiện tương tác giữa cọc và đất
Tuỳ theo điều kiện tương tác với đất nền mà phân loại cọc thành cọc
chống và cọc treo (cọc ma sát):
- Cọc chống bao gồm tất cả các loại cọc tựa vào nền đá, riêng đối với cọc
đóng, kể cả cọc đóng vào nền đất ít bị nén. Khi tính sức chịu tải của cọc chống
theo đất nền, có thể không cần xét tới sức kháng của đất (trừ ma sát âm) trên
thân cọc.
- Cọc treo bao gồm tất cả các loại cọc tựa trên nền bị nén và truyền tải
trọng xuống đất nền qua thân và mũi cọc.
d. Theo hình dạng tiết diện cọc
- Theo cách cấu tạo cốt thép phân loại thành: cọc đặc, cọc ống có cốt thép
dọc không căng trước, có cốt đai và cọc có cốt thép dọc là thép thanh hoặc thép
sợi (chế tạo từ sợi thép cường độ cao và thép cáp) được ứng lực trước, có hoặc
không có thép đai;

Trang 159
- Theo hình dạng tiết diện ngang phân loại thành: cọc đặc tiết diện vuông,
tiết diện chữ nhật, tiết diện chữ T và chữ H; cọc vuông có lõi tròn rỗng và cọc
tròn rỗng (cọc ống);
- Theo hình dạng mặt cắt dọc phân loại thành: cọc hình lăng trụ, hình trụ
và cọc vát thành (cọc hình tháp, hình thang);
- Theo đặc điểm cấu tạo phân loại thành: cọc đúc liền khối và cọc tổ hợp
(ghép nối từ các đoạn cọc);
- Theo kết cấu phần mũi cọc phân loại thành: cọc có mũi nhọn hoặc mũi
phẳng, cọc mở rộng mũi dạng phẳng hoặc mở rộng mũi dạng khối (hình đinh
găm), cọc rỗng lòng có mũi kín, mũi hở hoặc nổ mũi.
Chú thích: Cọc đóng nổ mũi là cọc có đáy mở rộng bằng nổ mìn được thi
công bằng cách đóng cọc tròn rỗng lòng, ở phần mũi có lắp mũi thép rỗng bịt
kín, tạo bầu bằng phương pháp nổ, sau đó nhồi vữa bê tông vào trong cọc.
e. Theo biện pháp thi công cọc
 Cọc đúc sẵn
- Cọc đóng hoặc ép nhồi được thi công bằng phương pháp hạ (đóng, ép
hoặc quay ép) ống vách tạo lỗ, đáy ống được bịt bằng tấm đế hoặc nút bê tông.
Tấm đế được để lại trong đất, rút dần ống vách lên theo mức nhồi vữa bê tông
xuống hố;
- Cọc nhồi ép rung thi công bằng cách nhồi vữa bê tông ở thể cứng vào hố
tạo sẵn, dùng đầm dưới dạng ống mũi nhọn đế có gắn đầm rung để đầm bê tông;
- Cọc nhồi trong hố ép lún, thi công bằng cách ép lún đất tạo lỗ hình tháp
hoặc hình chóp và nhồi vữa bê tông xuống.
 Cọc đổ tại chỗ
- Cọc khoan nhồi tiết diện đặc có hoặc không mở rộng mũi, có hoặc
không xử lý gia cường mũi cọc bằng vữa xi măng. Khi đổ bê tông vào các hố
khoan trong nền đất sét trên mực nước ngầm thì không gia cố thành hố, còn
trong nền đất bất kỳ dưới mực nước ngầm nào thì phải dùng dung dịch khoan
hoặc ống vách chuyên dụng để giữ thành;
- Cọc khoan nhồi, thi công bằng công nghệ dùng guồng xoắn liên tục,
lòng cần khoan rỗng;
- Cọc ba rét thi công tạo lỗ bằng công nghệ đào bằng gàu ngoạm hoặc lưỡi
phay đất;
- Cọc khoan nhồi, mở rộng mũi bằng thiết bị chuyên dụng hoặc gây nổ
mở rộng mũi và nhồi vữa bê tông vào hố;
- Cọc khoan phun đường kính từ 0,15 m đến 0,35 m, thi công bằng cách
phun (bơm) vữa bê tông cấp phối hạt nhỏ hoặc vữa xi măng cát vào hố khoan
sẵn, cũng có thể thi công bằng khoan guồng xoắn liên tục;

Trang 160
- Cọc - trụ thi công bằng cách khoan tạo lỗ kết hợp mở rộng mũi hoặc
không mở rộng mũi, đổ tại chỗ lớp vữa xi măng cát và hạ các đoạn cọc xuống hố
khoan. Các đoạn cọc đặc có dạng hình lăng trụ hoặc hình có cạnh hoặc đường
kính 0,8 m và lớn hơn;
- Cọc bê tông cốt thép đúc sẵn hạ xuống hố khoan sẵn có hoặc không
đóng vỗ đầu cọc.

9.1.2 Cấu tạo một số loại cọc


a. Cọc tre
Cọc tre được sử dụng để gia cố nền đất yếu hoặc như một loại móng cọc,
truyền tải trọng từ đáy móng xuống các lớp đất tốt bên dưới. Sử dụng cho các
công trình có tải trọng vừa và nhỏ hoặc gia cố cho vách hố đào.
Tre sử dụng làm cọc thường có tuổi trên 2 năm, chiều dài từ 2-3 m, đường
kính từ 8-10 cm. Tre phải thẳng và tươi, thường sử dụng đoạn gốc của cây tre
đực (tre gai).
Cọc được hạ vào trong đất nền bằng vồ gỗ hoặc dùng gầu máy đào để ép
cọc. Số lượng cọc trong móng tùy thuộc vào loại đất và tải trọng tác dụng, mật
độ thông thường khoảng 25 cây/m2.
Để cọc không bị mục trong quá trình sử dụng, phải đảm bảo đỉnh cọc phải
luôn luôn ở dưới mực nước ngầm thấp nhất. Hiện nay chưa có tiêu chuẩn hoặc
hướng dẫn về thiết kế, thi công đối với loại cọc này, tuy nhiên trong thực tế, khi
công trình có khối lượng lớn, cần tiến hành thí nghiệm hiện trường bằng biện
pháp thử tải trọng trên bàn nén để kiểm tra khả năng chịu tải của cọc và sức chịu
tải của nền sau khi được gia cố trước khi thi công cọc đại trà.
b. Cọc tràm
Cọc tràm được sử dụng rộng rãi và rất quen thuộc ở miền Nam giống như
cọc tre ở miền Bắc.
So với cọc tre, gỗ tràm có ứng suất kéo chỉ bằng khoảng 34% và ứng suất
nén chỉ bằng 75% và khả năng chịu uốn cũng kém hơn. Nhưng tràm có tiết diện
đặc nên diện tích chịu tải lớn hơn tre.
Cấu tạo mặt cắt ngang của cọc tràm gồm 3 phần: lõi là phần gỗ cứng; thân
có tác dụng hút nước khi đóng vào nền đất yếu và vỏ có tác dụng như những
màng mỏng, hút nước từ bên ngoài vào và dẫn thoát nước ra ngoài dọc theo thân
cọc.
Kích cỡ cọc tràm thông dụng hiện nay có thể tham khảo trong Bảng 9.1.

Bảng 9.1. Kích thước phổ biến của cọc tràm


Chiều dài Đường kính gốc Đường kính ngọn Đường kính trung
(m) (cm) (cm) bình (cm)
Trang 161
Cừ 3m 5,0 - 7,0 3,0 4,0 - 5,0
Cừ 4m 7,0 - 9,0 3,5 - 4,5 5,5 - 6,5
Cừ 5m 9,0 - 11,0 4,0 - 5,0 6,5 - 8,0
Phạm vi áp dụng:
- Những loại đất phù hợp với sử dụng cọc tràm là: cát nhỏ, cát bụi ở trạng
thái rời bão hòa nước, các loại đất dính như cát pha, sét pha và sét ở trạng thái
dẻo mềm, dẻo chảy và chảy, các loại đất bùn, than bùn và bùn.
- Đỉnh cọc tràm khi thiết kế phải đảm bảo luôn luôn ở dưới mực nước
ngầm thấp nhất và nước ngầm không có tính xâm thực. Ở những nơi có thủy
triều lên xuống, đỉnh cọc phải ở dưới mực nước thấp nhất (lưu ý đây là điều kiện
bắt buộc, đảm bảo cho cọc tràm không bị mục trong quá trình sử dụng).
- Tuổi của cây tràm làm cọc ít nhất là 6 năm trở lên. Khi khai thác, đường
kính ngọn không được nhỏ hơn 4 cm với cọc dài hơn 4 m và không nhỏ hơn 5
cm khi cọc có chiều dài nhỏ hơn 4 m.
- Cọc tràm chỉ được sử dụng cho móng cọc đài thấp, chịu tải trọng thẳng
đứng là chính, không thích hợp với móng cọc khi có tải trọng ngang tác dụng.
- Không nên dùng cọc tràm ở những vùng có hiện tượng động đất hoặc
đất hoàng thổ có tính lún ướt.
c. Cọc gỗ
Cọc gỗ thông thường có chiều dài từ 4 - 12 m, đường kính 18 - 36 cm.
Khi cần tăng chiều dài, cọc có thể được nối với nhau. Khi cần tiết diện lớn
chúng có thể được tổ hợp lại thành nhóm cọc, liên kết với nhau bằng bu lông.
Cọc dễ bị mục khi độ ẩm thay đổi, vì vậy tốt nhất cọc gỗ luôn được thiết
kế sao cho nằm dưới mực nước ngầm thấp nhất.

Hình 9.2. Chi tiết cọc gỗ


a,b,c) Chi tiết mối nối; d,e) Tiết diện ngang cọc.
d. Cọc thép
Cọc thép trong thực tế dùng các loại thép hình hoặc thép ống hình tròn, đa
giác sau đó đổ bê tông kín trong lòng ống.
Trang 162
Cọc thép được hạ bằng phương pháp đóng bằng búa máy hoặc ép với thiết
bị dùng đối trọng là các tảng bê tông.

Hình 9.3. Cọc thép Hình 9.4. Cọc thép xiên nhồi bê tông

Hiện nay ở Việt Nam dùng máy ép cọc thủy lực gồm tải trọng đặt ở đỉnh
cọc hoặc ở bên hông cọc bằng các má ép kéo xuống:
- Nếu ép trước thì đối trọng là các tảng bê tông đặt trên khung, giá.
- Nếu ép sau thì đối trọng là đối trọng là trọng lượng công trình (phần đã xây
dựng).
Phương pháp ép có ưu điểm là không gây ra chấn động và tiếng ồn trong
quá trình thi công, nhưng chiều dài hạn chế, sức ép không lớn, phải nối nhiều
đoạn tốn kém và mất thời gian. Khi ép bằng đối trọng ngoài thì phải cần diện
tích (mặt bằng thi công) lớn.
d. Cọc bê tông cốt thép đúc sẵn lăng trụ
Cọc loại này thường được chế tạo và sử dụng tại Việt Nam với tiết diện
vuông cạnh từ 20 cm đến 45 cm (bội số của 5 cm), có thể đặc hoặc rỗng ruột.
Chiều dài cọc từ 4 m đến 75 m. Khi chiều dài cọc lớn, chúng có thể được chia
thành từng đoạn ngắn và nối ghép lại.
Bê tông cọc thường dùng có mác 200, 250 hoặc 300…
Để thuận tiện cho quá trình vận chuyển, cọc được bố trí các móc cẩu tại
các vị trí theo tính toán. Mũi cọc được vát nhọn, tăng cường thép hoặc bọc bằng
thép để đạt được độ cứng cần thiết xuyên qua các lớp đất trong quá trình hạ cọc.

Trang 163
b≤30cm b>30cm

Hình 9.5a. Cấu tạo cọc bê tông cốt thép, loại đai xoắn mũi có gia cường

b≤30cm b>30cm

Hình 9.5b. Cấu tạo cọc bê tông cốt thép, loại đai ngang mũi không có gia cường

Hình 9.6. Chi tiết bản thép mối nối cột Hình 9.7. Gia công thép mũi cọc

Trang 164
Hình 9.8. Ép cọc ngoài hiện trường Hình 9.9. Hạ cọc bằng đóng búa đi ê zen

e. Cọc bê tông cốt thép ứng suất trước


Phân loại
Cọc bê tông ly tâm ứng lực trước thường (PC) là cọc bê tông ly tâm ứng
lực trước được sản xuất bằng phương pháp quay li tâm, có cấp độ bền chịu nén
của bê tông không nhỏ hơn B40.
Cọc bê tông ly tâm ứng lực trước cường độ cao (PHC) là cọc bê tông ly
tâm ứng lực trước được sản xuất bằng phương pháp quay li tâm, có cấp độ bền
chịu nén của bê tông không nhỏ hơn B60.
Cọc PC được phân thành 3 cấp A, B và C theo giá trị mô men uốn nứt
được nêu trong Bảng 9.2.
Cọc PHC được phân thành 3 cấp A, B và C theo ứng suất hữu hiệu tính
toán được nêu trong Bảng 9.2.
Hình dáng
Cọc PC, PHC có hình trụ rỗng được thể hiện trên hình 1, có đầu cọc, đầu
mối nối hoặc mũi cọc phù hợp. Đường kính ngoài và chiều dày thành cọc không
đổi tại mọi tiết diện của thân cọc.

Hình 9.11. Cọc bê tông ứng lực trước


L - chiều dài cọc; D - đường kính ngoài cọc; d - chiều dày thành cọc; a - đầu cọc hoặc
đầu mối nối; b - mũi cọc hoặc đầu mối nối.

Trang 165
Bảng 9.2. Bảng phân loại cọc PC, PHC theo giá trị mô men uốn nứt, ứng suất hữu
hiệu, khả năng bền cắt (theo TCXDVN 7888:2008)
Đường kính Chiều dày Ứng suất
Mô men uốn Khả năng Chiều dài
ngoài, D, thành cọc, d, Cấp tải hữu hiệu,
nứt, kNm 2 bền cắt, kN cọc, L, m
mm mm N/mm
A 25,5 3,92 99,1
Từ 6 m đến
300 60 B 34,3 7,85 125,6
13 m
C 39,2 9,81 136,4
A 34,3 3,92 118,7
Từ 6 m đến
350 65 B 49,0 7,85 150,1
13 m
C 58,9 9,81 162,8
A 54,0 3,92 148,1
Từ 6 m đến
400 75 B 73,6 7,85 187,4
16 m
C 88,3 9,81 204,0
A 73,6 3,92 180,5
Từ 6 m đến
450 80 B 107,9 7,85 227,6
16 m
C 122,6 9,81 248,2
A 103,0 3,92 228,6
Từ 6 m đến
500 90 B 147,2 7,85 288,4
19 m
C 166,8 9,81 313,9
A 166,8 3,92 311,0
Từ 6 m đến
600 100 B 245,2 7,85 392,4
19 m
C 284,5 9,81 427,7
A 264,9 3,92 406,1
Từ 6 m đến
700 110 B 372,8 7,85 512,1
24 m
C 441,4 9,81 557,2
A 392,4 3,92 512,1
Từ 6 m đến
800 120 B 539,6 7,85 646,5
24 m
C 637,6 9,81 704,4
A 735,8 3,92 762,2
Từ 6 m đến
1000 140 B 1030,0 7,85 961,4
24 m
C 1177,0 9,81 1047,0
A 1177,0 3,92 1059,0
Từ 6 m đến
1200 150 B 1668,0 7,85 1337,0
24 m
C 1962,0 9,81 1457,0
Ghi chú: - Ứng suất hữu hiệu và tải trọng bền cắt chỉ áp dụng cho cọc PHC.
- Chiều dài tối đa của từng loại cọc phụ thuộc vào khả năng của thiết bị sản xuất và
thi công

f. Cọc khoan nhồi


Cọc khoan nhồi có đường kính từ 30 cm đến vài mét. Khi cọc có đường
kính lớn hơn 60 cm được gọi là cọc có đường kính lớn. Ở nước ta hiện nay còn
sử dụng loại cọc khoan nhồi tiết diện nhỏ đến 30 cm dùng trong xây dựng công
trình có quy mô nhỏ, mặt bằng xây dựng chật hẹp không thể sử dụng các
phương án móng khác hoặc sử dụng làm tường chắn đất khi thi công các hố đào
sâu.
Trang 166
Ưu điểm:
- Sức chịu tải của cọc rất lớn, có thể đến hàng nghìn tấn, do vậy số lượng
cọc cho mỗi móng ít.
- Khi thi công không gây chấn động đáng kể cho các công trình lân cận.
- Không gây tiếng ồn khi thi công.
- Khi chịu tải đúng tâm thì có thể không cần đặt cốt thép.
Nhược điểm:
- Khi thi công, việc giữ ổn định thành vách hố khoan rất khó khăn.
- Khi khoan để tạo lỗ cọc nhồi có đường kính lớn gần móng các công
trình đang sử dụng, nếu không có biện pháp chống vách đầy đủ thì có thể gây
nguy hiểm cho công trình đang sử dụng.
- Chất lượng cọc thường thấp do bê tông có độ sụt lớn, không được đầm
chặt.
- Khi đã thi công xong, nếu phát hiện khuyết tật của cọc thì việc xử lý sẽ
rất khó khăn và tốn kém.
- Khi cọc nhồi có đường kính lớn, có chiều dài lớn thì trọng lượng bản
thân của cọc lớn sẽ làm tăng tải trọng xuống nền.

Hình 9.12a. Lắp đặt ống chống vách Hình 9.12b. Đào hố khoan bằng gầu khoan thùng

Trang 167
≥35Ø
≥35Ø

≥35Ø
L1

L1
L
L
L

Hình 9.13. Cấu tạo cọc khoan nhồi


a) Thép dọc đặt toàn bộ chiều dài cọc; b) Cắt giảm thép dọc một
phần; c) Cắt giảm thép dọc toàn bộ
g Cọc ba rét
Cọc ba rét là một loại cọc đổ tại chỗ nhưng khác cọc khoan nhồi ở hình
dạng tiết diện và phương pháp tạo lỗ. Cọc ba rét có tiết diện hình chữ nhật, chữ
I, H, U. Chiều rộng nhỏ nhất là 40 cm, chiều dài cọc có thể lên đến trên 100 m.
Cọc ba rét được người Pháp cải tiến từ cọc khoan nhồi để có thể tăng sức
chịu tải lớn hơn so với cọc khoan nhồi nếu cùng diện tích tiết diện ngang. Phạm
vi sử dụng linh họat hơn: có thể sử dụng làm móng cọc, làm tường vây trong
biện pháp thi công hố đào sâu hoặc vách tầng hầm.
Công trình sử dụng cọc ba rét lớn nhất trên thế giới được ghi nhận là tháp
đôi Pê-trô-nat (Ma-lai-xi-a) cao trên 100 tầng, 450 m với 4 tầng hầm, sâu tới 20
m, dùng cọc ba rét tiết diện 1,2x2,8 (m), sâu 125 m.
Ở Việt Nam, công trình Sài Gòn Center, 25 tầng lầu, 3 tầng hầm dùng cọc
ba rét 0,6x2,8 (m); 1,2x6,0 (m) sâu 50 m.
- Công trình Vietcombank Hà Nội, 22 tầng và 2 tầng hầm, sử dụng móng
cọc ba rét 0,8x2,8 (m) sâu 55 m.

Trang 168
Hình 9.14. Các dạng mặt cắt cọc ba rét
a); b); c) Dùng cho móng; d) Dùng làm tường vây

Hình 9.15. Gầu đào thi công cọc ba rét Hình 9.16. Hạ lồng cốt thép cọc ba rét

9.2 Trình tự thiết kế móng cọc


Trình tự thiết kế móng cọc nói chung gồm các bước sau:
- Đánh giá điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn;
- Xác định tải trọng tác dụng xuống móng;
- Xác định độ sâu đặt đế đài;
- Xác định các thông số về cọc;
- Xác định sức chịu tải của cọc;
- Xác định số lượng cọc trong móng;
- Kiểm tra điều kiện áp lực xuống cọc;
- Kiểm tra cọc chịu đồng thời lực dọc, mô men và lực cắt;
- Kiểm tra điều kiện áp lực của đất nền tại mặt phẳng mũi cọc;
- Kiểm tra về độ lún, lún lệch;
- Tính toán và cấu tạo đài cọc;

Trang 169
- Kiểm tra cọc trong quá trình vận chuyển và lắp dựng, tính toán móc cẩu.
Ngoài ra, có thể phải tính toán kiểm tra điều kiện về trượt khi cần thiết.
9.2.1 Đánh giá điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn
Để có số liệu tính toán, người thiết kế phải được cung cấp “Báo cáo kết
quả khảo sát địa chất công trình” của khu vực xây dựng công trình. Báo cáo này
nêu các vấn đề sau:
- Vị trí khu vực xây dựng;
- Các phương pháp khảo sát và thí nghiệm; sơ đồ hố thăm dò (khoan,
xuyên tĩnh, xuyên động, xuyên tiêu chuẩn, cắt cánh…);
- Mô tả các lớp đất từ trên xuống dưới: tên gọi lớp đất, màu sắc, chiều dày
lớp đất, các chỉ tiêu cơ học, vật lý của các lớp đất;
- Các mặt cắt địa chất, hình trụ hố thăm dò và kết quả thí nghiệm.
Thuyết minh của báo cáo sẽ bổ sung một số mô tả khác như cao độ, tình
trạng của mực nước ngầm, tính ăn mòn nếu có, kiến nghị ban đầu về giải pháp
xử lý nền móng hoặc những lưu ý trong khi thiết kế nền móng.
Dựa trên các số liệu này, người thiết kế tính toán các chỉ tiêu cần thiết.
Căn cứ vào đặc điểm công trình sẽ xây dựng và các công trình lân cận, sơ đồ kết
cấu, tải trọng… mà đề xuất các phương án nền móng, lựa chọn lớp đất đặt móng
cho phù hợp.
9.2.2 Xác định tải trọng tác dụng xuống móng
Xác định tải trọng xuống móng được thực hiện theo mục 6.4.2 (Chương
6), tuy nhiên cần lưu ý kể đến tải trọng do vách hầm hoặc sàn tầng hầm khi tính
toán kết cấu bên trên chưa xem xét đến.
Lưu ý xác định cao trình mực nước ngầm bất lợi nhất có thể sảy ra trong
quá trình sử dụng công trình để tính toán về đẩy nổi đối với bản sàn tầng hầm
sau này.
9.2.3 Xác định độ sâu đặt đáy đài
Độ sâu đáy đài cọc được xác định tuỳ thuộc vào các giải pháp kết cấu
phần dưới mặt đất của nhà và công trình (có tầng hầm hoặc tầng hầm kĩ thuật)
và theo thiết kế san nền của khu vực xây dựng (đào bớt đi hoặc đắp cao thêm).
Do đài được đặt trên hệ cọc nên đáy đài không nhất thiết phải đặt vào lớp
đất tốt như móng nông. Không nên đặt đài quá sâu vì sẽ làm tăng khối lượng
công tác đào đất, phải xử lý nước ngầm hoặc ảnh hưởng tới chất lượng bê tông
do đài cọc thường được đổ tại chỗ.
Đối với móng cọc đài thấp chỉ cần đặt đáy đài đủ sâu để đảm bảo tải trọng
ngang (hoặc lực cắt) bị triệt tiêu bởi áp lực đất bị động ở mặt bên đài.
Có thể chọn sơ bộ độ sâu đặt đáy đài bằng khoảng 1/15 chiều cao công
trình. Khi nhà có tầng hầm, mặt trên đài nên ở cùng cao độ với mặt trên của sàn
Trang 170
tầng hầm. Kiểm tra độ sâu đặt đáy đài theo điều kiện cân bằng giữa tổng tải
trọng ngang tính toán tác dụng tại đỉnh đài với áp lực đất bị động ở mặt bên đài:
tt
E p  0,7 Q0 (9.1)
Từ đó rút ra:
tt
   2Q 0
h  0,7 tg  450   (9.2)
 2  B
trong đó:
h - độ sâu đặt đáy đài, (m);
Q 0tt - tổng tải trọng ngang tính toán tác dụng tại đỉnh đài, (kN);
φ - góc ma sát trong của đất tại đáy đài, (o);
γ - dung trọng của đất tại đáy đài, (kN/m3);
B - chiều rộng của đài, (m).
Lưu ý rằng lúc này chưa có kích thước cụ thể của đài nên phải giả thiết
trước chiều rộng B của đài, sau đó kiểm tra lại khi có kích thước thực tế khi bố
trí cọc.

9.3 Xác định các thông số về cọc


9.3.1 Xác định cao trình đặt mũi cọc
Mũi cọc nên đặt vào lớp đất tốt tìm thấy trong địa tầng nhằm tăng thành
phần sức kháng ở mũi cọc và giảm độ lún của nền. Cao trình đặt mũi cọc liên
quan đến chiều dài cọc, do vậy phải căn cứ vào khả năng thi công cũng như
tương quan giữa chiều dài với tiết diện cọc, quy mô công trình để quyết định.
Mũi cọc không nên tựa lên lớp đất chịu lực mà nên chôn sâu vào lớp đất
này tối thiểu là 0,5 m khi nền đá; đối với nền đất, nên chọn mũi cọc hạ vào lớp
đất tốt như sau:
Với cọc đúc sẵn: chiều sâu tối thiểu là 3d, nhưng không nhỏ hơn 1 m;
Với cọc khoan nhồi: chiều sâu tối thiểu bằng đường kính cọc (hay đường
kính phần mở rộng mũi), nhưng không nhỏ hơn 2 m. Trong đó d là chiều rộng
hoặc đường kính tiết diện ngang của cọc.

9.3.2 Xác định chiều dài, tiết diện cọc


a. Chiều dài cọc
Từ cao trình độ sâu đặt đáy đài và cao trình đặt mũi cọc, ta có được chiều
dài tính toán của cọc. Chiều dài thực tế phải thi công đối với mỗi loại cọc xác
định như sau:

Trang 171
- Với cọc đúc sẵn: ngoài chiều dài tính toán, phải kể thêm chiều dài mũi
cọc, đoạn chôn đầu cọc vào trong đài; đoạn đầu cọc đập bỏ để ngàm thép cọc
vào trong đài:
Lt.tế = l1 + l2 +ltt + lmũi (9.3)
trong đó:
Lt.tế - chiều dài thực tế, (m);
l1 - chiều dài đoạn cọc đập bỏ, lấy thép ngàm vào đài, (m); l1 = 30ф; ф -
đường kính cốt thép dọc của cọc;
l2 - chiều dài đoạn cọc chôn trong đài, lấy bằng 10 ÷ 15 cm;
ltt - chiều dài tính toán của cọc, (m);
lmũi - chiều dài đoạn mũi cọc, (m); lấy bằng cạnh hoặc đường kính cọc.

Hình 9.17. Chiều dài thực tế thi công cọc đúc sẵn
- Với cọc đổ tại chỗ: chiều dài thực tế thi công cọc vẫn sử dụng công thức
9.3 - ngoài chiều dài tính toán, phải tính toán đến mũi cọc, đoạn chôn đầu cọc
vào trong đài; đoạn bê tông xốp đầu cọc đập bỏ:
Trên hình 9.18:
Lt.tế - chiều dài thực tế, (m);
l1 - chiều dài đoạn bê tông xốp đầu cọc đập bỏ, (m); lấy l1 = 1,0 ÷ 2,0 m,
tùy theo tình hình địa chất của hố khoan và tiết diện cọc.
l2 - chiều dài đoạn cọc chôn trong đài, lầy bằng 15 ÷ 20 cm;
ltt - chiều dài tính toán của cọc, (m);
lmũi - chiều dài đoạn mũi cọc, (m); lấy bằng 0,5 lần cạnh hoặc đường kính
cọc.

Hình 9.18. Chiều dài thực tế thi công cọc đổ tại chỗ

Trang 172
b. Tiết diện cọc
Căn cứ vào phương pháp thi công, chiều dài cọc và quy mô công trình để
lựa chọn tiết diện cọc cho phù hợp:
- Cọc đúc sẵn:
+ Cọc lăng trụ: tiết diện phổ biến hiện nay ở Việt Nam từ 20x20 ÷ 45x45
(cm) với bội số của 5 cm.
+ Cọc tròn, cọc ống: đường kính ngoài từ 30 cm đến 100 cm.
- Cọc đổ tại chỗ:
+ Cọc khoan nhồi: Cọc nhồi có đường kính bằng và nhỏ hơn 600 mm gọi
là cọc có đường kính nhỏ, đường kính lớn hơn 600 mm được gọi là cọc đường
kính lớn. Các loại đường kính thường dùng hiện nay là 60; 80; 100; 120; 150
(cm). Với móng cầu có thể dùng đường kính lên đến 250 cm.
+ Cọc ba rét: tiết diện cọc tùy theo lựa chọn của người thiết kế, theo dạng
chữ I, L, U. Chiều rộng tùy theo loại gầu đào nhưng nhỏ nhất là 40 cm. Chiều
dài của tiết diện đối với cọc làm móng có thể lên đến 2,8 m. Khi sử dụng làm
tường vây, vách tầng hầm, chiều dài của tiết diện cọc chính là chu vi tường vây
hoặc vách hầm, khi thi công sẽ chia thành từng đoạn nhỏ dài từ 2,5 đến 5,0 m.
Lưu ý rằng, để thuận tiện trong thiết kế và thi công, trong một công trình
không nên chọn quá 3 loại tiết diện cũng như chiều dài cọc.

9.3.3 Lựa chọn phương pháp thi công cọc


a. Cọc đúc sẵn
Hiện nay có các phương pháp hạ cọc đúc sẵn vào trong đất như sau:
- Dùng búa hơi, búa máy và búa đi-ê-zen;
- Đóng cọc vào lỗ khoan mồi với độ sâu mũi cọc không nhỏ hơn 1m dưới
đáy hố khoan;
- Hạ cọc có xói nước trong đất cát;
- Rung và ép cọc.
b. Cọc bê tông cốt thép đổ tại chỗ
Lựa chọn phương pháp thi công cọc đổ tại chỗ chủ yếu dựa vào đặc điểm
địa chất của công trình và biện pháp thi công để lựa chọn theo nhưng phương
pháp sau:
- Cọc chế tạo bằng biện pháp đóng ống thép (ống chống vách) có bịt kín
mũi rồi rút dần ống thép khi đổ bê tông;
- Cọc đổ tại chỗ trong đó kể cả mở rộng đáy, đổ bê tông:
+ Khi không có nước trong lỗ khoan (phương pháp khô) hoặc khi dùng
ống chống;

Trang 173
+ Dưới nước hoặc dung dịch sét;
+ Hỗn hợp bê tông cứng đổ vào cọc có đầm (phương pháp khô).

9.3.4 Lựa chọn vật liệu cọc


a. Bê tông
Cọc bê tông cốt thép đúc sẵn
Những yêu cầu về bê tông cọc được lấy theo các tiêu chuẩn thiết kế cấu
bê tông cốt thép hiện hành. Bê tông cọc cần được thiết kế chống được các tác
nhân bên ngoài có trong nền đất. Mác tối thiểu cho bê tông cọc phải đóng đến độ
chối rất nhỏ có thể lấy tối thiểu là 400, trong điều kiện bình thường mác không
dưới 250.
Cọc bê tông cốt thép đổ tại chỗ
Bê tông dùng cho cọc khoan nhồi là các loại bê tông thông thường. Ngoài
điều kiện về cường độ, bê tông phải có độ sụt lớn để đảm bảo tính liên tục của
cọc, thông thường độ sụt trong khoảng 18 ÷ 20 cm.
Mác bê tông sử dụng cho cọc nhồi nói chung không thấp hơn 200.
b. Cốt thép
Cọc bê tông cốt thép đúc sẵn
Cốt thép dọc được xác định theo tính toán, hàm lượng thép không nhỏ hơn
0,8%, đường kính không nên nhỏ hơn 14 mm. Đối với những trường hợp sau,
nhất là các cọc cho nhà cao tầng, hàm lượng của cốt thép dọc có thể nâng lên 1,0
÷ 1,2%:
- Mũi cọc xuyên qua lớp đất cứng;
- Độ mảnh của cọc L/d > 60;
- Sức chịu tải thiết kế của cọc đơn khá lớn mà số cọc của 1 đài ít hơn 3
cây.
Cọc bê tông cốt thép đổ tại chỗ
Cốt thép dọc của cọc nhồi xác định theo tính toán, đồng thời phải thỏa
mãn một số yêu cầu cấu tạo sau:
- Trong trường hợp cọc nhồi chịu kéo, cốt thép dọc cần được bố trí theo
suốt chiều dài cọc. Khi cốt thép dọc được nối cần phải hàn theo yêu cầu chịu
lực. Khi lực nhổ là nhỏ, cốt thép dọc được bố trí đến độ sâu cần thiết để lực kéo
được triệt tiêu hoàn toàn thông qua ma sát cọc;
- Đối với cọc chịu nén dọc trục, hàm lượng cốt thép không nên nhỏ hơn
0,2 % ÷ 0,4 %. Đường kính cốt thép không nhỏ hơn 10 mm và bố trí đều theo
chu vi cọc. Đối với cọc chịu tải trọng ngang, hàm lượng cốt thép không nhỏ hơn
0,4 ÷ 0,65 %;

Trang 174
Cốt đai cọc nhồi thường là ф6 ÷ ф10, khoảng cách 200 ÷ 300 mm. Có thể
dùng đai hàn vòng đơn hoặc đai xoắn ốc liên tục. Nếu chiều dài lồng thép lớn
hơn 4 m, để tăng cường độ cứng tính toán khối thì bổ sung thép đai ф12 cách
nhau 2m, đồng thời các cốt đai này được sử dụng để gắn các miếng kê tạo lớp
bảo vệ cốt thép.
Chiều dày lớp bảo vệ cốt thép dọc của cọc nhồi không nhỏ hơn 50 mm.
Cần lưu ý những lựa chọn về bê tông và cốt thép trên đây mới chỉ là lựa
chọn sơ bộ, chúng có thể được điều chỉnh khi lựa chọn sức chịu tải thiết kế của
cọc.

9.4 Sức chịu tải trọng nén thẳng đứng của cọc đơn
9.4.1 Tổng quát về sức chịu tải của cọc
a. Các loại sức chịu tải của cọc
Sức chịu tải cực hạn: là giá trị sức chịu tải lớn nhất của cọc trước thời
điểm xảy ra phá hoại, xác định bằng các phương pháp dưới đây.
Sức chịu tải thiết kế: là giá trị tải trọng mà cọc có khả năng mang được, sử
dụng trong giai đoạn thiết kế được xác định như sau:
- Đối với cọc chịu nén:
γ
R c  γ γ0 R ch,k (9.4)
n k

- Đối với cọc chịu kéo:


γ
R t  γ γ0 R th,k (9.5)
n k

trong các công thức trên:


Rc và Rt tương ứng là sức chịu tải trọng nén và sức chịu tải trọng kéo của
cọc trong giai đoạn thiết kế;
Rch,k và Rth,k tương ứng là trị tiêu chuẩn sức chịu tải trọng nén và sức chịu
tải trọng kéo của cọc, được xác định từ các trị riêng sức chịu tải trọng nén cực
hạn Rch,u và sức chịu tải trọng kéo cực hạn Rth,u.
Rch,k và Rth,k của cọc trong công thức 9.4 và 9.5 phải lấy bằng giá trị nhỏ
nhất trong số các trị riêng: Rch,k = Rch,u min và Rth,k = Rth,u min được tính toán
trong các phần dưới đây.
γ0 là hệ số điều kiện làm việc, kể đến yếu tố tăng mức độ đồng nhất của
nền đất khi sử dụng móng cọc, lấy bằng 1 đối với cọc đơn và lấy bằng 1,15
trong móng nhiều cọc;
γn là hệ số tin cậy về tầm quan trọng của công trình, lấy bằng 1,2; 1,15 và
1,1 tương ứng với tầm quan trọng của công trình cấp I, II và III (xem Phụ lục F)

Trang 175
γk là hệ số tin cậy khi tính toán sức chịu tải của cọc theo chỉ tiêu cơ lý của
đất nền lấy như sau (TCVN 10304:2014):
- Trường hợp cọc treo chịu tải trọng nén trong móng cọc đài thấp có đáy
đài nằm trên lớp đất tốt, cọc chống chịu nén không kể đài thấp hay đài cao lấy γk
= 1,4 (1,2). Riêng trường hợp móng một cọc chịu nén dưới cột, nếu là cọc đóng
hoặc ép chịu tải trên 600 kN, hoặc cọc khoan nhồi chịu tải trên 2500 kN thì lấy
γk = 1,6 (1,4);
- Trường hợp cọc treo chịu tải trọng nén trong móng cọc đài cao, hoặc đài
thấp có đáy đài nằm trên lớp đất biến dạng lớn, cũng như cọc treo hay cọc chống
chịu tải trọng kéo trong bất cứ trường hợp móng cọc đài cao hay đài thấp, trị số
γk lấy phụ thuộc vào số lượng cọc trong móng như sau:
móng có ít nhất 21 cọc ………………….. γk = 1,40 (1,25);
móng có 11 đến 20 cọc ………………….. γk = 1,55 (1,4);
móng có 06 đến 10 cọc ………………….. γk = 1,65 (1,5);
móng có 01 đến 05 cọc ………………….. γk = 1,75 (1,6).
- Trường hợp bãi cọc có trên 100 cọc, nằm dưới công trình có độ cứng
lớn, độ lún giới hạn không nhỏ hơn 30 cm thì lấy γk = 1, nếu sức chịu tải của cọc
xác định bằng thí nghiệm thử tải tĩnh.
Giá trị của γk trong (…) dùng cho trường hợp sức chịu tải của cọc xác
định bằng thí nghiệm thử tải tĩnh tại hiện trường; giá trị ngoài (…) dùng cho
trường hợp sức chịu tải của cọc xác định bằng các phương pháp khác.
Giá trị của γk khi tính toán sức chịu tải của cọc bằng chỉ tiêu cường độ của
đất nền và các phương pháp thí nghiệm hiện trường được quy định khi tính toán
chi tiết các loại sức chịu tải này.
Xác định sức chịu tải cho phép của cọc cần lưu ý yêu cầu về sức chịu tải
theo cường độ vật liệu làm cọc như sau:
Đối với cọc bê tông cốt thép đúc sẵn, hạ cọc bằng phương pháp đóng hoặc
ép, phải kiểm tra và điều chỉnh sao cho sức chịu tải theo cường độ vật liệu làm
cọc phải lớn hơn sức chịu tải cho phép ít nhất 2 lần để cọc không bị phá hoại
(gãy cọc hoặc vỡ đầu cọc) trong quá trình hạ cọc;
Đối với cọc nhồi, do không phải qua công đoạn hạ cọc - sức chịu tải theo
cường độ vật liệu làm cọc nên chọn xấp xỉ sức chịu tải cho phép để phát huy hết
khả năng chịu lực của vật liệu làm cọc.
Sức chịu tải cho phép (sau khi thi công cọc thử):
Điểm khác biệt cơ bản về trình tự thi công giữa móng nông và móng cọc
là trước khi thi công đại trà, đối với móng cọc bắt buộc phải thi công cọc thử để
xác định chính xác chiều dài và sức chịu tải của cho phép của cọc (trừ trường
hợp được bảo đảm bằng việc có kết quả cụ thể của những công trình lân cận đã

Trang 176
thi công, tương đương về quy mô cũng như loại cọc hoặc kinh nghiệm của
người thiết kế).
Tùy theo phương pháp hạ cọc, có thể có các loại sức chịu tải sau đây ở
giai đoạn thi công cọc thử:
- Sức chịu tải theo kết quả thử tải trọng động, áp dụng cho các loại cọc hạ
bằng phương pháp đóng, (tính toán theo Điều 7.3.4 - TCVN 10304:2014);
- Sức chịu tải theo kết quả nén tĩnh cọc, áp dụng cho các loại cọc hạ bằng
phương pháp ép, (tính toán theo Điều 7.3.2 - TCVN 10304:2014).
b. Các phương pháp xác định sức chịu tải cực hạn của cọc
Trong giai đoạn thiết kế, căn cứ vào cường độ vật liệu làm cọc và số liệu
địa chất được cung cấp, cần tính toán và dự báo đầy đủ các loại sức chịu tải sau
đây:
- Sức chịu tải theo cường độ vật liệu làm cọc - Rv (1)
- Sức chịu tải theo đất nền, bao gồm:
+ Theo kết quả thí nghiệm trong phòng:
 Theo chỉ tiêu cơ lý của đất nền, (tính toán theo Điều 7.2 - TCVN
10304:2014) - Rch,1 (2);
 Theo chỉ tiêu cường độ của đất nền, (tính toán theo Phụ lục G -
TCVN 10304:2014) - Rch,2 (3);
+ Theo kết quả thí nghiệm hiện trường:
 Theo kết quả thí nghiệm xuyên tĩnh, (tính toán theo Điều 7.3.4 -
TCVN 10304:2014) - Rch,3 (4);
 Theo kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn, (tính toán theo Phụ lục
G - TCVN 10304:2014) - Rch,4 (5);.
Lưu ý rằng, trong trường hợp không tiến hành thí nghiệm hiện trường,
người thiết kế phải tính toán đủ 3 loại sức chịu tải: theo cường độ vật liệu làm
cọc; theo chỉ tiêu cơ lý và theo chỉ tiêu cường độ của đất nền.
Chọn giá trị sức chịu tải cực hạn nhỏ nhất trong các loại sức chịu tải theo
đất nền, Rctk = min[(2), (3), (4), (5)] để xác định sức chịu tải thiết kế theo mục a
ở trên.
c. Điều kiện kiểm tra sức chịu tải của cọc đơn
Cọc nằm trong móng hoặc cọc đơn chịu tải trọng dọc trục đều phải tính
theo sức chịu tải của đất nền với điều kiện:
- Đối với cọc chịu nén:
Nc ≤ Rc (9.6)
- Đối với cọc chịu kéo:
Nt ≤ Rt (9.7)

Trang 177
Trong đó Nc và Nt - trị tính toán tải trọng nén và tải trọng kéo tương ứng
tác dụng lên cọc (kể đến cả trọng lượng bản thân của cọc);
Ghi chú: Trong các phép tính sơ bộ, trọng lượng riêng của cọc có thể bỏ qua.
Nếu tính toán móng cọc cho tổ hợp tải trọng có kể đến tải trọng gió hoặc cầu trục, thì
cho phép tăng 20 % tải trọng tính toán lên cọc (trừ móng trụ đường dây tải điện).
9.4.2 Sức chịu tải trọng nén thẳng đứng theo cường độ vật liệu làm cọc
Tính toán cọc và đài cọc theo cường độ vật liệu cần tuân theo các yêu cầu
của các tiêu chuẩn hiện hành về kết cấu bê tông, bê tông cốt thép và thép.
Theo cường độ vật liệu, người ta tính toán như sau:
- Móng cọc đài thấp: cọc được tính toán như thanh chịu nén trung tâm bởi
lực dọc trục.
- Móng cọc đài cao: cọc được tính toán theo lực dọc trục, mô men uốn và
lực xô ngang.
Ngoài ra cọc bê tông cốt thép còn được kiểm tra theo sự hình thành vết
nứt do trọng lượng bản thân cọc trong quá trình cẩu lắp, vận chuyển.
a. Cọc gỗ
RV = mRnA (9.8)
trong đó:
m - hệ số điều kiện làm việc, phụ thuộc vào loại đài và số lượng cọc trong
móng lấy theo bảng 9.3;
Rn - cường độ chịu nén tính toán dọc thớ của gỗ, (kPa);
A - diện tích tiết diện ngang của cọc, (m2).
Bảng 9.3. Hệ số điều kiện làm việc m
Số lượng cọc trong móng
Loại đài cọc
1-5 6 - 10 11 - 20 > 20
Đài cao 0,80 0,85 0,90 1,00
Đài thấp 0,85 0,90 1,00 1,00
b. Cọc bê tông cốt thép đúc sẵn
Cọc bê tông cốt thép hình lăng trụ đúc sẵn, đặc, chịu nén
Có thể tham khảo và sử dụng những cách tính sau đây:
Cách 1:
Sức chịu tải theo cường độ vật liệu cho phép tính theo công thức:
RV = (RbAb + RsAs) (9.9)
trong đó:
Ab - diện tích tiết diện ngang cọc, (m2);

Trang 178
Rb - cường độ tính toán của bê tông cọc, (kPa);
As - diện tích tiết diện ngang cốt thép, (m2);
Rs - cường độ tính toán của cốt thép, (kPa).
 - hệ số uốn dọc của cọc, tính theo công thức sau:
- Khi móng cọc đài thấp, cọc không xuyên qua bùn, than bùn thì  = 1;
- Khi móng cọc đài cao, cọc xuyên qua đất yếu như bùn, than bùn sét yếu
thì  xác định theo tính toán. Khi đó sự uốn dọc được kể đến trong phạm vi từ
đáy đài đến bề mặt lớp đất có khả năng bảo đảm độ cứng của nền hoặc đến đáy
lớp đất yếu. Trị số của  lấy theo Bảng 9.4 dưới đây.
Bảng 9.4. Hệ số uốn dọc  (cách 1)
ly/b 14 16 18 20 22 24 26 28 30
ly/d 12,1 13,9 15,6 17,3 19,1 20,8 22,0 24,3 26,0
 0,93 0,89 0,85 0,81 0,77 0,73 0,66 0,64 0,59
Trong bảng trên:
ly - khoảng cách từ đáy đài đến đáy lớp đất yếu trong nền mà cọc đi qua
(chỉ số sệt IL > 1), (m);
b - chiều rộng tiết diện ngang cọc, (m); d - đường kính cọc, (m).
Cách 2:
Sức chịu tải cho phép tính theo cường độ vật liệu vẫn tính theo công thức
9.9, nhưng hệ số uốn dọc  xác định như sau:
 = 1,028 - 0,0000288λ2 - 0,0016 λ (9.10)
Hoặc:  = 1,028 - 0,00003456λd2 - 0,00554 λd (9.11)
Với λ - độ mảnh của cọc: λ = ly/r (r - bán kính cọc tiết diện hình tròn hoặc
cạnh cọc tiết diện hình vuông) và λd = ly/b (b - chiều rộng cọc tiết diện hình chữ
nhật).
Ở đây:
ly - chiều dài tính toán của cọc, xác định như sau:
ly = νl; l - chiều dài cọc; ν - hệ số kể đến liên kết hai đầu của cọc: ν = 0,5
khi đỉnh cọc ngàm vào đài và mũi cọc ngàm vào đá, đất cứng; ν = 0,7 khi đỉnh
cọc ngàm vào đài và mũi cọc treo trong đất hoặc tựa lên đá và đất cứng.
Hệ số uốn dọc  theo công thức 9.10; 9.11 hoặc tra trong Bảng 9.5.
Bảng 9.5. Hệ số uốn dọc  (cách 2)
λ=ly/r <14 21 28 35 42 48 55 62 69 76 83 90 97 104
λ=ly/b <4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30
φ 1,0 0,98 0,96 0,93 0,90 0,87 0,84 0,81 0,78 0,74 0,70 0,65 0,60 0,55

Trang 179
Cọc ống chịu nén
+ Khi ltt/d  12 thì:
RV = (RbAb + RsAs + 2,5RsxAsx) (9.12)
trong đó:
Ab - diện tích tiết diện ngang của lõi bê tông (phần bê tông nằm trong cốt
đai), (m2);
Rsx - cường độ tính toán của cốt thép xoắn, (kPa);
Fsx - diện tích quy đổi của cốt thép xoắn, (m2):
πDnax
A sx  (9.13)
tx

Hình 9.19. Tính toán cọc ống, công thức 9.13


Ở đây:
Dn - đường kính vòng xoắn, (m);
ax - diện tích tiết diện cốt thép xoắn, (m2);
tx - khoảng cách giữa các vòng xoắn (bước cốt đai), (m).
+ Khi ltt/d > 12 thì không kể đến ảnh hưởng của cốt thép xoắn, sức chịu
tải tính theo công thức 9.9.
c. Cọc bê tông cốt thép ứng suất trước
Tính toán sức chịu tải của cọc bê tông cốt thép ứng suất trước theo đất nền
giống như cọc cọc bê tông cốt thép đúc sẵn, tuy nhiên tính toán sức chịu tải theo
vật liệu có sự khác biệt. TCXDVN 7888:2008 quy định trình tự tính toán ứng
suất hữu hiệu của cọc PHC và sức kháng nén dọc trục như dưới đây.
Tính ứng suất hữu hiệu của cọc PHC
Ứng suất hữu hiệu của cọc PHC là ứng suất nén trước tính toán của bê
tông trong cọc PHC có tính đến các đặc tính biến dạng đàn hồi, co ngót của bê
tông, sự suy giảm ứng suất do từ biến của bê tông và sự suy giảm ứng suất do
cốt thép bị chùng ứng suất.
Đo kiểm tra lực kéo căng của cốt thép dự ứng lực trước
Đo kiểm tra lực kéo căng của cốt thép dự ứng lực trước được thực hiện ít
nhất trên 2 thanh cốt thép dự ứng lực trước trong mỗi cọc. Chuẩn bị vị trí đo
bằng cách khoét bê tông ở đầu thanh thép được đo, giải phóng lực căng và đưa
dây cáp của thiết bị đo sức căng vào vị trí để đo. ứng suất suất kéo căng ban đầu
Trang 180
của cốt thép không được lớn hơn 75 % cường độ chịu kéo của cốt thép. Đo kiểm
tra lực căng của cốt thép ứng suất chỉ được thực hiện khi có yêu cầu.
Tính toán ứng suất hữu hiệu của cọc PHC
Ứng suất nén ban đầu trong bê tông được tính toán thông qua lực kéo
căng ban đầu của cốt thép hoặc lực căng cốt thép được đo kiểm tra thực tế và
tổng diện tích mặt cắt ngang cọc.
F
f cpg  A i  f ci
g
(9.14)

trong đó:
fcgp - ứng suất nén ban đầu trong bê tông, (MPa);
Fi - tổng lực kéo căng ban đầu của cốt thép, Fi = fpjAps, (N);
Aps - tổng diện tích cốt thép dự ứng lực trước, (mm2);
fpj - ứng suất kéo căng ban đầu của cốt thép dự ứng lực trước, (MPa);
Ag - tổng diện tích mặt cắt ngang cọc, (mm2);
fci - ứng suất cho phép tại thời điểm truyền ứng suất, (MPa).
Ứng suất kéo căng của cốt thép dự ứng lực trước (fpj) không được lớn hơn
75% cường độ chịu kéo của cốt thép (fpu). Ứng suất nén trong bê tông do lực kéo
căng của cốt thép (fcgp) phải nhỏ hơn ứng suất nén cho phép của bê tông tại thời
điểm truyền ứng suất (fci). Ứng suất nén cho phép của bê tông tại thời điểm
truyền ứng suất bằng 60% cường độ chịu nén cho phép của bê tông tại thời điểm
truyền ứng suất (f’ci). Cường độ chịu nén cho phép của bê tông tại thời điểm
truyền ứng suất bằng 75 % cường độ chịu nén thiết kế của bê tông (f’c).
Tính toán mất mát ứng suất
+ Ứng suất mất mát do biến dạng đàn hồi (ES)

Es
ES  (9.15)
E ci f cir
trong đó:
ES - ứng suất mất mát do biến dạng đàn hồi, (MPa);
Es - mô đun đàn hồi của cốt thép dự ứng lực trước, (MPa);
Eci - mô đun đàn hồi của bê tông tại thời điểm truyền ứng suất, (MPa);
Fcir - ứng suất nén trong bê tông tại trọng tâm thép dự ứng lực ngay tại
thời điểm truyền lực vào bê tông, (MPa);
Fg - ứng suất nén trong bê tông tại trọng tâm thép dự ứng lực do trọng
lượng của cấu kiện tại thời điểm truyền lực vào bê tông, (MPa).
+ Ứng suất mất mát do từ biến (CR)

Trang 181
CR   ( t , t ) f cgp E s (9.16)
i Ec

 H   0 ,118 t - t i 0,6
 ( t , t )  3,5 k c k f  1,58  f (9.17)
i  120  i 10  t - t i 0,6

trong đó:
kc - hệ số xét đến ảnh hưởng của tỷ lệ khối lượng/bề mặt của kết cấu được
xác định theo 22TCN-272-05;
kf - hệ số xét đến ảnh hưởng của tỷ lệ thể tích/bề mặt của kết cấu;
ti - tuổi bê tông lúc bắt đầu chịu lực, (ngày);
t - tuổi bê tông tại thời điểm đóng cọc, (ngày);
f’c - cường độ chịu nén thiết kế của bê tông, (MPa);
H - độ ẩm, %.
+ Ứng suất mất mát do co ngót (SH)
SH = εshEs (9.18)
t
 sh  0 ,56 x 10  3 k s k h (9.19)
( 55  t )
trong đó:
t - thời gian khô, (ngày);
kh - hệ số độ ẩm;
ks - hệ số kích thước được xác định theo 22TCN-272-05.
+ Ứng suất mất mát do chùng ứng suất (RE)
RE = εrfpj (9.20)
trong đó:
fpj - ứng suất căng của cốt thép dự ứng lực trước, MPa;
εr - tỷ lệ chùng ứng suất của loại cốt thép sử dụng, %.
Tổng ứng suất bị mất mát:
TL = ES + CR + SH + RE (9.21)
Ứng suất hữu hiệu trong cốt thép dự ứng lực trước:
fse = fpj - TL (9.22)
Tỷ lệ ứng suất hữu hiệu trong cốt thép và giới hạn chảy của cốt thép
không được lớn hơn 0,8.
Ứng suất hữu hiệu trong bê tông:

Trang 182
f sc A ps
fe (9.23)
Ag
trong đó:
fe - ứng suất hữu hiệu trong bê tông, (kPa);
Aps - tổng diện tích cốt thép dự ứng lực trước, (mm2);
Ag - diện tích mặt cắt ngang của cọc, (mm2).
Tính toán sức kháng nén dọc trục của cọc
Sức kháng nén dọc trục tính toán của cọc (Pr) được đưa ra nhằm cung cấp
thông tin cho việc tính toán lựa chọn sức chịu tải của cọc trong quá trình thiết kế
và lựa chọn thiết bị thi công phù hợp.
Sức chịu tải làm việc thực tế của cọc được lấy không lớn hơn 70 % sức
kháng nén dọc trục tính toán theo vật liệu sử dụng của cọc. Sức kháng nén dọc
trục tính toán của cọc được tính theo công thức sau:
Qa = φPn (9.24)
Đối với cấu kiện có cốt thép đai xoắn:
Qa = 0,85(0,85f’c(Ag-Aps)- fseAg) (9.25)
trong đó:
Qa - sức kháng nén dọc trục tính toán của cọc, (KN);
φ - hệ số sức kháng, đối với cấu kiện chịu nén có đai xoắn φ = 0,75;
Aps - tổng diện tích cốt thép dự ứng lực trước, (mm2);
Ag - diện tích mặt cắt ngang của cọc, (mm2);
fse - ứng suất hữu hiệu trong cốt thép dự ứng lực trước, (kPa);
f’c - Cường độ chịu nén thiết kế của bê tông, (kPa).
d. Cọc bê tông cốt thép đổ tại chỗ
Sức chịu tải theo cường độ vật liệu xác định theo công thức:
RV = ( γcb γ’cbRbAb + RsAs) (9.26)
trong đó:
γcb - hệ số kể đến việc đổ bê tông trong khoảng không gian chật hẹp của
hố và ống vách, γcb = 0,85;
γ’cb - hệ số kể đến phương pháp thi công cọc như sau:
a) Trong nền đất dính, nếu có thể khoan và đổ bê tông khô, không phải gia
cố thành, khi mực nước ngầm trong giai đoạn thi công thấp hơn mũi cọc thì γ’cb
= 1,0;

Trang 183
b) Trong các loại đất, việc khoan và đổ bê tông trong điều kiện khô, có
dùng tới ống vách chuyên dụng, hoặc guồng xoắn rỗng ruột γ’cb = 0,9;
c) Trong các nền, việc khoan và đổ bê tông vào lòng hố khoan dưới dưới
nước có dùng ống vách giữ thành, γ’cb = 0,8;
d) Trong các nền, việc khoan và đổ bê tông vào lòng hố khoan dưới dung
dịch khoan hoặc dưới nước chịu áp lực dư (không dùng ống vách), γ’cb = 0,7.
Các hệ số khác ý nghĩa giống như công thức 9.9.

9.4.3 Sức chịu tải của cọc bê tông cốt thép chịu kéo theo cường độ vật liệu
Khi thiết kế, cần tính toán - bố trí cọc trên mặt bằng sao cho cọc không
chịu kéo trong quá trình làm việc do hàm lượng thép trong cọc thấp, đặc biệt với
cọc đổ tại chỗ. Sức chịu tải trọng của cọc chỉ tính toán với cốt thép, bỏ qua khả
năng chịu kéo của bê tông. Cốt thép dọc trong cọc chịu kéo phải bố trí toàn bộ
theo chiều dài của cọc.
Sức chịu kéo đúng tâm của cọc bê tông cốt thép được kiểm tra theo điều
kiện như công thức 3.6 được viết lại như sau:
Pnh < Rt,u (9.27)
trong đó:
Pnh - lực nhổ (kéo) đúng tâm tác dụng xuống cọc, (kN);
Rt,u - sức chịu kéo đúng tâm của cọc bê tông cốt thép, (kN):
Rt,u = RsAs (9.28)
Ý nghĩa các thông số như công thức 9.9.

9.4.4 Sức chịu tải trọng nén thẳng đứng của cọc theo chỉ tiêu cơ lý của đất
a. Cọc chống
Sức chịu tải trọng nén cực hạn Rch,u, tính bằng kN, của cọc tiết diện đặc,
cọc ống đóng hoặc ép nhồi, và cọc khoan (đào) nhồi khi chúng tựa trên nền đá
kể cả cọc đóng tựa trên nền ít bị nén được xác định theo công thức:
Rch,u= cqbAb (9.29)
trong đó:
c - hệ số điều kiện làm việc của cọc trong nền, c =1;
qb - cường độ sức kháng của đất nền dưới mũi cọc chống, (kPa);
Ab - diện tích tựa cọc trên nền, (m2), lấy bằng diện tích mặt cắt ngang đối
với cọc đặc, cọc ống có bịt mũi; lấy bằng diện tích tiết diện ngang thành cọc đối
với cọc ống khi không độn bê tông vào lòng cọc và lấy bằng diện tích tiết diện
ngang toàn cọc khi độn bê tông lòng đến chiều cao không bé hơn 3 lần đường
Trang 184
kính cọc.
Đối với mọi loại cọc đóng hoặc ép, tựa trên nền đá và nền ít bị nén, qb =
20 MPa.
Đối với cọc đóng hoặc ép nhồi, khoan nhồi và cọc ống nhồi bê tông tựa
lên nền đá không phong hoá, hoặc nền ít bị nén (không có các lớp đất yếu xen
kẹp) và ngàm vào đó ít hơn 0,5 m, qb xác định theo công thức:
R c, m, n
qb  R m  (9.30)
γg
trong đó:
Rm - cường độ sức kháng tính toán của khối đá dưới mũi cọc chống,
(kPa), xác định theo Rc,m,n - trị tiêu chuẩn của giới hạn bền chịu nén một trục của
khối đá trong trạng thái no nước, theo nguyên tắc, xác định ngoài hiện trường;
g - hệ số tin cậy của đất, g = 1,4.
Đối với các phép tính sơ bộ của nền công trình thuộc tất cả các cấp của
quan trọng, cho phép lấy:
Rc,m,n = Rc,nKs (9.31)
trong đó:
Rc,n - trị tiêu chuẩn giới hạn bền chịu nén một trục của đá ở trạng thái bão
hòa nước (kPa), được xác định theo kết quả thử mẫu (nguyên khối) trong phòng
thí nghiệm;
Ks - hệ số, kể đến giảm cường độ do vết nứt trong nền đá, xác định theo
Bảng 9.6.
Trong mọi trường hợp, giá trị qb không lấy quá 20 MPa.
Đối với cọc đóng hoặc ép nhồi, khoan nhồi và cọc ống nhồi bê tông tựa
lên nền đá không phong hoá, hoặc nền ít bị nén (không có các lớp đất yếu xen
kẹp) và ngàm vào đó ít nhất 0,5 m, qb xác định theo công thức:
 l 
q b  R m 1  0, 4 d  (9.32)
 df 
trong đó:
Rm xác định theo công thức (9.30);
ld - chiều sâu ngàm cọc vào đá, (m);
df - đường kính ngoài của phần cọc ngàm vào đá, (m).
 ld 
Giá trị của  1  0 , 4  lấy không quá 3.
 df 
Đối với cọc ống tựa đều lên mặt nền đá không phong hoá, phủ trên nền đá

Trang 185
là lớp đất không bị xói có chiều dày tối thiểu bằng ba lần đường kính cọc, giá trị
 l 
 1  0 , 4 d   trong công thức 9.32 lấy bằng 1.
 df 
Chú thích: Khi cọc đóng (ép) nhồi, cọc khoan nhồi hay cọc ống tựa trên
nền đá phong hoá hoặc đá hoá mềm, cường độ chịu nén một trục giới hạn của đá
phải lấy theo kết quả thử mẫu đá bằng bàn nén hoặc theo kết quả thử cọc chịu tải
trọng tĩnh.
Bảng 9.6. Hệ số giảm cường độ Ks trong nền đá
Chỉ số chất lượng đá, RQD,
Mức độ nứt Hệ số giảm cường độ Ks
%
Nứt rất ít Từ 90 đến 100 (rất tốt) 1,00
Nứt ít Từ 75 đến 90 (tốt) Từ 0,6 đến 1,00
Nứt trung bình Từ 50 đến 75 (trung bình) Từ 0,32 đến 0,60
Nứt mạnh Từ 25 đến 50 (xấu) Từ 0,15 đến 0,32
Nứt rất mạnh Từ 0 đến 25 (rất xấu) Từ 0,05 đến 0,15
Chú thích:
1) Giá trị RQD càng lớn thì giá trị Ks càng lớn;
2) Với những giá trị trung gian của RQD hệ số Ks xác định bằng cách nội suy;
3) Khi thiếu các số liệu về RQD thì Ks lấy giá trị nhỏ nhất trong các khoảng biến đổi đã cho.
Ghi chú: Chỉ số chất lượng đá, RQD (Rock Quanlity Designation) do Deere (1963) đề
xuất. Đây là một chỉ số đánh giá chất lượng đá hay cụ thể là độ nứt nẻ của đá. Giá trị RQD
(%) tính bằng tỷ số giữa tổng chiều dài các đoạn mẫu đá có chiều dài ≥ 10 cm và chiều dài
đoạn mẫu đá đã khoan qua.
b. Cọc ma sát hạ bằng phương pháp đóng hoặc ép
Sức chịu tải trọng nén cực hạn Rch,u, (kN), của cọc ma sát, kể cả cọc ống
có lõi đất, hạ bằng phương pháp đóng hoặc ép, được xác định bằng tổng sức
kháng của đất dưới mũi cọc và trên thân cọc:
Rch,u = c(cqqbAb+ u∑cffili) (9.33)
trong đó:
c - hệ số điều kiện làm việc của cọc trong đất, c = 1;
qb - cường độ sức kháng của đất dưới mũi cọc, (kPa), lấy theo Bảng 9.7;
cq; cf - hệ số điều kiện làm việc của đất ở dưới mũi cọc và mặt bên cọc
có xét đến ảnh hưởng của phương pháp hạ cọc đến sức kháng của đất, lấy theo
Bảng 9.9;
u - chu vi tiết diện ngang thân cọc, (m);
fi - cường độ sức kháng trung bình của lớp đất thứ “i” trên thân cọc, (kPa),
lấy theo Bảng 9.8.
Ab - diện tích cọc tựa lên đất, (m2), lấy bằng diện tích tiết diện ngang mũi
cọc đặc, cọc ống có bịt mũi; bằng diện tích tiết diện ngang lớn nhất của phần cọc
Trang 186
được mở rộng và bằng diện tích tiết diện ngang không kể lõi của cọc ống không
bịt mũi;
Trong công thức 9.33 phải tính tổng sức kháng của tất cả các lớp đất mà
cọc xuyên qua, trừ phần đất nằm trong dự kiến sẽ bị đào bỏ hoặc có thể bị xói.
Trong các trường hợp đó phải tính tổng sức kháng của tất cả các lớp đất nằm
dưới cao độ dự kiến (mức đào bỏ) và cao độ đáy hố sau xói cục bộ ứng với mực
nước lũ tính toán.

Hình 9.20. Cọc chống Hình 9.21. Sơ đồ tính toán cọc ma sát

Bảng 9.7. Cường độ sức kháng cắt của đất dưới mũi cọc đóng hoặc ép qb
(Bảng 2 - TCVN 10304:2014)
Cường độ sức kháng của đất dưới mũi cọc đặc và cọc ống có lõi đất hạ bằng
phương pháp đóng hoặc ép qb, kPa
Độ sâu của Cát chặt vừa
mũi cọc, Chứa sỏi
Hạt to - Hạt vừa Hạt nhỏ Cát bụi -
(m) cuội
Đất dính ứng với chỉ số độ sệt IL
≤0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6
3 7.500 6.600 3.000 3.100 2.000 1.100 600
4.000 2.000 1.200
4 8.300 6.800 3.800 3.200 2.100 1.250 700
5.100 2.500 1.600
5 8.800 7.000 4.000 3.400 2.200 1.300 800
6.200 2.800 2.000
7 9.700 7.300 4.300 3.700 2.400 1.400 850
6.900 3.300 2.200
10 10.500 7.700 5.000 4.000 2.600 1.500 900
7.300 3.500 2.400
15 11.700 8.200 5.600 4.400 2.900 1.650 1.000
7.500 4.000
20 12.600 8.500 6.200 4.800 3.200 1.800 1.100
25 13.400 9.000 6.800 5.200 3.500 1.950 1.200
30 14.200 9.500 7.400 5.600 3.800 2.100 1.300
≥ 35 15.000 10.000 8.000 6.000 4.100 2.250 1.400
Chú thích cho Bảng 9.7:
Trang 187
1) Trị số qb trên gạch ngang dùng cho đất cát, dưới ngạch ngang dùng cho đất dính.
2) Giá trị chiều sâu mũi cọc và chiều sâu trung bình lớp đất trên mặt bằng san nền
bằng phương pháp đào xén đất, lấp đất, hay bồi đắp chiều cao tới 3 m, phải tính từ độ cao địa
hình tự nhiên. Nếu đào xén đất, lấp đất, hay bồi đắp từ 3 m đến 10 m, phải tính từ cao độ quy
ước nằm cao hơn 3 m so với mức đào xén hoặc thấp hơn 3 m so với mức lấp đất. Chiều sâu
mũi cọc và chiều sâu trung bình lớp đất ở các vũng nước được tính từ đáy vũng sau xói do
mức lũ tính toán, tại chỗ đầm lầy kể từ đáy đầm lầy.
3) Đối với những trường hợp chiều sâu mũi cọc và chỉ số sệt IL của đất dính có giá trị
trung gian, qb trong Bảng 9.7 được xác định bằng nội suy.
4) Đối với cát chặt, khi độ chặt được xác định bằng xuyên tĩnh, còn cọc hạ không
dùng phương pháp xói nước hoặc khoan dẫn trị số qb ghi trong Bảng 9.7 được phép tăng lên
100 %. Khi độ chặt của đất được xác định qua số liệu khảo sát công trình bằng những phương
pháp khác mà không xuyên tĩnh, trị số qb đối với cát chặt ghi trong Bảng 9.7 được phép tăng
lên 60 %, nhưng không vượt quá 20 MPa.
5) Cường độ sức kháng qb trong Bảng 9.7 được phép sử dụng với điều kiện nếu chiều
sâu hạ cọc tối thiểu xuống nền đất không bị xói và không bị đào xén nhỏ hơn:
4 m - đối với cầu và công trình thuỷ;
3 m - đối với nhà và công trình khác.
6) Đối với những cọc đóng có tiết diện ngang 150 mm x 150 mm và nhỏ hơn, dùng
làm móng dưới tường ngăn bên trong của những ngôi nhà sản xuất một tầng, trị số qb được
phép tăng lên 20 %.
7) Đối với đất cát pha ứng với chỉ số dẻo IP ≤ 4 và hệ số rỗng e < 0,8 sức kháng tính
toán qb và fi được xác định như đối với cát bụi chặt vừa.
8) Trong tính toán, chỉ số sệt của đất lấy theo giá trị dự báo ở giai đoạn sử dụng của
công trình.
Bảng 9.8. Cường độ sức kháng trên thân cọc đóng hoặc ép fi
(Bảng 3 - TCVN 10304:2014)
Chiều Cường độ sức kháng trên thân cọc đặc và cọc ống có lõi đất hạ bằng phương pháp
sâu đóng hoặc ép fi, kPa
trung Cát chặt vừa
bình hạt to
hạt nhỏ cát bụi - - - - - -
của lớp và vừa
đất, Đất dính ứng với chỉ số sệt IL
(m) ≤0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1,0
1 35 23 15 12 8 4 4 3 2
2 42 30 21 17 12 7 5 4 4
3 48 35 25 20 14 8 7 6 5
4 53 38 27 22 16 9 8 7 5
5 56 40 29 24 17 10 8 7 6
6 58 42 31 25 18 10 8 7 6
8 62 44 33 26 19 10 8 7 6
10 65 46 34 27 19 10 8 7 6
15 72 51 38 28 20 11 8 7 6
20 79 56 41 30 20 12 8 7 6
25 86 61 44 32 20 12 8 7 6
30 93 66 47 34 21 12 9 8 7
≥ 35 100 70 50 36 22 13 9 8 7
Chú thích:

Trang 188
1) Khi xác định trị số cường độ sức kháng fi trên thân cọc phải chia từng lớp đất thành
các lớp phân tố đất đồng nhất dày tối đa 2 m, chiều sâu trung bình của các lớp phân tố tính
theo cách như ở chú thích Bảng 9.7. Đối với các phép tính sơ bộ có thể lấy cả chiều dày mỗi
lớp đất trong phạm vi chiều dài cọc.
2) Đối với những trường hợp chiều sâu lớp đất và chỉ số sệt IL của đất dính có giá trị
trung gian, trị số cường độ sức kháng fi được xác định bằng nội suy.
3) Cường độ sức kháng fi đối với cát chặt lấy tăng thêm 30 % so với trị số ghi trong
bảng này.
4) Cường độ sức kháng fi của cát pha và sét pha có hệ số rỗng e < 0,5 và của sét có hệ
số rỗng e < 0,6 đều lấy tăng 15 % so với trị số trong Bảng 9.8 cho chỉ số sệt bất kỳ.
5) Đối với đất cát pha ứng với chỉ số dẻo IP ≤ 4 và hệ số rỗng e < 0,8 sức kháng tính
toán qb và fi được xác định như đối với cát bụi chặt vừa.
6) Chỉ số sệt của đất lấy theo giá trị dự báo ở giai đoạn sử dụng của công trình.
Bảng 9.9. Các hệ số điều kiện làm việc của đất γcq và γcf cho cọc đóng hoặc ép
(Bảng 4 - TCVN 10304:2014)
Hệ số điều kiện làm việc của đất
Phương pháp hạ cọc đặc và cọc ống không moi đất ra
khi tính toán sức kháng của đất
ngoài bằng phương pháp đóng hoặc ép và các loại đất
Dưới mũi cọc γcq Mặt bên cọc γcf
1. Đóng hạ cọc đặc và cọc rỗng bịt kín mũi dùng búa
cơ (dạng treo), búa hơi và búa dầu 1,0 1,0
2. Đóng và ép cọc vào lỗ định hướng khoan sẵn đảm
bảo chiều sâu mũi cọc sâu hơn đáy lỗ tối thiểu 1 m ứng
với đường kính lỗ:
a) Bằng cạnh cọc vuông. 1,0 0,5
b) Nhỏ hơn cạnh cọc vuông 0,05 m 1,0 0,6
c) Nhỏ hơn cạnh cọc vuông hoặc đường kính cọc tròn
0,15 m (đối với trụ đường dây tải điện) 1,0 1,0
3. Hạ cọc vào nền cát kết hợp xói nước với điều kiện ở
giai đoạn sau cùng không dùng xói, đóng vỗ để hạ cọc 1,0 0,9
đạt chiều sâu từ 1 m trở lên
4. Hạ cọc ống bằng phương pháp rung, hạ cọc (đặc)
bằng phương pháp rung và rung - ép:
a) Cát chặt vừa:
cát hạt to và vừa 1,2 1,0
cát hạt nhỏ 1,2 1,0
cát bụi 1,0 1,0
b) Đất dính có chỉ số sệt IL = 0,5:
cát pha 0,9 0,9
sét pha 0,8 0,9
sét 0,7 0,9
c) Đất dính có chỉ số sệt IL ≤ 0 1,0 1,0
5. Dùng búa bất kì để đóng hạ cọc bê tông cốt thép
rỗng hở mũi:
a) Khi đường kính lõi cọc tối đa 0,4 m 1,0 1,0
b) Khi đường kính lõi cọc từ 0,4 đến 0,8 m 0,7 1,0

Trang 189
6. Dùng phương pháp bất kỳ để hạ cọc tròn rỗng kín
mũi xuống chiều sâu tối thiểu 10 m, lần lượt cho mở
rộng mũi cọc ở nền cát chặt vừa và trong đất dính có
chỉ số sệt IL ≤ 0,5 ứng với đường kính phần mở rộng
bằng: 0,9 1,0
a) 1,0 m mà không phụ thuộc vào loại đất nêu trên 0,8 1,0
b) 1,5 m trong cát và cát pha 0,7 1,0
c) 1,5 m trong sét và sét pha
7. Hạ cọc bằng phương pháp ép:
a) Trong cát chặt vừa hạt to, hạt vừa và nhỏ. 1,1 1,0
b) Trong cát bụi 1,1 0,8
c) Trong đất dính có chỉ số sệt IL < 0,5 1,1 1,0
d) Trong đất dính có chỉ số sệt IL ≥ 0,5 1,0 1,0
Chú thích: Ở điểm 4 đối với đất dính khi chỉ số sệt 0 < IL< 0,5 , hệ số γcq, γcf được xác
định bằng nội suy.
c. Cọc ma sát đổ tại chỗ
Sức chịu tải trọng nén cực hạn Rch,u, tính bằng kN, của cọc đóng hoặc ép
nhồi và cọc khoan nhồi mở hoặc không mở rộng mũi và cọc ống moi đất và nhồi
bê tông vào bên trong, được xác định theo công thức:
Rch,u = γc(γcq qb Ab + uΣγcf fi li) (9.34)
trong đó:
γc - hệ số điều kiện làm việc của cọc, khi cọc tựa trên nền đất dính với độ
bão hoà Sr < 0,9 và trên đất hoàng thổ lấy γc = 0,8; với các trường hợp khác γc =
1;
γcq - hệ số điều kiện làm việc của đất dưới mũi cọc, lấy như sau:
γcq = 0,9 cho trường hợp dùng phương pháp đổ bê tông dưới nước;
Ab - diện tích tiết diện ngang mũi cọc, (m2), lấy như sau:
đối với cọc đóng hoặc ép nhồi và cọc khoan nhồi:
- không mở rộng mũi: lấy bằng diện tích tiết diện ngang của cọc;
- có mở rộng mũi: lấy bằng diện tích tiết diện ngang lớn nhất của phần mở
rộng;
đối với cọc ống độn bê tông lòng và cọc ống có bịt mũi: lấy bằng diện tích
mặt cắt ngang toàn bộ của ống;
u - chu vi tiết diện ngang thân cọc, (m);
γcf - hệ số điều kiện làm việc của đất trên thân cọc, phụ thuộc vào phương
pháp tạo lỗ và điều kiện đổ bê tông - xem Bảng 9.10;
fi - cường độ sức kháng trung bình của lớp đất thứ “i” trên thân cọc, (kPa),
lấy theo Bảng 3.8;
li - chiều dài đoạn cọc nằm trong lớp đất thứ “i”, (m).
Chú thích:
Trang 190
1) Đối với cọc mở rộng mũi, sức kháng của đất trên thân cọc được tính
trong phạm vi chiều sâu kể từ cao độ mặt đất thiết kế tới cao trình mặt cắt giữa
thân cọc với mặt nón tạo bởi các đường tiếp tuyến với mặt bầu mở rộng một góc
bằng φI/2 với trục cọc, ở đây φI là trị số trung bình góc ma sát trong tính toán
của các lớp của đất thuộc phạm vi mặt nón kể trên.
2) Chu vi tiết tiện ngang thân cọc của cọc khoan nhồi lấy bằng chu vi hố
khoan.
qb - cường độ sức kháng của đất dưới mũi cọc, (kPa), lấy theo chỉ dẫn
dưới đây, còn đối với cọc đóng (ép) nhồi thi công theo phương pháp hạ (đóng,
ép hoặc quay ép) ống vách tạo lỗ, đáy ống được bịt bằng tấm đế hoặc nút bê
tông. Tấm đế được để lại trong đất, rút dần ống vách lên theo mức nhồi vữa bê
tông xuống hố hoặc thi công bằng cách nhồi vữa bê tông ở thể cứng vào hố tạo
sẵn, dùng đầm dưới dạng ống mũi nhọn đế có gắn đầm rung để đầm bê tông; cọc
chế tạo sẵn hạ xuống hố khoan sẵn có hoặc không đóng vỗ đầu cọc và cọc khoan
nhồi có xử lý làm sạch mùn khoan và bơm phun vữa xi măng dưới mũi cọc lấy
theo Bảng 9.8;
Cường độ sức kháng của đất dưới mũi cọc qb được xác định như sau:
a) Đối với đất hòn vụn thô lẫn cát và đất cát ở nền cọc đóng hoặc ép nhồi
và cọc khoan nhồi có hoặc không mở rộng mũi, cọc ống khi hạ moi hết lõi đất
bên trong, qb được tính theo công thức 9.35, còn ở nền cọc ống khi hạ có giữ lại
lõi đất, là những loại đất kể trên, với chiều cao lõi tối thiểu 0,5 m, qb tính theo
công thức 9.36:
qb = 0,75α4(α1γ’Id + α2α3γIh) (9.35)
qb = α4(α1γ’Id + α2α3γIh) (9.36)
trong đó:
α1, α2, α3, và α4 - các hệ số không thứ nguyên phụ thuộc vào trị số góc ma
sát trong tính toán φI của nền đất và được lấy theo Bảng 9.11, nhân với hệ số
chiết giảm 0,9;
γ’I - dung trọng tính toán của nền đất dưới mũi cọc, (kN/m3), (có xét đến
tác dụng đẩy nổi trong đất bão hoà nước);
γI - dung trọng tính toán trung bình, (kN/m3), (tính theo các lớp) của đất
nằm trên mũi cọc (có xét đến tác động đẩy nổi trong đất bão hoà nước);
d - đường kính cọc đóng hoặc ép nhồi, cọc khoan nhồi và cọc ống, đường
kính phần mở rộng (cho cọc có mở rộng mũi) hay đường kính hố khoan dùng
cho cọc - trụ, liên kết với đất bằng vữa xi măng - cát, (m);
h - chiều sâu hạ cọc, kể từ mặt đất tự nhiên hoặc mặt đất thiết kế (khi có
thiết kế đào đất) tới mũi cọc hoặc tới đáy phần mở rộng mũi, (m).
b) Đối với đất dính qb được lấy theo Bảng 9.12.
Chú thích:

Trang 191
1) Chỉ dẫn cho tính toán cường độ sức kháng của đất dưới mũi cọc qb dành cho các
trường hợp, khi đảm bảo chiều sâu hạ cọc vào lớp đất được dùng làm nền tối thiểu bằng
đường kính cọc (hay đường kính phần mở rộng mũi), nhưng không nhỏ hơn 2 m.
2) Các giá trị của qb, tính theo các công thức 9.35 và 9.36 không nên lấy lớn hơn các
giá trị cho trong Bảng 9.7 dùng cho cọc đóng hoặc ép có cùng chiều dài và trong cùng loại
đất.
Bảng 9.10. Hệ số điều kiện làm việc của cọc trong đất γcf
(Bảng 5 - TCVN 10304:2014)
Hệ số ĐKLV γcf trong đất
Loại cọc và phương pháp thi công
Cát Cát pha Sét pha Sét
1. Cọc đóng hoặc ép nhồi (cọc đặc, cọc ống có cốt thép dọc
không căng trước, có cốt đai và cọc có cốt thép dọc là thép
0,8 0,8 0,8 0,7
thanh hoặc thép sợi được ứng lực trước, có hoặc không có
thép đai), hạ ống vách có tấm đế, hoặc nút bê tông
2. Cọc nhồi dạng ép chấn động 0,9 0,9 0,9 0,9
3. Cọc khoan nhồi trong đó có mở rộng mũi, đổ bê tông trong
trường hợp:
a) Không có nước (phương pháp khô), cũng như khi dùng
ống vách chuyên dụng 0,7 0,7 0,7 0,7
b) Dưới nước hay trong vữa sét 0,6 0,6 0,6 0,6
c) Dùng vữa bê tông cứng (độ sụt nhỏ) kết hợp dùng đầm sâu
(phương pháp khô) 0,8 0,8 0,8 0,7
4. Cọc ba rét trong hố ép lún, thi công bằng cách ép lún đất 0,5 0,5 0,5 0,5
tạo lỗ hình tháp hoặc hình chóp và nhồi vữa bê tông xuống
5. Cọc ống hạ bằng phương pháp rung, kết hợp đào moi đất 1,0 0,9 0,7 0,6
6. Cọc - trụ 0,7 0,7 0,7 0,6
7. Cọc khoan phun nhồi dùng ống vách hoặc dùng vữa BT
chịu áp lực ép từ 200 kPa đến 400 kPa (từ 2 atm đến 4 atm)
hoặc phun vữa bê tông qua cần khoan guồng xoắn rỗng lòng 0,9 0,8 0,8 0,8
Chú thích: Đối với cọc khoan nhồi đường kính lớn và ba rét sức chịu tải của cọc phụ thuộc
nhiều vào loại đất, chất lượng thi công. Hệ số điều kiện làm việc γcf trong Bảng 9.10 có thể không phù
hợp cho mọi trường hợp. Khi có đủ cơ sở kinh nghiệm thực tế có thể tăng hệ số này lên 0,8 đến 1,0.
Giá trị sức chịu tải của cọc phải được kiểm chứng bằng thí nghiệm thử tải tĩnh cọc tại hiện trường.
Bảng 9.11. Các hệ số α1, α2, α3 và α4 trong công thức 3.35 & 3.36
(Bảng 6 - TCVN 10304:2014)
Góc ma sát trong tính toán 1 của đất dưới mũi cọc, độ
Hệ số
23o 25o 27o 29o 31o 33o 35o 37o 39o
α1 9,5 12,6 17,3 24,4 34,6 48,6 71,3 108,0 163,0
α2 18,6 24,8 32,8 45,5 64,0 87,6 127,0 185,0 260,0
4,0 0,78 0,79 0,80 0,82 0,84 0,85 0,85 0,85 0,87
5,0 0,75 0,76 0,77 0,79 0,81 0,82 0,83 0,84 0,85
7,5 0,68 0,70 0,71 0,74 0,76 0,78 0,80 0,82 0,84
α3 ứng 10,0 0,62 0,65 0,67 0,70 0,73 0,75 0,77 0,79 0,81
với 12,5 0,58 0,61 0,63 0,67 0,70 0,73 0,75 0,78 0,80
h= 15,0 0,55 0,58 0,61 0,65 0,68 0,71 0,73 0,76 0,79
d 17,5 0,51 0,55 0,58 0,62 0,66 0,69 0,72 0,75 0,78
20,0 0,49 0,53 0,57 0,61 0,65 0,68 0,72 0,75 0,78
22,5 0,46 0,51 0,55 0,60 0,64 0,67 0,71 0,74 0,77
 25,0 0,44 0,49 0,54 0,59 0,63 0,67 0,70 0,74 0,77
α 4 ứng  0,8m 0,34 0,31 0,29 0,27 0,26 0,25 0,24 0,23 0,22
với d = 4,0m 0,25 0,25 0,23 0,22 0,21 0,20 0,19 0,18 0,17
Trang 192
Chú thích: Giá trị tính toán của góc ma sát trong cần lấy φ = φI; đối với các giá trị
trung gian φI, h/d và d, giá trị các hệ số α1, α2, α3 và α4 xác định bằng phương pháp nội suy.

Bảng 9.12. Cường độ sức kháng qb, của đất dính dưới mũi cọc nhồi
(Bảng 7 - TCVN 10304:2014)
Cường độ sức kháng qb của đất dính, trừ đất lún sụt, dưới mũi cọc đóng hoặc ép nhồi và
Chiều sâu cọc khoan nhồi có hoặc không mở rộng mũi, cọc ống hạ bằng phương pháp moi đất và
hạ cọc H, đổ bê tông lõi theo chỉ số sệt IL, kPa
m
0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6
3 850 750 650 500 400 300 250
5 1000 850 750 650 500 400 350
7 1150 1000 850 750 600 500 450
10 1350 1200 1050 950 800 700 600
12 1550 1400 1250 1100 950 800 700
15 1800 1650 1500 1300 1100 1000 800
18 2100 1900 1700 1500 1300 1150 950
20 2300 2100 1900 1650 1450 1250 1050
30 3300 3000 2600 2300 2000 - -
≥ 40 4500 4000 3500 3000 2500 - -
Chú thích:
1) Giá trị chiều sâu mũi cọc và chiều sâu trung bình lớp đất trên mặt bằng san nền
bằng phương pháp đào xén đất, lấp đất, hay bồi đắp chiều cao tới 3 m, phải tính từ độ cao địa
hình tự nhiên, còn nếu đào xén đất, lấp đất, hay bồi đắp từ 3 m đến 10 m, phải tính từ cao độ
quy ước nằm cao hơn 3 m so với mức đào xén hoặc thấp hơn 3 m so với mức đắp đất. Chiều
sâu mũi cọc và chiều sâu trung bình lớp đất ở các vũng nước được tính từ đáy vũng sau xói do
mức lũ tính toán, tại chỗ đầm lầy kể từ đáy đầm lầy.
2) Đối với những trường hợp chiều sâu mũi cọc và chỉ số sệt IL của đất dính có giá trị
trung gian, qb được xác định bằng nội suy.
3) Trong tính toán, chỉ số sệt của đất lấy theo giá trị dự báo ở giai đoạn sử dụng của
công trình.

9.4.5 Sức chịu tải trọng kéo của cọc theo chỉ tiêu cơ lý của đất, đá
a. Cọc ma sát hạ bằng phương pháp đóng hoặc ép
Sức chịu tải trọng kéo Rth,u, (kN), của cọc ma sát, kể cả cọc ống có lõi đất,
hạ bằng phương pháp đóng hoặc ép, được xác định theo công thức:
Rth,u = cuΣcffili (9.37)
trong đó:
c - hệ số điều kiện làm việc của cọc, lấy cho mọi loại nhà và công trình: khi chiều sâu
hạ cọc nhỏ hơn 4 m, c = 0,6; khi chiều sâu hạ cọc lớn hơn hoặc bằng 4 m, c = 0,8.
Các thông số khác lấy theo công thức 9.33;
b. Cọc ma sát đóng hoặc ép nhồi, cọc khoan nhồi và cọc ống nhồi bê
tông

Trang 193
Sức chịu tải trọng kéo Rth,u, (kN), của cọc đóng hoặc ép nhồi, cọc khoan
nhồi và cọc ống được xác định theo công thức:
Rth,u = γcuΣγcf fili (9.38)
trong đó:
γc - lấy theo công thức 9.37;
u, γcf, fi, li - lấy theo công thức 9.34.

9.4.6 Sức chịu tải cực hạn của cọc theo các chỉ tiêu cường độ của đất nền
a. Sức chịu tải cực hạn
Công thức chung xác định sức chịu tải cực hạn Rch,u, (kN), của cọc theo
đất nền là:
R ch,u  Q b  Qf  q b A b  u  f i li (9.39)
trong đó:
Qb - sức kháng của đất dưới mũi cọc, (kN);
Qf - sức kháng của đất trên thân cọc, (kN);
qb - cường độ sức kháng của đất dưới mũi cọc, (kPa);
Ab - diện tích tiết diện ngang mũi cọc, (m2);
u - chu vi tiết diện ngang cọc, (m);
fi - cường độ sức kháng trung bình (ma sát đơn vị) của lớp đất thứ “i” trên
thân cọc, (kPa).
li - chiều dài đoạn cọc nằm trong lớp đất thứ”i”, (m).
Cách xác định cường độ sức kháng của đất dưới mũi cọc qb và cường độ
sức kháng trung bình của lớp đất thứ “i” trên thân cọc fi được trình bày dưới đây.
b. Sức kháng của đất dưới mũi cọc (Phương pháp Meyerhof)
Tổng quát (khi   0, c  0)
Cường độ sức kháng của đất dưới mũi cọc trong trường hợp tổng quát
được xác định theo công thức:
Qb = (cN’c+ q’γ,pN’q)Ab (9.40)
trong đó:
N’c, N’q - các hệ số sức chịu tải của đất dưới mũi cọc;
q’γ,p - áp lực hiệu quả lớp phủ tại cao trình mũi cọc (có trị số bằng ứng
suất pháp hiệu quả theo phương đứng do đất gây ra tại cao trình mũi cọc), (kPa).

Đối với đất dính thuần túy (khi  = 0, c  0)

Trang 194
Cường độ sức kháng của đất dính thuần túy không thoát nước dưới mũi
cọc:
Qb = cuN’cAb (9.41)
Thông thường lấy N’c = 9 cho cọc đóng, đối với cọc khoan nhồi đường
kính lớn lấy N’c = 6.

Đối với đất rời (khi   0, c = 0)


Cường độ sức kháng của đất rời dưới mũi cọc:
Qb = q’γ,pN’qAb (9.42)
Xác định chiều sâu ngàm thực tế của mũi cọc vào đất LB:
- Nếu nền 1 lớp thì chiều sâu ngàm thực tế LB bằng chiều dài cọc;
- Nếu nền nhiều lớp thì chiều sâu ngàm thực tế LB bằng chiều sâu đoạn
cọc cắm vào đất cứng.
Nếu chiều sâu mũi cọc LB nhỏ hơn ZL thì q’γ,p lấy theo giá trị bằng áp lực
lớp phủ tại độ sâu mũi cọc;
Nếu chiều sâu mũi cọc LB lớn hơn ZL thì lấy giá tri q’γ,p bằng áp lực lớp
phủ tại độ sâu ZL. Có thể xác định các giá trị ZL và hệ số k và N’q trong Bảng
9.13, được trích dẫn từ tiêu chuẩn AS 2159-1978.
Bảng 9.13. Giá trị các hệ số k, ZLvà N’q cho cọc trong đất cát
(Bảng G.1 - TCVN 10304:2014)
k N’q
Trạng thái Độ chặt tương đối
ZL/d Cọc khoan Cọc khoan
đất D Cọc đóng Cọc đóng
nhồi và ba rét nhồi và ba rét
Rời Từ 0,2 đến 0,4 6 0,8 0,3 60 25
Chặt vừa Từ 0,4 đến 0,75 8 1,0 0,5 100 60
Chặt Từ 0,75 đến 0,90 15 1,5 0,8 180 100

Chú thích: Đối với cọc ba rét, d là đường kính quy đổi từ tiết diện chữ nhật của ba rét sang tiết
diện tròn có cùng diện tích.
b. Sức kháng trung bình trên thân cọc
Tổng quát (khi   0, c  0)
Cường độ sức kháng trung bình trên thân cọc fi trong trường hợp tổng
quát có thể xác định như sau:
f i  αc u,i  k i σ' v,z tgδ i (9.43)
trong đó:
cu,i - cường độ sức kháng không thoát nước của lớp đất dính thứ “i”,
(kPa);

Trang 195
α - hệ số phụ thuộc vào đặc điểm lớp đất nằm trên lớp dính, loại cọc và
phương pháp hạ cọc, cố kết của đất trong quá trình thi công và phương pháp xác
định cu. Đối với cọc nhồi lấy từ 0,3 - 0,45 cho sét dẻo cứng và bằng 0,6 - 0,8
cho sét dẻo mềm. Khi không đầy đủ những thông tin này có thể tra α trên biểu
đồ Hình 9.22.
ki - hệ số áp lực ngang của đất lên cọc, phụ thuộc vào loại cọc: cọc chuyển
vị (đóng, ép) hay cọc thay thế (khoan nhồi hoặc ba rét):
Với đất rời: ki = 1 - sini
Với đất dính: ki = (0,19 + 0,233logIP)
σ v,z - ứng suất pháp hiệu quả theo phương đứng trung bình trong lớp đất
thứ “i”, (kPa);
δi - góc ma sát giữa đất và cọc, thông thường đối với cọc bê tông δi lấy
bằng góc ma sát trong của đất φi, đối với cọc thép δi lấy bằng 2φi/3.

Hình 9.22. Biểu đồ xác định hệ số α

Đối với đất dính thuần túy (khi  = 0, c  0)


Đối với đất dính cường độ sức kháng trung bình trên thân cọc trong lớp
đất thứ i có thể xác định theo phương pháp ỏ, theo đó fi được xác định theo công
thức:
fi = αcu,i (9.44)

Đối với đất rời (khi   0, c = 0)


Đối với đất rời, cường độ sức kháng trung bình trên thân cọc trong lớp đất
cát thứ “i” xác định theo công thức:
f i  k i σ'v,z tgδi (9.45)
Theo công thức 9.45 thì càng xuống sâu, cường độ sức kháng trên thân
cọc càng tăng. Tuy nhiên nó chỉ tăng đến độ sâu giới hạn ZL nào đó bằng
khoảng 15 lần đến 20 lần đường kính cọc, d, rồi thôi không tăng nữa. Vì vậy
cường độ sức kháng trên thân cọc trong đất rời có thể tính như sau:
Trang 196
Trên đoạn cọc có độ sâu nhỏ hơn ZL, f i =kσ'V,Z ;
Trên đoạn cọc có độ sâu bằng và lớn hơn ZL, fi =kσ'V,ZL .

9.4.7 Sức chịu tải cực hạn của cọc theo kết quả xuyên tĩnh (phương pháp 1)
Phương pháp này sử dụng khi xác định ma sát trên thân cọc có sử giá trị
ma sát fs đo trực tiếp trên ống ma sát của mũi xuyên tĩnh. Khi không có giá trị
này, xác định ma sát trên thân cọc thông qua giá trị qc, hay xác định sức chịu tải
của cọc theo kết quả xuyên tĩnh có thể theo phương pháp dưới đây (Phụ lục G.4
- TCVN 10304:2014).
a. Cọc đóng hoặc ép
Sức chịu tải cực hạn Rch,u của cọc đóng, hoặc ép, tính bằng kN, tại điểm
xuyên tĩnh được xác định theo công thức:
Rch,u = qbAb + u∑fili (9.46)
trong đó:
qb - cường độ sức kháng của đất dưới mũi cọc lấy theo kết quả xuyên tại
điểm thí nghiệm, (kPa);
fi - trị trung bình cường độ sức kháng của lớp đất thứ “i” đất trên thân cọc
lấy theo kết quả xuyên, (kPa);
li - chiều dài đoạn cọc nằm trong lớp đất thứ “i”, (m);
u - chu vi tiết diện ngang thân cọc, (m).
Giá trị qb được xác định theo công thức:
qb = β1qc (9.47)
trong đó:
β1 - hệ số chuyển đổi từ qc sang qb, không phụ thuộc vào loại hình mũi
xuyên, lấy theo Bảng 9.14;
qc - trị trung bình sức kháng của đất dưới mũi xuyên, lấy theo kết quả thí
nghiệm, (kPa). Giá trị qc được lấy trong phạm vi bề dày 1d trở lên và 4d trở
xuống kể từ cao trình mũi cọc thiết kế (d bằng đường kính cọc tròn hay cạnh
cọc vuông hoặc bằng cạnh dài của cọc có mặt cắt ngang hình chữ nhật).
Trị trung bình sức kháng trên thân cọc f được xác định:
- Khi dùng xuyên loại I:
f = β 2 fs (9.48)
- Khi dùng xuyên loại II:
f=
β f
i si il
(3.49)
l i

trong đó:

Trang 197
β2, βi - các hệ số lấy theo Bảng 9.14;
fs - giá trị trung bình cường độ sức kháng của đất trên ống ma sát của mũi
xuyên, (kPa). Giá trị fs xác định bằng thương số giữa tổng sức kháng của đất trên
thân xuyên với diện tích bề mặt trong phạm vi chiều sâu kể từ mặt đất tại điểm
xuyên tới cao độ mũi cọc nằm trong lớp đất thiết kế chịu lực;
fsi - cường độ sức kháng trung bình của lớp đất thứ “i” trên thân xuyên,
(kPa);
li - chiều dài đoạn cọc nằm trong lớp đất thứ “i”, (m).
Bảng 9.14. Các hệ số chuyển đổi β1, β2 và βi
(Bảng 14 - TCVN 10304:2014)
Trị trung β1 - hệ số chuyển đổi từ β2 - hệ số chuyển β i - hệ số chuyển
bình sức qC sang qb đổi từ fs sang f đổi từ fsi sang f
kháng của Fs, fsi, dùng cho xuyên dùng cho xuyên
Cọc vít loại I loại II
đất ở mũi Cọc kPa
xuyên qc, đóng Chịu Chịu Đất Đất
kPa Đất cát Đất cát
nén kéo dính dính
≤ 1000 0,9 0,50 0,40 ≤ 20 2,40 1,50 0,75 1,00
2500 0,8 0,45 0,38 40 1,65 1,00 0,60 0,75
5000 0,65 0,32 0,27 60 1,20 0,75 0,55 0,60
7500 0,55 0,26 0,22 80 1,00 0,60 0,50 0,45
10000 0,45 0,23 0,19 100 0,85 0,50 0,45 0,40
15000 0,35 - - ≥ 120 0,75 0,40 0,40 0,30
20000 0,30 - - - - - - -
≥ 30000 0,20 - - - - - - -
Chú thích:
1) Xuyên loại I là loại xuyên cơ, mũi xuyên cấu tạo từ chóp nón đường kính 35,7 mm
với góc ở đỉnh 600 và vỏ xuyên phía trên để đo ma sát dài 74 mm. Xuyên loại II là xuyên điện
có mũi xuyên cấu tạo từ chóp nón đường kính 35,7 mm với góc ở đỉnh 600 và ống ma sát phía
trên dài từ 90 mm đến 210 mm.
2) Khi dùng cọc vít trong nền cát bão hoà nước, hệ số β1 phải giảm 2 lần.

b. Cọc khoan nhồi


Đối với cọc khoan nhồi làm việc chịu nén, cho phép xác định sức chịu tải
của cọc ở điểm xuyên tĩnh Rch,u, mà không sử dụng số liệu về sức kháng của đất
trên ống ma sát của mũi xuyên tĩnh, theo công thức:
Rch,u = qbAb + uΣγcffili (9.50)
trong đó:
qb - cường độ sức kháng của đất dưới mũi cọc, lấy theo Bảng 9.15, (kPa),
phụ thuộc vào trị trung bình sức kháng mũi xuyên qc, trên đoạn 1d lên phía trên
và 2d xuống phía dưới cao trình mũi cọc, d - đường kính cọc;
Ab - diện tích tiết diện ngang mũi cọc, (m2);
Trang 198
u - chu vi tiết diện ngang thân cọc, (m);
fi - cường độ sức kháng trung bình của lớp đất thứ “i”, (kPa), lấy theo
Bảng 3.15;
li - chiều dài đoạn cọc nằm trong lớp đất thứ “i”, (m);
γcf - hệ số phụ thuộc vào công nghệ thi công cọc, lấy như sau:
a) đối với cọc đổ bê tông trong hố khoan khô γcf = 1;
b) đối với cọc đổ bê tông dưới nước hay dung dịch sét, cũng như trong
trường hợp có dùng ống vách γcf = 0,7.
Bảng 9.15. Cường độ sức kháng qb và fi, của đất đối với cọc khoan nhồi theo qc
(Bảng 15 - TCVN 10304:2014)
Cường độ sức Cường độ sức kháng của đất dưới Cường độ sức kháng trung bình của
kháng của đất ở mũi cọc qb, kPa đất trên thân cọc fi, kPa
mũi xuyên qc,
kPa Đất cát Đất dính Đất cát Đất dính
1000 - 200 - 15
2500 - 580 - 25
5000 900 900 30 35
7500 1100 1200 40 45
10000 1300 1400 50 60
12000 1400 - 60 -
15000 1500 - 70 -
20000 2000 - 70 -
Chú thích:
1) Giá trị qb và fi cho các giá trị trung gian qc xác định bằng nội suy.
2) Giá trị qb và fi cho trong bảng dùng cho cọc khoan nhồi đường kính từ 600 mm đến
1200 mm, hạ vào đất tối thiểu 5 m. Khi có khả năng xuất hiện ma sát âm trên thân cọc, giá trị
fi cho các lớp đất bị lún lấy dấu “âm“.
3) Với các giá trị của qb và fi trong bảng, độ lún của cọc tương ứng với giá trị Rc,u
không vượt quá 0,03d.

9.4.8 Sức chịu tải cực hạn của cọc theo kết quả xuyên tĩnh (phương pháp 2)
Sức chịu tải cực hạn của cọc theo kết quả xuyên tĩnh được xác định như
sau (Phụ lục G - TCVN 10304:2012):
Rch,u = qbAb+ u∑fili (9.51)
trong đó:
qb - cường độ sức kháng của đất dưới mũi cọc, (kPa) xác định theo công
thức:
qb = kcqc (9.52)
qc - cường độ sức kháng mũi xuyên trung bình của đất trong khoảng 3d
phía trên và 3d phía dưới mũi cọc, d là đường kính, hoặc cạnh tiết diện ngang
cọc;
Trang 199
li - chiều dài đoạn cọc nằm trong lớp đất thứ “i”.
kc - hệ số chuyển đổi sức kháng mũi xuyên thành sức kháng mũi cọc, tra
Bảng 3.16;
fi - cường độ sức kháng trung bình trên thân cọc trong lớp đất thứ “i” xác
định theo công thức:
q
fi = αc,i (9.53)
i

q c,i - cường độ sức kháng mũi xuyên trung bình trong lớp đất thứ “i”
αi - hệ số chuyển đổi từ sức kháng mũi xuyên sang sức kháng trên thân
cọc, tra Bảng 9.16.
Bảng 9.16. Hệ số kc và α
(Bảng G.2 - TCVN 10304:2014)
Sức Cường độ sức kháng lớn nhất
Hệ số α
kháng Hệ số kc trên thân cọc fmax, kPa
ở mũi Cọc nhồi Cọc đóng Cọc nhồi Cọc đóng
Loại đất
Xuyên Thành Thành Thành Thành Thành Thành Thành Thành
Cọc Cọc
qc, bê ống bê ống bê ống bê ống
nhồi đóng
kPa tông thép tông thép tông thép tông thép
Đất dính
chảy, bùn <2000 0,4 0,5 30 30 30 30 15 15 15
(*)
Đất dính Từ
dẻo mềm 2000 (80) (80) (80)
0,35 0,45 40 80 40 80 35
- dẻo đến 35 35 35
cứng 5000
Đất dính
(80) (80) (80)
nửa cứng >5000 0,45 0,55 60 120 60 120 35
35 35 35
đến cứng
Từ 0
(60) (60) (120)
Cát chảy đến 0,4 0,5 150 35 35 35 35
120 80 60
2500
Từ
Cát chặt 2500 (100) (200) (200) (120) (80) (120)
0,4 0,5 100 80
vừa đến 180 250 250 80 35 80
10000
Cát chặt
(300) (300) (150) (150) (150)
đến rất >10000 0,3 0,4 150 150 120
200 200 120 80 120
chặt
Đá phấn
>5000 0,2 0,3 100 120 100 120 35 35 35 35
mềm
Đá phấn
phong
(150) (120) (150)
hoá, >5000 0,2 0,4 60 80 60 80 120
120 80 120
mảnh
vụn
Chú thích:
1) Cần hết sức thận trọng khi lấy giá trị sức kháng trên thân cọc trong đất sét yếu và
bùn vì có thể xuất hiện ma sát âm khi bị lún do tải trọng tác dụng lên nó hoặc do trọng lượng
bản thân đất.
2) Các giá trị trong ngoặc đơn có thể sử dụng khi:
Trang 200
- Đối với cọc nhồi, thành hố được giữ tốt, khi thi công thành hố không bị phá hoại và
bê tông cọc đạt chất lượng cao;
- Đối với cọc đóng có tác dụng làm chặt đất.
3) Giá trị sức kháng của đất ở mũi xuyên trong bảng ứng với mũi côn đơn giản.

9.4.9 Sức chịu tải cực hạn theo kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn
a. Theo công thức của Meyerhof
Sức chịu tải cực hạn của cọc xác định theo đất theo công thức 9.39:
Rch,u = qbAb+ u∑fili
Đối với trường hợp nền đất rời Meyerhof (1976) kiến nghị công thức xác
định cường độ sức kháng của đất dưới mũi cọc qb và cường độ sức kháng của
đất ở trên thân cọc fi trực tiếp từ kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn như sau:
qb = k1NP (9.54)
fi = k2Ns,i (9.55)
trong đó:
k1 - hệ số, lấy k1= 40 h/d ≤ 400 đối với cọc đóng và k1= 120 đối với cọc
khoan nhồi;
NP - chỉ số SPT trung bình trong khoảng 4d phía dưới và 1d phía trên mũi
cọc;
k2 - hệ số lấy bằng 2,0 cho cọc đóng và 1,0 cho cọc khoan nhồi;
u - chu vi tiết diện ngang cọc;
h - chiều sâu hạ cọc;
Ns,i - chỉ số SPT trung bình của lớp đất thứ “i” trên thân cọc.
Chú thích: Trường hợp mũi cọc được hạ vào lớp đất rời còn trên phạm vi
chiều dài cọc có cả đất rời và đất dính thì fi trong lớp đất rời tính theo công thức
9.55, còn fi trong lớp đất dính tính theo phương pháp α theo công thức 9.44,
hoặc theo công thức 9.58.
b. Theo công thức của Viện Kiến trúc Nhật Bản (1988)
Sức chịu tải cực hạn của cọc xác định theo công thức 9.39 được viết lại
dưới dạng:
R ch,u =q b A b +u   f c,i lc,i +fs,i ls,i  (9.56)
trong đó:
qb - cường độ sức kháng của đất dưới mũi cọc xác định như sau:
Khi mũi cọc nằm trong đất rời qb= 300 Np cho cọc đóng (ép) và qb= 150
Np cho cọc khoan nhồi.
Khi mũi cọc nằm trong đất dính qb = 9 cu cho cọc đóng và qb = 6 cu cho
cọc khoan nhồi.

Trang 201
Đối với cọc đóng, cường độ sức kháng trung bình trên đoạn cọc nằm
trong lớp đất rời thứ “i”:
10Ns,i
f s,i =
3 (9.57)
và cường độ sức kháng trên đoạn cọc nằm trong lớp đất dính thứ “i”:
fc,i = αpfLcu,i (9.58)
trong đó:
αp - hệ số điều chỉnh cho cọc đóng, phụ thuộc vào tỷ lệ giữa sức kháng cắt
không thoát nước của đất dính cu và trị số trung bình của ứng suất pháp hiệu quả
thẳng đứng, xác định theo biểu đồ trên Hình 9.23a;
fL - hệ số điều chỉnh theo độ mảnh h/d của cọc đóng, xác định theo biểu
đồ trên Hình 9.23b;
Biểu đồ xác định các hệ số fL và αp trên Hình 9.23 là do Semple và
Rigden xác lập (1984).

Hình 9.23. Biểu đồ xác định hệ số αp và fL


Đối với cọc khoan nhồi, cường độ sức kháng trên đoạn cọc nằm trong lớp
đất rời thứ i tính theo công thức 9.57, còn cường độ sức kháng trên đoạn cọc
nằm trong lớp đất dính thứ i tính theo công thức 9.58 với fL= 1;
NP - chỉ số SPT trung bình trong khoảng 1d dưới và 4d trên mũi cọc;
cu - cường độ sức kháng cắt không thoát nước của đất dính, khi không có
số liệu sức kháng cắt không thoát nước cu xác định trên các thiết bị thí nghiệm
cắt đất trực tiếp hay thí nghiệm nén ba trục có thể xác định từ thí nghiệm nén
một trục nở ngang tự do (cu= qu/2), hoặc từ chỉ số SPT trong đất dính: cu,i= 6,25
Nc,i, tính bằng kPa, trong đó Nc,i là chỉ số SPT trong đất dính.
Ns,i - chỉ số SPT trung bình trong lớp đất rời “i”;
ls,i - chiều dài đoạn cọc nằm trong lớp đất rời thứ “i”
lc,i - chiều dài đoạn cọc nằm trong lớp đất dính thứ “i”;
u - chu vi tiết diện ngang cọc;
d - đường kính tiết diện cọc tròn, hoặc cạnh tiết diện cọc vuông.
Trang 202
Chú thích:
1) Đối với các loại đất cát, nếu trị số NP > 50 thì chỉ lấy NP = 50; nếu trị số Ns,i
lớn hơn 50 thì lấy Ns,i = 50.
2) Đối với nền đá và nền ít bị nén như sỏi cuội ở trạng thái chặt, khi trị số NP >
100 có thể lấy qb = 20 MPa cho trường hợp cọc đóng. Riêng đối với cọc khoan nhồi và
ba rét thì sức kháng mũi phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng thi công cọc, nếu có biện
pháp tin cậy làm sạch mũi cọc và bơm vữa xi măng gia cường đất dưới mũi cọc thì có
thể lấy giá trị qb như trường hợp cọc đóng.

9.4.10 Sức chịu tải cực hạn theo kết quả thử động cọc bằng đóng búa
Sức chịu tải Rc,u của cọc, tính bằng kN, theo các số liệu thử động cọc bằng
búa đóng với độ chối dư thực tế (đo được) Sa ≥ 0,002 m, xác định theo công
thức:
ηAM  4E d m1+ε 2  m2+m3  
R c,u = 1+ x -1 (9.59)
2  ηASa m1+m2+m3 
 
Nếu Sa < 0,002 m thì trong đồ án thiết kế móng phải đề xuất dùng búa đủ
năng lượng xung kích để đóng đạt độ chối dư Sa ≥ 0,002 m, còn trong trường
hợp không thể thay búa và có thiết bị đo độ chối, thì sức chịu tải của cọc Rc,u xác
định theo công thức:
 
1 2Sa +Se  1+8E d  Sa +Sa1 m
R c,u = x x 1
xθ-1 (9.60)
2θ Se +Sel  Sa +Sa1 2 m1+ m 2 
 
trong công thức 9.59 và 9.60:
η - hệ số phụ thuộc vào vật liệu làm cọc lấy theo Bảng 9.17;
A - diện tích tiết diện ngang thân cọc (không tính tại mũi cọc);
M - hệ số lấy bằng 1 khi dùng búa đóng. Khi dùng búa rung M được lấy
theo Bảng 9.18, phụ thuộc vào loại đất dưới mũi cọc;
Ed - năng lượng xung kích tính toán, (kJ) của búa đóng lấy theo Bảng
9.19, hoặc năng lượng búa rung theo Bảng 9.20;
Sa - độ chối dư thực tế, lấy bằng chuyển vị của cọc do một nhát búa đập
hoặc sau một phút rung;
Sel - độ chối đàn hồi của cọc (chuyển vị đàn hồi của đất và của cọc) xác
định bằng máy đo chuyển vị;
m1 - khối lượng của búa máy hay búa rung;
m2 - khối lượng cọc và đệm đầu cọc;
m3 - trọng lượng cọc dẫn (khi dùng búa rung m3= 0);
m4 - khối lượng quả búa;

Trang 203
ε - hệ số phục hồi va đập, khi đóng cọc bê tông cốt thép có dùng đệm đầu
cọc bằng gỗ ε2 = 0,2, còn khi dùng búa rung ε2 = 0
θ - hệ số phục hồi xung kích, 1/kN, xác định theo công thức:
1  np  m4
θ=  + n f  2g(H-h) (9.61)
4  A A f  m 4 +m 2

trong đó:
A; m4; m2 lấy như trong công thức 9.59 và 9.60;
np; nf - các hệ số chuyển đổi từ sức kháng động của đất sang sức kháng
tĩnh của đất và được lấy: đối với đất dưới mũi cọc np= 0,00025 s.m/kN; đối với
đất trên thân cọc nf = 0,025 s.m/kN;
Af - diện tích tiếp xúc giữa thân cọc với đất, (m2);
g - gia tốc trọng trường bằng 9,81 m/s2;
H - chiều cao rơi thực tế của quả búa, (m);
h - chiều cao bật lần thứ nhất của quả búa đi ê zen được lấy theo Điểm 2,
chú thích Bảng 9.20, (m) đối với các loại búa khác lấy h = 0.
Ngoài công thức 9.59 và 9.60 cho phép dùng các công thức đóng cọc khác
đã được kiểm chứng để xác định sức chịu tải của cọc.
Đối với cọc bê tông cốt thép có chiều dài lớn hơn 20 m, cũng như cọc
thép có chiều dài bất kỳ theo độ chối đàn hồi và độ chối dư khi thử cọc bằng búa
cần được xác định với sự trợ giúp của chương trình máy tính, theo phương pháp
tính toán dựa vào lý thuyết sóng va đập (phương pháp PDA). Các chương trình
máy tính này cho phép sử dụng thử tải cọc khoan nhồi bằng những loại búa có
khối lượng lớn.
Bảng 9.17. Hệ số η của vật liệu làm cọc
(Bảng 10 - TCVN 10304:2014)
Trường hợp tính toán Hệ số η, kN/m2
Thử bằng đóng và vỗ cọc bê tông cốt thép có đệm lót
1500
đầu cọc (kể cả trường hợp xác định độ chối)
Bảng 9.18. Hệ số M trong công thức (3.59)
(Bảng 11 - TCVN 10304:2014)
Loại đất dưới mũi cọc Hệ số M
1. Sỏi cạn có chất lấp nhét cát 1,3
2. Cát thô vừa, chặt trung bình và á cát cứng 1,2
3. Cát mịn chặt trung bình 1,1
4. Cát bụi chặt chặt trung bình 1,0
5. Á sét dẻo, á sét và sét cứng 0,9
6. Á sét và sét nửa cứng 0,8
7. Á sét và sét khô dẻo 0,7
Trang 204
Chú thích: Trong nền cát chặt, hệ số M ở các điểm 2, 3 và 4 trong Bảng 9.18 được
tăng lên 60 %.
Bảng 3.19. Năng lượng xung kích tính toán của một nhát búa đóng Ed
(Bảng 12 - TCVN 10304:2014)
Năng lượng tính toán của
Búa
một nhát búa Ed, kJ
1. Búa treo hay búa tác dụng đơn GH
2. Búa đi ê zen dạng ống 0,9 GH
3. Búa đi ê zen dạng cần 0,4 WH
4. Búa đi ê zen khi đóng vỗ kiểm tra cho quả
búa rơi tự do G(H-h)
Chú thích:
1) G - trọng lượng quả búa.
2) h - chiều cao bật lần thứ nhất của quả búa đi ê zen từ đệm khí xác định theo thước
đo, m. Đối với các phép tính gần đúng có thể lấy:
h = 0,6 m đối với búa dạng cân;
h = 0,4 m đối với búa dạng ống.

Bảng 9.20. Năng lượng tính toán tương đương một nhát búa của máy rung
(Bảng 13 - TCVN 10304:2014)
Lực xung kich của máy rung, kN 100 200 300 400 500 600 700 800
Năng lượng tính toán tương
đương một nhát búa của máy 45 90 130 175 220 265 310 350
rung, kJ
Chú thích: Khi đóng cọc qua tầng đất sẽ bị đào đi để tạo hố móng hay đóng qua lớp
đất có thể bị xói dưới đáy hố nước, độ chối tính toán phải được xác định theo sức chịu tải của
cọc đã trừ đi các lớp đất đó, còn những nơi có thể xuất hiện lực ma sát âm - phải kể đến ma
sát âm này.

9.4.11 Sức chịu tải cực hạn theo kết quả thử tải trọng tĩnh
Thí nghiệm thử tải tĩnh đánh giá chính xác nhất khả năng chịu tải của cọc
và dùng để kiểm chứng giá trị sức chịu tải của cọc xác định bằng các phương
pháp khác. Khối lượng các thí nghiệm hiện trường được quy định trong Phụ lục
D - TCVN 9393:2012.
a. Các giai đoạn thử tải trọng tĩnh cọc
Thí nghiệm cọc bằng phương pháp tải trọng tĩnh ép dọc trục (sau đây gọi
là thí nghiệm nén tĩnh cọc) có thể được thực hiện ở giai đoạn: thăm dò thiết kế
và kiểm tra chất lượng công trình.
Thí nghiệm nén tĩnh cọc ở giai đoạn thăm dò thiết kế (sau đây gọi là thí
nghiệm thăm dò) được tiến hành trước khi thi công cọc đại trà nhằm xác định
các số liệu cần thiết kế về cường độ, biến dạng và mối quan hệ tải trọng -
chuyển vị của cọc làm cơ sơ cho thiết kế hoặc điều chỉnh đồ án thiết kế, chọn
thiết bị và công nghệ thi công cọc phù hợp.
Trang 205
Lưu ý: Trường hợp biết rõ điều kiện đất nền và có kinh nghiệm thiết kế
cọc khu vực lân cận thì không nhất thiết phải tiến hành thí nghiệm thăm dò.
Thí nghiệm nén tĩnh cọc ở giai đoạn kiểm tra chất lượng công trình (sau
đây gọi là thí nghiệm kiểm tra) được tiến hành trong thời gian thi công hoặc sau
khi thi công xong cọc nhằm kiểm tra sức chịu tải của cọc theo thiết kế và chất
lượng thi công cọc.
b. Vị trí và số lượng cọc thử
Cọc thí nghiệm thăm dò thường được thi công riêng biệt ngoài phạm vi
móng công trình. Cọc thí nghiệm kiểm tra được chọn trong số các cọc của móng
công trình.
Lưu ý về cọc thí nghiệm thăm dò:
- Có thể chọn cọc của móng công trình làm cọc thí nghiệm thăm dò với
điều kiện cọc phải có thừa cường độ để chịu được tải trọng thí nghiệm lớn nhất
theo dự kiến và phải dự báo trước, chuyển vị của cọc để không gây ảnh hưởng
xấu đến kết cấu bên trên của công trình sau này;
- Cọc thí nghiệm thăm dò phải có cấu tạo, vật liệu, kích thước và phương
pháp thi công giống như cọc chịu lực của móng công trình
Vị trí cọc thí nghiệm do thiết kế chỉ định, thường tại những điểm có điều
kiện đất nền tiêu biểu. Trong trường hợp điều kiện đất nền phức tạp hoặc ở khu
vực tập trung tải trọng lớn thì nên chọn cọc thí nghiệm tại vị trí bất lợi nhất. Khi
chọn cọc thí nghiệm kiểm tra thì cần chú ý thêm đến chất lượng thi công cọc
thực tế.
Số lượng cọc thí nghiệm do thiết kế quy định tùy theo mức độ quan trọng
của công trình, mức độ phức tạp của điều kiện đất nền, kinh nghiệm thiết kế,
chủng loại cọc sử dụng và chất lượng thi công cọc trong hiện trường, thông
thường được lấy bằng 1 % tổng số cọc của công trình nhưng trong mọi trường
hợp không ít hơn 2 cọc.
Lưu ý về số lượng cọc thí nghiệm ò:
- Số lượng cọc thí nghiệm nên được tăng lên theo mức độ phức tạp của
điều kiện đất nền.
- Trong trường hợp phải biết rõ điều kiện và có kinh nghiệm thiết kế cọc
khu vực lân cận thì không nhất thiết phải tiến hành thí nghiệm thăm dò.
c. Quy trình thí nghiệm
Quy trình thí nghiệm thử tải tĩnh cọc chịu nén thẳng đứng dọc trục tuân
theo yêu cầu của TCVN 9393:2012 Cọc - Phương pháp thử nghiệm tại hiện
trường bằng tải ép tĩnh dọc trục.
Tải trọng thí nghiệm
Tải trọng thí nghiệm lớn nhất do thiết kế quy định, thường được lấy như
sau:
Trang 206
- Đối với cọc thí nghiệm thăm dò: Bằng tải trọng phá hoại hoặc bằng 250
% đến 300 % tải trọng thiết kế;
- Đối với cọc thí nghiệm kiểm tra: Bằng 150 % - 200 % tải trọng thiết kế.
Tốc độ chuyển vị đầu cọc
Tốc độ chuyển vị đầu cọc đạt giá trị sau đây được xem là ổn định quy
ước:
- Không quá 0,25 mm/h đối với cọc chống vào đất hòn lớn, đất cát, đất sét
từ dẻo đến cứng;
- Không quá 0,1 mm/h đối với cọc ma sát trong đất sét dẻo mềm đến dẻo
chảy.
Quy trình gia tải tiêu chuẩn
Quy trình gia tải tiêu chuẩn được thực hiện như sau:
- Gia tải từng cấp đến tải trọng thí nghiệm lớn nhất theo dự kiến như quy
định ở điểm a, mỗi cấp gia tải không lớn hơn 25 % tải trọng thiết kế. Cấp tải mới
chỉ được tăng khi tốc độ lún đầu cọc đạt ổn định quy ước như quy định ở điểm b
nhưng không quá 2 giờ. Giữ cấp tải trọng lớn nhất cho đến khi độ lún đầu cọc
đạt ổn định quy ước hoặc theo phương án thí nghiệm được duyệt;
- Sau khi kết thúc gia tải, nếu cọc không bị phá hoại thì tiến hành giảm tải
về 0, mỗi cấp giảm tải bằng 2 lần cấp gia tải và thời gian giữ tải mỗi cấp là 30
phút, riêng cấp tải 0 có thể lâu hơn nhưng không quá 6 giờ.
Lưu ý:
- Giá trị mỗi cấp gia tải có thể lấy bằng 10 %, 15 % hoặc 20 % tải trọng
thiết kế;
- Thời gian giữ cấp tải 100 % tải trọng thiết kế có thể được kéo dài đến 6
giờ để quan sát chuyển vị theo dự tính;
Quy trình gia tải theo chu kỳ
Nếu có yêu cầu thí nghiệm chu kỳ thì thực hiện theo quy trình gia tải sau:
- Chu kì thứ nhất: Gia tải đến tải trọng quy định (thông thường đến 100 %
tải trọng thiết kế), sau đó giảm tải về 0. Giá trị mỗi cấp gia tải, giảm tải và thời
gian giữ tải như quy trình gia tải tiêu chuẩn;
- Chu kỳ thứ hai: Gia tải lại đến cấp tải cuối của chu kì thứ nhất, thời gian
giữ tải mỗi cấp là 30 phút, tiếp tục gia tải đến cấp tải cuối của chu kì thứ hai, sau
đó giảm tải về 0 như chu kỳ thứ nhất;
- Gia tải các chu kỳ tiếp theo được lặp lại như ở chu kỳ 2 đến tải trọng phá
hoại hoặc tải trọng lớn nhất theo dự kiến, theo nguyên tắc cấp tải cuối của chu
kỳ sau lớn hơn chu kì trước đó.
Lưu ý:

Trang 207
- Số lượng chu kì thí nghiệm do tư vấn thiết kế quy định tùy theo mục
đích thí nghiệm;
- Có thể tăng gấp đôi cấp gia tải hoặc gia tải một lần đến cấp cuối của chu
kì trước đó khi gia tải lại của chu kì sau.
Xây dựng các biểu đồ quan hệ
Từ các số liệu thí nghiệm, thành lập các biểu đồ quan hệ sau đây:
- Biểu đồ quan hệ tải trọng - chuyển vị;
- Biểu đồ quan hệ chuyển vị - thời gian của các cấp tải;
- Biểu đồ quan hệ tải trọng - thời gian;
- Biểu đồ quan hệ chuyển vị - tải trọng - thời gian

Hình 9.24. Biểu đồ quan hệ tải trọng - chuyển vị

Hình 9.25. Biểu đồ quan hệ chuyển vị - thời gian

Hình 9.26. Biểu đồ quan hệ tải trọng - thời gian - chuyển vị


d. Sức chịu tải cực hạn của cọc
Từ kết quả thí nghiệm, sức chịu tải giới hạn của cọc đơn có thể được xác
định bằng các phương pháp sau:
Phương pháp đồ thị dựa trên hình dạng đường cong quan hệ tải trọng -
chuyển vị:

Trang 208
- Trường hợp đường cong biến đổi nhanh, thể hiện rõ điểm tại đó độ dốc
thay đổi đột ngột (sau đây gọi là điểm uốn), sức chịu tải giới hạn bằng tải trọng
tương ứng với điểm đường cong bắt đầu biến đổi độ dốc.
- Nếu đường cong biến đổi chậm, khó hoặc không thể xác định chính xác
điểm uốn thì căn cứ vào gia tải và quy trình thí nghiệm để chọn phương pháp
xác định sức chịu đựng tải giới hạn.
Lưu ý: Giá trị sức chịu tải giới hạn xác định theo phương pháp khác nhau
có thể khác nhau.
Các phương pháp xác định sức chịu tải cực hạn theo Phụ lục E - TCVN
9393:2012 như sau:
Xác định sức chịu tải giới hạn theo chuyển vị giới hạn quy ước
Trên đường cong quan hệ tải trọng - chuyển vị, sức chịu tải giới hạn Pgh là
tải trọng quy ước ứng với chuyển vị giới hạn quy ước, Sgh. Bảng 3.21 giới thiệu
một số giá trị Pgh và Sgh theo đề nghị của các tác giả khác nhau.
Bảng 9.21 - Giá trị sức chịu tải giới hạn ứng với chuyển vị giới hạn theo các đề nghị
khác nhau (Bảng E.1 – TCVN 9393:2012)
Chuyển vị giới hạn Điều kiện áp dụng Phương pháp đề nghị
10 % D Các loại cọc Tiêu chuẩn Pháp DTU 13-2
Tiêu chuẩn Anh BS 8004: 1986
Tiêu chuẩn Nhật JSF 1811 - 1993
2 Smax Pgh ứng với 1/2 Sgh Brinch Hansen
Smax ứng với 0,9P Thụy Điển
2,5 % D Cọc khoan nhồi De Beer
(3 % đến 6 %) D Cọc khoan nhồi chống
40 mm đến 60 mm
60 mm đến 80 mm Cọc có L/D từ 80 đến 100 Trung Quốc
hoặc (2PL/3EA) + 20
mm

Xác định sức chịu tải giới hạn theo phương pháp đồ thị
Sức chịu tải giới hạn được xác định dựa trên hình dạng đường cong quan
hệ tải trọng - chuyển vị S = f(P), logS = f(logP), trong nhiều trường hợp cần kết
hợp với các đường cong khác như S = f(logt), P = f(S/logt)... Tùy thuộc vào hình
dạng đường cong quan hệ tải trọng - chuyển vị, sức chịu tải giới hạn được xác
định theo một trong hai trường hợp sau:
- Trường hợp đường cong có điểm uốn rõ ràng: sức chịu tải giới hạn được
xác định trực tiếp trên đường cong, là tải trọng ứng với điểm đường cong bắt
đầu thay đổi độ dốc đột ngột hoặc đường cong gần như song song với trục
chuyển vị;

Trang 209
- Trường hợp đường cong thay đổi chậm, rất khó hoặc không thể xác định
chính xác điểm uốn: sức chịu tải giới hạn được xác định theo các phương pháp
đồ thị khác nhau.
Tùy thuộc vào quy trình gia tải, loại cọc thí nghiệm và điều kiên đất nền,
có thể áp dụng một trong các phương pháp đồ thị sau đây để xác định sức chịu
tải giới hạn của cọc, trong đó:
- Phương pháp De Beer, phương pháp Chin, phương pháp 80 % của
Brinch Hansen là các phương pháp thích hợp xác định sức chịu tải từ kết quả thí
nghiệm theo quy trình gia tải tốc độ chậm;
- Phương pháp Davission, phương pháp Fuller và Hoy, phương pháp
Butler và Hoy là các phương pháp thích hợp xác định sức chịu tải từ kết quả thí
nghiệm theo quy trình gia tải tốc độ nhanh;
- Phương pháp 90 % của Brinch Hansen là phương pháp thích hợp xác
định sức chịu tải từ kết quả thí nghiệm theo quy trình gia tải tốc độ với tốc độ
chuyển vị không đổi CRP (một loại trong các quy trình thí nghiệm đặc biệt).
Lưu ý:
- Các phương pháp Chin, 80 % của Brinch Hansen là các phương pháp
thích hợp cho cả quy trình gia tải tốc độ chậm và tốc độ nhanh;
- Phương pháp Davission chỉ thích hợp cho cọc đóng, phương pháp Fuller
và Hoy không thích hợp cho cọc dài;
- Giá trị sức chịu tải giới hạn xác định theo phương pháp đồ thị khác nhau
có thể khác nhau. Viêc xác định sức chịu tải giới hạn của cọc bằng phương pháp
đồ thị phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của người
sử dụng.
Phương pháp dùng chuyển vị giới hạn tương ứng với sức chịu tải giới
hạn:
Sức chịu tải giới hạn bằng tải trọng tương ứng với chuyển vị bằng 10 %
đường kính hoặc chiều rộng cọc.
Lưu ý: Biến dạng đàn hồi của cọc được tính bằng PL/EA, trong đó P là tải
trọng tác dụng, E là mô đun đàn hồi của vật liệu cọc, L là chiều dài cọc, A là
diện tích tiết diện cọc.
Xét theo tình trạng thực tế thí nghiệm và cọc thí nghiệm:
- Sức chịu tải giới hạn bằng tải trọng lớn nhất khi dừng thí nghiệm (trường
hợp phải dùng thí nghiệm sớm hơn dự kiến do điều kiện gia tải hạn chế);
- Sức chịu tải giới hạn được lấy bằng cấp tải trọng trước cấp tải gây ra phá
hoại vật liệu cọc.
e. Sức chịu tải cho phép của cọc
Sức chịu tải cho phép thường được xác định bằng sức chịu tải giới hạn
hoặc tải trọng phá hoại chia cho hệ số an toàn. Thông thường hệ số an toàn Fs =
Trang 210
2, tuy nhiên việc áp dụng hệ số an toàn cao hơn hoặc thấp hơn do thiết kế quyết
định tùy thuộc vào mức độ quan trọng của công trình, điều kiện đất nền, đặc
điểm cọc và phương pháp thí nghiệm.
Hệ số an toàn Fs > 2 thường được áp dụng cho các trường hợp sau:
- Khi xác định Pgh từ đường cong quan hệ tải trọng - chuyển vị phát triển
chậm khó xác định điểm uốn;
- Đối với cọc ma sát trong đất dính từ dẻo mềm đến dẻo chảy;
- Đối với cọc thí nghiệm thăm dò khác về chủng loại, kích thước hoặc
chiều dài của cọc được dùng sau này;
- Đối với cọc xiên mà sức chịu tải xác định theo kết quả thí nghiệm cọc
thẳng đứng;
- Số lượng cọc thí nghiệm hạn chế trong điều kiện đất nền phức tạp, địa
tầng thay đổi mạnh;
- Đối với công trình quan trọng đòi hỏi yêu cầu cao về độ lún.
Hệ số an toàn Fs  2 có thể được áp dụng đối với các trường hợp sau:
- Khi Pgh xác định từ điểm uốn rõ ràng trên đường cong quan hệ tải trọng -
chuyển vị;
- Đối với cọc thí nghiệm kiểm tra trong điều kiện thuận lợi phù hợp với
điều kiện thiết kế;
- Đối với cọc thí nghiệm có kết quả gần phù hợp với các phương pháp
khác;
- Trong cùng một hiện trường có điều kiện đất nền đồng nhất, kết quả thí
nghiệm của các cọc sai lệch không đáng kể;
- Khi có kết quả đo chính xác chuyển vị mũi cọc và dọc thân cọc.
f. Một số lưu ý trong quá trình thử tải
Nếu tải trọng khi thử tải tĩnh cọc chịu nén đạt tới trị số làm cho độ lún “S”
của cọc tăng lên liên tục mà không tăng thêm tải (với S ≤ 20 mm) thì cọc rơi vào
trạng thái bị phá hoại và giá trị tải trọng cấp trước đó được lấy làm trị riêng của
sức chịu tải Rch,u của cọc thử.
Trong tất cả các trường hợp còn lại đối với móng nhà và công trình (trừ
cầu và công trình thuỷ), trị riêng về sức chịu tải trọng nén của cọc Rch,u, lấy bằng
tải trọng thử cọc ứng với độ lún S được xác định theo công thức sau:
S = ξ Sgh (9.62)
trong đó:
Sgh - độ lún giới hạn trung bình của móng nhà hoặc công trình cần thiết kế
và được quy định trong TCVN 9362:2012 Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công
trình, hoặc trong Phụ lục E của tiêu chuẩn TCVN 10304:2014;

Trang 211
ξ - hệ số chuyển tiếp từ độ lún giới hạn trung bình sang độ lún cọc thử tải
tĩnh với độ lún ổn định quy ước (lún tắt dần).
Hệ số ξ lấy bằng 0,2 khi thử cọc với độ lún ổn định quy ước theo quy định
trong TCVN 9393:2012.
Nếu độ lún xác định theo công thức 3.62 lớn hơn 40 mm thì trị riêng của
sức chịu tải cực hạn của cọc Rc,u lấy bằng tải trọng tương ứng với độ lún S = 40
mm.
Đối với cầu và công trình thủy, sức chịu tải trọng nén cực hạn của cọc
Rch,u lấy thấp hơn một cấp tải trọng so với cấp tải trọng mà ở đó gây ra:
- Chênh lệch độ lún sau một lần chất tải (với tổng độ lún đã đạt trên 40
mm) lớn hơn chênh lệch độ lún sau lần chất tải kề trước tối thiểu 5 lần.
- Lún không tắt dần trong suốt một ngày đêm và lâu hơn (với tổng độ lún
đạt trên 40 mm).
Nếu thử cọc với tải trọng tối đa bằng hoặc lớn hơn 1,5 Rch,u (trong đó Rch,u
- sức chịu tải của cọc tính theo công thức 3.29, 3.33 và 3.34, còn độ lún của cọc
S thấp hơn trị số xác định theo công thức 3.62, riêng đối với cầu và công trình
thủy S < 40 mm, thì trị riêng sức chịu tải của cọc Rch,u được phép lấy bằng giá trị
tải trọng tối đa khi thử.
Chú thích:
1) Thông thường, phải thí nghiệm thử tải tĩnh cọc đến trạng thái phá hoại,
khi có đầy đủ luận cứ cho phép lấy tải trọng thử cọc tối đa bằng giá trị Rch,u đã
dự tính.
2) Khi thí nghiệm thử tĩnh cọc chịu nén, quy định cấp chất tải từ 1/10 đến
1/15 sức chịu tải cực hạn Rch,u dự tính của cọc.
3) Đối với cọc có chiều dài lớn, nhất là khi mũi cọc cắm vào tầng đất ít bị
nén, biến dạng bản thân cọc là đáng kể, sức chịu tải trọng nén của cọc có thể lấy
bằng tải trọng thử cọc ứng với độ lún S, có giá trị bằng độ lún xác định theo
công thức 9.62 cộng thêm phần biến dạng đàn hồi của cọc:
S = ξSgh + Se, (9.63)
trong đó:
Se - biến dạng đàn hồi thực tế của cọc, xác định theo công thức:
S e =β Nl (9.64)
EA
trong đó:
N - trị tiêu chuẩn tải trọng nén tác dụng lên cọc;
E - mô đun đàn hồi vật liệu cọc;
l - chiều dài cọc;
A - diện tích tiết diện ngang cọc.
Trang 212
β - hệ số phụ thuộc vào ứng suất nén phân bố dọc theo chiều dài cọc, có
thể lấy β trong khoảng từ 0,3 đến 0,7 - giá trị lớn lấy cho trường hợp cọc xuyên
qua các tầng đất yếu cắm xuống tầng ít bị nén, giá trị nhỏ lấy cho trường hợp
mũi cọc tựa trên nền đất biến dạng nhiều.
Nếu có thí nghiệm đo biến dạng cọc thì nên lấy giá trị biến dạng đàn hồi
của cọc Se từ số liệu thực tế đo được.
4) Trong mọi trường hợp điều kiện về biến dạng của móng cọc phải thoả
mãn.

9.5 Xác định số lượng cọc, bố trí cọc trong móng


9.5.1 Xác định sơ bộ kích thước đài cọc
- Khoảng cách tối thiểu giữa các cọc là 3d (đối với cọc ma sát). Như vậy
phản lực quy ra phân bố đều từ đầu cọc lên đáy đài xác định theo công thức:
p tt  Rc 2 (9.65)



3d 
trong đó:
Rc - sức chịu tải thiết kế của cọc, (kN);
d - đường kính cọc tròn hay cạnh cọc vuông, (m).
- Diện tích sơ bộ đáy đài:
N 0tt
A  tt
sb
d (9.66)
p n γ tbh
trong đó:
N 0tt - tổng tải trọng tính toán xác định đến đỉnh đài, (kN);
tb - trọng lượng thể tích bình quân của đài và đất trên đài, lấy tb = 20
3
kN/m ;
n - hệ số vượt tải, n = 1,1;
h - chiều sâu đặt đáy đài, (m).
9.5.2 Xác định sơ bộ số lượng cọc
N
tt
N 0tt  N dtt
nc  β R  β c Rc (9.67)

trong đó:
β - hệ số kể đến mô men; móng chịu tải đúng tâm β = 1; móng chịu tải
lệch tâm β = 1,2 ÷ 1,5, (có thể lựa chọn một giá trị β nào đó tùy thuộc vào độ lớn
của mô men để xác định sơ bộ số lượng cọc, số cọc chính thức sẽ xác định khi
kiểm tra điều kiện áp lực xuống cọc);

Trang 213
Ndtt - trọng lượng sơ bộ của đài cọc và đất trên đế đài:
N dtt =nAsb
d hγ tb (9.68)
9.5.3 Bố trí cọc
Khoảng cách giữa các cọc trong nhóm có quan hệ với điều kiện đất nền,
sự làm việc của từng cọc trong nhóm và giá thành của công trình.
Khoảng cách giữa các cọc gồm cần lựa chọn sao cho hiện tượng nâng cọc,
làm chặt đất giữa các cọc là nhỏ nhất đồng thời tận dụng được tối đa sức chịu tải
của cọc và cần phải đủ để có thể hạ được tất cả các cọc đến độ sâu thiết kế mà
không làm hư hỏng các cọc khác và công trình lân cận.
Khoảng cách giữa các cọc có thể xác định những điều kiện sau:
- Phương pháp thi công (cọc đóng hay cọc nhồi);
- Khả năng chịu tải của nhóm cọc.
Thông thường, khoảng cách tâm giữa hai cọc kề nhau lên lấy như sau:
+ Cọc ma sát không nhỏ hơn 3d;
+ Cọc chống không nhỏ hơn 2d;
+ Cọc có mở rộng đáy, không nhỏ hơn 1,5 đường kính mở rộng D
hoặc D+1 m khi D > 2 m.
Đối với các cọc nghiêng, ở mặt phẳng mũi cọc khoảng cách giữa trục cọc
 3d, mặt phẳng đế đài, khoảng cách bé nhất là 1,5d (trong đó d là đường kính
với cọc tròn; là cạnh cọc vuông hoặc cạnh lớn của cọc chữ nhật).
Khoảng cách từ mép đài đến trục hàng cọc ngoài cùng là 0,7d; đối với
móng trụ cầu khoảng cách từ mép đài đến mép ngoài dãy cọc biên phải  0,25
m.

Hình 9.28. Một số dạng bố trí cọc trên mặt bằng


1) Móng 1 cọc; 2) Móng 2 cọc; 3) Móng 3 cọc; 4) Móng bố trí lưới cọc đều nhau; 5)
Móng bố trí cọc không đều

Trang 214
Số lượng cọc khi bố trí theo tính toán ở trên được làm tròn số hoặc có thể
lấy cho phù hợp với sơ đồ bố trí cọc trên mặt bằng.
Cọc trong nhóm chịu tải trọng lệch tâm nên bố trí sao cho điểm đặt của
hợp lực tải là gần nhất so với trọng tâm của mặt bằng nhóm cọc. Tùy thuộc vào
số lượng cọc trong móng, có thể bố trí theo một số dạng như tham khảo trong
hình 9.28.

9.6 Kiểm tra điều kiện áp lực xuống cọc


9.6.1 Điều kiện kiểm tra
Căn cứ vào số lượng cọc đã bố trí trong móng, tiến hành kiểm tra điều
kiện áp lực xuống đỉnh cọc. Điều kiện kiểm tra tổng quát như sau (được viết lại
từ công thức 9.5):
tt
Pmax +Pctt  R c (9.68)
P
tt
min 0 (9.69)
trong đó:
Rc - sức chịu tải thiết kế của cọc, (kN);
Pc - trọng lượng tính toán của cọc, (kN);
tt

P max; P min - áp lực lớn nhất và nhỏ nhất tác dụng xuống cọc, (kN).
tt tt

9.6.2 Áp lực tác dụng xuống cọc


Áp lực tác dụng xuống đầu cọc trường hợp móng chịu tải lệch tâm 2
phương:
tt
M tt y i M y x i
Pitt  Nn tt x  (9.70)
2 2
y x
i i

trong đó:
n - số lượng cọc trong móng;
xi; yi - tọa độ của cọc thứ i so với hệ trục đi qua trọng tâm của nhóm cọc,
(m);
Mttx ; Mtty - tổng mô men quay quanh trục x và y tính đến đáy đài, (kNm).
M ttx  M 0x
tt
 Q0y
tt
HQ
M tty  M 0y
tt
 Q 0x
tt
HQ

ở đây HQ - khoảng cách tử điểm đặt của lực ngang Q đến đáy đài, (m).
Lưu ý rằng điều kiện theo công thức 9.73 đảm bảo cho cọc không bị nhổ
lên. Tuy nhiên, trong thực tế có một số trường hợp bắt buộc phải chấp nhận
P min  0 , lúc này phải kiểm tra cọc chịu nhổ theo công thức sau:
tt

Rt,u + W ≥ P min
tt
(9.71)
Trang 215
trong đó:
W - trọng lượng của cọc (lấy hệ số vượt tải bằng 0,9), (kN);
Rt,u - sức chịu tải trong kéo theo cường độ vật liệu và theo chỉ tiêu cơ lý
của đất nền, (kN).
9.6.3 Sự làm việc của cọc trong nhóm
Do sự tương tác giữa các cọc trong nhóm nên độ lún của nhóm cũng như
sức chịu tải của cọc trong nhóm sẽ khác với cọc đơn. Hiệu ứng này cần được xét
đến trong thiết kế. Chiều sâu và vùng ảnh hưởng phần đất dưới nhóm cọc phụ
thuộc vào kích thước của nhóm và độ lớn của tải trọng.

Hình 9.29. Sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cọc


a) Vùng đất được nén chặt giữa các cọc; b) Sự thay đổi biểu đồ ứng suất và vùng chịu
nén phụ thuộc vào khảng cách giữa các cọc.
Trong nền đất rời quá trình hạ cọc bằng phương pháp đóng hay ép thường
nén chặt đất nền, vì vậy sức chịu tải của nhóm cọc có thể lớn hơn tổng sức chịu
tải của các cọc đơn trong nhóm.
Trong nền đất dính, sức chịu tải của nhóm cọc ma sát nhỏ hơn tổng sức
chịu tải của các cọc đơn trong nhóm. Mức độ giảm sức chịu tải của nhóm cọc
trong trường hợp này phụ thuộc vào khoảng cách giữa các cọc trong nhóm, đặc
tính của nền đất, độ cứng của đài cọc và sự tham gia truyền tải công trình của
đài xuống cọc và đất.
Đối với cọc chống, sức chịu tải của nhóm cọc bằng tổng sức chịu tải của
các cọc đơn trong nhóm.
Có thể kể đến hiệu ứng nhóm η theo công thức Labarre:
d (m  1)n  (n  1)m
η  1  arctg c (9.72)
lc 90mn
trong đó:

Trang 216
dc - đường kính cọc, (m);
lc - khoảng cách giữa các cọc, (m);
m - số hàng cọc;
n - số cọc trong mỗi hàng;
mn - tổng số cọc trong móng.
Kiểm tra sức chịu tải của nhóm cọc so với tổng tải trọng tính toán đến đáy
đài theo điều kiện:
Ntt ≤ Rnhom = ηncRc (9.73)
Ở đây, nc là số lượng cọc trong móng.

9.7 Kiểm tra điều kiện áp lực tại mặt phẳng mũi cọc
9.7.1 Điều kiện kiểm tra
Mục đích của việc kiểm tra nhằm xem xét đất nền tại mặt phẳng mũi cọc
có đủ khả năng gánh chịu tải trọng do kết cấu bên trên và trọng lượng móng
khối quy ước hay không. Điều kiện kiểm tra như sau:
- Khi móng chịu tải đúng tâm:
p tctb  R M (9.74)
- Khi móng chịu tải lệch tâm:
 p tctb  R M
 tc (9.75)
 p max  1,2R M
trong đó:
p tctb - áp lực tiêu chuẩn trung bình tại mặt phẳng mũi cọc, (kPa);
tc
pmax - áp lực tiêu chuẩn lớn nhất tại mặt phẳng mũi cọc, (kPa);
RM - sức chịu tải của đất nền tại mặt phẳng mũi cọc, (kPa).
9.7.2 Xác định áp lực xuống đất nền tại mặt phẳng mũi cọc
Áp lực tiêu chuẩn trung bình xuống đất nền tại mặt phẳng mũi cọc p tctb xác
định theo công thức:
tc
tc
N qu N 0tc  N 0qu
tc

p = tb = (9.76)
A qu A qu
trong đó:
tc
pmax khi móng chịu tải trọng lệch tâm theo 2 phương xác định như sau:
tc tc
tc
N qu M xqu M tcyqu
p max = + + (9.77)
A qu Wy Wx
Trang 217
N 0 - lực dọc do kết cấu bên trên tác dụng xuống móng, (kN);
tc

tc
N 0qu - trọng lượng móng khối quy ước, (kN) - bao gồm đài, đất trên đài,
cọc và đất nến xung quanh cọc trong phạm vi móng khối quy ước;
M xqu; M yqu - tổng mô men quay quanh trục x và y tính đến mặt phẳng mũi
tc tc

cọc, (kNm);
Aqu - diện tích đáy móng khối quy ước, (m2), Aqu = LquBqu; ở đây Lqu; Bqu
là các cạnh của móng khối quy ước;
Wx; Wy - mô men kháng uốn của móng khối quy ước theo phương trục x
và y, (m3);
9.7.3 Sức chịu tải của đất nền tại mặt phằng mũi cọc
Sức chịu tải của nền đất tại mặt phẳng mũi cọc c xác định theo công thức:

RM = m1 m 2 (ABquII + BHqu’II + DcII) (9.78)


k tc
trong đó:
A, B, D - hệ số, tra bảng dựa vào góc ma sát trong φII của đất nền tại mặt
phẳng mũi cọc;
II - trọng lượng riêng của đất, (kN/m3);
Hqu - chiều sâu đặt móng quy ước, (m); Hqu = h + H, trong đó h là chiều
sâu đặt đáy đài; H là khoảng cách từ đáy đài đến mặt phẳng mũi cọc;

9.8 Tính toán móng cọc theo TTGH 2


9.8.1 Điều kiện kiểm tra
Tính toán kiểm tra độ lún của móng cọc nhằm mục đích đảm bảo cho
công trình được sử dụng bình thường. Đối với công trình dân dụng và công
nghiệp xây dựng trên nền móng cọc, thường kiểm tra theo 2 điều kiện:
S  Sgh (9.79)
S/L  Sgh/L (9.80)
trong đó:
S - độ lún tuyệt đối lớn nhất tính toán, (cm);
S/L - độ lún lệch tương đối tính toán;
Sgh - độ lún tuyệt đối lớn nhất giới hạn, (cm);
Sgh/L - độ lún lệch tương đối giới hạn.
Về độ lún thì chỉ cần tính toán với cọc ma sát, còn với cọc chống thì biến
dạng sẽ rất ít, không vượt quá giới hạn cho phép nên không cần tính toán.

Trang 218
Tính toán độ lún của móng cọc bao gồm các nội dung: độ lún của móng
cọc đơn; độ lún của nhóm cọc và móng bè cọc.

Hqu

Ha

Po,z= Ha
Pd,z=Hqu+Ha
Hình 9.35. Sơ đồ tính lún của móng cọc
9.8.2 Tính toán độ lún của cọc đơn
Việc tính toán độ lún cọc đơn, xuyên qua lớp đất với mô đun trượt G1, hệ
số Poát xông u1và tựa trên đất được xem như nửa không gian biến dạng tuyến
tính, đặc trưng bởi mô đun trượt G2 và hệ số Poát xông u2, có thể thực hiện với
điều kiện l/d > G1l/G2d >1, trong đó l là chiều dài cọc, và d là đường kính cọc,
được tính toán như sau:
a. Đối với cọc ma sát đơn không mở rộng mũi
Độ lún của cọc đơn, (m) tính theo công thức:
N
S=β (9.81)
G 1l
trong đó:
N - tải trọng thẳng đứng tác dụng lên cọc, tính bằng MN;
β - hệ số xác định theo công thức:
 β' 
1-  
β'
β=β +  
α'
(9.82)
λ1 χ
trong đó:
β’= 0,17 ln (kn G1l/G2d) là hệ số tương ứng cọc cứng tuyệt đối (EA=∞);
α’= 0,17 ln (knl/d) giống như β’ nhưng đối với trường hợp nền đồng nhất
có đặc trưng G1 và γ1;

Trang 219
χ = EA/G1l2 là độ cứng tương đối của cọc;
EA là độ cứng thân cọc chịu nén, tính bằng MN;
2,12χ 3/4
λ1 = (9.83)
1+2,12χ 3/4
kn, kn1 - các hệ số được xác định theo công thức:
kn = 2,82 – 3,78υ + 2,18υ2 (9.84)
ứng với υ = (υ1 + υ2)/2 và khi υ = υ1
b. Đối với cọc đơn mở rộng mũi
Độ lún của cọc đơn, (m) tính theo công thức:
0,22.N Nl
S= + (9.85)
G 2 d b EA
trong đó:
db - đường kính mũi cọc mở rộng;
G1 và υ1 - các đặc trưng được lấy trung bình đối với toàn bộ các lớp đất
thuộc phạm vi chiều sâu hạ cọc;
G2 và υ2 được lấy trong phạm vi bằng 0,5l, từ độ sâu l đến độ sâu 1,5l kể
từ đỉnh cọc với điều kiện đất dưới mũi cọc không phải là than bùn, bùn hay đất ở
trạng thái chảy.
Cho phép lấy mô đun trượt G = E0/2(1+n) bằng 0,4E0, còn hệ số kn bằng
2,0 (trong đó E0 là mô đun biến dạng của đất).
Trị tính toán của đường kính cọc d cho loại cọc có tiết diện không phải
tròn, trong đó có cọc đóng sản xuất tại nhà máy, xác định theo công thức:
d= 4A/π (9.86)
trong đó A là diện tích tiết diện ngang cọc.
Chú thích: Khi có kết quả thử tải tĩnh cọc tại hiện trường nên lấy giá trị độ
lún của cọc đơn theo kết quả thí nghiệm thử tải.
9.8.3 Tính toán độ lún của nhóm cọc từ độ lún của cọc đơn
Độ lún của nhóm cọc có thể tính toán từ độ lún của các cọc trong nhóm,
có kể đến tác dụng tương hỗ giữa chúng. Độ lún phụ thêm của cọc thứ “i” do
cọc thứ “j” cách cọc “i” một khoảng là a, chịu tải trọng Nj, bằng:
N j3/4
Si,j =δi,j (9.87)
G11
trong đó:

Trang 220
k v G11 k v G11
δi,j =0,17ln nếu 1 (9.88)
2G 2 a 2G 2 a

k v G11
và δi,j =0 nếu 1 (9.89)
2G 2 a
Độ lún của cọc thứ “i” trong nhóm n cọc khi biết rõ tải trọng tác dụng lên
từng cọc thứ “j” xác định theo công thức:
n Nj
si =s  Ni  + δij (9.90)
j=1 G1l
trong đó:
s(Ni) - độ lún của cọc thứ “i”, xác định theo công thức 9.98;
δi, j - hệ số, tính theo công thức 9.110 và 9.111, phụ thuộc vào khoảng
cách giữa cọc thứ “i” và các cọc thứ “j”;
Nj - tải trọng thẳng đứng tác dụng lên cọc thứ “j”.
Trường hợp sự phân bố tải trọng giữa các cọc chưa được xác định, công
thức 9.107 có thể sử dụng để tính sự làm việc đồng thời giữa móng cọc và kết
cấu phần thân, theo đó phương pháp lực của cơ học kết cấu dùng một cách thuận
lợi.
Độ lún của nhóm cọc lấy bằng giá trị trung bình độ lún của các cọc trong
nhóm.
9.8.4 Tính toán độ lún của móng cọc theo mô hình móng khối quy ước
Thông thường việc tính toán móng cọc treo và nền của nó theo biến dạng
được tiến hành như đối với một móng khối quy ước trên nền thiên nhiên theo
yêu cầu của TCVN 9362:2012 Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình. Độ lún
của móng cọc bao gồm phần biến dạng đàn hồi của bản thân cọc và lún của
móng khối quy ước.
Đường bao của MKQU được xác định như sau (xem Hình 9.36a):
Dưới đáy là một mặt phẳng ABA’B’ đi qua chân cọc. Các mặt bên là các
mặt phẳng thẳng đứng ABCD, A’B’C’D’, ADA’D’ và BCB’C’ cách mặt biên
của hàng cọc thẳng đứng ngoài cùng một khoảng:
φ II,tb
a=H.tg (9.91)
4
nhưng lấy không quá 2d trong trường hợp dưới mũi cọc là nền đất dính có chỉ số
dẻo IL > 0,6 (d là đường kính mặt cắt ngang cọc), còn khi móng có cọc xiên, các
mặt phẳng ABCD, A’B’C’D’, ADA’D’ và BCB’C’ đi qua chân các cọc đó (xem
Hình 3.36b). Trên đỉnh là mặt đất san nền CDD’C’.
Lưu ý: H là khoảng cách từ đáy đài đến mặt phẳng mũi cọc.

Trang 221
Góc ma sát trong tính toán trung bình của đất φII,tb được xác định theo
công thức:

φ II,tb =
φ l
II,i i
(9.92)
li

trong đó:
φII,i - góc ma sát trong tính toán của từng lớp đất có chiều dày li mà cọc
xuyên qua;
li - chiều dài đoạn cọc trong lớp đất thứ “i”.
Khi xác định độ lún của toàn khối móng, trọng lượng riêng của MKQU
bao gồm trọng lượng cọc và bệ cọc kể cả đất nằm trong khối đó.
Ngoài mô hình MKQU trong hình 9.36, cho phép dùng các mô hình
MKQU khác đã được công nhận (xem Phụ lục C - TCVN 10304:2014) để tính
lún cho móng cọc.
Hqu
Hqu

. .

Hình 9.36. Ranh giới móng khối quy ước khi tính độ lún móng cọc

9.9 Cấu tạo và tính toán đài cọc


Đài cọc thường được làm bằng bê tông cốt thép, được thiết kế như cấu
kiện dưới tác dụng của tải trọng công trình và phản lực của cọc. Tuỳ theo cách
liên kết giữa các đài cọc, có thể xem đài cọc làm việc như hệ các kết cấu độc
lập, hệ kết cấu phẳng hoặc không gian.
Liên kết cọc và đài: cọc có thể được liên kết với đài dưới dạng khớp hoặc
ngàm. Trong trường hợp liên kết khớp, cọc cần được cắm vào đài với chiều sâu
10 ÷ 15 cm; không bắt buộc phải kéo dài cốt thép cọc vào đài.
Trong trường hợp liên kết ngàm, thì chiều dài ngàm cọc hoặc cốt thép cọc
kéo dài trong đài lấy theo yêu cầu của tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông cốt
thép. Trong trường hợp cọc bê tông ứng suất trước, không được dùng cốt thép
kéo căng của cọc để ngàm vào đài mà phải cấu tạo hệ cốt thép riêng. Khi cọc
được liên kết ngàm với đài, cần kể đến giá trị mô men phát sinh tại liên kết.

Trang 222
9.9.1 Lựa chọn sơ bộ chiều cao đài cọc
Chiều cao đài cọc trong công trình có thể có chiều cao khác nhau nhưng
nên chọn mặt trên của đài ở cùng một cao độ đề phù hợp với sơ đồ tính toán kết
cấu bên trên. Tuy nhiên, để thuận tiện trong thiết kế và thi công thường chọn
chiều cao các đài giống nhau. Khi đó, chiều cao đài được chọn theo móng có tải
trọng lớn nhất.
Chiều cao tổng cộng của đài (hd) được tính toán kiểm tra sau khi lựa chọn
sơ bộ như sau: với cọc đúc sẵn hd ≥ 0,6 m; với cọc đổ tại chỗ, hd ≥ 0,6 m và hd ≥
d, trong đó d là đường kính hoặc chiều rộng của cọc.

9.9.2 Tính toán và cấu tạo đài cọc


a. Kiểm tra điều kiện chọc thủng đài cọc
Chọc thủng của cột đối với đài
Dưới tác dụng của phản lực các đầu cọc, nếu đài không đủ độ bền, đài sẽ
bị chọc thủng theo tháp chọc thủng xuất phát từ chân cột, các mặt nghiêng 450
so với trục thẳng đứng. Kiểm tra chọc thủng của cột đối với đài từ điều kiện:
P  α1  b c +c 2  +α 2  lc +c1  h 0 R bt (9.93)
2 2
h  h 
α1=1,5 1+ 0  ;α 2 =1,5 1+ 0  (9.94)
 c1   c2 
trong đó:
P - lực gây chọc thủng, (kN), bẳng tổng phản lực các cọc nằm ngoài tháp
chọc thủng;
bc; lc - kích thước tiết diện cột, (m);
c1; c2 - khoảng cách trên mặt bằng từ mép cột đến mép của đáy tháp chọc
thủng, (m);
Rbt - cường độ chịu kéo tính toán của bê tông, (kPa);
h0 - chiều cao làm việc của đài, (m); h0 = h - a, với a là khoảng cách từ
trọng tâm cốt thép tính toán đến đáy đài.
Cần kiểm tra khả năng chọc thủng qua mép trong của cọc (so với vị trí
cột) của các cọc đặt gần cột, sau đó kiểm tra khả năng chọc thủng qua mép trong
của các hàng cọc ở xa hơn.
Khi c1 > h0 hoặc c2 > h0 thì phải lấy h0/c1 = 1 hoặc h0/c2 = 1 để tính, tức là
coi tháp chọc thủng nghiêng 450, do đó α1 hoặc α2 = 2,12. Khi c1 < 0,5h0 hoặc c2
< 0,5h0 thì lấy c1 = 0,5h0 hoặc c2 = 0,5h0 để tính, nghĩa là α1 hoặc α2 = 3,35.

Trang 223


h0

h0 a
a
c1 c1
c2 b c

b 2 c2
c1 lc b1 c1

Hình 9.38. Kiểm tra chọc thủng đài cọc


a) Chọc thủng của cột; b) Chọc thủng của cọc góc

Chọc thủng ở góc đài


Điều kiện kiểm tra:
P  Pcct  0,5[α1 (b 2 +0,5c 2 )+α 2 (l1 +0,5c1 )]h 0 R bt (9.95)

trong đó:
b1, b2, c1, c2 - xem hình 9.38;
P - lực gây chọc thủng, (kN), bẳng tổng phản lực các cọc ở góc nằm trong
diện tích b1b2.
Rbt, α1, α2 - như công thức 9.118.
b. Kiểm tra điều kiện cường độ trên tiết diện nghiêng theo lực cắt
Điều kiện kiểm tra:
Q ≤ βbh0Rbt (9.96)
trong đó:
Q - tổng phản lực của các cọc nằm ngoài tiết diện nghiêng, (kN);
b - chiều rộng đài, (m);
h0 - chiều cao làm việc của tiết diện đang xét, (m); trường hợp đài không
thay đổi chiều cao thì h0 là chiều cao làm việc của đài;
β - hệ số, xác định như sau:
2
 
β=0,7 1+ h 0  (9.97)
 c 

Trang 224
Khi c > h0 thì lấy β= h 0 nhưng không nhỏ hơn 0,6;
c
Khi c < 0,5h0 thì lấy c = 0,5h0, ta có β = 1,56.
c. Tính toán cốt thép đài
Quan niệm đài cọc như những dầm công xôn ngàm vào các tiết diện đi
qua mép cột và bị uốn bởi phản lực các đầu cọc. Dùng các mặt cắt đi qua mép cổ
móng theo hai phương để xác định nội lực và tính cốt thép cho đài.
Mô men tại ngàm xác định theo công thức, (kNm):
n
M=  ri Pi (9.98)
i=1

trong đó:
n - số lượng cọc trong phạm vi công xôn;
Pi - phản lực của đầu cọc thứ i, (kN);
ri - khoảng cách từ mặt ngàm đến trục cọc thứ i, (m).
Trường hợp móng đối xứng
Ví dụ với trường hợp móng có 6 cọc (hình 9.39a), bố trí đối xứng (trọng
tâm cột trùng với trọng tâm nhóm cọc). Lúc này với mỗi phương dùng một mặt
cắt đi qua mép cột. Từ mặt cắt I-I, ta có sơ đồ tính (hình 9.39b) và giá trị mô
men lớn nhất tại vị trí ngàm I-I và II-II như sau:
MI = r3,6(P3+P6)
MII = r1,2,3(P1+P2+P3)

P3,6
r3,6

MI

P1,2,3
r1,2,3

MII
Hình 9.39. Sơ đồ tính toán đài cọc đối xứng
a) Mặt bằng; b) Sơ đồ tính từ mặt cắt I-I; c) Sơ đồ tính từ mặt cắt II-II

Dùng giá trị MI để tính và bố tri thép cho phương x và giá trị MII để tính
và bố trí thép cho phương y.
Trường hợp móng không đối xứng

Trang 225
Trong một số trường hợp, do móng chịu tải lệch tâm lớn, để áp lực phân
bố xuống cọc đồng đều hơn, ta có thể bố trí trọng tâm cột (điểm đặt lực) không
trùng với trọng tâm của nhóm cọc. Lúc này, tính toán đài cọc cũng giống như
móng đối xứng. Tuy nhiên với cốt thép theo phương trục x cần lưu ý đặt vị trí
mặt cắt I-I về mép cột phía có nhiều cọc hơn, hoặc sử dụng hai mặt cắt ở hai
phía mép cột đối xứng để tìn ra giá trị mô men lớn hơn tính cốt thép cho đài
(hình 3.37).

P2,5 P3,6
r2,5
r3,6

MI

Hình 9.40. Sơ đồ tính toán đài cọc không đối xứng


a) Mặt bằng; b) Sơ đồ tính từ mặt cắt I-I

9.10 Kiểm tra cọc đúc sẵn trong quá trình thi công
9.10.1 Kiểm tra cọc khi vận chuyển và lắp dựng
Đối với cọc đúc sẵn, cần phải kiểm tra cọc khi vận chuyển (đưa cọc từ nơi
sản xuất đến công trường) và lắp dựng (đưa cọc từ vị trí nằm ngang trên mặt
bằng thành phương phẳng đứng ở khung ép hoặc đóng cọc).
Sơ đồ tính toán và kiểm tra trong hai trường hợp này như hình 9.42.
Khi cọc bố trí 2 móc cẩu, cần bố trí móc cẩu sao cho mô men ở 2 sơ đồ là
phù hợp nhất vói lượng cốt thép đã được lựa chọn. Nên bố trí móc ở vị trí 1/4 ÷
1/5 từ các đầu cọc, khi chọn khoảng cách này là 1/5 giá trị mô men uốn như sau:

Hình 9.42. Sơ đồ tính toán để đặt móc cẩu


a) Móc cẩu vận chuyển; b) Móc cẩu để đưa lên thiết bị đóng cọc

- Trường hợp vận chuyển:


+ Mô men tại gối: M ag =0,02qL 2
2
+ Mô men tại nhịp: a
M nh =0,025qL
Trang 226
- Trường hợp lắp dựng:
+ Mô men tại gối: M gb =0,02qL 2
2
+ Mô men tại nhịp: b
M nh =0,07qL
Như vậy, giá trị lớn nhất ứng với 2 sơ đồ là M bnh =0,07qL 2
trong đó:
l - chiều dài đoạn cọc, (m);
q - trọng lượng bản thân cọc, (kN/m); Tính như sau:
q = kdγbAb (9.99)
Ở đây: kd - hệ số động, lấy bằng 1,5 ÷ 2,0; γb - trọng lượng đơn vị của bê
tông, (kN/m3); Ab - diện tích tiết diện ngang cọc, (m2).
Từ giá trị mô men này tính toán lượng cốt thép cần thiết và kiểm tra với
lượng cốt thép đã chọn (lưu ý, trường hợp này cọc là cấu kiện chịu uốn, do vậy
chỉ kể đến những cây thép nằm ở một phía của trục trung hòa).
9.10.2 Tính toán móc cẩu
Diện tích cốt thép móc cẩu yêu cầu:
tt
A
mc
s  Pc (9.100)
Rs
trong đó:
Pc - trọng lượng tính toán của cọc, (kN); Pc = qL. Ở đây: q - tính toán theo
tt tt

công thức 9.124; L - chiều dài đoạn cọc tính toán, (m).
Rs - cường độ chịu kéo tính toán của cốt thép, (kPa).
Từ Asmc , chọn ra đường kính cốt thép.

Trang 227
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Công Ngữ, Nguyễn văn Dũng - Cơ học đất, NXB Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội, 2002.
2. Nguyễn Đình Tiến - Bài giảng Cơ học đất, Hà Nội, 2003.
3. Trần Thanh Giám, Địa kỹ thuật, NXB Xây dựng, Hà Nội, 1999
4. Võ Phán, Hoàng Thế Thao - Phân tích và tính toán móng cọc, NXB Đại
học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2010
5. Vương Văn Thành (chủ biên); Nguyễn Đức Nguôn; Phạm Ngọc Thắng,
Tính toán thực hành nền móng công trình dân dụng và công nghiệp,
NXB Xây dựng, Hà Nội, 2012
6. Lê Đức Thắng, Bùi Anh Định, Phan Trường Phiệt - Nền và móng, NXB Đại
học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1978.
7. TCVN 10304:2014, Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế
8. TCVN 9393:2012, Cọc - Phương pháp thử nghiệm tại hiện trường bằng
tải trọng tĩnh ép dọc trục
9. Ralph B.Peck, Walter E. Hanson, Thomas H. Thornburn - Kỹ thuật nền
móng, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997
10. Das, B. M..- Principles of Geotechnical Engineering, PWS Publishing
Company, 2006
11. M.J Tomlinson, Pile Design and Construction Practice, 4th edition E & FN
Spon, 1994

Trang 228

You might also like