Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 38

Nội dung bài viết

1. 1/ Công nghệ in 3D Binder Jetting


1. 1.1/ Vật liệu sử dụng
2. 1.2/ Sự khác nhau giữa in phun kết dính (Binder Jetting) và kỹ thuật chế tạo bằng chất phụ gia
3. 1.3/ Quy trình công nghệ
2. 2/ Công nghệ in 3D FDM
1. 2.1/ Lịch sử ra đời
2. 2.2/ Cấu tạo
3. 2.3/ Phân tích ưu và nhược điểm
4. 2.4/ Nguyên lý làm việc
5. 2.5/ Vật liệu sử dụng
6. 2.6/ Ứng dụng
3. 3/ Công nghệ in 3D SLA
1. 3.1/ Lịch sử ra đời
2. 3.2/ Cấu tạo
3. 3.3/ Quy trình công nghệ
4. 3.4/ Phân tích ưu nhược điểm
4. 4/ Công nghệ in 3D SLS
1. 4.1/ Lịch sử ra đời
2. 4.2/ Nguyên lý làm việc
3. 4.3/Ưu điểm nổi bật nhất của công nghệ in 3D SLS
4. 4.4/ Ứng dụng thực tế

Công nghệ in 3D là quá trình sử dụng mô hình số hóa trên máy tính để tạo ra mô hình vật lý thực
tế. Có nhiều công nghệ in khác nhau được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực, trong đó, 4 công nghệ
phổ biến nhất là: BJ (Binder Jetting), FDM (Fused Deposition Modeling), SLA
(Stereolithography) và SLS (Selective Laser Sintering).

1/ Công nghệ in 3D Binder Jetting


Công nghệ này sử dụng vật liệu in 3D dạng bột, bằng cách phun trực tiếp chất kết dính vào sẽ tạo
được sản phẩm cần in. Vật thể in được tạo từng lớp cho đến khi hoàn thành 100%. Phương pháp
này giúp tạo ra được các sản phẩm có kích thước lớn
1.1/ Vật liệu sử dụng
Công nghệ in BJ sử dụng hai loại vật liệu cơ bản: Vật liệu dạng bột như kim loại, bột gốm, cát…
và vật liệu dưới dạng lỏng có chức năng gắn kết các loại bột. Trong đó, khi in mô hình bằng cát,
quy trình xử lý sau chế tạo gần như không cần thiết. Ngoài ra, các vật liệu khác vẫn được sấy
khô và kết dính, sau đó thẩm thấu với một vật liệu khác để tạo ra sản phẩm tùy theo ứng dụng.

Về nguyên lý, công nghệ in BJ tương đối giống với phương pháp in mực trên giấy truyền thống,
khi chất kết dính phun lên lớp vật liệu, sản phẩm cuối cùng sẽ được tạo ra. Với khả năng tạo ra
được các lớp vật liệu rắn, công nghệ in 3D BJ có thể in được ngay cả các vật thể có kích thước
lớn nhất.

1.2/ Sự khác nhau giữa in phun kết dính (Binder Jetting) và kỹ thuật chế
tạo bằng chất phụ gia
Phần lớn các công nghệ in 3D hiện nay đều sử dụng quy trình hàn hoặc nung chảy để gắn kết các
lớp vật liệu với nhau, tạo ra sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, các kỹ thuật này bắt buộc người
dùng phải chuẩn bị phiến đỡ để đảm bảo sự ổn định cho chi tiết chế tạo. Và lẽ đương nhiên,
nguồn nguyên liệu tiêu thụ sẽ nhiều hơn, thời gian xử lý cũng dài hơn.

In phun kết dính là công nghệ in duy nhất hoàn toàn không sử dụng nhiệt. Các chi tiết trong quá
trình chế tạo được hỗ trợ bằng bột tách lỏng trong buồng thao tác cách ly. Khi không sử dụng
phiến đỡ để ổn định, tốc độ xử lý của công nghệ in này vượt trội hơn các kỹ thuật khác, tiết kiệm
chi phí sản xuất cho người sử dụng.

1.3/ Quy trình công nghệ


Con lăn chuyển động và đẩy lớp bột vật liệu mỏng của lớp cắt thứ nhất phủ trên tấm đế đỡ. Tiếp
đó, đầu phun sẽ phun chất lỏng kết dính lên lớp bột đúng theo hình dáng của lớp cắt thứ nhất.

Sau khi phun, trên đế xuất hiện lớp cắt thứ nhất được tạo nên từ các hạt bột vật liệu gắn kết chặt
chẽ với nhau. Tấm đế hạ xuống một đoạn vừa đúng bằng bề dày của lớp cắt. Thông thường, xung
quanh lớp cắt thứ nhất vẫn có các lớp hạt bột vật liệu chưa được gắn kết. Tuy nhiên, chúng vẫn
được giữ nguyên để tạo thành nền cho lớp bột tiếp theo.

Con lăn tiếp tục trải lớp bột thứ hai phủ lên lớp bột thứ nhất. Đầu phun chứa chất lỏng kết dính
tiếp tục dịch chuyển và phun loại vật liệu này để tiến hành gắn kết theo hình dạng của lớp cắt thứ
hai. Sau quá trình này, chúng ta đã có được lớp cắt thứ hai phủ trên lớp cắt thứ nhất.

Lặp đi lặp lại các công đoạn trên đến khi hoàn thành lớp cắt cuối cùng, chúng ta sẽ có được sản
phẩm in 3D rắn được tạo thành từ bột vật liệu gắn kết. Tiếp đó, chỉ cần lấy vật phẩm đã in, loại
bỏ phần bột rời còn sót lại, sản phẩm in 3D có hình dạng như thiết kế đã được tạo thành.

2/ Công nghệ in 3D FDM


Đây là công nghệ in 3D được sử dụng rất phổ biến cho các máy in 3D (in nhựa) hiện nay tại Việt
Nam. Những loại máy thương thấy: Prusa, delta, Cube,…. đều dùng công nghệ này. Các loại
máy in 3D dùng công nghệ này khá đơn giản và dễ sử dụng

2.1/ Lịch sử ra đời


Công nghệ in FDM được nghiên cứu và phát triển vào cuối những năm 1980 nhờ S. Scott
Crump. Vào năm 1992, chiếc máy in ứng dụng công nghệ FDM đã được hãng Stratasys cho ra
mắt với tên gọi 3D Modeler.

2.2/ Cấu tạo


 Cơ cấu điều khiển đầu đùn: Di chuyển theo hai hướng XY của bàn.
 Đầu đùn: Hoạt động theo file được cài đặt trước.
 Sợi nhựa nhiệt dẻo hay sáp: Đùn qua đầu phun nhỏ của khuôn được gia nhiệt.
 Cơ cấu cung cấp sợi nhựa.
 Bàn: Tùy ý nâng lên hạ xuống theo mục đích sử dụng.

2.3/ Phân tích ưu và nhược điểm


Ưu điểm: Đây là công nghệ in 3D có giá thành rẻ, người dùng có thể dễ dàng sửa chữa hoặc
thay thế các chi tiết máy móc, in thành phẩm với số lượng lớn, tiết kiệm nguyên liệu tiêu tốn.
Hiện nay, công nghệ FDM thường được dùng để sản xuất các sản phẩm có tính chịu lực cao. Đặc
biệt, FDM có tốc độ tạo hình in 3D nhanh, sử dụng vật liệu không ảnh hưởng đến môi trường
xung quanh và sức khỏe con người.
Nhược điểm: Độ chính xác không cao, không thường được dùng trong lắp ghép, chế tạo ra các
sản phẩm với khả năng chịu lực không đồng nhất.

Với máy in 3D FDM thì độ chính xác của sản phẩm in phụ thuộc vào kích thước đầu phun và độ
chính xác và tốc độ di chuyển của các trục tọa độ, nhất là xy. Chất lượng bề mặt in của sản phẩm
trên máy FDM còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như độ kết dính giữa 2 lớp layer và khối
lượng của lớp trên đè xuống lớp dưới và rất nhiều yếu tố khác như độ co ngót, cong vênh, sai
lệch khi in

2.4/ Nguyên lý làm việc


Công nghệ FDM hoạt động dựa trên nguyên tắc làm nóng chảy sợi nhựa và thông qua đầu phun
nhiệt trên bề mặt để làm lắng lại. Dựa trên dữ liệu 3D người dùng cung cấp cho máy in, cử động
của đầu phun sẽ được điều khiển tương ứng. Vật liệu phổ biến nhất sử dụng cho máy in 3D công
nghệ FDM là nhựa ABS và PLA.

Mô hình sản phẩm được tạo ra từ file JGES hoặc file STL nhờ sử dụng phần mềm AutoCAD.
Các file dữ liệu này sẽ được cắt thành nhiều lớp và xử lý thông qua phần mềm Quickslide và
Supportwork. Nếu cần thiết sử dụng, cấu trúc đỡ chi tiết sẽ được tự động tạo ra.

Vật liệu sau khi qua đầu phun được gia nhiệt sẽ bị nóng chảy và đùn ra tấm đế theo đường dẫn
được tạo ra bởi phần mềm Quickslide, lúc này, lớp đầu tiên đã được hoàn thành. Đặc biệt, người
dùng có thể điều chỉnh độ rộng của vật liệu thoát ra trong khoảng từ 0,254mm đến 2,54mm.

Khi lớp vật liệu đầu tiên đã được tạo ra, đầu phun của máy FDM di chuyển theo chiều hướng Z
và tạo ra lớp tiếp theo. Lớp vật liệu vừa được đùn sẽ liên kết với vật liệu từ trước đó. Quá trình
này lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi mẫu vật được tạo thành hoàn chỉnh.

2.5/ Vật liệu sử dụng


Với công nghệ in 3D FDM, đường kính của vòi phun thường có kích thước 0,25-1mm. Thế nên,
hầu hết tất cả các loại vật liệu bằng nhựa dẻo đều có thể sử dụng để tạo mẫu vật. Ngoài ra, dù sử
dụng một loại vật liệu giống nhau nhưng con người có thể bổ sung thêm nhiều màu sắc khác để
tạo thành những sản phẩm có màu sắc sặc sỡ.

2.6/ Ứng dụng


 Chế tạo các mô hình làm vật mẫu.
 Chuyên sử dụng để sản xuất các bộ phận, linh kiện có kích thước nhỏ, độ chi tiết cao.
 Sử dụng được nhiều dạng vật liệu sinh học.

3/ Công nghệ in 3D SLA


Công nghệ in 3D SLA sử dụng tia sáng để làm đông đặc vật liệu nhựa lỏng, thường các sản
phẩm được ứng dụng công nghệ này yêu cầu về độ chính xác cao, độ bóng bề mặt và tính thẩm
mỹ cao (ngành trang sức, nha khoa, Y tế, mỹ nghệ). Tốc độ in ra mẫu chậm hơn so với một số
công nghệ khác

Máy in 3D Resin là dòng máy hiện tại đang ứng dụng công nghệ này để ứng dụng cho ngành
trang sức, mỹ nghệ, nha khoa

3.1/ Lịch sử ra đời


Công nghệ in 3D SLA tận dụng tia laser để tạo hình được nghiên cứu và phát triển bởi Chuck
Hull. Có thể nói, SLA là công nghệ in 3D đầu tiên xuất hiện trên thế giới và có mức độ chính xác
cao nhất cho từng chi tiết.

Hiện tại, 3D Systems là hãng nắm bản quyền thương mại của công nghệ in SLA. Các dòng máy
in được tích hợp công nghệ SLA sẽ sử dụng chùm tia laser, UV hoặc nguồn năng lượng khác có
sức mạnh tương đương để làm cứng các loại vật liệu đang ở dạng lỏng. Và với sự xếp chồng của
nhiều lớp, vật thể in từ công nghệ 3D SLA sẽ được tạo ra. Đặc biệt, lớp in của công nghệ SLA có
thể đạt đến 0.06mm, 0.08mm, 0.1mm,…

SLA được sử dụng để tạo ra các sản phẩm in 3D từ những file hình ảnh có sẵn trên máy tính.
Công nghệ này có thể trợ giúp người dùng kiểm tra nhanh các mẫu thiết kế, đảm bảo độ chính
xác cao trước khi bước vào công đoạn sản xuất hàng loạt.

3.2/ Cấu tạo


 Một thùng chứa đầy dung dịch lỏng photopolymer. Chất lỏng này là hỗn hợp của
monome acrylic, các oligome và một photoinitiator. Bên trong thùng thường sẽ có bệ
đỡ tùy ý nâng hạ theo mục đích sử dụng.
 Hệ thống nguồn Laser (He-Cd Laser).
 Hệ thấu kính và gương phản xạ.
 Hệ thống dao gạt với chức năng gạt nhựa và tạo ra một lớp phủ đồng đều.

3.3/ Quy trình công nghệ


Khi bệ đỡ đang ở vị trí cao nhất, một lớp chất lỏng cạn sẽ xuất hiện trên tấm. Lúc này, máy phát
laser sẽ phát ra chùm tia cực tím trên một bề mặt của dung dịch photopolymer, sau đó di chuyển
theo hướng X-Y. Phần dung dịch được chiếu sáng sẽ kết đông nhờ vào chùm tia cực tím, từ đó
hình thành một khối đặc. Bệ đỡ tiếp tục hạ xuống một khoảng vừa đủ để chất lỏng phủ lên khối
polymer đã đông đặc. Quá trình này sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần đến khi đạt được mức như yêu
cầu. Sản phẩm lúc này là một vật thể hình trụ có bề dày không đổi.

Tại mức yêu cầu, chùm tia sẽ chuyển động theo phương X -Y với góc độ rộng hơn, tạo thành
một mặt bằng phẳng phủ lên trên phần đã tạo ra từ trước. Sau khi đã đạt đến bề dày thích hợp
nhất, quá trình công nghệ in sẽ được thực hiện tiếp tục để tạo nên phần hình trụ tiêu chuẩn. Lưu
ý: Dung dịch xung quanh vẫn ở trạng thái lỏng, chúng không bị đông kết bởi tia cực tím, các chi
tiết được tạo thành từ nhiều lát cắt riêng biệt có độ dày từ 0,05 – 0,2mm. Thời gian quét của
chùm tia laser hoàn toàn phụ thuộc vào hình dạng của đường viền, mẫu vạch, tốc độ tia laser và
thời gian bao phủ.

Sau khi lấy chi tiết ra khỏi hệ thống công nghệ in 3D SLA, các chi tiết sẽ trải qua hàng loạt các
công đoạn xử lý khác nhau. Trước tiên, những chất polymer dư ra sẽ được làm sạch hoàn toàn.
Phương pháp làm sạch: Sử dụng Tri-propylene Glycol Monomethyl Ether, rửa bằng nước và rửa
bằng iso-propyl alcohol, làm khô tự nhiên trong không khí.

Nguồn năng lượng từ tia laser không đủ để xử lý các chi tiết. Thế nên, quá trình này cần hỗ trợ từ
thiết bị xử lý tinh PCA (Post-Curing Apparatus).

PCA là buồng với bàn quay và những bóng đèn chiếu tia ánh sáng tử ngoại. Khi xử lý, các chi
tiết sẽ được đặt trong PCA từ khoảng 30 phút đến 1 giờ. Sau đó, chi tiết sẽ được lấy ra khỏi cơ
cấu phụ trợ và tiếp tục những công đoạn xử lý bề mặt như mạ phủ hoặc đánh bóng.

3.4/ Phân tích ưu nhược điểm


Ưu điểm: Công nghệ in 3D SLA có thể tạo ra các mô hình vật thể với độ chi tiết cao, sắc nét và
chính xác so với file dữ liệu. Trong tất cả các công nghệ in 3D sử dụng vật liệu nhựa, SLA là
công nghệ tạo ra các vật thể bằng nhựa tốt nhất hiện nay, có thể ứng dụng trực tiếp, độ mịn và độ
phân giải cao. Về ứng dụng, công nghệ này được sử dụng nhiều khi tạo mẫu nhanh, tạo các chi
tiết phức tạp hoặc sử dụng trong các nhà máy sản xuất giày dép.

Nhược điểm: Công nghệ SLA sử dụng nguồn vật liệu in có giá thành khá đắt, sản phẩm tạo
thành sẽ giảm độ bền nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài.

Máy in 3D SLA có độ chính xác cao hơn máy FDM và chất lượng bề mặt (độ phân giải) cũng tốt
hơn. Độ chính xác của máy in 3D SLA phụ thuộc vào vị trí cả điểm ảnh trên laser hoặc máy
chiếu và dĩ nhiên khoảng cách giữa các điểm ảnh khá nhỏ. Bên cạnh đó trong suốt quá trình in,
khá ít lực tác động lên vật thể in, vì vậy chất lượng bề mặt in khá mượt. Máy in SLA cho độ chi
tiết tốt mà máy in 3D FDM không có được.

Giới thiệu
Stereolithography (SLA) có thể tạo ra các chi tiết bằng nhựa với độ phân giải và độ chính xác cao, độ chi tiết
tốt và bề mặt mịn. Nhờ có nhiều loại nhựa có sẵn để in 3D SLA , quy trình này đã tìm thấy nhiều ứng dụng
trong các ngành công nghiệp khác nhau:

 Nhựa tiêu chuẩn được sử dụng để tạo mẫu chung
 Nhựa kỹ thuật có tính chất cơ học và nhiệt cụ thể
 Nhựa nha khoa & y tế có chứng nhận tương thích sinh học
 Nhựa đúc có hàm lượng tro bằng 0 sau khi đốt

Trong bài viết này, các tùy chọn vật liệu SLA phổ biến nhất được trình bày. Những ưu điểm chính của mỗi vật
liệu SLA là tóm tắt và hướng dẫn các bước giúp bạn chọn một tài liệu phù hợp nhất cho ứng dụng mà bạn
muốn.

Tổng quan về các vật liệu SLA


SLA sử dụng tia cực tím để xử lý nhựa lỏng thành nhựa cứng trong một quá trình gọi là
photopolymerization. Sự kết hợp khác nhau của các monome, oligome, photoinitiators và các chất phụ gia
khác bao gồm một kết quả nhựa trong các tính chất vật liệu khác nhau.

SLA sản xuất các bộ phận từ polyme nhiệt . Dưới đây là những lợi ích và hạn chế chính phổ biến đối với tất cả
các vật liệu SLA:

Ưu điểm:

Mịn màng, giống như khuôn, hoàn thiện bề mặt


Tính năng tốt và chi tiết cao
Độ cứng cao

Nhược điểm:

Tương đối giòn (độ giãn dài thấp khi đứt)


Không phù hợp để sử dụng ngoài trời: các tính chất vật liệu có thể thay đổi theo thời gian, do tiếp xúc quá
nhiều với bức xạ UV (ánh sáng mặt trời)
Dễ bị rão
Trong các phần sau, chúng ta sẽ đi sâu hơn vào các thuộc tính vật liệu dành riêng cho từng loại nhựa SLA.

Nhựa SLA tiêu chuẩn


Nhựa tiêu chuẩn
Nhựa tiêu chuẩn tạo ra độ cứng cao, bản in có độ phân giải cao với lớp hoàn thiện giống như ép phun . Chi
phí thấp giúp chúng lý tưởng cho các ứng dụng tạo mẫu.

Màu của nhựa ảnh hưởng đến tính chất của nó. Ví dụ, nhựa màu xám phù hợp hơn cho các bộ phận có chi tiết
tốt và nhựa trắng cho các bộ phận đòi hỏi bề mặt rất mịn.

Ưu điểm:

Tính năng tốt và chi tiết cao


Bề mặt mịn màng
Vật liệu SLA kinh tế nhất
Nhược điểm:

Giòn (độ giãn dài thấp khi đứt)


Cường độ va đập thấp
Nhiệt độ lệch nhiệt thấp
Lý tưởng cho: mô hình concept, tạo mẫu nhanh, mô hình nghệ thuật
Máy trợ thính 3D được in bằng SLA bằng nhựa tiêu chuẩn

Nhựa trong
Nhựa trong có tính chất cơ học tương tự như nhựa tiêu chuẩn, nhưng có thể được xử lý sau để gần trong suốt
quang học.

Thông tin thêm về các bộ phận SLA sau xử lý có thể được tìm thấy ở đây .

Ưu điểm:

Tính năng tốt và chi tiết cao

Bề mặt mịn màng


Trong suốt

Nhược điểm:

Giòn (độ giãn dài thấp khi đứt)


Cường độ va đập thấp
Độ trong của quang học có thể thay đổi theo thời gian, vì phần này tiếp xúc với bức xạ UV (ánh sáng mặt trời)
Lý tưởng cho: trưng bày các tính năng bên trong, vỏ đèn LED, thiết bị chất lỏng
Vỏ 3D điện tử được in bằng SLA bằng nhựa trong trong các bước xử lý nguội khác nhau

Nhựa kỹ thuật SLA


Nhựa kỹ thuật mô phỏng một loạt các loại nhựa đúc để cung cấp cho các kỹ sư nhiều lựa chọn về tính chất vật
liệu để tạo mẫu, thử nghiệm và sản xuất.

Tất cả các loại nhựa kỹ thuật đòi hỏi phải xử lý sau bảo dưỡng dưới ánh sáng tia cực tím để đạt được các tính
chất cơ học tối đa của chúng

Nhựa cứng (giống như ABS)


Nhựa cứng được phát triển cho các ứng dụng đòi hỏi vật liệu có thể chịu được ứng suất cao. Các bộ phận được
in bằng nhựa dẻo có độ bền kéo (55,7 MPa) và mô đun đàn hồi (2,7 GPa) tương đương với ABS.

Vật liệu này sẽ tạo ra các bộ phận chắc chắn, chống vỡ và các nguyên mẫu chức năng, chẳng hạn như bao vây
với các khớp nối phù hợp hoặc các nguyên mẫu gồ ghề.

Ưu điểm:

Độ cứng cao
Sức đề kháng tuyệt vời với tải chu kỳ

Nhược điểm:

Không phù hợp với các bộ phận có tường mỏng (độ dày thành tối thiểu được đề nghị là 1 mm)
Nhiệt độ lệch nhiệt thấp

Tương đối giòn (độ giãn dài thấp khi đứt)


Lý tưởng cho: nguyên mẫu chức năng, lắp ráp cơ khí
Nhựa bền (giống như PP)
Nhựa bền là một vật liệu chịu mài mòn và dẻo với các tính chất cơ học tương tự như Polypropylen (PP).

Nhựa bền có thể được sử dụng cho các bộ phận đòi hỏi tính dẻo cao (độ giãn dài cao khi đứt), ma sát thấp và
bề mặt mịn. Nhựa bền là đặc biệt phù hợp cho các sản phẩm tiêu dùng tạo mẫu, phù hợp snap, khớp bóng và
các bộ phận chuyển động ma sát thấp.

Ưu điểm:

Khả năng chống mòn cao


Linh hoạt (độ giãn dài tương đối cao khi nghỉ)

Khả năng chịu va đập cao (cao hơn nhựa Tough)

Nhược điểm:

Không phù hợp với các bộ phận có tường mỏng (độ dày thành tối thiểu được đề nghị là 1 mm)

Nhiệt độ lệch nhiệt thấp


Độ bền kéo thấp (thấp hơn nhựa Tough)
Lý tưởng cho: nguyên mẫu chức năng, sản phẩm tiêu dùng, ma sát thấp và các bộ phận cơ khí ít hao mòn.
Một bộ công cụ với bản lề 3D được in bằng SLA bằng nhựa Bền (giống như PP) . Hình ảnh lịch sự:
Formlabs

Nhựa chịu nhiệt


Nhựa chịu nhiệt là lý tưởng cho các ứng dụng đòi hỏi độ ổn định nhiệt cao và hoạt động ở nhiệt độ cao.

Những loại nhựa này có nhiệt độ lệch nhiệt từ 200-300 ° C và lý tưởng để sản xuất đồ đạc chịu nhiệt, nguyên
mẫu khuôn, thiết bị dòng khí nóng và chất lỏng, và dụng cụ đúc và ép nóng.

Để tìm hiểu thêm về cách in 3D cho phép ép phun thấp, vui lòng tham khảo bài viết này tại đây .

Ưu điểm:

Nhiệt độ lệch nhiệt cao


Bề mặt mịn màng

Nhược điểm:

Giòn (độ giãn dài thấp khi đứt)


Không phù hợp với các bộ phận có tường mỏng (độ dày thành tối thiểu được đề nghị là 1 mm)
Lý tưởng cho: tạo mẫu khuôn, đúc và dụng cụ thermoforming.
Một khuôn phun 3D chạy thấp được in bằng SLA bằng nhựa chịu nhiệt . Hình ảnh từ: Formlabs
Nhựa giống như cao su (Linh hoạt)
Nhựa giống như cao su cho phép các kỹ sư mô phỏng các bộ phận cao su mềm khi chạm vào. Vật liệu này có
mô đun độ bền kéo thấp và độ giãn dài cao khi đứt, và nó rất phù hợp cho các vật thể sẽ bị uốn cong hoặc nén.

Nó cũng có thể được sử dụng để thêm các tính năng công thái học cho các tổ hợp đa vật liệu, như bao bì, tem,
tạo mẫu có thể đeo, tay cầm, lớp phủ và kẹp.

Ưu điểm:

Độ linh hoạt cao (độ giãn dài cao khi đứt)


Độ cứng thấp (mô phỏng cao su 80A)
Chống va đập cao

Nhược điểm:

Thiếu các tính chất của cao su thật


Yêu cầu cơ cấu hỗ trợ rộng rãi
Các tính chất vật liệu suy giảm theo thời gian, vì phần này tiếp xúc với bức xạ UV (ánh sáng mặt trời)

Không phù hợp với các bộ phận có tường mỏng (độ dày thành tối thiểu được đề nghị là 1 mm)
Lý tưởng cho: tạo mẫu thiết bị đeo, lắp ráp đa vật liệu, tay cầm, kẹp, overmold
Một mô hình lốp xe ô tô 3D được in bằng SLA bằng nhựa giống như cao su (linh hoạt) . Hình ảnh lịch sự:
Formlabs

Nhựa chứa gốm (cứng )


Nhựa cứng được gia cố bằng thủy tinh hoặc các hạt gốm khác và dẫn đến các bộ phận rất cứng và cứng, với bề
mặt rất mịn.

Nhựa cứng cung cấp độ ổn định nhiệt và khả năng chịu nhiệt tốt (Nhiệt độ lệch nhiệt HDT @ 0,45MPa là 88 °
C). Chúng có mô đun đàn hồi cao và độ rão thấp hơn (khả năng chống biến dạng cao hơn theo thời gian) so với
các loại nhựa SLA khác, nhưng dễ gãy hơn các loại nhựa Tough và Bền.

Nhựa cứng cũng thích hợp cho các bộ phận có thành mỏng và các tính năng nhỏ (độ dày thành tối thiểu được
đề nghị là 100 Thay đổi).

Ưu điểm:

Độ cứng cao
Thích hợp cho các bộ phận có tính năng tốt
Chịu nhiệt vừa phải

Nhược điểm:

Giòn (độ giãn dài thấp khi đứt)


Cường độ va đập thấp

Lý tưởng cho: khuôn mẫu và dụng cụ, đồ gá, đa tạp, đồ đạc, vỏ cho các ứng dụng điện và ô tô
Các thành phần quản lý nhiệt 3D được in bằng SLA bằng nhựa phủ đầy (cứng) . Hình ảnh : Formlabs

Làm thế nào để chọn nhựa phù hợp


cho ứng dụng của bạn
Bảng dưới đây tóm tắt các tính chất cơ học cơ bản của vật liệu SLA phổ biến:

Tiêu chuẩn Cứng Bền Chịu nhiệt Thêm gốm

Cường độ va đập của IZOD (J / m) 25 38 109 14 Không có

Độ giãn dài khi nghỉ (%) 6.2 24 49 2.0 5,6

Độ bền kéo (MPa) 65,0 55,7 31.8 51.1 75,2

Mô đun kéo (GPa) 2,80 2,80 1,26 3,60 4.10

Mô đun uốn (GPa) 2.2 1.6 0,82 3,3 3.7

HDT @ 0,45 MPa ( o C) 73 48 43 289 88

Nguồn: Formlabs

Nhựa tiêu chuẩn có độ bền kéo cao nhưng rất giòn (độ giãn dài rất thấp khi đứt), vì vậy nó không phù hợp
cho các bộ phận chức năng. Khả năng tạo ra các tính năng tốt làm cho nó lý tưởng mặc dù cho các nguyên mẫu
trực quan và mô hình nghệ thuật.

Nhựa bền có độ bền va đập cao nhất khi bị đứt so với các vật liệu SLA khác. Nó là tốt nhất cho các bộ phận
tạo mẫu với các yếu tố di chuyển và snap-fit. Nó thiếu mặc dù các vật liệu in 3D nhiệt dẻo cường độ cao,
chẳng hạn như nylon SLA.

Nhựa cứng là một sự thỏa hiệp giữa các tính chất vật liệu của nhựa bền và tiêu chuẩn. Nó có độ bền kéo, vì
vậy nó phù hợp nhất cho các phần cứng đòi hỏi độ cứng cao.

Chịu nhiệt nhựa có thể chịu được nhiệt độ trên 200 o C, nhưng có sức mạnh tác động nghèo và thậm chí còn
giòn hơn so với nhựa thông thường.

Nhựa gia cố gốm có độ bền kéo và mô đun uốn cao nhất, nhưng dễ gãy (độ giãn dài kém khi đứt và cường độ
va đập). Nó nên được ưu tiên hơn các loại nhựa kỹ thuật khác cho các bộ phận có tính năng tốt đòi hỏi độ cứng
cao.
Các biểu đồ sau đây tính chất cơ học đại diện của các vật liệu SLA phổ biến nhất được so sánh trực quan:
Biểu đồ so sánh độ giãn dài khi đứt và cường độ va đập đối với vật liệu tiêu chuẩn và kỹ thuật SLA thông
thường.Hình ảnh : Formlabs
Đường cong ứng suất-biến dạng cho kỹ thuật SLA thông thường và vật liệu tiêu chuẩn.Hình ảnh lịch sự
Formlabs
Biểu đồ so sánh các tính chất vật liệu của các loại nhựa kỹ thuật khác nhau.Hình ảnh lịch sự Formlabs

Nhựa SLA nha khoa & y tế


Nhựa gia dụng y tế tùy chỉnh (Tương thích sinh
học loại I)
Nhựa tương thích sinh học loại I có thể được sử dụng để chế tạo các thiết bị y tế tùy chỉnh, chẳng hạn như
hướng dẫn phẫu thuật. Các bộ phận được in bằng nhựa này có thể được khử trùng bằng hơi nước bằng nồi hấp,
để sử dụng trực tiếp trong phòng mổ.

Ưu điểm:

Độ chính xác cao

Bề mặt đẹp


Tương thích sinh học loại I (sử dụng ngắn hạn)

Nhược điểm:

Chống mòn và gãy xương vừa phải


Lý tưởng cho: dụng cụ và dụng cụ phẫu thuật
Hướng dẫn phẫu thuật nha khoa 3D được in bằng SLA trong Nhựa gia dụng y tế tùy chỉnh . Hình ảnh của
Formlabs

Nhựa dài hạn tương thích sinh học nha khoa


(Class IIa tương thích sinh học)
Loại nhựa này được thiết kế đặc biệt cho các thiết bị chỉnh nha dài hạn. Các loại nhựa tương thích sinh học loại
IIa có thể tiếp xúc với cơ thể con người trong vòng một năm.
Khả năng chống gãy và mòn cao của chúng làm cho nó hoàn hảo để tạo ra các thanh nẹp cứng hoặc vật giữ.

Ưu điểm:

Độ chính xác cao


Khả năng chống gãy và mòn cao

Tương thích sinh học loại II

Nhược điểm:

Giá cao
Lý tưởng cho: dụng cụ nha khoa dài hạn, các bộ phận y tế chống gãy và mòn, nẹp cứng, vật giữ
Dụng cụ giữ răng tùy chỉnh 3D được in bằng SLA bằng nhựa tương thích sinh học dài hạn nha khoa . Hình
ảnh lịch sự của Formlabs

Tương thích sinh học Class I vs Class IIa


Các quy định về tính tương hợp sinh học loại I đề cập đến các vật liệu được phép sử dụng cho:

 các thiết bị không xâm lấn tiếp xúc với da nguyên vẹn
 dụng cụ để sử dụng tạm thời hoặc sử dụng ngắn hạn trong miệng hoặc ống tai hoặc trong khoang mũi
 dụng cụ phẫu thuật tái sử dụng

Các quy định tương thích sinh học loại IIa đề cập đến các vật liệu được phép sử dụng cho:

 các thiết bị tiếp xúc với chất lỏng cơ thể hoặc vết thương hở
 các thiết bị được sử dụng để quản lý hoặc loại bỏ các chất đến và ra khỏi cơ thể con người
 các thiết bị ngắn hạn xâm lấn, chẳng hạn như các yếu tố phẫu thuật xâm lấn
 thiết bị cấy ghép dài hạn đặt trong răng

Tò mò về chi phí và các tùy chọn vật liệu có sẵn của SLA / DLP?

Nhận báo giá ngay Xem tất cả các tài liệu SLA

Nhựa SLA đúc được


Nhựa đúc để làm đồ trang sức
Vật liệu này cho phép các bộ phận được in với các chi tiết sắc nét và hoàn thiện mịn, và sẽ cháy sạch mà
không để lại tro hoặc cặn.

Nhựa đúc cho phép sản xuất các bộ phận trực tiếp từ thiết kế kỹ thuật số đến đầu tư đúc thông qua một phần
được in 3D. Chúng thích hợp cho đồ trang sức và các thành phần nhỏ và phức tạp khác.

Ưu điểm:

Hàm lượng tro thấp sau khi đốt (dưới 0,02%)


Tính năng tốt và chi tiết cao

Nhược điểm:

Tác động thấp và chống mài mòn


Yêu cầu xử lý nguội để đảm bảo kết quả tốt nhất
Lý tưởng cho: đúc mẫu cháy, làm đồ trang sức
Một nguyên mẫu vòng trước khi đúc 3D được in bằng SLA bằng nhựa có khả năng đúc

Kinh nghiệm
 Chọn nhựa tiêu chuẩn cho các nguyên mẫu với bề mặt giống như khuôn phun mịn.
 Đối với các nguyên mẫu chức năng, chọn Nhựa cứng nếu độ cứng là yêu cầu thiết kế chính của bạn,
Nhựa bền cho các bộ phận cần khả năng chống va đập cao hơn hoặc có các bộ phận chuyển động và
nhựa gia cố gốm cho các bộ phận có tính năng tốt.
 Nhựa giống như cao su có thể sản xuất các bộ phận có độ cứng thấp và tính linh hoạt cao, nhưng thiếu
hiệu suất của cao su thật.
 Nhựa chịu nhiệt có thể chịu được nhiệt độ trên 200 o C, nhưng dễ gãy.
 Nhựa tương thích sinh học loại I thích hợp để tiếp xúc bên ngoài với cơ thể con người, trong khi nhựa
tương thích sinh học loại II thích hợp cho các thiết bị xâm lấn ngắn hạn.
 Nhựa đúc có thể để lại rất ít dư lượng và hàm lượng tro sau khi kiệt sức (dưới 0,02%).

⇒ Xem thêm: Bài viết chi tiết về công nghệ in 3D SLA

4/ Công nghệ in 3D SLS


Công nghệ in 3D vật liệu bền SLS là phương pháp duy nhất trong tất cả các công nghệ in có thể
tạo ra sản phẩm mẫu mang đầy đủ hóa tính và lý tính tương đương với vật liệu gốc. Hầu hết các
mẫu vật thể được tạo ra từ công nghệ in 3D SLS là mẫu thử nghiệm chức năng, chất liệu hoặc sử
dụng trong trường hợp cần thay thế, sửa chữa linh kiện nào đó không có sẵn.

SLS thường sử dụng những vật liệu ở dạng bột như: Bột thủy tinh, bột gốm sứ, nhôm, bạc, titan
hoặc thép… Tia laser đóng vai trò là yếu tố giúp liên kết các hạt bột với nhau. Đặc biệt hơn,
phần bột thừa sau khi hoàn tất quy trình in sẽ được tái chế, tiết kiệm rất nhiều chi phí.
4.1/ Lịch sử ra đời
Công nghệ in 3D SLS được phát minh vào năm 1986 tại trường đại học Texas bởi Carl Deckard.
Phương pháp này đã được cấp bằng sáng chế vào năm 1989 và chính thức đưa vào sử dụng trên
thị trường vào năm 1992. Tại Việt Nam, công nghệ này chính thức được nhập khẩu và phân phối
vào năm 2008. Đây là một trong những công nghệ in đầu tiên được công nhận trên toàn thế giới.
Về cơ bản, SLS là công nghệ dựa vào quá trình chế tạo từng lớp. Tuy nhiên, vật liệu dạng bột đã
được sử dụng thay thế cho chất polymer lỏng.

4.2/ Nguyên lý làm việc


Phần lớn các loại vật liệu dạng bột đều có thể hóa rắn dưới tác dụng của nhiệt và phương pháp in
SLS đã vận dụng tính chất này để tạo nên vật thể in tốt nhất. Đầu tiên, một lớp mỏng bột nguyên
liệu được trải trực tiếp trên bề mặt xy lanh. Sau đó, tia laser sẽ kết tinh phần bột vật liệu nằm
trong đường biên của mặt cắt. Phần bột này sẽ dính chặt vào những khu vực có bề mặt tiếp xúc.

Quá trình kết tinh hoạt động tương tự như quá trình polymer hóa trong công nghệ in 3D SLA.
Tiếp đó, xy lanh được hạ xuống một khoảng bằng độ dày lớp kế tiếp, đưa vào bột nguyên liệu và
quá trình này sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần đến khi hoàn thành vật thể in.

Trong quá trình, vật liệu không thuộc đường bao mặt cắt sẽ được lấy ra sau khi hoàn tất in chi
tiết. Những chi tiết được tạo nên từ công nghệ in SLS có độ nhám tương đối, xuất hiện lỗ hổng
trên bề mặt, bắt buộc phải xử lý thành phẩm sau khi chế tạo bằng cách sử dụng phương pháp xử
lý tinh.

4.3/Ưu điểm nổi bật nhất của công nghệ in 3D SLS


Phương pháp in hoàn hảo nhất cho thử nghiệm chức năng, tạo mẫu nhanh, không cần hỗ trợ:
Máy in hỗ trợ công nghệ Selective Laser Sintering (SLS) có thể tiến hành tạo mẫu nhanh chóng,
tạo bộ phận nylon có độ phân giải cao hơn rất nhiều. SLS không đòi hỏi thêm cấu trúc hỗ trợ như
những nền tảng công nghệ khác, ưu điểm này giúp tiết kiệm chi phí vật liệu, tăng tốc độ in vật
thể, hợp lý hóa quá trình thử nghiệm và cắt giảm triệt để chất thải.

Tốc độ in nhanh: Phương pháp SLS có tốc độ in cao hơn 5 đến 10 lần, trong khi chi phí thấp hơn
7 lần so với những công nghệ khác. Mặt khác, nền tảng này còn in được số lượng lớn sản phẩm
trong 1 lần in, công suất cao khi hoạt động liên tục, độ bền cao.

Vật liệu tạo thành có chất lượng cao: Có thể nói, vật liệu trong công nghệ SLS là loại có cơ tính
tốt nhất trong tất cả các loại vật liệu hiện nay. Chúng có thể chịu được nhiệt độ, ảnh hưởng từ
môi trường hoặc các tác động vật lý, hóa học khác.

4.4/ Ứng dụng thực tế


SLS là công nghệ in 3D lí tưởng nhất khi bạn cần chế tạo vật thể nhựa có độ bền cao. Cụ thể,
công nghệ in vật liệu bền được ứng dụng để sản xuất các bộ phận có bản lề, thiết kế ô tô, các bộ
phận không gian, bộ phận chống cháy, mẫu đúc khuôn,…

Trên đây là những thông tin cơ bản về TOP 4 công nghệ in 3D nổi bật nhất trên thị trường hiện
nay. Mỗi nền tảng công nghệ đều có những nguyên lý và ưu nhược điểm riêng biệt. Còn bạn, bạn
cảm thấy ấn tượng nhất với công nghệ in 3D nào, hãy chia sẻ ngay với chúng tôi nhé.

You might also like