Vùng Đặc Quyền Kinh Tế

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Ngày nay, khi các quốc gia mở rộng quyền lực của mình ra biển cả, sự đua tranh

trong việc chiếm lĩnh thị phần khai thác, sử dụng biển trở nên ngày càng quyết liệt,
lúc đó, người ta đã nhận ra rằng “biển cả không phải là nguồn tài nguyên vô tận mà
biển cả là của chung, các quốc gia bình đẳng trong việc khai thác, sử dụng biển”, và
cũng thấy được rằng cần có sự dung hoà về lợi ích giữa các bên. Công ước Luật
biển 1982, bằng việc đưa ra cách xác định cũng như quy chế pháp lý cho từng vùng
biển đã phần nào giải quyết được vấn đề này. Sau đây em xin tìm hiểu rõ hơn nội
dung trên qua việc phân tích đánh giá cách xác định và quy chế pháp lý của vùng
đặc quyền kinh tế
Ví dụ: Chẳng hạn khi thiết bị, công trình của một quốc gia đặt trong vùng đặc quyền
kinh tế của quốc gia ven biển bị tàu thuyền của một quốc gia khác đâm va làm hư
hỏng thì thẩm quyền tài phán trong trường hợp này vẫn thuộc về quốc gia ven biển
và quốc gia ven biển có quyền áp dụng các quy định của mình để giải quyết các vấn
đề liên quan đến vụ đâm va và hậu quả của vụ đâm va.

Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển (khoản 1 Điều 56): Quốc gia ven biển có quyền
ban hành các quy định, luật lệ để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm đối với
môi trường biển phảt sinh từ hoạt động của tàu thuyền, từ các đảo nhân tạo, thiết bị,
công trình cũng như bất kì hoạt động nào liên quan đến đáy biển, vùng lòng đất dưới
đáy biển thuộc quyền chủ quyền của mình. Cùng với việc ban hành pháp luật để
điều chỉnh, quốc gia ven biển có quyền thực hiện mọi biện pháp để đảm bảo cho các
luật lệ của mình được tuân thủ đầy đủ cũng như thực hiện mọi biện pháp cần thiết
để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển. Tàu thuyền nước ngoài
khi có hành vi vi phạm hay gây thiệt hại trong lĩnh vực này đều thuộc thẩm quyền
tài phán của quốc gia ven biển. Mặc dù trong các quy định của vùng đặc quyền kinh
tế không ghi nhận cụ thể về chế tài đối với tàu thuyền nước ngoài nhưng áp dụng
tương tự Điều 73 cũng như các quy định tại Phần XII của UNCLOS 1982 về bảo vệ
và gìn giữ môi trường biển, trong trường hợp vi phạm các luật lệ, quy định quốc gia
hay các quy tắc và quy phạm quốc tế về ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi
trường biển cũng như có thiệt hại xảy ra do hành vi gây ô nhiễm môi trường biển,
quốc gia ven biển có quyền bắt giữ, khởi tố, xét xử và áp dụng hình phạt tiền đối với
tổ chức, cá nhân vi phạm cũng như áp dụng trách nhiệm dân sự đổi với tổ chức, cá
nhân liên quan như trách nhiệm khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại...
4.2 Quyền của các quốc gia khác
Theo quy định tại Điều 58 UNCLOS 1982, trong vùng đặc quyền kinh tế, tất cả các
quốc gia, dù có biển hay không có biển, đều được hưởng ba quyền tự do sau:
- Tự do hàng hải: Trong vùng đặc quyền kinh tế, tàu thuyền của mọi quốc gia được
tự do đi lại mà không xin phép quốc gia ven biển. Thẩm quyền tài phán đối với tàu
thuyền nước ngoài thuộc về quốc gia mà tàu mang cờ, trừ hai trường hợp: (i) những
vi phạm liên quan đến các lĩnh vực thuộc quyền chủ quyền và (ii) các lĩnh vực thuộc
thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển. Hành vi vi phạm của tàu thuyền nước
ngoài'trong hai trường hợp trên sẽ thuộc thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển.
- Tự do hàng không: Do vùng trời phía trên vùng đặc quyền kinh tế là vùng trời
quốc tế nên phương tiện bay của tất cả các quốc gia đều được hưởng quyền tự do
hàng không mà không phải xin phép quốc gia ven biển, đồng thời thẩm quyền tài
phán đối với phương tiện bay thuộc về quốc gia mà phương tiện bay đăng ký quốc
tịch. Tuy nhiên, trong thời gian bay, phương tiện bay nước ngoài vẫn phải tuân thủ
các quy định về an ninh hàng không cũng như an toàn bay được quy định trong các
điều ước quốc tế và các văn bản do Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO)
ban hành.
- Tự do đặt dây cáp, ống dẫn ngầm: Mọi quốc gia có quyền tự do đặt dây cáp, ống
dẫn ngầm trong vùng đặc quyền kinh tế mà không phải xin phép quốc gia ven biển,
có quyền sửa chữa các dây cáp, ống dẫn ngầm hiện có mà không bị quốc gia ven
biển cản trở hay gây trở ngại. Ngoài ra, thẩm quyền tài phán đối với các dây cáp,
ống dẫn ngầm thuộc về quốc gia đặt dây cáp, ổng dẫn ngầm này. Tuy nhiên, trong
quá trình thực hiện quyền này, các quốc gia khác không được làm ảnh hưởng đến
việc thực hiện các quyền của quốc gia ven biển, đặc biệt, phải quan tâm đến việc
bảo vệ môi trường.
Ngoài các quyền tự do trên, các quốc gia khác có thể tham gia khai thác lượng cá dư
thừa trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển khi quốc gia này công bố
có lượng cá dư thừa trên cơ sở các thỏa thuận với quốc gia ven biển và tuân theo cầc
the thức do quốc gia ven biến quy định.

Đây là những quyền xuất phát từ nguyên tắc“tự do biển cả” truyền thống mà các
quốc gia bất kỳ và tàu thuyền của họ được phép thực hiện như khi đang hoạt động tại
biển quốc tế. Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển không được viện dẫn
bất kỳ lí do nào để cản trở việc thực hiện những quyền này. Tuy nhiên tự do biển cả
không có nghĩa là tự do một cách tuyệt đối,các quốc gia khác khi thực hiện quyền này
phải tính đến các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia ven biển và tôn trọng các luật và
quy định mà quốc gia ven biển đã ban hành, phải phù hợp với định chế của CƯLB
1982 và các quy phạm khác của Luật quốc tế. Có thể thấy, trong vùng đặc quyền kinh
tế, dù quốc gia ven biển được trao cho những quyền đặc thù như là có quyền chủ
quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên
thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy
biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và
khai thác vùng này… thì CƯLB 1982 cũng không quên trao cho các quốc gia khác
những quyền nhất định như đã nói ở trên nhằm bảo vệ quyền lợi cho các quốc gia
khác, thể hiện rõ sự không phân biệt đối xử dựa trên vị trí địa lý và hoàn cảnh địa lý
của mọi quốc gia khi tham gia sử dụng và khai thác biển.

You might also like