Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Khó khăn của sinh viên với cuộc sống xa nhà

Sinh viên sống xa nhà luôn gặp phải rất nhiều khó khăn cũng như cuộc sống đầy ắp những lo toan
buồn phiền. Kết thúc 12 năm miệt mài trên ghế nhà trường, 12 năm phổ thông thầy cô luôn theo sát
từng bước đi trên con đường học vấn của bạn để giúp đỡ. Nhưng với việc học lên đại học, cao đẳng
hay học nghề thì môi trường cũng như cách học sẽ khác biệt hoàn toàn, không có cảnh bạn ở lại lớp
chép phạt vì không thuộc bài! Giờ đây việc học là việc bạn phải tự lo. Xa nhà là cuộc sống tự do,
không còn lo lắng về giờ giấc, về những lí do để đi chơi cùng bạn bè, không phải nghe những lời phàn
nàn khi dậy muộn, Sống xa nhà điều thiếu thốn nhất là về mặt tinh thần và tình cảm của gia đình

Tuy nhiên, thời gian sống cùng gia đình, không ít người không biết quý trọng, thường hay cằn nhằn,
tỏ ra khó chịu trước sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ, đến khi phải rời xa vòng tay của gia đình rồi
lại thèm cái cảm giác được quan tâm, được yêu thương, được nghe những lời nhắc nhở ấy từ bố mẹ,
và cả những cuộc tranh cãi với anh chị em trong nhà. Sống ở một môi trường mới tuy phải xa bố mẹ,
xa gia đình bị thiếu thốn về mặt tinh thần, tình cảm nhưng bù lại các bạn  có thầy cô giáo, những
người luôn quan tâm, giúp đỡ, động viên bạn khi gặp khó khăn, khuyên răn những điều hay lẽ phải
trong cuộc sống và giúp đỡ bạn tiến bộ từng bước trong học tập. Và có cả những người bạn mới sẽ
cùng sẻ chia những  chuyện vui, buồn cùng với bạn, chăm sóc bạn khi ốm đau.

Dưới đây là những khó khăn thường gặp của sinh viên với cuộc sống
xa nhà :
1. Điều chỉnh cuộc sống mới

Năm đầu tiên luôn luôn khó khăn với mỗi sinh viên bởi sẽ có một vài thay đổi trong cuộc sống cũng
như học tập. Thậm chí đôi khi bạn sẽ cảm thấy những “cú sốc văn hóa” vì sự khác nhau giữa trung
học và cao đẳng – đại học. Ngoài ra, sinh viên xa nhà còn phải đối mặt nhiều khó khăn, chẳng hạn
việc tìm cho mình một chỗ ở thích hợp thật sự không dễ dàng. Bạn phải xem xét các yếu tố như:
khoảng cách, mức giá thuê, cơ sở vật chất, bạn cùng phòng, lối sống tập thể, v..v… Tuy nhiên, đừng
nên quá lo lắng về điều này. Chỉ một thời gian ngắn bạn sẽ nhanh chóng thích nghi với những thay
đổi này.

2. Nỗi nhớ nhà

Với hầu hết sinh viên, đây là lần đầu tiên các bạn sống xa nhà trong một khoảng thời gian dài. Bởi
vậy nỗi nhớ nhà có thể là chướng ngại vật sinh viên cần vượt qua. Tuy nhiên, hiện nay với các
phương tiện truyền thông hiện đại như facebook, viber, Zalo… giúp các sinh viên có thể liên lạc, gặp
mặt các thành viên trong gia đình khi có mạng internet. Bởi thế, đây cũng không phải khó khăn quá
lớn với sinh viên.

3. Tìm bạn mới

Bước chân vào một môi trường mới với những sinh viên đến từ mọi miền đất nước, bạn cảm thấy
rất khó để có thể kết bạn? Sự thật hoàn toàn không phải vậy, bạn có thể tìm kiếm cho mình những
người bạn mới thông qua các lớp học, các CLB, hoạt động phong trào của trường… Và đừng bao giờ
giữ suy nghĩ “tình bạn đại học không bền như thời trung học”. Thực tế tình bạn không phân cấp
trung học, đại học, quan trọng là thái độ và mức độ chân thành của mỗi người với tình bạn như thế
nào!

4. Ngủ quên trong chiến thắng

Nhiều sinh viên năm nhất đã từng nghĩ rằng đại học là xả hơi sau chuỗi ngày ôn thi vất vả. Thế rồi,
năm nhất nhiều bạn “ngủ quên trong chiến thắng”, dành thời gian để chơi và ngủ nghỉ, mải mê ngày
đêm chơi game.. Lại thêm anh chị bảo “học đại học nhàn lắm” nên cứ vậy yên tâm mà “xả hơi”. Năm
nhất cứ thế trôi qua, lúc nhận ra và muốn quay trở lại thì không biết bắt đầu từ đâu. Hậu quả là điểm
số thấp, bản thân thiếu kỹ năng, thiếu trải nghiệm và quan trọng nhất là mất định hướng.

5. Quản lý tiền – chi tiêu cá nhân

Vấn đề “đầu tiên” mà sinh viên gặp phải chính là tiền. Đi đâu cũng lo giữ tiền cho kĩ, mất tiền coi như
“sống không được, mà chết cũng chẳng xong”. Rồi cả việc cân đo đong đếm chi tiêu trong tháng. Lần
đầu cầm nhiều tiền như thế, cứ thiếu gì thì cứ mua đại, không tính toán gì hết vậy nên không ít bạn
phải chịu cảnh đầu tháng “ăn xả láng”, cuối tháng thì mì tôm cũng không có để ăn.

6. Quản lý đồ đạc cá nhân

Vấn đề bị trộm cắp tài sản, đồ đạc luôn là vấn đề đáng lo ngại của tất cả sinh viên mỗi khi ở trọ.
Những thứ thường bị mất như là điện thoại smartphone, tiền, laptop, trang sức.. đều là những thứ
đắt đỏ, thậm chí còn mất cả quần áo.. luôn bị kẻ xấu rình rập ăn cắp. Ngoài ở phòng trọ, KTX ra thì ở
những chỗ đông người, trạm xe bus, hay ở trường học.. cũng bị kẻ xấu lợi dụng móc túi, trộm cắp !

7. Quản lý thời gian

Khoảng thời gian đầu đại học, hầu như các sinh viên đều tốn quá nhiều thời gian vào việc tìm hiểu
những điều mới mẻ hay tham gia vào một vài CLB nào đó. Hơn nữa, cuộc sống tự do, không có bố
mẹ quản lý, nên việc vui chơi, chat chít cùng bạn bè thường quên hết thời gian. Điều này nếu diễn ra
lâu dài, sẽ ảnh hưởng đến việc học tập và sức khỏe của bạn. Vậy nên, hãy sắp xếp thời gian phù hợp
cho những hoạt động trường, lớp và cá nhân. Quản lý thời gian một cách khoa học và hợp lý sẽ giúp
bạn cân bằng được giữa việc học và những sinh hoạt cá nhân, hoạt động ngoại khóa. Khi bạn có một
kế hoạch vui chơi nào đó chẳng hạn, hãy dành thời gian cụ thể để hoàn thành việc học trước, tránh
ôm đồm quá nhiều thứ một lúc. Việc này sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng và làm chủ được những
công việc của mình!

8. Những cú sốc tâm lý

Sinh viên năm nhất phải đối mặt với nhiều “cú sốc” khi môi trường sống thay đổi và áp lực kinh tế
phát sinh. Tâm lý căng thẳng, chán nản và thất vọng ùa về.

Sự thay đổi môi trường sống cũng là một vấn đề khá lớn. Đâu phải ở đâu cũng được như ở nhà? Khi
ở trọ, đa số các bạn ở ghép hoặc ở KTX. Một phòng gồm nhiều bạn ở nhiều vùng miền khác nhau sẽ
khó để sống hòa thuận, rất nhiều vấn đề sẽ phát sinh làm bạn cảm giác bực mình, chán nản. Để đủ
khả năng chi trả học phí đại học, nhiều sinh viên phải kiếm việc làm thêm. Tuy nhiên, điều này gây
cản trở việc học. Thời gian cho việc học và những hoạt động ngoại khóa ngày càng thu hẹp và trở
nên khó khăn. Nhiều sinh viên không thể sắp xếp thời gian học tập và làm việc một cách hợp lý sẽ
ảnh hưởng đến kết quả học tập. Hơn nữa, nếu không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, sinh viên dễ bị
ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe, thể chất và tinh thần.

You might also like