Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 109

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


---------***--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG


THU HÖT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: Đỗ Ngọc Quyên


Mã sinh viên: 0951015775
Lớp: Anh 14
Khóa: K48
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Thúy Phƣơng

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2013


Ý KIẾN CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Tp. Hồ Chí Minh, ngày , tháng ,năm 2013

ThS. Nguyễn Thúy Phƣơng


MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH


QUỐC TẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU HÚT
KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ....................................................................................7

1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế ...............................7
1.1.1. Một số khái niệm .....................................................................................7
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế
của một địa phƣơng ................................................................................................10
1.2. Các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của một
địa phƣơng ..............................................................................................................11
1.2.1. Các nhân tố liên quan đến cầu ..............................................................11
1.2.2. Các nhân tố liên quan đến cung ............................................................12
1.2.3. Các nhân tố cản trở khác .......................................................................17
1.3. Sự cần thiết phải nghiên cứu các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút
khách du lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh ...............................................18
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH
QUỐC TẾ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH
QUỐC TẾ ĐẾN THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH .......................................................23

2.1. Tổng quan hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn 2005-2012 .....................................................................................23
2.1.1. Số lƣợt khách du lịch quốc tế đến TP.HCM .........................................23
2.1.2. Cơ cấu nguồn khách ..............................................................................25
2.1.3. Thời gian lƣu trú ....................................................................................30
2.1.4. Mức chi tiêu bình quân .........................................................................32
2.2. Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du
lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh ...............................................................33
2.2.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến hoạt động thu
hút khách du lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh .........................................33
2.2.2. Mô tả các biến số và giả thiết nghiên cứu ............................................35
2.2.3. Thiết lập dạng hàm nghiên cứu .............................................................37
2.2.4. Thu thập và xử lý dữ liệu ......................................................................39
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA
THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2005-2012 .........................................41

3.1. Kết quả nghiên cứu: ........................................................................................41


3.1.1. Thống kê mô tả các biến .......................................................................41
3.1.2. Ƣớc lƣợng tham số - Mô hình hồi quy gốc ..........................................43
3.1.3. Kiểm định mô hình................................................................................47
3.1.4. Mô hình hồi quy cuối cùng ...................................................................49
3.2. Đánh giá các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế
của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005-2012 ................................................50
3.2.1 Nguồn tài nguyên du lịch của TP.HCM ................................................50
3.2.2 Cơ sở hạ tầng cho du lịch của TP.HCM ................................................52
3.2.3 Quy định và chính sách của Nhà nƣớc đối với hoạt động nhập cảnh vào
Việt Nam ................................................................................................................54
CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI
THIỆN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ
CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .........................................................................57

4.1. Quan điểm phát triển và mục tiêu phấn đấu của du lịch Việt Nam và mục
tiêu phấn đấu của du lịch thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 ............57
4.1.1. Quan điểm phát triển .............................................................................57
4.1.2. Mục tiêu phấn đấu .................................................................................58
4.2. Cơ hội và thách thức của hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020 .................................................................60
4.2.1. Cơ hội ....................................................................................................60
4.2.2. Thách thức .............................................................................................63
4.3. Một số giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động thu hút khách du lịch
quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020 từ kết quả phân tích các
nhân tố tác động .....................................................................................................64
4.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp .........................................................................64
4.3.2. Các giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động thu hút khách du lịch
quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020 ...................................66
4.4. Các kiến nghị nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động thu hút khách du lịch quốc
tế của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020 ............................................72
4.4.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc.................................................72
4.4.2. Đối với các doanh nghiệp du lịch lữ hành và các doanh nghiệp khác
cung cấp sản phẩm và dịch vụ phục vụ KDL ........................................................73
PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................................75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................77

PHỤ LỤC 1: Số lƣợng di tích đƣợc cấp hạng quốc gia và quốc gia đặc biệt trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh .....................................................................................85

PHỤ LỤC 2: Danh sách các nƣớc Việt Nam đã ký hiệp định song phƣơng hoặc đơn
phƣơng miễn thị thực cho công dân mang hộ chiếu phổ thông vào Việt Nam .........91

PHỤ LỤC 3: Tổng hợp số liệu sử dụng trong mô hình.............................................95

PHỤ LỤC 4: Bảng giá trị Fα(n1,n2) của phân phối F .................................................96

PHỤ LỤC 5: Kết quả kiểm định thừa biến với ba biến HRTG, ROOM và VISA ...97

PHỤ LỤC 6: Kết quả kiểm định Breusch-Godfrey .................................................100

PHỤ LỤC 7: Kết quả kiểm định White ...................................................................101


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu viết tắt Từ tiếng Anh Từ Tiếng Việt
1 CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng
2 CSLT - Cơ sở lƣu trú

3 CSLTDL - Cơ sở lƣu trú du lịch

4 ĐNA - Đông Nam Á


5 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nƣớc
6 KDL - Khách du lịch
Pacific Asia Travel Hiệp hội du lịch Châu Á-
7 PATA
Association Thái Bình Dƣơng
8 STT - Số thứ tự
9 TBD - Thái Bình Dƣơng
10 TP.HCM - Thành phố Hồ Chí Minh
Văn hóa, Thể thao và Du
11 VH-TT-DL -
lịch
12 WEF World Economic Forum Diễn đàn Kinh tế Thế giới
World Tourism
13 UNWTO Tổ chức du lịch thế giới
Organization
DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH

 Danh mục bảng


Bảng 1.1: Tỷ trọng doanh thu của ngành Du lịch trong tổng sản phẩm trong nƣớc
của Việt Nam ..............................................................................................................19
Bảng 1.2: Doanh thu du lịch TP.HCM và cả nƣớc cùng tỷ trọng của doanh thu du
lịch TP.HCM so với doanh thu du lịch của cả nƣớc..................................................21
Bảng 1.3: Số lƣợt KDL quốc tế đến TP.HCM và cả nƣớc ........................................21
Bảng 2.1: Số lƣợt khách du lịch quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2005-2012 ...................................................................................................................23
Bảng 2.2: Số lƣợt KDL quốc tế đến TP.HCM phân theo phƣơng tiện di chuyển giai
đoạn 2005-2011 ..........................................................................................................25
Bảng 2.3 Số lƣợt KDL quốc tế đến TP.HCM bằng đƣờng hàng không từ 10 thị
trƣờng lớn nhất giai đoạn 2005-2010.........................................................................28
Bảng 2.4: Chi tiêu bình quân của KDL quốc tế và KDL nội địa đến TP.HCM giai
đoạn 2005-2012 ..........................................................................................................32
Bảng 2.5: Mô tả các biến ............................................................................................36
Bảng 3.1: Mô tả thống kê các biến.............................................................................41
Bảng 3.2 Số lƣợng cơ sở lƣu trú du lịch trên địa bàn TP.HCM ................................53
Bảng 3.3 Số khách sạn đƣợc xếp hạng sao trên địa bàn TP.HCM ............................53

 Danh mục đồ thị


Đồ thị 2.1: Cơ cấu lƣợt KDL quốc tế đến TP.HCM theo phƣơng tiện di chuyển giai
đoạn 2005-2011 ..........................................................................................................26
Đồ thị 2.2: Cơ cấu lƣợt KDL quốc tế đến TP.HCM bằng đƣờng hàng không từ mƣời
thị trƣờng lớn nhất và các thị trƣờng còn lại giai đoạn 2005-2010 ...........................30
Đồ thị 2.3: Thời gian lƣu trú bình quân của KDL quốc tế tại TP.HCM ...................31

 Danh mục hình ảnh


Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề nghị ......................................................................35
Hình 3.1: Kết quả ƣớc lƣợng tham số lần 1 ...............................................................43
Hình 3.2: Kết quả ƣớc lƣợng tham số lần 2 ...............................................................44
Hình 3.3: Kết quả ƣớc lƣợng tham số lần 3 ...............................................................45
Hình 3.4: Kết quả ƣớc lƣợng tham số lần 4 ...............................................................46
Hình 3.5: Ma trận hệ số tƣơng quan ..........................................................................47
1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch có vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Du lịch
mang lại những tác động to lớn về kinh tế-xã hội cho mỗi địa phƣơng đón tiếp
khách du lịch. Đặc biệt, nguồn lợi du lịch thu đƣợc từ các KDL quốc tế góp phần
mang lại thu nhập, cải thiện cán cân thanh toán và quảng bá hình ảnh của quốc gia
và địa phƣơng đến với bạn bè khắp nơi trên thế giới. Là trung tâm kinh tế của Việt
Nam, thành phố Hồ Chí Minh hội tụ những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng và
vật chất kỹ thuật lẫn đặc điểm về lịch sử, văn hóa,… để thu hút KDL quốc tế.
Với xu hƣớng toàn cầu hiện nay và việc du lịch đang ngày càng đƣợc chú
trọng trong số các ngành kinh tế, du lịch TP.HCM đang chịu sự cạnh tranh gay gắt,
đặc biệt trong việc thu hút khách du lịch quốc tế. Điều này đòi hỏi thành phố phải
những nỗ lực nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút KDL quốc tế của thành phố.
Tuy lƣợng khách du lịch quốc tế đến TP.HCM trong những năm gần đây có
sự tăng trƣởng cao, hiệu quả của hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của thành
phố vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và chƣa thực sự đƣa thành phố trở thành
một điểm đến có sức hút lớn trong tƣơng quan so sánh với các thành phố khác trong
khu vực. Điều này đòi hỏi phải có những phân tích, nghiên cứu trên cơ sở định
lƣợng từ đó xác định đƣợc các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch
quốc tế của TP.HCM. Nhờ đó mà xác định đƣợc đúng chỗ cần cải thiện để hiệu quả
hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế ngày càng đƣợc nâng cao.
Với mong muốn nghiên cứu để xác định đƣợc các nhân tố tác động đến hoạt
động thu hút khách du lịch quốc tế của TP.HCM và đề ra một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả của các hoạt động này, ngƣời viết chọn đề tài “Các nhân tố tác
động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí
Minh” để nghiên cứu trong khuôn khổ Khóa luận tốt nghiệp này.
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cứu với mục đích: Thông qua việc xác định các nhân tố
tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của TP.HCM, đề tài muốn đƣa
ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút khách du
lịch quốc tế của TP.HCM.
2

Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm:


- Đƣa ra những luận cứ khoa học và thực tiễn để dự đoán các nhân tố tác động đến
hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của TP.HCM.
- Lựa chọn các biến thích hợp từ đó tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu các
nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của TP.HCM.
- Kiểm định mô hình và có sự điều chỉnh cần thiết để kết luận các nhân tố có tác
động thực sự đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của TP.HCM.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu định lƣợng, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả của hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của TP.HCM.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố
Hồ Chí Minh cùng với các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút KDL quốc tế
của TP.HCM.
- Phạm vi nghiên cứu:
o Về không gian: kết quả hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM và các
nhân tố tác động đến hoạt động này đƣợc nghiên cứu trong phạm vi thành phố
Hồ Chí Minh.
o Về thời gian:
 Kết quả hoạt động của du lịch quốc tế TP.HCM đƣợc trình bày trong giai
đoạn 2005-2012.
 Mô hình định lƣợng với các quan sát đƣợc nghiên cứu trong giai đoạn
1990-2011.
 Các giải pháp đƣợc đề ra cho việc áp dụng trong giai đoạn 2013-2020.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, ngƣời viết sử dụng mô hình kinh tế lƣợng để xác
định các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của
TP.HCM. Các số liệu phục vụ mô hình đƣợc thu thập từ các báo cáo thống kê của
các cơ quan Nhà nƣớc, các tổ chức quốc tế. Phƣơng pháp phân tích định lƣợng đƣợc
tham khảo từ giáo trình môn Kinh tế lƣợng và các bài nghiên cứu tại Việt Nam và
trên thế giới. Số liệu đƣợc xử lý và rút ra kết quả từ phần mềm Eviews 6.0.
3

Các giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động thu hút khách du lịch quốc
tế của TP.HCM đƣợc ngƣời viết đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu định lƣợng và
các định hƣớng, chiến lƣợc và mục tiêu đặt ra cho ngành du lịch TP.HCM quy định
trong các văn bản luật và dƣới luật do các cơ quan Nhà nƣớc ban hành.
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng và vai trò ngày càng to lớn trong nền
kinh tế quốc gia, du lịch là một trong những đề tài phổ biến đƣợc lựa chọn để
nghiên cứu trong các luận án thạc sỹ hay tiến sỹ kinh tế và các đề tài nghiên cứu
khoa học trong và ngoài nƣớc. Đặc biệt, các đề tài về du lịch quốc tế rất đƣợc các
nhà nghiên cứu từ các nƣớc xem du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn nhƣ Thái Lan,
Malaysia, Nam Phi,... chú trọng. Khi tìm hiểu tình hình nghiên cứu của đề tài “Các
nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí
Minh”, ngƣời viết đã tìm hiểu về các đề tài trong và ngoài nƣớc có đối tƣợng nghiên
cứu hoặc phạm vi nghiên cứu trùng hoặc gần với đề tài nói trên và rút ra tổng quan
tình hình nhƣ sau:
Đối với tình hình nghiên cứu trong nƣớc, các đề tài thực hiện chủ yếu là các
đề tài định tính dựa trên phƣơng pháp phân tích, thống kê trên số liệu về hoặc liên
quan tới hoạt động du lịch của TP.HCM. Phƣơng pháp định lƣợng nhƣ xây dựng
mô hình hồi quy đƣợc sử dụng làm phƣơng pháp nghiên cứu chính trong các đề tài
này là rất hiếm, nếu có chỉ đƣợc bổ sung nhằm chứng minh cho kết luận đã cho ra
trƣớc. Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Du lịch quốc tế và vấn đề thị thực xuất nhập
cảnh Việt Nam thực trạng và giải pháp” của Lê Đình Vinh đƣợc thực hiện năm
2008 đã chứng minh vấn đề miễn thị thực du lịch giúp tạo điều kiện dễ dàng cho
việc thu hút KDL quốc tế đến VN. Đề tài cũng có khảo sát về mức độ hài lòng của
du khách quốc tế đối với nhân tố thị thực và thủ tục xuất nhập cảnh và rút ra kết
luận về các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng này nhƣ thái độ của nhân viên xuất
nhập cảnh, phƣơng tiện trang thiết bị làm thủ tục xuất nhập cảnh, các biển báo và
chỉ dẫn, ... Đề tài “Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch thành phố Hồ Chí
Minh đến năm 2015” làm luận văn thạc sĩ của Huỳnh Thị Bích Vân năm 2007 phân
tích và đánh giá thực trạng hoạt động marketing của ngành du lịch TP.HCM và đề
xuất những giải pháp nhằm tăng hiệu quả của hoạt động marketing thu hút du khách
4

đến thành phố nhƣ tăng cƣờng công tác nghiên cứu thị trƣờng và lựa chọn thị
trƣờng mục tiêu, củng cố và phát triển marketing mix nhƣ đa dạng hóa sản phẩm du
lịch, định giá tour hợp lý phù hợp với chất lƣợng dịch vụ, đa dạng hóa hệ thống
phân phối, ... Ngoài ra, hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM hay một tỉnh/
thành phố nào khác của Việt Nam cũng là đối tƣợng nghiên cứu cho nhiều đề tài
khóa luận tốt nghiệp của các anh chị đi trƣớc nhƣ đề tài “Thu hút khách du lịch
quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Đức Tiến Đạt (2011),...
Tình hình nghiên cứu đề tài tƣơng tự ở nƣớc ngoài có sự đa dạng hơn trong
phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu. Điển hình là các đề tài có xây dựng mô hình
định lƣợng các yếu tố tác động đến số lƣợng KDL quốc tế hay doanh thu từ KDL
quốc tế của một quốc gia. Đề tài “The Determinants of International tourism
demand for Egypt : Panel Data Evidence” (tạm dịch là “Các nhân tố quyết định đến
cầu về du lịch quốc tế của Ai Cập”) của Ibrahim (2011) hay đề tài “Demand factors
for international tourism in Malaysia: 1998-2009” (tạm dịch: “Các yếu tố liên quan
tới cầu của du lịch quốc tế ở Malaysia trong giai đoạn 2008-2009”) của Kosnan và
Kaniappan (2012) hoặc đề tài xem xét các nhân tố ảnh hƣởng tới cầu về du lịch tại
các nƣớc thuộc Liên minh Tiền tệ Đông Ca-ri-bê (Eastern Caribbean Currency
Union) với tên gọi “What Attracts Tourists to Paradise?” (tạm dịch là “Điều gì thu
hút khách du lịch đến với thiên đường?”) của Evridiki Tsounta (2008), ... xây dựng
mô hình định lƣợng và chứng minh các yếu tố nhƣ thu nhập của KDL hay mức sống
của nơi cƣ trú thƣờng xuyên của du khách có tác động tích cực đến lƣợng KDL
quốc tế đến du lịch tại địa phƣơng đƣợc nghiên cứu. Ngoài ra, một số đề tài khác
tập trung vào các yếu tố thuộc địa phƣơng cung cấp sản phẩm du lịch quốc tế để xây
dựng mô hình định lƣợng ảnh hƣởng của các yếu tố này đến hoạt động thu hút KDL
quốc tế của địa phƣơng nhƣ các đề tài “A empirical analysis of influential factors in
international tourism income in Sichuan province” (tạm dịch là: “Một phân tích
theo kinh nghiệm về những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ du lịch quốc tế của
tỉnh Tứ Xuyên.”) của Yang, Ye và Yan (2011) hay công trình nghiên cứu của
Khadaroo và Seetanah (2007) về ảnh hƣởng của cơ sở hạ tầng lên sự phát triển của
du lịch trong đề tài “Transport Infrastructure and Tourism Development” (Tạm
dịch: “Cơ sở hạ tầng giao thông và sự phát triển của du lịch”). Các đề tài này cũng
5

đã chứng minh rằng các nhân tố thuộc địa phƣơng cung cấp dịch vụ du lịch nhƣ số
lƣợng lao động, cơ sở vật chất, hạ tầng, cảnh quan thiên nhiên,... cũng tác động đến
hiệu quả hoạt động thu hút KDL quốc tế.
6. Tính mới của đề tài
Căn cứ vào tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã đƣợc
trình bày ở trên, hiện nay đã có khá nhiều đề tài với đối tƣợng nghiên cứu là “hoạt
động du lịch quốc tế” hay “hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế” của một địa
phƣơng hay một quốc gia đƣợc thực hiện. Đặc biệt, với việc là trung tâm kinh tế lớn
của cả nƣớc, thành phố Hồ Chí Minh đƣơng nghiên trở thành phạm vi nghiên cứu
phổ biến cho các đề tài tƣơng tự của các nhà nghiên cứu Việt Nam. Tuy nhiên, một
số đề tài chỉ tập trung phân tích tác động một nhân tố nào đó tới hoạt động du lịch
quốc tế của TP.HCM nhƣ nhân tố thị thực hay nhân tố marketing. Số đề tài tập
trung phân tích “các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của
TP.HCM” và có sự hệ thống hóa các nhân tố này còn khá hiếm hoi.
Mặt khác, hầu nhƣ chưa có đề tài nào của các nhà nghiên cứu trong nước
xây dựng mô hình định lượng các nhân tố tác động tới hoạt động thu hút KDL quốc
tế của một địa phương. Việc xây dựng mô hình định lƣợng khá phổ biến trong các
nghiên cứu của nƣớc ngoài nhƣng hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu
trên phạm vi của một quốc gia mà ít tập trung vào một phạm vi của một tỉnh/thành.
Nhƣ vậy, với việc xây dựng mô hình định lƣợng và phân tích các nhân tố tác
động đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của một địa phƣơng là thành phố Hồ Chí
Minh đã tạo nên tính mới của đề tài “Các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút
khách du lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh”.
7. Bố cục của đề tài
Bố cục đề tài gồm bốn chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế và các
nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế
Chƣơng 2: Tổng quan về hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của thành
phố Hồ Chí Minh và mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến hoạt động
thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh
6

Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và đánh giá các nhân tố tác động đến hoạt động
thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005-2012
Chƣơng 4: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện hiệu quả của
hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh
Trong quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn thành Khóa luận, ngƣời viết đã
vận dụng rất nhiều các kiến thức đã có đƣợc trong quá trình học tập trên ghế nhà
trƣờng. Chính vì thế ngƣời viết xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô, cán
bộ, giảng viên trƣờng Đại học Ngoại thƣơng Cơ sở II tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đặc biệt ngƣời viết xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Thúy Phƣơng,
ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn ngƣời viết trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Ngƣời
viết cũng gửi lời cảm ơn đến gia đình, ngƣời thân và bạn bè đã động viên và giúp
đỡ về mặt tinh thần giúp ngƣời viết hoàn thành Khóa luận.
Do hạn chế về kinh nghiệm nghiên cứu, Khóa luận không tránh khỏi những
sai sót nhất định. Ngƣời viết mong nhận đƣợc những nhận xét và góp ý từ Quý thầy
cô và bạn đọc để Khóa luận hoàn thiện hơn nữa.
Sinh viên thực hiện
Đỗ Ngọc Quyên
7

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THU HÖT KHÁCH DU


LỊCH QUỐC TẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU
HÖT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ
1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm về du lịch
Du lịch ban đầu là hiện tƣợng con ngƣời tạm thời rời xa nơi cƣ trú thƣờng
xuyên của mình để khởi hành tới những nơi khác nhằm mục đích tìm hiểu, khám
phá thế giới xung quanh, ... Cùng với sự phát triển của giao thông, du lịch trở nên
dễ dàng, thông suốt hơn và dần trở thành một hoạt động thƣờng xuyên của con
ngƣời. Với du lịch ngày càng phổ biến và phát triển, các hoạt động kinh doanh phục
vụ mục đích du lịch của con ngƣời nhƣ môi giới, hƣớng dẫn du lịch,...bắt đầu xuất
hiện và dần trở nên phong phú, đa dạng. Nhƣ vậy, du lịch đã trở thành một hiện
tƣợng kinh tế, xã hội với sự tham gia của nhiều thành phần trong xã hội.
Ông Michael Coltman đã có định nghĩa nhƣ sau về du lịch: “Du lịch là sự kết
hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm:
du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách
du lịch” (Coltman, M., 1991). Do đó, du lịch có thể đƣợc hiểu dƣới bốn gốc độ khác
nhau.
Dƣới góc độ của du khách hay ngƣời đi du lịch, thuật ngữ “du lịch” đƣợc
hiểu trong Luật du lịch Việt Nam năm 2005 là “các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất
định.”
Dƣới góc độ những nhà kinh doanh, cung ứng dịch vụ du lịch, “Du lịch là
một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất,
trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu
về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác của khách
du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực
cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp” theo định nghĩa của Khoa Du
8

lịch và Khách sạn của trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đƣợc đề cập trong
quyển Giáo trình Kinh tế Du lịch.
Đối với, ngƣời dân sở tại, du lịch chính là hiện tƣợng mà vùng đất mình cƣ
trú đón tiếp những ngƣời ngoài địa phƣơng, vừa là cơ hội cho sự giao lƣu, tìm hiểu
nền văn hóa lẫn nhau, vừa tạo cơ hội kinh doanh và việc làm phục vụ du khách. Du
lịch một mặt giúp tăng thu nhập, mặt khác có những tác động về môi trƣờng, an
ninh trật tự, ... đến đời sống của cƣ dân địa phƣơng. (Trần Văn Đính và Nguyễn Thị
Minh Hòa, 2008)
Du lịch là một hiện tƣợng phức tạp dƣới góc độ của chính quyền địa phƣơng
nơi đón tiếp khách du lịch do có sự gia nhập tạm thời của ngƣời ngoài vào địa
phƣơng mình. Chính vì thế, chính quyền địa phƣơng phải xem du lịch là tổng hợp
các hoạt động từ việc tạo lập và tổ chức các điều kiện về hành chính, cơ sở hạ tầng,
cơ sở vật chất kỹ thuật, cho đến quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch tại địa
phƣơng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hành trình và quãng thời gian lƣu trú của du
khách, đồng thời tối ƣu lợi ích đạt đƣợc cho địa phƣơng nhƣ tăng thu ngân sách,
đẩy mạnh cán cân thanh toán, nâng cao mức sống cho ngƣời dân,...(Trần Văn Đính
và Nguyễn Thị Minh Hòa, 2008)
Nhƣ vậy, dựa vào những định nghĩa trên và dƣới những góc nhìn khác nhau
của những nhân tố tham gia vào quá trình du lịch, khái niệm du lịch đƣợc ngƣời viết
rút ra nhƣ sau:
“Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội với sự tham gia, tương tác giữa
khách du lịch, người kinh doanh dịch vụ du lịch, dân cư sở tại và chính quyền nơi
đón khách du lịch. Thông qua du lịch, khách du lịch mong muốn thỏa mãn những
nhu cầu về vật chất và tinh thần của mình ở ngoài nơi mình thường xuyên cư trú;
người kinh doanh dịch vụ du lịch có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận; cư dân địa phương
có dịp quảng bá văn hóa, tìm kiếm công ăn việc làm; và đây là hoạt động cần có sự
quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương.”
1.1.1.2. Khái niệm về khách du lịch và khách du lịch quốc tế
Khách du lịch chính là chủ thể, ngƣời thực hiện hoạt động du lịch. Thuật ngữ
“khách du lịch” cũng có nhiều cách hiểu khác nhau trên thế giới.
9

Để tạo ra một chuẩn mực cho thống kê du lịch thế giới, năm 1963 Tổ chức
Du lịch Thế giới (UNWTO) đã thống nhất những khái niệm và cách hiểu chính thức
về “khách du lịch” và “khách du lịch quốc tế”. Theo đó, “khách du lịch là người
viếng thăm và lưu lại một hoặc một số nơi ngoài môi trường cư trú thường xuyên
của mình, với thời gian không quá một năm liên tục, nhằm mục đích giải trí, kinh
doanh và các mục đích khác không liên quan đến mục đích hành nghề để nhận thu
nhập ở nơi viếng thăm”(UNWTO, 1963), trong khi đó định nghĩa về khách du lịch
quốc tế của UNWTO là “người viếng thăm và lưu lại một hoặc một số nước khác
ngoài nước cư trú của mình, với thời gian ít nhất là 24 giờ, ngoài mục đích hành
nghề để nhận thu nhập” (UNWTO,1963). Nhƣ vậy, điểm khác biệt giữa khách du
lịch và khách du lịch quốc tế là khách du lịch quốc tế có sự viếng thăm hoặc lƣu lại
tại một quốc gia khác quốc gia mình thƣờng xuyên cƣ trú.
Các định nghĩa này sau đó đƣợc Ủy ban Thống kê của Liên Hiệp Quốc công
nhận vào năm 1968. Đồng thời vào năm 1993, Ủy ban này cũng công nhận việc
phân loại khách du lịch khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist) và khách du lịch
quốc tế ra nƣớc ngoài (Outbound tourist). Trong đó, khách du lịch quốc tế đến gồm
những ngƣời từ nƣớc ngoài đến du lịch ở một quốc gia khác quốc gia mình đang cƣ
trú thƣờng xuyên.
Theo pháp luật Việt Nam, “khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi
du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi
đến” (điểm 2, điều 4, Luật Du lịch Việt Nam năm 2005). Điều 34 Luật này cũng
quy định khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế
trong đó “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú
tại Việ Nam ra nước ngoài du lịch” (điểm 3, điều 34, Luật Du lịch Việt Nam năm
2005).
1.1.1.3. Khái niệm về hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế
Từ trƣớc đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về tình hình và thực trạng thu
hút khách du lịch quốc tế đến một địa phƣơng trên thế giới và ở Việt Nam nói riêng,
tuy nhiên, hầu hết ở các nghiên cứu này, khái niệm “hoạt động thu hút khách du lịch
10

quốc tế” ít khi đƣợc thành lập một cách hoàn chỉnh mà đƣợc biểu hiện dƣới dạng
liệt kê các hoạt động nhằm mục đích thu hút khách du lịch quốc tế.
Giải nghĩa cụm từ “hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế” trên mặt ngữ
nghĩa văn học, ta có “hoạt động” là những việc làm khác nhau với mục đích nhất
định trong đời sống xã hội; “thu hút” đƣợc giải nghĩa là “làm cho ngƣời ta ham
thích mà dồn hết mọi chú ý vào” (Trung tâm Ngôn ngữ và Văn học Việt Nam,
1998).
Nhƣ vậy, “hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế” có thể hiểu là những việc
làm khác nhau nhằm mục đích thu hút, kéo dồn sự chú ý của khách du lịch quốc tế.
Hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của một địa phƣơng là tổng hợp các hoạt
động nhằm thu hút ngày càng nhiều lƣợng khách du lịch quốc tế từ nƣớc ngoài đến
du lịch tại địa phƣơng mình.
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thu hút khách du lịch quốc
tế của một địa phƣơng
 Số lƣợt khách du lịch quốc tế đến địa phƣơng
Số lƣợt khách du lịch quốc tế đến địa phƣơng là chỉ tiêu cụ thể nhất thể hiện
hiệu quả của hoạt động thu hút du khách quốc tế của địa phƣơng đó. Số khách du
lịch quốc tế đến với địa phƣơng càng nhiều thì hoạt động thu hút khách càng hiệu
quả và ngƣợc lại.
Theo nhƣ quy định của UNWTO đối với các nƣớc thành viên, số lƣợt khách
du lịch quốc tế đến một quốc gia đƣợc tính trên số lƣợt KDL quốc tế nhập cảnh tại
một cửa khẩu bất kì của nƣớc đó. Ngoài ra, một số quốc gia trên thế giới còn thu
thập số liệu lƣợt KDL quốc tế bằng những cách khác nhau nhƣ số lƣợt khách du
lịch quốc tế đƣợc phục vụ tại các khách sạn hay các cơ sở lƣu trú du lịch,...
 Doanh thu của ngành du lịch từ khách du lịch quốc tế
Doanh thu của ngành du lịch từ KDL quốc tế đƣợc hiểu là toàn bộ thu nhập
mà ngành du lịch địa phƣơng thu đƣợc từ KDL quốc tế khi du khách chi tiêu, mua
sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ tại địa phƣơng trong thời gian du lịch của mình.
Doanh thu của ngành du lịch không chỉ phản ánh hiệu quả thu hút, dẫn dụ
khách du lịch quốc tế chi tiêu vào các dịch vụ du lịch của địa phƣơng mà còn phản
ánh trình độ phát triển du lịch của địa phƣơng đó. Du khách chỉ bỏ tiền ra cho các
11

dịch vụ khi các dịch vụ ấy thỏa mãn đƣợc nhu cầu của họ; qua số tiền thu đƣợc từ
du khách ta thấy đƣợc hiệu quả của hoạt động thu hút khách du lịch nói riêng và
hiệu quả của hoạt động kinh tế du lịch nói chung.
1.2. Các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của
một địa phƣơng
Hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của một địa phƣơng đƣợc đánh giá
thông qua hiệu quả cuối cùng của nó chính là số lƣợt KDL quốc tế đến địa phƣơng
đó hay thu nhập mà địa phƣơng đó thu đƣợc từ KDL quốc tế. Các nhân tố tác động
đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của một địa phƣơng chính là các nhân tố có tác
dụng làm tăng hoặc giảm hiệu quả của hoạt động này. Các nghiên cứu trƣớc đây của
Frechtling (1996), Kosnan và Ismail (2012),... chia các nhân tố này thành các nhân
tố liên quan tới cầu, các nhân tố liên quan tới cung và một số các nhân tố cản trở
khác. Đây cũng chính là cách phân loại đƣợc ngƣời viết chọn lựa để trình bày về
các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của một địa phƣơng.
1.2.1. Các nhân tố liên quan đến cầu
Các nhân tố liên quan tới cầu là những nhân tố xuất phát từ phía du khách.
Đây là những nhân tố thuộc về đời tƣ hay nơi cƣ trú thƣờng xuyên của KDL có tác
dụng thúc đẩy hay cản trở quyết định đi du lịch của KDL. Một số nghiên cứu trƣớc
đây nhƣ nghiên cứu của Kosnan và Ismail (2012) về các nhân tố tác động đến thu
nhập từ KDL quốc tế đến Malaysia, nghiên cứu của Ibrahim (2011) về các nhân tố
ảnh hƣởng đến lƣợt KDL quốc tế đến Ai Cập, hay nghiên cứu tƣơng tự của Bashagi
và Muchapondwa (2009) đối với Tanzania,... chủ yếu tập trung định lƣợng các nhân
tố liên quan đến cầu để xác định ý nghĩa của các nhân tố này đối với du lịch quốc tế
tại địa phƣơng nghiên cứu. Đây là những nhân tố khách quan mà địa phƣơng mong
muốn thu hút KDL quốc tế không thể tác động lên đƣợc.
 Dân số của nơi cƣ trú thƣờng xuyên của du khách
Kosnan và Ismail (2012) đã chỉ ra rằng nƣớc có dân số càng lớn thì càng có
nhiều KDL đến Malaysia. Chính vì vậy mà hoạt động thu hút KDL quốc tế của một
nƣớc thƣờng hƣớng vào các thị trƣờng có dân số cao nhƣ Hoa Kỳ, Trung Quốc,…
12

 Thu nhập bình quân đầu ngƣời (GDP/ngƣời)


Thu nhập bình quân đầu ngƣời của một quốc gia thƣờng đƣợc đo bằng chỉ
tiêu tổng sản phẩm trong nƣớc bình quân đầu ngƣời (GDP) của quốc gia ấy. Đây
chính là chỉ tiêu phản ánh mức sống vật chất bình quân của công dân một đất nƣớc.
Mức sống vật chất cao là điều kiện quan trọng xác lập nhu cầu đi du lịch của ngƣời
dân một nƣớc vì chỉ khi nào có thu nhập đủ cao thì họ mới nhu cầu để đi du lịch và
chi trả các chi phí cho chuyến du lịch của mình nhƣ vé máy bay, tiền tàu xe, ăn ở,
tham quan, mua sắm,...Chỉ tiêu này đều đƣợc đƣa vào mô hình và chứng minh sự
tác động của nó đối với lƣợng KDL quốc tế đến điểm đến đƣợc nghiên cứu trong
các nghiên cứu của Bashagi và Muchapondwa (2009), Chumni (2001).
 Thời gian rỗi của ngƣời dân
Thời gian rỗi là yếu tố thúc đẩy nhu cầu đi du lịch của con ngƣời vì chỉ khi
có thời gian thì con ngƣời mới có thể thực hiện một chuyến đi du lịch. Yếu tố thời
gian rỗi trong năm của con ngƣời thƣờng đƣợc thể hiện một cách trung gian thông
qua số ngày làm việc trong năm của họ. Số ngày làm việc càng cao đồng nghĩa với
việc thời gian rỗi của con ngƣời càng ít và do đó nhu cầu về du lịch cũng giảm
xuống và các hoạt động thu hút khách du lịch từ những nƣớc có số ngày lao động
cao cũng khó phát huy tác dụng do ngƣời dân không có nhiều thời gian để đi du lịch
dù họ rất muốn (Nguyễn Hồng Giáp, 2002)
 Trình độ văn hóa
Con ngƣời càng có học thức, trình độ văn hóa cao thì động cơ đi du lịch của
họ càng tăng vì du lịch giúp con ngƣời mở mang kiến thức và sự hiểu biết về thế
giới bên ngoài. Robert W.McIntosh (1995) đã nghiên cứu và khẳng định mối quan
hệ thuận giữa trình độ văn hóa của ngƣời chủ gia đình và tỷ lệ đi du lịch của họ.
Theo đó, với ngƣời chủ gia đình có trình độ văn hóa ở mức đại học thì tỷ lệ đi du
lịch là 85%, trong khi đó, chỉ có 50% gia đình với ngƣời chủ gia đình có trình độ
dƣới trung học đi du lịch. (Trần Văn Đính và Nguyễn Thị Minh Hòa, 2008)
1.2.2. Các nhân tố liên quan đến cung
Các nhân tố liên quan tới cung là những nhân tố liên quan trực tiếp đến địa
phƣơng có tác dụng kéo, thu hút nhu cầu đi du lịch của KDL quốc tế về phía địa
phƣơng mình. Các nghiên cứu của Khadaroo và Seetanah (2007), Yang, Ye và Yan
13

(2011), hay nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc WEF trong Báo cáo Năng lực
du lịch Thế giới hằng năm đã tập trung khai thác các nhân tố thuộc về cung của các
điểm đến để phân tích tác động của chúng đến hiệu quả hoạt động thu hút KDL
quốc tế của các điểm đến này. Theo WEF, các nhân tố liên quan tới cung đƣợc chia
thành 3 nhóm chính.
1.2.2.1. Nhóm các nhân tố về tài nguyên con ngƣời, văn hóa và thiên nhiên
cho du lịch
 Nguồn nhân lực cho du lịch
Du lịch là hoạt động có sự tƣơng tác giữa khách du lịch quốc tế và ngƣời dân
địa phƣơng mà trong đó nguồn nhân lực địa phƣơng làm việc trong ngành du lịch
chính là đại diện quan trọng. Lực lƣợng lao động du lịch đƣợc đào tạo bài bản, làm
việc chuyên nghiệp và đáp ứng đƣợc yêu cầu của KDL sẽ góp phần đem lại cho du
khách sự hài lòng và hoạt động thu hút KDL sẽ ngày càng hiệu quả. Có nhiều chỉ
tiêu đƣợc sử dụng để đại diện cho nguồn nhân lực cho du lịch của một địa phƣơng,
khóa luận này sử dụng số lượng lao động trong ngành du lịch để thể hiện nguồn
nhân lực của địa phƣơng nghiên cứu. Đây cũng chính là chỉ số đƣợc đƣa vào mô
hình trong nghiên cứu của Yang, Ye và Yan (2011).
 Nguồn tài nguyên du lịch của địa phương
Theo Pháp lệnh Du lịch Việt Nam năm 1999, “Tài nguyên du lịch là cảnh
quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao
động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch;
là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn
du lịch” (Mục 3, Điều 10, Pháp lệnh Du lịch Việt Nam năm 1999). Nhƣ vậy, tài
nguyên du lịch chính là những tƣ liệu quan trọng cho hoạt động thu hút KDL quốc
tế của một địa phƣơng. Địa phƣơng dựa vào các di tích nổi bật của mình để thu hút
KDL quốc tế đến để tham quan, thƣởng lãm cũng nhƣ các nét đặc sắc về văn hóa để
thu hút các du khách đến tìm hiểu và giao lƣu. Độ dồi dào, phong phú của tài
nguyên thiên nhiên và văn hóa của một địa phƣơng có thể đánh giá qua số lƣợng Di
sản thiên nhiên Thế giới hay Di sản văn hóa Thế giới do UNESCO công nhận của
địa phƣơng ấy hay các di tích đƣợc công nhận bởi chính địa phƣơng. Trong nghiên
cứu của Yang, Ye và Yan (2011), tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa của
14

tỉnh Tứ Xuyên đƣợc thể hiện qua số lƣợng di tích đƣợc xếp hạng trên cấp tỉnh của
Tứ Xuyên. Chỉ tiêu số lượng di tích cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt của
TP.HCM cũng chính là chỉ tiêu đƣợc sử dụng trong khóa luận để phản ánh nguồn
tài nguyên du lịch của thành phố.
1.2.2.2. Nhóm các nhân tố về môi trƣờng kinh doanh và cơ sở hạ tầng cho
du lịch
 Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
Sự phát triển của giao thông vận tải là một trong những điều kiện tiên quyết
cho sự lớn mạnh của hoạt động du lịch một địa phƣơng. Một điểm đến dù hấp dẫn
đến mấy nếu không có đầy đủ cơ sở vật chất về giao thông cho du khách tiếp cận
địa điểm ấy thì cũng thu hút đƣợc nhiều KDL. Yang, Ye và Yan (2011) đã sử dụng
tổng số dặm đƣờng bộ, tổng số dặm đƣờng sắt và tổng số dặm khai thác trong hàng
không dân dụng của Tứ Xuyên để định lƣợng ảnh hƣởng của các yếu tố trên đến với
tổng thu nhập từ hoạt động du lịch quốc tế của tỉnh này. Mặt khác, báo cáo của
WEF lại sử dụng số lƣợng lƣợt cất cánh của các chuyến bay quốc tế và nội địa của
các hãng hàng không đƣợc phép hoạt động trong một nƣớc hay số lƣợng hãng hàng
không đang hoạt động và một số chỉ tiêu khác để đại diện cho cơ sở hạ tầng giao
thông vận tải của một quốc gia.
 Cơ sở hạ tầng viễn thông
Viễn thông góp phần nối liền hoạt động liên lạc giữa nhiều nƣớc với nhau.
Đây cũng là nhân tố quan trọng giúp hoạt động thu hút KDL quốc tế trở nên hiệu
quả. Ngày nay, giao dịch đƣợc thực hiện qua mạng Internet ngày càng phổ biến,
việc đặt tour, đăng ký vé máy bay qua mạng Internet giúp công tác chuẩn bị đi du
lịch của du khách ngày càng dễ dàng hơn và nhờ đó mà hoạt động thu hút KDL
quốc tế ngày càng hiệu quả. Các chỉ tiêu dùng để đánh giá cơ sở hạ tầng viễn thông
của một quốc gia đƣợc các nhà nghiên cứu của WEF sử dụng gồm có số lƣợng
ngƣời sử dụng Internet, số lƣợng ngƣời sử dụng điện thoại di động,...
 Cơ sở hạ tầng du lịch
Đại diện tiêu biểu của cơ sở hạ tầng du lịch của một địa phƣơng là sự hiện
diện của các cơ sở lƣu trú phục vụ KDL. Cơ sở hạ tầng du lịch càng tốt càng chứng
tỏ sức chứa đối với KDL của địa phƣơng đó càng cao. Chính vì vậy mà sự phát
15

triển của nhân tố này tạo điều kiện cho sự tăng lên về mặt hiệu quả của hoạt động
thu hút KDL quốc tế của địa phƣơng đó. Khóa luận này sẽ sử dụng chỉ tiêu tổng số
phòng trong các CSLTDL trên địa bàn TP.HCM để thể hiện cơ sở hạ tầng du lịch
nhƣ trong nghiên cứu của Khadaroo và Seetanah (2007) về các nhân tố liên quan
đến cơ sở hạ tầng tác động sự phát triển du lịch của Mauritius, một đảo quốc nằm
trên Ấn Độ Dƣơng.
 Giá cả
Giá cả là một nhân tố đƣợc sử dụng thƣờng xuyên nhất trong các mô hình dự
đoán về các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định đi du lịch của con ngƣời. Giá cả ở
đây chính là giá cả hàng hóa và dịch vụ ở nƣớc đến. Khách du lịch khi đến một
nƣớc không tránh khỏi việc phải mua sắm, chi tiêu cho các hoạt động của mình
trong thời gian đi du lịch. Thuận theo quy luật đƣờng cầu, đặc biệt khi du lịch quốc
tế đƣợc xem là một loại hàng hóa xa xỉ nên độ co giãn của cầu so với giá cả sẽ lớn,
khi giá cả ở một nƣớc tăng cao thì cầu về du lịch tại nƣớc đó sẽ giảm xuống. Mọi
hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế sẽ không khó có thể phát huy tác dụng nếu
nhƣ giá cả hàng hóa và dịch vụ ở nƣớc đến tăng cao. Rất nhiều các chỉ tiêu đã đƣợc
sử dụng để đại diện cho giá cả hàng hóa và dịch vụ của một địa phƣơng. Một trong
số chỉ tiêu đƣợc sử dụng phổ biến là tỷ giá hối đoái của đồng tiền địa phương so với
đồng đô la Mỹ (Khadaroo và Seetanah, 2007). Đây cũng sẽ là chỉ tiêu đƣợc đại diện
cho nhân tố giá cả của TP.HCM trong mô hình định lƣợng đƣợc trình bày ở chƣơng
2 và 3 của Khóa luận này.
1.2.2.3. Nhóm các nhân tố về khung chính sách và quy định cho hoạt động
du lịch
 Các quy định và chính sách
Vai trò của chính quyền địa phƣơng có tác động lớn đến hoạt động thu hút
KDL quốc tế của một quốc gia. Những điều kiện thuận lợi về quy định và chính
sách nhƣ khuyến khích đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, giảm chi phí và thời gian trong
đăng ký thành lập doanh nghiệp đều đƣợc Báo cáo năng lực cạnh tranh hằng năm
của WEF liệt kê là những tác động tích cực cho hoạt động du lịch của địa phƣơng.
Một trong số những điều kiện thuận lợi về mặt quy định và chính sách cho hoạt
động thu hút KDL quốc tế của đất nƣớc phải kể đến việc miễn thị thực của khách
16

quốc tế khi nhập cảnh vào một quốc gia (Lê Đình Vinh, 2008). Chỉ tiêu đại diện cho
nhân tố này đƣợc dùng trong các nghiên cứu trƣớc chính là số quốc gia mà công
dân được miễn thị thực du lịch khi nhập cảnh vào địa phương nghiên cứu. Đây
chính là chỉ tiêu đƣợc sử dụng trong Khóa luận để thể hiện quy định và chính sách
của Nhà nƣớc trong hoạt động nhập cảnh của KDL quốc tế vào Việt Nam.
 Môi trƣờng
Môi trƣờng ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng quyết định đến độ
hấp dẫn của một điểm đến. Một địa phƣơng dù thu hút KDL quốc tế nhờ vào cảnh
đẹp thiên nhiên hay các giá trị văn hóa lịch sử nếu chất lƣợng môi trƣờng không
đƣợc đảm bảo và bị sút giảm thì những yếu tố hút khách ấy cũng sẽ dần bị hao mòn
và mọi nỗ lực thu hút khách du lịch quốc tế sẽ mất hiệu quả. Nhân tố về môi trƣờng
thƣờng đƣợc phản ánh qua các chỉ tiêu: lƣợng khí thải CO 2, hệ số phát thải PM10
(Particulate Matter) dùng để đo độ ô nhiễm không khí, hay hàm lƣợng COD
(Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) cho ô nhiễm nƣớc,... đƣợc đƣa
vào mô hình định lƣợng ảnh hƣởng của môi trƣờng đối với lƣợng KDL quốc tế đến
Trung Quốc trong nghiên cứu của Huang, C. (2012).
 Tình hình an ninh
Vấn đề an ninh luôn là một trong những nỗi băn khoăn của du khách khi
quyết định đến một nơi để du lịch. Một địa phƣơng mong muốn thu hút đƣợc nhiều
KDL quốc tế thì trƣớc tiên phải đảm bảo đƣợc sự an toàn của du khách trong quá
trình du lịch tại địa phƣơng của mình. Sự an toàn đó không chỉ thể hiện qua tình
hình chính trị ổn định, yên bình mà còn qua sự biện pháp của chính quyền địa
phƣơng đối với tình trạng trộm cắp, phạm tội, tai nạn giao thông, ... Năm 2012,
Trung Đông là khu vực duy nhất có lƣợng KDL quốc tế giảm trong số các khu vực
khác trên thế giới với nguyên nhân một phần do tình hình chính trị luôn nóng bỏng
ở các nƣớc thuộc khu vực này. Nhân tố an ninh đƣợc phản ánh trong báo cáo hằng
năm của WEF về năng lực cạnh tranh của du lịch quốc gia qua các đánh giá của
chuyên gia về các thiệt hại do khủng bố và tội phạm gây nên cho hoạt động kinh
doanh hay độ tin cậy của lực lƣợng cảnh sát địa phƣơng,... Ngoài ra, vấn đề giao
thông đƣợc đại diện bởi số lƣợng ngƣời tử vong hằng năm do tai nạn giao thông ở
địa phƣơng nghiên cứu (WEF, 2011).
17

 Vệ sinh và y tế
Du lịch quốc tế là một trong những hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro cho con
ngƣời vì khi sang một nơi khác du lịch, họ tạm thời rời xa môi trƣờng cƣ trú thƣờng
xuyên của mình. Khi ấy, những khác biệt về điều kiện sinh sống, thời tiết, khí hậu,
... có thể gây ra những tác động ảnh hƣởng tới sức khỏe con ngƣời. Vì thế tƣơng tự
nhƣ vấn đề an ninh, vệ sinh và y tế ở điểm đến cũng là một trong những yếu tố đƣợc
quan tâm hàng đầu. Vì vậy mà điều kiện vệ sinh y tế của một điểm đến đƣợc đảm
bảo thì mới thu hút đƣợc nhiều khách du lịch quốc tế. Các chỉ tiêu thƣờng dùng để
đại diện cho nhân tố này bao gồm số giƣờng bệnh hay mật độ bác sỹ trên một số
lƣợng dân số của địa phƣơng nghiên cứu (WEF, 2011).
1.2.3. Các nhân tố cản trở khác
Ngoài các nhân tố liên quan tới cầu và cung còn có các nhân tố khác cản trở
việc đi đến nƣớc đƣợc chọn đi du lịch của con ngƣời. Đây là các nhân tố cản trở
hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế.
 Khoảng cách địa lý giữa nơi cƣ trú thƣờng xuyên của KDL quốc tế
và nơi đến du lịch
Khoảng cách địa lý giữa nơi cƣu trú và nơi đi du lịch càng lớn thì chi phí di
chuyển càng cao, thời gian di chuyển dài gây nên tâm lý e ngại khi quyết định đi du
lịch của con ngƣời. Ngƣợc lại, những điểm đến gần với nơi cƣ trú của mình có khả
năng đƣợc KDL lựa chọn cao hơn, chẳng hạn nhƣ 77% khách du lịch quốc tế đến
Malysia trong giai đoạn 2004-2007 là từ các nƣớc Đông Nam Á (Salleh và Othman,
2008). Khoảng cách địa lý đƣợc đo bằng khoảng cách bằng km giữa giữa thủ đô
nƣớc lƣu trú của KDL và thủ đô của điểm đến trong nghiên cứu của Khadaroo và
Seetanah (2007) và Kosnan và Ismail (2012). Một số các chỉ tiêu khác phản ánh
mức độ cản trở hoạt động thu hút KDL quốc tế của một địa phƣơng còn có: chi phí
di chuyển bằng đƣờng hàng không giữa nơi xuất phát và nơi đến đƣợc sử dụng
trong nghiên cứu của Bechdolt (1973), Lim và MacAleer (2002) hay giá dầu thô thế
giới (đƣợc sử dụng trong nghiên cứu của Small và Sweetman (2009).
 Giá cả của hàng hóa thay thế
Giá cả của hàng hóa thay thế trong du lịch quốc tế chính là giá cả của hàng
hóa và dịch vụ ở nƣớc cạnh tranh về du lịch với nƣớc đến. Thông thƣờng, những
18

nƣớc láng giềng hoặc trong cùng một khu vực địa lý thƣờng là những nƣớc cạnh
tranh với nhau để giành du khách do các nƣớc này thông thƣờng sở hữu những điều
kiện tƣơng tự về địa hình, khí hậu, cảnh quan,... Cạnh tranh về giá cả cũng là một
trong những chiến lƣợc cạnh tranh quan trọng trong chiến lƣợc thu hút khách du
lịch quốc tế. Giá cả hàng hóa dịch vụ ở nƣớc cạnh tranh giảm sẽ gây ra nguy cơ mất
khách du lịch ở nƣớc mình do du khách sẽ chọn du lịch ở nƣớc cạnh tranh. Nhân tố
này cũng sẽ đƣợc biểu hiện thông qua tỷ lệ giữa chỉ số giá tiêu dùng giữa nƣớc cƣ
trú của KDL và nƣớc cạnh tranh về du lịch với nƣớc nghiên cứu trong nghiên cứu
của Bashagi và Muchapondwa (2009).
 Các thảm họa thiên nhiên hoặc nhân tạo
Các thảm họa thiên nhiên nhƣ sóng thần, động đất, bão, lũ lụt,... là những
nhân tố cản trở KDL đến thăm một nƣớc. Tƣơng tự, các thảm họa do chính con
ngƣời tạo ra nhƣ chiến tranh, khủng bố, tai nạn giao thông làm cho du khách cảm
thấy không an toàn và ái ngại khi quyết định đến nƣớc đó du lịch.
Đối với các nhân tố này, biến giả thƣờng đƣợc sử dụng để biểu hiện cho năm
xảy ra một thảm họa nào đó đƣợc dự đoán là có tác động đến lƣợng khách du lịch
quốc tế đến một nƣớc. Chẳng hạn nhƣ trong nghiên cứu của Bashagi và
Muchapondwa (2009) về các hoạt động làm tăng nhu cầu du lịch quốc tế ở
Tanzania, biến giả về năm diễn ra sự kiện đánh bom tòa đại sứ Mỹ ở nƣớc này đã
đƣợc sử dụng để ƣớc lƣợng ảnh hƣởng của thảm họa này đến lƣợng khách du lịch
quốc tế đến nƣớc này.
1.3. Sự cần thiết phải nghiên cứu các nhân tố tác động đến hoạt động thu
hút khách du lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh
Hoạt động du lịch đang ngày càng đƣợc thế giới đề cao vì du lịch không chỉ
là một hoạt động mang lại lợi ích kinh tế cao mà còn là cơ hội để con ngƣời giao
lƣu với các nền văn hóa khác nhau, mở mang và tiếp thu nhiều kiến thức mới. Báo
cáo tổng hợp Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 đã khẳng định “Ngành du lịch đã đóng góp quan trọng vào tăng trƣởng
kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa, bảo vệ môi trƣờng và giữ vững an ninh quốc phòng”.
19

Trƣớc khi tìm hiểu sâu hơn về tác động văn hóa-xã hội của du lịch quốc tế,
du lịch với vai trò là một ngành dịch vụ đang ngày càng góp phần không nhỏ vào sự
phát triển của nền kinh tế địa phƣơng. Nguồn lợi kinh tế từ hoạt động du lịch không
chỉ bao gồm doanh thu từ các dịch vụ du lịch lữ hành mà KDL sử dụng mà còn nằm
ở mọi dịch vụ đƣợc sử dụng và mọi hàng hóa đƣợc trao đổi trong quá trình KDL
thực hiện hành trình du lịch của mình ở một địa phƣơng. Đây còn gọi là hoạt động
“xuất khẩu tại chỗ” hàng hóa và dịch vụ của địa phƣơng đón tiếp KDL. Chính vì
thế, du lịch giúp làm tăng tổng sản phẩm trong nƣớc, tăng dự trữ ngoại hối. Để
minh chứng cho vai trò của ngành du lịch đối với nền kinh tế của một quốc gia, ta
có thể thấy trong bảng 1.1, doanh thu của ngành du lịch trong giai đoạn 2005-2012
chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong Tổng sản phẩm trong nƣớc của nƣớc ta. Đến
năm 2012, tỷ trọng ƣớc đạt là 6,01%, tăng 1,75 lần so với năm 2005.
Bảng 1.1: Tỷ trọng doanh thu của ngành Du lịch trong tổng sản phẩm trong
nƣớc của Việt Nam
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Doanh thu của ngành Tổng sản phẩm trong
Năm
Du lịch Việt Nam nƣớc của Việt Nam Tỷ trọng (I)/(II)
2005 28.800 839.211 3,43%
2006 36.000 974.266 3,70%
2007 56.000 1.143.715 4,90%
2008 60.000 1.485.038 4,04%
2009 68.000 1.658.389 4,10%
2010 95.000 1.980.914 4,80%
2011 130.000 2.535.008 5,13%
2012
160.000 2.662.519 6,01%
(ƣớc tính)
Nguồn: Người viết tổng hợp từ số liệu của Sở VH-TT-DL TP.HCM
và Niên giám thống kê năm 2011
Chính vì những lợi ích kinh tế cũng nhƣ lợi ích xã hội mà du lịch mang lại,
các nƣớc và tỉnh/thành trên thế giới đã và đang có những hoạt động nhằm thu hút
KDL quốc tế đến với địa phƣơng mình. Đặc biệt, hầu hết các quốc gia trong khu
20

vực Đông Nam Á nhƣ Malaysia, Thái Lan, Singapore,…đều đặt trọng tâm thu hút
KDL quốc tế và xem du lịch nhƣ ngành kinh tế mũi nhọn. Chiến lƣợc phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 cũng đã đặt mục tiêu phát triển du lịch
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP.
Là một đất nƣớc đƣợc nhận định là có đầy đủ điều kiện để trở thành một
điểm đến du lịch hấp dẫn nhƣng cũng là đất nƣớc sinh sau đẻ muộn trong du lịch
quốc tế bởi những cản trở của chiến tranh và đói nghèo, hoạt động du lịch quốc tế
của Việt Nam chỉ thực sự khởi sắc kể từ khi nƣớc ta mở cửa với nền kinh tế thế giới
trong giai đoạn 1990-1991, kể từ đó lƣợt KDL quốc tế đến với Việt Nam tăng
trƣởng qua mỗi năm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi mà tính mới của
điểm đến Việt Nam dần trở nên quen thuộc với thị trƣờng khách quốc tế, du lịch
Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều đối thủ lớn trong khu vực nhƣ Thái Lan,
Malaysia, Singapore. Đây là những đối thủ có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tổ
chức các hoạt động thu hút KDL quốc tế và có điều kiện tốt hơn trong cơ sở vật kỹ
thuật và hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch. Đồng thời Campuchia với những chính sách
thông thoáng trong thu hút KDL quốc tế cũng nhƣ việc sở hữu những kiến trúc độc
đáo nhƣ đền Ankor Wat cũng đang trở thành đối thủ đáng gờm của du lịch Việt
Nam. Năm 2011, trong bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh về du lịch của Diễn dàn
kinh tế thế giới WEF, Việt Nam đứng thứ 80 trong tổng số 130 nƣớc, trong khu vực
nƣớc ta xếp sau Singapore (hạng 10), Thái Lan (hạng 41), Brunei (hạng 67),
Indonesia (hạng 74). Điều đó cho thấy du lịch Việt Nam cần phải cải thiện nhiều để
có thể trở thành một điểm đến hấp dẫn khi nhắc đến khu vực ĐNA. Sở hữu những
điểm tƣơng đồng về khí hậu cũng nhƣ địa hình, thị trƣờng du lịch của các nƣớc
trong khu vực ĐNA vừa là đối thủ những cũng vừa là thị trƣờng lớn trong việc thu
hút KDL quốc tế.
Ở khu vực ĐNA, mỗi quốc gia đều có một trung tâm kinh tế vừa đóng vai trò
trung tâm trong việc thu hút KDL quốc tế vì nơi đó sở hữu những điều kiện quan
trọng về cơ sở vật chất và hạ tầng phục vụ du lịch. Đó có thể là các thủ đô nhƣ
Bangkok của Thái Lan, Manila của Phillipines hay trung tâm kinh tế nhƣ Kuala
Lumpur của Malaysia. Ở nƣớc ta, ngoài thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là
21

trung tâm kinh tế lớn nhất cả nƣớc và cũng là địa phƣơng thu hút KDL quốc tế bậc
nhất cả nƣớc.
Thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa phƣơng đóng góp tỷ trọng cao vào
doanh thu du lịch của cả nƣớc. Bảng 1.2 cho ta thấy rằng trong nhiều năm liên tiếp
doanh thu du lịch của thành phố chiếm gần một nửa doanh thu cả nƣớc.
Bảng 1.2: Doanh thu du lịch TP.HCM và cả nƣớc cùng tỷ trọng của doanh thu
du lịch TP.HCM so với doanh thu du lịch của cả nƣớc
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Doanh thu du lịch Doanh thu du lịch
Năm Tỷ trọng (I)/(II)
TP.HCM (I) cả nƣớc (II)
2008 31.000 60.000 51,67 %
2009 38.334 68.000 56,37 %
2010 44.918 95.000 47,28 %
2011 56.842 130.000 43,72 %
2012 71.279 160.000 44,5%
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Với lợi thế lớn về giao thông vận tải, kinh tế và lịch sử, TP.HCM luôn đƣợc
lựa chọn là điểm đến hàng đầu khi KDL quốc tế đến với Việt Nam. Qua Bảng 1.3 ta
thấy hơn 55% KDL quốc tế chọn đến với TP.HCM trong chuyến du lịch Việt Nam
của mình.
Bảng 1.3: Số lƣợt KDL quốc tế đến TP.HCM và cả nƣớc
(Đơn vị: lượt)
Tỷ trọng
Năm TP.HCM (I) Cả nƣớc (II)
(I)/(II)
2007 2.700.000 4.200.000 64,28 %
2008 2.800.000 4.200.000 66,67 %
2009 2.600.000 3.800.000 68,42 %
2010 3.100.000 5.000.000 62%
2011 3.500.000 6.000.000 58,33 %
2012
3.800.000 6.847.678 55,5%
(ƣớc tính)
22

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM và Tổng cục Du lịch Việt Nam
Mặc dù có sự tăng lên về doanh thu và lƣợt KDL quốc tế đến với thành phố,
du lịch TP.HCM đã và đang đối mặt với nhiều thử thách lớn từ các trung tâm kinh
tế và du lịch lớn khác nhƣ Bangkok (Thái Lan), Manila (Phillippines), Kuala
Lumpur (Malaysia) trong việc thu hút và giữ chân KDL quốc tế. Khi mà tính mới
của du lịch Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã không còn
là thế mạnh cho hoạt động thu hút KDL quốc tế, điều cần thiết hiện nay là xác định
các nhân tố có thể tác động đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM để
phát huy nhân tố có tác động tích cực và hạn chế nhân tố có tác động tiêu cực để cải
thiện hoạt động thu hút KDL quốc tế của thành phố. Nhờ vậy, hiệu quả của hoạt
động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM đƣợc cải thiện.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 đã trình bày tổng quát cơ sở lý luận về du lịch, du lịch quốc tế,
khách du lịch quốc tế và hoạt động thu hút KDL quốc tế và các chỉ tiêu thƣờng
dùng để đánh giá hiệu quả của hoạt động này. Đồng thời, các nhân tố tác động đến
hoạt động thu hút KDL quốc tế của một địa phƣơng theo quan điểm trong các
nghiên cứu liên quan trƣớc đây cũng đƣợc đƣa ra trong chƣơng 1 để làm cơ sở cho
các chỉ tiêu và biến số đƣợc đƣa vào mô hình định lƣợng trong chƣơng 2. Trong
điều kiện du lịch quốc tế đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
của một quốc gia và việc thu hút KDL quốc tế của một địa phƣơng đang chịu cạnh
tranh từ các địa phƣơng khác trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới, việc xác định
các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của một địa phƣơng là cần
thiết, nhất là định lƣợng đƣợc mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đó nhằm có đƣợc
những điều chỉnh phù hợp và cải thiện hiệu quả hoạt động thu hút KDL quốc tế của
địa phƣơng đó.
23

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THU HÖT KHÁCH DU LỊCH


QUỐC TẾ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU HÖT KHÁCH DU
LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
2.1. Tổng quan hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2005-2012
2.1.1. Số lƣợt khách du lịch quốc tế đến TP.HCM
Trong những năm gần đây, ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã có
những bƣớc phát triển vƣợt bậc, đặc biệt trong việc thu hút khách du lịch quốc tế
đến với thành phố. Theo số liệu của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ
Chí Minh, số lƣợt khách du lịch quốc tế đến với TP.HCM từ năm 2005 đến năm
2012 có sự tăng trƣởng vƣợt bậc với tỷ lệ tăng 90%, từ 2 triệu lƣợt khách vào năm
2005 đến 3,8 lƣợt khách đến TP.HCM vào năm 2012. Qua từng năm, xu hƣớng
chung của lƣợt khách du lịch quốc tế là tăng nhanh với tốc độ cao, cụ thể nhƣ sau:
Bảng 2.1: Số lƣợt khách du lịch quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2005-2012
(Đơn vị: 1.000 lượt người)
Tỷ lệ thực hiện Chênh lệch so
Kế hoạch Thực hiện
so với kế hoạch với năm trƣớc
2005 1.800 2.000 111,11% 27,00%
2006 2.300 2.350 102,17% 17,50%
2007 2.650 2.700 101,89% 14,89%
2008 3.000 2.800 93,33% 3,70%
2009 3.000 2.600 86,67% -7,14%
2010 2.800 3.100 110,71% 19,23%
2011 3.500 3.500 100% 12,90%
2012 3.780 3.800 100,53% 8,57%
Dự kiến 2013 4.100 8%
Nguồn: Sở văn hóa thể thao du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Giai đoạn 2005- 2012, lƣợt KDL quốc tế đến TP.HCM tăng 90% từ 2 triệu
lƣợt lên 3,8 triệu lƣợt, bình quân tốc độ tăng một năm trong giai đoạn này là
24

12,86%. Giai đoạn 2005-2007, số lƣợt KDL quốc tế mà TP.HCM đón tiếp tăng
trƣởng với tốc độ cao qua từng năm và đều vượt kế hoạch đề ra. Năm 2005 mở đầu
giai đoạn với tốc độ tăng trƣởng đạt 27% so với năm 2004, vƣợt 11% so với kế
hoạch đề ra. Hai năm tiếp theo là 2006 và 2007, tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối nhỏ
hơn nhƣng vẫn đạt trên hai con số với 17,5% của năm 2006 và 14,89% của năm
2007. Số lƣợt KDL quốc tế đến với TP.HCM trong cả hai năm này đều vƣợt mức kế
hoạch đề ra 2%. Sang năm 2008, TP.HCM đặt chỉ tiêu đón đƣợc vị khách thứ 3
triệu trong năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng lƣợt du khách quốc tế của năm này
giảm đáng kể so với các năm trƣớc đó, khi chỉ đạt 3,7% và không đạt đƣợc kế
hoạch đề ra. Sự tăng lên của số lƣợt du khách quốc tế đến TP.HCM trong giai đoạn
2005-2008 nhƣng với tốc độ giảm dần có thể đƣợc lý giải qua sự tăng lên nhƣng với
tốc độ chậm dần của các nhân tố có tác động tích cực đến hoạt động thu hút KDL
quốc tế của thành phố. Các yếu tố này sẽ đƣợc minh chứng và trình bày rõ ở chƣơng
3 của Khóa luận này.
Năm 2009, du lịch TP.HCM chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài
chính thế giới 2008 – 2009 khi trong nhiều năm tăng trƣởng liên tục, lƣợt KDL
quốc tế đến vối thành phố tụt giảm 7,14% so với năm trƣớc đó và chỉ đạt 86,67% so
với kế hoạch. Năm 2010, du lịch thành phố khởi sắc trở lại với 3,1 triệu lƣợt KDL
quốc tế, tăng 19,23% so với năm ngoái, vƣợt xa kế hoạch đề ra. Đà tăng trƣởng ấy
kéo dài liên tục trong 2 năm 2011 và 2012 sau đó khi số lƣợt KDL quốc tế đến
thành phố trong cả hai năm đều tăng nhanh. Kết quả khả quan của giai đoạn 2010-
2012 đạt đƣợc nhờ sự hồi phục của nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng cùng việc
nới rộng chính sách nhập cảnh để khuyến khích du khách quốc tế đến với Việt Nam
và sự tăng trƣởng nhanh chóng của cơ sở hạ tầng ở TP.HCM dành cho du lịch. Tác
động tích cực của các nhân tố nêu trên sẽ đƣợc giải thích rõ qua mô hình định lƣợng
đƣợc xây dựng ở chƣơng 3.
Nhƣ vậy, tốc độ tăng trƣởng số lƣợt khách quốc tế đến TP.HCM trung bình
qua mỗi năm trong giai đoạn 2005-2012 đạt 11,25%. Đây là con số rất ấn tƣợng khi
tốc độ tăng trƣởng số lƣợng KDL quốc tế trên thế giới chỉ là 2,66% (UNWTO,
2012). Điều này cho thấy TP.HCM là một trong những địa phƣơng có tốc độ phát
triển nhanh về du lịch. Sang năm 2013, kế hoạch đặt ra cho du lịch thành phố là đón
25

tiếp trên 4 triệu lƣợt khách, tăng đón tiếp số lƣợt KDL quốc tế đạt mốc 4,1 triệu lƣợt
khách, tăng 8% so với năm 2012. Đây là mục tiêu hoàn toàn có thể đạt đƣợc khi
trong 3 năm trở lại đây, lƣợt KDL quốc tế đến với TP.HCM đều vƣợt mức kế hoạch
và tăng trƣởng với tốc độ cao từ 8% trở lên.
2.1.2. Cơ cấu nguồn khách
2.1.2.1. Phân theo phƣơng tiện di chuyển
Bảng 2.2: Số lƣợt KDL quốc tế đến TP.HCM phân theo phƣơng tiện di chuyển
giai đoạn 2005-2011
(Đơn vị: Lượt người)

Tổng số Đƣờng hàng


Năm Đƣờng biển Đƣờng bộ
(Tỷ trọng) không
2.000.000 1.753.784 6.587 239.629
2005
(100%) (87,69%) (0,33%) (11,98%)
2.350.000 1.858.000 20.000 472.000
2006
(100%) (79,06%) (0,85%) (20,09%)
2.700.000 2.100.000 50.000 550.000
2007
(100%) (77,78%) (1,85%) (20,37%)
2.800.000 2.130.000 22.000 648.000
2008
(100%) (76,07%) (0,79%) (23,14%)
2.600.000 1.800.000 130.000 670.000
2009
(100%) (69,23%) (5%) (25,77%)
3.100.000 2.500.000 100.000 500.000
2010
(100%) (80,65%) (3,23%) (16,13%)
3.500.000 2.650.000 32.000 818.000
2011
(100%) (75,71%) (0,91%) (23,37%)
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM
26

Đồ thị 2.1: Cơ cấu lƣợt KDL quốc tế đến TP.HCM theo phƣơng tiện di chuyển
giai đoạn 2005-2011
(Đơn vị: %)

11,98% 16,13%
0,33% 20,09% 20,37% 23,14% 25,77% 23,37%
0,85% 3,23%
1,85% 0,79% 0,91%
5,00%

87,69%
79,06% 77,78% 76,07% 80,65% 75,71%
69,23%

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011


Đƣờng hàng không Đƣờng biển Đƣờng bộ
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM
Khách du lịch quốc tế đến với TP.HCM chủ yếu bằng 3 phƣơng tiện là
đƣờng hàng không, đƣờng biển và đƣờng bộ. Giai đoạn 2005-2011 đƣờng hàng
không luôn là loại hình giao thông chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp theo là đƣờng bộ và
cuối cùng là đƣờng biển. Cụ thể, năm 2005 tỷ trọng KDL quốc tế đến TP.HCM
bằng đƣờng hàng không là 87,69%. Tỷ trọng này giảm nhẹ trong các năm 2006 đến
2009. Giai đoạn 2005-2009, tỷ trọng KDL quốc tế đến TP.HCM bằng đƣờng bộ
tăng khá, đặc biệt trong hai năm 2008 và 2009, tỷ trọng này tăng nhanh, chênh lệch
giữa năm trƣớc đó là 2,77% và 2,63%. Năm 2009 cũng là năm tỷ trọng KDL quốc
tế đến TP.HCM bằng đƣờng biển tăng nhanh đột biến lên đến 5% trong khi những
năm trƣớc đó, tỷ trọng này trồi sụt không đều và luôn ở mức dƣới 2%. Sau khi bị
giảm tỷ trọng xuống dƣới 70% trong năm 2009, năm tiếp theo đƣờng hàng không
tăng thêm 11,42% trong tỷ trọng để tiếp tục chiếm thế thƣợng phong và giữ vững
vị trí này cho đến hết giai đoạn với 75,71% vào năm 2011. Giai đoạn 2005-2009,
đƣờng bộ có sự tăng dần về tỷ trọng từ 11,98% năm 2005 lên đến 25,77% vào năm
2009, tuy nhiên đến năm 2010 thì lại mất một lƣợng lớn tỷ trọng (9,63%) cho
đƣờng hàng không nhƣng đến năm 2011 thì lại mốc tỷ trọng trên 20%. Riêng tỷ
27

trọng đƣờng biển giảm liên tục trong 2 năm còn lại của giai đoạn, từ 5% của năm
2009 đến 3,23% năm 2010 và cuối cùng chỉ còn 0,91% trong năm 2011.
Tóm lại, trung bình giai đoạn 2005-2011, tỷ trọng của lƣợng KDL quốc tế
đến TP.HCM bằng đƣờng hàng không là 78%, đƣờng bộ là 20,1% và đƣờng biển là
1,9%. Việc hầu hết du khách đến TP.HCM thông qua đƣờng hàng không phần lớn
do TP.HCM sở hữu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất lớn nhất thế giới. Sự tăng giảm
cuả lƣợt KDL quốc tế đến với TP.HCM bằng đƣờng hàng không đồng bộ với sự
tăng giảm của tổng lƣợt KDL đến với TP.HCM. Chẳng hạn, vào năm 2009, tổng
lƣợt KDL quốc tế đến với thành phố suy giảm thì lƣợt KDL quốc tế đến bằng
đƣờng hàng không cũng giảm theo với cùng nguyên nhân là do ảnh hƣởng của nền
kinh tế thế giới suy thoái. Mặc dù vậy, tỷ trọng KDL quốc tế đến TP.HCM bằng
đƣờng hàng không vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cả giai đoạn do tính tiện ích của
hàng không đối với hành trình của du khách so với các phƣơng tiện khác. Hiện nay,
giao thông biển phục vụ du lịch vẫn chƣa đƣợc khai thác đúng với tiềm năng của du
lịch thành phố nói riêng và Việt Nam nói chung, điều này giải thích cho tỷ lệ thấp
và sự trồi sụp thất thƣờng của lƣợng KDL đến với TP.HCM bằng đƣờng biển.
Đƣờng bộ giữ vị trí thứ nhì trong số các phƣơng tiện đƣợc du khách lựa chọn để đến
TP.HCM phù hợp với những hành trình xuyên Việt mà chạm dừng đầu tiên là các
sân bay quốc tế ở Hà Nội hay Đà Nẵng,... Tuy nhiên, với việc quy mô của các sân
bay này không thể sánh bằng sân bay Tân Sơn Nhất, tỷ lệ KDL quốc tế di chuyển
đến TP.HCM bằng đƣờng bộ vẫn chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với bằng đƣờng
hàng không.
28

2.1.2.2. Phân theo thị trƣờng


Bảng 2.3 Số lƣợt KDL quốc tế đến TP.HCM bằng đƣờng hàng không từ 10 thị
trƣờng lớn nhất giai đoạn 2005-2010
(Đơn vị: lượt khách)
Lƣợt khách
STT Quốc tịch (tỷ trọng so với tổng lƣợt khách)
2005 2006 2007 2008 2009 2010
295.164 314.564 329.601 358.589 330.000 333.578
1 Hoa Kỳ
(16,83%) (16,93%) (15,7%) (16,8%) (18,3%) (13,3%)
243.022 257.910 267.995 253.000 210.000 248.473
2 Nhật Bản
(13,86%) (13,88%) (13,88%) (11,9%) (11,7%) (9,9%)
208.006 202.307 224.033 226.775 200.000 210.160
3 Đài Loan
(11,86%) (10,89%) (10,89%) (10,6%) (11,1%) (8,4%)
Hàn 123.442 159.061 190.498 205.587 175.000 192.024
4
Quốc (7,04%) (8,56%) (8,56%) (9,7%) (9,7%) (7,7%)
123.540 132.416 168.359 184.921 174.000 197.153
5 Australia
(7,04%) (7,13%) (7,13%) (8,7%) (9,7%) (7,9%)
Trung 62.847 75.839 125.753 148.816 140.000 162.984
6
Quốc (3,58%) (4,08%) (4,08%) (7,0%) (7,8%) (6,5%)

Singapor 54.371 70.188 97.338 115.608 104.000 123.486


7
e (3,10%) (3,78%) (3,78%) (5,4%) (5,8%) (4,9%)
54.992 63.180 80.187 107.498 112.000 148.971
8 Malaysia
(3,14%) (3,40%) (3,40%) (5,0%) (6,2%) (6,0%)
70.646 68.832 81.465 98.609 93.000 95.648
9 Pháp
(4,03%) (3,70%) (3,70%) (4,6%) (5,2%) (3,8%)
45.063 50.482 58.008 65.992 60.000 75.000
10 Canada
(2,57%) (2,72%) (2,72%) (3,1%) (3,3%) (3,0%)
472.691 463.221 476.763 364.605 202.000 712.523
Khác
(26,95%) (24,93%) (22,70%) (17,1%) (11,2%) (28,5%)
1.753.784 1.858.000 2.100.000 2.130.000 1.800.000 2.500.000
Tổng số
(100%) (100%) (100%) (100%) (100%) (100%)
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch TP.HCM
29

Lƣợt KDL quốc tế đến TP.HCM bằng đƣờng hàng không đến từ đa dạng các
thị trƣờng khác nhau. Số liệu thống kê của Sở VH-TT-DL TP.HCM cho thấy giai
đoạn 2005-2010, 10 thị trƣờng nƣớc có lƣợt KDL quốc tế đến TP.HCM nhiều nhất
vẫn vẫn không đổi qua các năm, đó chính là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn
Quốc, Australia, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Pháp, Canada. Về tốc độ tăng
trƣởng, giai đoạn 2005-2010 chứng kiến sự tăng trƣởng vƣợt bậc của lƣợt KDL
quốc tế từ Malaysia đến với TP.HCM khi có sự tăng lên đến 170,9%, trung bình tốc
độ tăng là 28,48%/năm. Đứng thứ nhì về tốc độ tăng trƣởng cũng nhƣ tốc độ tăng
trƣởng bình quân hằng năm là thị trƣờng Trung Quốc với 159,3% đạt tốc độ trung
bình 26,56%/năm. Tốc độ tăng trƣởng lƣợt KDL quốc tế đến TP.HCM giai đoạn
2005-2010 thấp nhất (1%) thuộc về thị trƣờng Đài Loan.
Có thể thấy rằng, trong số 10 nƣớc có số lƣợt ngƣời dân đến TP.HCM du lịch
nhiều nhất, châu Á chiếm đa số, đặc biệt là các nƣớc nằm trong khu vực Đông Á
với Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan và các nƣớc Đông Nam Á
(Singapore và Malaysia). Các nƣớc còn lại là các nƣớc thuộc Châu Âu (Pháp,
Canada), Châu Mỹ (Hoa Kỳ) và châu Đại Dƣơng (Australia). Đây là đều là những
quốc gia có nền kinh tế lớn và mức sống cao khiến nhu cầu đi du lịch nƣớc ngoài
của ngƣời dân các nƣớc này luôn lớn. Đặc biệt, ngƣời dân của các nƣớc Singapore,
Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản có nhiều điều kiện thuận lợi về khoảng cách địa lý
và thủ tục nhập cảnh do đƣợc miễn thị thực khi vào Việt Nam du lịch nên càng có
nhu cầu đến du lịch tại TP.HCM.
30

Đồ thị 2.2: Cơ cấu lƣợt KDL quốc tế đến TP.HCM bằng đƣờng hàng không từ
mƣời thị trƣờng lớn nhất và các thị trƣờng còn lại giai đoạn 2005-2010
(Đơn vị: %)
100%
17,12% 11,22%
26,95% 24,93% 22,70% 28,50%
80%
60%
40% 73,05% 75,07% 82,88% 88,78%
77,30% 71,50%
20%
0%
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Mƣời thị trƣờng KDL lớn nhất Các thị trƣờng còn lại

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch TP.HCM


So sánh giữa tỷ trọng 10 thị trƣờng gửi KDL quốc tế đến TP.HCM bằng
đƣờng hàng không và các thị trƣờng còn lại, ta thấy có sự chênh lệch cao trong tỷ
trọng. Cả giai đoạn 2005-2010, trung bình mƣời thị trƣờng KDL lớn nhất chiếm tỷ
trọng 78,1% còn các thị trƣờng khác chỉ chiếm 21,9%.
2.1.3. Thời gian lƣu trú
Thời gian lƣu trú bình quân tại TP.HCM của KDL quốc tế là thời gian trung
bình mà một KDL quốc tế lƣu trú tại TP.HCM để tham gia các hoạt động du lịch
nhƣ tham quan, mua sắm, giải trí, ăn ngủ,...Đây là cũng là một chỉ tiêu quan trọng
thể hiện đƣợc mức độ hấp dẫn và khả năng giữ chân du khách của một địa phƣơng.
Thời gian lƣu trú của KDL quốc tế tại một nơi càng dài chứng tỏ sức hút của nơi ấy
càng lớn khiến cho KDL dừng chân tại đây để tận hƣởng trọn vẹn cơ hội và thời
gian du lịch tại nơi này và thậm chí kéo dài hơn cả thời gian dự tính ở lại ban đầu.
31

Đồ thị 2.3: Thời gian lƣu trú bình quân của KDL quốc tế tại TP.HCM
(Đơn vị: ngày/khách)

7,8
8
7 6,1
5,5 5,41 5,32 5,7
6
5
4
3
2
1
0
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Thời gian lƣu trú bình quân của KDL quốc tế tại TP.HCM

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch TP.HCM


Thời gian lƣu trú bình quân của KDL quốc tế tại TP.HCM giai đoạn 2005-
2010 có những diễn biến không đồng đều. Năm 2005, thời gian lƣu trú bình quân
của KDL quốc tế là 7,8 ngày, cao nhất trong giai đoạn. Đến năm 2006, thời gian
này bất ngờ sụt giảm mạnh xuống còn 5,5 ngày và một năm sau vào năm 2007 đã
tăng lên thành 6,1 ngày; đến năm 2008 lại giảm xuống chỉ còn 5,41 ngày và tiếp tục
giảm còn 5,31 ngày vào năm 2009. Đến năm 2010, thời gian lƣu trú bình quân tại
TP.HCM của KDL quốc tế tăng nhẹ đạt 5,7 ngày. Sự sụt giảm lớn về thời gian lƣu
trú bình quân của KDL quốc tế tại TP.HCM vào năm 2006 có thể đƣợc lý giải bằng
Nguyên nhân của sự sụt giảm của thời gian lƣu trú bình quân của KDL quốc tế tại
TP.HCM sau năm 2005 có thể đƣợc lý giải qua sự tăng lên của mặt bằng giá cả của
các hàng hóa và dịch vụ tại TP.HCM, đặc biệt năm 2009 thời gian lƣu trú trung
bình của KDL đạt mức thấp nhất trong giai đoạn với 5,31 ngày do tỷ lệ lạm phát
của TP.HCM vào năm 2008 đạt mức kỷ lục 18,08%. Giá cả tăng cao chính là
nguyên nhân khiến KDL quốc tế phải cắt ngắn bớt kỳ nghỉ của mình. Mặc khác, xu
hƣớng tăng giảm không đều của thời gian lƣu trú bình quân của KDL quốc tệ tại
32

TP.HCM cũng cho thấy sức hút của du lịch TP.HCM đối với KDL quốc tế không
ổn định qua từng năm.
2.1.4. Mức chi tiêu bình quân
Bảng 2.4: Chi tiêu bình quân của KDL quốc tế và KDL nội địa đến TP.HCM
giai đoạn 2005-2012
(Đơn vị: 1.000 đồng/ngày/khách)
Năm Khách nội địa Khách quốc tế
2005 776,9 1.723
2006 892 1.996
2007 927,5 2.281
2008 898,7 2.349
2009 1.069,5 2.538
2010 1.276 2.756
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM
Chi tiêu bình quân một ngày của KDL tại một địa phƣơng là một chỉ tiêu
quan trọng cho thấy hiệu quả hoạt động du lịch của địa phƣơng ấy. Sự tăng trƣởng
của chỉ tiêu này là cơ sở cho sự tăng trƣởng của doanh thu từ du lịch của địa
phƣơng và góp phần vào GDP của địa phƣơng và cả nƣớc. Nhìn chung, giai đoạn
2005-2010, chi tiêu bình quân một ngày của cả KDL quốc tế lẫn KDL nội địa tại
TP.HCM đều có xu hƣớng tăng. Trong giai đoạn này, chi tiêu bình quân của 1
KDL quốc tế tại TP.HCM là 2.274 nghìn đồng/khách/ngày, đạt tốc độ tăng 60%
trong 5 năm. KDL quốc tế luôn chi tiêu nhiều hơn KDL nội địa trong một ngày, cụ
thể bình quân chênh lệch này là 1.300 ngành đồng/khách/ngày trong giai đoạn
2005-2010.
Mặc dù chi tiêu bình quân của KDL tại TP.HCM tăng trƣởng với tốc độ cao
trong giai đoạn nhƣng do tốc độ lạm phát của TP.HCM và cả nƣớc nói chung
trong giai đoạn này tƣơng đối cao nên chỉ tiêu trên khó có thể phản ánh chính xác
sự phát triển của du lịch TP.HCM trong khả năng thu hút KDL quốc tế và “xuất
khẩu tại chỗ” hàng hóa và dịch vụ.
33

2.2. Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách
du lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến hoạt động
thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh
Để định lƣợng các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của
TP.HCM, ngƣời viết dựa vào các nghiên cứu liên quan trƣớc đây của Yang, Ye và
Yan (2011), Khadaroo và Seetanah (2007), WEF (2011), Sookram (2011)... để lựa
chọn các chỉ tiêu đại diện biến phụ thuộc và các biến độc lập để đƣa vào mô hình
định lƣợng.
2.2.1.1. Biến phụ thuộc (VISIT)
Biến phụ thuộc đƣợc sử dụng trong mô hình là số lƣợt KDL quốc tế đến
TP.HCM hằng năm trong giai đoạn 1996-2011. Lƣợt KDL quốc tế là đại lƣợng phổ
biến nhất đƣợc dùng làm biến phụ thuộc trong các mô hình định lƣợng về du lịch,
tiêu biểu trong đó có nghiên cứu của Ibrahim (2011), Ouerfell (2008), Bashagi và
Muchapondwa (2009), Arkturk (2006),...Ngoài số lƣợt KDL quốc tế, một số các chỉ
tiêu khác cũng có thể đƣợc sử dụng làm biến phụ thuộc là thu nhập từ KDL quốc tế,
số ngày trung bình KDL quốc tế lƣu trú tại nơi đến v.v.. Tuy nhiên, chỉ tiêu về số
lƣợt KDL quốc tế đƣợc ngƣời viết chọn vì đây là đại lƣợng phản ánh rõ nhất hiệu
quả của hoạt động thu hút KDL quốc tế. Mọi nhân tố làm tăng hay giảm lƣợt KDL
quốc tế đến TP.HCM chính là các nhân tố có tác động đến hoạt động thu hút KDL
của thành phố.
2.2.1.2. Biến độc lập:
Nhƣ đã trình bày ở chƣơng 1, các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút
KDL quốc tế đƣợc chia thành các nhân tố liên quan đến cầu, đến cung và các nhân
tố cản trở. Với mục đích của hóa luận là định lƣợng các nhân tố tác động đến hoạt
động thu hút KDL quốc tế đến TP.HCM nên một số chỉ tiêu đại diện cho các nhân
tố liên quan đến cung sẽ đƣợc ngƣời viết lựa chọn để đƣa vào mô hình bởi vì đây là
các nhân tố mà với chính quyền cũng nhƣ ngƣời dân TP.HCM có thể chủ động tác
động lên để cải thiện hiệu quả hoạt động thu hút KDL quốc tế của thành phố. Các
nhân tố đƣợc đƣa vào mô hình chủ yếu dựa trên quan điểm của WEF về năng lực
cạnh tranh du lịch của các quốc gia trong các báo cáo hằng năm và nghiên cứu của
34

Yang, Ye và Yan (2011) và Khadaroo và Seetanah (2007). Theo đó, các nhân tố
đƣợc lựa chọn là nguồn nhân lực dành cho ngành du lịch, nguồn tài nguyên du lịch,
cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch, quy định và chính sách của Nhà nước đối với hoạt
động nhập cảnh vào Việt Nam, giá cả. Trong đó:
- Nguồn nhân lực đƣợc đại diện bằng tổng số lao động trong ngành du lịch lữ
hành (Yang, Ye và Yan, 2011)
- Nguồn tài nguyên du lịch đƣợc đại diện bằng số lƣợng di tích cấp quốc gia và
cấp quốc gia đặc biệt (Yang, Ye và Yan, 2011)
- Cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch đƣợc đại diện bằng tổng số phòng trong các
CSLTDL (Khadaroo và Seetanah, 2007)
- Quy định và chính sách của Nhà nƣớc về hoạt động nhập cảnh vào Việt Nam
đƣợc đại diện bằng số lƣợng quốc gia mà công dân đƣợc miễn thị thực du lịch
khi vào Việt Nam (WEF, 2011)
- Giá cả đƣợc đại diện bằng tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam với đồng đô la
Mỹ (Khadaroo và Seetanah, 2007)
Ngoài ra, ngƣời viết đề xuất bổ sung biến sau vào mô hình:
 Thu nhập bình quân đầu ngƣời của TP.HCM (GDPPC):
Theo nghiên cứu của Sookram (2011), khách du lịch thích đến những nơi có
thu nhập bình quân đầu ngƣời cao vì đây cũng là chỉ tiêu phản ánh điều kiện ăn ở,
và trình độ cơ sở hạ tầng cho du lịch.
Trên cơ sở của các nghiên cứu có liên quan, mô hình nghiên cứu đƣợc xây
dựng trong khóa luận này nhƣ sau:
35

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề nghị

Quy định
Cơ sở hạ tầng Nhà nƣớc về
du lịch hoạt động
(ROOM) nhập cảnh
(VISA)
Nguồn tài
nguyên du Giá cả
lịch (RATE)
(HRTG)

Nguồn nhân Hoạt động thu Thu nhập đầu


lực hút KDL quốc ngƣời
(LABOUR) tế của TP.HCM (GDPPC)

Các nhân tố liên quan đến cung còn lại đƣợc trình bày ở chƣơng 1 nhƣ nhân
tố về môi trƣờng, vệ sinh y tế, an ninh, cơ sở hạ tầng viễn thông,... không đƣợc đƣa
vào mô hình do một phần do sự hạn chế trong thu thập số liệu thống kê và một phần
khác do ngƣời viết nhận thấy với việc nền kinh tế Việt Nam nói chung và TP.HCM
nói riêng có tốc độ phát triển khá nhanh, chính vì thế hầu hết các chỉ tiêu phản ánh
cơ sở hạ tầng viễn thông, vệ sinh y tế,... đều có sự tăng trƣởng qua các năm, chính
vì thế, việc đƣa các chỉ tiêu có xu hƣớng tăng đều qua các năm vào mô hình sẽ dễ
dàng gây ra hiện tƣợng tự tƣơng quan và đa cộng tuyến do tính chất của dữ liệu theo
chuỗi thời gian.
2.2.2. Mô tả các biến số và giả thiết nghiên cứu
Các biến sử dụng trong mô hình đƣợc mô tả chi tiết trong bảng sau:
36

Bảng 2.5: Mô tả các biến


Loại biến Ký hiệu Tên nhân tố Chỉ tiêu đại diện Quan hệ với
biến phụ thuộc
đƣợc kỳ vọng
Biến phụ VISIT Lƣợt KDL quốc tế
thuộc đến TP.HCM
Biến độc lập LABOUR Nguồn nhân Số lao động trong +
lực ngành dịch vụ
Biến độc lập HRTG Nguồn tài Số lƣợng di tích +
nguyên du lịch cấp quốc gia và cấp
quốc gia đặc biệt
trên địa bàn
TP.HCM
Biến độc lập ROOM Cơ sở hạ tầng Số lƣợng phòng +
về du lịch trong các CSLTDL
trên địa bàn
TP.HCM
Biến độc lập VISA Quy định và Số lƣợng quốc gia +
chính sách của mà công dân đƣợc
Nhà nƣớc về miễn thị thực khi
hoạt động nhập vào Việt Nam du
cảnh vào Việt lịch
Nam
Biến độc lập RATE Giá cả Tỷ giá hối đối giữa +/-
đồng Việt Nam và
đô la Mỹ
Biến độc lập GDPPC Thu nhập bình Tổng sản phẩm +
quân đầu ngƣời trong nƣớc đầu
ngƣời
37

2.2.3. Thiết lập dạng hàm nghiên cứu


Các nghiên cứu liên quan trƣớc đây về các nhân tố tác động đến hiệu quả
hoạt động thu hút KDL quốc tế, đến cầu du lịch quốc tế, lƣợng KDL quốc tế hay thu
nhập từ KDL quốc tế của một địa phƣơng/đất nƣớc đƣợc nghiên cứu đƣợc giới
thiệu trong khóa luận này đều sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội có dạng:

Trong đó:
: Biến phụ thuộc của quan sát i
: Biến độc lập
: Hệ số tự do
: Hệ số hồi quy
: Sai số hồi quy
Dựa vào các nhân tố đã đƣợc lựa chọn, mô hình xem xét các nhân tố tác
động đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM cụ thể nhƣ sau:
VISITt = f (LABOURt, HRTGt, ROOMt, VISAt, RATEt, GDPPCt )
Trong đó:
VISIT: số lƣợt KDL quốc tế đến TP.HCM vào năm t
LABOUR: tống số lao động trong ngành du lịch của TP.HCM trong năm t
HRTG: số lƣợng di tích cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt trên địa bàn TP.HCM
trong năm t
ROOM: số phòng trong các CSLTDL trên địa bàn TP.HCM trong năm t
VISA: số quốc gia mà công dân đƣợc miễn thị thực trong năm t
RATE: tỷ giá hối đoái bình quân giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ trong năm t
GDPPC: tổng sản phẩm trong nƣớc bình quân đầu ngƣời của TP.HCM trong năm t
Ngoài ra, theo nghiên cứu của Tsounta (2008), các mô hình hồi quy lô-ga-rít
là loại mô hình đƣợc sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về du lịch. Nghiên cứu
này cũng trích dẫn thống kê trong nghiên cứu của Witt và Witt (1995), theo đó 75%
các mô hình đƣợc hai tác giả này tham khảo trƣớc đó sử dụng mô hình lô-ga-rít,
trong đó 18% là mô hình dạng bán lô-ga-rít. Nguyên nhân của việc loại mô hình này
đƣợc sử dụng phổ biến là do kết quả đƣợc thể hiện dƣới dạng tốc độ tăng trƣởng –
38

đây là điều mà các nhà nghiên cứu, kinh doanh và chính phủ quan tâm tới đối với
các chỉ tiêu về kinh tế. Chính vì thế mà ngƣời viết cũng chọn xây dựng mô hình
dƣới dạng lô-ga-rít với biến phụ thuộc VISIT và các biến độc lập LABOUR,
HRTG, ROOM, RATE và GDPPC đƣợc thể hiện dƣới dạng lô-ga-rít, biến VISA do
có nhận giá trị 0 trong một vài quan sát nên vẫn đƣợc thể hiện dƣới dạng giá trị
tuyệt đối. Mô hình nghiên cứu cụ thể dƣới dạng lô-ga-rít đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Trong đó:
β0 là hệ số tự do tự do của mô hình
β1, β2, β3, β4, β5, β6: là các hệ số hồi quy của mô hình
ut là sai số
Phƣơng pháp hồi quy đƣợc sử dụng để ƣớc lƣợng tham số của mô hình là
phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất (OLS). Phƣơng pháp đƣợc dùng để lựa chọn ra
mô hình hồi quy cuối cùng là phƣơng pháp đi từ tổng quát đến cụ thể (The general
to specific modelling technique), từng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu của Small và
Sweetman (2009). Theo phƣơng pháp OLS, một trong những cách để kiểm định ý
nghĩa thống kê của biến độc lập chính là xem xét giá trị p (p_value) của nó. Giá trị p
đƣợc định nghĩa là mức ý nhĩa thấp nhất mà giả thiết H0 (giả thiết biến độc lập đang
xét không có ý nghĩa đối với biến phụ thuộc) có thể bị bác bỏ. Nhƣ vậy, giá trị p
càng thấp thì khả năng chấp nhập giả thiết H0 càng khó có khả năng xảy ra và kết
quả càng có ý nghĩa thống kê. Với mức ý nghĩa 5% , một biến độc lập có ý nghĩa
thống kê khi giá trị p của nó nhỏ hơn 0,05.
Áp dụng phƣơng pháp từ tổng quát đến cụ thể để lựa chọn đƣợc mô hình hồi
quy cuối cùng, mô hình nghiên cứu ban đầu đƣợc định lƣợng để ra đƣợc hàm hồi
quy ban đầu. Biến độc lập có giá trị p lớn nhất và lớn hơn 0,05 (với mức ý nghĩa là
5%) sẽ bị loại bỏ khỏi mô hình. Mô hình mới sẽ tiếp tục đƣợc hồi quy và loại bỏ
dần biến giải thích có giá trị p lớn nhất cho đến khi mọi biến độc lập đều có giá trị p
nhỏ hơn 0,05. Đó là khi mọi biến độc lập trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê
(với mức ý nghĩa 5%).
39

Giả thiết quan trọng của phƣơng pháp OLS chính là không có sự tƣơng quan
giữa các sai số ngẫu nhiên do đó sau khi xác định đƣợc mô hình hồi quy với các
biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê, ngƣời viết sẽ tiến hành các kiểm định để phát
hiện các bệnh của mô hình. Trong đó có kiểm định Durbin-Watson cho tự tƣơng
quan bậc một cũng nhƣ kiểm định Breusch-Godfrey Lagrange cho tự tƣơng quan
bậc cao hơn, cũng nhƣ các kiểm định khác cho các bệnh nhƣ đa cộng tuyến, phƣơng
sai thay đổi. Khi mô hình bị phát hiện có bệnh, ngƣời viết sẽ tiến hành khắc phục
các bệnh cho mô hình để rút ra đƣợc mô hình hồi quy tối ƣu cuối cùng.
2.2.4. Thu thập và xử lý dữ liệu
Dữ liệu đƣợc sử dụng trong mô hình là dữ liệu năm trong giai đoạn 1990-
2011 (phụ lục 3). Các dữ liệu này đƣợc thu thập từ các nguồn:
- Số lƣợt KDL quốc tế đến TP.HCM trong giai đoạn năm 2004-2012 đƣợc lấy từ
các báo cáo hoạt động năm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ
Chí Minh. Đối với giai đoạn 1990-2003, số liệu này là số lƣợng khách du lịch
quốc tế đƣợc các cơ sở lƣu trú phục vụ đƣợc thống kê trong Niên giám thống kê
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2004, năm 1999, năm 1997, năm 1994 và năm
1991.
- Niên giám thống kê Thành phố Hồ Chí Minh các năm 2011, 2007, 2003, 1997,
1999, 1991 là nguồn cung cấp các dữ liệu về: số lƣợng lao động trong ngành du
lịch, số phòng khách sạn của TP.HCM. Tổng sản phẩm trong nƣớc bình quân
đầu ngƣời của TP.HCM trong giai đoạn 1990-2011 cũng đƣợc tính toán từ số
liệu về tổng sản phẩm trong nƣớc của TP.HCM và dân số TP.HCM lấy từ các
niên giám thống kế trên.
- Số lƣợng di tích cấp Quốc gia và cấp Quốc gia đặc biệt ở TP.HCM đƣợc tổng
hợp từ nguồn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM (phụ lục 1)
- Số quốc gia mà công dân đƣợc miễn thị thực du lịch khi vào Việt Nam đƣợc
tổng hợp từ trang web của Lãnh sự Việt Nam http://www.lanhsuvietnam.gov.vn
(phụ lục 2)
- Tỳ giá hối đoái bình quân hằng năm giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ đƣợc lấy
từ nguồn số liệu của Ngân hàng Thế giới với chỉ tiêu tên gọi Tỷ giá hối đoái
chính thức (Official exchange rate, local currencey per U.S dollar)
40

Tổng cộng mô hình hồi quy mẫu bao gồm 1 biến phụ thuộc và 6 biến độc lập
với kích thƣớc mẫu gồm 22 quan sát. Các phép hồi quy đƣợc xử lý bằng phần mềm
Eviews 6.0.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Chƣơng 2 trình bày tình hình của du lịch quốc tế tại TP.HCM trong giai đoạn
2005-2012 thông qua việc phân tích các chỉ tiêu: số lƣợt KDL quốc tế đến
TP.HCM, cơ cấu nguồn khách theo thị trƣờng và theo phƣơng tiện di chuyển, thời
gian lƣu trú và bình quân chi tiêu của KDL quốc tế tại TP.HCM trong giai đoạn
2005-2012. Ngoài ra, chƣơng 2 cũng xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố tác
động đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM với biến phụ thuộc là số lƣợt
KDL quốc tế đến với thành phố và biến độc lập là số lượng di tích cấp quốc gia và
cấp quốc gia đặc biệt trên địa bàn TP.HCM, số phòng trong các CSLTDL trên địa
bàn thành phố, số nước mà công dân được miễn thị thực khi đến Việt Nam du lịch,
số lượng lao động trong lĩnh vực dịch vụ của TP.HCM, tỷ giá hối đoái bình quân
giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ cùng tổng sản phẩm trong nước trên đầu người
của TP.HCM. Đây là những chỉ tiêu tuyển chọn từ các nghiên cứu liên quan trƣớc
đây. Mô hình hồi quy tuyến tính đƣợc sử dụng với phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ
nhất và đƣợc thể hiện dƣới dạng mô hình lô-ga-rít. Đây chính là những cơ sở cho
việc chạy mô hình hồi quy và rút ra mô hình hồi quy cuối cùng ở chƣơng 3.
41

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ


TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU HÖT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ
CỦA THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2005-2012
3.1. Kết quả nghiên cứu:
3.1.1. Thống kê mô tả các biến
Bảng 0.1: Mô tả thống kê các biến

VISIT HRTG ROOM LABOUR VISA RATE GDPPC


Trung
1401684 41,36364 18500,86 177659,9 5,090909 13916,83 21,50533
bình
Trung vị 1180500 45,00000 13418,00 180035,5 2,000000 14446,46 15,35690
Giá trị lớn
3500000 54,00000 43662,00 294737,0 15,00000 20509,75 68,17067
nhất
Giá trị nhỏ
100589 16,00000 1220,000 47925,00 0,000000 6482,800 1,649564
nhất
Độ lệch
1029679 13,17120 12274,97 74190,78 6,194537 3248,417 18,01400
chuẩn
Chỉ số
0,588105 -0,812603 0,701496 -0,147497 0,638154 -0,191171 1,183258
Skewness
Chỉ số
2,073707 2,419354 2,530743 2,024395 1,604519 2,810263 3,520195
Kurtosis
Jarque-
2,054697 2,730238 2,006204 0,952257 3,278300 0,167004 5,381750
Bera
Xác suất 0,357955 0,255350 0,366740 0,621184 0,194145 0,919889 0,067822
Tổng 30837045 910,0000 407019,0 3908517, 112,0000 306170,3 473,1174
Phƣơng sai
2,23E+13 3643,091 3,16E+09 1,16E+11 805,8182 2,22E+08 6814,585
của tổng
Số quan
22 22 22 22 22 22 22
sát
Nguồn: Tính toán từ chương trình Eviews 6.0
VISIT – Lƣợt khách du lịch quốc tế đến TP.HCM trong giai đoạn 1990-2011 đạt
mức trung bình 1.402.684 lƣợt ngƣời/năm, với mức cao nhất là 3.500.000 lƣợt
42

ngƣời vào năm 2011 và thấp nhất là 100.589 lƣợt ngƣời vào năm 1990, dễ thấy rằng
lƣợt khách du lịch quốc tế đến TP.HCM trong giai đoạn nghiên cứu có xu hƣớng
tăng.
HRTG – Số di tích của TP.HCM đƣợc công nhận di tích cấp Quốc gia và cấp Quốc
gia đặc biệt cũng là một chỉ tiêu có xu hƣớng tăng trong giai đoạn nghiên cứu với
giá trị thấp nhất là 16 thuộc về ba năm đầu của giai đoạn nghiên cứu và giá trị cao
nhất là 54 thuộc về năm ba năm cuối của kỳ nghiên cứu.
ROOM – Số phòng trong các CSLT là biến thể hiện cơ sở hạ tầng cho du lịch của
TP.HCM, đây cũng là biến thể hiện xu hƣớng tăng trong kỳ nghiên cứu. Giá trị lớn
nhất (43662 phòng) thuộc về năm 2011 và giá trị nhỏ nhất (1220 phòng) thuộc về
năm 1990- đầu kỳ nghiên cứu.
LABOUR – lƣợng lao động trong ngành du lịch của TP.HCM là một biến có sự
tăng lên và giảm xuống trong giai đoạn 1990-2011 với giá trị lớn nhất (294737) là
vào năm 2010 và giá trị nhỏ nhất (47925) vào năm 1990.
VISA – số lƣợng quốc gia mà công dân đƣợc miễn thị thực du lịch khi đến Việt
Nam bắt đầu xuất hiện giá trị từ năm 2000 và đến năm 2010 đã đạt giá trị lớn nhất
trong giai đoạn với 15 quốc gia.
RATE – tỷ giá hối đoái của Việt Nam đồng so với đồng đô la Mỹ cũng là một chỉ
tiêu thể hiện xu hƣớng tăng với giá trị nhỏ nhất ở mức 6.482,8 vào năm 1990 và giá
trị lớn nhất đạt 20.509,75 vào năm 2011.
GDPPC- chỉ tiêu GDP bình quân đầu ngƣời của TP.HCM thể hiện mức sống của
ngƣời dân TP.HCM tăng lên trong giai đoạn 1990-2011với giá trị nhỏ nhất
1,649564 vào năm 1990 và giá trị lớn nhất đạt 68,17067 vào năm 2011.
Nhƣ vậy, nhìn chung mọi chỉ tiêu đều có xu hƣớng tăng trong giai đoạn nghiên cứu
từ năm 1990 đến năm 2011, điều này cho thấy sự đi lên của ngành du lịch TP.HCM.
43

3.1.2. Ƣớc lƣợng tham số - Mô hình hồi quy gốc


Hình 0.1: Kết quả ƣớc lƣợng tham số lần 1
Dependent Variable: LOG(VISIT)
Method: Least Squares
Date: 04/01/13 Time: 21:11
Sample: 1990 2011
Included observations: 22

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C -3.559725 8.919512 -0.399094 0.6954


LOG(HRTG) 0.893939 0.202553 4.413350 0.0005
LOG(ROOM) 0.597712 0.149943 3.986259 0.0012
LOG(LABOUR) 0.212567 0.193279 1.099794 0.2888
VISA 0.044818 0.017314 2.588549 0.0206
LOG(RATE) 0.715975 0.871685 0.821369 0.4243
LOG(GDPPC) -0.441174 0.405782 -1.087221 0.2941

R-squared 0.985128 Mean dependent var 13.80356


Adjusted R-squared 0.979179 S.D. dependent var 0.971751
S.E. of regression 0.140218 Akaike info criterion -0.837867
Sum squared resid 0.294916 Schwarz criterion -0.490717
Log likelihood 16.21654 Hannan-Quinn criter. -0.756089
F-statistic 165.6014 Durbin-Watson stat 1.525308
Prob(F-statistic) 0.000000

Nguồn: Tính toán từ phần mềm Eviews 6.0


Ngƣời viết tiến hành dùng chƣơng trình Eviews để ƣớc lƣợng tham số cho
mô hình dƣới dạng lô-ga-rít với mô hình hồi quy ban đầu gồm tất cả các biến có
trong mô hình nghiên cứu đề nghị nhƣ đã trình bày ở chƣơng 2. Kết quả ƣớc lƣợng
tham số lần 1 cho thấy biến RATE với giá trị p là 0,4243 - lớn nhất trong các biến
còn lại và lớn hơn α = 0,05 nên bị loại khỏi mô hình (hình 3.1).
44

Hình 0.2: Kết quả ƣớc lƣợng tham số lần 2


Dependent Variable: LOG(VISIT)
Method: Least Squares
Date: 04/01/13 Time: 21:12
Sample: 1990 2011
Included observations: 22

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 3.634712 1.666866 2.180566 0.0445


LOG(HRTG) 0.877338 0.199483 4.398064 0.0004
LOG(ROOM) 0.619942 0.145973 4.246969 0.0006
LOG(LABOUR) 0.105563 0.141317 0.746992 0.4659
VISA 0.034088 0.011247 3.030823 0.0080
LOG(GDPPC) -0.146076 0.186697 -0.782423 0.4454

R-squared 0.984459 Mean dependent var 13.80356


Adjusted R-squared 0.979603 S.D. dependent var 0.971751
S.E. of regression 0.138785 Akaike info criterion -0.884782
Sum squared resid 0.308180 Schwarz criterion -0.587225
Log likelihood 15.73260 Hannan-Quinn criter. -0.814686
F-statistic 202.7088 Durbin-Watson stat 1.369756
Prob(F-statistic) 0.000000

Nguồn: Tính toán từ phần mềm Eviews 6.0


Mô hình hồi quy đƣợc ƣớc lƣợng lần thứ hai với 5 biến độc lập cho thấy biến
LABOUR là biến không có ý nghĩa nhất trong mô hình với giá trị p đạt 0,4659 và bị
loại bỏ khỏi mô hình (hình 3.2)
45

Hình 0.3: Kết quả ƣớc lƣợng tham số lần 3


Dependent Variable: LOG(VISIT)
Method: Least Squares
Date: 04/01/13 Time: 21:14
Sample: 1990 2011
Included observations: 22

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 4.647475 0.956991 4.856340 0.0001


LOG(HRTG) 0.921395 0.188071 4.899190 0.0001
LOG(ROOM) 0.616983 0.144010 4.284314 0.0005
VISA 0.032480 0.010895 2.981243 0.0084
LOG(GDPPC) -0.099181 0.173525 -0.571567 0.5751

R-squared 0.983917 Mean dependent var 13.80356


Adjusted R-squared 0.980133 S.D. dependent var 0.971751
S.E. of regression 0.136969 Akaike info criterion -0.941410
Sum squared resid 0.318928 Schwarz criterion -0.693446
Log likelihood 15.35551 Hannan-Quinn criter. -0.882997
F-statistic 260.0067 Durbin-Watson stat 1.370547
Prob(F-statistic) 0.000000

Nguồn: Tính toán từ phần mềm Eviews 6.0


Việc ƣớc lƣợng tham số lần thứ 3 cho thấy biến GDPPC vói giá trị p =
0,5751 cao nhất trong số các biến và là biến duy nhất có giá trị p lớn hơn 0,05 nên
bị loại khỏi mô hình.
46

Hình 0.4: Kết quả ƣớc lƣợng tham số lần 4


Dependent Variable: LOG(VISIT)
Method: Least Squares
Date: 04/01/13 Time: 21:15
Sample: 1990 2011
Included observations: 22

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 5.115158 0.486919 10.50514 0.0000


LOG(HRTG) 0.884805 0.173501 5.099707 0.0001
LOG(ROOM) 0.556222 0.095315 5.835620 0.0000
VISA 0.028011 0.007445 3.762621 0.0014

R-squared 0.983608 Mean dependent var 13.80356


Adjusted R-squared 0.980876 S.D. dependent var 0.971751
S.E. of regression 0.134383 Akaike info criterion -1.013285
Sum squared resid 0.325057 Schwarz criterion -0.814913
Log likelihood 15.14613 Hannan-Quinn criter. -0.966554
F-statistic 360.0342 Durbin-Watson stat 1.366607
Prob(F-statistic) 0.000000

Nguồn: Tính toán từ phần mềm Eviews 6.0


Lần ƣớc lƣợng tham số thứ 4 đƣợc thực hiện để rút ra mô hình hồi quy với
các biến độc lập đều có ý nghĩa tới mô hình do ba biến HRTG, ROOM và VISA
đều cho thấy có giá trị p nhỏ hơn 0,05 trong hầu hết các mô hình trƣớc đó và đặc
biệt là mô hình hồi quy ở lần ƣớc lƣợng gần nhất.
Nhƣ vậy, lần ƣớc lƣợng tham số thứ 4 đã cho ra kết quả với ba biến độc lập
là HRTG, ROOM và VISA đều có giá trị p nhỏ hơn 0,05, tức cả ba biến đều có ý
nghĩa đối vối mô hình.
Mô hình hồi quy xác định các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút KDL
quốc tế của TP.HCM khi chƣa qua kiểm định các bệnh là một mô hình với ba biến
độc lập là HRTG, ROOM và VISA có tác động đến biến phụ thuộc là VISIT với
47

mức ý nghĩa là 0,05. Mô hình có hệ số R bình phƣơng là 0,983608 và R bình


phƣơng hiệu chỉnh là 0,980876, nhƣ vậy 3 biến độc lập này giải thích đƣợc hơn
98% biến phụ thuộc. Hệ số Durbin-Watson = 1,366607 cho thấy không có kết luận
ban đầu về hiện tƣợng tự tƣơng quan.
Phƣơng trình hồi quy gốc đƣợc trình bày nhƣ sau:

3.1.3. Kiểm định mô hình


3.1.3.1. Kiểm tra độ phù hợp của mô hình
Để kiểm định độ phù hợp của mô hình ta đặt giả thiết H 0: R bình phƣơng
bằng không, tức mô hình không có ý nghĩa với độ tin cậy 1 – α = 95%. Ta cần kiểm
định giả thiết trên để đƣa ra kết luận về độ phù hợp của mô hình.
Sử dụng phƣơng pháp kiểm định F, theo đó, chỉ số F (F-statistic) của mô hình đƣợc
so sánh với giá trị F trong bảng phân phối F. Nếu F lớn hơn giá trị F đƣợc tra, ta bác
bỏ giả thiết H0 và kết luận mô hình có ý nghĩa, ngƣợc lại ta chấp nhận giả thiết mô
hình không phù hợp và tiến hành xây dựng mô hình mới.
Tra bảng phân phối F với bậc tự do ở tử số là 1 và bậc tƣ do ở mẫu số là 20
(do mô hình đƣợc xây dựng trên 22 quan sát) với mức ý nghĩa α = 5% (phụ lục 4 )
ta đƣợc giá trị F(1,20) = 4,35. Nhƣ vậy F-statistic của mô hình (với giá trị
360,0342) lớn hơn F(1,20), vì thế ta bác bỏ giả thiết H0 và kết luận mô hình phù hợp
với độ tin cậy 95%.
3.1.3.2. Kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến
Để xét xem liệu mô hình có bị hiện tƣợng tự tƣơng quan, ta tiến hành xây
dựng ma trận hệ số tƣơng quan cho các biến ROOM, HRTG và VISA bằng phần
mềm Eviews 6.0. Ta có đƣợc kết quả nhƣ sau:
Hình 0.5: Ma trận hệ số tƣơng quan
HRTG ROOM VISA
HRTG 1.000000 0.833072 0.753641
ROOM 0.833072 1.000000 0.933736
VISA 0.753641 0.933736 1.000000
Nguồn: Tính toán từ phần mềm Eviews 6.0
48

Từ ma trận hệ số tƣơng quan ta thấy cả ba biến đều có hiện tƣợng tƣơng


quan nhẹ với nhau. Điều này có thể đƣợc giải thích bằng việc xét rằng số liệu đƣợc
sử dụng là số liệu chuỗi thời gian với các quan sát là 22 năm liên tiếp nhau, các biến
đều có xu hƣớng tăng theo chiều phát triển của du lịch TP.HCM. Chính vì thế, hiện
tƣợng đa cộng tuyến giữa các biến với nhau là điều khó tránh khỏi.
Để khắc phục bệnh này của mô hình, phƣơng pháp phổ biến là bỏ bớt biến độc lập
không cần thiết ra khỏi mô hình. Ngƣời viết tiến hành kiểm định lần lƣợt các biến
HRTG, ROOM và VISA để xác định biến dƣ thừa của mô hình.
Kết quả kiểm định thừa biến ở phụ lục 5 cho thấy cả ba biến đều cần thiết
cho mô hình vì đều có giá trị p nhỏ hơn mức ý nghĩa là α = 5%. Việc loại một trong
ba biến ra khỏi mô hình đều dẫn đến việc R bình phƣơng của mô hình bị giảm đi,
tức độ phù hợp của mô hình mới đã giảm xuống. Nhƣ vậy, với việc ba biến HRTG,
ROOM và VISA đều có ý nghĩa đối với biến phụ thuộc VISIT, ta chấp nhận hiện
tƣợng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy.
3.1.3.3. Kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan
Hiện tƣợng tƣ tƣơng quan của mô hình có thể đƣợc kiểm định bằng hai
phƣơng pháp. Bằng phƣơng pháp kinh nghiệm, ngƣời viết đã đề cập đến việc hệ số
Durbin-Watson của mô hình với giá trị 1,366607 cho thấy tạm thời không có kết
luận về hiện tƣợng tự tƣơng quan của mô hình.
Ngƣời viết sử dụng phƣơng pháp Breusch-Godfrey để đƣa ra kết luận chính
xác về hiện tƣợng tự tƣơng quan của mô hình. Theo đó, dùng phần mềm Eviews
6.0, ngƣời viết tiến hành chạy kiểm định Breusch-Godfrey với bậc tự tƣơng quan là
1. Nếu kết quả của kiểm định cho ra giá trị p nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%, ta kết luận
mô hình có hiện tƣợng tự tƣơng quan hoặc ngƣợc lại. Kết quả nhận đƣợc khi tiến
hành kiểm định Breusch-Godfrey nhƣ hình ở phụ lục 6.
Với việc giá trị p của kiểm định là 0,1874 lớn hơn 0,05 nên ta bác bỏ giả thiết
mô hình có hiện tƣợng tự tƣơng quan.
3.1.3.4. Kiểm định phƣơng sai thay đổi
Ta sử dụng kiểm định White để xem xét liệu mô hình có bị hiện tƣợng phƣơng
sai thay đổi. Ta có kết quả nhƣ hình ở phụ lục 7.
49

Với giá trị p= 0,6005 lớn hơn mức ý nghĩa 5% cần kiểm định, ta kết luận mô
hình không bị hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi.
Sau khi tiến hành thực hiện các kiểm định để phát hiện các bệnh thƣờng gặp
ở mô hình hồi quy nhƣ đa cộng tuyến, tự tƣơng quan, phƣơng sai thay đổi, ta kết
luận mô hình hồi quy với ba biến VISA, ROOM và HRTG có sự phù hợp với biến
phụ thuộc, đồng thời không có các hiện tƣợng tự tƣơng quan và phƣơng sai thay
đổi. Tuy nhiên, mô hình có đa cộng tuyến nhẹ ở ba biến độc lập.
3.1.4. Mô hình hồi quy cuối cùng
Ta có phƣơng trình hồi quy cuối cùng:

Mô hình hồi quy cuối cùng có R bình phƣơng = 0,983608 cho thấy ba biến
độc lập của mô hình giải thích đƣợc 98,36% sự thay đổi của biến phụ thuộc. 1,64%
còn lại do các yếu tố chƣa đƣa vào mô hình giải thích.
Dựa vào mô hình hồi quy, ta có thể diễn giải tác động của các nhân tố tƣơng
ứng đối với hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM nhƣ sau:
 Biến HRTG cho biết số lƣợng di tích cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt
trên địa bàn TP.HCM. Đây chính là chỉ tiêu đƣợc lựa chọn để đại diện cho
nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của TP.HCM. Theo mô hình hồi
quy, nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của thành phố là nhân tố tác
động đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM. Tác động này đƣợc
định lƣợng nhƣ sau: khi số lƣợng di tích cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc
biệt trên địa bàn TP.HCM tăng 1% thì số lƣợng KDL quốc tế đến TP.HCM
sẽ tăng 0,885%.
 Biến ROOM cho biết số lƣợng phòng trong các CSLTDL trên địa bàn
TP.HCM biểu hiện cho cơ sở hạ tầng dành cho du lịch của thành phố. Thông
qua mô hình hồi quy, cơ sở hạ tầng dành cho du lịch của thành phố có tác
động cùng chiều đến hiệ quả hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM.
Theo đó, khi lƣợng phòng trong các cơ sở lƣu trú tăng lên 1% thì lƣợng KDL
quốc tế đến TP.HCM sẽ tăng 0,556%.
50

 Biến VISA biểu hiện cho số lƣợng quốc gia mà công dân đƣợc miễn thị thực
khi vào Việt Nam với mục đích du lịch. Đây chính là biến đại diện cho quy
định và chính sách của Nhà nƣớc trong hoạt động nhập cảnh vào Việt Nam.
Kết quả hồi quy cho thấy khi số lƣợng quốc gia mà công dân đƣợc miễn thị
thực du lịch khi vào Việt Nam tăng lên 1 đơn vị thì số lƣợng KDL quốc tế
đến TP.HCM sẽ tăng 0,028%. Điều này cho thấy, khi chính sách của Nhà
nƣớc về vấn đề nhập cảnh càng rộng mở thì lƣợng du khách quốc tế vào
TP.HCM sẽ càng tăng.
3.2. Đánh giá các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch
quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005-2012
Sau khi mô hình hồi quy đã đƣợc xây dựng, ta đã xác định đƣợc ba nhân tố
có ý nghĩa đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM trong số sáu nhân tố
đƣợc đƣa vào mô hình. Ba nhân tố không có ý nghĩa đối với hoạt động thu hút KDL
quốc tế của TP.HCM chính là nguồn nhân lực dành cho du lịch của TP.HCM, giá cả
và thu nhập bình quân đầu ngƣời của TP.HCM. Ba yếu tố có tác động đến hoạt
động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM chính là nguồn tài nguyên thiên nhiên và
văn hóa của TP.HCM, cơ sở hạ tầng dành cho du lịch của TP.HCM và quy định và
chính sách của Nhà nƣớc đối với hoạt động nhập cảnh vào Việt Nam. Các nhân tố
này đều có tác động cùng chiều đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM.
Sau đây là thực trạng các nhân tố có ý nghĩa đã nêu trong giai đoạn 2005-2012 để ta
có cái nhìn rõ hơn đối với các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút KDL quốc tế
của TP.HCM trong giai đoạn gần đây.
3.2.1 Nguồn tài nguyên du lịch của TP.HCM
Nguồn tài nguyên du lịch của TP.HCM đƣợc đại diện bởi biến HRTG, tức số
lƣợng di tích cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt trên địa bàn thành phố. Theo
điều 14, nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002, các di tích lịch
sử, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ, danh lam thắng cảnh đƣợc xếp hạng theo di tích
cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia hoặc di tích cấp quốc gia đặc biệt. Cụ thể, di tích cấp
quốc gia bao gồm “công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu những sự kiện, những
mốc lịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gắn với các anh hùng dân tộc, các nhà hoạt
động chính trị, văn hoá, nghệ thuật và khoa học nổi tiếng có ảnh hƣởng quan trọng
51

đối với tiến trình lịch sử của dân tộc; Công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến
trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến
trúc của dân tộc; Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát
triển của các văn hoá khảo cổ; Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết
hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc nghệ thuật hoặc khu vực
thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh
thái đặc thù”. Hơn thế, di tích cấp quốc gia đặc biệt cũng bao gồm những hạng mục
tƣơng tự nhƣ di tích cấp quốc gia nhƣng tầm ảnh hƣởng của các di tích cấp quốc gia
đặc biệt là rất to lớn đối với lích sử, văn hóa của cả dân tộc, hoặc có giá trị nổi bật
về khảo cổ hoặc thiên nhiên, sinh thái,...đối với Việt Nam và thế giới.
Tính đến hết tháng 12 năm 2012, TP.HCM có 144 di tích đã đƣợc xếp hạng,
trong đó có 86 di tích cấp thành phố, 57 di tích quốc gia và 1 di tích quốc gia đặc
biệt. Từ năm 2005-2012, đã có 30 di tích đƣợc xếp hạng mới chủ yếu vào hai năm
2009 và 2012.Trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt đƣợc phong cho Dinh Độc lập
và 29 di tích quốc gia. Song song với việc xếp hạng mới các di tích, vấn đề quan
tâm đến thực trạng, khai thác và bảo tồn các di tích ở TP.HCM cũng rất đƣợc quan
tâm. Cụ thể, ngày 7 tháng 3 năm 2012 trong Quyết định số 440 /QĐ-TTg, Thủ
tƣớng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử
Dinh Độc Lập, Hội trƣờng Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, một
phần khu vực di tích sẽ đƣợc tiến hành tu bổ nhƣng vẫn phải giữ nguyên về hình
thức và các giá trị về kiến trúc, đây sẽ là khu vực đƣợc khai thác tham quan nhằm
phục vụ du lịch và tuyên truyền truyền thống lịch sử của dân tộc. Thủ tƣớng cũng
đã quy định hạn chế xây dựng các công trình cao tầng xung quanh khu vực nói trên
để đảm bảo mỹ quan cho khu vực. Khu vực còn lại sẽ đƣợc xây dựng mới các công
trình phục vụ cho việc ăn ở của cán bộ công nhân viên phục vụ trong khu di tích,...
nhƣng nhìn chung phải đảm bảo hài hòa với kiến trúc gốc của Dinh Độc Lập. Trong
thời gian năm 2007 đến 6 tháng nửa đầu năm 2009, 13 di tích của TP.HCM đƣợc
trình để đƣợc các cơ quan ban ngành chức năng thông qua cho kế hoạch tu bổ, trùng
tu và tôn tạo với tổng mức đầu tƣ hơn 108 tỷ đồng từ bốn nguồn Ngân sách Nhà
nƣớc, thành phố, quận và nguồn vốn xã hội hóa.
52

Tuy nhiên, mặc dù đã có những nỗ lực trong công tác bảo tồn nguồn tài
nguyên du lịch của TP.HCM nhƣng một phần lớn các công trình lịch sử, văn hóa
của TP.HCM đang xuống cấp trầm trọng. Nguyên nhân chính là do bản thân sự
thoái hóa về thời gian của các công trình và mặt khác cũng do tốc độ đô thị hóa
nhanh chóng của thành phố cùng với ý thức bảo tồn di tích chƣa đƣợc phổ biến
trong ngƣời dân và những ngƣời kinh doanh du lịch. Báo cáo tổng kết 7 năm thực
hiện Di sản văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại kỳ hợp Quốc hội tháng
4 năm 2009 cho biết trong số 55 di tích xếp hạng quốc gia của thành phố tại thời
điểm đó, đã có 18 di tích bị xâm hại. Những ngôi đình và chùa cổ và có giá trị lịch
sử, tôn giáo cao nhƣ chùa Giác Lâm ở quận Tân Bình, chùa Giác Viên ở quận 11,
đình Thông Tây Hội ở quận Gò Vấp, chùa Phụng Sơn ở quận 11 đều gập tình trạng
xuống cấp trầm trọng nhƣ khung cảnh hoang tàn, nhếch nhác, tràn lan rác thải, hàng
quán tập trung làm mất mỹ quan, không gian tôn nghiêm bị phá vỡ với hiện tƣợng
chèo kéo du khách. Những chi tiết thuộc di tích thì bị bào mòn bởi thời gian mà
không đƣợc trùng tu kịp thời nhƣ bảng hiệu chùa bị mất chữ, cột đình chùa bị mục,
ngoài ra, sự quy hoạch dân cƣ không đúng hoặc xây dựng trái phép của nhà dân gây
xâm hại đến khu vực đình chùa. Không gian của Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh
cũng đang bị lấn lƣớt bởi các công trình cao ốc nhƣ các khu trung tâm thƣơng mại.
Mặt khác, sự xuống cấp của các di tích này còn gây ra bởi sự thiếu năng lực trong
công tác tu bổ, bảo trì làm mất đi tính nguyên bản của di tích gốc.
Nhƣ vậy, thực trạng các di tích quốc gia và cấp quốc gia của TP.HCM cho
thấy ngoài việc đề xuất và phong danh hiệu di tích mới nhằm thu hút thêm KDL
quốc tế đến TP.HCM, TP.HCM cần phải chú trọng vào công tác tu bổ, trùng tu và
nâng cao chất lƣợng của nguồn di tích, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa lịch sử của
TP.HCM. Đây chính một trong những cơ sở cho phần giải pháp cải thiện hoạt động
thu hút KDL quốc tế đến TP.HCM sẽ đƣợc trình bày ở chƣơng 4.
3.2.2 Cơ sở hạ tầng cho du lịch của TP.HCM
Cơ sở hạ tầng cho du lịch là một trong những nhân tố các tác động đến hoạt
động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM. Số lƣợng phòng trong các cơ sở lƣu trú
càng lớn thì càng chứng tỏ khả năng phục vụ du khách của TP.HCM càng cao và
việc thu hút KDL quốc tế đến TP.HCM càng hiệu quả.
53

Bảng 0.2 Số lƣợng cơ sở lƣu trú du lịch trên địa bàn TP.HCM
giai đoạn 2005-2011
NĂM 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Số CSLTDL 776 872 1.054 1.345 1.671 2.682 2.772
Số CSLTDL đƣợc 640 801 948 1.164 1.348 1.459 1.566
phân loại, xếp hạng
- Hạng 1,2,3,4,5 sao 142 171 289 401 620 785 910
-Tiêu chuẩn kinh 498 630 659 763 728 674 656
doanh du lịch
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Giai đoạn 2005-2011 là giai đoạn số lƣợng CSLTDL của TP.HCM tăng
nhanh với tốc độ cao, năm 2011 số lƣợng CSLT tăng lên 257,21% so với năm 2005,
tốc độ tăng trƣởng trung bình hằng năm trong giai đoạn này là 36,7%. Khởi sắc hơn
khi tỷ lệ giữa số CSLTDT đƣợc xếp hạng sao so với số CSLTDL đạt tiêu chuẩn
kinh doanh du lịch đang dần tăng lên. Giai đoạn 2005-2009, số lƣợng CSLT đƣợc
xếp hạng sao luôn nhỏ hơn số CSLT đạt tiêu chuẩn kinh doanh nhƣng khoảng cách
giữa hai đối tƣợng này luôn đƣợc rút ngắn qua từng năm. Đến năm 2010, số lƣợng
CSLT đƣợc xếp hạng sao đã chính thức vƣợt tổng số CLST đạt tiêu chuẩn kinh
doanh du lịch và khoảng cách này đang đƣợc mở rộng hằng năm.
Bảng 0.3 Số khách sạn đƣợc xếp hạng sao trên địa bàn TP.HCM
giai đoạn 2005-2011
NĂM 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
5 sao 8 10 11 12 13 13 13
4 sao 7 7 8 8 8 11 13
3 sao 20 21 25 29 35 44 49
2 sao 59 71 90 111 140 159 180
1 sao 48 62 155 241 424 558 655
Tổng số khách
142 171 289 401 620 785 910
sạn 1-5 sao
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Theo bảng 3.3, số lƣợng khách sạn đƣợc xếp hạng sao của TP.HCM trong
giai đoạn 2005-2011 đã tăng nhanh với tốc độ 540%, trong đó số lƣợng khách sạn 1
54

sao đạt tốc độ nhanh nhất trong giai đoạn này so với các khách sạn đƣợc xếp hạng
sao khác. Đây cũng là loại khách sạn chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các loại khách
sạn đƣợc xếp sao trong mỗi năm của giai đoạn (chiếm 71,9% vào năm 2011). Mặc
dù có sự tăng lên nhanh chóng về số lƣợng khách sạn từ 1 đến 2 sao (khách sạn 2
sao tăng 205% trong giai đoạn 2005-2011), nhƣng trong 3 năm 2009-2011, số
lƣợng khách sạn 5 sao chỉ dừng ở con số 13, tốc độ tăng của lƣợng khách sạn 3, 4
sao cũng thấp hơn hẳn so với lƣợng khách sạn 1-2 sao Trong khi đó, với mức sống
cao của hầu hết các khách du lịch quốc tế đến TP.HCM (9 trên 10 các quốc gia có
lƣợng du khách đến TP.HCM đều thuộc các nƣớc có nền kinh tế lớn G20), phần lớn
KDL quốc tế sẽ chọn lƣu trú tại các khách sạn từ 3 sao trở lên tại TP.HCM. Ngoài
ra, thực trạng kinh doanh khách sạn ở TP.HCM cũng đang đƣợc báo động với hiện
tƣợng tăng giá tràn lan, đôi khi vƣợt quá giá trần, chất lƣợng phục vụ không xứng
với giá trị đƣợc xếp hạng,...
Nhƣ vậy, với vai trò quan trọng của cơ sở hạ tầng dành cho du lịch của
TP.HCM đối với hoạt động thu hút KDL quốc tế của thành phố, tình hình kinh
doanh của các CSLT dành cho du lịch tại thành phố cần đƣợc quan tâm và cải thiện
để mang lại tác động tích cực đến việc thu hút du khách đến với TP.HCM. Trong
đó, những thực trạng cần lƣu ý là tỷ lệ lƣợng khách sạn 4-5 sao trong tổng số các
CSLTDL của thành phố, chất lƣợng dịch vụ và sự tƣơng ứng giữa giá thành và dịch
vụ trong các khách sạn của thành phố. Chƣơng 4 về giải pháp cải thiện hoạt động
thu hút KDL quốc tế của TP.HCM sẽ trình bày rõ hơn về vấn đề này.
3.2.3 Quy định và chính sách của Nhà nƣớc đối với hoạt động nhập cảnh
vào Việt Nam
Thị thực hay tiếng Anh gọi là visa là sự cho phép của một quốc gia đối với
công dân của một quốc gia khác đƣợc nhập cảnh, quá cảnh vào quốc gia cấp thị
thực. Thị thực có thể đƣợc thể hiện dƣới dạng một ghi chú đính vào hộ chiếu của
ngƣời du hành hay một giấy tờ rời. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thị thực
Việt Nam bao gồm nhiều loại chính trong đó có loại C1: cấp cho nƣớc ngoài vào
Việt Nam du lịch là loại thị thực đƣợc khóa luận này đề cập đến. Biến VISA thể
hiện số lƣợng quốc gia mà công dân đƣợc miễn thị thực loại C1 khi nhập cảnh vào
Việt Nam để du lịch.
55

Năm 1997 và 1998, Việt Nam ký hiệp định miễn thị thực du lịch cho công
dân Thái Lan và Phi-líp-pin, hai hiệp định này đều có hiệu lực vào 2000 đƣa Thái
Lan và Phi-líp-pin trở thành hai nƣớc đầu tiên có công dân đƣợc miễn thị thực khi
nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích du lịch. Giai đoạn 2000-2004, Việt Nam lần
lƣợt ký các hiệp định miễn thị thực du lịch cho công dân các nƣớc trong khu vực
ASEAN là Malaysia, Indonesia, Singapore và Lào. Hàn Quốc và Nhật Bản là hai
nƣớc đầu tiên ngoài khu vực Đông Nam Á có công dân đƣợc phép du lịch đến Việt
Nam mà không cần thị thực. Trong giai đoạn 2005-2012, nƣớc ta liên tiếp ký các
Hiệp định song phƣơng miễn thị thực du lịch cho công dân 8 quốc gia. Năm 2005
chính là năm đánh dấu sự nới rộng về thị thực nhập cảnh vào Việt Nam dành cho
các nƣớc ngoài khu vực Châu Á với các hiệp định miễn thị thực cho công dân
Kyrgizstan, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan và Thụy Điển. Năm 2007 và 2010, Việt
Nam miễn thị thực thêm cho công dân hai nƣớc Đông Nam Á là Bru-nây và Cam-
pu-chia. Năm 2008, công dân Nga chính thức không cần thị thực khi nhập cảnh vào
Việt Nam du lịch. Nhƣ vậy, tính đến nay, nƣớc ta đã miễn thị thực du lịch cho công
dân 16 nƣớc, trong đó có 8 nƣớc thuộc khu vực Đông Nam Á (công dân các nƣớc
ASEAN trừ My-an-ma, Đông Timor và công dân Việt Nam sinh sống ở nƣớc
ngoài); 2 nƣớc Đông Á là Hàn Quốc, Nhật Bản; 4 nƣớc EU là Đan Mạch, Na Uy,
Phần Lan, Thụy Điển; cùng 2 nƣớc Nga và Kyrgizstan.
Có thể thấy rằng mặc dù số lƣợng công dân các nƣớc đƣợc miễn thị thực du
lịch khi vào Việt Nam, nhƣng phần lớn các thị trƣờng đƣợc miễn thị thực không
nằm trong các thị trƣờng KDL quốc tế chính của TP.HCM. Cụ thể, trong số 10
nƣớc có số lƣợng công dân du lịch TP.HCM cao nhất, chỉ có Nhật Bản, Hàn Quốc,
Malaysia và Singapore là đƣợc miễn thị thực, KDL quốc tế thuộc các thị trƣờng còn
lại đều phải đóng phí để có đƣợc thị thực khi vào TP.HCM du lịch. Đây cũng là một
điểm cần lƣu ý trong việc đƣa ra các giải pháp nhằm cải thiện hoạt động thu hút
KDL quốc tế của TP.HCM ở chƣơng 4.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Trong chƣơng 3, ngƣời viết đã tiến hành chạy mô hình định lƣợng các nhân
tố tác động đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM. Trong tổng số 6 nhân
tố đƣợc đƣa vào mô hình, ba nhân tố nguồn tài nguyên du lịch TP.HCM, cơ sở hạ
56

tầng dành cho du lịch của thành phố và chính sách và quy định của Nhà nước về
hoạt động nhập cảnh vào Việt Nam đƣợc kiểm định là có ý nghĩa đối với hiệu quả
của hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM. Theo đó, ngƣời viết đã trình bày
thực trạng của các nhân tố ảnh hƣởng nêu trên trong giai đoạn hiện nay, qua đó rút
ra đƣợc rằng mặc dù sự tăng lên về lƣợng của các nhân tố trên đem lại tác động
cùng chiều cho số lƣợt KDL quốc tế đến TP.HCM, tuy nhiên thực trạng về chất
lƣợng của các yếu tố trên cũng cần phải đƣợc quan tâm. Chƣơng 3 với mô hình hồi
quy cuối cùng đƣợc xây dựng cùng thực trạng đƣợc nêu ra tạo thành những căn cứ
quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện hoạt động thu hút KDL
quốc tế đến TP.HCM ở chƣơng 4.
57

CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI


THIỆN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THU HÖT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ
CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
4.1. Quan điểm phát triển và mục tiêu phấn đấu của du lịch Việt Nam và
mục tiêu phấn đấu của du lịch thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm
2020
4.1.1. Quan điểm phát triển
Báo cáo tổng hợp Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 đã nêu ra năm quan điểm phát triển cho du lịch Việt Nam đó là:
1. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng
ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội.
2. Phát triển du lịch theo hƣớng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng
điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả, khẳng
định thƣơng hiệu và khả năng cạnh tranh.
3. Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng du lịch du
lịch quốc tế đến, tăng cƣờng quản lý du lịch ra nƣớc ngoài.
4. Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trƣờng; bảo đảm an ninh, quốc
phòng, trật tự an toàn xã hội.
5. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nƣớc đầu tƣ
phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia và yếu tố tự nhiên
và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trƣng của các vùng, miền trong cả nƣớc; tăng
cƣờng liên kết phát triển du lịch
Qua Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam, ta thấy đƣợc quan điểm của Nhà
nƣớc trong việc chú trọng nâng cao tầm quan trọng của du lịch đối với nền kinh tế
nƣớc nhà, đƣa ngành này trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nƣớc, mặt khác
Chiến lƣợc cũng nêu rõ quan điểm phát triển du lịch theo hƣớng bền vững, đầu tƣ
phát triển cảnh quan, sản phẩm du lịch nhƣng phải đi đôi với bảo tồn và giữ gìn văn
hóa truyền thống, môi trƣờng và an ninh quốc phòng. Ngoài ra, một quan điểm quan
trọng là việc nhấn mạnh chất lƣợng trong quá trình làm du lịch, phát triển theo
chiều sâu tập trung vào thế mạnh của địa phƣơng. Đặc biệt, thị trƣờng khách du lịch
58

quốc tế đến cần phải đƣợc tăng trƣờng, hoạt động thu hút KDL quốc tế cần tập
trung vào những thị trƣờng có khả năng chi trả cao và lƣu lại Việt Nam dài ngày.
Nhƣ vậy, qua các quan điểm phát triển của Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt
Nam cùng với các đặc thù của du lịch quốc tế và đặc điểm của ngành du lịch
TP.HCM, hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM từ nay đến năm 2020 cần
phải dựa trên các quan điểm sau đây: chú trọng chất lƣợng khi tiến hành các hoạt
động thu hút KDL quốc tế đến TP.HCM trong đó tập trung vào các thị trƣờng
truyền thống và thị trƣờng có nguồn khách lớn nhƣ Trung Quốc, Hoa Kỳ, các nƣớc
Đông Nam Á và những thị trƣờng thƣờng xuyên gửi nhiều khách đến TP.HCM.
Hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM cần đề cao vào thế mạnh đặc trƣng
của du lịch thành phố nhƣ các tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng,… có sự liên kết với
các vùng, miền trong các chiến lƣợc quảng bá. Việc thu hút KDL quốc tế phải đảm
bảo tính bền vững của du lịch trong đó khai thác nhƣ kết hợp với bảo tồn những giá
trị truyền thống, môi trƣờng, an ninh xã hội của địa phƣơng.
4.1.2. Mục tiêu phấn đấu
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM, những mục tiêu về mặt con
số ngành du lịch TP.HCM cần hoàn thành trong năm 2013 là: đƣa lƣợt KDL quốc tế
đến thành phố đạt 4.100.000 lƣợt, tổng doanh thu du lịch đạt 81.970 tỷ đồng.
Ngoài những chỉ tiêu nói trên, ngành du lịch TP.HCM trong năm 2013 còn
phải hoàn thành 5 nhiệm vụ trọng tâm mà qua đó ta có thể thấy sự phù hợp của định
hƣớng phát triển của du lịch thành phố với chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam từ
nay đến năm 2020, đặc biệt là những nhấn mạnh vào chất lƣợng và tính bền vững
của hoạt động du lịch. Đó chính là:
1. Tiếp tục thực hiện nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ du lịch trên địa
bàn thành phố trong đó tập trung phát triển du lịch đƣờng sông đặc biệt du lịch
đƣờng sông nội đô, du lịch sinh thái (nhà vƣờn quận 9, du lịch sinh thái Cần Giờ)
là ƣu tiên hàng đầu. Thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp du lịch với doanh
nghiệp các lĩnh vực vận chuyển, dịch vụ mua sắm, giải trí…nhằm tạo những gói
sản phẩm tốt có sức cạnh tranh.
2. Triển khai hoạt động có hiệu quả Trung tâm Xúc tiến Du lịch thành phố góp
phần nâng cao chất lƣợng quảng bá xúc tiến du lịch theo hƣớng chuyên nghiệp.
59

Xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin du lịch thành phố để tăng cƣờng thông tin cho
du khách và doanh nghiệp. Nâng chất các sự kiện văn hóa, du lịch đƣợc tổ chức
định kỳ trong đó điểm nhấn là Ngày hội Du lịch và Hội chợ Du lịch quốc tế
thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch và
đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trƣờng thuận lợi đầu tƣ phát triển du lịch.
Thực hiện tích cực cơ chế phối hợp trong hậu kiểm du lịch giữa Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch với Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Cục Thuế, Công an thành phố và
phòng Văn hóa Thông tin quận huyện theo hƣớng hƣớng dẫn, tạo điều kiện cho
doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.Từng bƣớc thực hiện phân
cấp công tác hậu kiểm cho về du lịch cho quận, huyện.
4. Tập trung triển khai công tác đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực nhằm trang bị
kiến thức, kỹ năng theo hƣớng chuẩn hóa đội ngũ nhân lực ngành du lịch, chú
trọng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ngành nghề cụ thể nhƣ tiếp tân,
buồng, bếp, tài xế xe du lịch, thuyết minh viên, hƣớng dẫn viên du lịch để nâng
cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch.
5. Phát động chƣơng trính “Du lịch thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm với
môi trƣờng” góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch có trách nhiệm
với môi trƣờng, bảo vệ môi trƣờng sạch – xanh để phát triển du lịch thành phố
bền vững. Chú trọng tăng cƣờng công tác an ninh trật tự, góp phần tăng sức hấp
dẫn cho điểm đến thành phố.
Dựa trên Chiến lƣợc phát triển của du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 và những mục tiêu cụ thể và nhiệm vụ của du lịch TP.HCM trong
năm 2013 cùng thực trạng của du lịch TP.HCM, những mục tiêu phát triển mà du
lịch TP.HCM nói chung và hoạt động thu hút KDL quốc tế đến TP.HCM nói riêng
cần phải thực hiện từ nay đến năm 2020 chính là:
Thứ nhất, mục tiêu về sản phẩm du lịch: nâng cao chất lƣợng sản phẩm và
dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố theo hƣớng đa dạng hóa các loại hình du lịch
trong đó ƣu tiên hàng đầu là phát triển du lịch đƣờng sông và du lịch sinh thái. Tạo
sự liên kết giữa những doanh nghiệp tham gia vào suốt quá trình tạo ra sản phẩm du
60

lịch nhƣ lữ hành, vận chuyển, mua sắm, giải trí,… để tạo ra những sản phẩm có tính
cạnh tranh cao cung cấp cho khách hàng.
Thứ hai, mục tiêu về công tác quảng bá du lịch: triển khai hoạt động của
Trung Tâm Xúc tiến Du lịch TP.HCM theo hƣớng chuyên nghiệp và nâng cao chất
lƣợng công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Các sự kiện du lịch cần đƣợc tổ chức chú
trọng vào chất lƣợng, đặc biệt là Ngày hội Du lịch và Hội chợ Du lịch quốc tế
TP.HCM đƣợc tổ chức thƣờng niên.
Thứ ba, mục tiêu về quản lý du lịch: các cơ quan quản lý của Nhà nƣớc cần
đƣợc cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý và tạo môi trƣờng thuận lợi
cho đầu tƣ phát triển du lịch; đồng thời có cơ chế thích hợp trong việc phối hợp với
nhau trong các khâu quản lý và hậu kiểm du lịch nhằm tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp hoạt động thuận lợi nhƣng vẫn trong khuôn khổ của pháp luật.
Thứ tƣ, mục tiêu về nguồn nhân lực du lịch: nâng cao chất lƣợng của nguồn
nhân lực thông qua công tác đào tạo, đào tạo lại và chuẩn hóa. Việc nâng cao khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch bao gồm việc nâng cao chất lƣợng
của không chỉ lực lƣợng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà còn
phải chú ý đến những ngành nghề cụ thể nhƣ tiếp tân, phục vụ phòng, đầu bếp, tài
xế, thuyết minh viên và hƣớng dẫn viên du lịch.
Thứ năm, mục tiêu về môi trƣờng và ninh trật tự: làm du lịch phải đi đôi với
trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng bằng các hoạt động nâng cao ý thức của cộng đồng
về hoạt động du lịch đồng thời bảo vệ môi trƣờng sạch xanh, giữ gìn an ninh trật tự.
Đây chính là quá trình phát triển du lịch một cách bền vững vừa tăng sức hút cho du
lịch TP.HCM vừa bảo vệ môi trƣờng và những giá trị truyền thống của dân tộc.
4.2. Cơ hội và thách thức của hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của
thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020
4.2.1. Cơ hội
Thứ nhất, du lịch quốc tế trên thế giới sẽ tiếp tục gia tăng với tốc độ cao tạo
cơ hội cho du lịch TP.HCM có thể nhiều KDL quốc tế hơn từ nay đến năm 2030,
đặc biệt với phần đông du khách đến từ châu Âu, một thị trƣờng phát triển và có
khả năng chi trả cao. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới, du lịch quốc tế từ
nay đến năm 2020 và xa hơn nữa đến năm 2030 sẽ có sự tăng trƣởng vững chãi
61

trong số lƣợt khách du lịch quốc tế. Trong ấn phẩm “Tourism Vision for 2020”
(Tạm dịch là “Tầm nhìn du lịch cho năm 2020” của UNWTO, số lƣợt KDL quốc tế
của năm 2020 đƣợc dự báo đạt 1,561 tỷ lƣợt ngƣời, trong đó chiếm đến 46,7% là
khách du lịch đến từ Châu Âu. Tốc đọ tăng trƣởng bình quân KDL quốc tế cả thế
giới giai đoạn 1995-2020 là 4,1%/năm (UNWTO, 2010). Ngoài ra, những số liệu dự
báo mới đây của UNWTO cho thấy đến năm 2030, số lƣợt KDL quốc tế có thể đạt
đến 1,8 tỷ lƣợt với số lƣợt bình quân tăng mỗi năm là 43 triệu lƣợt ngƣời.
Thứ hai, khách quốc tế trong tƣơng lai đƣợc dự báo đi du lịch phần lớn với
mục đích nghỉ ngơi, giải trí tạo cơ hội lý tƣởng cho một điểm đến có điều kiện tốt
về cơ sở hạ tầng dành cho du lịch nhƣ TP.HCM thu hút đƣợc nhiều hơn nữa KDL
quốc tế. Dự báo của UNWTO trong “Tourism Towards 2030” cho thấy mục đích đi
du lịch để nghỉ ngơi, giải trí vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất so với mục đích. Trong
hình 4.1, số lƣợt khách quốc tế di du lịch để nghỉ ngơi, giải trí từ trong thời gian qua
luôn đứng đầu so với các mục đích thăm ngƣời thân, sức khỏe, tôn giáo hay công
việc. Thứ tự này đƣợc dự báo sẽ không thay đổi đến năm 2030.
Hình 4.1 Số lƣợt khách quốc tế đi du lịch theo các mục đích giai đoạn 1990-
2010 và dự báo giai đoạn 2010-2030

(Đơn vị: triệu lượt)

Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới – UNWTO


Thứ ba, đƣờng hàng không trong tƣơng lai tiếp tục là lựa chọn hàng đầu cho
việc di chuyển khi đi du lịch của khách quốc tế do đó tạo điều kiện vô cùng thuận
62

lợi cho TP.HCM với sân bay hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất lớn nhất Việt Nam
thu hút nhiều hơn nữa KDL quốc tế khi chọn đặt chân đến Việt Nam. Theo ấn phẩm
“Tourism Towards 2013” của UNWTO, số lƣợt KDL quốc tế di chuyển bằng
đƣờng hàng không sẽ vƣợt qua số lƣợt KDL quốc tế di chuyển bằng đƣờng bộ.
Hình 4.2 cho thấy năm 2010, tỷ lệ số lƣợt KDL quốc tế di chuyển bằng đƣờng hàng
không đã vƣợt qua số lƣợt khách di chuyển bằng đƣờng bộ và khoảng cách này
đƣợc dự báo sẽ ngày càng mở rộng từ nay cho đến năm 2030.
Hình 4.2: Số lƣợt KDL quốc tế bằng đƣờng hàng không và đƣờng bộ giai đoạn
1990 - 2010 và dự báo giai đoạn 2010-2030

(Đơn vị: triệu lượt)

Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới-UNWTO


Đồng thời, năm 2015, sân bay quốc tế Long Thành tại tỉnh Đồng Nai sẽ đƣợc
khởi công xây dựng và dự kiến đƣa vào khai thác năm 2020. Sân bay này sẽ thay
thế sân bay Tân Sơn Nhất trở thành cảng hàng không quốc tế lớn nhất Việt Nam với
quy mô tƣơng đƣơng với những trung tâm trung chuyển khách lớn nhất trong khu
vực. Việc cơ sở hạ tầng hàng không đang ngày càng đƣợc cải thiện và xu thế lựa
chọn hàng không trở thành phƣơng tiện di chuyển khi di du lịch của KDL quốc tế,
TP.HCM đứng trƣớc cơ hội rất lớn trong việc thu hút ngày càng nhiều KDL quốc tế
đến với thành phố.
63

4.2.2. Thách thức


Thứ nhất, du lịch TP.HCM có nguy cơ đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt
trong việc thu hút KDL quốc tế đến từ các nƣớc trong khu vực châu Á-TBD khi
khách du lịch châu Á trở thành mục tiêu săn đón hàng đầu của các nƣớc trên thế
giới. Theo dự báo của UNWTO, châu Á-TBD sẽ có tốc độ tăng trƣởng về số ngƣời
di du lịch là 5%, chỉ đứng sau khu vực châu Phi, tuy nhiên với thu nhập bình quân
đầu ngƣời ngày càng cao, khách du lịch châu Á sẽ trở thành thị trƣờng trọng tâm
thu hút KDL quốc tế của các nƣớc. TP.HCM với 6 trên 10 thị trƣờng KDL quốc tế
lớn nhất là các nƣớc châu Á cũng sẽ phải đối mặt với những cạnh tranh gay gắt để
thu hút KDL châu Á với các tỉnh thành khác trong khu vực và trên thế giới.
Thứ hai, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch trên thế giới
tạo ra thách thức lớn cho du lịch quốc tế TP.HCM trong điều kiện thƣơng mại điện
tử ở TP.HCM và Việt Nam chỉ mới ở những bƣớc đầu phát triển. Theo dự báo của
UNWTO, sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ là một trong những yếu tố quyết
định đến độ hấp dẫn của một điểm đến. Sự phát triển của Internet và các hình thức
giao dịch qua mạng đã xóa mờ dần khoảng cách giữa các quốc gia, các vùng. Trong
tƣơng lai, chính KDL quốc tế sẽ không còn phụ thuộc vào các công ty lữ hành nữa
mà chính họ là ngƣời tự thiết lập lịch trình và các quyết định cho chuyến đi của
mình nhƣ đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn, lập lộ trình du lịch. Tất cả đều nhờ
vào sự phát triển của công nghệ thông tin. Nhƣ vậy, điểm đến nào cung cấp cho du
khách càng nhiều thông tin và tiện ích trong việc tìm hiểu và giao dịch trên mạng
liên quan đến chuyến đi du lịch của mình thì độ thu hút của điểm đến ấy đối với du
khách càng lớn. Đây là một thách thức lớn đối với ngành du lịch TP.HCM khi
những thị trƣờng KDL quốc tế mà du lịch TP.HCM đang hƣớng tới nhƣ Hoa Kỳ,
Pháp, Canada, Singapore,… đều là những nƣớc tiên tiến và có yêu cầu cao về ứng
dụng công nghệ thông tin.
Thứ ba, sự mâu thuẫn ngày càng tăng giữa các vấn đề xã hội và môi trƣờng
và sức ép tăng trƣởng du lịch tạo nên những thách thức đến với du lịch TP.HCM
trong việc vừa phải tăng cƣờng nỗ lực thu hút KDL quốc tế vừa đảm bảo giải quyết
các vấn đề xã hội và môi trƣờng. Muốn du lịch phát triển, tạo điều kiện tham quan,
thƣởng ngoạn và ăn ở tốt nhất cho du khách thì phải có những sự đầu tƣ vào cơ sở
64

hạ tầng, cơ sở kỹ thuật,…; nâng cấp đối với các công trình du lịch, di tích lịch
sử,…Tuy nhiên, sự đầu tƣ, cải tạo có thể mang lại những vấn đề nhƣ thay đổi cảnh
quan tự nhiên, đánh mất các giá trị truyền thống,…Sự khai thác thiên nhiên, môi
trƣờng để phục vụ du lịch quá mức dễ dẫn đến hiện tƣợng ô nhiễm môi trƣờng,
xuống cấp công trình di tích, địa điểm du lịch,…Sự xuất hiện ồ ạt của KDL quốc tế
đem lại những nỗ lo về tệ nạn xã hội, những ảnh hƣởng xấu về văn hóa,…Mặt khác,
những nhân tố ngày càng phổ biến trong đánh giá mức hấp dẫn của một điểm đến
đối với KDL quốc tế lại chính là độ độc đáo, riêng biệt của nền văn hóa, cảnh quan;
môi trƣờng và an ninh trật tự xã hội của địa phƣơng đó. Sự mâu thuẫn trong việc
phát triển du lịch và việc bảo vệ môi trƣờng cùng bình ổn xã hội đã và đang là một
nỗi lo của các nƣớc và địa phƣơng từ khi du lịch đƣợc xem là một ngành kinh tế
đem lại nguồn lợi lớn. Sự mâu thuẫn này tiếp tục đƣợc UNWTO dự báo sẽ là một
nỗi lo lớn, một thách thức lớn cần đƣợc giải quyết của mọi quốc gia và điểm đến du
lịch. TP.HCM với sức ép phải phát triển du lịch và những ảnh hƣởng của du lịch
quốc tế đối với môi trƣờng và xã hội của thành phố trong những năm qua cũng
không nằm ngoài vòng mâu thuẫn này. Đây cũng chính là một thách thức lớn mà
ngành du lịch của TP.HCM phải vƣợt qua nhờ đó mà du lịch mới có thể phát triển
theo hƣớng bền vững.
4.3. Một số giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động thu hút khách du
lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020 từ kết quả
phân tích các nhân tố tác động
4.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
Thông qua việc phân tích định lƣợng ở chƣơng 3, ngƣời viết đã rút ra đƣợc
ba nhân tố tác động tích cực có ý nghĩa đối với hoạt động thu hút KDL quốc tế của
TP.HCM. Đó chính là: nguồn tài nguyên du lịch của TP.HCM phản ánh qua số
lƣợng di tích đƣợc xếp hạng cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt trên địa bàn
thành phố, cơ sở hạ tầng dành cho du lịch thể hiện qua số lƣợng phòng trong các
CSLT dành cho du lịch trên địa bàn TP.HCM và chính sách của Nhà nƣớc đối với
hoạt động nhập cảnh thông qua số nƣớc mà công dân đƣợc miễn thị thực khi vào
Việt Nam du lịch. Dựa vào thực trạng của các nhân tố trên đã đƣợc phân tích ở
chƣơng 3 và các cơ hội và thách thức mà du lịch TP.HCM phải đối mặt từ nay đến
65

năm 2020, ngƣời viết đề xuất 3 nhóm giải pháp nhằm cải thiện các nhân tố tác động
đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM. Mô hình định lƣợng đƣợc rút ra ở
chƣơng 3 đã chứng minh đƣợc rằng sự cải thiện và tăng trƣởng của các nhân tố có
tác động thực sự đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM sẽ làm cho hiệu
quả của hoạt động này đƣợc cải thiện theo.
 Nhóm giải pháp cải thiện nguồn tài nguyên du lịch của TP.HCM
- Giải pháp tổ chức thƣờng xuyên các hoạt động, tiết mục nghệ thuật tại các di
tích nổi tiếng để tăng sức hút cho các di tích tại TP.HCM.
- Giải pháp đẩy mạnh hoạt động quảng bá du lịch TP.HCM ra nƣớc ngoài chú
trọng vào nguồn tài nguyên du lịch phong phú và cơ sở hạ tầng du lịch phát triển
bậc nhất Việt Nam của TP.HCM
- Giải pháp hợp tác quốc tế trong việc cải tạo các di tích đang xuống cấp, đảm bảo
kết hợp bền vững giữa hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc.
 Nhóm giải pháp cải thiện cơ sở hạ tầng dành cho du lịch của TP.HCM:
- Giải pháp nâng cao chất lƣợng phục vụ khách du lịch tại các CSLT dành cho du
lịch tại TP.HCM.
- Giải pháp mở rộng các dịch vụ dành cho KDL tại các CSLTDL trên địa bàn
TP.HCM
 Nhóm giải pháp cải thiện chính sách của Nhà nƣớc về hoạt động nhập cảnh
vào Việt Nam
- Giải pháp miễn thị thực cho KDL Trung Quốc, Canada và Pháp.
Trong phần 4.3.2 dƣới đây, ngƣời viết sẽ trình bày sâu hơn về mục tiêu, nội
dung và tổ chức thực hiện của các giải pháp: “Tổ chức thường xuyên các hoạt động,
tiết mục nghệ thuật tại các di tích nổi tiếng để tăng sức hút cho các di tích tại
TP.HCM” và “mở rộng các dịch vụ dành cho KDL tại các CSLTDL trên địa bàn
TP.HCM”. Các giải pháp này đƣợc chọn để trình bày vì đây là các giải pháp có thể
đƣợc triển khai thực hiện trong giai đoạn ngắn hoặc trung bình, việc tổ chức thực
hiện bao gồm sự tham gia của các đối tƣợng nhƣ các công ty du lịch lữ hành, đội
ngũ quản lý và cán bộ công nhân viên ở các CSLTDL và các địa điểm du lịch trên
địa bàn thành phố,…Đây chính là những ngƣời đƣợc hƣởng lợi trực tiếp khi các giải
pháp này đƣợc triển khai và góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động thu hút KDL
66

quốc tế. Các giải pháp khác sẽ đƣợc đƣa vào phần kiến nghị một cách thích hợp do
có tính chất vĩ mô và chính trị đòi hỏi phải có sự tham gia của các cơ quan Nhà
nƣớc.
4.3.2. Các giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động thu hút khách du
lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020
4.3.2.1. Tổ chức thƣờng xuyên các hoạt động, tiết mục nghệ thuật tại các di
tích nổi tiếng để tăng sức hút cho các di tích tại TP.HCM
3.1.1.1.1. Mục tiêu giải pháp
Hiện nay, phần lớn các di tích là các địa điểm phổ biến đƣợc các KDL quốc
tế chọn hoặc nằm trong các tour du lịch vòng quanh TP.HCM nhƣ Dinh độc lập,
Bảo tàng chứng tích chiến tranh, Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh,… chủ yếu là địa
điểm để KDL quốc tế đến tham quan, thƣởng lãm và chụp hình kỉ niệm. Thực trạng
này cho thấy các địa điểm này vẫn chƣa tận dụng hết thế mạnh của mình để thu hút
du khách và kéo du khách dừng chân tại các địa điểm này lâu hơn. Thực tế cho
thấy, trong các tour du lịch TP.HCM, KDL quốc tế chỉ cần nửa ngày để tham quan
hết các địa điểm nói trên. Chính vì thế, để thu hút và nán chân KDL quốc tế lâu hơn
tại các di tích trên địa bàn TP.HCM, mục tiêu mà giải pháp đƣa ra là xây dựng ít
nhất một chương trình biểu diễn thường xuyên mỗi ngày tại các di tích được đưa
vào khai thác du lịch phổ biến.
3.1.1.1.2. Nội dung giải pháp
Hiện nay, các tour du lịch vòng quanh TP.HCM chủ yếu dừng chân tại các
địa điểm sau Dinh độc lập, Bảo tàng chứng tích chiến tranh, Nhà hát Thành phố Hồ
Chí Minh. Đây đều là những di tích đƣợc xếp hạng quốc gia và quốc gia đặc biệt
của TP.HCM. Với mục tiêu “xây dựng ít nhất một chương trình biểu diễn thường
xuyên mỗi ngày tại các di tích được đưa vào khai thác du lịch phổ biến”, các địa
điểm nói trên đƣợc ngƣời viết chọn để đề xuất giải pháp này do mức độ phổ biến
của chúng, đồng thời khả năng thực hiện giải pháp cao do đây đều là những địa
điểm có khuôn viên rộng rãi, dễ dàng triển khai các hoạt động biểu diễn, trình chiếu
để thu hút và giữ chân du khách.
Thể loại của các chƣơng trình biểu diễn, trình chiếu phải liên quan hay phù
hợp với địa điểm tổ chức. Chẳng hạn nhƣ Bảo tàng chứng tích chiến tranh và Dinh
67

độc lập phù hợp với việc tổ chức trình chiếu đoạn phim ngắn về chiến tranh Việt
Nam hay mô phỏng lại một trận chiến lịch sử. Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh có
thể tổ chức những buổi biểu diễn giới thiệu một loại hình nghệ thuật độc đáo của
Việt Nam nhƣ cải lƣơng, múa nón, múa quạt, võ cổ truyền, v.v…
Các buổi biểu diễn, trình chiếu tại các địa điểm, di tích chỉ cần có quy mô
vừa và nhỏ. Sức chứa của khán phòng đƣợc tính toán hợp lý từ số lƣợng khách
viếng thăm địa điểm trong 1 thời gian trong ngày, trong đó sức chứa lớn nhất phải
là sức chứa đƣợc tính toán trong thời điểm cao điểm trong năm của lƣợt khách đến
thăm địa điểm. Các địa điểm diễn ra các buổi biểu diễn, trình chiếu trong khuôn
viên các di tích cần đƣợc đặt cố định để đạt đƣợc sự ổn định và thuận tiện trong
công tác chuẩn bị, buổi diễn và hƣớng dẫn du khách đi tới tham dự.
Thời gian diễn ra các buổi biểu diễn, trình chiếu không kéo dài quá 30 phút
để đạt độ cô đọng, súc tích vừa chuyển tải hết nội dung, vừa gây ấn tƣợng nơi du
khách và không gây nhàm chán. Lịch trình của các buổi buổi diễn, trình chiếu hay
thời gian nghỉ giữa các buổi biểu diễn trình chiếu tại một địa điểm cần đƣợc tính
toán hợp lý để tạo sự hài hòa giữa thời gian diễn ra, thời gian chuẩn bị, việc tham
quan và tham gia các địa điểm, hoạt động còn lại trong khuôn viên di tích của du
khách. Trung bình các buổi buổi diễn, trình chiếu có thể diễn ra 3-4 lần trong ngày
với thời gian cách nhau từ 1 tiếng đồng hồ trở lên.
Kinh phí dành cho các buổi biểu diễn, trình chiếu này đƣợc trích ra từ trong
các quỹ hoạt động của di tích. KDL quốc tế khi đến thăm các di tích không cần trả
thêm chi phí nào để vào tham dự các buổi biểu diễn, trình chiếu này. Đồng thời, để
nhắm vào đối tƣợng phần đông KDL quốc tế, ngôn ngữ thứ hai đƣợc sử dụng các
các buổi trình diễn, trình chiếu cần là tiếng Anh, thông qua phụ đề, hay hiện màn
hình phụ bằng tiếng Anh.
3.1.1.1.3. Tổ chức thực hiện
Việc triển khai thực hiện cần có sự phối hợp giữa các công ty du lịch lữ hành
chuyên tổ chức các tour du lịch TP.HCM cho du khách quốc tế, bộ phận quản lý và
công nhân viên phục vụ tại các di tích. Giải pháp đƣợc thực hiện với những bƣớc cơ
bản nhƣ sau:
68

Bƣớc 1: Quản lý và công nhân viên tại các di tích họp bàn để đƣa ra quyết
định về loại hình, quy mô, thời gian, địa điểm, lịch trình, kinh phí và công tác tổ
chức các buổi biểu diễn, trình chiếu tại di tích.
Bƣớc 2: Quản lý tại các di tích cùng phối hợp với nhau và với các nhà hoạch
định tour du lịch tại các công ty du lịch lữ hành lớn để tạo sự thống nhất, tránh trùng
lặp về nội dung và hài hòa giữa thời gian diễn ra giữa các buổi biểu diễn, trình chiếu
tại các di tích để KDL quốc tế có thể có đầy đủ thời gian tham quan hết các di tích
và tham dự đầy đủ hết các buổi buổi diễn, trình chiếu tại các di tích.
Bƣớc 3: Ban quản lý và công nhân viên tại các di tích triển khai công tác
chuẩn bị cho việc tổ chức các buổi trình diễn, trình chiếu. Các công ty du lịch lữ
hành điều chỉnh lịch trình tour để tạo điều kiện tham dự tốt nhất và đầy đủ nhất cho
các du khách.
Bƣớc 4: Các bên tham gia tiến hành các công tác quảng bá, giới thiệu về các
buổi biểu diễn, trình chiếu nhƣ đƣa thông tin về tiết mục vào tờ rơi, bản đồ, áp-
phích giới thiệu tại di tích, và các địa điểm thƣờng xuyên lui tới của các KDL quốc
tế nhƣ sân bay, trung tâm thƣơng mại,v.v… Nội dung giới thiệu, thuyết trình về di
tích của các hƣớng dẫn viên du lịch cần có sự thông báo về các buổi biểu diễn, trình
diễn này và nhấn mạnh vào tính độc đáo, bổ ích của các tiết mục.
Bƣớc 5: Các buổi biểu diễn, trình chiếu đƣợc diễn ra định kỳ theo kế hoạch
tại các di tích.
Bƣớc 6: Ban quản lý các di tích quan sát và tiến hành có những điều chỉnh
thích hợp để tăng độ hấp dẫn cho các tiết mục. Các công ty du lịch lữ hành tiến
hành khảo sát ý kiến KDL quốc tế để có sự góp ý cho những sửa đổi phù hợp của
các buổi biểu diễn, trình diễn tại các di tích.
Bƣớc 7: Ban quản lý và công nhân viên tại các di tích định kỳ có những đánh
giá để khắc phục hoặc đổi mới các tiết mục tại các buổi biểu diễn, trình diễn tại di
tích để đảm bảo chất lƣợng và tránh tình trạng nhàm chán, lặp đi lặp lại của các tiết
mục sau nhiều năm.
69

4.3.2.2. Mở rộng các dịch vụ dành cho KDL tại các CSLTDL trên địa bàn
TP.HCM
3.1.1.1.3.1.1.1. Mục tiêu giải pháp
Nguồn CSLT dành cho du lịch trên địa bàn TP.HCM là một trong những
nhân tố các tác động tích cực đến số lƣợt KDL quốc tế đến TP.HCM mỗi năm. Tuy
nhiên, hiện nay các dịch vụ cung cấp tại các CSLT vẫn còn hạn chế trong việc cung
cấp dịch vụ ăn ở hay thuê xe dành cho KDL cá nhân hay cung cấp địa điểm để tổ
chức hội nghị, hội thảo cho các tổ chức, công ty. Đối với khách du lịch quốc tế,
khách sạn ở TP.HCM hiện nay chỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu ăn uống, ngủ nghỉ trong
thời gian đi du lịch. Trong khi đó, tại các nƣớc và thành phố lớn và sầm uất khác
nhƣ Singapore, Bangkok (Thái Lan), Las Vegas (Hoa Kỳ),…các khách sạn ngoài
đóng vai trò cơ sơ lƣu trú còn cung cấp thêm các dịch vụ khác nhƣ là trung tâm mua
sắm, trung tâm biểu diễn nghệ thuật,…Với các dịch vụ đƣợc cung cấp thƣờng
xuyên và dày đặc nhƣ thế, các khách sạn mới có cơ hội mở rộng nguồn thu của
mình và đem tới cho du khách những trải nghiệm mới lạ ngoài các địa điểm tham
quan đã có trong các chƣơng trình đi du lịch của mình. Chính vì thế, mục tiêu của
giải pháp này là “Mở rộng thêm một số dịch vụ được cung cấp tại các CSLT dành
cho du lịch tại TP.HCM để phục vụ du khách quốc tế”.
a. Nội dung giải pháp
Phần lớn du khách quốc tế khi đi du lịch sẽ dành thời gian buổi sáng cho hoạt
động đi tham quan theo sự hƣớng dẫn của hƣớng dẫn viên du lịch. Vào buổi tối,
phần lớn thời gian sẽ dành cho hoạt động nghỉ ngơi hay vui chơi tự túc. Đây chính
là khoảng thời gian thích hợp cho việc thu hút KDL quốc tế tại các CSLT thông qua
các dịch vụ mở rộng của mình. Các dịch vụ mà các CSLTDL tại TP.HCM mà ngƣời
viết đề xuất triển khai để phục vụ KDL quốc tế chính là: tổ chức các hoạt động
tham quan TP.HCM về đêm thông qua việc tự tổ chức hay liên kết với các đơn vị
khác, dành một phần diện tích trong cơ sở hạ tầng của mình cho các hoạt động văn
nghệ thu hút du khách nhƣ ca múa nhạc kịch, múa võ,…
Việc tổ chức các hoạt động tham quan TP.HCM về đêm thích hợp để cho các
CSLT của khách du lịch phục vụ hơn là các công ty lữ hành đang đại diện cho du
khách phục vụ vì những hoạt động về đêm này cho phép du khách tham gia một
70

cách tự do với lịch trình thoáng hơn và có thể đăng ký tham gia một cách cá nhân,
theo nhóm hoặc tập thể. Mỗi cá nhân, nhóm hay tập thể yêu cầu dịch vụ đều đƣợc
phục vụ riêng rẽ. Các công ty lữ hành thƣờng nhóm các các nhân đăng ký lại thành
một nhóm để đƣợc phục vụ trong suốt một hành trình tham quan. Đây là điều kiện
cần thiết để đạt đƣợc hiệu quả kinh tế theo quy mô. Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt
động về đêm thích hợp hơn với việc đƣợc tổ chức bởi CSDL hơn vì thời gian buổi
tối thƣờng đƣợc dành cho các sự lựa chọn tự túc của du khách. Bất cứ khi nào du
khách muốn, du khách có thể đến đăng ký tại quầy tiếp tân của khách sạn để nhận
đƣợc các dịch vụ nhƣ hƣớng dẫn viên, phƣơng tiện giao thông, vé tham gia,…Một
số dịch vụ có thể do chính CSLT tự tổ chức nhƣ các buổi diễn theo chủ đề hằng
tuần hoặc các buổi tiệc đêm, chƣơng trình đƣa du khách đến các địa điểm sầm uất
của TP.HCM hay có đội ngũ xe ôm, xe xích lô đƣa du khách đi vòng thành phố về
đêm,…Một số khác các CSLT có thể kết hợp với các đơn vị khác để cung cấp dịch
vụ cho du khách nhƣ hoạt động đi du thuyền trên sông Sài Gòn về đêm, tổ chức đƣa
KDL quốc tế lên tòa tháp Bitexco để ngắm cảnh TP.HCM về đêm.
Du lịch đƣờng sông là một loại hình du lịch đƣợc nhấn mạnh phải đƣợc phát
triển trong 5 nhiệm vụ trọng tâm của du lịch TP.HCM. TP.HCM với con sông Sài
Gòn chia cắt thành phố thành hai bờ. Ở khúc sông Sài Gòn tại trung tâm thành phố,
cảnh sông hai bên bờ là một sự kết hợp thú vị và cho thấy nét đẹp độc đáo của thành
phố với một bên là quận 1 tấp nập, ồn ào với những công trình kiến trúc cổ điển và
hiện đại nhƣ khách sạn Majestic, tòa Bitexco,v.v…, mặt bên kia là khu đô thị mới
Thủ Thiêm quận 2 tuy hiện nay còn tiêu điều nhƣng hứa hẹn trong tƣơng lai sẽ là
khu đô thị hiện đại. Hiện nay, việc triển khai các chuyến du thuyền trên sông Sài
Gòn dành cho du khách vẫn còn khá mới mẻ mặc dù hoạt động du thuyền trên sông
vẫn diễn ra đều đặn nhƣng chủ yếu dành cho khách lẻ hoặc khách du lịch nội địa. Vì
vậy, các CSLT có thể hợp tác với công ty quản lý tàu thuyền hoạt động trên sông
Sài Gòn để sắp xếp việc mua vé cho du khách có yêu cầu cho các chuyến du thuyền
trên sông Sài Gòn. Ngoài ra, tòa tháp Bitexco với chiều cao 262m là tòa nhà cao
nhất đang đƣợc đƣa vào khai thác ở Việt Nam. Tòa thấp với 68 tầng chủ yếu dành
cho các văn phòng làm việc thuê nhƣng vẫn dành ra tầng thứ 49 cho việc tham quan
và ngắm cảnh của du khách. Tòa tháp Bitexco chính là một biểu hiện cho sự sầm
71

uất, hiện đại của TP.HCM. Đứng trên tầng 49 của tòa tháp, ta có thể chiêm ngƣỡng
đƣợc toàn bộ TP.HCM từ trên cao và đặc biệt vào ban đêm, cảnh tƣợng thành phố
càng thêm rực rỡ với ánh sáng đèn đƣờng và đèn từ các trung tâm thƣơng mại, mua
sắm của thành phố. Bản thân Bitexco cũng là một điểm đến hấp dẫn bởi nét kiến
trúc độc đáo của mình. Bình thƣờng, tòa tháp Bitexco có dịch vụ đƣa khách lên tầng
49 tham quan trong thời gian từ 9h đến 22h mỗi ngày. Các CSLT có thể thay mặt du
khách có yêu cầu lên thƣởng lãm tại tầng 49 của tòa tháp Bitexco đặt chỗ hoặc mua
vé trƣớc với đơn vị chủ quản của tòa tháp là Bitexco Group.
b. Tổ chức thực hiện
Giải pháp “Mở rộng thêm một số dịch vụ đƣợc cung cấp tại các CSLT dành
cho du lịch tại TP.HCM để phục vụ du khách quốc tế” cần đƣợc triển khai thực hiện
với sự tham gia kết hợp giữa các CSLT dành cho khách du lịch, công ty du lịch lữ
hành và các đơn vị chủ quản của các điểm đến mong muốn đón tiếp KDL quốc tế.
Các bƣớc cần triển khai nhƣ sau:
Bƣớc 1: Các CSLT dựa trên quy mô và khả năng của mình lập ra các kế
hoạch cho việc mở rộng thêm các dịch vụ cung ứng nhằm thu hút thêm KDL. Các
CSDL có quy mô nhỏ hoặc từ 1 đến 2 sao có thể cung ứng các dịch vụ đặt vé tour
du lịch ban ngày, tour du lịch thƣởng ngoạn sông Sài Gòn,… Với các CSLT lớn
hơn và đƣợc chứng nhận từ 3-5 sao trở lên ngoài các dịch vụ đặt tour còn có thể tự
thành lập đội ngũ xích lô, dịch vụ sắp xếp các tour tham quan Sài Gòn về đêm cho
du khách hoặc tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ, võ thuật với quy mô mở rộng
dành cho KDL.
Bƣớc 2: Sau khi đã hoạch định đƣợc các dịch vụ sẽ đƣợc mở rộng ở các
CSLT. Các CSLT tiến hành triển khai các bƣớc cung ứng dịch vụ nhƣ tiến hành
đàm phán với đơn vị chủ quản trực tiếp cung cấp dịch vụ cho du khách và các đơn
vị chuyên tổ chức biểu diễn nghệ thuật, thỏa thuận giá cả và kí hợp đồng,...
Bƣớc 3: Các công ty du lịch lữ hành đƣa KDL quốc tế đến tham gia các hoạt
động về đêm. Các đơn vị tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ tốt nhất của mình
cho KDL quốc tế.
Bƣớc 4: CSLT tiến hành các hoạt động quảng bá dịch vụ mở rộng của mình
đến với du khách thông qua việc đăng tải thông tin trên trang web, giới thiệu tại
72

quầy tiếp tân, lập ra các gói khuyến mãi song song với giá thuê phòng hoặc ƣu đãi
cho du khách thuê phòng tại CSLT.
Bƣớc 5: Các CSLT khảo sát đánh giá của du khách và có những điều chỉnh
thích hợp đối với bộ phận chịu trách nhiệm và phản ánh với các đơn vị chủ quản,
cung cấp dịch vụ bên ngoài để có sự điều chỉnh thích hợp.
4.4. Các kiến nghị nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động thu hút khách du lịch
quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020
4.4.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc
Các cơ quan quản lý Nhà nƣớc bao gồm chính phủ, các Bộ, các cơ quan
ngang Bộ và các cơ quan trực thuộc chính phủ và chính quyền địa phƣơng. Những
cơ quan quản lý Nhà nƣớc liên quan trực tiếp đến hoạt động du lịch quốc tế của
TP.HCM có thể kể đến là Chính phủ, Bộ VH-TT-DL, Tổng cục Du lịch đến các cơ
quan ở địa phƣơng là Sở VH-TT-DL TP.HCM, Ủy ban Nhân dân TP.HCM. Ngoài
ra các kiến nghị sau đây còn hƣớng tới các Bộ, Sở ban ngành liên quan đến hoạt
động du lịch quốc tế tại TP.HCM. Theo nhƣ đã trình bày ở chƣơng 1, các cơ quan
quản lý Nhà nƣớc, với công cụ quản lý của mình, đóng vai trò quan trọng trong việc
quản lý, điều tiết, lèo lái và định hƣớng hoạt động du lịch quốc tế tại một địa
phƣơng theo hƣớng ổn định và bền vững. Để hoạt động thu hút KDL quốc tế của
TP.HCM đƣợc cải thiện, ngƣời viết có những kiến nghị nhƣ sau đối với các cơ quan
quản lý Nhà nƣớc.
Thứ nhất, cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật về du
lịch để tạo cơ sở về pháp lý vững chắc cho hoạt động du lịch và du lịch quốc tế ở
mỗi địa phƣơng phát huy hết tiềm năng của mình và đảm bảo phát triển theo hƣớng
bền vững. Thứ hai, tăng cƣờng hợp tác quốc tế để tận dụng kinh nghiệm của các
nƣớc trong việc bảo tồn các di tích đang xuống cấp và gìn giữ và khai thác có hiệu
quả các di tích đang đƣợc sử dụng làm địa điểm du lịch thƣờng xuyên. Thứ ba, kêu
gọi đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào lĩnh vực du lịch, đặc biệt là trong việc nâng cao
cơ sở hạ tầng kỹ thuật dành cho du lịch ở TP.HCM nhƣng vẫn đảm bảo gìn giữ
đƣợc những giá trị độc đáo về kiến trúc của các công trình lâu đời của thành phố.
Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ cho mọi thành phần góp phần phát triển du lịch
quốc tế tại các địa phƣơng nhƣ các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp du lịch lữ hành và
73

cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phục vụ KDL,…Tiếp theo là đảm bảo có sự phối
hợp giữa các Bộ, ban ngành từ trung ƣơng đến địa phƣơng tử trong việc vạch ra
đƣờng hƣớng cho hoạt động du lịch đến việc đảm bảo cho hoạt động du lịch và du
lịch quốc tế đi theo đúng đƣờng hƣớng và đạt đƣợc những mục tiêu đã đặt ra.
Đặc biệt đối với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về hoạt động du lịch tại
TP.HCM nhƣ Ủy ban Nhân dân TP.HCM, Sở VH-TT-DL TP.HCM và các ban
ngành liên quan, cần xây dựng định hƣớng hoạt động du lịch quốc tế cho TP.HCM
phù hợp với định hƣớng chung của cả nƣớc và thế mạnh của TP.HCM trong việc
thu hút KDL quốc tế. Cần xây dựng chiến lƣợc quảng bá cho du lịch TP.HCM có
chủ đề, trọng tâm và chú trọng vào những điểm mạnh và nét độc đáo của thành phố.
Phát triển du lịch quốc tế tại TP.HCM theo hƣớng bền vững trong đó chú trọng đẩy
mạnh tăng trƣởng du lịch thành phố về chất lẫn lƣợng, bảo vệ tài nguyên môi
trƣờng du lịch, bồi dƣỡng công tác đào tạo nhân lực chất lƣợng cao đặc biệt là lực
lƣợng HDV du lịch có khả năng ngôn ngữ cho các thị trƣờng quan trọng và tiềm
năng trong tƣơng lai nhƣ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Đặc biệt
ngoài việc chú trọng nâng cao chất lƣợng du lịch quốc tế của TP.HCM, các cấp lãnh
đạo cần chú ý chỉ đạo chấn chỉnh và dẹp bỏ các hoạt động gây ấn tƣợng xấu hoặc
cản trở du khách nhƣ nạn chặt chém, ăn xin, đeo bám du khách,v.v…
4.4.2. Đối với các doanh nghiệp du lịch lữ hành và các doanh nghiệp khác
cung cấp sản phẩm và dịch vụ phục vụ KDL
Các doanh nghiệp du lịch lữ hành là những đơn vị trực tiếp phục vụ KDL
quốc tế nên cần tích cực hoàn thiện những sản phẩm du lịch do mình tạo ra, đón đầu
xu hƣớng du lịch thế giới thông qua công tác khảo sát thị trƣờng, lấy ý kiến của
KDL quốc tế, theo dõi dự báo hoạt động du lịch của các tổ chức du lịch lớn trên thế
giới nhƣ PATA, UNWTO,.... Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các doanh nghiệp du
lịch lữ hành với nhau và với các doanh nghiệp khác để tạo ra và cung cấp các sản
phẩm và dịch vụ ngày càng hoàn thiện cho KDL quốc tế để mỗi khách quốc tế khi
đến với TP.HCM đều có những trải nghiệm thú vị và tuyệt vời.
Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ phục vụ KDL quốc tế cần
quan niệm làm du lịch theo hƣớng bền vững, dài lâu, tránh tình trạng chặt chém du
khách hay ƣu tiên khách lớn mà xem thƣờng, bỏ qua khách nhỏ. Những ngành nghề
74

kinh doanh có thể kết hợp với hoạt động thƣơng mại điện tử nhƣ khách sạn, nhà
hàng, các khu du lịch giải trí,… cần mạnh dạn đầu tƣ xây dựng website và các dịch
vụ trực tuyến để gây ấn tƣợng và tạo điều kiện thuận lợi cho KDL quốc tế trong
việc tìm hiểu thông tin và giao dịch trƣớc trên mạng. Các doanh nghiệp cần thực
hiện đúng quy định và chủ trƣơng của Nhà nƣớc về hoạt động du lịch để đƣa
TP.HCM trở thành không chỉ là một điểm đến hàng đầu Việt Nam mà còn là một
điểm đến hàng đầu trong khu vực và trên thế giới.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 4
Trong chƣơng 4, ngƣời viết đã trình bày về quan điểm phát triển, mục tiêu cùng
những cơ hội và thách thức đối với của hoạt động thu hút KDL quốc tế của thành
phố từ nay cho đến năm 2020. Tƣơng ứng với 3 nhân tố tác động tích cực đến hoạt
động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM, ngƣời viết rút ra 3 nhóm giải pháp trong
đó, hai giải pháp quan trọng đã đƣợc ngƣời viết trình bày là “Tổ chức thường xuyên
các hoạt động, tiết mục nghệ thuật tại các di tích nổi tiếng để tăng sức hút cho các
di tích tại TP.HCM” và “Mở rộng thêm một số dịch vụ được cung cấp tại các CSLT
dành cho du lịch tại TP.HCM để phục vụ du khách quốc tế” cùng với một số kiến
nghị cho các cơ quan quản lý Nhà nƣớc và các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và
dịch vụ dành cho KDL quốc tế.
75

PHẦN KẾT LUẬN


Tìm hiểu các yếu tố tác động đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của
TP.HCM là cần thiết trong hoàn cảnh du lịch quốc tế trên thế giới đang phát triển
với tốc độ cao cùng với tình trạng cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút KDL quốc
tế giữa các quốc gia và thành phố trên thế giới hiện nay. Trong quá trình tìm hiểu đề
tài “Các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố
Hồ Chí Minh”, ngƣời viết đã đi từ cơ sở lý luật về hoạt động du lịch và du lịch quốc
tế đến thực trạng của hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM hiện nay cùng
với các cơ hội và thách thức từ bên ngoài. Cuối cùng, khóa luận đƣợc hình thành
với 4 chƣơng và 80 trang cùng với những nội dung chính đƣợc trình bày là:
- Ở Chƣơng 1, ngƣời viết trình bày về cơ sở lý luận của hoạt động thu hút KDL
quốc tế cùng với một số nhân tố có thể có tác động hiệu quả hoạt động thu hút
KDL quốc tế đƣợc đút kết từ những nghiên cứu trƣớc đây.
- Ở phần đầu chƣơng 2, thực trạng hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM
đƣợc trình bày với các số liệu về số lƣợt KDL quốc tế đến thành phố mỗi năm,
cơ cấu của lƣợt khách, số ngày khách dừng chân tại thành phố và chi tiêu bình
quân một ngày của mỗi du khách. Ở chƣơng 3, mô hình định lƣợng các nhân tố
tác động đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM đƣợc xây dựng với
biến phụ thuộc là số lƣợt KDL quốc tế đến TP.HCM cùng 6 biến độc lập. Mô
hình hồi quy cuối cùng đƣợc rút ra với 3 biến độc lập có ý nghĩa thực sự với
biến phụ thuộc. Các chỉ tiêu có ảnh hƣởng là số lƣợng di tích cấp quốc gia và
cấp quốc gia đặc biệt trên địa bàn TP.HCM, số phòng trong các CSLTDL trên
địa bàn thành phố và số quốc gia mà công dân đƣợc miễn thị thực khi vào Việt
Nam du lịch. Các chỉ tiêu này đại diện cho các nhân tố: nguồn tài nguyên du lịch
của TP.HCM, cơ sở hạ tầng dành cho du lịch của thành phố và chính sách của
Nhà nƣớc đối với hoạt động nhập cảnh của Việt Nam.
- Trong chƣơng 4, ngƣời viết đề ra 3 nhóm giải pháp cho việc cải thiện hoạt động
thu hút KDL quốc tế của thành phố trong đó hai giải pháp đƣợc trình bày sâu là
“Tổ chức thường xuyên các hoạt động, tiết mục nghệ thuật tại các di tích nổi
tiếng để tăng sức hút cho các di tích tại TP.HCM” và “Mở rộng thêm một số
dịch vụ được cung cấp tại các CSLT dành cho du lịch tại TP.HCM để phục vụ
76

du khách quốc tế” cùng với một số kiến nghị đề ra đối với các cơ quan quản lý
Nhà nƣớc và các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phục vụ KDL
quốc tế.
Qua Khóa luận này, ngƣời viết mong muốn mang đến đƣợc cái nhìn rõ hơn
về các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM thông qua
cách tiếp cận định lƣợng. Từ đó sẽ giúp xác định đƣợc các yếu tố cần hoàn thiện và
nâng cao để có thể cải thiện hiệu quả thu hút KDL quốc tế của thành phố. Do kiến
thức và kỹ năng của ngƣời viết có hạn cùng thời gian nghiên cứu bị hạn chế nên mô
hình cuối cùng vẫn chƣa bao gồm đƣợc hết các nhân tố có ý nghĩa đến số lƣợt KDL
quốc tế đến TP.HCM. Ngƣời viết hy vọng Khóa luận sẽ là nguồn tham khảo bổ ích
cho các nghiên cứu trong tƣơng lai với cùng đối tƣợng nghiên cứu.
77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Akturk,T., 2006, Institute of Applied Mathematics Term project: Tourism
demand for Turkey: Models, Analysis and Results, Middle East Technical
University, Ankara.
2. Bahsagi, M. and Muchapondwa, E , 2009, University of Cape Town Working
paper No. 152: What actions could boost international tourism demand for
Tanzania?, University of Cape Town, Cape Town.
3. Báo Xã Luận, 2007, Thực tế khách sạn đe dọa ngành du lịch,
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=14280, truy
cập ngày 03/04/2013.
4. Bechdolt, B.,1973, Cross-sectional Travel Demand Functions: U.S. Visitors to
Hawaii, 1961-1970, Quarterly Review of Economics and Business, Issue No.13,
pp 37-47.
5. Bình Nguyên, 2011, Dự kiến khởi công sân bay Long Thành năm 2015,
http://www.thesaigontimes.vn/Home/dothi/hatang/52232/, truy cập ngày
15/04/2013.
6. Bộ ngoại giao Việt Nam, 2013, Các nước được miễn thị thực nhập cảnh,
http://lanhsuvietnam.gov.vn/Lists/BaiViet/B%C3%A0i%20vi%E1%BA%BFt/Di
spForm.aspx?List=dc7c7d75-6a32-4215-afeb-47d4bee70eee&ID=64, truy cập
ngày 12/03/2013.
7. Chumni, M, 2001, University of Chulalongkorn M.A thesis - Tourism demand
model: Determinants of Thailand’s international tourist receipts, Chulalongkorn
Univeristy, Bangkok.
8. Coltman, M. , 1991, Tiếp thị du lịch, Trung tâm Dịch vụ đầu tƣ & Ứng dụng.
9. Cục thống kê TP.HCM, 1992, Niên giám thống kê TP.HCM năm 1991, NXB
Thống Kê, TP.HCM
10. Cục thống kê TP.HCM, 1995, Niên giám thống kê TP.HCM năm 1994, NXB
Thống Kê, TP.HCM
11. Cục thống kê TP.HCM, 1998, Niên giám thống kê TP.HCM năm 1997, NXB
Thống Kê, TP.HCM
78

12. Cục thống kê TP.HCM, 2004, Niên giám thống kê TP.HCM năm 2003, NXB
Thống Kê, TP.HCM.
13. Cục thống kê TP.HCM, 2005, Niên giám thống kê TP.HCM năm 2004, NXB
Thống Kê, TP.HCM
14. Cục thống kê TP.HCM, 2007, Niên giám thống kê TP.HCM năm 2007, NXB
Thống Kê, TP.HCM.
15. Cục thống kê TP.HCM, 2012, Niên giám thống kê TP.HCM năm 2011, NXB
Thống Kê, TP.HCM.
16. Trần Văn Đính và Nguyễn Thị Minh Hòa, 2008, Giáo trình Kinh tế Du
lịch,NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
17. Frechtling, D.C., 1996, Practical Tourism Forecasting, Butterworth-
Heinemann, Oxford University Press, Oxford.
18. Nguyễn Hồng Giáp, 2002, Kinh tế du lịch, NXB Trẻ, TP.HCM.
19. Huang,C., 2012, University of San Francisco Master thesis: The Impact of local
environment quality on international tourism demand: The case of China,
University of San Francisco, San Francisco.
20. Ibrahim, M., 2011, The determinants of international tourism demand for
Egypt: Panel data evidence, European Journal of Economics, Issue No.30, pp 50-
57.
21. Khadaroo, J. and Seetanah, B., 2007, Transport infrastrucure and tourism
development, Annals of Tourism Research, Issue No.34, pp 1021-1032.
22. Kosnan,S. and Ismail,N., 2012, Seventh Malaysian National Economic
Conference: Economic and Social Transformation Towards Developed Naitona
report - Demand factors for international tourism in Malaysia: 1998-2009,
Universiti Kebangsaan Malaysia, Perak.
23. Lim, C., and McAleer, M.,2001, Co-integration analysis of quarterly tourism
demand by Hong Kong and Singapore for Australia, Applied Economics, Issue
No. 33, pp 1599-1619.
24. Ouerfell, C.,2008, Co-integration analysis of quarterly European tourism
demand in Tunisia, Tourism Management, Issue No.29, pp 127-137.
79

25. Ngọc Nguyễn, 2012, TPHCM: Chậm trễ bảo tồn, di sán kiến trúc đô thị bị xâm
hại, http://www.cand.com.vn/vi-VN/vanhoa/2012/12/187666.cand, truy cập ngày
02/04/2013.
26. Hoàng Ngọc Nhậm, 2008, Giáo trình Kinh tế lượng, NXB Lao động – xã hội,
TP.HCM
27. Salleh,N and Othman,R.,2008, Factors affecting the arrival of Singaporean
tourists to Malaysia and Malaysian tourists to Singapore, Prosiding Perkem,
Issue No. 2231, pp 212-221.
28. Small, J. And Sweetman, C. , 2009, New Zealand tourist arrivals, Covec Ltd,
Auckland.
29. Sookram, S.,2011, The impact of climate change on the tourism sector in
selected Caribbean countries, Caribbean Development Report, Volume 2, pp
205- 244.
30. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, 2012, Báo cáo năm
2012 ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Sở VH-TT-DL TP.HCM, TP.HCM
31. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, 2013A, Danh sách
các công trình, địa điểm đã được quyết định xếp hạng di tích trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh (đến hết tháng 12 năm 2012),
http://www.svhttdl.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/146;jsessionid=BA7DF3038
B12915B6D0E3E2D6DC4F4EC?p_p_id=EXT_ARTICLEVIEW&p_p_lifecycle
=0&p_p_col_id=column-
1&p_p_col_count=1&_EXT_ARTICLEVIEW_groupId=16&_EXT_ARTICLE
VIEW_articleId=93556&_EXT_ARTICLEVIEW_version=1.0&_EXT_ARTICL
EVIEW_redirect=%2Fweb%2Fguest%2Fdi-tich, truy cập ngày 13/03/2013.
32. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, 2013B, 5 nhiệm vụ
trọng tâm của du lịch thành phố Hồ Chí Minh năm 2013,
http://www.svhttdl.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/tin-tuc-su-kien/du-
lich?p_p_id=EXT_ARTICLEVIEW&p_p_lifecycle=0&p_p_col_id=column-
1&p_p_col_count=1&_EXT_ARTICLEVIEW_groupId=16&_EXT_ARTICLE
VIEW_articleId=91338&_EXT_ARTICLEVIEW_version=1.0&_EXT_ARTICL
EVIEW_redirect=%2Fweb%2Fguest%2Fdu-
80

lich%3Fp_p_id%3DEXT_ARTICLEVIEWBYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q
%26p_p_lifecycle%3D0%26p_p_state%3Dnormal%26p_p_mode%3Dview%26
p_p_col_id%3Dcolumn-
1%26p_p_col_count%3D1%26_EXT_ARTICLEVIEWBYCATEGORY_INST
ANCE_pk5Q_delta%3D20%26_EXT_ARTICLEVIEWBYCATEGORY_INST
ANCE_pk5Q_keywords%3D%26_EXT_ARTICLEVIEWBYCATEGORY_INS
TANCE_pk5Q_advancedSearch%3Dfalse%26_EXT_ARTICLEVIEWBYCATE
GORY_INSTANCE_pk5Q_andOperator%3Dtrue%26_EXT_ARTICLEVIEWB
YCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_groupId%3D16%26_EXT_ARTICLEVIEW
BYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_searchArticleId%3D%26_EXT_ARTICL
EVIEWBYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_version%3D0.0%26_EXT_ARTI
CLEVIEWBYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_title%3D%26_EXT_ARTICLE
VIEWBYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_description%3D%26_EXT_ARTIC
LEVIEWBYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_content%3D%26_EXT_ARTIC
LEVIEWBYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_type%3D%26_EXT_ARTICLE
VIEWBYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_structureId%3D%26_EXT_ARTIC
LEVIEWBYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_templateId%3D%26_EXT_ART
ICLEVIEWBYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_status%3Dapproved%26_EXT
_ARTICLEVIEWBYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_orderByCol%3Ddisplay
-
date%26_EXT_ARTICLEVIEWBYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_orderByT
ype%3Ddesc%26cur%3D3, truy cập ngày 16/04/2013.
33. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, 2013C, Một số mục
tiêu và nhiệm vụ trọng tâm của du lịch Việt Nam năm 2013,
http://www.svhttdl.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/tin-tuc-su-kien/du-
lich?p_p_id=EXT_ARTICLEVIEW&p_p_lifecycle=0&p_p_col_id=column-
1&p_p_col_count=1&_EXT_ARTICLEVIEW_groupId=16&_EXT_ARTICLE
VIEW_articleId=90629&_EXT_ARTICLEVIEW_version=1.0&_EXT_ARTICL
EVIEW_redirect=%2Fweb%2Fguest%2Fdu-
lich%3Fp_p_id%3DEXT_ARTICLEVIEWBYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q
%26p_p_lifecycle%3D0%26p_p_state%3Dnormal%26p_p_mode%3Dview%26
81

p_p_col_id%3Dcolumn-
1%26p_p_col_count%3D1%26_EXT_ARTICLEVIEWBYCATEGORY_INST
ANCE_pk5Q_delta%3D20%26_EXT_ARTICLEVIEWBYCATEGORY_INST
ANCE_pk5Q_keywords%3D%26_EXT_ARTICLEVIEWBYCATEGORY_INS
TANCE_pk5Q_advancedSearch%3Dfalse%26_EXT_ARTICLEVIEWBYCATE
GORY_INSTANCE_pk5Q_andOperator%3Dtrue%26_EXT_ARTICLEVIEWB
YCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_groupId%3D16%26_EXT_ARTICLEVIEW
BYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_searchArticleId%3D%26_EXT_ARTICL
EVIEWBYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_version%3D0.0%26_EXT_ARTI
CLEVIEWBYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_title%3D%26_EXT_ARTICLE
VIEWBYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_description%3D%26_EXT_ARTIC
LEVIEWBYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_content%3D%26_EXT_ARTIC
LEVIEWBYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_type%3D%26_EXT_ARTICLE
VIEWBYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_structureId%3D%26_EXT_ARTIC
LEVIEWBYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_templateId%3D%26_EXT_ART
ICLEVIEWBYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_status%3Dapproved%26_EXT
_ARTICLEVIEWBYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_orderByCol%3Ddisplay
-
date%26_EXT_ARTICLEVIEWBYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_orderByT
ype%3Ddesc%26cur%3D3, truy cập ngày 16/04/2013.
34. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, 2013D, Thành phố
Hồ Chí Minh hướng tới mục tiêu đón 4,1 triệu lượt khách quốc tế trong năm
2013, http://www.svhttdl.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/tin-tuc-su-kien/du-
lich?p_p_id=EXT_ARTICLEVIEW&p_p_lifecycle=0&p_p_col_id=column-
1&p_p_col_count=1&_EXT_ARTICLEVIEW_groupId=16&_EXT_ARTICLE
VIEW_articleId=89874&_EXT_ARTICLEVIEW_version=1.0&_EXT_ARTICL
EVIEW_redirect=%2Fweb%2Fguest%2Fdu-
lich%3Fp_p_id%3DEXT_ARTICLEVIEWBYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q
%26p_p_lifecycle%3D0%26p_p_state%3Dnormal%26p_p_mode%3Dview%26
p_p_col_id%3Dcolumn-
1%26p_p_col_count%3D1%26_EXT_ARTICLEVIEWBYCATEGORY_INST
82

ANCE_pk5Q_delta%3D20%26_EXT_ARTICLEVIEWBYCATEGORY_INST
ANCE_pk5Q_keywords%3D%26_EXT_ARTICLEVIEWBYCATEGORY_INS
TANCE_pk5Q_advancedSearch%3Dfalse%26_EXT_ARTICLEVIEWBYCATE
GORY_INSTANCE_pk5Q_andOperator%3Dtrue%26_EXT_ARTICLEVIEWB
YCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_groupId%3D16%26_EXT_ARTICLEVIEW
BYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_searchArticleId%3D%26_EXT_ARTICL
EVIEWBYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_version%3D0.0%26_EXT_ARTI
CLEVIEWBYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_title%3D%26_EXT_ARTICLE
VIEWBYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_description%3D%26_EXT_ARTIC
LEVIEWBYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_content%3D%26_EXT_ARTIC
LEVIEWBYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_type%3D%26_EXT_ARTICLE
VIEWBYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_structureId%3D%26_EXT_ARTIC
LEVIEWBYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_templateId%3D%26_EXT_ART
ICLEVIEWBYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_status%3Dapproved%26_EXT
_ARTICLEVIEWBYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_orderByCol%3Ddisplay
-
date%26_EXT_ARTICLEVIEWBYCATEGORY_INSTANCE_pk5Q_orderByT
ype%3Ddesc%26cur%3D4, truy cập ngày 16/04/2013.
35. Nguyễn Thị Ngọc Thanh, 2010, Bài tập Kinh tế lượng với sự trợ giúp của
Eviews, trƣờng Đại học Kinh tế TP.HCM- Thƣ quán khoa Toán-Thống kê,
TP.HCM.
36. The World Bank, 2013, Indicators: Official exchange rate, local currencey per
U.S dollar, http://data.worldbank.org/indicator/PA.NUS.FCRF, truy cập ngày
12/03/2013.
37. Võ Tiến và Lê Tám, 2009, Đầu Tư 100 tỷ đồng, vẫn không xuể với di tích xuống
cấp, http://vnn.vietnamnet.vn/vanhoa/2009/07/860666/, truy cập ngày
02/04/2013.
38. Tổng cục du lịch, 2012, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030.
39. Tổng cục thống kê, 2012, Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011, NXB Thống
kê, Hà Nội.
83

40. Trung tâm Ngôn ngữ và Văn học Việt Nam, 1998, Từ điển Tiếng Việt, NXB
Văn hóa-Thông tin, Hà Nội.
41. Tsounta,E., 2008, International Monetary Fund (IMF) working papers: What
attracts tourists to paradise, IMF, Washington D.C.
42. Thanh Tuyền, 2010, Nhiều di tích bị xâm hại,
http://nld.com.vn/2010022411578674p0c1042/nhieu-di-tich-bi-xam-hai.htm, truy
cập ngày 02/04/2013.
43. Lê Đình Vinh, 2008, Luận văn thạc sĩ: Du lịch quốc tế và vấn đề thị thự xuất
nhập cảnh Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh, TP.HCM.
44. World Economic Forum, 2011. Travel and Tourism Competitiveness Report
2011, World Economic Forum, Geneva.
45. World Tourism Organization, 2012, World Tourism barometer Volume 10,
UNWTO, Madrid.
46. World Tourism Organization, 2010, Tourism Vision for 2012, UNWTO, Madrid
47. World Tourism Organization, 2011, Tourism towards 2030/Global overview,
UNWTO, Madrid.
48. Yang, Q., Ye.F.,Yan.F, 2011, An empirical analysis of influential factors in
interntional tourism income in Sichuan Provice, Asian Social Science, Issue
No.7, pp 54-61.
84

 Danh sách các trang web tham khảo:


1. www.unwto.org
2. www.worlbank.org
3. www.svhttdl.hochiminhcity.gov.vn
4. www.gso.gov.vn
5. www.pso.hochiminhcity.gov.vn
6. www.lanhsuvietnam.gov.vn
7. www.cand.com.vn
8. www.nld.com.vn
9. www.thesaigontimes.vn
10. www.vnn.vietnamnet.vn
11. www.xaluan.com
85

PHỤ LỤC 1: Số lƣợng di tích đƣợc cấp hạng quốc gia và quốc gia đặc biệt
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
(tính đến hết tháng 12/2012)

STT Tên di tích Địa chỉ, Quyết định Tổ chức, cá


điện thoại/fax, e- xếp hạng nhân
mail là chủ sở hữu
hoặc trực tiếp
quản lý
1. DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT: 01
01 Di tích lịch sử 135 Nam Kỳ Khởi Số 1272/QĐ-TTg Cục Hành
Dinh Độc Lập - Nghĩa Phƣờng Bến 12/08/2009 chính quản trị
Nơi ghi dấu thắng Thành. (Quyết định đặc cách: II - Văn phòng
lợi hoàn toàn cuộc Quyết định số Chính phủ
kháng chiến chống 77A/VHQĐ 25/6/1976).
Mỹ cứu nƣớc, giải
phóng miền Nam,
thống nhất đất
nƣớc.
2. DI TÍCH QUỐC GIA: 57
2.1 DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC: 02
HUYỆN CẦN GIỜ
02 Giồng Cá Vồ Xã Long Hòa Số 2000/QĐ – UBND huyện,
BVHTT 13/4/2000 Trung tâm
Văn hoá huyện
Cần Giờ
QUẬN 8
03 Lò gốm cổ Hƣng Phƣờng 16 Số 722/QĐ– UBND
Lợi BVHTT 25/4/1998 phƣờng 16,
Phòng
VH&TT quận
8
2.2 DI TÍCH KIẾN TRÖC NGHỆ THUẬT: 30
QUẬN 1
04 Điện Ngọc Hoàng 73 Mai Thị Số 2754/QĐ – Đại đức Thích
Lựu Phƣờng Đa BT 15/10/1994 Minh Thông
Kao
05 Miếu Thiên Hậu 122 Bến Chƣơng Số 722 /QĐ – Ban Quản trị
(Quảng Triệu hội Dƣơng Phƣờng BVHTT 25/4/1998
quán) Nguyễn Thái Bình
06 Tòa án nhân dân 131 Nam Kỳ Khởi Số 1208/QĐ- Tòa án nhân
Thành phố Hồ Chí Nghĩa, Phƣờng Bến BVHTTDL dân Thành phố
Minh Nghé Ngày 29/3/2012 Hồ Chí Minh
07 Bảo tàng Lịch sử 02 Nguyễn Bỉnh Số 1207/QĐ- Bảo tàng Lịch
Thành phố Hồ Chí Khiêm, Phƣờng BVHTTDL sử Thành phố
Minh Bến Nghé Ngày 29/3/2012 Hồ Chí Minh
08 Bảo tàng Thành 65 Lý Tự Trọng, Số 1206/QĐ- Bảo tàng
phố Hồ Chí Minh Phƣờng Bến Nghé BVHTTDL Thành phố Hồ
Ngày 29/3/2012 Chí Minh
86

09 Nhà hát Thành 07 Công Trƣờng Số 1209/QĐ- Trung tâm Tổ


phố Hồ Chí Minh Lam Sơn, Phƣờng BVHTTDL chức Biểu diễn
Bến Nghé Ngày 29/3/2012 và Điện ảnh
Thành phố
QUẬN 10
10 Đình Chí Hoà 475 Cách Mạng Số 1460 – Ban Quản lý
Tháng 8 Phƣờng QĐ/VH 28/6/1996 di tích đình
13 Chí Hòa
(Thành lập
theo quyết
định số
1407/QĐ-
UBND ngày
21/1/2011 của
UBND quận
10).
QUẬN 11
11 Chùa Giác Viên 161/35/20 Lạc Số 43 – VH/QĐ Ban Quản lý
Long 7/1/1993 di tích chùa
Quân Phƣờng 2 Giác Viên và
Phụng Sơn tự
(theo Quyết
định 926/QĐ-
UBND-NV
ngày
21/9/2012 của
UBND Quận
11).
12 Chùa Phụng Sơn 1408 đƣờng Ba Số 1288 – Ban Quản lý di
Tháng Hai Phƣờng VH/QĐ 16/11/1988 tích chùa Giác
3 Viên và Phụng
Sơn tự
QUẬN 5
13 Đình Minh 380 Trần Hƣng Số 43 – Ban Quản trị
Hƣơng Gia Thạnh Đạo Phƣờng 11 VH/QĐ 7/1/1993
14 Hà Chƣơng Hội 802 Nguyễn Số 52/2001/QĐ- Ban Quản trị
quán Trãi Phƣờng 14 BVHTT
28/12/2001
15 Hội quán Nghĩa 676 Nguyễn Số 43 – Ban Quản trị
An (Miếu Quan Trãi Phƣờng 11 VH/QĐ 7/1/1993
Đế hay Chùa
Ông )
16 Hội quán Nghĩa 27 Phan Văn Số 43 – Ban Quản trị
Nhuận Khoẻ Phƣờng 13 VH/QĐ 7/1/1993
17 Hội quán Ôn 12 Lão Tử Phƣờng Số 39/2002/QĐ- Ban Quản trị
Lăng 11 BVHTT
30/12/2002
18 Hội quán Tuệ 710 Nguyễn Số 43 – Ban Quản trị
Thành (Chùa Bà) Trãi Phƣờng 11 VH/QĐ 7/1/1993
19 Miếu Nhị Phủ 264 Hải Thƣợng Số 722 /QĐ – Ban Quản tri
87

(Chùa Ông Bổn) Lãn Ông Phƣờng BVHTT 25/4/1998


16
20 Nhà thờ tổ thợ 586 Trần Hƣng Số 1811/1998/QĐ – Ban Quản trị
bạc (Lệ Châu hội Đạo Phƣờng 14 BVHTT
quán) 31/8/1998
21 Quỳnh Phủ Hội 276 Trần Hƣng Số 52/2001/QĐ- Ban Quản trị
quán Đạo Phƣờng 14 BVHTT
28/12/2001
QUẬN 9
22 Chùa Hội Sơn 1A1 Nguyễn Số 43–VH/QĐ Hòa thƣợng
Xiển Phƣờng Long 7/1/1993 Thích Thiện
Bình Hảo
23 Chùa Phƣớc 13/32 Lã Xuân Số 43–VH/QĐ Đại đức Thích
Tƣờng Oai, Phƣờng Tăng 7/1/1993 Nhật Ấn
Nhơn Phú A
QUẬN BÌNH THẠNH
24 Đình Bình Hòa 15/77 Chu Văn Số 43 – Ban Quản lý
An Phƣờng 13 VH/QĐ 7/1/1993 (thành lập
theo Quyết
định số
2618/QĐ-
UBND ngày
13/4/2010 của
UBND Quận
Bình Thạnh).
25 Lăng Lê Văn 1 Vũ Số 1288 – VH/QĐ Ban quản lý
Duyệt Tùng Phƣờng 13 16/11/1988 di tích Lăng
Lê Văn Duyệt
(thành lập
theo Quyết
định số
344/QĐ-
UBND ngày
10/1/2011 của
UBND quận
Bình Thạnh)
QUẬN GÕ VẤP
26 Chùa sắc tứ 53/524 Phan Văn Số 06/2000/QĐ– Hòa thƣợng
Trƣờng Thọ Trị Phƣờng 7 BVHTT Thích Tâm
13/4/2000 Giác
27 Đình Thông Tây 107/1 Nguyễn Văn Số 2009/1998/QĐ– Ban Quí tế
Hội Lƣợng Phƣờng 11 BVHTT
26/9/1998
QUẬN PHÖ NHUẬN
28 Đình Phú Nhuận 18 Mai Văn Số 3744 – Ban Quí tế
Ngọc Phƣờng 10 QĐ/VHTT 29/1/1997
29 Lăng Trƣơng Tấn 41 Nguyễn Thị Số 101/2004/QĐ- Ban Quản lý
Bửu Huỳnh Phƣờng 8 BVHTT (thành lập
15/12/2004 theo Quyết
định số
88

523/QĐ-
UBND ngày
16/6/2006 của
UBND Quận
Phú Nhuận).
30 Lăng Võ Di Nguy 19 Cô Số 43 – Ban Quí tế
Giang Phƣờng 2 VH/QĐ 7/1/1993
QUẬN TÂN BÌNH
31 Chùa Giác Lâm 118 Lạc Long Số 1288 – VH/QĐ Đại đức Thích
Quân Phƣờng 10 16/11/1988 Từ Tánh
QUẬN THỦ ĐỨC
32 Đình Trƣờng Thọ Tổ 5 Phƣờng Số 39/2002/QĐ- Ban Quý tế
Trƣờng Thọ BVHTT
30/12/2002
33 Đình Xuân Hiệp Phƣờng Linh Số 101/2004/QĐ- Ban Quý tế
Xuân BVHTT
15/12/2004
2.3 DI TÍCH LỊCH SỬ: 25
HUYỆN CỦ CHI
34 Địa đạo Bến Đình Ấp Bến Đình Xã Số 101/2004/QĐ- Khu di tích
Nhuận Đức BVHTT lịch sử địa đạo
15/12/2004 Củ Chi (tổ
chức lại theo
Quyết định số
4852/QĐ-
UBND ngày
19/9/2012 của
UBND Thành
phố Hồ Chí
Minh).
35 Khu địa đạo Củ ấp Phú Hiệp Xã Số 54- Khu di tích
Chi (địa đạo Bến Phú Mỹ Hƣng VHTT/QĐ 29/4/1979 lịch sử địa đạo
Dược) Củ Chi
HUYỆN CẦN GIỜ
36 Căn cứ Rừng Sác Xã Long Hòa Số 101/2004/QĐ- Khu di tích
BVHTT lịch sử địa đạo
15/12/2004 Củ Chi (nhận
bàn giao quản
lý từ Công ty
Du lịch Sinh
thái Cần Giờ,
từ tháng
12/2012).
HUYỆN HÓC MÔN
37 Dinh Quận Hóc 1 Lý Nam Đế Thị Số 2015 – Trung tâm
Môn trấn Hóc Môn QĐ/BT 16/11/1993 Văn hoá huyện
Hóc Môn
38 Ngã Ba Giồng Xã Xuân Thới Số 39/2002/QĐ- Ban Quản lý
Thƣợng BVHTT khu tƣởng
30/12/2002 niệm Liệt sĩ
89

Ngã Ba Giồng
(trực thuộc
UBND huyện
Hóc Môn),
thành lập theo
QĐ của
UBND TP. Hồ
Chí Minh.
QUẬN 1
39 Địa điểm lƣu 323 đƣờng 12 - xí Số 1034 – VHQĐ Công ty
niệm Chủ tịch Tôn nghiệp Liên hiệp 12/8/1993 TNHH MTV
Đức Thắng Ba Son Phƣờng Ba Son
Bến Nghé
40 Nơi thành lập An phòng 1 lầu 2 số Số 1288 - VHQĐ Sở hữu tƣ
Nam Cộng sản 1 Nguyễn Trung 16/11/1988 nhân
Đảng năm 1929 Trực Phƣờng Bến
Thành
41 Nơi thành lập Kỳ phòng 5 số 88 lê Số 1288 - VHQĐ Sở hữu tƣ
bộ Việt Nam lợi Phƣờng Bến 16/11/1988 nhân
Thanh niên đồng Thành
chí Hội
42 Tòa đại sứ quán 04 Lê Số 77A/VHQĐ Nay là Tổng
Mỹ Duẩn Phƣờng Bến 25/6/1976 Lãnh sự quán
Nghé Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ
tai Tp. Hồ Chí
Minh
43 Trụ sở báo Dân Số 43 đƣờng Lê Thị Số 1288 – VHQĐ Sở hữu tƣ
Chúng Hồng Gấm Phƣờng 16/11/1988 nhân
Nguyễn Thái Bình
QUẬN 10
44 Cơ sở in ấn của 122/351 Ngô Gia Số 1288 – Trung tâm
Hội Ủng hộ Vệ Tự Phƣờng 9 VH/QĐ 16/11/1988 Văn hoá quận
quốc đoàn 10
45 Hầm bí mật chứa 183/4 Ba Tháng Số 1288 – Gia đình ông
vũ khí thời kháng Hai Phƣờng 11 VH/QĐ 16/11/1988 Đỗ Mạnh
chiến chống Mỹ Hồng
QUẬN 3
46 Cơ sở Ban Tuyên 51/10/14 Cao số 1288 - VH/QD Ủy ban nhân
huấn Xứ ủy Nam Thắng Phƣờng 3 16/11/1988 dân quận 3
Bộ
47 Cơ sở giấu vũ khí 287/70 Nguyễn Số 1288 – Trung tâm
của Biệt động Đình VH/QĐ 16/11/1988 Văn hóa Quận
Thành đánh dinh Chiểu Phƣờng 5 3
Độc Lập
48 Sở Chỉ huy tiền 7 Lý Chính Số 1288 – Gia đình ông
phƣơng Phân khu Thắng Phƣờng 7 VH/QĐ 16/11/1988 Ngô Toại
6 trong chiến dịch
Mậu Thân 1968
QUẬN 5
90

49 Khu trại giam 190 Bến Hàm Số 1288 – Trung tâm


bệnh viện Chợ Tử Phƣờng 1 VH/QĐ 16/11/1988 Văn hoá Quận
Quán - nơi đồng 5
chí Trần Phú hy
sinh
50 Nơi đồng chí 5 Châu Văn Số 1288 – Trung tâm
Nguyễn Tất Thành Liêm Phƣờng 14 VH/QĐ 16/11/1988 Văn hoá Quận
ở trƣớc khi ra đi 5
tìm đƣờng cứu
nƣớc
QUẬN 6
51 Hầm bí mật in tài 341/10 Gia Số 2009/1998/QĐ – Ban Dân tộc
liệu Ban Tuyên Phú Phƣờng 1 BVHTT Thành phố
huấn Hoa vận thời 26/9/1998
kỳ chống Mỹ cứu
nƣớc
QUẬN 8
52 Đình Bình Đông Cù lao Bà Số 2890 – Ban Quí tế
Tàng Phƣờng 7 VH/QĐ 27/9/1997
QUẬN 9
53 Bót Dây Thép Lê Văn Số 57 – Phòng Văn
Việt Phƣờng Tăng VH/QĐ 18/1/1993 hóa và Thông
Nhơn Phú A Quận tin Quận 9
9
54 Đình Phong Phú Đƣờng đình Phong Số 57 – Ban Quí tế
Phú khu phố VH/QĐ 18/1/1993
3 Phƣờng Tăng
Nhơn Phú B
QUẬN GÕ VẤP
55 Tịnh xá Ngọc 498/1 Lê Quang Số 2754/QĐ – Thích nữ
Phƣơng Định Phƣờng 1 BT 15/10/1994 Ngoạt Liên
QUẬN PHÖ NHUẬN
56 Trụ sở Phái đoàn 87 A Trần Kế Số 1288 – Khu di tích
liên lạc của Bộ Xƣơng Phƣờng 7 VH/QĐ 16/11/1988 lịch sử địa đạo
Tổng tƣ lệnh Quân Củ Chi
đội Nhân dân Việt
Nam cạnh Phân
ban Quốc tế giám
sát và kiểm soát
đình chiến tại Sài
Gòn (1955-1958)
QUẬN TÂN BÌNH
57 Mộ Phan Châu 9 Phan Thúc Số 3211 – Bà Lê Thị Sáu
Trinh Duyện Phƣờng 4 QĐ/BT 12/12/1994 (Tƣ Sƣơng)
QUẬN TÂN PHÖ
58 Địa đạo Phú Thọ Đƣờng Phú Thọ Số 1460 – Trung tâm
Hòa Hòa Phƣờng 1 QĐ/VH 28/6/1996 Văn hoá Quận
Tân Phú
91

PHỤ LỤC 2: Danh sách các nƣớc Việt Nam đã ký hiệp định song phƣơng hoặc
đơn phƣơng miễn thị thực cho công dân mang hộ chiếu phổ thông vào Việt
Nam
(tính đến tháng 03/2013)
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử về công tác Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao)
Chữ viết tắt:
HCNG hộ chiếu ngoại giao
HCCV hộ chiếu công vụ
HCĐB hộ chiếu đặc biệt
HCPT hộ chiếu phổ thông
CQĐDNG cơ quan đại diện ngoại giao
CQLS cơ quan lãnh sự
TCQT tổ chức quốc tế

 Miễn thị thực bao gồm việc miễn thị thực nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh.
 Thời gian tạm trú miễn thị thực đƣợc tính từ ngày nhập cảnh.

Nƣớc Nội dung miễn thị thực


Brunei (trao đổi công hàm, có hiệu lực từ ngày 1/11/1997)
- Miễn thị thực cho ngƣời mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 14
ngày.
(Bạn trao công hàm cho ta, có hiệu lực từ ngày 01/8/2007)
- Miễn thị thực cho công dân Việt Nam mang HCPT còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng
với thời gian tạm trú không quá 14 ngày.
(Ta trao công hàm cho Bru-nây, có hiệu lực từ ngày 08/8/2007)
- Miễn thị thực cho công dân Bru-nây mang HCPT còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng
với thời gian tạm trú không quá 14 ngày.
Cambodia (Hiệp định ký ngày 30/11/1979, có hiệu lực từ ngày ký):
Miễn thị thực cho ngƣời mang HCNG, HCCV, giấy thông hành ngoại giao, công vụ,
không quy định cụ thể thời gian miễn thị thực.
(Hiệp định ký ngày 4/11/2008, có hiệu lực từ 5/12/2008 và Thoả thuận qua trao đổi
Công hàm tháng 12/2009 sửa đổi Hiệp định này, nâng thời hạn miễn thị thực từ 14 lên
30 ngày, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.)
Miễn thị thực cho ngƣời mang HCPT. Thời gian tạm trú không quá 30 ngày.
Hàn Quốc (Hiệp định ký ngày 15/12/1998, có hiệu lực từ ngày 13/1/1999):
- Miễn thị thực cho ngƣời mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 90
ngày. Thời gian tạm trú có thể đƣợc gia hạn theo yêu cầu của CQĐDNG, CQLS. Ngƣời
mang HCNG, HCCV muốn tạm trú quá 90 ngày phải xin thị thực trƣớc và đƣợc cấp thị
thực miễn thu lệ phí.
- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS,
TCQT và thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV.
- Từ ngày 01/7/2004, công dân Hàn Quốc không phân biệt loại hộ chiếu đƣợc miễn thị
thực nhập xuất cảnh Việt Nam với thời gian tạm trú không quá 15 ngày
Indonesia (Trao đổi công hàm ngày 19/8/1998; có hiệu lực ngày 19/9/1998):
- Miễn thị thực cho ngƣời mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 14
ngày.
92

- Thành viên CQĐDNG, CQLS và vợ hoặc chồng, con cùng đi mang HCNG, HCCV
phải xin thị thực trƣớc khi đi công tác nhiệm kỳ.
- Cấp thị thực miễn phí cho ngƣời mang HCPT đƣợc mời tham dự các hoạt động của
ASEAN do Ban Thƣ ký ASEAN hoặc các cơ quan, tổ chức thuộc Chính phủ tổ chức.
* Hiệp định ký ngày 26/6/2003, có hiệu lực ngày 4/12/2003:
Miễn thị thực cho ngƣời mang HCPT với thời gian tạm trú không quá 30 ngày với điều
kiện hộ chiếu phải còn thời hạn giá trị ít nhất 6 tháng. Thời gian tạm trú không đƣợc gia
hạn.
* Ngày 19/01/2004, Bộ Ngoại giao In-đô-nê-xi-a có công hàm thông báo:
Từ ngày 01/02/2004, công dân Việt Nam (không phân biệt loại HC) đƣợc nhập cảnh In-
đô-nê-xi-a miễn thị thực với thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Thời gian tạm trú
không đƣợc gia hạn.
Kyrgyzstan (kế thừa Hiệp định về điều kiện đi lại giữa VN và Liên Xô cũ ký ngày 15/7/1981)
Miễn thị thực cho ngƣời mang HCNG, HCCV, và HCPT (không phân biệt mục đích
nhập cảnh).
Lào Hiệp định miễn thị thực cho HCNG, HCCV ký ngày 17/7/1977; Công hàm trao đổi năm
1993; Hiệp định miễn thị thực cho HCPT ký ngày 05/03/2004, có hiệu lực từ ngày
01/07/2004; Thoả thuận về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện, hàng
hoá qua lại biên giới nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc khuyến khích phát triển hợp tác đầu
tư, thương mại giữa hai nước ký ngày 14/9/2007 ( Thoả thuận Hà Nội năm 2007 ).
- Miễn thị thực cho ngƣời mang HCNG, HCCV, không quy định rõ thời gian tạm trú.
- Miễn thị thực cho ngƣời mang HCPT đi việc công (có tem AB của Việt Nam hoặc ký
hiệu SERVICE của Lào), cụ thể:
- Miễn thị thực cho ngƣời mang HCPT đi việc công (thuộc mọi thành phần kinh tế và
các tổ chức có tƣ cách pháp nhân) thực hiện các hợp đồng thƣơng mại, lao động, đầu tƣ
và các dự án hợp tác. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh, chủ dự án hoặc ngƣời
sử dụng lao động phải làm đầy đủ các thủ tục đăng ký cƣ trú cho ngƣời lao động theo
qui định hiện hành của mỗi nƣớc.
- Công dân hai nƣớc có Thẻ lao động và Thẻ tạm trú đƣợc miễn thị thực khi xuất cảnh,
nhập cảnh trong thời hạn của Thẻ tạm trú. Giấy phép lao động và Thẻ tạm trú đƣợc cấp
theo thời hạn của các hợp đồng thƣơng mại, lao động, đầu tƣ, các dự án hợp tác và
đƣợc gia hạn với thời hạn tối đa 12 tháng một lần.
- Miễn thị thực cho ngƣời mang HCPT đi việc công là học sinh, sinh viên, thực tập sinh
theo chƣơng trình hợp tác giữa hai Chính phủ hoặc giữa các tổ chức quốc doanh hai
nƣớc. Thời hạn cƣ trú đƣợc cấp phù hợp với thời hạn của chƣơng trình hợp tác.
- Miễn thị thực cho ngƣời mang HCPT còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng với thời gian
tạm trú không quá 30 ngày. Ngƣời có nhu cầu nhập cảnh trên 30 ngày phải xin thị thực
trƣớc; thời gian tạm trú có thể đƣợc gia hạn tối đa 2 lần, mỗi lần 30 ngày. Lệ phí cấp
hoặc gia hạn thị thực thống nhất hai Bên là 20USD/thị thực, thu bằng tiền VND và
LAK hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi (theo tỷ giá của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và
Ngân hàng Ngoại thƣơng Lào công bố tại thời điểm thu).
Malaysia (trao đổi công hàm, có hiệu lực từ ngày 25/11/2001):
- Miễn thị thực cho ngƣời mang các loại hộ HC, với thời gian tạm trú không quá 30
ngày và với những mục đích sau: du lịch; tham dự các hoạt động thông tấn, báo chí; đi
việc công; thăm thân nhân; đàm phán thƣơng mại; đầu tƣ; tham dự các hoạt động thể
thao; tham dự các hội nghị, hội thảo.
- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS
mang HCNG, HCCV và thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV. Họ và tên của
những ngƣời này phải đƣợc thông báo cho nƣớc tiếp nhận 14 ngày trƣớc khi nhập cảnh.
Liên bang (Hiệp định ký ngày 28/10/1993, có hiệu lực từ ngày 20/2/1994; công hàm sửa đổi bổ
93

Nga sung Hiệp định có hiệu lực từ 2/1/2005):


- Miễn thị thực cho ngƣời mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 90
ngày. Thời gian tạm trú có thể đƣợc gia hạn tối đa 90 ngày khi có lý do chính đáng
hoặc theo yêu cầu chính thức.
- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG,
CQLS,TCQT, cán bộ của các tổ chức, cơ quan đóng trên lãnh thổ của nhau theo thoả
thuận giữa hai Chính phủ, cùng thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV.
- Những ngƣời mang hộ chiếu thuyền viên là thuỷ thủ trên tàu của một bên có thể đến,
rời khỏi tàu của họ và tạm trú trên lãnh thổ bên kia miễn thị thực. Nếu họ đi bằng
phƣơng tiện vận tải khác qua lãnh thổ của bên kia thì đƣợc miễn thị thực khi trong hộ
chiếu thuyền viên có ghi mục đích chuyến đi và nơi đến.
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan có thẩm quyền của Bên này
cấp thị thực cho công dân của Bên kia miễn thu lệ phí lãnh sự.
- Cấp thị thực miễn phí cho ngƣời đi thăm thành viên CQĐDNG, CQLS trên cơ sở thƣ
mời (có xác nhận của CQĐD liên quan) trong vòng 3 ngày làm việc. Thị thực có giá trị
nhập xuất cảnh 2 lần và thời hạn không quá 3 tháng.
Từ 1/1/2009, công dân Nga mang hộ chiếu phổ thông, không phân biệt mục đích nhập
cảnh, đƣợc miễn thị thực nhập xuất cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú không quá 15
ngày
Nhật Bản (Trao đổi công hàm ngày 8/3/2005, có hiệu lực từ ngày 1/5/2005)
- Miễn thị thực cho ngƣời mang HCNG, HCCV đi thực hiện chức năng ngoại giao,
chức năng lãnh sự, nhiệm vụ chính thức của Chính phủ với thời hạn tạm trú không giới
hạn.
- Miễn thị thực cho ngƣời mang HCNG, HCCV đi với các mục đích khác (không bao
gồm mục đích xin việc làm, cƣ trú, hành nghề chuyên môn, các công việc khác có thu
nhập) với thời hạn tạm trú không quá 90 ngày.
- Công dân Nhật Bản không phân biệt loại hộ chiếu đƣợc miễn thị thực nhập xuất cảnh
Việt Nam với thời gian tạm trú không quá 15 ngày
Phi-líp-pin (Bản ghi nhớ ký ngày 20/01/1997, có hiệu lực từ ngày 19/02/1997):
- Miễn thị thực cho ngƣời mang HCNG với thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Thời
gian tạm trú có thể đƣợc gia hạn theo yêu cầu chính thức.
- Miễn thị thực cho thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT (kể cả thành viên gia đình)
mang HCNG với thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Trong thời gian đó, họ phải làm
các thủ tục cần thiết tại cơ quan có thẩm quyền của nƣớc sở tại. Việc nhập cảnh của các
đối tƣợng này phải đƣợc thông báo trƣớc qua đƣờng ngoại giao.
(Bản ghi nhớ ký ngày 17/12/1998, có hiệu lực từ ngày 16/2/1999):
- Miễn thị thực cho ngƣời mang HCCV với thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Thời
gian tạm trú có thể đƣợc gia hạn theo yêu cầu của CQĐDNG, CQLS.
- Miễn thị thực cho thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT và thành viên gia đình họ
mang HCCV với thời gian tạm trú tối đa 30 ngày. Trong thời gian đó, họ phải làm các
thủ tục cần thiết tại cơ quan có thẩm quyền của nƣớc sở tại
- Miễn thị thực cho công dân một Bên làm việc cho Ban thƣ ký ASEAN mang HCPT
khi nhập cảnh Bên kia để tham dự các hoạt động của ASEAN, thời gian tạm trú không
quá 15 ngày;
- Miễn thị thực cho ngƣời mang HCPT đƣợc mời tham dự các hoạt động của ASEAN
do Ban thƣ ký ASEAN hoặc cơ quan, tổ chức thuộc Chính phủ tổ chức, thời gian tạm
trú không quá 15 ngày.
(Trao đổi công hàm miễn thị thực cho HCPT theo nguyên tắc có đi có lại; có hiệu lực
đối với công dân Việt Nam từ ngày 01/01/2000, đối với công dân Phi-líp-pin kể từ ngày
1/4/2000):
94

Miễn thị thực cho ngƣời mang HCPT, thời gian tạm trú không quá 21 ngày với điều
kiện hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng và có vé máy bay khứ hồi hoặc đi tiếp
nƣớc khác.
Thái Lan (Hiệp định ký ngày 12/3/1997, có hiệu lực từ ngày 10/5/1997; Nghị định thư sửa đổi
Hiệp định nói trên ký ngày 20/02/2004, có hiệu lực từ ngày ký):
- Miễn thị thực cho ngƣời mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 30
ngày.
- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS,
TCQT cũng nhƣ vợ hoặc chồng và con cùng đi mang HCNG, HCCV. Trong vòng 30
ngày kể từ ngày nhập cảnh, họ phải hoàn thành thủ tục đăng ký tạm trú tại nƣớc sở tại.
(Hiệp định ký ngày 9/5/2000, có hiệu lực từ ngày 9/7/2000):
- Miễn thị thực cho ngƣời mang HCPT với thời gian tạm trú không quá 30 ngày.
Singapore (trao đổi công hàm, có hiệu lực từ 10/5/1997) :
- Việt Nam miễn thị thực cho công dân Xin-ga-po mang HCNG, HCCV với thời hạn
tạm trú không quá 90 ngày hoặc trong suốt nhiệm kỳ công tác chính thức đối với những
ngƣời là thành viên CQĐDNG, CQLS và thành viên gia đình của những ngƣời đó.
- Xin-ga-po miễn thị thực cho công dân Việt Nam mang HCNG, HCCV.
(trao đổi công hàm miễn thị thực cho HCPT, có hiệu lực đối với công dân Việt Nam từ
ngày 10/11/2003, đối với công dân Xin-ga-po từ ngày 01/12/2003):
- Miễn thị thực cho ngƣời mang HCPT, thời gian tạm trú không quá 30 ngày, với điều
kiện hộ chiếu còn giá trị ít nhất 6 tháng và có vé khứ hồi hoặc vé đi tiếp nƣớc khác, có
khả năng tài chính chi trả trong thời gian tạm trú và có đủ các điều kiện cần thiết để đi
tiếp nƣớc khác, bao gồm cả thị thực.
Đan Mạch, Từ 1/5/2005, công dân Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thuỵ Điển không phân biệt loại
Na Uy, hộ chiếu và mục đích nhập cảnh đƣợc miễn thị thực nhập xuất cảnh Việt Nam với thời
Phần Lan, hạn tạm trú không quá 15 ngày
Thụy Điển
95

PHỤ LỤC 3: Tổng hợp số liệu sử dụng trong mô hình


Thứ Năm VISIT HERITAGE R LABOUR V R G
tự (HRTG) O I A D
quan O S T P
sát M A E P
C
1 1990 100589 16 1220 47925 0 6482,8 1,649564
2 1991 134000 16 2402 64689 0 10037,03 4,560181
3 1992 277374 16 7433 69074 0 11202,19 5,359727
4 1993 537282 29 8490 90918 0 10640,96 6,488672
5 1994 628500 32 8700 91143 0 10965,67 6,081093
6 1995 650000 32 9989 180554 0 11038,25 7,759706
7 1996 661700 34 10570 205912 0 11032,58 9,591256
8 1997 691400 36 11231 179517 0 11683,33 10,87357
9 1998 598900 42 12135 190000 0 13268 12,34929
10 1999 837600 42 12426 161500 0 13943,17 13,57697
11 2000 1138900 44 13055 176000 2 14167,75 14,65993
12 2001 1222100 46 13781 174845 2 14725,17 16,05387
13 2002 1462000 49 18161 192507 2 15279,5 17,69117
14 2003 1266700 49 19744 131507 4 15509,58 20,12827
15 2004 1580000 53 24310 128431 7 15746 22,61045
16 2005 2000000 53 24726 208656 12 15858,92 26,49017
17 2006 2350000 53 26284 247126 12 15994,25 29,66152
18 2007 2700000 53 27924 247357 13 16105,13 34,40039
19 2008 2800000 53 29441 273840 14 16302,25 41,06891
20 2009 2600000 54 38321 266401 14 17065,08 46,80104
21 2010 3100000 54 43014 294737 15 18612,92 57,09094
22 2011 3500000 54 43662 285878 15 20509,75 68,17067
96

PHỤ LỤC 4: Bảng giá trị Fα(n1,n2) của phân phối F


P(F>Fα(n1,n2)) = α; với α = 0,05
In đậm, tô xám: giá trị đƣợc sử dụng trong khóa luận
n1
n2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
10 4,96 4,10 3,71 3,48 3,33 3,22 3,14 3,07 3,02 2,98
11 4,84 3,98 3,59 3,36 3,20 3,09 3,01 2,95 2,90 2,85
12 4,75 3,89 3,49 3,26 3,11 3,00 2,91 2,85 2,80 2,75
13 4,67 3,81 3,41 3,18 3,03 2,92 2,83 2,77 2,71 2,67
14 4,60 3,74 3,34 3,11 2,96 2,85 2,76 2,70 2,65 2,60
15 4,54 3,68 3,29 3,06 2,90 2,79 2,71 2,64 2,59 2,54
16 4,49 3,63 3,24 3,01 2,85 2,74 2,66 2,59 2,54 2,49
17 4,45 3,59 3,20 2,96 2,81 2,70 2,61 2,55 2,49 2,45
18 4,41 3,55 3,16 2,93 2,77 2,66 2,58 2,51 2,46 2,41
19 4,38 3,52 3,13 2,90 2,74 2,63 2,54 2,48 2,42 2,38
20 4,35 3,49 3,10 2,87 2,71 2,60 2,51 2,45 2,39 2,35
21 4,32 3,47 3,07 2,84 2,68 2,57 2,49 2,42 2,37 2,32
22 4,30 3,44 3,05 2,82 2,66 2,55 2,46 2,40 2,34 2,30
23 4,28 3,42 3,03 2,80 2,64 2,53 2,44 2,37 2,32 2,27
24 4,26 3,40 3,01 2,78 2,62 2,51 2,42 2,36 2,30 2,25
25 4,24 3,39 2,99 2,76 2,60 2,49 2,40 2,34 2,28 2,24
26 4,23 3,37 2,98 2,74 2,59 2,47 2,39 2,32 2,27 2,22
27 4,21 3,35 2,96 2,73 2,57 2,46 2,37 2,31 2,25 2,20
28 4,20 3,34 2,95 2,71 2,56 2,45 2,36 2,29 2,24 2,19
29 4,18 3,33 2,93 2,70 2,55 2,43 2,35 2,28 2,22 2,18
30 4,17 3,32 2,92 2,69 2,53 2,42 2,33 2,27 2,21 2,16
40 4,08 3,23 2,84 2,61 2,45 2,34 2,25 2,18 2,12 2,08
60 4,00 3,15 2,76 2,53 2,37 2,25 2,17 2,10 2,04 1,99
90 3,95 3,10 2,71 2,47 2,32 2,20 2,11 2,04 1,99 1,94
120 3,92 3,07 2,68 2,45 2,29 2,17 2,09 2,02 1,96 1,91
α 3,84 3,00 2,60 2,37 2,21 2,10 2,01 1,94 1,88 1,83
97

PHỤ LỤC 5: Kết quả kiểm định thừa biến với ba biến HRTG, ROOM và
VISA
 Kiểm định thừa biến đối với biến HRTG:
Redundant Variables: LOG(HRTG)

F-statistic 26.00701 Prob. F(1,18) 0.0001


Log likelihood ratio 19.66750 Prob. Chi-Square(1) 0.0000

Test Equation:
Dependent Variable: LOG(VISIT)
Method: Least Squares
Date: 04/02/13 Time: 08:19
Sample: 1990 2011
Included observations: 22

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 4.494529 0.717520 6.263974 0.0000


LOG(ROOM) 0.962847 0.079479 12.11454 0.0000
VISA 0.022482 0.011209 2.005671 0.0593

R-squared 0.959925 Mean dependent var 13.80356


Adjusted R-
squared 0.955706 S.D. dependent var 0.971751
S.E. of regression 0.204516 Akaike info criterion -0.210217
Sum squared resid 0.794709 Schwarz criterion -0.061438
Log likelihood 5.312385 Hannan-Quinn criter. -0.175169
F-statistic 227.5526 Durbin-Watson stat 1.255636
Prob(F-statistic) 0.000000

Nguồn: Tính toán từ phần mềm Eviews 6.0


98

 Kiểm định thừa biến đối với biến ROOM:


Redundant Variables: LOG(ROOM)

F-statistic 34.05446 Prob. F(1,18) 0.0000


Log likelihood ratio 23.36221 Prob. Chi-Square(1) 0.0000

Test Equation:
Dependent Variable: LOG(VISIT)
Method: Least Squares
Date: 04/02/13 Time: 08:21
Sample: 1990 2011
Included observations: 22

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 7.211947 0.543926 13.25906 0.0000


LOG(HRTG) 1.731791 0.157347 11.00617 0.0000
VISA 0.051345 0.010394 4.939819 0.0001

R-squared 0.952596 Mean dependent var 13.80356


Adjusted R-squared 0.947606 S.D. dependent var 0.971751
S.E. of regression 0.222431 Akaike info criterion -0.042275
Sum squared resid 0.940036 Schwarz criterion 0.106503
Log likelihood 3.465026 Hannan-Quinn criter. -0.007227
F-statistic 190.9050 Durbin-Watson stat 1.278764
Prob(F-statistic) 0.000000

Nguồn: Tính toán từ phần mềm Eviews 6.0


99

 Kiểm định thừa biến đối với biến VISA:


Redundant Variables: VISA

F-statistic 14.15732 Prob. F(1,18) 0.0014


Log likelihood ratio 12.76590 Prob. Chi-Square(1) 0.0004

Test Equation:
Dependent Variable: LOG(VISIT)
Method: Least Squares
Date: 04/02/13 Time: 08:22
Sample: 1990 2011
Included observations: 22

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 3.765878 0.428518 8.788136 0.0000


LOG(HRTG) 0.789724 0.223311 3.536437 0.0022
LOG(ROOM) 0.748845 0.104597 7.159359 0.0000

R-squared 0.970716 Mean dependent var 13.80356


Adjusted R-squared 0.967633 S.D. dependent var 0.971751
S.E. of regression 0.174826 Akaike info criterion -0.523926
Sum squared resid 0.580719 Schwarz criterion -0.375147
Log likelihood 8.763182 Hannan-Quinn criter. -0.488878
F-statistic 314.9044 Durbin-Watson stat 0.980607
Prob(F-statistic) 0.000000

Nguồn: Tính toán từ phần mềm Eviews 6.0


100

PHỤ LỤC 6: Kết quả kiểm định Breusch-Godfrey


Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:

F-statistic 1.887279 Prob. F(1,17) 0.1874


Obs*R-squared 2.198312 Prob. Chi-Square(1) 0.1382

Test Equation:
Dependent Variable: RESID
Method: Least Squares
Date: 04/02/13 Time: 08:35
Sample: 1990 2011
Included observations: 22
Presample missing value lagged residuals set to zero.

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.006848 0.475371 0.014405 0.9887


LOG(HRTG) -0.022498 0.170167 -0.132212 0.8964
LOG(ROOM) 0.007568 0.093212 0.081190 0.9362
VISA 0.000787 0.007290 0.107962 0.9153
RESID(-1) 0.321269 0.233858 1.373783 0.1874

R-squared 0.099923 Mean dependent var 2.69E-15


Adjusted R-squared -0.111859 S.D. dependent var 0.124414
S.E. of regression 0.131188 Akaike info criterion -1.027651
Sum squared resid 0.292576 Schwarz criterion -0.779687
Log likelihood 16.30416 Hannan-Quinn criter. -0.969238
F-statistic 0.471820 Durbin-Watson stat 1.661805
Prob(F-statistic) 0.755779
Nguồn: Tính toán từ phần mềm Eviews 6.0
101

PHỤ LỤC 7: Kết quả kiểm định White


Heteroskedasticity Test: White

F-statistic 0.832907 Prob. F(9,12) 0.6005


Obs*R-squared 8.458877 Prob. Chi-Square(9) 0.4886
Scaled explained SS 8.107750 Prob. Chi-Square(9) 0.5233

Test Equation:
Dependent Variable: RESID^2
Method: Least Squares
Date: 04/02/13 Time: 10:50
Sample: 1990 2011
Included observations: 22

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C -1.602043 2.318392 -0.691015 0.5027


LOG(HRTG) -0.646752 0.990004 -0.653282 0.5259
(LOG(HRTG))^2 0.327554 0.189318 1.730177 0.1092
(LOG(HRTG))*(LOG(R
OOM)) -0.150344 0.186558 -0.805879 0.4360
(LOG(HRTG))*VISA 0.074214 0.074526 0.995809 0.3390
LOG(ROOM) 0.638351 0.533244 1.197109 0.2544
(LOG(ROOM))^2 -0.013813 0.042763 -0.323020 0.7522
(LOG(ROOM))*VISA 0.013420 0.014254 0.941533 0.3650
VISA -0.424743 0.322524 -1.316934 0.2125
VISA^2 -0.000350 0.001151 -0.303881 0.7664

R-squared 0.384494 Mean dependent var 0.014775


Adjusted R-squared -0.077135 S.D. dependent var 0.025592
S.E. of regression 0.026560 Akaike info criterion -4.115847
Sum squared resid 0.008465 Schwarz criterion -3.619919
Hannan-Quinn
Log likelihood 55.27432 criter. -3.999021
F-statistic 0.832907 Durbin-Watson stat 2.968450
Prob(F-statistic) 0.600543

Nguồn: Tính toán từ phần mềm Eviews 6.0

You might also like