Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỨC KHỎE

NGƯỜI DÂN
Link sơ đồ tư duy:

https://coggle.it/diagram/YS-hVUCl0DIp9REx/t/c%C3%A1c-y%E1%BA%BFu-t%E1%BB%91-t
%C3%A1c-%C4%91%E1%BB%99ng-%C4%91%E1%BA%BFn-s%E1%BB%A9c-kh%E1%BB
%8Fe-c%E1%BB%A7a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-d%C3%A2n

Nhóm em gồm:

- Hoàng Linh Chi


- Nguyễn Thu Huyền
- Nguyễn Thị Thùy Linh
- Hoàng Thị Minh Ngọc
- Trần Minh Phương
- Nguyễn Thị Yến

NỘI DUNG BÀI LÀM

I) Yếu tố kinh tế - xã hội


1. Yếu tố xã hô ̣i:

+Giáo dục:

Trình độ học vấn có thể ảnh hưởng đến mức độ khỏe mạnh của mỗi người.Trình độ học
vấn, tỷ lệ biết chữ cải thiện, nhưng chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp.

- Giáo dục cung cấp cho bạn những công cụ bạn cần để đưa ra quyết định tốt về sức
khỏe của mình. Những người có trình độ học vấn cao hơn có nhiều khả năng sống lâu
hơn.
- Họ có nhiều khả năng tham gia vào các hoạt động lành mạnh như tập thể dục và đi
khám bác sĩ thường xuyên. Họ ít có khả năng tham gia vào các hoạt động không lành
mạnh, chẳng hạn như hút thuốc.
- Giáo dục cũng có xu hướng dẫn đến các công việc được trả lương cao hơn. Những
điều này thường đi kèm với các lợi ích, chẳng hạn như bảo hiểm y tế, điều kiện làm
việc lành mạnh hơn. Tất cả những điều này cộng lại sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt hơn.

+Toàn cầu hóa, công nghiệp hóa, di cư và đô thị hóa:

- Toàn cầu hóa được hiểu là sự hô ̣i nhâ ̣p kinh tế toàn cầu.
- Sự không bình đẳng trong thu nhâ ̣p đã trở thành nguyên nhân chính gây trầm cảm,
rối loạn tâm thần, nghiê ̣n rượu, bạo lực gia đình, xung đô ̣t,...
- Toàn cầu hóa, công nghiê ̣p hóa dẫn đến viê ̣c phụ nữ càng phải tham gia vào lực lượng
lao đô ̣ng, kiếm viê ̣c ở thành phố và để lại trẻ em tại miền thôn quê nên thiếu chăm
sóc của cha mẹ->sức khỏe bà mẹ và trẻ em cũng là vấn đề đáng quan tâm.
- Người dân ở các thành phố có tỷ lê ̣ mắc chứng rối loạn cảm xúc và lo lắng cao (về vấn
đề sức khỏe tâm thần).
+Di cư:
- Phần lớn lao đô ̣ng di cư ở VN làm viê ̣c trong khu vực phi chính thức không có hợp
đồng lao đô ̣ng và bị hạn chế trong viê ̣c tiếp câ ̣n các dịch vụ bảo trợ xã hô ̣i, nhu cầu
chăm sóc sức khỏe sinh sản của người di cư vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ.
- Sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em bị bỏ lại cũng bị ảnh hưởng bởi sự di cư
của cha mẹ hoă ̣c người giám hô ̣ của trẻ em.
- Những người di cư có thu nhâ ̣p thấp không có khả năng chi trả phí dịch vụ y tế.

+Tốc độ đô thị hóa


Nơi nào có tốc đô ̣ đô thị hóa càng cao thì tốc đô ̣ tăng trưởng dân số càng cao.
Nhiều dự án quy hoạch treo trùm lên cuô ̣c sống, người dân phải sống trong khu dân cư
lụp xụp, tạm bợ, nguồn nước không đạt chuẩn, không có hê ̣ thống thoát nước, tình trạng
ô nhiễm không khí.
Người dân phải đối mă ̣t với nguy cơ chấn thương (từ các công trình xây dựng giữa đô
thị), ô nhiễm và bê ̣nh mãn tính.
Tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi và trẻ sơ sinh ở các khu nhà ổ chuột nơi đô thị còn cao hơn so
với thôn quê.
Ví dụ: Sự bùng nổ của hội chứng hô hấp cấp người lớn (SARS) ở Hồng Kông năm 2002
và 2003 là do tình trạng sống chật chội nơi đô thị.

+Chiến tranh

Chiến tranh là yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Các vũ khí của chiến
tranh như: Vũ khí hóa học, vũ khí cá nhân, vũ khí hỗ trợ bô ̣ binh, trong đó hâ ̣u quả của vũ khí
hóa học vẫn còn tàn dư cho đến tâ ̣n bây giờ và trong tương lai.

Ví dụ: Cuộc chiến tranh hóa học do Mỹ tiến hành ở Viê ̣t Nam đã sử dụng 80 triê ̣u lít
chất độc hóa học, trong đó 61% là chất da cam, chứa 366 kg dioxin. Hậu quả đã làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và gây ra nhiều bê ̣nh tật nặng nề như: thần kinh,
tai biến sinh sản, ung thư, biến đổi gen, quái thai, dị dạng,... Thực tế, đã làm cho 4,8 triê ̣u
người Viê ̣t Nam bị phơi nhiễm, hơn 3 triê ̣u người là nạn nhân chất độc da cam.

So với trẻ em khác, trẻ em sống trong vùng bị rải chất độc hóa học có tỷ lê ̣ bị sứt môi
hở hàm ếch, chậm phát triển trí tuê ̣,... trẻ em bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi chất độc hóa học
thì ít khi thọ quá 20 tuổi.

(nguồn: http://hoinannhandacamphutho.com/bvct/chi-tiet/282/tham-hoa-chat-doc-hoa-
hoc-trong-chien-tranh-o-viet-nam-va-dau-tranh-doi-cong-ly-cho-nan-nhan-chat-doc-da-
cam-luong-tam-va-trach-nhiem-cua-nhan-loai.html)

+Bất ổn về xã hô ̣i, tình hình an ninh trâ ̣t tự, an toàn xã hô ̣i,

Đại dịch Covid-19 làm xói mòn sự gắn kết xã hô ̣i + sự gia tăng bất ổn dân sự ở các
nước bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng. Tác đô ̣ng thứ cấp của đại dịch có khả năng đẩy hàng chục
triê ̣u người vào cảnh nghèo cùng cực trong bối cảnh khủng hoảng, khi giá cả hàng hóa tăng cao
và mất sinh kế đe dọa khiến nhiều người thâ ̣m chí không thể mua được những vâ ̣t dụng thiết
yếu hàng ngày.

Tình trạng thiếu vacxin toàn cầu đang thúc đẩy sự bất ổn định. Phần lớn các nước Châu
Phi đang tụt hâ ̣u xa so với thế giới về vấn đề tiêm chủng
Nguồn: https://foreignpolicy.com/2021/07/22/covid-global-unrest-political-upheaval/

Truyền thông Hoa Kỳ đã báo cáo về tỷ lê ̣ tử vong do COVID-19 theo chủng tô ̣c tính
đến ngày 21/7/2020: Khoảng 97,9 trong số 100.000 người Mỹ gốc Phi đã chết, tỷ lệ tử vong
cao hơn 1/3 so với người Latinh và cao hơn gấp đôi so với người da trắng và người châu Á.
Nguồn:https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7762908/

+Kỳ thị chủng tô ̣c, giới tính

Nước Mỹ là quốc gia đa sắc tô ̣c, người Mỹ gốc Phi không phải nhóm người da màu duy
nhất bị đối xử phân biê ̣t, trong đó có người châu Á, nó đã tồn tại từ thời những người dân nhập
cư mới đặt chân tới Mỹ cách đây hàng trăm năm. Nạn phân biê ̣t chủng tô ̣c còn gây ra nhiều
cuô ̣c biểu tình bạo loạn.

VD: Năm 2020: Ngày 25/5, người đàn ông da đen George Floyd, 46 tuổi, ở
Minneapolis, tiểu bang Minnesota đã chết sau khi bị sỹ quan cảnh sát da trắng Derek Chauvin
còng tay, dùng đầu gối đè lên cổ để ghì anh xuống đất trong quá trình bắt giữ. Trong video ghi
lại tình cảnh đó, Floyd liên tục nói: "Tôi không thể thở được".

Ngay sau vụ việc trên, một làn sóng biểu tình phản đối phân biệt sắc tộc đã diễn
ra rộng khắp ở thành phố Minneapolis và nhiều thành phố khác trên khắp nước Mỹ,
khiến cảnh sát Mỹ đã bắt giữ hơn 4.000 người biểu tình. Không những vậy, làn sóng
biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc còn lan rộng ra các nước khác như Canada,
Anh, Đức, New Zeland, Hà Lan và Ireland…

(Nguồn ví dụ) https://vtv.vn/the-gioi/diem-lai-nhung-vu-sat-hai-phan-biet-


chung-toc-gay-rung-dong-tai-nuoc-my-20200603094950219.htm

Phân biê ̣t chủng tô ̣c không chỉ là vấn đề của riêng nước Mỹ. Trong năm 2020, mô ̣t số
chính trị gia phương Tây đã liên tục nhấn mạnh mối liên hê ̣ giữa Trung Quốc với sự bùng phát
Covid-19, đây là mô ̣t trong những lý do khiến người gốc Á ngày càng trở thành mục tiêu của
nạn phân biê ̣t chủng tô ̣c

2. Yếu tố Kinh tế

a) Chênh lệch thu nhập giữa các cá nhân, tầng lớp :

* Những người có thu nhập cao hơn có xu hướng khỏe mạnh và sống lâu hơn những người có
thu nhập thấp:

- Họ có nhiều khả năng sống trong những khu dân cư an toàn

- Họ tiếp cận nhiều hơn với các cửa hàng tạp hóa và thực phẩm lành mạnh.

- Họ thường được tiếp cận nhiều hơn với những không gian an toàn để tập thể dục hoặc
các hoạt động khác.

*Những người có thu nhập thấp thường sống trong hoàn cảnh nghèo đói, túng thiếu và yếu
hơn
- Họ có nhiều khả năng phải đối mặt với những tình huống có thể dẫn đến sức khỏe
kém. Những điều này có thể bao gồm nhà ở không an toàn, nhiều thách thức hơn trong việc
kiếm thức ăn lành mạnh và ít thời gian hơn để tập thể dục hoặc hoạt động thể chất.

- khả năng có bảo hiểm y tế cao hơn và chăm sóc sức khỏe hợp lý hơn.Điều này có
thể ảnh hưởng đến tần suất bạn đi khám. Điều này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe của bạn.

- Căng thẳng liên quan đến thu nhập thấp hơn, đặc biệt là trong thời thơ ấu, làm tăng
nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, ung thư và tiểu đường.

VD1:: Đột quỵ ảnh hưởng đến 3,9% những người có thu nhập gia đình dưới 35.000 đô la, 2,5%
những người trong gia đình có thu nhập từ 35.000 đến 50.000 đô la,
2,3% những người trong nhóm 50.000 đến 75.000 đô la
1,8% những người kiếm được 75.000 đến 100.000 đô la và
1,6 % những người có gia đình kiếm được hơn 100.000 đô la.

Theo số liệu, bạn càng kiếm được nhiều tiền, bạn càng ít bị đột quỵ.

VD2: Biểu đồ dưới đây cho thấy rằng khi thu nhập của gia đình (được đo lường theo Mức
nghèo của Liên bang - 24.250 đô la cho một gia đình bốn người vào năm 2015 ) tăng lên, tuổi
thọ cũng tăng lên.

Nguồn: https://www.businessinsider.com/how-income-affects-health-2015-4

b) Chênh lệch thu nhập giữa các vùng miền:

Ví dụ:
Tuổi thọ trung bình ở Quận Fairfax, 82 tuổi đối với nam giới và 85 tuổi đối với phụ nữ, Ngược
lại, ở hạt McDowell, tuổi thọ của nam giới là 64 tuổi và nữ giới là 73 tuổi.

Thu nhập trung bình của hộ gia đình ở Quận Fairfax là 111.079 đô la, với 34,5% hộ gia đình
kiếm được hơn 150.000 đô la, theo số liệu thống kê trên trang web của quận từ Cục điều tra
dân số Hoa Kỳ.

Dữ liệu điều tra dân số cho hạt McDowell rất khác nhau. 36%cư dân của hạt McDowell ở
dưới mức nghèo của liên bang, và thu nhập trung bình của hộ gia đình chỉ là $ 22,252.

b) Ảnh hưởng của Kết quả hoạt động kinh tế của quốc gia (thu nhập quốc dân)

Thu nhập quốc dân của bất kỳ nền kinh tế nào cũng đóng một vai trò quan trọng trong
sự phát triển của hệ thống y tế..

- Các quốc gia có cơ sở tài chính lớn hơn sẽ thành công hơn trong việc cung cấp bảo
hiểm toàn dân, điều mà các quốc gia khác khó thực hiện.
- Một mối quan hệ khác giữa y tế và nền kinh tế dựa trên các chính sách y tế được thực
hiện. Ví dụ như trường hợp sử dụng thuốc lá. Hệ thống tài chính giàu có hơn và hiệu
quả hơn có xu hướng củng cố các chính sách y tế công cộng khác như hạn chế hút
thuốc ở nơi công cộng - có thể dẫn đến sức khỏe của người dân nói chung tốt hơn.
- Các nền kinh tế nghèo, bị suy thoái, nội chiến và đói nghèo, không có khả năng hỗ trợ
hệ thống chăm sóc sức khỏe. Điều này trực tiếp dẫn đến việc các bệnh viện không có
nhân viên cần thiết để chăm sóc bệnh nhân hoặc tiền để nâng cấp trang thiết bị. Bởi
vì ít tài trợ hơn được cung cấp cho y tế, hệ thống chăm sóc sức khỏe bị suy yếu; người
dân ốm đau, không thể đi làm, điều này càng khiến nền kinh tế suy yếu.
c) Toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại

Toàn cầu và tự do thương mại cũng ảnh hưởng đến chăm sóc sức khỏe, thông qua các
chính sách hạn chế về giá cả và thương mại đối với dược phẩm và nhu cầu tăng cường giám
sát y tế xuyên biên giới và dân số.

II) Yếu tố Nước sạch và vệ sinh môi trường


1. Yếu tố nước sạch:
a) Tác động của nước sạch đến sức khỏe

- Nước sạch đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể người.Nước có khả năng cung cấp
nguồn chất khoáng, vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào
trong mọi hoạt động trong cơ thể. Nước sạch mà hàng ngày chúng ta thường sử dụng có chứa
rất nhiều các chất khoáng có lợi cho sức khỏe.

-Nước sạch được coi là dung môi sống của các phản ứng hóa học trong cơ thể, tham gia quá
trình chuyển hóa và các phản ứng trao đối chất nhằm xây dựng và duy trì tế bào.

- Nước có khả năng đào thải các độc tố, các chất cặn bã mà các cơ quan, tế bào không thể
hấp thu và được đưa ra ngoài thông qua đường nước tiểu và phân
-Nước còn có khả năng ổn định nhiệt độ cơ thể, phân phối hơi nóng của cơ thể. Nước làm cơ
thể giải phóng nhiệt độ khi nhiệt độ môi trường cao hơn so với nhiệt độ cơ thể.

- Ngoài ra nước còn có tác dụng bôi trơn nơi tiếp xúc với các đầu nối, bao hoạt dịch và màng
bao, làm cho các khớp linh động. Nó còn có tác dụng giảm xóc cho mắt, tủy sống kể cả thai
nhi trong nước ối.

b) Thực trạng
- Thiếu tiếp cận với nước sạch và vệ sinh vẫn là một thách thức lớn ảnh hưởng đến trẻ
em ở nông thôn Việt Nam. Hiện tượng phóng uế bừa bãi vẫn thường được xuất hiện ở
các cộng đồng nông thôn cùng với việc sử dụng nhà vệ sinh dưới mức tiêu chuẩn, hơn
9,5 triệu người đi vệ sinh bừa bãi vào môi trường xung quanh - làm ô nhiễm nguồn
nước. Mức độ rửa tay với xà phòng và nước sạch ở những thời điểm quan trọng còn
thấp và điều này thường thấy trong cộng đồng các hộ nghèo và các nhóm dân tộc thiểu
số, trong khi tiêu chảy là nguyên nhân chính cho 10 phần trăm trẻ em dưới 5 tuổi tử
vong.(https://www.unicef.org)

=>Do vậy, sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, trong ngành sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người là yếu tố quyết định đến sức khỏe của
mỗi người và cả cộng đồng.

- Khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây ra các bệnh về đường ruột như: tả, lỵ,
thương hàn...; các bệnh về da liễu, mắt, phụ khoa như: hắc lào, nấm, lang ben, ghẻ,
chàm, đau mắt đỏ, đau mắt hột, viêm kết mạc, viêm màng tiếp hợp, viêm âm đạo… Các
bệnh này có thể lây bệnh sang người lành do nguyên nhân chính là thiếu nước và sử
dụng chung nguồn nước bị ô nhiễm để sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, sử dụng nguồn
nước bị ô nhiễm các kim loại nặng lâu ngày có thể gây ra các bệnh ung thư.

Viện Nước quốc tế Stockholm (SIWI) ngày 19/3/2010 cho biết mỗi năm trên thế giới có
hơn 3,6 triệu người, trong đó có 1,5 triệu trẻ em, tử vong vì các bệnh tả, tiêu chảy, kiết lỵ,
thương hàn... mà nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng nước bẩn.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh con số này vượt quá số người chết vì
chiến tranh hoặc các thảm họa tự nhiên hàng năm.

(https://www.vietnamplus.vn/nuoc-ban-gay-chet-nguoi-nhieu-hon-chien-tranh/39833.vnp)

Báo cáo của Johns Hopkins trích dẫn các số liệu chứng minh rằng nước không sạch và
điều kiện vệ sinh kém giết chết hơn 12 triệu người mỗi năm, trong khi ô nhiễm không khí giết
chết 3 triệu người. Ở 64 trong số 105 quốc gia đang phát triển, dân số tăng nhanh hơn nguồn
cung cấp lương thực.

https://www.medicalnewstoday.com/articles/284619#-Overpopulation-and-the-
environment-
2. Yếu tố vệ sinh môi trường
a) Chất thải
- Vấn đề xử lý nước thải,... vẫn còn tồn đọng tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp,
khu đô thị. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm
nhuộm,... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên.

Nước thải của gần 7 triệu người dân cùng với các bệnh viện, nhà máy, khu công
nghiệp… ở Hà Nội thải ra 5 con sông chính là sông Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Sét, sông
Lừ và sông Nhuệ. Những dòng sông này mỗi ngày tiếp nhận khoảng 600.000m3 nước
thải và trở thành nguồn ô nhiễm nguy hiểm=> ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của
người dân sống dọc 2 bên sông =>họ phải hứng chịu nhiều bệnh tật như: Tiêu chảy,
viêm phế quản cấp và mãn tính, hen suyễn, các vấn đề về tim mạch...

- Rác thải nhựa (chai nhựa, túi ni-lông, hộp đựng đồ ăn, cốc…) đã và đang tác động tiêu
cực đến môi trường và sức khỏe con người
=> túi nilon bị vứt xuống ao, hồ, sông ngòi => tắc nghẽn cống, rãnh,... gây ứ đọng nước
thải, ngập úng => sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe con
người.
Nhiều loại túi nilon khi chôn lấp sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước, còn đốt
chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội
tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch,…
- Chất thải y tế: Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, số lượng lớn
bệnh nhân tại các bệnh viện, khu điều trị, khu cách ly => phát sinh lượng lớn chất thải y
tế, chất thải sinh hoạt, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh qua nguồn chất thải là rất
lớn. Dịch bệnh đã và đang có tác động xấu đến sức khỏe con người: ho sốt, thay đổi vị
giác và khứu giác, khó thở,.. nghiêm trọng hơn là dẫn đến tử vong.

b) Môi trường và điều kiện lao động


Những người làm việc trong môi trường và điều kiện lao động đảm bảo vệ sinh môi
trường tốt hơn thường khỏe mạnh hơn.
- Môi trường lao động nhiều bụi => nguy hiểm nhất là bụi có kích thước từ 0,5 - 5
micromet; khi hít phải loại bụi này sẽ có khả năng mắc các bệnh như:
+ Tổn thương cơ quan hô hấp: xây xát, viêm kinh niên, tùy theo loại bụi có thể dẫn
đến viêm phổi, ung thư phổi.
+ Bệnh ngoài da: bịt lỗ chân lông, lở loét, ghẻ…
+Tổn thương mắt.
- Hóa chất ngày càng được dùng nhiều trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng
cơ bản như: chì, Asen,Crôm... Vệ sinh môi trường không đảm bảo=> gây hại cho người
lao động dưới các dạng:
+Vết tích nghề nghiệp như: mụn cóc, mụn chai, da biến màu…
+Nhiễm độc cấp tính khi nồng độ chất độc cao khiến cơ thể suy yếu, sức đề kháng cơ
thể giảm.
=>có thể bị nhiễm độc qua đường tiêu hoá, đường hô hấp hoặc qua da. Trong ba
đường xâm nhập đó thì theo đường hô hấp là nguy hiểm nhất và chiếm tới 95% trường
hợp nhiễm độc.

c) Ô nhiễm không khí


Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá ô nhiễm không khí là rủi ro sức khỏe nghiêm trọng nhất
do môi trường gây ra.
- Môi trường có các chất gây ô nhiễm vi mô/siêu mịn trong không khí => xâm nhập vào
hệ hô hấp, hệ tuần hoàn => làm suy giảm tuổi thọ, gây tử vong do mắc các bệnh lý
như ung thư, đột quỵ, tim và phổi.
- Khoảng 90% số ca tử vong này xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, nơi
có tỷ lệ phát thải khí cao từ các ngành công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và việc sử
dụng nhiều bếp lò cũng như nhiên liệu bẩn tại gia đình.

Ước tính năm 2018 cho thấy rằng 9/10 người dân phải hít thở không khí chứa hàm
lượng các chất gây ô nhiễm cao. Ô nhiễm không khí cả ở bên ngoài và trong nhà gây ra
khoảng 7 triệu ca tử vong hàng năm trên toàn cầu.Ở Việt Nam, khoảng 60.000 người chết mỗi
năm có liên quan đến ô nhiễm không khí.
d) Ngộ độc thực phẩm do hóa chất (chất bảo vệ thực phẩm, chất bảo quản thực
phẩm)
- Rối loạn thần kinh: Người bệnh nhìn mờ, nhìn đôi, nói khó, có thể nói ngọng; bị tê liệt cơ,
gặp tình trạng co giật, đau đầu, chóng mặt.
- Rối loạn tim mạch: Người bệnh có thể tụt huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở, đau ngực.
- Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: Thấy máu và chất nhầy lẫn trong phân, đau bụng dữ dội và đau ở các
vị trí khác như đau cổ, đau họng, đau ngực.
- Sức đề kháng giảm sút
- TH nặng có thể dẫn tới tử vong.

Ví dụ: Theo số liệu thống kê của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), năm 2020, cả nước
ghi nhận 139 vụ NÐTP với hơn 3.000 người ngộ độc, trong đó có 30 người chết, ước tính
nguyên nhân gây ngộ độc chủ yếu do vi sinh vật (chiếm 38,7%), độc tố tự nhiên (28,4%), hóa
chất (4,2%)…

III) Yếu tố lối sống


1. Hút thuốc

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khói thuốc lá chứa khoảng 7.000 chất
hóa học, trong đó có 70 chất là tác nhân gây ung thư.Thuốc lá giết chết hơn 8 triệu
người mỗi năm. Hơn 7 triệu người trong số đó tử vong là do sử dụng thuốc lá trực tiếp
trong khi khoảng 1,2 triệu người không hút thuốc tiếp xúc với khói thuốc thụ động.

Nguồn: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/tobacco

● Giảm tuổi thọ: Cứ mỗi điếu thuốc bạn hút là bạn tự mình làm mất đi 5,5 giây của cuộc
sống. Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc ngắn hơn so với người không hút thuốc
từ 5-8 năm.
● Dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm: Khi hút thuốc lá, khói thuốc qua phổi ngấm vào máu,
tích lũy lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên nhiều bệnh như: bệnh
phổi tắc nghẽn mãn tính, phình động mạch chủ, ung thư thực quản - thanh quản…
Thuốc lá gây ra 25 bệnh khác nhau nhưng tính chung, thuốc lá gây ra 90% các
trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mạn tính và 25%
các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ.
● Gây ảnh hưởng nguy hại đến cả người không hút thuốc: Khói thuốc lá có thể tồn tại
trong không khí. Người không hút thuốc nếu hít phải khói thuốc lá (hút thuốc thụ động)
cũng bị ảnh hưởng tương tự như người hút thuốc lá trực tiếp và cũng có nguy cơ mắc
các bệnh giống như người hút thuốc: Ung thư, đột quỵ, các bệnh về hô hấp và tim
mạch. Đặc biệt người hít phải khói thuốc có nguy cơ bị bệnh cao gấp 10 lần người
hút trực tiếp.
● Gây tử vong: Ở liều lượng cực thấp, nicotine trong thuốc lá có thể có lợi, nhưng với
liều lượng cao, nicotine trở thành chất độc gây chết người. Trung bình hút một điếu
thuốc, người hút hấp thụ 1mg nicotine. Trong khi liều lượng nicotine trong khoảng 30 -
60mg có thể giết chết một người trưởng thành khỏe mạnh. Tức là chỉ cần hút khoảng 2
bao thuốc lá cùng một lúc, chắc chắn bạn sẽ nhiễm độc nicotine.

Nguồn: https://lifestyle.cfyc.com.vn/hut-thuoc-la-anh-huong-tieu-cuc-den-suc-khoe-
nhu-the-nao-p2d2614.html
2. Sử dụng rượu bia

- Tác động đến sức khỏe ngắn hạn ( như choáng váng, nôn mửa, Giảm khả năng phán
đoán, Tăng khả năng gây thương tích cho bản thân hoặc người khác, Ngộ độc cồn (có
thể dẫn đến tử vong)
- Tác động dài hạn: tác động xấu đến hệ tiêu hóa (viêm gan mạn tính và xơ gan, loét
trực tràng,...) đến tuyến tụy (viêm tụy), đến hệ thần kinh (giảm khả năng phán đoán,
mất kiểm soát cảm xúc,...), đến hệ tuần hoàn ( tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, đột
quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim…, đến hệ miễn dịch (suy giảm hệ thống miễn dịch)\

Theo WHO công bố ngày 21/9/2018, Hơn 3 triệu người đã chết do uống rượu,
bia trong năm 2016, tương ứng cứ 20 người tử vong thì có 1 người tử vong vì tác hại
của rượu, bia. Hơn 3/4 số tử vong này là nam giới. Sử dụng rượu, bia ở mức có hại đã
gây ra hơn 5% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu

Nguồn:http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/chuyen-muc/to-chuc-y-te-the-gioi-canh-bao-
tac-hai-nguy-hiem-cua-ruou-bia-cmobile8-9033.aspx

3.1 Ma túy

- Ma túy được đưa vào cơ thể qua các đường: Hút, hít, nhai, nuốt, tiêm chích…
- gây ra trạng thái nhiễm độc, lú lẫn tâm trí, các phản ứng loạn tâm thần, trạng thái
tâm lý không bình thường
- Người nghiện sẽ bị các rối loạn hay còn gọi là “hội chứng cai thuốc” gây cơn vật vã dữ
dội như: Tiêu chảy, nôn, đau nhức cơ xương, tim đập hỗn loạn, không ăn, mất ngủ, sụt
cân nhanh chóng… l
- Ma túy và các chất gây nghiện chính là độc chất, chỉ cần dùng quá liều sẽ dẫn đến tử
vong. Ngoài ra, cơ thể người nghiện còn bị tổn thương hay nhiễm trùng do cách sử
dụng, tức người nghiện dùng chung bơm kim tiêm không được tiệt trùng dẫn đến lây
nhiễm viêm gan vi-rút B, C, đặc biệt là HIV/AIDS.
- Tệ nạn ma túy không chỉ có tác hại khu trú ở cá nhân mà còn tác động đến gia đình và
xã hội,

Nguồn: https://bvdksocson.vn/tac-hai-nguy-hiem-cua-ma-tuy-voi-suc-khoe-con-nguoi.html

3.2 Mại dâm

- Tỉ lệ lây nhiễm cũng như truyền bệnh cho nhau là rất cao (HIV, giang mai, lậu,
viêm gan... )

Kết quả nghiên cứu năm 2001 ở Việt Nam cho biết 51% gái mại dâm nghiện ma túy và
27% bị nhiễm HIV, chưa kể các bệnh khác như: viêm gan, lậu, giang mai...Đến 2012, số
người bị nhiễm HIV đã tăng lên gần 6.000 ca nhiễm HIV mới, lây qua đường tình dục là
nguyên nhân đứng đầu với tỷ lệ 45,6%, chủ yếu là do mua bán dâm gây ra.

- Ảnh hưởng tinh thần: Tổn thương tâm lý (trauma) có thể là một hậu quả ở những người
bị cưỡng bức bán dâm mà kết quả có thể là những bệnh như: rối loạn nhân cách ranh
giới( tiếng Anh: borderline personality disorder), rối loạn thần kinh chức năng (neurosis)

Nguồn: https://sites.google.com/site/tnxhvn/home/mai-dam-1/muc-hinh-phat
4. Chế độ dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng giúp tăng năng lượng, cải thiện
cách thức hoạt động của cơ thể, tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa tăng
cân, phòng ngừa và điều trị một số bệnh

VD: Ăn thực phẩm ít chất béo bão hòa và nhiều chất xơ và tăng cường tiếp cận
với thực phẩm ít natri, cùng với hoạt động thể chất thường xuyên, có thể giúp ngăn
ngừa cholesterol trong máu cao và huyết áp cao

Nguồn: https://www.cdc.gov/chronicdisease/resources/publications/factsheets/nutrition.htm

5. Tập thể dục

•Tinh thần sảng khoái: Tập thể dục khiến não tiết ra hormone dopamine và serotonin,
giúp tinh thần sảng khoái, tăng cường hiệu suất lao động, kiểm soát stress tốt hơn, duy trì trí
nhớ và điều trị các chứng bệnh liên quan đến thoái hóa chức năng não như Alzheimer.

• Tăng cường chức năng miễn dịch: Thể dục làm hệ thống kháng thể và bạch cầu tăng
cường lưu thông trong hệ bạch huyết cùng với hiệu ứng tăng nhẹ nhiệt độ cơ thể tạo tác
dụng hiệp đồng chống lại các tác nhân gây bệnh.

• Giảm thiểu nguy cơ tim mạch: Một trái tim được rèn luyện để tống máu đều đặn và hệ
thống tuần hoàn khỏe mạnh cùng với nồng độ lipid máu hợp lý chính là thành quả của việc
chăm tập thể dục.

• Làn da rạng rỡ tức thì, Giảm nếp nhăn, Giảm mụn: Tập thể dục tăng quá trình lưu
thông, thanh thải độc tố ra khỏi cơ thể qua mồ hôi, làm thông thoáng lỗ chân lông.

Nguồn: http://sacdepmoingay.com/loi-ich-cua-tap-duc-doi-voi-suc-khoe-2/

Theo WHO, Ít vận động là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tử
vong do các bệnh không lây nhiễm. Những người hoạt động không đầy đủ có nguy
cơ tử vong tăng 20% đến 30% so với những người hoạt động đầy đủ.

Nguồn: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/physical-activity

6. Thức khuya

- Hệ thống miễn dịch suy yếu: ngủ muộn sẽ phá hủy các tế bào máu trắng, gây ảnh hưởng
đến khả năng miễn dịch của cơ thể dẫn đến các bệnh như cảm cúm, dị ứng...
- Gây áp lực lên tim, thậm chí đột quỵ: ngủ muộn thường xuyên có thể làm đảo lộn nhịp
sinh học, thậm chí gây mất ngủ, nặng có thể dẫn đến ngừng tim và đột quỵ.
- Mắc tiểu đường do không dung nạp được glucose: Nếu một người ngủ quá muộn sẽ phá
hỏng sự cân bằng nội tiết tố của cơ thể. Điều đó khiến cơ thể không dung nạp được
glucose bằng lượng insulin, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Lão hóa nhanh, xuất hiện nếp nhăn: ngủ quá muộn sẽ khiến cho hoạt động điều tiết tế
bào da thất thường, ảnh hưởng đến chức năng của tế bào biểu bì, đẩy nhanh quá trình
lão hóa da
- Gây hại mắt do thiếu ánh sáng tự nhiên: thức khuya khiến mắt phải làm việc thêm,
đồng thời trong môi trường thiếu ánh sáng tự nhiên sẽ dẫn đến các vấn đề về mắt gây
nhức mỏi mắt, thâm quầng, giảm thị lực..
- Nhức đầu, choáng váng: thức khuya trong khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến tổn thương
não, gây đau đầu, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, làm suy yếu khả năng
phản xạ tự nhiên của cơ thể.

Ng:uồn: https://thoidai.com.vn/thuc-khuya-va-nhung-he-luy-87652.html

III) Yếu tố Dân số


1. Quy mô dân số

a. Tác động tích cực:

- Quy mô dân số lớn -> lực lượng lao động dồi dào, là động lực tích cực thúc đẩy nền kinh
tế phát triển -> chất lượng đời sống người dân được nâng cao + các phúc lợi về chăm sức
khỏe được đảm bảo + tinh thần làm việc thoải mái, giảm bớt căng thẳng -> sức khỏe
người dân tốt càng giúp kéo dài được tuổi thọ.
- Quy mô dân số lớn còn là thế mạnh, là tiềm năng vững chắc trong sự nghiệp bảo vệ an
ninh chính trị quốc gia -> Cuộc sống của người dân được đảm bảo -> Nâng cao sức khỏe
cho mỗi người dân.

b. Tác động tiêu cực:

- Do qui mô dân số lớn -> lực lượng lao động lớn và tăng nhanh -> dư thưa nguồn nhân lực
-> tình trạng mất việc làm, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động gia tăng -> không đảm
bảo được cuộc sống -> tình trạng sức khỏe suy giảm.
- Quy mô dân số lớn, mật độ dân cư cao, đb ở các vùng thành thị -> sống chen chúc, mất
vệ sinh làm gia tăng các dịch bệnh, nước thải, rác thải làm ô nhiễm môi trường + tác
động mạnh đến đời sống xã hội và tâm lý của người dân. Cuộc sống khó khăn -> xào
xáo, mâu thuẫn trong gia đình càng làm giảm thêm chất lượng cuộc sống.

: Theo các nhà khoa học, để cuộc sống thuận lợi, bình quân trên 1km2²chỉ nên có từ 35 -
40 người. Nhưng ở nước ta mật độ dân số lên tới 231 người /1km2. Mật độ dân số bình quân
của châu Á chỉ có 113 người /1km2. -> Quy dân số lớn, mật độ dân số cao dẫn đến chất lượng
sống dân số thấp.

Nguồn: https://giadinh.net.vn/dan-so/anh-huong-cua-qui-mo-va-co-cau-den-
chat-luong-dan-so-20111121032117959.htm

2. Tốc độ tăng dân số

- Dân số tăng nhanh vượt quá mức cung ứng -> dịch bệnh, thương tật, tử vong gia tăng,
giảm sức lao động.

Nguồn: https://baodongkhoi.vn/dan-so-va-chat-luong-cuoc-song-03022010-
a19761.html
- Tốc độ dân số tăng nhanh -> nhiều vấn đề nghiêm trọng, nhất là khi cung không đáp
ứng đủ cầu:
VD: Trong vòng 40 năm (Từ1974 đến 2014), dân số toàn thế giới giới đã tăng gấp đôi.
Ước tính,Từ năm 2010 đến 2012, cứ 8 người trên thế giới thì có 1 người bị đói và thiếu
dinh dưỡng.
Nguồn: https://www.mphonline.org/overpopulation-public-health/
- Ảnh hưởng của Tốc độ dân số tăng nhanh

+ Về mặt kinh tế:

● Khi mà tài nguyên thiên nhiên, đầu tư cơ sở vật chất không đáp ứng kịp
tỷ lệ tăng dân số -> nạn thất nghiệp sẽ là một vấn đề nan giải -> người
lang thang, ăn xin, thậm chí là những tệ nạn xã hội như trộm cướp, mại
dâm...
● Sự đổ xô của nhiều người từ nông thôn lên thành thị tìm việc làm.

+ Về mặt giáo dục: dân số tăng nhanh có thể vượt mức đáp ứng của hệ thống giáo dục
cộng với điều kiện kinh tế gia đình khó khăn -> tăng tình trạng thất học, bỏ học -> trình
độ dân trí trung bình giảm thấp -> ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội cũng
như phúc lợi cuộc sống sau này sẽ bị thụt lùi.

- Tốc độ gia tăng dân số ngày càng nhanh dẫn đến các hệ lụy về sức khỏe:

+ Thời tiết, khí hậu: Dân số gia tăng đồng nghĩa với việc con người càng tiêu thụ
nhiều nguồn tài nguyên hơn -> thải ra ngoài tự nhiên nhiều rác thải -> gây ô nhiễm môi
trường + hiệu ứng nhà kính -> toàn cầu nóng lên + mỏng tầng ozon -> băng tan và hiện
tượng thời tiết cực đoan -> ảnh hưởng lớn tới sk của con người, gây các bệnh ung thư
da,…

+ Tài nguyên môi trường: Gia tăng dân số -> ngành nông nghiệp cần nhiều đất canh
tác cung cấp lương thực -> lấy đất -> xói mòn, sạt lở, mất rừng -> Thiên tai, bão lũ ảnh
nặng nề đến cs của ng dân.

+ Làm mất cân bằng hệ sinh thái: Dân số tăng nhanh -> Khai thác triệt để khoáng
sản, các loài đv quý bị tuyệt chủng, khu đất trống đồi trọc bỏ hoang -> mất cân bằng hệ
sinh thái -> Không điều tiết đc sự cân bằng của sự sống con người.

+ Các loại ô nhiễm môi trường: Gia tăng dân số -> Lượng chất thải, khí đốt từ khu
dân cư sinh hoạt hay các nhà máy, khu CN -> môi trường ô nhiễm nặng nề -> tác động
đến các bệnh về hệ tim mạch, hô hấp + các bệnh truyền nhiễm, bệnh mãn tính -> sức
khoẻ con người bị suy giảm, quá trình lão hóa trong cơ thể diễn ra nhanh và làm giảm
tuổi thọ của con người + -> Tỉ lệ ung thư trẻ tuổi ngày càng gia tăng hơn từng ngày.

VD: Về tài nguyên nước thì ô nhiễm môi trường do dân cư gây ra làm cho
thiếu nước sạch trầm trọng, nhất là Ấn Độ. Người chết khát, chết do uống nước bẩn
gây ra các bệnh phá hủy hệ bài tiết bởi các chất kim loại nặng trong nước.Trung bình
mỗi năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong do nguồn nước bẩn và điều kiện vệ
sinh kém. Hằng năm, gần 200.000 người mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong
những nguyên nhân chính bắt nguồn từ ô nhiễm môi trường nước.

3.Cơ cấu dân số trẻ


- Cơ cấu dân số trẻ nên lực lượng lao động trẻ chiếm ưu thế-> có lợi cho việc chuyển dịch
lao động và tạo ra sự năng động, sáng tạo trong các hoạt động về kinh tế, đặc biệt trong
thời kỳ đổi mới và hội nhập + khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công
nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… tương đối cao và bền vững
-> Kinh tế phát triển -> Nâng cao được chất lượng cuộc sống của mỗi người dân.
- Cơ cấu dân số trẻ đem lại sự đổi mới, sáng tạo -> tạo ra nhiều phát minh mới phục vụ
nhân loại -> rút ngắn được sức lao động của con người -> Đảm bảo được sức khỏe, nâng
cao chất lượng cuộc sống cho mỗi người dân.
- Dân số trẻ giúp giảm bớt gánh nặng cho quỹ hưu trí, tử tuất, chi phí cho y tế, chăm sóc
bệnh tật + đóng góp thêm vào quỹ phúc lợi cho xã hội.

4. Xu hướng già hóa dân số

- Khi tỷ lệ người cao tuổi tăng -> nhu cầu về các dịch vụ phúc lợi xã hội cũng gia tăng
theo -> Chi phí phúc lợi xã hội, y tế cho người già lớn
- Già hóa dân số khiến thời gian sống sau nghỉ hưu tăng lên -> gia tăng áp lực lên hệ thống
y tế và trợ cấp lương hưu + hệ thống khám chữa bệnh chuyên khoa cho người già sẽ hạn
chế -> ảnh hưởng lớn tới việc chăm sóc và chưa trị bênh tật cho người già.
- Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn khi cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động giảm đi, cơ cấu
nghề nghiệp sẽ thay đổi -> nguồn lao động thiếu hụt -> gánh nặng kinh tế cho người lao
động trẻ -> Khiến sức khỏe người trẻ thì quá tải, lao lực, người già thì không được đảm
bảo. Tất cả những hệ lụy đó nếu không được giải quyết thỏa đáng sẽ là thách thức to lớn
cho sự phát triển toàn diện của đất nước trong tương lai không xa.
- Tỷ lệ sinh giảm -> mất cân bằng dân số -> Ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống +
chăm sóc sức khỏe sau này.

VD: Nhật Bản có dân số già nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Vào cuối
thập niên này, tỷ lệ cứ một đứa trẻ dưới 15 tuổi sẽ tương ứng với 3 người về hưu và trong 6
người Nhật Bản sẽ có 1 người trên 80 tuổi -> Gây nặng nề cho quỹ phúc lợi xã hội, chăm sóc y
tế. Dân số quốc gia này sẽ sớm giảm gần 1 triệu người mỗi năm và nhiều người dự đoán rằng
một lúc nào đó trong thế kỷ tới, người Nhật Bản cuối cùng cũng sẽ “chết”.

Người cao tuổi ở Nhật Bản nắm giữ một nửa tài sản của đất nước -> Ảnh hưởng lớn tới
nến kinh tế, quỹ phúc lợi chăm sóc sức khỏe của đất nước sau này.

Nguồn: http://tapchimattran.vn/the-gioi/van-de-gia-hoa-dan-so-o-cac-nuoc-phat-trien-
10248.html

You might also like