Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 7

TRẮC NGHIỆM TÍNH CÁCH – DISC

Bài trắc nghiệm này được dựa trên lý thuyết rất nổi tiếng DISC, mô hình nghiên cứu để kiểm tra các hành vi cá nhân của
con người trong môi trường hoặc một tình huống cụ thể, sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về các thiên hướng hành vi, phong
cách bên ngoài và sở thích của từng cá nhân. DISC (Dominance – Influence – Steadiness – Conscientiousness) là chữ viết
tắt của chi phối, ảnh hưởng, kiên định và tận tâm.
Bản thân tất cả chúng ta đều sở hữu những đặc điểm này, nhưng một hoặc nhiều trong số này có thể chiếm ưu thế
hơn, không có đặc điểm tốt hay xấu.
Hãy thực hiện theo các bước dưới đây để tìm hiểu xem bạn là một người chi phối, người có sức ảnh hưởng, người kiên
định hay người tận tâm.
Bài tự phân tích này còn giúp bạn biết đặc điểm nổi bật nhất của mình theo nguyên lý DISC cả trong công việc, khi học
tập và lúc ở nhà là gì.
Thực hiện theo các bước ngay sau khi bạn đọc hướng dẫn. Không đọc toàn bộ bài viết, vì nếu như thế bạn sẽ không
thể hoàn thành bài trắc nghiệm với kết quả chính xác được.
Bước 1: Đọc và hiểu rõ các tính từ chỉ tính cách con người trong bảng sau:

Cột 1 Tích Cột 2 Tích Cột 3 Tích Cột 4 Tích


Mạnh mẽ X√ Lạc quan √ Thích nghi x√ Phân tích x
Cứng cỏi √ Nhiệt tình x√ Trung thành x Tỉ mỉ x
Thẳng thắn X Cầu tiến x Kiên nhẫn x Phục tùng
Tự tin x Nghị lực x Thông cảm x√ Chính xác x
Kiên quyết X Thuyết phục x Giỏi lắng nghe x√ Chi tiết x
Quyết định nhanh √ Sáng tạo x√ Kiềm chế x√ Cầu toàn
Mạo hiểm Hoạt ngôn √ Nhất quán Chu đáo x√
Cạnh tranh cao X Biết quan tâm X√ Khoan dung √ Tự trọng √
Độc lập x Hướng ngoại Hài hòa √ Nhạy cảm √
Hướng đến mục tiêu X Thân thiện x√ ổn định Chuyên sâu
Thúc đẩy Sôi nổi √ Suy diễn Cẩn thận x√
Kiểm soát √ Có tầm nhìn x Có kế hoạch x Nguyên tắc X√
Bước 2: - Đánh dấu X vào các từ miêu tả tính cách của bạn trong công việc
- Tương tự như thế, đánh dấu √ vào các từ miêu tả tính cách của bạn khi ở nhà

- Bạn có thể bỏ trống ở những từ không phù hợp hoặc không mô tả tính cách của bạn.
Bước 3: Với mỗi cột dọc hãy đếm số lượng của loại dấu X và √. Rồi cộng tổng số lượng của cả hai loại dấu.

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Dấu X: 7 Dấu X: 8 Dấu X: 8 Dấu X: 7
Dấu √: 4 Dấu √: 7 Dấu √: 6 Dấu √: 5
Tổng: 11 Tổng: 15 Tổng: 14 Tổng: 12
Kết quả được giải đáp như sau:
Điểm số của cột 1: Thể hiện cho mức độ chi phối, quyền lực, thúc đẩy.
Điểm số của cột 2: Thể hiện cho mức độ thuyết phục, gây ảnh hưởng, bao quát.
Điểm số của cột 3: Thể hiện cho mức độ kiên định, sự trầm tĩnh, ôn hòa.
Điểm số của cột 4: Thể hiện cho mức độ tận tâm, tuân thủ, tính hệ thống, nguyên tắc.
Dưới đây là các đặc điểm mô tả cho mỗi nhóm tính cách theo lý thuyết DISC:
Dominance – Người chi phối: Chỉ đạo, sáng tạo, liều lĩnh, giỏi giải quyết vấn đề, hướng đến kết quả, tự giác,
tự đề cao, thiếu kiên nhẫn, thích kiểm soát, gây ấn tượng đầu tiên mạnh mẽ, biểu đạt nhanh chóng nhưng hay áp
đặt.
Influence – Người ảnh hưởng: Duyên dáng, tự tin, thuyết phục, nhiệt tình, đầy cảm hứng, lạc quan, có sức
thuyết phục, bốc đồng, nhiều cảm xúc, thân thiện và hoạt bát, ít chi tiết.
Steadiness – Người kiên định: Lịch sự, ngoại giao, ôn hòa cao, trưởng thành, kiên nhẫn, nói năng chậm rãi,
hành động có chủ ý, tìm kiếm sự thật, hành động chủ ý, hay nghi ngờ, suy diễn.
Conscientiousness – Người tận tâm: Vô tư, giỏi lắng nghe, kiên nhẫn, chính xác cao, chân thành, ổn định,
thận trọng, giọng điệu đều đều, khó khuất phục, thích phân tích, ưu tư.

Hy vọng bạn thích thú với bài trắc nghiệm này, nó có thể giúp bạn hiểu thêm nhiều về bản thân.

Lưu ý: Bài trắc nghiệm này chỉ mang tính tham khảo. Kết quả cho thấy khuynh hướng tính cách nổi trội của
bản thân, mang tính tương đối.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: NHẬN BIẾT PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
Bài tập dưới đây sẽ đánh giá Phong Cách Lãnh Đạo của bạn.
Đọc từng câu dưới đây và khoanh tròn vào số hợp với cách xử sự thông thường của bạn. Nếu bạn xử sự khác
nhau với những nhân viên khác nhau, hãy xác định cách xử sự hay được dùng nhất.
HÃY ĐÁNH GIÁ TỪNG CÂU NÓI THEO THANG ĐIỂM PHÍA DƯỚI BẰNG CÁCH KHOANH TRÒN
VÀO SỐ PHÙ HỢP.
1. Hầu như không có
2. Có ít
3. Trung bình
4. Nhiều
5. Rất nhiều
BÀI TRẮC NGHIỆM PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
1. Tôi kiểm tra nhân viên định kỳ để đánh giá sự học tập và 1 2 3 4 5
tiến bộ của họ.
2. Tôi tổ chức họp định kỳ để ủng hộ chính sách và sứ mệnh 1 2 3 4 5
của công ty.
3. Tôi chỉ định nhân viên vào các nhóm công việc và đề nghị 1 2 3 4 5
họ hành động theo các chính sách có liên quan.
4. Tôi cho các nhân viên biết rõ nhiệm vụ và cho phép họ 1 2 3 4 5
quyết định nên hoàn tất như thế nào.
5. Tôi đảm bảo nhân viên quan tâm và hiểu các chính sách, thủ 1 2 3 4 5
tục của công ty.
6. Tôi công nhận các thành tích của nhân viên bằng sự động 1 2 3 4 5
viên và ủng hộ.
7. Tôi thảo luận về bất kỳ thay đổi nào về tổ chức hay chính 1 2 3 4 5
sách trước khi thực hiện.
8. Tôi thảo luận về sứ mệnh chiến lược của tổ chức với nhân 1 2 3 4 5
viên.
9. Tôi làm mẫu từng nhiệm vụ trong thực hiện một công việc. 1 2 3 4 5
10. Tôi thường hay gặp các nhân viên để thảo luận nhu cầu của 1 2 3 4 5
họ.
11. Tôi tránh đưa ra các xét đoán hay đánh giá quá sớm về các 1 2 3 4 5
ý tưởng.
12. Tôi yêu cầu nhân viên nghĩ xa và phát triển kế hoạch dài 1 2 3 4 5
hạn cho lĩnh vực của họ.
13. Tôi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá cho từng khía cạnh công 1 2 3 4 5
việc của nhân viên.
14. Tôi giải thích lợi ích của việc đạt được mục tiêu công việc 1 2 3 4 5
cho các nhân viên.
15. Tôi luôn chuyển vai trò điều phối cuộc họp giữa các thành 1 2 3 4 5
viên.
16. Tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của chất lượng nhưng cho 1 2 3 4 5
phép nhân viên của mình tự xác lập tiêu chuẩn kiểm soát.
17. Tôi yêu cầu nhân viên báo cáo lại sau khi hoàn tất mỗi bước 1 2 3 4 5
của công việc.
18. Tôi tổ chức các cuộc họp định kỳ để thảo luận tình hình 1 2 3 4 5
công việc.
19. Tôi cung cấp thời gian và nguồn lực cho nhân viên để động 1 2 3 4 5
viên mục đích phát triển của chính họ.
20. Tôi trông đợi các nhân viên tạo ra các mục tiêu của chính họ 1 2 3 4 5
và nộp lên tôi theo các mẫu hoàn chỉnh.
21. Tôi cố gắng giao việc theo các đơn vị nhỏ, dễ kiểm soát. 1 2 3 4 5
22. Tôi tập trung vào các cơ hội chứ không phải các vấn đề. 1 2 3 4 5
23. Tôi tránh đánh giá các vấn đề và mối lo ngại cho đến khi 1 2 3 4 5
chúng được thảo luận.
24. Tôi đảm bảo hệ thống thông tin kịp thời và chính xác và 1 2 3 4 5
thông tin được cung cấp cho nhân viên.

Để cho bảng trắc nghiệm, chúng ta sẽ nhóm các câu trả lời của bạn vào bốn nhóm để tạo nên sơ đồ dưới đây.
Bước 1: Hãy nhìn vào sơ đồ. Nó được chia thành 4 nhóm. Mỗi nhóm liệt kê thứ tự của
các câu tuyên bố trong bản trắc nghiệm.
Bước 2: Chuyển điểm số của các câu tuyên bố bạn đã chọn theo cột tương ứng với số
thứ tự của các câu này.
Bước 3: Cộng điểm số từng nhóm. Chuyển tổng điểm vào trong ô.
Bước 4: Bây giờ lấy tổng điểm của bạn và đưa vào các ô phù hợp trong sơ đồ.

3 4 2 4
7 3 TỔNG 6 4 TỔNG
11 4 10 3
15 1 14 4
19 3 (III) 21
16 18 4 (II)
23 1 22 2

4 5 1 3
8 3 TỔNG 5 5 TỔNG
12 2 9 2
16 3 13 5
23
20
20 2 (IV) 17 5 (I)
24 5 21 3

Bài tập 1:
Gần đây bạn để ý thấy có một nhân viên có vấn đề trong thực hiện công việc. Anh ta có vẻ có thái độ “bất
cần”. Bạn phải luôn luôn theo sát anh ta thì công việc mới được hoàn tất. Bạn nghi ngờ rằng anh ta
không có đủ chuyên môn để hoàn tất công việc có mức độ ưu tiên cao mà bạn giao cho anh ta. Bạn sẽ
A. Chỉ rõ các bước anh ta cần làm và kết quả bạn muốn. Làm rõ thời hạn và các công việc giấy tờ được yêu
cầu. Thường xuyên kiểm tra để thấy công việc tiến triển như mức cần thiết.
B. Chỉ rõ các bước anh ta làm và kết quả bạn muốn. Hỏi ý kiến anh ta và đưa vào nếu phù hợp. Hỏi anh ta
chia sẻ cảm giác về công việc được giao. Thường xuyên kiểm tra để thấy công việc tiến triển như mức
cần thiết.
C. Lôi cuốn anh ta vào giải quyết vấn đề của công việc này. Giúp đỡ và động viên anh ta sử dụng ý tưởng
của mình để hoàn tất dự án. Hỏi anh ta chia sẻ cảm giác về công việc được giao. Thường xuyên kiểm tra
để thấy công việc tiến triển như mức cần thiết.
D. Cho anh ta biết công việc này quan trọng như thế nào. Đề nghị anh ta phác họa kế hoạch hoàn tất công
việc và gửi cho bạn một bản. Thường xuyên kiểm tra để thấy công việc tiến triển như mức cần thiết.

Bài tập 2:
Kết cấu công việc của nhóm bạn đã thay đổi vì Công ty tái cấu trúc. Mức độ thực hiện công việc đã giảm
sút. Công việc không được hoàn thành đúng hạn. Sếp của bạn lo lắng. Các thành viên trong nhóm muốn
cải tiến công việc nhưng cần thêm kinh nghiệm và kỹ năng. Bạn sẽ
A. Đề nghị họ tự phát triển kế hoạch cải tiến công việc. Sẵn sang giúp đỡ khi họ cần. Hỏi xem họ cần tập
huấn luyện gì để cải tiến công việc và cung cấp nguồn lực họ cần. Tiếp tục theo dõi kết quả.
B. Thảo luận kế hoạch của bạn để giải quyết vấn đề này. Đề nghị họ đóng góp và đưa ý kiến của họ vào kế
hoạch nếu có thể được. Giải thích tính hợp lý của kế hoạch của bạn. Theo dõi xem việc thực hiện được
tiến hành như thế nào.
C. Phác thảo các bước cụ thể bạn muốn họ bám theo để giải quyết vấn đề này. Hãy cụ thể về thời gian cần
thiết và các kỹ năng bạn muốn họ học. Tiếp tục theo dõi kết quả.
D. Giúp họ quyết định một kế hoạch và động viên họ sáng tạo. Ủng hộ kế hoạch của họ trong khi tiếp tục
theo dõi kết quả.

Bài tập 3:
Do ngân sách bị cắt giảm nên cần phải tiến hành việc kiện toàn lại công việc. Bạn đề nghị một thành viên
nhiều kinh nghiệm chịu trách nhiệm cho việc này. Thành viên này đã từng làm việc trong tất cả các lĩnh
vực trong Phòng của bạn. Trong quá khứ cô ấy rất sẵn lòng giúp đỡ. Bạn cảm thấy cô ấy có thể thực hiện
được công việc này, tuy nhiên công việc này khá mới lạ với cô ấy. Bạn sẽ
A. Trấn an cô ta. Phác họa các bước cô ấy cần làm để thực hiện dự án này. Hỏi cô ta đóng góp ý kiến và
đưa vào nếu có thể nhưng đảm bảo cô ấy theo sát các bước tiếp cận chính của bạn. Thường xuyên kiểm
tra xem mọi việc diễn biến ra sao.
B. Trấn an cô ta. Đề nghị cô ta tự xử lý dự án như ý cô ấy muốn. Cho cô ấy biết bạn sẵn sang giúp đỡ. Kiên
nhẫn nhưng cũng thường xuyên kiểm tra xem mọi việc đang diễn biến ra sao.
C. Trấn an cô ta. Đề nghị cô ta xác định cách tiếp cận dự án tốt nhất. Giúp cô ta phát triển các chọn lựa và
động viên cô ấy dùng ý tưởng của mình. Thường xuyên kiểm tra xem cô ấy đang làm việc như thế nào.
D. Trấn an cô ta. Phác thảo kế hoạch chung và chỉ rõ các bước bạn muốn cô ta theo sát. Thường xuyên
kiểm tra xem các bước đang được triển khai như thế nào.

Bài tập 4:
Lần thứ hai trong tháng bạn có vấn đề với một nhân viên của bạn. Các báo cáo tiến độ thường chậm và
không hoàn tất. Trong năm trước anh ta nộp báo cáo hoàn tất và đúng hạn. Đây là lần đầu tiên bạn nói
chuyện với anh ta về vấn đề này. Bạn sẽ
A. Nói anh ta cải tiến việc hoàn tất báo cáo đúng hạn. Kiểm tra kỹ những chỗ chưa hoàn tất. Đảm bảo anh
ta biết điều gì được mong đợi và cách hoàn tất từng phần của báo cáo. Tiếp tục theo dõi việc thực hiện
của anh ta.
B. Đề nghị anh ta nộp báo cáo chính xác và đúng hạn mà không thúc dục. Tiếp tục theo dõi thực hiện của
anh ta.
C. Thảo luận thời gian và các tiêu chuẩn hoàn tất với anh ta. Lắng nghe các băn khoăn của anh ta nhưng
đảm bảo anh ta biết điều được trông đợi. Xem kỹ từng phần của báo cáo và trả lời tất cả các câu hỏi của
anh ta. Sử dụng ý kiến của anh ta nếu có thể. Tiếp tục theo dõi việc thực hiện của anh ta.
D. Hỏi vì sao công việc giấy tờ không hoàn tất. Lắng nghe các băn khoăn của anh ta và làm những gì bạn
có thể để giúp đỡ anh ta hiểu tầm quan trọng của việc hoàn tất và đúng hạn. Tiếp tục theo dõi việc thực
hiện của anh ta.

You might also like