Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Mục đích viết tiểu luận / poster / ppt?

- Cho người khác đọc? người khác là ai? Xác định đối tượng? bạn, anh chị và thầy cô
- Chủ đề nội dung đem lại sự hữu ích cho người đọc  thì người đọc hứng thú. Hữu ích ở đây là
gì? (là những vấn đề, thông tin liên quan đến môn Tiến hóa Đa dạng Sinh học); vấn đề đó là gi?
(xem đề cương nội dung môn học, giáo trình đã gửi,…để xây dựng xác định chủ đề cần viết)

A. Bài tiểu luận (essay)

Bối cảnh: Sinh viên chọn các bài báo/thông tin khoa học theo các chủ đề các bạn quan tâm. Các chủ
điểm quan tâm là: bài báo/thông tin liên quan tới Tiến hóa Đa dạng Sinh học, bài báo/thông tin khoa học
có điểm mới, bài báo/thông tin khoa học có vấn đề cần phê bình, … Sau đó, các bạn chọn một bài trong
số đó để đọc, hiểu, và viết theo cách của mình với các yêu cầu sau đây:

Nội dung

1- Nghiên cứu gì (tựa bài báo/vấn đề)


2- Bối cảnh của nghiên cứu: trong bài báo / thông tin khoa học điều gì đã làm trước đây và điều gì
chưa làm => VÌ SAO, LÝ DO (MOTIVATION): đây là điểm rất quan trọng trong bài báo lẫn trong
báo cáo. Từ đó đặt ra các câu hỏi nghiên cứu.
3- GIẢ THUYẾT nào đặt ra từ các câu hỏi?
4- Phương pháp nào đã thực hiện?
5- Kết quả đạt được?
6- Thảo luận
7- Kết luận
8- (Đề nghị / đề xuất) (Tùy bài báo có nhắc tới hay không nhắc tới)
9- Những phản biện nào tự mình / sinh viên rút ra khi đọc bài báo / thông tin khoa học

Trình bày

1- Cỡ chữ 12, Time New Romance hoặc Arial


2- Cách viết chữ số trong văn viết: số đếm dưới 10 viết thành chữ số (ví dụ: một, hai, ba, …). Trên
10 viết thành số (ví dụ: 10, 11, 12, …). Đầu câu số viết thành chữ (ví dụ: Hai con voi đang ăn mía;
Một trăm hai mươi con cá đang bơi dưới suối, …). Ví dụ: 120 khuẩn lạc  Số khuẩn lạc là 120
3- Các chữ kĩ, kí, lí, li, mĩ nên viết là kỹ, ký, kỳ, lý, ly, mỹ vì thì bài viết nhìn sẽ thẩm mỹ và trang
trọng.
4- Các dấu (. , ? ; : ! “) đi liền sau chữ viết, không có cách (ví dụ: chứ không phải ví dụ : ).
5- Trích dẫn theo một bài báo khoa học (ví dụ:…), trích dẫn trang web (tên trang chủ/địa chỉ
trang/ngày tháng năm truy cập) (ví dụ:…)
6- Hình ảnh sắc nét, trình bày đúng tỷ lệ thực tế (ví dụ:…)

7- Bài viết chỉ được nhận xét đánh giá Nội dung khi đạt yêu cầu hình thức trình bày văn bản.
8- Bài gửi dưới dạng Word để thầy cô dễ nhận xét trên bài.
B. Bài Thuyết trình / Poster
1. Nội dung khoa học
 Nêu được phạm vi và ý nghĩa của chủ đề: Tại sao chủ đề này có vai trò quan trọng?
 Câu hỏi nghiên cứu hay giả thuyết đặt ra có được trình bày và theo hệ quả một cách rõ
ràng theo ý nghĩa của chủ đề hay không?
 Cách tiếp cận chính về mặt phương pháp luận ở đây là gì? Nó có thể hiện rõ ràng là cách
tiếp cận phù hợp với câu hỏi nghiên cứu (giả thuyết)? Giải thích tại sao cách tiếp cận đó
phù hợp?
 Các kết quả chính của nghiên cứu là gì? Suy nghĩ về kết quả thì bạn có đồng ý với lựa
chọn nghiên cứu của tác giả?
 Bạn có câu hỏi nào liên quan tới những suy luận từ kết quả nghiên cứu không? Mức độ/
độ tin cậy của kết quả để từ đó các kết luận có được củng cố/hỗ trợ?
 Bạn có câu hỏi nào ngoài tiêu chí/ nội dung/ đánh giá được trình bày từ nghiên cứu mà
tác giả nhắc tới/đề cập tới?
 Những gợi ý hay ý kiến nào từ bạn (tự tổng hợp được) hay tác giả (đã nêu trong báo
cáo) cho các nghiên cứu tiếp theo sau hứa hẹn sẽ làm rõ hơn nữa chủ đề nghiên cứu
này?
2. Trình bày
 Sinh viên lựa chọn cách trình bày sao cho nội dung súc tích, dễ theo dõi, hấp dẫn… Đảm
bảo cân bằng giữa độ dài (thời lượng, số lượng,...) với nội dung thông tin cần trình bày.
 Có hệ thống tổ chức và làm sáng tỏ rõ ràng: phạm vi của nghiên cứu (toàn cảnh/big
picture) được giới thiệu dẫn đến sự hấp dẫn tăng lên và nêu được con đường đi đến câu
hỏi (đặt vấn đề); giả thuyết/câu hỏi nghiên cứu được trình bày và điều chỉnh(?); các kết
luận có phản ánh kết quả và đặt nghiên cứu trong bối cảnh/phạm vi lớn? Giải thích.
 Kỹ thuật hùng biện và “tiếp thị”/”rao bán”/”mời gọi” (quan hệ “kinh doanh” như đối lập
và ủng hộ, câu hỏi mang tính hùng biện); có thể dễ dàng theo dõi mạch chuyện? sự hấp
dẫn mang tính sáng tạo (vd: tạo ra sự mong đợi  làm sáng tỏ kết luận)
 Các hình ảnh và hiệu ứng (animations) được thêm vào sử dụng một cách sáng tạo, hợp
lý và phải lý giải được nội dung; có thể thuận tiện bố trí (lay-out) của các trang trình
chiếu (slides) hay poster để người nghe hiểu thêm nội dung. Bạn tự linh hoạt và đưa ra
các gợi ý để cải thiện.
 Cỡ chữ, font chữ phù hợp cho người xem đáp ứng: rõ ràng, dễ theo dõi.
 Ngôn ngữ và giọng nói (ngữ điệu, cách dùng từ, âm lượng, tốc độ, mạch lạc); kết nối với
thích giả (cử chỉ, điệu bộ, mô phỏng, cái nhìn). Cần luyện tập trước, có sự chuẩn bị.

You might also like