*Ứng dụng trực tiếp của Luật So sánh trong xây dựng Bộ luật Dân sự 1995

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1.

Cho ví dụ tại Việt Nam để chứng minh sự hỗ trợ của luật so sánh đối với công tác
lập pháp? 
*Ứng dụng trực tiếp của Luật So sánh trong xây dựng Bộ luật Dân sự 1995
 
Ban dự thảo Bộ luật Dân sự Việt nam 1995 ngay từ đầu đã có trong tay Bộ luật
Dân sự Liên bang Nga được ban hành năm 1964 là Bộ luật được pháp điển hoá với nhiều
sự kế thừa, tiếp thu các chế định pháp luật dân sự của thời Nga hoàng vốn theo mô hình
pháp luật dân sự của Bộ luật Dân sự Đức và cả nhiều chế định pháp luật dân sự La Mã
cổ đại. Cấu trúc của Bộ luật Dân sự Việt Nam đã được xây dựng theo mô hình Bộ luật
Dân sự của các nước cộng hoà trong Liên bang Xô Viết trước đây và của Cộng hoà Liên
bang Nga năm 1964 
Một số chế định pháp luật dân sự Xô Viết như: các chế định về hợp đồng, về
nghĩa vụ, về thừa kế đã có tác động tích cực đến sự hình thành của các chế định của Bộ
luật Dân sự 1995 .

2. Tại sao các quốc gia đang có xu hướng gia tăng hoạt động hài hòa hóa và nhất thể
hóa pháp luật? Luật so sánh hỗ trợ cho 02 hoạt động này như thế nào?
Nghiên cứu luật so sánh, đặc biệt là nghiên cứu các giải pháp về vấn đề nào đó
của pháp luật nước ngoài có khả năng tạo ra nguồn cung cấp các giải pháp pháp luật để
các nhà làm luật phân tích, đánh giá nhằm xây dựng các giải pháp cho hệ thống pháp luật
của nước mình.
 Hoạt động hài hòa, trên cơ sở phân tích đánh giá các giải pháp, các khái niệm
của pháp luật nước ngoài, các nhà làm luật sẽ xây dựng giải pháp riêng của pháp luật để
giải quyết vấn đề phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của quốc gia về kinh tế, chính trị,
truyền thống, văn hoá… Điều này xuất phát từ cơ sở cho rằng, mỗi quốc gia có những
điều kiện kinh tế – xã hội hoàn toàn khác nhau, vì vậy các nhà làm luật phải xây dựng các
văn bản pháp luật phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của nước mình. Do đó, trên cơ sở
nghiên cứu kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài, nhà làm luật xây dựng các quy định
phù hợp với hệ thống pháp luật của nước mình. Nói cách khác, trên cơ sở các giải pháp
pháp luật của các quốc gia, nhà làm luật “có thể tạo ra giải pháp mới, tối ưu hơn tất cả
các giải pháp khác, khác với các giải pháp của các quốc gia khác ” và phù hợp với điều
kiện và hoàn cảnh của quốc gia. Như vậy, các giải pháp, các khái niệm hoặc các quy
phạm pháp luật của nước ngoài sẽ được thể vận dụng để xây dựng các giải pháp trong hệ
thống pháp luật của nước mình.
Nhất thể hóa pháp luật , để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của quốc
gia, các nhà làm luật có thể tiến hành việc “cấy ghép” tức là đưa các quy phạm pháp luật,
các văn bản từ hệ thống pháp luật này vào hệ thống pháp luật khác trong quá trình xây
dựng pháp luật hoặc cải cách pháp luật. Nói cách khác, trong quá trình xây dựng pháp
luật hoặc cải cách hệ thống pháp luật, nhà làm luật có thể “nhập khẩu” quy phạm pháp
luật hoặc văn bản pháp luật cụ thể của một hệ thống pháp luật nào đỏ vào hệ thống pháp
luật củanước mình. Để đảm bảo cho các quy phạm pháp luật hoặc các đạo luật của nước
ngoài khi đưa vào hệ thống pháp luật của quốc gia có thể vận hành một cách hiệu quả,
các nghiên cứu so sánh sẽ giúp cho các nhà làm ít đánh giá cũng như dự báo được khả
năng tương thích của quy phạm pháp luật nước ngoài khi đưa vào áp dụng trong 1 thống
pháp luật của quốc gia.
 Như vậy, luật so sánh mở rộng nguồn các giải pháp pháp luật về một vấn đề cụ
thể nào đó mà pháp luật của các nước đã và đang phải đối mặt. Nhờ đó, thay vì việc tự
mình tìm kiếm, xây dựng và thử nghiệm các giải pháp cho pháp luật của nước mình với
những rủi ro khó lường trước, dựa vào luật so sánh và làm luật có thể xây dựng và cải tổ
hệ thống pháp luật của mình trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm hoặc cấy ghép pháp luật
nước ngoài trong quá trình xây dựng pháp luật. Vì vậy, so sánh các hệ thống pháp luật
làm tăng khả năng thành công của việc cải cách hệ thống pháp luật của quốc gia.

You might also like