Quyen Luc Chinh Tri

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 7

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2020
1
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ

1. Thông tin về giảng viên


1.1. Thông tin giảng viên 1
- Họ và tê: Lưu Minh Văn
- Chức danh: giảng viên chính
- Học vị: tiến sĩ
- Điện thoại: 0983.115.658; email. nvminhvan@yahoo.com
- Thời gian và địa điểm làm việc: Giờ hành chính của các ngày 2,4,6 hàng tuần,
tại Khoa Khoa học Chính trị, phòng 208, nhà C, Trường đại học KHXH&NV, 336
đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội

- Các hướng nghiên cứu:


+ Phương pháp nghiên cứu chính trị học
+ Các Lý thuyết chính trị
+ Địa chính trị
1.2. Thông tin giảng viên 2
- Họ và tên: Lê Minh Quân
- Chức danh: giảng viên cao cấp
- Học hàm, học vị: PGS.TS
- Điện thoại: 0912120544; email: minhquanipolitic@gmail.com

- Giờ hành chính của các ngày làm việc trong tuần, tại Học viện CTQGHCM,
135 Nguyễn Phong Sắc, Nghĩa Tân, Hà Nội

- Các hướng nghiên cứu chính:


+ Quyền lực chính trị
+ Dân chủ & dân chủ hóa
+ Hệ thống chính trị
+ Đảng cầm quyền
1.3. Thông tin giảng viên 3
- Họ và tên: Nguyễn Văn Thắng
- Chức danh, học hàm, học vị: ThS, giảng viên

2
- Điện thoại: 097 990 586; email: moonlightvn90@gmail.com
- Giờ hành chính của các ngày làm việc trong tuần, tại Khoa Khoa học Chính
trị, nhà C, trường đại học KHXH&NV, 336 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân,
Hà Nội
- Các hướng nghiên cứu chính:
+ Quyền lực chính trị
+ Chính trị và truyền thông
2. Thông tin chung về môn học
- Tên học phần: Quyền lực chính trị
- Mã học phần: POL3012
- Số tín chỉ: 3
- Môn học: Bắt buộc
- Số giờ tín chỉ:
+ Lý thuyết: 39
+ Thực hành: 06
+ Tự học: 00
- Địa chỉ Khoa/Bộ môn phụ trách môn học: Khoa Khoa học Chính trị, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, nhà C, số 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà
Nội.

3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần


3.1. Mục tiêu chung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức kiến thức cơ bản,
cách tiếp cận của chính trị học về quyền lực và quyền lực chính trị; giúp sinh viên
bước đầu biết vận dụng lý thuyết về quyền lực chính trị để phân tích, giải quyết các
quan hệ quyền lực chính trị trong đời sống xã hội.
3.2. Chuẩn đầu ra của học phần
- Về kiến thức:
Sinh viên nắm được:
+ Những nội dung cơ bản của lý luận về quyền lực chính trị;
+ Bản chất, cách thức tổ chức thực thi quyền lực chính trị của nhân dân ở VN.
- Về kỹ năng:

3
+ có kỹ năng vận dụng lý luận quyền lực chính trị trong phân tích những vấn đề
chính trị - xã hội;
+ Có khả năng làm việc theo nhóm;
+ có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.
- Về thái độ:
Giúp cho sinh viên nâng cao tính tích cực chính trị trong đời sống chính trị xã
hội.
4. Tóm tắt nội dung môn học
Môn học quyền lực chính trị nghiên cứu các quan hệ quyền lực trong đời sống
chính trị - xã hội. Nội dung môn học bao quát [và được tổ chức theo trật tự logic] các
nội dung cơ bản sau: quan niệm, khái niệm, phân loại đến chức năng, kết cấu và đặc
trưng của quyền lực chính trị; phương thức thực thi, các nhân tố bảo đảm thực thi và
kiểm soát quyền lực chính trị; quyền lực nhà nước; con người với tính cách chủ thể
của quyền lực chính trị; tổ chức và thực thi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước ở
một số nước trến thế giới hiện nay đến việc tổ chức; thực thi quyền lực chính trị,
quyền lực nhà nước, quyền lực của nhân dân ở Việt Nam hiện nay, v.v.. Các nội dung
cơ bản nói trên được tiếp cận cả trên phương diện lý luận chung và những vấn đề hiện
đại, thời sự trong nghiên cứu quyền lực chính trị của xã hội đương đại.
5. Nội dung chi tiết môn học
Chương 1. Dẫn nhập: Quyền lực, quyền lực chính trị và môn học quyền lực chính
trị
1.1. Quyền lực
1.1.1. Quyền lực: khái niệm và phân loại
1.1.2. Chức năng, kết cấu và đặc trưng của quyền lực
1.2. Quyền lực chính trị
1.2.1. Các cách tiếp cận nghiên cứu quyền lực chính trị
1.2.2. Định nghĩa, đặc trưng của quyền lực chính trị
1.2.3. Chức năng, kết cấu của quyền lực chính trị
1.2.4. Các loại quyền lực chính trị
1.3. Môn học quyền lực chính trị trong cơ cấu chuyên ngành chính trị học
1.3.1. Quyền lực chính trị - vấn đề trung tâm của chính trị học
1.3.2. Một số vấn đề phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu môn học.
Chương 2. Phương thức và nhân tố đảm bảo thực thi quyền lực chính trị
2.1. Các phương thức thực thi quyền lực chính tri
2.2. Các nhân tố đảm bảo thực thi quyền lực chính trị
Chương 3. Kiểm soát quyền lực chính trị

4
3.1. Định nghĩa, tính tất yếu và mục tiêu của kiểm soát quyền lực chính tri
3.2. Nội dung, hình thức kiểm soát quyền lực chính trị
3.3. Phương thức và cơ chế kiểm soát quyền lực chính tri
Chương 4. Chủ thể của quyền lực chính trị
4.1. Con người chính trị với tư cách là chủ thể quyền lực chính trị
4.2. Phân loại và đặc điểm của con người chính trị
Chương 5. Tổ chức và thực thi quyền lực chính trị ở một số nước trên thế giới
5.1. Tổ chức và thực thi quyền lực chính trị ở Anh
5.2. Tổ chức và thực thi quyền lực chính trị ở Mỹ
5.3. Tổ chức và thực thi quyền lực chính trị ở Pháp
5.4. Tổ chức và thực thi quyền lực chính trị ở Nhật Bản
5.5. Tổ chức và thực thi quyền lực chính trị ở Nga
5.6. Tổ chức và thực thi quyền lực chính trị ở Trung Quốc
Chương 6. Quyền lực chính trị trong xã hội hiện đại
6.1. Ảnh hưởng của sự phát triển mới của thế giới hiện đại đến quyền lực chính
trị
6.2. Sự thay đổi của quyền lực chính trị trong xã hội hiện đại
Chương 7. Quyền lực chính trị của nhân dân và tổ chức, thực thi quyền lực chính
trị của nhân dân ở Việt Nam
7.1. Quyền lực chính trị của nhân dân
7.2. Tổ chức, thực thi quyền lực chính trị của nhân dân ở Việt Nam
7.3. Đảm bảo quyền lực chính trị của nhân dân ở Việt Nam hiện nay.

6.1 Học liệu bắt buộc


1. Lê Minh Quân (chủ biên) & Lưu Minh Văn (2017), Giáo trình Quyền lực
chính trị, Nxb. ĐHQGHN
6.2 Học liệu tham khảo
2. Ph. Ăngghen, Bàn về quyền uy, C. Mác và Ph. Ăngghen, toàn tập, tập 4, Nxb.
CTQG, 1995
3. Joseph S. Nye, Jr (2016), Tương lai của quyền lực, Nxb. Thông tin và Truyền
thông.
4. Trịnh Thị Xuyến (2009), Kiểm soát quyền lực nhà nước – một số vấn đề lý
luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb. CTQG
5. Ngân hàng thế giới (1997), Nhà nước trong một thế giới chuyển đổi – báo
cáo phát triển thế giới năm 1997, Nxb. CTQG

5
6. Jeffrey Pfeffer (2016), Quyền lực – vì sao người có kẻ không?, Nxb. Lao
động.
7. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên, 2007), Hệ thống chính trị Anh, Pháp, Mỹ,
Nxb. CTQG
7. Lịch trình tổ chức dạy học
Tuần Nội dung chính Tài liệu cần đọc Ghi chú
Tuần 1 Chương 1, mục 1, 2 Tài liệu số 1, 2, 3, 6
Tuần 2 Chương 1, mục 2 (tiếp), 3 Tài liệu số 1
Tuần 3 Chương 2, mục 1, 2 Tài liệu số 1
Tuần 4 Chương 3, mục 1 Tài liệu số 1, 3, 4
Tuần 5 Chương 3, mục 2, 3 Tài liệu số 1, 3, 4, 5
Tuần 6 Thảo luận chương 1,2,3
Tuần 7 Chương 4, mục 1,2 Tài liệu số 1
Tuần 8 Chương 5, mục 1,2 Tài liệu số 1, 7
Tuần 9 Chương 5, mục 3,4 Tài liệu số 1, 7
Tuần 10 Chương 5, mục 5,6 Tài liệu số 1, 7
Tuần 11 Thảo luận chương 4,5
Tuần 12 Chương 6, mục 1, 2 Tài liệu số 1
Tuần 13 Chương 7, mục 1,2,3 Tài liệu số 1
Tuần 14 Thảo luận chương 6,7 Tài liệu số 1
Tuần 15 Ôn tập

8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu của giảng viên
- Yêu cầu về cách thức đánh giá, tính điểm chuyên cần, mức độ tham gia các hoạt
động trên lớp, các quy định về thời hạn, chất lượng các bài tập, bào kiểm tra…
- Các yêu cầu vê tự học
- Các yêu cầu về sử dụng website học phần (nếu có)
- Các yêu cầu về kiểm tra – đánh giá thường xuyên
9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
Hình thức Mục đích Trọng số
Kiểm tra - đánh giá - Chuyên cần 10%
thường xuyên - Tinh thần, thái độ học tập trên lớp
- Các bài tập
Kiểm tra - đánh giá Sinh viên làm bài theo hình thức kiểm tra trên lớp 30%
giữa kỳ hoặc viết bài ở nhà....
Kiểm tra - đánh giá - Kiểm tra - đánh giá cuối kì; hình thức thi: viết/vấn 60%
cuối kỳ đáp
Tổng số 100%
Trưởng Khoa Chủ nhiệm Bộ môn Giảng viên

6
Lưu Minh Văn

You might also like