Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 94

đ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


KHOA LUẬT

LÊ THỊ HỒNG HẢI

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI


TRONG KHUÔN KHỔ WTO

Chuyên ngành: Luật quốc tế


Mã số: 60 38 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Phước Hiệp

HÀ NỘI - 2009
MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH 4
CHẤP THƯƠNG MẠI TRONG KHUÔN KHỔ WTO

1.1. Tổng quan quá trình hình thành và phát triển chế định giải 4
quyết tranh chấp thương mại của WTO
1.1.1. Khái niệm tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO 4
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển chế định giải quyết tranh 7
chấp thương mại của WTO
1.1.2.1. Giai đoạn từ 1948 - 1995 7
1.1.2.2. Giai đoạn từ 1995 đến nay 9
1.2. Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO 10
1.2.1. Mục tiêu của hoạt động giải quyết tranh chấp của WTO 10
1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động giải quyết tranh chấp 15
của WTO
1.2.3. Quyền tài phán của WTO 17
1.2.3.1. Phạm vi quyền tài phán chung 17
1.2.2.2. Quyền tài phán bắt buộc 18
1.2.4. Các bên nguyên đơn, bị đơn và bên thứ ba DSMWTO 18
1.2.5. Các loại đơn kiện và những lập luận cần có trong quá trình 19
giải quyết tranh chấp tại WTO
1.2.6. Các thiết chế tham gia hệ thống giải quyết tranh chấp của 21
WTO và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp
1.2.7. Các phương pháp giải quyết tranh chấp và trình tự, thủ tục 23
tố tụng tại WTO
1.2.7.1. Các phương pháp giải quyết tranh chấp 23
1.2.7.2. Trình tự, thủ tục tố tụng tại WTO 27
1.2.8. Các thành viên là nước đang phát triển trong DSM/WTO 30
1.2.9. Vòng đàm phán Đôha và tiến trình phát triển hệ thống giải 33
quyết tranh chấp của WTO
Chương 2: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO 36
2.1. Tổng quan về thực tiễn giải quyết tranh chấp của WTO 36
2.1.1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp theo lĩnh vực 37
2.1.1.1. Tranh chấp trong lĩnh vực thương mại hàng hóa 38
2.1.1.2. Tranh chấp trong lĩnh vực thương mại dịch vụ 42
2.1.1.3. Tranh chấp trong lĩnh vực thương mại liên quan đến quyền 45
sở hữu trí tuệ
2.1.2. Thực tiễn các nước đang phát triển tham gia vào DSM/WTO 46
2.1.3. Kháng cáo và thực hiện phán quyết của DSB 49
2.2. Đánh giá thực tiễn giải quyết tranh chấp của WTO 51
2.2.1. Ưu điểm 51
2.2.2. Hạn chế 55
2.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ thực tiễn giải quyết 60
tranh chấp của WTO
Chương 3: HỆ THỐNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO 62
VÀ NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT
NAM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC THI QUY CHẾ
THÀNH VIÊN WTO

3.1. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập WTO 62
và tham gia giải quyết tranh chấp của WTO
3.1.1. Cơ hội 62
3.1.2. Thách thức 67
3.2. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách và pháp 72
luật Việt Nam để nâng cao hiệu quả sử dụng DSM/WTO
3.2.1. Phương hướng hoàn thiện chính sách và pháp luật Việt Nam 72
để nâng cao hiệu quả sử dụng DSM/WTO
3.2.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách và pháp luật Việt 74
Nam nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng DSM/WTO
3.2.2.1. Giải pháp về xây dựng pháp luật 74
3.2.2.2. Giải pháp về tổ chức bộ máy 77
3.2.2.3. Giải pháp tăng cường nguồn nhân lực 78
3.2.2.4. Tuyên truyền và phổ biến kiến thức về WTO 80
3.2.2.5. Nghiên cứu, vận dụng thành công những ưu đãi và bài học 81
kinh nghiệm của WTO dành cho các nước đang phát triển
3.2.2.6. Tích cực theo kiện và chuẩn bị tốt tài liệu tố tụng 81
3.2.2.7. Chuẩn bị tốt về tài chính khi theo kiện 82
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á


DSB Cơ quan giải quyết tranh chấp
DSM Cơ chế giải quyết tranh chấp
DSU Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải
quyết tranh chấp
GATS Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
Hiệp định WTO Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới
SCM Trợ cấp và các biện pháp đối kháng
SPS Các biện pháp kiểm dịch động thực vật
TRIPS Các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu
trí tuệ
UNCITRAL Ủy ban Luật thương mại quốc tế Liên hợp quốc
WTO Tổ chức Thương mại thế giới
danh môc c¸c b¶ng

sè hiÖu Tªn b¶ng Trang


b¶ng
1.1 Khung thời gian cho một quy trình tố tụng thông thường 29

danh môc c¸c biÓu ®å

sè hiÖu Tªn biÓu ®å Trang


biÓu ®å
1.1 Số lượng vụ tranh chấp đã giải quyết của WTO 37
2.2 Những lĩnh vực tranh chấp chủ yếu WTO tập trung giải quyết 38
2.3 Tỷ lệ tham gia DSM với tư cách nguyên đơn của các nước 47
đang phát triển
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước
ta. Điều này đã được thể hiện qua nhiều văn kiện quan trọng, trong đó, Nghị
quyết số 08-NQ/TW ngày 05/02/2007 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung
ương đã đưa ra những đánh giá về tình hình mới sau khi Việt Nam gia nhập
WTO, nhấn mạnh những cơ hội, thách thức và đặt ra một số chủ trương, chính
sách lớn của Việt Nam trong giai đoạn khi Việt Nam là thành viên của WTO.
Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về cải cách tư pháp của Bộ Chính
trị cũng đặt ra những nhiệm vụ tăng cường tìm hiểu luật lệ thương mại quốc tế.

Tranh chấp thương mại quốc tế là vấn đề khó tránh khỏi đối với Việt
Nam trong quá trình hội nhập. So với nhiều nước, kể cả các nước trong khu vực
thì Việt Nam tham gia vào thương mại toàn cầu khi các quy tắc và chuẩn mực
thương mại quốc tế về cơ bản đã được hình thành và phát triển. Vì vậy, đối với
Việt Nam, một vấn đề rất quan trọng là ngay từ khi bắt đầu tham gia hội nhập
kinh tế thế giới cần phải nghiên cứu, tìm hiểu những luật lệ thương mại quốc
tế để tận dụng tốt cơ hội đồng thời tránh những rủi ro pháp lý không đáng có.

Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Bước vào "sân chơi chung" WTO, tất
yếu chúng ta phải nghiên cứu, tìm hiểu các luật lệ, quy tắc của WTO, trong đó
có các quy định về giải quyết tranh chấp thương mại nhằm chủ động tham gia
thương mại quốc tế, hạn chế rủi ro và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của Việt Nam.

Vì những lý do trên, vấn đề: "Giải quyết tranh chấp thương mại
trong khuôn khổ WTO" là một hướng nghiên cứu có ý nghĩa về lý luận và

1
thực tiễn trong bối cảnh hiện nay tại Việt Nam. Do vậy, em đã chọn vấn đề
này làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm gần đây, vấn đề giải quyết tranh chấp trong WTO
đã có một số công trình nghiên cứu:

Ở trong nước có Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên (MUTRAP) do


Liên minh Châu Âu tài trợ, Bộ Công thương phối hợp thực hiện; Dự án hỗ trợ
cải cách pháp luật Việt Nam (LERAP) của Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế
Canada (CIDA), Bộ Tư pháp phối hợp thực hiện; Dự án Hỗ trợ Thúc đẩy
Thương mại (STAR) là dự án hỗ trợ kỹ thuật do Cơ quan Hỗ trợ Phát triển
Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ. Các dự án này đều có nhiều hoạt động,
nghiên cứu, đào tạo liên quan đến các quy định của WTO, trong đó có chế
định giải quyết tranh chấp thương mại của WTO.

Ngoài ra có một số công trình, luận văn thạc sĩ như: "Các nước đang
phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới",
của TS Nguyễn Vĩnh Thanh, ThS. Lê Thị Hà, Nxb Lao động xã hội, 2006;
"Vài nét về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp theo WTO", của Trần
Mai Hùng, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (số chuyên đề), 2004; "Cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO với các nước đang phát triển", Luận văn thạc sĩ
Luật học của Phạm Thị Hường;…

Các công trình và những bài viết nêu trên có đề cập đến những khía
cạnh khác nhau về cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của WTO.
Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu về thực tiễn giải quyết
tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO và rút ra bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam. Ở nước ngoài, các tài liệu về giải quyết tranh chấp của WTO
có tương đối nhiều và phổ biến nhưng hầu hết đều được viết bằng tiếng nước
ngoài. Vì vậy, trong xu thế hội nhập hiện nay, việc nghiên cứu một cách có hệ
thống về vấn đề này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

2
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp thương
mại trong khuôn khổ pháp luật WTO và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam. Luận văn không tập trung nghiên cứu vấn đề tác nghiệp trong giải quyết
tranh chấp, quy tắc đạo đức nghề nghiệp và thực tiễn thi hành quyết định giải
quyết tranh chấp của Ban hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để làm rõ vấn đề trên, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp,
đối chiếu so sánh. Các phương pháp cụ thể này được thực hiện trên nền tảng của
phương pháp biện chứng, trên cơ sở các quan điểm, đường lối kinh tế của Đảng
về chính sách đối ngoại và quan điểm hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế, gắn với
mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
5. Những đóng góp của luận văn
Là một đề tài về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, qua nghiên
cứu, phân tích hệ thống giải quyết tranh chấp thương mại của WTO luận văn
góp phần khái quát hóa và giới thiệu hệ thống giải quyết tranh chấp thương
mại của WTO hiện nay; nhận định, đánh giá, phân tích, so sánh, từ đó đưa ra
những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống giải quyết tranh
chấp này đối với Việt Nam.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về giải quyết tranh chấp thương mại
trong khuôn khổ WTO.
Chương 2: Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại của WTO.
Chương 3: Hệ thống giải quyết tranh chấp thương mại của WTO và
những cơ hội, thách thức đối với Việt Nam trong quá trình thực thi quy chế
thành viên WTO.

3
Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIẢI QUYẾT


TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI TRONG KHUÔN KHỔ WTO

1.1. TỔNG QUAN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỊNH
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI CỦA WTO

1.1.1. Khái niệm tranh chấp thƣơng mại trong khuôn khổ WTO

Thuật ngữ "tranh chấp" được hiểu theo nghĩa thông thường là bất đồng,
xung đột, tranh cãi về quyền hoặc nghĩa vụ mà trong đó việc khẳng định
quyền của một bên được đáp lại bằng sự từ chối, phủ nhận hay yêu cầu ngược
lại của phía bên kia.

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do Hoàng Phê chủ
biên thì tranh chấp là đấu tranh, giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là
trong vấn đề quyền lợi giữa hai bên [31].

Khái niệm thương mại quốc tế, theo định nghĩa của UNCITRAL được
hiểu theo nghĩa rất rộng, bao gồm mọi hoạt động kinh doanh trên thị trường
quốc tế, tức là bao gồm mọi hoạt động thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế
từ mua bán hàng hóa hữu hình đến các dịch vụ như bảo hiểm, tài chính, tín
dụng, chuyển giao công nghệ, thông tin, vận tải, du lịch… [16]. Theo định
nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt động của thương mại bao quát hầu hết
các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bán hàng hóa và dịch
vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong thương mại. WTO với cách quan niệm
hiện đại về thương mại thì cho rằng các hoạt động thương mại là tất cả các
hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bất kể đó là hàng hóa, dịch vụ hay đầu tư...

WTO được thành lập ngày 01/01/1995 theo Hiệp định Marrakesh.
Cùng với việc thành lập WTO, chế định giải quyết tranh chấp thương mại

4
của tổ chức này được kế thừa và phát triển. Trong đó, WTO quan niệm
"tranh chấp thương mại" là tranh chấp ở phạm vi quốc tế, được dùng để chỉ
các bất đồng giữa các nước thành viên WTO khi một nước cho rằng quyền
lợi của mình theo một hiệp định nào đó của WTO bị triệt tiêu đi hay bị xâm
hại do việc một nước thành viên khác áp dụng một biện pháp thương mại
hoặc không thực hiện một nghĩa vụ (khiếu kiện vi phạm); hoặc khi việc đạt
được mục tiêu của hiệp định bị cản trở, triệt tiêu hoặc suy giảm quyền lợi
thương mại do biện pháp thương mại của một thành viên bất kể là biện pháp
này có trái với nghĩa vụ thành viên hay không (khiếu kiện không có vi phạm);
hoặc khi có bất kỳ tình tiết nào đem lại thiệt hại về quyền lợi hay cản trở đạt
mục tiêu hiệp định (khiếu kiện tình huống). Hơn nữa, một bất đồng chỉ trở
thành một tranh chấp của WTO khi nó được chính thức thông báo cho Ban
thư ký WTO [16, tr. 270].

Như vậy, trong khuôn khổ WTO, tranh chấp thương mại được hiểu là
bất đồng giữa các thành viên WTO liên quan đến việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ theo các Hiệp định và thỏa thuận của WTO và bất đồng này được
thông báo chính thức cho Ban thư ký WTO.

Từ định nghĩa trên, có thể rút ra một số đặc điểm của tranh chấp
thương mại trong khuôn khổ WTO như sau:

Thứ nhất, tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO là tranh chấp
thương mại quốc tế liên quốc gia, liên chính phủ;

Thứ hai, các bên tranh chấp là thành viên WTO. Các tổ chức quốc tế,
các cá nhân, pháp nhân… không thể là một bên của tranh chấp;

Thứ ba, khách thể của tranh chấp luôn liên quan đến việc thực hiện
các quyền và nghĩa vụ theo các Hiệp định và thỏa thuận của WTO;

Thứ tư, tranh chấp phải được giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh
chấp của WTO (DSM).

5
Tranh chấp thương mại là một trong những hệ quả của hoạt động
thương mại, đặc biệt là trong thương mại quốc tế (do xung đột pháp luật, bất
đồng ngôn ngữ…). Vì vậy, giải quyết tranh chấp phát sinh là một nhu cầu tất
yếu khách quan.

Giải quyết tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO theo nghĩa
chung nhất có thể hiểu là cách thức, phương pháp hoặc các hoạt động của
WTO để điều chỉnh các bất đồng, các xung đột giữa các thành viên WTO liên
quan đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo các Hiệp định và thỏa
thuận của WTO nhằm khắc phục và loại trừ các tranh chấp đã phát sinh, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc
tế, bên cạnh việc đẩy mạnh các quan hệ kinh tế song phương, Việt Nam đã
tham gia vào các tổ chức quốc tế đa phương như Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN), WTO… Việc giải quyết tranh chấp thương mại của WTO
có nhiều ưu việt hơn giải quyết tranh chấp của các tổ chức quốc tế khác.

Giải quyết tranh chấp thương mại trong ASEAN chủ yếu được quy định
trong nghị định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại (Nghị định
thư ASEAN). Các quy định của Nghị định thư ASEAN được thể hiện đơn
giản, ngắn gọn và khác với cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO ở một số
điểm như: Cơ quan xem xét phúc thẩm là Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế các
nước ASEAN (bao gồm các chính trị gia), thay vì là các học giả, chuyên gia
pháp luật, thương mại quốc tế nổi tiếng; việc thông qua phán quyết hay khuyến
nghị trong Nghị định thư ASEAN theo nguyên tắc quá bán; việc thi hành các
phán quyết và khuyến nghị, theo nghị định thư ASEAN chưa được quy định
rõ. DSM của ASEAN được tồn tại để giải quyết các tranh chấp thương mại.
Tuy nhiên, cơ chế này cho đến nay vẫn chưa được thử nghiệm trên thực tế
nên khó có thể có một đánh giá chính xác. Nhưng theo đánh giá của nhiều nhà

6
bình luận quốc tế, so với DSM của ASEAN, chế định giải quyết tranh chấp
thương mại của WTO có nhiều ưu việt hơn.

DSM của WTO không chỉ bao gồm Điều 22 và 23 của GATT mà còn
có cả Thỏa thuận về các Quy tắc và Thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh
chấp - DSU (Dispute Settlement Understanding), được biết đến như là phụ
lục 2 của Hiệp định thành lập WTO, gồm 27 điều và 4 phụ lục. Ngoài ra,
trong các tranh chấp liên quan đến một số vấn đề thương mại cụ thể, còn có
các hiệp định đặc biệt hay bổ sung được quy định tại một số hiệp định liên
quan (được liệt kê tại phụ lục 2 của DSU). Các quy định đặc biệt hay bổ sung
có giá trị ưu tiên áp dụng trong trường hợp có sự khác nhau giữa các quy định
này với các quy định của DSU (Điều 1.2 của DSU). Tuy nhiên, các quy định
của DSU vẫn được coi là xương sống của cơ chế giải quyết tranh chấp của
WTO. DSU quy định các phương pháp, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp,
bảo đảm tính công bằng, thống nhất, khách quan, đồng thời cũng đưa ra các
biện pháp bảo đảm thi hành các khuyến nghị, phán quyết của cơ quan giải
quyết tranh chấp.

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển chế định giải quyết
tranh chấp thƣơng mại của WTO

Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO là sự đổi mới và kế thừa các
quy định về giải quyết tranh chấp của hệ thống thương mại đa phương trước
đó trên cơ sở của GATT 1947. Quá trình hình thành và phát triển chế định
giải quyết tranh chấp thương mại của WTO có thể chia làm hai giai đoạn là
giai đoạn từ 1948-1995 và từ 1995 đến nay.

1.1.2.1. Giai đoạn từ 1948 - 1995

Tuy GATT 1947 thất bại trong việc lập ra Tổ chức thương mại quốc tế
(ITO) và không đặt ra việc soạn thảo cơ chế giải quyết tranh chấp nhưng trên
thực tế có Điều XXII và Điều XXIII quy định tổng quan về vấn đề này.

7
Những nguyên tắc đầu tiên trong Điều XXIII:2 của GATT 1947 quy
định rằng, bản thân các bên ký kết phải với tư cách là tập thể để giải quyết bất
kỳ tranh chấp nào giữa các bên ký kết. Vì vậy, các tranh chấp trong những
năm đầu được Chủ tịch Hội đồng GATT đưa ra phán quyết. Sau này, các
tranh chấp được chuyển đến các Ban công tác (Working Party) gồm đại diện
của tất cả các bên ký kết có liên quan, bao gồm cả các bên tranh chấp. Những
ban công này thông qua báo cáo trên cơ sở quyết định đồng thuận. Ban công
tác sớm bị thay thế bởi Ban Hội thẩm gồm từ 3 - 5 chuyên gia độc lập của các
nước thành viên GATT. Ban Hội thẩm làm báo cáo gửi Hội đồng GATT và
phải được tất cả các thành viên của GATT đồng ý thì báo cáo mới được thông
qua (nguyên tắc đồng thuận tuyệt đối). Vì vậy, thủ tục giải quyết tranh chấp
giai đoạn này mang tính ngoại giao là chính.

Những quyết định và thỏa thuận quan trọng nhất trước Vòng Urugoay
gồm: Quyết định ngày 05/4/1966 về các thủ tục theo Điều XXIII; Thỏa thuận
về thông báo, tham vấn, giải quyết tranh chấp và giám sát, được thông qua
ngày 28/11/1979; Quyết định về giải quyết tranh chấp, trong Tuyên bố Bộ
trưởng ngày 29/11/1982; Quyết định về giải quyết tranh chấp ngày
30/11/1984 [23].

Từ năm 1983, Phòng pháp luật GATT phối hợp Ban Hội thẩm soạn
thảo các báo cáo về giải quyết tranh chấp (case by case). Trước đó, báo cáo về
giải quyết tranh chấp được Ban Hội thẩm sau áp dụng rộng rãi như là các "án
lệ" thương mại quốc tế, Ban Hội thẩm bắt đầu sử dụng các quy tắc tập quán
trong giải thích công pháp quốc tế.

Như vậy, trong giai đoạn từ 1948-1995, chế định giải quyết tranh chấp
đi từ "tài phán ngoại giao (diplomat’s jurisprudence) sang chế định giải quyết
tranh chấp dựa trên hệ thống tài phán bán tư pháp (Rules - based system of
dispute settlement through adjudication).

8
Nhìn nhận về giai đoạn này, nhiều nhà bình luận quốc tế cho rằng,
trong gần 50 năm tồn tại, chế định giải quyết tranh chấp của GATT 1947 cũng
đã góp phần xử lý tranh chấp thương mại quốc tế, thỏa mãn trong một mức độ
các yêu cầu của các bên (giải quyết được hơn 100 vụ việc). Tuy nhiên, chính
nguyên tắc đồng thuận tuyệt đối đã làm cho GATT 1947 có nhiều hạn chế.
Bởi vì, theo đó toàn bộ hệ thống giải quyết tranh chấp của GATT được đặt
trên cơ sở ra quyết định đồng thuận. Chẳng hạn, trong Hội đồng GATT cần có
sự đồng thuận để chuyển một tranh chấp tới Ban Hội thẩm, nghĩa là không có
sự phản đối từ bất kỳ bên ký kết nào đối với quyết định đó. Nói cách khác,
bên bị khiếu nại có thể cản trở việc thành lập Ban Hội thẩm, xác định những
điều kiện tham chiếu, chỉ định thành viên Ban Hội thẩm, thông qua phán
quyết và cho quyền trả đũa. Đây là nguyên nhân gây chậm trễ hoặc bế tắc
trong việc thông qua Báo cáo của Ban Hội thẩm, bởi bất kỳ một bên ký kết
nào, kể cả bên tranh chấp cũng có quyền trì hoãn những việc làm này. Vì vậy,
trên thực tế đã có nhiều tranh chấp không được đưa ra trước GATT vì bên
khiếu kiện nghi ngờ rằng bên bị khiếu kiện sẽ thực hiện quyền phủ quyết. Do
đó, rủi ro trong việc thực hiện quyền phủ quyết đã làm suy yếu hệ thống giải
quyết tranh chấp của GATT 1947.

1.1.2.2. Giai đoạn từ 1995 đến nay

Vòng đàm phán Uruguay diễn ra từ năm 1986 đến năm 1994. Trong
đó, năm 1989 các thành viên WTO đã thỏa thuận được một số quy định về
việc cải thiện chế định giải quyết tranh chấp thương mại theo hướng:

- Thừa nhận quyền của Panels trong tố tụng;

- Thông qua gần như là tự động (the quasi-automatic adoption) các


vấn đề như yêu cầu thành lập Panels, Báo cáo giải quyết tranh chấp và các
yêu cầu cho phép dừng thực thi nhượng bộ;

- Quy định khung thời gian chặt chẽ về các giai đoạn, các bước khác
nhau của quy trình giải quyết tranh chấp;

9
- Có khả năng xử phúc thẩm lại Báo cáo của Panels.

Như vậy, một trong những thành công của Vòng đàm phán Uruguay là
việc hoàn thiện chế định giải quyết tranh chấp mà "xương sống" là DSM/WTO
gồm Thỏa thuận về các Quy tắc và Thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh
chấp - DSU (Dispute Settlement Understanding), được biết đến như là phụ lục 2
của Hiệp định thành lập WTO, với 27 điều và 4 phụ lục.

Tính đến tháng 9/2009 đã có gần 400 vụ tranh chấp được đưa ra WTO,
trong đó hơn 360 vụ có kết luận của Cơ quan giải quyết tranh chấp. Giáo sư
Ernsr - Ulrich Petersmann, một trong những chuyên gia hàng đầu của thế giới
về GATT/WTO đã nhận xét:

Cơ chế đó không chỉ đơn thuần giải quyết êm thấm các


tranh chấp mà còn là công cụ bảo đảm sự tin cậy về mặt pháp lý đối
với các cam kết của các Chính phủ và quan trọng hơn cả đó là một
vũ khí dùng để răn đe những nước chủ trương chính sách ngoại
giao thương mại dựa trên sức mạnh… [28].

Với thủ tục giải quyết tranh chấp mang tính cố định và bắt buộc của
DSM/WTO, các nước trên thế giới dù lớn hay nhỏ, dù nghèo hay giàu, dù là
nước phát triển hay đang phát triển cũng đều phải tuân thủ"luật chơi chung"
của WTO.

1.2. HỆ THỐNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO

1.2.1. Mục tiêu của hoạt động giải quyết tranh chấp của WTO

Một hiệp định quốc tế sẽ không có nhiều giá trị nếu các bên ký kết
không tuân thủ các nghĩa vụ của hiệp định này. Do đó, để tăng giá trị thực
tiễn của các cam kết mà các bên ký kết đã chấp thuận trong hiệp định quốc tế,
chế định giải quyết tranh chấp của WTO được xây dựng để hướng tới các
mục tiêu sau:

10
* Bảo toàn các quyền và nghĩa vụ của các thành viên WTO (Điều 3.2 DSU)

Bất kỳ thành viên WTO nào có lợi ích bị xâm hại do biện pháp hoặc
chính sách thương mại của thành viên khác thì đều được phép viện dẫn đến
các điều khoản và thủ tục của hệ thống giải quyết tranh chấp để chính thức
phản đối lại biện pháp hoặc chính sách thương mại đó.

Nếu các bên tranh chấp thương lượng không thành thì tranh chấp được
bảo đảm giải quyết bằng một quy trình dựa trên nguyên tắc mà theo đó tính
đúng đắn của đơn kiện sẽ được xem xét bởi một cơ quan độc lập (Ban Hội
thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm).

Như vậy, hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO nhằm bảo đảm các
quyền các thành viên theo Hiệp định WTO được thực hiện. Hệ thống này
cũng quan trọng đối với cả bên bị khiếu kiện để họ tự bảo vệ mình nếu họ
không đồng ý với lời cáo buộc của bên khiếu kiện. Trong trường hợp này, hệ
thống giải quyết tranh chấp đóng vai trò bảo vệ quyền và nghĩa vụ của thành
viên theo Hiệp định WTO. Các quyết định của các cơ quan liên quan nhằm
mục tiêu phản ánh và thực thi một cách đúng đắn các quyền và nghĩa vụ như
được quy định tại Hiệp định WTO.

* Làm rõ quyền lợi và nghĩa vụ thông qua giải thích (Điều 17.6 DSU
và IX: 2 Hiệp định WTO)

Trong một số trường hợp, phạm vi chính xác của quyền và nghĩa vụ
được nêu trong Hiệp định WTO không hoàn toàn được rõ ràng ngay nếu chỉ
đọc văn bản hiệp định. Các điều khoản pháp lý thường được viết ra theo ngôn
ngữ chung để có thể áp dụng chung và bao trùm một số lượng lớn các trường
hợp, tình huống cụ thể. Với nhiều trường hợp, nội hàm của quy phạm chỉ có
thể được tìm thấy sau khi giải thích được các nội dung của quy định liên quan.

Thêm vào đó, các quy định pháp lý trong các hiệp định quốc tế đôi khi
thiếu sự rõ ràng bởi câu chữ của chúng là kết quả của sự thỏa hiệp sau các

11
vòng đàm phán đa phương. Những thành viên khác nhau tham gia vào quá
trình đàm phán thường phải dung hòa các quan điểm khác nhau thông qua
việc thống nhất nội dung của văn kiện sao cho có thể hiểu theo nhiều cách để
vẫn thỏa mãn được yêu cầu của các nhóm có quyền lợi kinh tế khác nhau. Các
nhà đàm phán cũng có thể nhờ đó mà hiểu những quy định cụ thể theo các
khác nhau. Vậy nên, DSU chỉ ra một cách rõ ràng rằng hệ thống giải quyết
tranh chấp có mục tiêu làm rõ các quy định của Hiệp định WTO "phù hợp với
những quy tắc về tập quán trong giải thích công pháp quốc tế".

Như vậy, DSU đã công nhận sự cần thiết phải làm rõ các quy định của
WTO và yêu cầu bắt buộc rằng việc làm rõ này phải theo đúng quy tắc có tính
tập quán về giải thích. Thêm vào đó, Điều 17.6 của DSU đã ngầm công nhận rằng
các Ban Hội thẩm được phép phát triển các giải thích pháp lý. Do đó, "thẩm quyền
duy nhất" theo Điều IX:2 của Hiệp định WTO phải được hiểu là khả năng thông
qua những giải thích "chính thức", có hiệu lực chung đối với tất cả các thành
viên WTO. Điều này khác với cách giải thích của các Ban Hội thẩm và Cơ quan
Phúc thẩm là chỉ áp dụng cho các bên tranh chấp và cho một tranh chấp cụ thể.

Về phương pháp giải thích, DSU dẫn chiếu đến các "quy tắc về tập
quán trong giải thích công pháp quốc tế (Điều 3.2 của DSU). Tuy nhiên, các
quy tắc của pháp luật tập quán quốc tế thường không được viết thành văn bản,
nhưng đã có một số công ước quốc tế pháp điển hóa một số quy tắc của pháp
luật tập quán về giải thích điều ước quốc tế. Đáng chú ý là các Điều 31 (Quy
định chung về giải thích); Điều 32 (Phương tiện bổ sung cho giải thích) và
Điều 33 (Giải thích điều ước được chứng thực bằng hai hay nhiều ngôn ngữ)
của Công ước Viên năm 1969 về Luật các điều ước quốc tế đã hàm chứa
nhiều quy tắc có tính tập quán về giải thích công pháp quốc tế.

Do vậy, việc giải thích Hiệp định WTO cần được tiến hành phù hợp
với quy định liên quan, được cân nhắc trong bối cảnh cụ thể và theo mục đích
và đối tượng của hiệp định.

12
* Giải pháp ưu tiên là thương lượng trực tiếp (Điều 11 DSU)

Mặc dù hệ thống giải quyết tranh chấp được sử dụng để bảo toàn các
quyền của các thành viên bị xâm phạm và để làm rõ phạm vi các quyền và
nghĩa vụ mà những quyền và nghĩa vụ này đã dần đạt được ở mức cao hơn về
tính an toàn và dự báo trước, nhưng mục tiêu hàng đầu của hệ thống này
không phải là để đưa ra các phán quyết hay để phát triển án lệ. Giống như các
hệ thống pháp luật khác, nó ưu tiên giải quyết tranh chấp với mong muốn
thông qua giải pháp được các bên tự dàn xếp, thương lượng, thỏa thuận phù
hợp với Hiệp định WTO. Việc xét xử chỉ được sử dụng khi các bên không thể
đưa ra được giải pháp này. Với tư cách là giai đoạn đầu tiên của mỗi tranh
chấp, DSU yêu cầu các bên tham vấn chính thức đưa ra một khuôn khổ mà
theo đó các bên tranh chấp phải ít nhất là cố gắng đàm phán để đạt được hòa
giải. Ngay cả khi vụ kiện đến giai đoạn xét xử, các bên vẫn có thể tự dàn xếp
với nhau và luôn được khuyến khích nỗ lực theo hướng này.

* Giải quyết tranh chấp nhanh chóng (Điều 4.3 và Điều 6.1 DSU)

DSU nhấn mạnh rằng giải quyết tranh chấp nhanh chóng là rất quan
trọng nếu WTO muốn hoạt động hiệu quả và sự cân bằng các quyền và nghĩa
vụ giữa các thành viên được duy trì. DSU đưa ra các thủ tục cụ thể về thời
gian tương ứng phải tuân thủ trong giải quyết tranh chấp. Nếu vụ kiện được
xét xử thì nó có thể cần không quá 12 tháng để Ban Hội thẩm đưa ra phán
quyết và không quá 15 tháng trong trường hợp vụ kiện được phúc thẩm.

Tuy nhiên, các cuộc tranh chấp trong WTO thường rất phức tạp cả về
tình tiết và pháp luật áp dụng. Các bên thường đưa ra nhiều số liệu và tài liệu
liên quan đến tranh chấp cùng những căn cứ pháp lý rất cụ thể. Các bên cần
thời gian để chuẩn bị những lý lẽ về thực tế và về pháp lý để trả lời cho những
lập luận mà bên đối lập đưa ra. Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm được bổ
nhiệm để giải quyết vấn đề sẽ phải xem xét tất cả các bằng chứng và lý lẽ, có

13
thể phải nghe chuyên gia và đưa ra lập luận chi tiết để kết luận. Nếu tính đến
tất cả các khía cạnh này, hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO hoạt động
tương đối nhanh và trong mọi trường hợp, nhanh hơn nhiều so với các hệ
thống tòa án của nước thành viên hoặc hệ thống tài phán quốc tế khác [23].

* Cấm quyết định đơn phương (Điều 23 DSU)

Các thành viên WTO đã đồng ý sử dụng hệ thống đa phương để giải


quyết các tranh chấp thương mại trong WTO thay vì sử dụng đến hành động
đơn phương. Điều này có nghĩa là tuân thủ các thủ tục đã được thống nhất và
tôn trọng các phán quyết khi được đưa ra và không được đơn phương áp dụng
pháp luật. Nếu một thành viên khiếu kiện thành viên khác là đã vi phạm các
quy tắc WTO và hành động một cách đơn phương là áp dụng biện pháp đối
kháng thì có nghĩa thành viên đó cũng vi phạm nghĩa vụ. Thành viên đó có
thể lập luận rằng mình đã hành động đúng luật vì sự vi phạm của họ được lý
giải với tư cách là biện pháp đối kháng với sự vi phạm trước đó của thành
viên khác. Tuy nhiên, nếu thành viên bị khiếu kiện không đồng ý rằng biện
pháp của họ là vi phạm nghĩa vụ của WTO thì họ cũng sẽ không chấp nhận lý
lẽ về biện pháp đối kháng mà thành viên khiếu kiện đưa ra. Do vậy, thành
viên bị khiếu kiện có thể cho rằng biện pháp đối kháng đó là bất hợp pháp và
họ có lý do chính đáng để áp dụng một biện pháp đối kháng để chống lại. Bên
khiếu kiện ban đầu dựa trên quan điểm pháp lý của mình có thể sẽ lại không
đồng ý và tiếp tục đưa ra một biện pháp đối kháng khác. Sự việc có thể gia
tăng căng thẳng ngoài tầm kiểm soát và nếu như không có một bên rút lui thì
nguy cơ hạn chế thương mại giữa các bên sẽ ngày càng leo thang và điều này
có thể dẫn đến "chiến tranh thương mại".

Để ngăn chặn mâu thuẫn gia tăng như vậy, DSU yêu cầu bắt buộc các
thành viên phải sử dụng hệ thống đa phương để giải quyết tranh chấp khi họ
muốn một thành viên khác "sửa sai". "Khi các nước thành viên muốn xử lý
một tranh chấp... thì những nước thành viên này phải dựa vào và tuân thủ

14
theo...DSU" (Điều 23.1). Điều này áp dụng đối với trường hợp một thành viên
tin tưởng rằng thành viên khác đã vi phạm hoặc làm triệt tiêu, hoặc suy giảm
các lợi ích, làm cản trở việc đạt mục tiêu của một trong số các hiệp định WTO.
Điều 23 của DSU cũng cấm việc các nước thành viên tự cho là nước thành
viên khác có vi phạm một quy định của WTO khi chưa có quyết định của Cơ
quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB).

Trong các trường hợp như vậy, một thành viên không thể hành động
dựa trên các quyết định đơn phương khi xảy ra một trong các tình huống trên
mà chỉ có thể hành động sau khi đã sử dụng việc giải quyết tranh chấp theo
các thủ tục và quy tắc của DSU. Thành viên khiếu nại chỉ hành động dựa trên
kết quả giải quyết tranh chấp cuối cùng.

* Tính chất bắt buộc (Điều 23.1 DSU)

Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO có tính bắt buộc. Khi tham
gia vào quá trình giải quyết tranh chấp của WTO, các thành viên WTO đều
phải tuân theo các quy định của DSM/WTO như là cả gói cam kết chung mà
DSU là một phần trong đó.

Do đó, không giống các hệ thống giải quyết tranh chấp quốc tế khác,
các bên tranh chấp không cần thiết phải có một tuyên bố riêng hay thỏa thuận
riêng về việc chấp nhận quyền tài phán của hệ thống giải quyết tranh chấp của
WTO. Việc chấp thuận quyền tài phán của hệ thống giải quyết tranh chấp đã
được hàm chứa trong việc thành viên gia nhập vào WTO. Kết quả là từng
thành viên WTO được bảo đảm quyền tiếp cận hệ thống giải quyết tranh chấp
và không thành viên bị kiện nào có thể trốn tránh được quyền tài phán này.

1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động giải quyết tranh chấp
của WTO

Là một cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, DSB hoạt động trước
hết phải theo các nguyên tắc xuyên suốt và chỉ đạo mọi hoạt động của WTO.

15
Đó là các nguyên tắc không phân biệt đối xử, nguyên tắc thương mại ngày
càng phải tự do thông qua đàm phán, nguyên tắc tạo ra môi trường cạnh tranh
bình đẳng và tính dễ dự đoán. Các nguyên tắc này đóng vai trò quyết định
trong việc duy trì hoạt động thương mại quốc tế thuận lợi, rõ ràng, hiệu quả
cũng như tạo ra sự công bằng trong giao thương quốc tế, đảm bảo quyền bình
đẳng giữa nước giàu và nước nghèo, giữa các nước phát triển, đang phát triển
và chậm phát triển. Đồng thời các nguyên tắc này cũng là căn cứ để WTO giải
quyết tranh chấp giữa các nước thành viên.

Ngoài các nguyên tắc chung nói trên, khi giải quyết tranh chấp, DSB
còn dựa trên những nguyên tắc sau:

Nguyên tắc bình đẳng giữa các nước thành viên tranh chấp: Theo
nguyên tắc này, các nước thành viên tranh chấp, dù là nước lớn hay nước nhỏ,
phát triển hay chậm phát triển đều bình đẳng như nhau trong giải quyết tranh
chấp phát sinh. Nguyên tắc này chi phối tất cả các giai đoạn của quá trình giải
quyết tranh chấp: bình đẳng khi tham vấn, bình đẳng khi đưa tranh chấp ra
Ban Hội thẩm, trong quá trình kháng cáo, khi thi hành khuyến nghị, phán
quyết của DSB.

Nguyên tắc đồng thuận nghịch: Việc đưa ra quy định thành lập Ban
Hội thẩm và thông qua các báo cáo của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm
đều dựa trên nguyên tắc đồng thuận phủ quyết (đồng thuận nghịch). Nghĩa là
trong mọi trường hợp, Ban Hội thẩm sẽ được thành lập để giải quyết tranh
chấp, các báo cáo của Ban Hội thẩm, Cơ quan Phúc thẩm sẽ được thông qua,
trừ khi DSB đồng thuận không cho phép thực hiện như vậy, tức là không
thành lập Ban Hội thẩm hay không thông qua báo cáo này. Điều này được
hiểu là hầu như Ban Hội thẩm được thành lập một cách tự động khi có yêu
cầu bằng văn bản của một thành viên WTO và các báo cáo cũng được thông
qua một cách tự động. Đây là một điểm độc đáo và tiến bộ trong cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO so với GATT 1947, làm cho thủ tục giải quyết

16
tranh chấp của WTO trở nên linh hoạt hơn và ít phụ thuộc vào áp lực từ bất
kỳ nước nào, nhất là các nước lớn.

Nguyên tắc đối xử ưu đãi đối với các nước đang phát triển và chậm
phát triển: Các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước nhỏ, thường có
nhiều hạn chế (yếu về tài chính, thiếu chuyên gia giỏi, hạn chế trong tiếp cận
thông tin, thời gian tranh chấp thường dài gây tốn kém…) trong việc tham gia
DSM/WTO. Vì vậy, DSM/WTO dành cho các thành viên là các nước đang
phát triển một số ưu đãi là chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt. Thực chất của
vấn đề này là DSM/WTO có quy định những điều kiện bổ sung cho các nước
đang phát triển, như thủ tục nhanh chóng hơn, khung thời gian dài hơn và các
trợ giúp pháp lý cần thiết.

1.2.3. Quyền tài phán của WTO

1.2.3.1. Phạm vi quyền tài phán chung

Điều 1.1 DSU quy định DSM của WTO có quyền tài phán đối với mọi
tranh chấp giữa các thành viên WTO phát sinh từ các Hiệp định của WTO
(ghi ở Phụ lục 1 DSU).

Về giải quyết xung đột quyền tài phán và luật tố tụng, Điều 1.2 DSU
quy định: nếu có xung đột giữa luật tố tụng theo DSU và luật tố tụng theo Phụ
lục 2 thì luật tố tụng theo Phụ lục 2 được ưu tiên áp dụng.

Trường hợp có xung đột giữa các luật tố tụng theo các hiệp định được
ghi trong Phụ lục 2 thì các bên tranh chấp phải thỏa thuận chọn luật tố tụng để
áp dụng (trong 20 ngày) kể từ ngày thành lập Ban Hội thẩm. Nếu không thành
thì trong vòng 10 ngày kể từ khi một bên yêu cầu thì Chủ tịch của cơ quan
giải quyết tranh chấp (DSB) xem xét quyết định theo nguyên tắc: các quy tắc
đặc biệt, bổ sung pháp luật áp dụng khi có thể; các quy định DSU được sử
dụng ở mức cần thiết để tránh xảy ra xung đột.

17
1.2.2.2. Quyền tài phán bắt buộc

Quyền tài phán của WTO là bắt buộc đối với các thành viên WTO.
Các bên tranh chấp phải tuân thủ DSU (Điều 23.1 DSU).

Điều 6.1 DSU: nếu nguyên đơn yêu cầu thành lập Panels thì DSB sẽ
lập chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận đơn yêu cầu, trừ trường hợp DSB
đồng thuận bác bỏ.

Như vậy, rất khác với các hệ thống giải quyết tranh chấp quốc tế khác
là cần phải có sự đồng ý của các bên, gia nhập WTO đã là sự thừa nhận quyền
tài phán bắt buộc của WTO rồi.

1.2.4. Các bên nguyên đơn, bị đơn và bên thứ ba trong DSM/WTO

Ai có thể trở thành một Bên (nguyên đơn, bị đơn) trong vụ tranh chấp
và Bên thứ ba (có quyền và lợi ích liên quan)? Câu trả lời là chỉ có thành viên
WTO mới được quyền tiếp cận, sử dụng DSM của WTO.

Trong vụ kiện US- Shrimp (DS58) Cơ quan Phúc thẩm khẳng định:
việc tiếp cận với DSM của WTO chỉ giới hạn đối với các thành viên WTO; nó
không cho phép các cá nhân hoặc các tổ chức quốc tế (liên chính phủ hoặc phi
chính phủ) tham gia. Chỉ có các thành viên WTO mới có thể trở thành một
bên trong vụ tranh chấp, hoặc bên thông báo cho cơ quan DSB là họ có lợi ích
liên quan vụ tranh chấp đó - bên thứ ba. Chỉ có thành viên WTO mới có
quyền pháp lý làm Tờ trình cho Panel và có quyền pháp lý để có Tờ trình đó.

DSM/WTO là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ với Chính
phủ liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên WTO. Ban thư ký WTO,
các nước quan sát viên, các tổ chức quốc tế khác, các chính quyền địa phương
và khu vực không được phép khởi kiện theo DSM/WTO.

Các tổ chức và cá nhân thông qua Chính phủ của mình để xử lý các
vấn đề trên cơ sở pháp luật trong nước (ví dụ, Hoa Kỳ có Điều 301 và các quy

18
định liên quan của Luật Thương mại 1974; EC có quy định của mình về các
rào cản thương mại).

Các tổ chức phi chính phủ có thể đệ trình ý kiến ngắn của mình cho
Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm theo hình thức Amicus Curiae (tiếng
Latinh là "bạn của Tòa án"). Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm có quyền
nhận hoặc không nhận ý kiến ngắn này (là ý kiến không phải của các bên
hoặc bên thứ ba) nhưng không có trách nhiệm phải xem xét.

1.2.5. Các loại đơn kiện và những lập luận cần có trong quá trình
giải quyết tranh chấp tại WTO

* Đơn kiện vi phạm (Điều XXIII: 1 a GATT 1994)

Đây là dạng đơn kiện đầu tiên và cũng là loại đơn kiện phổ biến nhất.
Loại đơn kiện này yêu cầu phải có sự triệt tiêu hoặc làm suy giảm lợi ích (do
một thành viên khác không thực hiện nghĩa vụ của mình) theo GATT 1994
(tức là pháp luật trong nước quy định không phù hợp với quy định của WTO).
Trong trường hợp này, bên nguyên đơn phải chứng minh bị đơn không thực
hiện quy định của GATT 1994. Hậu quả việc không thực hiện là dẫn đến (trực
tiếp hoặc gián tiếp) triệt tiêu hoặc suy giảm lợi ích của nguyên đơn. Nếu
chứng minh được thì thắng kiện, trong đó chứng minh "vi phạm" là quan
trọng nhất; còn "triệt tiêu/suy giảm lợi ích" quan trọng thứ 2 (Điều 3.8 DSU).
Trên thực tế có nhiều vụ kiện loại này mà chủ yếu là kiện về việc pháp luật
trong nước vi phạm quy định WTO.

* Đơn kiện không vi phạm (Điều XXIII: 1 b)

Đơn kiện không vi phạm có thể được sử dụng để phản đối bất kỳ biện
pháp nào mà một thành viên WTO áp dụng ngay cả khi nó không mâu thuẫn với
GATT 1994 miễn là nó dẫn tới triệt tiêu hoặc suy giảm lợi ích của nguyên đơn.

Có những tranh chấp loại này là do các Hiệp định của WTO rất phức
tạp, cách hiểu từ ngữ khác nhau. Do đó, thành viên WTO có thể áp dụng các

19
biện pháp phù hợp về mặt chữ nghĩa của hiệp định nhưng lại ngăn cản một
trong những mục tiêu của nó hoặc làm ảnh hưởng tới những cam kết thương
mại quy định trong hiệp định dẫn tới triệt tiêu hoặc suy giảm lợi ích của
nguyên đơn.

Điều 26.1 DSU đề cập cụ thể những khiếu kiện không vi phạm và yêu
cầu bên khiếu kiện phải đưa ra "bản giải trình chi tiết lý lẽ biện hộ ch bất kỳ
khiếu kiện nào liên quan tới một biện pháp mà biện pháp này không mâu
thuẫn với hiệp định thích hợp có liên quan"; không được áp dụng giả định suy
đoán về có sự triệt tiêu hay suy giảm lợi ích trong các trường hợp không vi
phạm (ví dụ vụ EC-hạt có dầu DS 291-292-293, vụ Nhật -phim DS44). Thực
tiễn cho thấy có khoảng 20 vụ kiện loại này: Úc - Ammoni - Sunfat, Đức - Cá
mòi, EC - giống cam quýt, EC - hạt điều).

* Đơn kiện tình huống (Điều XXIII: 1c)

Kiện bất cứ tình huống nào miễn là tình huống đó làm triệt tiêu, suy
giảm lợi ích (Điều 3.8 DSU). Tuy một số khiếu kiện tình huống đã được đưa
ra trong GATT 1947 trước đây nhưng chưa có khiếu kiện nào dẫn tới báo cáo
của Ban Hội thẩm. Trong WTO, Điều XXIII: 1c của GATT 1994 vẫn chưa
được bên khiếu kiện nào viện dẫn tới.

Tóm lại, hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO quy định ba loại
dạng khiếu kiện hay đơn kiện: (a) "khiếu kiện vi phạm, (b) "khiếu kiện không
vi phạm" và (c) "khiếu kiện tình huống". Do có khả năng chấp nhận "khiếu
kiện không vi phạm" và "khiếu kiện tình huống", nên hệ thống giải quyết
tranh chấp trong WTO có phạm vi rộng hơn phạm vi của các hệ thống giải
quyết tranh chấp khác vì các hệ thống đó chỉ giới hạn trong việc xét xử các vi
phạm hiệp định. Tuy nhiên, hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO đồng
thời lại hẹp hơn những hệ thống khác ở chỗ vi phạm phải dẫn tới sự triệt tiêu
hoặc suy giảm lợi ích (hoặc có thể cản trở việc đạt được mục tiêu). Tính đặc
thù của hệ thống giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế này phản ánh ý

20
định muốn duy trì sự cân bằng nhượng bộ đã thỏa thuận và các lợi ích giữa
các thành viên WTO.

1.2.6. Các thiết chế tham gia hệ thống giải quyết tranh chấp của
WTO và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp

a) Các thiết chế tham gia hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO

* Cơ quan giải quyết tranh chấp DSB

Đại hội đồng là cơ quan đồng thời thực hiện trách nhiệm của DSB
(Điều IV:3 trong Hiệp định của WTO). Do vậy, DSB bao gồm đại diện của tất
cả các thành viên WTO. Đó là những đại diện chính phủ các nước thành viên
WTO. DSB chịu trách nhiệm quản lý, áp dụng DSU, có nghĩa vụ giám sát
toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp, có thẩm quyền thành lập Ban Hội
thẩm, thông qua các báo cáo của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm, duy trì
sự giám sát việc thực hiện các phán quyết và khuyến nghị, cho phép tạm hoãn
việc thi hành những nhượng bộ và nghĩa vụ khác theo các hiệp định có liên
quan (Điều 2.1 của DSU).

* Ban Hội thẩm (Panels)

Ban Hội thẩm là cơ quan bán tư pháp với tư cách là thiết chế chịu
trách nhiệm xét xử các tranh chấp giữa các thành viên. Ban Hội thẩm thường
gồm ba chuyên gia, ngoại lệ là năm chuyên gia, chọn theo từng vụ tranh chấp
(Điều 8 DSU).

Ban Hội thẩm không phải là cơ quan thường trực mà được thành lập cho
một tranh chấp cụ thể để xem xét các khía cạnh về tình tiết và pháp lý của vụ
kiện và nộp báo cáo lên DSB, trong đó nêu rõ kết luận của mình về việc khiếu
kiện có cơ sở hay không và các biện pháp hoặc hành vi bị phản đối có phù
hợp với WTO hay không. Nếu Ban Hội thẩm nhận thấy rằng các khiếu kiện
này thực sự có cơ sở và có việc một thành viên vi phạm nghĩa vụ WTO, Ban
Hội thẩm sẽ đưa ra khuyến nghị để giải quyết tranh chấp (Điều 11 và 19 DSU).

21
* Cơ quan Phúc thẩm (AB)

Không giống các Ban Hội thẩm, Cơ quan Phúc thẩm là cơ quan thường
trực gồm bảy thành viên do DSB chỉ định, được giao trách nhiệm xem xét lại
các khía cạnh pháp lý trong các báo cáo của Ban Hội thẩm. Chỉ có nguyên
đơn và bị đơn mới có quyền yêu cầu phúc thẩm quyết định của Ban Hội thẩm.
Vì vậy, Cơ quan Phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai trong quy trình xét xử của cơ
chế giải quyết tranh chấp của WTO.

* Các thiết chế khác

Ngoài những thiết chế kể trên, các thiết chế sau đây cũng có thể bị lôi
cuốn vào quá trình giải quyết tranh chấp của WTO, gồm: Tổng Giám đốc;
Ban Thư ký của WTO; Trọng tài viên (được triệu tập để giải quyết vấn đề nào
đó ở một giai đoạn của quá trình giải quyết tranh chấp; hoặc thay thế Panels,
AB (Điều 25 DSU); các chuyên gia (cung cấp thông tin, tư vấn cho Panels) và
các nhóm công tác chuyên biệt (nhóm giám sát hàng dệt may theo Hiệp định
ATC, nhóm chuyên gia thường trực theo Hiệp định SCM, nhóm chuyên gia rà
soát theo Điều 13 DSU và Điều 11.2 Hiệp định SPS...).

b) Quy tắc đạo đức nghề nghiệp

Theo DSU, "các đối tượng" tham gia vào quá trình giải quyết tranh
chấp phải tuân thủ những quy tắc nhất định được lập ra nhằm bảo đảm có một
quy trình tố tụng đúng đắn và các quyết định không thiên vị. Những người
được yêu cầu tham gia quá trình giải quyết tranh chấp với tư cách là hội thẩm
viên, thành viên Cơ quan Phúc thẩm hoặc các trọng tài viên phải thực hiện
nhiệm vụ một cách vô tư và độc lập. Không được có bất kỳ sự liên hệ riêng lẻ
giữa một bên nào với Ban Hội thẩm hoặc các thành viên Cơ quan Phúc thẩm
về những vấn đề đang được xem xét (Điều 18.1 trong DSU).

Cụ thể hơn, DSB đã thông qua Bộ quy tắc đạo đức cho DSU21 nhằm
bảo đảm tính toàn vẹn, công bằng và tính bảo mật của hệ thống giải quyết

22
tranh chấp. Những quy tắc đạo đức này áp dụng cho các thành viên Ban Hội
thẩm, Cơ quan Phúc thẩm, các chuyên gia hỗ trợ Ban Hội thẩm, trọng tài viên,
các thành viên Cơ quan Giám sát hàng dệt may, Ban Thư ký WTO và nhân
viên Ban Thư ký Cơ quan Phúc thẩm.

Theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp, những người này phải độc lập và
không thiên vị, tránh những xung đột lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp, và phải
tôn trọng tính bảo mật của các thủ tục giải quyết tranh chấp. Đặc biệt, nếu có
bất kỳ lợi ích, mối quan hệ hoặc vấn đề nào mà có thể ảnh hưởng hoặc làm
tăng những nghi ngờ chính đáng về sự độc lập hoặc sự công bằng của người
đó thì người đó phải tiết lộ. Việc vi phạm Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đem
lại cho các bên tranh chấp quyền phản đối việc tham gia của người đó vào quá
trình giải quyết tranh chấp.

1.2.7. Các phƣơng pháp giải quyết tranh chấp và trình tự, thủ tục
tố tụng tại WTO

1.2.7.1. Các phương pháp giải quyết tranh chấp

DSU cho phép giải quyết tranh chấp thông qua: tham vấn (Điều 4);
môi giới, trung gian, hòa giải (Điều 5); Panels; Phúc thẩm (AB) (Điều 6-20)
và Trọng tài (Điều 25).

a) Các phương pháp ngoài tài phán

* Tham vấn (Điều 4 DSU)

Khi có một tranh chấp phát sinh, nếu thành viên WTO có quyền lợi bị
vi phạm lựa chọn việc giải quyết bằng cơ chế của WTO thì thủ tục đầu tiên
được tiến hành là tham vấn (Điều 4 của DSU). Các cuộc tham vấn song
phương tạo cho các bên một cơ hội để thảo luận vấn đề và tìm ra một giải
pháp thỏa đáng cho các bên mà không phải tranh tụng (Điều 4.5 của DSU).
Khi các cuộc tham vấn bắt buộc đó không đem lại được một giải pháp thỏa

23
đáng cho các bên trong vòng 60 ngày thì bên khiếu kiện có thể đề nghị được
xét xử thông qua Ban Hội thẩm (Điều 4.7 của DSU). Ngay cả khi các cuộc
tham vấn để giải quyết tranh chấp thất bại, các bên vẫn luôn có khả năng, cơ
hội tìm ra được một giải pháp hòa giải với nhau ở bất kỳ bước nào trong quá
trình giải quyết tranh chấp sau đó. Đến nay, đa số các tranh chấp trong WTO
vẫn chưa đi quá các cuộc tham vấn một phần bởi vì các bên tìm ra được một
giải pháp hòa giải thỏa đáng hoặc bởi vì bên khiếu kiện đã quyết định không
theo đuổi vấn đề xa hơn nữa vì các lý do khác. Điều này cho thấy các cuộc
tham vấn thường là một biện pháp giải quyết tranh chấp hiệu quả trong WTO.

Hai cơ sở pháp lý để dẫn tới đề nghị tham vấn cho một tranh chấp là
Điều 22.1, Điều 23.1 của GATT 1994.

Đề nghị tham vấn phải được đệ trình bằng văn bản, trong đó, bên
khiếu kiện phải xác định các vấn đề gây tranh cãi và các cơ sở pháp lý (Điều 4.4
của DSU).

Bên bị khiếu kiện (là bên được đề nghị tham vấn) có nghĩa vụ chấp
thuận xem xét một cách thiện chí đề nghị tham vấn cũng như cố gắng tạo cơ
hội để tham vấn (Điều 4.2 của DSU). Các cuộc tham vấn thường diễn ra tại
Geneva và bí mật (Điều 4.6 của DSU).

Trường hợp khẩn cấp bao gồm các vấn đề liên quan tới hàng hóa dễ
hư hỏng, các thành viên phải bước vào tham vấn trong khoảng thời gian
không quá 10 ngày sau ngày nhận được đề nghị tham vấn. Nếu các cuộc tham
vấn không giải quyết được tranh chấp trong khoảng thời gian 20 ngày kể từ
ngày nhận được đề nghị thì bên khiếu kiện có thể đề nghị thành lập một Ban
Hội thẩm (Điều 4.8 của DSU).

* Môi giới, hòa giải và trung gian (Điều 5 DSU)

Môi giới, hòa giải và trung gian là những thủ tục được tiến hành tự
nguyện, bí mật và không làm phương hại đến quyền của bất cứ bên nào trong

24
những bước tố tụng tiếp theo. Thủ tục này có thể tiến hành bất cứ lúc nào, kể
cả khi Ban Hội thẩm tiến hành tố tụng nếu các bên tranh chấp đồng ý.

Trung gian (good office), về cơ bản thường bao gồm việc cung cấp hỗ
trợ về hậu cần để giúp các bên đàm phán trong một không khí xây dựng.

Hòa giải (conciliation) là một phương thức giải quyết tranh chấp với
sự tham gia trực tiếp của người thứ ba bên ngoài trong các cuộc trao đổi và
đàm phán giữa các bên.

Môi giới (mediation) là một phương thức giải quyết tranh chấp với sự
tham gia của người môi giới và người môi giới không chỉ tham gia và đóng
góp vào việc thảo luận mà còn có thể đề xuất một giải pháp cho các bên (các
bên không có nghĩa vụ chấp nhận đề xuất này).

Trung gian, hòa giải và môi giới có thể được thực hiện vào bất kỳ thời
điểm nào (Điều 5.3 của DSU), nhưng không trước yêu cầu tham vấn và được
giữ bí mật.

Khi thủ tục môi giới, hòa giải hoặc trung gian được tiến hành trong
thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn, bên nguyên đơn
phải cho phép một thời hạn là 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tham
vấn trước khi yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm. Tuy nhiên bên nguyên đơn
cũng có thể yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm nếu các bên tranh chấp cùng cho
rằng môi giới, hòa giải hoặc trung gian không thể giải quyết được tranh chấp.

b) Phương pháp tài phán

* Tài phán tại Ban Hội thẩm (Panels)

Nếu các bên tham vấn hoặc hòa giải không thành thì việc thành lập
Nhóm chuyên gia sẽ được tiến hành. Thời hạn dự kiến để lập một Nhóm
chuyên gia là 45 ngày và họ có sáu tháng để hoàn thành công việc của mình.
Nhóm chuyên gia có nhiệm vụ giúp Cơ quan giải quyết tranh chấp đưa ra

25
những quyết định hoặc khuyến nghị về vụ tranh chấp cụ thể đó. Để có thể đưa
ra quyết định, nhận xét của mình về vụ tranh chấp, nhóm chuyên gia phải dựa
trên các hiệp định được viện dẫn, các tài liệu, thông tin do các bên cung cấp
và từ các nguồn thông tin khác nhau.

Bản báo cáo cuối cùng của nhóm chuyên gia về nguyên tắc phải được
thông báo tới các bên tranh chấp trong thời gian sáu tháng. Trong trường hợp
khẩn cấp, nhất là khi liên quan đến các vật phẩm dễ hỏng, thời hạn này giảm
xuống còn ba tháng.

* Tài phán tại Phúc thẩm (Appeals)

Nguyên đơn, bị đơn có thể yêu cầu phúc thẩm quyết định của Panels.
Yêu cầu phúc thẩm phải dựa trên những khía cạnh pháp luật quốc tế như cách
giải thích pháp luật; áp dụng án lệ thương mại quốc tế, quyết định có hiệu lực
của WTO và không nhằm xem xét lại các tình tiết, nội dung vấn đề đã được
xác định rõ ở giai đoạn Nhóm chuyên gia.

Mỗi yêu cầu phúc thẩm do ba trong số bảy thành viên của Cơ quan
Phúc thẩm thường trực giải quyết. Cơ quan này được Cơ quan Giải quyết
tranh chấp (DSB) lập ra. Các thành viên của Cơ quan Phúc thẩm là những
chuyên gia được thừa nhận giỏi về pháp luật và thương mại quốc tế và không
có bất kỳ mối liên hệ nào với các thành viên WTO.

Kết quả phúc thẩm có thể tái khẳng định, thay đổi hoặc bác bỏ các kết
luận pháp lý của Ban Hội thẩm. Về nguyên tắc, thời hạn giải quyết phúc thẩm
thông thường không vượt quá 60 ngày và trong mọi trường hợp không được
vượt quá 90 ngày.

Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) xem xét, quyết định chấp nhận
hoặc bác bỏ các quyết định của Cơ quan Phúc thẩm trong thời hạn 30 ngày;
việc bác bỏ chỉ có thể thực hiện nếu tất cả thành viên DSB đồng thuận.

26
* Trọng tài trong giải quyết tranh chấp tại WTO (Điều 25)

Thay thế cho việc phân xử của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm,
các bên tranh chấp có thể sử dụng phân xử trọng tài (Điều 25.1 DSU). Các
bên phải thống nhất về trọng tài cũng như các thủ tục cần tiến hành. Tuy
nhiên, trước khi bắt đầu phân xử trọng tài, các bên phải thông báo thỏa thuận
sử dụng trọng tài cho tất cả thành viên WTO. Các thành viên khác chỉ có thể
tham gia vào quá trình xem xét của trọng tài nếu được sự đồng ý của các bên
tranh chấp.

1.2.7.2. Trình tự, thủ tục tố tụng tại WTO

a) Các bước

Có bốn bước trong quá trình giải quyết tranh chấp của WTO, lần lượt
là (i) Tham vấn, Môi giới, Trung gian, Hòa giải; (ii) Quá trình xét xử của Ban
Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm; (iii) Thông qua Quyết định của DSB; và
(iv) Thực thi phán quyết trong đó có khả năng áp dụng các biện pháp trả đũa
trong trường hợp bên thua kiện không thực thi phán quyết.

Các bước giải quyết tranh chấp

Bước 4
Thực hiện Quyết định

Bước 3
DSB thông qua Quyết định

Bước 2
Panels →AB (nếu có kháng cáo)
www.themegallery.com

Bước 1
Tham vấn, Môi giới, Trung gian, Hòa giải

Company Logo

27
b) Khung thời gian

Khung thời gian cho một quy trình giải quyết tranh chấp của WTO có
thể tóm tắt như sau: Việc xem xét vụ việc tại Ban Hội thẩm là không quá 6 tháng
(Điều 12.8 DSU). Trong trường hợp đặc biệt liên quan hàng hóa dễ hỏng thì
khoảng 3 tháng (Điều 12.9, 4.9 DSU). Trường hợp phức tạp, không thể đưa ra
kết luận thời đã định thì panle báo cáo bằng văn bản cho DSB để gia hạn hợp
lý nhưng không quá 3 tháng nữa (tổng thời gian không vượt quá 9 tháng). Sau
thời hạn đó trong vòng 90 ngày Ban Hội thẩm phải gửi Báo cáo về vụ tranh
chấp cho các bên và DSB.

Các bên nguyên đơn, bị đơn có quyền trình Cơ quan phúc thẩm xét
phúc thẩm trong vòng 60 ngày kể từ ngày chính thức nhận quyết định của
Ban Hội thẩm. Nếu Cơ quan phúc thẩm không xử phúc thẩm trong vòng
60 ngày thì phải thông báo cho DSB và có thời gian tối đa không quá
90 ngày.

Như vậy, tổng thời gian đối với việc thông qua quyết định về một vụ
kiện thường 9 tháng (không phúc thẩm), 12 tháng (có phúc thẩm) (Điều 20 DSU).

Thời gian hợp lý thực hiện quyết định do các bên nhất trí đưa ra và
DSB chấp thuận nhưng không vượt quá 15 tháng kể từ ngày thông qua báo
cáo của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm (Điều 21.3 DSU). Nếu các bên
không nhất trí đưa ra thì do Trọng tài quyết định.

Sau 30 ngày kể từ "thời gian hợp lý" đã hết mà không thực hiện phán
quyết, không thỏa thuận được việc đền bù thiệt hại thì bên nguyên đơn báo
cáo DSB cho phép thực hiện trả đũa.

Tóm lại, khung thời gian cho một quá trình tố tụng tại WTO được tóm
tắt ở bảng 1.1:

28
Bảng 1.1: Khung thời gian cho một quy trình tố tụng thông thường

Thời hạn Hoạt động tố tụng


60 ngày Tham vấn, trung gian, hòa giải...
45 ngày Thành lập Ban Hội thẩm
6 tháng Chuyển báo cáo cuối cùng của Ban Hội thẩm cho
các bên

3 tuần Chuyển báo cáo cuối cùng của Ban Hội thẩm cho WTO

60 ngày DSB thông qua báo cáo (nếu không có kháng cáo)

Tổng: 1 năm Khi không có kháng cáo


60-90 ngày Cơ quan Phúc thẩm có báo cáo
30 ngày DSB thông qua báo cáo phúc thẩm

Tổng: 1 năm và 3 tháng Có kháng cáo


15 tháng Thời hạn tối đa để thi hành phán quyết khi không
có kháng cáo (18 tháng nếu có kháng cáo)

Tổng: 2 năm và 6 tháng Không có kháng cáo

c) Thực hiện quyết định

Bên thua kiện phải sửa chữa sai phạm trong một thời gian hợp lý
(Điều 21.3 DSU). Thời gian này thường là khoảng 15 tháng, do các bên nhất
trí đưa ra và DSB chấp thuận. Nếu các bên không nhất trí được thì đưa ra
Trọng tài quyết định.

Sau 30 ngày khi "thời hạn hợp lý" đã hết mà không thực hiện quyết
định, không thỏa thuận được về đền bù thiệt hại thì bên nguyên đơn có
quyền xin DSB cho phép trả đũa. Có thể trả đũa trực tiếp hoặc trả đũa chéo
(trả đũa khác lĩnh vực khi việc trả đũa cùng lĩnh vực không thực tế hoặc
không hiệu quả).

29
d) Tính bảo mật của quy trình tố tụng

Quá trình tham vấn, trọng tài, Panels, AB đều bí mật. Các tài liệu đệ
trình của các bên và bên thứ ba đều bảo mật (các bên có thể công khai bản đệ
trình của mình). Đối với thông tin mật của mỗi bên thì mỗi bên có thể làm bản
tổng thuật "không mật" để trình. Các báo cáo giữa kỳ và cuối cùng chỉ gửi các
bên theo cơ chế mật. Bản kết thúc sẽ công khai sau đó một thời gian vài tuần.
Điều này làm cho các thành viên WTO không thể biết cụ thể quá trình giải
quyết tranh chấp, trong khi rất nhiều quyết định của cơ quan giải quyết tranh
chấp có tác động trực tiếp tới nhiều lĩnh vực kinh tế của các nước và do vậy
tác động trực tiếp đến lợi ích của người dân. Nhiều ý kiến cho rằng đây là một
điểm hạn chế trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Tuy nhiên, theo
chúng tôi, việc giữ bí mật quá trình giải quyết tranh chấp là cần thiết để các
quyết định được đưa ra trong quá trình giải quyết tranh chấp là độc lập, không
chịu tác động của bất kỳ yếu tố bên ngoài nào. Hơn nữa, bản báo cáo cuối
cùng cũng sẽ được công khai rộng rãi, trong đó thể hiện rất rõ quá trình giải
quyết tranh chấp cũng như lập luận của các bên. Do đó, công khai chỉ là vấn
đề về thời gian, còn việc giải quyết tranh chấp đúng đắn, công bằng cần được
coi là ưu tiên số một.

1.2.8. Các thành viên là nƣớc đang phát triển trong DSM/WTO

Các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước nhỏ, thường có nhiều
hạn chế (yếu về tài chính, thiếu chuyên gia giỏi, hạn chế trong tiếp cận thông
tin, thời gian tranh chấp thường dài gây tốn kém…) trong việc tham gia
DSM/WTO. Vì vậy, DSM/WTO dành cho các thành viên là các nước đang
phát triển một số ưu đãi là chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt. Thực chất của
vấn đề này là DSM có quy định những điều kiện bổ sung cho các nước đang
phát triển, ví dụ như thủ tục nhanh chóng hơn, khung thời gian dài hơn và các
trợ giúp pháp lý cần thiết. Cụ thể như sau:

30
Trong tham vấn, các thành viên nên dành sự quan tâm đặc biệt tới các
vấn đề và lợi ích cụ thể của các nước thành viên đang phát triển (Điều 4.10
của DSU). Nếu đối tượng của tham vấn là một biện pháp do một nước thành
viên đang phát triển áp dụng, các bên có thể đồng ý kéo dài thời hạn tham vấn
thông thường. Nếu vào cuối giai đoạn tham vấn, các bên không thể đồng ý kết
thúc tham vấn, Chủ tịch DSB có thể kéo dài thời hạn tham vấn (Điều 12.10
của DSU).

Trong giai đoạn xét xử của Ban Hội thẩm: Khi một tranh chấp xảy ra
giữa một thành viên đang phát triển và một nước thành viên phát triển, nếu có
yêu cầu của thành viên đang phát triển, thì Ban Hội thẩm phải có ít nhất một
hội thẩm viên từ một nước thành viên đang phát triển (Điều 8.10 của DSU).

Nếu một nước thành viên đang phát triển là bên bị kiện, Ban Hội thẩm
phải dành cho thành viên này đủ thời gian để chuẩn bị và đệ trình lý lẽ bào
chữa của mình. Tuy nhiên, việc này không được ảnh hưởng tới toàn bộ thời gian
dành cho Ban Hội thẩm để hoàn tất quá trình giải quyết tranh chấp (Điều 12.10
của DSU).

Khi một bên là tranh chấp là nước đang phát triển dẫn ra các quy định
về đối xử đặc biệt và khác biệt của DSU hay của các hiệp định khác, báo cáo của
Ban Hội thẩm phải chỉ rõ cách thức các quy định này được xem xét (Điều 12.11
của DSU). Điều này nhằm làm rõ tính hiệu quả các quy định được dẫn chiếu
và việc áp dụng chúng trong thực tế.

Trong thực thi, DSU cho phép dành sự quan tâm đặc biệt tới các vấn
đề ảnh hưởng đến lợi ích của các nước thành viên đang phát triển (Điều 21.1
của DSU). Điều khoản này đã được áp dụng nhiều lần bởi các trọng tài viên
hoạt động theo Điều 21.3(c) của DSU khi quyết định thời hạn hợp lý để thực
thi. Căn cứ vào Điều 21.2 của DSU, một trọng tài đã dành thêm một thời gian
là sáu tháng để thực thi trong những hoàn cảnh cụ thể của vụ việc. Trong
khuôn khổ giám sát thực thi, DSB phải cân nhắc có thêm hành động thích hợp

31
ngoài việc giám sát và báo cáo hiện trạng, nếu một nước thành viên đang phát
triển nêu vấn đề này (Điều 21.7 của DSU). Khi cân nhắc các hành động thích
hợp trong một vụ kiện của một nước thành viên đang phát triển, DSB phải
xem xét không chỉ phạm vi thương mại bị ảnh hưởng bởi các biện pháp bị
kiện, mà cả tác động của chúng tới nền kinh tế của các nước thành viên đang
phát triển có liên quan (Điều 21.8 của DSU).

Thủ tục rút gọn theo yêu cầu của một nước thành viên đang phát triển:
Nếu một nước thành viên đang phát triển đưa ra khiếu kiện đối với một nước
thành viên phát triển, bên đi kiện có quyền viện dẫn đến thủ tục rút gọn theo
Quyết định BISD 14 S/18 ngày 5-4-1966 thay vì sử dụng các điều khoản
trong Điều 4, 5, 6 và 12 của DSU. Các quy định và thủ tục của quyết định
năm 1966 có giá trị ưu tiên áp dụng so với các quy định và thủ tục tương ứng
trong các Điều 4, 5, 6 và 12 của DSU khi có sự khác biệt (Điều 3.12 của
DSU). Trước hết, quyết định này quy định rằng Tổng giám đốc có thể làm
môi giới, và tiến hành tham vấn theo yêu cầu của nước đang phát triển nhằm
tìm ra giải pháp cho tranh chấp, khi tham vấn giữa các bên đã thất bại. Thứ
hai, nếu trong vòng hai tháng, những tham vấn do Tổng giám đốc tiến hành
không đem lại một giải pháp làm các bên hài lòng, Tổng giám đốc, theo yêu
cầu của một trong các bên, sẽ đệ trình một báo cáo về hành động của mình.
DSB khi đó sẽ thành lập Ban Hội thẩm với sự đồng ý của các bên. Thứ ba,
Ban Hội thẩm sẽ xem xét đầy đủ tới hoàn cảnh và những mối quan tâm có
liên quan đến đơn khiếu nại các biện pháp, và tác động của chúng đối với
thương mại và phát triển kinh tế của các thành viên bị ảnh hưởng. Thứ tư,
quyết định chỉ cho phép Ban Hội thẩm có 60 ngày để đệ trình các kết luận của
mình tính từ ngày vấn đề được đưa ra Ban Hội thẩm. Nếu Ban Hội thẩm thấy
rằng thời hạn này là không đủ thì có thể gia hạn với sự đồng ý của bên khởi kiện.

Hỗ trợ pháp lý: Ban Thư ký của WTO hỗ trợ tất cả các thành viên
trong giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của các thành viên WTO, nhưng các

32
nước thành viên đang phát triển được cung cấp thêm tư vấn và hỗ trợ pháp lý.
Để đạt được mục tiêu này, Ban Thư ký được yêu cầu cung cấp một chuyên
gia pháp lý có năng lực từ dịch vụ hợp tác kỹ thuật của WTO tới bất kỳ nước
thành viên đang phát triển nào có yêu cầu (Điều 27.2 của DSU). Những
chuyên gia này phải hỗ trợ các nước thành viên đang phát triển trên nguyên
tắc tôn trọng tính trung lập, khách quan của Ban Thư ký (Điều 27.2 của DSU).

1.2.9. Vòng đàm phán Đôha và tiến trình phát triển hệ thống giải
quyết tranh chấp của WTO

Thực tiễn áp dụng DSU cho thấy DSM/WTO đã bộc lộ những điểm
tồn tại cần có giải pháp khắc phục. Theo thỏa thuận từ năm 1994, các quy tắc
và thủ tục giải quyết tranh chấp phải được rà soát lại chậm nhất trước ngày
01/01/1999. Mặc dù đã được gia hạn tới 31/7/1999 nhưng các nước thành
viên WTO vẫn không thể đạt được bất kỳ thỏa thuận cụ thể nào.

Vòng đàm phán Đôha được khởi động từ năm 2001 tại Hội nghị lần
thứ 4 các thành viên WTO - Doha, Qata. Từ đó đến nay, Vòng Đôha đã trải
qua nhiều lần họp bàn nhưng đến nay vẫn trong tình trạng chờ đợi kết quả.
Ông Pascal Lamy - Tổng giám đốc WTO, nói một cách hình ảnh:

Vòng Doha là một chuyến đi dài, cũng giống như trò chơi
video, có tới 20 chiếc xe, 153 hành khách (chỉ các nước thành viên
WTO) và trên chặng đường này, chúng ta phải giải quyết rất nhiều
việc... Với tất cả những công việc đan xen và lịch trình rất phức tạp,
vòng Doha đã khởi động từ 7 năm trước, nhưng đến nay chưa đến
chặng cuối cùng... Ít nhất chúng ta đã đi được 80% chặng đường.
Chỉ còn 20% còn lại và chúng ta cần đến bàn tay kiến tạo của ít
nhất 20 nhà lãnh đạo các nước thành viên chủ chốt (những nước
chiếm tới 20% thương mại toàn cầu) có mặt ở đây để tiếp tục dẫn
dắt cuộc đàm phán đi đến kết thúc [29].

33
Nhận thức trước được những khó khăn của việc đàm phán nhằm hoàn
thiện DSM, các Bộ trưởng các nước thành viên WTO đã nhất trí tách riêng
việc đàm phán về vấn đề này ra khỏi "trọn gói cam kết" trong vòng đàm phán
Đôha, nghĩa là không gắn gì với khả năng thành công hay đổ vỡ trong đàm
phán các vấn đề khác được nêu trong Tuyên bố (đoạn 47 Tuyên bố Đôha).

Cho đến nay, các kết quả đàm phán của WTO về cơ chế giải quyết
tranh chấp vẫn chưa thấy có tín hiệu kết thúc, nội dung đàm phán đang tập
trung vào các vấn đề sau:

- Các quyền của bên thứ ba: theo hướng tăng cường các quyền;

- Thẩm quyền của Cơ quan Phúc thẩm được hoàn trả hồ sơ để Ban
Hội thẩm giải quyết lại;

- Trật tự ưu tiên áp dụng giữa Điều 21.5 (thời điểm Ban Hội thẩm giải
quyết việc bên thua kiện bị cho là không thực hiện đúng phán quyết) và Điều 22.2
(việc cho trả đũa);

- Vấn đề hậu trả đũa: thủ tục nước thắng kiện phải dỡ bỏ biện pháp trả
đũa khi nước thua kiện đã chấp hành phán quyết;

- Thành viên Ban Hội thẩm: cần có một danh sách thành viên Ban Hội
thẩm cố định thay vì chỉ định theo vụ việc như hiện nay;

- Thời gian giải quyết tranh chấp: vấn đề này đang có xung đột. Một
số thành viên cho rằng cần rút ngắn, số khác lại cho rằng thủ tục hiện nay đã
quá ngắn và việc tiếp tục rút ngắn các mốc thời hạn sẽ làm ảnh hưởng tới
quyền lợi các nước đang phát triển;

- Minh bạch hóa: Minh bạch hóa cho công chúng và cho các nước
thành viên không phải là bên tham gia vụ tranh chấp;

Mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề hoàn thiện
DSM nên khó có thể dự đoán được kết quả cuối cùng. Nhưng chúng ta có

34
quyền hy vọng vào một kết quả tốt đẹp về một cơ chế giải quyết tranh chấp
hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn sự mong đợi của các thành viên WTO.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chương 1, luận văn tìm hiểu những vấn đề cơ bản về giải quyết
tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO. Đầu tiên, luận văn phân tích
khái niệm tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO: tranh chấp thương
mại được hiểu là bất đồng giữa các thành viên WTO liên quan đến việc thực
hiện các quyền và nghĩa vụ theo các hiệp định và thỏa thuận của WTO và bất
đồng này được thông báo chính thức cho Ban thư ký WTO. Sau đó, luận văn
điểm lại lịch sử phát triển của DSM/WTO và nhận thấy rằng, các quy định
của DSU vẫn được coi là xương sống của cơ chế giải quyết tranh chấp của
WTO. Tiếp đến, luận văn phân tích 09 nội dung trong hệ thống giải quyết
tranh chấp thương mại của WTO, đó là: mục tiêu, các nguyên tắc của
DSM/WTO, quyền tài phán của WTO trong WTO; các bên nguyên, bị và bên
thứ ba trong DSM; các loại đơn kiện và những lập luận cần có; các thiết chế
tham gia quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO; trình tự tố tụng tại WTO;
các nước đang phát triển với DSM/WTO; vòng đàm phán Đôha và tiến trình
phát triển DSM. Sau đó, luận văn phân tích các phương pháp giải quyết tranh
chấp của WTO. Trên cơ sở phân tích những vấn đề trên, luận văn thấy rằng
giải quyết tranh chấp thương mại trong khuôn khổ của WTO là một vấn đề
phức tạp và có vai trò quan trọng trong hợp tác thương mại đa phương bởi nó
chính là công cụ bảo đảm sự tin cậy về mặt pháp lý đối với các cam kết của
các thành viên WTO.

35
Chương 2

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO

2.1. TỔNG QUAN VỀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO

Qua hơn 12 năm hoạt động có thể rút ra một số đánh giá và nhận xét
về DSM/WTO từ nhiều góc độ khác nhau. Về cơ bản, DSM/WTO đã phục
vụ các thành viên tốt kể từ khi được áp dụng 01/1995. Điều này khẳng định
thành công của mục tiêu đặt ra đối với cơ chế DSM là nhân tố trung tâm
trong việc bảo đảm an ninh và khả năng dự đoán trước cho hệ thống thương
mại đa phương.

Các số liệu thống kê đến ngày 14/9/2009 cho thấy số lượng các vụ
tranh chấp thì kể từ vụ việc đầu tiên được đưa ra giải quyết tranh chấp theo cơ
chế của WTO ngày 10 tháng 01 năm 1995 (vụ Singapore kiện Malaysia về
việc cấm nhập khẩu chất Polyêtylen và Polypropylene) cho đến 14/9/2009 đã
có 399 vụ tranh chấp được đưa ra giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp
của WTO. Sự phân bổ các vụ việc trong các năm qua như sau: năm 1995 có
22 vụ (DS01→DS22); năm 1996 có 42 vụ (DS23 → DS64); 1997 có 46 vụ
(DS65 → DS110); 1998 có 44 vụ (DS111 → DS154); 1999 có 31 vụ (DS155 →
DS185); 2000 có 30 vụ (DS186 → DS215); 2001 có 27 vụ (DS216 →
DS242); 2002 có 34 vụ (DS243 → DS276); 2003 có 28 vụ (DS277 →
DS304); 2004 có 20 vụ (DS305 → DS324); 2005 có 12 vụ (DS325 → DS335
và DS353); 2006 có 20 vụ (DS336 → DS352 và DS354 → DS356); 2007 có
13 vụ (DS357 → DS369); 2008 có 19 vụ (DS370 → DS388); đến 9/2009 có
11 vụ (DS389 → DS399). Tỷ lệ các vụ kiện được hòa giải rất cao (hơn 50%)
mà không cần đi hết tố tụng [33].

36
Số lượng vụ tranh chấp

50
40

Số vụ
30
20
10
0 95

96

97

98

99

00

01

02

03

04

05

06

07

Se 8
09
0
19

19

19

19

19

20

20

20

20

20

20

20

20

20

p-
Năm

Biểu đồ 2.1: Số lượng vụ tranh chấp đã giải quyết tại WTO

Nhìn vào đồ thị trên ta thấy, số lượng các vụ tranh chấp đã giải quyết
tại WTO nhìn chung là nhiều nhưng không đồng đều qua các năm. Năm nhiều
nhất là năm 1997 với 46 vụ, năm thấp nhất là năm 2005 với 12 vụ. Nếu như
những năm cuối của thế kỷ 20 có rất nhiều tranh chấp được đưa ra và giải
quyết tại WTO, thì những năm gần đây số lượng vụ việc có xu hướng giảm
hơn, dao động khoảng trên dưới 20 vụ việc/năm. Tính trung bình thì hàng
năm có khoảng 24 vụ tranh chấp được giải quyết theo cơ chế của WTO, gần
gấp ba lần số lượng những vụ kiện hàng năm được thụ lý dưới thời GATT.
Con số này cho thấy tính hiệu quả của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.

Bên cạnh đó, có thể thấy giữa số lượng vụ tranh chấp với tình hình
kinh tế thế giới có mối quan hệ nhất định. Giai đoạn kinh tế thế giới phát triển,
giao dịch thương mại diễn ra sôi động, chính phủ các nước thành viên WTO
cần ban hành nhiều biện pháp, chính sách điều chỉnh các quan hệ này thì số
lượng tranh chấp thương mại tại WTO cũng gia tăng. Ngược lại, trong thời kỳ
khủng hoảng kinh tế (2007-2009), thì số lượng vụ tranh chấp ít hơn.

2.1.1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp theo lĩnh vực

WTO điều chỉnh ba lĩnh vực là thương mại hàng hóa, thương mại dịch
vụ và khía cạnh thương mại trong sở hữu trí tuệ. Vì vậy, các vấn đề tranh

37
chấp được WTO cũng tập trung vào ba lĩnh vực này. Trong đó, cho đến nay
các tranh chấp chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại hàng hóa (93,7%),
rồi đến sở hữu trí tuệ 6,05%, còn lĩnh vực thương mại dịch vụ thì rất ít (0,25%)
(biểu đồ 2.2).

Thương mại Sở hữu trí tuệ


dịch vụ (6,06%)
(0,25%)

Thương mại
hàng hóa
(93,7%)

Biểu đồ 2.2: Những lĩnh vực tranh chấp chủ yếu WTO tập trung giải quyết

2.1.1.1. Tranh chấp trong lĩnh vực thương mại hàng hóa

Cho đến nay chủ yếu các tranh chấp đều liên quan đến thương mại
hàng hóa, bao gồm cả các tranh chấp liên quan đến hiệp định về nông nghiệp,
hiệp định về dệt may. Tính đến ngày 9/2009, các tranh chấp trong lĩnh vực
này chiếm đến 93,7% tổng số vụ tranh chấp được giải quyết theo WTO.

Trong đó, tranh chấp thương mại chủ yếu được giải quyết theo cơ chế
của WTO là vấn đề bảo hộ mậu dịch của các nước. Loại tranh chấp này liên
quan tới việc nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp bảo hộ (hạn ngạch, tăng
thuế nhằm hạn chế thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước). Đây là tranh
chấp liên quan đến những quy định mang tính chất định tính và phụ thuộc vào
chủ quan của các bên. Vấn đề thường tranh chấp là mối quan hệ nhân quả
giữa thiệt hại của ngành sản xuất trong nước với sự gia tăng của hàng nhập

38
khẩu cũng như mức độ ảnh hưởng của hàng nhập khẩu so với những yếu tố
khác trên thị trường; tranh cãi khi các nước xác định mức độ cạnh tranh
không lành mạnh (mức độ bán phá giá, trợ giá...) để trên cơ sở đó đề ra mức
độ bảo hộ thích hợp: phương pháp tính toán để xác định mức độ bán phá giá,
những chi phí nào được loại trừ khi xác định giá hợp lý của hàng nhập khẩu
mức độ trợ giá trong trường hợp áp dụng những biện pháp trợ giá gián tiếp,
hạn mức để áp dụng những biện pháp bảo hộ… Thực tế cho thấy, một số
nước, kể cả các nước phát triển như Mỹ, các nước EC hiện vẫn còn duy trì
những quy định về mức áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch bảo trái với
các quy định trong các hiệp định của WTO. Sau đây là một ví dụ:

DS311 do Canada khởi kiện về việc Mỹ tiến hành rà soát thuế đối
kháng áp đặt lên gỗ xẻ mềm nhập khẩu từ Canada:

Ngày 14 tháng 04 năm 2004, Canada yêu cầu tham vấn với Mỹ về việc
(i) Bộ Thương mại Mỹ (DOC) hoàn tất báo cáo thực thi thuế đối kháng liên
quan tới gỗ xẻ mềm từ Canada nhằm xác định ngay lập tức mức thuế đối
kháng áp dụng với một số nhà xuất khẩu chỉ định và (ii) Bộ Thương mại Mỹ
(DOC) từ chối hoặc không tiến hành điều tra thủ tục thuế đối kháng nhằm
xác định mức thuế đối kháng đối với nhà xuất khẩu chỉ định.

Canada cáo buộc Mỹ đã vi phạm nghĩa vụ theo Điều khoản 10, 19.1,
19.3, 19.4, 21.1, 21.2, 21.4 và 32.1 của Hiệp định Trợ cấp và Các điều khoản
đối kháng và Điều khoản VI:3 của GATT 1994.

Vấn đề về mức thuế đối kháng chính thức và tiến hành rà soát thủ tục
và thực thi đang được đưa ra tranh luận theo vụ kiện số WT/DS257.

Ngày 12 tháng 10 năm 2006, Mỹ và Canada thông báo với Cơ quan


Giải quyết tranh chấp (DSB) rằng hai bên đã thống nhất giải pháp theo Điều
khoản 3.6 của Quy tắc về Giải quyết tranh chấp trong WTO (DSU) theo vụ
kiện số WT/DS236, WT/DS247, WT/DS257, WT/DS264, WT/DS277 và

39
WT/DS311. Giải pháp này được ký kết dưới dạng cam kết tổng thể (Hiệp định
gỗ xẻ mềm) giữa Mỹ và Canada ngày 12 tháng 09 năm 2006. Ngày 23 tháng
02 năm 2007, Mỹ và Canada thông báo tới DSB rằng ngày 12 tháng 10 năm
2006, hai bên đã thống nhất thêm một cam kết theo đó sửa đổi cam kết trước
để có hiệu lực thi hành.

Tranh chấp về các biện pháp chống bán phá giá (Anti-dumping
measures) xuất phát chủ yếu từ các nước xuất khẩu là các nước đang phát
triển, bên bị kiện nhiều nhất về vấn đề này là các nước phát triển, chủ yếu là
Mỹ và EC. Loại tranh chấp này liên quan đến việc nước nhập khẩu (chủ yếu
là nước phát triển) áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu
(chủ yếu là từ các nước phát triển). Lý do mà các nước phát triển áp dụng
thuế chống bán phá giá là hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển được
xuất khẩu với giá thấp hơn giá thành sản xuất, gây nên thiệt hại nghiêm trọng
trong ngành sản xuất của các nước phát triển. Do vậy, các nước phát triển
thường đánh thuế khá cao vào mặt hàng này. Biện pháp chống bán phá giá đã
được các nước phát triển áp dụng phổ biến nhằm bảo hộ nền sản xuất trong
nước. Nước xuất khẩu kiện nước nhập khẩu đã áp dụng thuế chống bán phá
giá trong những trường hợp mà theo nước xuất khẩu là: không đủ chứng cứ
chứng minh việc bán phá giá và mức độ ảnh hưởng của việc bán phá giá hàng
nhập khẩu đối với sản xuất trong nước hoặc những chứng cứ đưa ra chưa
thuyết phục do không có tính đại diện; mức độ bán phá giá được xác định quá
cao do xác định mức giá thông thường chưa chính xác; hoặc áp dụng một số
biện pháp chưa phù hợp để xác định mức giá trung bình của hàng nhập khẩu
và thuế chống bán phá giá vẫn được tiếp tục mặc dù mức độ bán phá giá là rất
nhỏ (theo quy định của Hiệp định về chống bán phá giá, nếu mức độ bán phá
giá nhỏ hơn 2% so với giá xuát khẩu sản phẩm hoặc kim ngạch nhập khẩu
hàng hóa bị bán phá giá thấp hơn 3% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đó
thì điều tra về bán phá giá phải chấm dứt ngay lập tức). Theo báo cáo của

40
WTO, hầu hết các biện pháp chống bán phá giá của các nước thành viên áp
dụng khi bị khởi kiện ra WTO đều bị tuyên là có vi phạm các quy định của
WTO. Điều này chứng tỏ tình trạng các nước lạm dụng các biện pháp chống
bán phá giá là đáng báo động.

Ví dụ về vụ Ecuador kiện Mỹ về thuế chống bán phá giá đối với tôm
nhập khẩu từ Ecuador vào Mỹ (DS 335):

Tháng 1-2005, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) đã bỏ phiếu


đồng ý áp thuế chống bán phá giá đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu
từ sáu nước (Ấn Độ, Thái-lan, Ecuador, Brazil, Trung Quốc và Việt Nam)
vào Mỹ, loại trừ thuế đối với tôm nước ấm đóng hộp. Các mức thuế tôm chính
thức có hiệu lực từ ngày 1-2-2005. Sau mỗi năm, DOC lại tiến hành xem xét
hành chính để điều chỉnh lại các mức thuế chống bán phá giá, dựa vào hoạt
động thực tế của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm.

Trình tự khiếu kiện của Ecuador:

Ngày 17-11-2005, Ecuador yêu cầu WTO tổ chức các cuộc tham vấn
về: (1) phán quyết cuối cùng của DOC, đưa ra ngày 23-11-2004, khẳng định
rằng Ecuador đã bán phá giá tôm nước ấm đông lạnh sang Mỹ; (2) sửa đổi
phán quyết cuối cùng, ra ngày 1-2-2005, cũng khẳng định Ecuador bán phá
giá tôm sang Mỹ và (3) quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với Ecuador.

Ecuador đặc biệt nhấn mạnh việc DOC đã sử dụng phương pháp "triệt
tiêu" (zeroing) để tính biên độ phá giá của tôm nhập khẩu. Với phương pháp này,
DOC sẽ " triệt tiêu" tất cả các trường hợp sản phẩm tôm có giá bán ở Mỹ cao
hơn ở các nước khác. Hiểu đơn giản là DOC "cố tình" tìm ra biên phá giá.

WTO đã từng phán quyết việc sử dụng phương pháp "zeroing" là bất
hợp pháp. Ecuador kiện Mỹ vi phạm Điều VI của Hiệp định chung về Thuế
quan và Thương mại 1994 (GATT 1994) và các Điều 1, 2.1, 2.2, 2.4, 2.4.2,
5.8, 6.10, 9.2, 9.3, 9.4, và 18.1 của Hiệp định chống bán phá giá.

41
Ngày 28-11-2005, Ấn Độ cũng yêu cầu được tham gia tham vấn. Ngày
1-11-2005, Thái-lan "nhập cuộc".

Ngày 8-6-2006, Ecuador yêu cầu WTO thành lập Ban Hội thẩm để
phân xử vụ việc. Ngày 19-7-2006, DSB của WTO quyết định thành lập Ban
Hội thẩm.

Ngày 26-9-2006, Ban Hội thẩm chính thức được thành lập. Ngày 20-
10-2006, các bên thông báo với DSB về trình tự giải quyết.

Ngày 30-1-2007, Ban Hội thẩm ra phán quyết cuối cùng: Tổ chức
Thương mại Thế giới đã kết luận Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vi phạm Điều
2.4.2 của Hiệp định chống bán phá giá khi kết luận Ecuador bán phá giá tôm
nước ấm đông lạnh vào Mỹ.

Việc Ecuador thắng kiện Mỹ chỉ là một ví dụ trong nhiều trường hợp
các nước đang phát triển thắng kiện các nước phát triển tại WTO. Qua đó để lại
nhiều bài học kinh nghiệm đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt
Nam. Kinh nghiệm tham gia đóng vai trò quan trọng nhưng yếu tố quyết định
vẫn là bản lĩnh, là việc am hiểu luật lệ WTO, là sự chuẩn bị theo kiện một cách
chu đáo… Đó là những bài học quý giá mà Việt Nam cần nghiên cứu kỹ lưỡng.

Ngoài những nội dung trên, các tranh chấp được đưa ra giải quyết tại
WTO còn liên quan đến Hiệp định về nguồn gốc hàng hóa và một số ít tranh
chấp liên quan đến Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương
mại (TRIMs). Về nguồn gốc hàng hóa nhập khẩu, Mỹ là nước duy nhất bị
kiện do đã có những thay đổi trong quy định của luật thương mại về tiêu chí
xác định nguồn gốc hàng hóa, dẫn đến sự thay đổi trong thuế suất thuế nhập
khẩu áp dụng đối với các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển.

2.1.1.2. Tranh chấp trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Số vụ tranh chấp trong lĩnh vực này được WTO giải quyết tính đến
nay (tháng 9/2009) là rất ít, chỉ có 01 vụ, chiếm 0,25%. Đó là tranh chấp giữa

42
một bên là Mỹ còn bên kia là Antigua và Barbuda về cung cấp dịch vụ cờ bạc
và cá cược qua biên giới (US Gambling-DS285). Theo tài liệu ký hiệu
MTN.GNS/W/120 của Tổ chức Thương mại Thế giới, dịch vụ được chia
thành 12 nhóm lớn, trong đó bao gồm nhiều phân nhóm khác nhau. Đó là:
dịch vụ kinh doanh (tư vấn pháp lý, xử lý dữ liệu, nghiên cứu phát triển, nhà
đất, cho thuê, quảng cáo…); dịch vụ thông tin liên lạc (bưu chính, viễn thông,
truyền hình...); dịch vụ xây dựng và kỹ thuật liên quan đến xây dựng (xây
dựng, lắp máy...); dịch vụ phân phối (bán buôn, bán lẻ...); dịch vụ giáo dục;
dịch vụ môi trường (vệ sinh, xử lý chất thải...); dịch vụ tài chính (ngân hàng,
bảo hiểm...); dịch vụ liên quan đến y tế và dịch vụ xã hội; dịch vụ liên quan
đến du lịch và lữ hành; dịch vụ giải trí, văn hóa, và thể thao; dịch vụ giao
thông vận tải và dịch vụ khác.

Một trong những nguyên nhân của thực tế của việc ít xảy ra tranh
chấp trong lĩnh vực thương mại dịch vụ trong WTO là đa phần các hoạt
động dịch vụ thường diễn ra trong phạm vi của một quốc gia. Ví dụ như khi
chúng ta đi cắt tóc hoặc đi khám bệnh, thường thì cả người cung cấp dịch vụ
và người sử dụng dịch vụ đều là người trong cùng một nước. Hơn nữa, một
số lĩnh vực khác có thể "qua biên giới" như vận tải đường sắt hay viễn thông
thì thường được xem như những lĩnh vực mà nhà nước nắm quyền sở hữu và
kiểm soát do tầm quan trọng về cơ sở hạ tầng... Những lĩnh vực quan trọng
khác như y tế, giáo dục, và dịch vụ bảo hiểm được nhiều quốc gia coi là
trách nhiệm của nhà nước do tầm quan trọng của chúng đối với xã hội. Vì
thế, những lĩnh vực dịch vụ này được kiểm soát rất chặt chẽ và việc cung
cấp chúng không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Một số lĩnh vực dịch vụ khác
như dịch vụ tài chính quốc tế và vận tải biển thì từ hàng thế kỷ nay đã có sự
trao đổi xuyên biên giới nên từ lâu luật lệ điều chỉnh các quan hệ thương mại
quốc tế này đã ổn định (tập quán quốc tế) nên cũng ít có tranh chấp ở cấp
quốc gia.

43
Ví dụ DS 258: Antigua và Barbuda kiện Mỹ về các biện pháp ảnh
hưởng đến nguồn cung cấp qua biên giới của cờ bạc và các dịch vụ cá cược

Ngày 21/3/2003, Antigua và Barbuda yêu cầu tham vấn với Mỹ về các
biện pháp được áp dụng bởi chính quyền một số bang của Mỹ ảnh hưởng đến
nguồn cung cấp qua biên giới của cờ bạc và các dịch vụ cá cược từ Antigua
và Barbuda.

Theo Antigua và Barbuda, các biện pháp không phù hợp với các
nghĩa vụ của Hoa Kỳ theo GATS, và đặc biệt là Điều II, VI, VIII, XI, XVI và
XVII đó, và các biểu Hoa Kỳ cam kết cụ thể kèm theo GATS.

Ngày 12/6/2003, Antigua và Barbuda yêu cầu thành lập một Ban Hội
thẩm. Tại cuộc họp ngày 24/6/2003, DSB trì hoãn việc thành lập một Ban Hội
thẩm. Thêm một yêu cầu thứ hai của Antigua và Barbuda, DSB thành lập Ban
Hội thẩm tại cuộc họp ngày 21/7/2003. Canada, EC, Mexico và Trung Quốc
là bên thứ ba trong vụ tranh chấp này. Ngày 23 /7 /2003, Nhật Bản cũng tham
gia với tư cách là bên thứ ba

Ngày 10 /11/2004, báo cáo của Ban Hội thẩm đã được lưu hành để
thành viên. Ban Hội thẩm xét thấy rằng:

 Các biểu GATS của Hoa Kỳ đã được giải thích để bao gồm các cam
kết cụ thể đối với cờ bạc và cá cược dịch vụ theo tiểu ngành đề "Dịch vụ giải
trí khác (trừ thể thao)";

 Ba luật liên bang Mỹ (Đạo Luật dây, Đạo Luật Du lịch và các Đạo
Luật Kinh doanh bất hợp pháp cờ bạc) và các quy định của pháp luật bốn
bang Mỹ (những người trong bang Louisiana, Massachusetts, Nam Dakota và
Utah) cấm một, một số hoặc tất cả các phương tiện phân phát trong quy định
của GATS (tức là qua biên giới cung cấp), trái với các cam kết của Hoa Kỳ
tiếp cận thị trường cụ thể cho cờ bạc và cá cược dịch vụ, trái với Điều XVI: 1
và Điều XVI: 2 của GATS (tức là liên quan đến tiếp cận thị trường);

44
 Antigua đã không chứng minh rằng các biện pháp đó không phù hợp
với Điều VI: 1 và VI: 3 của GATS (tức là liên quan đến quy định trong nước);

 Hoa Kỳ đã không chứng minh được đó thuộc trường hợp ngoại lệ


của GATS. Điều XIV của GATS quy định trường hợp ngoại lệ là "cần thiết để
bảo vệ đạo đức công cộng hoặc để duy trì trật tự công cộng".

Ngày 7/1/2005, Hoa Kỳ thông báo ý định kháng cáo; tiếp đó, ngày
19/1/2005 Antigua và Barbuda thông báo ý định kháng cáo một số vấn đề
trong báo cáo của Ban Hội thẩm.

 Ngày 07/4/2005, báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm được ban hành.
Trong đó, đồng ý với Panels rằng Hoa Kỳ đã không chỉ ra rằng trong ba đạo
luật liên bang là "cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng hoặc để duy trì trật
tự công cộng", theo nghĩa của Điều XIV (a); Hoa Kỳ đã không chỉ ra rằng
những biện pháp này đáp ứng các điều kiện của Điều XIV.

Tại cuộc họp của 20 /4/2005, DSB đã thông qua báo cáo của Cơ quan
Phúc thẩm.

Tại cuộc họp của DSB 19 /5/ 2005, Hoa Kỳ đã nêu ý định của mình để
thực hiện các khuyến nghị của DSB và chỉ ra rằng nó sẽ cần một thời gian
thích hợp để làm như vậy. Khi Antigua and Barbuda và Hoa Kỳ đã không đồng
ý về một hợp lý thời gian của thời kỳ thực hiện theo quy định tại Điều 21,3 (b)
của DSU, ngày 6/6/2005, Antigua và Barbuda yêu cầu rằng thời hạn hợp lý được
xác định thông qua trọng tài theo Điều 21,3 (c) của DSU. Ngày 30/6/2005,
theo yêu cầu từ Antigua và Barbuda, Tổng giám đốc WTO bổ nhiệm Tiến sĩ
Claus-Dieter Ehlermann làm trọng tài theo Điều 21,3 (c) của DSU.

2.1.1.3. Tranh chấp trong lĩnh vực thương mại liên quan đến quyền
sở hữu trí tuệ

Một số tranh chấp thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ cũng
đã diễn ra, 24/399 vụ, chiếm 6,05% như tranh chấp về Patents (11 vụ). Các

45
tranh chấp liên quan đến vấn đề quyền sở hữu trí tuệ chủ yếu xuất phát từ các
nước phát triển, (trong 11 vụ Patents thì 10 vụ có nguyên đơn là Mỹ và EC,
còn 01 vụ nguyên đơn là Brazil). Điều này cũng dễ hiểu vì các nước phát triển
thường là những nước đi đầu trong nhiều lĩnh vực (khoa học, công nghệ, y
học, nghệ thuật…), nên nhiều sản phẩm xuất xứ từ những nước này thường bị
sao chép, sử dụng bất hợp pháp.

2.1.2. Thực tiễn các nước đang phát triển tham gia vào DSM/WTO

Cho tới nay (tháng 9/2009), về mức độ tham gia vào DSM/WTO, Hoa
Kỳ vẫn dẫn đầu với 199 vụ (93 vụ nguyên đơn và 106 vụ bị đơn) và xếp thứ
hai là Cộng đồng châu Âu 146 vụ (81 vụ nguyên đơn và 65 vụ bị đơn). Các
nước đang phát triển ngày càng tích cực tham gia vào cơ chế này, trong đó
chủ yếu tập trung vào một số nước như Brazil 38 vụ (24 vụ là nguyên đơn và
14 vụ là bị đơn), Ấn Độ 38 vụ (18 vụ là nguyên đơn và 20 vụ là bị đơn),
Mêxico 34 vụ (20 vụ là nguyên đơn, 14 vụ bị đơn), Argentina 31 vụ (15 vụ
nguyên đơn và 16 vụ bị đơn), Chi Lê 20 vụ (10 vụ nguyên đơn và 10 vụ bị
đơn); Trung Quốc 20 vụ (4 vụ nguyên đơn và 16 vụ bị đơn), Thái Lan là nước
Đông Nam Á cũng khá tích cực tham gia vào giải quyết tranh chấp tại WTO
(13 vụ nguyên đơn, 3 vụ bị đơn). Các nước đang phát triển còn lại tham gia
vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO còn hạn chế.

Sự tham gia của các nước đang phát triển với tư cách là bên đi kiện
vẫn ít hơn các nước phát triển (nhóm G7 gồm Mỹ, Anh, Nhật, Pháp, Canada,
Đức, Ý). Các nước phát triển tham gia với tư cách là nguyên đơn trong 241 vụ
tranh chấp (tương đương 60,7%), các nước đang phát triển là bên khởi kiện
trong 157 trường hợp, chiếm 39%, các nước chậm phát triển đến nay mới
tham gia vào DSM với tư cách là bên đi kiện trong 01 trường hợp của
Bangladesh (DS 306).

Ngày càng có nhiều nước thành viên đang phát triển tham gia vào quá
trình giải quyết tranh chấp với tư cách là bên đi kiện. Những năm gần đây, các

46
nước đang phát triển tham gia vào DSM/WTO với tư cách là bên đi kiện đang
luôn ở mức cao (luôn trên 50%). Điều này là một tín hiệu tốt vì nó chứng tỏ vị
thế của các nước đang phát triển trong DSM/WTO đang thay đổi từ thế bị
kiện sang thế chủ động khởi kiện để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Ví dụ, trong 02 năm là 2007 và 2008, trên 52% vụ việc được đưa ra WTO do
các nước đang phát triển đứng ra khởi kiện. Việc các nước đang phát triển sử
dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhiều hơn so với GATT có thể
coi như là một dấu hiệu cho thấy hệ thống này được tin cậy hơn và hiệu quả
hơn đối với các nước đang phát triển (Biểu đồ 2.3).

Tỷ lệ tham gia DSM với tư cách nguyên đơn của


các nước đang phát triển
Tỷ lệ tham gia

80
60
(%)

40
20
0
95
96
97
98
99
00
01
02
03
04
05
06
07
08
19
19
19
19
19
20
20
20
20
20
20
20
20
20 Năm

Series1

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ tham gia DSM với tư cách nguyên đơn


của các nước đang phát triển

Các nước đang phát triển có tỷ trọng thương mại lớn đã tham gia rất
tích cực vào cơ chế giải quyết tranh chấp này như Ấn Độ, Mexico, Brazil....
Trong 399 vụ tranh chấp được đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO,
các nước đang phát triển tham gia với tư cách là nguyên đơn là 157 vụ, chiếm
39% tổng số vụ tranh chấp, với tư cách là bị đơn là 160 vụ, chiếm 40%. Như
vậy, sự tham gia của các nước đang phát triển vào DSM/WTO với tư cách là
nguyên đơn và bị đơn là tương đương nhau.

Những vụ việc được các nước đang phát triển khởi kiện thường liên
quan tới khiếu nại về vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử trong

47
thương mại - nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) hoặc đãi ngộ quốc gia (NT) (có
hơn nửa trong số các vụ tranh chấp thương mại được thụ lý tại DSB liên quan
tới một hoặc cả hai quy chế nêu trên) và chủ yếu rơi vào các lĩnh vực như
nông nghiệp, thủy hải sản, giày dép, dệt may, thép, ô tô, dược phẩm...

Mỹ latinh và Châu Á là khu vực các nước đang phát triển tham gia
nhiều nhất đến quá trình giải quyết tranh chấp. Tính tới nay, các nước Châu
Phi và một số nước chậm phát triển không hề khởi kiện hoặc bị khởi kiện
trong bất kỳ vụ việc nào, mặc dù một vài nước gồm Nigeria và Zimbabwe đã
tham gia với tư cách bên thứ ba. Điều này được các nhà bình luận giải thích là
do các nước đó không đủ nguồn lực cần thiết để sử dụng hệ thống giải quyết
tranh chấp của WTO hoặc là tỷ lệ thương mại của các nước này quá nhỏ bé
trong hệ thống thương mại thế giới.

Một điểm dễ nhận thấy trong quá trình giải quyết những tranh chấp có
liên quan đến các nước đang phát triển là những nước này sẵn sàng chấm dứt
thủ tục Ban Hội thẩm trên cơ sở những thỏa thuận với các bên về việc giải
quyết tranh chấp của mình. Chẳng hạn về vụ Chilê và Peru kiện Pháp trong
việc hạn chế sử dụng tên thương mại "coquilles Saint-Jacques", trong báo cáo
giữa kỳ của Ban hội thẩm tháng 3 năm 1996 đã đưa ra thỏa thuận giữa EC với
các nước đang phát triển này, theo đó, các biện pháp của Pháp sẽ nhanh chóng
được sửa lại cho phù hợp với các quy định của WTO và đổi lại các nước
Chilê và Peru sẽ rút lại đề nghị thông qua báo cáo của Ban Hội thẩm. Hay
trong vụ Ấn Độ kiện Mỹ về hạn chế đối với nhập khẩu áo khoác len, DSB
thành lập Ban Hội thẩm vào tháng 4 năm 1996, một tuần sau Mỹ rút lại những
hạn chế này và ngay lập tức Ấn Độ đề nghị chấm dứt các thủ tục tiếp theo của
Ban Hội thẩm [14].

Có thể nói rằng, việc các nước đang phát triển ngày càng sử dụng
nhiều hơn cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là dấu hiệu cho thấy hệ
thống này hữu ích hơn đối với các nước đang phát triển so với hệ thống

48
GATT. Tuy nhiên, cơ chế này chỉ thực hiện đối với các nước có năng lực thực
hiện khiếu kiện. Còn đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, việc
chủ động tham gia vào DSM/WTO còn nhiều hạn chế, trong khi nhiều trường
hợp hàng hóa từ các nước đang phát triển xuất khẩu vào thị trường của các
nước phát triển bị các nước này kết luận bán phá giá bằng một cơ chế giải
quyết thiếu công bằng. Với tư cách là thành viên WTO, các nước đang phát
triển như Việt Nam cần chủ động hơn nữa trong việc sử dụng DSM/WTO để
bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

2.1.3. Kháng cáo và thực hiện phán quyết của DSB

Tỷ lệ báo cáo của Ban Hội thẩm (tương ứng với cấp sơ thẩm) bị kháng
cáo lên Cơ quan Phúc thẩm có sự tăng giảm khác nhau. Nếu như năm 1995 là
năm đầu tiên Cơ quan Phúc thẩm hoạt động thì không có một kháng cáo nào.
Trong hai năm 1996 và 1997 có 100% báo cáo cấp sơ thẩm bị kháng cáo. Sau
đó tỷ lệ kháng cáo giảm rõ rệt (xu thế này đã diễn ra trong 5 năm và năm thấp
nhất là năm 2002 chỉ đạt tỷ lệ 50%), nhưng tiếp đó lại tăng cho tới năm 2006 là
86% - tức là đạt tỷ lệ hầu hết các báo cáo của Ban Hội thẩm đều bị kháng cáo.
Số liệu kháng cáo có thể được giải thích theo các cách khác nhau, nhưng đã cho
thấy mức độ chưa hài lòng về kết quả giải quyết của các Ban Hội thẩm (cấp sơ
thẩm) và mức độ tin cậy cao vào cơ chế phúc thẩm (thành viên của Cơ quan Phúc
thẩm đều là những học giả và chuyên gia pháp luật uy tín làm việc chuyên trách,
trong khi đó thành viên của các Ban Hội thẩm thường là những chuyên gia
thương mại hay cán bộ ngoại giao của các phái đoàn các nước thành viên tại
WTO - yếu tố này có thể cũng là một lý do góp phần đem lại thực trạng) [3].

Báo cáo của Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm được DSB thông
qua được coi là phán quyết của DSB. Hầu hết các phán quyết đã được các
nước thua kiện tự nguyện thi hành. Tuy nhiên, có nhiều tranh chấp sau khi
giải quyết xong, bên bị đơn đã không thực hiện đúng với các khuyến nghị của
DSB, có khoảng 10 vụ trong thời gian 1995 đến 2004 là cần đến các biện

49
pháp trả đũa để gây sức ép cho nước thua kiện phải thi hành phán quyết, trong
đó các vụ về thịt bò hocmon của EC, Miễn thuế thu nhập cho các công ty bán
hàng ở nước ngoài của Mỹ, Tu án chính Byrd của Mỹ... Điều đáng nói là, các
nước phát triển chiếm đa phần trong số những nước không tuân thủ các phán
quyết của DSB. Ví dụ, vụ EC kiện Mỹ về Điều 110 (5) của Luật bản quyền.
Theo khuyến nghị của DSB thì thời hạn để Mỹ thực hiện khuyến nghị là hết
ngày 31/12/2001. Tuy nhiên, Mỹ đã không thực hiện được theo đúng thời hạn
này. Điều đó dẫn đến việc EC yêu cầu được áp dụng các biện pháp không
nhân nhượng để áp đặt một khoản phí đặc biệt đối với công dân Mỹ liên quan
đến việc vận chuyển hàng hóa có bản quyền. Để tránh điều này, Mỹ đã liên
tục đệ trình báo cáo tiến độ thực hiện lên DSB. Tại cuộc họp ngày 29/07/2002,
Mỹ một lần nữa lại khẳng định ý định thực hiện các phán quyết của DSB. EC
mặc dù công nhận những cố gắng của Mỹ nhưng vẫn bày tỏ lo ngại về việc
Mỹ quá chậm trễ trong việc thi hành phán quyết.

Trong các thông báo gửi về Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO
về tình hình thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của DSB, có 74% thông
báo rằng bên bị đơn đã có những hành động nhằm thực hiện nghiêm túc các
khuyến nghị. Số còn lại 26% hoặc là bên bị đơn không thực hiện các khuyến
nghị, hoặc trì hoãn thời gian thực hiện, hoặc có những hành động sửa đổi theo
yêu cầu trong các khuyến nghị nhưng chưa thực hiện đầy đủ và do đó làm
phát sinh những tranh chấp mới.

Quá trình phát triển từ GATT đến sự ra đời của WTO đã đánh dấu
bước phát triển mang tính cách mạng của quan hệ thương mại quốc tế. Tính
cách mạng còn được thể hiện ở sự thay thế một DSM mang tính adhoc của
GATT bằng một DSM thường trực của WTO với sự ra đời của Cơ quan giải
quyết tranh chấp (DSB), Cơ quan Phúc thẩm thường trực và quy trình giải
quyết tranh chấp hữu hiệu hơn. Tuy nhiên, cơ chế giải quyết tranh chấp của
WTO có cả những ưu điểm và nhược điểm.

50
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO

2.2.1. Ƣu điểm

Mức độ thành công của hệ thống giải quyết tranh chấp dựa trên các
tiêu chí đánh giá khác nhau. Nếu so sánh hệ thống giải quyết tranh chấp của
WTO với hệ thống giải quyết tranh chấp của GATT 1947 trước đây, thì hệ
thống hiện hành hiệu quả hơn nhiều. Cụ thể như sau:

Trước hết, một ưu điểm dễ nhận thấy của DSM là tính hệ thống cao.
GATT trước đây về cơ bản chỉ có hai điều (Điều XXII và Điều XXIII của
GATT) về giải quyết tranh chấp. Trong khi đó, WTO ngoài Điều XXII và
Điều XXIII của GATT còn có cả một thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục
điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp - DSU gồm 27 Điều và 4 phụ lục điều
chỉnh toàn bộ các thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, trong
các tranh chấp liên quan tới một số vấn đề thương mại cụ thể còn có các quy
định đặc biệt hay bổ sung được quy định tại một số hiệp định liên quan (được
liệt kê tại Phụ lục 2 của DSU). Theo Điều 1.2 của DSU thì các quy định đặc
biệt hay bổ sung này có giá trị ưu tiên áp dụng trong từng trường hợp có sự
khác nhau giữa các quy định này với các quy định của DSU. Tuy nhiên, các
quy định của DSU được coi là xương sống của DSM/WTO trong việc bảo
đảm thi hành các quy định của tổ chức này.

Ưu điểm nổi bật nhất trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là
quy định về nguyên tắc "đồng thuận nghịch" trong việc thành lập Ban Hội
thẩm, thông qua Báo cáo của Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm.

Khác với quy định của GATT, theo đó việc thành lập Ban Hội thẩm,
thông qua Báo cáo của Ban Hội thẩm đòi hỏi phải được tất cả thành viên đồng
ý (kể cả thành viên đang tranh chấp). Đây là nguyên nhân gây chậm trễ trong
việc giải quyết tranh chấp theo cơ chế của GATT bởi bất kỳ nước thành viên
nào cũng có thể phản đối việc thành lập hoặc thông qua này và có thể gây

51
thiệt hại cho quốc gia bị hại do thời gian giải quyết tranh chấp kéo dài hoặc
không giải quyết được.

Bằng cách tiếp cận ngược lại, DSU đã làm thay đổi cơ bản trong cơ
chế giải quyết tranh chấp của GATT. Theo nguyên tắc "đồng thuận nghịch",
không một nước thành viên nào của WTO có thể ngăn cản việc thành lập Ban
Hội thẩm, thông qua Báo cáo của Ban Hội thẩm, Cơ quan Phúc thẩm. Bởi vì
nếu muốn các quyết định trên không được thông qua thì cần tất cả các thành
viên, kể cả nước bị vi phạm đồng ý không thông qua, mà điều này thì dường
như không thể xảy ra. Từ đó, Ban Hội thẩm được thành lập trong hầu hết các
trường hợp để giải quyết các tranh chấp và các Báo cáo giải quyết tranh chấp
(sau một thời hạn được ấn định) cũng "tự động" được thông qua.

Có thể nói, nguyên tắc "đồng thuận nghịch" làm cho thủ tục giải quyết
tranh chấp của WTO trở nên linh hoạt hơn, ít phụ thuộc vào áp lực chính trị
của bất kỳ nước nào, nhất là các nước lớn.

Một ưu điểm nữa của WTO so với GATT 1947 là quy định về cơ quan
cấp cao giải quyết tranh chấp. GATT 1947 không quy định cơ quan cấp cao
giải quyết tranh chấp mà tranh chấp chỉ được giải quyết ở một cấp bởi Ban
hội thấm sau khi có yêu cầu bằng văn bản của bên khiếu nại. Cơ quan cấp cao
về giải quyết tranh chấp của WTO là DSB mà thực chất là Đại Hội đồng.
Thành viên DSB chính là đại diện của các nước thành viên trong Hội đồng
chung. Để giải quyết tranh chấp, DSB có quyền thành lập Ban Hội thẩm và
Cơ quan Phúc thẩm, kiểm tra việc thực thi các khuyến nghị và quyết định các
biện pháp trả đũa thương mại nếu như bên thua kiện không chấp hành phán
quyết của DSB.

Đối với Ban Hội thẩm, DSU quy định Ban Hội thẩm do DSB thành
lập để giải quyết từng vụ tranh chấp cụ thể và giải thể sau khi kết thúc nhiệm
vụ. Chế định này cũng từng tồn tại dưới thời GATT trước đây, tuy nhiên, Ban
Hội thẩm trong GATT chủ yếu được ưu tiên từ đại diện thành viên GATT,

52
trong khi đó, thành viên Ban Hội thẩm trong WTO được ưu tiên lựa chọn từ
những chuyên gia độc lập, không làm việc cho chính phủ, có uy tín quốc tế
trong luật thương mại quốc tế.

Một quy định hoàn toàn mới so với GATT và cũng là ưu điểm nổi bật
của DSM/WTO là sự xuất hiện Cơ quan Phúc thẩm thường trực. Quy định
này nhằm đảm bảo tính "xét xử hai cấp" trong DSM/WTO. Cơ quan Phúc
thẩm có nhiệm vụ xem xét lại về mặt pháp lý những quyết định của Ban Hội
thẩm (nếu các bên kháng cáo) trước khi DSB thông qua quyết định về vụ việc
bị khiếu kiện. Như vậy, tranh chấp của các thành viên WTO được giải quyết
theo cái gọi là hai cấp xét xử: cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm, quy định này
giúp quá trình xem xét, giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trở nên
chính xác và công bằng hơn.

DSU quy định rõ về thời gian giải quyết tranh chấp và thi hành phán
quyết. Theo đó, nước thành viên vi phạm phải thi hành khuyến nghị, phán
quyết của DSB. Nếu không thể thực hiện được việc tuân theo khuyến nghị
trong thời gian hợp lý, phán quyết của DSB thì bên thua kiện phải thực hiện
trong một thời hạn được quy định bằng thỏa thuận trọng tài. Thời hạn hợp lý
mà bên vi phạm phải thi hành theo Điều 21.3 của DSU không vượt quá 15
tháng kể từ ngày thông qua Báo cáo của Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc
thẩm (có thể dài hoặc ngắn hơn, tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể). Thời
hạn từ ngày DSB thành lập Ban Hội thẩm cho tới ngày quyết định thời hạn
hợp lý sẽ không vượt quá 15 tháng nếu các bên tranh chấp có thỏa thuận khác.
Khi Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm kéo dài thời hạn đưa ra báo cáo
của mình, thì thời gian phụ thêm sẽ được cộng vào thời hạn 15 tháng; với điều
kiện là tổng số thời gian không vượt quá 18 tháng trừ khi các bên tranh chấp
thỏa thuận đây là trường hợp ngoại lệ.

Nếu không thi hành trong khoảng thời hạn hợp lý, nước thành viên bị
vi phạm có quyền yêu cầu nước thành viên vi phạm bồi thường. Sau thời hạn

53
30 ngày kể từ ngày yêu cầu bồi thường mà không đạt được thỏa thuận bồi
thường, nước bị vi phạm sẽ yêu cầu DSB cho phép tiến hành trả đũa (trả đũa
thương mại trực tiếp hoặc trả đũa chéo). Yêu cầu trả đũa sẽ tự động được
thông qua, trừ phi tất cả các nước thành viên nhất trí phản đối. Khi áp dụng
biện pháp trả đũa thì quyền lợi bị vi phạm của nước thành viên được phục hồi
và từ đó làm cho việc giải quyết tranh chấp có kết quả.

DSU cũng cho phép thực hiện mở rộng lĩnh vực trả đũa. Về nguyên
tắc, nếu có vi phạm xảy ra theo một hiệp định hay trong một lĩnh vực nào
thuộc diện điều chỉnh của WTO thì việc thực hiện các biện pháp trả đũa cũng
phải thực hiện trong phạm vi của hiệp định hay lĩnh vực này. Tuy nhiên, để
đảm bảo hiệu quả của biện pháp trả đũa, DSU cho phép bên được thi hành
được thực hiện các biện pháp trả đũa thương mại trực tiếp hoặc trả đũa chéo.

Trả đũa thương mại trực tiếp là quy định cho phép nước thành viên có
lợi ích bị xâm phạm hoặc có biện pháp tương ứng đối với hàng hóa cùng loại
của nước vi phạm. Biện pháp trả đũa phải tương ứng với mức độ thiệt hại và
phải được thực hiện trong lĩnh vực thương mại mà bên thua kiện bị thiệt hại.

Trả đũa chéo là quy định cho phép nước thành viên có lợi ích bị xâm
phạm không thực hiện nghĩa vụ thương mại của mình đối với nước thành viên
không chấp hành quyết định của DSB ở những lĩnh vực thương mại khác.

Với mục tiêu khuyến khích các bên tranh chấp nỗ lực tìm kiếm biện
pháp thích hợp để nhanh chóng giải quyết tranh chấp giữa họ, DSM của WTO
cho phép tiến hành song song thủ tục đàm phán (hòa giải, trung gian) vào bất
kỳ thời điểm nào trong quá trình tố tụng.

Cơ chế giải quyết tranh chấp hiện nay của WTO thường được miêu tả
như là cơ chế giải quyết theo Luật vì cơ quan ra phán quyết là độc lập và chỉ dựa
vào các quy tắc đã được thỏa thuận trước đó, quy trình tố tụng hầu như tự động,
tức là không một nước nào (dù lớn hay nhỏ) có thể cản trở quá trình tố tụng [3].

54
Như vậy, rút kinh nghiệm của GATT 1947, WTO đã đưa ra một mô
hình giải quyết tranh chấp hoàn thiện hơn với một thủ tục mang tính bắt buộc
cao qua đó loại trừ khả năng các bên tranh chấp ngăn cản quá trình thành lập
Ban Hội thẩm hay không thông qua quyết định của cơ quan giải quyết tranh
chấp, đồng thời quy định cụ thể thời hạn cho từng bước của thủ tục giải quyết
tranh chấp, thiết lập thủ tục phúc thẩm, nâng cao khả năng giám sát quá trình
thực thi khuyến nghị của Ban Hội thẩm và cho phép các biện pháp trả đũa
trong trường hợp có sự bất tuân thủ quyết định của cơ quan giải quyết tranh
chấp. Những thay đổi mang tính bản lề này đã giúp tạo ra một sân chơi lành
mạnh và công bằng hơn giữa các nước thành viên. Tuy nhiên, DSM của WTO
vẫn có một số hạn chế.

2.2.2. Hạn chế

Từ thực tiễn giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp
của WTO, có thể thấy việc áp dụng cơ chế này giải quyết tranh chấp trong
trường hợp một bên tranh chấp là nước đang phát triển đã bộc lộ những hạn
chế sau:

Phần lớn các điều khoản liên quan đến các nước đang phát triển của
DSU mang tính hình thức hơn tính thực tiễn, do vậy, các điều khoản này
(Điều 3.12, 4.10, 8.10, 12.10, 21.2, 21.7, 21.8, 24 và 27.2) hầu như không
được nước đang phát triển viện dẫn trong quá trình giải quyết tranh chấp. Ví
dụ, Điều 4.10 quy định: Trong khi tham vấn, các thành viên phải đặc biệt chú
ý đến những vấn đề cụ thể và quyền lợi của các thành viên là nước đang phát
triển. Quy định này không chỉ rõ thế nào là các yếu tố "đặc biệt chú ý", do vậy
không có nội dung thực tế và cũng không được thể hiện rõ trong các Báo cáo
của Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm. Mặc dù, điều này đã được đề cập
trong một cuộc họp của DSB nhằm giúp đỡ nước đang phát triển, nhưng đã
không có sự thảo luận về nội dung của khái niệm "quan tâm đặc biệt".

55
DSB quy định thời gian giải quyết tranh chấp và thi hành phán quyết
còn tương đối dài. Theo quy định của DSU, thời gian tham vấn tối đa trong
vòng 60 ngày, thành lập Ban Hội thẩm: 6 tháng để Ban Hội thẩm đệ trình báo
cáo cuối cùng, 60 ngày cho DSB thông qua Báo cáo phúc thẩm (có thể là 90
ngày nếu Cơ quan Phúc thẩm có lý do để trì hoãn), 30 ngày để DSB thông
qua Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm, 90 ngày để trọng tài xác định "thời hạn
hợp lý" cho việc thi hành khuyến nghị, phán quyết của DSB... Nếu tất cả các
thời gian biểu được thực hiện đúng thì một tranh chấp cũng kéo dài gần hai
năm. Quá trình này có thể được kéo dài hơn nếu thời gian biểu không được
giữ đúng hay có sự không nhất trí về việc thực hiện. Trong khoảng thời gian
một tranh chấp đang được phân xử, các nước có thể duy trì luật không phù
hợp với WTO, đôi lúc gây thiệt hại cho các thành viên khác của WTO. Điều
này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của nước bị vi phạm, đặc biệt
là đối với nước thành viên đang phát triển vốn là nơi ít đa dạng hóa hàng xuất
khẩu và thường phụ thuộc vào hàng xuất khẩu sang một thị trường nhất định.
Việc kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp cũng gây tốn kém về tài chính
cho các nước đang phát triển vốn đã rất yếu này.

Hơn nữa, theo quy định của DSU, nước bị vi phạm không được bồi
thường, không được phép trả đũa nước vi phạm về những thiệt hại đã phát
sinh cho mình trong khoảng thời gian từ khi nước vi phạm có những biện
pháp hay hành động thương mại trái với hiệp định WTO cho đến khi kết thúc
việc giải quyết vụ tranh chấp tại WTO. Đối với các nước đang phát triển như
Việt Nam khoảng thời gian này đủ để gây tổn thất thương mại to lớn cho họ.

Phạm vi hoạt động của Cơ quan Phúc thẩm còn hẹp và chưa rõ ràng.
Điều 17.6 của DSU quy định: Phạm vi hoạt động của Cơ quan Phúc thẩm chỉ
giới hạn ở những vấn đề pháp luật đề cập trong Báo cáo của Ban Hội thẩm
và việc giải thích pháp luật của Ban Hội thẩm, nhưng không quy định các tiêu
chuẩn để đánh giá những vấn đề pháp luật này. DSU không quy định liệu Cơ

56
quan Phúc thẩm có thể sử dụng các tình tiết chưa được Ban Hội thẩm xem xét
hay không? Trong thực tế, điều này là có thể tùy thuộc từng vụ việc, chẳng
hạn như trong vụ ưu tiên của Canada đối với các ấn phẩm, trong vụ việc này
Ban Hội thẩm đã tìm ra 03 tình tiết nhưng chỉ xem xét 02 tình tiết. Ở đây có
thể hiểu Cơ quan Phúc thẩm có thể sử dụng tình tiết chưa được sử dụng,
nhưng tình tiết đó phải liên quan đến vấn đề pháp luật được đề cập trong Báo
cáo của Ban Hội thẩm.

WTO chưa xác lập được cơ chế cưỡng chế thi hành phán quyết của
DSB một cách hiệu quả. Theo quy định của DSU, khi phán quyết của DSB
không được nước thành viên thực thi, WTO chỉ dự phòng ba phương án: Yêu
cầu bồi thường thiệt hại; trả đũa thương mại trực tiếp; trả đũa chéo.

Mặc dù được mở rộng hơn so với quy định của GATT, nhưng những
biện pháp này cũng chưa đủ đem lại hiệu quả đích thực làm thỏa mãn các bên
tranh chấp.

Cũng như các cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế hiện
nay, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO không có "bộ máy" cưỡng chế thi
hành án khi nước thua kiện không tự nguyện tuân thủ phán quyết. Báo cáo
của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm được DSB thông qua chỉ đưa ra
phán quyết là có vi phạm hay không và nếu có thì khuyến nghị nước vi phạm
có biện pháp điều chỉnh để tuân thủ theo các quy định của WTO, đồng thời
yêu cầu các bên thỏa thuận một khoảng thời hạn hợp lý để nước vi phạm thực
hiện. Sau đó, việc tuân thủ thế nào là quyền của nước kiện. Chính vì vậy, việc
thi hành phán quyết về cơ bản dựa vào thiện chí của quốc gia thua kiện, sức
ép của quốc gia thắng kiện và cả cộng đồng quốc tế. Trong những trường hợp
nước thua kiện không có thiện chí thực hiện như trong vụ EU - Chuối, Thịt bò
hóc môn; hay Mỹ - Luật Byrd, Vụ kiện về thuế thu nhập đối với các công ty
bán hàng nước ngoài mà Mỹ thua kiện... thì mục tiêu của cơ chế giải quyết
tranh chấp của WTO rất khó đạt được. Theo Coffiger, một chuyên gia của

57
WTO nói về điểm yếu của DSM/WTO: "Đây là một tòa án với những quan
tòa không thể sử dụng sức mạnh của chính quyền đề bỏ tù một kẻ phạm tội
như các tòa án thông thường. Liệu ai có thể giúp WTO chiếc quyền trượng có
thể trừng phạt được kẻ vi phạm?" [27].

Biện pháp trả đũa thương mại với tư cách là biện pháp cưỡng chế thi
hành phán quyết của DSB là không thực tế đối với các nước đang phát triển.
Trả đũa thương mại chỉ có tác dụng đối với trường hợp các bên tranh chấp có
sức mạnh kinh tế ngang bằng nhau, hay nói cách khác, khối lượng trao đổi
thương mại giữa họ là tương đương nhau, thì khi áp dụng mới tạo ra áp lực
thực tế để bên vi phạm cân nhắc và thay đổi chính sách thương mại. Biện
pháp này là không hiệu quả trong những vụ tranh chấp mà hoạt động thương
mại của một trong các bên tranh chấp (đặc biệt là bên bị vi phạm) phụ thuộc
rất nhiều vào thị trường của bên kia. Thực tế cho thấy, các nước đang phát
triển thường bị phụ thuộc và chỉ có một thị phần nhỏ thương mại có thể đủ
sức mạnh để áp dụng biện pháp này..

Như vậy, trong các vụ tranh chấp mà một bên là nước đang phát triển,
và một bên là nước phát triển nhất là Mỹ hay EU, hiệu quả của các biện pháp
trả đũa do các nước phát triển áp dụng sẽ là kém hơn. Ngay cả khi áp dụng
chế tài mạnh nhất mà quy trình giải quyết tranh chấp của WTO cho phép trả
đũa thương mại (tức là sự áp đặt những biện pháp thương mại phân biệt đối
xử giữa nước khiếu nại đối với thương mại của nước vi phạm) hoặc trả đũa
chéo (tức là khiếu nại không thực hiện nghĩa vụ thương mại đối với nước vi
phạm ở lĩnh vực khác). Suy cho cùng, biện pháp trả đũa đã đem lại cho các
nước phát triển một lợi thế lớn hơn so với những nước đang phát triển, vốn
không thể sử dụng biện pháp trả đũa một cách hữu hiệu.

Vấn đề hậu trả đũa cũng chưa được quy định. Thủ tục nào để nước thắng
kiện phải dỡ bỏ biện pháp trả đũa khi nước thua kiện đã chấp hành phán quyết?
Với cơ chế giải quyết tranh chấp hiện nay thì vấn đề này đang còn bỏ ngỏ.

58
Ngoài ra, một số quy định không chặt chẽ của DSU cũng gây khó khăn
đáng kể cho các nước đang phát triển trong quá trình tham gia DSM của WTO:

DSU chưa quy định rõ ràng về mối quan hệ giữa nội dung của tham
vấn giữa các bên với nội dung của khiếu nại do các bên đưa ra Ban Hội thẩm.
Câu hỏi đặt ra là liệu có phải tất cả vấn đề bên khiếu nại đưa ra khi yêu cầu
thành lập Ban Hội thẩm đều cần phải được tham vấn trước hay không? Thực
tế cho thấy, trong một số vụ tranh chấp, các bên tranh chấp không đàm phán
với nhau tất cả các vấn đề của vụ tranh chấp trong quá trình tham vấn. Sau khi
tham vấn không thành công, nước khiếu nại yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm
và nêu thêm những vấn đề chưa được đưa ra trong giai đoạn tham vấn. Điều
này dẫn đến gây bất ngờ cho nước bị khiếu nại.

DSU không có quy định cụ thể về quyền của nước thứ ba có liên quan
đến vụ tranh chấp. DSU chỉ quy định quyền của nước thứ ba có lợi ích thương
mại đáng kể tham gia vào quá trình tham vấn và giai đoạn giải quyết tại Ban
Hội thẩm tại các Điều 4.11 và Điều 10. Tuy nhiên, nước thứ ba được tham gia
vào giai đoạn tham vấn chỉ khi có lợi ích thương mại đáng kể và khi có sự
đồng ý của nước bị khiếu nại. Quy định tạo điều kiện cho nước bị khiếu nại
dễ dàng từ chối sự tham gia của nước thứ ba, và như vậy, buộc nước thứ ba
phải làm văn bản yêu cầu tham vấn riêng. Điều này dẫn đến có thể hai hay
nhiều Ban Hội thẩm được thành lập chỉ để giải quyết tranh chấp bị kéo dài,
ảnh hưởng đến quyền lợi của bên thứ ba. Cũng theo DSU, sau khi thông qua
báo cáo của Ban Hội thẩm, trong đó kết luận nước bị khiếu nại đã vi phạm
các quy định của Hiệp định WTO, nước thành viên thứ ba không tham gia
vào giai đoạn hội thẩm nếu muốn đòi bồi thường hay đòi trả đũa nước vi
phạm, thì phải bắt đầu một thủ tục giải quyết tranh chấp mới. Điều này dẫn
đến tình trạng một số nước cũng khởi xướng các thủ tục giải quyết tranh
chấp riêng biệt về cùng một nội dung vi phạm, làm phức tạp quá trình giải
quyết tranh chấp.

59
2.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO

Việt Nam gia nhập WTO khi chế định giải quyết tranh chấp của tổ
chức này đã được các thành viên sử dụng rất nhiều nên chúng ta có thể rút ra
những bài học quý giá từ thực tiễn giải quyết tranh chấp đầy sinh động đó.

Một kinh nghiệm quan trọng từ việc khởi kiện thành công của nhiều
nước đang phát triển như Ecuador, Thái Lan, Trung Quốc thắng các nước
phát triển như Hoa Kỳ, EU… cho thấy việc thành công hay không không phụ
thuộc vào nước lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo mà quan trọng là sự chuẩn bị chu
đáo về bằng chứng, lập luận, luật sư và tài chính khi theo kiện.

Trước khi khiếu kiện chúng ta cần chuẩn bị chu đáo, đầy đủ chứng cứ,
lập luận theo các Hiệp định có liên quan của WTO để trình ra cơ quan giải
quyết tranh chấp. Cần có cơ sở và chứng cứ chứng minh chính sách hay biện
pháp thương mại nào vi phạm điều nào của hiệp định trong WTO và ảnh
hưởng thế nào đến quyền lợi của nước mình. Nếu không nghiên cứu kỹ mà
vội vàng kết luận rồi tiến hành tham vấn và khiếu nại ra DSB thì khó thành
công, nhiều khi còn phản tác dụng, không những làm mất uy tín của nước
mình mà còn tốn kém về tài chính.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, việc gửi báo cáo cho cơ quan
giải quyết tranh chấp phải đúng thời hạn và phải có mặt tại các phiên họp của
các cơ quan này để phát biểu, trình bày ý kiến lập luận của nước mình.

Nếu nhận thấy chính sách hay biện pháp thương mại của Việt Nam có
vi phạm các quy tắc của WTO thì phải thật mềm mỏng và khôn khéo tham
vấn với nước khiếu nại để tránh những tổn thất lớn có thể xảy ra.

Để khâu chuẩn bị được chu đáo, các công việc cần tiến hành kỹ lưỡng,
suy xét cẩn thận, phân tích thấu đáo bởi các chuyên gia giỏi trong và ngoài
nước. Quá trình này có thể kéo dài nhưng cần làm có hiệu quả, chất lượng.

60
Mà việc chuẩn bị có chất lượng hay không phụ thuộc vào yếu tố con người là
chính, cộng với sự đầu tư thích đáng về tài chính. Do đó, sự đầu tư, đào tạo và
chế độ đãi ngộ nguồn nhân lực cho công tác này là việc làm hết sức cần thiết
và cấp bách.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp của
WTO và đưa ra một số đánh giá về cơ chế giải quyết tranh chấp này. Về thực
tiễn giải quyết tranh chấp, luận văn tập trung xử lý số liệu thống kê của WTO
trên các phương diện: số lượng tranh chấp được giải quyết; thực tiễn giải
quyết tranh chấp ở ba lĩnh vực là thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ
và khía cạnh thương mại liên quan của quyền sở hữu trí tuệ; sự tham gia của
các nước đang phát triển tham gia vào DSM/WTO và về tình hình kháng cáo
và thực hiện phán quyết của DSB. Từ đó, luận văn rút ra những ưu điểm của
cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là: tính hệ thống, nguyên tắc "đồng
thuận nghịch", quy định về cơ quan giải quyết tranh chấp, Cơ quan Phúc thẩm
thường trực, quy định rõ về thời giải quyết tranh chấp và thi hành phán quyết,
mở rộng lĩnh vực trả đũa và quy trình tố tụng hầu như tự động. Bên cạnh
những ưu điểm thì cơ chế giải quyết tranh chấp còn một số hạn chế mà luận
văn đi vào phân tích như: Phần lớn các điều khoản liên quan đến các nước
đang phát triển của DSU mang tính hình thức hơn là tính thực tiễn, thời gian
giải quyết tranh chấp và thi hành phán quyết quá dài, phạm vi hoạt động của
Cơ quan Phúc thẩm còn hẹp và chưa rõ ràng, chưa xác lập được cơ chế cưỡng
chế thi hành phán quyết của DSB một cách hiệu quả… Từ thực tiễn giải quyết
tranh chấp của WTO, luận văn rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trên
đây là những nội dung cơ bản mà chương 2 đã giải quyết được.

61
Chương 3

HỆ THỐNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO


VÀ NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
TRONG QUÁ TRÌNH THỰC THI QUY CHẾ THÀNH VIÊN WTO

3.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI GIA NHẬP
WTO VÀ THAM GIA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO

Sau hơn 11 năm kiên trì và nỗ lực đàm phán, Việt Nam đã trở thành
thành viên thứ 150 của WTO. Ðây là kết quả của đường lối đổi mới của Ðảng,
xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
từng bước hội nhập kinh tế quốc tế từ song phương, khu vực đến đa phương,
toàn cầu mà Ðảng, Nhà nước ta đã thực hiện trong 20 năm qua.

Sự kiện này đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế của nước ta, mở ra một giai đoạn mới, nền kinh tế nước ta hội
nhập sâu và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới, đang có những biến đổi
nhanh và sâu sắc. Việc trở thành thành viên của WTO đã nâng cao vị thế của
Việt Nam trên trường quốc tế, tạo ra những cơ hội lớn để đất nước ta phát
triển nhanh hơn, toàn diện hơn, sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển;
đồng thời cũng đặt ra những thách thức rất gay gắt, đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc
của chúng ta để vượt qua.

Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 05/02/2007 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển
nhanh và bến vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế
giới đã chỉ rõ những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO.

3.1.1. Cơ hội

Một là, chúng ta có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu vào các
nước thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới với tư cách là một đối tác

62
bình đẳng, không bị phân biệt đối xử và theo mức thuế các thành viên WTO
cam kết. Ðây là những yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển sản xuất hàng
hóa, dịch vụ của nước ta, tạo thêm việc làm, góp phần giữ vững tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao.

Hai là, thực hiện các cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế
giới, thể chế kinh tế thị trường ở nước ta ngày càng hoàn thiện, môi trường
đầu tư, kinh doanh trong nước ngày càng thuận lợi, thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư
của các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đầu tư trực
tiếp và đầu tư gián tiếp, trong đó có các công ty xuyên quốc gia có tiềm lực tài
chính lớn, công nghệ cao, trình độ quản lý tiên tiến, đóng góp ngày càng quan
trọng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta.

Ba là, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới sẽ thúc đẩy nền kinh tế
nước ta phát triển, chính sách kinh tế, cơ chế quản lý ngày càng minh bạch
hơn, môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, khơi dậy mạnh mẽ những tiềm
năng to lớn của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân; việc phân
bổ và sử dụng các nguồn lực sẽ hiệu quả hơn; tăng trưởng kinh tế, do đó, sẽ
nhanh và bền vững hơn.

Bốn là, là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới, nước ta có địa vị
bình đẳng với các thành viên khác khi tham gia vào việc hoạch định chính
sách thương mại toàn cầu, thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn; có
điều kiện thuận lợi để đấu tranh bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp Việt Nam
trong các cuộc tranh chấp thương mại với các thành viên khác, hạn chế những
thiệt hại.

Năm là, chúng ta có những thuận lợi mới để thực hiện đường lối đối
ngoại của Ðảng: "Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng
đồng quốc tế", phát huy vai trò của nước ta trong các tổ chức khu vực và quốc
tế, xây dựng quan hệ đối tác bình đẳng với các nước trên thế giới.

63
Ngoài ra, khi là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới, người tiêu
dùng trong nước sẽ có thêm sự lựa chọn về hàng hóa, dịch vụ có chất lượng
cao, giá cả cạnh tranh; các doanh nghiệp trong nước có thể tiếp cận nguồn nguyên
liệu đầu vào với giá cạnh tranh hơn, dịch vụ hỗ trợ tiện lợi hơn, có chất lượng
hơn, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh.

Tóm lại, tham gia vào các luật lệ, quy tắc của WTO, Việt Nam sẽ tạo
lập và củng cố lòng tin của các nước vào cơ chế, chính sách của Việt Nam
trên cơ sở đó tạo sự hấp dẫn để các nhà đầu tư nước ngoài an tâm đầu tư vào
Việt Nam. Việt Nam cũng tăng thêm cơ hội tiếp cận các nguồn vốn vay ưu
đãi, các hình thức tín dụng, tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế như WB,
IMF… Đồng thời tăng sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả, tạo cơ hội cho các
doanh nghiệp Việt Nam mở rộng quan hệ làm ăn, nâng cao chất lượng quản lý
và sản xuất, tiếp thu khoa học công nghệ mới, nâng cao hiệu quả các hoạt
động khác.

Đối với hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO, Việt Nam có những
cơ hội nhất định như:

Khả năng tự bảo vệ của doanh nghiệp được nâng cao nhờ những cải
cách tư pháp, pháp luật, cải cách thể chế, cải cách hành chính trong nước.
Đồng thời, chúng ta có nhiều điều kiện cần thiết để sử dụng các cơ chế giải
quyết tranh chấp thương mại quốc tế, kể cả cơ chế giải quyết tranh chấp
thương mại quốc tế của WTO trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình trong kinh doanh ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.

WTO dành cho các thành viên là các nước đang phát triển một số ưu
đãi là chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt, ví dụ như thủ tục nhanh chóng hơn,
khung thời gian dài hơn và các trợ giúp pháp lý cần thiết (xem mục 1.2.8). Vì vậy,
Việt Nam có những thuận lợi nhất định từ vấn đề này khi tham gia DSM/WTO.

Một thuận lợi nữa đối với Việt Nam là ngày 19/5/2009 vừa qua đại sứ
Vũ Dũng, Trưởng phái đoàn đại diện Việt Nam tại Geneva đã thay mặt Chính

64
phủ ký Nghị định thư về việc Việt Nam gia nhập Trung tâm tư vấn luật WTO
(ACWL). Trung tâm này được thành lập từ năm 1999 và là một tổ chức liên
chính phủ hoạt động độc lập với WTO. Trung tâm ACWL sẽ giúp Việt Nam
đào tạo cán bộ pháp lý các Bộ ngành để dần dần đảm nhận công tác tham
mưu pháp lý về WTO cho Chính phủ. Việt Nam sẽ nhận được các tư vấn
pháp lý miễn phí liên quan tới các quy định của WTO. Trong trường hợp Việt
Nam tham gia vào một vụ việc tranh chấp tại WTO với tư cách nguyên đơn,
bị đơn, hay bên thứ ba, Trung tâm có thể cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trong toàn
bộ quá trình giải quyết tranh chấp.

Tư cách là thành viên của WTO sẽ cho phép Việt Nam tham gia vào
quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO. Ví dụ, Việt Nam có quyền khởi kiện
để phản đối việc áp dụng luật chống phá giá được cho là không phù hợp với
các quy định hiện tại của WTO.

Các quy định và quyết định trái WTO của Mỹ hiện nay như quy định
quy về không (zeroing); sử dụng mức thuế suất toàn quốc; sử dụng giá trị thay
thế thay vì giá trị của nguồn nguyên liệu của nền kinh tế thị trường để xác
định các giá trị và giá trị thông thường được xây dựng; các yêu cầu về ký quỹ
liên tục trong các vụ kiện liên quan đến hàng nông sản và thủy sản chịu thuế
chống phá giá… WTO có quyền yêu yêu cầu Mỹ phải hủy bỏ các quy định
trái với WTO và các quyết định làm thiệt hại cho nước ngoài xuất phát từ các
quy định đó.

Ví dụ, Việt Nam cần sớm kiện Hoa Kỳ ra WTO vì trong việc áp thuế
chống bán phá giá đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam,
Hoa Kỳ đã vi phạm Hiệp định về chống bán phá giá của WTO. Từ đó đến nay
đã gây không ít bất lợi cho việc xuất khẩu tôm nước ấm đông lạnh của Việt
Nam. Cụ thể là chúng ta có thể cân nhắc kiện Hoa Kỳ vi phạm các quy định
của Hiệp định về chống bán phá giá của WTO ít nhất là về các vấn đề trong
khuôn khổ điều tra rà soát lần 2 (POR 2) thuế chống bán phá giá đối với mặt

65
hàng tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam ở hai vấn đề là: (1) Phương pháp
quy về 0 (zeroing) sử dụng trong tính toán biên độ phá giá; (2) Phương pháp
ký quỹ liên tục.

Về phương pháp quy về 0 (zeroing) sử dụng trong tính toán biên độ


phá giá: Ecuador, EU mới đây đã kiện Hoa Kỳ ra WTO về vấn đề này (vụ
kiện DS335, DS294) và đã đạt được kết quả khả quan theo đó cả Ban Hội
thẩm và Cơ quan Phúc thẩm đều kết luận việc Hoa Kỳ sử dụng phương pháp
này trong 29 lần rà soát định kỳ thuế chống bán phá giá đối với nhiều hàng
hóa của EU. Cùng với vụ kiện này, nhiều vụ kiện khác về phương pháp
zeroing mà Hoa Kỳ sử dụng trong các điều tra ban đầu (với cùng tính chất) do
các nước khác khởi xướng (Thái Lan, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc…) cũng
cho kết quả tương tự. Vì vậy nếu Việt Nam kiện Hoa Kỳ về vấn đề này, khả
năng thắng sẽ rất lớn bởi mặc dù không bị ràng buộc bởi các quyết định đã có
trước đó về vấn đề liên quan, các Ban Hội thẩm đều xem xét rất kỹ các quyết
định liên quan đã có, đặc biệt khi chúng không mâu thuẫn nhau.

Phương pháp ký quỹ liên tục của Hoa Kỳ đòi hỏi các nhà nhập khẩu
phải đặt cọc trước toàn bộ số tiền tương ứng với số thuế chống bán phá giá sẽ
áp cho tôm nhập khẩu của Việt Nam trong cả năm. Điều này cản trở các nhà
nhập khẩu Hoa Kỳ đặt hàng từ Việt Nam (đặc biệt khi tôm đông lạnh từ các
nước khác không phải chịu yêu cầu này do đã thắng kiện ở WTO về vấn đề
này). Thái Lan và Ấn Độ đã kiện Hoa Kỳ ra WTO (DS343, DS345) về việc
sử dụng phương pháp này trong vụ kiện chống bán phá giá tôm nước ấm nhập
khẩu (cùng vụ kiện với Việt Nam với những đặc điểm tương tự với Việt Nam).
Các Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm đã có kết luận Hoa Kỳ vi phạm
WTO về vấn đề này. Vì vậy, nếu Việt Nam kiện Hoa Kỳ về phương pháp ký
quỹ liên tục, khả năng thắng là rất khả quan.

Nếu Việt Nam thành công thì lợi ích có thể đạt được khi kiện Hoa Kỳ
ra WTO trong trường hợp này là rất lớn. Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sẽ

66
có cơ hội hưởng mức thuế thấp, duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong
việc giữ thị trường Hoa Kỳ. Hơn nữa, một khiếu nại dù có thành công hay
không sẽ đưa ra một thông điệp rõ ràng rằng Chính Phủ Việt Nam đang đấu
tranh tích cực để bảo vệ các quyền lợi của nhà xuất khẩu đang bị phương hại
do việc Hoa Kỳ lạm dụng các biện pháp chống phá giá; khẳng định Chính phủ
Việt Nam sẽ nỗ lực hết mình để bảo vệ và củng cố các quyền của Việt Nam
theo các Hiệp định của WTO. Qua đó khẳng định Việt Nam là thành viên tích
cực có trách nhiệm của WTO.

3.1.2. Thách thức

Bên cạnh các cơ hội, Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 05/02/2007 của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng chỉ ra không ít khó khăn, thách thức
khi Việt Nam trở thành Thành viên WTO.

Thứ nhất, nước ta phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt hơn trên cả ba
cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia. Các sản phẩm và doanh nghiệp
của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với sản phẩm và doanh nghiệp nước ngoài
không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay trên thị trường trong nước. Chính
phủ ta phải cạnh tranh với chính phủ các nước trong cải thiện môi trường thu
hút đầu tư.

WTO không phải là một tổ chức hợp tác tương trợ lẫn nhau như một
số chương trình, tổ chức mà Việt Nam tham gia và các doanh nghiệp Việt
Nam được hưởng các lợi ích vật chất cụ thể trong thời gian qua. Tham gia
WTO thực chất là tham gia thị trường, giành lợi thế trong thương mại quốc tế.
Chúng ta được mở rộng thị trường làm ăn ra bên ngoài cũng đồng thời với
việc phải mở cửa thị trường của mình, thực hiện lộ trình mở cửa thương mại
hàng hóa và thương mại dịch vụ, giảm dần các rào cản đối với hoạt động
thương mại quốc tế theo các cam kết của Việt Nam với WTO sẽ là thách thức
không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là đối với các doanh

67
nghiệp đã quen hoạt động dưới sự bảo hộ mạnh mẽ của Nhà nước. Sức mạnh
cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ và đội ngũ doanh nghiệp của Việt Nam còn
yếu nên cơ hội thâm nhập thị trường quốc tế mới chỉ dừng lại ở dạng tiềm
năng, trong khi đó hàng hóa và dịch vụ nước ngoài với sức cạnh tranh cao sẽ
có điều kiện xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Câu chuyện về "Ngành giấy
sau 2 năm gia nhập WTO" sau đây là một ví dụ:

Ngành giấy sau 2 năm gia nhập WTO

Cơn khủng hoảng tài chính lan rộng khắp thế giới nhanh không kém
đợt tăng giá hồi đầu năm đẩy hàng loạt quốc gia có nền kinh tế phát triển
hàng đầu rơi vào suy thoái. Giá dầu giảm kéo theo giá thép, giá phân bón,
giá hạt nhựa, giá vận tải… giảm từng ngày.

Với ngành giấy, ở Việt Nam sau khi đạt đỉnh cao trong tháng 7, sản
xuất giấy trong nước giảm sút nhanh chóng. So với tháng 7, sản xuất giấy các
tháng 8,9,10,11 lần lượt là 90%, 70%, 55% và 31%. Các nhà lãnh đạo Hiệp
hội Giấy dự báo tháng 12 sản lượng chỉ còn bằng 26% so với tháng 7/2008.
Sản xuất thì giảm xuống nhưng giấy tồn kho lại tăng lên từ 2000 tấn vào
tháng 8, đến nay vọt lên 140 nghìn tấn (11/2008), bằng 3 lần sản lượng làm
ra trong tháng. Làm ra dù giảm mà tiêu thụ vẫn hạn chế đã khiến nhiều nhà
máy đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn. Có công ty tranh thủ lúc này "bảo
dưỡng" máy móc để chờ thời.

Sản xuất giảm mà vẫn tồn kho cao phải chăng xã hội không có nhu
cầu dùng giấy nữa, phải chăng do internet phát triển mạnh mẽ nên chẳng ai
in báo, in sách mà đọc trên mạng hết?

Hoàn toàn không phải vậy, tiêu dùng giấy năm 2008 vẫn đạt khoảng 2
triệu tấn, tăng 5% so với năm 2007. Tìm hiểu thêm chúng tôi được biết, giấy
nhập vào đã bóp nghẹt sản xuất trong nước. Giấy từ các quốc gia phát triển
do khủng hoảng đã đẩy mạnh bán vào các quốc gia sản xuất còn lạc hậu, giá

68
thành còn cao như nước ta. Các nhà lãnh đạo Hiệp hội Giấy cho hay, từ
tháng 7/2008 đến tháng 11/2008, tỷ lệ giấy báo nhập khẩu so với sản xuất
trong nước tăng vùn vụt là 25%, 42%, 47%, 56% và 75%. Dự báo tháng 12,
giấy nhập khẩu chiếm 86%. Những năm trước đây, tỷ lệ giữa sản xuất trong
nước và nhập khẩu của ngành giấy luôn là 63/37. Nay do nhập khẩu tăng vọt
nên tỷ lệ do rút ngắn còn 50/50. Giấy nhập khẩu có chất lượng cao hơn, giá
bán rẻ hơn sẽ đẩy ngành giấy vào bế tắc. Dự báo năm 2009, sản xuất giấy
trong nước còn giảm sút hơn khi mà hầu hết các dự án đầu tư sản xuất bột
giấy và giấy đã được các nhà đầu tư tuyên bố tạm dừng mà không biết lúc
nào sẽ khởi động lại. Có 2 dự án là nhà máy bột giấy An Hòa và nhà máy
giấy Kraff Vina đã triển khai một cách từ từ, khó có thể hoàn thành đúng kế
hoạch… Nếu tháng 12 sản xuất chỉ cầm chừng như đã nêu sẽ có 225.000 lao
động ngành giấy mất việc làm… [30].

Thứ hai, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, tham gia vào tiến
trình toàn cầu hóa kinh tế có thể làm tăng thêm sự phân phối lợi ích không
đồng đều giữa các khu vực, các ngành, các vùng, miền đất nước; có những bộ
phận dân cư ít được hưởng lợi, thậm chí còn bị tác động tiêu cực; một bộ
phận doanh nghiệp có thể bị phá sản, thất nghiệp có thể tăng lên; khoảng cách
giàu - nghèo, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, từ đó có thể dẫn đến những
yếu tố gây bất ổn định xã hội, ảnh hưởng đến định hướng xã hội chủ nghĩa
của đất nước.

Việc gia nhập WTO sẽ đẩy nhanh hơn quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông thôn, sẽ có một lượng lớn lao động nông nghiệp, thanh niên
nông thôn nhàn rỗi, thiếu việc làm tham gia vào hoạt động kinh tế trong các
doanh nghiệp, các hộ gia đình, đơn vị kinh doanh cá thể... Lao động nhập cư
với mức độ lớn làm gia tăng các tệ nạn xã hội; gia tăng nhanh chóng nhu cầu
về nhà ở, điện nước, giao thông, dẫn đến tình trạng quá tải, tăng thêm gánh
nặng cho bộ máy hành chính trong hoạt động quản lý xã hội, xây dựng lối

69
sống đô thị hiện đại. Việc tăng dân số và lao động đột biến đó khiến cho các
dịch vụ xã hội vượt khả năng đáp ứng, kết cấu hạ tầng phục vụ dân sinh vốn
đã thiếu lại càng thiếu hơn.

Thứ ba, với sự hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, những biến
động trên thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường hàng hóa quốc tế sẽ tác động
mạnh hơn, nhanh hơn đến thị trường trong nước, tiềm ẩn nguy cơ không kiểm
soát được thị trường, có thể gây ra rối loạn, thậm chí khủng hoảng kinh tế, tài
chính, ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.

Thứ tư, đội ngũ cán bộ, công chức nước ta (bao gồm cán bộ quản lý
nhà nước, quản trị doanh nghiệp và chuyên gia trong các lĩnh vực) còn thiếu
và yếu cả về năng lực chuyên môn, trình độ tin học, ngoại ngữ. Ðặc biệt,
chúng ta còn thiếu một đội ngũ luật sư giỏi, thông thạo luật pháp quốc tế và
ngoại ngữ để giải quyết các tranh chấp thương mại và tư vấn cho các doanh
nghiệp trong kinh doanh. Lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ
trọng lớn, số lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao còn thiếu nhiều.

Hệ thống luật pháp, chính sách quản lý kinh tế-thương mại chưa hoàn
chỉnh. Năng lực cán bộ, công chức các cấp trong cả nước còn nhiều hạn chế.
Việc nắm bắt các chính sách, luật lệ của WTO (gồm hơn 60 hiệp định) để có
thể hoàn thành tốt công tác quản lý, điều hành, cũng như điều chỉnh hệ thống
chính sách, pháp luật trong nước cho phù hợp với yêu cầu của WTO nhằm
đẩy nhanh công cuộc phát triển kinh tế, hạn chế tối đa tranh chấp thương mại
không đáng có và cải thiện hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế cũng là
một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam hiện nay.

Thứ năm, cùng với những thách thức trong lĩnh vực kinh tế, quá trình
hội nhập quốc tế đặt ra những thách thức lớn đối với chế độ chính trị, vai trò
lãnh đạo của Ðảng và việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, việc bảo
đảm quốc phòng, an ninh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường
sinh thái cho phát triển bền vững của đất nước.

70
Việt Nam với tư cách là một nước đang phát triển, đang trong giai
đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
cũng vấp phải một số khó khăn khi tham gia vào hệ thống giải quyết tranh
chấp của WTO, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đội ngũ chuyên gia pháp lý có chuyên môn, thông thạo
ngoại ngữ và kinh nghiệm trong việc tham gia xử lý các tranh chấp thương
mại quốc tế còn ít.

Thứ hai, tâm lý lo ngại vì chưa bao giờ tham gia vào DSM/WTO với
tư cách là bên đi kiện hoặc bị kiện. Mặt khác, các nước đang phát triển được
hưởng nhiều viện trợ từ nước ngoài nên trong nhiều trường hợp ngại chạm
với các nước phát triển và nếu có tranh chấp thì các nước này chủ trương xử
lý song phương, kín đáo và thường nhượng bộ;

Thứ ba, các nước đang phát triển nhận thức được rằng cho dù họ có
thắng kiện và được quyền áp đặt các biện pháp trả đũa hợp pháp thì cũng
không đem lại hiệu quả bởi vì các nước đang phát triển thường là nhập siêu.
Giá trị thương mại mà các nước đang phát triển xuất khẩu sang các nước phát
triển thường không thấm vào đâu so với nguồn thu của các nước phát triển.

Thứ tư, tiềm lực kinh tế của các nước đang phát triển còn yếu nên khả
năng tài chính để đi thuê các luật sư giỏi và chuyên gia nước ngoài là hạn chế;

Thực tiễn cũng cho thấy, Việt Nam mới chỉ tham gia vào DSM với tư
cách là bên thứ ba, chúng ta chưa tham gia vào DSM cả với tư cách là nguyên
đơn lẫn bị đơn. Trong khi đó, những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á của
chúng ta là Thái Lan, Philippins và Indonesia đã tham gia khá tích cực vào
DSM. Như vậy, kinh nghiệm tham gia của Việt Nam vào DSM với tư cách là
"người trong cuộc" vẫn là con số không.

Ví dụ, nếu Việt Nam có kiện Hoa Kỳ ra WTO trong vụ Tôm nước ấm
đông lạnh thì chúng ta cũng phải đối mặt với một số thách thức như Hoa Kỳ

71
là một quốc gia có đội ngũ luật sư thương mại quốc tế rất thông thạo và am
hiểu pháp luật thương mại quốc tế, luật lệ WTO. Vì vậy, họ có rất nhiều kỹ
năng, kỹ xảo trong tham gia DSM/WTO. Bên cạnh đó, vụ việc giải quyết
tranh chấp tại WTO thường kéo dài, với các quy trình thủ tục khá phức tạp và
chặt chẽ. Với tư cách là bên khiếu nại, các nghĩa vụ chứng minh sẽ rất nặng
nề, tốn kém về nguồn nhân lực và kinh phí.

Tóm lại, gia nhập WTO từ 11/01/2007 Việt Nam cần phải có sự chuẩn
bị tốt hơn nữa để có thể tận dụng được những quyền lợi chính đáng của mình
như những quốc gia thành viên khác. Bình đẳng trong cơ chế giải quyết tranh
chấp WTO là cơ hội để Việt Nam hoàn thiện mình để có thể thắng kiện trong
bảo vệ quyền lợi thương mại chính đáng trên thương trường quốc tế. Mặt
khác, cần xác định rằng những cơ hội, thách thức nêu trên có mối quan hệ, tác
động qua lại, có thể chuyển hóa lẫn nhau. Cơ hội không tự phát huy tác dụng
mà tùy thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội của chúng ta. Tận dụng tốt cơ hội
sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua thách thức, tạo ra cơ hội lớn hơn. Ngược
lại, nếu không nắm bắt, tận dụng thì cơ hội có thể bị bỏ lỡ, thách thức sẽ tăng
lên, lấn át cơ hội, cản trở sự phát triển. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp,
nhưng tác động đến đâu cũng còn tùy thuộc vào nỗ lực và khả năng vượt qua
của chúng ta. Nếu tích cực chuẩn bị, có biện pháp đối phó hiệu quả, vươn lên
nhanh trước sức ép của các thách thức thì không những chúng ta sẽ vượt qua
được thách thức mà còn có thể biến thách thức thành động lực phát triển.

3.2. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH VÀ


PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG DSM/WTO

3.2.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện chính sách và pháp luật Việt
Nam để nâng cao hiệu quả sử dụng DSM/WTO

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã tiến hành hàng loạt
hoạt động để đẩy nhanh tiến độ, lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và hoàn
thiện pháp luật Việt Nam.

72
Văn kiện các Đại hội Đảng, Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27.11.2001
của Bộ Chính trị về Hội nhập kinh tế quốc tế và Nghị quyết số 48-NQ/TW
ngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã nhấn
mạnh nhiệm vụ chủ động và khẩn trương hơn trong hội nhập kinh tế quốc tế,
thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế đa phương, song phương mà Việt Nam
đã ký kết và chuẩn bị tốt các điều kiện để thực thi có hiệu quả các cam kết gia
nhập WTO; tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định,
thông thoáng, có tính cạnh tranh cao so với khu vực; tăng nhanh quá trình
hoàn thiện pháp luật Việt Nam phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngày 05.02.2007, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nghị quyết số
08/ NQ-TW về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển
nhanh và bến vững khi Việt Nam là thành viên của WTO. Quốc hội và Chính
phủ cũng ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa chủ trương, chính sách liên quan
đến hội nhập kinh tế quốc tế và cam kết của Việt Nam với WTO. Ngày
29.11.2006, Quốc hội thông qua Nghị quyết số 71/2006/QH11 phê chuẩn
Nghị định thư về việc Việt Nam gia nhập Hiệp định thành lập WTO. Ngày
27.02.2007, Chính phủ đã thông qua Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ban hành
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-TW
nói trên. Tiếp đó, ngày 14/5/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
số 544/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đào tạo chuyên gia pháp luật, luật sư phục
vụ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2008-2010".

Trong đó, việc xây dựng và hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm
nâng cao hiệu quả tham gia DSM/WTO theo hướng:

Hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các
nguyên tắc, quy định của Tổ chức Thương mại thế giới, thông lệ quốc tế và
các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Khẩn trương rà soát hệ
thống pháp luật hiện hành, loại bỏ những quy định chồng chéo, không phù

73
hợp với cam kết; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật rõ ràng, cụ thể,
bảo đảm môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng cho mọi chủ thể tham
gia thị trường. Xây dựng cơ chế hỗ trợ đầu tư và phát triển sản phẩm phù hợp
với quy định của WTO thay cho các biện pháp trợ cấp xuất khẩu. Hoàn thiện
các tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với
các quy định quốc tế để bảo vệ thị trường nội địa và người tiêu dùng...

Khẩn trương hoàn thiện tổ chức, cơ chế hoạt động của cơ quan quản
lý cạnh tranh, chống trợ cấp, chống bán phá giá, quản lý thị trường. Kiện toàn
tổ chức và bảo đảm điều kiện hoạt động cho các cơ quan đại diện Việt Nam ở
nước ngoài, trước hết là phái đoàn Việt Nam tại trụ sở Tổ chức Thương mại
thế giới. Tổng kết hoạt động và kiện toàn Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế
quốc tế. Hoàn thiện cơ chế và tổ chức điều phối liên ngành về hợp tác kinh tế
quốc tế phù hợp yêu cầu nhiệm vụ mới.

Phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo
ngoại ngữ, tin học, luật pháp quốc tế, kiến thức và kỹ năng hành chính. Gấp
rút đào tạo đội ngũ luật sư am hiểu luật pháp quốc tế, giỏi ngoại ngữ, có đủ
khả năng tham gia tranh tụng quốc tế; đào tạo đội ngũ chuyên gia tư vấn, kế
toán, kiểm toán, quản trị doanh nghiệp đạt trình độ quốc tế. Triển khai nhanh
chương trình quốc gia về đào tạo tiếng Anh và các ngoại ngữ thông dụng khác.
Có chính sách sử dụng và đãi ngộ đúng mức để thu hút những chuyên gia giỏi
ở trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài vào
công cuộc phát triển đất nước.

3.2.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách và pháp luật Việt
Nam nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng DSM/WTO

3.2.2.1. Giải pháp về xây dựng pháp luật

Theo quy định tại Điều XVI khoản 4 Hiệp định Marrakesh về thành
lập WTO, "Mỗi thành viên phải đảm bảo sự thống nhất của các luật, các quy

74
định dưới luật và những quy tắc hành chính với các nghĩa vụ của mình được
quy định trong các Hiệp định của WTO" nên việc rà soát, đối chiếu các văn
bản quy phạm pháp luật Việt Nam là yêu cầu không thể thiếu. Điều chỉnh
chính sách, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với các
quy định của WTO là biện pháp phòng bị hữu hiệu nhất để tránh bị các nước
thành viên khác khởi kiện, bởi vậy cần được tiến hành một cách thường xuyên
và có chất lượng.

Các phán quyết của DSB thường được các bên tôn trọng và được các
nước thành viên coi như là tiêu chuẩn ứng xử chung của WTO (mặc dù WTO
không áp dụng nguyên tắc án lệ), nên Việt Nam cũng cần tham khảo các phán
quyết của DSB khi tính tới việc sửa đổi pháp luật theo nhu cầu phát triển
trong nước.

Để làm được điều này, Việt Nam cần xác định các lĩnh vực trọng điểm
cần ưu tiên đầu tư để xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Trong chương trình
xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội (từng năm và cả nhiệm kỳ) và chương
trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Chính phủ, cần xác
định một số lĩnh vực trọng điểm có ý nghĩa then chốt, tạo sức bứt phá đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn để ưu tiên tập trung nguồn
lực nhằm xây dựng và ban hành kịp thời các luật, bộ luật có tính khả thi cao.
Đổi mới cơ bản quy trình, thủ tục xây dựng pháp luật từ sáng kiến pháp luật
đến thông qua luật nhằm đẩy nhanh quá trình soạn thảo, ban hành luật. Nâng
cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật. Xác định rõ quy trình, cơ chế
"nội luật hóa" các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Nâng cao
trình độ và năng lực làm luật của Quốc hội. Tăng hợp lý tỉ lệ đại biểu chuyên
trách, có trình độ, hiểu biết về pháp luật; xác lập cơ chế bảo đảm thực hiện
quyền sáng kiến pháp luật của đại biểu Quốc hội; phát huy vai trò, trách
nhiệm của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội trong việc chuẩn bị,
thẩm tra dự án luật, pháp lệnh. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn cách thức thảo

75
luận, thông qua luật, pháp lệnh. Có cơ chế thu hút các hiệp hội, tổ chức kinh
tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các chuyên gia giỏi tham gia vào việc nghiên
cứu, đánh giá nhu cầu, hoạch định chính sách pháp luật, soạn thảo, thẩm định,
thẩm tra các dự thảo văn bản pháp luật. Xác định cơ chế phản biện xã hội và
tiếp thu ý kiến của các tầng lớp nhân dân đối với các dự án, dự thảo văn bản
quy phạm pháp luật. Trước mắt, cần khẩn trương rà soát hệ thống pháp luật
hiện hành, loại bỏ những quy định chồng chéo, không phù hợp với quy định
của WTO.

Thực hiện nhiệm vụ rà soát hệ thống pháp luật hiện hành, Chính phủ
Việt Nam giao Bộ Tư pháp Việt Nam với tư cách là cơ quan đầu mối chủ trì,
phối hợp với các Bộ, ngành, các cơ quan liên quan tiến hành rà soát toàn bộ
hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến thương mại, kinh tế quốc tế, tổng
hợp các kiến nghị, đề xuất các chương trình, kế hoạch chung của Quốc hội,
Chính phủ trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất sửa đổi,
bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản cụ thể để đáp ứng nhu cầu hội nhập
kinh tế quốc tế mà trước mắt là đáp ứng yêu cầu thực thi có hiệu quả các cam
kết của Việt Nam với WTO.

Tính đến Quý II/2007, hoạt động rà soát ở cấp trung ương đã tiến hành
được 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: thực hiện kể ừ sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam -
Hoa Kỳ được ký kết đến tháng 7/2003;

Giai đoạn 2: rà soát toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu
lực do cấp trung ương ban hành tính đến ngày 10/8/2005 có liên quan đến
việc thực thi các cam kết của Việt Nam tại BTA và WTO;

Giai đoạn 3: Rà soát toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu
lực do cấp trung ương ban hành tính đến ngày 15/6/2007 có liên quan đến các
cam kết của Việt Nam với WTO.

76
Còn ở địa phương, thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao tại
Nghị quyết số 16/2007/CP-NQ, Bộ Tư pháp đã có Công văn số 1593/BTP-PLQT
ngày 10/4/2007 gửi các cơ quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh đề nghị tiến
hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc cơ quan, địa phương mình
quản lý căn cứ vào các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam.

Sau khi thực hiện rà soát rất nhiều văn bản đã được kiến nghị sửa đổi,
ban hành mới. Ví dụ, chỉ tính riêng kết quả giai đoạn 2, số văn bản kiến nghị
sửa đổi là 50 văn bản (14 luật, 02 pháp lệnh, 20 nghị định…); số văn bản kiến
nghị ban hành mới là 39 văn bản (08 luật, 03 pháp lệnh, 16 nghị định…) và
06 Điều ước quốc tế nhiều bên được kiến nghị gia nhập để tạo thuận lợi hơn cho
việc đẩy nhanh quá trình thực thi các cam kết quốc tế của Việt Nam với WTO…

Tóm lại, việc rà soát pháp luật là một công việc khó khăn và phức tạp.
Tuy nhiên, mức độ khó khăn và phức tạp sẽ lớn hơn rất nhiều khi chúng ta bắt
tay vào thực hiện các đề xuất, kiến nghị có được từ việc rà soát này. Hoạt
động rà soát thời gian qua mới chỉ là những bước đi ban đầu. Các yêu cầu của
hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, các yêu cầu của WTO là một tổng thể các
văn bản quy phạm pháp luật quốc tế đồ sộ, phức tạp, có phạm vi điều chỉnh
rộng. Vì vậy, Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong trong hoàn thiện
chính sách, pháp luật phù hợp với các quy định của WTO nhằm hạn chế tối đa
các tranh chấp có thể phát sinh.

3.2.2.2. Giải pháp về tổ chức bộ máy

Ðẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ
máy nhà nước song song với việc kiện toàn Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh
tế quốc tế và bộ phận công tác WTO trong phái đoàn thường trực của Việt
Nam tại WTO.

Tiến hành đánh giá lại vai trò và hiệu quả của Ủy ban quốc gia về Hợp
tác kinh tế quốc tế sau khi gia nhập WTO, xây dựng đề án về cơ chế và tổ

77
chức phối hợp liên ngành trong đàm phán quốc tế về hợp tác song phương, đa
phương bảo đảm hiệu quả, phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới. Tổ chức
cơ quan đại diện của Việt Nam tại WTO cần được đáp ứng đủ về số lượng, nâng
cao chất lượng để phối hợp với các cơ quan trong nước, hoạt động hiệu quả và
tham gia đàm phán đa phương và song phương với các đối tác trong WTO.

Kiên quyết loại bỏ nhanh các thủ tục hành chính không còn phù hợp; đẩy
mạnh phân cấp gắn với tăng cường trách nhiệm và kiểm tra, giám sát; đẩy nhanh
tiến độ ra quyết định của các cơ quan nhà nước; thực hiện công khai, minh bạch
mọi chính sách, cơ chế quản lý, quy trình tác nghiệp, chống phiền hà, nhũng
nhiễu, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nhân dân giám sát việc thực hiện. Ðẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần thực hiện tốt chủ trương này.

Sắp xếp lại tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước theo yêu cầu phổ
biến là quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; khắc phục sự chồng chéo về chức năng,
nhiệm vụ, tăng cường sự phối hợp đồng bộ, nâng cao năng lực và hiệu quả
hoạt động. Khẩn trương hoàn thiện tổ chức, cơ chế hoạt động của cơ quan
quản lý cạnh tranh, chống trợ cấp, chống bán phá giá, quản lý thị trường. Kiện
toàn tổ chức và bảo đảm điều kiện hoạt động cho các cơ quan đại diện Việt
Nam ở nước ngoài, trước hết là phái đoàn Việt Nam tại trụ sở WTO. Tổng kết
hoạt động và kiện toàn Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. Hoàn
thiện cơ chế và tổ chức điều phối liên ngành về hợp tác kinh tế quốc tế phù
hợp yêu cầu nhiệm vụ mới.

3.2.2.3. Giải pháp tăng cường nguồn nhân lực

Chuẩn bị nguồn nhân lực cho hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập
WTO đã được nêu rõ trong Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001, Nghị
quyết số 08-NQ/TW ngày 05/02/2007 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số
16/2007/NQ-CP ngày 27/2/2007 của Chính phủ…, tuy vậy, công việc này
được tiến hành chậm, thậm chí còn ít được quan tâm đúng mức. Kinh nghiệm

78
của nhiều nước cho thấy yếu tố quyết định phần thắng trong cạnh tranh quốc tế
chính là nguồn nhân tài. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào hoạt
động tại Việt Nam. Việc "dịch chuyển" nhân tài từ khu vực Nhà nước sang tư
nhân là điều khó tránh khỏi. Nếu chúng ta không có chiến lược đào tạo, thu hút
và đãi ngộ nhân lực tốt thì sẽ thiếu hụt chuyên gia giỏi đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Trong khi đó, chi phí thuê luật sư, chuyên gia nước ngoài là rất cao,
chi phí để theo đuổi các vụ khiếu kiện còn cao hơn nhiều so với khả năng tài
chính của các nước đang phát triển. Theo PGS Luật học Gregory Shaffer, chi
phí thuê một công ty luật của Hoa Kỳ mà nước đang phát triển phải trả là 200-
1.000$/giờ, chi phí cho toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp có thể là
300.000-400.000$ hoặc hơn thế [25]. Do đó, để tham gia một cách chủ động
vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO Việt Nam cần chuẩn bị một đội
ngũ luật sư, cán bộ giỏi, am hiểu về từng lĩnh vực của WTO, nghiên cứu về
cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, nghiên cứu các vụ tranh chấp cụ thể,
lập luận của Ban Hội thẩm và các phán quyết đã được DSB thông qua, trên cơ
sở đó tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà làm luật của Việt
Nam và làm kinh nghiệm để tham gia các tranh chấp tại WTO. Đồng thời, cần
phải có sự đầu tư thích đáng vào việc xây dựng được một đội ngũ cán bộ giỏi
về pháp luật thương mại quốc tế, giỏi ngoại ngữ và đặc biệt phải giỏi về từng
hiệp định cụ thể của WTO. Đội ngũ cán bộ này sẽ là nguồn nhân lực tham gia
quá trình giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế nói chung và giải
quyết tranh chấp tại WTO nói riêng.

Để làm được điều đó, trước mắt Việt Nam cần đào tạo cấp tốc về luật
sư, chuyên gia pháp luật tại cơ sở nước ngoài nhằm có được một số chuyên
gia pháp luật, luật sư am hiểu pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, giỏi
kỹ năng hành nghề luật sư quốc tế bằng cách gửi những người có năng lực
sang các cơ sở đào tạo của các nước phát triển và thực hành nghề luật trong
các công ty luật quốc tế.

79
Về lâu dài, cần tiếp tục tập trung xây dựng các cơ sở đào tạo cử nhân
luật và thực hành nghề luật như trường đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại
học Quốc gia, Học viện Tư pháp thành trung tâm đào tạo pháp luật lớn, gắn kết
giữa đào tạo và thực tiễn. Việc đào tạo các chức danh tư pháp cần nâng cao hơn
nữa về chất lượng, đáp ứng cơ bản yêu cầu về số lượng nguồn nhân lực phục vụ
chiến lược cải cách tư pháp; thực hiện nhiệm vụ đào tạo các chức danh tư
pháp, bao gồm thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên, công chứng
viên… đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng cho các cơ sở tư pháp.

3.2.2.4. Tuyên truyền và phổ biến kiến thức về WTO

Tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, công chức, viên chức và toàn dân
nhận thức sâu sắc quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập
WTO, những cơ hội và thách thức đặt ra khi Việt Nam là thành viên của
WTO, phát huy ý chí tự lực tự cường huy động nội lực, tận dụng cơ hội, vượt
qua thách thức.

Sử dụng đa dạng các kênh thông tin và các phương tiện truyền thông,
các lớp tập huấn để phổ biến các cơ hội, thách thức khi Việt Nam gia nhập
WTO, cũng như nội dung các cam kết cụ thể cho các đối tượng có liên quan
(cơ quan nhà nước, chủ thể sản xuất, kinh doanh, hiệp hội ngành nghề) nhằm
nâng cao hiểu biết về nội dung cam kết cũng như các công việc phải làm.
Định hướng thông tin phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước, kịp thời chấn chỉnh thông tin sai lệch về tác động của WTO. Sử dụng
các phương tiện truyền thông để hỗ trợ các doanh nghiệp nắm vững chính
sách phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và các quy tắc, luật lệ của WTO
nhằm hạn chế tối đa việc xảy ra tranh chấp.

Tập huấn cho các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư, bảo
đảm quy trình thẩm định đầu tư và cấp giấy chứng nhận theo đúng các cam
kết quốc tế của Việt Nam.

80
3.2.2.5. Nghiên cứu, vận dụng thành công những ưu đãi và bài học
kinh nghiệm của WTO dành cho các nước đang phát triển

Đối với vấn đề giải quyết tranh chấp, DSU đã giành những ưu đãi nhất
định đối với các nước đang phát triển trong các quy định tại Điều 3.12, 4.10,
8.10, 12.10, 21.2, 21.7, 21.8, 24 và 27.2. Những ưu đãi được dành cho các nước
đang phát triển chủ yếu là về thời hạn, hạn chế áp dụng những biện pháp có
thể gây thiệt hại cho lợi ích kinh tế của các nước này và các biện pháp hỗ trợ
về tư vấn pháp lý. Nghiên cứu kỹ những ưu đãi này sẽ giúp cho Việt Nam có
những thuận lợi nhất định, giảm chi phí (vì được WTO trợ giúp về mặt pháp
lý) và tự tin hơn khi tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO.

Một điều quan trọng nữa đối với Việt Nam là ngay từ khi tham gia hội
nhập kinh tế quốc tế là cần lường trước những tình huống không thuận lợi,
các bất đồng, xung đột và tranh chấp có thể xảy ra. Đồng thời rút kinh nghiệm
từ các tranh chấp thực tế đã xảy ra rồi (các tranh chấp thương mại đối với cá
ba sa, giày dép, bật lửa…) và bài học kinh nghiệm của WTO dành cho các
nước đang phát triển để có thể có những bước đi và ứng xử phù hợp với từng
đối tác thương mại nước ngoài. Việc Ecuador thắng kiện Mỹ chỉ là một ví dụ
trong nhiều trường hợp các nước đang phát triển thắng kiện các nước phát
triển tại WTO. Qua đó để lại nhiều bài học kinh nghiệm đối với các nước
đang phát triển trong đó có Việt Nam. Kinh nghiệm tham gia đóng vai trò
quan trọng nhưng yếu tố quyết định vẫn là bản lĩnh, là việc am hiểu luật lệ
WTO, là sự chuẩn bị theo kiện một cách chu đáo… Đó là những bài học quý
giá mà Việt Nam cần nghiên cứu kỹ lưỡng.

3.2.2.6. Tích cực theo kiện và chuẩn bị tốt tài liệu tố tụng

Trong bất kỳ vụ kiện nào theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO,
một mặt chúng ta cần xác định giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa
giải bởi nếu hòa giải thành công sẽ giảm bớt thiệt hại cho cả hai bên. Đây là

81
điểm mấu chốt để giải quyết xung đột trong quan hệ thương mại quốc tế. Mặt
khác chúng ta cần tích cực chuẩn bị đầy đủ tài liệu cần thiết, làm việc và hợp
tác với luật sư trong nước và nước ngoài từ sớm để chuẩn bị tốt khi có nguy
cơ bị kiện và trong quá trình theo kiện là điều kiện tiên quyết để đạt được kết
quả tốt. Bài học từ vụ Vietnam Airlines bị kiện tại Ý là một kinh nghiệm đắt
giá của Việt Nam bởi lẽ ra số tiền bồi thường ban đầu chỉ là 90.000 USD, nhưng
do "thiếu hiểu biết" và thiếu trách nhiệm, con số này đã tăng lên 1,3 triệu
Euro và sau đó là 5,2 triệu Euro [31].

Trước khi khiếu kiện chúng ta cần chuẩn bị chu đáo, đầy đủ chứng cứ,
lập luận theo các hiệp định có liên quan của WTO để trình ra cơ quan giải
quyết tranh chấp. Cần có cơ sở và chứng cứ chứng minh chính sách hay biện
pháp thương mại nào vi phạm điều nào của hiệp định trong WTO và ảnh
hưởng thế nào đến quyền lợi của nước mình. Nếu không nghiên cứu kỹ mà
vội vàng kết luận rồi tiến hành tham vấn và khiếu nại ra DSB thì khó thành
công, nhiều khi còn phản tác dụng, không những làm mất uy tín của nước
mình mà còn tốn kém về tài chính.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, việc gửi báo cáo cho cơ quan
giải quyết tranh chấp phải đúng thời hạn và phải có mặt tại các phiên họp của
các cơ quan này để phát biểu, trình bày ý kiến lập luận của nước mình.

Nếu nhận thấy chính sách hay biện pháp thương mại của Việt Nam có
vi phạm các quy tắc của WTO thì phải thật mềm mỏng và khôn khéo tham
vấn với nước khiếu nại để tránh những tổn thất lớn có thể xảy ra.

3.2.2.7. Chuẩn bị tốt về tài chính khi theo kiện

Hệ thống các văn bản và chuẩn mực của WTO vô cùng phức tạp,
trong khi đó các nước đang phát triển thiếu nguồn tài chính để đảm bảo thực
hiện các yêu cầu của WTO. Quá trình giải quyết tranh chấp của WTO gắn liền
với việc xem xét các vấn đề mang tính kỹ thuật cao, chứa đựng nhiều vấn đề

82
pháp lý phức tạp và thường kéo dài. Việc chuẩn bị một vụ kiện tại WTO là
một khó khăn lớn cho các nước đang phát triển như Việt Nam nên cần sự đầu
tư "dài hơi" về kinh phí. Do đó, chúng ta cần phải có một nguồn kinh phí
riêng (nên chăng là một mục chi trong ngân sách Nhà nước) phục vụ cho việc
tham gia và các công việc có liên quan đến việc tham gia DSM/WTO.

Ngoài ra, cần mở rộng hợp tác với các thành viên WTO khác nhau để
trao đổi kinh nghiệm thực hiện các quy định của WTO trong giải quyết tranh
chấp thương mại. Việc hợp tác nước ngoài như vậy cần thực hiện tập trung,
có hiệu quả, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của nước ta.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong chương 3, luận văn đã tập trung nghiên cứu cơ hội và thách
thức đối với Việt Nam khi gia nhập WTO và tham gia quá trình giải quyết
tranh chấp tại WTO; phương hướng hoàn thiện chính sách và pháp luật Việt
Nam để nâng cao hiệu quả sử dụng DSM/WTO. Từ đó, luận văn đưa ra 7 giải
pháp để nâng cao hiệu quả khi tham gia quá trình giải quyết tranh chấp của
WTO. Đó là các giải pháp về xây dựng pháp luật, tổ chức bộ máy, tăng cường
nguồn nhân lực; tuyên truyền và phổ biến kiến thức về WTO; nghiên cứu, vận
dụng thành công những ưu đãi và bài học kinh nghiệm của WTO dành cho
các nước đang phát triển; tích cực theo kiện và chuẩn bị tốt tài liệu tố tụng;
chuẩn bị tốt về tài chính khi theo kiện. Trong đó, vấn đề con người là khâu
quyết định mọi vấn đề. Việc đào tạo, xây dựng đội ngũ chuyên gia liên ngành
trong lĩnh vực pháp luật thương mại quốc tế để thực thi các quy định của
WTO và các hiệp định hợp tác kinh tế quốc tế khác như Hiệp định thương
mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định ASEAN, APEC, IMF… là hết sức cần
thiết và cấp bách. Trên đây là một số giải pháp cơ bản luận văn đưa ra trong
phạm vi nghiên cứu của mình nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống giải
quyết tranh chấp của WTO của Việt Nam.

83
KẾT LUẬN

Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước
ta. Trong các tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia, WTO là một sân chơi
khá phức tạp với những luật lệ rất nghiêm khắc. Trở thành thành viên WTO là
một sự kiện vô cùng quan trọng trong công cuộc phát triển của Việt Nam. Gia
nhập WTO không chỉ tạo ra cho Việt Nam nhiều thách thức mà còn đưa đến
cho Việt Nam nhiều cơ hội.

Với mong muốn có đóng góp nhỏ vào việc nghiên cứu luật lệ của WTO,
chúng tôi đã thực hiện đề tài: "Giải quyết tranh chấp thương mại trong khuôn
khổ WTO".

Thực hiện đề tài này, trước hết chúng tôi phân tích những khái niệm
cơ bản về tranh chấp thương mại trong WTO; tìm hiểu mục tiêu và nguyên
tắc của hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO; quyền tài phán của WTO.
Sau đó, chúng tôi đi sâu phân tích các nội dung của hệ thống giải quyết tranh
chấp của WTO, bao gồm: Các bên nguyên đơn, bị đơn và bên thứ ba trong
DSM; các loại đơn kiện và những lập luận cần có; các thiết chế tham gia quá
trình giải quyết tranh chấp tại WTO; các phương pháp giải quyết tranh chấp
và trình tự tố tụng tại WTO; các nước đang phát triển với hoạt động giải quyết
tranh chấp của WTO; vòng đàm phán Đôha và tiến trình phát triển hệ thống
giải quyết tranh chấp của WTO.

Tiếp theo, luận văn nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp của
WTO với những con số được cập nhật đến tháng 9/2009. Từ đó, rút ra những
ưu điểm và những hạn chế của hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO và
kinh nghiệm cho Việt Nam.

Cuối cùng, luận văn phân tích cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
khi gia nhập WTO và tham gia hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO,

84
phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách và pháp luật Việt Nam để
nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO, từ đó đã
đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống
này của Việt Nam.

Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại là một phần của thương mại
toàn cầu. Vì vậy, trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam
cần có những chính sách phù hợp và vận dụng linh hoạt những ưu điểm của
cơ chế này trong hoạt động thực tiễn của mình. Chúng tôi hi vọng, bản luận
văn này sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến việc giải quyết
tranh chấp thương mại trong WTO hiện nay.

85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chỉ đạo liên ngành (2002), Báo cáo đánh giá nhu cầu phát triển
khung pháp luật Việt Nam đến 2010 (Nhóm nghiên cứu 1), Đề án
đánh giá nhu cầu phát triển toàn diện hệ thống pháp luật Việt Nam,
Hà Nội.
2. Bộ Ngoại giao (2000), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ Tư pháp (2008), Hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
4. Bộ Tư pháp - Hội Luật gia Việt Nam - Dự án hỗ trợ thúc đẩy thương mại
(Star - Việt Nam) (2003), Tài liệu tập huấn Hiệp định Thương mại
Việt Nam - Hoa Kỳ và trọng tài thương mại, Hà Nội.
5. Dương Văn Hậu (2004), "Các phương thức giải quyết tranh chấp thương
mại quốc tế", Dân chủ pháp luật, (số chuyên đề).
6. Hoàng Phước Hiệp (2008), Cẩm nang pháp luật dành cho ngư dân đánh
bắt thủy sản trên biển Đông, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
7. Nguyễn Am Hiểu (1999), "Khái niệm thương mại và vấn đề áp dụng Công
ước New York 1958 tại Việt Nam", Nhà nước và pháp luật, (5).
8. Phan Trung Hoài (2003), "Xung đột pháp luật trong quan hệ thương mại
có yếu tố nước ngoài", Dân chủ và pháp luật (số chuyên đề).
9. Trần Mai Hùng (2004), "Vài nét về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh
chấp theo WTO", Dân chủ và pháp luật, (số chuyên đề).
10. Nguyễn Quốc Hùng - Hoàng Khắc Nam (2006), Quan hệ quốc tế - những
khía cạnh lý thuyết và vấn đề, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Lê Hữu Nghĩa - Trần Khắc Việt - Lê Ngọc Tòng (Đồng chủ biên) (2007),
Xu thế toàn cầu hóa trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.

86
12. Từ Ninh (2004), "Pháp luật chống bán phá giá của WTO và một số nước
trên thế giới", Dân chủ và pháp luật, (số chuyên đề).
13. Hoàng Phê (Chủ biên) (1998), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
14. Nguyễn Vĩnh Thanh, Lê Thị Hà (2006), Các nước đang phát triển với cơ
chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới, Nxb Lao
động xã hội, Hà Nội.
15. Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) (2002), 50 phán quyết
trọng tài quốc tế chọn lọc, Hà Nội.
16. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
17. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật quốc tế, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội.
18. Trường Đại học Ngoại thương (2000), Tác động của tự do hóa thương
mại đối với sự phát triển của pháp luật thương mại và hàng hải Việt
Nam, Đề tài nghiên cứu Khoa học cấp Nhà nước, Hà Nội.
19. Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế (2002), Đàm phán thuế trong
WTO, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế (2004), Tìm hiểu Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
21. Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế (2004), Hỏi đáp về Tổ chức
thương mại Thế giới (WTO), Hà Nội.
22. Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế (2004), Tổ chức Thương mại
thế giới và các hàng rào kỹ thuật trong thương mại, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
23. Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế (2005), Sổ tay về hệ thống
giải quyết tranh chấp của WTO, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Vụ Chính sách thương mại đa biên - Bộ Thương mại (1997), Các vấn đề
thương mại dịch vụ trong tổ chức thương mại thế giới, Hà Nội.

87
TIẾNG ANH

25. Gregory Shaffer (2005), Profession of Law, How to make WTO dispute
settlement system work for developing countries, Univesity of
Winsconsinlaw
26. World trade newspaper (2004).

TRANG WEB

27. www.bwpotal.com.vn
28. www.doanhnghiephoinhap.com.vn
29. www.laodong.com.vn
30. www.nciec.gov.vn
31. www.tuoitre.com.vn
32. www.vietnamnet.vn
33. www.wto.org

88

You might also like