Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 34

PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN/NHÓM

I. Thông tin chung


1. Tên lớp: Kỹ Thuật Nhiệt 1 Khóa: K14
2. Họ và tên sinh viên: Vũ Nhật Tân
3. Tên nhóm (nếu giao phiếu học tập nhóm)………….Họ và tên thành viên
trong nhóm:……………………………………………………………….……..
II. Nội dung học tập
1. Tên chủ đề: Bài tập lớn
2. Hoạt động của sinh viên (xác định các hoạt động chính của sinh viên
trong quá trình thực hiện tiểu luận, bài tập lớn, đồ án/dự án để hình thành tri
thức, kỹ năng đáp ứng mục tiêu/chuẩn đầu ra nào của học phần).
- Hoạt đông/Nội dung 1:……………..Mục tiêu/chuẩn đầu ra:…………..
- Hoạt đông/Nội dung 2:………….… Mục tiêu/chuẩn đầu ra:…………..
- Hoạt đông/Nội dung 3…………….. Mục tiêu/chuẩn đầu ra:…………..
3. Sản phẩm nghiên cứu: Bản thuyết minh
III. Nhiệm vụ học tập
1. Hoàn thành tiểu luận, bài tập lớn, đồ án/dự án theo đúng thời gian quy
định (từ ngày…./…../20….đến ngày……/……../20…….)
2. Báo cáo sản phẩm nghiên cứu theo chủ đề được giao trước giảng viên và
những sinh viên khác
IV. Học liệu thực hiện tiểu luận, bài tập lớn, đồ án/dự án
1. Tài liệu học tập: giáo trình kỹ thuật lạnh cơ sở và kỹ thuật lạnh căn bản
2. Phương tiện, nguyên liệu thực hiện tiểu luận, bài tập lớn, đồ án/dự án
(nếu có): Microsoft Word, laptop
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TIỂU LUẬN, BÀI TẬP LỚN, ĐỒ ÁN/DỰ ÁN
Tên lớp : Kỹ thuật nhiệt 1 Khóa : 14
Họ và tên sinh viên : Vũ Nhật Tân
Tên chủ đề: Bài Tập Lớn

Tuần Người thực hiện Nội dung công việc Phương pháp thực hiện
1 Vũ Nhật Tân Tìm hiểu về thiết bị bay hơi Tìm trong tài liệu
2 Vũ Nhật Tân Tìm hiều về thiết bị ngưng tụ Tìm trong tài liệu
3 Vũ Nhật Tân Tìm hiểu về hệ thống lạnh chu trình 1 cấp Vận dụng kiến thức
4 Vũ Nhật Tân Làm bản mềm trên Microsoft Word Dùng Microsoft Office

Ngày….tháng…..năm…...
XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên)
BÁO CÁO HỌC TẬP CÁ NHÂN/NHÓM
Tên lớp: kỹ thuật nhiệt 1 Khóa : 14
Họ và tên sinh viên: Vũ Nhật Tân
Tên chủ đề: Bài tập lớn
Kiến nghị với giảng viên
hướng dẫn (Nêu những
Tuần Người thực hiện Nội dung công việc Kết quả đạt được
khó khăn, hỗ trợ từ phía
giảng viên,… nếu cần)
1 Vũ Nhật Tân Tìm hiểu về thiết bị bay hơi Hoàn thành yêu cầu thứ nhất Không có
2 Vũ Nhật Tân Tìm hiều về thiết bị ngưng tụ Hoàn thành yêu cầu thứ 2 Không có
3 Vũ Nhật Tân Tìm hiểu về hệ thống lạnh chu Hoàn thành yêu cầu thứ 3 Không có
trình 1 cấp
4 Vũ Nhật Tân Làm bản mềm trên Microsoft Xong bản mềm Không có
Word

Ngày….tháng…..năm…...
XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên)
BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI TẬP LỚN KỸ THUẬT LẠNH


Số: 49
Họ và tên học sinh: Vũ Nhật Tân
Mã sinh viên: 2019602873
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Đức Nam
NỘI DUNG
1. Tìm hiểu về thiết bị bay hơi trong hệ thống lạnh?
2. Tìm hiểu thiết bị ngưng tụ trong hệ thống lạnh?
3. Hệ thống lạnh sử dụng chu trình 1 cấp môi chất lạnh là R134a; có quá
lạnh 10K, quá nhiệt 10K, năng suất lạnh yêu cầu Qo = 300 kW, nhiệt độ
ngưng tụ 50℃, nhiệt độ bay hơi to = -10 ℃.
a. Tính toán chu trình
b. Tính chọn máy nén

Sản phẩm nộp: 01 bản in bìa mềm, khổ giấy A4


01 slide thuyết trình

Ngày hoàn thành: 1/5

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Nguyễn Đức Nam


2

Phần 1 : Mở đầu

-Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của thời đại 4.0 hiện nay thì ngành Kỹ
thuật nhiệt ngày càng có điều kiện bùng nổ cũng như đóng vai trò quan trọng trong
nền kinh tế và đời sống xã hội. Có thể thấy, năng lượng nhiệt hiện đang có tầm
quan trọng rất lớn đối với tất cả các quá trình sản xuất ra điện. Đây cũng chính là
thành phần không thể thiếu đối với ngành công nghiệp cơ khí như dệt may, luyện
kim, cơ khí- chế tạo, hóa chất, dầu khí, …
-Để hoàn thành bài tập lớn thì cần có những kiến thức cơ bản về thiết bị bay hơi,
thiết bị ngưng tụ và chu trình trong hệ thống lạnh.

Phần 2 : Kết quả nghiên cứu

2.1: THIẾT BỊ BAY HƠI TRONG HỆ THỐNG LẠNH

2.1.1. Định nghĩa.

- Thiết bị bay hơi (TBBH) là một dạng thiết bị trao đổi nhiệt có vách ngăn
giữa một bên là môi chất lỏng sôi ở nhiệt độ thấp và một bên là môi trường
cần làm lạnh như không khí, nước, nước muối, …
2.1.2. Vị trí, vai trò và phân loại thiết bị bay hơi.
2.1.2.1. Vị trí vai trò của thiết bị bay hơi.
- Thiết bị bay hơi được lắp sau van tiết lưu và trước cửa hút về máy nén.
Trong thiết bị bay hơi môi chất lạnh chuyển pha hoàn toàn từ lỏng thành
hơi.
- Trong quá trình làm việc khả năng truyền nhiệt của thiết bị bay hơi giảm
dần do có dầu, bẩn đọng về phía môi chất và ẩm.
- Thiết bị bay hơi có nhiệm vụ hoá hơi gas bão hoà ẩm sau tiết lưu đồng thời
làm lạnh môi trường cần làm lạnh. Như vậy cùng với thiết bị ngưng tụ, máy
nén và thiết bị tiết lưu, thiết bị bay hơi là một trong những thiết bị quan
trọng nhất không thể thiếu được trong các hệ thống lạnh. Quá trình làm việc
3

của thiết bị bay hơi ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm lạnh. Đó là
mục đích chính của hệ thống lạnh. Vì vậy, dù toàn bộ trang thiết bị hệ thống
tốt đến đâu nhưng thiết bị bay hơi làm việc kém hiệu quả thì tất cả trở nên
vô ích.
- Khi quá trình trao đổi nhiệt ở thiết bị bay hơi kém thì thời gian làm lạnh
tăng, nhiệt độ phòng không đảm bảo yêu cầu, trong một số trường hợp do
không bay hơi hết lỏng trong dàn lạnh dẫn tới máy nén có thể hút ẩm về
gây ngập lỏng.
- Ngược lại, khi thiết bị bay hơi có diện tích quá lớn so với yêu cầu, thì chi
phí đầu tư cao và đồng thời còn làm cho độ quá nhiệt hơi ra thiết bị lớn.
Khi độ quá nhiệt lớn thì nhiệt độ cuối quá trình nén cao, tăng công suất nén.
- Lựa chọn thiết bị bay hơi dựa trên nhiều yếu tố như hiệu quả làm việc, đặc
điểm và tính chất sản phẩm cần làm lạnh.
2.1.2.2. Phân loại
Thiết bị bay hơi sử dụng trong các hệ thống lạnh rất đa dạng. Tuỳ thuộc vào
mục đích sử dụng khác nhau mà nên chọn loại dàn cho thích hợp. Có nhiều
cách phân loại thiết bị bay hơi.
- Theo môi trường làm lạnh:
+ Thiết bị bay hơi làm lạnh chất tải lạnh lỏng như nước, nước muối hay
những chất lỏng giọt không đóng cứng khác như sữa, bia, rượu vang.
+ Thiết bị bay hơi làm lạnh không khí, trong loại này đôi khi người ta lại
chia làm hai nhóm: Bộ lạnh bay hơi trực tiếp (không khí tuần hoàn tự nhiên)
và thiết bị làm lạnh không khí bay hơi trực tiếp (không khí tuần hoàn cưỡng
bức).
- Theo mức độ chiếm chỗ của môi chất lạnh lỏng trong thiết bị (Các thiết bị
bay hơi được chia thành hai loại: ngập và không ngập):
+ Ở loại thiết bị bay hơi kiểu ngập thì môi chất lạnh bao phủ toàn bộ bề mặt
trao đổi nhiệt.
4

+ Ở loại thiết bị bay hơi kiểu không ngập thì môi chất lạnh lỏng không bao
phủ toàn bộ bề mặt trao đổi nhiệt mà một bộ phận của bề mặt này được
dùng để làm tăng độ quá nhiệt môi chất lạnh.
2.1.3. Thiết bị bay hơi làm lạnh chất lỏng.
2.1.3.1. Thiết bị bay hơi ống vỏ kiểu ngập.
- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:
Bình bay hơi làm lạnh chất lỏng có cấu tạo tương tự bình ngưng tụ ống
chùm nằm ngang. Có thể phân bình bay hơi làm lạnh chất lỏng thành 2 loại:
+ Bình bay hơi hệ thống NH3: Đặc điểm cơ bản của bình bay hơi kiểu này là
môi chất lạnh bay hơi bên ngoài các ống trao đổi nhiệt, tức khoảng không
gian giữa các ống, chất lỏng cần làm lạnh chuyển động bên trong các ống
trao đổi nhiệt.
+ Bình bay hơi freon: Bình bay hơi frêôn ngược lại môi chất lạnh có thể sôi
ở bên trong hoặc ngoài ống trao đổi nhiệt, chất lỏng cần làm lạnh chuyển
động dích dắc bên ngoài hoặc bên trong các ống trao đổi nhiệt.

* Bình bay hơi NH 3

Trên hình 1 trình bày bình bay hơi NH3. Bình sử dụng các trao đổi nhiệt là
thép áp lực trơn C20 đường kính Phi38x3, Phi51x3,5 hoặc Phi57x3,5. Các chùm
ống được bố trí so le, cách đều và nằm trên các đỉnh tam giác đều, mật độ tương
đối dày để giảm kích thước bình, đồng thời giảm dung tích chứa NH 3. Thân và
nắp bình bằng thép CT3. Để bình có hình dáng đẹp, hợp lý tỷ số giữa chiều dài và
đường kính cần duy trì trong khoảng L/D=5-8. Các mặt sàng thường được làm
bằng thép cácbon hoặc thép hợp kim và có độ dày khá lớn 20-30mm. Ống được
núc chặt vào mặt sàng hoặc hàn. Khoảng hở cần thiết nhỏ nhất giữa các ống ngoài
cùng và mặt trong của thân bình là 15-20mm. Phía dưới bình có thể có rốn để thu
hồi dầu, từ đây dầu được đưa về bình thu hồi dầu. Môi chất được tiết lưu vào bình
từ phía dưới, sau khi trao đổi nhiệt hơi sẽ được hút về máy từ bình tách lỏng gắn
ở phía trên bình bay hơi. Đối với các bình công suất lớn, lỏng được đưa vào ống
góp rồi đưa vào một số ống nhánh dẫn vào bình, phân bố đều theo chiều dài. Hơi
5

ra bình cũng được dẫn ra từ nhiều ống phân bố đều trong không gian. Bình bay
hơi có trang bị van phao khống chế mức lỏng tránh hút hơi ẩm về máy nén. Van
phao tác động đóng van điện từ cấp dịch khi mức dịch vượt quá mức cho phép.
Trường hợp muốn khống chế mức dịch dưới có thể dùng thêm van phao thứ 2 tác
động mở van điện từ cấp dịch khi lưưọng dịch quá thấp.

Các nắp bình cũng có các vách phân dòng để chất tải lạnh chuyển động nhiều
lần trong bình, tăng thời gian làm lạnh và tốc độ chuyển động của nó nhằm nâng
cao hiệu quả trao đổi nhiệt.

Hình 1: Bình bay hơi NH3

Cường độ trao đổi nhiệt trong thiết bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ
nhiệt, tốc độ chuyển động, nhiệt độ và bản chất vật lý của chất lỏng trong ống.
Đối với bình làm lạnh nước muối khi tốc độ v=1-1,5 m/s, độ làm lạnh nước muối
khoảng 2-3oC, hệ số truyền nhiệt k = 400-520 W/m2.K; mật độ dòng nhiệt qof =
2000-4500 W/m2 .

Chất lỏng thường được làm lạnh là nước, glycol, muối Nacl và CaCl 2. Khi
làm lạnh muối NaCl và CaCl2 thì thiết bị chịu ăn mòn đặc biệt khi để lọt khí vào
bên trong nên thực tế ít sử dụng. Trường hợp này nên sử dụng các dàn lạnh kiểu
hở khi bị hư hỏng dễ sửa chữa và thay thế. Để làm lạnh nước và glycol người ta
thường sử dụng bình bay hơi frêôn.
6

Ưu điểm của bình bay hơi là chất tải lạnh tuần hoàn trong hệ thống kín không
lọt không khí vào bên trong nên giảm ăn mòn.

* Bình bay hơi frêôn

Trên hình 7-2 giới thiệu 02 loại bình bay hơi khác nhau loại môi chất sôi ngoài
ống và bên trong ống trao đổi nhiệt. Bình bay hơi frêôn môi chất sôi trong ống
thường được sử dụng để làm lạnh các môi chất có nhiệt độ đóng băng cao như
nước trong các hệ thống điều hoà water chiller.

Hình 2: Bình bay hơi freon

Khi xảy ra đóng băng ít nguy hiểm hơn trường hợp nước chuyển động bên
trong ống. Đối với bình môi chất sôi trong ống khối lượng môi chất giảm 2 -3 lần
so với sôi ngoài ống. Điều này rất có ý nghĩa đối với hệ thống frêôn vì giá thành
frêôn cao hơn NH3 nhiều. Để nâng cao hiệu quả trao đổi nhiệt đối với bình frêôn,
đặc biệt R12 người ta làm cánh về phía môi chất. Khi môi chất chuyển động bên
trong người ta chế tạo ống có cánh bằng 02 lớp vật liệu khác nhau, bên ngoài là
đồng, bên trong là nhôm.

Hệ số truyền nhiệt bình ngưng sử dụng môi chất R12 khoảng 230-350
W/m2.K, độ chênh nhiệt độ khoảng 5-8K. Đối với môi chất R22 ông trao đổi nhiệt
7

có thể là ống dồng nhẵn vì hệ số truyền nhiệt của nó cao hơn so với R12 từ 20-
30%.

2.1.3.2. Thiết bị bay hơi môi chất sôi trong ống và trong kênh.
- Hiện nay, thiết bị bay hơi ống vỏ loại này được sử dụng rất rộng rãi trong
các hệ thống làm lạnh chất lỏng trong vòng tuần hoàn kín vì chất lỏng
chuyển động phía ngoài ống nên loại trừ được sự cố nước đóng băng trong
các ống truyền nhiệt gây nổ ống.
- Ngoài các dàn lạnh thường được sử dụng ở trên, trong công nghiệp người
ta còn sử dụng dàn bay hơi kiểu tấm bản để làm lạnh nhanh các chất lỏng.
Ví dụ, hạ nhanh dịch đường và glycol trong công nghiệp bia, sản xuất nước
lạnh chế biến trong nhà máy chế biến thực phẩm.

Hình 3: Thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm


- Cấu tạo dàn lạnh kiểu tấm bản hoàn toàn giống dàn ngưng tấm bản, gồm
các tấm trao đổi nhiệt dạng phẳng có dập sóng được ghép với nhau bằng
đệm kín. Hai đầu là các tấm khung dày, chắc chắn được giữ nhờ thanh giằng
và bu lông. Đường chuyển động của môi chất và chất tải lạnh ngược chiều
và xen kẻ nhau. Quá trình trao đổi nhiệt giữa hai môi chất thực hiện qua
8

vách tương đối mỏng nên hiệu quả trao đổi nhiệt cao. Các lớp chất tải lạnh
khá mỏng nên quá trình trao đổi nhiệt diễn ra nhanh chóng.
- Ưu điểm của dàn lạnh kiểu tấm bản là thời gian làm lạnh rất nhanh, khối
lượng môi chất lạnh cần thiết nhỏ.
- Nhược điểm là chế tạo phức tạp nên chỉ có các hãng nổi tiếng mới có khả
năng chế tạo. Do đó khi hư hỏng, không có vật tư thay thế, sửa chữa khó
khăn.
- Bên cạnh đó dàn lạnh “xương cá” cũng được sử dụng rất phổ biến trong các
hệ thống làm lạnh nước hoặc nước muối, ví dụ như hệ thống máy đá cây.
Các ống trao đổi nhiệt gắn vào các ống góp trông giống như một xương cá
khổng lồ. Đó là các ống thép áp lực dạng trơn, không cánh. Dàn lạnh xương
cá cũng có cấu tạo gồm ngiều cụm (môđun), mỗi cụm có 01 ống góp trên
và 01 ống góp dưới và hệ thống 2-4 dãy ống trao đổi nhiệt nối giữa các ống
góp.

Hình 4: Dàn bay hơi kiểu xương cá

2.1.4. Thiết bị bay hơi làm lạnh không khí.


- Các thiết bị bay hơi dùng để làm lạnh không khí gồm 3 nhóm: thiết bị làm lạnh
không khí kiểu khô, kiểu ướt và kiểu hỗn hợp.
+ Thiết bị làm lạnh không khí kiểu khô là thiết bị trao đổi nhiệt bề mặt, trong
đó không khí lưu động ngoài chùm ống thải nhiệt cho môi chất sôi trong
ống hoặc cho nước muối chảy trong ống. Khi không khí được làm lạnh do
truyền nhiệt cho môi chất sôi trong ống ta gọi là thiết bị làm lạnh trực tiếp,
9

còn khi không khí được làm lạnh nhờ nước muối hoặc các chất tải lạnh
khác chảy trong ống ta gọi là thiết bị làm lạnh gián tiếp. Cả hai loại này
thường được chế tạo ở dạng chùm ống có cánh đặt trong vỏ, ít sử dụng
chùm ống nhẵn, thường chỉ khi làm lạnh kết hợp với làm khô không khí
trong các máy hút ẩm. Không khí được làm lạnh là không khí được tuần
hoàn cưỡng bức – nhờ quạt gió đẩy qua thiết bị.

Không khí được đưa ngang qua theo hướng vuông góc với chùm ống, còn
lỏng R22 được đưa qua thiết bị phân phối vào các thiết bị xec-xi đặt nằm
ngang theo chiều cao của thiết bị. Hơi tạo thành đi từ dưới lên trong mỗi
xec-xi và vào ống góp hơi đặt thẳng đứng. Kết cấu thiết bị như vậy đảm
bảo hồi được dầu về máy nén.
+ Trong các thiết bị làm lạnh không khí kiểu tiếp xúc thì không khí được làm
lạnh nhờ tiếp xúc trực tiếp với nước lạnh hoặc nước muối.
10

Nước hoặc nước muối lạnh được phun qua các vòi phun hoặc tưới vào dòng
không khí, thiết bị loại này được sử dụng trong điều hòa không khí do ở đây yêu
cầu cả làm lạnh và điều chỉnh độ ẩm không khí. Ưu điểm cơ bản của nó là thực
hiện quá trình trao đổi nhiệt ở độ chênh nhiệt độ nhỏ giữa không khí và chất lỏng
tưới (nước hoặc nước muối) do đó mà có khả năng tăng hiệu quả làm lạnh cũng
như hạ nhiệt độ không khí thấp hơn.
Chất lỏng lạnh được phun lên trên khối đệm, không khí đi qua khối này theo
chiều từ dưới lên ngược với chiều nước phun, tiếp xúc với khối đệm và được làm
lạnh. Phía dưới trên các vòi phun là lớp đệm phân li nước loại trừ các giọt nước
trong không khí.
2.1.5. Tính toán thiết bị bay hơi.
2.1.5.1. Tính toán thiết bị bay hơi làm lạnh chất lỏng.
- Phương pháp tính:
Để tính toán thiết bị bay hơi làm lạnh chất lỏng cần phải biết năng suất lạnh Q0,
nhiệt độ chất tải lạnh khi ra khỏi thiết bị tf2 môi chất lạnh và loại thiết bị bay hơi
sử dụng.
Kết quả tính toán là phải chính xác định được diện tích truyền nhiệt F của nó
và bố trí kết cấu thiết bị.
Diện tích truyền nhiệt của thiết bị bay hơi được xác định từ phương trình truyền
nhiệt:
11

Q Q
F= 0= 0 (m2)
q F k.Δt
tb
Trong đó: k - Hệ số truyền nhiệt, W/m2. K
Δttb - Hiệu nhiệt độ trung bình lôgarit K
qF - Mật độ dòng nhiệt tính theo bề mặt nhẵn, W/m2
Vì nhiệt trở từ phía môi chất lạnh sôi phụ thuộc vào hiệu nhiệt độ Δt thay đổi
theo vị trí nên rất khó xác định giá trị của hệ số truyền nhiệt k. Vì vậy dẫn đến
việc xác định bằng đồ thị trị số qF phụ thuộc vào giá trị của hiệu nhiệt độ Δtf giữa
vách và môi trường.
- Tính thiết bị bay hơi ống kiểu ngập:
+ Số liệu cho trước: Đường kính ống. Loại môi chất và tốc độ môi chất qua
thiết bị bay hơi.
+ Các thong số vật lý của chất tải lạnh xác định theo bảng phụ thuộc vào
nhiệt độ tf và nồng độ nước muối.
+ Lưu lượng khối lượng chất tải lạnh được xác định từ phương trình cân
bằng nhiệt thiết bị bay hơi:
Q
G = 0
f C (t - t )
f f1 f2
+ Số ống trong một hang của thiết bị:
4G
n = 21
1 πd ωρ
t
+ Sau đó làm tròn giá trị n1 và tính lại tốc độ môi chất.
+ Sau khi tính trị số Reynold Re ta xác định được phương trình tính hệ số
truyền nhiệt về phía nước muối.
- Tính thiết bị bay hơi môi chất sôi trong ống và trong kênh:
+ Định tốc độ chuyển động của Freon là ω, xác định tốc độ khối lượng ωρ
của nó và số ống trong một lối n1:
n1 = m0/f.ωρ
12

+ Tốc độ khối lượng ωρ của Freon sẽ quyết định phương trình dung để tính
dòng nhiệt.
+ Giải bằng phương pháp đồ thị phương trình hoặc xác sẽ xác định được
mật độ dòng nhiệt qf.
+ Bề mặt truyền nhiệt Fng được xác định theo giá trị qF.ng.
+ Tổng số ống n, chiều dài ống l1, đường kính trong của vỏ Dt và tính toán
kết cấu.
+ Khoảng cách giữa các tấm ngăn xác định theo giá trị của tiết diện tự do Ft
của đường đi chất tải lạnh:
V Q
f = f = 0
1 ω C Δt ω ρ
f f f f f
2.1.5.2. Tính toán thiết bị bay hơi làm lạnh không khí.
- Thiết bị làm lạnh không khí kiểu khô:
+ Dữ kiện cho trước: Năng suất lạnh Q0 trạng thái không khí trước và sau
thiết bị.
+ Nhiệt độ không khí ra khỏi thiết bị làm lạnh không khí kiểu khô.
+ Xây dựng quá trình biến đổi trạng thái của không khí trên đồ thị I–d và
xác định trị số entanpi.
+ Xác định kiểu và kết cấu bề mặt trao đổi nhiệt.
+ Xác định hệ số tỏa nhiệt đối lưu ak về phía không khí.
+ Tính tỉ số giữa lượng nhiệt lấy từ không khí do truyền nhiệt và truyền
chất với bề mặt lạnh của thiết bị Q0 và lượng nhiệt lấy từ không khí do
đối lưu Qk
Q
ξ= 0
Q
k
+ Xác định hệ số tỏa nhiệt có tính tới sự ngưng tụ từ không khí:
a tu = a .ξ
k
13

+ Xác định hệ số tỏa nhiệt khi tính tới cả nhiệt trở của lớp tuyết và sự tiếp
xúc của cánh với Rtx
+ Xác định hệ số tỏa nhiệt tính chi bề mặt trong của ống.
14

2.2: THIẾT BỊ NGƯNG TỤ TRONG HỆ THỐNG LẠNH


2.2.1. Định nghĩa.
Thiết bị ngưng tụ (TBNT) là thiết bị trao đổi nhiệt có vách ngăn dùng để thải
nhiệt ngưng tụ của môi chất lạnh ra môi trường
Thiết bị ngưng tụ được lắp sau máy nén và trước van tiết lưu của hệ thống
lạnh. Hơi có áp suất cao, nhiệt độ cao từ máy nén đi ra, sau khi qua thiết bị ngưng
tụ sẽ ngưng hoàn toàn thành lỏng.
2.2.2. Vai trò, vị trí và phân loại thiết bị ngưng tụ.
2.2.2.1. Vị trí, vai trò của thiết bị ngưng tụ.
Thiết bị ngưng tụ có nhiệm vụ ngưng tụ gas quá nhiệt sau máy nén thành
môi chất lạnh trạng thái lỏng. Quá trình làm việc của thiết bị ngưng tụ có ảnh
hưởng quyết định đến áp suất và nhiệt độ ngưng tụ và do đó ảnh hưởng đến hiệu
quả và độ an toàn làm việc của toàn hệ thống lạnh như kho lạnh. Khi thiết bị
ngưng tụ làm việc kém hiệu quả, các thông số của hệ thống sẽ thay đổi theo chiều
hướng không tốt, cụ thể là:
- Năng suất lạnh của hệ thống giảm, tổn thất tiết lưu tăng.
- Nhiệt độ cuối quá trình nén tăng.
- Công nén tăng, mô tơ có thể quá tải
- Độ an toàn giảm do áp suất phía cao áp tăng, rơ le HP có thể tác động ngừng
máy nén, van an toàn có thể hoạt động.
- Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến dầu bôi trơn như cháy dầu.
2.2.2.2. Phân loại thiết bị ngưng tụ.
Thiết bị ngưng tụ có rất nhiều loại và nguyên lý làm việc cũng rất khác nhau.
Người ta phân loại thiết bị ngưng tự căn cứ vào nhiều đặc tính khác nhau:
- Theo môi trường làm mát:
+ Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng nước.
+ Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng nước và không khí.
+ Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng không khí.
+ Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng chất khác.
15

- Theo đặc điểm của quá trình ngưng tụ môi chất:


+ Thiết bị ngưng tụ có môi chất ngưng ở mặt ngoài của bề mặt trao đổi nhiệt.
+ Thiết bị ngưng tụ có môi chất ngưng ở bên trên bề mặt trong của bề mặt
trao đổi nhiệt.
- Theo đặc điểm quá trình chảy của môi trường làm mát qua bề mặt trao đổi
nhiệt:
+ Thiết bị ngưng tụ có môi trường làm mát tuần hoàn tự nhiên.
+ Thiết bị ngưng tụ có môi trường làm mát tuần hoàn cưỡng bức.
+ Thiết bị ngưng tụ có tưới chất lỏng làm mát.
2.2.3. Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng nước.
2.2.3.1. Bình ngưng tụ kiểu ống chùm nằm ngang.
- Cấu tạo:
+ Hơi môi chất nóng từ máy nén được đưa vào phần trên của bình ngưng qua
đường ống vào điền đầy không gian giữa các ống, tỏa nhiệt cho nước làm
mất đi trong ống và ngưng tụ lại. Môi chất lỏng ngưng tụ lại được khống
chế ở chiều cao cột lỏng khoảng 50 đến 70 mm với bình ngưng loại vừa và
100 mm với bình ngưng loại lớn. Lỏng được lấy ra ở phía dưới bình ngưng
đi vào bình chứa trạm điều chỉnh.
+ Bình ngưng có nắp ở hai đầu, các ống dẫn nước vào và ra được hàn vào
nắp, trong nắp có các tấm chắn chia dòng để tạo số hành trình cần thiết của
nước chảy.
16

+ Ống trong bình ngưng NH3 là ống thép dạng thẳng hoặc dạng chữ U và
được núc vào mặt sàng đầu bình ngưng.
+ Nếu môi chất lạnh là freon thì các đặc tính kĩ thuật của bình ngưng loại này
sẽ khác đi. Ống trao đổi nhiệt thường được làm bằng đồng, có cánh. Hình
dạng có cánh có ảnh hưởng đến cường độ của quá trình trao đổi nhiệt và
hiệu quả ngưng tụ.
2.2.3.2. Bình ngưng tụ ống chùm thẳng đứng.

Trong loại bình ngưng này, nước không chứa đầy toàn bộ ống mà chảy thành
lớp mỏng ở bề mặt trong của ống dưới tác dụng của trọng lực. Trên bình ngưng
có đặt thùng cấp nước có các lỗ và các nút hình côn để phân phối nước và làm
chảy thành mảng ở bề mặt trong ống. Các ống này thường có rãnh xoắn để nước
chuyển động vòng theo bề mặt nhằm tăng cường truyền nhiệt.
Môi chất lạnh sau khi tỏa nhiệt cho nước làm mát chảy trong ống được ngưng tụ
ở bề mặt ngoài của ống cũng ở dạng màng mỏng.

1-Ống cân bằng; 2- Đường xả không khí; 3- Hộp phân phối nước; 4- Van an
toàn; 5- Vỏ bình; 6- Đồng hồ áp suất; 7- Kính quan sát mức lỏng; 9- Bình chứa
cao áp.
17

Nước sau khi trao đổi nhiệt chảy vào bể chứa bằng bê tông ở đáy bình. Môi
chất lạnh lỏng sau khi ngưng tụ được đưa vào bình chứa qua ống dẫn lỏng có
miệng ở vị trí cao hơn mặt sàng dưới 80 mm để tránh dầu vào bình chứa và thiết
bị bay hơi.
Thiết bị này có ưu điểm là có kết cấu chắc chắn và tương đối dễ phá cặn
nước cho nên có thể sử dụng các nguồn nước chất lượng thấp hoặc không qua sử
lí. Bình ngưng tụ loại này thường được dùng cho các hệ thống lạnh NH3 công
suất lớn và thường được đặt ngoài gian máy.
2.2.3.3. Thiết bị ngưng tụ kiểu phần tử và kiểu ống lồng
- Thiết bị ngưng tụ kiểu phần tử:
Trong mỗi phần tử, hơi môi chất được đưa vào không gian giữa các ống và
được đưa ngưng tụ lại do thải nhiệt cho nước làm mát đi trong các ống trao đổi
nhiệt. Nước được đưa vào từ ống góp phía dưới và chảy song song qua các phân
tử rồi đi ra ở ống góp trên, còn hơi môi chất được đưa vào từ phần tử phía trên
cùng. Vì vậy, điều kiện trao đổi nhiệt trong thiết bị loại này gần với thiết bị làm
việc theo nguyên lí trao đổi nhiệt ngược chiều.
Sử dụng thiết bị ngưng tụ loại này có thể dễ làm quá lạnh môi chất ở đầu ra
nên nó rất hay được dùng làm thiết bị quá lạnh đặt sau thiết bị ngưng tụ để giảm
tiêu hao kim loại.
- Thiết bị ngưng tụ kiểu ống lồng:
Ở đây ống ngoài có đường kính nhỏ hơn và bên trong chỉ có một ống. Nước làm
mát cũng đi trong ống, còn môi chất được chảy theo chiều ngược lại trong không
gian giữa hai ống. Cũng giống như thiết bị ngưng tụ kiểu phần tử, khi sử dụng
thiết bị loại này không cần dùng bộ quá lạnh mà cho nước và môi chất lưu động
ngược chiều. Nhược điểm cơ bản của nó cũng là khó làm được sạch bề mặt trong
của ống khi bị bám cặn.
18

Tuy nhiên nó cũng khá nhỏ gọn nhất là khi được sắp xếp thành các dạng ống xoắn
tròn hoặc ô van.
2.2.3.4. Thiết bị ngưng tụ kiểu Panen.

Thiết bị loại này cũng gồm những cụm riêng biệt, mỗi cụm lại gồm một số
panen liên tiếp được siết chặt và ép lại bằng hai tấm nắp.

Panen gồm hai lá thép có dập các rãnh thẳng và được hàn ở sườn và trong
khoảng giữa các rãnh. Vách chắn giữa tấm có tác dụng như cánh tản nhiệt. Nước
làm mát và môi chất chuyển động cắt nhau theo các rãnh.
Các panen được bố trí sao cho từ một cạnh đầu tạo thành lối cho nước lạnh
đi qua. Độ kín khít theo đường nước được thực hiện do sử dụng các đệm chèn.
Kết cấu của loại thiết bị ngưng tụ này cho phép tháo lắp được để quan sát, làm
sạch và quét lớp phủ chống ăn mòn.
2.2.4. Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng nước và không khí.
2.2.4.1. Thiết bị ngưng tụ kiểu tưới.
Là thiết bị ngưng tụ mà nhiệt độ do môi chất ngưng tụ trong ống tỏa ra được
truyền qua vách.
19

Ống cho nước làm mát chảy trên bề mặt ngoài của ống ở dạng màng mỏng.
Nhiệt ngưng tụ được truyền từ bề mặt ngoài của ống làm cho nước nóng lên và
bay hơi một phần.

1-Máng phân phối nước; 2- Xả tràn; 3- Đầu hút của bơm; 4- Nước tuần hoàn;
5- Đường xả dầu; 6- Đường cân bằng hơi; 7- Đường xả khí không ngưng; 8-
Thùng phân phối nước; 9- Nước bổ xung.
Nước từ thiết bị cấp nước, chảy xuống thành màng bao quanh ống. Phần
nước còn lại rơi xuống máng hứng và được tháo bớt ra ngoài. Phần nước bay hơi
cần được bù bằng lượng nước bổ sung. Bơm hút nước tuần hoàn hòa với nước
lạnh mới rồi được bơm lên máng phân phối. Lượng nước lạnh bổ sung bằng lượng
nước bay hơi và lượng nước chảy chàn ra ngoài.
Ưu điểm cơ bản của loại này là có khả năng sử dụng nước bẩn vì bề mặt
ngoài của ống tương đối dễ làm sạch. Lượng nước bổ sung tương đối nhỏ. Tuy
nhiên lượng nước tiêu hao không nhỏ hơn loại bình ngưng tụ ống vỏ. Nhược điểm
cơ bản của thiết bị ngưng tụ loại này là cồng kềnh, không chắc chắn, độ ăn mòn
thiết bi tăng, chế độ làm việc phụ thuộc vào điều kiện khí tượng và thời gian trong
năm.
2.2.4.2. Thiết bị ngưng tụ kiểu bay hơi (tháp ngưng tụ).
20

Ở đây không khí được chuyển động cưỡng bức. Toàn bộ nhiệt do môi chất tỏa ra
được truyền cho nước bay hơi, vì vậy nhiệt độ của nước ở đầu vào và đầu ra thực
tế không thay đổi.
- Ưu điểm:
+ Do cấu tạo dạng dàn ống nên công suất của nó có thể thiết kế đạt rất lớn
mà không bị hạn chế vì bất kể lý do gì
+ Do với các thiết bị ngưng tụ kiểu khác, dàn ngưng tụ kiểu bay hơi ít tiêu
tốn nước hơn, vì nước sử dụng theo kiểu tuần hoàn
+ Các dàn ống kích cỡ nhỏ nên làm việc an toàn
+ Dễ dàng chế tạo, vận hành và sửa chữa.
- Nhược điểm:
+ Do năng suất lạnh riêng bé nên suất tiêu hao vật liệu khá lớn
+ Các cụm ống trao đổi nhiệt thường xuyên tiếp xúc với nước và không khí,
đó là môi trường ăn mòn mạnh nên chóng bị hỏng. Do đó phải nhúng kẽm
nóng để chống ăn mòn
+ Nhiệt độ ngưng tụ phụ thuộc vào trạng thái khí tượng và thay đổi theo mùa
trong năm.
21

+ Chỉ thích hợp lắp đặt ngoài trời, trong quá trình làm việc, khu vực nền và
không gian xung quanh thường bị ẩm ướt, vì vậy cần lắp đặt ở vị trí riêng
biệt tách hẳn các công trình.
2.2.5. Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng không khí.

Thiết bị ngưng tụ kiểu này có thể là loại làm việc với không khí đối lưu tự
nhiên hay đối lưu cưỡng bức.
Các thiết bị này có ưu điểm là tiết kiệm nước làm mát bình ngưng để dành
nước cho các nhu cầu khác vì nếu như 70% lượng nước tiêu thụ dùng cho công
nghiệp thì 30% của nó dùng để làm mát các thiết bị. Thiết bị ngưng tụ không khí
còn có những ưu điểm khác nữa là nó giảm ô nhiễm cho các sông hồ, không phải
xây dựng các tháp làm mát nước tuần hoàn, giảm hiện tượng bám bẩn bề mặt trao
đổi nhiệt. Tuy nhiên nó có các nhược điểm là gây tiếng ồn khi vận hành nhất là ở
các hệ thống lớn.

Thiết bị ngưng tụ có không khí lưu động cưỡng bức dùng cho hệ thống lạnh
nhỏ là các ống xoắn có cánh và dùng quạt tạo không khí lưu động cưỡng bức.
Những thiết bị này gồm những ống thẳng hoặc ống chữ U nối thông với nhau.
22

Mỗi thiết bị ngưng tụ có thể có 2 hay nhiều cụm nối song song qua ống góp, vật
liệu ống thường là thép hay đồng, còn các cánh bằng thép hoặc bằng nhôm.

2.2.6. Tính toán thiết bị ngưng tụ.


- Chọn kiểu của thiết bị thiết kế và dự kiến chế độ làm việc của nó: tùy thuộc
vào công suất hệ thống, đặc tính số lượng và chất lượng nguồn nước cung cấp,
diện tích, khả năng vật tư…
- Xác định phụ tải nhiệt của thiết bị ngưng tụ Qk trên cơ sở các kết quả tính nhiệt
của chu trình làm việc của hệ thống:
Q = k.F.Δt
k tb
Trong đó: k là hệ số truyền nhiệt của thiết bị; (W/m2K)
F là diện tích bề mặt trao đổi nhiệt
Δt là độ chênh nhiệt độ trung bình giữa môi chất và môi trường
tb
làm mát, (K)
- Nếu biết năng suất lạnh Q0, và công suất lý thuyết của máy nén Nlt, thì Qk
xác định bằng CT:
Q =Q +N
k 0 lt
- Xác định độ chênh nhiệt độ trung bình giữa môi chất lạnh và môi trường lạnh
Δt :
tb
t ''− t '
t tb =
t − t'
2,3lg k
tk − t '
23

Trong đó t’ và t” là nhiệt độ vào và ra của môi trường làm mát.


- Xác định hệ số truyền nhiệt k:
1
k =
1 1 1 n di +1 1
+  ln +
πd α 2πλ i=1 d πd α
11 i i n+1 2

Trong đó:
d1: Đường kính trong của ống, m
d2: Đường kính ngoài của ống, m
a1 và a2 là hệ số tỏa nhiệt đối lưu từ chất lỏng tới bề nặt trong của ống và từ bề
mặt ngoài tới môi trường bao phủ ngoài ống, W/m2K
λ – Hệ số dẫn nhiệt của kim loại ống, W/mK
- Xác định diện tích bề mặt trao đổi nhiệt F theo bề mặt trong F1 hay bề mặt
ngoài F2:
Q
F = k
1 K Δt
F tb
1
Q
F2 = k
K F Δt
2 tb
- Xác định chiều dài tổng cộng ống thiết bị ngưng tụ:
F
L=
πd
- Bố trí kết cấu của thiết bị:
+ Số ống trong một lối:
4m
n = 2
1 πd ωρ

+ Làm tròn n1, định chiều dài một ống l và xác định số ống:
n=L/l
+ Làm tròn n, trong trường hợp bình ngưng ống vỏ:
24

3
n = (m 2 -1) + 1
4
+ Tìm được m và có: Dt= ms. Số lối z: z= n/n1
+ Chiều dày ống được xác định đảm bảo độ bền và ổn định, chống ăn mòn
δ >= 0,5 ÷ 0,8 mm đói với ống đồng và δ < 1,5 ÷ 2 mm đối với ống thép.
+ Bước ống trong bình ngưng ống vỏ thường đảm bảo tỷ lệ s/d = 1,24 ÷
1,45. Khi S < 1,3 dt khó đảm bảo độ bền của mặt sang.
25

3. Bài tập vận dụng

Điểm p (bar) t (oC) h (kJ/kg) S (kJ/kg. k) v (m3/s)


1’ 2 -10 388 1,723 0,1104
1 2 10 407 1,78
2 14 50 447 1,78
3’ 14 50 213 1,25
3 14 10 269 1,05
4 2 -10 213 1,05

𝑃𝑘 14
a) 𝜋= = =7
𝑝0 2

Công nén riêng:


l = h2 – h1= 447- 407 = 40 (kJ/kg)
Năng suất lạnh riêng:
q0= h1’-h4 = 388- 213 = 175 (kJ/kg)
Nhiệt thải ra ở thiết bị ngưng tụ:
qh= h2 – h3’= 447- 269= 178 (kJ/kg)
Hệ số lạnh:
𝑞0 175
𝜀= = = 4,375
𝑙 40

qql= h3- h3’= 269- 213= 56 (kJ/kg)


qqn= h1- h1’= 407- 388= 19 (kJ/kg)

b) *Lưu lượng môi chất:


𝑄𝑜 300
m= = = 1,71 (kg/s)
𝑞𝑜 175
*Thể tích hút thực tế của máy nén:
Vtt = m.v1 = 1,71 × 0,1104 = 0,1888(m3/s)
*Công nén lý thuyết:
Ns = m. 𝑙 = 1,71 × 40 = 68,4 (kW)
*Hiệu suất nén:
𝑇𝑜 −10+273
ηi = λw’+b.to = + b.to = + 0,0025×(-10) = 0,789 (kW)
𝑇𝑘 50+273
26

(chọn b = 0.0025 cho máy nén frêôn)


*Công nén chỉ thị:
Ns 68,4
Ni = = = 86,69 (kW)
ηi 0,789

*Công ma sát:
Ta chọn máy nén freon thẳng dòng
 pms = 55 kPa
Nms = pms . Vtt = 55 × 0,1888 = 10,384 (kW)
*Công nén hữu ích:
Ne = Ni + Nms = 86,69 + 10,384 = 97,074 (kW)
*Công suất điện:

Chọn 𝜂𝑡𝑑 = 0.95 với chuyển động tổn thất truyền động từ động cơ đến trục
khủyu của máy nén

Chọn 𝜂𝑒𝑙 = 0.90 với tổn thất trong chính động cơ điện
𝑁𝑒 97,074
Nel = = = 113,5 (kW)
𝜂𝑡𝑑 .𝜂𝑒𝑙 0,95 ×0,90

*Hệ số cấp của máy nén


λ= λc. λlt. λw λr λk.
1
Với : λc = 1-c(𝜋 𝑚 − 1)
c: thể tích chết tương đối
 c = 0.03
m: hằng số.
Đối với máy nén freon chọn m =1.
 λ c= 1-0.03(π-1) = 0.9
λlt Hệ số tính đến tổn thất do tiết lưu do clape hút và đẩy.
 Đối với freon chọn λlt =1.
λ w Hệ số tính đến tổn thất do hơi hút vào xi lanh bị đốt nóng .
 λ w =1 .
27

λr Hệ số tính đến tổn thất do rò rỉ môi chất từ khoang nén về khoang hút qua sét măng
biton và van.
 λr =0.95
λk Hệ số tính đến các tổn thất khác.
 λk =1.
=> λ= λc. λlt. λw. λr. λk.= 0,9.1.1.0,95.1= 0.85
28
29

Phần 3: Kết luận và bài học kinh nghiệm


- Nắm rõ các chu trình 1 cấp và 2 cấp của mấy nén.
- Hiểu cách hoạt động của thiết bị ngưng tụ và thiết bị bay hơi.
30

Tài liệu tham khảo


Kỹ thuật lạnh cơ sở - Pgs.Ts Nguyễn Đức Lợi
Kỹ thuật lạnh căn bản – Pgs.Ts Nguyễn Đức Lợi
31

Mục Lục

Phần 1: Mở đầu .............................................................................................. 2


Phần 2: Kết quả nghiên cứu
2.1: Thiết bị bay hơi trong hệ thống lạnh……………………………….…...2
2.2: Thiết bị ngưng tụ trong hệ thống lạnh …………………………………14
3: Bài tập vận dụng………………………………………………...………..25
Phần 3: Kết luận và bài học kinh nghiệm…………………………………...27
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………..28

You might also like