Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 20

Chương 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG............................................

2
1.1. Mục tiêu môn học...............................................................................................................2
1.2. Đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ của môn học....................................................................2
1.3. Môi trường & sự tiến hoá của môi trường............................................................................3
1.3.1. Khái niệm môi trường.......................................................................................................3
1.3.2. Sự tiến hoá của môi trường...........................................................................................4
1.4 Các thành phần của môi trường.............................................................................................5
1.5 Vai trò của môi trường........................................................................................................11
1.5.1. Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật...........................11
1.5.2. MT là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho đời sống và hoạt động sản xuất của con
người......................................................................................................................................12
1.5.3. MT là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt
động sản xuất của mình.........................................................................................................13
1.5.4. MT là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật
trên Trái đất...........................................................................................................................13
1.5.5. MT là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.............................................13
1.6. Tác động qua lại giữa con người và môi trường................................................................13
1.6.1. Các hình thái kinh tế và môi trường............................................................................13
1.6.2. Tác động của các yếu tố sinh thái đến con người.......................................................15
1.6.3. Tác động của con người đến sinh quyển.....................................................................17
1.6.4. Gây ô nhiễm môi trường..............................................................................................17
1.6.5. Gây suy giảm đa dạng sinh học...................................................................................18
1.6.6. Gây suy giảm chất lượng sống của chính mình..........................................................18
1.7. Con người Việt Nam..........................................................................................................19
1.7.1. Khí hậu Việt Nam........................................................................................................19
1.7.2. Đặc điểm sinh lý và sự thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam.......20

1
Chương 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG

1.1. Mục tiêu môn học


Sự sống của con người luôn tồn tại trong thế giới tự nhiên bao gồm thế giới sinh
vật, đất, không khí và nước đã xuất hiện trước con người hàng tỷ năm và con người cùng
là thành phần trong thế giới này - làm thay đổi chúng tạo nên phần nhân tạo trong thế
giới tự nhiên. Thế giới nhân tạo là các hình thức xã hội, các vật thể nhân tạo do con
người tạo ra bằng lao động và tư duy của mình qua các thành tựu khoa học, công nghệ,
chính trị. Thế giới, bao gồm phần tự nhiên, bản chất của nó và phần do con người tạo nên
cần thiết cho sự phát triển của mình, chỉ trong sự hài hoà mới tạo nên sự phát triển bền
vững lâu dài.
Trước kia, khả năng thay đổi môi trường xung quanh của con người còn hạn chế.
Ngày nay, trước sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, con người có khả năng khai thác,
tiêu thụ tài nguyên, tạo chất thải và thay đổi thế giới bằng nhiều cách trong đó có đe doạ
tới điều kiện tồn tại của con người và các sinh vật. Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển
bền vững trong hiện tại và tương lai, chúng ta cần hiểu thế giới xung quanh đang hoạt
động như thế nào, và có thể làm gì để bảo vệ và cải thiện chúng.
Môi trường ngày nay là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học, gọi
chung là khoa học môi trường (Environmental sciences). Đó là tập hợp các môn học
nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của môi trường, lý giải những vấn đề môi
trường ở những góc độ khác nhau như: Sinh thái học, kỹ thuật học, kinh tế học,
pháp luật, địa lý... Dù tiếp cận cách nào thì khoa học về môi trường đều nhằm mục
đích nâng cao chất lượng cuộc sống con người, giải quyết các mối quan hệ giữa con
người và môi trường trong đó con người là vị trí trung tâm.
Thực hiện Quyết định số 1363/QĐ-TTg, ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt đề án: “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo
dục quốc dân”.
Mục tiêu của Dự án đến năm 2010 là: “Đưa các nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường vào chương trình giảng dạy (chính khóa và ngoại khóa) ở tất cả các cấp học, bậc
học trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm trang bị những kiến thức cơ bản phù hợp
với độ tuổi và tâm sinh lý của học sinh, sinh viên về môi trường và bảo vệ môi trường.
Giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức trách nhiệm đến môi trường, hình thành kỷ năng và hành
vi ứng xử tích cực và thân thiện đối với môi trường và công tác bảo vệ môi trường. Đào
tạo cán bộ quản lý môi trường, nghiên cứu khoa học và công nghệ về môi trường, đáp
ứng được nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa và phát triển bền vững của đất nước."
Môn học Kỹ thuật môi trường nhiệt lạnh cung cấp cho sinh viên ngành nhiệt lạnh
những khái niệm cơ bản về:
- Môi trường và mối quan hệ của con người với môi trường.
- Sự ô nhiễm môi trường.
- Các biện pháp bảo vệ môi trường trong chuyên nghành nhiệt lạnh.

1.2. Đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ của môn học


Học xong học phần, sinh viên sẽ được nâng cao nhận thức về môi trường và trách
nhiệm với việc bảo vệ môi trường trong mỗi hành vi, trong cuộc sống và công việc hằng
ngày. Sinh viên sẽ hiểu biết hơn về các biện pháp làm sạch không khí, về các giải pháp
2
hạn chế bảo vệ sức khỏe, bảo vệ khí quyển trước các tác động của môi chất lạnh, của
khói bụi và các chất độc hại khác sinh ra trong quá trình vận hành hệ thống nhiệt - lạnh.
Nhiệm vụ của môn học là:
Trang bị những kiến thức cơ bản cho sinh viên về môi trường và bảo vệ môi
trường nhằm:
- Giáo dục ý thức trách nhiệm đến môi trường;
- Hình thành kỹ năng và hành vi ứng xử tích cực và thân thiện đối với môi
trường;
- Tham gia vào công tác bảo vệ môi trường ở mỗi cương vị, mọi hoạt động đời
sống cũng như công việc của mình, đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa
hiện đại hóa và phát triển bền vững của đất nước.
Nhờ đó, sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể tham gia ở góc độ chuyên môn của mình
vào việc giải quyết các vấn đề môi trường của thời đại ngày nay – thời đại kinh tế thị
trường của một xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp. Đó là các vấn đề:
 Sản xuất công, nông, lâm, ngư nghiệp bền vững.
 Xây dựng các khu công nghiệp, đô thị, điểm dân cư bền vững.
 Phòng, chống và xử lý các ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí…)
 Quản lý tốt môi trường và phòng tránh các rủi ro về môi trường…
 Giải quyết các nhu cầu của con người (ăn, mặc, chữa bệnh, ở, đi lại, nghỉ ngơi…),
đô thị hóa, công nghiệp hóa một cách bền vững về chất cũng như về lượng.

1.3. Môi trường & sự tiến hoá của môi trường

1.3.1. Khái niệm môi trường


Môi trường có thể được định nghĩa như sau: “Môi trường là tập hợp
(aggregate) các vật thể (things), hoàn cảnh (conditions) và ảnh hưởng (influences)
bao bọc quanh một đối tượng nào đó”. Định nghĩa này cho thấy, khi nói về môi trường
ta phải đứng trên một đối tượng nhất định và đối tượng này chịu tác động của các thành
phần môi trường bao quanh nó, đối tượng này không nhất thiết là con người (loài người,
cá thể người hoặc cộng đồng loài người) mà có thể là bất cứ một vật thể, hoàn cảnh, hiện
tượng nào đó tồn tại trong không gian có chứa các yếu tố tác động tới sự tồn tại và phát
triển của nó. Với cách nhìn này, có thể làm chúng ta lầm tưởng mỗi đối tượng chỉ tiếp
nhận những tác động của các yếu tố khác ở xung quanh. Thực ra, bản thân đối tượng đó
cũng có những tác động ngược lại các yếu tố xung quanh và chính nó trở thành một yếu
tố của môi trường đối với một yếu tố khác được xem là đối tượng của môi trường. Vì vậy
môi trường có thể còn được định nghĩa: Môi trường là khoảng không gian nhất định có
chứa các yếu tố khác nhau, tác động qua lại với nhau để cùng tồn tại và phát triển.
Khi nói tới môi trường, người ta nghĩ ngay đến mối quan hệ của những yếu tố
xung quanh tác động tới đời sống của sinh vật mà trong đó chủ yếu là con người.
Quan điểm về môi trường nhìn từ góc độ sinh học là những quan điểm phổ biến,
sau đây là một số định nghĩa:
- Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế - xã hội bao
quanh và tác động tới đời sống và sự phát triển của một cá thể hoặc một cộng đồng người
(theo Liên hiệp quốc - UNEP chương trình môi trường của Liên hiệp quốc, 1980).

3
- Môi trường là tất cả các hoàn cảnh bên ngoài tác động lên một cơ thể sinh vật
hoặc một cơ thể nhất định đang sống, là mọi vật bên ngoài một cơ thể (theo G.Tyler
Miler -Environmental Science, USA, 1988).
- Môi trường là hoàn cảnh vật lý, hoá học, sinh học bao quanh các sinh vật
(Encyclopedia of Environmental Science, USA, 1992).
- Môi trường là tất cả các hoàn cảnh hoặc điều kiện bao quanh một hay một nhóm
sinh vật hoặc môi trường là tổng hợp các điều kiện xã hội hay văn hoá ảnh hưởng tới cá
thể hoặc cộng đồng. Vì con người vừa tồn tại trong thế giới tự nhiên và đồng thời tạo nên
thế giới văn hoá, xã hội và kỹ thuật, và tất cả đều là thành phần môi trường sống của con
người.
Qua các định nghĩa trên, môi trường được xem như là những yếu tố bao quanh và
tác động lên con người (cá thể hay cộng đồng) và sinh vật.
Định nghĩa theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: "Môi trường bao
gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, có quan hệ mật thiết với nhau,
bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
con người và thiên nhiên."

1.3.2. Sự tiến hoá của môi trường


Lịch sử trái đất được đánh dấu bởi hai mốc cơ bản là xuất hiện sự sống và xuất hiện
loài người.
a) Trước khi sự sống xuất hiện
- Khí quyển nguyên thuỷ: Là một khối cô đặc gồm hydro (H) và Helium (He). Khi
hành tinh nóng lên (cách đây khoảng 4,5 ÷ 5 tỷ năm), H và He biến mất.
- Khí quyển chuyển hoá: Xuất hiện các khí trên hành tinh gồm: Hơi nước (85%),
CO2 (10-15%), nitơ và dioxit lưu huỳnh (1-3%). Các thành phần này giống như các thành
phần khí do núi lửa phun.
- Hành tinh lạnh: Đại dương đông lại quan trọng cho sự tiến hoá của sự sống. Dưới
mặt đóng băng không bị đông, các tia cực tím không xuyên qua được nên sự sống có thể
tồn tại.
Trên khí quyển, O3 rất ít nên không ngăn chặn được sự xâm nhập các tia có hại vì
thể sự sống không thể tồn tại (bất cứ sinh vật nào muốn lên bờ đều bị chết bởi các tia cực
tím).
Địa cầu ban đầu tồn tại với các điều kiện hoạt động phi sinh vật. Môi trường bao
gồm địa chất, đất, nước, khí, bức xạ mặt trời. Trong quá trình tồn tại hàng tỷ năm, quả đất
và môi trường bao quanh đã sản sinh ra một sản phẩm đó là oxy với lượng không lớn
lắm, là kết quả của quá trình hoá học hoặc lý hoá đơn thuần. Sau đó ozone được tạo thành
dần dần. Lớp ozone dày lên có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập các tia tử ngoại bức xạ
mặt trời lên bề mặt trái đất, vì vậy sự sống xuất hiện và tồn tại.
b) Từ khi xuất hiện sự sống
Khi xuất hiện sự sống đầu tiên, môi trường toàn cầu chuyển sang một giai đoạn
mới. Môi trường gồm hai thành phần, tuy lúc đầu chưa phân biệt rõ lắm đó là phần vô
sinh và phần hữu sinh. Các sinh vật đầu tiên sống trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt,
chủ yếu là các vi khuẩn kỵ khí (3,5 tỷ năm). Lúc này chưa có quá trình hô hấp của các
sinh vật mà chủ yếu thông qua bằng con đường sinh hoá lên men để cung cấp năng lượng

4
cho các hoạt động sinh vật. Sinh vật phát triển thông qua chọn lọc tự nhiên, bước đầu là
các sinh vật sơ khởi có diệp lục đơn giản (tảo lam đã xuất hiện cách đây 2,5 tỷ năm) nên
có khả năng quang hợp, hấp thụ CO2, H2O và thải ra khí O2. Nhờ quá trình quang hợp đã
tạo ra sự biến đổi sâu sắc về môi trường sinh thái địa cầu, O 2 được tạo ra nhanh chóng
từ đó, kéo theo sự xuất hiện hàng loạt các vi sinh vật khác. Lượng O 2 tăng lên đáng kể đủ
để tạo ra ozone (O3), lượng O3 từ từ tăng lên tạo thành lớp ozone. Lớp ozone dày lên đủ
để bảo vệ sự sống trên trái đất sinh sôi nẩy nở. Cùng với quá trình này, nhiệt độ trái đất
ấm dần lên, sự phát triển nhanh của sinh vật về chủng loại và số lượng. Mặc dù trải qua
hàng chục quá trình thay đổi địa chất, mối quan hệ phụ thuộc giữa các yếu tố của môi
trường ngày càng chặt chẽ. Sự phát triển hệ gen của sinh vật cũng theo đó ngày càng đa
dạng và phong phú cả trên cạn lẫn dưới nước.
Trên trái đất dần dần hình thành các quyển: Khí quyển, thuỷ quyển, địa quyển (còn
gọi là thạch quyển) và sinh quyển. Sau đó xuất hiện loài người, quá trình tiến hoá loài đã
làm cho môi trường sinh thái địa cầu có sự phong phú vượt bậc về số lượng lẫn chủng
loại. Bên cạnh chọn lọc tự nhiên đã xuất hiện hệ sinh vật phát triển theo chọn lọc nhân
tạo. Loài người (được xem như là một loài sinh vật siêu đẳng) không những chỉ phụ
thuộc vào môi trường tự nhiên mà còn có thể cải tạo môi trường, bắt môi trường phục vụ
cho cuộc sống của mình. Từ đây môi trường không chỉ vô sinh và hữu sinh mà còn có
con người và các hoạt động sống của con người. Từ đó xuất hiện các dạng môi trường
dân số xã hội, môi trường nhân văn, môi trường đô thị, môi trường nông thôn, môi
trường ven biển... Các loại môi trường này đều lấy con người làm trung tâm, các thành
phần vật chất và môi trường khác liên quan chặt chẽ với sự sinh tồn và phát triển của
loài người.

1.4 Các thành phần của môi trường


Môi trường nói chung bao gồm tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất,
phi vật chất bao quanh có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mọi sinh vật.
Môi trường sống của con người bao gồm các thành phần môi trường tự nhiên, môi
trường xã hội, môi trường nhân tạo.
- Môi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên với tính chất vật lý, thành phần
hoá học, sinh học tồn tại khách quan, ngoài ý muốn con người hoặc ít chịu tác động chi
phối của con người.
- Môi trường nhân tạo: Gồm các yếu tố nhân tạo có tính chất vật lý, thành phần
hoá học, sinh học, tính xã hội… Do con người tạo dựng và chịu sự chi phối của con
người.
- Môi trường xã hội: gồm mối quan hệ giữa con người với con người (con người ở
đây với tư cách là cá thể, cá nhân hay cộng đồng, nghĩa là quan hệ giữa con người với
con người, con người với cộng đồng, cộng đồng với cộng đồng).
Ba thành phần môi trường này cùng tồn tại, xen lẫn vào nhau và tương tác chặt
chẽ với nhau. Các thành phần môi trường luôn chuyển hoá và diễn ra theo chu kỳ, thông
thường là ở dạng cân bằng động. Sự cân bằng này đảm bảo cho sự sống trên trái đất phát
triển ổn định. Các chu trình tuần hoàn phổ biến thường gặp là: chu trình tuần hoàn các
bon, nitơ, lưu huỳnh, phospho ... gọi chung là chu trình sinh địa hoá học.
Sinh vật và môi trường xung quanh luôn có quan hệ tương hỗ lẫn nhau về vật chất
và năng lượng thông qua các thành phần về môi trường như khí quyển, thuỷ quyển, địa

5
quyển và sinh quyển, cùng các hoạt động của hệ mặt trời. Sự sống là phương thức tồn tại
với những thuộc tính đặc biệt của vật chất trong điều kiện nhất định của môi trường.
Trong quá trình xuất hiện, phát triển, tiến hoá, sự sống luôn gắn chặt với môi trường mà
nó tồn tại. Không hề có sự sống trong môi trường mà nó tồn tại mà lại không thích ứng.
Con người vừa là một thực thể sinh học, vừa là một thực thể văn hoá – Môi trường sống
của con người, là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế, chính trị, xã
hội, văn hoá bao quanh và có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của từng cá nhân và
của các cộng đồng người.

a) Khí quyển (Atmosphere)


+ Cấu trúc của khí quyển
Khí quyển hay môi trường không khí là hỗn hợp các khí bao quanh bề mặt trái đất.
Khí quyển đóng vai trò quyết định trong việc duy trì cân bằng nhiệt của trái đất, thông
qua quá trình hấp thụ bức xạ hồng ngoại từ mặt trời và tái phản xạ khỏi trái đất. Khí
quyển được chia thành nhiều tầng khác nhau theo sự thay đổi của chiều cao và chênh lệch
nhiệt độ, bao gồm:
- Tầng đối lưu (Troposphere): cao đến 10km tính từ mặt đất. Nhiệt độ và áp suất
của tầng này giảm dần theo chiều cao. Trên mặt đất có nhiệt độ trung bình là 15 0C, lên
đến độ cao 10km chỉ còn -50 đến -800C.
- Tầng bình lưu (Stratosphere): ở độ cao từ 10-50km. Đặc điểm của tầng bình lưu
là nhiệt độ và áp suất của tầng này tăng theo chiều cao. Các nhà khoa học giải thích rằng
sự gia tăng nhiệt độ là do càng lên cao càng gần với lớp ozone. Lớp ozon là lớp khí trong
đó có hàm lượng khí ozone rất cao, có khả năng hấp thụ tia cực tím của mặt trời. Lớp
ozone xuất hiện ở độ cao từ 18-30km. Nồng độ ozone cao nhất ở độ cao 20-25km.
- Tầng trung lưu (Mesosphere): ở độ cao từ 50-90km. Đặc điểm của tầng trung
lưu là nhiệt độ giảm dần từ đỉnh của tầng bình lưu (50km) đến hết tầng trung lưu (90km).
Nhiệt độ giảm nhanh hơn ở tầng trung lưu có thể đạt nhiệt độ -1000C.
- Tầng nhiệt quyển (Thermosphere), và tầng ngoài (Exosphere): Đặc điểm của
tầng khí quyển là nhiệt độ tăng lên rất nhanh và rất cao. Mật độ phân tử khí ở đây rất
loãng.
+ Thành phần khí ở tầng đối lưu:
Khí quyển gồm các thành phần sau: Các khí không thay đổi như O 2 (20,95%), N2
(78,08%), Ar (0,93%), và một số khí khác như Ne (18,18ppmV), He (5,24 ppmV), Kr
(1,14 ppmV), Xe (0,087 ppmV); Các khí thay đổi như hơi nước (1- 4%, thay đổi tuỳ theo
nhiệt độ) và CO2 (0,03%, thay đổi tuỳ theo mùa); các dạng vết như O 3, NOx, SO2, CO các
khí này thường thay đổi có hàm lượng rất thấp và thường là các chất ô nhiễm trong
không khí.

Bảng 1.1: Hàm lượng chất khí trung bình của khí quyển

% trọng Khối lượng


Chất khí % thể tích
lượng ( n. 1010 tấn)
N2 78,08 75,51 386.480
O2 20,91 23,15 118.410
Ar 0,93 1,28 6.550
6
CO2 0,035 0,005 233
Ne 0,0018 0,00012 6,36
He 0,0005 0,000007 0,37
CH4 0,00017 0,000009 0,43
Kr 0,00014 0,000029 1,46
N2O 0,00005 0,000008 0,4
H2 0,00005 0,0000035 0,02
O3 0,00006 0,000008 0,35
Xe 0,000009 0,00000036 0,18

+ Chế độ nhiệt, bức xạ và hoàn lưu khí quyển


Trái đất tiếp nhận năng lượng từ vũ trụ, chủ yếu là năng lượng mặt trời. Theo tính
toán, dòng năng lượng đến từ mặt trời ở tầng cao khí quyển là 2 Cal/cm 2/phút, nhưng 30-
40% bị khí quyển phản xạ vào vũ trụ, 60% - 70% bị khí quyển hấp thụ. Hàng năm trái đất
nhận được 1,4.1013 Kcal năng lượng từ Mặt trời, khoảng 1-2% số lượng đó ứng với bước
sóng 6.700- 7.350.... được cây xanh sử dụng để tạo ra sinh khối. Trái đất hoàn trả lại vũ
trụ một phần năng lượng từ mặt trời dưới dạng bức xạ nhiệt sóng dài. Phần còn lại được
tích lũy dưới dạng nhiên liệu hóa thạch hoặc sinh khối. Quá trình tiếp nhận và phân phối
dòng năng lượng từ Mặt trời đến Trái đất thông qua khí quyển, sinh quyển, thạch quyển
và thủy quyển đạt trạng thái cân bằng trong suốt thời gian gần 2 tỷ năm trở lại đây. Do đó
nhiệt độ trên bề mặt Trái đất hầu như không có thay đổi đáng kể theo thời gian. Dòng
nhiệt từ Mặt Trời phân bố không đồng đều trên bề mặt Trái đất. Do chuyển động tự quay
quanh Mặt Trời, trên Trái đất có hiện tượng ngày đêm và biến đổi mùa. Do ánh sáng Mặt
trời chiếu xuống bề mặt Trái đất theo những góc độ khác nhau, nên lượng nhiệt ở các khu
vực trên Trái đất hấp thụ cũng khác nhau. Tất cả các hiện tượng trên làm cho nhiệt độ bề
mặt Trái đất thay đổi theo chu kỳ ngày đêm, theo mùa và giữa các vùng có vĩ độ khác
nhau.
Bề mặt Trái đất tiếp nhận nhiều năng lượng Mặt trời, bị nung nóng lên kéo theo sự
nóng lên của toàn bộ khối khí nằm trên. Dòng khí nóng trở nên nhẹ hơn không khí xung
quanh, hướng lên các tầng cao của khí quyển. Không khí ở các vùng lạnh hơn có xu
hướng chuyển tới khu vực nóng để thay thế cho không khí nóng bay đi, xuất hiện chuyển
dịch của các khối không khí dưới dạng gió. Quá trình trên diễn ra liên tục, theo xu hướng
san bằng sự chênh lệch nhiệt độ và áp suất không khí ở các đới khí hậu, các khu vực cục
bộ trên Trái đất. Không khí nóng, khi bay lên trên hoặc chuyển động ngang, mang theo
nhiều hơi nước tạo ra mưa. Do vậy, quá trình hoàn lưu của khí quyển luôn đi kèm với chu
trình tuần hoàn nước trong tự nhiên.
Sự chênh lệch về tính chất của các khối không khí theo chiều ngang tạo nên gió,
bão và các hiện tượng thời tiết khác. Năng lượng và hơi nước đi kèm với các hiện tượng
thời tiết trên góp phần đáng kể điều hòa nhiệt độ và khí hậu của các vùng khác nhau trên
Trái đất. Bão, giông, vòi rồng là những hiện tượng đặc biệt của quá trình hoàn lưu khí
quyển. Hoàn lưu khí quyển và chu trình hoàn lưu nước trong tự nhiên là các nguyên nhân
cơ bản tạo nên đặc điểm khí hậu, thời tiết, chúng tác động mạnh mẽ tới chất lượng MT
không khí và điều kiện sống của sinh vật, con người.
+ Vai trò của khí quyển

7
Khí quyển cung cấp oxy (cần thiết cho sự sống trên trái đất), CO 2 (cần thiết cho
quá trình quang hợp của thực vật), cung cấp nitơ cho vi khuẩn cố định nitơ và các nhà
máy sản xuất amoniac để tạo chất nitơ cần thiết cho sự sống. Khí quyển còn là phương
tiện vận chuyển nước từ các đại dương tới đất liền trong chu trình tuần hoàn nước. Khí
quyển có nhiệm vụ duy trì và bảo vệ sự sống trên trái đất, nhờ khí quyển hấp thụ hầu hết
các tia vũ trụ và phần lớn bức xạ điện từ của mặt trời không tới được mặt đất. Khí quyển
chỉ truyền các bức xạ cận cực tím, cận hồng ngoại (3000-2500nm) và các sóng radio (0,1-
0,4 micron), đồng thời ngăn cản bức xạ cực tím có tính chất huỷ hoại mô (các bức xạ
dưới 300nm).
b) Thuỷ quyển (Hydrosphere)
Thuỷ quyển bao gồm mọi nguồn nước, ở đại dương, biển, các sông hồ, băng tuyết,
nước dưới đất, hơi nước, khối lượng thuỷ quyển ước chừng 1,38 18 tấn (0,03% khối lượng
trái đất) trong đó: 97% là nước mặn, có hàm lượng muối cao, không thích hợp cho sự
sống của con người; 2% dưới dạng băng ở hai đầu cực trái đất; 1% được con người sử
dụng (30% dùng cho tưới tiêu, 50% dùng để sản xuất năng lượng, 12% dùng cho sản xuất
công nghiệp và 7% dùng cho sinh hoạt của con người). Khoảng 71% với 361 triệu km 2 bề
mặt Trái đất được bao phủ bởi mặt nước.
Nước là yếu tố không thể thiếu được của sự sống và được con người sử dụng vào
nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay nước mặt và nước ngầm đang bị nhiễm
bẩn bởi các loại thuốc trừ sâu, phân bón có trong nước thải vùng sản xuất nông nghiệp,
các loại nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Các bệnh tật được mang theo nước sinh hoạt
đã từng gây tử vong hàng triệu người. Hiện nay người ta chia thủy quyển làm 4 đại
dương, 4 vùng biển và 1 vùng vịnh lớn.
Bảng1.2: Diện tích các Đại dương và các Biển chính
Đại dương, biển Diện tích (triệu km2) Phần trăm
Thái Bình Dương 165.242 46,91
Đại Tây Dương 82.362 23,38
Ấn Độ Dương 72.556 20,87
Bắc Băng Dương 12.986 3,97
Biển Malaixia 8.143 0,80
Biển Caribbe 2.756 0,71
Biển Địa Trung Hải 2,505 0,64
Biển Bering 2,269 0,58
Vịnh Mexico 1,544 0,39
Tổng 252,36 100

Bảng 1.3: Thể tích các khí trong không khí và trong đại dương
Khí Trong không khí Trong đại dương
(%) (%)
Nitơ (N2) 78,08 48
Oxy (O2) 20,95 36
Dioxid Cacbon (CO2) 0,035 15
8
Bảng 1.4: Các dạng tồn tại của nước
Dạng nước Thể tích (km3x106) Tỷ lệ (%)
Đại dương 507,2 97,22
Băng 11,2 2,15
Nước ngầm 3,2 0,61
Hồ ao nước ngọt 0,048 0,009
Biển nội địa 0,04 0,008
Độ ẩm của đất 0,025 0,005
Hơi nước trong không khí 0,005 0,001
Sông, lạch 0,0005 0,0001

Bảng 1.5: Thời gian tồn tại của các dạng nước trong tuần hoàn nước
Địa điểm Thêi gian lu tr÷ níc
Khí quyển 9 ngày
Các dòng sông 2 tuần
Đất ẩm 2 tuần đến 1 năm
Các hồ lớn 10 năm
Nước ngầm nông 10-100 năm
Tầng pha trộn của các đại dương 120 năm
Nước ngầm sâu đến 10.000 năm
Chóp băng nam cực 10.000 năm

c) Thạch quyển (Lithosphere)


Thạch quyển, còn gọi là môi trường đất, bao gồm lớp vỏ trái đất có độ dày khoảng
60-70km trên mặt đất và 2-8km dưới đáy biển. Đất là hỗn hợp phức tạp các hợp chất vô
cơ, hữu cơ, không khí, nước và là bộ phận quan trọng nhất của thạch quyển. Thành phần
vật lý, tính chất hoá học của thạch quyển nhìn chung tương đối ổn định và có ảnh hưởng
lớn đến sự sống trên địa cầu. Đất trồng trọt, rừng, khoáng sản là những tài nguyên đang
được con người khai thác triệt để, dẫn đến những nguy cơ cạn kiệt.
Trái đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời, vào thời điểm sau khi hình thành (cách
đây khoảng 4,5 tỷ năm), Trái đất là một quả cầu lạnh, không có khí quyển, tự quay xung
quanh Mặt trời. Sự phân hủy của các chất phóng xạ làm cho quả cầu Trái đất nóng lên
dần, dẫn đến sự phân dị của vật chất bên trong và thoát khí, hơi nước, tạo nên khí quyển
nguyên sinh gồm CH4, NH3 và hơi nước. Các chất rắn trong lòng Trái đất phân dị, phần
nặng nhất gồm Fe, Ni tập trung tạo thành nhân Trái đất. Các phần nhẹ hơn gồm các hợp
chất MgO, FeO, SiO2... tạo nên Manti. Phần nhẹ nhất gồm các kim loại Al, Si tập trung ở
lớp ngoài. Dần dần, lớp ngoài Trái đất nguội dần trở nên đông cứng và tạo nên Vỏ Trái
đất. Thành phần và cấu trúc của khí quyển, thủy quyển thay đổi theo thời gian cho đến
hiện nay.
Bảng 1.6: Các đặc trưng chủ yếu của Thái Dương hệ

Thiên thể Bán Thể tích Khối Tỷ trọng Nhiệt độ Chất khí

9
kính (Trái lượng
riêng cực đại bề trong khí
(km) đất=1) (Trái đất
(g/cm3) mặt (oC) quyển
=1)
Mặt trời 695.000 1.300.000 332.000 1,41 5.500 nhiều
Sao Thủy 6.371 0,05 0,05 5,33 350 không có
Sao Kim 2.400 0,87 0,81 5,15 460 CO2
Trái đất 6.100 1,0 1,0 5,52 60 Nhiều
Sao Hỏa 2.400 0,15 0,11 3,97 - 55 CO2,H2O
Sao Mộc 69.000 1.320 318 1,35 -138 CH4,NH3
Sao Thổ 57.500 736 95,3 0,71 -153 CH4,NH3
Thiên Vương 22.700 51 14,5 1,56 -184 CH4
Hải Vương 21.500 39 17,2 2,47 -200 CH4
Diêm Vương 2.900 0,1 0,03 2 - 220 -

Vỏ Trái đất là một lớp vỏ cứng rất mỏng, có cấu tạo hình thái rất phức tạp, có
thành phần không đồng nhất, có độ dày thay đổi theo vị trí địa lý. Vỏ Trái đất được chia
làm 2 kiểu: vỏ lục địa và vỏ đại dương.
*Vỏ đại dương có thành phần chủ yếu là các đá giàu CaO, FeO, MgO, SiO 2 trải dài trên
tất cả các đáy của các đại dương với chiều dày trung bình 8 km.
*Vỏ lục địa gồm 2 lớp vật liệu chính là đá bazan dày 10-20km ở dưới và các loại đá khác
như granit, sienit giàu SiO2, Al2O3 và đá trầm tích ở bên trên. Vỏ lục địa thường rất dày,
trung bình 35km, có nơi 70-80km như ở vùng núi cao Hymalaya. Ở vùng thềm lục địa,
nơi tiếp xúc giữa đại dương và lục địa, lớp vỏ lục địa giảm còn 15-20km.
+ Thành phần hóa học của Trái đất: bao gồm các nguyên tố hóa học có số thứ tự từ 1-
92 trong bảng hệ thống tuần hoàn Menđeleep.
Bảng 1.7 Các nguyên tố hóa học phổ biến trong vỏ Trái đất
% trọng lượng % thể tích so với
TT Nguyên tố
toàn vỏ toàn vỏ
1 O 46,6 93,77
2 Si 27,72 0,86
3 Al 8,13 0,47
4 Fe 5,0 0,43
5 Mg 2,09 0,29
6 Ca 3,63 1,03
7 Na 2,83 1,32
8 K 2,59 1,83

8 nguyên tố hóa học phổ biến trên chiếm 99% trọng lượng thạch quyển. Đất là lớp ngoài
cùng của thạch quyển, bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp của nước, không khí,
sinh vật. Các thành phần chính của đất là chất khoáng, nước, không khí, mùn và các loại
sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng, chân đốt,...
Đất có cấu trúc phân lớp rất đặc trưng, xem xét một phẩu diện đất có thể thấy sự
phân tầng cấu trúc từ trên xuống dưới như sau:
10
- Tầng thảm mục và rễ cỏ được phân hủy ở mức độ khác nhau;
- Tầng mùn thường có màu thẫm hơn, tập trung các chất hữu cơ và dinh dưỡng
của đất;
- Tầng rửa trôi do một phần vật chất bị rửa trôi xuống tầng dưới;
- Tầng tích tụ chứa các chất hòa tan và hạt sét bị rửa trôi từ tầng trên;
- Tầng đá mẹ bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn giữ được cấu tạo của đá;
- Tầng đá gốc chưa bị phong hóa hoặc biến đổi;
Các nguyên tố hóa học trong đất tồn tại dưới dạng hợp chất vô cơ, hữu cơ, có
nguồn gốc chủ yếu từ đá mẹ. Hàm lượng các nguyên tố hóa học của đất không cố định,
biến đổi phụ thuộc vào quá trình hình thành đất. Theo hàm lượng và nhu cầu dinh dưỡng
đối với cây trồng, các nguyên tố hóa học của đất được chia thành 3 nhóm:
- Nguyên tố đa lượng: O, Si, Al, Fe, Ca, Mg, K, P, S, N, C, H.
- Nguyên tố vi lượng: Mn, Zn, Cu, B, Mo, Co,…
- Nguyên tố hiếm và phóng xạ: Br, In, Ra, I, Hf, U, Th…
Địa hình mặt đất và cảnh quan là kết quả tác động tương hỗ đồng thời, ngược với
nhau và liên tục của hai nhóm quá trình nội sinh và ngoại sinh. Địa hình phát triển qua
nhiều giai đoạn khác nhau trên các cấu trúc địa chất rất khác nhau, nên rất đa dạng.
d) Sinh quyển (Biosphere).
Sinh quyển là nơi có sự sống tồn tại, bao gồm các phần của thạch quyển có độ dày
từ 2-3 km (kể từ mặt đất), toàn bộ thuỷ quyển và khí quyển (độ cao đến 10km - đến tầng
ozone). Các thành phần trong sinh quyển luôn tác động tương hỗ lẫn nhau (ví dụ: khí O 2
và CO2 phụ thuộc vào mức độ sinh tồn của thực vật và mức độ hoà tan của chúng trong
môi trường nước). Sinh quyển có các cộng đồng sinh vật khác nhau từ đơn giản đến phức
tạp, từ dưới nước đến trên cạn, từ xích đạo đến các vùng cực (trừ những miền khắc
nghiệt). Sinh quyển không có giới hạn rõ rệt vì chúng nằm cả trong các quyển và không
hoàn toàn liên tục vì chỉ tồn tại và phát triển trong những điều kiện môi trường nhất định.
Trong sinh quyển ngoài vật chất, năng lượng còn có thông tin với tác dụng duy trì cấu
trúc và cơ chế tồn tại, phát triển của các vật thể sống. Dạng thông tin phức tạp và cao
nhất là trí tuệ con người, có tác dụng ngày càng mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển trên
trái đất.

1.5 Vai trò của môi trường.


Môi trường có các chức năng cơ bản sau (Lê Văn Khoa, Khoa học môi trường, trang
10):
 Không gian sinh sống của con người và sinh vật;
 Nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên;
 Nơi lưu trữ và cung cấp các nguồn thông tin;
 Nơi chứa đựng các phế thải con người tạo ra trong cuộc sống.

1.5.1. Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật
Mỗi một người đều cần một không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động
sống như: nhà ở, nơi nghỉ ngơi, đất để sản xuất nông nghiệp... Mỗi người mỗi ngày cần
trung bình 4m3 không khí sạch để hít thở; 2,5 lít nước để uống một lượng lương thực,

11
thực phẩm tương ứng 2000 - 2500 Calo. Tuy nhiên, không gian này ngày càng bị thu hẹp
(xem bảng 1.1)
Bảng 1.8: Suy giảm diện tích đất bình quân đầu người trên thế giới (ha/người)
0
Năm -106 -105 -104 1650 1840 1930 1994 2010
(CN)
Dân số (tr.ng) 0,125 1,0 5,0 200 545 1.000 2.000 5.000 7.000
Diện tích 120.000 15.000 2.000 75 27,5 15 7,5 3,0 1,88
(ha/ng)

Bảng 1.9: Diện tích đất canh tác trên đầu người ở Việt Nam
Năm 1940 1960 1970 1992 2000
Bình quân đầu người (ha/ng) 0,2 0,16 0,13 0,11 0,10

Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi theo trình độ khoa học và
công nghệ. Trình độ phát triển càng cao thì nhu cầu về không gian sản xuất sẽ càng giảm.
Tuy nhiên, con người luôn cần một khoảng không gian riêng cho nhà ở, sản xuất lương
thực và tái tạo chất lượng MT. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết nhất
cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian
khác như: khai hoang, phá rừng...
Có thể phân loại chức năng không gian sống của con người thành các dạng cụ thể sau
đây:
Chức năng xây dựng: cung cấp mặt bằng và nền móng cho các đô thị, khu công
nghiệp, kiến trúc hạ tầng và nông thôn.
Chức năng vận tải: cung cấp mặt bằng, khoảng không gian và nền móng cho giao
thông đường thủy, đường bộ và đường không.
Chức năng cung cấp mặt bằng cho sự phân hủy chất thải, chức năng mặt bằng giải
trí của con người, chức năng cung cấp mặt bằng và không gian xây dựng các hồ chứa,
chức năng cung cấp mặt bằng, không gian cho việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp,
chức năng cung cấp mặt bằng và các yếu tố cần thiết khác cho hoạt động canh tác nông
nghiệp, nuôi trồng thủy sản...

1.5.2. MT là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho đời sống và hoạt động sản
xuất của con người
Trong lịch sử phát triển, loài người đa trải qua nhiều giai đoạn. Bắt đầu từ khi con
người biết canh tác cách đây khoảng 14 -15 nghìn năm, vào thời kỳ đồ đá giữa cho đến
khi phát minh ra máy hơi nước vào thế kỷ thứ XVIII. Mọi sản phẩm công nghiệp, nông
nghiệp, lâm nghiệp... của con người đều bắt nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên Trái
đất và không gian bao quanh Trái đất. Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên
không ngừng tăng lên cả về số lượng, chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát
triển của xã hội. Chức năng này của MT còn gọi là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên
gồm:
- Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính ĐDSH và độ phì nhiêu
của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái.

12
- Các thủy vực: có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải trí và các
nguồn thủy hải sản.
- Động thực vật: cung cấp lương thực và thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm.
- Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió, nước: để chúng ta hít thở, cây cối ra
hoa và kết trái.
- Các loại quặng, dầu mỏ: cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt động sản
xuất, nông nghiệp…

1.5.3. MT là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc
sống và hoạt động sản xuất của mình
Có thể phân loại chi tiết chức năng này thành các loại sau:
- Chức năng biến đổi lý – hóa học
- Chức năng biến đổi sinh hóa
- Chức năng biến đổi sinh học

1.5.4. MT là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và
sinh vật trên Trái đất
Trái đất là nơi sinh sống của con người và các sinh vật nhờ các điều kiện môi
trường đặc biệt như: nhiệt độ không khí không quá cao, nồng độ ôxy và các khí khác
tương đối ổn định…Sự phát sinh và phát triển sự sống xảy ra trên Trái đất nhờ hoạt động
của hệ thống các thành phần của MT Trái đất như khí quyển, thủy quyển, sinh quyển và
thạch quyển.
- Khí quyển giữ cho nhiệt độ Trái đất tránh được các bức xạ quá cao, chênh lệch nhiệt
độ lớn, ổn định nhiệt độ trong khả năng chịu đựng của con người…
- Thủy quyển thực hiện chu trình tuần hoàn nước, giữ cân bằng nhiệt độ, các chất khí,
giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên đến con người và các sinh vật.
- Thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng, vật chất cho các quyển khác của Trái
đất, giảm tác động tiệu cực của thiên tai tới con người và sinh vật.

1.5.5. MT là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
- Cung cấp sự ghi chép lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh
vật, điều kiện thời tiết khí hậu, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người.
- Cung cấp các chỉ thị về không gian và thời gian, từ các thông tin, tín hiệu lưu giữ
của quá khứ, nhờ đó có thể dự báo các hiểm họa có thể xảy ra.
- Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen.

1.6. Tác động qua lại giữa con người và môi trường

1.6.1. Các hình thái kinh tế và môi trường


Để hiểu rõ lịch sử tác động của con người vào môi trường chúng ta sẽ nghiên cứu
quá trình tiến hoá của các hình thái kinh tế mà xã hội loài người đã đi qua. Tác động của
Con người đến môi trường ở mỗi giai đoạn phát triển có thể phân thành:

13
- Giai đoạn kinh tế sơ khai - khai thác tài nguyên trực tiếp: săn bắt, gặt hái, đánh
cá nhằm cung cấp nguồn thức ăn cho người và súc vật, con người không tác động trực
tiếp vào nguồn tài nguyên.
- Giai đoạn kinh tế công nông nghiệp - khai thác tài nguyên qua sản xuất: nhằm
đáp ứng các nhu cầu của con người trong giai đoạn công nghiệp, nông nghiệp phát triển.
Con người khai thác nguồn tài nguyên ở quy mô lớn, sử dụng chúng trong các quá trình
công nghệ, tác động trực tiếp vào nguồn tài nguyên. Mặc dù vậy, ở giai đoạn này, con
người chưa thật sự ý thức được những tác động của mình đến môi trường. Con người
khai thác môi trường để phục vụ cuộc sống, cùng với đà tăng dân số, môi trường bị khai
thác triệt để, tuỳ tiện trở nên cạn kiệt đến mức báo động làm thế cân bằng sinh thái bị vi
phạm nghiêm trọng trên diện rộng, trên toàn thế giới.
- Giai đoạn nền kinh tế tri thức - sản xuất sinh thái văn minh: ở giai đoạn này, khi
con người đã ý thức được những tác động của mình đến môi trường. Các chính sách về
bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên được thực hiện nghiêm ngặt -
nền kinh tế tri thức, sinh thái được hình thành, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của xã
hội loài người.
Cùng với sự phát triển tiến hoá của bản thân con người, sự chuyển biến từ hệ sinh
thái tự nhiên sang hệ sinh thái người, con người đã trải qua những nấc thang tiến hoá từ
thấp đến cao của các hình thái kinh tế: hái lượm, săn bắt - đánh cá, chăn thả, nông
nghiệp, công nghiệp - đô thị hoá và hậu công nghiệp.
Hái lượm
Hái lượm là hình thái kinh tế nguyên thuỷ nhất, thu lượm thức ăn có sẵn với
công cụ chủ yếu là rìu đá. Hình thái kinh tế nguyên thuỷ này kéo dài suốt thời đại đồ đá
cũ (từ đây 3 triệu năm đến 40.000 năm). Năng suất thấp, dân cư thưa thớt, phụ thuộc chủ
yếu vào môi trường tự nhiên, chưa ảnh hưởng đấn môi trường tự nhiên.
Săn, bắt cá
Săn bắt cá đã manh nha từ thời hái lượm, với các loài thú nhỏ. Từ giữa thời kỳ đồ
đá cũ (100.000 năm), săn bắt phát triển với thú lớn hơn, huy động lực lượng đông đảo
hơn, người khoẻ mạnh để săn đuổi, vây bắt, đánh bẫy. Nhờ săn bắt phụ thêm vào hái
lượm, cuộc sống con người có phần no đủ hơn. Xuất hiện sự phân công lao động. Có
thêm nguyên liệu mới là da và xưng, là lều ở chăn đắp và áo quần.
Hiệu qủa khai thác tự nhiên đã khá hơn nhưng sự can thiệp của con người vào môi
trường chưa có gì lớn. Cân bằng sinh thái vẫn còn. Mức độ khai thác vẫn còn đủ cho môi
trường phục hồi.
Chăn thả
Chăn thả, thuần dưỡng và chăn nuôi gia súc (cùng với trồng trọt về sau) là hành
tựu kinh tế lớn nhất trong thời kỳ đồ đá mới, vốn đã được manh nha từ thời kỳ đồ đá
giữa. Thú được thuần dưỡng chủ yếu là chó, dê, cừu, bò, lợn. Bước qua thời kỳ kim khí
(4-5 ngàn năm trước công nguyên) có thêm lừa, ngựa với những đà gia súc đông đến
hàng vạn con trên những thảo nguyên mênh mông. Hình thành lối sống du mục của của
các bộ lạc chăn nuôi. Có thêm nguồn thực phẩm dồi dào như thịt, sữa cùng với nguyên
liệu da, lông.
Tiến dần đến việc sử dụng gia súc vào cày kéo, vận tải. Hình thành sự chọn giống
mới cho năng suất cao (dù chưa hoàn toàn ý thức, chỉ mới là kinh nghiệm thu lượm ngẫu
nhiên). Ở giai đoạn này bắt đầu xuất hiện sự xâm phạm vào cân bằng sinh thái. Hà mã,

14
voi rừng, tê giác đã bị tiêu diệt khá nhiều. Có hiện tượng phá rừng để trồng tỉa và vì vậy
ảnh hưởng xấu đến điều kiện sống của thú rừng.
Nông nghiệp
Nông nghiệp được phát triển rộng vào thời kỳ đồ đá mới. Ngũ cốc chủ yếu là lúa
mì, mạnh ngô, lúa sau đó là các loại rau đậu, cây lấy củ, cây ăn quả, cây lấy dầu. Lúa
nước xuất hiện ở vùng ven sông lớn, cùng với sự giữ nước, đưa nước vào đồng ruộng,
đắp đê bảo vệ mùa màng. Bò, trâu, ngựa dùng chủ yếu cho việc cày cấy trong nông
nghiệp.
Dấu ấn chủ yếu là tính phong phú và cân bằng sinh thái tuy bị xâm phạm nhưng
chưa phá vỡ nghiêm trọng. Cuộc sống thời kỳ đồ đá mới tương đối ổn định.
Công nghiệp hoá
Công nghiệp hoá- bắt đầu làm biến đổi sâu sắc giới tự nhiên trong thời gian vô
cùng ngắn so với toàn bộ lịch sử tự nhiên. Khởi đầu với động cơ hơi nước, hình thành hệ
thống kỹ thuật mới. Chuyển công trường thủ công sang nền sản xuất lớn tư bản chủ
nghĩa. Máy móc tạo năng suất cao, tác động mạnh đến môi trường sống. Nông nghiệp với
máy móc phát quang, phá rừng. Khai thác mỏ phá huỷ sinh thái rừng và tài nguyên động
thực vật, ảnh hưởng xấu đến sinh quyển.
Năng lượng tiêu hao nhiều, tăng sử dụng than, dầu mỏ, khí đốt làm phát sinh ô
nhiễm môi trường. Chủ nghĩa thực dân, chiến tranh tiêu diệt hàng loạt động vật rừng, phá
huỷ nghiêm trọng tài nguyên rừng, nhiều bộ lạc, tộc người bị tiêu diệt. Nguồn năng lượng
truyền thống cạn kiệt nhanh.
Đô thị hoá
Đô thị hoá xuất hiện từ sự phát triển thủ công nghiệp, tách rời khỏi nông nghiệp,
để tạo tiền đề cho đô thị hoá. Một bộ phận dân cư tách rời khỏi công việc đồng áng để tập
trung thành các thị trấn, thị trấn đầu tiên xuất hiện đầu tiên từ 3-4 ngàn năm trước Công
nguyên nhưng đô thị quy mô thế giới chỉ bắt đầu từ thế kỷ thứ 19. Giải quyết vấn đề đô
thị hoá thì phải xem xét trong mối quan hệ với nhiều nhân tố ảnh hưởng toàn cục: dân số,
đất đai, lương thực và các tài nguyên khác. Đó là một yêu cầu trong chiến lược sinh thái
môi trường.
Sau công nghiệp
Sau công nghiệp là giai đoạn mới được dự báo trong sự phát triển với tốc độ cao
về kỹ thuật công nghệ cũng như văn hoá xã hội với nhu cầu hưởng thụ rất cao, đòi hỏi
nếp suy nghĩ mới về cách ứng xử trong hệ sinh thái dưới khẩu hiệu phát triển bền vững,
với chiến lược toàn cầu về về quy hoạch toàn bộ tài nguyên trên trái đất này. Trong 15
năm qua do tác động của cách mạng khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin,
công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, nền kinh tế thế giới đang
biến đổi sâu sắc, mạnh mẽ về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động. Đó là bước
ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại đưa nền kinh tế toàn cầu từ kinh tế nông nghiệp sang
kinh tế tri thức, đưa nền văn minh loài người từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí
tuệ.

1.6.2. Tác động của các yếu tố sinh thái đến con người
+ Ảnh hưởng đến phương thức sống và thức ăn

15
Quá trình khai thác môi trường từ cỏ cây, thú vật và quá trình thích nghi với điều
kiện sống là xuất hiện điểm sâu xa dẫn đến chế tác công cụ và sáng tạo công nghệ chính
là biểu tượng văn hoá, thể hiện trên những cấu tạo và chức năng mới của cơ thể, như:
- Hoàn thiện khả năng nắm hướng chế tác và cải tiến công cụ.
- Tăng cường ý nghĩa của kích thích thị giác trên cơ sở phát triển thị giác.
- Thoái hoá hàm răng, chuyển chức năng cầm nắm từ răng sang bàn tay, chuyển
hoá chi sau với chức năng đi thẳng.
- Phức tạp hoá cấu trúc và chức năng não bộ đặc biệt là các trung tâm liên quan
đến hoạt động tổng hợp (ngôn ngữ và chữ viết).
- Việc tăng cường sử dụng protein động vật đã cung cấp thêm năng lượng, có thể
liên quan mật thiết đến đến toàn bộ hoạt động của cơ thể và liên quan đến sự tiến hoá về
hình thái cấu tạo của các loại hình người. Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng lâu dài đến
các đặc điểm cơ thể. Ví dụ: có hai bộ tộc châu Phi sống gần nhau nhưng bộ tộc Maxai
chuyên chăn nuôi, ăn thịt nhiều hơn nên cao hơn đến 1cm và nặng hơn 10kg so với bộ tộc
người Kaknia (thuộc Kenia) chuyên trồng trọt.
- Môi trường sinh thái và chế độ dinh dưỡng tạo ra những dị biệt khá lớn để đáp
ứng sinh học. Ví dụ tiến bộ của y học văn hoá đã làm yếu hoặc loại trừ một số áp lực
chọn lọc nhưng tạo cơ hội cho một số áp lực mới như AIDS, các bệnh về tim mạch, béo
phì...
- Văn hoá một mặt là sự đáp ứng trước áp lực môi trường. Mặt khác chính nó là áp
lực tạo nên tính đa hình di truyền. Vì vậy, với con người, hai mặt sinh học và văn hoá
không thể tách rời nhau.
+ Ảnh hưởng của yếu tố khí hậu
Ảnh hưởng của yếu tố khí hậu biểu hiện ở nhiều trạng thái khác nhau theo mùa,
theo địa lý. Là điều mà tổ hợp của nhiều thành phần như: Nhiệt độ, độ ẩm, gió, mây,
mưa, nắng tuyết... tác động của tổ hợp này được thông qua nhiều rào chắn tự nhiên (sông,
hồ, biển, núi, cây rừng...) và rào chắn văn hoá (nhà cửa, quần áo, tiện nghi sinh hoạt...)
tạo thành khí hậu toàn cầu, địa phương, tiểu khí hậu (ở tiểu vùng) và vi khí hậu (tại chỗ
có giới hạn hẹp).
Điều hoà nhiệt là thích nghi sinh học chủ đạo liên quan đến các chức năng của các
tổ chức cơ thể. Một số cơ cấu góp phần đảm bảo tốt thích nghi với khí hậu. Ví dụ nhiệt
độ môi trường thay đổi thì nhiệt độ da biến đổi nhưng nhiệt độ trung tâm của cơ thể bao
giờ cũng được giữ ổn định - gọi là động vật ổn định nhiệt 36-370C.
+ Ảnh hưởng của môi trường địa hoá
Hàm lượng khoáng chất trong thành phần sinh hoá của cơ thể có liên quan đến quá
trình biến đổi nội bào (tạo xương, điều hoà áp lực thẩm thấu ...). Tương quan về tỷ lệ số
lượng các thành phần khoáng trong môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến thành phần
khoáng trong cơ thể từ đó ảnh hưởng đến sinh trưởng, tăng trưởng và phát triển. Ví dụ
bệnh bướu cổ liên quan đến hàm lượng Iode, bệnh sâu răng liên quan đến hàm lượng
Fluor trong nước...
Cân bằng khoáng trong cơ thể phải được đồng bộ trong một biên độ nhất định,
thừa và thiếu quá mức đề làm rối loạn cân bằng và gây bệnh. Nghiên cứu mức khoáng
hoá của bộ xương bằng tia Rơnghen có thể giúp kiểm tra phản ứng địa hoá một cách
khách quan. Người ta đặc biệt quan tâm mối tương qua giữa Stronium (Sr) và Calcium
(Ca) cũng như sự có mặt hoặc vắng mặt của các yếu tố khoáng đa lượng (hoặc vi lượng)

16
trong đất không chỉ ảnh hưởng đến mức khoáng hoá xương mà còn ảnh hưởng đến kích
thước và hình dạng chung của cơ thể hoặc từng phần cơ thể.

1.6.3. Tác động của con người đến sinh quyển


Con người là một thành viên trong các hệ sinh thái tự nhiên quanh mình, có quan
hệ tương hỗ thông qua các mắt xích thức ăn, các hoạt động lao động sản xuất nhưng đặc
biệt là hành vi cư xử của con người.
Trong quá trình phát triển, con người đã tác động vào hệ sinh thái tự nhiên rất
nhiều như khai thác sinh vật thuỷ sinh, chăn nuôi, trồng trọt, khai thác các sản phẩm của
rừng.... Ngoài ra con người còn tạo ra những hệ sinh thái nhân tạo như kết hợp trồng trọt,
trồng rừng, chăn nuôi và con người tích cực tham gia bảo vệ môi trường, chống lại quá
trình ô nhiễm môi trường và quản lý các nguồn tài nguyên tự nhiên và môi trường.
Nhưng bên cạnh những tác động tích cực, con người đã để lại những tác động xấu đến
môi trường gây những hậu quả khác nhau.

Mối quan hệ qua lại giữa con người - Hệ sinh thái

Chuỗi thức ăn

Con người Lao động sản xuất Hệ sinh thái

Hành vi cư xử

Phï hîp quy luËt sinh th¸i

1.6.4. Gây ô nhiễm môi trường

- Công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp, sinh hoạt thải vào môi trường đủ dạng chất
thải rắn, lỏng, khí hàng chục triệu tấn/năm gây ô nhiễm nước, không khí và đất,
- Đất nông nghiệp bị thâm canh bằng đủ các loại hoá chất gây thoái hoá đất.
- Diện tích đất canh tác bị thu hẹp hàng triệu ha/ năm.
- Diện tích rừng bị thu hẹp dẫn đến mất cân bằng cán cân nước, lũ lụt. Mặt đất bị
xói mòn, lớp phủ đất - dinh dưỡng cho thực vật cũng bị mất dần
- Nguồn nước sạch bị thu hẹp do khai thác nước ngầm bừa bãi, do ô nhiễm.
Một số hậu quả nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường có quy mô toàn cầu:
- Biến đổi khí hậu do hiệu ứng nhà kính,
- Tầng ozone bị phá huỷ,
- Mưa acid,

17
1.6.5. Gây suy giảm đa dạng sinh học
Đa dạng hoá sinh học là thuật ngữ để chỉ sự phong phú của các sinh vật sống từ tất
cả các nguồn, bao gồm lục địa, biển và các hệ sinh thái thuỷ sinh khác cũng như tổ hợp
sinh thái, bao gồm sự đa dạng trong các chủng loài và hệ sinh thái.
Đa dạng sinh học cung cấp nguồn thực phẩm cho con người, cung cấp nguồn gen
quý hiếm, là tác nhân điều hoà sinh học, cung cấp các sản phẩm tự nhiên như dược phẩm,
thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu và các nguyên vật liệu khác, đồng thời còn phục vụ cho môi
trường cũng như nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của con người.
Nguyên nhân chính gây suy giảm đa dạng sinh học là những hành động phá hoại
môi trường sống làm huỷ diệt các loài động thực vật, mất tính da dạng, số cá thể còn lại ít
sẽ không đủ sức hỗ trợ cho sự tồn tại của một quần thể, quần thể dễ bị tiêu diệt, tuyệt
chủng vì những thay đổi bất thường. Tính đa dạng di truyền của những quần thể này thấp
nên khó thích nghi với các biến động khí hậu hoặc các bệnh truyền nhiễm.
Hoạt động săn bắt của con người cũng gây ra sự tuyệt chủng của nhiều thú lớn. Sự
nhập cư của các loài ngoại lai từ khu vực khác cũng dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều
giống loài vì gây sự mất cân bằng của chuỗi thức ăn.
Mọi hoạt động của con người nhằm tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội, nên bên
cạnh những tác động xấu đối với môi trường, còn có những tác động tích cực đến hệ sinh
thái. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý đến những tác động tiêu cực đối với môi trường để có
những giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự thiệt hại cần tránh.

1.6.6. Gây suy giảm chất lượng sống của chính mình
- Khái niệm
Chất lượng của cuộc sống là sự thoả mãn của cá nhân hay sự hạnh phúc với cuộc
sống ở một lĩnh vực mà con người cho là quan trọng.
Chất lượng cuộc sống là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa các điều kiện xã
hội, sức khoẻ, kinh tế và môi trường mà chúng ảnh hưởng tới sự phát triển của môi
trường và con người.
Chất lượng cuộc sống phụ thuộc vào trình độ phát triển xã hội, mức thu nhập, môi
trường sống, quan hệ xã hội...Chất lượng sống của từng người, từng gia đình phụ thuộc
trực tiếp vào việc làm ổn định, thu nhập trung bình đầu người, an ninh xã hội (học hành
của con cái, chăm sóc sức khoẻ, an ninh khu vực ...).
Sau đây là một số biểu hiện mang tính toàn cầu:
- Nhịp điệu tăng của nông nghiệp giảm dần: ở thế kỷ XX, thập kỷ 30 là 3,1%; thập kỷ
60 là 2,5%; năm 1985 là 2,1%, sản lượng ngũ cốc tăng không đáng kể trong khi đó hoa
quả, thịt sữa không tăng; lượng củ giảm. Nạn đói còn diễn ra ở nhiều nơi.
- Năng lượng hấp thu theo đầu người ở các nước nghèo chỉ có 2.380Kcal/ ngày chủ
yếu từ thực vật; ở các nước giàu là 2.380 Kcal/ngày chủ yếu là động vật; 730 triệu người
trên thế giới không đủ Calo bù đắp cho hoạt động hàng ngày.
- Năng lượng sử dụng (điện và các nguồn nhiên liệu khác) ở 42 nước giàu (chỉ chiếm
1/4 dân số) đã chiếm tới 4/5 tổng năng lượng thế giới.
- Bệnh tật tràn lan. Hơn 100 triệu người bị sốt rét, 200 triệu người bị bệnh giun sán.
Bệnh AIDS đang tràn lan, nhiều bệnh lạ mới xuất hiện (Ebola, Sars, dịch cúm gia
cầm ...).

18
Đánh giá chất lượng môi trường sống: Hiện nay có 3 cách đánh giá chất lượng
môi trường sống như:
- Tiêu chuẩn tối cao đánh giá chất lượng môi trường là đảm bảo hoạt động bình
thường của con người với tư cách là một thực thể sinh học nên các hoạt động của con
người phụ thuộc chặt chẽ vào nhiều yếu tố tự nhiên như nước, ánh sáng, không khí, thức
ăn. Con người có thể chịu đựng tối đa được 50 ngày không ăn, 5 ngày không uống nước,
5 phút không thở. Như vậy, chất lượng môi trường sống trước hết là nước sạch và không
khí sạch.
- Gián tiếp thông qua trạng thái của chính các hệ sinh thái trong môi trường với tư
cách là một "dụng cụ sống". Ví dụ: cây cối có xanh tươi không, sâu bọ sinh sản mạnh hay
yếu, động vật béo tốt hay ốm yếu ... dấu hiệu tổng hợp để đánh giá là sức sản xuất của hệ
sinh thái và sự đa dạng của các loài trong hệ sinh thái.
- Căn cứ vào sức khoẻ của người dân trong môi trường sống đó vì con người chính là
một "dụng cụ sống" nhạy bén nhất đối với những thay đổi diễn ra trong môi trường. Các
chỉ số quan trọng là số lượng người bệnh, tình trạng sức khoẻ của trẻ em và người già là
nhóm người nhạy bén nhất với diễn biến của môi trường cộng đồng.
Những chỉ số được dùng để đánh giá chất lượng cuộc sống là:
- GDP (Gross domestic product): Tổng sản phẩm trong nước /đầu người.
- GNP (Gross national product): Tổng sản phẩm quốc dân/đầu người.
Hai chỉ số trên chưa phản ánh được tình trạng phân phối các thành tựu phát triển giữa
các thành viên trong xã hội, quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
- HDI (Human Development Index): Chỉ số phát triển nhân lực, phản ánh thành tựu
của quốc gia trên mặt trận quan trọng nhất của sự phát triển con người. Nó gồm ba loại
chỉ số:
-> Tuổi thọ con người nói lên khả năng được sống lành mạnh lâu dài,
-> Trình độ giáo dục nói lên khả năng được tiếp thu kiến thức, được đào tạo.
-> Thu nhập thực tế trên đầu người nói lên khả năng được tiếp cận với các nguồn lực cần
thiết để duy trì sự sống thoả đáng.

1.7. Con người Việt Nam

1.7.1. Khí hậu Việt Nam


Lãnh thổ Việt Nam hoàn toàn nằm trong vùng nhiệt đới của Bắc bán cầu, giới hạn
từ 8 30 đến 23022 vĩ Bắc và từ 102010 đến 109021 kinh đông. Song do đặc điểm riêng về
0

mặt địa lý đã tác động một cách độc đáo tới chế độ bức xạ và hoàn lưu làm cho khí hậu bị
biến dạng không giống bất kỳ một nơi nào trên thế giới.
Về độ ẩm, nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa thổi qua biển mang nhiều hơi
nước (gió nồm) làm cho không khí ẩm thêm. Gió thổi qua lục địa hay qua miền núi khô
thì mang lượng ẩm ít, làm cho không khí khô đi (gió may, gió phơn). Điểm nổi bật của
khí hậu nước ta là độ ẩm tương đối của không khí rất cao, thời kỳ khô nhất cũng thường
vượt quá 75%, thời kỳ ẩm nhất tới 90%, thậm chí là hơn. Điểm đặc biệt là về mùa lạnh và
mùa nóng độ ẩm tưng đối của không khí không chênh lệch nhiều. Nước ta mưa nhiều,
lượng mưa hàng năm dao động trong khoảng 1.600 - 2.500mm, cá biệt có nơi đạt

19
4.500mm, lượng mưa dưới 1.200mm bị coi là khô hạn. Mưa ở nước ta có tính không ổn
định rõ rệt (do ảnh hưởng của các loại gió mùa).
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa với những thuộc tính cơ bản là nóng ẩm,
có sự phân hoá theo mùa khá rõ rệt. Khí hậu nước ta có hình thái đặc biệt, không hoàn
toàn giống khí hậu nhiệt đới nóng ẩm cũng không hoàn toàn giống khí hậu các nước
thuộc Đông Nam Á hay các nước thuộc châu khác cùng vĩ độ. Nước ta có nhiều vùng khí
hậu khác nhau.

1.7.2. Đặc điểm sinh lý và sự thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt
Nam
Nhiệt độ trung bình năm của nước ta ở mọi nơi đều trên 21 0C, đạt và vượt tiêu
chuẩn của khu vực nhiệt đới, độ ẩm tương đối của không khí rất cao (trên 80%). Trên cơ
sở một nền nóng ẩm như vậy, con đường thải nhiệt bằng bay hơi mồ hôi ở Việt Nam
cũng có những nét đặc biệt khác người các nước.
Theo kết quả nghiên cứu của trường đại học Y khoa thì: tầm vóc người Việt Nam
và chỉ số thể lực người Việt nam thấp hơn người Âu Mỹ. Diện tích da của người Việt
Nam từ 16 đến 60 tuổi đều nhỏ hơn diện tích da của người Âu Mỹ và trọng lượng của
người Việt Nam cũng nhẹ hơn; xét về tỷ lệ giữa bề mặt cơ thể và trọng lượng thì người
Việt Nam cao hơn; lớp mỡ dưới da của người mỏng hơn người Âu Mỹ. Như vậy có thể
nói rằng, người Việt Nam có ưu thế toả nhiệt chống nóng dễ dàng hơn người Âu Mỹ và
chống nóng ẩm tốt hơn. Nồng độ NaCl trong mồ hôi người Việt Nam thấp hơn người Âu
Mỹ, do đó sự toả nhiệt của mồ hôi tốt hơn.
Khẩu phần ăn của người Việt Nam cung cấp năng lượng thấp hơn người Âu Mỹ,
nhất là về mặt protein 50-60g, trong khi đó đối với người Âu Mỹ là 80-90g tính theo đầu
người/ngày). Protein trong khẩu phần thức ăn đặc biệt là protein động vật cao làm giảm
khả năng chịu nóng. Ngoài ra để thích nghi với tình trạng thiếu dinh dưỡng đó người Việt
Nam có hàm lượng men tiêu hoá cao so với người Âu Mỹ, nhờ đó gia tăng mức khai thác
protein trong khẩu phần ăn hàng ngày, bù đắp một phần cho sự thiếu hụt. Tuy nhiên tình
trạng dẫn đến hậu quả là tình trạng loét dạ dày tá tràng tăng cao (2,7%) và các bệnh tiêu
hoá cũng tăng (20%).
Do đặc điểm sinh lý như vậy, người Việt nam có khả năng thích nghi với nóng ẩm
tốt hơn so với người phương Tây. Đây là thích nghi tích cực. Bên cạnh đó người Việt
Nam còn có thích nghi tiêu cực do tầm vóc nhỏ, sức lao động kém không bền bỉ dẻo dai
và phải sống trong điều kiện khí hậu nóng ẩm khắc nghiệt nên cơ thể luôn luôn uể oải,
khó chịu do sự toả nhiệt của mồ hôi quá căng thẳng.

20

You might also like