Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 37

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


----------

BÀI TIỂU LUẬN


PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO JACK MA

Môn: Lãnh Đạo


Lớp: D01
Giáo viên hướng dẫn: Lê Ngọc Thắng
Nhóm thực hiện: Nhóm 12
Danh sách thành viên

Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Mức độ hoàn thành

Nguyễn Thị Thanh Ngân 030334180157 Khái niệm lãnh đạo, 100%
(Nhóm Trưởng) Năng lực lãnh đạo,
Tố chất lãnh đạo,
Mô hình lãnh đạo,
Kết luận, Tổng hợp
word.
Lê Thu Trang 030334180257 Mục tiêu đề tài, 100%
Phong cách lãnh đạo,
Phát triển lãnh đạo
Vai trò lãnh đạo.
Tạ Tú Anh 030334180012 Lí do chọn đề tài, 100%
Giới thiệu chung về
Jack Ma,
Phong cách lãnh đạo
của Jack Ma,.
Đới Ngọc Ánh 030334180014 Đối tượng và phạm vi 100%
nghiên cứu,
Những thành công và
thất bại qua phong
cách lãnh đạo của
Jack ma.

2
Mục lục
MỞ ĐẦU ............................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................5
2. Mục tiêu của đề tài .....................................................................................5
3. Đồi tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................6
5. Kết cấu của bài...........................................................................................6
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .....................................................................................6
1. Khái niệm Lãnh Đạo ..................................................................................6
2. Năng lực Lãnh Đạo .....................................................................................7
3. Tố chất Lãnh Đạo .......................................................................................9
4. Mô hình Lãnh đạo .................................................................................... 10
5. Các phong cách lãnh đạo .......................................................................... 12
5.1. Lãnh đạo ủy quyền............................................................................... 12
5.2. Lãnh đạo dẫn đường............................................................................ 12
5.3. Lãnh đạo chuyên quyền........................................................................ 12
5.4. Lãnh đạo dân chủ ................................................................................ 13
5.5. Lãnh đạo phục vụ ................................................................................ 13
5.6. Lãnh đạo chuyển đổi ............................................................................ 13
5.7. Lãnh đạo giao dịch ............................................................................... 14
5.8. Lãnh đạo thuyết phục .......................................................................... 14
6. Phát triển Lãnh Đạo .............................................................................. 14
6.1 nguyên tắc để phát triển Lãnh Đạo: ....................................................... 15
6.2 Vai trò của người lãnh đạo ................................................................... 17
II. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ JACK MA .................................................................. 19
1. Giới thiệu chung về Jack Ma ....................................................................... 19
III. Phong cách lãnh đạo của Jack Ma ................................................................ 21
1. Nguyên nhân dẫn đến phong cách lãnh đạo của Jack Ma ............................... 21
2. Thực trạng phong cách lãnh đạo của Jack Ma ............................................... 22

3
3. Đánh giá phong cách lãnh đ ạo của Jack Ma .................................................. 25
3.1. Ưu điểm trong phong cách lãnh đ ạo của Jack Ma .................................... 25
3.2 Nhược điểm trong phong cách lãnh đạo của Jack Ma .............................. 26
3.3 Giải pháp hoản thiện phong cách lãnh đạo của Jack Ma và một số bài học
kinh nghiệm ................................................................................................. 28
4. Những thành công và thất bại thông qua phong cách lãnh đạo của Jack ma ..... 28
4.1 Sự thành công của Alibaba ................................................................... 28
4.2 Những thất bại .................................................................................... 30
4.3 Bài học rút ra thông qua phong cách lãnh đạo của Jackma ....................... 31
4.4 Giải pháp hoàn thiện trong phong cách lãnh đ ạo của Jackma ................... 34
Kết luận ............................................................................................................ 35
Tài liệu tham khảo .............................................................................................. 36

4
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Câu chuyện về Jack Ma là sự tạo hóa kỳ diệu của tinh thần doanh nhân mà ai cũng phải
thừa nhận. Với những phẩm chất tuyệt vời của một nhà quản trị kinh doanh xuất sắc, Jack
Ma đã gầy dựng cho mình một sự nghiệp vĩ đại. Jack Ma nổi lên như một biểu tượng tối
cao của sức sáng tạo, trí tưởng tượng, và sự đổi mới trường tồn, ông hiểu rằng cách tốt
nhất để tạo ra giá trị đích thực trong thế kỷ XXI này là việc kết nối óc sáng tạo với khoa
học công nghệ, vì thế ông đã xây dựng một trang Web kinh doanh thương mại điện tử nơi
mà trí tưởng tượng đột phá được kết hợp với những thành tựu đáng kinh ngạc của kỹ
thuật. Với những đóng góp không mệt nghỉ của mình cho Alibaba, ông đã giúp công ty
trở thành một trong những công ty lớn nhất thế.

Jack ma được cho là bậc thầy của nghệ thuật quản trị với phong cách lãnh đạo tài ba của
mình. Ông không chỉ thành lập Alibaba - một trang Web kinh doanh thương mại điện tử
hàng đầu ở Trung Quốc mà còn tham gia xây dựng nên một số công ty khác như Taobao,
Lyn Lynx và Ali Mama. Vì vậy,chúng em đã chọn đề tài “Phong cách lãnh đạo Jack Ma”
để làm tiểu luận môn “ Lãnh đạo ” với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn nghệ thuật
lãnh đạo của ông.

2. Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu tổng quát


- Nghiên cứu, làm rõ các vấn đề liên quan đến lãnh đạo và nhà lãnh đạo không chỉ
trên phương diện lí thuyết thuyết mà còn có chân dung nhà lãnh đạo thực tế Jack
Ma.
Mục tiêu cụ thể:
- Làm rõ các vấn đề liên quan đến lí thuyết và cho ví dụ cụ thể về nhà lãnh đạo
- Giúp đọc giả có cái nhìn khách quan và rõ nét hơn trong việc nhận biết

5
- Trau dồi và rèn luyện tố chất lãnh đạo trong bản thân mỗi cá nhân, nhất là những
sinh viên đang theo học các chuyên ngành liên quan đến lãnh đạo và quản trị.
3. Đồi tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Bài tiểu luận nghiên cứu về nhà lãnh đạo Jackma và phong
cách lãnh đạo của ông
- Phạm vi nghiên cứu: Phân tích các yếu tố làm nên một nhà lãnh đạo thực thụ, về
lãnh đạo jackma, về phong cách lãnh đạo và những thất bại cùng thành công nổi
bật thông qua phong cách lãnh đạo đó trong vai trò người lãnh đạo và trong cuộc
sống
4. Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện bài tiểu luận bằng cách sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: nghiên cứu
tài liệu, khảo sát, tìm hiểu về Jackma, phương pháp chứng minh, suy luận, diễn giải, thu
thập, và tổng hợp để hoàn thiện bài làm hơn

5. Kết cấu của bài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo,… Bài tiểu luận gồm các
phần chính như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: Giới thiệu sơ lược về JACK MA

Chương 3: Phong cách lãnh đạo của JACK MA

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT


1. Khái niệm Lãnh Đạo

Có nhiều định nghĩa để nói về lãnh đạo mỗi khái niệm sẽ có ưu nhược điểm khác
nhau, Có xuất hiện định nghĩa hoàn thiện nhất có thể thỏa lấp các nhược điểm của các
khái niệm khác đó là khái niệm lãn đạo của Yukl.

6
Theo định nghĩa lãnh đạo của Yukl :”Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng đến những
người khác để học hiểu, đồng ý về những gì cần phải làm cũng như làm điều đó như thế
nào; đồng thời là quá trình tạo điều kiện cho những nỗ lực cá nhân và tập thể để thực hiệ n
mục tiêu chung.”
Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến người khác làm theo ý mình và tạo điệu
kiện để thực hiên mục tiêu chung, những ai làm được những viêc này gọi là lãnh đạo.
Trong từng không gian cụ thể thì những người này sẽ có chức danh khác nhau như :
Trưởng phòng marketing, trưởng phòng kế toán...

2. Năng lực Lãnh Đạo

Năng lực là tập hợp các khả năng, nguồn lực của một con người hay một tổ chức
nhằm thực thi một công việc nào đó. Thực chất, năng lực của một con người là tập hợp
những gì mà con người đó hiện có. (Theo Kathryn Barto & Graham Matthews, 2001).
Năng lực lãnh đạo là những đắc điểm tính cách, tâm lí cá nhân tạo điều kiện thuận lợi
để thực hiện giải quyết tốt và linh hoạt các tình huống.
Năng lực lãnh đạo cũng được hiểu đơn giản là tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và
hành vi thái độ mà một nhà lãnh đạo cần có.
Năng lực hành động là khả năng có thể thực hiện những hàng động ứng xử , thao tác
đời thường phục vụ các nhu cầu cuôc sống.
Để quản lý và truyền cảm hứng cho nhân viên của bạn làm việc trong một môi
trường có năng suất cao nhất thì nhà lãnh đạo phải biết được những người mình lãnh đạo
có những năng lực gì, để hướng đến việc mình có những năng lực đó hoặc là phải hơn
hoàn toàn hoặc là có những đăc điểm vượt trội hơn nhân viên đủ để hấp dẫn nhân viên tin
phục và đi theo.
Có 4 loại năng lực lãnh đạo:

- Năng lực cá thể là năng lực quản trị bản thân, giải quyết vấn đề riêng của
mình.

7
Lãnh đạo phải làm gương cho nhân viên. Nhà lãnh đạo trước tiên phải có năng lực
lãnh đạo bản thân.
Lãnh đạo bản thân:
+ Tuân thủ đạo đức và liêm chính
+ Thể hiện động lực và mục đích
+ Biểu thị tầm lãnh đạo
+ Nâng cao năng lực học hỏi
+Tự quản lí bản than mình
+ Tăng cường năng lực tự nhận thức
+ Phát triển khả năng thích ứng

- Năng lực xã hội là năng lực giao tiếp, làm việc nhóm.

Đây chính là chìa khóa để có đcượ lòng tin và sự tín nhiệm của cấp dưới.
Hành vi thái độ là một yếu tố vô cùng quan trọng đảm bảo cho thành công của mỗi
con người. Trong công tác lãnh đạo, hành vi, thái độ có thể được coi là ứng xử của cấp
trên đối với cấp dưới. Ứng xử đó được hình thành trên cơ sở quan niệm sống, tính cách,
đạo đức, văn hóa của người lãnh đạo.
Kĩ năng, kinh nghiệm, trải nghiệm trong các lĩnh vực cụ thể của lãnh đạo cũng vô
cùng cần thiết. Các kĩ năng như: kĩ năng động viên khuyến khích, kĩ năng giải quyết vấn
đề và ra quyết định, kĩ năng gây ảnh hưởng,...
Năng lực lãnh đạo người khác:
+ Giao tiếp hiệu quả
+ Phát triển người khác
+ Đánh giá được sự đa dạng và khác biệt
+ Xây dựng và duy trì các mối quan hệ
+ Quản lý các đội nhóm làm việc hiệu quả

- Năng lực Phương pháp là năng lực làm việc1cách khoa học,hành động
chiến lược

8
Biết xác định kế hoạch mực tiêu, hành động chiến lược, có mục đích rõ ràng khi hành
động, quyết định và có bằng chứng minh chứng rõ ràng, quản lí rõ ràng.
Lãnh đạo tổ chức:
+ Quản lí sự thay đổi
+ Giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định
+ Quản lý chính trị, sự ảnh hưởng đến người khác
+ Chấp nhạn rui ro và đổi mới
+ Thiếp lập tầm nhìn và chiến lược
+ Quản lý công việc
+ Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức
+ Hiểu và điều hướng tổ chức

- Năng lực chuyên môn

Để trở thành một nhà lãnh đạo, người lãnh đạo cần phải có các kiến thức nền tảng
cũng như chuyên sâu để chỉ đạo, điều hành một tổ chức hay doanh nghiệp. Không cần am
hiểu quá xuất sắc nhưng phải có hiểu biết nhất định, kiến thức căn bản về nghành, lĩnh
vực chuyên môn.
Bên cạnh tầm nhìn sáng suốt, các nhà lãnh đạo cần có hiểu biết sâu sắc về các khả
năng và chiến lược của tổ chức, để có thể chiếm ưu thế bằng cách phát huy điểm mạnh và
giảm thiểu điểm yếu trong bối cảnh môi trường thay đổi nhanh chóng.
Các yếu tố , tố chất là nên hình ảnh nhà lãnh đạo

3. Tố chất Lãnh Đạo

Tố chất là bản chất riêng của mỗi người. Con người khác nhau sẽ có tố chất khác
nhau và nó thể hiện chất riêng của mỗi người.
Những tố chất cần có của một nhà lãnh đạo rất nhiều như:

- Tham vọng đứng đầu và lãnh đạo người khác.

9
- Có tầm nhìn xa trông rộng để hướng đi và đưa ra quyết định đúng đắn.
- Khả năng làm việc nhóm.
- Khả năng đối mặt với rủi ro và xử lý tôt các tình huống
- Thông minh
- Tự tin
- Quyết đoán
- Chính trực
….
4. Mô hình Lãnh đạo

Đây là mô hình được các nhà nghiên cứu sử dụng phổ biến để nghiên cứu mối quan
hệ giữa đặc điểm Big-five và kết quả công việc.
Mô hình Big-Five( OCEAN) là những tố chất nổi bật, đắc trưng của nhà lãnh đạo

- Sẵn sàng trải nghiệm(Openness to experience)

Biểu hiện của con người dễ dàng khai mở tâm hồn tiếp cận những thứ mới, dễ trải
nghiệm cái mới.Người có điểm ‘O’ cao thường có tính tò mò, ham hiểu biết học hỏi và
cso nhiề sở thích đa dạng. Ngược lại những người điểm ‘O’ thấp thường là những người
đơn giản, sống thực tế, thích làm theo thói quen hơn. Lãnh Đạo kiểu này sẽ là những
người rộng rãi, dễ làm việc và biết lắng nghe những cái mới, ý kiến của nhân viên.

- Tận tâm(Consientiousness)

Biểu hiện là những người tận tụy hết lòng hết mình với công việc. Có đặc điểm của
tính tận tâm như: cố chấp, thấu đáo, khuôn phép, có kế hoạch, đáng tin cậy…Người có
điển ‘C’ cao là ngừi có trách nhiệm sống có quy tắc, cẩn thận, quyết tâm với mục tiêu đã
đặt ra. Ngược lại điểm ‘C’ thấp là người hay trì hoãn,bốc dồng hành động theo quán tính
và khó làm người khác tin tưởng. Lãnh Đạo kiểu này sẽ là những người có kế hoạch, tính
tổ chức cao, trách nhiêm cao.

10
- Hướng ngoại (Extraversion)

Biểu hiện là những người hòa đồng, dễ tiếp xúc, có nhiều mối quan hệ. Những người
có điểm ‘E’ cao luôn là những người thích giao tiếp,thân thiện thoải mái với người khác
và dễ hành động trước suy nghĩ. Ngược lại những người ‘E’ thấp thường khá nhút nhát, ít
nói chuyện, sống nội tâm và rất cẩn trọng. Lãnh Đạo kiểu này sẽ là những người năng
động, tự tin và kèm theo nhu cầu mạnh về quyền lực, đôi khi sẽ biểu hiện sự áp chế đối
với người khác

- Tán thành (greeableness)

Biểu hiện là những người có sự thông cảm, thấu cảm cho người khác. Những người
có điểm ‘A’ cao thường là những người thông cảm biết sẽ chia, hay giup đỡ người khác.
Ngược lại người điểm ‘A’ thấp thường không được người khác yêu thích và tin cậy họ là
những người hay hoài nghi, khó tính, thẳng thắn và hay chống đốiLãnh đạo kiểu này sẽ là
người dễ bàn bạc, dễ làmviệc , dễ trao đổi để có góc nhìn chung để làm việc với nhau tốt
hơn.

- Nhạy cảm (Neuroticism)

Biểu hiện sẽ là những người có sự nhạy với thực tiễn xung quanh, có khả năng thích
nghi tốt, đôi khi sẽ có phản ứng điên loạn . Nếu điểm nhạy cảm cao thì sẽ ổn định thích
ứng tốt vs những khiêu khích và những thay đổi của môi trường xung quanh. Ngược lại
nếu nhạy cẳm thấp thì sẽ dễ bị khiêu khich , đánh mất sựu tự chủ trước nhưng áp lực và
biến cố.
Ý nghĩa: Mô hình rất hữu ích trong việc phân loại các nghiên cứu tính cách lãnh đạo và hỗ
trợ cho quá trình phát triển của nhân viên. Nhà lãnh đạo thì điều chỉnh hành vi tính cách
sao cho có đủ tính cách trong Big-Five và chọn nhân viên làm việc phù hợp. Người phục
tùng thì xem xét xu hướng nhà lãnh đạo làm việc với họ để làm việc hiêu quả

11
Chúng ta có thể dựa vào thang đo để đo lường các chỉ số của đặc điểm tính cách để xác
định tố chất của nhà lãnh đạo.Đo lường trực tiếp qua việc quan sát hành vi ứng xử cụ thể
hoặc dựa quá trình làm việc cho thang đo thể hiện hành động qua cách trả lời các câu hỏi
để lột tả gián tiếp.

5. Các phong cách lãnh đạo

5.1. Lãnh đạo ủy quyền

Người lãnh đạo kiểu này không trực tiếp tham gia vào quá trình đưa ra quyết định và
đặt rất nhiều tín nhiệm vào đội ngũ nhân viên của mình. Tuy vậy họ vẫn nắm rõ những gì
đang diễn ra để góp ý khi cần thiết. Ưu điểm của kiểu lãnh đạo này là nó giúp nhân viên
cảm thấy rất được trân trọng và tự tin vào năng lực của chính mình; nhưng nó sẽ bộc lộ
khuyết điểm to lớn khi nhân viên bắt đầu thấy mình có thể lạm dụng sự tin cậy của lãnh
đạo để đưa ra những quyết định vượt quá quyền hạn.

5.2. Lãnh đạo dẫn đường

Trong một đoàn xe chạy lúc nào cũng có một chiếc dẫn đầu, trong việc lãnh đạo cũng
vậy: lãnh đạo dẫn đường chính là người đặt mục tiêu cao, và đòi hỏi đội ngũ của mình
phải về đích một cách nhanh chóng, theo đúng hướng.
Phong cách lãnh đạo này rất ăn rơ với một đội giàu kinh nghiệm, và có cùng khát
khao giành chiến thắng. Tuy nhiên phong cách này cũng dễ khiến nhiều thành viên nhanh
chóng cảm thấy quá căng thẳng và “đứt gánh giữa đường”. Phong cách này áp dụng tốt
nhất khi đội ngũ của bạn vừa tiếp xúc với một dự án mới và cần được truyền lửa từ người
dẫn đầu.

5.3. Lãnh đạo chuyên quyền

12
Chỉ cần nghe tên thôi thì có lẽ bạn cũng hiểu được phong cách lãnh đạo này là như
thế nào rồi. Lãnh đạo chuyên quyền sẽ kiểm soát mọi thứ, ra tất cả các quyết định, và
cũng sẽ chẳng để ai được lên tiếng trong lúc làm việc.
Trên thực tế, phong cách lãnh đạo này rất phù hợp với những tình huống cấp bách,
khi mà các quyết định phải được đưa ra thật nhanh chóng, quyết liệt; hoặc khi bạn là
người tỉnh táo và có hiểu biết toàn diện nhất về vấn đề. Phong cách này không nên được
áp dụng thường xuyên vì dễ khiến nhân viên cảm thấy không được lắng nghe và tôn
trọng.

5.4. Lãnh đạo dân chủ

Phong cách lãnh đạo này là sự trung hoà của lãnh đạo chuyên quyền và lãnh đạo ủy
quyền. Sếp lắng nghe ý kiến của tất cả nhân viên, nhưng vẫn sẽ là người đưa ra quyết
định cuối cùng.
Nếu theo phong cách lãnh đạo dân chủ, bạn vừa được lòng các nhân viên, vừa có
không gian để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình. Chỉ có điều trong những môi trường
làm việc tốc độ nhanh, cần quyết định trong thời gian ngắn, thì lãnh đạo theo kiểu dân
chủ có thể khiến mọi việc bị đình trệ.

5.5. Lãnh đạo phục vụ

Lãnh đạo mà “phục vụ” thì nghe có vẻ… sai sai, nhưng hoá ra đây lại là phong cách
lãnh đạo lý tưởng cho các tổ chức phi lợi nhuận và hướng đến nhân quyền, hoặc cho các
đội nhóm đang bị xuống tinh thần. Sếp có phong cách lãnh đạo này đặt vai trò từng nhân
viên ngang với mình, vì họ biết đội ngũ tồn tại và làm việc được là phụ thuộc rất lớn vào
vai trò mỗi cá nhân.
Người lãnh đạo theo phong cách này sẽ hướng nhân viên suy nghĩ theo tư duy lãnh
đạo. Một khi mỗi cá nhân tự ý thức được rằng mình đang được trao quyền, họ sẽ có động
lực mạnh mẽ để thể hiện năng lực.

5.6. Lãnh đạo chuyển đổi


13
Sếp thuộc phong cách lãnh đạo này rất tâm lý, đáng tin cậy và khiêm tốn. Họ có một
tầm nhìn và truyền cảm hứng cho mọi nhân viên về tầm nhìn đó, để tất cả phát triển cùng
nhau.
Phong cách lãnh đạo chuyển đổi có rất nhiều ưu điểm, bởi lẽ bạn sẽ phát huy được tối
đa năng lực làm việc của nhân viên nếu đủ sức truyền cảm hứng cho họ. Chuyện chỉ thực
sự… trái ngang nếu nhân viên của bạn không đồng thuận và cảm thấy không gắn kết
được với tầm nhìn bạn đưa ra.

5.7. Lãnh đạo giao dịch

Làm tốt được thưởng, làm dở bị phạt – đó chính là phong cách lãnh đạo giao dịch.
Nếu theo kiểu lãnh đạo này, bạn sẽ phải rạch ròi trong công việc hết mức có thể, và phải
đặt ra cơ chế thưởng-phạt hết sức công tâm.
Mặt tốt của phong cách lãnh đạo chuyển giao là bạn sẽ đảm bảo được tính công bằng
trong công việc, đội ngũ nhân viên cũng sẽ không phàn nàn bởi tất cả mọi thứ đều đã có
quy chế thưởng/phạt phân minh. Nhưng hãy cẩn thận vì nhân viên của bạn cũng có thể
mất đi động lực nếu họ bị phạt bởi những sai sót nhất thời, không cố ý trong lúc làm việc.

5.8. Lãnh đạo thuyết phục

Phong cách lãnh đạo này đòi hỏi người sếp phải sở hữu tính cách thu hút được người
khác. Các nhân viên trong đội ngũ sẽ cảm giác được truyền cảm hứng, động lực và thậm
chí là năng lượng làm việc từ lời nói, hành động của sếp mình.
Phong cách lãnh đạo này có rất nhiều ưu điểm, bởi một khi nhân viên đã thích bạn,
họ sẽ đồng lòng cống hiến vì mục tiêu chung. Thế nhưng trở thành lãnh đạo có phong
cách này không phải điều dễ dàng, bởi lẽ không phải ai cũng có được sự thu hút tự nhiên.
Bạn phải luyện tập nhiều từ cử chỉ, kỹ năng cho đến kinh nghiệm làm việc để đạt được
điều đó.

6. Phát triển Lãnh Đạo

14
Phát triển Lãnh Đạo theo McCauley et al., 2010 ”mở rộng năng lực của một người để
hoat động có hiệu quả trong các vai trò và qá trình lãnh đạo
Phát triển Lãnh Đạo là tập trung vào khả năng của tổ chức để hoàn thành công việc
thông qua nhiều lãnh đạo.
Để phát triển nhà lãnh đạo cần phát triển toàn diện về:

- Kiển thức cơ bản

Nội dung của khoa học và nghệ thuật lãnh đạo, khái niệm cơ bản như giao tiếp, phản
hồi, khen thưởng đột xuất…

- Phát triển cá nhân

Tự nhận thực, hiểu biết về các điểm mạnh và điểm yếu, các giá trị mơ ước và khát
vọng cá nhân

- Phát triển các kỹ năng

Các kỹ năng hoạch định, thiết lập mục tiêu, giám sát, giải quyết vấn đề và ra quyết
định nhân sự…

- Phát triển sự sáng tạo

Tự nhận thực, hiểu biết về các điểm mạnh điểm yếu, các giá trị mơ ước và khát vọng
cá nhân.

- Phát triển tư duy lãnh đạo chiến lược

Có tầm nhìn, sứ mạng, kế hoạch chiến lược.

6.1 nguyên tắc để phát triển Lãnh Đạo:

Có 5 nguyên tắc để phát triển Lãnh Đạo, gồm:

15
- Tự trọng.

Mọi người sẽ sẵn sàng làm việc hơn nếu họ cảm thấy họ quan trọng. Các nhà lãnh
đạo hiệu quả là những người giúp các thành viên trong tổ chức của mình phát triển lòng
tự trọng. Bạn có thể làm được điều này khi chú ý nhiều hơn đến nhân viên và thể hiện sự
hứng thú của mình với các ý tưởng của họ mỗi khi nói chuyện. Khi công việc được hoàn
thành, hãy vỗ vai tán thưởng nhân viên và cho họ thấy rằng những nỗ lực của họ được
đánh giá cao. Điều quan trọng ở đây là phải chân thành và thể hiện sự đánh giá của bạn
thông qua những cử chỉ, nhiều khi chỉ là nhỏ nhặt.

- Lập kế hoạch.

Thành viên của tổ chức có thể thích nghi với sự thay đổi nhanh hơn nếu có một kế
hoạch hành động cụ thể đã được vạch sẵn. Lập kế hoạch rất quan trọng trong lãnh đạo
hiệu quả vì nó cung cấp cho tổ chức một định hướng cụ thể và các phương pháp đạt được
mục tiêu. Là một nhà lãnh đạo, bạn nên lập kế hoạch và cố gắng truyền tải những kế
hoạch đó thật rõ ràng cho các nhân viên. Điều này sẽ khiến kĩ năng ra quyết định của
nhân viên mạnh mẽ hơn cho phép tạo ra một tổ chức hiệu quả.

- Động lực.

Một môi trường làm việc có động lực cao chắc chắn là một môi trường làm việc hiệu
quả. Tổ chức hưởng lợi nhiều nhất khi các thành viên luôn có động lực làm việc. Có
nhiều cách mà bạn, nhà lãnh đạo, có thể tạo động lực cho nhân viên. Bạn có thể cho các
nhân viên xứng đáng một sự công nhận năng lực, nhiều khi chỉ bằng cách nhắc đến họ và
các thành tích của họ.
Đưa ra thử thách cũng là cách để họ phát triển và là một cách thông minh kích thích
nhân viên cạnh tranh hơn. Bạn có thể thưởng cho các sáng kiến, thăng tiến cho nhân viên,
khiến họ luôn nhìn về phía trước và hy vọng có một sự thay đổi nếu như công việc được
hoàn thành tốt. Một trong những cách quan trọng nhất để tạo động lực là lãnh đạo thông

16
qua ví dụ. Bạn làm việc, lãnh đạo và ứng xử như thế nào sẽ tạo ảnh hưởng lớn đến những
người dưới quyền muốn làm việc với bạn.

- Đại diện.

Bạn không thể tự làm tất cả mọi việc một mình. Những lãnh đạo giỏi nhất là những
người giao nhiệm vụ giỏi nhất, và dành thời gian để lên kế hoạch và giám sát. Thông
thường, các lãnh đạo thất bại khi giao việc vì họ sợ cấp dưới sẽ làm không tốt và họ có
thể làm tốt hơn nhiều. Đừng có mắc vào cái bẫy đó. Nhân viên của bạn có thể sai lầm,
nhưng bạn cũng có thể như vậy. Điều cần ghi nhớ ở đây là bạn cần phải luôn bảo đảm
rằng bạn giải thích rõ ràng bạn muốn việc gì cần được hoàn thành và nhân viên của bạn
phải chịu trách nhiệm gì cho hành động của họ.

- Giao quyền.

Điều này có liên quan tới đại diện. Khiến cho nhân viên của bạn có đủ quyền và trách
nhiệm cho hành động của họ chính là giao quyền cho họ. Nó khiến họ cảm thấy được tôn
trọng hơn, và về lâu dài, nó sẽ khiến họ muốn phát triển sáng tạo và trở thành những nhân
viên tốt hơn.
Năm nguyên tắc trên là tất cả những gì quan trọng nhất để phát triển kỹ năng lãnh
đạo của bạn. Nhưng những nguyên tắc này là chưa đủ. Thành công của nhà lãnh đạo cuối
cùng sẽ dựa vào cách bạn nhận thức những nhu cầu của tổ chức và bạn có thể thích nghi
phong cách lãnh đạo của mình với những nhu cầu đó như thế nào. Tương tự, bạn đánh giá
hoạt động của các nhân viên và của chính bản thân bạn ra sao. Chỉ có bạn mới có thể nói
lãnh đạo “tốt” nào là cần cho tổ chức của bạn. Và cũng chỉ có bạn mới có thể quyết định
bạn có muốn trở thành một nhà lãnh đạo “tốt” hay không.

6.2 Vai trò của người lãnh đạo

- Thủ lĩnh.

17
Thủ lĩnh là vai trò của người lãnh đạo mà những tố chất vượt trội của người lãnh
đạo được mọi người thừa nhận thông qua khả năng thuyết phục, tính quyết đoán, ý tưởng
xuất sắc, khả năng dẫn dắt tập thể, dám chịu trách nhiệm,… Người lãnh đạo thực sự khi
họ giữ vai trò thủ lĩnh trong tổ chức, định hướng phát triển tổ chức, đưa ra những ý
tưởng, chính sách phát triển của tổ chức và lựa chọn vấn đề chính sách hiệu quả.

- Nâng tầm nhìn

Việc thực hiện và đưa mục tiêu đạt tới tiêu chuẩn cao hơn, phát triển khả năng của
nhân viên vượt lên những giới hạn thông thường.

- Điều hòa các mối quan hệ trong tổ chức, doanh nghiệp

Đây là vai trò lãnh đạo của nhà quản trị. Vai trò này trở nên quan trọng khi người
lãnh đạo mong muốn và hướng mọi người hành động vì mục tiêu chung.

- Truyền cảm hứng

Truyền cảm hứng để tập hợp sức mạnh vì một mục tiêu chung là vai trò của người
lãnh đạo. Người lãnh đạo cần đảm bảo rằng tất cả nhân viên của mình được quan tâm
công bằng và đúng mức. Khích lệ tinh thần kịp thời sẽ tạo động lực to lớn cho cấp dưới
để họ có thể vượt qua khó khăn và hoàn thành tốt công việc

- Sử dụng các nguồn lực

Việc huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực có vai trò quyết định trong đến hiệu
quả của hoạt động kinh doanh. Nhưng để làm được điều đó đòi hỏi phải thực hiện tốt ở
tất cả các khâu, các bộ phận của hoạt động kinh doanh.

- Tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả.

18
Một nhà lãnh đạo tài ba, bên cạnh xuất sắc trong việc đưa ra các chiến lược điều
hành doanh nghiệp. Họ cần phải giỏi trong khả năng tạo động lực nhân viên giúp nhân
viên hứng khởi trong công việc, đó là nhân tố quyết định nên sự thành bại trong kinh
doanh của tổ chức, nó thúc đẩy người lao động hăng say làm viậc nâng cao nắng suất lao
động.

- Định hướng chiến lược

Đây là một trong những vai trò của người lãnh đạo. Để tổ chức hay doanh nghiệp có
thể phát triển bền vững thì người lãnh đạo cần có chiến lược phù hợp. Trong đó, vai trò
định hướng xây dựng văn hóa tổ chức. Văn hóa tổ chức là một loạt các quy phạm và hệ
thống giá trị chung nhằm kiểm soát sự tương tác giữa các thành viên trong tổ chức và
giữa các thành viên trong tổ chức với những người bên ngoài tổ chức đó.

II. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ JACK MA


1. Giới thiệu chung về Jack Ma
Jack Ma hay được gọi là Ma Yun (phiên âm theo tiếng Việt La Mã Vân) sinh ngày
10/09/1964 ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ông là một doanh nhân người
Trung Quốc, vừa là người sáng lập, vừa là chủ tịch điều hành của tập đoàn Alibaba – công
ty kinh doanh thương mại điện tử tư nhân ở trên Internet của Trung Quốc.
Năm 1988, Jack Ma đã tốt nghiệp đại học tại Học viện Giáo dục Hàng châu (nay cũng
là Đại học Sư phạm Hàng châu) với tấm bằng B.A tiếng Anh. Đặc biệt, trong thời gian học
tại trường ông còn là chủ tịch hội học sinh. Đến khi tốt nghiệp, ông trở thành giảng viên
môn tiếng Anh và thương mại quốc tế tại trường Đại học Hàng Châu với mức lương nhận
được là 12 USD/tháng.
Giữa năm 1990, Jack Ma nhận thấy vai trò của Internet và bắt đầu cảm nhận sự phát
triển công nghệ này chính là một cơ hội tuyệt vời để kinh doanh. Thậm chí, vào năm 1995
ông đã đến Hoa Kỳ để tìm hiểu kỹ hơn về nó. Cũng trong năm này, Jack Ma đã huy động
được quỹ đến 20 ngàn USD để bắt đầu công ty riêng của mình với ý định chỉ tập trung vào
Internet.

19
Mục đích Jack Ma thành lập công ty chính là xây dựng Website bán hàng. Ở thời bấy
giờ, loại kình doanh này khá mới mẻ, tuy nhiên chỉ trong vòng 3 năm ông đã xoay sở kiếm
được số tiền khổng lồ 800.000 USD.
Năm 1998, nhờ thành công của lĩnh vực Internet mà Jack đã được bổ nhiệm làm người
đứng đầu cho một công ty bởi cơ quan “Trung tâm thương mại điện tử quốc tế Trung
Quốc”. Một năm sau đó ông vẫn tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Bước qua năm 1999, Jack Ma chính thức thành lập tổ chức với tên gọi Alibaba Alibaba
cùng với nhiều người bạn đồng hành khác. Mục đích của Alibaba Alibaba cũng là tạo ra
trang Web tương tự như cửa hàng kinh doanh để giao dịch kinh doanh nhưng trực tuyến.
Cái tên “Alibaba” được Jack Ma nghĩ ra trong một lần tình cờ ngồi ở quán cà phê tại
San Francisco. Trong tác phẩm “Ali Baba và Bốn mươi tên cướp” có đề cập đến mật khẩu
bí ẩn có thể mở ra một kho báu. Và bằng một cách nào đó, công ty của ông đã tiết lộ tiềm
năng đến từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn địa cầu.
Trong 2 năm từ 1999 đến 2000, tổ chức mà Jack Ma cùng các công sự thành lập đã
huy động được nguồn tài trợ là 25 triệu USD. Cũng nhờ vào số tiền này mà tổ chức ấy đã
dần phát triển mạnh mẽ, mở rộng quy mô hoạt động đến 240 quốc gia khác nhau.
Dự đoán kinh doanh điện tử chính là xu hướng kiếm tiền của thế kỷ 21, do vậy mà Jack
đã mạo hiểm đầu tư vào lĩnh vực này. Ông cũng đã thành lập khá nhiều công ty khác nhau
như Taobao, Lyn Lynx và Ali Mama. Taobao bắt đầu xu hướng ở trên Internet như một
trang Web thương mại điện tử hàng đầu.
Thậm chí, công ty này còn thu hút được sự chú ý của “người khổng lồ” Ebay. Sự trỗi
dậy mạnh mẽ của Taobao đã trở thành hiện tượng đến mức eBay còn phải đề nghị mua lại
tổ chức này. Tuy nhiên, Jack Ma đã từ chối và thay vào đó ông hoan nghênh khoản đầu tư
1 tỷ đô la của Yahoo để đổi lấy 40% cổ phần của công ty.
Dù thành lập nhiều công ty là thế, song Jack được biết đến nhiều nhất với vai trò là
chủ sở hữu của gã khổng lồ kinh doanh trên Internet là “Alibaba” – một trang Web kinh
doanh thương mại điện tử hàng đầu ở Trung Quốc.
Cũng tương tự như người sáng lập Amazon Jeff Bezos, kinh doanh thương mại điện
tử thành công đã giúp cho Jack trở thành một trong những người giàu nhất thế giới.

20
Năm 2012, Alibaba với khối lượng trao đổi vượt mức 1 ngàn tỷ nhân dân tệ. Đến năm
2014, Alibaba đã trở nên nổi tiếng và là một trong những tổ chức có vai trò quan trọng trên
thế giới. Sau khi huy động được 25 USD từ IPO. Jack Ma là người điều hành chính thức
của tổ chức Alibaba và 9 công ty con. Theo thống kê đến năm 2018 tài sản của Jack Ma
ước tính đạt 39 tỷ USD.
Jack Ma là người giàu nhất Trung Quốc. Năm 2017, ông được tạp chí Fortune bình
chọn vào vị trí thứ 2 trong danh sách “50 nhà lãnh đạo vĩ đại nhất thế giới”. Jack Ma được
xem là hình mẫu lý tưởng cho những bạn trẻ muốn khởi nghiệp bằng con đường kinh
doanh.
Ngày 10/9/2018, Jack Ma tuyên bố nghỉ hưu từ Alibaba và tập trung theo đuổi con
đường giáo dục. Hiệu lực kéo dài trong vòng 1 năm và Daniel Giang chính là người kế vị
ông làm chủ tịch.
III. Phong cách lãnh đạo của Jack Ma
1. Nguyên nhân dẫn đến phong cách lãnh đạo của Jack Ma
Jack Ma là học sinh không giỏi toán, thi đại học trượt 2 lần, Harvard từ chối Jack Ma
10 lần, xin việc bị 30 lần từ chối. Jack Ma có ngoại hình xấu, người nhỏ nhắn, thể lực
không tốt. Ông xuất thân trong một gia đình bình dân tại Hàng Châu, cha mẹ là nghệ sĩ
biểu diễn bình đàn - một loại hình nghệ thuật dân gian vừa kể chuyện vừa hát và đàn của
người Trung Quốc. Bố mẹ ông chưa bao giờ có nhiều tiền. “Tài sản lớn nhất mà cha mẹ để
lại là sự hài hước và khả năng hùng biện, thuyết phục người khác” - Jack Ma khẳng định.
Vì kinh tế gia đình eo hẹp nên từ nhỏ Jack Ma luôn gầy gò, nhỏ bé. Ông chỉ cao 1,52m.
Nhưng theo cuốn sách Alibaba của hai tác giả Liu Shiying và Martha Avery, khi đi học
Jack Ma thường xuyên đánh nhau với đám bạn bè cùng lớp và “chưa bao giờ sợ những đứa
to con hơn mình”.
Tóm lại Jack ma toàn nhược điểm, thế mà Jack Ma trở thành chủ tịch của Alibaba, một
tập đoàn eCommerce có giá trị vốn hóa lớn hơn cả tập đoàn eBay của Mỹ, Jack Ma trở
thành tỷ phú giầu nhất châu Á với tài sản lên đến 36 tỷ USD (02/2015).
Hiển nhiên Jack Ma phải có điểm gì thật đặc biệt và theo nhóm em là 2 nguyên nhân
chính sau đây:

21
- Tư duy và suy nghĩ vượt trội khác thường
Với những suy nghĩ và tư duy về các giá trị sống khác thường, một cách vượt trội đã
quyết định các hành động một cách đặc biệt, khác thường đã giúp Jack Ma có những kết
quả đặc biệt, vượt trội, kể cả so với các tỷ phú khác.
Các suy nghĩ, tư duy về các giá trị sống đặc biệt của Jack Ma có thể kể là:
+ Niềm đam mê và các giá trị sống
+ Đánh giá đúng cơ hội và hành động biến cơ hội thành kết quả
+ Nhìn xã hội với tư duy tích cực, không oán trách
+ Đánh giá và sử dụng về Tài năng khác biệt
+ Tư duy vượt trội, khác thường về tiền bạc
+ Biến những điều phức tạp trở thành vô cùng đơn giản
- Sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc
Trong lĩnh vực IT, chỉ có 2 quốc gia là Mỹ và Trung Quốc là có thể sản sinh ra các tỷ
phú, thành công một cách nhanh chóng và vượt trội. Lý do là Mỹ và Trung Quốc là 2 quốc
gia có qui mô dân số và kinh tế lớn gấp nhiều lần các quốc gia còn lại, nên các sản phẩm/giải
pháp IT sẽ có giá trị rất lớn khi được sử dụng rộng dãi.
2. Thực trạng phong cách lãnh đạo của Jack Ma
Tỷ phú Jack Ma, nhà sáng lập và là nguyên Giám đốc điều hành Alibaba Group. Ông
cũng là một trong những doanh nhân công nghệ thành công nhất của Trung Quốc, cũng
như thị trường châu Á. Sau kết quả IPO thành công trên thị trường chứng khoán New York,
ông trở thành tỷ phú giàu nhất Trung Quốc và đứng thứ 70 của thế giới.
Ông đã chia sẻ những kinh nghiệm sâu sắc nhất của mình về cuộc sống và nghiệp
doanh nhân.Ông luôn tin vào 2 nguyên tắc:
+ Thái độ của bạn sẽ quan trọng hơn khả năng của bạn.
+ Tương tự, sự quyết đoán của bạn cũng quan trọng hơn khả năng của bạn
- Bạn không thể thống nhất suy nghĩ của tất cả mọi người, nhưng bạn có thể thống
nhất mọi người thông qua một mục tiêu chung.
+ Đừng bao giờ tin rằng bạn có thể thống nhất suy nghĩ của tất cả mọi người. Đó là
chuyện viễn vông.

22
+ Sẽ có khoảng 30% số người không bao giờ tin bạn. Thay vì để đồng nghiệp và nhân
viên làm việc cho bạn, hãy để họ làm việc vì một mục tiêu chung.
+ Sẽ dễ dàng để thống nhất công ty dưới một mục tiêu chung hơn là thống nhất công
ty dưới một người cụ thể nào đấy.
- Điều gì làm nên một nhà lãnh đạo thật sự?
+ Nhà lãnh đạo phải là một người nhìn xa trông rộng, và anh ta phải có cái nhìn sâu
sắc hơn một người nhân viên.
+ Nhà lãnh đạo nên có sự bền bĩ, ngoan cường, và anh ta có thể chịu đựng áp lực mà
một nhân viên không thể chịu được.
+ Nhà lãnh đạo nên có một sự nhẫn nại kiên định và khả năng đương đầu và đối diện
thất bại. Do đó, những phẩm chất của một nhà lãnh đạo kiệt xuất là tầm nhìn, sự nhẫn nại,
và năng lực của anh ta.
- Đừng dính líu vào chính trị
Theo lẽ thường, tiền và quyền lực chính trị sẽ không bao giờ đi chung. Khi bạn làm
chính trị, đừng bao giờ nghĩ đến tiền bạc. Ngược lại, khi bạn làm kinh doanh, đừng nghĩ
đến dính líu vào chính trị. Khi tiền bạc đụng đến chính trị, nó giống như bạn đụng đến một
quả mìn nổ chậm, nó chỉ chực chờ bùng nổ.
- Sự cạnh tranh và tranh đấu lẫn nhau
+ Những người cạnh tranh gay gắt lẫn nhau là những người ngốc nghếch.
+ Nếu bạn xem mọi người là kẻ thù, thì những người xung quanh bạn sẽ trở thành kẻ
thù của bạn.
+ Khi bạn cạnh tranh bình đẳng với những đối thủ khác, đừng để xuất hiện sự ghen
tức. Sự ghen tức nhỏ nhoi sẽ chỉ làm hại bạn về sau.
+ Cạnh tranh cũng giống như chơi một ván cờ. Khi chúng ta thua, chúng ta có thể chơi
lại một nước cờ khác. Cả hai người chơi đừng nên chiến đấu triệt hạ lẫn nhau.
+ Một người làm kinh doanh hay một doanh nhân chân chính sẽ không có kẻ thù. Chỉ
khi anh ta hiểu được điều này, anh ta mới nhận ra cơ hội luôn luôn rộng mở với tất cả mọi
người.
- Đừng để phàn nàn trở thành thói quen

23
Có thể chấp nhận được nếu thỉnh thoảng bạn phàn nàn, rên rỉ về những khó khăn. Tuy
nhiên, nếu nó trở thành thói quen, nó sẽ giống như khi bạn uống rượu. Bạn càng cố gắng
uống thì bạn sẽ càng khát. Trên con đường đến với thành công, bạn sẽ nhận ra người thành
công sẽ không phải là người thường phàn nàn.
- Thế giới này sẽ không thể nhớ những gì bạn nói, nhưng những gì bạn làm được chắc
chắn sẽ không bị lãng quên.
“Nhà lãnh đạo sẽ không nên so sánh kĩ năng chuyên môn của anh ta với nhân viên của
anh ta. Nhân viên của bạn phải luôn có kĩ năng chuyên môn tốt hơn bạn. Nếu không được
như vậy, nghĩa là bạn đã thuê nhầm người” – Jack Ma.
- Jack Ma định hướng như thế nào cho Alibaba?
Mục đích của Alibaba là xây dựng một nền tảng cho các doanh nhân. Đơn giản Alibaba
muốn tạo ra việc làm cho các doanh nhân. Phương châm của Alibaba trong hoạt động kinh
doanh của mình là: “Khách hàng là cha là mẹ, khách hàng luôn luôn đúng”. Alibaba phải
chắc chắn người dùng trên các websites của Alibaba đang kiếm được tiền.
- Khuấy sâu vào khuyết điểm của đối thủ cạnh tranh
Alibaba biết rằng các nhà đầu tư của eBay không có tính kiên nhẫn - điểm mấu chốt
nếu muốn dành chiến thắng tại thị trường Trung Quốc. Do đó, Jack Ma đã tận dụng điểm
yếu này của e Bay, biến nó thành lợi thế của mình và không ngừng gây áp lực cạnh tranh
lên tập đoàn kinh doanh bán lẻ này. Chính điều đó đã giúp họ sống sót.
- Sự kết hợp hoàn hảo
Jack Ma vốn là một giáo viên và điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới phong cách
quản lý của ông. Jack Ma biết lúc nào thì nên cứng rắn, lúc nào thì nên mềm mỏng và luôn
thay đổi một cách linh hoạt. Jack Ma được đánh giá là nhà lãnh đạo hoàn hảo cho đội ngũ
nhân viên chưa có kinh nghiệm.
Điều thú vị và khá độc đạo ở phương pháp mà Jack Ma sử dụng để quản lý bộ máy
điều hành công ty đó là “hình thức nhóm”. Nói cách khác, nếu một doanh nghiệp kinh
doanh ở phương Tây chỉ có 2-3 nhà sáng lập thì ở Alibaba là con số 18.
- Không nhất thiết tuyển dụng nhân viên hoàn hảo tuyệt đối

24
Vấn đề quan trọng là tìm ra một đội ngũ nhân viên có khả năng làm việc tốt cùng nhau
thay vì tuyển dụng một đội ngũ tập hợp toàn ngôi sao với CV đẹp. “Jack Ma đã thử tuyển
dụng và đào tạo một nhóm nhân viên bằng cấp cao và có CV hoàn hảo nhưng rồi họ lại
không thể làm việc hiệu quả như một team”.
- Cách đối nhân xử thế
Khi Porter gia nhập công ty, anh mang theo tư tưởng quản lý hướng tới sự hoàn hảo
của phương Tây nhưng Jack Ma đã khiến Porter thay đổi. Ông nói nhân viên Alibaba luôn
đùa rằng: “Bên Tây chỉ biết chú trọng phân tích, suốt ngày tổng hợp thông tin rồi lại phân
tích mà quên luôn cả hành động. Trong khi đó, người Trung Quốc coi hành động và kết
quả quan trọng hơn”. Đúng như câu tục ngữ: Nói ít làm nhiều.
3. Đánh giá phong cách lãnh đạo của Jack Ma
3.1. Ưu điểm trong phong cách lãnh đạo của Jack Ma
- Văn hóa pha trộn Đông Tây
Jack Ma vốn là một giáo viên và điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới phong cách
quản lý của ông. Ông ấy “rất cởi mở nhưng những lúc cần lại cũng rất nghiêm khắc”. Jack
Ma được đánh giá là nhà lãnh đạo hoàn hảo cho đội ngũ nhân viên chưa có kinh nghiệm –
mục tiêu của ông là giúp họ trở thành những nhà quản lý tuyệt vời”.
Nếu nhìn vào Alibaba có thể thấy rõ phong cách quản lý định hướng theo nhóm nhiều
hơn so với phương Tây. Ví dụ điển hình là các công ty phương Tây thường có 2 nhà sáng
lập còn Alibaba có tới 18 nhà sáng lập. “Các công ty Trung Quốc có thể quản lý nhóm lãnh
đạo tốt hơn phương Tây – nơi có xu hướng theo chủ nghĩa cá nhân nhiều hơn”.
- Không cần tuyển dụng đội ngũ toàn ngôi sao
Vấn đề quan trọng là tìm ra một đội ngũ nhân viên có khả năng làm việc tốt cùng nhau
thay vì tuyển dụng một đội ngũ tập hợp toàn ngôi sao với CV đẹp. “Alibaba đã thử nghiệm
một đội ngũ nhân viên có bằng MBA và CV đẹp. Tuy nhiên kết quả họ không làm việc tốt
cùng nhau”.
- Nhân viên mắc lỗi được xử lý thế nào?
Khi Porter gia nhập công ty, anh mang theo tư tưởng quản lý hướng tới sự hoàn hảo
của phương Tây nhưng Jack Ma đã khiến Porter thay đổi. Ông nói nhân viên Alibaba luôn

25
đùa rằng: “Nhà quản lý phương Tây phân tích nhiều nhưng chẳng làm mấy. Trong khi đó,
người Trung Quốc coi hành động và kết quả quan trọng hơn phân tích”. Đúng như câu tục
ngữ: Nói ít làm nhiều.
“Jack Ma từng nói với tôi rằng, Porter, tôi không bao giờ nổi điên nếu anh mắc lỗi
nhưng tôi không thể chấp nhận việc anh không làm gì cả. Làm sai, không sao cả. Nhưng
nếu không làm gì, anh sẽ bị thay thế”.
- Không để mất nhân viên chỉ vì đặt họ vào sai vị trí
Khi Porter làm việc tại Alibaba, chức vụ của anh ấy đã thay đổi 8 lần trong 8 năm. Sau
mỗi năm, hệ thống quản lý sẽ được thay đổi phụ thuộc vào nhu cầu của cả nhóm. Giống
như đội bóng sử dụng quyền thay người dựa trên trạng thái tấn công của đội bạn.
Một nét văn hóa rất hay của Alibaba đó là: Nếu làm việc trong công ty nhưng cảm thấy
đó chưa phải là vị trí phù hợp nhất, Jack Ma sẽ vui vẻ cho phép bạn chuyển sang một vị trí
khác. Dù có thể đóng vai trò ít quan trọng hơn nhưng bạn vẫn ở lại công ty”.
Ví dụ: Khi một đồng sáng lập được giao phụ trách mảng bán hàng tại Thượng Hải, tôi
nghĩ anh ấy có lẽ là người bán hàng tồi nhất trong văn phòng, đây có thể là dấu chấm hết
cho sự nghệp của người đó. Nhưng Jack Ma lại tìm ra được lĩnh vực mà anh này làm tốt
và chuyển sang phụ trách website tiếng Trung của công ty. Và anh ấy nhanh chóng tham
gia vào hàng ngũ lãnh đạo và đạt danh hiệu “nhân viên của năm”.
Rất khó khi bạn cứ mãi đi trên một con đường mà không thể thành công. Trong trường
hợp như vậy, hầu hết các công ty sẽ sa thải nhân viên. Nhưng thật đáng tiếc khi để mất một
nhân viên tài năng chỉ vì bố trí sai vị trí công việc. Chính vì vậy, một trong những giá trị
cốt lõi của Alibaba mà bất kỳ ai cũng luôn tâm niệm đó là “cởi mở với thay đổi”.
3.2 Nhược điểm trong phong cách lãnh đạo của Jack Ma
Dù là nhà sáng lập của trang mạng thương mại điện tử lớn nhất thế giới Alibaba nhưng
tỉ phú Jack Ma không hề biết về ngôn ngữ lập trình.
Sai lầm lớn nhất của Jack Ma là tạo ra Alibaba
"Có lẽ sai lầm lớn nhất cuộc đời tôi là tạo ra Alibaba", Jack Ma cho biết. "Tôi chưa
bao giờ nghĩ rằng điều này đã thực sự thay đổi cuộc đời của mình. Tôi chỉ đơn giản là tạo

26
ra một công ty nhỏ, và phát triển nó thành một thứ gì đó lớn hơn. Thế nhưng sự lớn mạnh
của nó mang đến cho tôi quá nhiều trách nhiệm và rắc rối".
Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc chia sẻ: "Mỗi ngày của tôi bận rộn không khác gì một vị
tổng thống, nhưng lại chẳng hề có quyền lực. Và rồi tôi cũng chẳng hề có cuộc sống riêng
của mình, bởi mỗi ngày trôi qua thì tôi cũng chẳng còn hơi sức để làm gì nữa."
Jack Ma còn cho biết: "Nếu có kiếp sau, tôi sẽ không bao giờ trở thành một doanh nhân
nữa. Tôi sẽ là chính tôi, và tận hưởng cuộc sống của mình."
- Đánh giá nhân viên theo tiêu chuẩn riêng của mình
Mỗi người đều có quan điểm, tiêu chuẩn riêng của mình, điều mình cho là đúng chưa
chắc đã là đúng với người khác, chỉ cần bản thân sự việc không có gì sai sót hay không quá
to tát thì cũng nên bỏ qua.
Thế nhưng, không ít lãnh đạo lại luôn coi ý kiến của mình là trên hết, đánh giá của
mình là luôn đúng. Những vị lãnh đạo này không biết rằng, đánh giá không chính xác của
họ sẽ khiến nhân viên mất tự tin.
Sai lầm lớn nhất của người lãnh đạo khi dùng tiêu chuẩn của mình để đánh giá nhân
viên là tùy tiện khen chê, bình phẩm sai đúng, kiểu như: “Anh A quá lỗ mãng, ông B quá
luộm thuộm, anh C là nhân viên gương mẫu”… mà căn cứ của lời bình đó chỉ được ông
quan sát qua 1, 2 lần ngẫu nhiên.
Chỉ một câu cũng có thể làm người ta có nhiều cảm giác khác nhau. Do đó, nhà lãnh
đạo nên hiểu tính quan trọng của ngôn ngữ, không nên tùy tiện bình phẩm khiến nhân viên
không còn cảm thấy tự tin vào việc mình làm nữa.
- Đả kích tinh thần sáng tạo của nhân viên trẻ
Nhân viên trẻ tuổi thường rất khó dùng, nhưng khi đã dùng được họ thì họ sẽ có những
đóng góp lớn cho công ty. Vì vậy, không thể coi thường việc dùng những người trẻ tuổi.
Nhân viên trẻ thường có những linh cảm và sáng tạo táo bạo. Chính bởi họ chưa có đủ kinh
nghiệm thực tế và lý lẽ nên những linh cảm hoặc sáng tạo này là khó tránh.
Lãnh đạo không nên vì thế mà coi thường, áp chế hay phỉ báng, đả kích nhân viên trẻ.
Nếu vậy sẽ dễ làm tổn thương lòng tự trọng của họ, từ sau, họ sẽ không có tư tưởng sáng

27
tạo cái mới, công ty sẽ chìm đắm trong bầu không khí bảo thủ, cũ kĩ, không có phát minh,
sáng tạo và không có sức sống.
Bất luận thuộc mẫu người nào thì người trẻ luôn có trong mình lòng nhiệt tình, hăng
say làm việc. Nếu có điều gì thì chỉ là họ chưa biết cách phát huy bản thân hoặc không
muốn phát huy bản thân mà thôi. Cấp trên có nhiệm vụ hướng dẫn họ phát huy năng lực
làm việc. Có thể giúp những nhân viên này bằng cách trao cho họ những công việc quan
trọng, cho họ những lời khuyên hoặc chê ít, khen nhiều để kích thích sự tự tin của họ.
3.3 Giải pháp hoản thiện phong cách lãnh đạo của Jack Ma và một số
bài học kinh nghiệm
4. Những thành công và thất bại thông qua phong cách lãnh đạo của Jack ma
4.1 Sự thành công của Alibaba
- Khái quát về thành công của Alibaba Group
Jack Yun Ma là người sáng lập và chủ tịch điều hành của Alibaba Group – doanh
nghiệp đã nổi tiếng toàn cầu với sự thành công vượt trội trong lĩnh vực bán lẻ mảng E-
commerce. Ông chủ tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc năm nay đã 51 tuổi
và sở hữu khối tài sản có giá trị lên tới 23,3 tỷ USD, từng thực hiện IPO (chào bán cổ phiếu
lần đầu ra công chúng) với giá trị 150 tỷ USD. Ở một số mặt, thị trường đang lên Alibaba
của Trung Quốc còn lớn hơn cả Amazon. Chỉ riêng công cụ thanh toán Alipay của Alibaba
đã thực hiện ⅓ trong số 2.5 tỉ giao dịch thanh toán trực tuyến trên toàn cầu. Ngày 19/9/2014,
Alibaba chính thức IPO trên sàn New York, vốn hoá 231 tỷ USD, cao hơn cả Amazon và
eBay cộng lại, sự phát triển chóng mặt của tập đoàn này là nguồn lực kinh tế quan trọng
giúp Trung Quốc vươn lên. Khi Alibaba phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu tiên
(IPO) năm 2014, tập đoàn đã thu được 25 tỉ đô la, biến Alibaba trở thành tập đoàn IPO lớn
nhất trong lịch sử thế giới.

28
- Từ 0 – 27.000 nhân viên (phát triển nhân sự)
Phong cách quản lý của người Trung Quốc vốn rất khác so với phương Tây. Tuy
nhiên, điểm thành công của Jack Ma là đã biết pha trộn hoàn hảo giữa 2 nền văn hóa này
để mang lại thành công cho Alibaba.
Porter Erisman – cựu Phó chủ tịch Alibaba, đồng thời là tác giả cuốn sách Alibaba’s
World là người may mắn chứng kiến sự trưởng thành của Alibaba từ khi chỉ có 45 nhân
viên cho tới kích thước khổng lồ như hiện nay. Trong cuốn sách của mình, Porter có chỉ ra
6 điểm đặc biệt trong phong cách quản lý và văn hóa đã tạo nên thành công cho Alibaba
gồm:
+ Mục đích của Alibaba là gì? Nhân viên của Alibaba tập trung vào điều gì?
+ Chính sự kiên nhân đã giúp Alibaba đánh bại eBay.
+ Sức mạnh đồng đội: Phong cách quản lý của người Trung Quốc khác với phương
Tây.
+ Nếu phải lựa chọn, bạn sẽ chọn thuê một đội ngũ nhân viên “toàn ngôi sao” hay
những người có khả năng làm việc nhóm?
+ Nhân viên mắc lỗi và cách xử lý của Alibaba.
+ Không để mất nhân tài chỉ vì đặt họ vào sai vị trí.

29
- Dẫn dắt và điều hành Alibaba
Chuẩn bị cho mùa đông ngay khi chớm hè
Trong năm 2000, Alibaba không cần đến tiền. Họ vừa hoàn thành một vòng huy động
vốn và cùng lúc này cơn bùng nổ cổ phiếu internet cũng dâng cao. Tuy nhiên, nhà sáng lập
Jack Ma vẫn quyết định tổ chức thêm một vòng huy động vốn khác từ Softbank chỉ để đảm
bảo công ty của ông được an toàn. Chỉ vài tháng sau đó, bong bóng internet vỡ và các quỹ
đầu tư startup cũng bị trượt ngã theo. Nếu như Jack Ma không tổ chức huy động vốn ngay
cả khi không cần đến tiền thì liệu công ty của ông có thể sống sót qua thời kỳ bong bóng
internet bị vỡ hay không?
4.2 Những thất bại
- Thất bại của China Pages
Vì không thể sống được bằng công việc dịch thuật, Jack Ma đã đến Nghĩa Ô và Quảng
Châu nhập hoa tươi cùng một số đồ quà tặng lưu niệm về bán. Mãi tới 2 năm sau, khi giới
dịch thuật dần ổn định trở lại, ông quyết định quay về con đường cũ và 1 năm sau thì công
ty của ông bắt đầu ăn nên làm ra.
Năm 1995, sau khi có cơ hội tới Mỹ và tiếp cận với mạng internet, Jack Ma đã nuôi ý
tưởng rồi nhanh chóng bắt tay vào thực hiện dự án thị trường trực tuyến của mình. Tại đây
ông đã được tiếp xúc với một thứ hoàn toàn mới mẻ: Internet – một khái niệm ông chưa
từng biết trước đó và gần như là con số 0 ở Trung Quốc. Ông đã sáng lập ra công ty mạng
Hải Bác Hàng Châu, trở thành chủ quản cho rất nhiều website của các doanh nghiệp khi
ấy. Tiếp đó, ông cùng với đội ngũ của mình phát triển hàng loạt trang web cấp quốc gia và
giành được những thành công nhất định. Jack Ma nhận ra cơ hội của mình là đây. Ngay
sau khi trở về Trung Quốc, ông ra mắt China Page – danh bạ điện thoại trực tuyến đầu tiên
ở Trung Quốc.
Tuy nhiên bước đầu khởi nghiệp của Jack Ma không hề dễ dàng, tại một số địa phương
không có internet ở Trung Quốc, khi mà nhiều người còn chưa hiểu về công việc của Jack
Ma, ông thậm chí còn bị gắn cho cái mác "lừa đảo", vì lúc đó vẫn được coi như 'thời đồ đá'
của Internet tại Trung Quốc, máy tính là thứ xa xỉ. Sau nhiều thất bại, Jack Ma từ bỏ China
Page để lập nên Alibaba – ngày nay là đế chế thương mại điện tử hàng đầu thế giới.

30
- Không thể thuyết phục thung lũng Silicon đầu tư vốn cho Alibaba
Sau khi đã thành lập Alibaba, Jack Ma cũng trải qua rất nhiều thất bại. Công ty không
hề có lợi nhuận trong 3 năm đầu tiên. Ngay trong thời gian đầu, họ mở rộng thị trường quá
nhanh và gần như sụp đổ khi sự kiện dot - com (sự suy sụp của các công ty Internet vào
năm 2000) xảy ra. Có thời điểm, Jack Ma chỉ còn đủ tiền mặt để giữ công ty tồn tại trong
khoảng 18 tháng và nguy cơ phá sản vô cùng lớn.
Jack Ma chia sẻ rằng: "Tôi gọi Alibaba là 1.001 sai lầm"
4.3 Bài học rút ra thông qua phong cách lãnh đạo của Jackma
- Trách nhiệm với các vấn đề xã hội
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào năm 2013, Jack Ma đã bày tỏ sự quan
tâm cho việc giải quyết các vấn đề môi trường như: nước, không khí và an toàn thực phẩm
ở Trung Quốc. Ông cũng hy vọng sẽ có những thay đổi tích cực trong các ngành công
nghiệp như tài chính, giáo dục và y tế để cải thiện xã hội Trung Quốc.
Ý muốn giúp đỡ con người và cải thiện xã hội đã phản ánh trong các chính sách của
Alibaba: họ cho nhân viên những ưu đãi với cổ phiếu và quan tâm đến việc cải thiện cuộc
sống của những nhân viên đã gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Jack Ma chưa bao giờ đồng ý rằng ông là người giàu có vì: “Khi bạn có một triệu đô
la, đó là tiền của bạn. Khi bạn có 20 triệu đô la, vấn đề bắt đầu xuất hiện (lạm phát, các
khoản đầu tư, …). Khi bạn có một tỷ đô la, đó không phải chỉ là tiền của bạn nữa. Đó là
niềm tin mà xã hội trao cho bạn; họ tin rằng bạn có thể quản lý tiền.”
Thay vì sử dụng tiền hay những tài sản cá nhân, Jack Ma biến nó thành nguồn lực để
nuôi dưỡng thế hệ trẻ.

31
- Trao quyền cho các thế hệ tương lai
Kể từ khi “thai nghén” doanh nghiệp của riêng mình, Jack Ma đã rất để tâm để giúp
các bạn trẻ. Khi Alibaba phát triển thành gã khổng lồ, ông vẫn không quên phân quyền
công bằng cho các học sinh trung học đã làm việc cho ông. Tư duy tăng trưởng toàn diện
này đã góp phần không nhỏ trong sự thành công của Jack Ma hiện tại. Jack Ma liên tục
nghĩ về những gì ông có thể làm cho thế hệ tương lai: “Tôi không muốn mọi người có
nhiều tiền nhưng cái đầu lại rỗng tuếch,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại
vào năm 2013.
Trong cuộc phỏng vấn với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vào năm 2015, Jack Ma
tiết lộ rằng Alibaba đã dành 0,3% tổng doanh thu của công ty cho các thế hệ trẻ để giải
quyết các vấn đề môi trường. Kế hoạch này đã được áp dụng kể từ năm 2010.
- Loại bỏ các hình thức kinh doanh phi đạo đức
“Trong suốt 70 năm qua chúng tôi là người đi đầu trong việc chống hàng lậu”, Jack
Ma phát biểu. “Chỉ riêng năm ngoái, chúng tôi đã đưa 400 người vào tù, chúng tôi đã xóa
370 triệu danh sách sản phẩm.”
Để ngăn chặn việc hàng giả có thể tiếp tục được giao dịch, Jack Ma cho rằng họ có thể
theo dõi nguồn gốc của các sản phẩm giả mạo từ cơ sở dữ liệu của họ, và cung cấp thông

32
tin cho cảnh sát để nhờ sự can thiệp. Ông nhận ra rằng việc chống lại các sản phẩm giả
mạo là một cuộc chiến chống lại lòng tham. Nó chắc chắn là một cuộc chiến bền bỉ và
không dễ dàng.
- Thuê nhân viên không dựa trên hồ sơ đẹp
Jack Ma đã nửa đùa, nửa thật khi nói rằng những người xây dựng nên Alibaba khônghề
thông minh. Bản thân Jack Ma là một giáo viên tiếng Anh và ông có rất ít kiến thức nền
tảng để hỗ trợ cho vị trí CEO một hãng công nghệ. Nhiều nhà đồng sáng lập của Alibaba
cũng có xuất phát điểm như vậy.
Ban đầu, Jack Ma đã sai lầm khi thuê hàng loạt nhà quản lý mới có CV đẹp và tốt
nghiệp từ những trường “đỉnh”. Tuy nhiên, đáng tiếc những người này không thể làm việc
cùng nhau. Khi sa thải những người này, đội ngũ nhà sáng lập cũ quay lại kiểm soát Alibaba
và họ nhận ra rằng mọi thứ trơn tru hơn mặc dù hồ sơ của họ không được đẹp như những
người trước đó.
Khi cân nhắc thuê người mới cho một công ty khởi nghiệp cũng vậy, bạn cần phải nhớ
rằng mức độ phù hợp với văn hóa công ty là yếu tố quan trọng nhất. Dĩ nhiên, tài năng của
ứng viên cũng là điều quan trọng. Tuy nhiên, sự thật là một nhóm nhân viên không quá
xuất sắc có thể làm việc cùng nhau và giải quyết vấn đề sẽ tốt hơn một nhóm gồm những
nhân viên tốt nghiệp từ các trường đại học đỉnh cao nhưng lại không thể đồng nhất về quan
điểm.
- Chia sẻ tài sản
Giống như tất cả các công ty khởi nghiệp, Alibaba bắt đầu tư một công ty nhỏ. Tuy
nhiên vào thời điểm họ sẵn sàng cho việc IPO Alibaba.com vào năm 2007, công ty đã phải
thuê cả một hội trường lớn chỉ để đủ chỗ cho những nhân viên đồng thời là cổ đông của họ
tham dự.
Jack Ma rất rộng lượng với các nhân viên của công ty bởi ông biết rằng trong dài hạn,
nếu mọi người có cảm giác được sở hữu một phần trong sự thành công của công ty, họ sẽ
làm việc chăm chỉ hơn và từ đó mang lại thành công cho công ty. Bản thân sự rộng lượng
của Jack Ma cuối cùng cũng giúp ông giàu có hơn.

33
Với các công ty khởi nghiệp cũng vậy, nếu đã thuê được một đội ngũ nhân viên tài
năng và tin vào thành công của công ty bạn, hãy để họ sở hữu cổ phần của công ty. Cách
này không chỉ giúp bạn giữ được nhân tài mà còn khuyến khích họ làm việc hăng say hơn.
4.4 Giải pháp hoàn thiện trong phong cách lãnh đạo của Jackma
- Phát huy ưu điểm của phong cách lãnh đạo của Jack Ma
Biến điểm mạnh của đối thủ thành điểm yếu của họ. Khi Alibaba và Taobao bắt đầu
tham gia vào trận chiến với eBay, họ biết mình không thể đủ tiềm lực về tài chính để đấu
trong cuộc đua marketing. Chính vì vậy, Alibaba đã sử dụng chính nguồn lực của eBay để
tự PR cho bản thân: Mỗi lần eBay nói về cách họ đang đánh bại Alibaba và Taobao, mức
độ nhận diện thương hiệu của Alibaba lại tăng thêm. Dĩ nhiên, để làm được điều này, bạn
cũng phải chắc chắn sản phẩm của mình tốt hơn của đối thủ cạnh tranh. Trong trường hợp
của Alibaba, họ là một công ty nhỏ, có sản phẩm tốt nhưng mức độ nhận diện thương hiệu
kém. Nếu bạn có thể sử dụng sức mạnh truyền thông của đối thủ để nói về mình – thậm chí
dù là giải thích cách đã đánh bại bạn như thế nào thì đây cũng là công cụ marketing tuyệt
vời.
- Hạn chế nhược điểm trong phong cách lãnh đạo của Jack Ma
Vào năm 2001, Jackma từng nói với 18 cộng sự trong công ty rằng họ không đủ năng
lực để đảm đương những vị trí quản lý cấp cao. Jackma thuê những người ngoài công ty
vào những vị trí như phó chủ tịch tập đoàn, giám đốc bộ phận. Sau vài năm tất cả những
người đó đều đi vì không thể đảm đương công việc và những người ông nghi ngờ năng lực
quản lý thì đều thành phó chủ tịch và giám đốc. Đó chính là hạn chế lớn nhất trong cách
lãnh đạo của ông làm ông thất bại. Vậy nên, chúng ta nhận ra rằng, nghệ thuật dùng người
nó và nguyên tắc mà jack ma nhắc đến đó là “thái độ của bạn quan trọng hơn năng lực” nó
cũng quan trọng, nhưng nên kết hợp cả năng lực và thái độ của nhân viên để đem đến hiệu
quả tốt nhất, hoàn thiện nhất cho doanh nghiệp.
- Phát huy ưu điểm của phong cách lãnh đạo của Jack Ma
Biến điểm mạnh của đối thủ thành điểm yếu của họ.Khi Alibaba và Taobao bắt đầu
tham gia vào trận chiến với eBay, họ biết mình không thể đủ tiềm lực về tài chính để đấu
trong cuộc đua marketing. Chính vì vậy, Alibaba đã sử dụng chính nguồn lực của eBay để

34
tự PR cho bản thân: Mỗi lần eBay nói về cách họ đang đánh bại Alibaba và Taobao, mức
độ nhận diện thương hiệu của Alibaba lại tăng thêm.
Dĩ nhiên, để làm được điều này, bạn cũng phải chắc chắn sản phẩm của mình tốt hơn
của đối thủ cạnh tranh. Trong trường hợp của Alibaba, họ là một công ty nhỏ, có sản phẩm
tốt nhưng mức độ nhận diện thương hiệu kém. Nếu bạn có thể sử dụng sức mạnh truyền
thông của đối thủ để nói về mình – thậm chí dù là giải thích cách đã đánh bại bạn như thế
nào thì đây cũng là công cụ marketing tuyệt vời.

Kết luận

Lãnh Đạo không chỉ xuất hiện ở nhà quản trị để quản lí công ty như giám đốc mà nó
xuất hiện ở rất nhiều vị trí trong cuộc sống như đội trưởng đội thể thao, trưởng
phòng...Lãnh đạo bản thân đã là việc không dễ dàng gì nên việc lãnh đạo người khác
càng khó hơn vì nó đòi hỏi phải hiểu rõ về nhà Lãnh Đạo và các phong cách Lãnh Đạo.
Nhà lãnh đạo rất quan trọng vì họ có tác động rất lớn đến hiệu suất công việc và là nguồn
động lực của nhóm.Với nhà lãnh dạo giỏi mọi người trong nhóm sẽ được thúc đẩy để
phát triển và nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu chung. Phần lớn sự thất bại trong việc
quản lý đều xuất phát từ việc không hiểu rõ về nhiệm vụ và trách nhiệm của nhà Lạnh
Đạo. Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi hãy cố gắng bắt đầu học hỏi từ nhũng nhà lãnh
đạo mà bạn ngưỡng mộ nhung nhớ là chỉ vận dụng những gì phù hợp với mình.

Quan điểm và phong cách lãnh đạo của JacK Ma có rất nhiều điều cho chúng ta học
hỏi và phần nào giúp chúng ta hiểu rõ được về nhà lãnh đạo. Bên cách những điểm mạnh
thì cách lãnh đạo của Jack Ma vẫn có những hạn chế và vẫn đang ko ngừng tận dụng các
cơ hội hiện có để khắc phục và ngày cang hoàn thiện hơn để duy trì vị thế trên thị trường
hiện nay.
Bài tiểu luận mà nhóm nghiên cứu có một ý nghĩa khoa học là tổng hợp lý luận đã có
từ nhiều nguồn khác nhau để xây dựng một hiểu biết về nhà Lãnh đạo, tuy chỉ mang tính

35
chất tham khảo nhưng cũng hy vọng thông qua những phân tích, đánh giá có thể giúp mọi
người hiểu thêm về nhà Lãnh đạo.
Tài liệu tham khảo

[1] Lưu Thị Ngọc, “Phân tích phong cách lãnh đạo của Jack Ma tại ALIBABA,”16 12
2016. [Online]. Available: https://123docz.net/document/4053884-phan-tich-phong-cach-
lanh-dao-cua-jack-ma-tai-alibaba.htm.

[2] Đỗ Xuân Diệu, “Tiểu sử và sự nghiệp của Jack Ma,”6 1 2021. [Online]. Available :
https://tcxd.vn/jack-ma/

[3] Trần Thị Minh Như, “Tác động của các đặc điểm tính cách Big-Five và lãnh đạo đạo
đức đến sự hài lòng trong công việc nghiên cứu trường hợp tại các hệ thống siêu thị lớn ở
thành phố hồ chí minh,”16 3 2019. [Online]. Available :
https://123docz.net/document/5318516-tac-dong-cua-cac-dac-diem-tinh-cach-big-five-
va-lanh-dao-dao-duc-den-su-hai-long-trong-cong-viec-nghien-cuu-truong-hop-tai-cac-he-
thong-sieu-thi-lon-o.htm
[4] Cafe Sua, “Khái niệm năng lực lãnh đạo,”13 7 2010. [Online]. Available:
https://tailieu.vn/doc/chuong-i-khai-niem-nang-luc-lanh-dao-229240.html
[5] Hoàng Thanh Hằng, “Tố chất là gì? Tố chất để trở thành lãnh đạo là như thế nào?,”26
9 2020. [Online]. Available: https://timviec365.vn/blog/to-chat-la-gi-new5775.html
[6] Nguyễn Bá Dương. Khoa học lãnh đạo – lý thuyết và kỹ năng; NXB Lý luận chính
trị, 2015.

[7] (8 phong cách lãnh đọ phổ biến, n.d.) [Online]. Available:


https://wallstreetenglish.edu.vn/blog/8-phong-cach-lanh-dao-pho-bien-ban-chon-
phong-cach-nao/
[8] (Vai trò của lãnh đạo trong hoạt động tổ chức, n.d.)lhttp://vuahocvalam.com/ky-
nang-mem/vai-tro-cua-nha-lanh-dao-trong-hoat-dong-to-chuc-475.htm

36
[9] Lê Anh Cường, Nguyễn Thị Lệ Huyền, Nghệ thuật và phương pháp lãnh đạo trong
doanh nghiệp, Hà Nội : NXB Lao động-xã hội, 2004.

37

You might also like