Bài Tập Dân Sự Nhóm Học Kì Chính Thức

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 12

Phần thứ nhất: Trường hợp đại diện hợp lệ:

* Tóm tắt Quyết định số 08/2013/KDTM-GĐT ngày 15/03/2013 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao:
- Nguyên đơn là Công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel khởi kiện bị đơn là Công ty cổ
phần kim khí Hưng Yên về thanh toán bồi thường hợp đồng mua bán thép. Công ty
Vinausteel cho rằng Công ty kim khí Hưng Yên đã vi phạm hợp đồng và yêu cầu bồi thường.
Còn Công ty kim khí Hưng Yên cho rằng căn cứ vào Bản cam kết công nợ ngày 01/04/2007
của ông Dũng cam kết với bà Toàn trả toàn bộ các khoản nợ của Công ty kim khí Hưng Yên
với chủ nợ và văn bản cam kết xin nhận trách nhiệm và bồi thường thiệt hại tất cả các hợp
đồng đã thay mặt công ty ký của ông Mạnh thì trách nhiệm thanh toán các khoản nợ và bồi
thường thiệt hại cho Công ty Vinausteel là của của ông Dũng và ông Mạnh chứ không phải
của Công ty kim khí Hưng Yên.
- Tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh quyết định Công ty kim khí Hưng
Yên phải bồi thường cho Công ty Vinausteel theo sự trình bày của Công ty Vinausteel.
- Tòa phúc thẩm cho rằng Tòa sơ thẩm chưa đưa ông Dũng, ông Mạnh tham tố tụng đúng tư
cách, chưa thu thập đầy đủ chứng cứ và việc tranh chấp về thẩm quyền chưa được xem xét
nên hủy bản án sơ thẩm để xem xét giải quyết lại. Nhưng sau đó vụ án bị đình chỉ.
- Tòa tối cao cho rằng Tòa cấp sơ thẩm và phúc thẩm quyết định đình chỉ vụ án là không
đúng. Ông Mạnh đại diện Công ty kim khí Hưng Yên ký hợp đồng với Công ty Vinausteel là
đúng theo giấy ủy quyền, còn việc Công ty kim khí Hưng Yên không giao đủ hàng là trách
nhiệm của Công ty kim khí Hưng Yên chứ không phải của ông Mạnh. Việc ông Dũng và ông
Mạnh có thỏa thuận chịu các khoản nợ của công ty là việc nội bộ của Công ty kim khí Hưng
Yên. Do đó, Công ty kim khí Hưng Yên có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ và bồi
thường thiệt hại cho Công ty Vinausteel chứ không phải cá nhân ông Dũng, ông Mạnh.

Câu 1: Điểm mới của BLDS 2015 (so với BLDS 2005) về người đại diện?
Nhìn chung, BLDS 2015 hầu như đã kế thừa các quy định về đại diện trong BLDS 2005.
Tuy nhiên, so với BLDS 2005, BLDS 2015 đã có một số sửa đối, bổ sung về vấn đề đại diện.
Sau đây là những điểm mới của BLDS 2015 về người đại diện:
1. Chủ thể của quan hệ đại diện:
a, Pháp nhân đại diện:
- Khoản 1 Điều 139 BLDS năm 2005 quy định về “Đại diện”:“Đại diện là việc một người
(sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người
được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện”.
- Quy định trên cùng với việc khoản 5 Điều 139 BLDS năm 2005 quy định “người đại diện
phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” (khái niệm chỉ áp dụng cho cá nhân) nên dẫn tới
thực tế là Tòa án không thừa nhận khả năng đại diện của pháp nhân khi không có quy định cụ
thể cho phép pháp nhân đại diện người khác.
- Ngày nay, khoản 1 Điều 134 BLDS năm 2015 quy định về “đại diện”: “Đại diện là việc cá
nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân,
pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dâm
sự”.
=> Nội dung này cho thấy: “pháp nhân hoàn toàn có thể đại diện cho cá nhân, pháp nhân
khác.”
b. Số người đại diện:
- BLDS năm 2005 quy định “đại diện” là việc của “một” người, một cá nhân cụ thể. Với quy
định này, BLDS không bao quát được trường hợp bên đại diện là nhiều người như cha, mẹ
đại diện theo pháp luật cho con chưa thành niên; pháp nhân có thể có nhiều đại diện theo
pháp luật như Luật Doanh nghiệp quy định.
- Điều này cũng không phù hợp với các quy định về “Đồng đại diện” được BLDS 2015 ghi
nhận một cách minh thị tại khoản 3 Điều 141 theo đó “một cá nhân, pháp nhân có thể đại
diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau”.
- BLDS 2015 đã khắc phục được nhược điểm trên và đã thiết kế khái niệm “đại diện” tại
khoản 1 Điều 134 BLDS 2015 theo hướng “ đại diện” có thể là một người hay nhiều người
cùng đại diện.
c. Năng lực của người đại diện:
- Theo khoản 5 Điều 139 BLDS năm 2005 quy định về “Đại diện”: “Người đại diện phải có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 143 của Bộ luật
này”. Quy định vừa nêu có nhược điểm là chỉ quy định về năng lực hành vi dân sự, tức là chỉ
đề cập tới cá nhân nên không còn phù hợp với quy định về năng lực hành vi dân sự.BLDS
2015 khi sửa đổi và bổ sung có ghi nhận thêm khả năng “đại diện của pháp nhân.” Chính vì
vậy, tại khoản 3 Điều 134 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp pháp luật quy định thì
người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập,
thực hiện”.
- Quy định trên còn có điểm mới là chỉ yêu cầu “năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành
vi dân sự của người đại diện” trong “trường hợp pháp luật quy định” như trường hợp yêu
cầu người giám hộ-đại diện là cá nhân “phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” (khoản 1
Điều 49 BLDS năm 2015). Điều đó có nghĩa là nếu không thuộc “trường hợp pháp luật quy
định” thì vấn đề năng lực pháp luật dân sự cũng như năng lực hành vi dân sự không được đặt
ra.
2. Phân loại đại diện:
a, Đại diện theo pháp luật của cá nhân:
- Về các loại đại diện, nếu như BLDS 2005 phân loại dựa vào tiêu chí căn cứ xác lập quyền
(theo pháp luật hay theo ủy quyền) thì BLDS 2015 phân loại dựa vào cả căn cứ xác lập quyền
và chủ thể đại diện.
- Điều 136 BLDS năm 2015 đã bổ sung trường hợp “Người giám hộ của người khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ
định” vì BLDS 2015 đã quy định mới về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi nên đã ghi nhận thêm về người giám hộ trong trường hợp này. Đồng thời, BLDS 2015 đã
bổ sung quy định: người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người
đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
b, Đại diện theo pháp luật của pháp nhân:
- Theo Điều 137 BLDS năm 2015 quy định về “đại diện theo pháp luật của pháp nhân”.
=> Ở đây, BLDS năm 2015 đã bổ sung một trường hợp mới là “người do Tòa án chỉ định
trong quá trình tố tụng tại Tòa án”. Đồng thời, BLDS 2015 cũng chính thức khẳng định:
“Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật.” Việc quy định mới này là
xuất phát từ thực tiễn hoạt động của pháp nhân (chủ yếu là doanh nghiệp) và để đảm bảo tính
thống nhất với các văn bản pháp luật khác có liên quan như Luật Doanh nghiệp 2014.
c. Đại diện theo ủy quyền:
- Theo điều 138 BLDS năm 2015 quy định về “đại diện theo ủy quyền”. Điểm thực sự mới
của Điều luật này chính là nội dung liên quan đến “hộ gia đình và tổ hợp tác”. Đối với hộ gia
đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thì thành viên của họ có thể thỏa
thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
liên quan đến tài sản chung.
- Ngoài ra, khoản 1 cũng có sự thay đổi. Trước đây, khoản 1 Điều 143 quy định “người đại
diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền người khác xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự” thì ngày nay đã được thay bằng “pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân
khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”.
=> Quy định mới này là toàn diện, chính xác hơn: Chủ thể ủy quyền là pháp nhân chứ không
phải là người đại diện của pháp nhân.

Câu 2: Trong quyết định số 08, đoạn nào cho thấy ông Mạnh đại diện cho Hưng Yên xác
lập hợp đồng với Vinausteel?
- Đoạn cho thấy ông Mạnh đại diện cho Hưng Yên xác lập hợp đồng với Vinausteel là:
“Bởi lẽ, ngày 20/11/2006, bà Lê Thị Ngọc Lan có Giấy ủy quyền cho ông Lê Văn Mạnh-
Phó Tổng Giám đốc Công ty kim khí Hưng Yên được thay mặt Công ty thực hiện các giao
dịch kinh tế trong phạm vi ngành nghề kinh doanh (trong thời gian này bà Lê Thị Ngọc Lan
vẫn là người đại diện theo pháp luật của Công ty kim khí Hưng Yên), nên ngày 16/01/2007,
ông Mạnh đã đại diện cho Công ty kim khí Hưng Yên ký Hợp đồng mua bán phôi thép số
01/HĐPT/2007/VA-HY với Công ty Vinausteel.”.

Câu 3: Theo Hội đồng thẩm phán, ông Mạnh có trách nhiệm gì với Vinausteel không?
- Theo Hội đồng thẩm phán, ông Mạnh không có trách nhiệm gì với Công ty Vinausteel, bởi
ngày 20/11/2006, bà Lê Thị Ngọc Lan có Giấy ủy quyền cho ông Mạnh được thay mặt Công
ty thực hiện các giao dịch kinh tế trong phạm vi hành nghề (trong thời gian này bà Lê Thị
Ngọc Lan vẫn là người đại diện theo pháp luật của Công ty kim khí Hưng Yên).
-> Như vậy ông Mạnh là người đại diện theo ủy quyền tại khoản 1 Điều 138 BLDS năm
2015. Việc ông Mạnh có Bản cam kết vào ngày 01/04/2007 về việc chịu trách nhiệm và nhận
trách nhiệm trả các khoản nợ và bồi thường thiệt hại phát sinh từ các giao dịch hợp đồng kể
từ khi ông Mạnh là người đại diện theo ủy quyền không thuộc trường hợp chuyển giao nghĩa
vụ dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 370 BLDS năm 2015 bởi Công ty Vinausteel (bên
có quyền) không tham gia ký kết và không đồng ý.

Câu 4: Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm
liên quan đến ông Mạnh (có văn bản nào không về chủ đề này? Có thuyết phục không?)
- Hướng giải quyết của Toà giám đốc thẩm là thuyết phục.
- Mặc dù ông Mạnh được uỷ quyền kí hợp đồng với Vinausteel, nhưng khi Công ty Hưng
Yên không giao đủ hàng cho Vinausteel thì không thể ông Mạnh chịu trách nhiệm hoàn toàn
được. Vì đó là trách nhiệm của toàn bộ công ty Hưng Yên mà ông Mạnh cũng thực hiện giao
dịch trong phạm vi cho phép của mình, không hề vượt quá phạm vi.
- Nhưng đó là đối với Vinausteel, còn đối với nội bộ công ty Hưng Yên thì ông Mạnh lại phải
chịu trách nhiệm. Theo Khoản 3, Điều 16, Luật Doanh Nghiệp năm 2014 quy định: “Người
đại diện theo uỷ quyền chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu, thành viên, cổ đông uy quyền do
phạm vi các nghĩa vụ quy định tại Điều này. Chủ sở hữu, thành viên, cổ đông uỷ quyền chịu
trách nhiệm trước bên thứ ba đối với trách nhiệm phát sinh liên quan đến quyền và nghĩa vụ
được thực hiện thông qua người đại diện uỷ quyền”.

Câu 5: Theo Hội đồng thẩm phán, Hưng Yên có trách nhiệm gì với Vinausteel không?
- Theo Hội đồng thẩm phán, Công ty Hưng Yên có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ và
bồi thường thiệt hại cho Vinausteel.
- Trong phần Xét thấy của Quyết định số 08, Hội đồng thẩm phán đã nhận định: “...việc ông Mạnh
cam kết chịu trách nhiệm về các khoản nợ của Công ty liên danh sản xuất thép Vinausteel là việc nội
bộ của Công ty kim khí Hưng Yên. Do đó, Công ty kim khí Hưng Yên phải có trách nhiệm thanh toán
các khoản nợ và bồi thường cho Công ty Vinausteel chứ không phải cá nhân ông Mạnh, ông
Dũng...”.

Câu 6: Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm
liên quan đến Hưng Yên nêu trên?
- Hướng giải quyết của Toà giám đốc thẩm là thuyết phục.
- Bởi lẽ ông Mạnh đã thực hiện đúng thẩm quyền trong phạm vi cho phép của mình. Căn cứ
vào Khoản 1, Điều 143, BLDS năm 2015 về Người đại diện theo uỷ quyền. Mặt khác tại
Khoản 3, Điều 16, Luật Doanh Nghiệp cũng quy định: “Người đại diện theo uỷ quyền chịu
trách nhiệm trước chủ sở hữu, thành viên, cổ đông uy quyền do phạm vi các nghĩa vụ quy
định tại Điều này. Chủ sở hữu, thành viên, cổ đông uỷ quyền chịu trách nhiệm trước bên thứ
ba đối với trách nhiệm phát sinh liên quan đến quyền và nghĩa vụ được thực hiện thông qua
người đại diện uỷ quyền”.
=> Như vậy việc công ty Hưng Yên phải chịu trách nhiệm với Vinausteel là thoả đáng.

Câu 7: Nêu ông Mạnh là người đại diện theo pháp luật của Hưng Yên và trong hợp đồng
có thoả thuận trọng tài thì thoả thuận trọng tài này có ràng buộc Hưng Yên không? Biết
rằng điều lệ của Hưng Yên quy định mọi tranh chấp liên quan đến Hưng Yên (như tranh
chấp phát sinh từ hợp đồng do đại diện theo pháp luật xác lập) phải được giải quyết tại
Toà án (trả lời trên cơ sở BLDS 2015 và BLDS 2005)?
- Nếu ông Mạnh là đại diện theo pháp luật của Hưng Yên và trong hợp đồng có thỏa thuận
trọng tài thì thỏa thuận trọng tài này không ràng buộc Hưng Yên. Vì:
+ Bản chất của thỏa thuận trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp dựa trên sự thỏa
thuận của các bên tranh chấp.
+ Điều 19, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 chỉ rõ “thỏa thuận trọng tài hoàn toàn
độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không
thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thỏa thuận trọng tài”. Tức là dù thỏa thuận
trọng tài được thể hiện dưới hình thức một điều khoản nằm trong hợp đồng chính hay dưới
hình thức văn bản riêng đi kèm hợp đồng chính thì thỏa thuận trọng tài thực chất là hợp đồng
nhỏ có nội dung khác biệt và giá trị độc lập với hợp đồng chính.
+ Khoản 2, Điều 435, BLDS năm 2005 quy định:
“2. Trong trường hợp bên bán giao ít hơn số lượng đã thỏa thuận thì bên mua có một trong
các quyền sau:
a. Nhận phần đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại;
b. Nhận phần đã giao và định thời hạn để bên bán giao tiếp phần còn thiếu;
c. Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
+ Khoản 2, Điều 437, BLDS năm 2015 quy định:
“2. Trường hợp bên bán giao ít hơn số lượng đã thỏa thuận thì bên mua có một trong các
quyền sau đây:
a. Nhận phần đã giao và định thời hạn để bên bán giao tiếp phần còn thiếu;
b. Nhận phần đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại;
c. Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc vi phạm làm cho bên mua
không đạt được mục đích giao kết hợp đồng”.

Phần thứ hai: Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc:
* Tóm tắt Bản án số 2493/2009/DS-ST ngày 04/09/2009 của Tòa án nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh:
- Bà Khót, ông Tâm là con của cụ Khánh và cụ Lầm; ông Nhật là con của cụ Khánh và cụ
Ngọt. Năm 2000, cụ Khánh chết và lập di chúc để lại toàn bộ di sản cho ông Nhật. Nhưng tại
thời điểm mở thừa kế, bà Khót và ông Tâm yêu cầu được hưởng thừa kế của cụ Khánh theo
quy định của pháp luật về người thừa kế không theo nội dung của di chúc.
- Quyết định của cấp xét xử: Tòa án không chấp nhận yêu cầu của bà Khót và ông Tâm vè
việc hưởng thừa kế của cụ Khánh theo quy định của pháp luật về người thừa kế không theo
nội dung di chúc.

Câu 1: Theo Bản án số 2493 (sau đây viết gọn là Bản án), đoạn nào của Bản án cho thấy
bà Khót, ông Tâm, ông Nhật là con của cụ Khánh?
- Đoạn của Bản án cho thấy bà Khót, ông Tâm, ông Nhật là con của cụ Khánh là:
“Cụ Nguyễn Thị Khánh và cụ An Văn Lâm (chết năm 1938) có 2 con là bà Nguyễn Thị
Khót sinh năm 1929, ông An Văn Tâm sinh năm 1982. Cụ Khánh và cụ Nguyễn Tài Ngọt
(chết năm 1973) có 01 con là ông Nguyễn Tài Nhật sinh năm 1930. Năm 2000 cụ Khánh
chết. Mặc dù các đương sự không xuất trình được giấy khai sinh một cách đầy đủ nhưng đều
thống nhất xác nhận các con của cụ Khánh là bà Khót, ông Tâm, ông Nhật và không có
tranh chấp gì về hàng thừa kế đồng thời cũng xác nhận cha mẹ của cụ Khánh chết trước cụ
Khánh
đã lâu.”

Câu 2: Ai được cụ Khánh di chúc cho hưởng toàn bộ tài sản có tranh chấp?
- Ông Nguyễn Tài Nhật là người được cụ Khánh lập di chúc cho hưởng toàn bộ tài sản có
tranh chấp. Đó là căn nhà 83 Lương Định Của, phường An Khánh, quận 2 nằm trong qui
hoạch và được bồi thường, hỗ trợ thiệt hại với tổng số tiền là 1.847.491.000 đồng.

Câu 3: Tại thời điểm cụ Khánh chết, bà Khót và ông Tâm có là con đã thành niên của cụ
Khánh không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
- Tại thời điểm cụ Khánh chết, bà Khót và ông Tâm là con đã thành niên của cụ Khánh
- Đoạn của bản án cho câu trả lời:
“Xét yêu cầu của ông Tâm, bà Khót về việc được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung của di chúc do không có khả năng lao động vì tại thời điểm mở thừa kế bà Khót đã 71
tuổi, ông Tâm 68 tuổi lại là thương binh 2/4, thấy tại Điều 140, 145 của Bộ luật lao động
năm 1994 quy định độ tuổi lao động của người Việt Nam là từ 15 tuổi đến 60 tuổi đối với
nam và từ 15 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ”.

Câu 4: Bà Khót và ông Tâm có được Toàn án chấp nhận cho hưởng thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung của di chúc không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
- Bà Khót và ông Tâm không được Tòa án chấp nhận cho hưởng thừa kế không phụ thuộc
vào nội dung của di chúc.
- Đoạn của bản án cho câu trả lời:
“Bà Khót có gia đình, có tài sản riêng, bản thân bà hàng tháng còn được hưởng chế độ
chính sách của nhà nước theo diện người có công với cách mạng khoảng 400.000 đồng; còn
ông Tâm tuy là thương binh 2/4, theo quy định thì ông bị suy giảm khả năng lao động là 62%
nhưng ông đã được hưởng chính sách đãi ngộ của nhà nước hàng tháng ông lãnh hơn
2.000.000 đồng nên Hội đồng xét xử nhận thấy không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu của bà
Khót, ông Tâm về người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, cụ thể
mỗi người được hưởng là 400.000.000 đồng”.

Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án?
- Theo nhóm em, hướng giải quyết của Tòa án là hợp lý.
- Vì ông Tâm và bà Khót yêu cầu được hưởng thừa kế của cụ Khánh theo quy định của pháp
luật về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc nhưng bà Khót và ông Tâm
không xuất trình được chứng cứ chứng minh tại thời điểm mở thừa kế họ là những
người không có khả năng lao động.
- Bên cạnh đó, bà Khót và ông Tâm có đời sống kinh tế độc lập, không phụ thuộc vào cụ
Khánh. Bà Khót có gia đình, có tài sản riêng, bản thân bà hàng tháng còn được hưởng chế độ
chính sách của nhà nước theo diện người có công với cách mạng khoảng 400.000đ; còn ông
Tâm tuy là thương binh 2/4, theo quy định thì ông bị suy giảm khả năng lao động là 62%
nhưng ông cũng đã được hưởng chính sách đãi ngộ của Nhà nước hàng tháng ông lãnh hơn
2.000.000đ.a
=> Nên Hội đồng xét xử nhận thấy không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu của bà Khót và ông
Tâm về người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là hợp lý.
Câu 6: Hướng giải quyết có khác không khi ông Tâm bị tai nạn mất 85% sức lao động? Vì
sao?
- Nếu ông Tâm bị tai nạn mất 85% sức lao động thì hướng giải quyết khác.
- Vì lúc này ông Tâm không phải là thương binh 2/4, không được hưởng chính sách đãi ngộ
của nhà nước hàng tháng là số tiền hơn 2.000.000 đồng. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không định nghĩa nhưng đưa ra một số
trường hợp được coi là “mất khả năng lao động”. Đó là trường hợp sau khi điều trị, người bị
thiệt hại do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ
81% trở lên.
- Ở trường hợp ông Tâm bị tai nạn mất 85% sức lao động thì nên được liệt vào diện “mất khả
năng lao động”, căn cứ vào Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015 về Người thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung của di chúc thì ông Tâm được hưởng di sản bằng hai phần ba suất của
một người thừa kế theo pháp luật.

Phần thứ ba: Án lệ số 24/2018/AL:


*Tóm tắt Án lệ số 24/2018/AL về di sản thừa kế chuyển thành tài sản thuộc quyền sở
hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân:
- Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 27/2015/DS-GĐT ngày 16/10/2015 của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án dân sự “Tranh chấp thừa kế quyền sử
dụng đất” tại thành phố Hà Nội
- Nguyên đơn: bà Phạm Thị H, bà Phạm Thị H1, bà Phạm Thị H2
- Bị đơn: ông Phạm Văn H3
- Tình huống án lệ: Nhà, đất là tài sản chung của vợ chồng, mà một người chết trước. Người
còn lại và các thừa kế của người chết trước đã thống nhất phân chia nhà đất. Thỏa thuận phân
chia không vi phạm quyền lợi của bất cứ thừa kế nào. Việc phân chia nhà, đất đã được thực
hiện trên thực tế và đã được điều chỉnh trên sổ sách giấy tờ về đất đai. Sau khi người còn lại
chết mới phát sinh tranh chấp.
- Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, phải xác định nhà, đất đó đã chuyển thành quyền sở
hữu, quyền sử dụng hợp pháp của các cá nhân. Những người này chỉ có quyền khởi kiện đòi
lại nhà, đất được chia đang bị người khác chiếm hữu, sử dụng bất hợp pháp mà không có
quyền yêu cầu chia di sản thừa kế.
- Nội dung Án lệ: “…nhà đất của cụ V, cụ H đã được cụ V và các thừa kế của cụ H thống
nhất phân chia tài sản chung xong từ năm 1991 và đủ cơ sở xác định phần đất 110m2 trong
đó phần bà H, bà H1 và bà H2 là 44,4m2. Việc phân chia đã được thực hiện trên thực tế và
đã được điều chỉnh trên sổ sách giấy tờ về đất đai; thỏa thuận phân chia không vi phạm
quyền lợi của bất cứ thừa kế nào, không ai tranh chấp nên có cơ sở xác định nhà, đất không
còn là di sản thừa kế của cụ V, cụ H nữa mà đã chuyển thành quyền sử dụng đất hợp pháp
của các cá nhân. Vì vậy, bà H, bà H1, bà H2 chỉ có quyền khởi kiện đòi lại 44,4m2 đất thuộc
quyền sử dụng hợp pháp do được chia từ năm 1991; tài sản là di sản thừa kế của cha mẹ
không còn nên không có cơ sở chấp nhận yêu cầu chia di sản của cụ H, cụ V nữa.”
Câu 1: Trong Á n lệ số 24/2018/AL, nội dung nào cho thấy đã có thỏa thuận phân chia di
sản?
- Trong Án lệ số 24/2018/AL, nội dung cho thấy đã có thỏa thuận phân chia di sản là:
“Năm 1991, cụ V đứng ra chia mảnh đất trên cho bảy con: Bốn con trai mỗi người 1
phần, còn 1 phần (có chiều ngang 3m giáp đường, diện tích 44,4m2) chia chung cho ba con
gái (là các nguyên đơn).”

Câu 2: Trong Án lệ số 24/2018/AL, nội dung nào cho thấy thỏa thuận phân chia di sản đã
được Tòa án chấp nhận?
- Trong Án lệ số 24/2018/AL, nội dung cho thấy thỏa thuận phân chia di sản đã được Tòa án
chấp nhận là:
Bản án dân sự sơ thẩm số 24/2013/DSST ngày 30, 31-5-2013 của Tòa án nhân dân thành
phố Hà Nội quyết định:
“1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện chia di sản thừa kế của bà Phạm Thị H, Phạm Thị H1,
Phạm Thị H2.
2. Xác định quyền sử dụng thửa đất 252 tờ bản đồ số 2 có diện tích 110m2 tại thị trấn Q -
Hà Nội là tài sản của cụ Ngô Thị V, cụ Phạm Văn H có giá trị 1.321.200.000 đồng.
Chia giá trị tài sản chung của cụ V và cụ H mỗi người 1/2 giá trị tài sản là 660.600.000
đồng.
Phần tài sản của cụ H là quyền sử dụng 55m2 đất có giá trị 660.600.000 đồng đã hết
thời hiệu chia thừa kế.
Phần tài sản của cụ V là quyền sử dụng 55m2 đất có giá trị 660.600.000 đồng.
Chia cho ông H3, bà H, bà H2, bà H1 mỗi kỷ phần được hưởng là 120.120.000 đồng.
Chia cho ông H3 được sở hữu phần tài sản có giá trị 240.240.000 đồng;
Chia cho bà H, bà H2, bà H1 mỗi người được hưởng phần tài sản có giá trị 120.120.000
đồng, tổng 360.360.000 đồng.
Chia cho bà H, bà H1, bà H2 được sử dụng nhà cấp 4 nằm trên thửa đất số 252 tờ bản đồ
số 2 thị trấn Q, Hà Nội có diện tích 44,4m2 có giá trị 532.800.000 đồng, có sơ đồ kèm theo.
Chia cho ông Phạm Văn H3 được quyền sử dụng 10,7m2 đất, ông H3, chị T, anh H tiếp
tục quản lý diện tích 55m2 đất thuộc quyền sử dụng của cụ H do bị hết thời hiệu trên thửa
đất số 252 tờ bản đồ số 02 thị trấn Q (có sơ đồ kèm theo) đến khi nào có quyết định khác của
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ông H3, chị T, anh H được sở hữu giá trị xây dựng
ngôi nhà 2 tầng, 1 tum có giá trị 300.000.000 đồng nằm trên 65,7m2 đất tại thửa đất 252 tờ
bản đồ số 02 thị trấn Q Hà Nội (có sơ đồ kèm theo). Ông H3 được nhận 172.440.000 đồng,
chị T, anh H được nhận 20.000.000 đồng tiền sửa chữa cải tạo cho chị do bà H, bà H1 và bà
H2 thanh toán.
Bà H, bà H1 và bà H2 có trách nhiệm thanh toán cho ông H3 số tiền 172.440.000 đồng và
20.000.000 đồng tiền sửa chữa cải tạo cho chị T và anh H.
Hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai cấp ngày
10-9-1987 đối với thửa đất số 210 tờ bản đồ số 2 có diện tích 162m2 đứng tên ông Phạm
Văn H3.
Ghi nhận sự tự nguyện của ông Phạm Văn T, bà Nguyễn Thị T và các con: Phạm Thị Thu
T2, Phạm Thị Thu T3, Phạm Thị Thanh T4; bà Phùng Thị H4, các con là Phạm Thị H5,
Phạm Đức H, Phạm Đức M đều từ chối không nhận di sản, không yêu cầu về quyền lợi đối
với diện tích 110m2 đất tại thửa đất số 252 tờ bản đồ số 2 thị trấn Q - Hà Nội của cụ V và cụ
H.
Ghi nhận sự tự nguyện của ông Phạm Văn H3, bà Phạm Thị H, bà Phạm Thị H2, bà Phạm
Thị H1, ông Phạm Văn T, bà Nguyễn Thị T và các con là Phạm Thị Thu T2, Phạm Thị Thu
T3, Phạm Thị Thanh T4, bà Phùng Thị H4, các con là Phạm Thị H5, Phạm Đức H, Phạm
Đức M:
+ Không yêu cầu Tòa án giải quyết tài sản trên đất của cụ V và cụ H là 4 gian nhà tranh
vách đất;
+ Không yêu cầu Tòa án giải quyết về chi phí mai táng phí;
+ Không yêu cầu về quyền lợi đối với thửa đất số 253 mang tên Phạm Văn Q, thửa đất số
261 mang tên Phạm Văn T (diện tích 189m2, bao gồm cả thửa 261b), thửa 260 diện tích
94m2 mang tên Nguyễn Thị P.
+ Không yêu cầu Tòa án giải quyết việc ông T, ông Đ đã chuyển nhượng đất cho người
khác;
+ Không yêu cầu Tòa án giải quyết đối với khoản tiền 8.733.000 đồng.”

Câu 3: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án chấp nhận thỏa thuận phân chia di sản trên?
Anh/chị trả lời câu hỏi này trong mối quan hệ với yêu cầu về hình thức và nội dung đối
với thỏa thuận phân chia di sản?
- Tòa án chấp nhận thỏa thuận phân chia di sản trên có phần không hợp lý.
- Vì khối tài sản 464m2 là tài sản chung của vợ chồng cụ H và cụ V nên theo nguyên
tắc tài sản chung của vợ chồng thì cụ H và cụ V có quyền ngang nhau trong việc định đoạt,
phân chia tài sản chung. Trong trường hợp này, cụ H đã chết và không để lại di chúc vì vậy
khối di sản của cụ H để lại phải được thừa kế theo pháp luật căn cứ vào Điều 650 BLDS năm
2015 với số di sản là 232m2. Do đó, cụ V chỉ có quyền định đoạt phân chia tài sản của mình
tổng cộng là ½ khối tài sản trong tài sản chung của vợ chồng và 1/8 số di sản được thừa kế
theo pháp luật của chồng bà là cụ H.
- Ngoài ra về mặt hình thức phân chia tài sản căn cứ vào Điều 656 BLDS năm 2015 thì sau
khi có thông báo mở thừa kế hay di chúc thì những người thừa kế phải có mặt để thỏa thuận,
nhưng trong trường hợp này các bà H, H1, H2 không có mặt vì đang ở Miền Nam, do phần
đất thừa kế của các bà nằm liền kề với phần đất của ông H3 nên ông là người quản lý. Các
thỏa thuận này không được xác lập thành một văn bản.

Câu 4: Sự khác nhau cơ bản giữa tranh chấp di sản và tranh chấp tài sản?

Tranh chấp di sản Tranh chấp tài sản


Theo quy định của pháp luật, tranh chấp Tài sản đang tranh chấp (tài sản là đối
di sản thừa kế bao gồm tranh chấp buộc tượng của tranh chấp) là tài sản đang có
người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài hai hay nhiều người cùng xác nhận
sản do người chết để lại, thanh toán các quyền của mình đối với tài sản đó và phủ
khoản chi từ di sản hoặc theo yêu cầu định quyền của người kia đối với tài sản
chia di sản thừa kế (theo di chúc hoặc mà tài sản đó hiện không rõ thuộc về
theo pháp luật), xác nhận quyền thừa kế người nào. Đó có thể là tranh chấp về
của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của quyền sở hữu đối với tài sản hoặc là
người khác. tranh chấp về chia di sản thừa kế, tranh
chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn
liền với đất, tranh chấp về chia tài sản
chung của vợ chồng…

Câu 5: Trong Án lệ số 24/2018/AL, tranh chấp về tài sản đã được chia theo thỏa thuận
trên là tranh chấp về di sản hay tranh chấp về tài sản?
- Trong Án lệ số 24/2018/AL, tranh chấp về tài sản đã được chia theo thỏa thuận trên là tranh
chấp về tài sản.
- Vì tài sản đang tranh chấp là 44,4m2 do ông H3 và các bà H, H1,H2 cùng xác nhận quyền
của mình đối với tài sản. Cụ thể trong trường hợp tranh chấp về tài sản đã được chia theo
thỏa thuận trên là tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản là bất động sản.

Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong Án lệ
số 24/2018/AL?
- Hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao trong Án lệ số 24/2018/AL là hợp lý.
- Vì việc phân chia đất đã diễn ra trên thực tế, không ai ý kiến gì và đã thống nhất việc phân
chia. Do đó việc phân chia thừa kế coi như đã hoàn thành, tài sản được phân chia thuộc về cá
nhận được nhận thừa kế.
- Tuy nhiên trong trường hợp này phát sinh việc tranh chấp giữa người quản lý tài sản là ông
H3 đem tặng cho các con phần đất của mình bao gồm phần đất đang quản lý của các bà H,
H1, H2. Với các chứng cứ đã có thì có cơ sở cho rằng trong 110m2 ông H3 đang quản lý có
phần đất 44,4m2 của các bà H, H1, H2.
=> Vì vậy trong trường hợp này ông H3 đã chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật. Và
các bà H, H1, H2 có quyền khởi kiện yêu cầu trả lại phần bất động sản 44,4m 2 là hợp lý.

Phần thứ tư: Án lệ só 05/2016/AL:


* Tóm tắt Án lệ số 05/2016/AL của Tòa án nhân dân tối cao:
- Quyết định 220/QĐ-CA ngày 06/4/2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
- Nguyên đơn: bà Nguyễn Thị Thưởng, bà Nguyễn Thị Xuân
- Bị đơn: ông Nguyễn Chí Trải (Cesar Trai Nguyen), chị Nguyễn Thị Thuý Phượng, bà
Nguyễn Thị Bích Đào
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Nguyễn Thị Xê, Nguyễn Chí Đạt (Danforth Chi
Nguyen), Nguyễn Thuần Lý, Nguyễn Thị Trinh, Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Thị Thuý Loan,
Phạm Thị Liên, Phạm Thị Vui, Trần Đức Thuận, Trần Thành Khang.
- Nội dung vụ án: “Cụ Hưng chết năm 1978, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình
năm 1959 thì ông Trải được hưởng 1/7 kỷ phần thừa kế của cụ Hưng. Phần tài sản ông Trải
được hưởng của cụ Hưng là tài sản chung của vợ chồng ông Trải, bà Tư. Bà Tư chết năm
1980, các thừa kế của bà Tư gồm ông Trải và 03 người con của ông Trải, bà Tư trong đó có
chị Phượng. Tuy chị Phượng không phải thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Hưng,
cụ Ngự, nhưng là cháu nội của hai cụ và có nhiều công sức quản lý, đã chi tiền sửa chữa nhà
nhưng trong quá trình giải quyết vụ án, chị Phượng không yêu cầu xem xét công sức vì chị
Phượng cho rằng vụ án đã hết thời hiệu chia thừa kế, không đồng ý trả nhà đất cho các thừa
kế. Như vậy, yêu cầu của chị Phượng đề nghị xác định quyền lợi là lớn hơn yêu cầu xem xét
về công sức, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm chưa xem xét công sức cho chị Phượng
là giải quyết chưa triệt để yêu cầu của đương sự.”.

Câu 1: Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định ông Trải được hưởng 1/7 kỷ phần
thừa kế của cụ Hưng có thuyết phục không? Vì sao?
- Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định ông Trải được hưởng 1/7 kỷ phần thừa kế của
cụ Hưng là thuyết phục.
- Vì căn cứ Nghị quyết 1037/2006/NQ- UBTVQH11 ngày 27-7-2006 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội xác định thời hiệu khởi kiện thừa kế đối với di sản của cụ Hưng vẫn còn và sau khi
ông Hưng chết không để lại di chúc nên phần di sản của cụ Hưng được chia theo pháp luật là
chính xác. Di sản của ông Hưng được xác định là ½ trong khối tài sản chung của vợ chồng,
và phần còn lại là của bà Ngự.
- Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, nhưng người chết sau còn được
hưởng phần di sản của người chết trước. Do đó, bà Ngự sẽ được hưởng ½ tài sản chung cộng
với 1 ký phần thừa kế của cụ Trải.Suy ra rằng phần di sản của cụ Hưng được chia làm 7 ký
bao gồm vợ và 6 người con của ông theo hàng thừa kế thứ nhất.
=> Vì vậy việc cụ Trải được xác định hưởng 1/7 ký phần thừa kế của cụ Hưng là hợp lý và
thuyết phục.

Câu 2: Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định phần tài sản ông Trải được hưởng
của cụ Hưng là tài sản chung của vợ chồng ông Trải, bà Tư có thuyết phục không? Vì
sao?
- Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định phần tài sản ông Trải được hưởng của cụ
Hưng là tài sản chung của vợ, chồng ông Trải, bà Tư là thuyết phục.
- Vì ở vụ việc này, chúng ta áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình năm 1959 vì ông Trải,
bà Tư kết hôn trước Luật kết hôn năm 1986 và ông Trải hưởng di sản của cụ Hưng năm 1978.
Do đó, phần của ông Trải được nhận từ cụ Hưng là tài sản chung của ông Trải và bà Tư.
- Nhưng xét ở hiện tại thì không thuyết phục:
+ Khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về tài sản riêng của vợ, chồng:
“Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được
thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;” .
+ Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về tài sản chung của vợ, chồng:
“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt
động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp
khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật
này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà
vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.”.
=> Tòa án không có căn cứ để cho rằng phần tài sản ông Trải được thừa kế từ bố mẹ đẻ là tài
sản chung của vợ chồng ông Trải. Bởi lẽ, tài sản thừa kế riêng là tài sản riêng còn tài sản thừa
kế được để lại cho 2 vợ chồng mới là tài sản chung của vợ chồng. Ở đây, Tòa án cũng không
nêu lên được bất kỳ thỏa thuận nào giữa vợ chồng ông Trải cho thấy giữa hai người đã thống
nhất phần di sản hưởng của cụ Hưng là của chung hai vợ chồng.

Câu 3: Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án theo hướng chị Phượng được hưởng công sức
quản lý di sản có thuyết phục không? Vì sao?
- Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án theo hướng chị Phượng được hưởng công sức quản lý
di sản là thuyết phục.
- Từ thời điểm mở thừa kế đến khi di sản được chia, di sản có thể bị biến động và một trong
những biến động trên có thể là do di sản được sữa chữa. Trong trường hợp này “Tuy chị
Phượng không phải thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Hưng, cụ Ngự, nhưng là
cháu nội của hai cụ và có nhiều công sức quản lý, đã chi tiền sửa chữa nhà nhiều lần như
làm cửa nhôm, xây tường phần gác lửng, lát gạch men sân thượng, xây tường phía sau nhà.”.
- Khó có thể tách rời phần sửa chữa ra khỏi di sản nên buộc phải coi đây là một bộ phận của
di sản. Về cơ sở pháp lý có thể căn cứ theo khoảng 1 Điều 225 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở
hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành; Chủ sở hữu tài sản mới phải thanh
toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, nếu không có thoả thuận khác.”
- Phần sửa chữa, phần gắn thêm vào di sản có thể coi là tài sản phụ so với di sản nên sẽ theo
di sản. Đúng yêu cầu cầu đương sự, cũng như có thể bảo vệ được quyền lợi đương sự.

You might also like