In Design

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 27

ADOBE

INDESIGN CS5
ID MỤC LỤC
Chương 1: Làm quen với Indesign
Chương 2: Các công cụ trên thanh (Tool Box)
Chương 3: Làm việc với Layout
Chương 4: Làm việc với văn bản
Chương 5: Làm việc với màu sắc
Chương 6: Làm việc với hình ảnh
Chương 7: Cách lưu và xuất file

INDESIGN CS5 2
ID CHƯƠNG 1: LÀM QUEN VỚI INDESIGN CS5
1.1. Giới thiệu
Indesign là một trong những chương trình dàn trang mạnh nhất hiện nay. Dể sử dụng, độ chính xác cao, thích hớp với các
ứng dụng đồ họa chuyên nghiệp.
Tính năng của Indesign: vẽ, xử lý chữ và đồ họa, độ trong suốt, và khả năng in và kết xuất PDF đáng tin cậy, khả năng tương
thích và kết hợp tốt với các phần mềm đồ họa chuyên nghiệp khác. Với nhiều tình năng hấp dẫn sẽ giúp người thiết kế xử lý
ấn phẩm một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Mục tiêu của khóa học
Đào tạo kỹ năng sử dụng phần mềm và cung cấp kinh ngiệm thực tiển trong việc thiết kế - dàn trang diền tử các sản phẩm
có khôi văn bản lớn như: sách, báo, tạp chí, brochure..
Đối tượng đào tạo
Học viên của các lớp thiết kế đồ họa , các nhân viên của các tòa báo hay làm làm việc trong các công ty thiết kế quảng cáo.
Yêu cầu kiến thức
Biết về Illustrator (hoặc Corel draw), Photoshop

INDESIGN CS5 3
ID CHƯƠNG 1: LÀM QUEN VỚI INDESIGN CS5
1.2. Giao diện làm việc của Indesign

01
02

03

04
05

01: Thanh menu 02: Thanh tuỳ biến công cụ 03: Hộp công cụ 04: Các Palette 05: Cửa sổ làm việc

Vùng làm việc mặc định của Indesign bao gồm thanh menu nằm trên đỉnh, dưới nó là thanh tuỳ biến công cụ, một hộp công
cụ nằm bên tay trái, những Palette nằm bên tay phải và cửa sổ hình ảnh nằm ở giữa.

INDESIGN CS5 4
ID CHƯƠNG 1: LÀM QUEN VỚI INDESIGN CS5
1.3. Thay đổi nhanh tỷ lệ hiển thị màn hình
Ở màn hình bình thường, trang in chỉ xuất hiện như một bố cục và khó có th ể đọc được những gì ở trên nó. Muố nxem chi
tiết, đặt con trỏ vào vùng muố n xem và dùng phím tắt:
Ctrl+1 : phóng l ớ n bằ ng kích th ước th ậ t.
Ctrl+0 : thu v ề màn hình Windows.
Ctrl +: phóng lớn gấp đôi.
Ctrl -: thu nhỏ còn 1/2.
Nếu dùng con chuột có bi l ăn:
Giữ phím Ctrl trong khi lăn bi: di chuyển màn hình qua trái và phải.
Giữ phím Alt trong khi lăn bi: phóng lớn / thu nhỏ màn hình.

INDESIGN CS5 5
ID CHƯƠNG 1: LÀM QUEN VỚI INDESIGN CS5
1.4 Làm việc với các bảng Paltte

Các bảng giúp cho bạn giám sát và chỉnh sửa ảnh. Mặc định các bảng sẽ xuất hiện như như cácnhóm bảng chồng lên nhau. Tuỳ
theo công việc mà bạn có thể làm xuất hiện hoặc ẩn nó. Vào menu Window / chọn <tên bảng> cần hiển thị.
Thay đổi sự thể hiện của bảng
- Nhấn phím Tab để làm ẩn hoặc hiện tất cả các bảng có trên màn hình (trừ thanh toolbox)
- Drag vào các thẻ và drag sang vị trí các bảng khác hoặc drag ra ngoài để tạo một bảng riêng biệt.
- Gắn bảng vào thanh tuỳ chọn của Photoshop, drag Tab của từng bảng thả vảo vùng trống màu xám đậm bên phải thanh
tuỳ chọn.
- Click nút tam giác nhỏ bên phải của bảng để mở một menu con.
- Click vào nút trừ góc trên phải của bảng để thu nhỏ bảng Minimize hoặc click vào dấu vuông để mở rộng bảng Maximize.

INDESIGN CS5 6
ID CHƯƠNG 1: LÀM QUEN VỚI INDESIGN CS5
1.5 Các thao tác cơ bản (Phím tắt)
1. Indesign có hai thiết lập mặc định ( defaul settings) khác nhau: Thiết lập mặc định cho cả ứng dụng và thiết lập mặc định
cho riêng tài liệu thiết kế. Khác biệt thế nào? Tạo ra các thiết lập khi không có bất kì một file nào mở như vậy ta đã có thiết lập
mặc định cho tất cả các ứng dụng.
Để tùy biến các thông số thiết lập, vào edit>preferencies>Genaral.. hoặc dùng phím tắt Ctrl+K
2. Để di chuyển nhanh đến bất kỳ một trang nào trong tài liệu hoặc di chuyển vào các trang master trong Master Page, chỉ
cần dùng phím tắt
Ctrl+J, gõ số trang cần tới và nhấn enter. Muốn đến một trang chủ bất kỳ, cũng dùng lệnh Ctrl+J và gõ thứ tự các master cần
đến như A, B, C...
3. Khá tiện lợi, mỗi phần của một cuốn có thể tạo là một file mới. Ví dụ, số thứ tự trang đầu tiên của file là 75. Để di chuyển
đến trang đầu (75), sử dụng Ctrl+J, gõ +1 và enter
4. Khi ta Zoom vào một vị trí rất nhỏ trên một vùng của trang, Ctrl+Z không giúp ta trở lại vị trí zoom ban đầu nhưng
Ctrl+Alt+2 có thể làm được việc đó.
5. Sử dụng các phím tổ hợp như shift, alt, ctrl kết hợp với các phím bên vị trí phím số (nằm ngoài bên tay phải của bàn phím,
calculator keypad) để tạo phím tắt cho style sheets
6. Thỉnh thoảng bạn hơi lúng túng khi phải bôi đen thông số trong khung giá trị của một Palette, chỉ cần click vào biểu tượng
của nó ở ngay bên cạnh (có minh họa)
7. Dùng tổ hợp Ctr+Alt+N sẽ tạo ngay một file mới có chung các thiết lập giống như file hiện thời bạn đã tạo ra.
8. Nháy đúp vào công cụ Hand để có thể xem được file thiết kế ở kích thước lớn nhất có thể so với màn hình của bạn.
9.Giống như Illustrator và Photoshop, Ctrl -+ sẽ phóng to (zoom in) và Ctrl—sẽ thu nhỏ lại (zoom out)
10. Muốn xem file ở tỷ lệ 100%? Nháy đúp vào công cụ Zoom.
11. Muốn tùy hứng zoom? Dùng tổ hợp Ctrl+Alt+5 và gõ cấp độ % cần zoom (giống Ctrl+V bên QuarkXPress)
12. “Vũ điệu của những ngón tay”, tất nhiên cũng có thể dùng bên Indesign (sẽ có bài riêng về Fingers Dancing)

INDESIGN CS5 7
ID CHƯƠNG 1: LÀM QUEN VỚI INDESIGN CS5
13. Có 2 kiểu cho Toolbox khi bám dính: Click vào tab nhỏ trên cùng của nó để sắp xếp nó thành 1 hàng đọc đơn hoặc 1
hàng đọc đôi
Có 3 kiểu cho Toolbox khi bị thả nổi (không bám dính vào gờ bên trái của cửa sổ thiết kế) khi click vào tab nhỏ phía trên cùng
của nó: 1 hàng dọc đơn, 1 hàng dọc đôi và 1 hàng đơn ngang
14. Khi công cụ Type không được chọn, phím Tab sẽ có chức năng ẩn hết các palettes và Toolbox. Ẩn Palettes mà giữ
nguyên Toolboz, nhấn Shift+Tab
15. Để xem trước file thiết kế khi ra thành phẩm, click vào biểu tượng dưới cùng bên phải của Toolbox nhưng tốt nhất là
dùng phím tắt “W” (khi công cụ Type không được chọn)
16. Các lệnh lưu (save commands):
Ctrl+S: Lưu file đang thiết kế
Ctrl+Alt+S: Lưu dưới dạng một bản copy, không ghi đè lên file đang mở.
Ctr+Shift+S: Lưu theo một định dạng file hoặc một tên khác (bảo toàn file đang mở)
Ctrl+ Shift+Alt+S: Lưu toàn bộ tất cả các file hiện thời đang mở.
(Quy ước CSA là viết tắt của tổ hợp Ctrl+Shift+Alt)
17.Nếu một font chữ không có kiểu nghiêng (italic) hãy thử giải pháp xô nghiêng chữ (Skrew-faulse italic) với thông số 12
độ . Chỉ là một giải pháp, tất nhiên không mấy dễ chịu
18.Có 6 công cụ quan trọng nhất trong Toolbox tôi hay dùng: Selection tool (V); Direct Selection Tool (A); Preview (W);
Type Tool (T); Pen Tool (P), Line Tool (\ backslash). Chú ý là những phím này không hoạt động nếu như Type tool đang
được dùng.
19. Không hài lòng với những phím tắt mặc định hoặc muốn sáng tạo thêm? Tại sao không chế cho riêng mình? (sẽ có bài
cụ thể)
20. Cần một bản copy tất cả phím tắt của bạn khi đã thiết lập? Hãy in một bản ngay trong chính Indesign. Vào “Edit>
Keyboard shortcuts” Click “Show Set “ và một list tất cả phím tắt bạn thiết lập sẽ được mở, chỉ việc in ra một bản.

INDESIGN CS5 8
ID CHƯƠNG 1: LÀM QUEN VỚI INDESIGN CS5
21. Với một khung text, trong khi bạn đang sử dụng công Selection (V), click đúp vào khung text đó để kích hoạt công cụ
Text (T)
22.Độ tăng giảm của cỡ chữ có thể thay đổi bằng tổ hợp phím tắt “Ctrl+Shift+<” và “Ctrl+Shift+>” (nhưng chắc chắn
là bạn đang bôi đen phần văn bản cần tăng giảm co chữ). Tỷ kệ tăng giảm cho mỗi lần sử dụng có thể thay đổi trong bảng
Preferences (Ctrl+K)
23. Lệnh “The Indent Here” ( Lui dòng theo vị trí đã định) dùng phím tắt Ctrl+\, giống bên QuarkXPress
24. Một vài Phím tắt quan trọng cần nhớ: F5 (Swatches), F6 (Color), F7 (layer), F8 (info), F10 (Stroke), F11 (Paragraph
Styles), Shift+F11 (Character Style)
25. Ctrl+T để mở Palette Character (khá quan trọng)
26. Ctrl+Alt+T: mở Palette Paragraph
27. Ctrl+Shift+T: mở thước Tab (Tab Ruler)
28. Ctrl+A : chọn tất cả và Ctrl:Shift:A: thôi lựa chọn tất cả
29. Thiết lập Hyphenation có thể tìm thấy như một phần mở rộng của Palette Paragraph
30. Mở Palette Text Wrap (bo chữ): Ctrl+Alt+W (dừng nhầm với Ctrl+Shift+W là tắt file thiết kế)
31. Mở Palette Rule dùng phím tắt Ctrl+Alt+J
32. Ẩn hiện Palette Cotrol dùng phím tắt Ctrl+Alt+6
33. Place: (ảnh hoặc text) Ctrl+D
34. Paste in Place (C-S-A+V) : Dán vật thể đã copy tại chính vị trí đó
35. Mở cửa sổ thiết lập khung text (Text frame options) Ctrl+B
36. Xuất file sang một định dạng khác: Ctrl+E
37. Để bôi đen toàn bộ văn bản từ điểm đầu cho tới cuối (bao gồm cả phần text bị khuất), click vào vị trí phía trước của từ
đầu tiên trong văn bản với công cụ Tool, nhấn tổ hợp “Ctrl+Shift+End”

INDESIGN CS5 9
ID CHƯƠNG 1: LÀM QUEN VỚI INDESIGN CS5
38. Không nhất thiết phải tạo khung chứa ảnh trước khi place một hình đồ họa vào. Bạn vẫn có thể vẽ nó sau khi đã dùng
lệnh Place hoặc click luôn chuột trái để tạo ra một khung chứa ảnh có chung kích cỡ với file ảnh bạn place vào.
39. Hình ảnh trong InDesign có thể được chỉnh sửa bằng công cụ Selection (V) và tổ hợp “Alt+Nháy đúp chuột”. Hình ảnh
đó sẽ được mở trên ứng dụng mặc định của Windows. Sau khi chỉnh sửa ảnh, lưu lại file và thoát khỏi ứng dụng chỉnh sửa,
khung ảnh place trong InDesign sẽ tự động cập nhật.
40. Nhấn “Alt+Click” vào biểu tượng Superscript, Subscript hay Small Caps trên Palete Control (Ctr+6) để mở bảng thiết
lập Text. “Ctrl+K” có thể kích hoạt bảng Preferences này.
41. Để co dãn khoảng cách giữa các chữ (fine Increments): Alt+Phím trái (left arrow) và Alt+Phím phải (right arrow). Có
thể dùng tổ hợp Ctrl+Alt+Phím trái/phải cho khoảng cách co, dãn nhiều hơn.
42. Sử dụng phím Alt thay cho Spacebar để di chuyển vùng thiết kế khi đang sử dụng công cụ Type (T)
43. Điều chỉnh khoảng cách dòng, sử dụng tổ hợp Alt+Phím lên/xuống (up/down arrow)
44. Tất cả text trong khung có thể thay đổi kích cỡ bằng lệnh Ctrl và dùng chuột kéo ở 4 điểm đầu. Giữ cả phím Shift để bảo
toàn tỷ lệ khung text trong quá trình co kéo.
45. Với một vài công cụ khi được chọn như Hand, Zoom,…, có thể hoán đổi tạm thời thành công cụ Selection (V) bằng
cách giữ Shift
46. Để thay một font dùng trong file thiết kế, sử dụng lệnh “Find Fonts” (Type>Find Font). Không có phím tắt cho chức
năng này, tuy nhiên bạn có thể tạo nó trong InDesign.
47. Phím tắt cho việc lựa chọn text:
Chọn 1 chữ: Nháy đúp vào chữ đó
Chọn một hay nhiều ký tự sang trái/phải tại vị trí của trỏ chuột, nhấn Shift+Phím trái/phải
Chọn cả một dòng: nháy trỏ chuột 3 lần liên tiếp.
Chọn toàn bộ đoạn văn bản: nháy trỏ chuột 4 lần liên tiếp
Chọn cả dòng văn bản tại vị trí trỏ chuột nhấn tổ hợp “Ctrl+Shift+\”

INDESIGN CS5 10
ID CHƯƠNG 1: LÀM QUEN VỚI INDESIGN CS5
48. Kiểm tra chính tả (không hỗ trợ tiếng Việt) Ctrl+I
49. Bật tắt chế độ xem ký tự ẩn Ctrl+Alt+I
50. Các phím tắt định dạng văn bản:
Căn theo lề trái Ctrl+Shift+L
Căn theo lề phải Ctrl+Shift+R
Căn giữa Ctrl+Shift+C
Căn đều hai bên Ctrl+Shift+J

INDESIGN CS5 11
ID CHƯƠNG 2: HỘP CÔNG CỤ TOOLBOX
2.1. Các công cụ chọn (Toolbox)
Trong hộp công cụ (Toolbox) chứa các công cụ chọn lựa, vẽ và chỉnh sửa. Với các công cụ này bạn sẽ biết
đươc các tính năng chuyên biệt của chúng.
Để chọn một công cụ, bạn chỉ cần click trỏ mouse vào công cụ đó ở hộp Toolbox hoặc có thể nhấn phím
tắt từ bàn phím. Công cụ được chọn sẽ có tác dụng cho đến khi bạn chọn một công cụ khác.
Một vài công cụ có hình tam giác nhỏ ở góc dưới phải để cho bạn biết còn có các công cụ ẩn phía dưới
Các cách chọn các công cụ ẩn
- Nhấn giữ mouse trên công cụ có chứa công cụ ẩn (hoặc nhấp chuột phải lên nút có công cụ ẩn), sau đó di
chuyển mouse chọn công cụ mong muốn trong menu sổ ra từ nút tam giác.
- Nhấn giữ Shift + phím tắt của công cụ, lập lại nhiều lần cho đến khi xuất hiện công cụ mà bạn muốn chọn
- Nhấn giữ Alt và click vào công cụ. Mỗi lần click các công cụ bị ẩn sẽ kế tiếp xuất hiện.
Các công cụ trong thanh Toolbox:
Công cụ chọn (Selection tool - ). Phím tắt: V.
Công cụ chọn Direct (Direct selection tool - mũi tên trắng ). Phím tắt A.
Công cụ di chuyển cả vùng trang làm việc (Page Tool - ) Phím tắt là Shift + P
Công cụ xem khoảng cách (Gap Tool ). Phím tắt U
Công cụ văn bản (Typo Tool ). Phím tắt (T) cho phép nhập văn bản bằng cách trực tiếp (gõ thẳng
vào trang thiết kế ) hoặc copy từ các trình xử lý văn bản (Word), xử lý / sửa chữa các văn bản.
Công cụ ẩn (Shift +T) cho phép gõ văn bản theo đường chúng ta tạo ra
Công cụ vẽ nét (Line Tool - ) Phím tắt (\) cho phép vẽ các đường nét thẳng
Nhóm công cụ Pen tool (phím tắt P): tạo các đường vẽ có hình dáng bất kỳ có thể đóng kín. Dùng kết
hợp với các phím Control (hiệu chỉnh vị trí các nút), Alt (chỉnh góc nhọn / mịn), thêm bớt nút, vv...
INDESIGN CS5 12
ID CHƯƠNG 2: HỘP CÔNG CỤ TOOLBOX
- Công cụ bút chì (Pencil Tool - Phím tắt N ): tạo các đường vẽ có hình dáng bất kỳ và không đóng
kín.
Công cụ ẩn:
- Công cụ làm mịn đường vẽ (Smooth tool ): “vuốt” công cụ dọc theo đoạn cần làm mịn.
- Công cụ xoá(Erase Tood ): xoá bớt đường vẽ vừa tạo ra.
- Công cụ tạo khung ảnh chữ nhật (Rectangle Frame Tool ): tạo khung chứa hình ảnh hình chữ nh
t. Rê trực tiếp công cụ để vẽ , hoặc bấm công cụ lên trang thiết kế và khai báo Width (chiều ngang của
khung), Height (chiều cao của khung).
Công cụ ẩn:
- Công cụ tạo khung ảnh hình Ellip. Giữ phím Shift nếu tạo khung có hình tròn. Tương tự, có thể bấm
công cụ lên trang thiết kế rồi khai báo trị số Width và Height.
- Công cụ tạo khung ảnh hình đa giác: bấm công cụ lên trang thiết kế > khai báo số cạnh và kích thước
đa giác..
Nhóm công cụ vẽ hình học: Vẽ hình chữ nhật Retangle Tool (M) , Vẽ hình elip Ellipse Tool (L)
, Vẽ hình đa giác Polygon Tool . Các công cụ này cho phép vẽ những hình cơ bản, tô màu hay có
thể nhập ảnh được vào khung hình này.
Công cụ cây kéo Scissors (C) : bấm công cụ lên 1 đường vẽ để cắt thành 2 đoạn rời.
Công cụ Free tranrfom Tool (E): Dùng để thay đổi kích thước đối tượng
Công cụ quay đối tượng Rotate Tool (R) : bấm trực tiếp công cụ lên đối tượng rồi rê đi để quay,
hoặc chọn đối tượng rồi bấm đôi lên công cụ quay và khai báo góc quay (Angle) > OK.
Lưu ý: trị số âm, đối tượng quay theo chiều kim đồng hồ.
Công cụ Scale Tool (S): dùng để thay đổi kích thước đối tượng qua tâm
Công cụ Shear Tool (O): dùng để xô nghiêng đối tượng

INDESIGN CS5 13
ID CHƯƠNG 2: HỘP CÔNG CỤ TOOLBOX
Công cụ Gradian Swatch Tool (G) đổ màu chuyển
Công cụ Gradian Feather Tool (Shift + G) Dùng để đổ màu chuyển hòa trộn trong cho đối tượng vẽ
Công cụ Note Tool - Ghi chú: thực hiệ n các khung ghi chú trên trang nhưng không in ra được
Công cụ ống hút Eyedroper Tool (I): cho phép bấm lên bất cứ đối tượng nào trên màn hình có màu, để sao
chép mẫu màu viền hoặc nền. Nếu đang làm việc với 1 khung văn bản, công cụ này còn cho phép sao chép
kiểu chữ (font) và các thuộc tính khác (cỡ chữ, cách viết, canh lề ...)
Công cụ bàn tay Hand Tool (H): cho phép dịch chuyển vùng làm việc trên màn hình.
Công cụ kính lúp Zoom Tool (Z): phóng lớn màn hình quan sát bằ ng cách bấm công cụ lên vùng thiết kế
(zoom in). Giữ Alt và bấm công cụ này sẽ làm cho vùng làm việc thu nh ỏ lại (zoom out).
Công cụ chọn màu nền và màu viền Fill - Stroke (X): bấm đôi vào công cụ để chọn màu. Mẫu màu chọn
sẽ được dùng để tô nền hoặc tô viền cho đối tượng.

2.2 Các công cụ chọn (Toolbox)

Tất cả các công cụ đều có các tuỳ chọn riêng của nó, và các tuỳ chọn này được thể hiện trên thanh tuỳ chọn của công cụ
Thanh tuỳ chọn luôn thay đổi theo để phù hợp với từng công cụ đang được chọn, một vài thanh tuỳ chọn và bảng có các tuỳ
chọn cho phép bạn nhập vào các giá trị số bằng cách sử dụng thanh trượt, phần định góc, các nút mũi tên hộp nhập.

INDESIGN CS5 14
ID CHƯƠNG 3: LÀM VIỆC VỚI LAYOUT
3.1. Tạo tài liệu
Tạo tài liệu mới (Ctrl + N)
Chọn File/New/Document
Cửa sổ New Document kết hợp cacs hộp thoại
Document Setup và Margins and Columns, Giúp các bạn
thiết lập cỡ trang, lề và cột tại một chỗ
Các tùy chọn
Facing Pages: Tùy chọn này để làm các trang trái và
phải đối mặt nhau trong dải hai trang (hay còn gọi là
trang đôi). Bỏ tùy chọn này thì sẽ có trang đơn hay mỗi
trang đứng 1 mình không có trang trái hay phải.
Marter Text Frame: Tùy chọn này tạo khung văn bản
theo khích thước vùng biên trong các đừng chỉ lề phù
hợp các thiết bị cột ban đã xác định khung văn bản chủ
được thêm vào A-Master

Page size: Tùy chọn khổ giấy cho sẵn hoặc chọn kích thước riêng theo chiều ngang(Width) và chiều cao(Height) mà bạn tự
đặt. Orentation giúp bạn có thể xoay ngang hoặc đứng khổ mà không phải thay đổi lại kích thước.
Collumns: Tùy chọn cho ta xác lập số lượng cột ở trong trang làm việc (Number). Gutter là khoảng cách giữa các cột
Margins: Để bạn tạo lập khung của vùng làm việc, vùng làm việc trong file sẽ là những đường kẻ màu tím.
Blend - Slug (click vào More Options): Để các vùng mở rộng bằng nhau taatsc cả các cạnh trên dưới. Hay trong thực tế người
ta gọi nôm na là vùng bù xén

INDESIGN CS5 15
ID CHƯƠNG 3: LÀM VIỆC VỚI LAYOUT
3.2. Thay đổi các thiếp lập tài liệu

Khi làm việc bạn cảm thấy với kích thước hiện tại không phù
hợp với thiết kế của bạn. Để giảm bớt công sức thiết lập và làm lại
một file mới bạn có thể thay đổi chính trong trang bạn đang làm
bằng cách:
Thay đổi các thiết lập tài liệu
Chọn File / Document Setup (Alt + Ctrl + P)
Các bạn chó thể thay đổi thông tin trang vào các ô tùy chọn rồi
click OK để hoàn thành

Thay đổi thiết lập về cột và lề của trang


Chọn Layout / Margins and Columns
Xác định lại thông tin tùy chọn rồi click OK để hoàn thành

INDESIGN CS5 16
ID CHƯƠNG 3: LÀM VIỆC VỚI LAYOUT
3.3. Làm việc với Pages
Khi bạn chọn tùy chọn Facing Pages trong hộp thoại File/Document Setup, các dải trang được sắp xếp trong các dải (Spread)
nhìn thấy như ở dạng quyển sách mở ra, hay gọi là trang đôi. Nó được sử dụng để dàn trang sách hay tạp chí nhưng ấn phẩm
được in ở cả hai mặt.

Chọn Palette Options trong manu Pages


- Insert Pages: Thêm trang
02
- Move Pages: Di chuyển trang
- New Master: thêm trang Master
.....
01

03 04 05
Tùy chọn tren bảng Pages
(Window/Pages)
01 - Trang làm việc
02 - Trang Master
03 - Thay đổi kích thước trang
04 - Tạo trang mới
05 - Xóa trang

INDESIGN CS5 17
ID CHƯƠNG 3: LÀM VIỆC VỚI LAYOUT
3.4. Làm việc với trang Master

Trong quá trình dàn trang 1 ấn phẩm thì chúng ta không thể luôn phải
làm lặp đi lặp lại một bước xếp số trang cho từng trang làm việc và những
nội dung các trang giống nhau. Nên vì thế chúng ta làm những yếu tố cơ
bản đó trên trang Master.
Ví dụ trên giáo án này những chi tiết đồ họa làm cho giáo trình trở nên
hấp dẫn hơn. Và được tách nội dung theo từng chương mà khi làm việc
chúng ta không phải đánh lại hay copy - paste.
Khi chúng ta đã tạo được Master theo ý muốn chúng ta có thể Insert
Pages và chọn trang Master đó.
Khi thiết lập trên trang Master chúng ta trở lại trang làm việc thì các đối
tượng chúng ta thiết lập nó được khóa lại. Không ảnh hưởng tới việc trình
bày. Muốn gỡ bỏ khóa giữ (Ctrl + Shift ) rồi chọn đối tượng cần gỡ ra khỏi
Master tại trang đó.

INDESIGN CS5 18
ID CHƯƠNG 3: LÀM VIỆC VỚI LAYOUT
3.5. Đánh số trang

Đối với một ấn phẩm dàn trang thì không thể thiếu số
trang, nó là 1 phần không thể thiếu, nó giúp người đọc
theo dõi được nội dung trong đó 1 cách rõ ràng.
Muốn tạo số trang các bạn sử dụng công cụ đánh Typo
Tool (T). Sau đó đanh 1 ký tự bất kỳ và bôi đen ký tự đó
sau đó chuột phải sẽ hiện ra bảng Options
Chọn Insert Special Character/Markers/Current
Page Number (Alt+Shift+Ctrl+N). Khi đó nó đã được
mặc định là số trang. Dù cho bạn di chuyển bất cứ ở trang
nào nó đều hiển thị số thứ tự của trang đó
Lưu ý: Chúng ta nên sử dụng đánh số trang trên trang
Master để tránh khi trình bày bị ảnh hưởng.
Trong trương trình Indesign thì mặc định số trang bắt
đầu là trang số 1. Nếu khi làm việc 1 file bị tách ra làm đôi
do có 2 người cùng làm để kịp tiến độ công việc, nên có
thể người thứ 2 bắt đầu từ số trang không phải trang 1 thì
chúng ta chuyển số trang bắt đầu bằng cách nào?
Chọn Layout/Numbering and Selection... sau đó
chúng ta thay đổi Start Pages Selection bằng số trang
chúng ta bắt đầu làm.

INDESIGN CS5 19
ID CHƯƠNG 4: LÀM VIỆC VỚI MÀU SẮC

4.1 Window/colour/colour (F6)


InDesing có thiết lập màu sắc như trong Illustrator. Bạn có thể chọn màu bằng
cách dịch chuyển các thanh trượt, trong cả hai chế độ RGB hay CMYK (để in).

4.2 Window/colour/Swatcher (F5)


InDesing có thiết lập màu sắc như trong Illustrator. Bạn có thể chọn màu bằng
cách dịch chuyển các thanh trượt, trong cả hai chế độ RGB hay CMYK (để in).
4.3 Sử dùng màu ĐEN đúng
Có một số hiểu lầm khi dùng màu đen, nhiều người thích dùng “siêu đen” khi
chọn CMYK 40, 40, 40, 100, và áp dụng cho áp phích khổ lớn, background… Tất
nhiên việc chọn thông số này sẽ giúp bạn tránh những khu vực màu xám (điều sẽ
xảy ra nếu chỉ chọn 0, 0, 0, 100).
Tuy nhiên đừng chọn “siêu đen” cho text, bạn chỉ nên cho văn bản màu 0, 0, 0,
100K. Trong in ấn điều này sẽ giúp những yếu tố nhỏ, ví dụ như text bị “lé” màu.

INDESIGN CS5 20
ID CHƯƠNG 5: LÀM VIỆC VỚI VĂN BẢN
5.1 Công cụ đánh văn bẳn và các tính năng của nó
Tất cả văn bản trong ID đều nằm trong khung chưa gọi là khung văn bản (Text frame) nó tương tự như Text Box trong
QuarkPress. Chỉ chỉnh sửa văn bản khi chọn công cụ Type Tool (T), còn khi chúng ta sử dụng công cụ Move Tool hay Direct
Selection Tool chỉ thay đổi hình dáng hoặc tô màu cho cả khung văn bản.
Nhập văn bản, các bạn có thể sử dụng Place đặt 1 tập tin văn bản, hoặc có thể copy rồi Paste trực tiếp vào khung văn bản
Khi chọn công cụ đánh chữ thì xuất hiện trên thanh tùy biến một bảng có các tính năng tương tự như bên Illustrator

5.1.1 Window / Type & Table / Character


Nó cũng thể hiện tính năng như bên trên thành tùy biến của trương chình có các tính năng như:
Cỡ chữ - dãn chữ, dãn dòng ... giống như bản trong Illustrator mà các bạn đã từng làm quen

5.1.2 Window / Type & Table / Character style


Nó cũng thể hiện tính năng như bên trên thành tùy biến của trương chình có các tính năng như:
Cỡ chữ - dãn chữ, dãn dòng ... giống như bản trong Illustrator mà các bạn đã từng làm quen

INDESIGN CS5 21
ID CHƯƠNG 5: LÀM VIỆC VỚI VĂN BẢN
5.1.3 Paragraph và Character Styles
Việc có thể tùy chỉnh paragraph và character
sytyle là một ứng dụng tuyệt vời. Cửa sổ này
thường ẩn, bạn có thể cho nó hiện lên bằng cách
Window/typo&Table/...
Bạn có thể chọn Style cho riêng mình they ý
muốn bằng cách sử dụng các lựa chọn, và áp dụng
với text chỉ bằng 1 lần nhấp chuột.
Điều này rất quan trọng cho phần dàn 1 trang
sách, nó thiết lập các mặc định của chữ khi nhập
vào, có thể tạo được nhiều kiểu mặc định để thuận
tiện cho công việc dàn trang.
Ví dụ: Đặt mặc định cho phần chữ bài viết, và
những font và cỡ chữ của các tít bài trong một
quyển tạp chí hay một quyển sách.

INDESIGN CS5 22
ID CHƯƠNG 5: LÀM VIỆC VỚI VĂN BẢN
5.1.4 Ký tự đặc biệt
Ký tự đặc biệt trong InDesign bao gồm ngày tháng, số trang, hay “page 1 of (x)”, bạn
có thể chèn bằng tay (hoặc sửa đổi bất cứ khi nào cần).
Chọn Type/Insert Special Character/...
Trong những tài liệu nhỏ thì việc thay đổi khá dễ dàng, nhưng nếu làm việc với một
tập tin từ 100-200 trang, thay đổi số trang sẽ là một rắc rối lớn.
Để chèn ký tự đặc biệt, bạn vào menu Edit. Hoặc nhấp chuột phải vào vùng cần edit
và chọn bảng để chèn nhiều biểu tượng.

Glyphs
Type/Glyphs(Alt+shift+F11)
Với Glyphs bạn có thể khám phá những ký tự có trong một font chữ, nó
khá tiện dụng khi bạn cần kiếm một biểu tượng, hoặc một chữ có dấu đặc
biệt.

INDESIGN CS5 23
ID CHƯƠNG 6: LÀM VIỆC VỚI HÌNH ẢNH

6.1 Nhập đối tượng hình ảnh


Vào File/place để mở cửa sổ nhập hình ảnh vào Indesign bằng cách click chuột vào phần nền trống trên trang làm việc hoặc
vẽ 1 hình bằng công cụ hình học và Place trực tiếp vào nó. Chúng ra sẽ có được hình ảnh được hiển thị trong 1 khung hình học
có thể co kéo kích thước.
Giữ Ctrl + Shift chọn kéo từ góc các bạn sẽ kéo đều hình ảnh và chúng đồng dạng to hoặc nhỏ do ta kéo ra hay vào
Giữ Ctrl khéo biến dạng hình ảnh
Giữ Shift kéo đồng dạng khung hình học nhưng hình ảnh vẫn giữ nguyên kích thước
Hiệu chỉnh tách riêng hình ảnh các bạn chọn công cụ Direct selection tool (A)

Các hình ảnh trong Indesign đều hiển thị dưới dạng Link
Khi muốn thay đổi hay chỉnh sửa link ta nhìn vào các công cụ 1 - 2 - 3 -4
1 - Thay thế hình ảnh đó bằng hình ảnh khác (Khi bên phía phải của link xuất hiện dấu (?)
màu đỏ có nghĩa là hình ảnh đó đã bị mất đường dẫn và bạn phải tìm đường dẫn cho nó hoặc
thay thế bằng hình ảnh mới)
2 - Đi đến trang chưa hình ảnh đó
3 - Update Link khi link bị thay đổi (Khi bạn chỉnh sửa hình ảnh trên phần mềm khác và save
1 2 3 4 đè vào thì bên phải của phần link xuất hiện dấu tam giác màu vàng có dấu (!) là link đã bị thay
đổi và bạn chấp nhận điều đó ấn vào update link)
4 - Sửa link (Khi bạn muốn chỉnh sửa hình ảnh click vào đây và mở bằng chương trình chỉnh
sửa Photoshop sau đó save bình thường thì hình ảnh sẽ thay đổi)
Lưu ý: Indesign là phần mềm dàn trang không chỉnh sửa được hình ảnh bởi thế các hình ảnh
sẽ hiển thị dưới dạng link. Giúp chúng ta làm việc với file có dung lượng nhẹ hơn dễ thao tác khi
số lượng trang lớn

INDESIGN CS5 24
ID CHƯƠNG 6: LÀM VIỆC VỚI HÌNH ẢNH

6.2 Định dạng ảnh


InDesign cho phép import nhiều định dạng ảnh (JPEG, PNG, EPS, PICT, PDF, PSD, TIFF). Nếu bạn chuẩn bị một tập tin để
in, chắc chắn các định dạng ảnh được chấp nhận.
Nếu bạn đang sử dụng một định dạng file cho phép thiết lập độ phản giải thấp, ví dụ như JPEG, cần kiểm tra xem độ phân
giải đã là 300 dpi (pixel per inch) và được lưu ở chế độ màu CMYK.
Đừng kéo hình ảnh lớn hơn kích thước thật của chúng (ví dụ 3x4cm đừng kéo nó lên 4×6 cm), nó có thể gây vỡ hình.
Để an toàn hơn, bạn tránh sử dụng JPG, dùng các định dạng để in như EPS và TIFF.

6.3 Import PSD file


Định dạng PSD xứng đáng đứng riêng. Việc import PSD vào InDesign cực kỳ hữu ích vì chúng sử dụng chung các nền tảng
đồ họa.
Các file PSD được nhập vào InDesign có thể giữ được độ Opacity, hoặc bạn có thể tắt, bật, chuyển các layer trong PSD fil

INDESIGN CS5 25
ID CHƯƠNG 7: LƯU VÀ XUẤT FILE

7.1 Lưu file


7.1.1- Lưu - Save (Ctrl + S)
Khi các bạn muốn lưu đè lên file mình đang làm việc khi đã hiệu chỉnh thay đổi nó. Các bạn vào file/save thì trương trình sẽ
tự động lưu đè lên file bạn đang mở làm việc.
7.1.2 - Lưu thành file mới - Save AS (Ctrl + Shift + S)
Khi bạn muốn lưu sang file mới giữ nguyên file gốc
7.1.3 Đóng gói - Package... (CSA + P)
Để tránh tình trạng mất link mất font chúng ta nên đóng gói file, bởi trên indesign hình ảnh hiển thị dưới dạng link và là phần
mềm dàn trang nên chúng ta rất ít khi phải convert fonts thành đối tượng Object vì còn chỉnh sửa nội dung nên font cũng có
thể bị mất khi bạn copy file sang máy khác không có fonts đó.
Indesign mở rộng tính năng cho người sử dụng bằng cách tự động đóng gói các yếu tố cần thiết này vào 1 folder để khi chúng
ta sử dụng chỉnh sửa trên máy khác vẫn có thể đầy đủ được dữ liệu khi làm việc trên máy tiết kế

INDESIGN CS5 26
ID CHƯƠNG 7: LƯU VÀ XUẤT FILE

7.2 Xuất file

File/Export (ctrl + E)
Khi các bạn muốn chuyển đinh dạng từ file indesign
sang một file khác các bạn ấn (Ctrl+E)
Sẽ có 1 cho ta 1 bảng các đuôi có thể chuyển sang...

INDESIGN CS5 27

You might also like